Học Viện Giáo Hoàng Pio X Đàlạt xưa

 Mình không phải công giáo nhưng lại hay dính dáng với mấy linh mục và mục sư. Khi xưa, ở Đàlạt có quen ông cha Louis Leahy, người Gia-nã-đại, giáo sư tại Giáo Hoàng Học Viện Đàlạt. Mỗi thứ tư, đều gặp cha để tập đàm thoại anh ngữ và pháp ngữ, ngược lại cha tập đàm thoại việt-ngữ với một tên không rành tiếng Việt. Nhiều khi cha hỏi về văn phạm tiếng Việt là mình ngọng, đứng đực ra như bò đội nón. Chán Mớ Đời  

Qua cha Leahy, mình học rất nhiều điều, không ngờ sau này lại đi lại con đường của cha. Dạo ấy mình phục cha lắm, sống tại nhiều quốc gia, nói được nhiều ngoại ngữ. Sau này ra hải ngoại lại quen nhiều vị linh mục bên Châu Âu, mục sư ở Hoa Kỳ nên mon men kiếm kinh thánh đọc.

 

Vào giáo hoàng học viện hàng tuần, mình thấy không gian rất độc đáo. Nghe kể sau 75, Việt Cộng đuổi cổ mấy cha ra, không biết giờ họ làm cái gì.


Gần đây, có cháu gái ở Việt Nam, sinh viên kiến trúc, gửi cho mấy tấm ảnh cháu chụp với bạn về trường của dòng tu Franciscaine tại Đàlạt, bị bỏ hoang phế. Việt Cộng đuổi các người của dòng tu đi sau khi vào Đàlạt. Nay nghe nói họ có chương trình phá bỏ hay sửa chửa lại làm khu nghỉ dưỡng hay chi đó. Bác nào có tài liệu xưa về chỗ này thì cho em xin. Xin cảm ơn trước.

 


Đọc tài liệu về Đàlạt thì khám phá ra Giáo Hoàng Học Viện Đàlạt được thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1958, được mang tên “Giáo Hoàng Chủng viện Mẫu Tâm Vô nhiễm (Seminarium Pontificale Immaculati Cordis B.M.V)”, sau đến năm 1959 mới đổi tên ông giáo hoàng Pio X (Santus Pius P.P.X). Do đó mới gọi là học viện “Giáo Hoàng” nhưng không hiểu sao cứ nghe thiên hạ kêu “giáo hoàng học viện”. Mình nghe người ta gọi trường Trần Hưng Đạo thay vì Trần Hưng Đạo trường, ai biết cho em xin. Cảm ơn trước.

 


Lúc đầu, học viện hoạt động trong khuôn viên đại học Công giáo Đàlạt, gần hồ Vạn Kiếp. Đến năm 1964, học viện mới dời đến cơ sở mới ở số 13 Đinh Tiên Hoàng, trong khuôn viên 8 mẫu tây, do kiến trúc sư Tô Công Văn thiết kế. Ngày 1-8-1961, khởi đầu xây và hoàn tất ngày 23/4/1964. Xem như sử dụng được 11 năm thì Việt Cộng vào lấy mất.


Đây là một trong những công trình được xây cất dưới thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, mình có kể rồi với chợ Đàlạt, trung tâm nguyên tử lực, trường Võ Bị Quốc Gia,...

 

Đọc chương trình học của mấy chủng sinh khiến mình thất kinh vì họ được đào tạo suốt 8 năm trời. Mỗi khoá chỉ nhận từ 20-30 chủng sinh. Khi xưa, mình tưởng đi tu là dễ, ai ngờ họ phải học đến 8 năm. Kinh

 

Họ phải qua một năm dự bị, 3 năm triết học và 4 năm thần học. Xem ra là sau khi tốt nghiệp, thụ phong linh mục, họ có bằng tiến sĩ. Cho thấy trình độ, các cha linh mục của giáo hội rất giỏi. Bên Phật Giáo, có rất ít thầy giỏi như thầy Thích Quảng Độ, Tuệ Sĩ,.. dù người Việt theo Phật giáo rất đông.

 

Năm đầu tiên, họ phải học cổ ngữ, chắc là tiếng la-tinh, sinh ngữ, khoa học, văn chương, và cách đọc kinh thánh. Cái này mới với mình, tưởng đọc kinh thánh là chỉ mở ra rồi đọc, ai ngờ phải theo lớp học cách đọc. Kinh

 

Nghe nói các môn khoa học, văn chương,..thì các chủng sinh theo học tại viện đại học Đàlạt và phải bận quần áo thường vì nếu bận áo nhà tu thì sợ thiên hạ kêu trường đại học toàn là thầy tu. Dạo ấy viện Đàlạt mới được thành lập, chưa có nhiều sinh viên như bây giờ.

 

3 năm triết học thì phải nhai Luận lý học, Tâm lý hỌc, Thuần Lý học, Hữu Thể hỌc, Đạo Đức hỌc, Thần lý hỌc, Vũ Trụ Học, thêm lịch sư về triết học Đông Phương và tây phương. Mình học năm 12 B, môn Luận lÝ HỌc với thầy Nguyễn Minh Diễm và Đạo Đức học với thầy Tuyến đã thấy khó nuốt, nay nghe chương trình của học phải nuốt thêm mấy môn khác.

 

4 năm thần học có Thần học cơ bản, Thần Học tin lý, Kinh Thánh, Thần hỌc luân lý, Giáo Luật, Phụng vụ, thêm vài môn khác. Cái này đào tạo một ông linh mục khá tốn tiền, và thời gian. Mình thấy bên Phật giáo, mới thấy ông chú tiểu, rồi lên đại đức rồi thượng tọa nhưng không biết có học hành gì không ngoài tụng kinh. Mình có dịp nói chuyện với nhiều tu sĩ Phật giáo nhưng thấy họ chỉ lẩn quẩn ở mấy cuốn kinh Pháp Hoa,… ít người muốn nói về Bát Chính Đạo hay Tứ Diệu Đế.


Nhớ có dạo mình vẽ chùa ở Connecticut, hỏi thầy trù trì về hai vấn đề trên để hiểu rõ hơn nhưng thầy ngọng, nên đành kiếm sách ngoại quốc đọc để vẽ. Sau đó thầy bỏ chùa ra đi vì “lỗi với đạo” chi đó. Chán Mớ Đời 

 

Cái mình mê là thư viện của học viện. Có lần cha Leahy dẫn mình vô đây xem. Chưa bao giờ mình thấy sách nhiều như vậy khiến mình mê mẫn, mượn sách do cha đứng tên mượn dùm, đến khi sang tây, vào thư viện quốc gia hay trung tâm văn hoá Pompidou. Sau 75, chắc Việt Cộng cho đốt hết 50,000 cuốn sách của thư viện. Chán Mớ Đời 

 


Học viện có chủng sinh nội trú nhưng cũng nhận thêm các chủng sinh ngoại trú của các dòng tu khác. Từ năm 1958 đến khi tan hàng thì học viện có trên 60 cha dòng Tên, giảng dạy. Khi xưa, mình chỉ biết linh mục là công giáo nhưng không biết là công giáo có nhiều dòng tu với nhiều thiên chức như dòng tên, hay Lasan là về dạy học, giáo dục,…

 

Cận cảnh của học viện Giáo Hoàng, xa xa thấy viện đại học Đàlạt hình chụp của ông Bill Robie của nhóm Đàlạt Historic.


Không ảnh này chụp từ máy bay trực thăng bởi cựu phi công mỹ Bill Robie 

Thấy học viện Giáo Hoàng tọa lạc trên 8 mẫu tây, cạnh bên trường Bùi Thị Xuân, số 13 Đinh Tiên Hoàng

Hình này chụp từ hồ Xuân Hương bay về, thấy đường Đinh Tiên Hoàng. Chỗ đậu xe là dưới hầm bên tay trái.


Trong mấy cha dạo đó mình biết cha Leahy và có gặp vài cha khác nhưng không nhớ tên. Có một cha nổi tiếng với người Việt tỵ nạn sau này là cha Gildo Dominici đi vào các đảo tỵ nạn để giúp đỡ người Việt vượt biển, thoát khỏi thiên đường mù. Cha đã qua đời năm 2003.

 

Theo tài liệu mình được thì cha Leahy có diễn thuyết về cái nhìn của một linh mục người Pháp tên Teillard de Chardin, cho thấy ông ta khá cấp tiến với cái nhìn về thế giới ở thế kỷ 20. Khi xưa, người ta lên án, phê bình ông linh mục dòng tên tây này nhưng gần đây, các đức giáo hoàng đều khen tư tưởng của ông ta, đi nhanh hơn thời đại của mình.

 

Mình tìm ra địa chỉ và email của cha Leahy ở Nam Dương. Có viết thư nhưng không biết sẽ có hồi âm hay không. Nếu cha còn sống chắc phải trên 100 tuổi. Gia đình mình khi xưa, có mời cha đến nhà dùng cơm.


Chú thích: mình quên vụ năm Mậu Thân, khi Việt Cộng đánh vào Đàlạt thì dân tình bỏ chạy tá lả thay vì ủng hộ họ, đánh đổ chính phủ miền Nam. Giáo HOàng Học Viện có cho trên 1,500 người tỵ nạn.


 Nói đến giáo hoàng chủng viện,tôi có một kỷ niệm không thể nào quên :Tết Mậu thân,nhà tôi cùng dãy với tiệm hình Hồng Châu,dãy nhà này ở giữa hai thế lực của trận chiến,trước khi đụng độ bên VN CH muốn cho dân trong dãy nhà này ra khỏi trận chiến,ngược lại VC lại muốn giữ dân ở lại...Sau đó dân chúng nhẹ nhàn tụt xuống bờ ta luy ( có sự yểm trợ của VNCH)xuống chợ...và chạy qua trú tạm mấy ngày bên GHCV ,được các Cha cho ăn ở...bởi vì sau đụng độ dãy nhà này bốc cháy ,xác chết ngồn ngan...không về được...nhắc lại nhớ ...hải hùng .”



 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện tình chó tru

 Ở trên đường Thi Sách, chỗ xóm ông Ba Tây, có thằng Hùng hơn mình đâu 2, 3 tuổi thì phải. Dạo sau Tết Mậu Thân, dân tình chạy giặc, vào Đàlạt đông như quân Nguyên nên thành phố thiếu nước nên phải đi gánh nước, đúng hơn là xách nước. Các hệ thống nước của người Pháp thành lập, bị rét rỉ nên ai ở trên dốc như nhà mình thì xem như nước không lên. Tối, thiên hạ không dùng nước, để vòi nước chảy hứng nước cho tới sáng, chưa đầy phân nữa. Thế là mình được bổ nhiệm công tác xách nước sau khi đi học về. Mình còn nhỏ nên gánh chưa được.

Chỗ xóm mình có hai cái giếng nước: nhà ông Ba Tây ở đường Thi Sách, khu nhà Phạm Anh Tuấn, học Văn Học một năm với mình và giếng ông Ba Đà ở khúc cái vườn từ đường Hai Bà Trưng đi qua Ngã Ba Chùa. Giếng ông Ba Đà thì hơi xa nên mình hay bò lên giếng ông Ba Tây. Ở đây thì phải nhỏ nhẹ, chào hỏi thằng Hùng vì hứng lên là nó đóng cổng lại là ngọng, không có nước cho em út tắm rữa. 


Nếu mình không lầm, trước khách sạn Mimosa, ở đường Phan Đình Phùng, có một cái giếng. Thiên hạ hay bu lại đây để lấy nước gánh về. Mình hay ghé chỗ này, để rữa chân khi trời mưa, dính xình bùn. Chỗ này có một cô học Văn Học, tên Ánh hay đi với đối tượng một thời. Có lần đi cắm trại ở hồ Than Thở, mình chở đối tượng một thời và cô này về đây. Xem hình dưới.

 

Khúc này có cái giếng, mình hay đi bộ ngang đây khi trời mưa thì ghé lại múc nước xối chân.

Sau này, mình la cà đến nhà bác Nhị, làm công chánh, ba của thằng Bảo, xin hứng nước đem về thì không phải đợi chờ. Chỉ tội là phải xách lên dốc, nhưng vẫn đỡ hơn từ giếng ông Ba Đà. Ông Ba Đà mướn đất của gia đình Võ Đình Dung để làm vườn, sau 75 thì tự đứng tên sổ đỏ. Giàu to.


Thằng Bảo nuôi vịt với mình khi xưa. Thằng Bảo cũng học Yersin, hơn mình đâu 1, 2 tuổi chi đó. Dạo ấy, nó học leçons des choses về gà vịt ấp trứng nên nảy ra ý định, nuôi vịt làm giàu. Mình nhất trí, chạy ra chợ, mua của bà Cáp 5 cái trứng, đem về cho vào chuồng gà ấp, nở được 3 con. Mỗi ngày mình đi bắt giun cho vịt ăn. Cứ dỡ mấy cục gạch hay đá nhà hàng xóm lên, bắt bỏ vào lon đem về cho vịt ăn, làm giàu.

 

Mình bị hàng xóm mắng vốn, vì mấy cục đá hay gạch dùng làm đường đi của họ, bị mình tháo lên hết, bỏ lại thì không như trước nên họ đi bị cà khàng. Thay vì khuyến khích mình, đã có chí làm ăn từ bé, họ cứ mắng vốn, làm triệt tiêu ý chí làm giàu, hèn gì Việt Cộng vô làm cuộc đời họ trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Nói vậy chớ về Đàlạt mình có ghé thăm mấy gia đình này hết. Ai cũng rên, kêu mình sướng, không nếm mùi Việt Cộng.

 

Nuôi vịt lớn lên, nói phen này chúng đẻ trứng là có thể bán cho bà Cáp ngoài chợ, làm giàu. Ai ngờ, bạn ông cụ đến chơi. Ông cụ sai người làm, cưỡng chế Tài sản của Sơn đen, làm thịt con vịt thế là mình ngọng. Tuần sau, lại thấy ông cụ sai chị người làm thịt thêm vịt. Mấy ông bạn của ông cụ, vừa ăn miếng thịt vịt của mình nuôi, vừa khen thịt mềm, béo ngậy, tương tự vịt ở quê họ ngoài Bắc. Họ không biết là vịt được ăn mấy chục lon giun của hàng xóm và mình bị chửi. Ăn xong, họ lại bắn viên thuốc Lào từ tè tè, thật hồn theo con vịt đi đầu thai. Chán Mớ Đời 


Mình vừa mất vốn, vừa mất lời mà chả ăn được miếng thịt vịt nên giả từ mộng làm giàu từ đó. Nghe nói thằng Bảo nay sống tại Vũng Tàu. Nó có 2 thằng em, một chết, một nghe nói ở mỹ.

 

Nhà có mấy thùng phuy, hứng nước mưa từ mái nhà, dùng để nấu cơm, nấu nước còn nước dùng để tắm rữa hay giặt áo quần thì nước giếng hay nước máy nhà thằng Bảo. Anh lớn trong nhà nên phải đi xách nước. Dạo ấy hay lấy cái thùng thiết, đựng nước mắm, cắt cái phần trên, đập dẹp mấy chỗ bị cắt để khỏi bị cắt tay, lấy miếng gỗ, đóng thành cái quai để xách. Nội xách mấy thùng nước về nhà là hết giờ, vì phải chờ đợi thiên hạ trong xóm múc nước nước khi họ đến trước.

 

Mỗi lần đợi tới phiên thì mình hay la cà gần cửa sổ phòng thằng Hùng, trên dốc, nhìn xuống cái giếng. Tên này, học trường Trần Hưng Đạo. Tên này hay hỏi mình về mấy cô hàng xóm của mình, con bà Tước. Hắn trồng cây si một cô nên hay hỏi sao không kêu mấy cô này đến gánh nước. Dạo ấy, mình cầu cạnh hắn để được xách nước nên cứ hứa sẽ nói cho mấy cô hàng xóm. Mình nhát gái, gặp mấy cô hàng xóm là cứ đực ra như ngỗng ị, nay hắn bảo mình hỏi dùm hắn. Chán Mớ Đời 

 

Một hôm thấy hắn, mò đâu ra cây đàn guitar. Hắn, đóng vai Thạch Sanh đánh đàn kêu tích tịch tình tang, ai đem công chúa lên hang,… mình không rành việt văn nên hỏi hắn thì mới được giải thích, kể chuyện tên Lý Thông nào, cướp công của Thạch Sanh, đã cứu công chúa lọt xuống hang.

 

Mình thấy tên Lý Thông này thông minh, cứ xúi tên Thạch Sanh xuống hang, kéo công chúa lên khỏi hang, rồi lấp hang lại, đem công chúa về lãnh thưởng, hình như được vua gã con gái luôn. Khi xưa, trai gái đụng tay nhau là xem như vợ chồng, bắt cưới luôn. Lạ cái là công chúa biết nhưng sao không lên tiếng, lại câm như hến. Chỉ khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, mới giác ngộ cách mạng.


Thằng Hùng kể, chỉ có tiếng đàn mới đánh thức trái tim của con gái, mày phải học đàn guitar, để hát cho con gái nghe thì nó mới mê mày. Mình u chua u chau, về xin bà cụ đi học đàn với ông thầy ở đường Tăng Bạt Hổ, hình như tên Hoàng Hà, sau 75, mới khám phá là nằm vùng.


Học chưa được một tháng, ông thầy, nhìn mình rồi lắc đầu, bảo mày sau này chỉ có đánh đàn bà còn đàn guitar thì quên đi. Mình tức quá nên bỏ học đàn luôn từ đó.



 Mình nghe người lớn nói như vậy nên khi chơi với con Thuý, ở nhà bà Hoà sau Mậu Thân, em thằng Dư. Nó nắm tay mình đi trốn khi chơi Năm Mười, mình kêu vậy là mày phải lấy tao rồi. Nó nhất trí, sau đó bắt mình cho nó xem chim của mình như thể tuyển lựa nòi giống, rồi nó cho mình xem cái bướm của nó khiến mình ngu luôn từ đó. Sau đó, gia đình nó dọn lên Ban Mê Thuột, quên lời hứa Thạch Sanh công chúa té giếng với mình. Từ dạo ấy, mình thất tình và không tin lời con gái đến giờ. Chán Mớ Đời 

 

Trở lại vụ thằng Hùng. Mình mon men lại cửa sổ nhà hắn, hắn nhìn ra cửa rồi thấy cô nào đến xách hay gánh nước là nó kéo cái đàn guitar ra, khỏ đàn tích tịch tình tang như Thạch Sanh. Nó hát bài gì “hôm qua tôi đến nhà em, ra về,…” sau này lớn lên, qua Văn Học, nghe tên Trần Thiện Tân cứ hát đi hát lại mới biết bài “cây đàn bỏ quên” của Phạm Duy.

 

Cái vui là mỗi khi thằng Hùng cất tiếng hát và đánh đàn. Khi nó lấy luyến theo nổi khổ, nhớ thương công chúa thì con Kiki nhà ông Ba Tây tru theo, tạo nên một âm hưởng khá Nai Đồng Quê. Thường ngày, con chó ông Ba-Tây rất lười, ai vào nhà gánh nước, nó chả thèm sủa, nằm trước cửa phơi nắng. Chỉ khi thằng Hùng cất tiếng hát thì con chó bổng giựt mình, kêu gào gua-gua rồi nhìn lên trời tru lên một tiếng dài, như lời ai oán của Thạch Sanh, từ đáy giếng.


Mình phục nó lắm, biết hát, biết đánh đàn, lại điều khiển được cả chó, để mở lòng các cô gái gánh nước nên lắng tai nghe nhạc sống stereo, bên tiếng đàn Hùng Thạch Sanh, bên con chó Kiki của ông Ba Tây tru. Có lẻ con chó ông Ba Tây là công chúa bị Lý Thông bắt ép làm vợ, đầu thai lại nên cảm nhận được giọng hát ai oán của Hùng Thạch Sanh đương đại ở xóm ông Ba Tây.   

 

Độ một năm sau thì bố mình được đổi sang ty công quản nước Đàlạt, ông cho thợ về nhà, gắn đặt một đường ống nước to đùng từ đường Hai Bà Trưng lên nhà mình, giải thoát cuộc đời xách nước, làm ma-ri-phong-tên của mình. Mình thương ông cụ mình đã giải phóng cuộc đời gánh nước của mình để có thời gian đi đánh bi-da. Chán Mớ Đời 

 

Hết gánh nước, mình không phải cầu cạnh thằng Hùng nên không lên nhà, gặp nó nữa. Sau này không thấy nó trên xóm nữa. Chắc đi lính hay vô bưng.

 

Ông cụ mình cho đặt một vòi nước ở ngoài sân, để thiên hạ trong xóm cần nước thì đến gánh về. Mình bổng nhiên lại được lên dạng thằng Hùng. Thiên hạ đến xin phép gánh nước nên để họ gánh vì đã kinh qua màn này rồi, trong khi mấy đứa em cứ đóng cửa cổng lại. Tội nghiệp dân trong xóm, họ chỉ đợi có mình ở nhà là chạy đến xin gánh nước. Nhiều khi đi đánh bi-da về, thấy cả đoàn người với thùng nước, đứng trước cổng. Kinh

 

Trong số người đến xách nước, mình nhớ con Thu, con ông Đề, giám đốc trung tâm thẩm vấn. Mình có thắc mắc là ông Đề, làm giám đốc trung tâm thẩm vấn mà nghe nói sau 75, không bị Việt Cộng làm khó dễ. Cậu bà con với mình tên Lan, làm trưởng ty cảnh sát, cũng vậy. Ông cụ mình kêu cậu là nằm vùng ở Đàlạt, khi chiến dịch Phượng Hoàng tại Đàlạt, người ta nghi cậu thì cậu cho đặt chất nổ bên hông nhà để phá tan sự nghi ngại. Về Đàlạt mình có gặp cậu một lần nhưng không thích lắm khi nghe kể về cậu. Mình lại thương cậu Điện, làm chiến dịch Phượng Hoàng, tử tử ngày 30/4/75 nên mỗi năm đến ngày giỗ cậu, mình vái cậu để nhớ ơn.


Con Thu học trường Hùng Vương, nhỏ hơn mình mấy tuổi mà trỗ mã sớm. Ngực nở, có cái đít lồng bàng to đùng như người đẹp phao-câu, để tóc ngắn. Nó có tên nào theo, nên hay đi theo nó xuống gánh nước. Mình phục tên này, mình đi xách nước oải lắm, có cô nào kêu xách dùm thì mình bỏ chạy 8 nước. Còn tên này thì mỗi ngày, đến xách mười mấy lần rồi mới được chở con Thu đi chơi. Kinh


Tên này không biết đàn hát như chó tru nhưng biết lao động, xách nước, vẫn mở được trái tim con Thu, trong khi thằng Hùng hát thì chỉ mở được trái tim con Kiki, tru theo tiếng đàn ai oán Thạch Sanh của nó.

 

Sau này, đi làm ở Lausanne, tình cờ gặp lại thằng Tâm, gốc Đà Nẵng, đi du học bên Ý Đại Lợi. Nó có cuốn sách tự học đàn guitar của Phạm Duy nên mình nhờ cô thư ký phôtocopy dùm. Mua cái đàn guitar về rồi tập đánh đàn như thằng Hùng khi xưa ở Đàlạt. Nó nói muốn có Bồ, gái mê thì phải biết hát và đánh đàn. Ông thầy dạy đàn mình ở đường Tăng Bạt Hổ, có lẻ phát hiện quá sớm ra tài năng của mình, ganh tài nên dìm hàng, khiến mình bỏ học đàn. Nay mình tự học để tiếp tục con đường tán gái gánh nước, đứt gánh giữa đường khi xưa tại Đàlạt.

 

Sau này qua mỹ, mình hay hát cho mấy cô nghe nhưng có lẻ mình bị ảnh hưởng thằng HÙng nên khi đánh đàn và hát thì cứ nghe vang vảng bên tai tiếng con Kiki ngày xưa, tru tréo như Thạch Sanh, bị lấp dưới hang, nằm đợi. Nghe mình hát xong là mấy cô chạy không bao giờ gặp lại. Gọi điện thoại thì bố mẹ bảo em bận hay đi chơi với bạn trai. Mình không hiểu tại sao, thắc mắc. 

 

Khi phát hiện ra mối tình hữu nghị của đồng chí gái, cô nàng mời mình đến nhà chơi, ăn bún riêu. Trong khi chờ đợi, nồi nước lèo, cô nàng đưa cho mình cây đàn guitar, để hát hò cho qua thời gian đợi chờ. Mình nhớ thằng Tân khi xưa, học chung ở Văn Học, hát “anh vẫn mơ một ngày nào, quê hương chúng ta không còn hận thù, anh ôm đàn, em nấu bún riêu,..”  theo điệu xì-nô rock thì bổng nhiên đồng chí gái chạy từ bếp ra phòng khách, phán cho một câu xanh rờn: “giọng ca anh rất tồi, xin anh làm ơn làm phúc, đừng hát nữa. Đứng hát nữa anh ơi, xin đừng hét nữa. Muốn lấy tui thì bỏ nghề ca sĩ đi”.

 

Thế là cuộc đời ca nhạc sĩ nhân dân mình lại bị chấm dứt phủ phàng thêm một lần nữa từ dạo ấy. Chán Mớ Đời 

 

Nhs


Hàng lang cũ của Long Nón Lá


Gió thổi vi vu, nắng lên qua ô cửa
Trời vút cao ô ồ vài lá me rơi
Mùa hạ về trong lòng nhớ thương
Mùa hạ về trong lòng nhớ ai.
Đâu đó cơn mưa nhẹ rơi, làm tôi nhớ em nhiều thêm
Làm sao quên hành lang ngày nắng và gió.
Làm sao quên hình bóng ai đi ngang đó.
Giọng nói người vẫn còn đây, mà sao em xa nơi này.
Em giờ vui nơi tình nhân mới
Tôi ngồi đây men say tình vui với tiếng đàn tôi buông
Lã lơi trong đêm trường
Em giờ đây vui tình nhân mới.
Tôi ngồi đây ôm đàn tôi hát, cho vơi đi nỗi lòng một mình tôi thâu.
Làm sao quên hành lang ngày nắng và gió.
Làm sao quên hình bóng ai đi ngang đó.
Giọng nói người

 

Đàlạt qua hình ảnh xưa #6

 Tuần này, mình tải một số hình ảnh đường Mình Mạng của Đàlạt xưa. Theo mình là con đường tượng trưng không gian Đàlạt xưa. Đường nhỏ, chỉ chạy một chiều, theo kích thước của các thành phố nhỏ ở Pháp. Đường Duy Tân trước kia cũng chỉ có một chiều, sau 1948 họ mới nới rộng đường cho chạy hai chiều nên không gian hơi loãng.

Đây là góc nhìn đầu đường Minh Mạng, chụp trước khu rạp Hoà Bình. Tiệm đầu tiên là Đức Xương Long, mà mình có gặp lại con trai tên Huỳnh Quốc Lương, hiện sinh sống tại Úc Đại Lợi. Bên cạnh là tiệm Viễn Xương Long, không nhớ bán hàng gì, chắc tạp hoá, rồi đến Lưu Hội Ký, bán vật liệu xây dựng. Xuống chút nữa là tiệm của bà Tư Bổ. Khi xưa, bà này mướn chung tiệm Hiệp Thạnh ở đường Minh mạng, phía dưới một chút. Sau này tiệm Hiệp Thạnh dọn về số 11 Duy Tân.

Hình như hình chụp cuộc rước lễ Phật Đản, trước Mậu Thân vì sau vụ tổng công kích này thì Đàlạt đã thay đổi khá nhiều, với giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng nên các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng bị giới hạn.

Cũng đầu đường Minh Mạng nhưng cận cảnh, thấy tiệm thuốc Bắc Bội Sanh. Trước đó là tiệm Lưu Hội Ký. Bên tay trái, tiệm vàng Kim Thịnh bị tấm bảng chỉ đường che mất, thấy tiệm Anh-Võ, rồi tiệm chụp hình Đại Việt, nơi mình để dành tiền 2 năm để mua cái máy chụp hình tí hon, được một tuần thì bị thiên hạ ăn cắp. Chán Mớ Đời 

Hình này chụp trước tiệm thuốc bắc Bội Sanh. Thấy ông tàu hớt tóc của tiệm cắt tóc Hongkong chi đó. Bên tay trái, tiệm Anh Võ bán tạp hoá, khá lớn vì chiếm hai gian. Hình như có thấy mấy tĩnh nước mắm Phan Thiết.

Đầu đường Mình Mạng nhưng chụp phía bên tay trái. Cận cảnh là tiệm bán đồ vật liệu xây dựng, tên Thiên Thai thì phải, kế đến là tiệm vàng Kim Thịnh, của gia đình Nguyễn Văn Biểu, học chung với mình khi xưa. Thấy chiếc xe ba bánh mà thiên hạ hay dùng để chở đồ, khá thịnh hành khi xưa.

Hình này thấy rõ hơn tiệm vàng Kim Thịnh, tiệm thuốc bắc Bội Sanh, tiệm vàng Bùi Duy Chước.


Hình này chụp trước tiệm Anh Võ, thấy góc đường Tăng Bạt Hổ ngang. Đầu đường là tiệm bà Tư Bổ thì phải. Lâu quá không nhớ rõ. Bên kia đường là tiệm vàng của ông Bùi Duy Chước, bố của bà Bùi Thị Hiếu, ngay góc Tăng Bạt Hổ và Khu Hoà Bình. Nghe nói ông Bùi Duy Chước là người làng Kế Môn, như gia đình Huỳnh Ngọc Ánh, Bùi thị Hoa. Ông là người mở tiệm vàng đầu tiên tại Đàlạt. Ông đi buôn vàng ở xa. Nghe kể người con gái, Bùi Thị Hiếu, học được nghề làm thợ bạc của ông, sau này mở tiệm vàng riêng và cầm đồ ở khu Hoà Bình, đường Hàm Nghi, ngay góc Tăng BẠt Hổ. Ông BÙi Duy Chước qua đời ở tuổi 50. Nghe Huỳnh Ngọc Ánh kể là bố anh chàng là đệ tử của ông Chước. Sau này mở tiệm vàng.

Bà Bùi Thị Hiếu quen với mẹ mình từ thời còn Tây. Bà ta có dặn em mình ở Tây là khi mẹ sang thì nhắn bác. Về Đàlạt, bà có ghé thăm bà cụ mình. Sau này, hình như bà ta qua đời khi về thăm Đàlạt. Con trai của bà có liên lạc với mình qua Facebook.

Chỗ tiệm vàng này, ban đêm có bà Bảy Quốc, khi xưa bán cá dưới chợ, sau này bán sữa đậu nành hàng đêm ở đây. Lâu lâu có tiền, bò ra đây, uống ly sữa đậu nành và cái bánh da lợn hay bánh chuối của bà là hết sẩy. Nghe nói con gái của bà nối nghiệp sau này.

Nếu mình không lầm thì bên cạnh tiệm vàng là tiệm may Hoàng Nho. Dạo đó hai tiệm may nổi tiếng là Văn Gừng và Hoàng Nho. Sau này thì có hai anh chàng Sơn và Tánh, ở dốc Hai BÀ Trưng thay thế. 

Đi xuống đốc chút nữa thì thấy tiệm Hiệp Phát, hình như bán vãi, quen với mẹ mình những không nhớ rõ lắm. Sau đó là đường Nguyễn Biểu, có một tiệm bán kính mà mình hay đến đây mua. Nhà hay bị bể kính nên mình đo xong đến đây đặt mua kính mới, đem về gắn lại. Mình nhớ lấy mấy cái Đinh nhỏ, đóng khe khẽ để tránh cho kính rớt. Khi xưa, họ dùng thạch cao để trét nhưng khi mình sửa thì không có nên chỉ đóng Đinh nhỏ. 

Tiệm này họ lấy cái kéo mà người ta kêu có kim cương chi đó, lấy cái thước rồi chấn, kéo cái rẹt rồi bẻ kính bể, tách đôi nghe cái tách. Kinh

Xa xa thấy tiệm sửa radio, truyền hình Công Đồng, ông chủ người Bắc. Hình như ông cụ mình mua cái máy chạy đĩa hát ở đây. Bên cạnh là tiệm tàu mà mình hay mua lồng đèn maze Chợ Lớn .


Hình này cho thấy chỗ sau lưng bà đội cái thúng, có cái quán chè Mai Hường, bên cạnh là tiệm may Văn Gừng, con trai tên Trần Văn Phong, học chung với mình, nay ở Úc Đại Lợi. Xa xa cùng dãy, có tiệm uốn tóc Bạch Cung thì phải. 2 tiệm uốn tóc này thuộc gia đình bà Giáo Trình. Bà cụ mình hay đến đây làm tóc khi đi ăn cưới.


Chỗ này là khúc đầu hẻm của Nguyễn Biểu, Dốc Nhà Làng. Thiên hạ bán đủ trò như bắp nướng nhất là món bánh căn. Bà bán bánh căn dưới chợ ngay hàng thịt, bổng nhiên bò lên đây bán, nổi tiếng đến giờ. Hình như chỗ này, trước 75, có mở quán chè. Mình có ghé đây ăn một lần với thằng BI, hàng xóm, đối tượng của hắn và Tí Chị, em của hắn. Nghe nói chị Tí Chị đã qua đời.

Phía bên kia đường thấy tiệm giày Mỹ Hưng, mướn nhà phía dưới của ông Tư, anh của mệ ngoại mình. Phía trên là gia đình dì Bơn mướn. Sau này ông Tư hỏi bà cụ mình mua nhưng không hiểu sao, lại không mua. Chắc tại ông đòi 1 triệu, trong khi số 13 đường Duy Tân cũng đòi 1 triệu, lại 3 tầng, lớn hơn. Cuối cùng bà cụ không mua lại xây nhà, khiến mình lại vào con đường học kiến trúc rồi xây nhà cho thiên hạ.

Mình nhớ hay vào nhà dì Bơn chơi, hay đứng trên balcon, nhổ nước miếng xuống khách bộ hành. Kinh. Hình như bên cạnh có tiệm bán cà phê, vì mỗi lần đi ngang mà họ rang cà phê là thơm nức nở. Tiệm này có cô con gái học Bùi Thị Xuân, học Hội Việt mỸ với mình khi xưa. Khoá đó mình thi rớt vì cứ nhìn cô nàng hoài. Chán Mớ Đời. Con gái tiệm vàng Kim Thịnh, cho hay tiệm cà phê này tên Meilleur Goût. 


Đi xuống thì gặp ngay ngã ba Tăng Bạt Hổ. Tiệm này ngay góc, có hai tiệm. Phía dưới là quán hủ tiếu Nam Vang tên gì không biết vì chưa bao giờ ăn. Cửa ra vào thuộc đường Minh Mạng Phía trên là tiệm chè Vọng Nguyệt Lầu, cửa ra vào ngay Tăng Bạt Hổ. Bên phải nhà một tầng, màu trắng, là nhà của Đào Văn Quý, học chung với mình khi xưa. Giữa nhà hắn và tiệm chè, có một cầu thang đi xuống động chị em ta. Tên Quý này hay kể tên mấy tên học ở trường, bò xuống đây, tìm động hoa vàng. Mình có gặp anh chàng khi về thăm Đàlạt lần đầu. Sau này, ông cụ mình cho hay không thấy anh chàng nữa. Học rất giỏi khi xưa, đậu tú tài pháp với mention assez bien. Việt Cộng vô chạy xe thồ. Chán Mớ Đời  

Ngày nay, họ sơn màu đỏ tiệm này, trông rất phản cảm.

Mình nghe con gái của tiệm hủ tiếu kể; sau 75, có ông đặc công Việt Cộng kể với mẹ cô ta là khi xưa, ông ta được lệnh đem mìn trong gà-mèn đến mua mì để đặt nổ mìn, giết sĩ quan Võ Bị, cuối tuần ra phố, đến đây ăn. Hôm đó thấy chị em cô ta chơi trước cửa tiệm nên ông ta không bỏ lại gà mèn. Chủ tiệm hủ tiếu này cũng là chủ nhà nghỉ Sàigòn đối diện, bên cạnh tiệm bi-da Hồng Ngọc.

Nghe vụ này khiến mình vẫn còn thắc mắc về cái đồng hồ trong xe của ông cụ. Một sáng, mở cửa xe của ông cụ thì nghe tiếng tích tách đồng hồ nhưng không biết ở đâu. Hai cha con cứ mò mò đến khi một tên lạ mặt, xuất hiện rồi thò tay móc cái đồng hồ nơi trần xe, tường như hắn để trong đó, rồi bỏ đi. Hai cha con đứng nhìn xem như Từ Hải.


Chỗ này chụp ngay góc Tăng Bạt Hổ, trước cửa tiệm Nguyệt Vọng Lầu. Theo cô con gái của lữ quán Sàigòn và tiệm hủ tiếu Nam Vang thì xe Traction là của bố cô ta. Chỗ chiếc xe van Volkwagen đậu là nhà của ông luật sư nào ở Sàigòn, còn bên cạnh phòng ngủ Sàigòn là tiệm bi-da Hồng Ngọc, nơi mình nướng tiền chơi banh-bàn khá nhiều.



Hình ảnh do con gái nhà nghỉ Sàigòn và tiệm hủ tiếu Nam Vang cung cấp. Hình bố cô ta và cô ta .

Hình này theo mình chụp sau 75, vì tiệm giặt ủi của cậu Châu, con bà Cai Thỏ, là tiệm video. Chụp từ lữ quán Sàigòn lên đường Minh Mạng. Mình chỉ có hai tấm ảnh chụp ngược lại giao thông của đường này. Em trai mình có tiệm bán bánh căn bên tay trái, chỗ ông đi xe đạp cận cảnh. Nghe nói ngon lắm. Bác nào ở Đàlạt cứ ghé thử xem rồi cho em biết. Chưa bao giờ ăn cả. Lần sau về Đàlạt, sẽ ghé tiệm này và tiệm cà phê Chez Nous ở đường Phan Đình Phùng, do hai người em đứng bán. Con của phản động nên không được đi học tiếp lên đại học, ở nhà đi buôn bán cho vui đời.

Bài này mình viết lâu rồi, tải đây để ai thích thì đọc thêm
 Đường Minh Mạng *

Đường Minh Mạng bắt đầu từ khu Hoà Bình đi xuống dốc và chấm dứt với đường Phan Đình Phùng, góc nhà thuốc Tây Việt Quang, đối diện rạp Ngọc Hiệp, có ba con đường nối liền và một con hẻm nối với dốc Nhà Làng. Khởi đầu ở khu Hoà Bình là tiệm Đức Xương Long, nhà của Huỳnh Đức Lương, học Yersin, hay đi học chung với mấy anh em Hùng Con Cua, nay định cư ở Úc, bán tạp hoá đối diện tiệm đồng hồ Tiến Đạt, bên cạnh là tiệm Lưu Hội Ký, bán sắt, vật dụng xây cất. 

Kế đến là tiệm thuốc Bắc Bội Sanh của bà Chiu, đại lý rượu miền nam, tiệm bánh Hoài Hương thì phải của ông Quảng Thành, có xe đò chạy Saigon - Đà Lạt rồi đến tiệm Liên Hưng bán tạp hoá sau đó con đường nhỏ không nhớ tên, nối đường Minh Mạng và đường Tăng Bạt Hổ, hình như Nguyễn Biểu. Mình chỉ nhớ phía này là cửa sau của các tiệm như Việt Hoa, bán máy truyền hình, radio,..dùng để xe hàng đậu để giao hàng.

Phía bên kia đường là tiệm vàng Hùng Thanh của ông Bùi Duy Chước, bố của bà tiệm vàng Bùi Thị Hiếu, ở khu Hoà Bình góc Tăng Bạt Hổ, đối diện nhà hàng Mekong. Đêm đêm có bà 7 quốc đẫy xe bán sữa đậu nành và bánh chuối, đứng bán trước cửa tiệm này và khách hàng ngồi la liệt trên các thang cấp.

Đối diện Đức Xương Long có tiệm bán vật liệu xây cất, cắt kiếng không nhớ tên kế đến là tiệm vàng Kim Thịnh, có tên Nguyễn Biêu học chung với mình khi xưa ở Yersin. Tên này người Huế, nhỏ con nên hay bị ăn hiếp nhưng hắn có cái mồm rất to nên hay chửi những tên đánh hắn, chửi khá thâm như "mai tau ra tau đào mả cha mi lên rồi tau ẹ xuống cho dòng của mi, mười đời không ngóc đầu lên,..." nên cuối cùng ai cũng ngán hắn nên không ăn hiếp nữa. 

Kế đến hình như tiệm vàng, bán đông hồ của ông Bùi Vàng, bà vợ có cái xập trên lầu chợ Mới, chổ cầu thang chợ đi vào. Có con là Bùi Văn Đông có thời học chung với mình, sau này nghe nói đi du học, có cô em là Bùi thị Hoa, chơi khá thân với cô em mình khi định cư ở Paris. Kế bên là tiệm uốn tóc Mỹ Tân rồi đến tiệm Anh Võ rồi đến tiệm chụp hình Mỹ Dung mà có lần mình mua cái máy chụp hình tí hon đầu tiên ở đây.

Bên cạnh là tiệm hớt tóc rồi đến tiệm của bà người Tàu, bán giày dép rồi đến tiệm Lộc Thành rồi có con hẻm nhỏ đi vào có quán chè Mai Hường và vài thang cấp đi vào cái hẻm có dãy nhà phía sau. Kế bên là tiệm may Văn Gừng có con Trần Văn Phong học Yersin, có thời hay đi đánh bi da với mình, nghe nói đang ở Úc rồi đến nhà bà Giáo Trình xong có hai tiệm uốn tóc, một là Bạch Cung và tiệm kia thì không nhớ. Lí do nhớ là bà cụ mình hay đến tiệm Bạch Cung. Bên cạnh tiệm này là tiệm bán nước mắm của ông Tư Kha rồi đến con hẻm Nguyễn Biểu đi xuống dốc Nhà Làng.

Đối diện tiệm may Văn Gừng là tiệm may Hoàng Nho, có con tên Hoàng Ngọc Tuấn học Văn Học, nghe nói nay ở bên Úc. Có dạo đại hội thể thao quân khu 2, mấy anh em Đinh Quốc Tuấn, Đinh Quốc Hùng lên làm mưa làm gió nên các đại gia đà lạt khi ấy cho con mình đi học đánh quần vợt khá đông. Tên này là một trong những học trò của ông tiệm giày Bata, ở khu Hoà Bình. Bên cạnh là tiệm may Toàn Mới rồi mấy tiệm Vĩnh Long , Vĩnh Phát bán vãi rồi đến tiệm Hiệp Pháp bán kim chỉ, tạp hoá,..

Ngay góc Nguyễn Biểu và Minh Mạng, có một quán phở, dựng phía sau cái talus bằng đá ong của tiệm Vĩnh Phát mà mình có ăn một lần khi được cô em bao. Đối diện có tiệm bán sách vở, bút chì, bên cạnh có tiệm bán kính mà mình cứ vào xem coi họ dùng cái dụng cụ để cắt kính, nhẹ nhàng . Chổ này đi xuống thì có tiệm bán cà phê mà mỗi lần đi ngang đây thơm mùi cà phê rang. Nhà này có mấy cô con gái Bắc kỳ học Bùi Thị Xuân, có một cô cùng tuổi mình học Hội Việt Mỹ chung lớp một hai lần. 

Kế bên là tiệm giày Mỹ Hưng mà mình có đóng đôi giày đầu tiên trong đời trước khi đi Tây. Căn nhà này của ông Tư, anh ruột của bà ngoại mình làm thợ may ở Saigon, sau này ông ta nói bà cụ mình mua nhưng không đủ tiền nên ông ấy bán cho ai khác. Trên lầu của tiệm này được gia đình chú Ký, bạn của ông bà cụ mình mướn nên mình hay ra đây chơi. Mình hay đứng trên balcon rồi ai đi ngang nhất là các cô thì mình nhỏ nước miếng xuống rớt lên đầu họ rồi núp, có lần có tên chạy lên lầu đòi đánh mình nhưng vô cửa không được. 

Cuối dãy này ngay góc Tăng Bạt Hổ có tiệm giặt ủi của ông Châu, con của bà Cai Thỏ ở ấp Thánh Mẫu mà khi bà cụ sinh ra mình đem bán mình trên đó để dễ nuôi. Có lẻ vì là con Thánh nên sau này mình đi phá làng phá xóm. Ông Châu này có thời mình thấy ông ta hay làm trọng tài đá banh ngoài sân vận động với ông Năm Ngựa nhưng sau này chắc chạy không nổi nên hết thấy bóng dáng ông ta.

Đối diện dãy này, bên cạnh con hẻm đi xuống dốc Nhà Làng thì có tiệm giặt ủi, bà con chi với gia đình Thanh Tịnh vì lâu lâu mình thấy cô này ở đây. Trong thời chiến tranh, lính Mỹ hay đem đồ lại đây để giặt nên sau này thấy họ lên hai tầng lầu, nhà được xem sang nhất khúc này. Bên cạnh có cái cầu thang đi xuống để vào hẻm nhỏ có mấy căn nhà ở phía sau rồi đến tiệm hớt tóc. Kế bên là tiệm Công Đồng, bán radio, máy truyền hình. Ông chủ là người Bắc, hình như Đà Lạt dạo đó trên khu Hoà Bình thì có tiệm Việt Hoa, đường Minh Mạng có tiệm này bán máy truyền hình thì phải. 

Xuống vài căn thì có cái nhà ba tầng cho thuê bàn bóng bàn mà các tuyển thủ bóng bàn của Đà Lạt dạo đó hay tụ tập ở tiệm này để đánh độ như anh Tín đánh kiểu cầm thìa từ Nhật về làm trong trường Võ Bị, Minh đen ở xóm ông Xu Huệ, hình như con rễ của nhà này. Lê Xuân Thảo, Nguyễn Minh Dũng, chú Nô em của chú Nê ở ấp Cô Giang. Mình nhớ có lần mình đến đây đánh trên lầu, có cái máy kéo như ở các sòng bài bên Mỹ. Có lần một tên kéo ra ba con thì máy kêu in ỏi, tên kéo máy mừng quá chạy đi kêu bà chủ,  bà chủ thương lượng trả 500 đồng thay vì 500 cái token vì mổi token được bán 25 đồng.

Khúc này là ngã ba Tăng Bạt Hổ và Minh Mạng, đi xuống một chút thì có Lữ Quán Saigon, khi xưa thường gọi là Saigonnais, kế bên là tiệm bi da Hồng Ngọc, có ông chủ người Nam, cứ đi vòng vòng xem tụi con nít có ăn gian, lấy miếng thiết mài cho mõng rồi đút vào cái chỗ bỏ tiền để đẫy cái móc làm rơi banh xuống. Mình đốt tiền lì xì khá nhiều ở tiệm này khi bị đám bạn rũ chơi banh bàn hồi học tiểu học. Sau này lên Trung học thì mê đánh bi da nhưng không đánh ở tiệm này vì mấy cái bàn quá cũ nên mấy cái băng bị cứng như đá vì trời lạnh. Tiệm có bàn bi da đánh phê nhất là Minh Tâm đối diện rạp Ngọc Hiệp vì chủ có lò sưởi khi trời lạnh nhưng ở đây cho thuê đắt nhất Đà Lạt vì mấy tên đánh chuyên nghiệp như Trung Ba tai, cắm dùi ở đây.

Đối diện khúc này, ngay ngã ba Tăng Bạt Hổ, có tiệm chè Vọng Nguyệt Lầu trên lầu còn ở dưới là tiệm ăn Tàu bán hủ tiếu Nam Vang, kế bên có tiệm sách tên Khai Trí hay Thiên Nhiên mà mình mướn cuốn Tuấn Chàng Trai Nước Việt ở đây. Mỗi lần nhập học là mua porte plume, plumier,... ở đây. Bên cạnh là tiệm vẽ quảng cáo của ông Đình Nghi mà mình hay đứng xem ông ta kẻ chữ trước khi vẽ xong đến cái quán của ông bán bắp rang. Mỗi ngày ông ta kéo cái xe có kính không tới 60cm ra rồi cắm điện cho hột bắp vào cái nồi điện, khi bắp nở thì bỏ thêm đường vào rồi múc bỏ vào gói nhỏ. Chỗ này rất nguy hiểm vì có mấy thang cấp cao mà hình như không có hàng rào. 

Đi xuống một chút là phòng trồng răng của ông Nguyễn Văn Nghi, ở gần xóm mình, cạnh nhà Đinh Gia Lành ở đường Thi Sách mà trước khi đi tây, mình ra phòng nhổ răng của ông ta để nhổ và trám răng mất nguyên buổi sáng. Bên cạnh là tiệm chụp hình Văn Hoa rồi đến Nhà Ngũ của ông Chà Và, có tiệm bán đồ tạp hoá, nước hoa,.. trên khu Hoà Bình, cạnh tiệm Việt Hoa.

Sau đó thì có phòng mạch của Bác sĩ Soyer, chỗ này có mấy thang cấp khá nguy hiểm, bên cạnh là tiệm thuốc Tây Việt Quang, rồi đến tiệm uốn tóc Ba Lê và cuối cùng là tiệm bảo hiểm Rồng Vàng của ông Võ Đình Hoè, người Huế, cựu vô địch bóng bàn Đà Lạt, chơi banh kiểu Mai Văn Hoà. Ông này hình như có hai tên con trai ngang lứa với mình, hồi nhỏ có chơi với nhau sau này thì gặp nhau không chào hỏi.

Kế bên Hồng Ngọc thì có mấy căn nhà nhưng thuộc đường Phan Đình Phùng như phòng mạch của bác sĩ Đào Duy Hách, người bé bé hình như không có con, hay đánh golf với giáo sư Phó Bá Long. Gần cuối đường thì có mấy thang cấp cho người bộ hành đi xuống rạp Đường Phan Đình Phùng, bên cạnh trạm biến điện cho khu vực này, để băng qua đường tới rạp Ngọc Hiệp. Chỉ nhớ tới đây, Bác nào có nhớ cái gì thì cho biết thêm để bổ túc.

Sơn đen

Còn tiếp

Nguyễn Hoàng Sơn 



Hoàng tử nhí Đàlạt

 Có ông thần kia, cuối tuần ngồi gãi háng, viết một stt, gắn cho mình cái nhãn hiệu “hoàng tử bé Đàlạt” khiến mình thất kinh. Ngày xưa, học ông tây bà đầm về “le petit prince” của nhà văn Antoine Saint-Exupéry nhưng chả hiểu  cả nay lại được ông thần này gắn cho tước hiệu này càng khiến mình, thuộc dạng ngu lâu dốt sớm lại càng không thể giác ngộ cách mạng được.

 


Tiếng Việt mình không rành lắm, chỉ lớ quớ ở trình độ nói chuyện vớ vẩn, nay lại được phán là viết văn, viết véo. Chán Mớ Đời. Cứ hỏi cô giáo dạy mình việt văn khi xưa ở Grand Lycée Yersin Đàlạt, hiện vẫn theo dõi mình trên Facebook. Giờ việt văn, chưa bao giờ mình được cô chấm hơn điểm trung bình.

 

6, 7 năm về trước, nhận được i-meo của 1 cô bạn học khi xưa, Chử Nhất Anh, kêu mới tìm ra một bạn học cũ, có nhớ tên Phi-Liên-sô. Nghe đến tên cô này thì mình nhớ đến những kỷ niệm một thời lêu bêu ở tuổi học trò, với những mối tình toả nắng, rũ nhau đi picnic ở Thung Lũng Tình Yêu, Ninh Chữ,… nên viết kể những kỷ niệm thời học sinh về cô này và nhóm bạn ngày xưa. Qua cô này, tìm lại một tên học chung khi xưa, đối tượng của cô nàng. Từ tên này lòi ra đám Yersin cũ mà mình tưởng đã chôn vùi trong dĩ vàng từ 50 năm qua. Cô nàng, hỏi còn nhớ cái gì thì kể tiếp. Mình kể tiếp chuyện thời trẻ trâu, như dòng suối ký ức được khơi lại sau bao năm bị lắp đá, không ngờ mình kể đến ngày nay mà vẫn không hết chuyện. 


Ngọn suối ký ức càng ngày càng trào dâng thêm những nổi nhớ vô tận, những hình ảnh của trường phái ấn tượng thấy thoáng sương mù Đàlạt, khiến mình càng hăng lên viết tiếp. Càng viết thì càng nhớ, nhất là những ai đọc, kể thêm, nhắc thêm về những điểm nhớ nào đó, tạo dựng thêm những mảnh quên khác của nổi nhớ trên dòng sông ký ức. 

 

Ngày nay, mấy người từng sống tại Đàlạt hay còn ở Đàlạt, cứ hỏi mình về Đàlạt xưa nên phải tiếp tục kể. Nay lại quen một nhóm người Mỹ, từng tham chiến tại Việt Nam, đóng quân ở Đàlạt, Phan Rang, lại hỏi chuyện về Đàlạt nên phải tiếp tục trả lời. Có ông tò mò muốn biết mình kể cái gì khi xem các tấm ảnh do ông ta chụp khi lái trực thăng lên Đàlạt, lại phải tóm tắt bằng anh-ngữ.

 

Điều mình ngạc nhiên là nhóm cựu chiến binh mỹ này, đi quân dịch ở Việt Nam có 1 năm mà họ yêu mến Đàlạt, nghiên cứu về Đàlạt, viết về Đàlạt. Họ ghé thăm Đàlạt 3 lần sau thời chiến. Nay chắc lớn tuổi nên không về thăm Đàlạt nữa. Đàlạt vẫn là cái nôi ký ức của thời họ còn trẻ, xông pha vào tên đạn, có những kỷ niệm về tuổi thanh xuân của họ. Qua ký ức của họ, nhất là hình ảnh do họ chụp, giúp mình có một cái nhìn rõ hơn về Đàlạt khi xưa, cũng như họ có cái nhìn của người Việt tại Đàlạt trong thời gian họ tham chiến.


Có lẻ không khí Đàlạt gợi nhớ cho họ về quê hương xa tít mù khơi như người âu châu khi xưa. Họ yêu mến Đàlạt, tránh được cái nóng oai bức của miền nhiệt đới, của chiến tranh khói lửa.

 

Chúng ta là những gì chúng ta nhớ vì một mai khi trả nhớ về không, chúng ta chỉ là cái thân xác vô tri, vô giác ở bãi đợi lên đường về thăm ông bà. Nhớ là một hạnh phúc, cảm nhận mình còn hiện hữu, nhìn rõ những kỷ niệm một thời. Do đó chúng ta tô điểm, nổ về quá khứ của chúng ta hay người thân, sẽ không thấy lại hình ảnh trung thực của ngày xưa. Như thể một bức tranh thuỷ-mạc xưa, chúng ta đem sơn dầu để vẽ lên những dấu ấn nào đó của quá khứ, sẽ phá hỏng bức ảnh dòng sông ký ức.

 

Chúng ta lội ngược dòng thời gian, trở về miền quá khứ, mà phải đeo những lăng kính màu mè thì khó mà nhận diện được quá khứ. Chúng ta sẽ thấy mình quê mùa, nghèo hèn. Có lẻ vì vậy mà mình nhớ nhiều vì không đeo một lăng kính của một ông này, bà nọ của ngày nay. Mình như cánh diều, theo gió về miền tuổi thơ nên nhìn rất rõ những ai đã có lần quen, gặp gỡ vì nói chung Đàlạt quá nhỏ bé.


Trên đường đời đã đi qua, gặp nhiều người, có thể trong một thời gian ngắn nhưng cuộc gặp gỡ đó có thể tạo nên nhiều ảnh hưởng cuộc đời của chúng ta. Họ cho mình mượn cuốn sách, hay tờ báo. Nói một điều khuyên nhủ nào đó, mời mình một bữa cơm,... chúng ta phải nhớ ơn của họ, không thể nào tự nhận mình là Phù Đổng, tự nhiên là biết đọc sách này, có ý kiến thế nọ,... những gì mình kể là do ai đó kể hay mình đọc đâu đó chớ mình không tự chế ra. 

 

Có một cô bạn hỏi mình; sao lại biết tên cúng cơm của cô ta. Mình chỉ nhớ bố mẹ cô ta, bị mật thám tây bắt ở tù chung với mẹ mình nên có lần đi theo mẹ vào nhà chúc tết hay chi đó. Người nhà gọi tên cúng cơm của cô ta nên nhớ vậy thôi. Mình chỉ nhớ ba cái vớ vẩn, chả đem lại tiền bạc gì cả. Học thì dốt, cứ hóng chuyện người lớn, nhớ ba chuyện ruồi bu.


Hôm trước, tình cờ thấy hình ảnh của bố một cô bạn chụp chung với ca sĩ Dalida nên mình gửi cho cô nàng. Hy vọng cô ta xem hình của bố đã qua đời, một chút niềm vui, hãnh diện về bố mình. Có thể cô ta đã có ảnh này rồi, nếu chưa thì món quà tinh thần cho cô ta hôm ấy. Mình rất cảm ơn ai gửi cho mình hình ảnh hay i-meo một bài viết hay tài liệu về vấn đề. 

 

Có lần nói chuyện với cô hàng xóm khi xưa, hỏi thăm về ông anh của cô nàng mà khi xưa mình hay đi đánh bi-da. Mình nhớ anh chàng có kéo mình đi theo vào nhà một đối tượng, ở ngay góc Cẩm Đô, miếng đất to đùng. Nghe nói sau 75, anh chàng lấy cô này. Không may, đất nước đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, ăn bo-bo ngày chưa đủ tranh thủ ăn đêm nên giả từ cuộc sống. Mình nhớ cô nàng tên Ánh và cô em học Bùi Thị Xuân cùng tuổi với mình tên Vân. Cô hàng xóm kêu sao nhớ dai vậy ta. Mình chỉ có gặp vài cô gái ở Đàlạt thì phải nhớ những khoảng khắc đó.

 

Nói như con nhà Phật là sống có chánh niệm nên mới nhớ, còn quên vì chưa thật sự sống tại Đàlạt trước 75. Người Việt mình có cái bệnh “thánh Gióng”, cứ mơ ăn nồi cơm to đùng rồi trong tích tắc lớn lên như gió thổi, trở thành anh hùng Phù Đổng.

 

Khi đọc hồi ký của thiên hạ về Việt Nam, mình thấy toàn là những anh hùng, tài đức nhưng không gặp thời nên tiếc, phải chi họ được làm tổng thống thì có lẻ miền nam đã thắng.

 

Ông thần này kêu mình quá thành thật khi kể về gia đình, không thêm mắm muối. Có sao kể vậy, để con cháu, em út sau này, hiểu về gốc gác của chúng. Em mình, chúng lớn lên khi ông cụ ở tù cải tạo của Việt Cộng nên lờ mờ về gốc gác bên nội.

 

Những kỷ niệm một thời, tưởng đã chôn sâu vào dĩ vãng như giếng nước của gia đình Manon des sources mà nhà văn Marcel Pagnol kể về thời thơ ấu của ông ta, vùng Aix-en-Provence. Từ từ mình kể chuyện thời ở tây, ở Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh Quốc, Đức quốc rồi Hoa Kỳ,…

 

18 năm sinh sống tại Việt Nam, mình không biết chỗ nào khác ngoài Đàlạt, ngoại trừ Ninh Chữ, Nha Trang và Sàigòn, được đi viếng mấy chỗ này trước khi đi tây. Không gian của Đàlạt quá bé tí để có thể quên, không nhớ.

 

Ông thần kêu mình là hoàng tử nhí, có đặt hàng, kể cách mình đọc sách. Mình đọc mấy cuốn sách “Học Làm Người” của ông hàng xóm khi xưa cho mượn do ông Hoàng Xuân Việt và Nguyễn Hiến Lê viết nên quen cách từ đó nhất là sau này, công ty gửi đi học chương trình 7 thói quen của người thành đạt của Stephen Covey và sử dụng cuốn sổ ghi tay từ 20 năm qua.

 

Đọc cái gì thấy hay là lạ thì mình ghi vào sổ tay. Lâu lâu ngồi đợi vợ làm đỏm hay đi mua sắm ở các trung tâm mua sắm, lấy ra đọc ôn sổ ghi tay, cho qua thời gian chờ đợi. Xong om

 

Mình ngạc nhiên là có người thích những gì mình kể. Cứ có gì lùng bùng trong đầu mình viết xuống. Lâu lâu Facebook kêu nhắc lại hay có ai chia sẻ bài của mình thì tò mò nhấn đọc lại. Lại càng thất kinh vì đã viết được như vậy. Không biết từ đâu lại xuất hiện những cụm từ lê-phê như vậy. 


Đối tượng một thời cho biết những i-meo mình kể, cô nàng đều lưu giữ lại. Kinh


 

Hôm nào, kể chuyện tình toả nắng trong sương mù Đàlạt ngày xưa, để xem có khác những mối tình hữu nghị của thời A-còng. Chán Mớ Đời 

 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sĩ Nông Công Thương hay Phi Thương Bất Phú

 Tuần rồi, có anh bạn đem gia đình, 3 thế hệ lên vườn mình chơi. Anh này lạ lắm, có lẻ vì vậy mà mình thích chơi với anh ta. Anh ta học bác sĩ như bố mẹ mong muốn nhưng không hành nghề y-sĩ, mở trường thẩm mỹ, dạy thiên hạ làm nail, làm tóc. Đô La đầy túi.

Khi xưa, học việt-văn, thầy giải thích trong xã hội Việt Nam, người ta trọng theo thứ tự Sĩ Nông Công Thương, nghĩa là bọn con buôn được xem là hạng thấp nhất trong xã hội. Còn hạng Sĩ, kẻ có học lại được trọng vọng nhất dù đói.

 

Mình thắc mắc và hỏi thầy, bạn bè kêu sao mày ngu lâu dốt sớm thế. Lý do là thầy cũng dạy “phi thương bất phú”, muốn giàu có thì phải buôn bán, làm ăn. Câu hỏi này vẫn đeo đuổi mình đến ngày nay. Chán Mớ Đời


Thật ra ông thầy cũng không thể trả lời vì đi dạy, dạo ấy khá vất vả. Thầy chỉ biết học rồi đi dạy, không bao giờ học làm giàu thì khó trả lời câu hỏi của học trò. Nếu thầy biết thì đã không đi dạy, chỉ lo làm giàu.

 

Một ông thầy kể là khi xưa, đậu vào đại học sư phạm và kỹ sư Phú Thọ, cuối cùng thì chọn ngành sư phạm, lý do nhàng hơn và lương thầy giáo khi xưa, thời Ngô tổng thống khá lắm. Ai ngờ vật đổi sao đời, thầy tiếc là không chịu học kỹ sư. Mình nhớ lời ông thầy này, nên sau này, chỉ học cái gì mình thích và khi chán thì làm hay học cái khác, thay vì ngồi than thân trách phận.

 

Trên thực tế, anh là bác sĩ, nha sĩ mà muốn giàu có thì cũng phải mở phòng mạch, một cơ sở thương mại, phải cạnh tranh với các phòng mạch khác. Cũng phải tiếp thị, chào đón bệnh nhân, trả tiền cho cò y tế, chở người già đến khám bệnh. Mình có anh bạn, bác sĩ nhưng làm cho Kaiser, kể bị đồng nghiệp la, không thấy anh ta giới thiệu bệnh nhân lại. Anh ta nói các ông bà bác sĩ ngoài Bôn-Sa, chơi với nhau để tạo một Network, giới thiệu bệnh nhân cho nhau.

 

Ông bác sĩ nào may mắn, cưới được bà vợ biết làm ăn thì phòng mạch sẽ đông bệnh nhân như quân Nguyên còn không thì ngáp ruồi như một chị bạn, phụ tá phòng mạch cho ông chồng, kêu “lấy bác sĩ bi chừ mạt em ơi”. Bao nhiêu tiền trong quỹ hưu trí, đem chơi stocks thị trường chứng khoán, xuống cái rụp bay hết. Bác sĩ già nên ít ai mò lại.




Hồi nhỏ, thấy mấy bà vợ công chức hàng xóm, bận áo quần cực sang, nghe nói nhảy đầm bú xua la mua, lâu lâu lại đến nhà mình thăm mẹ mình. Nói chuyện chi đó lâu lắm, cứ khen bà cụ, hết khen bà cụ thì khen mấy đứa em mình,... mình hỏi mẹ mình mấy bà này sao cứ lên nhà mình hoài vậy, vì mình phải rót nước cho họ hoài mà chẳng thấy họ cho cái gì. Mẹ mình kêu “mượn tiền”. Có người xù tiền của mẹ mình, bỏ chạy về Sàigòn luôn. Từ đó mình nhìn thiên hạ với đôi mắt ngờ vực, bận áo quần sang trọng chưa chắc là giàu. Chán Mớ Đời 

 

Người Tàu dạy chúng ta Sĩ nông công thương nhưng họ lại theo trường phái “phi thương bất Phú”. Nếu chúng ta tiếp cận với ngôn-ngữ-học, mở tự điển Việt Nam ra sẽ thấy định nghĩa “Buôn” là “mua để bán lấy lãi” trong khi tự điển người Tàu thì “thương” là “hoạt động kinh-tế lấy phương thức mua bán để lưu thông hàng hoá”. Cho thấy định nghĩa của thầy tàu trò ta về buôn bán khác nhau về con buôn.


Có thể khi xưa, người Tàu dạy sĩ nông công thương, phi thương bất phú. Mấy ông quân tử mít thuộc dạng lười nên chỉ học có nữa chữ nên gọi “nhất tự vi sư bán tự vi sư”, học có nữa câu cũng gọi là thầy người Tàu.

 

Chúng ta học người Tàu nhưng tư duy rất khiêm tốn, làm thương mại chúng ta chỉ nghĩ đến lợi nhuận ngay, tư duy mì ăn liền, không có kế hoạch to lớn hơn như người Tàu. Có lẻ vì vậy mà chúng ta bị người Tàu chơi, lũng đoạn thị trường. Trong một cuốn sách của người Pháp kể khi mới đến Việt Nam. Tàu vừa đậu ở cảng là đã thấy một chiếc xuồng của người Tàu, chạy đến xin phép bán hàng hoá. Sau này ông tây kể là thấy ông tàu này giàu có tại Chợ Lớn. 

 

Mình nghe kể người Tàu họ kêu mua một sản phẩm nào của người Việt thì chúng ta ùn ùn nuôi hay trồng để bán cho họ rồi khi họ ngưng mua là mình ngọng. Chúng ta bị động, không làm chủ thị trường. Mình về Đàlạt, thấy ở Trại Hầm, nổi tiếng mận ngon khi xưa, người Việt mình nhổ hết cây mận để trồng cà phê mà cà phê thì thế giới sản xuất quá nhiều. Chúng ta không xem thị trường chứng khoán để tìm hiểu thêm về nhu yếu phẩm.


Anh phải bán bao nhiêu tấn cà phê để mua được một cái điện thoại thông minh. Ngày nay, các thí sinh giỏi, thông minh đều thi vào ngành công an thì có thể biết tương lai Việt Nam đi về đâu. Nếu họ vào ngành công an vì có lý tưởng thực thi công lý, bắt kẻ gian thì tốt nhưng đây vì muốn giàu có sau này. Người mỹ muốn giàu có thì họ mở hãng buôn bán sản phẩm của họ còn người Việt thì muốn làm công an vì tham nhũng.


Do đó đền chùa mọc ra như nấm, tượng đài anh hùng đánh giặc mỹ mọc như nấm, tạo dựng niềm tin phản khoa học.


Khi trái được mùa, các nhà mua sĩ, họ tẩm thuốc để giữ lâu, bỏ vào kho để khỏi phá giá bán rẻ. Sau đó bán từ từ theo năm tháng nên lời to. Do đó quả mình mua ở chợ nhiều khi đã được hái từ 9-12 tháng trước nên khi mua bơ ở chợ về thì phía trong bị đen. Lý do là họ tẩm thuốc, lâu ngày ngấm vào trong. Xong om

 

Có ông nào trồng lúa gạo ST25 được giải gạo ngon nhất của năm kia. Vừa được loan tin, là có gạo giả mang tên gạo ST25 được bán ra thị trường. Chán Mớ Đời 

 

Cái nguy hiểm là năm sau, cán bộ lại đem loại này đi thi lại thay vì tìm cách trồng cấy loại nào siêu hơn. Năm 2020 đem gạo ST25 đi thi, lại thua gạo Thái Lan thế là ngọng. Mất uy tín, hết bán được. Thay vì cứ để ST25 đoạt giải nhất thế giới năm 2019 rồi tiếp tục bán.

 

Ngày nay, trong thế giới mặt phẳng của sự toàn cầu hoá, người ta có chiến lược chiếm lĩnh thị trường thế giới chớ không chỉ trong làng xã của mình.  Hoạt động thương mại ngày nay là phát hiện, thậm chí tạo ra nhu cầu như Iphone, và tổ chức sản xuất để thoả mãn nhu cầu này. Hoạt động diễn ra quy mô và rộng lớn toàn cầu.

 

Trong dân gian, xã hội người Việt thường khinh rẻ người làm thương mại, kêu “bọn con buôn” vì đa số là những người buôn bán là tiểu nông, thợ thuyền. Với tinh thần đó thì thương mại người Việt không thể phát triển do đó kinh tế Việt Nam đều bị người Tàu nắm lấy.

 

Khi Việt Cộng vào, họ bần cùng hoá người Việt, ai nấy cành vàng lá ngọc, đều bò ra chợ, tìm cách sống. Vợ mình kể là đói quá, mua khoai lang ra chợ bán nhưng không biết rao bán. Có cô bạn nói để cô ta đem về nhà luộc rồi bán dùm cho. Về nhà cô này luộc xong cho em út ăn, không tiền trả cho bạn. Bù trớt.

 

Theo mình đó là cái may của dân tộc, giúp tiêu diệt tư tưởng, quan niệm sĩ nông công thương. Nhờ đó mà ngày nay, nói chuyện với giới trẻ tại Việt Nam, thấy họ kêu kinh doanh trên mạng, họ theo chủ nghĩa “phi thương bất Phú thay vì “sĩ nông công thương.”


Một phần, Việt Cộng cho mấy cán bộ treo bằng giả quá nhiều với trên 20,000 tiến sĩ vô hình trung đã triệt tiêu tinh thần trọng bằng cấp, khoa bảng của người Việt. Cứ tưởng tượng, cán bộ in danh thiếp đề tiến sĩ bú xua la mua, bằng giả, có ngượng hay không. Thực tế, cho thấy bằng cấp chỉ là một cái mốc, cho biết trình độ học vấn của chúng ta nhưng quan trọng là áp dụng kiến thức đã thu nhặt tại trường lớp vào đời sống thực tế.

 

Ở hải ngoại, người có học, bằng cấp khoa học, phát minh ra điều gì thì tìm cách thương mại hoá để làm giàu. Có lần lên San Jose chơi, ở nhà bạn. Con gái mình nói căn nhà này to lớn quá, vào khu này có cổng. Mình chỉ nó căn nhà trên đồi. Mình nói bạn của bố mẹ là kỹ sư còn căn nhà trên đồi, chủ là người Việt, chả học hành gì cả, chỉ có mấy tiệm bán bánh mì. Nhà kỹ sư giá 2.5 triệu còn nhà bán bánh mì thịt 10 triệu. Chọn cái nào

 

Khi xưa, mình cũng bị ảnh hưởng của văn hoá Việt Nam, nhất lại theo học Kiến Trúc. Cứ mơ mơ màng màng trên trời về nghệ thuật, vẽ thiết kế nhà cửa đẹp đến khi lấy vợ, sinh con ra thì thấy tiền lãnh lương hàng tháng đều có cùng con số, không sai biệt mà sữa tả cho con thì gia tăng khủng khiếp nên phải làm thêm, đi thầu, vẽ nhà cho thiên hạ vào buổi tối và cuối tuần.

 

Dần dần mình giác ngộ cách mạng là phi thương bất phú nhất là tìm cách có suối lợi tức đều đều khi về hưu nên học cách mua nhà rẻ cho thuê. Người mướn nhà trả nợ dùm mình rồi khi về già, chỉ cần thu tiền thuê nhà để sống.

 

Mình thích con gái lấy một tên bán phở hơn là một tên kỹ sư, làm công cho thiên hạ. Không phải ai cũng làm ăn được, thành công hết. Vợ mình đi bán khoai lang bị bạn vét hết nên sợ, chỉ cố gắng, khắc phục làm cho công ty, cho khoẻ đời. Đó là một nhân sinh quan tốt, không có gì sai cả vì không phải ai cũng có gan làm giàu, nhưng lại lo lắng ngày đêm vì hãng mới đuổi thêm 56 người. Khi chúng ta đi làm công cho thiên hạ thì chúng ta không chủ động được cuộc đời mình.

 

Dần dần người Việt không còn quan niệm khinh khi các người đi buôn. Nhận ra nhờ con buôn thì kinh tế thị trường mới gia tăng, thay đổi xã hội. Vấn đề là tư duy của chúng ta còn thấp, cứ mánh mun, ăn xổi, không có chiến lược lâu dài, tạo dựng một thương hiệu rộng lớn, chiếm lĩnh thị trường nội địa và ngoại địa.

 

Có ông nào ở Việt Nam, muốn bán xe sản xuất của Việt Nam sang Mỹ,…là bị người Việt nhảy vào chê, đánh đủ trò thay vì khuyến khích họ. Đó là ý tưởng ban đầu, nhưng không có nghĩa là khổng thể.

 

Thầy Hà Mai Phương, dạy sử mình khi xưa; kể thầy chỉ mua hàng ở tiệm do người Việt làm chủ thay vì tiệm của người Tàu dù rẻ hơn, để giúp người Việt giàu có thêm thay vì thằng tàu. Chúng ta nên giúp đỡ các thương hiệu người Việt để giúp họ cạnh tranh trong thương trường, thay vì chê bai đủ thứ. Chán Mớ Đời 

 

Nguyễn Hoàng Sơn 

 


Tại sao phải làm di chúc

  

Mình viết bài này để chuẩn bị hôm nào lên hội thoại chương trình “Khéo dùng tiền” của đài truyền hình Little Sàigòn. Sau khi thu hình, có YouTube, mình sẽ cài link ở đây sau.

 

Có cô bạn gốc Do Thái cho hay nhân vụ đại dịch, ông chồng là luật sư, chuyên về luật gia đình rất bận rộn, dù chỉ tiếp khách qua điện thoại hay zoom. Lý do là thiên hạ chợt đối diện với cái chết, không còn nghĩ mình là bất tử nên gọi luật sư để lo việc di chúc.

 

Trong 20 năm qua, mình đã làm di chúc tổng cộng là 3 lần. Lý do là con cái lớn hơn và người mình chỉ định làm giám hộ cho con mình, đã qua đời và thêm tài sản, mình hiểu thêm về pháp lý, thừa kế nên phải thuê luật sư, tất cả 3 ông để làm và trong tương lai, hy vọng sẽ không phải rời tới nhưng chính phủ cần tiền nên có lẻ sẽ đánh thuế nhiều tài sản sau này.

 

Ông thứ 1 thì mất tích, địa chỉ dọn, điện thoại cũng thay đổi. Ông thứ nhì do một người bạn giới thiệu nhưng tên luật sư này, không chịu chỉ cho mình những cái sai của Living trust đầu tiên, vì muốn sau này mình trở lại để hoàn chỉnh. Chỉ làm amendement (bổ túc) Ông thứ 3 thì tương đối rõ ràng hơn, giải thích tận tình. Làm nguyên cái mới và để y nguyên tên và ngày tháng của Living trust đầu tiên. Chỉ cần tiêu huỷ cái cũ là xong om.

 

Có lần anh bạn thời sinh viên ở Ý Đại Lợi, sang chơi rồi tình cờ anh ta kể có thời bị tai biến, mất 3 tháng mới lành, sau đó bị trầm cảm. Mình hỏi nhà cửa ông bà để lại cho ai. Hai vợ chồng nói là để cho thằng con, mình hỏi có giấy tờ gì để chứng mình vì luật pháp không như mình suy nghĩ, những gì của mình sẽ thuộc về con mình nếu chẳng may mình đi theo ông bà sớm hoặc nằm Coma.


Khi mình bị Coma, hay qua đời mà không có di chúc thì phải ra toà, để toà chỉ định ai làm giám hộ cho tài sản người quá cố. Không nhất thiết là con cháu, có thể một người nào đó hay ai đó tự nhận là con rơi, con riêng, cháu chắc từ đâu đến hoặc người quá cố mượn tiền của mình chưa trả,...


 

Netflix đang chiếu một phim về người giám hộ, lừa đảo người cao niên để trục lợi. Có những kẻ bất lương, cấu kết với lương y như kế mẫu, đưa ra toà, không cần có sự hiện diện của nạn nhân hay con cháu. Toà nghe lời bác sĩ, giao quyền giám hộ cho người giám hộ bất lương. Họ đến nhà với giấy tờ của toà rồi chở vào viện dưỡng lão, trong khi đó họ bán nhà, bán cửa để trả chi phí cho họ và viện dưỡng lão cho nạn nhân. Cứ một giờ $350, họ đi thăm trong viện dưỡng lão 30 phút viếng thăm nhưng lái xe mất 2 tiếng, tính ra $950 là ngọng. Có người giám hộ đến 100 người như vậy là giàu.


Có cảnh anh chàng muốn vào thăm viếng mẹ anh ta, bị người giám hộ, được tòa chỉ định, cấm không cho anh gặp. Cho thấy nếu toà không cho phép thì chúng ta cũng không thăm viếng bố mẹ ruột mình được. Cuối cùng bà mẹ qua đời, anh ta cầm súng bắn chết bà giám hộ bất lương.


Hay anh em, ra toà, không cho em hay chị mình gặp mặt bố mẹ vì sợ tỉ tê đổi di chúc. Cái này mình chứng kiến tại Bôn Sa, qua nhiều gia đình quen. Bố mất là sinh chuyện. Bà mẹ ở với người con, kiểm soát toàn bộ. Anh em kiện nhau nhưng toà vẫn xử người giám hộ đúng, cấm không cho các người khác thăm viếng.

 

Năm ngoái, mình có xem một phim tài liệu về quyền giám hộ. Xem link để thấy những trường hợp thật sự đã xẩy ra tại Hoa Kỳ. 

https://www.muctimsonden.com/2020/09/lam-dung-quyen-giam-ho.html

 

Có một điều chắc chắn là chúng ta sẽ đi theo ông bà, vấn đề là không biết khi nào và trong hoàn cảnh nào. Có thể chết một cách bình thường, ra đi nhẹ nhàng như làn khói. Cũng có thể nằm Coma như anh rể của cô em gái mình, hình như đã 10 năm rồi mà gia quyến không được rút ống.

 

Cũng có người nằm liệt giường vì tai biến như bà nội mình mất mấy năm mới ra đi. Mình có bà dì họ nằm liệt giường đến 10 năm, chết cũng không mà sống cũng không, khiến con cháu vất vả, thấy thương lắm.


Ở Hoa Kỳ, 50% người Mỹ trên 82 tuổi là bị bệnh trả nhớ về không. Mình có người mợ hơn mình có 10 tuổi mà đã trả nhớ về không. 

 

Mình có ông bạn cũng như thầy dạy nghề mua nhà cho thuê. Ông ta kể bà mẹ qua đời để lại gia tài cho 3 anh em. Ông ta phải mất 3 năm trời, xem qua giấy tờ của mẹ, ra hầu toà thừa kế, để mỗi người lãnh đâu có mấy chục ngàn. Do đó ông ta khuyên dù gia tài ít, chúng ta cũng nên làm di chúc để giúp con cháu, bận công việc, khỏi mất thì giờ khi mình ra đi hay bị tai biến, nằm một chỗ. Đó là sự yêu thương con cháu thật sự.

 

Nghe kể có một cặp vợ chồng. Ông chồng làm ăn, có trương mục ngân hàng cho công ty. Mọi chuyện đều do ông ta đảm trách, bà vợ không bận tâm đến. Đùng một cái, ông ta bị tai biến, nằm một chỗ. Trương mục không có tên bà vợ, nên không thể ký thế, két sắt trong ngân hàng, bà vợ cũng không được vào. Có tiền mà bà vợ không được lấy ra để trả tiền ngân hàng, cho thợ thuyền đủ trò. Thế là ngọng!

 

Cuối cùng ngân hàng kéo cái nhà, và cái tiệm còn ông ta vẫn chưa chịu chết. Chán Mớ Đời phải đợi ông ta chết thì bà ta mới ra toà thừa kế, để hy vọng toà cho phép thừa kế. Lý do là có thể ông ta thay đổi di chúc như kiểu ông Larry King, trước khi chết đã viết lại di chúc để lại gia tài cho con của ông ta, bà vợ đương thời, hình như vợ thứ 8 không có quyền gì hết trong gia tài của ông ta.

 

Mình có anh bạn, kể là ông bố ở tiểu bang khác, không muốn ở chung hay gần con cháu. Có lẻ quen lối sống từ ngày sang Mỹ đến nay. Anh ta kêu là ông bố không chịu dọn về Cali để sống gần các con các cháu. Anh kêu khi ông bố qua đời thì cứ để chính phủ kéo cái nhà của bố vì không ai có thì giờ để bay qua đó, lo bán buôn rồi anh em lại gây gỗ. Mình kêu Good Luck vì không phải dễ như anh ta nói. Khi toà trát thì ở Cali cũng phải bay qua.

 

Nếu chúng ta không làm “estate planning”, chuẩn bị hậu sự thì khi đụng trận, sẽ làm phiền toái cho con cháu, tạo ra sự tranh cãi vô ích, anh em bất hoà. Thậm chí, có người làm di chúc đầy đủ nhưng anh em vẫn choảng nhau, vì không chịu cập nhật hoá hoàn cảnh. Những gì chúng ta làm trước đây 20, 10 năm, cần phải cập nhật hoá lại cho hợp với luật di chúc đương thời.


Anh em có thể thương nhau nhưng một khi họ đã thành gia thất thì người phối ngẫu sẽ không chịu nhường nhịn, sinh ra lắm trò mà chúng ta nên thực hiện trước để tránh con cháu bất hoà, không nhìn mặt nhau sau này.


Đơn cử một thí dụ: khi bố mẹ mất, một người kêu bố mẹ nói thiêu rồi đem tro rãi ở biển hay đem về Việt Nam. Người thì nói bố mẹ bảo là chôn ơn nghĩa trang nào đó cho gần ba ban tên A hay đem về quê đâu đó để chôn. Thế là anh em choảng nhau, không nhìn mặt nhau nữa.


Thông thường khi bố mẹ còn sống, những người ít đến thăm viếng thì khi bố mẹ qua đời, họ là những người lên tiếng to nhất để chứng tỏ mình thương bố mẹ nhiều nhất,... cái này, mình thấy nhiều lắm trong các gia đình quen. 


Người chửi trước cái vườn cho mình, có làm giấy tờ đàng hoàng nhưng khi qua đời, con cái choảng nhau, kêu luật sư, đưa ra toà, đổi người thừa kế rồi bán tháo cái vườn bất chấp giá trị khu vườn,... thà để SƠn đen mua còn hơn để anh hay em mình hưởng. Cho bỏ ghét. Chán Mớ Đời 

 

Trước tiên, nên kiếm sách hay đi Seminar về luật gia đình, luật thừa kế, đọc sách thêm rồi kiếm một luật sư gia đình, có lương tâm, giải thích rõ ràng. Làm power Attorney về tài chánh, và về y tế, để trong trường hợp nằm Coma thì người thừa kế có thể ký giấy tờ, rút tiền, trang trải chi phí.

 

Như trường hợp bà Betty, bán nhà cho mình. Nay bị bệnh Alzheimer, mỗi tháng mình trả tiền nợ cho bà ta. Con cháu có thể lấy tiền để nuôi người hay trả chi phí cho bà ta ở viện dưỡng lão. Nếu bà ta không làm thì mình trả tiền thì con cháu cũng không lãnh được, tương tự lương hưu trí, an sinh xã hội.... Thế là ngọng.

 

Mấy bác nên tham khảo thêm với các luật sư gia đình vì khi đụng trận là mệt. Luật sư chém rất đẹp. Vợ mình có cô bạn, bổng nhiên ông chồng bị ung thư nên hốt hoảng, kêu luật sư để làm di chúc. Luật sư chỉ làm vòng vòng đủ trò như thành lập LLC thay vì Living Trust đủ trò. Chị ta gọi mình nên mình cho tên luật sư của mình cho khỏe. Đừng có kêu em nhé.

 

Cần nhất là khởi đầu rồi từ từ tìm hiểu thêm để cập nhật hoá. Chúng ta hay có cái bệnh là đợi cho thấu hiểu hết mới làm thì nhiều khi chả bao giờ thấu hiểu được vấn đề vì mỗi hoàn cảnh gia đình khác nhau. Không cần nhiều, nội viết một lá thư bằng giấy cũng được rồi từ từ làm thêm.


Mình nói với mấy đứa con là khi bố tử thì đừng có đi lãnh xác vì bố đã cho khoa học. Việc đầu tiên là về nhà mở cái Files “Beyond” bố viết để hiểu: ngân hàng nào, quỹ đầu tư nào, tài khoản ở đâu, mật mã. Ai cần liên lạc để được chỉ rõ những điều về tài chánh vì chỉ có những người bạn của bố, học cùng thầy là hiểu.... khỏi tốn tiền ma chay ma đám, chỉ tổ tốn tiền.


Mình bắt đầu tải về cho mấy đứa con những gì mình làm để chúng hiểu mà sau này có thể thay thế mình.

 

Mình làm cách đây 20 năm, khi con còn nhỏ dại rồi từ từ khám phá ra những điều mới hợp với luật thừa kế hiện tại nên phải thay đổi từ từ. Nghề dạy nghề.

 

Làm ngay, dù chỉ viết tay cũng được như ông Larry King, viết tay trước khi chết, có hiệu lực nhất.

 

Hôm trước ăn sáng với ông Larry, ông ta hỏi các căn nhà cho thuê của ông ta phải chuyển tên sang Living Trust của ông ta. Mình nói chắc chắn rồi. Nếu ông không sang tên thì vẫn đứng tên cá nhân ông thì xem như chưa làm. Cho thấy những người mỹ, sinh tại Hoa Kỳ mà vẫn chưa thông vấn đề này. Ông ta gặp luật sư không có lương tâm vì khi làm thì bắt buộc phải chuyển tên tài sản vào lIving Trust, thậm chí còn phải đề trong Living trust là những gì chưa được  chuyển tên đều thuộc về Living Trust để khỏi có lộn xộn. Nhiều khi những căn nhà ông ta mua sau này nên không để ý.

 

Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn