Tại sao phải đền

 



Dạo này thấy các trí thức gia Hoa Kỳ, khơi khơi kêu Hoa Kỳ phải bồi thường cho các hậu duệ của những người bị người da trắng bốc lột, bắt làm nô lệ khiến mình thất kinh. Họ đổ lỗi lý do một số người Mỹ ngày nay nghèo khổ vì ông bà của họ bị bắt làm nô lệ, chịu nhiều oan ức của giai cấp cầm quyền, nên tinh thần bị tổn thương, không được ưu đãi như người da trắng. Không ai nói đến đạo luật cấm người Tàu kỳ thị đủ trò, bị đánh đập khi di cư sang Hoa Kỳ để làm việc trên các công trường làm đường hoả xa. Nói cho đúng là đủ trò. Vấn đề là ai trả tiền đền bù.

Ở Pháp, mình nhớ tổng thống pháp hay bộ trưởng Kuchner đã lên tiếng xin lỗi về việc chính phủ pháp đã hành sử rất tệ bạc với các người lính gốc việt, được tuyển mộ khi xưa, đem sang Âu châu đánh giặc dùm cho Tây trắng. Còn bồi thường thiệt hại thì rất khó. Được cái là họ đã nhận lỗi lầm như người gia nã đại đã xin lỗi người eskimo. 


Dạo người Pháp tuyển mộ người Việt đi lính cho Tây, gây rất nhiều thảm hoạ gia đình vì ai không có tiền lo lót là bị các tên tuần phủ ghi danh cho đi lính Tây. Đa số chết nhưng có một số trở về, kiếm mấy tên tuần trưởng thịt. Khá vui, lâu rồi mình có đọc một tài liệu về vụ này. Mình có hai anh bạn ở Đà Lạt có ông ngoại đi lính cho Tây, sống sót trở về, sau 1918, được cho phép lên Đà Lạt định cư. Được xem là một trong 100 người đầu tiên được phép lên Đà Lạt ở.

Nếu khi xưa người da đỏ làm cái tường như vậy, không cho người Anh quốc bò lên bờ thì hợp chủng quốc không bao giờ ra đời.

Nếu bắt người Mỹ hôm nay, xem như tất cả người nào có quốc tịch Hoa Kỳ, đen trắng vàng đỏ đều phải Nai lưng ra đóng thuế để trả tiền bồi thường cho những hậu duệ của những người nô lệ khi xưa. Những con cháu của họ đâu có bị đàn áp, bị bắt làm nô lệ. Nói như Hà Nội không có nợ máu nhân dân với nhóm người này. Tại sao bắt họ trả nợ cho ông bà của họ.


Tháng trước đi chơi ở Phi Luật Tân, mình có dịp trò chuyện với một bà người anh, lấy chồng gốc Ai Cập, cựu thuộc địa của Anh quốc, về chủ nghĩa thực dân và vai trò của Anh quốc khi xưa trên thế giới. Bà ly dị nên buồn đời đi chơi cho khuây khoả cuộc đời.


Khi mình ở Luân Đôn, có đồng nghiệp người gốc Ái nhỉ lan, tô cách Lan nhiều. Hai xứ này nằm trong United Kingdom, tuy là độc lập nhưng dân họ đói phải chạy sang Anh quốc kiếm việc làm. Không biết ngày nay có thay đổi không. Lần trước mình ghé lại Luân Đôn thì thấy dân Pakistan, Ấn Độ nhiều hơn xưa. Tưởng đang đứng ở Mumbai.


Anh quốc và Ái nhỉ Lan là hai hòn đảo đều là nơi sinh sống của những người vô danh, sau đó bị những giống người Celtic “thay thế” vào khoảng 1.000 năm trước Công nguyên. Khi xưa, mình tò mò đi xem người Anh quốc hoà tấu nhạc Celtic nhưng không biết có thật hay họ chế bú xua la mua. Nước Anh bị người La Mã chinh phục vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Các bộ lạc Celtic đã gây chiến, đặc biệt là do Nữ hoàng Boudica lãnh đạo. Xứ này có đặc biệt là phụ nữ cai quản. Ông vua Charles đệ Tam, sinh ra và đợi đến 73 tuổi mới lên làm vua, chưa được một năm lại nghe bị ung thư. Chán Mớ Đời. Chống trả lại sự xâm chiếm nhưng người La Mã được tổ chức và trang bị tốt hơn khiến Người dân địa phương đã phải thuần phục hay bị giết. Kiểu hàng thì sống chống thì chết.

Đó là thời xâm chiếm và biến Anh quốc thành thuộc địa khiến sử gia la mã Tacitus lên tiếng, kêu họ biến thành sa mạc và gọi đó là thanh bình. Tương tự sau này quân đội của Mông Cổ hay Hun, xâm chiếm các vùng Âu châu, cướp bóc, biến nhiều nơi thành bình địa. Đa số giống dân ở miền nam Anh quốc bị tàn sát khiến một số đất đai bị bỏ hoang. 


Ái nhỉ lan không bị quân đội la mã xâm chiếm và khi quân đội lamã rút khỏi Anh quốc thì các bộ lạc ái nhỉ lan tấn công Anh quốc như bộ lạc Scoti, sau này được gọi là Scotland, Tô cách lan. Coi phim Brave Heart thì được diễn tả người Anh quốc là bọn man rợ nhưng nếu xét lịch sử của hai xứ này trước kia thì lại khác.


Trong khi người ái nhỉ Lan đến từ phương Tây thì giống bộ lạc người Anglo-Saxon đến phía đông của Anh quốc. Rồi hai hòn đảo Anh quốc và Ái Nhỉ Lan bị nhóm người từ Na Uy, Đan mạch và Norman xâm chiếm. Norman là giống dân vùng Normandie của pháp ngày nay. Lịch sử Âu châu khi xưa có rất nhiều vương quốc rồi từ từ cá lớn nuốt cá bé biến thành các quốc gia của Âu châu ngày nay. 


Phải mất 6 năm trời ròng rả ông William mà khi xưa học lịch sử Tây gọi là Guillaume le conquerant mới lên ngôi vua của xứ Anh quốc. Rồi đâu mất 100 năm người Anh quốc và Norman mới đổ bộ lên xứ ái nhỉ Lan. Phải mất đến gần 600 năm sau người Norman mới thôn tín được ái nhỉ Lan. Vấn đề là Anh quốc bị xâm chiếm ngược lại bởi các đoàn di dân đến từ ái nhỉ Lan để tìm việc làm. Lính Mông cổ giết hết nên không bị người bị chiếm đóng trả thù hay chạy về xứ họ kiếm ăn.


Vấn nạn này đang xẩy ra tại các nước Âu châu. Các nước như Pháp quốc, Hòa Lan, Bỉ, Anh quốc,… có các thuộc địa cũ, họ cần nhân công nên nhập cảng nhân viên tại các thuộc địa cũ. Các người này sang làm việc rồi về nước lấy vợ đem qua nhưng khi già thì con cháu sinh đẻ tại Âu châu, không muốn về xứ, quê hương xưa. Thế là ngọng. Dạo này phong trào cực hữu lên cao muốn đuổi dân di dân về nước như ông thủ tướng mới của Hoà Lan tuyên bố.  

Thường là nước giàu có chiếm đóng các nước nghèo nhưng tại Việt Nam thì ngược lại. Miền Bắc Việt Nam thì nghèo đói hơn miền nam nên sau 75, dân miền Bắc chạy vào nam đông như quân nguyên còn dân miền nam xuống tàu vượt biển vì không thể chạy ra Bắc vì nghèo đói hơn miền nam. Chán Mớ Đời 


Người Anh quốc xem người ái nhỉ Lan là giai cấp thấp hèn, gọi họ là bogtrotters và tiếng tăm người ái nhỉ Lan được bay xa đến tận Hoa Kỳ, thuộc Địa của Anh quốc, vùng đất hứa sau này. Khi mình ở Anh quốc thì người Anh quốc tuy không ra mặt nhưng họ coi thường dân Ấn Độ, da đen, người Tàu đủ trò.


Trước năm 1865, nô lệ da đen có giá trị là $900/ người tương đương với $30,000 hôm nay. Các chủ đồn Điền không muốn nô lệ của họ chết nên bao nhiêu việc nặng khó nhọc đều để cho người ái nhỉ Lan làm. Điển hình là năm 1832, thành phố New Orleans cho đào con kinh mà ngày nay được gọi là new basin canal. Người ta cho biết là các việc nặng nhọc này đều giao phó cho người gốc ái nhỉ Lan vì nếu ai chết thì sẽ được thay thế ngay lập tức còn nô lệ da đen thì phải tốn cả $1000. Các công nhân ái nhỉ Lan không có chủ và không có giá trị về tài chính. Họ cho biết có trên 8000 người ái nhỉ Lan chết khi đào con kênh này. Ngày nay chúng ta rên khóc cho người nô lệ da đen nhưng ít ai hiểu rõ lịch sử của các cộng đồng di dân khác.


Ngày nay cộng đồng người gốc ái nhỉ Lan đều giàu có ở hai xứ Anh quốc và Hoa Kỳ. Hàng năm có lễ thánh Patrick, duyệt binh đủ trò. Vấn đề quan trọng nhất ngày nay tại ba xứ Anh quốc, ái nhỉ Lan và Hoa Kỳ là người nhập cư. Người dân của ba xứ này không thích người nhập cư. Chán Mớ Đời 


Về mặt chính trị và xã hội thì mình không rành lắm nhưng nhập cư di dân có ảnh hưởng trong đời sống của chúng ta. Trong khi những người nhập cư làm tăng GDP và số lượng việc làm, họ thực sự có thể làm giảm mức độ giàu có thực sự của người Mỹ trung bình. Họ sẽ cố gắng làm việc để đạt được trình độ lối sống của người Mỹ trung bình như trường hợp người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Cố gắng tạo dựng  giấc mơ Hoa Kỳ, mua được nhà, cho con học đại học để đạt đến giai cấp trung lưu.


Vấn nạn ngày nay tại Cali, có trên 5.5 triệu người di dân lậu, đủ loại. Da trắng, da đen, da vàng nhưng đông nhất vẫn là các người đến từ Mễ Tây cơ và Trung Mỹ. Họ ở lậu nên nhiều khi phải làm việc lậu nên lương bổng không cao. Vấn đề là nếu một mai, chính phủ nào chống đối nhóm người di dân lậu, muốn trục xuất họ ra khỏi Cali hay Hoa Kỳ. Ai sẽ thay thế họ?


Mình có hỏi ông thợ mộc người Mỹ gốc Ý Đại Lợi, lý do không mướn người Mỹ da trắng. Ông ta cho biết bọn này lừơi lắm. Đi làm thì tới trễ, cứ sau ăn cơm là bắt đầu dọn dẹp tà tà, xếp đồ nghề lên xe để về. Cuối tuần thì thì không muốn làm tăng ca. Cali được xem là tiểu bang sản xuất nông phẩm nhiều nhất nước Mỹ. Vấn đề là không tìm được người Mỹ làm việc trong ngành canh nông. Họ phải mướn thợ từ Mễ Tây Cơ sang theo mùa. Mấy là máy móc bắt đầu thay thế một phần.


Trong tương lai, khi máy móc thay thế con người làm việc thì chúng ta sẽ đi về đâu. Có còn giữ được cuộc sống trung lưu hay sẽ biến thành giai cấp vô dụng vì không có công ăn việc làm, đơn vị sản xuất. Trước đây mình nghĩ làm nghề tay chân chắc sẽ không bị mất việc nhưng nay thấy người máy, làm trong ngành xây dựng, hay hái trái cây đúng chở to lớn còn nhỏ thì đợi thêm vài tuần hay tháng thì mình thất kinh. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 







Hậu quả sơ khởi lương tối thiểu $20/ giờ

 Tuần trước mình có kể vụ tiểu bang Cali ra luật phải trả cho công nhân viên của nhà hàng thức ăn nhanh lương tối thiểu là $20/ giờ thì hôm nay đọc nghiên cứu sau 9 tháng thi hành luật này. 

Nguyên lý của kinh tế là nếu vật giá gia tăng thì khách hàng thắt lưng buột bụng, mua ít lại như khi xưa thời kiệm ước ở Việt Nam. Dân tình của tiểu bang Cali đang học một bài học kinh tế khi áp dụng luật $20/ giờ cho lương tối thiểu cho nhân viên các nhà hàng thức ăn nhanh. Từ ngày thấy vật giá leo thang mình cũng ít đi ăn ngoài, ngoại trừ sinh Nhật của đồng chí gái cuối tuần rồi.


Tháng 9 năm vừa rồi, ông thống đốc tiểu bang Cali, một ứng cử viên tương lai sáng giá của Đảng dân chủ cho cuộc chạy đua vào tòa bạch ốc kỳ sau, ký luật tăng lương tối thiểu từ $16/ giờ lên $20/ giờ xem như 25%. Thường thì đi làm, cuối năm chủ hay xem lại quá trình làm việc của nhân viên, rồi vỗ vai kêu nhân viên làm việc ráng chịu khó một tí rồi kêu tăng tiền lương năm tới thường 2, 3% khiến nhân viên mừng, không ngờ xếp mình thương mình quá, nguyện năm sau sẽ làm việc cật lực hơn nhưng họ không biết chủ tăng lương vì chạy theo lạm phát mỗi năm chớ chả có yêu thương gì mình cả nhưng luận điệu của kẻ tư bản là nói sao cho hay, như mình thương yêu nhân viên như con ruột. Rất tình nghĩa.


Ngược lại quốc hội Cali đang chuẩn bị ra luật chỉ cho tăng giá tiền thuê nhà lên 3% thay vì 5% như hiện nay.


Thực tế cho thấy là hàng ngàn nhân viên các nhà hàng thức ăn nhanh bị nghỉ việc sau khi luật này được áp dụng. Điển hình chuỗi nhà hàng Rubio’s Coastal Grill khai phá sản sau khi đóng cửa 48 tiệm ăn của họ. Nói cho đúng thì tiệm ăn này đã bị lộn xộn về tài Chánh trước đó nhưng khi luật này được thi hành thì họ lợi dụng trường hợp này để khai phá sản, cho rằng lương lên thì khó mà xoay sở. 


Có hai franchisees (những người mua quyền được bán thức ăn của những công ty như MacDonald ) của nhà hàng pizza hut cho biết sẽ hủy bỏ dịch vụ giao pizza tại nhà vì không đủ sở hụi để trả và sa thải hàng ngàn tài xế giao pizza. Ai muốn ăn thì gọi Uber Eats thì tốn tiền nhiều hơn. Khách hàng phải trả tiền nhiều hơn sẽ mua ít lại. Một franchisee có trên 140 nhà hàng của Burger King cũng tuyên bố sẽ trang bị máy gọi thức ăn tự động và nhà hàng El Pollo Loco cũng trang bị máy làm salsa thay vì dùng nhân viên. 


Các tiệm ăn cho biết là đã sa thải 9,500 nhân viên trước khi luật được thi hành chưa kể đến sau khi luật được thực thi. Con số này chưa được chính phủ công bố. Muốn lương nhiều mà không được thuê thì bù trớt. Nguy hiểm hơn là khi những người thất nghiệp làm việc cho Uber eats thì sẽ không có bảo hiểm y tế, tự làm cho mình, khi đau ốm là khổ cho gia đình. Các công ty như Uber hay Grab lấy phần trăm rất nhiều. Ở Sàigòn mình nói chuyện với một anh tài xế Grab, được biết Grab lấy 33% giá cuốc xe, chỉ có nhiệm vụ đưa mối cho anh ta còn xe cộ xăng dầu anh ta trả hết. Bên Phi luật Tân cũng tương tự. Tài xế sẽ Grab bị vớt 32%.


Trong khi đó thì giá biểu của nhà hàng thức ăn nhanh gia tăng như Wendy’s lên 8%, Chipotle 7.5% hay Taco Bell lên 3%. Mình nay hết dám ra Bolsa ăn phở vì quá đắt. Đi ăn mà ly trà nóng họ chặt $2.5 chả có mùi vị gì cả, nước cũng tính vì họ bỏ vào cái ly giấy. Một tô phở nay phải trả $20.


Thường giới truyền thông hay Đảng dân chủ xem các nhà hàng thức ăn nhanh là các công ty đa quốc gia, biểu tượng của giới tư bản bốc lộc giới lao động. Cần phải triệt hạ trong cuộc đấu tranh giai cấp. Trên thực tế các nhà hàng này đều do những cá nhân mua franchise và buôn bán lẻ như tiệm ăn gia đình, dưới dạng tiểu thương. Ai để dành chút tiền mua franchise rồi mượn ngân hàng để mở tiệm. Làm cực lắm vì có thể lỗ. 


Các người theo Đảng dân chủ hiểu lầm về tư bản. Ông Ray Kroc, người mua lại thương hiệu MacDonalds từ hai em nhà này và biến thành một công ty đa quốc gia. Một hôm, ông ta được mời nói chuyện tại đại học Harvard cho các sinh viên MBA. Ông ta hỏi sinh viên cách làm ăn, Business của MacDonalds là gì. Sinh viên chưng hửng kêu bán hạm Butler, CoCa cola,… anh ta giải thích MacDonalds làm giàu là nhờ đầu tư vào địa ốc khiến mọi người cảm thấy ngu lâu vững bền.


Ông ta giải thích mở tiệm ăn bán hamburger, khoai Tây chiên, họ chỉ lời có chút xíu thì sao giàu. Business của họ là xây các quán ăn ở mọi góc phố rồi cho các franchisee mướn với giá cắt cổ. Họ được trừ thuế vì depreciation trong khi franchisee làm chết cha để đóng tiền nhà cho họ. Có người kêu bán cho mình một tiệm ăn pizza hút ở Texas. Người mướn làm pizza trả cho mình tiền nhà nhưng xa quá. Chỉ cần có tiệm cho thuê ở bốn rồi cho thuê sống phè phởn thay vì làm việc.


Nay cho phép thành lập công đoàn lao công cho các nhân viên chuỗi cà phê Starbucks, thì họ sẽ thay nhân viên bằng máy làm cà phê. Mình thấy trong các trung tâm bán xe, có máy to đùng, muốn uống loại cà phê nào là bấm, ly lớn ly nhỏ hay đậm Lạt. Lại thất nghiệp, tạo dựng một giai cấp vô dụng vì không có việc, bị máy thay thế.


Tiểu bang Cali hiện nay dẫn đầu Hoa Kỳ về thất nghiệp đâu 5.3% theo chính phủ cho biết nhưng trên thực tế còn số này cao hơn. Tháng 9 năm ngoái khi luật được ban hành thì chỉ 4.7%. Trong khi Florida chỉ có 3.3% thất nghiệp. 


Thực tế cho thấy hậu quả của luật lao động không dựa trên nguyên lý kinh tế thị trường. Các chính trị gia muốn đắc cử phải câu phiếu bằng những đạo luật mị dân. Người dân nghe cũng ham nên bỏ phiếu rồi mình tự hại mình. Tháng 11 này có dự luật để dân cư Cali bỏ phiếu là lương tối thiểu là $18/ giờ sẽ có ảnh hưởng trong các ngành kỹ nghệ khác. Thất nghiệp sẽ lan rộng. 


Theo kinh nghiệm của mình là mướn thợ giỏi thì phải giữ họ. Muốn giữ họ thì phải trả tiền lương cao hơn. Nay thợ dỡ được luật lệ bảo vệ thì phải lấy tiền người xây nhà nhiều hơn trước đây. Vậy ai là người thiệt thòi? Những người đi bầu cho những tên chính trị gia không hiểu luật kinh tế thị trường, cung và cầu. Mình là nông dân nên rất sợ các trí thức chưa bao giờ làm kinh tế.

Thật ra thì luật lệ rất cần thiết để giúp môi trường làm việc cũng như lương bổng của nhân viên cần được để ý nhưng phải để kinh tế thị trường định đoạt. Nếu mình không trả thêm cho thợ giỏi thì họ sẽ kiếm việc khác nhiều tiền hơn. Mình đối xử với họ tốt, tăng lương hay bonus thì họ chịu khó làm việc tốt cho mình. Khách hàng vui, được giới thiệu thêm thì có nhiều việc hơn, lợi tức gia tăng cho mình cũng như cho thợ và khách hàng vui vẻ khiến kinh tế lên. Ai cũng có phần trong khi đem tinh thần đấu tranh giai cấp vào thì không ai hưởng lợi ngoại trừ các tên chính trị gia.


Tại Âu châu các cuộc bầu cử vừa qua cho thấy phe cực hữu đạt nhiều phiếu khiến mình lo ngại sẽ trở lại thời sau đệ nhất thế chiến. Chính trị như cái quả lắc cảm đồng hồ, khi nó ở bên phải thì bên trái là ó, kêu gào, kéo về phía họ rồi khi quả lắc chạy qua bên trái thì bên phải là ó. Gây thêm phiền phức, xứ để kinh tế thị trường định đoạt. Anh bán đắt thì người ta kiếm chỗ rẻ mua, do đó anh phải hạ giá nếu không thì banh ta lông.


Người dân bất mãn với những luật lệ ép buộc do hậu quả các cuộc đấu tranh giai cấp. Xã hội dần dần sẽ bị các nhóm phát xít cầm đầu và sẽ gây thiệt hại cho người di dân như người Việt tỵ nạn. Quyền lợi bị mất. Mình nghe kể thằng cháu mình sinh tại pháp mà ra đường trong vụ covid bị Tây trắng chửi kêu cút về nước mày. Hôm trước thấy nó kêu gọi nghệ sĩ gia nhập công đoàn lao động CGT. Bố mẹ nạn nhân của Việt Cộng vượt biển để rồi con theo cgt. Chán Mớ Đời 


Mình đoán bầu cử năm nay sẽ có nhiều thay đổi, kết quả sẽ như ở Âu châu.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Hối tiếc khi lãnh tiền già

 Hưu trí và hối tiếc không lãnh tiền già ở tuổi 62


Trước khi về hưu, người Mỹ cần tính toán về lãnh tiền an sinh xã hội cho kỹ vì càng để lâu càng lãnh được nhiều tiền hơn lấy sớm. Vấn đề là đa số quên để ý đến sự ra đi sớm của người bạn đời. Vì có ảnh hưởng rất nhiều đến tiền nhận được từ quỹ an sinh xã hội. 

Thường các chuyên gia tài chính đều khuyên chúng ta lãnh tiền an sinh xã hội trễ để nhận được nhiều tiền hơn. Họ ít khi nói đến sự ra đi của người bạn đời sớm vì có rất nhiều ảnh hưởng đến số tiền nhận được sau này.

Hôm nay đọc trên báo trường hợp của một bà Mỹ ở độ tuổi trên 60 và ông chồng già hơn 3 tuổi. Khi đến tuổi 62 thì bà ta chưa muốn nhận tiền an sinh xã hội và tiếp tục đi cày vì muốn khi hai vợ chồng về hưu cùng một lúc thì sẽ lãnh được tiền an sinh xã hội nhiều hơn. 


Khi ông chồng đến 66 tuổi thì bắt đầu lãnh tiền an sinh xã hội còn bà ta thì chưa. Ông chồng vẫn tiếp tục làm việc để có thêm chút tiền mà an sinh xã hội cho phép. Theo tính toán thì nếu bà ta lãnh tiền an sinh xã hội vào tuổi 62 thì chỉ lãnh được $900/ tháng, so với $1,700/ tháng nếu lãnh khi đến tuổi 66. Ở tuổi 62 nhìn số tiền lãnh chỉ có $900 thì gần phân nữa nếu đợi thêm 4 năm nữa. 


Thảm họa xảy đến vì 3 năm sau, ông chồng được chúa gọi về thiên quốc, để bà ta ở lại một mình để khóc cho vơi đi một cuộc tình. Tùy trường hợp mỗi người, người vợ hay người chồng còn sống sẽ lãnh 100% tiền an sinh của họ nếu qua 66 tuổi. Nếu trẻ hơn 66 tuổi thì sẽ nhận từ 71% đến 99% số tiền có thể nhận được.

Do Andy Nguyen gửi


Khi ông chồng của bà này qua đời thì bà ta được 65 tuổi, và chưa lấy tiền an sinh xã hội. Nay bà tà có thể lấy an sinh xã hội của mình thì chỉ được $1,200/ tháng. Hay đợi đến tuổi 66 thì sẽ lãnh được số tiền của người chồng $2,500. 


Nếu bà ta bắt đầu lãnh an sinh xã hội vào tuổi 62 với $900/ tháng thì hai vợ chồng có thể có chút tiền hàng tháng trong vòng 3 năm hay $10,800 x 3. Mỗi năm số tiền này có thể bỏ vào trương mục hưu trí. Thay vì đợi khi quá tuổi 66 thì ông chồng nhận được $2,500/ tháng và bà ta lãnh được $1,250/ tháng. An sinh xã hội chỉ cho bà ta nhận được số tiền cao nhất là của ông chồng là $2,500 còn $1,250 của bà trả hết về người. Xem như mất trắng $30,000 vì muốn nhận $1,700/ tháng. Mình nghĩ họ không tính rõ hay hiểu. Một khi hai vợ chồng đồng lãnh tiền an sinh xã hội thì một người lãnh nhiều nhất số tiền giữa hai người và người kia chỉ lãnh được 50% số tiền của người lãnh nhiều nhất. Hay lãnh $350 ($1,250 - $900).


Để mình giải thích lại vụ này vì thiên hạ cứ thắc mắc. Khi an sinh xã hội được thành lập thì phụ nữ ít đi làm, chỉ có ông chồng đi làm và đóng tiền an sinh xã hội. Nên họ tính là khi về hưu thì ông chồng lãnh tiền an sinh xã hội , nếu bà vợ còn sống thì sẽ được chu cấp thêm 50% số tiền của ông chồng. Ngày nay vợ chồng đều đi làm, thậm chí còn làm 2 3 jobs mà luật không thay đổi dù bà vợ vẫn đóng tiền an sinh xã hội theo lương của mình. Cho nên về già lãnh an sinh xã hội vẫn theo cấu trúc cũ. Đồng chí gái đi làm cho thiên hạ nên đóng tiền an sinh xã hội nhiều hơn mình nên nay lãnh tiền an sinh xã hội nhiều hơn mình trong khi đó mình ăn ké của vợ được 50% tiền của vợ nhiều hơn phần mình lãnh khi đến 62 tuổi.


Do đó khi về già chúng ta nên suy tính rất kỹ đừng để mấy chuyên gia tài chính gây nên lòng tham của chúng ta. Họ đều quảng cáo đủ trò để dụ mình đưa 401(K) cho họ quản lý. Xem sức khỏe vợ chồng có còn khỏe không. Nếu đi sai nước cờ thì như dòng sông không Trở lại, hết hát anh sẽ là dòng sông để em là biển rộng. Anh sẽ là lối nhỏ để ăn tiền an sinh xã hội ít hơn. Mình cứ đến 62 tuổi đủ tuổi là lấy an sinh xã hội rồi bỏ vào Roth Ira cho xong từ 6 năm qua. 


Mấy bác gái về già nên chăm sóc chồng cho kỹ vì sẽ tiếp tục nhận được an sinh xã hội của bác trai và của mình, còn nếu một khi bác trai đi về thiên quốc là mất 1 phần tiền an sinh xã hội.


Một đồng Trên tay hôm nay chắc ăn hơn 2 đồng ngày mai. Ăn chắc mặc bền. Có anh bạn người Mỹ kể là đến 65 tuổi về hưu mua xe rv rồi đi chơi khắp Hoa Kỳ với vợ thì 6 tháng trước khi về hưu, anh bạn lăn đùng ra nằm cứng ngay đơ. Chán Mớ Đời  vợ khóc đau đớn vì mất chồng, mất người mình có thể là mỗi ngày đì 1 tí thay vì để tiền an sinh xã hội bay đi theo cánh chim biển biệt.


Trời kêu ai nấy dạ cho nên cứ lấy được đồng nào thì cứ lấy vì đó là tiền của mình đóng từ khi đi làm đến giờ. Đừng có tham, trời cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu.  Nhớ chăm sóc chồng kỹ lưỡng.

Có người bài báo của Forbes, rõ ràng hơn.

 50% of primary spouse (say husband) benefit applies ONLY if the other spouse (say wife) claims "spousal benefits". The wife can claims her own SSA benefit, especially if her own SSA benefit is higher, but she can only chose one, not both. See https://www.forbes.com/sites/stevevernon/2024/01/19/top-social-security-strategies-for-married-couples/


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đà Lạt, Petit Paris

 Đà Lạt, Petit Paris 
Trước khi đi Việt Nam, có anh quen trên mạng, gốc Đà Lạt gửi cho mình một bờ lốc hay trang nhà về thời Tây, trong đó có một bài nói về Đà Lạt mà họ gọi là Petit Paris. Nói cho ngay mình sinh sống tại Paris đúng 8 năm nhưng không thấy có nét gì Đà Lạt tương tự như Paris nên nghĩ thiên hạ ở Việt Nam, chưa bao giờ đến Paris nên cứ phán bú xua la mua. Nếu nói Đà Lạt có chút gì như Lausanne bên Thuỵ Sĩ ki mình đi dạy ở đại học bách khoa tại thành phố này thì hơi giống nhưng hồ Leman to đùng.

Như chúng ta biết là người Pháp xây dựng Đà Lạt làm nơi nghỉ dưỡng cho binh sĩ và các công chức và dân của họ thay vì chở về Pháp quốc bằng tàu thuỷ, mất thòi gian và tốn kém. Ngoài ra họ cần quảng cáo để các người Pháp hay từ Âu châu lên đây nghỉ dưỡng. Do đó họ phải viết bài giới thiệu về Đà Lạt. Có lẻ vì vậy mà họ gọi Đà Lạt là Petit Paris để câu du khách. Sau đây mình tóm tắt lại bài viết mang tựa đề Trải nghiệm mùa đông tại Đà Lạt, Đông-Dương (passez l’hiver à Dalat, Indochine). 

Article parue le 12 septembre 1955 par l'Agence Publia-Asia 
Toutes Publicités - Presse - Cinéma - Affiches - Calendrier - Vitrines - Créateur de "7 jours à Saïgon et des Planimètres de Saïgon -Cholon
Editeur de l'annuaire officiel des P.T.T. 
61/b rue Pierre Tél : 21.481 Saïgon
Tấm quảng cáo trải nghiệm mùa đông tại Đà Lạt, tiểu Paris 

Tấm quảng cáo đề Đà Lạt cách Paris độ 7 ngày máy bay của hãng hàng không Air France, 22 ngày tàu thủy cách Hải cảng Marseille, 5 tiếng đồng hồ bằng ô tô từ Sàigòn hay 1 đêm ngủ xe lửa couchette từ Sàigòn. Cái này thì mình đoán là xe lửa chạy từ Sàigòn ra Phan Rang sau đó chuyển qua đèo Song Pha lên Đà Lạt. 

Họ quảng cáo đến viếng thăm các người dân bản địa cùng như các môn thể thao như bơi lội, quần vợt, cưỡi ngựa, chèo thuyền, đánh cù,… và săn bắn như săn cọp, trâu, voi,… không quên nhắc đến khách sạn Palace và Du Parc với 120 phòng có phòng tắm riêng. Đặc biệt là có pension từ 65 đến 90 quan một ngày. Chắc kiểu Homestay ngày nay, ở nhà thiên hạ vừa được nuôi ăn cho những ai không đủ tiền để trả khách sạn xịn như Palace hay đông du khách.
Khi xưa lên Đà Lạt chạy xe này, đoán là đèo Prenn
Đây là một căn nhà ở cite Decoux, xây để bán rẻ hay cho thuê. Mình có kể vụ này rồi.

Sau này người Pháp có xây cất một khu vực nhà để cho thuê mà họ gọi là cité Decoux. Các căn nhà cho các gia đình có con cái lên Đà Lạt nghỉ hè, mướn ở đây cho rẻ vì 3 tháng hè. Khu này nằm gần trường học Trần Hưng Đạo sau này, cạnh hồ Vạn Kiếp. Hình như sau này khu vực này dành cho công chức hay giáo sư trường ở. Mình có đến nhà anh bạn có ông anh là giáo sư trường Trần Hưng Đạo.



Đây là phần lộ trình từ Sàigòn đến Định Quán mất 110 km. Có lẻ vì vậy mà khi xưa, mỗi lần dân Đà Lạt đi xe đò về Sàigòn, thường dừng lại tại Định Quán. Hơi mờ, ai tò mò thì thu nhỏ lại.
Lộ trình từ Định Quán đến Đà Lạt.

Bài viết cho biết khi rời khỏi Sàigòn, có thể lấy đại lộ Albert qua Dakao, chạy độ 30 km đến Biên Hoà theo quốc lộ 20. Chạy qua cầu Bình Lợi trên sông Sàigòn và chiếc cầu ở Biên Hoà vì đường một chiều sẽ giảm tốc độ di chuyển. Sau khi rời Biên Hoà sẽ chạy qua các vườn trồng cao su, những làng người tỵ nạn từ miền Bắc, mình đoán chắc khu vực Hố Nai, và họ khuyến cáo không nên chạy qua các khu vực này vì con nít chơi ngoài đường. Mình nghe kể khi xưa, dân Hố Nai rất dữ dằn. Họ cho biết đi đêm thì nên cẩn thận vì có nhiều xe be chở cây trên đường này không mở đèn phía sau xe.

Tại Định quán có những tảng đá kỳ dị lơ lửng chèo veo. Rồi đến một đoạn đường xình lầy khi vào mùa mưa. Sau đó sẽ lên đèo Bảo Lộc độ 10 cây số.
Quảng cáo tiệm ăn giữa đường Sàigòn-Đà Lạt 


Sau khi rời Blao thì sẽ thấy các đồn điền trà và cà phê trong đó có đồn điền của ông ngoại mình, sau này bà vợ sau và cô con gái nuôi đánh bài cúng hết gia tài. Có những thác nước nhưng đường đi đầy đỉa vào mùa mưa rồi đến Djiring, nơi linh mục Jean Cassaigne với trại cùi do ông ta sáng lập. Cách quốc lộ 20, độ 7 cây số là thác Pôngur và thác Gougah cách quốc lộ 300 thước. Mình không biết sau 75, Hà Nội có xây dựng các trại cùi hay không.

Liên Khương là phi trường được sử dụng nhiều nhất trong thời chiến để đi chuyển từ Đà Lạt -Sàigòn. Sau đó thì du khách sẽ lên đèo Prenn trước khi đến Đà Lạt.
.
Quảng cáo hàng không Việt Nam khi xưa



Có bác nào lớn tuổi hơn em, còn nhớ chỗ này là chỗ nào thì cho em xin. Có thể Cầu Đất.


Bà đầm này chắc cũng bỏ của chạy lấy người sau này khi Việt Cộng đóng ở Núi Voi

Đà Lạt cách 50 cây số, vậy độ Phi Nôm.

Chợ Đà Lạt cũ trước khi họ xây chợ Mới năm 1963.

Khi quảng cáo về du lịch Đà Lạt được in ra thì mình chưa ra đời nhưng nói chung thì 19 năm sau khi mình đi Tây thì chặng đường Sàigòn-Đà Lạt cũng ít thay đổi. Xe đò Minh Trung ngừng tại định Quán cho bà con đi vệ sinh và ăn uống. Xe chạy qua Hố Nai thì tài xế lái chậm lại, rồi thấy vườn cao su, đến sông Đồng Nai, Biên Hoà, xa lộ Biên Hoà rồi đến Hàng Xanh. 

Đọc bài này thì giúp mình đi về miền quá khứ vì ngày nay đi đường này thì chả thấy gì cả ngoài nhà và nhà xây san sát bên quốc lộ. Ngày nay, con cháu mình đi đường này thì không còn nhìn thấy những gì khi xưa mình đã đi qua. Bánh xe lịch sử đã nghiền nát ký ức một thời. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn