Chùa Linh Sơn

 Hôm trước, xem lại mấy tấm ảnh Đàlạt, có chùa Linh Sơn, nơi mình có nhiều kỷ niệm của thời con nít, nói theo ngôn ngữ thời A còng là Sữu Nhi. Nhớ nhất là dạo chùa đúc cái chuông mà khi về Đàlạt, mình có ghé lại để xem, để ở ngoài hiên, ngay bên phải chánh điện và Ăn cơm Chùa theo nghĩa đen.

Mình không nhớ rỏ năm nào, chỉ nhớ thằng Dư, hơn mình đâu 2, 3 tuổi, anh con Thuý, cạnh nhà, dẫn mình đi qua chùa vào buổi tối. Trong khi người lớn ê a cầu nguyện trong chùa, con nít ở trước sân chùa, được xem phim trắng đen của hai tên hề 1 béo 1 gầy Laurel & Hardy khiến con nít cười ồ, khá vui. Đó là lần đầu tiên mình xem phim lộ thiên ở Đàlạt.

Nếu mình không lầm hồi nhỏ có ông đẩy xe đạp đi trên đường Hai Bà Trưng, có màn trả ông ta tiền rồi đưa cái đầu vào chỗ ông ta trùm cái bọc lên đầu, xem phim khi ông ta quay vòng cuốn phim. Lớn lên sau Mậu Thân không thấy ông ta nữa. Mình chỉ thấy con nít lối xóm có tiền, thò đầu vào coi. Rồi chúng nói đủ trò khiến mình thèm nhỏ nước miếng.

Trước sân chùa, họ căng tấm vãi trắng, từ hai cây, không nhớ máy để ở đâu. con nít lao nhao đến khi trời tối hẳn mới được chiếu phim. Sau này, ra hải ngoại, xem lại mấy phim này nhưng không thấy vui bằng khi còn bé.

Hai tài tử Laurel và Hardy đã đem đến những nụ cười tuổi thơ của mình tại sân chùa Linh Sơn

Chùa Linh Sơn, được xây cất trên ngọn đồi ở gần cuối đường Hàm Nghi, khúc Võ Tánh và Phan đình Phùng. Đất do ông bà Võ Đình Dung tặng. Ông bà cũng tặng và cúng dường để xây chùa Linh Quang ở Cây Số 4 ở trên đường Hai BÀ Trưng. Nghe người lớn kể, ông Võ Đình Dung đi thầu, bị người ta ghét, trả bằng tiền giả. Sử dụng tiền giả là tội hình sự.

Hình này chụp từ nhà thờ Tin Lành, nhìn xuống đường Hàm Nghi, phía bên phải thấy ngọn đồi, sau này là nơi toạ lạc chùa linh Sơn, đất do ông bà Võ Đình Dung tặng. Thấy dãy nhà của cư xá chạy xuống đường Phan Đình Phùng, mình cố tìm ra căn nhà của Bích Thuỷ nhưng chịu, không nhớ rỏ căn nào. Dù khi xưa, chạy ngang đây, hay đưa cô nàng về. Chán Mớ Đời 

Tối đó, bà Dung nằm mộng thấy có ai mách, khó ngủ nên thức dậy, mở cái cặp đựng tiền mà ông Dung đem về tối qua, thấy bạc giả nên đem đốt. Mới 6 giờ sáng, mật thám của tây bao vây nhà, vào xét, không thấy bạc giả. Hú vía. Mình đọc tài liệu tây về thời này, được biết ông Võ Đình Dung có chân trong hội đồng thị xã, tranh đấu cho quyền lợi người Việt sinh sống tại đây nên bị Tây ghét. Điển hình là trong thiết kế của người Pháp, các lô đất của người Việt chỉ có 2 mét x 6 mét, sau ông ta đòi nên họ mới đổi thành 3 mét x 10 mét trong khi các khu nhà của người Pháp thì mỗi lô đất to rộng, xây được biệt thự như ở đường Hùng Vương, Trần Hưng đạo.

Ông ta thầu rẻ hơn thầu khoán tây nên lấy được nhiều công trình xây cất từ người Pháp như ga xe lửa Đà Lạt. Tương tự ông Xu Tiến, người thầu xây Nha Địa Dư. Mình nghĩ mấy ông xu như Xu Tiến, Võ Đình Dung, chống pháp ngay ở thành thị trong buôn bán, thương mại, khó hơn là vào rừng làm kháng chiến.

Sau vụ này, ông bà hiến đất để xây chùa Linh Sơn và trường học Bồ Đề, rồi ngưng làm ăn, lo tu hành. Khi họ cũng hiến tặng cho người Đà Lạt đất Mả Thánh để làm nghĩa địa, đến trường Việt Anh, cho người ta thuê làm vườn thì đi làm chi nữa cho cực đời. Có thể xem như gia đình ông bà Võ Đình Dung có công rất lớn đối với người Đà Lạt. Chỉ tiếc mình không có tài liệu về ông bà này để viết lên đây, để mọi người biết. Ai có tài liệu thì cho mình hay, liên lạc với con cháu họ.

Chính điện, mình và con gái đứng trú mưa ở đây, phía bên phải là nơi để cái chuông, mà khi xưa, mình có lên đây chơi khi họ đúc chuông. Mệ ngoại mình tặng một chỉ vàng khi họ đi quyên, bỏ vào lò luôn. Thấy hai con lân hai bên cầu thang. Mình nhớ là từ dưới đường lên cũng có nhưng nay mất tiêu.
Hình này chụp sau 75, trước kia thấy chữ Linh Sơn Tự, dọc mấy thang cấp đi lên, theo trí nhớ của mình có mấy con rồng mà mình hay leo lên chơi, bị người lớn chửi, kêu mi đòi cởi rồng à. Giao thừa, bố mẹ mình hay dẫn đi lễ chùa, sau đó về, phật tử xúm nhau bẻ cây, bẻ cành xem như hái lộc chùa. Sau đó thì mấy cây te tua, trụi lá, thiên hạ kéo gọi la hét in ỏi. Hình như bên tay trái cổng đi vào chùa, là vườn chè.

Mình đọc đâu đó là trường Việt Anh, khởi đầu do con trai của ông bà Võ Đình Dung xây cất, sau này, thầy Lê Phỉ mướn lại đến năm 1975. Ngoài ra, ông có một cô con gái đi du học bên pháp, lấy chồng cũng du học sinh. Sau 1954, đem con về Đàlạt, giao cho ông bà nuôi, rồi tập kết ra Bắc để xây dựng xã hội chủ nghĩa, theo tinh thần của trí thức ở âu châu thời đó. Sau 1975, về lại Đàlạt, và qua đời vì bệnh ung thư.

Hình này chụp sau 75, bên tay phải lối vào chánh điện, là nơi có cái chuông mà khi xưa, còn bé, mình có đến đây khi họ tổ chức đúc chuông đồng.
Chỗ này chụp nơi con đường nhỏ từ đường Hàm Nghi, chạy lên chùa. Chỗ này khi xưa, mình thấy xe GMC chở cảnh sát dã chiến đến đây, rồi họ nhảy xuống xe, chạy đi bắt sinh viên học sinh, do Việt Cộng chủ động, biểu tình, bắt loa, kêu gọi đem Nguyễn Cao Kỳ lên đoạn lầu đài.

Nhật Bản khi xưa, không cho các sinh viên trẻ đi du học. Lý do là trí óc non nớt sẽ bị ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài. Họ chỉ cho các người đã học xong tại Nhật Bản, đi làm có kinh nghiệm, rồi cho đi tu nghiệp. Các sinh viên Việt Nam rời Việt Nam còn trẻ, nhiều khi dưới 18 tuổi nên dễ bị ảnh hưởng của văn hoá âu châu. 

Hình này chú thích năm 1957, phía tay phải, sau dãy nhà cư xá công chức ở đường Hàm Nghi, thấy cổng chùa Linh Sơn và các thang cấp dãn lên chùa. Phía xa xa là ấp Mỹ Lộc và cuối cùng là Núi BÀ.


Điển hình ngày nay, người Việt ở Hoa Kỳ, chia nhau ra hai phe: theo đảng Dân Chủ và phe theo Cộng Hoà. Thậm chí người Việt tại Việt Nam, cũng có người theo ông Trump, có người chống ông Trump, dù chả có dính dáng đến Việt Nam. Báo chí cứ tung lên để bán quảng cáo.


Khi xưa, thời mình qua tây, 25% người Pháp là cử tri của đảng cộng sản Pháp nên các sinh viên hay người Việt tại đây, dễ bị ảnh hưởng của chính trị của nước họ đang đi học hay làm việc. Không hiểu rỏ tình hình ở miền nam, quay sang chống đối, dẫn đến sự sụp đỗ chính phủ miền nam nhanh chóng hơn. Ông Hoàng Đức Nhã, cựu học sinh Yersin Đà Lạt, có thời làm tổng trưởng Dân Vận, mà trong hồi ký của Kissinger có nhắc đến ông ta, là một người khó thương lượng, có tổ chức các chuyến viếng thăm Việt Nam trước 75 cho sinh viên và kiều bào nhưng hơi trễ.

Mình có người quen, đi du học bên tây thời còn học sinh đệ nhất cấp. Có về thăm gia đình năm 1973, theo đảng cộng sản Pháp, quốc tịch tây nhưng toà đại sứ Việt Nam Cộng Hoà vẫn cho về thăm. Theo lời ông ta là người đầu tiên phá cửa toà đại sứ Việt Nam Cộng Hoà ngày 30/4/75. Sau này được Hà Nội cho về thăm Đàlạt, được xem là phái đoàn Việt kiều đầu tiên ở pháp về thăm Việt Nam. Trở về tây, ông ta kể cho mình là nhà cậu, mà Việt Cộng mỗi ngày cứ đi vào, ngồi cả ngày. Đi đâu cũng phải xin phép, khác với thời Việt Nam Cộng Hoà cách đó 3 năm. Ông ta buồn cho tuổi trẻ của mình bị lợi dụng, sau này qua đời.

Nhớ sau 1963, có mấy cuộc chỉnh lý, sinh viên và học sinh Đàlạt, kéo vào chùa Linh Sơn, mở loa kêu gọi đem “ông nguyễn Cao Kỳ lên đoạn lầu đài”,… rồi lựu đạn cay, cảnh sát dã chiến đổ bộ từ xe GMC, vào bắt thiên hạ. Sinh viên, học sinh bỏ chạy như ong bị  hun khói.

Mình có gặp và nói chuyện với hai anh sinh viên của đại học Đà Lạt thời đó, sau này ra trường đi dạy tại các trường trung học ở Đàlạt. Họ kể hồi đó đâu biết gì, bạn bè rủ thì đi cho vui. Ở nhà, mình nhìn sang thấy vui lắm. Mình có anh bạn, cháu của ông thầy Từ Mãn, kêu ông này mà tu gì. Ông tu ở chùa Linh Sơn nhưng ăn mặn khi đến nhà anh bạn ở Đàlạt. Sau này mới hiểu Việt Cộng cài người vào các chùa để chống đối chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Chán Mớ Đời 

Có lần về Đàlạt, mình đi bộ với con gái lên chùa. Đi kiếm nhà thằng Khoa, và Phan thị Thu Thuỷ để chụp cho cô nàng không ra. Nay họ đập phá xây lại hay lên tầng. Mình tính chụp ảnh nhà xưa rồi gửi cho cô nàng nhưng tìm không ra, hỏi thiên hạ thì họ nhìn mình như bò đội nón. Cô nàng kể là chính cô nàng còn tìm không ra huống chi mình.

Đi viếng phía sau chùa thấy bé nhỏ không như xưa khi mình đi chùa với Mệ Ngoại. Có một nhóm gia đình phật tử từ Đắc Nông về chùa, cắm trại. Họ hát những bài ca sinh hoạt hướng đạo, khiến con gái mình hát theo. Nó nói ở đây người ta hát vui ghê sao ở mỹ, tụi con đi hướng đạo hát mấy bài này chán như con gián. Cho thấy chúng ta cho con theo văn hoá Việt Nam ở mỹ, là một vấn đề. Chúng hát nhạc sinh hoạt nhưng không hiểu lắm nên Chán Mớ Đời.

Trời bổng nhiên đổ mưa kinh hoàng, gia đình phật tử, đang sinh hoạt, bỏ chạy như đàn kiến. Hai cha con đứng núp mưa, mình nhìn xuống đường dốc Hàm Nghi, thấy nhà đối tượng một thời. Có ông thần nào đọc bài mình kể chuyện đời xưa, nói là mê cô nàng rồi cứ lên chùa, nhìn xuống nhà cô nàng. Không thấy mưa tạnh, đành gọi taxi đến đón, đưa về nhà. Trong những giây phút đợi Taxi, mình kể cho con gái lại thời gian còn con nít, đến đây xem phim, hay đi chùa với mệ ngoại. Nó nhìn mình như bò đội nón nhưng mình kể cho chính mình.

Trong khi trú mưa, mình nhớ khi xưa, cứ rằm là đi theo Mệ Ngoại lên chùa Linh Sơn, và chùa Linh Quang. Mình xách cái giỏ đựng hoa quả. Lên tới chùa, Mệ đưa cho mấy người ở chùa rữa trái cây rồi bỏ lên bàn Phật. Mình được họ kêu vào thọ trai. Ăn cơm chùa thấy ngon kể gì. Sau đó, mệ ngoại, ra ngồi vấn an thầy trù trì, rồi đưa cho ông cái phòng bì. Có lần, Mệ kêu mình phụ chị người làm, khiêng cái bàn Phật xuống đường Hai Bà Trưng, rồi bắt mình phải canh vì sợ con nít chôm mấy trái cây. Rồi đi lên Núi Bà, lấy nước suối về, vì có Phật Bà hiện về. Có dịp mình sẽ kể vụ này khá vui. Đều do Việt Cộng xúi dục cả.

Mệ ngoại mình hay cúng tiền cho chùa, rồi kêu mẹ mình đưa tiền trả cho thầy như cái bàn thờ cho chùa khá bộn tiền. Sau này, mẹ mình cũng hay hỏi mình tiền để cúng tổ đình chi đó. Hôm nào Chán Mớ Đời, mình sẽ kể về Tổ Tiên CHính Giáo ở Đà Lạt.

Thấy trên Facebook có bài này, mình xin phép đem về đây cho thiên hạ đọc vì khá chi tiết, khỏi mất công viết: https://www.facebook.com/MocDalatLuquan/

Chùa Linh Sơn

1/ Vị trí:

Chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa lớn và lâu đời ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Chùa nằm trên sườn ngọn đồi thấp tại số 120 đường Nguyễn Văn Trỗi – phường 2, và cách trung tâm thành phố khoảng 700m về phía Tây Bắc.

Chùa được xây năm 1938 theo đề nghị của bà Từ Cung (thân mẫu vua Bảo Đại) với Giáo hộ Tăng già Trung Phần từ năm 1936, sau lần bà từ Đà Lạt trở về kinh đô Huế, và hoàn thành năm 1940 (Hòa thượng Thích Trí Thủ trụ trì). Chùa mang tên một ngọn núi ở Ấn Độ, được nhiều lần trùng tu tôn tạo. Chùa Linh Sơn nằm trên ngọn đồi gần 4 ha, là quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc có quy mô lớn nhỏ khác nhau. (Phần này mình thấy không đúng lắm, có dịp sẽ nói rỏ chi thiết hơn)

2/ Kiến trúc:

Chùa do ông Võ Đình Dung đứng ra điều khiển kỹ thuật và ông Nguyễn Văn Tiếng cùng với công đức của thập phương bá tánh. 

