Sự hình thành của hồ Xuân Hương Đàlạt 2

 Mình có kể về hồ Xuân Hương qua các hình ảnh cũ nhưng nay nhận được thêm hình ảnh xưa, như các tấm mosaique bổ túc các hình ảnh khác giúp mình thấy rõ hơn về sự hình-thành hồ nước nổi tiếng của xứ hoa Anh-Đào, nên phải viết lại vì bài trước có nhiều chỗ sai. Bác nào thấy em kể lại sai thì cứ vô tư cho em biết để em hoàn chỉnh. 

Khi ông bác-sĩ Yersin tìm ra cao nguyên Lâm-viên và đệ trình với toàn quyền Paul Doumer, thành lập một khu nghỉ dưỡng cho người Pháp tại đông-dương. Theo những tài liệu mình đọc thì họ đề nghị thành lập ở cạnh hồ Đan-kia, Suối Vàng nhưng không hiểu lý do nào lại xây dựng Đàlạt tại địa điểm hiện nay. Hồ Dan-kia to lớn và đẹp hơn, gần quận Lạc Dương trên đường về Phan Rang và Nhà Trang. Có lẻ vì hai tỉnh này cũng là nơi nghỉ dưỡng vùng biển của người Pháp xưa nên tính làm cho gần nhau, dễ di chuyển.


Mình có nhận phản hồi của:


Chào Tác Giả. Mình vừa đọc hết bài trên. Mình thấy Tác Giả thắc mắc vì sao chọn khu vực Hòa Bình ngày nay để phát triển mà không phải trong khu vực Đan Kia.
Mình chia sẽ một chút hiểu biết về vấn đề này nếu có gì thiếu sót và không đúng xin mạn phép bỏ qua.
Khi bác sĩ Yersin khai phá ra vùng đất này. Nơi mà ông đặt chân đến đầu tiên đó là cao nguyên Đan Kia ( tức là khu vực suối vàng ngày nay). Sau khi đẳ chân đến đây thì ông cùng cộng sự của mình đã đệ đơn với toàn quyền Paul Doumer và được chấp nhận sống thực nghiệm tại khu vực này. Và để phát triển được một vùng đất mới thì phải đầy đủ những yếu tố sau đây:
Thứ nhất: Khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp để trồng trọt và chăn nuôi.
Thứ hai: Phải có nguồn nước để tưới tiêu và sinh hoạt.
Thứ ba: Địa hình phải thích hợp để xây dựng nhà cửa phát triển Giao Thông.
Khu vực Đan Kia đáp ứng đủ 2 điều kiện một và hai. Tuy nhiên địa hình ở khu vực này không thể xây dựng đường xá và khu đô thị, chính vì thế navs sĩ Yersin lại một lần nữa đi khám phá và tìm ra cao nguyên Lâm Viên tuecs là khu Hòa Bình(Trung tâm Đà Lạt ngày nay) để xây dựng và phát triển Đà Lạt làm một trong những nơi nghĩ dưỡng dành cho binh lính và sĩ quan Pháp.
Một chút thông tin mình biết được là vậy. Hy vọng mọi người góp ý. Cám ơn Tác Giả và các ace đã đọc.


Có lẻ con đường đến Đàlạt bằng đường Phan Rang, khó khăn, hoặc họ khám phá ra đường đến Đàlạt qua ngõ đèo Prenn từ Phan Thiết tiện hơn. Mẹ mình kể đi từ Huế vào Đàlạt, bằng thuyền từ Đà Nẳng (Tourane) đến Phan Thiết rồi lấy xe đò lên Đàlạt. Dạo ấy chưa có con đường đi từ Sàigòn đến Bảo Lộc rồi Đàlạt.

 


Tấm ảnh này được xem là tấm cũ nhất mà mình tìm thấy về hồ Xuân Hương, Đàlạt, khi còn hoang dã, mới được người Pháp phát-hiện (theo chú-thích của Tây).

 


Tấm thứ 2 chụp ở vùng hồ Đan-kia, Suối Vàng, nơi người Pháp dự định xây dựng khu nghỉ-dưỡng cho thực dân pháp tại Đông-dương mà năm 1993, mình có dịp thiết kế một dự-án du-lịch cho một tập đoàn đầu tư Tân-gia-ba nhưng không được thực hiện. (hình người bận khố là Sơn đen ngày xưa :)


Đọc tài-liệu tây và việt cho biết lúc đầu có hai cái hồ; Hồ Lớn (grand lac) và Hồ Nhỏ (Petit Lac). Sau đó, có trận mưa bão lụt lớn vào tháng 5 năm 1932, làm vỡ chiếc cầu nên người Pháp mới quyết định nhập hai hồ lại thành một và xây một cái đập to và ngắn hơn vào năm 1934-1935 mà ngày nay người dân Đàlạt hay gọi cầu Ông Đạo. Theo kỷ-yếu của Công-Chánh, được biết người thiết kế xây dựng cái đập này là một kỹ-sư công chánh người Việt.



 

 Mình mới tìm ra tấm không ảnh này, cho thấy rõ hơn những gì các tấm ảnh khác chụp dưới đất mà mình kể trước đây. Ta thấy từ bùng-binh chỗ Thuỷ-tạ sau này, có con đường vừa là cái đập, vừa là chiếc cầu chạy qua bên kia hồ chỗ bùng-binh của đường Đinh Tiên Hoàng và Võ Tánh sau này. 


Gần chỗ này có chiếc cầu, xem hình sau này, nơi nước hồ đầy thì tràn qua bên kia đập, đỗ vào hồ nhỏ chỗ ấp Ánh-sáng sau này. Xem bài mình viết về Ấp Ánh Sáng và Cầu Ông Đạo.




Tấm này, cho thấy Thuỷ-tạ chưa được xây, thấy con đường (đập chận nước), chạy từ bùng-binh qua hồ đến bùng-binh chỗ đường Võ Tánh, Nguyễn Thái Học và Đinh Tiên Hoàng.



Hình này chụp từ khách sạn Palace nhìn xuống. Khi mình về Đàlạt lần đầu tiên với vợ con thì có ngụ tại đây. Sáng mở cửa sổ, ra balcon nhìn xuống hồ rất đẹp. Sương mù trên hồ khi nắng ban mai vừa lộ lên, khiến mình nhớ đến những buổi sáng đi học Grand Lycee, sương mù và ánh nắng mờ mờ, quá đẹp. Sau này đi học ở Paris, tương tự sáng đi ngang cầu Passerelle des Arts, cũng sương mù, ánh nắng ban mai phía sau nhà thờ Notre Dame de Paris hay cầu mới (pond neuf )


Khi xưa, cứ đi ngang qua khách sạn, tò mò không biết bên trong ra sao nên sau này về Đàlạt, thử ở trong khách sạn này. Dạo ấy, ít du khách nên được phục vụ rất chu đáo. Mấy lần sau thì ở nhà bố mẹ mình vì cô em kêu tốn tiền, để dành cho em.






Hoạ đồ do kiến trúc sư phát hoạ từ đồi khách sạn Palace. Tương tự hình trên. Thấy khuôn viên Thuỷ-tạ, đường Nguyễn Trường Tộ, nhà hàng Đào Nguyên. Phía địa điểm Thao Trường là một khách sạn lớn, phía sau thấy cái chuông, có lẻ là phát hoạ Grand Lycee. Chỗ Thuỷ-tạ có 3 cơ sở thương-mại, có dáng dấp của thuỷ-tạ sau này được xây cất.








Tấm ảnh này thấy tương tự bức phát hoạ của kiến trúc sư Tây, thấy nóc chuông của Grand Lycee, khách sạn không được xây.








Hình này, chụp từ chỗ trước Thao Trường, trong thời kỳ chiến tranh là nơi đậu trực thăng. Bên tay trái là cái đập đầu tiên và chiếc cầu. Xem cận cảnh phía dưới. Mình đoán là hai ông Tây, kiến trúc sư, được giao nhiệm vụ phát hoạ kế hoạch phát triển Đàlạt xưa.



Hình này thì cận cảnh cho thấy chiếc cầu, thấy nhà lao sau này trên đồi. Chắc dạo ấy dùng để cho nhân công ở hay binh lính đến nghỉ dưỡng.





Đây là tấm ảnh chụp từ trên đồi của khách sạn Palace, thấy khu phố đầu tiên tại Đàlạt mà mình có kể trong bài Cầu Ông Đạo và Ấp Ánh Sáng. Khu này mình có một tấm ảnh của khu phố, nơi ông bá-hộ Chúc nấu nước bán cho dân cư tắm, làm giàu. Xa xa trên đồi có dinh tỉnh trưởng. Phía trái có thấy cái hồ nhỏ. Sau này, khu phố bị lụt phá vỡ, người Pháp phá cái đập nhỏ rồi làm cái đập chỗ Cầu Ông Đạo bây giờ.




Đây chụp từ trên đồi của ty bưu-điện, nhìn xuống thấy chiếc bằng gỗ mà mình có kể trong bài Cầu Ông Đạo. Thấy dốc Lê Đại HÀnh mà khi xưa được gọi là đường Gia-Long. 


Khu phố này bị lụt nên người Pháp phá bỏ để xây cái đập, vừa là con đường mà người ta gọi Cầu Ông Đạo. Mình có tấm ảnh của góc phố này trên đường, nơi ông bá hộ Chúc nấu nước nóng cho dân cư tắm. Để lục lại rồ tải lên đây. Mình mất nhiều thời gian để định vị con đường này.



Tấm ảnh trên cho thấy rõ hồ nhỏ (Petit lac). Sau này được nhập với hồ lớn tạo ra hồ Xuân Hương ngày nay.




Đây tấm ảnh chiếc cầu và đập của hồ lớn, sau bị bão lớn nên người Pháp phá vỡ để xây cái đập ở Cầu Ông Đạo.





Đây tấm không ảnh, mình đoán chụp vào năm họ xã hồ để vét hồ vì bùn được kéo về bởi các con suối từ hồ Than-Thở,.... Cho thấy tàn tích của con đường xưa, chận cái hồ lớn, chỗ Thuỷ Tạ, chạy từ đường Trần Quốc Toản qua phía bên kia hồ, dường Bà Huyện Thanh Quan, bị đập vỡ để xây chỗ cầu Ông Đạo.





Tấm ảnh này cho thấy tiền thân của cầu Ông Đạo. Khu phố là tiền thân của Ấp Ánh Sáng sau khi xây cái đập. Xa xa bên tay trái, trên đồi là dinh tỉnh trưởng.





Tấm ảnh cho thấy vùng đất làm vườn chỗ ấp Ánh Sáng, thấy con suối mà ngày nay vẫn còn. Thấy mé mé bên phải căn nhà của ông Quản Đạo.





Hình này, cho thấy nhà ông Quản Đạo, trên đồi có dinh tỉnh trưởng. Con đường mòn mà thiên hạ đi bộ, băng ngang qua, là tiền thân của cái đập (cầu Ông Đạo).





Hình này cho thấy đập đã được xây xong, bên kia hồ, vẫn còn căn nhà của Quản Đạo, sau này bị phá bỏ. Phía trên đường Thành Thái, có rạp xi-nê Eden, tiền thân của rạp Ngọc Lan.





Hình này cho thấy nhà ông Quản Đạo và đường Lê Đại Hành chạy lên CHợ Cũ, thấy rạp xi-nê Eden. Ấp Ánh Sáng đã được thành lập. Đặc biệt dãy tiệm ở đường Thành Thái như tiệm kem Việt-Hưng đã được xây dựng. Chợ Đàlạt chưa được xây, chỉ thấy toàn là vườn rau. Nghe người lớn kể nhưng nay có mấy tấm ảnh này mới hình dung về Đàlạt thời mẹ mình vào Đàlạt lập nghiệp.




Hình này được chụp trên cầu Ông Đạo, vẫn thấy nhà của Ông Đạo. Trên đồi, đường Thành Thái, thấy rạp xi-nê Eden tiền thân rạp NgọcLan.




Có lẻ điểm nhấn nổi tiếng của hồ Xuân Hương là nhà hàng Thuỷ Tạ, hình ảnh muôn thủa của Đàlạt. Mình có kể là kiến trúc sư người Pháp phát hoạ câu lạc bộ thể thao nước này dựa theo nhà hàng nổi tiếng “La Grenouillère” một thời ở ngoại-ô Paris, nơi phát xuất chủ nghĩa Ấn-tượng (impressionism). Ngày xưa, nghe nói nhưng chả hiểu lý do đến khi qua Tây, học về lịch sử nghệ-thuật thì mới vỡ lẽ. Câu lạc bộ này bị dẹp lâu rồi.





Tấm ảnh cho thấy địa điểm nhà hàng Thuỷ Tạ khi xưa là đất liền như miếng đất trước sân vận động, dùng để đậu trực thăng trong thời chiến tranh. Sau đó có lẻ thiết kế theo câu lạc bộ bên pháp nên họ cho đào đất biến thành một hòn đảo, đi qua với chiếc cầu gỗ cong.




Hình này khi họ mới đào đất biến thành hòn đảo, với chiếc cầu gỗ kiểu Á-đông.




Tấm bưu thiếp này với con tem đóng dấu mộc ngày 12 tháng 8 năm 1933 cho thấy Thuỷ Tạ lúc đầu chỉ là một quán nhỏ để thiên hạ đến uống nước. Mình có thấy bản hoạ đồ, xây 3 cái quán ăn ở 3 đầu nhưng sau khi xây Thuỷ Tạ thì quá đẹp nên họ ngưng không xây tiếp. Hy vọng trong tương lai Việt Cộng không xây thêm nhà hàng ở hòn đảo này như xây chiếc cầu gương trong Thung Lũng Tình Yêu. Chán Mớ Đời 


Ngày tháng trên bưu thiếp hợp với vụ đập bị vỡ năm 1932, và được xây lại nên họ cho đào đất để biển khu Thuỷ tạ thành hòn đảo, là câu lạc bộ để chơi thuyền buồm, mang tên “La grenouillère“.


Hai hoạ sĩ nổi tiếng của trường phái ấn-tượng; Auguste Renoir và Claude Monet đã ở vùng này đến 2 tháng trời để vẽ câu lạc bộ nổi tiếng này và mấy bức tranh này được trình bày tại viện bảo tàng Luân-đôn và Stockhom. Ai có dịp đến đó thì vào xem. Theo mình Thuỷ Tạ vẫn đẹp hơn.





Hình này cho thấy nhà hàng Thuỷ Tạ đã được xây xong. Mình hiểu Tây gọi là “La Grenouillère « còn người Tàu thì gọi là “Thuỷ Tạ” xây trên nước.




Tấm ảnh này năm 1968, cho thấy mấy chiếc xe đạp nước nhẹ nhàng, không như ngày nay, họ làm mấy con thiên nga, chiếm mất cảnh quang của hồ. 


Mình có viết, kể về Thuỷ-tạ, ai thích thì đọc trên bờ -lốc của mình. Mình viết lại sự cấu thành hồ Xuân Hương vì bài trước chỉ hiểu qua các tấm ảnh có, nay nhận được thêm nhiều tấm khác như những miếng mosaic nên gắn thêm trên bức tranh của hồ Xuân Hương Đàlạt của một thời.


 Ngày nay, du-lịch và dân cư đông hơn đã biến hồ này thành một máy làm tiền, phá vỡ khá nhiều hình ảnh thơ mộng của Đàlạt sương mù mà mình đã sống được 18 năm trời.


NHS


Ông Bill Robie, người lái trực thăng, quyên tiền để tặng học bổng cho học sinh trường Bùi Thị Xuân và Trân Hưng Đạo bổ túc:

These stories from Sony Nguyen are wonderful and the photos are tremendous! Sony has exceptional access to some incredible historic resources. The sequence of the development of Ho Xuan Huong from two lakes into one is clearly shown in many of the photos, to include the more modern color photo that shows the lake drained and the location of the remains of the old dam can be seen. Translation of these stories from Vietnamese to English would be great!

Trường Võ-Bị Đàlạt xưa

 Nhớ năm 12, học sinh được tham gia ngày viếng thăm đại học Đàlạt, giúp học sinh lớp 12 có thể làm quen với khung cảnh đại học Đàlạt, nghe giới thiệu các phân-khoa, để có thể lựa chọn ngành học cho năm sau nếu đậu Tú-tài, sinh-hoạt với các anh chị sinh viên trong một ngày, kết thúc là một buổi văn-nghệ, có giáo sư Phó Bá Long hát bào Khoẻ vì nước bánh ướt tôm khô. 

Ngoài ra còn có vụ đi viếng thăm trường võ-bị Đàlạt, để được giới thiệu sinh-hoạt và chương trình học-tập và huấn-luyện của trường này. Viếng trường này chỉ có nam sinh, không nhớ có cô nào đi theo vì dạo ấy lớp 12B chỉ có độc nhất một nữ sinh. Hình như Đàlạt có trường chiến tranh chính trị nhưng không hiểu sao học sinh năm đó không được mời thăm viếng trường này, vì phải đậu Tú tài mới vào được trường này, hình như chỉ học có 2 năm.

 

Đúng giờ thì có 2 chiếc nhà binh của trường võ-bị đến đón đám học-sinh Văn Học. Đó là lần thứ nhì mình được đi xe nhà binh, lần đầu là được chở đi cắm trại năm 11B tại hồ Than Thở. Xe chạy qua hồ Than-thở, rồi chạy vào cổng trường khá đẹp. May quá, không bao giờ lên xe này lại.

 


Lâu quá nên không nhớ rõ, chỉ nhớ là có ông chỉ huy trưởng của trường, tướng Lâm Quang Thơ hay Lâm Quang Thi, người từng nhảy dù xuống sân cù mà mình có đi xem. Hình như khoá sinh võ bị có màn nhảy dù trong khoá huấn luyện trên đồi cù. Mình chỉ nhớ có đi xem vài lần. Lần đầu khi còn bé, thấy ông đại-tá Nguyễn Chánh Thi, nhảy dù, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà từ máy bay lao ra. Mình về nhà bắt chước leo lên mái nhà, cầm cờ Việt Nam Cộng Hoà nhảy xuống đất, té trên bậc thang, lăn đùng xuống 8 tháng cấp, có cái sẹo to đùng còn đến ngày nay trên trán. Ngu chi ngu lạ. Kinh

 


Sau đó họ dẫn vào các lớp dạy toán-lý-hoá, phòng thí nghiệm cho biết học 4 năm sẽ có bằng tương đương cử-nhân khoa học với cái lon thiếu-uý. Sau mùa hè đỏ lửa, chiến trường cần quân nên họ rút ngắn thời gian học lại còn 2 năm. Ở gần xóm mình, nhớ có người đi học đầu tiên là chú Sanh, con ông Khoa, em của anh Bình, anh Thanh, anh của thằng Thạch, nhà chứa thuốc phiện trên đường Thi Sách, thằng Cường, hơn mình 1 tuổi, khi xưa hay thả diều với nhau, ở cư xá Pasteur trên đường Thi Sách, cuối cùng anh chàng quên tên rồi, ở dốc Hai Bà Trưng, cứ xá ty kiến-thiết, đậu thủ-khoa Võ-bị, ra trận lần đầu chết.(Lê Đức Thống do Huy Thai Ta đưa tin , xem phần bổ túc của người đọc).

 










Trường này khởi đầu từ trường sĩ-quan hiện-dịch ở Đập-Đá, Thừa Thiên. Hồi nhỏ nghe mệ ngoại và mấy người bà con, kể về Đập-Đá khiến mình tưởng là chỗ nào to tát, đến khi về Huế lần đầu, kêu xe chở đến xem, nhỏ xíu-xiu. Chán Mớ Đời 

 


Sau đó được dời về Đàlạt và được cải-danh trường liên-quân võ bị Đàlạt. Lạ trong bài hát ‘Giờ này anh ở đâu” của nhạc-sĩ Khánh Băng không thấy nói đến trường Võ-bị, chỉ nghe các trung tâm huấn luyện quân đội khác như Quang Trung, Lâm Sơn, Dục Mỹ,…

 

Năm 1960, tổng thống Ngô đình Diệm cải danh thành trường Võ-Bị Quốc-gia Việt Nam và đặt viên đá đầu tiên để xây cơ sở Huấn luyện đẹp trên ngọn đồi 1515 mà hôm ấy mình và mấy nam sinh của trường được giới thiệu.

 

Xem như có độ 25 khoá từ 1960-1975 với 4 khoá trước dưới tên trường liên-quân. Muốn vào trường phải hội các điều kiện;






 (xin trích từ trên mạng)

 

  • Từ 17 đến 22 tuổi.

 

  • Là công dân Việt Nam.

 

  • Chưa khi nào lập gia thất và nếu được chấp nhận thụ huấn, cam kết không lấy vợ cho đến sau khi tốt nghiệp.

 

  • Có hồ sơ hạnh kiểm tốt. Chắc không có người thân tập-kết
  • Có thể lực tốt và đầy đủ sức khỏe với chiều cao tối thiểu là 1 thước 60 phân (khoảng 5 feet 4 inches).
  • Có Tú tài II ban toán hay khoa học hoặc chứng chỉ văn bằng ngoại quốc tương đương. Trúng tuyển chương trình khảo thí của trường VBQGVN. 
  • Các ứng viên muốn gia nhập Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam phải có bằng Tú Tài và được chọn lọc qua một cuộc khảo sát. Chương trình học mỗi năm được chia làm hai mùa, mùa nắng quân sự, mùa mưa văn hóa. Về quân sự, các Sinh Viên Sĩ Quan được huấn luyện chiến thuật tác chiến từ cấp Trung Đội đến Tiểu Đoàn và các cuộc hành quân liên binh. Về văn hóa, Sinh Viên Sĩ Quan được dạy chương trình bậc Đại Học dân chính, thêm vào các cuộc thực nghiệm tại các phòng thí nghiệm với các học cụ tối tân, và khi mãn khóa được cấp văn bằng Cử Nhân Khoa Học Thực Dụng. 

 

Để trau dồi nghệ thuật chỉ huy và lãnh đạo, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có truyền thống tổ chức Hệ Thống Tự Chỉ Huy và 8 tuần huấn nhục cho các tân khóa sinh. Hệ Thống Tự Chỉ Huy ngoài mục đích giúp các Sinh Viên Sĩ Quan thực tập về chỉ huy, còn có tác dụng phát huy tình huynh đệ giữa các khóa. Tám tuần huấn nhục giúp khóa sinh dứt bỏ nếp sống dân chính, để khép mình vào khuôn khổ kỹ luật của nhà trường. Vì nhu cầu chiến trường nên thời gian thụ huấn của các khóa thay đổi từ hai đến ba hoặc bốn năm.

 

Từ ngày thành lập cho đến tháng 4 năm 1975, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã cung ứng cho các chiến trường bốn Vùng Chiến Thuật tất cả 29 khóa sĩ Quan với tổng số gần bảy ngàn Sĩ Quan, cùng với gần 500 Sinh Viên Sĩ Quan của 2 khóa cuối cùng. Các Sĩ Quan tốt nghiệp được phân phối đi khắp các Quân, Binh, Chủng để đảm trách vai trị cán bộ Chỉ Huy hoặc Tham Mưu. Dù ở cương vị nào, kỹ thuật hay tác chiến, người Sĩ Quan xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vẫn luôn nuôi dưỡng tinh thần "Tự Thắng Để Chỉ Huy" và câu châm ngôn "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm" là kim chỉ nam minh chứng mọi hành động vị quốc an dân. Đa số các Cựu Sinh Viên sĩ Quan đã thành công trên đường binh nghiệp và làm vang danh Trường Mẹ. Những người còn sống đang tiếp tục con đường đã chọn, những người nằm xuống đã trở thành những anh hùng vị quốc vong thân.

 

10 Điều Tâm Niệm SVSQ/TVBQGVN

 

1. Tự thắng để chỉ huy là điều kiện tiên quyết để thành công

 

2. Danh dự là kim chỉ nam hướng dẫn mọi suy tưởng và hành động của người SVSQ

 

3. Thành thực với bản thân, tín nghĩa với đồng bạn, trung thực với cấp chỉ huy là căn bản tác phong đạo đức của cán bộ

 

4. Kỷ luật SVSQ là kỷ luật thép đặt trên căn bản tinh thần tự giác.

 

5. Ý thức trách nhiệm là bước đầu trên đường phục vụ võ nghiệp.

 

6. Phát huy khả năng toàn diện và trau dồi kiến thức trong hiện tại là nhiệm vụ chính của người SVSQ trong thời gian thụ huấn.

 

7. Sinh hoạt đơn vị là nhu cầu để phát huy tinh thần đồng đội và khả năng lãnh đạo của người SVSQ

 

8. Không có gì là không thể làm được đối với SVSQ

 

9. Tinh thần thi đua cá nhân và đơn vị là động lực của tiến bộ

 

10. Tin tưởng vào tiền đồ dân tộc là quyết tâm xây dựng sự nghiệp cán bộ

 (Hết trích)


Nếu xét các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hoà khi xưa thì có thể nói trình độ của họ không được cao lắm so với lon của họ. Đa số đi lính Khố xanh, Khố đỏ thời Tây rồi được cho đi học một khoá trùng tu, để được thăng chức sĩ-quan vì quân đội Việt Nam Cộng Hoà mới được thành-lập nên cần giới chỉ huy.

 

Ông cụ khi xưa là hạ sĩ quan nhưng cũng được giới thiệu đi học khoá huấn luyện sĩ quan, dù chưa học xong tiểu học. Cuối cùng ông cụ nghe lời bà cụ, xin theo học ngành y-tá quân y, còn các đồng ngũ, theo học khoá huấn luyện sĩ-quan, sau này đều lên chức cấp tá.

 

Điều này được chứng minh qua các vụ đảo chính, chỉnh lý sau khi ông Diệm bị lật-đổ. Ai cũng xem thường mấy ông tướng khác nên cứ đảo chính, không nghĩ đến sự an-ninh của quốc gia, chỉ lo thân mình. Đưa đến sự bất mãn của một số người, sau này bị Việt Cộng thâu dụng, làm thành phần chống lại chính quyền miền nam .

 

Trong khi chờ đợi giới chỉ huy có trình độ hơn, các người xuất thân từ trung tâm Thủ Đức và Võ Bị Đàlạt. Nơi đã đào tạo rất nhiều sĩ quan cấp tá. Không may là tháng 4 75 đến quá sớm, đợi thêm vài năm các chỉ huy cấp tá lên thay mấy ông tướng thì có lẻ, quân đội Việt Nam Cộng Hoà có các chỉ huy có đủ khả năng để đánh lại bộ đội ông hồ.

 

Đọc tài liệu của cựu bộ đội ông hồ thì họ rất sợ các lính miền nam, có nhiều đơn vị bộ-đội bị chết gần hết. Chứng tỏ quân dân miền nam đánh giặc rất chì, các tướng không giỏi lắm, từng là lính khố xanh khố đỏ cho Tây.

 

Danh sách của vài người tốt nghiệp trường Võ Bị:

 

1. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ tư lệnh SĐ5BB Khoá 2/TVBQGVN (khóa 2 Lê Lợi - trường Võ bị Địa phương Huế) - Tuẫn Tiết 30/4/1975. 

 

2. Ðại tá Hồ Hồng Nam (Tổng Cục CTCT) Khoá 3/TVBQGVN - Vừa được tha về năm 1978 thì chết tại bệnh viện. 

 

3. Chuẩn tướng Trần Văn Hai tư lệnh SĐ7BB Khoá 7/TVBQGVN - Tuẫn Tiết 30/4/1975. 

 

4. Thiếu tướng Phạm Văn Phú tư lệnh QĐ2 Khoá 8/TVBQGVN - Tuẫn Tiết 30/4/1975. 

 

5. Đại Tá Nguyễn Bá Thìn (Thủ khoa Khoá 8) Khoá 8/TVBQGVN Chết trong tù cộng sản.

 

6. Th/Tá Ðoàn Kỳ Long (Tổng Nha Cảnh Sát) Khoá 10/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù số 4 Xã Yên Lâm, Huyện Thiếu Yên, Thanh Hóa năm 79. 

 

7. Th/Tá Huỳnh Văn Thọ Khóa 12/TVBQGVN Bộ Chỉ Huy Pháo Binh, chết tại một trại tù Miền Bắc. 

 

8. Tr/Tá Lư Tấn Cẩm Khóa 12/TVBQGVN Công Binh Sư Đoàn 18, mât tích trên đường biển khi vượt biên tháng 5 năm 1975. 

 

9. Th/Tá Trịnh Xuân Đắc Khóa 12/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt biên. 

 

10. Th/Tá Nguyễn Hữu Ðăng (Quận Trưởng) Khóa 13/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù K1, Tân Lập Vĩnh Phú năm 1979 

 

11. Th/tá Lê Vĩnh Xuân ( Quân báo BKTĐ ) Khóa 13/TVBQGVN Tự sát cùng với vợ con ngày 30/4/75

 

12. Th/tá Hoàng Tâm (Quân Nhu) Khóa 13/TVBQGVN Tạ thế trong trại tù Hóc Môn 1976 

 

13. Th/tá Hồ Đắc Của (Bộ Binh QĐ1) Khóa 13/TVBQGVN Trốn trại và bị hạ sát tại trại tù ở Miền Trung 

 

14. Ðại Uý Nguyễn Thành Long Khóa 14/TVBQGVN Bị biệt giam rồi tự tử chết tại Nhà Tù Suối Máu năm 1978. 

 

15. Th/Tá Tôn Thất Luân Khóa 14/TVBQGVN Tạ thế ở ngoài Bắc không rõ năm. 

 

16. Thiếu tá Nguyễn Đỗ Tước Khóa 14/TVBQGVN - Tạ thế tại Làng Đá, tỉnh Yên Bái. 

 

17. Tr/Tá Võ Tín Khóa 14/TVBQGVN Tạ thế tại đồi Cây Khế - xã Việt Cường - huyện Trấn Yên - tỉnh Hoàng Liên Sơn 

 

18. Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông (Trung Đoàn Trưởng Tr/Đoàn 42, SĐ 22 BB) Khóa 16/TVBQGVN Tự sát tại tuyến Quy Nhơn. 

 

19. Ðại Tá Đặng Phương Thành (Trung đoàn Trưởng Tr/Đoàn 12/SĐ 7 BB) Khóa 16/TVBQGVN Trốn trại, bị bắt lại và bị địch đánh chết tại trại tù Hoàng Liên Sơn (BV), trước mặt nhiều người tù nhân khác 

 

20. Th/Tá Vũ Văn Kiêm (Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu Gia Ðịnh) Khóa 17/TVBQGVN Vượt ngục mất tích tại Trại Tù Bù Gia Mập Tháng 5, 1977. Tin tức do vợ là Vũ Nguyệt Ánh cung cấp. 

 

21. Tr/Tá Huỳnh Văn Lượm (Lữ Ðoàn Phó TQLC) Khóa 17/TVBQGVN Rớt vào chảo nước sôi, chết tại trại tù Xuân Lộc Z30/A, khoảng năm 1983 

 

22. Tr/Tá Võ Vàng (Liên Ðoàn Trưởng 9121 ÐPQ) Khóa 17/TVBQGVN Bị cộng sản bắn chết ở Cầu Bồng Miêu, Quảng Nam Tháng 4, 1976 rồi vu cho tội trốn trại. 

 

23. Tr/Tá Phạm Văn Nghym Khóa 18/TVBQGVN Tạ thế tại trại tù Hoàng Liên Sơn. 

 

24. Tr/Tá Trương Thanh Hưng Khóa 18/TVBQGVN Tạ thế tại mặt trận TIÊN PHƯỚC ,QUANG TÍN, ngày cuối cuộc chiến ( khoang tháng 2; 3/1975). 

 

25. Ðàm Ðình Loan Khóa 19/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù Miền Bắc. 

 

26. Nguyễn Văn Sinh Khoá 19/TVBQGVN Vượt ngục ở Bù Gia Mập rồi mất tích. 

 

27. Tr/Tá Huỳnh Như Xuân Khoá 19/TVBQGVN Tạ thế tháng 12 năm 1979 tại trại tù Tiên -Lãnh ,tỉnh Quãng Nam 

 

28. Th/Tá Trần Văn Hợp (T. Ðoàn Trưởng TÐ2 TQLC) Khoá 19/TVBQGVN Tạ thế vì ngộ độc tại Trại 5 Kiên Thành, Ngòi Lao, Yên Báy năm 1978. 

 

29. Th/tá Trần Văn Bé (Phòng 2/TK Định tường) Khoá 19/TVBQGVN Vượt ngục Suối Máu , bị tử hình năm 1976 

 

30. Th/tá Lê Trọng Tài Khoá 19/TVBQGVN Trốn trại Bù Gia Mập bị bắt và ám hại. 

 

31. Tr/Tá Nguyễn Văn Bình Khoá 19/TVBQGVN Bị VC thủ tiêu tại Tiên Lãnh. 

 

32. Tr/Tá Lý Văn Sơn (Quận Trưởng Lý Tín (Chu Lai) Quảng Tín Khoá 19/TVBQGVN Tử thương khoảng ngày 26/03/1975 tai Chu Lai 

 

33. Th/Tá Trần Khắc Am (Em ruột CSVSQ Trần Khắc Huyên K14) Khoá 19/TVBQGVN Tù CS 7 năm, vượt biên mất tích năm 1987. 

 

34. Th/Tá Nguyễn Ðức Nhị Khoá 20/TVBQGVN Tạ thế tại trại tù Tân Lập, Vĩnh Phú năm 1981. 

 

35. Nguyễn Ngọc Cang Khoá 20/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù Hoàng Liên Sơn. 

 

36. Th/Tá Huỳnh Túy Viên (Quận Trưởng Ðầm Dơi) Khóa 20/TVBQGVN Bị cộng sản tử hình bằng cách cho người móc mắt ngay tại quận lỵ Tháng 5, 1975. 

 

37. Th/Tá Tôn Thất Trân (TĐT/TĐ 327 Địa Phương Quân) Khóa 20/TVBQGVN Bị tên Thượng Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt Lê Văn Dậu, mang ra bờ rạch ở Bình Chánh hạ sát, sau ngày 30 tháng tư 1975. 

 

38. Đai Úy Nguyễn Xuân (Văn ?) Thịnh (TĐT/ĐPQ TK Biên Hòa) Khóa 20/TVBQGVN Bi tử hình tại Long Giao, vì bị bọn Cai Quản Tù bắt được lá thư có ý trốn trại gởi về gia đình. 

 

39. Trung Tá Lê văn Ngôn - Khóa 21/TVBQGVN (chết tại tù Yên Bái). 

 

40. Ðại Úy Hoàng trọng Khuê Khóa 21/TVBQGVN Bị tử hình tại Gò Cà , tỉnh Quãng Nam năm 1981

 

41. Ðại Úy Trịnh lan Phương Khóa 21/TVBQGVN Tự sát tại Phủ Tổng Thống 

42.Th/Tá Đỗ công Hào Khóa 21/TVBQGVN Tự sát tại BTL/QĐ1 

 

43. Ðại Uý Đoàn văn Xường(TĐP/TĐ38 BĐQ) Khoá 22/TVBQGVN Vượt ngục -Bị bắt lại, sau khi bị đánh đập dã man và bị cho chết khát (không được cho uống nước) trong phòng kiên giam của Trại 6/Nghệ Tỉnh. 

 

44. Ðại Úy Huỳnh Hữu Đức Khoá 22/TVBQGVN Mất Tích trên đường vượt trại cải tạo Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1979. 

 

45. Tr/Úy Võ Văn Xương TĐ6/TQLC Khóa 22/TVBQGVN (mất tích ?) 

 

46. Đại Uý Nguyễn Hữu Thức K22/TVBQGVN (cựu ĐĐT/Đại Đội D SVSQ); mất tích năm 1977 tại Kà Tum, Tây Ninh sau khi trốn trại. 

 

47.Trung uý Lương Thanh Thủy K22/TVBQGVN (cựu ĐĐT/Đại Đội C SVSQ) - Năm 1977 sau khi trốn trại bị bắt lại và bị đánh đến chết. 

 

48. Th/Uý Hoàng Văn Nghị Khoá 23/TVBQGVN Trốn trại bị CS bắt đem đi xử bắn 

 

49. Ðại Úy Nguyễn Thuận Cát (ĐĐT/TĐ39/BĐQ) Khoá 24/TVBQGVN Bị đánh đập cho đến chết tại trại: Ái Tử Bình Điền 

 

50. Tr/Úy Tôn Thất Đường Khoá 24/TVBQGVN Tạ thế ngày 25-04-1976 trong vụ nổ kho đạn, tại trại tù Long khánh 

 

51. Tr/Uý Nguyễn Ngọc Bửu (Ðại Ðội Trưởng TQLC) Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục Xuân Phước bị bắn chết tại Ấp Tây Sơn , Ðắc Lắc ngày 19-11-80. 

 

52. Đỗ Văn Điền Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục Xuân Phước bị hành quyết. 

 

53. Phạm Thế Dũng Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục bị bắt, chống cự bọn quản giáo mang cờ VNCH may quần đùi và bị Tử Hình 

 

54. Hoàng Tấn Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục bị bắt, hành quyết tại Đà Lạt. 

 

55. Đại úy Võ Văn Quảng (SD22BB) K25/TVBQGVN : Ra tù, đi vượt biên và chết trên đường Tìm Tự Do 

 

56. Trung Úy Lý Công Pẩu (AET) Khóa 26/TVBQGVN Tử hình tại Trảng Lón Tây Ninh 1975. 

 

57. Trung Úy Đặng Văn Khải Khóa 26/TVBQGVN Mất Tích trên đường vượt trại cải tạo Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1979. 

 

58. Trung Úy Lê Văn Sâm (Thủy Quân Lục Chiến) Khóa 26/TVBQGVN Trốn trại tại Phước Long 1978-79, mất tích. 

 

59. Trung Úy Trần Văn Năm (Thủy Quân Lục Chiến) Khóa 26/TVBQGVN - Trốn trại, thí mạng với địch bằng một quả lựu đạn để đồng đội chạy thoát trên đường về Dalat. 

 

60. Trung Úy Phạm Truy Phong (Pháo binh 175 Quân Khu II) Khóa26/TVBQGVN - Mất trong trai giam Tống Binh sau 1975. 

 

61. Trung Úy Nguyễn Sỹ (Bộ binh) Khóa 26/TVBQGVN - Mất tích trong trại giam sau 1975. 

 

62. Trung Uý Nguyễn văn Trường (Nhảy Dù) Khóa 26/TVBQGVN, mất tích trong trại giam sau 1975.

 

63. TRung ÚY Nguyễn NGUYÊN HOÀNG Khóa 26/TVBQGVN trốn trại CÂY CẦY A (TÂY NINH) 1977-1978 bị bắn. 

 

64. Th/Úy Bùi Thế Oanh (BĐQ) Khóa 27/TVBQGVN - Mất Tích trên đường vượt trại cải tạo Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980. 

 

65. Thiếu úy Nguyễn Tánh (BDQ) K27/TVBQGVN - Sau 30/04/1975 tham gia Phục Quốc bị mất tích. 

 

66. Thiếu úy Nguyễn Văn Hay (SD 25BB) K27/TVBQGVN - Bị mất tích sau 30/04/75. 

 

67. Thiếu úy Nguyễn Văn Chung (SD 9BB) K27/TVBQGVN - Năm 1977 sau trốn trại bị bắt lại và bị đánh đến chết. 

 

68. Th/Úy Lưu Đức Sơn Khóa 28/TVBQGVN. Ra tù tham gia phong trào Phục Quốc, bị bắt và kết án 8 năm tù, rồi vượt trại và bị cộng sản bắn chết trên đường vượt sông Đại Bình ở Bảo Lộc . 

 

69. Th/Úy Trần Hữu Sơn Khóa 28/TVBQGVN - Bị đánh cho tới chết vì hô "Ðả Ðảo cs" tại Trại Bình Ðiền Huế. 

 

70. Th/Úy Phạm văn Bê Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS (trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977). 

 

71. Th/Úy Trần Văn Danh Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 

 

72. Th/Úy Trần Hữu Được (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 

 

73. Th/Úy Nguyễn Văn Chọn Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 

 

74. Th/Úy Nguyễn Văn Sáng Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 

 

75. Th/Úy Dương Hợp (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban - Tây Ninh năm 1977. 

 

76. Th/Úy Nguyễn Gia Lê (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN Mất Tích trên đường vượt trại tù Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980. 

 

77. Th/Úy Nguyễn Trần Bảo Khóa 28/TVBQGVN - Mất Tích trên đường vượt trại tù Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980 

 

78. Th/Úy Nguyễn Quốc Việt Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt biên 1980. 

 

79. Th/Úy Trương Như Phục Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt biên 1980. 

 

80. Th/Úy Trương Tráng Nguyên Khóa 29/TVBQGVN Uống 16 viên thuốc ngủ tự vận chết tại Trại Tù Ấp Vàng, Sóc Trăng. 

 

81. Th/Úy Hà Minh Tánh Khóa 29/TVBQGVN - Bị vc bắn chết trong tù Trảng Lớn, Tây Ninh. 

 

82. Thiếu úy Nguyễn Huế K29/TVBQGVN: mất tích năm 1977 sau khi trốn trạị 

 

83. Th/Uý Trương Ðăng Hậu Cựu SVSQ//TVBQGVN - Tạ thế tại Trại Tù Hà Tây năm 1988. 

 

84. Th/Tá Phan Ngọc Lương (SÐ1/BB) Cựu SVSQ//TVBQGVN - Tổ chức phục quốc bị tử hình tại Chín Hầm, Huế năm 1979. 

 

85. Ðại/Úy Hoàng Trọng Khuê Võ Bị Quốc Gia - Bị xử bắn tại Huế năm 1975. 

 

86. Tr/Uý Nguyễn Ngọc Trụ (Giảng Viên) Văn Hóa Vụ /TVBQGVN Bị xử bắn tại Trại An Dưỡng Biên Hòa năm 1977. 

 

87. Tr/Úy Huỳnh Công Tiết (Giảng Viên) Văn Hóa Vụ /TVBQGVN Mất tích trên đường vượt trại tù CS (trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977) 

 

88. Tr/Úy Nguyễn Văn Chung HLV/TVBQGVN - Tạ thế tại Trại Tù Nghệ Tĩnh không rõ năm.

 

89. Thiếu Úy Trần Tăng Thành khóa 29 (cùng khóa với tôi) bị cs xử bắn tại Huế sau 30 tháng 4 năm 1975.

 

90. Trung tá Mai văn Em ( Tư ) khóa 13 . sau 75 trốn trong rừng được 2 năm . CS theo dõi bị bắt vượt ngục và bị bắn.

 

91. Trung úy Nguyễn Văn Hướng K24 VB , SĐ 3BB vượt traị cải tạo Cây Cầy A ,Tây Ninh cuối 1977 bị cộng sản bắt và giết chết .

 

92. Th/tá Phạm Văn Tư (Phòng 2/TK Quảng tín) Khoá 19/TVBQGVN Vuợt ngục (cùng Trẩn Văn Bé) 1976, bi bắn tại hàng rào trại Suối Máu rồi tử thương vì không được chửa trị. (Trích theo tài liệu trên mạng)


Mình chỉ nhớ về trường võ-bị chút chút vì không có dính dáng nhiều với quân đội khi xưa. Cổng vào trường được ông kiến trúc sư nào phát hoạ, rất đẹp nên kể lại đây. Bác nào có kỷ-niệm nào về trường này thì cho em biết.


Nhs



Độc giả bổ túc:


Trung ta Mai van Tu,LD 81 Biet kich Du,sau thuyên chuyên làmTiêu doan truong TD 244 DPQ Dalat nam 74 la Chanh thanh tra TK Tuyên Duc,nha sô 10 Nguyên tri Phuong dalat ,co chiec moto 125 cc do môt cô vân My tang lai (thay thê Thiêu ta Truong van Hoa,chông cô Lê thi Gioi giao viên nha duong Hoang diêu Dalat,vê huu),là môt Si quan thanh liêm,nguoi thây mà Ad rât kinh trong


Thu nhi Đào

Nếu kể ra hết tất cả những người Sĩ Quan xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia đã hy sinh thì nhiều lắm trong đó có bố TN đã hy sinh sau trận chiến Dakto - Ben-het(không biết viết có đúng không vì lúc đó TN còn quá nhỏ để biết nhiều hơn) năm 69. TN cũng được biết có vài bác cùng khóa với bố TN cũng đã hy sinh sau bố vài tháng. 

Hình ảnh mà của bố TN giữ lại hình ảnh một người sĩ quan rất uy hùng, nghiêm nghị nhưng cũng rất nhân từ đối với thuộc cấp và binh lính dưới tay. Bố là niềm hãnh diện của chị em TN.Tuy Bố mất sớm nhưng nền nếp và kỷ luật mà Bố đã chỉ dạy chị em TN đã là nền tảng cho chị em TN vượt bao khó khăn để thành nhân như hôm nay. Bố mãi mãi là niềm hãnh diện của chị em TN.


Huy Thai Ta

Rất là kỷ niệm. Anh chàng thủ khoa võ bị hy sinh ngay ngày đầu ra trận đó hình như là Lê Đức Thống nhà ở xế diện nhà mình trên đường Hai Bà Trưng là một căn nhà gỗ nhỏ không phải là dáy nhà kiến thiết đâu.


Đinh Hoàng

Nguyễn đức Phống,không phải Lê Đức Thống .