Tú tài pháp Tú tài việt

 Tú tài pháp BACCALAURÉAT 🧑‍🎓

Cứ đến hè là học sinh lớp 12 phải chuẩn bị thi Tú tài để ghi danh vào đại học. Xem như là sổ thông hành để được học lên cao còn không thì học lại hay đi học nghề. Ở Hoa Kỳ có vài trường có học trình thi baccalaureate như ở Âu châu nhưng đa số thì chỉ cần thi năm lớp 11 môn SAT hay ACT, vì trong năm lớp 12 là học sinh chuẩn bị nạp đơn cho đại học không có các kỳ thi tuyển như tại Pháp quốc hay Việt Nam xưa. Bên pháp thường các học sinh đậu xong Tú tài, theo học 2 năm các trường dự bị (écoles préparatoires) để thi vào các trường lớn như Bách Khoa, cao đẳng quốc gia hành Chánh,… còn ai không đậu thì theo học các đại học thường. Sinh viên các trường lớn thường được các gia đình có con gái o bế lắm vì ra trường là có việc làm tốt, lương bổng cao, tương lai sáng Lạng. Mình có hai cô bạn, học cao đẳng thương mại HEC, sau này gặp lại đều làm lớn trong các công ty của chính phủ. Có anh quen đậu école des mines, các gia đình có con gái bu lại như ruồi.

Tú tài pháp được gọi là baccalauréat mà người Pháp, khi xưa thường gọi là “bachot” sau này là “bac”. Đến từ cụm từ tiếng la-tinh “bacca laurea ” vương miệng Nguyệt quế, mà chúng ta hay thấy họ đội lên đầu các nhà vô địch thể thao ở thế vận hội. Khi xưa Tây mà đậu Tú tài là như người Việt mình đậu bằng primaire (tiểu học). Hồi nhỏ nghe thiên hạ kêu ông này ông nọ đậu bằng Primaire là giỏi lắm.

Theo mình hiểu thì kỳ thi Tú tài khởi đầu từ thời trung cổ. Bằng cấp đầu tiên được cấp tại đại học Paris, Universitas magistrorum et scholarium parisiensium (1215), sau này là đại học Sorbonne. XEm như 1 trong những đại học cổ nhất Âu châu. Hình như Bologna là cổ nhất. Tây thì kêu Paris, còn Ý Đại Lợi thì kêu Bologna.

Khi cách mạng 1789 thành công thì chính quyền mới hủy bỏ các đại học, được xem là nơi tập trung các thành phần con cháu vua chúa. Chỉ đến năm 1808, sau khi napoleon lên ngôi hoàng đế mới cho thành lập các trường đào tạo nhân tài cho chế độ thường được gọi trường lớn (grandes écoles). Để được nạp đơn thi tuyển để theo học các trường lớn cần phải có bằng Tú tài mà Tây gọi baccalauréat. Năm 1809, cuộc thi Tú tài đầu tiên dưới thời Napoleon được thành lập, chỉ thi vấn đáp khảo sát 5 môn học như ngữ pháp, luận văn, tiếng Latin, toán học và triết học. Chỉ có 31 người đậu năm ấy. 

Sau này các kỳ thi tú tài được cải tổ nhiều lần, thêm vào các môn học khác như khoa học và ngoại ngữ, giúp học sinh có thêm vốn liếng khi ra đời. 

Sau này được phân nhánh khác nhau của tú tài, tập trung vào các lĩnh vực như văn học (Littéraire), khoa học (Scientifique) và kinh tế xã hội (Économique et Social). Kiểu ban Ạ, ban B, ban C,…. Có nhiều người có khiếu về văn chương nhưng dốt toán nên họ phân nhánh để giúp, khai triển thêm về môn chọn lựa và có hệ số cao hơn. 

Dạo mình còn đi học và ngày nay tại pháp vẫn còn cuộc thi trung học mà họ gọi bằng brevet d’études premier cycle, thường để đo lường học vấn của học sinh sau trung học đệ nhất cấp. Mình may mắn đậu vớt BEPC, được ông cụ thưởng cho tô mì gói. Nếu học sinh không khá hay thích học chữ thì sẽ được chuyển qua học nghề tại các trường huấn nghệ. Thay vì bắt buộc học thêm 3 năm như tại Hoa Kỳ. Mất thời gian vô ích. 

Năm 1960: Một cải tổ quan trọng được thực hiện bởi Bộ trưởng Giáo dục, Edgar Faure, nhằm hiện đại hóa và phù hợp hơn với nhu cầu xã hội và kinh tế. Ông này mình hay nghe nói đến khi theo học tại pháp. 

1970: sau cuộc xuống đường cách mạng văn hóa năm 1968, khiến chính quyền de Gaulle suýt bị lung lay nên họ phải cải tổ. Các chuyên ngành mới được giới thiệu, và cấu trúc của kỳ thi trở nên phức tạp hơn với sự xuất hiện của nhiều môn học tùy chọn.

Ngoài ra có một loại Tú tài dành cho thuộc địa mà người Việt hay gọi bằng lô can (local). Các kỳ thi tại các thuộc địa tương đối dễ hơn bằng mẫu quốc vì chú trọng đào tạo các nhân viên cho hành Chánh địa phương. (Baccalauréat colonial). Dạo học thi bepc mình có làm bài tập trong mấy cuốn annales. 


Cải tổ năm 1995: Thêm vào các môn học như công nghệ và nghệ thuật, cũng như sự chú trọng nhiều hơn vào các môn học chuyên ngành. Dạo này mình đã qua Hoa Kỳ nên không còn để ý nhiều tin tức tại Pháp quốc. 

Gần đây, hệ thống tú tài lại được cải tổ bởi Bộ trưởng Giáo dục, Jean-Michel Blanquer. Cải tổ này bao gồm việc giảm số môn thi bắt buộc và giới thiệu hệ thống kiểm tra liên tục như tại Hoa Kỳ, thay thế một phần kỳ thi cuối cùng. Khi xưa học gần như tất cả các môn nên khi tốt nghiệp, tương đối ai nấy cũng biết chút ít các môn, nay thì bớt vụ này. 

Ở Cali, có năm gia đình một học sinh thưa nhà trường vì con học không đậu kỳ học vì điểm bài tập trong lớp không đủ nên cuối cùng nhà trường có cô hồn cho cô ta bằng tốt nghiệp trung học nhưng không vào đại học. 

Giáo dục và Đào tạo: Tú tài Pháp là một dấu mốc quan trọng trong hệ thống giáo dục Pháp, học sinh có nền tảng vững chắc trước khi vào đại học.

Xã hội: Bằng tú tài không chỉ là một chứng chỉ học vấn mà còn là biểu tượng của sự trưởng thành và khả năng tiếp thu kiến thức.


Hệ thống tú tài Pháp đã trải qua nhiều thay đổi và cải tổ từ khi được thiết lập vào đầu thế kỷ 19, để đáp ứng những thay đổi trong xã hội và nhu cầu của thị trường lao động tùy hoàn cảnh lịch sử. tú tài Pháp vẫn giữ vững vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo của Pháp.

người Pháp đô hộ Việt Nam nên chương trình giáo dục của họ tại Việt Nam tương tự tại các thuộc địa của họ. Chương trình cốt để đào tạo một số nhân viên phụ giúp họ trong ngành hành chánh thực dân. Hồi nhỏ mình thường nghe đến thầy thông và thầy ký là những người việt được chính quyền thực dân đào tạo làm thông ngôn và thơ ký cho họ. Họ không có chương trình khuyến khích người Việt học lên cao. Các kỳ thi của họ rất gắt gao, chỉ nhận một số lượng tùy năm cần cho nền hành chánh.  Do đó ít người đậu, còn ai đậu thì thuộc loại học sinh rất giỏi của Việt Nam. 

Mình đọc một bài viết của ông Vũ Quốc Thúc, tiến sĩ luật, tốt nghiệp tại pháp. Ông ta cho biết bạn học của ông ta rất giỏi nhưng giáo sư người Pháp, không thích nên đánh rớt. Nếu đậu thì ông Võ nguyên Giáp sẽ đi du học như ông ta và các bạn học khác. Buồn đời ông Giáp đi làm cách mạng khiến người Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ. Tương tự thấy trên mạng, thiên hạ đưa ra lá thư của ông Hồ xin Được đi học tại trường thuộc địa của pháp như ông Trần Trọng Kim nhưng đơn bị bác nên ông ta xuống thuyền đi Tây cho biết mẫu quốc ra sao, rồi thời thế đưa ông ta qua Liên Sô trên đường về Việt Nam.

Tú tài thời Việt Nam Cộng Hoà cũng rất khó vì tuyển sinh viên cho các đại học miền nam nên hàng năm chỉ lấy theo chỉ thị thêm vì nhu cầu chiến trường nên tỷ lệ đậu khá thấp. Ngoại trừ năm 1974, cuộc thi Tú tài được chấm bởi máy điện toán mà người Việt gọi là Tú từ IBM. Khởi đầu cuộc cải tổ giáo Dục theo nền giáo dục Hoa Kỳ. Đa số trong lớp ai cũng đậu ngoài trừ vài người. Cũng xem đó là kỳ thi tú tài cuối cùng của hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hoà. Sau đó thì đứt phim. 

Theo mình thì bằng trung học rất quan trọng để xem học sinh có khả năng học lên cao hay nên đổi hướng đi học nghề để khỏi mất thời gian Lê lết thêm 3 năm tại trung học. Vấn nạn ngày nay là học học học nhưng rồi không có việc cũng bù trớt. Học ra trường kiếm không được việc làm, nợ tiền mượn học đại học. Khác với thời xưa, tốt nghiệp đại học là có việc đến mãn đời.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Giấc mơ hưởng già tại Hoa Kỳ


Sau đệ nhị thế chiến, có một hiện tượng xẩy ra tại Hoa Kỳ, là sinh sản gia tăng vô tiền khoáng hậu. Người ta lý giải là lính từ mặt trận trở về, lập gia đình mau chóng nên sinh sản nhiều. Có đến 73 triệu người Mỹ được sinh ra trong vòng 18 năm, từ năm 1946 đến năm 1964, xem như một thế hệ và họ đặt tên cho thế hệ này là baby boomers. Việt Nam cũng lâm vào tình trạng này, sau 75, dân số gia tăng rất nhiều. Từ 36 triệu cả hai miền lên đến gần 100 triệu ngày nay. May là họ ra quy luật trai hay gái chỉ hai mà thôi. Cứ tưởng tượng sinh con như trước 75, 6-10 người mỗi gia đình là chết. Đến năm 2030, xem như 5.5 năm nữa tất cả thế hệ baby boomers này đều đạt trên 65 tuổi. Tuổi được hưởng quy chế an sinh xã hội và rút tiền từ quỹ hưu trí. Họ sẽ về hưu để hưởng những tháng năm hạnh phúc của hoàng hôn đời người. 


Thế hệ baby boomers được xem là thế hệ thành công nhất của Hoa Kỳ hơn các thế hệ đi trước. Họ là hình ảnh của giấc mơ Hoa Kỳ mà thế kỷ 20 được thế giới mong ước. 67% người Mỹ sở hữu nhà và gần như ai cũng có xe cộ. Một công nhân đi làm, sở hữu một căn nhà và một chiếc xe hơi. Các công nhân ở pháp chỉ đi làm bằng xe buýt hay métro ở chung cư gọi là HLM (habitations à loyer modéré), không mong ước ngày nào đó được sở hữu một căn nhà dù là nhà Phoenix. Dạo mình ở bên Tây, các gia đình lao động mình quen đều mướn chung cư ở, cả năm chỉ lo tính đi nghỉ hè ở đâu trong khi ở Hoa Kỳ thì thiên hạ ít đi nghỉ hè hay ngắn hạn, toàn là để tiền mua nhà, mua xe.

Vấn đề là khi hưu trí thì chỉ có một thiểu số có đủ tiền trong trường mục ngân hàng và vốn sở hữu nhà đất của họ, giá trị ròng của họ gia tăng trong khi đa số sẽ phải đối diện với một tương lai vô định về tài chính.


Nếu chúng ta chỉ trông mong vào tiền an sinh xã hội không thôi, không có tiền hưu trí của các quỹ khác thì sẽ được xem là người nghèo tại Hoa Kỳ. Xem hình dưới



https://www.travelandleisure.com/spain-best-international-retirement-country-for-americans-8661573


Đọc tài liệu thì cho biết có 3 điểm chính về tài chính mà đa số baby boomers cần để ý khi lớn tuổi. 


1. Tiền tiết kiệm cho hưu trí không đủ

Baby boomers sinh từ năm 1946 đến 1964, năm nay 2024 đã vào tuổi 60 đến 78 tuổi. Trên nguyên tắc họ phải có một số tiền lớn để trang trải chi phí những ngày hưu trí của họ. Một số đã hưu trí và một số sắp sửa về hưu. Thật ra họ là thế hệ đầu tiên tại Hoa Kỳ gặp phải trường hợp này mà chính phủ không dự đoán được. Khi mình sang Hoa Kỳ, họ hay nói là cần có trong quỹ hưu trí 1 triệu đô La nhưng ngày nay với lạm phát họ kêu cần ít nhất 2 triệu nếu nhà đã trả xong nợ. Chán Mớ Đời. Đào đâu ra 2 triệu.

Vào đầu thế kỷ 20, người Mỹ qua đời trung bình ở tuổi 61.5 và luật hưu trí là vào năm 65 tuổi nên trước đây, thường người Mỹ chết 3.5 năm trước khi về hưu, nhận được tấm chi phiếu hưu trí đầu tiên. Thế kỷ 21, y khoa tân tiến đã giúp người Mỹ sống lâu hơn trung bình trên 20 năm. Do đó đưa đến vấn nạn tiền hưu trí cho 20 năm sau khi ngưng làm việc, nhất là chi phí cho bệnh tật vì càng lớn tuổi càng nhiều bệnh. Đó là ác mộng khi về hưu nếu mình bị bệnh hoạn, không có tiền hưu trí nhiều.

Theo công ty Vanguard thì trung bình số tiền trong các chương trình hưu trí như (401(k), 403(b) của lứa tuổi từ 55 đến 64, trước khi về hưu vào năm 2022 là $207,874. Cho những người lớn tuổi hơn 65 thì khá hơn một tị $232,710, độ $25,000 hơn. Nhưng nếu tính trung bình người Mỹ thì chỉ có $71,168 cho lứa tuổi 55 đến 65 và $70,620 cho người Mỹ từ độ tuổi 65 trở lên. Lý do là có nhiều người Mỹ có tiền hưu trí rất cao nên khi cộng chung chia cho tổng thể thì khác. Điển hình Roth-Ira của ông Mitch Romney lên đến mấy chục triệu đô La. Ông này buồn đời ra tranh cử tổng thống, nên báo chí khui ra Roth Ira của ông ta, được phép bỏ vào mỗi năm khi xưa có $2,000 mà ông t nhồi lên đến 25 triệu, theo cách mua option các công ty sắp phá sản rồi bán lại cho thiên hạ nên lời, khiến sở thuế đang duyệt xét các tưởng mục này.

Cứ dùng số cao nhất như một trương mục có $232,710 như kể trên thì sẽ cho phép mỗi năm được tiêu dùng là $9,308.40 ($775.70/ tháng) vì khi về hưu và sống thêm 20 năm. Đó là họ dựa theo bỏ tiền với tiền lời 4% và lạm phát. Còn nếu không có lời thì càng ít hơn.

Mình nhớ khi đi làm thầu khoán. Lâu lâu có người Việt đến nhà nhờ mình làm cái hợp đồng xây sửa nhà của họ để họ lấy tiền từ quỹ hưu trí ra nhưng không dùng để xây nhà mà tiêu xài. Chắc đánh bài. 

Nếu cộng thêm tiền an sinh xã hội trung bình của người Mỹ là $1,907/ tháng hay $22,884/ năm thì trung bình về hưu có $32,000 ($2,666.67/ tháng) để tiêu dùng hàng năm. Không đủ để trang trải các chi phí cho cuộc sống sung túc khi về già, thậm chí khó mà trả các chi phí thông thường. Lên mạng nay cứ thấy họ quảng cáo về hưu ở các xứ khác rẻ hơn. 


2. Các thay đổi của an sinh xã hội

Các thay đổi từ khi thành lập hệ thống an sinh xã hội đã khiến cho người Mỹ hưu trí gặp thêm nhiều khó khăn về tài chính. Cho những người sinh trước năm 1960 thì có thể lãnh tiền toàn an sinh xã hội vào năm 65 tuổi. Ai sinh sau năm 1960 thì phải đợi đến năm 67 tuổi mới được lãnh toàn phần.  Mình lấy trước 65 tuổi nên chỉ được 70% số tiền nếu đợi đến 65 tuổi. Lý do là về hưu trước đồng chí gái “chồng nuôi vợ như biển hồ lai láng, vợ nuôi chồng chửi từ sáng đến chiều.”


Có nghĩa là chúng ta phải đợi lâu hơn để lãnh tiền của mình hay lãnh sớm ít hơn như mình có 70%.

Cái mất dạy là trước năm 1984, tiền lãnh an sinh xã hội không bị chính phủ liên bang đánh thuế. Ngày nay thì tiền an sinh xã hội bị đánh thuế (50% tiền an sinh xã hội cộng các lợi tức khác như quỹ hưu trí rút ra) quá $25,000/ năm cho cá nhân và $32,000 cho vợ chồng khai chung. Ông Reagan ký sắc luật này và nhất là các người nhận pension, không được lãnh an sinh xã hội như ông Larry làm cho chính phủ, chỉ được lãnh pension, còn an sinh xã hội thì không nên ông ta chửi quá cở thợ mộc vì mất $2,500/ tháng.

Lúc đầu chỉ có 10% người Mỹ bị đánh thuế nhưng dần dần ngày nay là 50% người Mỹ bị đánh thuế theo trang nhà của senior citizens league. Có thể trong tương lai, hết tiền họ đánh thuế 100%. Một nghiên cứu của social security administration vào năm 2015, cho rằng người Mỹ về hưu, mất tiền họ cần vì chính phủ đánh thuế lợi tức. Chán Mớ Đời 

Họ cho biết là vào năm 2035 nghĩa là 10 năm nữa thì người Mỹ về hưu chỉ nhận được 80% số tiền có thể nhận. Do đó chính phủ kêu mấy tên cố vấn tài Chánh rêu rao là đợi thêm vài năm nữa thì lãnh được nhiều tiền, 80% số tiền mình được phép nhận, còn lấy sớm chắc 50%. Quốc hội thì không đại biểu nào dám đụng tới vụ này vì sẽ thất cử khi nói rõ. Mấy vụ này đâu ai biết hay để ý đến khi mình về hưu mới quan tâm đến thì trễ rồi. Có lẻ chúng ta nên theo dõi vụ này và yêu cầu các đại biểu của địa hạt mình thông các đạo luật có lợi cho người hưu trí thay vì chửi nhau vì ủng hộ ông Biden hay Trump. Ông nào lên cũng vậy, chả khác gì cả, giúp bọn nhà giàu tỷ Phú kiếm thêm tiền. Dạo này họ khui ra ông toà tối cao pháp viện, đi chơi hay săn bắn đều được tỷ Phú bao trọn gói.


3. Nợ chồng chất.

Vấn nạn là baby boomers vẫn tiếp tục mắc nợ khi về hưu khiến làm cạn nguồn tài chính của họ nhận được khi về hưu đã kém cỏi. Bao nhiêu người về hưu đã trả hết nợ nhà nợ xe, hình ảnh của giấc mơ Hoa Kỳ. Trung bình người Mỹ đổi nhà theo chu kỳ 7 năm, nên lại tiếp tục mượn nợ nên khi về hưu, chưa trả hết tiền nợ ngân hàng để mua nhà. Ngoài ra xe cộ phải thay vì cũ nên lại phải mua xe mới với cái nợ thêm 5 năm. Chúng ta nợ nhiều hơn các thế hệ trước. Lý do là thế hệ bố mẹ, muốn mua cái gì đó thì tiết kiệm còn thế hệ chúng ta có ngân hàng cho vay hay thẻ tín dụng cứ xài hôm nay đi làm trả tối thiểu và nợ chồng chất không biết đường nào ra. Đó là chưa kể đến các thuế nhà đất gia tăng hàng năm, thuế xe lưu hành này nọ.

Mình rất ngạc nhiên khi thấy Nhật Bản có tỷ lệ nợ với GDP nhiều nhất thế giới. Hóa ra vì dân số của họ bị lão hoá nên phải in tiền để trang trải các chi phí cho người già.

Năm 1980, độ 38% người Mỹ trên 65 tuổi có chút nợ nần. Năm 2012 thì lên đến 64.8%. Ai buồn đời như mình xem cái link. 

Center for Retirement Research.

Theo nghiên cứu của National Council on Aging thì năm 2020, có 4 triệu người Mỹ trên 65 tuổi có những khoản nợ về y phí chưa trả. Nay nghe nói có ai muốn ra đạo luật cấm bỏ nợ y phí vào credit report để giúp chúng ta có thể mượn tiền thêm. Không giải quyết gì cả ngoài trừ xù nợ y phí, sẽ khiến bảo hiểm gia tăng rồi khi mình chết thì các y phí sẽ theo lãi lên cao ngất. Cho thấy ở Hoa Kỳ, chỉ có 2 loại người Mỹ sướng là nghèo vô sản thì được chính phủ lo cho hết, và 2 là người giàu có thì không bận tâm, còn thịt 3 chỉ, nửa mỡ nữa nạt như mình là mệt.

Nợ sẽ khiến cuộc sống khó khăn hơn, chúng ta sẽ đối diện với những quyết định như sửa chửa nhà cửa, xe cộ, bớt uống thuốc hay ăn uống ít lại này nọ. 

Baby boomers đang đối diện các vấn đề này, cần thay đổi để bảo đảm và giữ cuộc sống hưu trí tốt đẹp hơn. Bán nhà, dọn đến nơi nào rẻ hơn và lựa chọn chương trình Medicare nào vừa túi tiền của mình. Cần nhất là không bị đau ốm. Chịu khó tập thể dục. Đông Phương Hội có mở lớp hướng dẫn dưỡng sinh miễn phí nhưng chả thấy ai đến tập ngoại trừ những người tập lâu năm. 

Ai còn khỏe thì chịu khó cày thêm và để dành tiền sẽ nhận được an sinh xã hội nhiều hơn (80% số tiền mình có thể nhận được) và (401k) khá hơn còn không thì buông bỏ hết. Trên thực tế thì người Việt tỵ nạn tương đối ai cũng để dành tiền cho những ngày hưu trí chỉ có thế hệ con cháu của mình là hơi mệt. Khó có thể mua nhà, nợ học đại học chồng chất. Vật giá leo thang nên không biết bao giờ có tiền để mua nhà. Cũng có nhiều người hy sinh đời bố củng cố đời con, lấy tiền trong quỹ hưu trí để trả tiền con ăn học đại học. Chưa chắc sau này, chúng sẽ có khả năng nuôi mình khi về già. Đó là vấn nạn hay ác mộng hưu trí tại Hoa Kỳ ngày nay.


Qua thái Lan hay phi luật Tân ở thì tương đối sẽ có cuộc sống khả quan hơn. Đi mấy xứ này thấy mấy ông Mỹ già có vợ hay Bồ chi đó còn rất trẻ. Mướn căn hộ ở rồi đưa cho cô Bồ một ít tiền lo chăm sóc hàng tháng. Xong om


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Rút tiền hưu trí và thuế

 Rút tiền hưu trí ?

Khi về hưu, chúng ta có cái thú là có thể kiểm soát được thời gian mỗi ngày. Như xem phim bộ mỗi ngày không lo ngại bị chủ đuổi. Hay ngủ dậy trễ không bị vợ la. 

Hưu trí cũng cho chúng ta thời gian xem xét về tài chánh hơn. Khi còn đi làm chúng ta bị giới hạn về 2 lần được trả lương trong tháng và số tiền lương khiến chúng ta khó hạ giảm số tiền phải đóng thuế. Điển hình anh làm $120,000/ năm xem như là $10,000/ tháng. Anh chịu khó làm tăng ca không lương, bỏ vợ con ở nhà để làm cho xong dự án kịp thời hạn. Cuối năm chủ thưởng $8,000 cho cả năm. Tháng đó anh được $10,000 lương căn bản cộng thêm $8,000 xem như $18,000 (18,000x12 tháng = $206,000) nên họ đánh thuế lương tháng đó dựa trên $206,000 rồi cuối năm anh khai thuế lấy lại. Chán Mớ Đời 

Về hưu thì chúng ta có thể kiểm soát chi tiêu , số tiền nhận được ssa và quỹ hưu trí để có thể giảm thiểu số tiền đóng thuế. Tuỳ theo số tiền mình rút ra từ quỹ hưu trí như 401(k) hay các quỹ hưu trí khác có thể khiến chúng ta đóng thuế cao hay ít trong tương lai. 


Thông thường người Mỹ rút tiền từ các trương mục bị đánh thuế mỗi năm nếu nhận dividend như đầu tư cổ phiếu sau đến các trương mục 

traditional IRAs rồi đến tax-deferred accounts, cuối cùng Roth IRÍA, Roth 401(k)s. Lý do là chúng ta để các trương mục có lợi về thuế có thêm thời gian để gia tăng thêm. Tiền trong các trương mục taxdeferred được hoản đến khi nào chúng ta rút ra, còn tiền trong các trương mục Roth thì khi rút ra không bị đánh thuế nếu chúng ta trên 59½ và có trương mục trên 5 năm. 

Gần đây, các chuyên gia tài chánh hay đặt lại câu hỏi là có nên tiếp tục để dành tiền hưu trí cho mai sau vì chúng ta có thể bị đánh thuế cao hơn sau này. Lý do là các trương mục sẽ tiếp tục gia tăng khi thị trường chứng khoán gia tăng như điên vì chính phủ in tiền và khi đến 73 tuổi, chúng ta phải rút tiền ra nếu không sẽ bị phạt thêm bị đánh thuế như lợi tức như khi đi làm. Chính phủ cho chúng ta để dành nhưng vẫn muốn đánh thuế nên bắt buộc phải lấy ra nếu không sẽ bị phạt 10% trên số tiền bắt buộc phải rút. Chán Mớ Đời 

Ngoài ra nếu mình qua đời thì tiền trong quỹ hưu trí của mình để lại cho con cháu thì sao. Chắc chắn là chính phủ phải xin một phần. 


Qua 2019 SECURE Act, các người con cháu thừa hưởng có tên trong di chúc được traditional IRA của bác nào chết sau ngày 1/1/2020, bắt buộc phải rút ra hết trong vòng 10 năm. Để chính phủ đánh thuế. 

Do đó bác nào không muốn con cháu phải bắt buộc xài hết tiền còn lại thì nên chết năm nay vì sẽ không dính vào luật này. Chán Mớ Đời (còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Lý do Hoa Kỳ không sử dụng hệ thống đo đạc thập phân


Mình đi làm ở Ý Đại Lợi, Thụy Sĩ, Đức quốc và anh quốc thì không gặp vấn đề khi vẽ vì các xứ này sử dụng hệ thống như tại Việt Nam. Chỉ khi bò sang Mỹ đi làm thì gặp phải hệ thống đo đạc “imperial measurements “ do hậu quả nền cai trị của Anh quốc. Ở Anh quốc, lúc mình sang làm việc thì họ cũng mới bắt đầu sử dụng hệ thống này. Lý do là các kỹ nghệ gia cho rằng hệ thống đo đạc cũ của Anh quốc sẽ làm cản trở sự xuất cảng của Anh quốc khắp thế giới vì đa số dùng hệ thống đo đạc metric. 

Khi mới sang Hoa Kỳ nghe nói Hoa Kỳ sắp thay đổi hệ thống đo đạc để có thể xuất cảng khắp thế giới nhưng sống gần 40 năm vẫn thấy đo đạc như xưa. Có các xứ khác sản xuất để bán cho người Mỹ nên họ chả cần thay đổi gì thay đổi rất tốn tiền. Nội tiền thay các bản chỉ đường là phải đóng thuế mệt thở để thay đổi. Cửa nhà hư mà mua tấm mới để thay là mệt. Cứ như thay hệ thống điện nước trong nhà là khùng. Lúc đầu cũng phải học feet, pounds và miles từ từ quên đo đạc bằng mét, kí lô và kí lô mét. 

Buồn đời mình tìm tài liệu đọc thì thất kinh. Lý do là Hoa Kỳ có thể sử dụng hệ thống thập phân từ năm 1866. Chính phủ liên bang gọi hệ thống thập phân , thường được gọi là SI (International System of Units) và muốn sử dụng hệ thống để buôn bán dễ dàng. Vấn đề là chính phủ không ép buộc các công ty kỹ nghệ nên cứ lừ đừ như người say rượu từ bấy lâu nay.

Ai ra quảng trường Trafalgar, luân đôn, nơi có tượng ông tướng Wellington đã đánh bại Napoleon, sẽ thấy bản chỉ dẫn một chân bộ Anh quốc ra sao.

Hệ thống Imperial, còn gọi là hệ thống đo lường Anh, có nguồn gốc từ hệ thống đo lường được sử dụng ở Anh trước khi Đế quốc Anh thành lập. Các hệ thống đo lường cổ ở Anh đã tồn tại từ thời La Mã, và sau đó được điều chỉnh qua nhiều thế kỷ bởi các triều đại và các quy định khác nhau.

 Khi xưa học Hội Việt Mỹ, trong cuốn Lê Bá Kông II, có bài nói về Hiến pháp Magna Carta (1215): Văn bản lịch sử này đã yêu cầu có các tiêu chuẩn chung cho cân nặng và đo lường trên khắp vương quốc.

Đạo luật về cân đo đo lường (Weights and Measures Act) 1824: Đạo luật này đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống Imperial chính thức. Đạo luật đã thiết lập các đơn vị đo lường chuẩn cho khối lượng, chiều dài, và dung tích, nhằm bảo đảm sự đồng nhất trên toàn Đế quốc Anh.

Đạo luật về cân đo đo lường (Weights and Measures Act) 1878: Đạo luật này tiếp tục điều chỉnh và chuẩn hóa thêm các đơn vị đo lường Imperial, làm cho hệ thống này trở nên cụ thể và thống nhất hơn.

Hệ thống thập phân được thành lập từ cuộc cách mạng Pháp quốc. Trong thời quân chủ chuyên chế, xứ pháp nghe nói có đến đủ loại cách tính ngày giờ, khoảng cách, cân nặng, họ tính đến cả 250,000 đơn vị. Sau cuộc cách mạng, các nhà cách mạng xem đây là cơ hội để thay đổi, thành lập một hệ thống quốc tế để khắp nơi có thể sử dụng và họ đề nghị các nhà hàng lâm khoa học, thiết lập một hệ thống cho mọi người để tiện việc giáo dục, buôn bán và khảo sát trong khoa học.

Các nhà hàng lâm của viện hàng lâm Pháp đề nghị sử dụng khoảng cách đo từ Bắc Cực đến Equator dựa trên đơn vị thập phân, lít cũng như cubic để tính lượng khối… cũng như điện lực và từ trường. Kiểu thời gian, múi giờ được đo và lấy làm chuẩn tại Greenwich, Anh quốc.

Hệ thống mới được chính phủ Pháp phê chuẩn nhưng người dân rất chậm để theo và thay đổi. Năm 1866, ý tưởng sử dụng hệ thống SI này được ban hành luật tại Hoa Kỳ, cho phép hệ thống thập phân được sử dụng trong ngành thương mại. Đến năm 1875 thì có hiệp ước quốc tế về hệ thống mét được ký bởi các nước lớn trên thế giới như Nga, Đức quốc, và Pháp quốc. Nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa áp dụng hệ thống này dù đã ký kết .

Khi mình làm việc tại Anh quốc thì họ đã sử dụng hệ thống mét nhưng không hiểu sao Hoa Kỳ vẫn cà khịa. Các nhà kỹ nghệ cho rằng áp dụng hệ thống thập Phân  rất khó, nhất là tốn tiền. Quan trọng nhất là chính phủ ban hành luật có thể vi hiến tại các tiểu bang.

Hệ thống Imperial (hay còn gọi là hệ thống đo lường Anh) vẫn được sử dụng ở một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ, vì một số lý do lịch sử và văn hóa. Hệ thống Imperial đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ và trở thành một phần của truyền thống văn hóa ở các quốc gia như Hoa Kỳ. Sự thay đổi sang hệ thống thập phân (metric) sẽ đòi hỏi sự điều chỉnh lớn và nhiều người có thể không muốn từ bỏ những gì họ đã quen thuộc. Ở trường đa số học sinh đều sợ toán học.

Học truyện Kiều thì nghe tả Từ Hải to lớn mà mình không hình dung được qua hệ thống thập phân. Vai năm thước rộng, lưng mười thước cao. Ông Nguyễn Du mua được cuốn sách Đoạn Trường Tân Thành của thời nhà Minh nên có thể ăn phải đặc sản Quảng trị nên nổ cho vui. Lớn lên một tí đọc truyện Kim Dung hay Tam Quốc Chí lại ngọng vì họ nói đến hệ thống tính toán người Tàu mà mình không đổi sang hệ thống thập phân, học ở trường nên Chán Mớ Đời.

Việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống đo lường của một quốc gia từ Imperial sang metric đòi hỏi một chi phí lớn. Từ việc thay đổi biển báo giao thông, tài liệu kỹ thuật, sách giáo khoa đến các thiết bị đo lường công nghiệp, tất cả đều cần phải thay đổi, và điều này có thể rất tốn kém. Vấn đề là các công ty lớn có thể có tiền bạc và nhân lực để chuyển đổi trong khi các công ty nhỏ sẽ gặp khó khăn khi thay đổi hệ thống đo đạc. Ngoài ra nền giáo dục càn phải sửa đổi lại để dạy các thế hệ mai sau hệ thống mét và hệ thống Anh quốc. Mình nhớ khi sang Anh quốc thì mấy ông đồng nghiệp tuy vẽ theo hệ thống mét nhưng họ vẫn cứ nói chuyện theo hệ thống Anh quốc như half pint khi đi uống bia hay cân nặng Pounds,… dài bao nhiêu inch, mấy yard khiến mình hay bị ngọng vì không hiểu. Chỉ có khi sang Hoa Kỳ thì mới học thuộc và biết cách chia và nhân (tính nhẩm).

Người dân đã được giáo dục và đào tạo theo hệ thống Imperial trong nhiều thế hệ. Sự thay đổi hệ thống đo lường sẽ đòi hỏi việc điều chỉnh lại hệ thống giáo dục và đào tạo. Học sinh Mỹ rất dốt toán mà nay bắt chúng học hệ thống thập phân thì chúng lại ngọng hơn. Nay đi thi toán toàn thế giới, đội tuyển Hoa Kỳ toàn là gốc người Tàu.

Nhiều ngành công nghiệp và thương mại đã thiết lập và vận hành dựa trên hệ thống Imperial. Việc chuyển đổi có thể gây ra sự gián đoạn trong sản xuất và kinh doanh. Cứ tưởng tượng máy móc bằng hệ thống Anh quốc nay đổi qua thập phân là ngọng. Tốn tiền mua cái mới nhất là cửa.

Thói quen và sự quen thuộc với hệ thống hiện tại cũng đóng một vai trò quan trọng. Nhiều người có thể cảm thấy không thoải mái hoặc gặp khó khăn khi phải học và sử dụng một hệ thống mới. Mình đây, mất 30 năm học và sử Dụng hệ thống thập phân rồi khi sang Hoa Kỳ học hệ thống Anh quốc, nay bắt đổi lại là ngọng. Thật ra thì cũng dễ vì đã học và sử dụng rồi nên khi đi chơi ở các xứ sử dụng hệ thống mét mình vẫn tính toán được.

Dù vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã chuyển sang hệ thống metric vì dễ dàng sử dụng của nó. Hệ thống metric dựa trên hệ thập phân, dễ hiểu và dễ sử dụng hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Tuy nhiên, ở những nơi mà hệ thống Imperial vẫn được sử dụng, các lý do nêu trên khiến chuyển đổi trở nên chậm chạp và khó khăn.

Hệ thống Imperial được sử dụng rộng rãi trong Đế quốc Anh và các thuộc địa, bao gồm cả Hoa Kỳ, Canada, Úc, và Ấn Độ vào thế kỷ 19 và 20. Ngày nay mấy xứ này sử dụng hệ thập phân ngoại trừ Hoa Kỳ  

Dù Hoa Kỳ chính thức tách khỏi Anh sau Chiến tranh Độc lập, hệ thống đo lường mà họ sử dụng vẫn dựa trên các đơn vị Imperial, dù có một số khác biệt nhỏ. Có lẻ vì vẫn tiếp tục sử dụng bộ hình luật của Anh quốc  

Thế kỷ 20: Hầu hết các quốc gia từng là thuộc địa của Anh đã chuyển sang sử dụng hệ thống metric để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn giữ hệ thống Imperial  

Bắt đầu từ năm 1965, Anh Quốc bắt đầu chuyển đổi sang hệ thống metric, và đến nay hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật và khoa học đã hoàn toàn chuyển đổi, dù trong đời sống hàng ngày nhiều người vẫn sử dụng các đơn vị Imperial như dặm, inch, và pound. Nhất là tiền tệ của họ vì họ dùng Sterling Pound nên lúc đầu không hiểu rõ. Họ nói nặng một Pound (lbs) trong khi đưa cho mình tờ giấy tiền sterling. Chán Mớ Đời 

Hoa Kỳ ngày nay: Vẫn sử dụng hệ thống Imperial trong cuộc sống hàng ngày, như đo lường chiều dài (inch, foot), khối lượng (pound), và dung tích (gallon).

Đo lường qua hệ thống Anh quốc thì mình quen sử dụng và có thể hình dung ra sao so với hệ thống mét. Chỉ có vấn đề là dung lượng thì mình hơi bị ngọng vì ounce, gallon… Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Có người còm nên mình tải về đây 

Nếu Mỹ đổi qua dùng hệ thống thập phân thì sẽ có một vấn đề về cơ khí. Nếu ai có mua những máy móc từ các nước khác thì biết họ xài mấy con ốc và nút đo bằng mm hay cm. Thí dụ như 8 ly,7 phân, 2 tấc  vv. Nhờ vậy tìm kiếm các con ốc, long đền hay nút vặn rất dế dàng. Ngược lại mấy cha nội Mỹ vì một inch là đơn vị nhỏ nhất mà cũng còn rất lớn (khoảng 3 phân (cm)) nên mấy chả chia ra làm phân số. Ở Mỹ đến giờ này mấy chục năm rồi mà tôi vẫn chưa mua được con ốc hay lông đền chính xác vì ai mà nhớ 1/32, 5/4, 1/8 vv. của mấy con ốc đó. Lại còn có một bộ khóa tùm lum tùm la bằng phân số,  thay vì 8 mm hay 6 mm hay 6.5mm vv. Lại còn vấn đề nhiệt độ và đo lường, vv. Bởi vậy nên tôi tẩy chay hệ thống của Anh và xài thập phân trên điện thoại vv. Đo cửa sổ để mua màn che thì phải tính từ bộ ra inch hoặc ngược lại vì 1 bộ có 12 inch. Còn ăn uống thì mỗi lần nghe nói ounce tôi phải hình dung ra cái ly lớn nhỏ mới đoán được. Còn chiều cao thì mỗi lần Mỹ hỏi anh cao bao nhiêu, tôi nó 1 thước 65 thì nó không hiểu nên phải nhớ là 5 bộ 4 inch. Còn cân nặng thì 70 kí lô, phải đổi ra 160 pounds, vv. Về sau này nghe mấy anh Mỹ nói ám chỉ cái gì làm hết trọi thì họ nói "all nine yards" mới đầu không hiểu nhưng sau này mới khám phá ra túc cầu Mỹ (không được chơi bằng chán) cầm banh bầu dục chạy đến đích khoảng gần 9 thước. Mà đến giờ này tôi cũng không hiểu trò chơi này khéo léo ở chỗ nào. Còn coi đá banh thì mê hơn, dạo này có giải vô địch Âu Châu nên càng thích.

Chỉ có mỗi một thứ của Mỹ mà tôi thích là đồng đô la xanh của họ thôi. Triệu triệu phú đô la là mục đích của sự nghiệp tôi. Hóa ra Mỹ cũng có thứ đo lường mà tôi chấp nhận và ham muốn haha

Tại sao cấm

 Tại sao Hoa Kỳ lại cấm 



Sau Đệ Nhị Thế Chiến, nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ và các nước thuộc khối tự do, đã phải đối mặt với những thách thức lớn hậu chiến về tái thiết kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh này, chính sách và quan điểm về phá thai đã trải qua những thay đổi quan trọng nhất là tại các quốc gia theo thiên chúa giáo.


Yếu tố quan trọng nhất đã thay đổi đạo Đức Tây phương là phụ nữ được xem là đơn vị lao động kinh tế, đóng góp vào sự tái phát triển của quốc gia. Lý do là khi xưa, phụ nữ được xem là ở nhà, sinh con đẻ cái, phục vụ chồng đi làm ngoài xã hội. Trong thời gian chiến tranh, đàn ông bị đưa ra mặt trận, nên các chính phủ phải tuyển dụng phụ nữ trong nhà máy sản xuất tất cả cho tiền tuyến.

Sau thế chiến, các chính phủ cũng như phụ nữ đã quen ra ngoài đi làm việc nên được khuyến khích tham gia ngoài xã hội làm việc. Một mặt các chính phủ muốn giới hạn sinh sản vì sẽ khiến phụ nữ ở nhà, mất năng suất lao động nên có các chương trình khuyến khích ngừa thai. 

Hồi nhỏ mình thấy mấy bà hàng xóm hay đến nhà nói chuyện với mẹ mình về phương pháp Ogino, đặt vòng xoắn chi đó. Mình hay hóng chuyện người lớn nên thắc mắc hỏi nên bị ăn tát khá nhiều. Sau này mới hiểu mấy bà trong xóm ít con đều được theo chương trình giới hạn sinh đẻ. Ông Ogino này sinh ra thuộc gia đình Nakamura nhưng được gia đình Ogino nhận nuôi. Ông ta kêu phương pháp ngừa thai của ông không chính xác lắm.

Các chính phủ Tây phương cũng như khối Liên Xô khuyến khích ngừa thai và cho phép phá thai vì tất cả cho sự nghiệp sản xuất và thế giới đại đồng. Cả hai khối chạy đua để xem ý thức hệ nào hay hơn trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh.

Hậu quả là ngày nay, thế giới có trên 7 tỷ người nhưng dân số bị lão hoá. Cứ tưởng tượng nếu họ không cho phép phá thai, hay uống thuốc ngừa thai thì dân số thế giới còn gia tăng khủng khiếp. Nhất là chúng ta không có thể có một cuộc sống đầy đủ sung túc hơn thế hệ cha mẹ, ông bà của chúng ta. Theo tiêu chuẩn của dân số học thì mỗi cặp vợ chồng cần sinh ít nhất 2.1 con cái để thay thế mình. Mà nay ở Âu châu chỉ có 1.1 thậm chí 0.8 như ở Đức quốc và Ý Đại Lợi. Bên Trung Cộng với chỉ tiêu trai hay gái chỉ 1 con thì còn ít hơn.

Bà cụ mình sinh ra 4 con trai và 7 cô con gái. Nội mua băng vệ sinh cho 7 cô con gái là đủ nghèo. Mình có kể vụ dân số bị lão hoá sẽ gây vấn nạn trong tương lai vì người trẻ ít, phải đóng thuế nuôi mấy ông bà già sống lâu.

Hôm nay, đọc báo thấy các nhóm chống phá thai đã thành công vì tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã phê chuẩn sự cấm phá thai tại Hoa Kỳ.

Tại sao ngày nay, Hoa Kỳ lại cấm phá thai lại? Các biểu ngữ kêu gào bởi các phụ nữ “cơ thể của tôi thuộc về tôi, tôi có quyền làm gì thì làm”,…

Theo mình hiểu, khi xưa, các chính trị gia muốn người Mỹ ít sinh con đẻ cái vì tốn tiền, họ cần phụ nữ làm việc để buôn bán các sản phẩm thị trường, đẩy mạnh xã hội tiêu thụ. Càng mua sắm sẽ giúp kinh tế phát triển chớ trước đệ nhị thế chiến, phụ nữ ở nhà giữ tiền, lo mua sắm chi tiêu, đâu có vụ mua sắm áo quần thời trang như ngày nay.

Cái hay của chủ nghĩa tư bản là khiến thiên hạ mua sắm, làm giàu cho họ, cứ khuyến khích phụ nữ đi làm vì khi họ có tiền là tiêu xài, kêu tiền tui làm ra nên tui có quyền mua sắm, tiêu xài. Dần dần nợ chồng chất, vợ chồng cãi nhau và ly dị. 50% ly dị tại Hoa Kỳ là vì tài chánh.


Buồn đời mình tìm tài liệu để đọc thì thất kinh. Xin tóm tắc như sau:


Giai đoạn 1945-1965: được gọi là giai đoạn của thế hệ babyboomers vì sau chiến tranh, Hoa Kỳ bổng gặp một hiện tượng là người Mỹ đẻ nhiều nên họ gọi thế hệ babyboomers. Dạo ấy người Mỹ chết trung bình ở tuổi 61.5 mà ngày nay với sự phát triển tiến bộ của khoa học giúp người Mỹ sống trung bình đến 82 tuổi. Nghĩa là thêm 20 năm, 1 thế hệ khiến các nhà lãnh đạo nhức đầu vì không biết lấy tiền đâu để nuôi họ nhất là y tế.

Sau chiến tranh, nhiều quốc gia bắt đầu chú trọng đến việc tăng gia sản xuất và tái thiết kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề phá thai vẫn là một chủ đề nhạy cảm và thường bị coi là bất hợp pháp tại nhiều nơi.


- Sự thay đổi bắt đầu xuất hiện với sự gia tăng của phong trào quyền phụ nữ và ý thức về sức khỏe sinh sản. Việc kiểm soát sinh sản và quyền phá thai bắt đầu được thảo luận rộng rãi hơn. Các chính phủ đưa ra các chương trình phụ nữ quyền để tạo dư luận, kêu gọi tự do phá thai. 


Các phụ nữ gốc Ukraine khi xưa, cởi phăng ngực ra bị chính phủ bắt bớ, đánh đập rồi phải chạy trốn qua pháp. Nay các phong trào nữ quyền hình như không nghe đến trên truyền thông. Chính sách quốc gia muốn phụ nữ sinh con đẻ cái nên dẹp bớt các phong trào đòi bình đẳng.


Giai đoạn 1960-1970:

- Mỹ và châu Âu: Vào cuối thập niên 1960, một số quốc gia bắt đầu nới lỏng các luật lệ về phá thai. Ở Mỹ, phong trào quyền phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, dẫn đến việc xem xét lại các luật lệ nghiêm ngặt về phá thai.

- 1973: Quyết định Roe v. Wade của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã công nhận quyền phá thai của phụ nữ, làm thay đổi cơ bản luật pháp và chính sách về phá thai ở Mỹ. Phán quyết này thiết lập rằng phụ nữ có quyền phá thai trong ba tháng đầu thai kỳ mà không bị chính phủ can thiệp. Vụ này khi sang Hoa Kỳ cứ nghe báo chí nói đến khiến mình điên đầu, chả hiểu gì cả.


Do đó bác nào ủng hộ phá thai thì nên bầu cho Đảng dân chủ vì nhiệm kỳ tới tối cao pháp viện sẽ thay 2 quan toà. Nếu ông Biden thắng thì sẽ đề cử người nào ủng hộ phá thái còn ông Trump thì lại càng khó phá thai. Ở Cali, con nít học trung học dưới tuổi vị thành niên, dính bầu, có quyền đi phá thai không cần báo cho bố mẹ biết. Thường đi bác sĩ, họ bắt ký giấy cho phép bác sĩ chữa bệnh cho con nít dưới 18 tuổi nhưng phá thai thì không cần ký gì cả. Kinh


Giai đoạn 1970-2000:

- Châu Âu: Nhiều nước châu Âu cũng đã thông qua các luật lệ mới cho phép phá thai hợp pháp, phản ánh sự thay đổi trong quan điểm xã hội về quyền sinh sản và sức khỏe phụ nữ. Thuốc ngừa thai được sử dụng rất phổ thông. Ở Việt Nam, có tên bạn học chung, bổng một hôm thấy hắn đứng trước nhà bồng con. Sang Tây mình hỏi mấy cô đầm thì họ giải thích uống thuốc ngừa thai chi đó khiến mình như bò đội nón.


- Liên Xô và các nước Đông Âu: Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, một số quốc gia thuộc khối Đông Âu, Liên Xô, đã hợp pháp hóa phá thai từ sớm để kiểm soát dân số và thúc đẩy phụ nữ tham gia lực lượng lao động để xây dựng thế giới đại đồng. Đi viếng Uzbekistan và Georgia, mình hỏi thiên hạ thì thất kinh, nhất là Uzbekistan là một nước theo hồi giáo nhưng với bác lê-nín của chúng ta thì dẹp hết. Các nhà thờ hồi giáo và trường học đều dẹp hết cũng như các nhà thờ tại Georgia dành cho hợp tác xã.


Phá thai và tăng gia sản xuất

- Sức khỏe phụ nữ và lực lượng lao động: Phá thai hợp pháp đã giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ, giảm thiểu rủi ro từ những ca phá thai không an toàn. Điều này góp phần tăng cường khả năng làm việc và đóng góp của phụ nữ vào nền kinh tế. Xin nhắc lại bảo hiểm y tế cho phụ nữ đắt hơn đàn ông vì phụ nữ đi bác sĩ nhiều hơn.

- Kiểm soát sinh sản: Chính sách phá thai hợp pháp cho phép các gia đình kiểm soát số người trong gia đình của họ, giúp họ tập trung vào việc làm và phát triển kinh tế. Mình đọc tài liệu về dấn số học thì Nhật Bản cũng tương tự, khuyến khích người Nhật giới hạn sinh con sau chiến tranh. Do đó mới thấy họ tiến bộ giàu có nhanh chóng và Trung Cộng bắt chước họ cũng như Nam Hàn và ngày nay lãnh hậu quả của sự ngưng đẻ, dân số bị lão hoá.

- Bình đẳng giới: Quyền phá thai được xem như một phần của phong trào bình đẳng giới, giúp phụ nữ có quyền kiểm soát cơ thể và quyết định sinh sản của mình, từ đó thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế và xã hội. Theo mình các chính sách của chính phủ luôn luôn được đi kèm với những phong trào hổ trợ bởi chính phủ như trường hợp nữ quyền bình đẳng,…


Dạo mình mới sang New York làm việc, có ông Giuliani nổi tiếng khi làm Mayor của thành phố New York này. Ông ta thuộc Đảng Cộng Hoà nhưng đắc cử ở quê hương chính gốc của Đảng Dân Chủ. Ai nấy đều ca tụng ông này đã giảm tỷ lệ tội ác tại thành phố này. Sau này thành phố Los Angeles mướn ông cảnh sát trưởng của thành phố New York để giúp giảm tội ác nhưng chẳng thấy xuống gì cả. Sau này, người ta giải thích là vì 20 năm về trước, khi Hoa Kỳ hợp thức hoá việc phá thai nên các cô bé trẻ nhiều khi ở trung học cấn thai, có thể phá thai nên giảm thiểu số mẹ đơn côi. Con trai làm mấy cô trẻ cấn thai rồi trốn luôn hay bị tù nên các người mẹ đơn thân trẻ, phải vất vả làm việc nhiều nơi để nuôi con nên khó có thể giúp con mình một cuộc sống lành mạnh. Các khu vực nghèo dễ đưa đến tội ác.


Chính sách phá thai sau Đệ Nhị Thế Chiến đã trải qua nhiều thay đổi quan trọng, phản ánh sự phát triển của xã hội và nhận thức về quyền của phụ nữ. Việc hợp pháp hóa và cải thiện tiếp cận dịch vụ phá thai không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ mà còn góp phần vào tăng trưởng kinh tế và sản xuất của các quốc gia.


Mình thấy ông Steve Jobs, và ông Bill Gates, được xem là thế hệ của mình, hơn vài tuổi, đều là con nuôi. Dạo ấy Hoa Kỳ chưa cho phép phá thai nên mẹ hai ông này đều sinh ra rồi cho con để người khác nuôi. Phá thai là tuỳ thuộc tự do của mỗi người. Sau khi phá thai được pháp luật hóa thì không biết bao nhiêu Bill Gates hay Steve Jobs đã không sc sinh ra cũng như các tội phạm khác. 


Ngày nay dân số của các nước Tây phương giảm rất rõ, người ta suy đoán Ý Đại Lợi sẽ không còn trong 50 năm tới, vì người dân không chịu đẻ. Các nhóm hữu khuynh lại ra đời, mạnh lên, kêu gọi cấm phá thai. Có thể các chính trị gia, cai trị chúng ta sợ không có người đi làm đóng thuế nuôi chúng ta về già, sống dai nên họ giựt dây các phong trào chống đối phá thai cũng như khi xưa, họ đã làm với việc phá thai. Nay chỉ cần hát lại những bài hát xưa, nhưng ngược lại. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn