Trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt

 Mình có viết về trường Lục Quân, tiền thân của trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt. Nay có tìm thêm một số hình ảnh của trường nên tải lên đây cho bà con xem. Theo mình, kiến trúc của trường rất đẹp vào thời đó. Thời Ngô tổng thống, có một thế hệ kiến trúc sư Việt Nam, thiết kế nhiều công trình rất đẹp tại Đàlạt như chợ Đàlạt, Giáo Hoàng Học Viện, trường Võ Bị Quốc Gia, đại học Đàlạt, Chợ Mới Đàlat. 

Hình này do ông phi công Bill Robie, từng tham chiến tại Việt Nam chụp từ trực thăng. Cổng vào trường được thiết kế rất đẹp, tượng trưng cho các binh chủng của quân lực Việt Nam Cộng Hoà, mái che như cánh máy bay,…
Mình có tấm ảnh chụp khu vực phía cuối hình cung, là chỗ nhà ăn. Tìm chưa ra. Chán Mớ Đời 
Cái hay là kiến trúc sư, thiết kế hai dãy nhà cao tầng hình cung giúp cho không gian khi đứng nhất là khi tập trung để làm mãn khoá không bị không gian ứ đọng nhưng các dãy nhà của các chế độ độc tài cộng sản và phát xít như ở các nước Đông Âu, Ý Đại Lợi 
Hình này thấy toàn diện khuôn viên trường. Từ cổng (bị che) bên phải đi vào trường có hai dãy nhà hai bên, cuối cùng là khu nhà ăn, nhảy đầm khi mãn khoá, hình vòng cung. Xung quanh có con đường bao bọc cả trường, để chở đồ hay chửa cháy. Phần đất đỏ, mình đoán là nơi tập bắn súng,…
Hình này thấy rõ hơn, chụp từ phía bên kia, từ cổng trường, xa xa mình đoán là Ấp Thái Phiên
Các giảng đường
Sinh viên Võ Bị đi vòng vòng theo các giảng đường và cư xá.


Hình do Jean Luc Le gửi
Lễ mãn khoá
Phải công nhận quân phục đại lễ rất đẹp, có chút gì của trường Bách Khoa của Pháp (école polytechnique)
Nghe nói có mấy tuần huấn nhục

Hình này thấy dãy cuối là nơi có sinh hoạt chung như ăn uống tổ chức nhảy đầm khi mãn khoá,…
Lễ mãn khoá có tổng thống tham dự
Tự thắng để chỉ huy




Thủ khoa bắn tên khắp 4 phương trời. Xóm mình, ngay dốc Hai Bà Trưng có anh Nguyễn Đức Phống, đậu thủ khoa, ra trận lần đầu bị tử thương. Nên khoá năm sau đó được đặt tên khoá Nguyễn Đức Phống. Chán Mớ Đời 
Tân sinh xếp hàng để nhập trường. Toàn là người đậu tú tài 2 mới được nhận, còn tú tài 1 thì vào trường Thủ Đức
Tập họp.
Chương trình huấn luyện 4 năm, tốt nghiệp có văn bằng tương đương cử nhân. Sau này quân đội cần lính nên chương trình được hạ xuống còn 2 năm để cung cấp sỹ quan tại chiến trường. 

(Đọc từ Mực Tím Sơn Đen có chi tiết không đúng về Võ Bị Đà Lạt "Chương trình huấn luyện 4 năm, tốt nghiệp có văn bằng tương đương cử nhân. Sau này quân đội cần lính nên chương trình được hạ xuống còn 2 năm để cung cấp sỹ quan tại chiến trường"

Chương trình 4 năm chỉ bắt đầu từ khoá 16 (thực tế chỉ 3.5 rưỡi), 17 (2.5 rưỡi) tới khoá 22 lại chia làm  22 A và B (2 năm và 4 năm, bận không có thời giờ kiểm lại A hay B cái nào 4, cái nào 2), tới khoá 30 và 31 không hoàn tất nhưng "mãn khoá" bổ sung chiến trường tại Long Thành vào  tháng 4-1975.

Hoàng Tử Đà Lạt chỉnh lại.) Dũng Lê

Nhớ khẩu súng Garant to đùng, dài mà năm Mậu Thân, Võ Bị xách chạy khá nặng.

Thấy kẻ những hàng để phóng viên, chắc cho lễ mãn khoá.
Sinh viên thực tập vật lý

Lớp sinh ngữ theo mình, qua những gì viết trên bảng.


Thư viện

Trước cổng trường. Đồng phục đại lễ rất đẹp.

Nguyễn Hoàng Sơn 


Khẩu hiệu “tự thắng để chỉ huy” rất hay.

Cám ơn A. Sơn biên tập bài hay, đầy đủ! Xin góp thêm chút xíu thông tin: Kiến trúc sư VÕ MINH NGHIỆM, ra Bắc học khoá 1943 Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, theo Khoa Kiến trúc học ở Đà Lạt rồi Sài Gòn, cùng lớp với Nguyễn Bá Lăng. Ra trường ông vào ngành Công binh trong quân đội Sài Gòn, tu nghiệp nhiều năm ở Hoa Kỳ. Công trình ông sáng tác nhiều là các doanh trại quân đội, tác phẩm chính được nhiều người biết đến là Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt...
Maquétte của kiến trúc sư Võ Minh Nghiệm


Hình này do Thu Kim gửi, mình đoán là bộ chỉ huy

Có ai gửi mình bài báo của nhà báo Kỳ Mỹ Duyên nên ghi lại
 CHÀNG TỪ KHI VÀO NƠI GIÓ CÁT

Tác Giả: Kiều Mỹ Duyên

Phóng sự chiến trường của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Chinh Chiến Điêu Linh

Đà Lạt đó, đất của những rừng thông ngàn năm thì thầm với gió. Đất của suối, của hoa và của những người con gái hai má đỏ hồng. Và ở đó, cũng là nơi xuất thân của những người trai luôn luôn tâm niệm nam nhi chí tại bốn phương, lấy hình ảnh oai hùng của kẻ gác ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo làm biểu tượng. Nhắc đến Đà Lạt là có cả ngàn điều để nhớ, trăm điều để thương. 

Con đường dốc quanh co, với hai hàng thông trồng dọc hai bên đường, một đầu là khu phố Hoà Bình, trái tim của Đà Lạt, một đầu là quân trường nổi tiếng, trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, nơi đào tạo những người luôn lấy hình ảnh của bốn chữ Tang Bồng Hồ Thỉ làm lý tưởng, cái biểu tượng hào hùng đó cũng là một trong những nghi thức không thể thiếu trong ngày mãn khoá: sinh viên thủ khoa của khoá, trước lễ đài, một chân quỳ gối, một tay cầm cung, một tay giương tên, bắn đi bốn hướng. Những mũi tên bắn đi từ những người trai Võ Bị đó, đã có nhiều mũi bắn vào tim giai nhân bốn phương. Gần nhất là những người con gái đôi má đỏ hồng của Đà Lạt. Người đến, đến từ muôn phương, người đi, đi về vạn nẻo, để lại nhiều thiên tình sử trong cái thành phố nhỏ bé này... 

Con đường từ phố Hoà Bình, một khu phố nhỏ, dễ thương, lúc nào cũng có hình ảnh của những đôi tình nhân khắp nơi đến. Đến tìm cái lạnh co ro, tìm sự gần gũi nhau hơn trong bầu trời sương mù của Đà Lạt. Con đường đổ xuống bên dưới chân phố, bọc theo hồ Xuân Hương, với cà phê Thủy Tạ, với những chiếc Pédalo lượn lờ trên mặt nước, đưa đôi tình nhân vào cõi mộng mơ. Qua khỏi hồ Xuân Hương, con đường bắt đầu có độ dốc cao dần, rồi đến nhà ga, cũng là Trạm Hàng Không Dân Sự. Qua khỏi nhà ga, một đường rẽ lên Trại Hầm, vùng đất của những trái mận no tròn, chỉ nhìn qua là muốn cắn ngay. Một đường cứ đi tiếp, sau chừng bốn, năm cây số đã vào địa phận của trường Võ Bị Đà Lạt. Quanh co qua những khu trồng rau xanh mướt, bên phải là hồ Than Thở. Chỉ nghe tên thôi cũng đủ tưởng tượng được cảnh hồ đẹp và buồn đến đâu. Qua khỏi hồ Than Thở, với những khúc lượn vòng trên những đồi thông là đến cổng trường. Một mối tình nào đó, bắt đầu sự gặp gỡ có thể trong quán cà phê, hay tại một gian hàng hoa trong chợ Hoà Bình, hoặc ngay trên những con đường phố Đà Lạt, để hẹn hò bên hồ Xuân Hương, đưa nhau đến đổ lệ bên hồ Than Thở, rồi chia tay nhau tại nhà ga, và biệt ly, nhớ nhung từ đây… Tất cả diễn ra trên con đường đó, và con đường có thể giản dị mà đặt tên: Con Đường Tình Sử. 

Đoạn đường từ hồ Than Thở đến cổng chính của trường là một đoạn đường rất đẹp. Đường tráng nhựa êm ái, chạy quanh co trong những đồi thông thật thơ mộng. Một trạm kiểm soát trước khi vào cổng chính mang tên cổng Thái Phiên. Cổng chính của trường nhìn ra đồi núi chập chùng. Cổng sau của trường, cổng Lý Thường Kiệt, ngõ ra khu phố Catina, một khu phố nhỏ mang tên một khách sạn lớn ở đây, khách sạn có từ thời Pháp thuộc. Một cổng phụ nối liền với trại gia binh của trường là cổng Mê Linh. Trường Võ Bị nằm trên một khuôn viên rất rộng. Từ cổng Thái Phiên đi vòng qua cổng Lý Thường Kiệt cũng phải mất gần mười lăm phút lái xe. Ngoài ba cổng chính trường còn có nhiều cổng không tên khác mà chỉ có sinh viên sĩ quan và Quân Cảnh 302 của trường biết mà thôi.

Từ những cổng không tên đó, trong một đêm sương mù phủ xuống dày đặc, có những sinh viên sĩ quan đa tình, liều lĩnh lén rời trường để đến một nơi nào dưới phố, dưới một mái nhà, có người con gái đang ngồi trong khung cửa chờ mong. Những sinh viên sĩ quan dám đi qua những cổng không tên đó, thường thường đã là niên trưởng. Chứ các Cùi mới năm thứ nhất thì còn "cùi" lắm, khó lọt mắt xanh của người đẹp. Mà không có người đẹp chờ mong, thì chẳng lẽ liều lĩnh trốn ra khỏi trường chỉ đến dốc Duy Tân uống một ly sữa đậu nành nóng rồi lại trở vào hay sao? Và để tiếp nối truyền thống đó, khi các niên trưởng gần đến ngày ra trường, cũng vui vẻ bàn giao lại cho đàn em những cổng không tên này, để rồi bao nhiêu mối tình đã nở và biết bao con tim đã héo mòn.

Một người con gái kể cho tôi nghe chuyện tình của nàng, một Chinh Phụ Ngâm Khúc của người con gái mới hai mươi hai tuổi tròn. Buổi chiều từ trường về, Quyên nhận được thư Nguyên. Phong bì đóng dấu Bưu Điện Nha Trang, chứ không gửi qua Quân Bưu. Anh chàng lại trốn ra phố Nha Trang chơi rồi, Quyên nhủ thầm. 

“Quyên của anh, 

Ngày mai, thứ hai, anh làm lễ mãn khoá ở trường Dù. Đúng ra còn nợ trường này một saut nữa, nhưng saut cuối cùng để dành nhảy về trường mẹ. Sáng thứ ba, lúc 10 giờ, em đến ngoài cổng Mê Linh, nhớ mang theo ống dòm. Người nhảy xuống đầu tiên là Trung Tướng Chỉ Huy Trưởng. Người thứ nhì là anh: Thủ Khoa Khoá Dù. Em đứng chỗ nào cho dễ thấy, anh sẽ đáp ngay trước mặt em. Gặp nhau sau. Thương nhiều.”

Thư Nguyên lúc nào cũng vậy, ngắn gọn và đùa cợt. Thủ khoa của khoá Dù! Thật là cứng đầu, nói mãi không chịu nghe. Ba mẹ đã hăm rồi, ra trường mà chọn mấy cái binh chủng đồ bông, đồ rằn để miệt mài ngoài chiến trận là đừng hòng gả con gái cho. Ba đã có lần nói thẳng với Nguyên: "Sống ở đời, khôn ngoan là ai sao mình vậy. Học đủ để ra trường là được rồi. Ra trường sẽ gửi gắm về làm ở thành phố cho an nhàn tấm thân, lại có thì giờ lo cho vợ con sau này". Nguyên cười, dạ dạ, rồi những lời khuyên bảo cũng như nước chảy qua đá trên thác Cam Ly.

Nhớ lần đầu tiên gặp Nguyên, Quyên không hiểu tại sao sau này mình lại thương được người đã làm mình tức đến khóc được. Buổi sáng thứ bảy đó, Quyên và em trai đi phố mua sắm mấy thứ lặt vặt, rồi hai chị em vào Mê Kông uống nước. Buổi sáng cuối tuần nào khu phố Hoà Bình cũng đầy bóng dáng những sinh viên sĩ quan Võ Bị trong bộ đại lễ bốn túi mùa đông, dáng người thẳng, bước chân vững chải, nụ cười, ánh mắt tự tin.

Buổi sáng hôm nay trời Đà Lạt thật đẹp, nắng rực rỡ trên những cành Mimosa đang bắt đầu nở hoa vàng. Khu phố nhỏ bé này có vẻ ồn ào hơn, vì hôm nay là ngày được ra phép đầu tiên của một khoá Võ Bị vừa xong thời gian huấn nhục, mới làm lễ gắn Alpha tối hôm qua. Lần ra phép đầu tiên cứ như là cọp sút chuồng, mấy anh chàng sinh viên sĩ quan vừa hung hăng, phá phách, vừa mang cái nét thật ngố trong bộ đại lễ mặc lần đầu.

Tóc của mấy chàng còn ngắn đúng kiểu mẫu, cử chỉ cứng nhắc, nét mặt nửa ba gai, nửa còn khớp vì bị hành tận mạng trong những ngày huấn nhục vừa qua. Họ phá phách như là một truyền thống. Trường dễ dãi cho lần ra phép đầu tiên sau ngày lễ gắn Alpha, miễn là không quá trớn. Nguyên ngồi bàn kế bàn Quyên, cùng với mấy người bạn đồng khoá. Họ ăn uống, cười nói có vẻ thoả thích với những giây phút tự do ngắn ngủi, rồi bắt đầu tìm những mục tiêu để phá. Mục tiêu của họ là những chàng trai híp-py, tóc để dài như con gái. 

Thanh niên Đà Lạt đã quen với truyền thống này rồi. Hễ cuối tuần mà có khoá Võ Bị nào vừa làm lễ gắn Alpha, ngày mai được ra phép là họ tránh không xuống phố, để “văn” và “võ” khỏi đụng nhau lôi thôi. Hoàng kẹt đi với chị nên đành chịu trận. Quyên ngồi im không nói gì, cho đến khi một người trong bàn của Nguyên đòi qua cắt tóc Hoàng thì Quyên phản ứng ngay. Quyên lấy bút, nhìn bảng tên trên ngực áo của anh chàng này, giọng thách thức:

- Anh dám làm không?

Nguyên nảy giờ chưa dự phần, vội đứng lên ngăn lại: 

- Thôi thôi, mình đi phố chơi, đừng chọc bà chằng này nữa.

Quyên tức muốn phát khóc, trợn mắt nhìn thẳng mặt người vừa gọi mình là bà chằng. Vầng trán rộng, nét mặt cương nghị lẫn chút bướng bỉnh, dáng người dong dỏng cao và thẳng. Vài tuần nữa bớt cái nét ngố của một anh Cùi vừa mới gắn Alpha thì coi cũng được, Quyên nhủ thầm, nguýt dài một cái, đuôi mắt quét rụng cả mấy búp hoa của cành Mimosa chưng trên quầy.

Làm như có duyên có nợ gì đó, những tuần kế tiếp họ lại đụng đầu nhau trong phở Tùng, trong cà phê Thủy Tạ… Và một buổi sáng thứ Bảy, mẹ bảo Quyên ra chợ mua vài ký mận để về Sài Gòn biếu bà con. Lựa mận xong, Quyên đang loay hoay không biết thế nào để bê mấy bao mận nặng chĩu này ra xe lam, thì một bàn tay đỡ nhẹ:

- Tôi mang dùm cô về tận nhà.

Và không cần biết Quyên có đồng ý hay không, Nguyên vẫy taxi. Quyên cũng không hiểu sao lúc đó mình lại thụ động như vậy. Riu ríu lên xe và để cho Nguyên mang mấy bao mận vào tận nhà, chào bác trai, chào bác gái, tự nhiên như quen biết đã lâu ngày.

Bốn năm trôi qua. Đối với những người con gái đã yêu người trai Võ Bị, bốn năm, mỗi ngày tính bằng một tuần. Như vậy, bốn năm rút lại còn được bao nhiêu ngày? Và mỗi ngày gặp nhau được bao nhiêu giờ? 

Rồi Nguyên làm lễ mãn khoá. Chàng vẫn là thủ khoa của khoá. Vẫn giữ truyền thống của người theo nghiệp võ tự ngàn xưa. Trong lễ mãn khoá, chàng đã giương cây cung bắn bốn mũi tên ra bốn hướng, để biểu tượng chí tang bồng hồ thỉ của kẻ nam nhi. Rồi chàng rời Đà Lạt như một mũi tên rời dây cung, để lại cho Quyên khắp mọi nơi, mọi nẻo trong cái thành phố nhỏ bé lạnh lẽo đầy sương mù này, đâu đâu cũng là kỷ niệm…

Những gì Quyên mong đợi bây giờ là những bức thư ngắn ngủi, từ những địa danh xa lạ gửi về. Thư mới nhận hôm qua cũng ngắn như một bức điện tín: 

“Quyên của anh, 

Vừa chiếm lại Quảng Trị. Trận đánh thật khốc liệt, giành nhau từng tấc đất. Xong rồi. Ngày mai xin 12 giờ phép, phóng xe vào Huế ăn tô bún bò cho biết cay đến đâu và nhìn xem nữ sinh Đồng Khánh đi học qua cầu Trường Tiền đẹp như thế nào. Mong em luôn luôn vui vẻ.

Thương nhiều.”

Nguyên đi biền biệt. Gót giày hành quân của chàng dẫm qua không biết bao nhiêu là địa danh. Mỗi năm được về phép mấy ngày, chia ra cho gia đình ở Sài Gòn vài ngày, cho Quyên ở Đà Lạt vài ngày, còn lại cho bạn bè. Nguyên được thăng cấp rất nhanh bởi những chiến công vẻ vang. Những hoa mai trên cổ áo của Nguyên là do chính tay Quyên thêu trong những lần Nguyên về phép. Cứ mỗi lần thêu thêm một hoa mai cho Nguyên là lòng Quyên lại chỉu nặng thêm một ít. Một câu nói nửa đùa nửa thật của người bạn học cùng lớp, mà mỗi lần nhớ đến, đã làm cho Quyên cảm thấy chới với như người mất đà vì bắt hụt vào chiếc bóng:

- Lấy chồng Võ Bị thì chớ có lấy thủ khoa. Thủ khoa nào của Võ Bị cũng sớm được tổ quốc ghi ơn... 

Bước vào Võ Bị là Nguyên đã chọn con đường binh nghiệp. Suốt bốn năm miệt mài rèn luyện cả văn lẫn võ. Nguyên hãnh diện với sáu chữ: Sinh Viên Võ Bị Đà Lạt. Nguyên muốn mình xứng đáng với niềm hãnh diện đó, trong trường, ngoài quân sự và văn hoá, Nguyên học quyền thuật, kiếm thuật, học cỡi ngựa, chơi đàn, nhảy đầm rất đẹp, pha coctail rất ngon. Ra trận, Nguyên đánh giặc rất gan lì. Tất cả để giữ cái truyền thống của hai chữ “Đa Hiệu” mang trên vai. Và luật của tạo hoá là như vậy: truyền thống càng hào hùng, định mệnh càng khắc nghiệt.

Quyên biết mình chỉ là sợi tơ, không thể nào buộc nổi một cánh chim bằng với hào khí đang còn ngất trời. Chỉ còn biết chờ, chỉ còn biết đợi. Đợi chờ cho đến ngày chim bằng mỏi cánh, hoặc là…

Quyên không dám nghĩ đến. Không dám ích kỷ mong muốn Nguyên dừng chân bằng một sự hy sinh quá lớn. Mà thật sự thì Nguyên đã hy sinh, hy sinh cả một tuổi thanh xuân của chàng cho chiến trận, hy sinh cả một tình yêu như mật ngọt trong khung trời Đà Lạt mộng mơ này, để lăn mình vào nơi gió cát…

Kiều Mỹ Duyên
—oo0oo—

Nên hay không truy tầm ung thư ngực

 Cứ lâu lâu nghe đồng chí gái kêu đi khám ngực để truy tìm ung thư ngực. Hỏi lý do thì trả lời: “bác sỹ kêu đi”. Phụ nữ được chỉ dẫn cần khám, truy tầm ung thư ngực nhưng không được giải thích lý do để lấy  quyết định. Người ta hay nói bệnh ung thư vì gen của gia đình nhưng ngày này, khoa học đã chứng minh là ung thư vì gen chỉ xảy đến với người ta độ 1%, còn 99% kia là vì lối sống, ăn uống gây nên.

Trong tờ “Journal of the National cancer institute” cho hay “selling the screening can be easy”, chỉ cần doạ người ta lo sợ bằng cách nói thêm về những nguy hiểm, tạo thêm niềm tin về những ưu điểm của truy tầm ung thư. Nhất là đừng bao giờ nhắc đến những nguy hại do phóng xạ khi truy tầm ung thư. Hôm qua mình đi nha sỹ, họ kêu chụp Quang tuyến hàm răng, phải lấy áo bảo hộ che thân mình để tránh bị ảnh hưởng.

Khi nhắc đến ung thư làm người ta sợ về căn bệnh vô hình, không có khám nghiệm nào mà khiến bệnh nhân lo âu nhiều như truy tầm ung thư. Mình nhớ cách đây mấy năm, đi mỗ cục bướu trong người. Về nhà đợi kết quả 2 tuần lễ, khiến mình chới với, đọc một loạt 5 cuốn sách về ung thư để quên sự chờ đợi. Kết quả bướu lành. Hú vía.

Cách tiếp thị của nhà thương và bác sỹ là truy tầm sớm thì dễ chữa hơn thế là mọi người xung phong. Mấy tờ truyền đơn của American Cancer Society, cho biết nếu ai chưa làm Mammogram, để truy tầm ung thư thì nên khám kỹ lưỡng hơn về ngực. Có điều là đàn ông họ không lưu ý truy tầm ung thư. Nghe nói đàn ông dễ bị ung thư tuyến tiền liệt, không lẻ bắt mấy ông đưa chim cho họ truy tầm. Tìm không ra mà chim dế hết cương luôn.


Ông chủ tịch hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (American cancer Association) cho biết không nên truy tầm ung thư tuyến tiền liệt nhưng lại đồng ý là phụ nữ nên truy tầm ung thư ngực. Thế lầy nà thế Lào?

Được biết 70% phụ nữ sẽ không chịu khám ngực để truy tầm ung thư nếu họ được giải thích tận tình, các lợi và hại của mammogram 

Bài báo cho biết truy tầm ung thư ngực có nhiều điều lợi nhưng cũng có thể đưa đến nhiều vấn đề do phóng xạ và thuốc uống. Truy tầm ung thư thường được sử dụng là mammogram . Từ 50 năm qua, có trên 600,000 phụ nữ Hoa Kỳ tham dự trong 10 thử nghiệm. Ai cũng kêu là thử nghiệm, truy tầm ung thư rất có lợi nhưng ít ai nói đến những cái hại của nó. Ngược lại chỉ có 1 thử nghiệm về áp huyết cao cho đàn ông trong vòng 2 năm và chỉ có 150 người tham dự cuộc thử nghiệm này đã giúp bác sĩ quyết định về áp huyết cao gây ra nhiều bệnh tật, cơ nguy đột tử. Chán Mớ Đời 

Tại sao lãnh vực truy tầm ung thư đều chú tâm vào truy tầm ngực phụ nữ vì kỹ nghệ chết tạo máy móc truy tầm ung thư giúp các radiologist đọc lên đến hàng trăm tỷ đôla. Họ cho biết là nên truy tầm ung thư ngực vào tuổi 30, 40, người thì nói ở tuổi 50. Người thì cho biết mỗi năm, người thì kêu không nên làm đều. Biết nghe ai bây giờ.

Mình có cô cháu bị ung thư ngực khi còn trẻ. Mình đoán bị stress quá, sinh con, chồng mất việc, ngân hàng kéo căn nhà, phải dọn vào một cái garage để hai vợ chòng 3 đứa con ở. Ung thư vì stress rất nhiều, vì ăn uống không điều độ, ngủ ngáy không tốt,… may quá, cô cháu còn trẻ nên có thể vươn lên và qua khỏi bệnh.

Đi truy tầm sẽ đưa đến vấn đề tài chánh hao hụt của bệnh nhân, nhất là tinh thần như mình cách đây mấy năm. Mình nhớ đi khám bác sĩ, ông ta kêu mình đi chụp MRI hay chi đó, rồi khi gặp lại, ông ta cầm tờ giấy của ông bác sĩ về radiologie rồi đọc cho mình nghe, lấy $300. Cứ gửi thẳng cho mình đỡ tốn $300. Có thể nói bác sĩ thường,  nhiều khi không đọc được các tấm ảnh chụp của máy . Chán Mớ Đời 

Khi truy tầm ung thư ngực bằng Mammogram, người ta cho phụ nữ uống một loại thuốc. Họ phát hiện máu của người uống loại thuốc này chỉ số p gia tăng kinh hoàng. Sẽ giải thích sau nếu bác nào tò mò thì em sẽ kể thêm vì dạo này em đang đọc tài liệu về chiến tranh Việt Nam.

Phụ nữ được tiếp thị về mammogram, tuyệt nhiên không biết gì cả về sự lợi hại của việc này. Người ta thăm dò các phụ nữ thì 9 trong 10 người được hỏi, không có khái niệm gì về lợi hay hại của sự truy tầm ung thư này. Đâu phải lỗi của họ. Lý do là quảng cáo tiếp thị. Điển hình, chúng ta cứ nghe nói ăn chuối là có nhiều chất Potassium nhưng trên thực tế, người ta cho biết lượng Potassium trong chuối đứng thứ 105 chi đó, sau cải, chà là,…các công ty bán chuối quảng cáo đầy trên truyền hình, sách báo từ mấy chục năm qua nên in hằn trong trí óc chúng ta, không cần xem xét lại. Mình leo núi 14 tiếng đồng hồ, chỉ ăn có nắm đậu và 5 trái chà là, khỏe tênh. Chà là có rất nhiều Potassium, giúp người ta vượt sa mạc, nhất là bồi dưỡng sau khi hò giã gạo với đồng chí gái.

Đây là thống kê về sự nguy hiểm của phóng xạ khi truy tầm ung thư và gây nên bệnh ung thư nếu đi mỗi năm thì nhiều hơn, đi mỗi 10 năm thì ít lại. Chưa có bệnh thì đi thử nghiệm, có thể tạo ra bệnh ung thư. Chán Mớ Đời 

Người ta tin rằng truy tầm ung thư vú sẽ sớm phát hiện ra, thậm chí họ không am tường, hiểu những cơ bản về mammogram. Họ chỉ được bác sỹ nói, không đưa ra lý do, giải thích sự lợi hại của mammogram. Một kết quả về nền văn hoá, phong trào đi bộ gây quỹ để chống ung thư với các tổ chức pink ruban mà đồng chí gái cứ kêu mình đi bộ khi xưa, đồng hành với phụ nữ bị ung thư, chữa trị, nghiên cứu. Sau này mình khám phá ra các tổ chức này đều được hỗ trợ bởi kỹ nghệ thực phẩm, dược phẩm đã gây nên ung thư. Ai tò mò, tìm đọc những bài mình kể còn không thì gút gồ Chán Mớ Đời 

Tóm lại; mammogram được nghiên cứu và sử dụng để truy tầm tất các ung thư và gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay. Điển hình, người ta chỉ thử nghiệm 150 người đàn ông về áp huyết cao trong vòng 2 năm, đã khiến các bác sĩ kết luận về việc điều trị bệnh áp huyết cao. Trong khi 10 năm qua, họ đã thực hiện trên 10 thử nghiệm, với trên 600,000 phụ nữ vẫn chưa đưa đến kết cục về các thử nghiệm nói trên.

Đề tài khá dài, khó tóm tắt trong một bài ngắn. Bác nào tò mò thêm thì em sẽ kể thêm. Em sẽ đếm số lượng người đọc. Viết theo kiểu đặt hàng. Viết về tình yêu vớ vẩn thì bà con đọc rất nhiều, còn viết kể về tránh bệnh tật thì thiên hạ ít đọc. 

Vợ em thì tin bác sỹ, em cản không được. Bác nào muốn vợ đi tây phương cực lạc sớm nên khuyến khích vợ đi khám ngực và mấy thứ kia hàng năm, sẽ giảm tuổi thọ. Còn ai thương vợ thì cứ cản vợ không nghe mấy tên bác sỹ như em. Khuyên nên đi bác sỹ già, họ có kinh nghiệm, không cần làm tiền nhiều để trả nợ. Bác gái nào thấy chồng mình khuyên đi khám chụp hình phóng xạ Hoài là biết ông ta có sỹ đồ về Việt Nam kiếm chân dài. Chán Mớ Đời 

Người ta cho biết là chẩn đoán, thử nghiệm tìm ra ung thư ngực là đã quá trễ. Nếu không thử nghiệm mammogram thì người ta tầm ra trung bình ở tuổi 22.8. Còn với mammogram thì ung thư có thể vào tuổi 21.4 tuổi. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thầy Lê Phỉ, trường Việt Anh

 Hôm trước, tình cờ thấy trên mạng hình của thầy Lê Phỉ, hiệu trưởng trường Việt Anh, Đàlạt xưa, khiến mình nhớ lại vài kỷ niệm với trường này. Mình không phải học sinh chính của trường, chỉ học các lớp ngoại khoá, lớp Nhật ngữ và Hội Việt Mỹ ở trường này được hai năm. Theo một giáo sư của trường này thì thầy Lê Phỉ, dạo ấy mang cấp bậc Đại Uý, thuộc trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt. Năm nay độ 94 tuổi.

Dạo ấy, ông Kỳ không cho sinh viên Việt Nam Cộng Hoà du học ở Pháp và Bỉ nữa, ra lệnh đóng cửa trường tây cho rằng sang đấy, nghe Việt Cộng dụ dỗ theo cộng sản chống lại chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Dạo ấy bằng Tú tài Việt Nam Cộng Hoà được công nhận tương đương tại âu châu, không phải qua một kỳ thi khảo sát nào khác để vào học đại học.

Qua tây thì mới khám phá ra ông Kỳ, trong một chuyến công du, tuyên bố rất cảm phục sự thu hút của Hitler, tên đồ tể mà mọi người ở âu châu ghê tởm nên bị báo chí ngoại quốc đánh tơ bời nên ông ghét tây, ra lệnh đóng cửa trường tây, đưa đến trung tâm giáo dục HÙng Vương ra đời. Grand Lycee, it học sinh dời về Petit Lycee.

Mình đoán là anh ngữ của ông ta không giỏi nên khi tuyên bố bằng anh ngữ sẽ gặp khó khăn để diễn đạt ý của ông ta cho chính xác. Tốt nhất là nói tiếng Việt để thông dịch viên nói lại, để khỏi thất lạc khi chuyển ngữ. Theo mình thì ông Thiệu giỏi anh ngữ hơn ông Kỳ. Mình có nhớ nghe ông ta đọc diễn văn khi công du Hoa Kỳ. Không hiểu lý do phải đọc anh ngữ, thay vì tiếng Việt. Có thông dịch viên thì cần gì phải nghĩ nát óc tiếng anh.

Thầy Lê Phỉ trong bộ đồng phục hướng đạo Lâm Viên của Đàlạt xưa. Mình có ông cậu bà con tên Đằng, lái chiếc xe Lambretta, huynh trưởng hướng đạo Lâm Viên, ở cạnh nhà ông bà Nguyễn Đình Thừa ở đường Phan Đình Phùng.
Hình này mình đoán thầy Phỉ chụp với hai cô học trò cũ hay hướng đạo sinh Lâm Viên. Bận đồng phục hướng đạo Lâm Viên, bị Việt Cộng dẹp sau 75, nghe nói nay cho hoạt động trở lại.
Thầy xem mấy tấm ảnh, mình đoán là do thầy chụp lấy. Mình có mấy tấm ảnh này nhưng không biết tác giả, nay xem tấm ảnh này mơi rõ, tải lên mạng cho người Đàlạt xem. Khi xưa, thầy có đam mê chụp hình vì thấy nhiều tấm trên mạng về Đàlạt, ghi tên Lê Phỉ.

Mình có nhận được chú thích của anh Van Tran, trưởng nam của ông Trần Văn Châu, tiệm chụp hình Hồng Châu ở ngay cầu thang lên chợ Mới như sau: “ Anh Sony, tôi, con cả của  tác giả của những tấm hình nghệ thuật mà anh đăng trên , bố tôi, Trần Văn Châu có tặng một số hình ảnh mà ông chụp khi chúng tôi còn sống tại Dalat cho ông Lê Phỉ lúc ông dạy lớp chụp ảnh tại trường Việt Anh này. Vài tháng sau khi ông cụ tôi mất có nhiều người đã ngang nhiên chiếm bản  quyền. Hiện chúng tôi đang giữ âm bản trong tay, không những một vài tấm mà những tấm gần thế kỷ cùa Dalat khi còn phôi thai.”
Hy vọng sẽ có ngày, gặp lại được anh này để xem hình ảnh xưa của Đàlạt. Hình do con ông Châu gửi, chụp chung với thầy Phỉ khi xưa.
Đây tấm ảnh theo lời anh Van Tran, là của bố anh ta ông Trần Văn Châu chụp và tặng cho thầy Lê Phỉ để trong album theo hình trên. Mình đoán là photo Hồng Châu. Người Việt mình hay lấy hình của thiên hạ rồi gắn tên của họ vào như tấm ảnh này đề Kiênthuc.net.vn. Hình chụp trên đường Trần Quốc Toản, một gia đình thượng, đeo gù mang ngo đến chợ Đàlạt để bán, đổi gạo muối. Ở chợ khi xưa, mình thấy họ đứng ở hàng hoa, đối diện bến xe đò Chi Lăng, vũ trường La Tulipe Rouge để bán. Thiên hạ cứ thấy thượng là tìm cách trả giá, mua cho rẻ rồi khi họ có tiền lại bị mấy bà hàng chợ bán gạo muối đắt giá. Chán Mớ Đời 

Sau này, thị dân Đàlạt dùng lò dầu hôi nên ít thấy người thượng, đem ngo ra chợ bán. Không biết tương lai của họ ra sao, sống nghề gì. Để hỏi anh Van Tran xem tác giả tấm ảnh này là bố anh ta hay thầy Phỉ. Mình thấy trong album của thầy Phỉ đang xem.

Tấm này mình đoán là của thầy Lê Phỉ chụp vì có đọc trên mạng, ai đó nói tấm ảnh dưới là của thầy Lê pHỉ chụp. Không gian 
Tấm này mình có thấy chú thích là của thầy Lê Phỉ chụp. Thiên hạ ngang nhiên ghép tên tuổi của họ vào. Nay mình mới hiểu khi xem ảnh người Việt chụp ngày nay, tên của họ ký trên tấm ảnh còn to hơn tấm ảnh. Chán Mớ Đời 


Mình đoán là chụp chung với vợ thầy.

Vụ ra lệnh cấm không cho du học ở các nước pháp ngữ ở âu châu, thiên hạ muốn đi du học thì quay qua học đức ngữ, nhật ngữ và Ý ngữ để du học tại các nước như Tây Đức, Ý Đại Lợi và Nhật Bản. Thiên hạ đua nhau đi học tiếng Nhật. Mình thấy anh Vui, con bác Cháu, bán mắm ở ngoài chợ, nhà ở ấp Ánh Sáng đi du học ở Nhật Bản nên cũng mò, ghi tên học nhật ngữ. 

Ở Đàlạt dạo ấy, trường Việt Anh có mở lớp nhật ngữ do một ông đạo sĩ, hình như tên Trang, du học bên Nhật Bản về dạy nên thiên hạ rủ nhau đi học đông lắm. Mình cũng đi học thử tiếng của xứ Samurai. Trong lớp có mấy ông thầy dạy trường Việt Anh, ngay ông Nghiêm Phú Phát cũng đi học,…vào lớp nhật ngữ, là đồng môn với mình, vào lớp hè làm thầy mình. Chán Mớ Đời 

Mình học hội việt mỹ, xem như vào các buổi chiều tối, đi học sinh ngữ cả tuần, rồi Đức ngữ với ông cha Leahy ở Giáo Hoàng Học Viện. Rốt cuộc mình chả thông tiếng nào cả. Qua Nhật Bản lần đầu tiên, mình xổ tiếng nhật, vợ con lác mắt đến khi taxi đưa đi lạc gần cả tiếng, trả cuốc xe gần $100, cách đây 10 năm, bị vợ chửi thối đầu. Chán Mớ Đời 

Mình chưa bao giờ nói chuyện với thầy Lê Phỉ, chỉ nhớ là người Huế, thấp thấp người. Thầy quen mẹ mình và bác Hoè, vô địch bóng bàn Đàlạt một thời, có văn phòng bán bảo hiểm Rồng Vàng ở cuối đường Minh Mạng, ngay cái đốc lên đường Hàm Nghi, ngay Phở Tùng. Hay hát ở đài phát thanh Huế và Đàlạt xưa.

Năm mình sang Văn Học, mấy ông thầy dạy thêm ở Văn Học, được thầy Lê Phỉ mời qua Việt ANh dạy khiến một số đông học sinh của Văn Học, bỏ trường chạy qua Việt Anh như tên Phạm Anh Tuấn, nhà ở xóm ông BA Tây, nơi mình hay đến xách nước.

Hình này do ông Lê Huy Cầm tải lên, mới để ý đến tấm bảng treo trước văn phòng. Hình chụp các thầy cô của trường Việt Anh. Mình nhận ra một thầy dạy mình hoá học lớp hè, học Nhật Ngữ với mình nhưng không nhớ tên, người Nam. Mình chưa bao giờ thấy tấm bảng này, khi đi học ngoại ngữ ở trường này, chỉ nhìn toàn là mấy nữ sinh không. Nói chung các cô mà siêng học ngoại ngữ, đa số không đẹp lắm. Mấy năm học hội việt mỹ, chả thấy cô nào xinh cả. Chán Mớ Đời 

Lúc học hè, mình có để ý đến một cô tên Nguyễn thị Hoàng Lan, nữ sinh BÙi Thị Xuân, nhà ở ngay đường Hai Bà Trưng, căn đầu tiên ở trường Thăng Long cũ. Còn vương đạo quân tử thì chả hiểu gì cả. Mà đúng dạo ấy tiếng Việt mình rất dốt, từ trường tây qua nên chịu.

Xóm mình có thím Mãn, vợ chú Hà Thúc Mãn, cán sự Công Chánh, cháu ông Hà Thúc Nhơn, một thời tử thủ trong bệnh viện, chống tham nhũng, bị xe tăng bắn chết. Thím tốt nghiệp trường mỹ thuật Huế, lấy chồng vào Đàlạt, dạy vẽ ở trường Việt Anh. Nếu mình không lầm thì thím khá đẹp. Con trai trong xóm mê như điên. Có chị Huệ, con ông bà Hân, học ở đây.
Hình chụp từ sân trường ra phía chỗ ra vào, thấy văn phòng và lớp dạy nhật ngữ mà mình theo học khi xưa. Mình đoán là đang chào cờ hay chi đó mà thấy thầy cô đứng dưới mái hiên. Bảng hiệu trường, theo mình được ghép từ tấm hình phía dưới.
Hình chụp từ cổng ra vào, thấy phía sau là lớp học nhật ngữ mà mình theo học năm xưa. Nhiều kỷ niệm của tuổi thơ. Dạo ấy đi học nhật ngữ, toàn là người lớn tuổi. Thím Tâm, tiệm thuốc tây Mình Tâm cũng thấy có mặt. Hình như bà con chi với ông đaọ sĩ Trang.
Hình này, chụp ở đường Hải Thượng, trước cổng trường Việt Anh. Mình có một kỷ niệm ở đây. Dạo ấy, học lớp 11, bắt đầu tập lái xe Jeep của ông cụ. Sau cơm trưa, mình đưa mấy người em đi học ở Hùng Vương, trên đường về, chạy ngang đây. Trong trường, có chiếc xe con cóc của vợ thầy Phạm Kế Viêm, chị chồng của người dì bà con mình, tiệm thuốc tây Hiệp Thạnh ở đường Duy Tân, chạy từ trong trường chạy ra cái ào ra. Đụng xe mình. Xe cô bị móp còn xe Jeep ông cụ không bị gì. Cô Viêm, chạy vào trường, lúc sau thầy Viêm đi ra, gặp mình, kêu đi đi. Hình như cô đưa thầy Viêm đi dạy. Hú vía. Sau này có người gửi cho mình bài viết của cô nói rằng dạo ấy chưa có bằng lái xe. Chán Mớ Đời 
Thầy Phạm Kế Viêm dạy toán lớp hè ở Việt ANh và thầy Hoàng Trọng Hàn, hiệu trưởng trường Trần Hưng đạo, có dạy mình anh ngữ ở Văn Học mấy tháng. Thầy có vợ rất đẹp.

Theo mình được biết thì trường Việt ANh, lúc đầu do con ông Võ Đình Dung xây cất, làm hiệu trưởng sau này thầy Lê Phỉ mướn lại, đổi tên thành trường Việt Anh. Không ảnh cho thấy khuôn viên của trường Việt ANh khi xưa, chụp năm 1969, nơi tiếp các đồng bào chạy giặc năm Mậu Thân. Phía sau là đường Hai Bà Trưng. Nếu nhìn rỏ sẽ thấy con suối từ số 6 chạy về, rồi qua Hoàng Diệu, về Cam Ly.

Dãy lớp đối diện văn phòng là nơi mình học hội việt mỹ ban đêm, sau Mậu thân, khi phi thuyền Apollo 11 đổ bộ lên mặt trăng, họ cho mấy cái nút đeo cổ áo, truyền đơn đủ trò. Lớp nhật ngữ thì căn đầu tiên bên phải từ cổng. Văn phòng Hội Việt Mỹ ở đường Yersin, cạnh thư viện Đàlạt, có bác làm thư ký, rất đẹp, sau này có gặp bác tại SAP-VN nhưng không biết là người Đàlạt, không bao giờ nói chuyện. Sau khi bác qua đời thì mới gặp lại con gái của bác.

Căn nhà bên kia đường Hai Bà Trưng, số 5, của gia đình Ngọc Bích, học Yersin, dưới mình 1 hay 2 lớp, nơi nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, hay đi xe đạp với người em, Vinh Kennedy đến tán cô vợ từ Sàigòn lên ở trọ, học đại học Đàlạt, tên Hồng thì phải. Khu vực này đều thuộc gia đình Võ Đình Dung khi xưa cả. Nhà của gia đình Bích cũng mướn của ông bà Võ Đình Dung. Mấy vườn rau từ đây chạy lên Mã Thánh đều của ông Võ Đình Dung. Có thể xem ông ta là giàu nhất Đàlạt, sau đó mới đến ông Võ Quang Tiềm.

Mình có tấm ảnh chụp ngược lại từ cầu Cẩm Đô nhưng để khi nào rảnh lục ra rồi bỏ lên đây. Nghe nói thầy Lê Phỉ còn sống tại Đàlạt, chắc trên 90 tuổi, vì lớn tuổi hơn mẹ mình. Có lần về Đàlạt, anh bạn chở mình đi ngang nhà của Thầy ở Hai Bà Trưng, trước viện kiểm sát chi đó.

Về Đàlạt, thấy các trường tư thục xưa đều bị phá bỏ, xây nhà cửa. Không biết có phải chính sách của Hà Nội xoá bỏ các dấu tích của chế độ cũ, vẫn thấy buồn vì vào Grand Lycee Yersin không được, trường Văn Học, Việt Anh đều bị xoá bỏ hết. 12 năm học tập tại những nơi này đều bị xoá bỏ, chỉ còn lại hoài niệm của một thời.

Hôm nay, nhận được cáo phó của nhóm thân hữu Đàlạt gửi, báo tin một đồng hương, cựu học sinh trường Trần Hưng đạo đã qua đời tại vùng này, tải lên đây cho ai đã từng là bạn học của anh Ân, biết tin. Mình không biết ông này, đồng hương nên chuyển cáo phó cho ai biết để liên lạc với tang quyến.

Cám ơn Sơn. TRong bài Lữ quán của minh, đọc lại thấy có chỗ sai, nếu Sơn sửa lại giùm thì rất tốt. Đó là : đường Phan Bội Châu thay vì Phan Châu Trinh,

Trong bài về ông Lê Phỉ, mình có mấy hiểu biết ( thời diểm 1962-1965 và 1970-1971 mình có dạy trường VA và Văn Học) , gởi Sơn tham khảo :
Ô. Phỉ cũng là một huynh trưởng Hướng đạo ( thuộc đạo Lâm Viên thì phải) cùng với ô. Lê Văn Đằng. Năm nay ô.Phỉ 94 tuổi, hồi mình dạy  thì ô. mang cấp bậc đại uý, thuộc trường Võ bị quốc gia. Vợ ô. Phỉ là cô Thí, cũng dạy trường VA.NHiều GS trường VA là sĩ quan dạy ở Võ bị.
Ô. Trang tên là Lê Trung Trang, đeo kính cận, người rất gầy, trông như một đạo sĩ. Lúc ấy ông chưa xuất gia mặc cà sa như sau 1975. Trang rất giỏi tiếng Nhật và lúc ấy bị MTGP coi là tình báo của Nhật (?!). Trang rất thân với Phạm Công Thiện lúc ấy cũng dạy cùng trường, thường căp kè với nhau ( Khoảng 1963 Thiện rời Đà Lạt).
Ô. Hoàng Trọng Hàn là hiệu trưởng trường Trần Hưng Đạo  lúc mình sống ở ĐL 1969-1972, sau đó thì không rõ)

Những hình mới nhất. Có người cho thầy Lê phỉ đã 104 tuổi. Chắc họ nói hơi nhiều vì cùng thế hệ với ông cụ mình, chắc độ 94-97 tuổi

sơn viết bài này khá chi tiết.
Chú biết Thiên Sư Lê Trung Trang day tiếng Nhật trường Việt Anh
Là anh ruột thiểu Tướng Lê Trung Tường ) sư đoàn trưởng sư đoàn 23 .. nam 75.,)
Thiền Sư Trang ở khoản phải nhà chu (
31 Quang Trung Dalat).. do khi thím TÂM học tiếng Nhật gặp Thiêm Sû không chỗ ở nên
Chú lập một Cốc
để Thiền tu 73..
đen 75.. vc 
Cướp miền Nam Ong mang CÔC về Chua.. cuối cùng ông o chua Linh Son ĐaLat và qua đời chôn tai` Nghĩa địa 
Du Sinh. Mộ thiền sư rất đẹp do 
Hoi Thiền VN lập mộ.. 
đến thắp hương 
Mo bia khác chữ Hán uy
nghi..
2/
Theo chú biết thầy Phỉ gặp chú 2019 thay ông dạy châm cứu tại nhà và chưa binh nếu có ai rước..
Đại uý Lễ Phỉ và đại u
ý Mân cùng tốt nghiệp trường sĩ quan thời Pháp nên an ninh quân đội nghi liệt vào phòng nhì nên bị giải ngủ.. lập trường Việt Anh. Thầy rất dễ thường..
Mới khi về VN chu ghé thăm..
Góp ý  nhõ với Son và khích lệ Sơn tiếp tục..
Chú Phan 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Rạp xi-nê Ngọc Lan


Có lần một anh bạn từ Đàlạt chở mình đến văn phòng của Phước “Ngọc Lan”, ở Bolsa, con ông bà chủ rạp xi-nê Ngọc Lan và Ngọc Hiệp. Anh bạn, thân với Phước Ngọc Lan từ bé, sau này anh bạn vượt biển sang Hoa Kỳ, Phước Ngọc Lan giúp đỡ lúc khởi đầu ở xứ Cờ Hoa. Mình có hỏi anh chàng về lịch sử của rạp xi-nê. Anh ta hứa sẽ email cho mình. Một ngày đẹp trời, anh ta gửi bài của mình viết về mấy rạp xi-nê của Đàlạt trước 75. Của Ceasar trả về Ceasar. Chán Mớ Đời 

Có ông nào còm trên Facebook. Bạn bè gọi là Phước Ngọc Lan vì tên Phước, con của chủ rạp Ngọc Lan.

Cám ơn Anh post bài viết về rạp hát Ngọc Lan, Ngọc Hiệp. Hai rạp nầy trước 75 thuộc về của em ông ngoại của tôi, ông Phạm Ngọc Sum.

Tôi rất ngạc nhiên trong bài báo ghi Họ là Phước thay vì Phạm. 

Hy vọng ông thần này cho mình thêm chi tiết vì tên Phước, gửi cho mình bài mình viết về 3 rạp xi nê thời xưa.

Cây che mất mặt tiền của rạp xi nê Ngọc Lan, chỉ thấy phần khách sạn Ngọc Lan. Nhìn từ Cầu Ông Đạo lên. Không phải trước rạp Ngọc Lan.

Theo mình hiểu thì rạp xi-nê Ngọc Lan, trước kia, thời Tây mang tên là rạp Eden nhưng khi tây về nước thì bố mẹ Phước Ngọc Lan mua lại và đặt tên tiếng Việt, có lẻ con gái tên Ngọc Lan. Dạo ấy, Đàlạt có rạp Kinh Đô ở đường Hàm Nghi, rạp LangBian ở đường Phan Đình Phùng, rạp Ngọc Hiệp thì không biết trước xưa tên gì. Ai biết cho em hay. Mình có học với một cô tên Ngọc Chân, nghe nói là con gái của rạp Ngọc Lan, sau 75 lấy tên bạn học chung Quang Hà, nay đã qua đời.

Có người kêu là rạp Lang Bian là tiền thân của rạp Ngọc Hiệp thì không đúng vì hai rạp nằm gần nhau, giữa hai rạp là hai tiệm ăn Như Ý và Kim Linh. Rạp Lang bian rất nhỏ, theo trí nhớ của mình khi mường tượng lại cây xăng Ngọc Hiệp, nơi họ phá bỏ rạp để xây cây xăng, chỉ độ phân nữa rạp Ngọc Hiệp, chỗ có con hẻm đi vào quán mì quảng nổi tiếng của ông Bắc Kỳ, mình có ăn vài lần ở đây. Mình có viết về hai rạp này rồi.
Nhìn tấm ảnh này khiến mình nhớ lại những lần đi xem xi-nê tại rạp Ngọc Lan. Đi từ đường Thành Thái đến, có con dường dốc bằng xi-măng đi lên bên phải rồi vào rạp. Hình như phòng bán vé ở bên phải nơi thiên hạ đứng đầy. Đối diện mặt tiền là các thang cấp, xem hình trên, đi ra bãi đậu xe. Những phim ấn tượng nhất, mình xem tại đây là Love Story, Woodstock, Les Deux Gamins, Cleopatre, mùa hè 42,…

Hồi nhỏ mình nhớ là họ có bán nước ngọt, đậu rang, cạnh chỗ bán vé.
Hình này chụp cho thấy họ làm phòng ngủ thêm sau này. Chỗ này bị đặt chất nổ một lần vì cho lính mỹ thuê. Về Đàlạt, nghe mấy cô học chung ở Yersin cho biết là một cô học chung tên Nguyệt Thu, nằm vùng, là người đặt chất nổ. Mình chả nhớ cô Thu này là ai. Kinh chỗ này có gửi xe gắn máy khi đi xem xi-nê đầy đặt.
Hình này chụp từ dốc Mình Mạng, cho thấy rạp Lang Bian bị dẹp bỏ, thấy tường bên hông của tiệm Đức Lập, bán vật liệu xây cất. Rạp Ngọc Hiệp có gánh cải lương Thủ Đô từ Sàigòn lên. Giữa 2 rạp là một con đường nhỏ đi vào sau chỗ sửa xe, có ông tàu bán xắp xắp,… thấy 2 tiệm ăn tàu Như Ý và Kim Linh rồi đến rạp Liang Bian, sau này bị đập bỏ, thế vào đó là cây xăng Ngọc Hiệp (Shell).
Thấy tờ chương trình cho thấy số điện thoại của rạp Langbian là 190, như vậy Đàlạt dạo ấy chỉ có vài trăm người có số điện thoại.
Đây rạp Langbian, người lớn nói là hát bội và cải lương nhiều hơn là xi-nê. Rạp giáp tường nhà tiệm Đức Lập, khi phá bỏ rạp thì có con đường đi vào hẻm phía sau, chỗ có mấy cái quán, một trong những quán bán, là mì quảng của ông bắc kỳ. Bắc kỳ không bán phở lại bán mì quảng. Chán Mớ Đời 

Phim này mình có đi xem, năm học Seconde thì phải. Mê Ali MacGraw từ đó, sau này thấy hình cô ta về già Chán Mớ Đời 

Tờ chương trình mà khi xưa hay xin về làm kỷ niệm. Hồi bé thì bà bán vé không cho vì con nít, sau này hình như họ không in nữa thì phải.
Rạp Kinh Đô ở số 55 đường Hàm Nghi. Mình chưa bao giờ xem ở đây. Sau này thì họ dẹp bỏ. Mình đoán là quá nhỏ để có lời, phải làm lớn ra như rạp Hoà BÌnh để chứa thêm khán giả để trả tiền mướn phim, thêm ghế cũ thiên hạ không đến.
Mình nhớ xem phim này ở rạp Ngọc Lan (Cleopatre) phim dài lê mê. Hai rạp đều chiếu chung phim này nên khi hết cuộn này thì họ cho người đem xuống rạp Ngọc Hiệp để đổi cuộn kia. Thiên hạ đợi lâu, họ bán nước cam vàng BGI hay xá xị. Mình không có tiền, khát nước nóng như điên. Thiên hạ la ó. Ở rạp Ngọc Hiệp thì không có chiếu phim với cảnh hun hít như ở rạp Ngọc Lan.

Ở đây có màn kiểm duyệt như phim “Mùa hè 42”, lúc chiếu cảnh cô vợ được tin người chồng chết, tên con nít hàng xóm đang ôm nhảy đầm rồi cúp mất. Họ lấy cuốn vỡ che ống kính lại rồi khi họ mở ra thì thấy tên con nít bỏ chạy thụt mạng xuống đồi. Sau này ra Hải ngoại, mình ó xem lại thì có cảnh rờ mó hun hít. Chán Mớ Đời 

Vé đi xem phim thời xưa ở rạp Eden, tiền thân của rạp Ngọc Lan. Thôi ngưng ở đây, hôm nào rảnh mình kể tiếp.

Hehe
I see the house where I lived with the brown little duck house on top of picture 
My uncle in law raised about 10 ducks for eggs 
The house behind the Ngoc Lan
Thanks 


Có người cho biết là mình có dùng hình ảnh của anh ta trong bài. Thú thật mình không biết của ai. Lý do là có người gửi cho mình 700 tấm ảnh xưa của Đàlạt. Xem tấm nào có kỷ niệm thì mình viết, rồi tải lên. Ảnh của ai thì cho mình biết để ghi tên của họ. Cảm ơn 

Nguyễn Hoàng Sơn