Chính điện ngôi chùa được thiết kế theo lối kiến trúc Á Đông giống như các chùa cổ ở Kinh Thành Huế. Trên đỉnh mái chùa có đắp đuôi rồng uốn lượn theo thế “lưỡng long triều nguyệt”.

Thông thường cổng chùa thường xây theo cổng tam quan. Song cổng vào chính điện chùa Linh Sơn chỉ xây hai vách cao 4m, cách nhau 5m có mái lợp, bậc cấp được xây bằng đá, cửa cổng có thể hiến cho du khách một chỗ tạm nghỉ chân mà không sợ mưa nắng (?). Đường vào chùa được dẫn lên nhiều cấp, hai bờ đường là hai hàng cây thông, bạch đàn, sao, cao vút quanh năm thì thào với gió núi mây ngàn. Đêm về những ngọn đèn bên ngoài tỏa sáng mông lung trong sương lạnh điểm tiếng chuông ngân nga vang vọng làm cho cảnh trí Linh Sơn thêm phần trầm mặc, u nhàn.

Trên lối đi trước sân chùa cách cổng chính 30m có dựng một bức tương Quán Thế Âm Bồ Tát màu trắng đứng trên đài sen cao, khói hương nghi ngút, nơi chiêm bái của tín đồ và du khách vì tinh thầncứu khổ độ sinh là bản nguyện của Ngài. Hướng bên phải là một bảo tháp ba tầng hình bát giác, mái ngói cao 4m. Bên trái là hồ nước, những cụm giả sơn và cây cảnh rất đẹp.

Ngõ vào phía đông Chùa được xây theo lối tam quan truyền thống kết nối với con đường lát đá, tráng nhựa là đường dành cho xe cộ từ ngoài vào bọc quanh sân chùa, chạy qua sau lưng bức tượng và trước sân chùa rồi rẽ phải lên đến sân của cánh hậu tòa viện. Bên phải phần cuối con đường này là giả viên Lâm Tỳ Ni được trang trí rất nghệ thuật, có các giả sơn, có các thảo mộc quý. Giữa đám xanh của cây cỏ là một cái ao nhân tạo bên trong có hoa súng và cá vàng.

Qua sân cỏ là đường dẫn đến cầu thang có mười ba bực lên đến hành lang Phật đường. Hai bên cầu thang có bể nước trong đó nhô lên hòn non bộ có các cây kiểng gợi cảnh thiên nhiên. Xuôi theo cầu thang là cặp Rồng lớn há miệng được điêu khắc một cách nghệ thuật làm vị song thần gìn giữ ngôi chùa.

Bên trong chính điện chùa Linh Sơn ở Đà Lạt bài trí nghiêm trang, tiền đường có bốn trụ gỗ lớn chạm khắc đôi câu đối bằng chữ Nho sơn son thếp vàng mang nặng ý nghĩa tâm linh:

Sơn sắc đạm tùy nhân nhập viện

Tùng thanh tĩnh tính khách đàm phiền.

Tạm dịch là:

Màu núi nhạt theo người vào viện

Tiếng tùng im nghe khách bàn thiền.

Trên điện Phật thờ tượng đức Thích Ca Mâu Ni bằng đồng xanh đang tham thiền nhập định trên một tòa sen đúc bằng đồng, nặng 1.250 kg, được đúc năm 1952.

Bên trái chính điện là Tổ đường - nơi thờ Đạt Ma Sư Tổ, ngoài cái trống lớn có đường kính 0m75 thì đây cũng là nơi đặt bài vị các vị sư đã viên tịch và những người đã khuất mà thân nhân họ đưa vào chùa với niềm tin “để linh hồn được hưởng hương khói và nghe kinh mỗi ngày”.

Bên phải chính điện là tượng Hộ pháp Di Đà, gần đó đặt khung gỗ quý treo “Đại Hồng Chung” nặng 450 ký. Lầu chuông và lầu trống được bố trí cách nhau 12m trước Phật đường. Quả chuông đúc vào năm 1950, cao 1m80 cân nặng 40 ký do các nghệ nhân “Phường Đúc Huế” tạo thành. Phía trái là ngôi tháp ba tầng đứng trên một nền cao 14m, hình bát giác góp phần vẻ tôn nghiêm, mỹ thuật cho chùa. 

Hiện nay, chùa Linh Sơn là nơi đặt văn phòng của Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng.

3/ Đôi dòng ghi lại những cảm xúc … khi Vãn cảnh Chùa:

Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm!

Gõ vỡ trần tâm tiếng mõ trưa!

Giữa phố thị Đà Lạt với vô vàn sắc thanh hỗn tạp, người đang có chuyện ưu tư hay phiền não khi nghe tiếng chuông Linh Sơn tự cũng thấy vơi nhẹ trong lòng, xua tan đi tất cả những vấn vương tục luỵ, những nỗi trần tâm. .

….

Sư VIÊN TRÍ cảm khái viết:

Khách trần ai viếng Linh Sơn tự

Hồn tục lâng lâng khỏi xứ phiền”

Chất liệu khiến “hồn tục lâng lâng” khi viếng “Linh Sơn tự” hẳn là hương vị giải thoát lan tỏa từ dòng nước từ bi, trí tuệ ở “đỉnh Linh Sơn” hơn 2500 năm trước. Cảm thức thoát lụy liên đới mạnh mẽ với cảm thức cội nguồn khiến thế nhân dường như không hề khởi niệm phân biệt xưa và nay. Vì rằng giây phút lìa xa ái thủ là giây phút con người tìm thấy bản lai diện mục của mình ở đấy mọi ý niệm không và thời gian đều vắng bặt. Có lẽ trong ý nghĩa như vậy mà Linh Sơn đã hiện ra không khác một Linh Sơn Ấn Độ trong lòng nhiều thế hệ Phật tử Việt Nam.” 

… 

Thi sĩ VIỆT TRANG trong một Mùa Báo Hiếu ghé thăm chùa Linh Sơn cũng cảm hứng đặt bút viết xuống những vần thơ và trịnh trọng ghi tiều đề là “Ánh Đạo Vàng”:

Trời thanh gió tịnh nét minh quang

Ánh đạo Linh Sơn, ánh đạo vàng

Giác Ngộ hồi chuông reo Phật pháp

Ưu Đàm tiếng kệ vọng Tăng đường

Chơn Tâm trì hướng lên Tam bảo

Thiện Trí chan hòa với Thập phương

Thân giữa đường trần bao ấm lạnh

Sáng ngời đuốc tuệ, cọng trầm vương.

Dù cho kiến trúc và quy mô không được bề thế như Thiền viện Vạn Hạnh, Thiền viện Trúc Lâm, không có lịch sử lâu đời như Tổ đình Linh Quang hay những chùa triền khác ở Đà Lạt nhưng chùa Linh Sơn vẫn là điểm đến chính của du khách khi đến Đà Lạt.

4/ Đôi nét về thầu khoán Võ Đình Dung:

Võ Đình Dung quê ở Thừa Thiên-Huế. Khi người Pháp chiêu mộ lao công từ miền Trung vào Đà Lạt xây dựng nhà cửa, công sở... ông đến Đà Lạt lập nghiệp năm 1930. Ban đầu ông làm thợ xây cho những nhà thầu người Pháp. Một thời gian sau, khi tay nghề vững vàng, ông đứng ra nhận thầu khoán lại một phần công trình. Nhờ làm ăn uy tín, từ từ ông được giao thi công nhiều ông trình tại Đà lạt như: Ga xe lửa, Dinh Bảo Đại, Đâị học Đà lạt cùng nhiều khu biệt thự Pháp ở Đà Lạt.

Nhờ nghề thầu khoán, ông Dung giàu lên nhanh chóng. Ông mua đất cất nhiều dãy phố cho người Hoa thuê buôn bán quanh khu Hòa Bình, dọc đường Trương Công Định và 3/2 ngày nay. Khu đất từ bùng binh 3/2, chạy dọc hai bên đường Hải Thượng vòng qua Hai Bà Trưng đều của ông Dung.

Tuy giàu có nhưng đời sống của ông là đời sống rất mực thanh đạm của một cư sĩ, tu tại gia, làm nhiều việc nhân đức. Khu Mả Thánh, phần nghĩa địa với diện tích rất rộng lớn cũng do ông cúng dường cho âm linh của thành phố. Mả Thánh là một nghĩa trang Phật Giáo được thành lập năm 1938 trên một quả đồi gần cây số 4, trên đường đi Suối Vàng.”

Ông đã cúng tiền và bỏ công sức xây chùa Linh Sơn. Trước đó vợ chồng ông cũng cúng tiền để cùng với bà con phật tử Đà Lạt xây dựng Tổ đình Linh Quang.

5/ Về Đức Từ Cung:

Từ Cung Hoàng thái hậu tên thật là Hoàng Thị Cúc (黃氏菊), người ở làng Mỹ Lợi, Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế[1]. Thân sinh của bà là ông Hoàng Trọng Tích (黃仲錫), từng đậu Tú tài làm Tri huyện Hòa Đa (Bình Định), mẹ của bà là bà La Thị Sơn (羅氏山).

Sinh ra trong một gia đình quan Tri huyện, nhưng từ nhỏ, Hoàng Thị Cúc đã sống cuộc sống hết sức vất vả, khó khăn. Ông bà Tri huyện mất sớm, khi Hoàng Thị Cúc còn nhỏ tuổi, phải sống nhờ gia đình người anh trai cả là Hoàng Trọng Khanh. Bà Hoàng Thị Cúc được đưa vào làm cung nữ hầu hai bà Thánh Cung Nguyễn Hữu Thị Nhàn và Tiên Cung Dương Thị Thục – vợ góa của vua Đồng Khánh[2].

Từ đây, bà dần tiếp xúc với ông Phụng Hóa công Nguyễn Phúc Bửu Đảo (奉化公阮福寶嶹), con của bà Tiên cung.

Lúc quen biết ông hoàng, thì ông đã có vợ chính là bà Trương Như Thị Tịnh, con gái đại thần phụ chính Trương Như Cương, nhưng cả hai chung sống không hòa thuận và cũng không có một mụn con nào. Đầu năm 1913, bà mang thai với ông Phụng Hóa công. Ngày 22 tháng 10, năm 1913, bà hạ sinh hoàng nam Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy.

Năm 1916, Phụng Hóa Công lên ngôi, tức Hoằng Tông Tuyên hoàng đế (Vua Khải Định), bà được phong là Tam giai Huệ tần (三階惠嬪), qua năm 1918 thăng lên Nhị giai Huệ phi (二階惠妃), đứng thứ 2 trong Hậu cung của ngài, sau bà Ân phi Hồ Thị Chỉ. Tước Hoàng quý phi ông vẫn dành tặng cho bà Tịnh, dù bà đã xuất gia và từ chối nhận phong.

Năm 1923, tháng 2, nhân vì Vĩnh Thụy phong làm Thái tử, Huệ phi Hoàng thị được phong làm [Nhất giai Hậu phi; 一階厚妃][3].

Năm 1945, Vua Bảo Đại thoái vị, bà Từ Cung cùng bà Nam Phương hoàng hậu và con cháu hoàng thất dọn ra cung An Định ở.

Những năm 1949 - 1954, khi Vua Bảo Đại trở về làm Quốc trưởng bà Từ Cung trở lại Hoàng cung, ở tại cung Diên Thọ. Năm 1954, khi Vua Bảo Đại qua Pháp lưu vong bà lại phải ra khỏi Hoàng thành về sống ở cung An Định.

Năm 1955, khi Quốc trưởng Bảo Đại bị lật đổ, Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng thì chính quyền miền Nam Việt Nam không cho phép bà Từ Cung ở lại trong cung An Định. Trong tình cảnh này bà đã mua lại ngôi nhà của bà Ân phi Hồ Thị Chỉ, là nhà 79 phố Phan Đình Phùng và ở đây cho đến ngày cuối đời. Trong thời gian chiến tranh loạn lạc, mọi hoạt động cúng bái các bậc tiên tổ, hội họp Nguyễn Phước Tộc đều diễn ra tại căn nhà này. Cũng trong thời gian này bà hoàn toàn mất liên lạc với Vua Bảo Đại.

Bà Lê Thị Dinh là người phục vụ bà Từ Cung hơn 60 năm, là người cung nữ cuối cùng triều Nguyễn phục vụ cho Từ Cung Hoàng Thái hậu[4]. Bốn cung nữ hầu Hoàng Thái Hậu gồm: bà Lê Thị Dinh (nhiệm vụ là trang điểm cho đức Bà, là người hầu hạ Đức Bà tới lúc cuối đời), Lê Thị Tìm (đọc truyện cổ tích và tụng kinh cho Đức Bà nghe hàng đêm), Nguyễn Thị Vân và Trần Thị Vui. Đây là bốn cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là những cung nữ cuối cùng của Việt Nam đang sống vào thế kỷ XXI[5].

Năm 1980, Từ Cung thái hậu qua đời, thọ 90 tuổi, bà được an táng gần Ứng Lăng tại xã Hương Chữ, Hương Thuỷ, Thừa Thiên-Huế. Căn nhà 79 Phan Đình Phùng mà bà đã ở những ngày cuối đời hiện nay được tu bổ trở thành điểm tham quan cho khách du lịch.

Theo "Bức Tâm Thư" tức "Di Chúc" của đức Đoan Huy Hoàng Thái hậu - Từ Cung thì ngôi nhà của Bà sau khi Bà qua đời, sẽ là nơi thờ phụng "Liệt Thánh" (tức Tổ Tiên nhà Nguyễn) và thờ Bà. Ngôi nhà của Bà sẽ giao cho Hội Đồng Hoàng Tộc Nguyễn Phước (gọi tắt là Hội Đòng Nguyễn Phước Tôc) quản lý và sử dụng làm Văn phòng của Nguyễn Phước Tộc để đón tiếp bà con và sinh hoạt Hoàng tộc. 

Từ Cung Hoàng Thái hậu rất trọng đạo Phật và chú tâm đến việc thờ cúng các vị vua triều Nguyễn. Bà được coi là người có công lớn trong việc chấn hưng Phật giáo thời Nhà Nguyễn. Chính bà đã khuyên vua Bảo Đại dành nhiều tiền đóng góp cho An nam Phật giáo Hội, vận động Bảo Đại góp tiền xây chùa và phát triển Phật giáo.

Bà chưa khi nào rời khỏi Kinh thành Huế . Bà nguyện sống cả đời ở đây để giữ gìn nơi thờ phụng các bậc tiên đế, các bảo vật của triều Nguyễn. Bà nói: Ta sinh ra ở đâu thì sẽ chết ở đó. Tổ tiên Nhà Nguyễn còn ở Huế thì ta còn phải ở lại lo chuyện thờ cúng, chăm sóc lăng mộ các bậc tiền nhân. Nhà Nguyễn đã cho ta hưởng lộc cả đời. Ta có chết cũng chưa báo đáp hết được. Bà chưa bỏ một lễ giỗ nào, kể cả khi tiền bạc gần như đã suy kiệt hoàn toàn.

Dù thời thế đổi thay, Từ Cung Thái hậu vẫn luôn mang theo bên mình tất cả những bảo vật của triều Nguyễn và cả những bộ y phục mà nhà vua đã từng mặc trước đây. Để có thể duy trì cuộc sống, bà đã phải bán dần từng món đồ trang sức mà mình có. Phần lớn tài sản mà Từ Cung Thái hậu mang ra khỏi cung Diên Thọ bà dùng để phục vụ cho việc thờ cúng,[6]. Theo một tài liệu Cao Đài, cuối năm 1971, bà nhập đạo và được cơ bút phong chức Phối sư THÁNH DANH hương cúc.[7]

Lúc còn sống trong cung, Từ Cung Thái hậu đã ăn uống rất đơn giản, bà ăn chay 10 ngày mỗi tháng và hiếm khi dùng sơn hào hải vị. Sau khi Nhà Nguyễn mất, càng về già, Từ Cung Thái hậu càng ăn uống đơn giản hơn bao giờ hết. Y phục bà mặc và những thứ đồ dùng của bà cũng hết sức giản dị. Đức Từ Cung Thái hậu là một người nghiêm cẩn, khoan dung, độ lượng.

19/10/2018 

Thông Đà lạt #mocdalatluquan

“Mộc Đà lạt lữ quán” hỗ trợ cho bài viết.

https://www.facebook.com/MocDalatLuquan/


Bên cạnh chùa Linh Sơn, có trường trung học Bồ Đề, học sinh hay bận áo len đen thì phải. Mình nhớ có một trường bận áo màu nâu nhưng không nhớ rỏ trường nào. Thằng Khánh Ù , ở xóm Thi Sách khi xưa, đi ăn cắp buồng chuối với mình, học ở trường này. Sau này làm đến chức hiệu trưởng. Kinh

Hình như mình có một tấm ảnh khác của trường, để hôm nào tìm lại sẽ bổ túc sau.
Đây tấm ảnh mới tìm thấy, rất mờ, chụp trường Bồ Đề, từ nhà ai ở Phan Đình Phùng. Ai biết thì cho em xin. 

Hình em tải lên đây cho bà con, không phải của em, không biết tác giả nên xin phép đăng.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bán nhà xong làm gì?

Mấy hôm nay, mình cảm thấy vui vui, không bị đồng chí vợ rên nữa. Lý do, có 1 nhóm đầu tư đồng ý mua miếng đất của mình, không bớt gì cả. Mình mua cách đây 5 năm, không bỏ ra một đồng, chủ bán cho vay lại gần 1 triệu mà họ không hỏi số an sinh xã hội, nhà ở đâu,… ông ta thừa hưởng 1 căn nhà và 4 căn hộ trên một miếng đất 5 mẫu anh do ông bố xây khi xưa. Bà vợ lo thu tiền nhà, lăn đùng ra chết. Ông ta chán đời, bị đột quỵ. Sau đó, được một bà mướn nhà, qua lại chăm sóc rồi lấy luôn. Ông ta không muốn dính dáng đến người thuê nhà, lớn tuổi nên muốn nhận tiền của mình hàng tháng vì nếu không ông ta sẽ phải đóng thuế 20%. Thế là ông ta bán cho mình và cho vay lại. Trong thuế vụ gọi là “installment sale”, người bán chỉ trả thuế trên số tiền nhận được của mình hàng năm, thay vì 20% tiền lời.

Miếng đất có 5 căn nhà, mình cho thuê, 1 căn cho ông chủ bán, thuê lại. Lấy tiền cho thuê để trả cho ông ta trừ tiền thuê nhà ông đang ở. Vợ ông ta lo vụ cho thuê nhà nên khi chết thì ông ta không biết cách lo nên tiền mướn nhà rất thấp, không đủ chi phí. Mình mua xong, đi gặp các người mướn nhà, để ký hợp đồng mới. Căn đầu tiên trả có $900/ tháng. Bà mướn nhà rên, hỏi lý do bà ta mướn nhà giá đắt hơn các căn khác, khiến mình thất kinh. Vì 3 căn kia cho thuê với giá thời Bảo Đại, $700-$800. Mình nói, để cho công bằng với mọi người, mình nâng tiền nhà lên hết $900. Thế là mấy người thuê nhà khác chửi bà căn đầu tiên. Họ thù ghét nhau, chia để trị, để họ khỏi hợp tác với nhau nêu yêu sách, sửa nhà sửa cửa.

Nay thì mình cho thuê $1,620, sau 5 năm. Mỗi năm tăng tiền, giá vẫn rẻ hơn xung quanh. Xem như được thêm $2,800/ tháng. 

Mình tính xây 128 căn hộ trên 5 mẫu đất nhưng tiền xây cất lên như diều gặp gió, mình đợi khi kinh tế banh ta lông thì bắt đầu xây vì giá rẻ hơn. Đồng chí vợ đau năm ngoái một trận khiến mình suy nghĩ lại. Có lẻ trời Phật và thượng đế kêu mình thôi, nên ngừng, rao bán. Tuần lễ đầu, có một nhóm Việt Nam trả rẻ như bèo trong khi nhóm đầu tư mỹ thì họ biết giá trị của miếng đất, nên trả giá mình rao bán, không trả giá, kỳ kèo gì cả. Mình muốn dùng Escrow của mình nhưng họ muốn dùng của họ vì quen cách buôn bán của họ. Mình đoán là sau 90 ngày, khi họ được thành phố đồng ý dự án của họ, thì xoay qua bán cho nhóm đầu tư khác.

Dạo này, có SB-9 mới được thống đốc tiểu bang ký. Người nào có nhà ở Cali, có quyền chia lô đất của mình ra làm 2, và có thể xây thêm một căn khác, nhất là xây ADU cho mỗi lô đất. Chỉ cần nơi căn nhà đến nơi có bến xe buýt là dưới 1.5 dậm. Không cần phải xây ga-ra. 

Mình tính có thể dùng tiền lời để xây thêm mấy cái ADU tại mấy căn nhà cho thuê, để khỏi phải đóng thuế, có tiền thuê thêm hàng tháng. Tuần tới mình ra các thành phố để xem thủ tục ra sao. Xây thêm một ADU, cho thuê được $2,000-$3,000/ tháng tuỳ vùng. Có anh bạn kể xây thêm 2 phòng ngủ 2 phòng tắm, cho thuê được $3,000/ tháng, hai cô làm nail trả. Phòng mới, lại ở ngay khu người Việt. Mình sẽ làm để thằng con học nghề, từ từ nó lo hết cho mình, khoẻ đời. Chuyển giao công nghệ cho đời sau.

Mình nhớ ông hội trưởng hội gia đình Phật tử ở Connecticut, có nói trời Phật cho mình cái cốc, to hay nhỏ thì không biết. Nếu nhỏ mà đỗ vào nhiều thì sẽ tràn lan ra. Vấn đề là không ai biết cái cốc to hay nhỏ. Vụ đồng chí gái bệnh mấy tháng khiến mình liên tưởng là trời Phật kêu ngưng. Thôi thì ngưng.

Đồng chí vợ đang tính nghỉ hưu rồi hai vợ chồng đi chơi, chu du thiên hạ như Hoàng Dung và Quách Tỉnh. Nói đến Quách Tỉnh và Hoàng Dung thì mình có cảm tưởng mình là Quách Tỉnh, ngu ngu, như thiên hạ, thầy cô, bạn bè hay gọi, may mắn được đồng chí vợ nhất trí, không nghe lời dèm pha, đem về làm quản giáo, nuôi nấng mình từ 30 năm nay.

Bán cái này thì mình đóng thuế tiền lời khá khẩm. Để tránh vụ này, mình có thể làm 1031 Exchange, đổi mua cái khác giá tương tự giá bán nên mấy hôm nay gọi vòng vòng mấy tên bạn quen, xem chúng có cái gì muốn bán hay không. Cùng lắm thì đóng thuế cho đời thêm được mới.

Có người bỏ vào Charitable remainder Trust để khỏi đóng thuế nhưng bạn bè đã làm thì họ nói không nên. Nếu họ hiểu trước sẽ không làm. Để tuần tới mình liên lạc với ông luật sư và CPA của mình để xem.

Nguyên tắc đổi địa ốc khi bán để không đóng thuế

Bán không mua lại thì mình sẽ phải trả 20% tiền lời cho liên bang và 13% cho tiểu bang, rất khẩm. Chưa kể Bác Biden, đang tính tăng tiền thuế lên 35% và thuế thừa kế. Do đó, phải tìm cái gì để mua lại. Trước nhất là phải xem vụ trả tiền cho ông bán nhà cho mình. Nếu mình bán, trả hết nợ cho ông ta thì ông ta sẽ phải đóng thuế 33%, xem như đi đong $300,000. Người ta giúp mình thì khi mình bán, phải thông báo cho họ biết trước. Chớ cái đùng, họ nhận tin của văn phòng escrow bảo sẽ gửi cho họ tiền của cái nợ, họ phải đóng thuế vì quá trễ. 

Khi bán mà không muốn đóng thuế thì phải chuyển tiền qua một công ty khác, được gọi “Qualified INtermediary hay Accomodator, để họ giữ tiền cho mình trong khi chờ đợi, mua căn nhà khác lại theo thể thức 1031 Exchange. Nếu mình đụng tới tiền là xem như phải đóng thuế dù sau đó có mua nhà khác. 

Hôm nay, mình ghé lại tiệm của ông ta, nói là đã ký giấy bán. Hỏi ông ta có muốn chuyển thế chấp cái nợ của ông ta ở mấy cái nhà khác của mình hay không. Trong tiếng lóng địa ốc, người ta gọi “walk the mortgage”, chuyển cái nợ qua căn nhà khác. Người về già, họ bán và cho mình vay lại, họ chỉ cần hàng tháng số tiền của mình trả cho họ. Đây nếu mình trả cho họ thì họ, phải đóng thuế rồi bỏ ngân hàng thì tiền lời chỉ 1% trong khi mình trả đến 5%. Gấp năm lần số tiền của ngân hàng.

Ông ta đồng ý, mình hẹn ngày mai ghé nhà ông ta rồi chở đi xem mấy căn nhà khác, xem ông ta thích căn nào. Rồi làm giấy tờ chuyễn cái nợ sang. Như vậy khi mình bán thì số tiền nợ của ông ta sẽ về tay mình. Có thể dùng số tiền này đặt cọc mua thêm nhiều căn khác. Giao cho thằng con quản lý. Thằng con đi làm, thấy lương như bèo, bắt đầu thấy bố nó có lý, nên chịu khó đi học về đầu tư. Mình dẫn nó đi xem nhà rao bán để nó học cách nghiên cứu để mua. Phân biệt cái nào là Good Deal và không.

Khi làm 1031 exchange thì người ta có 45 ngày để tìm kiếm một căn nhà hay một cơ sở khác để đổi với giá trị tương đương hay nhiều hơn giá bán căn bán, sau đó thì có 180 ngày hay 6 tháng để hoàn tất vụ hắn chuyển căn hộ hay cơ sở đã bán. Mình đây có 90 ngày để tìm, sau đó 45 ngày để chỉ định, và 6 tháng để hoàn tất hoán chuyển.

Việc đầu tiên, mình sẽ chuyển số nợ từ miếng đất qua mấy căn nhà nhỏ cho thuê trước khi kỳ hẹn 90 ngày. Sau khi vụ nợ của ông chủ bán miếng đất này yên mồ yên mả thì mình sẽ tính phần kia nhưng thực sự mình bắt đầu báo cho mấy tên địa ốc quen là có gì để mua thì gọi mình.

Nguyên tắc làm 1031 exchange là nhà đổi nhà (địa ốc), chớ không được đổi qua thị trường chứng khoán, mua vàng,…

Phải đổi qua số tiền bằng số tiền vừa bán hoặc cao hơn.

Đây khu phố họ rao bán gần nhà mình.

Có chị bạn nghe mình nhắn tin, gọi lại, kêu lên Loopnet, có một khu thương mại đang rao giá bán. Mừng quá chạy lên xem, gọi cho chuyên gia địa ốc, đang đợi họ gọi lại. Mình nói mụ vợ đi xem 5 căn phố khiến mụ tái mặt. Đàn bà, họ nghĩ chuyện khác, đồng chí vợ đang tính có tiền mua xe mới, mua nhà mới ở,,… nay mình kêu đi coi mấy khu phố, mình muốn mua khiến mặt mụ xanh như đít nhái. 

Mụ thở hồng hộc, kêu thôi anh ơi, đừng làm tui đứng tim. Tiền mô mà mua? Đó là câu hỏi quen thuộc của mụ vợ, mỗi lần mình nói mua nhà. Sau này, mình mua qua Trust, không cần mụ ký, không phải hỏi mụ. Cứ hỏi là mụ cản. Không có tiền mới mua chớ có tiền thì mua làm gì. Mua xong mới hỏi mụ, muốn đi coi không? Không thì chở mấy đứa con đi.

Kiếp sau, mụ gặp mình là chạy 7 làng. Không muốn lấy con cháu mỹ ngụy, phản động nữa. Chán Mớ Đời. Mụ kêu mình chở đi đến nhà ai ăn Pizza hát Karaoke. Trong khi thiên hạ hát, mình xem lại 5 dãy phố bán có 3.5 triệu. Quá rẻ hơn là xây lại. Xây lại thì ít nhất 2 triệu mỗi căn, 5 căn là 10 triệu. Xem kỹ lại thì thấy đất không bán mà cho thuê, hết hạn vào năm 2040, 18 năm nữa. Thế là Ngọng. Độ chừng 15 năm nữa là các người mướn sẽ dọn đi chỗ khác vì không ai đợi mãn hạn mới dọn. Thế là ôm 5 căn phố và khóc đừng bỏ em một mình.

Lý do mua khu thương mại là NNN. Mình không phải lo lắng gì cả, chỉ lo quét dọn bãi đậu xe, cỏ cây thôi. Hàng tháng tiền nhà cứ gửi vào ngân hàng. Không có đất thì ngọng. Vì khi hết hạn mướn đất thì phải bỏ tiền ra phá mấy căn phố, lại tốn tiền. Lý do đó mà chủ bán hôm nay.

Thôi không ham. Tuần sau mình sẽ đi xem mấy chỗ khác mà mấy tên địa ốc mình quen, gửi lại. Chúng sẽ gửi từ từ để xem. Mình còn 90 ngày và 45 ngày để chỉ định mua căn nào và 180 ngày để kết thúc vụ trao đổi. Kẹt lắm thì đóng thuế, cũng không sao.

Mình sẽ dẫn thằng con đi viếng mấy căn nhà cho thuê để xem, có thể mình lấy tiền ra xây ADU, cho mướn. Khỏe đời.

Báo chí hom nay cho biết lạm phát gia tăng khủng khiếp 5.9% cho năm vừa qua. Để tiền tươi sẽ mất giá trị, chỉ có cách mua nhà hay vàng.

Hôm nay hai cha con gặp một tên địa ốc , hắn nói về mấy căn nhà có đất rộng để xây thêm ADU, thằng con nghe chăm chỉ. Sau đó hai cha con chạy lên thành phố để hỏi thêm. Sau đó chạy lại một căn nhà, tăng tiền nhà. Thằng con thấy bố tăng tiền nhà, thấy thương người mướn nhà. Mình nói làm nghề này, đừng để con tim mình quản lý quyết định. Lạm phát, năm tới chính phủ tăng tiền già của bố lên 5.9%. Thuế nhà cửa lên 2%, bảo hiểm lên nên phải lên giá thuê nhà, nếu không mình lỗ. Chán Mớ Đời 

Có tên mỹ địa ốc, mua cho mình miếng đất 17.5 mẫu, mình xoay qua bán lại cho tên hàng xóm, trồng cần sa trong vòng 1 tuần lễ, gửi cho mình vài căn phố, cũng như nhà bán cho thuê khá hấp dẫn. Để từ từ rồi tính. Hắn đi nghỉ hè ở Florida, nhờ mình email, viết nhờ xem dùm mấy cái nhà đầu tư ở Florida, để hắn trừ thuế. Mình viết ngay, hắn mừng lắm. Có nhiều tên chuyên gia địa ốc cứ đem deal đến cho mình. Viết giấy mua rồi chủ nhà không bán nữa. Có nhiều tên, đem đến cái nào là mua cái đó. Cho nên phải tìm nhiều tên để xem tên nào hợp. 

Mình có tên quen, cựu chiến binh tại Việt Nam, mỗi lần hắn đem deal lại cho mình. Có 3 lần mua rồi nhưng chủ nhà dỡ chứng, không bán nữa. Hắn có máy bay bà già, chở mình qua tận Arizona, để gặp chủ nhà mua đất nhưng rồi không được. Được cái là mình hết dám lên máy bay bà già, ngồi trên máy bay thấy nhà của mình ở dưới rất rõ nhưng khi bay qua mấy dãy núi, muốn nôn luôn, chỉ cầu mong cho máy bay đáp xuống, thậm chí rớt.

Tương tự, miếng đất mình rao bán lâu rồi nhưng mình nhờ mấy tên địa ốc quen mình nhờ, không bán được. Khách hàng tới hỏi tùm lum rồi bỏ chạy. Tên địa ốc do tên mua cho mình, giới thiệu. Để lên mạng độ vài ngày là có người chôm liền. Nhiều khi không tin dị đoan nhưng theo kinh nghiệm của mình thì phải tin.

Có thể từ đây đến đó, sẽ có nhiều biến chuyển mới. Kinh tế có thể banh ta lông vì covid mới. Báo hôm nay cho biết 40% người Mỹ hết tiền để dành vì covid nên phải xài tiền của mình để dành cho hưu trí,… kiểu này thì tốt nhất là đóng thuế rồi để tiền, đợi nhà banh ta lông chạy ra mua lại, lời hơn. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bác sĩ đi dạy làm nail

 Hôm nay, mình được chương trình “khéo dùng Tiền” của đài truyền hình Little Sàigòn nhờ phỏng vấn bác sỹ Tâm Nguyễn về đề tài quản trị kinh doanh thương mại gia đình. Anh bác sĩ này sang Hoa Kỳ năm 1 tuổi mà nói tiếng Việt rất giỏi. Mình hỏi lý do không hành nghề y sỹ mà lại đi mở trường dạy thẩm mỹ.

Anh ta cho biết là học y khoa vì nguyện vọng của bố mẹ, không vì lý tưởng hay đam mê. Không có lý tưởng đam mê nên không chịu khó học và phải chạy qua xứ Trung Mỹ để học hai năm đầu y khoa, rồi trở về Hoa Kỳ học tiếp. Tốt nghiệp y khoa xong thì anh ta khóc, xin bố mẹ cho làm thương mại, phụ giúp gia đình để phát triển cơ sở trường dạy nghề nail của bố mẹ đã thành lập từ khi sang Hoa Kỳ đến giờ.

Hình chụp từ trang nhà của Advanced Beauty College

Trong khi hỏi chuyện anh ta khiến mình nhớ đến bản thân mình. Khi xin đi du học, mình được trường đại kỹ thuật nhận vào phân khoa kỹ sư dệt. Dạo ấy, mình thấy ở Biên Hoà, các công ty dệt ra đời nhiều, bắt đầu bắt kịp tơ sợi của Thái Lan. Cậu Nghị, trưởng nam của ông bà Đàng, tiệm Long Hưng, xin dùm mình. Đến Pháp, trễ niên khoá nên đợi qua hè năm sau thì Sàigòn mất.

Tại Paris, mình đi lòng vòng thấy kiến trúc đẹp nên thi vào trường quốc gia mỹ thuật, bà rá được nhận. Gửi thư về cho gia đình thì bố mình thất vọng, ông cụ chỉ muốn mình trở thành kỹ sư còn bà cụ thì muốn mình học y khoa. Bao nhiêu kỳ vọng vào thằng con trai đầu biến theo mây khói.

Anh ta kể có anh bạn đồng môn người Ấn Độ, cha mẹ là bác sĩ, anh chị đều là bác sĩ nên bị áp lực của gia đình, phải nghe lời gia đình nên theo học y khoa nhưng vì không thích nên chán nản và cuối cùng đi đến quyết định; quyên sinh. 

Cách đây vài năm, có một sinh viên gốc việt, bị mẹ ép học y khoa, cuối cùng bóp cổ bà mẹ và đi tù. Giới trẻ này nay ở hải ngoại, họ đang đứng ở gạch nối Việt-Mỹ, đại loại là thịt ba chỉ, nữa nạc nữa mỡ. Được huấn luyện từ bé vâng lời bố mẹ theo Nho giáo, không cãi cha mẹ, trong khi đó lại sinh hoạt trong môi trường người Mỹ.

Mình nhớ khi đồng ý cho con gái học về thương mại thì nó nhắn tin, cảm ơn bố mẹ không bắt nó học y khoa hay nha khoa như bạn học gốc á châu của nó. Ngày nay, mình nghĩ nó đã thực hiện được phần nào giấc mơ của nó, sinh sống tại nhiều nơi, nói nhiều ngoại ngữ. Trong 4 năm đại học, nó ở, học và làm việc tại 4 quốc gia, đi chơi tổng cộng 14 nước khác. Nay qua Nữu Ước đi làm như bố nó 35 năm về trước.

Mình có cái may mắn những hoài bảo của mình từ bé đến nay đều thực hiện được nên mình không bắt con cái phải làm những gì mình chưa làm được.

Thật ra, nếu con cháu mình thích học y khoa thì nên khuyến khích vì là một nghề cao quý nhưng chỉ theo ngành đó vì lợi tức hay địa vị thì không nên. Con mình sẽ đau khổ cả một đời, khi làm việc ngành mà không thích thì Chán Mớ Đời. Cứ tưởng tượng 40 năm làm việc mà mình không thích nghành nghề thì khó tưởng tượng sẽ hạnh phúc, yêu đời. Nghe anh Tâm kể là dược sĩ ngày nay được trả $45/ giờ thay vì $60/ giờ như xưa. Lý do là đông người học ngành nghề này. Có cặp vợ chồng quen, có người con học dược khoá, nay ra trường kiếm được việc bên tiểu bang Nevada mừng hết lớn.

Thật ra ngay chính cá nhân mình, theo học kiến trúc vì nghĩ mai sau về lại Việt Nam, có thể đóng góp vào sự tái thiết Việt Nam sau chiến tranh. Ra trường, mình đi làm tại các quốc gia khác để học hỏi thêm, nhất là các công ty kiến trúc nổi tiếng như Suter und Suter tại Thuỵ Sĩ, Copernord ở Ý Đại Lợi, Norman Foster & Associates ở Luân Đôn, vẽ phi trường Stansted và I.M. Pei tại Nữu Ước, vẽ công trình cho thế vận hội Barcelona.

Năm 1993, 1994, mình được mời về Việt Nam dự hội thảo tái thiết lại Việt Nam thì khám phá ra khó làm việc ở Việt Nam. Về lại Hoa Kỳ, mình bỏ kiến trúc, đi thầu xây nhà rồi xây nhà bán hay cho thuê. 

Mình khám phá sự đam mê về đầu tư. Bỏ công đi học về đầu tư, thị trường chứng khoán, địa ốc,…

Anh Tâm và cô em tiếp tục cơ sở thương mại của bố mẹ lập ra, nhưng đi vào thị trường mỹ hơn nên đổi tên thành Advanced Beauty College thay vì “Tâm” rất là Việt Nam. Học viên gồm người Việt, Phi Luật Tân, người Tàu, Ấn Độ,… đó là cách đi vào dòng chính của Hoa Kỳ. 

Làm thương mại tại Hoa Kỳ, cần có một “Mission” như kim chỉ nam của thương hiệu, giúp họ đi theo đường lối này, như một hiến pháp của công ty.

Nếu muốn khuếch trương thương hiệu rộng lớn thì phải đi vào dòng chính, mở vòng tay với các cộng đồng khác. Anh Tâm cho biết tại Hoa Kỳ có trên 60% thương hiệu do các gia đình quản trị. Từ Wal-Mart đến Amazon, In-N-Out, Hilton,… quan trọng  nhất là tham gia các tổ chức tiểu thương, phòng thương mại,… mà bố mẹ của anh Tâm không bao giờ tham gia. Có tham gia thì họ mới được các chuyên gia khác huấn luyện. Giúp họ phát triển thương hiệu của mình.

Bác sỹ dạy làm nail, Nguyễn Thành Tâm

Văn hoá á đông có khuynh hướng làm thương mại trong gia đình, do đó khó phát triển lớn vì kiểu cha truyền con nối. Thường người anh cả thừa hưởng chức vụ nhưng không may gặp một người con trai đầu không giỏi làm ăn sẽ đưa đến phá sản. Điển hình ông cố ngoại mình, gia đình giàu có, ruộng nương nhiều nhưng rồi đến tay ông thì mất hết vì thích đánh bài, và gái gú.

Mình có đọc cuốn sách của một ông luật sư, chuyên gia về thừa kế, giúp các đại gia đình, tiếp tục giữ tài sản của họ từ mấy đời qua. Họ có Mission Statement, như hiến pháp của gia đình, có hội đồng quản trị, họp mặt đều đặn, đi nghỉ hè chung với nhau và quyết định ai sẽ lãnh trách nhiệm để lèo lái tài sản của gia đình. Chọn ai đi học thêm, sau này giúp cơ sở thương mại của gia đình. Còn nếu không có hiến pháp, hoạt động như một công ty thì sớm muộn gì cũng cãi nhau, sinh chuyện. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Phim “Im Westen nichts Neues”


Mình hay xem YouTube, để tránh quảng cáo, phải trả tiền hàng tháng thì khám phá ra có nhiều phim rất hay trên kênh này, không bị quảng cáo, xem thẳng tuồn tuộc luôn. Mấy hôm nay, mình xem lại một trong những phim mình rất thích, xem đi xem lại nhiều lần từ khi rời Đàlạt đến nay. Phim phỏng theo cuốn truyện của nhà văn đức Erich Maria Remarque, “ Im westen nichts neues“ (không có gì mới tại mặt trận miền Tây), không nhớ tiếng Việt dịch ra sao vì mình đọc cuốn này tại Đàlạt, cánh đây 50 năm do một chị hàng xóm cho mượn. Sau này ra hải ngoại có đọc lại đủ thứ tiếng để học ngoại ngữ, đọc lại những sách mình đã đọc qua một ngôn ngữ khác dễ thấm hơn.

Câu chuyện này, khởi đầu được đăng trên báo như khi xưa mình đọc truyện Kim Dung thường nhật đến năm 1929, mới được in thành sách. Sách bán trên 2.5 triệu cuốn trên 22 quốc gia trong vòng 18 tháng đầu tiên. Dạo ấy là chuyện phi thường. Năm 1930, cuốn sách được Hồ Ly Vọng dựng thành phim trắng đen và đoạt giải Oscar. Mình có xem cuốn này và năm 1979 được quay lại bằng phim màu. Mình xem cả hai. Cuốn phim màu thì cảm động hơn.

Năm 1930, khi Hitler lên nắm quyền hành thì cấm cuốn sách này. Chế độ độc tài nào cũng cấm đoán những tư tưởng cá nhân, thay vào đó là những ngôn ngữ dao to búa lớn, để xua đẩy thanh niên ra trận chết cho họ, dưới các cụm từ danh dự, chúa Phật, tổ quốc, bú xua la mua.

Cuốn sách này nói lên vấn đề chiến tranh, chém giết nhau. Nhân danh tổ quốc, nhân danh đảng, nhân danh Chúa,…để giết người. Có cảnh diễn viên diễn tả rất hay, rất thật với cuốn truyện; khi anh ta nhảy vào giao thông hào núp, thì có một người lính đối phương nhảy vào sau, để tránh pháo kích. Chưa kịp tỉnh hồn đã bị anh lính người đức dùng dao găm đâm vài nhát. Trong suốt mấy tiếng đồng hồ, người lính đức nhìn người lính pháp hấp hối, bị anh ta đâm vài nhát. Quá thương tâm cho kiếp người, cứ bị ma lực của chủ nghĩa, của quyền lực, thúc đẩy họ ra trận giết người để những ông quan mặt lớn ở hậu phương vui chơi.


Chuyện khởi đầu trong lớp học, ông thầy giáo giảng về tình yêu tổ quốc, trung thành với hoàng đế (Kaiser), yêu quê hương, chùm khế ngọt bú xua la mua. Rồi các nam sinh được tuyển mộ quân dịch, ra trận. Trước khi lên xe lửa, bà mẹ người bạn của nhân vật chính, dặn anh ta phải chăm sóc người bạn, đừng để chuyện gì xảy ra cho con bà ta. Vào quân trường, có một hạ sĩ huấn luyện. Tên này có tính thù vặt, đì tân binh chết bỏ. Ngày cuối cùng, tân binh trùm bao bố, đánh một trận, trả thù.

Ra trận, gặp thượng sĩ Già, cho biết những gì học ở quân trường, hãy quên đi khiến mấy tên tân binh ngố như bò đội nón. Chỉ là lý thuyết do mấy thằng không ra trận bú xua la mua. Ông thượng sĩ già dẫn đi tuần tối hôm đó, kêu là khi nào nghe xì xì xì là nhảy xuống đất, tránh mảnh đạn. Vừa nói xong là nghe tiếng đại bác rót tới, cả đám nhảy xuống đất, đạn rơi tùm lum, lửa cháy khắp nơi, người chết, tiếng la hét đau thương vang dội khắp trời.

Một hôm, đám Tân bình thấy sự hiện diện của tên hạ sĩ huấn luyện quân trường. Hết lính nên họ tuyển lính già, lính trẻ tuổi hơn. Trong lần tấn công, Paul, tên của nhân vật chính, thấy ông hạ sĩ huấn luyện viên nằm núp, sợ bom đạn, thay vì xung phong như ông ta huấn luyện các tân binh, phải kéo ông này chạy. Cuối cùng ông vua đến trao huy chương cho tên hạ sĩ hèn nhát, không dám tấn công, còn những chiến sĩ gan dạ chỉ đứng nhìn. Chán Mớ Đời 

Cảnh tội nhất là khi đến dòng sông, ngăn đôi chiến tuyến, bên là pháp, bên là đức. Mấy tên tân binh đang tắm ở dòng sông, mình đoán là vùng Alsace hay Lorraine vì hai vùng này khi xưa là của Đức quốc, sau 1918, Đức quốc thua trận phải trao cho Pháp quốc. Vùng ngày, khi xưa mình có đi thăm viếng, thiên hạ nói thổ ngữ tương tự đức ngữ. Mấy tên tân binh đang tắm, bổng thấy bên bờ sông 3 cô đầm. Họ reo hò mấy cô chả chú ý đến khi một tên tân binh đem bánh mì và xúc xích ra thì gây chú ý cho 3 cô đầm ngay. Ba cô đầm thấy đồ ăn thì hẹn tối nay ở nhà họ bên dòng sông. Nhớ đem theo đồ ăn.

Tối đó, họ lội dòng sông qua nhà 3 cô gái. 3 cô đầm ăn bánh mì và xúc xích như đói lâu năm, rồi kéo mấy tên tân binh vào buồng. Khi đói thì bán thân, không có gì sai cả. Không có chủ nghĩa, không có hận thù, không chiến tuyến khi đói khổ.

Thượng sĩ già nói chết cho ai, cho mấy tên tướng ăn chơi vừa đúng lúc tên hạ sĩ nhát gan vừa được gắn huy chương bước vào. Có cảnh nhân vật chính nhìn người bạn chết, rất tội nghiệp, nhớ lại bà mẹ của người bạn, dặn dò hắn là coi chừng con trai bà, đừng để tai hoạ xẩy ro cho nó. Anh chàng này bị cụt giò, mấy thằng bạn, xin đôi giày, nói mày không cần nữa. Anh ta không chịu, nói là kỷ vật của mẹ hắn tặng rồi sau đó cũng chết. Đôi giày được trao lại cho anh bạn muốn xin. 

Sau này về phép, anh ta có ghé lại thăm hỏi bà mẹ của anh bạn đã qua đời. Bà ta trách móc anh ta, không cứu con mình và bắt anh ta hứa là nếu nói dối thì sẽ không trở lại quê hương. Chiến tranh khiến mấy ông bố hãnh diện còn đau khổ chỉ là các bà mẹ lãnh.

Paul bị thương, điều trị tại bệnh viện công giáo, rồi được về phép. Gặp lại chị gái không chồng vì đàn ông đi lính hết, bà mẹ đau ung thư. Anh ta bận đồ dân sự đi thăm viếng người quen với ông bố. Ông bố hỏi sao không bận quân phục vì ông ta hãnh diện có người con ra trận, anh ta kêu thích đồ dân sự hơn khiến ông bố buồn 5 phút.

Trước nhất anh ta đi viếng ông thầy, đã giảng dạy về tình yêu quê hương, dân tộc, hoàng đế, đủ trò. Ông thầy kêu thế hệ của anh do tôi đào tạo rất tốt, có tinh thần yêu nước còn thế hệ sau này đều theo chủ nghĩa bại chiến luận. Khi ra quán uống bia với mấy người bạn của bố thì nghe họ huynh hoan, nói về chính trị, tham mưu, đánh giặc, tiến vào Paris đủ trò.

Paul về lại quê hương nhưng không cảm nhận được mình thuộc về đây, chỉ muốn bỏ đi ra trận để cùng với các chiến hữu. Người duy nhất anh ta có thể nói chuyện là người mẹ đau bệnh, anh lên đường, lại rời xa mẹ như khi mới chào đời, phải bị cắt cuống rún một lần nữa.

Bạn học, cùng tỉnh từ từ chết trận, đếm không xuể trong cuộc chiến tranh thế giới năm 1914-1918, nhà văn Eric Maria Remarque viết rất hay, diễn đạt quá hay, mình không có khả năng kể lại cảm xúc của ông ta. Mình đọc cuốn này nhiều lần rất thấm thía. Tuổi trẻ ra trận, không còn muốn chinh phục thế giới, chỉ muốn yêu đời thay vì bắn giết những người đồng lứa bên kia giao thông hào.

Ra trận, anh ta lại hăng say đánh nhau nhưng quân Đức quốc yếu thế, bắt đầu rút lui rồi anh ta chết một cách bình thản. Dạo ấy người ta không có máy ảnh nên muốn ghi lại hình ảnh nào, anh ta lấy cuốn sổ nhỏ để vẽ lại. Hôm ấy, trong giao thông hào, bổng nhiên anh ta nghe tiếng chim hót, nên tò mò tìm kiếm, thấy con chim đậu trên cành cây trơ lụi một mình, hát vang trong ánh nắng bình minh nên lấy sổ ra vẽ, ghi lại khoảng khắc ấy. Say sưa vẽ, anh ta quên cảnh giác việc lính địch bắn sẻ, đứng lên đi theo con chim. 

Khi xưa, mình luôn luôn có sổ tay bên cạnh, ở đâu mình cũng vẽ, ghi lại khoảng khắc ấy. Lấy vợ rồi thì hết một thời ung dung, không cần tiền.

Đùng, một tiếng súng nổ và anh ta gục ngã trong chiến hào. Khuôn mặt nằm chết như mơ. Xem phim khiến mình nhớ đến ban nhạc Sao Băng, họ có một bản nhạc kể người lính về thành phố, cảm thấy xa lạ, rồi bỏ đi. Y chang cảm nhận của Paul, người lính trẻ chưa bao giờ biết yêu. Được huấn luyện trở thành cái máy giết ngươi rồi tới phiên mình bị giết.

Họ kêu gọi vì tổ quốc lâm nguy, vì nghĩa vụ quốc tế,…đẩy con cháu kẻ khác ra mặt trận, để rồi họ như tên hạ sĩ hèn hạ, thù dai, lãnh tất cả các huy chương, danh dự nhờ sự hy sinh của kẻ khác. Mỗi lần mình ra biển chơi, thấy bên đường, treo các hình ảnh lính mỹ chết trận tại Iraq khiến mình căm phẩn. Tập đoàn dầu lửa muốn chiếm đóng xứ này để bán dầu hỏa rẻ, kêu gọi đủ trò sau vụ 9/11 để rồi 20 năm sau, bỏ chạy mất dép. Số tiền bỏ trong 20 năm qua, có thể giúp Hoa Kỳ giàu mạnh hơn, người dân có cơm no áo ấm, thay vì vô gia cư đầy rẫy tại các thành phố lớn.

Cách hay nhất là tạo thành một quốc gia mà người dân sống hạnh phúc, no ấm. Một xã hội mà các nước khác phải khâm phục và học hỏi thay vì các khẩu hiệu vớ vẩn.

Nói lên sự chém giết của những người trẻ không cùng chiến tuyến. Họ chiến đấu, hy sinh để cho các ông to mặt lớn vui chơi ở hậu phương. Các người không ra trận như bạn của bố của anh Paul, ông thầy giáo,… chỉ nói về lý thuyết. Họ không đối diện cái chết từng giờ từng phút nên có thể kêu gào tinh thần ái quốc, hy sinh cho giống nòi,...

Nếu nhìn lại lịch sử, chung ta thấy tất cả các cuộc chiến tranh đều khởi phát từ những mưu đồ xâm chiến, cướp bóc của các cá nhân hay tập đoàn rồi họ sử dụng các cụm từ đao to búa lớn như bảo vệ quê hương, đất mẹ đủ trò, để đẩy thanh niên ra trận trong khi con cháu của họ thì ở nhà hay đi vệ binh tại nơi bình yên.

Nguyễn Hoàng Sơn 


Xóm Bà Thái Đàlạt xưa

 Bài này chưa đăng trên Facebook, đã có người nhiều đọc, chắc mấy ông thần khi xưa, đã từng đến đây.

Có ông thần nào đọc bài mình rồi nhờ mình nói chút gì về ga-ra Martinet , rồi một tên khác lại kêu Xóm BÀ Thái. Lạ thật! Mình xa Đàlạt trên 47 năm mà thiên hạ cứ xem như mình đang ở Đàlạt, hỏi đủ trò về Đàlạt xưa. Không hiểu mấy người rành ở Đàlạt đâu mất tiêu.

Mình thấy tấm ảnh này nhưng không biết chỗ nào ở Đà Lạt, nay có người mách là Xóm Bà Thái dang tiếng một thời ở Đà Lạt.

Mình có viết về các ga-ra, sửa xe hơi tại Đàlạt khi xưa rồi. Đa số xung quanh khu Abattoir, lò sát sinh của Đàlạt. Mình đoán là người Pháp làm lò sát sinh gần suối Cam Ly để khi làm thịt bò, heo, máu, xương gì thì quăn xuống suối Cam Ly như ở Paris khi xưa, nơi đảo La Cité. Ai tò mò thì kiếm bờ-lốc của mình.

Đây là hình chụp ngay ngã 3 đường Trần Hưng Đạo và đường về Trại Hầm, nơi được xem là đường vào Đàlạt trước khi họ thành lập đường Nguyễn Tri Phương, qua ngõ đèo Prenn. Cái cơ sở to đùng là ga ra Martinet thời tây, hình như của công ty Citroen. Dạo ấy tây gọi Société Anonyme des Garages d’ Annam, tiền thân của Ga-ra Mạc ti nét, sau này là ty Dụng Cụ của Đàlạt, trực thuộc ty công chánh Đàlạt, Tuyên Đức.

Ga-ra Martinet của Tây thành lập, sau thời Việt Nam Cộng Hoà, đổi thành Ty Dụng Cụ, xem như kho chứa vật liệu của Ty Công Chánh và sửa chửa xe cộ cho ty Công Chánh Đàlạt. Mình nhớ chiếc công xa Chevrolet của ty Công Quản Nước, cấp cho ông cụ mình được sửa chửa tại đây và sơn lại màu xanh da trời. Nói chung thì khi tây về nước thì họ bán lại cho người Việt hay chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, có thể giá hời nhưng ít ra chủ nhân người Pháp vẫn có số tiền để về tây, để khởi nghiệp lại.

Còn ngoài bắc thì xem như mất trắng vì Việt Cộng không đèn bù, cướp thẳng tay. Do đó Hà Nội và Paris không có liên hệ ngoại giao, Pháp quốc chỉ chấp nhận Việt Nam Cộng Hoà, và có toà đại sứ tại Sàigòn. Hà Nội có một văn phòng ngoại giao tại Paris. Sau 75, thì Hà Nội chiếm toà đại sứ của Việt Nam Cộng Hoà.

Luôn tiện đây mình xin nhắc đến những tác giả của các tấm ảnh được mình chọn để đăng. Mình được 1 người cho từ khoá trên “Vân khố” (cloud Library, mình dịch vân khố hay thư viện mây) đâu 700 tấm ảnh về Đàlạt. Trên Gú Gồ nên buồn buồn lấy xuống xem. Nói chung thì không biết tác giả là ai. Đa số là hình đen trắng. Hình ảnh màu trước 1975 thường là do người ngoại quốc chụp, vì họ có phương tiện rữa thời đó. Chụp hình ảnh màu, hình như ở Đàlạt chưa có tiệm nào biết rữa. Hình của ai có tên, mình biết sẽ đề tên hay để Internet. Chẳng may mình có tải lên đây ảnh của ai thì cứ cho mình biết để mình đề tên của tác giả. Không có tấm ảnh nào do mình chụp cả, khi xưa không có máy ảnh, xa Đàlạt trên 47 năm.

Mình viết cho vui để khỏi phải nhớ nữa, không có quảng cáo kiếm tiền. Tình cờ thấy ảnh nào, nhớ cái gì thì ghi lại thế thôi.

Mình thấy có nhiều tấm ảnh trên mạng, được nhiều người chôm về rồi ghi tên của họ như là chính tay họ chụp. Không hiểu lý do họ lấy của ai đó rồi bỏ tên của họ hay nhóm của họ. Hôm trước, có anh nào ở vùng Đông Bắc, con trưởng của ông Châu, quen với bố mẹ mình, tiệm chụp hình HỒng CHâu ở cầu thang chợ mỚi, có nói là thiên hạ lấy hình của bố anh ta sử dụng. Mình biết tác giả là ai thì mình ghi tên tác giả như để cảm ơn. Ai muốn chia sẻ bài của mình thì cứ tự nhiên. Mình không để ý tới tác quyền vớ vẩn vì chỉ viết cho vui. Ai thích thì đọc, không thì bỏ qua.

Hình này thấy rõ hơn, là Ga-ra MArtinet, bên cạnh trường học quốc tế đầu tiên được thành lập tại Đàlạt do ông mục sư Tin Lành thành lập. Mình có kể rồi. Hình này chắc lâu lắm vì mới có hai lớp học. Sau này có nhiều hơn. Ai tò mò thì đọc bài mình viết về ngôi trường này. Thấy con đường chạy xuống TRại Hầm, chỗ xóm Bà Thái, thiên đàng ái ân của đàn ông Đàlạt khi xưa.

Có ga-ra STT của gia đình Phượng, học chung với mình khi xưa và em gái Lệ Thu ở Paris, Ga-ra Trung Tín ngay góc Hải Thượng và Duy Tân. Nay ông Nguyễn Tính ở San Jose, có hai người con trai, nối nghiệp cha, mở ga-ra sửa xe ở Quận Cam, mình có gặp lại vài lần. Đường Hai Bà Trưng có 2 ga-ra cạnh phía sau trường Việt Anh. Không nhớ tên gì.

Xem không ảnh này thì thấy có ga-ra ngay đầu đường Hai Bà Trưng, nằm chơi vơi giữa mấy vườn xú, không nhớ tên gì. Khi xưa đi học, đi ngang đây mỗi ngày, mình gọi khúc đường từ dốc Cẩm Đô đến Hải Thượng là con đường “ngày xưa Fan Thị”. Hình màu do ông mỹ tên Jim Schicht chụp, bên tay trái thấy có dán nhãn hiệu to đùng của ai đó, không thấy rõ tên. Cứ đề tên tác giả, khỏi cần chú thích là mình tìm được.

Ông thần khác lại kêu ty Dụng Cụ gần Xóm Bà Thái, nơi các đàn ông con trai Đàlạt khi xưa đến đó để tìm động hoa đào hay xả xú-bắp cho nó thanh lịch hay bị cướp mất đời trai. Theo lời kể của một trong 3 nhân vật ở Đàlạt, đã quen biết Bà Thái từ thời bà ta còn hành nghề tại Sàigòn. Bà ta di cư vào Sàigòn rồi vì thời thế làm Ca-ve tại các vũ trường, lâu lâu có nhảy dù với khách, bị bắt tại Quận 2. Sau khi ra tù, bỏ lên Bảo Lộc hành nghề, rồi lên Đàlạt, làm bà chúa một vương cung vùng trời ân ái. Con trai thời đó chế lại bài hát “Summertime” như sau: “ Xóm BÀ Thái, khi vào đây mất 2 bò,…” (hai bò là tiếng lóng thời Việt Nam Cộng Hoà, nói 200 đồng thời đó.) 

Mình nghe kể lại, bà ta cao 1.58 mét, rất đẹp và dáng thanh tú. Bà ta làm ca-ve ở vũ trường Sàigòn. Khi xưa, đi vũ trường, đa số đàn ông đi một mình nên có mấy cô được gọi là Gái Nhảy, tây gọi là “danseuse”. Mấy ông vào vũ trường thì mua mấy cái ticket rồi khi nào muốn nhảy thì đưa cái vé nhảy cho cô nào mình chọn, mời để nhảy, hết vé nhảy thì đi mua thêm, không tiền thì về. Cô nào nhảy hay thì được mời nhiều, có nhiều vé, được thưởng nhiều. Xong om

Mình nhớ dạo ở Paris, lâu lâu có gặp nhà văn Hồ Trường An, từ Troyes lên chơi với ông bồ Tây. Có bà Châu, người Nam, hay viết bài đăng báo. Bà ta cứ muốn giới thiệu vợ cho ông Hồ Trường An, mà ông bồ lại ngồi cạnh, không hiểu tiếng Việt. Bà Châu kể khi xưa, bà làm quản lý các gái nhảy ở vũ trường Sàigòn, không nhớ vũ trường nào. Bà có giải thích mình như vậy mà hỏi tây già thì họ cũng nói về vụ này. 

Trong cuốn phim “La Valse dans l’ ombre “ có nói đến mấy cô gái nhảy mà cô vợ của RObert Taylor, trong thời chiến, không có tiền, cô ta phải đi làm gái nhảy nuôi thân khi nghe tin chồng tử trận. Trong vũ trường, có thấy cảnh mấy ông mua vé nhảy. Nếu mình không lầm thì mấy cô gái nhảy, tiếng lóng tây gọi là “cave“, sinh hoạt trong các hầm chứa rượu, thường ở hầm dưới đất nên người Việt gọi là Ca-ve. Các người làm nghề khuân vác, họ kêu là coolie, người Việt mình gọi cu-li.

Bà Thái, không biết tên thật, di cư vào Nam rồi làm gái nhảy tại vũ trường rồi lâu lâu nhảy dù với khách. Theo một đại gia khi xưa kể, bà ta rất chìu khách, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Sau bà ta đắt khách quá nên phải kiếm thêm đàn em để cung cấp cho khách quen. Bà ta chỉ đi với khách rất thân tình còn thì để đàn em chăm sóc các đại gia thời đó. Sau đó bà ta bị bắt tại quận 2. Ra tù, bà ta dọn lên Đàlạt, với vài đàn em.

Cô gái nhảy tên Cẩm Nhung bị tạt át xít vì đi chơi với đại gia.

Mình đoán làm ăn ở Sàigòn, chắc bị ma cô hăm doạ ra sao đó hay bị bà lớn nào doạ giết, tạt át-xít như vũ nữ Cẩm Nhung nên mới dọn lên Bảo Lộc rồi từ từ chuyển về Đàlạt. Chắc cũng có mấy đại gia hay ông lớn vùng nào bảo trợ.

Viết tới đây, mình nhớ có lần đi xem đại nhạc hội ở rạp Ngọc Hiệp với bố mẹ mình. Đến khi có vũ nữ sexy Thu Thuỷ thì phải, ra sân khấu múa, theo điệu nhạc mambo rồi từ từ cởi áo thì tự động mấy ông đứng lên. Mấy ông ngồi ghế phía đứng lên thì mấy ông phía sau cũng phải đứng lên khiến mình chả coi được gì cả, dù có đứng dậy. Ra về mẹ mình nguýt ông cụ quá cở thợ mộc. Hình như dạo ấy, đại nhạc hội hay cải lương phải có vụ múa thoát y này mới câu khách được. Chán Mớ Đời 

Thiên hạ kêu đây là Đại Ca Thay. Mình thì mường tượng về ông Hùng Cường, đóng vai Điệu Ru Nước Mắt. ông Trần Quang đóng vai Trần Đại thì tốt hơn nhưng Hùng Cường thì ăn khách cải lương nhiều hơn.

Lên Đàlạt, bà ta cho đàn em làm ca-ve tại các vũ trường, trong số đó có một cô tên Hải, làm ca-ve ở khách sạn Du Parc, sau này lấy Xí Rổ, du đảng khét tiếng một thời, bảo kê mấy cô này ở các vũ trường. Ai mà sàm sở hay chơi chạy thì Xí Rổ xin tí huyết. Có lần Xí Rổ chém Đại Ca Thay trước vũ trường La Tulipe Rouge. Đại Ca Thay về Sàigòn, chở đàn em đầy máy bay lên Đàlạt, lùng Xí Rổ mấy ngày. Sau hai tên du đảng nổi tiếng tại Đàlạt thời đó Lai và Thái, nhà trong hẻm, dốc Nữ Công Gia Chánh, có bà mẹ bán cơm ngoài chợ,  dứng ra điều đình với Đại Ca Thay trên Sân Cù, cho Xí Rổ xin lỗi vì đã vuốt râu hùm, chưa biết mặt trời cách mạng. Xí Rổ chết sau 75, không nhớ nguyên nhân gì. Hình như sau này, Thái đi tuần cảnh, hay đứng gác trước rạp Ngọc Hiệp.

Xóm mình cũng có một ông thần nay đã qua đời. Ông thần này vào tiệm hớt tóc trước rạp Ngọc Hiệp, đâm ai một một nhát, chết luôn, bị đầy đi Côn Đảo. Sau này, mãn tù về Đàlạt, mình có thấy mặt một hai lần trong sân nhưng không dám nói chuyện.

Mình nghe kể Xí Rổ rất giỏi võ vì chém được Đại Ca Thay không phải dễ, nhất là Đại Ca Thay, trùm du đảng Sàigòn, có đàn em đi bên cạnh. Dạo đó chưa có đại đội Trinh Sát 302 nên Đại Ca Thay đem mấy chục tay chém mướn, và súng đạn từ Sàigòn lên Đàlạt mới làm Xí Rổ hoảng, ra xin lỗi.

Nhà Xí Rổ ở đường Tăng Bạt Hổ, cạnh nhà của Đào VĂn Quý bạn học với mình, bên cạnh Vọng Nguyệt Lầu. Giữa nhà Quý và Vọng NGuyệt Lầu, có một cầu thang đi xuống một cái động của mấy chị em ta, chắc được Xí Rổ bảo kê. Tên Quý kể; thấy mấy tên bạn học chung khi xưa, hay bò lại đây, tìm động hoa vàng. Cuối tuần, sinh viên Võ Bị và CHiến Tranh CHính Trị đi phép, ghé đây làm một tăng, sau đó lên lầu ăn hủ tiếu Nam Vang. Tiệm này, có lần suýt bị nằm vùng đặt chất nổ. Con gái của tiệm này và lữ quán Sàigòn kể; sau 75 có ông nằm vùng nói bà mẹ là ông ta đem gà-men đến tiệm, có chất nổ trong vì sinh viên Võ BỊ ăn đông lắm nhưng nghĩ sao, ông ta không bỏ lại gà men lại. Có lẻ thấy đám con nít chơi trước tiệm.

Nhà bên tay phải 1 tầng là nhà của Quý, bạn học của mình, chỗ cột điện và Vọng nguyệt Lầu, có một cầu thang nhỏ đi xuống động mấy chị em ta. Nhà Xí rổ thì cách nhà Quý đâu 2 căn. Tết hay mở sòng bài Tài Xỉu ở đây, trước sân. Có năm mình thấy ông kia thắng nhưng Xí Rổ, rút con dao ra, để nơi bàn, ông kia bỏ đi. Quý kể cho mình là Xí Rổ có mánh là dán miếng mút ở dưới đáy của cái tô hay chén để chận hột xí ngầu nên khi lắc có một hột xí ngầu không bị lắc. Quý có người anh tên Việt, tập Nhu đạo với mình.

Vọng nguyệt lầu, ở trên bán chè, mình hay đến ăn với đám bạn ở đây, có cái cửa nhỏ đi lên lầu, bên tay phải. Còn ở dưới là tiệm hủ tiếu Nam Vang, mình chưa bao giờ ăn ở đây. Bên tay trái, sau cái bảng  hướng dẫn đường, có một khúc tiệm bi-da Hồng Ngọc.

Mình có nghe nói đến một động chị em ta ở trên đường Trương Vĩnh Ký, chỗ khách sạn Thuỷ Tiên đi vào. Có một anh chàng kia mình biết, khi xưa đi hướng đạo LÂm Viên, sau đi nhảy dù rồi đào ngủ, vào đó bảo kê một cô nào đó, sau này có con. Nay chết rồi, mình về Đàlạt không gặp lại. Ai đã từng thăm viếng chỗ này thì kể cho thiên hạ nghe. Có khách quen ở động này, cho biết tên là động Anh Đào.

Dạo mình đi thi Tú tài, có màn khám sức khoẻ để nộp đơn thì Tú tài. Hoá ra là cách để họ thanh lọc các tên nằm vùng, thường bị sốt rét. Không thấy khám sức khoẻ cho nữ sinh, chỉ có con trai. Có chuyện vui, khi đi khám sức khoẻ trên nhà thương, có tên đứng trước mình. Bà y tá, lấy cái kéo đỡ con chim của hắn để coi có bị bệnh gì không, bổng nhiên, bà ta lấy cái kéo khỏ nơi cái buồi của hắn, kêu nứng nè. Hắn nhăn nhó, khiến mình và mấy đứa đi sau, đến trước bà y tá, không dám chào cờ. Nhiều tên bị y tá nhà thương xúi cắt Bì da Đầu nên vào lớp thấy mấy tên cà nhắc, rên hừ hư, lại có tên khoe là mới đi kinh lý xóm Bà Thái.

Mấy tên khác trong lớp như mình cảm phục chúng lắm. Chúng kể đi xóm Bà Thái hàng tuần, kể gặp em này làm ra sao, em kia chơi thế nào. Không biết chúng nói thiệt hay nổ nhưng cũng vui. Tên nào tên nấy đều gáy lắm nhưng khi gặp gái thì ngọng. Cũng có tên lâu lâu, thấy ôm con, Bồ đi học trùm poncho che cái bụng. Kinh lắm. Nói như bố vợ của Easy rider: ‘Nó đi tu, anh đi tù”. Có tên mình gặp lại ở Hoa Kỳ, than là không lấy được người mình yêu, phải lấy người mình làm cho có bầu, đành phải hát: “đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng có thai, yêu ai cũng có bầu,…”

Trong cuốn Go Native, ông Cornett, cựu cố vấn tình báo cho đại đội trinh sát 302, có kể mỗi lần đi hành quân về là bò ra Xóm bà Thái. Bà Thái không lấy tiền, ngược lại ông đem rượu,…mua trong PX đem tặng bà ta. Ông ta kể bà Thái nuôi cả trăm cô gái ăn sương nên mình tò mò vì khi xưa, còn bé chưa bao giờ có cơ hội bò lại đây. Nuôi một đám lâu la cả 100 người thì khá phức tạp, không phải dễ. Ai đã từng vào sinh ra tử ở động bà Thái thì cho em xin thêm chi tiết. Cảm ơn trước.


Mai mốt hành quân mình còn sống..
Về ghé SM phá phách chơi   
Chia sẻ niềm vui cùng gÁi điếm..
Đốt tiền mua vội một cuộc vui" người lính Nguyễn Bắc Sơn

Xóm bà Thái cũng là nơi tụ tập của lính 302 khi đi trận về. Chắc thế nào cũng có vài chị em ta hy sinh cho cách mạng, vào đây phục vụ, làm hộ lý, kiếm tin tức cho cách mạng. Ông thiếu tá Phong kể hay đi cắt tóc ở trước rạp Ngọc Hiệp, tên hớt tóc cứ hỏi tình hình đánh trận ra sau, ai ngờ sau 75 mới khám phá tên nằm vùng hạng gộc của Đàlạt.

Cuộc đời bà THÁI cũng tương tự Madame Claude, Tú bà nổi tiếng ở Paris, phục vụ các đại gia tây và quốc tế, trong đó có tổng thống Kennedy khi ông ta ghé Paris, trước khi tuyên bố “Ich  Bin Ein Berliner” tước bức tường Bá Linh. Bồ bịch với một tên con nhà giàu, hút sì-ke ma tuý, bán ma tuý cho thanh niên Đàlạt trong chương trình hủ hoá , đầu độc thanh niên miền nam của Hà Nội.

Ngoài chợ, khu Hoà Bình, thấy treo mấy biểu ngữ kêu gọi bài trừ ma tuý. Mình có mấy tên học chung, con nhà giàu khi xưa có hút sì ke, có gặp lại 3 tên ở Cali. Có một tên chết vì sì ke. Tên Bồ bà Thái chơi sì ke nên bà ta cũng dính, rồi xóm bà Thái bắt đầu bán sì ke ma tuý cho giới trẻ Đàlạt. Ông Cornett có kể, 302 về, chơi thuốc phiện, lêu bêu đâu đâu ở xóm Bà Thái,…

Sau 75, bà ta bị đưa đi cải tạo “phục hồi nhân phẩm”, có gặp lại trong tù một đại gia Đàlạt khi xưa, 1 trong 3 người Đàlạt quen bà ta thời còn phục vụ tại Sàigòn. Sau này, ra trại bà ta đổi tính, thiền tu lắm rồi qua đời. Có nhiều cô gái giang hồ xưa tiễn đưa người chủ cũ ở chốn Lầu Xanh. Vợ của Xí Rổ, vì nghèo khổ thời bao cấp cũng từ trần năm sau, để lại một người con mới sinh được một năm.

Ngày nay dân số Đàlạt lên rất nhiều nhất là du khách thăm viếng rất đông nên chắc các xóm Bà Thái  đương đại chắc mọc đầy Đàlạt, nhằm cung ứng cho du khách và thị dân. Nhớ tới đây.

Ghi lai vai hang -dã Chứng Kien :
Bà Tá rát vui và chiu chuộng tói bén Cho Khánh xộp... quen thân và phục vụ giỏi chúc ...
Hoạt động khá nhộn nhịp và biết cư xử xã giao .. tin rat đắc biet như sau ,những CS già ai cũng biết*** có Vị CS Truong Ty Moi dpi len -DL tên V.. Moi nhậm chuc. Đuoc đàn em đưa tham quan " lầu xanh nay" vui vẽ** Khi ra về hôm sau thấy mtrong túi bao thư có 20.000 đong.? Ông ta bèn bão đàn em mang trả lai.. chuyện thật hi hữu.!
.. Có người linh nguyễn Bác Sỏn làm thơ  ".. mai mót hánh quân mình còn sống..
Về ghé SM phá phách choi. Chia 
 Xẽ niềm vui cùng gÁi điếm..
Đốt tiền mua vội một cuộc vụi"
Noi đây cũng là chỗ xã hoi thòi  chiến và khách mua vui cũng đã có đám đàn em thay đổi từ nội khác về.
Sau cũng bà ta lấy thanh niên an chơi hút nghìn tên Gi... để cũng sinh hoạt lén. Cần sa.
75 khép cửa và đi tù giam Bao Loc.
Bà chết sau đó vài nạm
Đám mA qua phố người ta thấy một số đồng gái xưa đưa tiễn.
Chú

Nguyễn Hoàng Sơn



Trứng tây Trứng mỹ

 Từ đầu năm nay, giá trứng tại Cali lên đến 40%, lại thấy đề trên các vĩ trứng “Free Range” (kiểu gà đi bộ, không nuôi trong chuồng), mình lấy làm lạ nên tìm hiểu. Hoá ra có Proposition 2, được 65% dân cư Cali bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2008, bắt đầu hiệu lực từ đầu năm nay. Có hiệp hội bảo vệ súc vật, chống cách nuôi gia cầm trong những điều kiện tồi tệ, đưa ra dự luật này và được dân cư Cali chấp thuận.

Dự luật 2 bắt các nhà chăn nuôi gà phải cho thêm 70% không gian cho mỗi con gà có thể di chuyển. Cho nên nghe “free Range”, không có nghĩa là gà đi bộ, được thả ra ngoài đồng mà có thêm chút chỗ trống để xê dịch. Xem các phim tài liệu, gà đứng một chỗ, được cho ăn no nên mập quá, đi không nổi, thậm chí bò cũng vậy.

Ngoài ra còn có chỉ thị cách thức nuôi gà mang số AB 1437, cấm bán gà nuôi trong chuồng chật hẹp. Các chuồng này gồm 90% gà nuôi tại Cali. Vấn đề này cũng áp dụng cho cách chăn nuôi bò và heo. Do đó có thể Cali sẽ không có thịt heo vì các nhà chăn nuôi chưa có khả năng tài chánh để cập nhật hoá theo các tiêu chuẩn chăn nuôi của Cali. Khi không phải xây thêm 70% chuồng nuôi heo, tốn tiền mà giá bán không lên.

Khi mình từ âu châu qua định cư tại Hoa Kỳ, rất ngạc nhiên khi thấy trứng bên mỹ phải để trong tủ lạnh trong khi bên âu châu thì để ở ngoài. Lúc đầu, mình tưởng để trứng ở ngoài vì sợ hư nhưng nhớ lại khi xưa ở Việt Nam, nhà mình có nuôi gà, gà ấp mất 3 tuần, đâu có tủ lạnh hay người ta ăn hột vịt lộn. Bên âu châu cũng vậy, mua hột gà về thì để trong tủ hay trên bàn tương tự các thỏi bơ cũng đâu thấy họ bỏ tủ lạnh. Mình ở âu châu 12 năm trời, đâu có tủ lạnh trong phòng Ô-sin, đâu có bệnh tật khi để bơ và trứng ở trên bàn học.

Sau này mới khám phá ra bên mỹ, họ bắt phải rửa trứng gà trước khi đem đi bán. Lý do: sợ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, do đó phải bỏ tủ lạnh để chống vi khuẩn tràn lan. Khi rửa trứng thì có khả năng làm vỡ vỏ trứng nên họ bắt phải bỏ tủ lạnh. Ngược lại bên Âu châu thì lại cấm rửa trứng gà vì sợ làm vỡ vỏ trứng và không được bỏ vào tủ lạnh. Thế lầy nà thế Lào?

Âu châu đúng hay Hoa Kỳ đúng? Chán Mớ Đời 

Trứng mua ở nông trại gần nhà ông nuôi ong, trứng gà họ mới lượm hồi sáng. Rẻ hơn ở siêu thị lại tươi như hoa 10 giờ.

Hoa Kỳ cho rằng gà được nuôi trong chuồng hay bị lây bệnh salmonella nên họ bắt phải rửa trứng gà trước khi đem bán. CDC cho rằng hàng năm có 79,000 vụ bệnh từ thực phẩm và có đến 30 người chết, bị ngộ độc vì ăn trứng dính vi khuẩn Salmonella Enteritidis. Ra lệnh phải rửa trứng và bỏ tủ lạnh khi di chuyển và trưng bày bán ở chợ. 

Ngược lại ở Âu Châu thì lại cấm rửa trứng. Lý do: có thể làm hỏng cái vỏ trứng, giúp các vi khuẩn có thể thâm nhập vào phía trong của trứng. Nói chung vỏ trứng rất đều, nội bất xuất ngoại bất nhập. Thậm chí dùng tia cực tím không thể xem là rửa. 

Người ta cho biết; trứng gà nuôi ngoài đồng, có nhiều sinh tố A, E, và D, omega-3, betacarotene  và ít cholesterol. Lý do là gà ăn côn trùng, ngoài đồng tốt, có nhiều sinh tố hơn là được nuôi bởi các bắp GMO,… các cholesterol trong trứng gà được xem tốt cho cơ thể. Tương tự bò được nuôi ngoài đồng, ăn thì thịt lại mềm, nhiều chất đình dưỡng tốt hơn là bò để nuôi trong mấy gian phòng, đứng một chỗ, ăn bắp GMO. Tương tự con người chỉ ăn mà không di chuyển.

Từ đầu năm đến giờ, mình mua hột gà ở trại gà gần vườn mình cho đồng chí gái ăn. Ăn trứng bổ, đủ các chất dinh dưỡng nên cô nàng ăn mỗi ngày. Mình nhận thấy sự khác biệt là trứng mua ở trại mới trong ngày thì tròng đỏ, màu rất đỏ như nghệ, còn tròng đỏ của trứng mua ở siêu thị thì màu vàng nhạt, lỏng le không dầy đặt. Trứng ở siêu thị thì nghe nói họ để tủ lạnh cả năm, nên có màn hạ giá khi gần hết hạn. Trước đây, mình thấy hạ giá là mua nhiều, nay thì sợ lắm rồi vì họ có thể để cả năm rồi.

Cạnh nhà ông nuôi ong, có trại gà của một gia đình Mễ nên mỗi lần mình đi lấy mật ong cho cô cháu hay bạn bè thì ghé mua cho vợ. Kệ chịu khó một chút nhưng bảo đảm chất lượng tươi. Mấy người này để cái quán ngoài đường bán, họ mua mật ong của ông nuôi ong và bán lại một thùng giá $60. Họ nói với mình, bán giá cao thì thiên hạ mới tin là mật ong nguyên chất, hữu cơ. Chắc mình cũng nên lấy tiền của bạn bè khi họ nhờ mua mật ong. Tốn tiền xăng, họ lại kêu rẻ quá, chắc không phải đồ thật.

Theo mình đoán là các công ty thực phẩm, lobby cho các cơ quan chính phủ, bắt rửa trứng để họ có thể bỏ lạnh, giữ lâu, chớ theo tiêu chuẩn y tế âu châu thì cấm rửa các trứng vì sợ truyền nhiễm. Chính phủ muốn nói sao cũng được để giúp các công ty thực phẩm làm giàu. Thôi mua trứng của các nông dân gần nhà cho chắc ăn. Vừa tươi vừa giúp họ có chút tiền thay vì các công ty thực phẩm ăn hết. Xong om.

Nguyễn Hoàng Sơn 


Oktoberfest 2021

 Tuần này, mình làm Toastmaster nên chọn đề tài Oktoberfest 2021. Lý do vào thu và tháng 10. Mình ngạc nhiên là người Mỹ không biết về lễ hội lớn nhất thế giới này, dù 40% người Mỹ tự xưng là gốc Đức quốc. Cho thấy người Mỹ ít biết nhiều về văn hóa trên thế giới nhất là 46 triệu người Mỹ tự nhận là hậu duệ của người Đức. Họ cảm ơn đã chia sẻ, nói về lễ hội này. Lễ hội này, được tổ chức hàng năm, có trên 7 triệu người tham dự, diễn ra trong hai tuần lễ thêm hai lần cuối tuần, có thể lên đến 16 đến 18 ngày. Đặc biệt, tên gọi là lễ hội tháng 10 nhưng lại bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 10.

Năm ngoái và năm nay không có tổ chức vì Covid-19. Lễ hội này khởi đầu từ 210 năm qua, chỉ không tổ chức đâu 28 lần vì chiến tranh, bệnh dịch. Tính ra một người Mỹ đi dự lễ hội này, phải chi $5,000, tiền vé, tiền khách sạn vì trong lễ hội này, khách sạn cháy vé, giá lên gấp 3 ngày thường. Một ly cối bia giá $15 thay vì $6 như mọi ngày. Mình nói họ không cần đi xa, tốn tiền chỉ cần ra Huntington Beach, có khu người Đức, hàng năm họ tổ chức Oktoberfest, cả tháng.

Cô phục vụ viên này, một tay cầm mấy ly cối bia, đem đến mỗi bàn để khỏi mất thì giờ. Chụp hình nên kiếm cô đẹp, thường là thấy mấy bà to béo lắm.

Nhưng không thể nào bằng tham dự tại thành phố Munich cả. Đông như ngày hội. Dân tứ xứ đến, nói chung thì độ 60% người tham dự là dân địa phương. Họ cho biết là những ngày lễ hội này, vợ chồng ngoại tình nhiều lắm vì say sưa rồi đi theo ai về nhà họ. Mình có tham dự lễ hội bia nổi tiếng ở thành phố Colmar, ở Pháp quốc nhưng nhỏ hơn nhiều. Ở đây thì gấp 10 lần như vậy.

Nhiều nước có những ngày lễ hội giúp người dân vui chơi và bỏ bớt buồn phiền như ở Ấn Độ, có một ngày, người vợ có thể đánh tên chồng nhưng tên này không được làm gì cả. Bao nhiêu uất ức trong năm, mụ vợ khệnh tên chồng rồi qua ngày hôm sau, tên chồng lại khệnh lại. Lễ hội này được gọi “lath mar holi”. Tương truyền, thần Krishna, khi còn trẻ hay đến cái làng này để thăm người yêu. Có lần trong mùa lễ hội màu sắc (Holi), người dân quăn bột màu cho nhau. Mình chưa bao viếng xứ cà ri nị cả nhưng xem mấy phim tài liệu du lịch, văn hoá xứ này.

Trong hình thấy phụ nữ che mặt để đàn ông không nhớ mặt, trả thù nhất là mấy ông chồng

Ông thần Krishna và mấy người bạn trẻ hay chọc mấy cô mấy bà khiến họ nổi khùng, lấy cây rượt đánh mấy ông, ngay cả thần Krishna. Cho thấy phụ nữ Ấn Độ không sợ ai cả. Cũng từ đó, người ta làm lễ hội này hàng năm. Đàn ông bị đánh không được đánh lại, chỉ lấy khiên đỡ.

Ở Việt Nam, mình đọc trong cuốn sử thời vua Tự Đức, có kể những hội lễ làng như ở đình, trong  vòng mấy phút, người ta dập tắt các ngọn đuốc, dân làng leo lên đình để đánh mấy tên cai trị làng,…. Hay ở Bắc NInh, có lễ hội mà trai gái tìm nhau đứng gần nhau, rồi khi họ tắt đuốc thì mò mẫn nhau, có cả hình vẽ cảnh xưa, khá vui. Mình có giữ tấm ảnh tranh này nhưng chắc phải xem để ở đâu. Có lẻ vì vậy mà có dân ca quan họ Bắc NInh “yêu nhau cởi áo ơi à cho nhau,..”

Trở lại Oktoberfest, lễ hội này khởi đầu từ đám cưới của hoàng tử vùng Bavarian, tên Ludwig và bà vợ tên Therese chi không nhớ vì tên khá dài. Họ cho dân dã tham dự, ăn uống no say, hát hò, nhảy múa. Thích quá người dân hay đúng hơn các tay bán bia, cho rằng cơ hội bán bia nên đứng ra tổ chức lễ hội này hàng năm và trở thành tập tục của thành phố Munich.

Trên Netflix, năm ngoái, có chiếu bộ phim nói về tranh dành thị trường bia ở vùng này, nói đến lịch sử các bia của Đức quốc. Ai tò mò thì nên xem. Mình có thời gian ở âu châu và Thuỵ Sĩ củng như Đức quốc một thời gian ngắn nên tò mò, muốn hiểu thêm.

Lễ hội được gọi là lễ hội tháng 10 (Oktoberfest) nhưng lại tổ chức vào tháng 9, và kết thúc đầu tháng 10. Lý do là tháng 9, trời còn đẹp, tháng 10 bắt đầu lạnh và mưa nhiều. Các tay buôn chỉ cần đổi lại trước đó 2 tuần là vui. Chỉ có bia sản xuất từ Munich được bán tại lễ hội, còn bia các vùng khác hay trên thế giới thì bó tay. Chỉ có 6 công ty bia ở Munich được bán thôi. Mình không nhớ tên vì dài lắm, nhất là mình không uống bia. Độ cồn của bia tại đây rất mạnh 6%, có 14 cái lều để thiên hạ vào ăn và uống bia và nhảy múa.

Có một lễ hội mình muốn tham dự ở Tây Ban Nha là Pamplona ở San Firmin, nơi họ chạy vì bò rừng rượt trong thành phố và La Tomatina ở gần Valencia mà khi xưa, mình hụt mất 1 tuần lễ, nơi họ chọi cà chua vui lắm. Bạn bè kể. Chắc sang năm. Hy vọng.

Tuần này, không có vợ mình bò lại mấy tiệm ăn gốc đức, ăn đồ của họ để nhớ lại chút dư âm của thời còn trẻ, giang hồ tứ xứ. Mình sẽ dẫn mụ vợ tuần tới đi ăn ở Oktoberfest ở Huntington Beach.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Mụ vợ đi Hạ Uy Di

 Tuần này, mụ vợ đi chơi với 5 người bạn học Trưng Vương cũ ở Hạ Uy Di, con trai đi thăm em gái nó, mới dọn sang New York, mình ở nhà lơi khơi. Tính đi lên San Jose chơi, thăm người dì và mấy người bạn nhưng có mấy việc cần phải làm. Có người hỏi mình sao không đi với mụ vợ khiến mình buồn cười.

Trước khi đi, mụ vợ, đòi huỷ bỏ chuyến đi, khiến mấy cô bạn gọi mình ới ới, hỏi thăm tình hình nên mình phải đẩy mụ đi. Được một tuần lễ không bị mụ vợ quản giáo thì hạnh phúc biết chừng nào. Thật ra vợ chồng lâu lâu cần có những không gian riêng tư. Cuối tuần, mụ vợ đi chơi với mấy bà bạn, thay đổi môi trường, không khí, cả tuần xà quần trong nhà với mình, nhất là dạo này, mụ vợ làm việc tại gia. Cần thay đổi không khí.

Thấy mụ vợ không gọi là mình mừng, lại còn gửi hình ảnh đủ trò lại càng mừng hơn. Vậy là mụ vợ vui chơi với bạn. Vài năm nữa già thêm, bênh tật đủ trò, chưa chắc có thể họp mặt nhau đi chơi như vậy nữa. Như chạy đua nước rút với thời gian, khi xưa thì chụp cận cảnh, nay thì xa xa để khỏi thấy nét nhăn của thời gian xoá nhoà phận má hồng.

Có cô bạn mua cái Timeshare, chồng con ớn đi hàng năm nên rủ bạn bè đi chơi cho vui nên mấy bà bỏ chồng con, cháu ngoại, cháu nội ở nhà đi chơi với nhau, tìm lại chút hồn nhiên của thời cặp sách đến Khung cửa Mùa Thu ngày xưa.

Ngoại trừ đồng chí vợ, toàn bà ngoại, bà nội đang tạo dáng, Chán Mớ Đời 

Nhớ hôm đám cưới, khi đi chào bàn, vợ tên bạn hỏi đi tuần trăng mật ở đâu, mình cho biết là Cancun. Cô nàng kêu đừng có mua Timeshare khiến mình như bò đội nón, không hiểu gì cả. Mới sang mỹ có vài năm nên chưa thông đời sống ở mỹ. Chỉ nhớ cô nàng dặn là đừng có nghe lời ai đi viếng các khu nghỉ dưỡng. Sang đó thì đâu có thì giờ đi đâu, chỉ quanh quẩn ở khách sạn, vật lộn trên giường. Đói thì bò dậy đi chợ kiếm đồ ăn vì trong khách sạn đắt lắm.

Mụ vợ với cô bạn

Đói thì bò xuống đi vòng vòng kiếm đồ ăn vì một chai nước lạnh, để trong phòng, giá biểu thời đó là $2 gần bằng một tô phở ở Bolsa. Cứ uống xong của khách sạn, hai vợ chồng đi chợ Mễ, mua nước về để lại tủ lạnh. Xong om. Mễ không lấy được tiền của người Việt. Kinh

Sau này, đi vào shopping Mall ở Quận Cam, thấy chiếc xe hơi để chình ình, kêu thiên hạ muốn trúng chiếc xe miễn phí thì điền tên, địa chỉ, khi nào xổ thì họ báo. Mình chạy chiếc xe trên 150,000 dậm, nên thử thời vận, điền tên rỏ ràng, sợ viết sai thì trúng không được lãnh. Vừa viết vừa vái tổ xe hơi cho mình trúng. Họ hỏi có nhà cửa, lương bổng bao nhiêu, mình kê khai hết nhất là có tố chất máu nổ trong người nên viết cao hơn số lương nhận hàng tuần.

Đâu 1 tháng sau, nhận được lá thư chúc mừng. Họ báo cho biết là mình đã trúng được một vé đi Florida, 1 tuần miễn phí. Lấy vợ xong thì hết tiền, đâu có tiền đi Florida, mua vé dù ở khu nghỉ dưỡng miễn phí. Thôi đành đi xem thử khu nghỉ dưỡng của hảng này ở San Capistrano gần nhà. Nếu thích thì sẽ ghi tên đi vùng này, rẻ hơn, chỉ lái xe xuống đó.

Đến nơi, thấy sang trọng quá, đi vào như cung điện, họ dẫn cho ăn uống ngon cực đỉnh, sau đó thì họ cho một tên mỹ ra chào rồi kêu gọi mình nên mua. Mình nói ở vùng này nên không cần, chúng kêu mình có thể đổi với những “chủ nhân-nạn nhân” khác ở khắp thế giới. Mình có thể đi âu châu, khắp thế giới, đổi với những người kẻ khốn nạn, bị dụ khác trên toàn thế giới. Tiền không có ăn mà hắn kêu đi du lịch ở xứ khác. Từ đó sợ đến gia, không điền gì hết.

Mình kêu không có tiền thì chúng kêu tên xếp ra. Tên này dùng chiêu độc hơn nhưng mình kêu thất nghiệp, không có tiền. Nó chửi mình như tát nước nhưng cứ khư khư, rồi dẫn vợ ra về. Không có mình thì chắc mụ vợ đã ký giấy mua rồi. Từ bé, mình quen bị thiên hạ chửi ngu lâu dốt sớm nên ai chửi mình cũng không mất bình tỉnh vì đã được chích ngừa từ bé. Các đòn bán xe, bán nhà mình có học trong cuốn “You can negotiate anything” do tên bạn học xưa, Chử Nhị Anh tặng khi đi du lịch ở Hoa Kỳ. Hắn dọn nhà, để chuẩn bị lấy vợ, kiếm sách cũ cho mình. Cuốn sách này là kim chỉ nam, nay mình kêu con mình đọc cuốn này.

Một hôm, có tên hàng xóm người Việt, hỏi mình có muốn đi Mễ Tây Cơ, ở khu nghỉ dưỡng của hắn, chỉ trả tiền bảo quản đâu $500 cho cả gia đình hai vợ chồng hai đứa con. Hắn kêu là đã mua lâu rồi nhưng năm nay không muốn đi nên mời gia đình mình đi với điều kiện trả tiền bảo trì. Nghe thấy miễn phí là vui, mình nói để hỏi vợ. Về nhà mình lên mạng, xem khu nghỉ dưỡng này thì thấy xây từ 20 năm qua. Nay họ có xây một khu nghỉ dưỡng khác mới hơn, đang khuyến mại, mình có thể sử dụng hồ tắm, ăn uống tại khu nghỉ dưỡng cũ, có xe buýt chở miễn phí. Thế là mình đóng tiền đi khu nghỉ dưỡng mới vì rẻ hơn tiền bảo quản mà ông hàng xóm nói, lại ở chỗ mới. $400 thay vì $540.

Đến ngày, ra phi trường, đi hảng hàng không MỄ, chúng kêu hết chỗ. Mình bò tới hỏi tại sao hết chỗ, cho tao nói chuyện với Manager của mày. Đó là cách họ dạy khi thương lượng, cho tao nói chuyện với xếp mày là chúng hoảng liền, sợ bị quở, mất việc. Đứng đợi đến khi chúng kiếm được manager đến. Mình hỏi tại sao, tao đã trả tiền khách sạn bên Mễ, nay mày kêu hết chỗ là thế nào.

Manager kêu ngày mai lại đây, kêu gặp tao thì tao dành cho vé trên máy bay, nay để thứ lỗi, cho gia đình $100 để ăn uống ở phi trường và vé khứ hồi cho cả gia đình để đi Mễ trong vòng một năm. Mình đành chấp nhận, $100 thời đó bằng $400 ngày nay, thêm vé khứ hồi cho 4 người lên đến cả $1,000 hay $4,000 thời nay, vì lạm phát.

Hôm sau, ra phi trường, kêu cho gặp bà Manager, có giấy lên máy bay như VIP. Kinh! Đám Mễ đi máy bay nhìn mình thèm thuồng như người Việt ở Việt Nam nhìn ngoại quốc được đối xử tố thơn. Chán Mớ Đời 

 Máy bay đến phi trường Mễ. Lúc ra khỏi khu quan thuế thì dân Mễ, chạy lại réo gọi mình đi taxi, bú xua la mua khiến vợ con hoảng tiều. Mình xổ tiếng Mễ, chửi vài câu bằng tiếng Mễ khiến chúng dạt ra. Mình sợ móc túi thôi. Có tên taxi, kêu đi taxi miễn phí khiến mình thấy lạ. Mình như con chó của ông Palov, cứ nghe miễn phí là thính tai lắm. Đứng lại hỏi, trong khi vợ chửi thề, thôi đi vì mệt, lại sợ đám Mễ bu lại như kiến. Tên Taxi kêu đi taxi miễn phí nhưng mai phải đi viếng khu nghỉ dưỡng nào đó. Mình kêu taxi khác, không có cò mồi về khu nghỉ dưỡng.

Phải công nhận khu nghỉ dưỡng mới quá đẹp. Mụ vợ thấy là mê! Cái này nguy hiểm lắm, khi mụ vợ thích cái gì. Tới nơi cổng gác vào, chúng tra hỏi tên của mình, xem có trong sổ hay không. Hôm qua, mình có gọi cho họ, nói là máy bay hết chỗ, nên họ dời lại ngày vào hôm sau. Từ cổng đi vào, là một hàng cây dừa dài cả cây số, đẹp lắm và kiến trúc cũng khá đẹp nữa. Nếu phải về Mễ thì mình sẽ đi khi nghỉ dưỡng này  lại. Lần đầu tiên đi đến nơi hơi sang sang nên bị khớp như khi xưa, ở Đàlạt, chở gạo đi giao cho các nhà giàu.

Vào nơi tiếp tân sang trọng, có chim chóc lạ như công, cò cho mấy đứa con xem, họ đem nước ra mời mình như triệu Phú không bằng. Lần đầu tiên trong đời, được tiếp đón nồng hậu như vậy. Khi xưa, chỉ vác ba-lô đi quá giang xe thiên hạ, ở lữ quán thanh niên. Vợ con đi vòng vòng trong khi mình làm thủ tục lấy phòng. Tiếp tân bảo mình ra gặp bà ngồi ở một góc, để ghi danh trong khi cô ta xem có phòng nào trống, vì khách mới trả phòng. Mình bò lại bàn của bà Mễ. Bà ta mời mình đi viếng khu nghỉ dưỡng ngày mai, điểm tâm miễn phí. Mình nói có tên taxi nói hẹn ngày mai rồi, bà ta kêu không được, đi với bà, mình nói tên kia nói là cho mình với mụ vợ $300. Bà ta nói sẽ cho mình $400, mình cười như thằng Bờm được Phú ông cho nắm xôi.

Hôm sau, mình đi với mụ vợ ăn sáng khi mấy đứa con ngủ. Vào ăn sáng vui vẻ, có tên ngồi cũng bàn, là nhân viên bán Timeshare. Họ bố trí mỗi bàn một người bán. Mình nói với hắn là có người bạn, cho mình cái Timeshare ở đây. Mình đi để xem, cách sinh hoạt, ra sao. Bạn mình mua 2 năm rồi nhưng đau yếu, không đi được. Tên này này cảm ơn, bỏ đi. Hú vía. Ăn xong, mình đi ra lấy $400 của bà Mễ. Xem như đã lấy lại vốn. Mình hỏi vợ đi chỗ khác không, kiếm thêm $400 nhưng mụ vợ không chịu. Giờ ghi lại đây thấy mình gian ác thật, con cháu mỹ ngụy chính hiệu con nai vàng. Chán Mớ Đời .

 Nếu mụ vợ chịu thì có thể làm $400 mỗi ngày, được $2,800 cho một tuần, tăng ca có thể 4,000. Mụ vợ mình có cái tâm tốt , không muốn lấy tiền thiên hạ mà không mua. Mỗi cái timeshare bán được, tiền huê hồng là 30%. Một timeshare dạo đó đâu $12,000, họ lãnh được $3,600. Chia chác với nhau thì cũng còn $2,000. Lâu lâu mới gặp một tên như mình còn đa số 90% là bị dính hết. Có cô phụ dâu của đồng chí gái kể đi tuần trăng mật, mua cái Timeshare, khổ vì nó, sau này, xù luôn. Trả hết $15,000 mà mỗi năm phải trả tiền bảo quản $700. $700, có thể đi chơi một tuần ở chỗ khác.

Thật sự, có nhiều cặp vợ chồng nhất là già, đi chơi rồi mua nhưng sức khỏe yếu, đi không được, rao bán, cho không thiên hạ rất nhiều. Ai muốn lãnh nợ dùm thiên hạ, cứ vào mấy viện dưỡng lão, thấy toàn những quảng cáo cho timeshare. Mình hay vào các chỗ này để xem có ai bán nhà hay không. Người già vô đây ở thì cần bán nhà. Còn timeshare thì họ cho không. Mình ghi giấy trên bảng, cần mua nhà.

Có vé máy bay khứ hồi nên năm sau mình đi lại. Đúng lúc ông anh vợ làm đám cưới nên cả đại gia đình đi chỗ này luôn. Mình đặt phòng cho mọi người. Lại cái màn đi viếng timeshare, mình lại lấy thêm tiền trong khi mấy ông anh bà chị, bỏ chạy tứ toán hết vì mấy tên bán timeshare bám như đỉa. Được $400, lại được massage miễn phí nên dành phiếu massage cho ông anh vợ mới lấy vợ thứ 2.

Cả khu nghỉ dưỡng nổi đình, cứ kêu senor Sony, vui lắm. Họ thấy một tên á đông nói tiếng Mễ lại được tiền boa nhiều. Sau này mình mới khám phá là mấy đứa cháu, đi chung. Bố mẹ chúng bận làm ăn không đi được, giao cho mình dẫn đi. Hai ông bà đưa mình $100 để nuôi hai thằng con. Dặn còn dư thì bảo chúng mua đồ lưu niệm về. Chúng chơi trong phòng rồi gọi món ăn. Chúng kêu rẻ quá nên cho tiền boa nhiều. Mình trả.

Chúng xem thực đơn thấy Steak giá $20, tương đương $80 đô đôla ngày nay, chúng tưởng là tiền pesos, lúc đó tương đương $2 nên chúng gọi ăn mấy trăm đô, bỏ mứa đủ trò. Mình trả tiền cho chúng mệt thở. Dân phục vụ thích chúng lắm vì được tiền boa nhiều, mình thì không biết đến khi tính tiền ra về thì chới với. Đi đâu, mình cũng nghe senor Sony. Mình thấy chúng boa tiền cho phục vụ viếng lên đến $100 cho 7 ngày trong khi họ chỉ làm lương có $2/ ngày (20 năm về trước). Chúng tưởng tiền Mễ. Chán Mớ Đời 

Được cái là dạo ấy, mình kêu manager tổ chức bữa cơm trên biển hoàng hôn. Chỉ có 3 cặp, ngồi ăn ngắm hoàng hôn xuống khiến hai ông vợ nhớ đời. Gặp lại là nhắc đến buổi cơm hôm ấy. Có tên hầu bàn, phục vụ đứng cạnh, cần gì là chúng đưa. Họ để một chỗ trên bãi biển, không có ai. Quá đẹp. Ăn ngon nữa. Hai ông anh vợ là bác sĩ và nha sĩ, giàu nhưng chưa bao giờ trải nghiệm vụ này nên họ cứ nhớ đến giây phút và cảm ơn mình hoài. Mình thì ăn ké.

Sau này, con mình chán đi Mễ nên thôi. Thêm vụ con bà Betty, mình đang thương lượng để mua cái condo của hắn, bị giết ở Mễ. Hắn cần tiền nên muốn bán cái condo cho mình, đợi hoài chưa xong, hắn mượn tiền của tên nào, rồi có tên bạn trong tù, rủ xuống Mễ chơi, giết quăn xác, lấy hết tiền. Mình hụt mua cái condo. Chán Mớ Đời 

 Lần cuối đi Cancun với gia đình chị bạn. Cancún thì mình đã đi rồi, thấy chả có gì mà sao thiên hạ cứ nói đến. Chị bạn là bác sĩ, thay vì mua timeshare, mua thẻ hội viên khu nghỉ dưỡng nào đó quên tên rồi, hình như Moon Palace. Cũng tương tự timeshare nhưng họ đổi tên cho vui. Họ mua 20 năm, xem như được đi 20 lần. Đi một hai lần là mấy đứa con chán vì cứ phải trở lại chốn cũ nên cô ta nhờ mình đi một lần, để bớt đi một l năm. Mình phải trả tiền cho cô nàng. Hôm trước, đồng chí gái đi khám với cô nàng, nói mới đi Cancun về. Chán Mớ Đời 

Cách họ làm khác với timeshare. Đây họ tổ chức, mình ăn riêng, phải đặt bàn trước và có nhiều thức ăn. Hôm ăn đồ tây, hôm ăn đồ ý, đồ mỹ, đồ tàu vì có nhiều tiệm ăn khác nhau trong khu nghỉ dưỡng. Nói chung nên đi một lần, trả tiền rồi năm sau đi chỗ khác. Rẻ nữa.

Tối qua, ra phi trường đón mụ vợ. Lên xe, mụ vợ kêu: “sướng hỉ? Một tuần không có ai mắng nhiếc, tha hồ xem đá banh, viết véo,..?” Mình ừ. Mụ vợ cho biết cô bạn mua cái timeshare ở North Carolina lâu rồi, phải trả $150/ tháng thêm phải trả thêm tiền để đổi đi Hạ Uy Đi đâu $300. Xem như $1,800 tiền bảo quản/ năm cộng $300 là $2,100. Với số tiền đó thì có thể đi chơi 2 tuần ở nơi khác. Chán Mớ Đời 

Thật ra, mụ vợ đi một tuần thì không nhớ lắm, dạo mụ đi công tác ở New York, cả tháng thì muốn bay sang thăm. Cho thấy vợ chồng già, quen hơi quen hám nên đi xa cũng nhớ nhau rồi mai sau kẻ đi tây phương trước, người ở lại chắc buồn. Mình báo tin mừng có hai công ty muốn mua mảnh đất mình đang rao bán. Để xem. Bán được dẫn mụ vợ đi chơi. Xong om

Dạo này ở Dubai, có hội chợ thế giới, mình định tháng 3 sang năm đi với đồng chí gái 10 ngày. Tháng tư thì mình leo núi Machu Pichu với tên bạn, 7 ngày 6 đêm cắm trại trên núi, đã đóng tiền rồi, tháng 6 đã ghi danh lại để leo núi Whitney, bị hủy vì công viên Cali bị đóng cửa, sợ cháy rừng. Năm tới mình đi tháng 6 chưa nóng lắm, không sợ cháy rừng nhưng sợ có tuyết. Tháng 9 thì tính đi Thổ Nhĩ Kỳ. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn