Chất bổ sung xương giết người?

 Về già bác sĩ thường khuyên chúng ta uống thêm chất bổ sung Calcium để giúp xương cứng, để chống loãng xương. Khi xương bị lão hoá, bị loãng, mềm sẽ khiến xương bị dẹp làm chúng ta thấp và bị khòm. Bình thường sáng thức dậy, nếu đo chiều cao thì sẽ dài hơn trước khi đi ngủ. Lý do là khi ngủ, các khớp xương sống sẽ được các chất lõng trở về ở các khớp, đốt xương sống, sẽ làm khoản cách giữa hai đốt xương sống dài hơn tỏng ngày. Khi ngủ, tốt nhất là nằm thẳng để xương sống thẳng. Ai làm việc văn phòng nhiều, lâu ngày, sẽ thấy xương sống của mình bị cong. Nên tập nội công Hồng Gia để giúp kéo thẳng xương sống lại cho thẳng.

Họ cho biết là uống sữa bò để có calcium, giúp bồi calcium cho xương. Vấn đề là sữa bò có acid nhiều nên cơ thể tự động rút chất Calcium trong xương để giúp bảo hoà pH cơ thể. Do đó người Mỹ uống sữa rất nhiều nhưng vẫn bị bệnh loãng xương, cần chất bổ sung calcium. 

Ông bác sĩ Nhật, cho biết khi xưa, người nhật không bị bệnh loãng xương nhưng từ khi tiếp cận với quân đội mỹ đóng quân tại đảo Okinawa, người Nhật bắt đầu uống sữa bò, người to lớn hơn xưa nhưng về già lại bị bệnh loãng xương.

Nhớ dạo đồng chí gái có bầu, bác sĩ cũng khuyến hích uống thêm chất bổ sung Calcium để giúp bào thai, tạo xương cốt cho cứng.

Vấn đề là người ta khám phá ra chất bổ sung Calcium lại bị nhiễm chất chì. Không phải ít mà rất nhiều hơn mức độ cho phép của FDA. Người ta dùng xương của ngựa già để làm chất bổ sung. Người ta nuôi ngựa, muốn cho xương ngựa cứng nên cho ngựa ăn thêm chất bổ sung khi xưa có nhiều chất chì. Khi ngựa già thì người ta giết để lấy xương, làm chất bổ sung như một loại keo giúp các chất khác gắn liền với nhau. Chất bổ sung được trộn nhiều thứ nhất là chất bảo quản.

Trên thực tế thì bò và các loại thú ăn cỏ, hay bị nhiễm chất chì vì chúng ăn cỏ, lá bị nhiễm chất chì rất nhiều. Chất chì thấm vào xương của chúng nên khi con người dùng xương của chúng để làm chất bổ sung là mang theo chất chì. Chì sẽ phá hoại cơ thể nhất là não bộ. Do đó người ta cấm dùng chất chì để làm sơn, giúp bảo quản lâu năm. Sơn của Trung Cộng sản xuất không bị cấm nhập vào Hoa Kỳ.

Tại Hoa Kỳ, khi mua nhà hay cho thuê nhà, đều phải thông báo là nhà có thể có chất chì vì nhà cũ trước 1972, đều sử dụng chất chì trong sơn để giữ cho lâu, không bay màu. Các ống nước cũ thường có chất chì vì được hàn bằng chì nên mình thay hết các ống nước cho chắc ăn. Ở cửa sổ, lâu ngày sơn cũ bị bốc ra, con nít hay lượm ăn nên khám sức khoẻ ở trường, học sinh bị nhiễm chất chì là mệt cho chủ nhà.

Hình như mình đã có kể về thạch tín trong gạo vì trồng trên các đồng lúa bị nhiễm thuốc sát trùng và phân bón.

Tài tử Allison Haynes rực lửa, chết vì uống chất bổ sung calcium có chất chì

Nữ tài tử nổi tiếng của Hồ Ly Vọng, tên Alyson Haynes, nổi tiếng trong phim “Attack of the 50 Foot Woman” được bác sĩ cho uống chất bổ sung calcium. Loại được làm với xương ngựa. Cô ta uống mỗi ngày nhưng càng ngày càng yếu, cuối cùng phải dùng gậy chống để đi, chấm dứt luôn nghề nghiệp, chết vào năm 46 tuổi. Tổng cộng 22 y sĩ đã khám nghiệm cái bệnh lạ lùng của cô ta dù còn trẻ. Cô ta trải qua 300 cuộc chụp hình quang tuyến để xem bị bệnh gì. Ngày nay, chúng ta biết là chụp hình quang tuyến rất nguy hiểm, đưa đến ung thư. Cô ta cho biết, có 3 chọn lựa: 1/ tự kết liễu cuộc đời, 2/ đi bác sĩ thần kinh để học cách sống với sự đau đớn và 3/ là tự tìm câu trả lời.

Cô ta nhờ bạn chở đến thư viện, người ta phải bế cô ta vào thư viện vì đi không nổi. Mỗi ngày, cô ta đọc sách để tìm hiểu. Một hôm, cô ta thấy một cuốn sách nói về độc tố của kỹ nghệ về chất chì. Cô ta gửi thuốc bổ sung, cô ta dùng cho phòng thử nghiệm thì khám phá ra chất bổ sung bị nhiễm chất chì rất nhiều.

Được 22 bác sỹ khám nghiệm và 300 lần chụp quang tuyến, chết vì ung thư máu

Cô ta viết thư cho FDA. FDA cho biết nhờ cô ta mới nghiên cứu vấn đề này nhưng đã quá trễ, khi cô ta chết vì bệnh ung thư máu, nhờ 22 bác sỹ và 300 lần chụp hình quang tuyến.

Kỹ nghệ dược phẩm không những sử dụng xương ngựa, sử dụng các loại khác như vỏ sò, vỏ hến,… người ta thử nghiệm đến hơn 70 loại chất bổ sung calcium của các công ty khác nhảy thì đều có chất chì, thậm chí cao gấp 4 lần mức cho phép. Ngày nay, tại các bờ biển bị ô nhiễm vì nước thải từ thành phố ra cũng như từ các tàu đánh cá,… thải các chất độc ra.

Trong vòng 2 năm, tiếu bang Cali phải giảm mức chất chì trong thực phẩm, trong khi các chất dùng làm chất bổ sung lại cao gấp mấy lần mức cho phép của tiểu bang Cali.
Họ khám nghiệm trên 70 loại calcium và thấy chất chì lên đến 4 lần. Kinh

Cũng nhờ cái chết của tài tử Allison Haynes, đã giúp FDA kiểm soát chặt chẻ các chất bổ sung. Vấn đề là ngày nay người ta đưa thuốc và chất bổ sung qua Trung Cộng để làm cho rẻ, bán cho lời nên khó mà biết Trung Cộng bỏ cái gì ở trong.

Có lần mình thấy quảng cáo trên mạng, hạt Apricot, một loại như trái mơ ở ngoài Bắc. Cho biết ăn có các chất kháng oxy-hoá nên mua về ăn thử. Ăn thấy đắng đắng. Một hôm ngồi xem phim, buồn đời mình ăn rồi quên để ý nên tiếp tục ăn lúc xem phim. Độ 1 tiếng sau, mình cảm thấy tim đập mạnh


, thấy lạ vì chưa bao giờ bị vụ này. Mình đứng dậy đi rót nước uống thì thấy chóng mặt, phải nằm dưới đất một lúc mới bò dậy nổi, uống nước thì từ từ bình thường lại. Đồng chí gái về, mình kể lại, nói chắc phải đi nhà thương xem sao vì biết đâu là triệu chứng của tai biến. Đồng chí gái gọi cho anh bạn bác sĩ, anh ta nói không sao.

Mấy tuần sau, mình đang xem phim với đồng chí gái, cũng ăn vài hạt rồi tim lại đập mạnh như trước. Lúc đó mình mới hiểu vì ăn hạt apricot. Uống nước xong thì mình tỉnh táo lại, mò đọc trên mạng. Cho biết là các enzyme sẽ biết thành cyanide khiến mình thất kinh. Hết dám ăn. Xem lại cái gói hạt thì có đề “ May be Toxic”. Chết người. 

https://food.ndtv.com/food-drinks/will-eating-apricot-seeds-kill-you-know-the-truth-1690784

Các sử gia cho biết, đế quốc La-mã bị giải thể cũng vì chất chì, sát hại rất nhiều người ở la-mã vì ăn thực phẩm chế biến với chất chì. Rảnh mình sẽ kể. 

Cho thấy người xưa, qua kinh nghiệm của họ, đã để lại câu: “bệnh tòng khẩu nhập”.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đừng bao giờ xù thằng đàn ông có những điểm sau đây

Hôm trước, mụ vợ đi Hạ Uy Di chơi, ở nhà một mình, buồn đời, mình đọc báo phụ nữ của mụ vợ để xem đàn bà nói gì về đàn ông. Hy vọng học hỏi được điều gì để biến “đối choại” thành “đối thoại” theo diễn biến hoà bình hữu nghị cho vợ chồng. Có một bài giúp mình giác ngộ; giải mả lý do mình ế vợ. Có bà nào viết cho rằng, trong cuộc tình của hai người, trước khi bà ta nói lời chia tay với thằng bạn trai. Bà ta đều viết xuống những điểm hay và xấu kiểu Ben Franklin đã dạy.

 Vẽ một đường ở giữa từ trên xuống dưới, bên tay trái liệt kê các tiêu cực và bên phải các điểm tích cực, rồi quyết định, xù hay không xù thằng bạn trai. Hoá ra mấy cô mình quen khi xưa, xù mình, đều làm bảng so sánh Franklin. Kinh


1/ quan sát hắn đối xử tốt với mọi người xung quanh như phục vụ viên, đồng nghiệp, gia đình: cái này thì mình không có. Gia đình ở xa, ai làm gì, mình chả để ý, chỉ lo thân mình. Xem như họ gạch tên mình ra trong khoảnh này. Nói như thời A còng là mình không có tâm, không để ý đến ai cả, vào tiệm ăn ngày nay, ai nấy đều ôm cái điện thoại thông minh, dù bạn trai, chồng ngồi trước mặt. 

Khi người ta đem thức ăn ra, không cho ăn, phải chụp ảnh mấy món thức ăn gọi, tạo dáng chụp bỏ lên mạng câu “Like”. Xem có ai nhấn Like thì mới cho ăn. Đồ ăn nguội luôn.

Trưa nay, đi ăn sinh nhật cô cháu gái. Thấy bàn bên cạnh, 1 cặp ngồi đối diện, mặt ai cũng che khẩu trang. Khi người ta đem thức ăn ra, cả hai đều lấy điện thoại ra, chụp bú xua la mua rồi ghi lên mạng món gì, chơi lai-trim (live stream) cho bạn bè khắp thế gian biết mình đang ăn cơm với gái hay trai. Mụ vợ cứ ngồi nhắn tin. Mình thì luôn luôn để cái điện thoại ngoài xe nếu đi ăn với gia đình, ngồi xem vợ con lướt mạng, chỉ biết ngáp ruồi.

Ngày nay, con người không còn chánh niệm nữa, họ cứ bị cuốn vào những việc khác cùng một lúc kiểu (multitasking). Họ có mặt nhưng đầu óc lại nghĩ đâu đâu như kinh Pháp Hoa dạy.

Có lần, mình đi chơi với một cô bạn. Thấy một tên bán hoa hồng bò lại, mời mình mua. Mình trả giá nên sau này cô nàng kêu mình không có lịch sự, người ta đi bán, mà mình lại còn trả giá. Tên bán hoa, thấy ngồi với gái thì lên giá, mình lại không thích vụ này. Nay thì giác ngộ cách mạng nên mỗi lần ra Bolsa ăn, thường có thấy một bà bắc kỳ, đi bán hoa dạo trong các tiệm ăn, mời mua hoa thì phải mua cho vợ vui lòng. Vừa lòng vợ đến, vui lòng vợ đi. Bà này bận đồ rất chỉn chu, lịch sự. Nghe nói bà ta giàu nhưng thích đi bán cho vui, đi bộ khoẻ người.

2/ hắn cảm thấy hạnh phúc thật sự, bạn không thể nào yêu ai mà họ không hạnh phúc, vui vẻ: cái này thì không luôn. Mặt mình lúc nào cũng hình sự như hải quan ở phi trường Tân Sơn Nhất. Không bao giờ cười dù người ta boa tiền. Mấy cô khi xưa xù mình chắc cứ thấy mình như bị táo bón, chưa uống thuốc xổ. Xù là đúng.

3/ hắn yêu bạn. Yêu đây là yêu điên cuồng, dù bạn đến trễ 30 phút, vẫn ở nụ cười trên môi: cái này mình không có luôn. Đến trễ là mình nhăn mặt như cái bánh đa. Dạo ấy chưa có điện thoại để lướt mạng, đứng đợi, sợ cảnh sát phạt đậu xe quá giờ. Thường thì bỏ tiền đậu xe 15 phút. Chán Mớ Đời 

Đồng chí gái có cô em họ, con nhà giàu khi xưa ở Sàigòn, bố làm giám đốc ngân hàng. Nghe kể mấy tên đi theo, đến nhà, cô nàng chờ đợi cả tiếng đồng hồ, mới xuống lầu. Mình chưa bị vụ này vì khi xưa, đến nhà cô nào, bà mẹ hay ông bố kêu em không có nhà, đi chơi với bạn trai rồi.

4/ hắn làm bạn vui: cái này thì mình có. Mình hay kể chuyện tếu lâm nên mấy cô cười thích lắm. Mụ vợ cứ kêu mình kể đi kể lại,  ngày nay thì mụ thế mình để kể chuyện cho thiên hạ. Được cái là thiên hạ không cười, bắt mình kể lại mới cười. Kể chuyện tếu lâm, phải biết khởi đầu từ đâu và kết thúc như thế nào. Mấy bà chị họ của đồng chí gái, gặp mình là đè đầu xuống bắt kể chuyện tếu, sau đó mới cho ăn. Có người ghi trong sổ lại đàng hoàng để kể cho bạn bè. Kinh

5/ bạn cảm thấy tự nhiên bên hắn. Đa số mấy cô mình quen thì rất là giữ kẻ, chỉ mỗi đồng chí gái là tự nhiên như người Hà Nội. Lên xe mình đi chơi, cô nàng cô cũng e dè vì xe cũ, dơ, sợ làm bẩn áo quần. Đồng chí gái, thích ăn hột mít, tự nhiên địt ầm ầm như Khánh Ly hát đại bác đêm đêm dội về thành phố, Hoàng Sơn đứng cười, lặng lẽ đứng nghe. Mình phải kêu “địt kêu không thối” O cứ tự nhiên hỉ.

6/ hắn là người bạn hay tưởng nhớ đến: cái này không biết vì họ đều bỏ mình, còn hỏi đồng chí gái thì cô nàng kêu không. Cứ thấy cái mặt lầm lì là Chán Mớ Đời. Lấy mình vì cũng ế rồi, không dám chê nữa, sợ lại gặp thằng cà chớn hơn. Khi bán nhà, người Mỹ hay nói là “First offer is the best”, người đầu tiên trả giá muốn mua nhà mình rao bán là tốt nhất vì sau đó là toàn cà bơ không.

Nếu để ý thì luôn thấy một cô gái đẹp đều có chồng là xấu trai, gìa khú đế. Lý do, là khi còn trẻ, đám con trai mà khá khá đến ve vãng, cô ta làm eo, đòi cho được đông cung thái tử. Dần dần mấy tên này bỏ đi hết, chỉ còn lại những tên thiếu phẩm chất ở lại, đưa mặt lỳ ra đỡ. Sợ ế không còn chọn lựa, đành phải lấy thằng xấu trai như Trương Chi. Có lẻ vì vậy người ta hay nói “đẹp trai không bằng chai mặt”. Nói như anh bạn, vợ đẹp như thiên thần, chòng như thằng ở đợ.

Có lần, mình sang Louisiana chơi, bạn bè dẫn đi thăm người quen. Thấy mấy bà chủ tiệm, mới đi Cali “tune-up “ tân trang toàn bộ lại nên trông cũng bắp mắt, đến khi thấy ông nào từ sau tiệm đi ra thì bà chủ tiệm giới thiệu CHồng em. Kinh. Một anh bạn kêu chồng nhưng thằng ăn mày, lọ lem.

Có lần, mình có người quen dẫn đến gặp một bà từ Louisiana đến, ở trong khách sạn. Muốn buôn bán nhà cửa, đầu tư ở Cali. Hoá ra bà ta làm ăn khá tại Louisiana, qua Cali mấy tuần, trốn trong khách sạn để được các bác sĩ cho lên bàn mỗ, tân trang toàn điện lại. Ngày đầu gặp, thấy bình thường, 2 tuần lễ sau gặp lại cứ như Cô bé lọ lem, nhìn không ra.

Cô phụ dâu chính của vợ mình kể khi xưa, mấy tên khá khá đến rũ đi nhảy đầm, cô ta đều chê hết, đến khi lớn tuổi, quay qua quay lại chỉ còn tên chồng đứng sớ rớ, đành phải đi nhảy đầm với hắn rồi phải lấy hắn vì ở tiểu bang Connecticut ít người Việt. Tên chồng thì xấu trai nhưng được cái là chai mặt, cứ đứng nghe chửi thôi, nghe vợ chửi là một hạnh phúc vô biên đến nay gần 30 năm vẫn ăn chửi hàng ngày. Xấu không chai mặt thì cũng phải chai vì các cô chê.

7/ hắn tiêu xài như bạn: Cái này thì đúng. Mụ vợ thuộc dạng Huế xưa nên rất cần kiệm. Đi chơi với mình, sợ tốn tiền mình nên chỉ nói vào các tiệm ăn rẻ tiền như “gà điên” (Pollo loco) hay phở Nguyễn HUệ. Có lần cô nàng thấy một tiệm ăn mỹ sang trọng, muốn vào nhưng ngại sợ không bận quần áo đàng hoàng. Mình mở cửa, kêu sợ thằng tây nào. Có lẻ giây phút ấy đã giúp cô nàng giải phóng cuộc đời ế vợ của mình. Cô nàng thấy mình không sợ thằng tây nào cả. Mỹ trắng lạng quạng, mình chửi mệt thở luôn. Cô nàng phải khuyên ngưng.

Lần đầu tiên đi chơi, mình dẫn vô nhà hàng MacDonald’s, vì có phiếu mua một tặng một. Cô nàng thấy các nhân viên bận đồng phục nên tưởng là tiệm sang lắm. Về nhà khoe với mấy ông anh, bị chửi một tăng, kêu thằng Sơn kẹo. Bể mánh.

Còn 3 điểm khác mình thấy không cần thiết lắm nên không ghi lại.

Mò xuống đọc mấy cái còm của độc giả thì thấy đa số kêu tác giả bú xua la mua. Có thể báo chí viết để câu phụ nữ toàn là những chuyện này. Nếu như phụ nữ nghĩ như vậy thì giải thích được lý do mình ế vợ.

Mấy bác cứ chửi em viết bú xua la mua cho vui cuộc đời.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chợ Cũ Đàlạt

 Hôm nay, mình nhận được một số tấm ảnh của anh TĐP, liệt kê các hình ảnh, đa số mình đã có, những vẫn lưu trữ vì có thể hình rõ hơn, theo thời gian thứ tự. Trước đây, mình chỉ thấy mấy tấm ảnh này nhưng không biết tấm nào được chụp trước theo mốc thời gian. Nay anh P, lớn tuổi hơn mình, học Chính Trị Kinh Doanh Đàlạt, đã giải mả được nên tải lên đây cho ai còn nhớ Đàlạt xưa.

Hình này chụp tại địa điểm Kem Việt Hưng, lúc chưa được xây cất, nằm giữa đường Thành Thái và Lê Đại Hành. Lúc CHợ Cũ (Chợ Cây) mới được xây cất. Thấy có xe kéo trên đường Lê Đại Hành, chắc phải vào những năm 40.

Tấm ảnh trên chụp lại bài báo đề năm 1957, nói về chợ Đàlạt do anh Đức ở Đàlạt gửi. Chi tiết sai vì họ cho rằng Chợ Cây bị cháy. Thật ra không phải. Chợ bị cháy là chợ mới dựng tại khu Hoà Bình sau nạn lụt 1932. Mình giải thích phần dưới với hình ảnh.

Dạo ấy, chợ sinh hoạt tại khu Hoà BÌnh ngày nay. Người Đàlạt gọi là Chợ Cây (Chợ Gỗ) vì được làm bằng cấu trúc gỗ. Mẹ mình bán hàng trong chợ này, đến thời Ngô tổng thống thì ông thị trưởng Trần Văn Phước, đứng ra mượn tiền, để xây dựng “Chợ Mới”, địa điểm ở vườn rau dưới thung lũng, nay là Chợ Đàlạt. Sau đó, người Đàlạt hay gọi Chợ Cũ khi nhắc đến Khu Hoà Bình.

Theo tài liệu tây mình đọc được thì khi thiết kế Đàlạt, người Pháp dành các khu vực trên đồi như dọc đại lộ Trần Hưng Đạo, Yersin và Hùng Vương,… cho người Pháp ở. Khu dân cư người Việt và người thượng thì ở vùng bằng như khu Ấp Ánh Sáng, Phan Đình Phùng.

Bản đồ này cho thấy Hồ Lớn (Grand Lac) dành cho người Pháp sinh hoạt.

Họ chia cái hồ làm hai: một hồ lớn (Grand Lac) dành cho người ngoại quốc sử dụng, sinh hoạt khi họ lên Đàlạt nghỉ dưỡng và một hồ nhỏ (Petit Lac) thuộc khu người Việt ở. Hình trên cho thấy cái đập được xây ngay bên cạnh Thuỷ Tạ sau này. Trên đập nước, có con đường chạy từ ngã 5 khách sạn Palace qua đường Đinh Tiên Hoàng. Gọi là Hồ Lớn (Grand Lac) dành cho người ngoại quốc sử dụng, còn hồ nhỏ (Petit Lac) nằm ở khu vực người Việt sinh sống Tấm ảnh trên chỉ con đường (đập) chạy từ ngã 5 khách sạn Palace qua đến đường Đinh Tiên Hoàng, ngăn hai hồ (grand Lac và Petit Lac) bên trái có con đường, xe bò đi, sau này là đường Trần Quốc Toản sau này. Phía xa bên trái trên đồi là dinh tỉnh trưởng.

Đây là khu người Việt sinh sống trước bão lụt năm 1932. Khu sinh hoạt thương mại của người Việt và người Thượng. Ai tò mò thì đọc bài mình kể về Ấp Ánh Sáng. Thấy cái xe bò, để người Việt đổ rác. Theo tài liệu tây thì khi người Pháp thì có xe rác đi lượm rác mỗi tuần, còn khu người Việt thì có cái thùng rác to, để bò kéo

Một góc nhìn khác của khu vực người Việt sinh sống trước vụ bão lụt 1932. Chúng ta thấy mấy chiếc cầu, bắc ngang con suối Cam Ly. Khu dân cư sau này bị dẹp bỏ và dời lên cao. Chỗ này dân Ấp Ánh Sáng dùng để trồng rau trước 75. Hôm nào rảnh mình sẽ tải mấy tấm ảnh khu vực này.

Tấm ảnh trên cho thấy bão lụt làm vỡ chiếc cầu, chỗ xả nước gần khúc đường lên đường Đinh Tiên Hoàng và đường Võ Tánh, Phan Bội Châu lên Dinh Tỉnh Trưởng.

Năm 1932, có một vụ bão lụt rất to, khiến cái đập của hồ Lớn (Grand Lac) bị vỡ, cuốn trôi khá nhiều nhà của người Việt sinh sống cạnh Petit Lac (Hồ NHỏ), làm 15 người Việt thiệt mạng nên người Pháp mới dời khu chợ lên KHu Hoà BÌnh ngày nay.

Lúc đầu, chợ chỉ họp như các chợ nhỏ.xem hình dưới. Mình bỏ tấm bản đồ khu Hoà BÌnh và cách chợ nhỏ. Phần màu xanh là khu Hoà Bình (Chợ Cây) sau này, trước đó chợ có một miếng đất hình tam giác. Chúng ta thấy phần màu đỏ hồng là khu phố đã được xây như dãy phố tiệm vàng Bùi Thị Hiếu, Dãy phố của ông Đội CÓ, dãy Photo Hồng Châu, và khu Vĩnh Chấn, Vĩnh Hoà, CHic Shanghai. Khu vực màu vàng sắp được ông Võ Đình Dung xây cất. Theo mình hiểu thì ông Võ Đình Dung có chân trong hội đồng thị xã Đàlạt xưa nên hiểu biết các khu vực trong kế hoạch, nên bỏ tiền mua rẻ các vùng đất dành cho người Việt.

Tấm ảnh này có lẻ tấm cũ nhất của khu Hoà Bình mà mình có. Trong hình thấy chợ có mái tôn che, sau này bị cháy. Bên kia đường là dãy phố Bùi Thị Hiếu, lúc chưa được xây cất bằng gạch xi măng, nhà bằng gỗ. Hình này chụp buổi sáng vì thấy họ dăng mấy tấm tăng che nắng. Khu Hoà BÌnh theo trục Năm Bắc.


Hình này, chụp cái chợ lộ thiên như các chợ nhỏ Đàlạt khi xưa. Thấy dãy phố Bùi Thị Hiếu đã được xây cất, còn dãy nhà hàng Mekong còn làm bằng gỗ như trong tấm ảnh bản vẽ thiết kế trên màu vàng. Sẽ được ông Võ Đình Dung xây sau này. Phía sau thấy có dãy nhà của ông Đội Có đã được xây cùng lúc với dãy Bùi Thị Hiếu.
Hình này chụp từ góc Cà Phê Tùng ra khu chợ bị cháy sau này. Ta thấy khu chợ được xây bằng tôn và gỗ, sau này bị cháy. Mới được người Pháp cho xây lại, được gọi là Chợ Cây vì xây bằng cấu trúc ván ép, sữa thì gọi là Chợ Cũ khi Chợ mới được xây cất.


Đây chụp thấy góc Tăng BẠt Hổ, nơi có con chó và nhà hàng Mekong sau này. Bố Mẹ mình làm đám cưới tại nhà hàng này năm 1955.
Cũng cùng góc chợ, cận cảnh nhìn qua thấy tiệm Bùi Thị Hiếu đã được xây, còn nhà hàng Mekong thì còn làm bằng gỗ. Nếu chiếu theo ghi chú của tấm ảnh năm 1930 thì chợ ở đây đã được hình thành trước vụ bão lụt năm 1932. Khác với những gì mình đã đọc. Ai biết thì cho em xin tài liệu.

Một hình ảnh trước khi Chợ này bị cháy. Chụp từ dãy phố của ông Đội Có, người có trách nhiệm xây cái hồ Đội Có để dự trữ nước cạnh nhà máy nước Đàlạt khi xưa. Ta thấy dãy phố Bùi THị Hiếu đã được xây cất bằng gạch, còn dãy phố nhà hàng Mekong , Việt Hoa, Saigonnais thì chưa, vẫn làm bằng gỗ. Đường Tăng Bạt Hổ đã được thành lập.

Hình này chụp từ lang cang của dãy phố ông Đội Có, cho thấy có một dãy nhà 2 tầng phía bên kia chợ, hướng Đông, sau này được phá bỏ để làm chợ Cây to ra, và thế vào đó các kiosque nhỏ.

Hình trên cho thấy Chợ đang xây, có 3 cửa sổ lớn để thông hơi, một cái tầng để còi hụ, tương tự như cái gác chuông nhà thờ, thường được thấy ở âu châu, nơi chợ họp mặt. Chợ được kiến trúc sư người Pháp tên Pigneau thiết kế.

Trước chợ, có tấm bảng tròn khắc cụm từ bằng chữ la-tinh DALAT (Dat Aliis Laetetiam Aliis Temperiem)


Chợ Cây là nói đến cấu trúc làm bằng gỗ cây trong chợ, khác với sự giải thích của các học giả Đàlạt, cho rằng cái chợ nhỏ làm bằng cây đã bị cháy. Đọc tài liệu tây về chợ nên mình luận ra và hỏi bà cụ. Trong  hình thấy các đà hình vòm cung bằng gỗ ép. Kỹ thuật rất mới cho thời đó nhất là ở Việt Nam. Theo trí nhớ của mình thì chắc sau này, họ phá bỏ cấu trúc cây này vì mình nhớ rạp xi-nê Hoà Bình không có trần nhà hình vòm cung. Mình cũng có một tấm ảnh của kiến trúc sư về cấu trúc rạp Hoà Bình sau này nhưng không được xây.
Chợ hàng trái cây, gần nơi mẹ mình bán, bên tay phải.

Trong khi xây cất Chợ Cây thì chợ Đàlạt, được đưa ra đường Phan Bội Châu, sau khi bị cháy. Có nguy ở cho rằng Chợ Cũ (Chợ Cây) bị cháy nên mới xây chợ Mới. Mình còn nhớ mẹ mình vẫn buôn bán ở Chợ Cũ khi CHợ Mới đang được xây cất từ năm 1958, hoàn thành năm 1961

Hình trên là khu chợ trên đường Phan Bội Châu, được sử dụng tạm trong thời gian xây cất CHợ Cây. Đừng phan Bội Châu dạo ấy chỉ có một chiều, sau này, họ nới thêm ra thành hai chiều nên phía bên phải bị dẹp luôn.

Bên tay phải có một tiệm cà phê, quên tên. Năm ngoái mình có gặp cô con gái của tiệm này, nay là giáo sư đại học Pomona ở Cali, và chế tạo cà phê hữu cơ của gia đình Đàlạt khi xưa để bán. Cô ta có tặng mình cà phê này mà không uống. Quên tên.

Đây là khúc chợ dã chiến ở Phan Bội Châu, được dựng tạm trong khi chờ đợi Chợ Cây được xây cất. Đường Phan Bội CHâu dạo ấy chỉ có một chiều, sau này thì họ dẹp luôn chợ bên tay phải và nới rộng thành đường hai chiều.
Các dãy kiosque, thay thế một dãy phố xưa. Có thể bị cháy khi chợ đầu tiên bị cháy. Xem hình trên tước khi chợ được xây cất.
Vào những năm 40, họ có làm mấy kiosque bên hông chợ, để bán quà lưu niệm cho du khách,… xa xa trên đồi, có dinh của tỉnh trưởng Đàlạt.
Đây là quang cảnh chụp Chợ Cây trước mặt tiền. Bên phải, họ đã phá bỏ mấy cái kiosque và xây một dãy phố bằng đá ong và vòm cung rất tây vào những năm 1950. Đến khi ông Ngô Viết Thụ, thiết kế đô thị lại thì cho phá bỏ dãy phố này. Theo mình thì uổng vì có dãy phố này sẽ giúp khu phố tấp nập hơn, chắn gió cho khu phố này. 

Theo mình hiểu là để người Đàlạt dạo phố có thể thấy các vườn hoa giữa cầu Chợ từ Khu Hoà Bình đi vào và cầu thang từ chợ Mới đi lên đường Lê Đại Hành. Không may, là sau 1963, nhà thầu NGuyễn Linh CHiểu, người thầu xây chợ Đàlạt, mua hai miếng đất công này và xây khách sạn Mộng Đẹp và nhà hàng La Tulipe Rouge. Thời Ngô tổng thống, không có vụ ăn gian, tham nhũng nên không  làm bậy đến thời đệ nhị cộng hoà, là tham nhũng, thậm chí ông CHiểu xây thêm một tầng không giấy phép, vẫn được bỏ qua. Chán Mớ Đời 

Mình nhận được 2 tấm ảnh của Cà Phê Tùng nên bỏ lên đây. Khi xưa, không uống cà phê nên chưa bao giờ vào đây. Nghe nói con của ông Cà Phê Tùng học chung khoá với mình ở Yersin. Mình chỉ quen tên Phước, nhà in Lâm Viên, bên cạnh. Thấy lạ vì trước tiệm cà Phê Tùng có nhiều thay đổi theo thời gian.
Hình này thấy cà phê Tùng, bên cạnh tiệm phở Bắc Hương. Nguyễn Đăng Sơn, học chung với mình, sau nhảy lớp, đi du học trước mình một năm, học ở Troyes. Nay vẫn sinh sống tại Pháp. Cuối đường là đường Hàm Nghi, bến xe đò. Mình nghe con gái giò chả Mỹ Hương, cho biết là sau khi tiệm phở Tùng bị cháy, bố mẹ cô ta xây 3 căn cạnh tiệm Bắc Hương, cũng là của gia đình. Họ tính xây khách sạn. Dạo ấy, hiệp định Paris xong thì thiên hạ hồ hởi vì hoà bình nên xây cất đủ trò. Ông Võ Quang Tiềm cũng đang xây khách sạn dưới CHợ Mới. Xây xong thì Việt Cộng vào, mất hết. Mình có anh bạn kể, bố anh ta mua mấy chục mẫu đất ở trong Cam Ly. Việt Cộng về không dám nhận là chủ nhân. Chán Mớ Đời 
Hình này chụp sau 75, nhà sách Liên Thanh vẫn còn. Hình như con gái của tiệm này có học chung với mình ở Yersin. (Còn tiếp)

Café Lê Ky,và Trà Thiên Huu nôi tiêng o Dalat,Café Tung con trai tên là Thông,Son tiêm com My Huong,con ông Minh làm o Dài phat thanh Dalat,hoc Adran,Quang vàTuê là 2 anh lon cua Son cung hoc Adran,con gio cha Bac huong làDalat bên canh,nhà anh Ky,va anh em sinh dôi Sâu+Sang,khg liên quan gi dên gd tiêm com My Huong,Quang My Huong là chông cua Vo thi nhu Y(couvent des corbeaux,xin loi  des oiseaux,hi hi....tuc Notre Dame du Langbiang,Duc Bà Lâm viên) con gai ông Vo van Viên duong Duy Tân,Dalat co 2 tiêm gio cha là Bac huong và An Lôc(duong PDP) “còm của Nguyễn Anh Dũng”

Lâu lâu bà con gửi hình cho mình nên phải tải lên đây, và chú thích. Mình thấy có nhiều người chú thích về chợ mới Đàlạt,… không đúng vì chợ Mới Đàlạt, mình có kể rồi. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình.

Nguyễn Hoàng Sơn 



Đồ hộp mỹ trong chiến tranh Việt Nam

 Tuần này, mình thấy trên mạng, mấy tấm ảnh khiến mình nhớ thời bé nhất là mấy năm sau Mậu Thân, ăn đồ mỹ, uống nước ngọt như RC-Cola, Fanta,… mình có kể quân đội mỹ tham chiến tại Việt Nam, có thời lên đến nữa triệu quân, trong khi dân số miền nam là 17 triệu người. Gây xáo trộn cho xã hội miền nam và kinh tế.

Xã hội miền nam bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của quân đội mỹ về văn hoá, ẩm thực,… tương tự ngày nay đảo Okinawa của Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng rất nặng với sự đóng quân của mấy chục ngàn binh sĩ Hoa Kỳ tại hòn đảo này. Các tiệm ăn như MacDonalds mọc lên như nấm, giới trẻ Nhật Bản ăn uống như mỹ,…

Cái đồ khui đồ hộp này khiến mình nhớ nhiều nhất, đã thay đổi cách mở các thùng dầu ăn, hay thùng nước mắm Việt Nam. Hồi nhỏ, gia đình mình mỗi lần khui thùng dầu ăn hay thùng nước mắm là phải lấy cái con dao bầu, có cái mũi nhọn, cắm vào mặt thùng thiết, lấy tay đập vào cái cán dao để chọt lũng lớp thiết. Rồi cứ tiếp tục đục mấy lỗ bên cạnh, đi vòng khắp thùng mới mở được thùng hay làm hai lỗ để đỗ dầu vào chai để sử dụng. Khi dùng xong thì mình cắt cái nắp, lấy búa đóng dẹp ven xung quanh để khỏi đứt tay, rồi lấy miếng gỗ làm cái quai xách nước. Để mình vẽ lại cho dễ hiểu rồi bỏ lên sau.

Trong hình trên có hai cái đồ khui: một tên là P-38 và một lớn hơn tên P-51. Nhà mình có mua cái P-38, mà người Mỹ gọi là John Wayne vì rất chắc và dễ sử dụng. Kích thước độ 1.5 inches hay 38 mm dài, có một miếng sắt dẹp, dùng là cái cán, và một cái bản lề dính vào cái đổ khui nhọn. Lính mỹ hay gọi P-38 là John Wayne, tài tử chuyên đóng phim người hùng cao bồi. Cái này nhỏ, dễ bỏ vào xây chìa khoá, đem theo bên người.

Cái P-51 to hơn, dễ sử dụng hơn, thêm có thể làm cái tuột-nơ-vít để mở các ốc. Được biết là đồ khui được gọi là P-38 vì độ dài là 38 mm, có một giả thuyết khác là có 38 mũi khâu tên hộp đồ ăn C-ration để mở. Không ai biết rõ vì sao lại đặt tên như vậy.

Sau này P-38 không còn được quân đội mỹ sử dụng vì vào năm 1980, các lon đồ hộp được thay thế bởi các bịch thức ăn. Khi mình sang Mỹ đi chợ, cố tìm mua cái đồ khui P-38 nhưng không ra. Họ chỉ bán cái đồ khui dễ dàng và ít nguy hiểm vì cái P-38 rất bén, dễ đứt tay. Nay họ có sẵn máy gắn trên tường, cứ việc đặt cái lon đồ hộp lên trên, tự động khui. Xong om

Bơ đậu Phùng là lon bên tay phải. Bên trái thì mình có ăn rồi, loại phô-mát nhưng nói chung bơ đậu phụng rẻ nhất nên thường mua ăn.
Gần hàng mẹ mình có một dì người HUế, có ông chồng cảnh sát, tên Nghĩa, nhà ở đường Thì Sách, chỗ giếng ông Ba Tây, có hàng quán, chuyên bán đồ mỹ. Trong tấm ảnh là cái quán nhỏ màu xanh, cạnh chỗ ông Thạc thợ thiếc, trước cái bồn nước, sát cái cầu thang chợ.

Lâu lâu mình có tiền là chạy ra đây mua lon đồ hộp rẻ nhất là bơ đậu phụng. Sang mỹ họ gọi Peanuts butter. Lấy cái đồ khui ra, mở vòng vòng rồi nạy cái nắp lên, vét bơ ăn ngon kể gì. Có lẻ vì vậy mà ngày nay mình vẫn ăn bánh mì trét bơ đậu phụng.

Loại thịt bò, heo đóng hộp này thì mình không thích từ bé đến nay. Không bao giờ mua ăn từ khi ra hải ngoại đến nay. Cách mở, phải dùng một cái khoá, có cái lỗ, sỏ miếng thiết của cái hộp vào, rồi từ từ cuốn quanh, sẽ mở hộp thịt.

Một loại đồ hộp mình hay ăn là mấy lon trái cây, nhất là trái đào, bưởi, ngọt chi lạ. Lâu lâu nhà có mua mấy lon Ham về, khui ra rồi thái từng lát mỏng để chiên lại ăn với cơm. Nói chung là nhà mình, mấy anh em không thích lắm vì có vị hơi chua chua.
Dạo ấy, nhà hay ăn thịt cá mòi của Ma-rốc, cũng dùng cái chìa khoá để mở như hình trên. Phải cẩn thận vì nếu không bị đứt tay. Phải lấy dao bầu để đâm thủng.
Đây là cái đồ khui các chai nước coca hay bia. Thêm có thể khui mấy lon sữa bò, cứ làm hai lỗ nơi nắp lon rồi chế sữa một bên.

Mình mới hỏi mụ vợ, khi xưa có ăn đồ hộp mỹ không? Mụ vợ kêu Không. Có đâu mà ăn. Dạo ấy mụ ở Hội An, xứ nhà quê nên chắc đồ ăn mỹ ít đến, hay nhà nghèo. Đa số lính mỹ đóng quân ở Đà Nẳng.

Theo các cựu quân nhân tham chiến tại Việt Nam thì tuỳ theo binh chủng. Không quân thường, họ bay trong ngày rồi về lại căn cứ nên ăn uống tương đối khá, còn các binh chủng khác phải đi tuần, hành quân thì họ đem theo C-ration để ăn. Nói chung thì họ không  thích lắm. Ai nấy đều nói là C-ration giúp giảm cân cho dù đề là 2,000 Calories nhưng ít ai ăn hết. Dần dần bao tử teo lại, khi về nước bố mẹ không nhận ra vì gầy.

Có ông mỹ kể đi hành quân, ăn đồ hộp rồi quăn trong rừng, Việt Cộng đi phía sau lượm mấy đồ hộp để bỏ lựu đạn trong. Sau đó lấy dây căng ngang bên đường. Lính mỹ đi tuần về, đạp dây, khiến lựu đạn văng ra khỏi lon và giết hại binh sĩ mỹ. Ông ta nói là lính mỹ chết vì đồ của lính mỹ nhiều hơn của quân thù. Chán Mớ Đời 
Dấu ấn thứ hai của quân đội mỹ là cái đèn pin. Dạo ấy người Việt xài đèn pin Made chợ lớn, nay có đèn pin của Mỹ xài sướng kể gì. Mỗi khi bị cúp điện, là lấy đèn pin ra xài, đi vòng vòng nhà để châm đèn hột vịt. Nói đến pin thì nhớ lính mỹ hay xài các cục pin to đùng, hình vuông độ 12 inch x 12 inch x 2 inch. người Việt mình mua về câu vào cái radio để nghe hay gắn đèn bóng. Mình không biết các tấm lọc màu để làm gì, ai biết cho em xin. Chắc để đi ban đêm, không lộ ánh sáng.
Mình có kể làm vườn, nhà mình có cái xẻng của quân đội mỹ, dùng để xúc đất làm giao thông hào. Loại này có cục để xoay, có thể biến đổi thành cái cuốc. Sau 75, chắc phải tẩu tán vì sợ tàn trữ đồ của đế quốc mỹ.
Thêm cái bình nước khi đi vườn. Bình nước này bằng nhựa khác với cái bình nước của ông cụ đi lính đem về, bằng thiết của tây. Mình nhớ trên cầu thang chợ, có mấy hàng bán đồ mỹ khá nhiều, quần áo cũ, đủ trò.
Nhưng có lẻ thuốc lá là quan trọng nhất vì người Việt bắt đầu hút thuốc mỹ thay vì thuốc lá tây như Gaulois,.. hình trên thấy mấy hiệu như Winston, Lucky Strike, Pall Mall, Marlboro, Dunhill. Mình nhớ ông cụ thường hút Pall MAll, Salem, 555, Craven-A, Dunhill,… mình có thử hút một điếu thuốc lá mà ho sặc luôn cả tiếng nên không dám hút thuốc nữa.
Hút thuốc thì phải nói đến các hộp quẹt Zippo. Mình thấy mấy tên quen, hút thuốc lá hay tập bật lửa của hột quẹt ZIppo. Nghe nói bây giờ hột quẹt này là hàng hiếm, hàng xịn nên họ làm giả để bán cho du khách.
Thuốc lá việt mình nhớ có Bastos, thuốc quân tiếp vụ, để lính mua cho rẻ. Thường có mấy quán bán thuốc lá lẻ. Ai cần hút thì ghé quán, mua một điếu hay vài điếu thay vì cả gói. Mình có tên hàng xóm hút thuốc, hắn hay lấy truyện của chị hắn cho mình mượn đọc, bù lại mình lấy thuốc của ông cụ cho hắn hút.
Thời đó, vật giá leo thang nên chính phủ Việt Nam Cộng Hoà có sản xuất các loại hàng, mang nhãn hiệu Quân Tiếp Vụ, giúp binh sĩ mua rẻ với gia đình. Thuốc lá, dầu ăn, gạo, đường,… thấy cấm bán cho dân chúng nhưng cứ thấy đầy chợ. Gia đình lính mua về, rồi đem ra bán lại ngoài chợ cho thiên hạ. Ngay lính cũng phải đi mua. Nhiều khi mấy ông lớn làm trong quân tiếp vụ đã đem ra ngoài bán kiếm tiền. Có tên đại uý, lấy gạo của lính đem bán cho bà cụ mình để có tiền đánh bài.

Có lẻ vì vậy chúng ta mới thua. Ở Hà Nội thì khẩu hiệu của họ; tất cả cho tiền tuyến, còn trong nam thì mấy ông lớn vơ vét hết, làm giàu trong chiến tranh. Đến 75 thì bỏ chạy. Xong om. Nói cho đúng thì chỉ có một thiểu số thôi nhưng đã phá hoại tinh thần chiến đấu của quân dân miền nam khiến một số người dân, bỏ theo Việt Cộng, làm nội tuyến cho họ. Nay thì ngược lại tại Hà Nội cũng vơ cũng vét nhiều hơn gấp 100 lần khi xưa.

Mình nhớ có đến nhà một ông bạn của bố mình, làm cho hãng mỹ, buôn bán đồ mỹ, giàu lắm. Bố của ông dượng mình, chạy xe rác, nội đi lượm rác đồ mỹ quăn, đem bán đủ giàu.

Cái hay là quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại các chiến trận, đã giúp thay đổi cách quản chế thức ăn tại Hoa Kỳ qua thời gian. Nếu chúng ta vào siêu thị của Hoa Kỳ, các loại thức ăn đều được chế biến từ các cuộc thử nghiệm của quân đội Hoa Kỳ. Hôm nào, buồn đời, mình sẽ kể, khá thú vị.

Nguyễn Hoàng Sơn