Thực phẩm nhập cảng từ Trung Cộng

Đọc trên trang Scienceplus.com về thực phẩm nhập cảng từ Trung Cộng khiến mình thất kinh. Họ khuyên người Mỹ là ngưng ngay tiêu thụ thực phẩm từ xứ này. Trước đây thì có đọc về mật ong, dầu, xì dầu, gạo từ Trung Cộng nhưng đây nhiều chi tiết hơn, xin ghi lại đây cho mấy bác tham khảo dù mình đã từng ăn đồ nhập cảng từ Việt Nam và Trung Cộng sang từ khá lâu. Sau này bớt đi mua gia vị, thức ăn Việt Nam, và tàu. 

Thực phẩm Mỹ cũng kinh hoàng lắm, trên Netflix có phim tài liệu về thịt bò, thịt gà của Hoa Kỳ. Có dịp em sẽ tóm lược, bình dân học vụ cho mấy bác lười xem.

Tỏi Trung Cộng, đã được tẩy trắng và ngâm thuốc để khỏi bị hư, bỏ vào hộp hay bị đã lột sẵn. Người ta khuyên ăn tỏi phải mua loại có rễ, loại đã bị cắt rễ là đã được ngâm thuốc. Vùng thủ đô Tỏi của Cali đã được Trung Cộng mua đứt.


Bún mà chúng ta ăn hủ tiếu, phở, có lưu Huỳnh (sulfur Dioxide) gây ung thư. Cẩn thận xem cho rõ, tốt nhất là mua đồ nhập cảng từ Nhật Bản hay NAm Hàn, bớt chất độc .


Nước táo nhập cảng từ Trung Cộng có thể có chất arsenic (thạch tín), mình nghe nói là trong các nem NInh Hoà, họ bỏ thạch tín để giữ cho lâu. Họ sử dụng thuốc trừ sâu khá nhiều và phân bón để trái to. Một quả quýt của Trung Cộng to gấp 4 lần trái quýt trong vườn của mình.

Trái đào đóng hộp. Hồi bé, thời Mỹ có nhiều đồ hộp của quân đội Mỹ, lâu lâu có tiền là đi mua ăn. Trung Cộng cho xuất cảng loại trái cây này tương tự nhãn, ly chee, họ đều bỏ chất chì để giữ cho lâu thêm mấy hộp thiết chưa chắc đã tốt. Hoa Kỳ cấm sử dụng chất chì trong các loại sơn vì sợ con nít ăn vào. Các đồ chơi từ Trung Cộng đều sử dụng chất chì để giữ lâu các màu.

Muối ăn có rất nhiều chất thiết, do đó ngày nay người Mỹ dùng muối Hy MÃ Lập Sơn hay muối biển là vì muối ăn từ Trung Cộng có nhiều độc tố, được dùng trong kỹ nghệ, không nên ăn.

Sữa con nít chứa đày chất Melamine. Cái này thì có nghe cách đây vài năm. Trẻ em uống vào là ngọng luôn. Melamine là hoá chất dùng để làm chất nhựa, không tốt cho trẻ em gây nguy hiểm cho não bộ.

Dầu ăn, mình có đọc lâu rồi kể bên tàu họ lấy dầu ăn rồi tái sinh nên từ đó không dám ăn đồ chiên ở tiệm tàu. Cứ luộc cho đỡ lo hơn. Ở Trung Cộng các luật lệ không nghiêm khắc như tại Hoa Kỳ và Âu châu. Tốt nhất là dùng dầu dừa và ô-liêu.

Tiêu đen từ Trung Cộng cũng nguy hiểm, vì đa số là bùn đen, được làm thành tiêu hột, Chán Mớ Đời . Cẩn thận khi đi mua. Về Việt Nam có người quen trồng tiêu nên họ cho một ít đem về ăn từ từ. Mình cũng không thích tiêu lắm nên không ngại.


Tôm có những chất gây ung thư. Cách đây 40 năm, ở Thuỵ Sĩ mình có xem một chương trình, họ quay cảnh Nam Hàn nhập cảng cá từ Trung Cộng. Họ rà máy kim khí thì nghe réo Ầm, mổ ra thì thấy người Tàu bỏ mấy bù lon sắt, đủ thứ trong cá để cân nặng hơn. Sau này thì thấy video họ chích lại chất gì vào tôm để cho to và nặng hơn. Đại học Texas Tech thử nghiệm các tôm nhập cảng vào Hoa Kỳ. Tôm từ Trung Cộng có rất nhiều chất gây ung thư. Tôm tuy rẻ hơn ở Mỹ nhưng cẩn thận vì ung thư.

Xì dầu từ Trung Cộng. Mình đọc đâu đó là xì dầu của Nhật Bản phải mất 2 năm mới thành trong khi xì dầu Trung Cộng thì chỉ 3 tháng do đó một chai xì dầu Nhật Bản giá $25 còn xì dầu Trung Cộng thì có mấy đồng. Họ cho biết 25% xì dầu sản xuất từ Trung Cộng có chất 4-Methylimidazole, gây ung thư. Đi ăn điểm sấm mình tránh ăn xì dầu cho nó lành. Chưa nói đến nước mắm, mình có kể rồi, toàn là nước muối và háo chất, không có cá gì cả. Nghe một ông cán bộ lớn làm hải quan, cho biết các công ty làm nước mắm tại Việt Nam, nhập cảng toàn là hoá chất để làm nước mắm.

Thịt bò từ Trung Cộng có thể là thịt heo. Mình có xem video thấy họ nhuộm đủ trò,… họ cho thêm borax  và thịt heo.

Trái cây đông lạnh có rất nhiều độc tố vì họ sử dụng thuốc hoá học để sát trùng rồi không rữa đủ trò. Gái rẻ nên ai cũng nhảy vào.


Gạo làm bằng nhựa (resin) gây ung thư.

Tương tự cá thu bỏ hộp cũng có nhiều chất độc gây ung thư. Bên Mỹ họ đã cảnh báo không nên ăn cá thu bắt ngoài biển vì chất độc còn bên tàu thì mệt thở.

Món đậu hủ rất nổi tiếng của thức ăn tàu, để làm cho lên men nhanh họ. Bỏ thêm sulfate. Hay mật ong thì toàn là xi-rô. Mình có kể vụ này rồi. Còn trứng thì có Calcium carbonate và parafin.


Món mà con nít thích là trân châu toàn là polychlorinated biphenyls gây ung thư, khiến vô sinh. Bác nào muốn có cháu ngoại thì khuyên con mình không nên ăn trân châu boba. Quan trọng là rau cỏ của họ nhập cảng vào được dùng formaldehyde để giữ cho tươi, thêm đồ sát trùng,… hay trà tàu toàn là độc tố. Mua trà Nhật Bản cho chắc ăn, đắt hơn nhưng tin tưởng hơn. Hay hột vịt muối toàn là bị nhuộm hay sâm cũng vậy. Đọc nhiều quá nên nhức đầu. Hôm nào đi chơi về mình sẽ làm hệ thống trồng rau sạch thuỷ nông.

Trà tàu rất độc hại vì chất bảo quản và thuốc sát trùng


Tốt nhất là đồ tàu và Việt Nam thì không nên mua tiêu dùng. Mình có đọc 1 hiệu cà phê nổi tiếng đem từ Việt Nam sang bị cấm vì có đến 19 chất hóa học bị cấm sử dụng tại Hoa Kỳ. Nay lại thấy họ đổi tên khác. Mình biết 3 công ty do người Mỹ gốc việt bán cà phê tại Hoa Kỳ, tốt hơn. Vào chợ Việt Nam thấy họ bán rẻ. Nói chung là không nên mua thực phẩm đến từ Trung Cộng và Việt Nam. Có thể họ sản xuất từ Trung Cộng rồi dán nhãn hiệu madze Việt Nam cũng có thể người Tàu sang Việt Nam đầu tư mở nhà máy làm kiểu đó.

Chán Mớ Đời

Nguyễn Hoàng Sơn 



Trận đánh Ben Hét vùng Tam Biên

Đi chơi buồn đời, mình đọc các tài liệu của người Mỹ và Việt Cộng về trận đánh Ben Hét, một căn cứ lực lượng đặc biệt tại vùng Tam Biên, 3 biên giới Việt Miên Lào. Một địa danh mà khi bé mình hay nghe nói đến với những địa danh khác như Dakto,…. Cũng là nơi có trận đánh đầu tiên giữa các chiến xa mỹ và chiến xa Việt Cộng trên chiến trường Việt Nam, đúng hơn là cuộc thử lửa chiến xa mỹ và Liên Xô.
Căn cứ Ben Hét ở ngay vùng Tam Biên

Căn cứ Ben Het của lực lượng đặc biệt mỹ nằm độ 288 dậm đông bắc của Sàigòn và 6 dậm cách 3 biên giới Cao Miên, Việt Nam và Lào, bị cộng quân gồm 3,000 quân bao vây từ ngày 23 tháng 6 năm 1969 và kết thúc vào ngày 2 tháng 7, suốt 9 ngày trời. Quân đội. Việt Cộng sử dụng chiến thuật cổ điển của họ được Liên Xô và Trung Cộng huấn luyện là dập pháo cho mềm rồi tấn công sau đó.


Phòng thủ từ trên đồi cao
Phi cơ tiếp tế, hình như bị bắn hư
Mấy viên đạn đại bác này, ai mà khiêng chắc phải khoẻ mạnh lắm
Hình như đại bác 175 ly được trang bị trên xe tăng để phòng thủ căn cứ
Phi đạo của căn cứ
Ổ đại bác. Hầm trú thấy có vẻ đơn sơ. Đạn đại bác loại to rớt xuống chắc đào sâu độ nữa thước là mệt
Căn cứ, thấy nhà của các gia đình Dân Sự Chiến Đấu
Phi đạo
Căn cứ được đặt trên đồi cao để dễ quan sát và phòng thủ

Thiếu tá Lê Xuân Phong khi xưa, mới ra quân trường có đóng ở vùng này trước khi về Đà Lạt, kể là đi tuần rồi xem người Lào hay Cao Miên có làm rẩy xâm chiếm qua đất Việt Nam Cộng Hoà thì đến đuổi họ trở về bên kia biên giới. Mấy vùng này có rất nhiều người thượng sinh sống nên người Mỹ chiêu mộ họ, cho họ và gia đình ở trong căn cứ, gọi là Dân Sự CHiến Đấu.


Căn cứ gồm có 250 lính mỹ, 450 người thượng mà báo chí hay gọi Dân Sự Chiến Đấu (civilian Irregular Defense Group CIDG). Căn cứ được sự trợ giúp của quân đội Việt Nam Cộng Hoà và các pháo đài B52. Người Mỹ họ mộ lính người thượng để đánh Việt Cộng nhưng mình nghe anh Phong đại đội 302 kể thì trước khi về Đà Lạt, chỉ huy đại đội trinh sát 302, anh ta từng thuộc lực lượng đặc biệt và đóng quân với các người thượng thuộc lực lượng Dân Sự Chiến Đấu. Mấy người này không tin tưởng được vì có nhiều người bỏ trốn vì không biết lý do đánh nhau với Việt Cộng. Dắt vợ con bỏ chạy cho khoẻ đời. Khi xưa, người Pháp lên Đà Lạt, làm đường rầy xe lửa, tới các buôn người thượng bắt họ đi lao công, không được trả lương nên có nhiều bộ lạc bỏ chạy qua Miên hay Lào.

Trong những ngày tháng cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ có trú đóng tại 6 căn cứ ở cao nguyên gần biên giới để quan sát sự di chuyển của quân được Hà Nội gửi vào Nam qua đừng mòn Hcm xuyến Lào và Cao Miên;  Bu Prang, Đức Lập, Đức Cơ, Dak Pek, Dak Seang và Ben Het. Mấy căn cứ này bị Việt Cộng tấn công và bao vây như để làm áp lực với Hoa Kỳ khi thương thuyết tại bàn hoà đàm Paris.


Căn cứ Ben Hét nằm bên cạnh một phi đạo ở vùng cao nguyên trung phần, nằm ở phía tây. Là một căn cứ chiến lược quan trọng vì nằm cách ngã ba biên giới có 7 dặm. Tại nơi đây, họ có thể quan sát sự di chuyển của quân đội Việt Cộng từ bắc qua ngõ Hạ Lào, đi xuống Cam Bốt. Nếu mình không lầm thì các đồi cao đều có các lô cốt có súng đại bác ở trong. Thấy có hình một khẩu đại bác 175 ly to lớn kinh khủng.


Ben Het có một tiểu đội lực lượng đặc biệt, thường được gọi A-Team, đội A-244, do đại uý Louis Kingsley chỉ huy và độ 200 ngừoi thượng của lực lượng Dân Sự Chiến Đấu và gia đình họ. Khi xưa mình thấy các trại gia binh, lính đóng quân lại có vợ con ở đó, không biết có nên hay không. Có người cho biết làm như vậy lính vì vợ con sẽ đánh ác liệt, sống chết để bảo vệ vợ con nhưng mình thì nghĩ khác vì nếu Việt Cộng cứ pháo kích trúng ngay hầm vợ con là lính mất tinh thần để chiến đấu. Ai có thể giải thích cho mình vụ này.


Theo tài liệu của lính mỹ được giải mả thì cuối tháng 2, đầu tháng 3, lính đóng tại đây đã cho đặt mìn chống chiến xa xung quanh trại Ben Hét. Vào ngày mồng 3 tháng 3, Việt Cộng nả 650 quả pháo vào đồn. Mình không biết lính mỹ có bắt một ông thần nào ngồi đếm bao nhiêu quả pháo hay không mà tài liệu kêu 650 quả. Một trung đoàn thuộc sư đoàn 66, với sự trợ giúp của 10 chiến xa Pt-76 tấn công vào phía tây của căn cứ.

Có một đại đội dân sự chiến đấu với chiến xa M-48 Patton. Sự phòng thủ được tổ chức bởi nhóm A-Team, do thiêu uý Michael D . Linnane, 2 lính lực lượng đặc biệt khác và hai đại đội dân sự chiến đấu từ Dal Pek (A-242) và Mang BUSK (A-246). Khởi đầu 2 chiến xa của Việt Cộng cán mìn chống chiến xa và bị loại khỏi cuộc chiến. Sau đó một chiến xa mỹ bị bắn trúng và 2 người trong đội lái xe tử thương. Nhưng căn cứ vẫn cầm cự được và Việt Cộng rút lui khi lính mỹ và Việt Nam Cộng Hoà được điều đến để giải vây (1st Bn. 2nd Mobile Strike Force).


Việt Cộng đâu bỏ cuộc dễ dàng, họ đợi mùa mưa đến, họ lại đem trung đoàn 66 chính quy đến đánh tấn công tiếp và bao vây từ 28 tháng 5 đến 29 tháng 6, xem như một tháng.


Các đường liên lạc với căn cứ bị cắt đứt và Việt Cộng thành lập các cứ điểm để bắn các máy bay muốn đáp xuống phi đạo. Thường thì các máy bay C-7 Caribous thả dù các đồ tiếp tế xuống căn cứ cho nhóm lực lượng đặc biệt. Để phi cơ đáp xuống thì cần phải tiêu diệt các ổ phòng không. Khởi đầu các phản lực cơ A-1 thả bom khiến các ổ phòng không của Việt Cộng im tiếng, rồi một cặp F-4, bảo vệ chiếc Caribou đến dập các ổ phòng không, máy bay thả lựu đạn khói trước khi C-7 đến để hạ cánh và tiếp tế súng đạn và lương thực. Đến cuối tháng 6, thì các máy bay tiếp tế không thể hạ cánh an toàn được vì hoả lực của Việt Cộng nên họ phải thả dù tiếp tế cho các binh lính đóng trong căn cứ. Tính ra có đến 200 tấn được tiếp tế bằng dù từ ngày 10 tháng 6 đến ngày cuộc bao vây chấm dứt.

Hình chụp căn cứ ở trên đồi

Ngày 23 tháng 5, có một cuộc tấn công của Việt Cộng kéo dài đến 3 tiếng đồng hồ khiến một binh sĩ mỹ bị tử thương và 6 người bị thương. Các quan sát viên mỹ cho rằng có từ 1,500 đến 2,000 quân chính quy Việt Cộng bao vây ở vòng đai của căn cứ. Họ đào hầm và địa đạo dưới 3 vòng hàng rào dây kẽm gai của căn cứ. Mùa mưa chắc dễ đào đất và lính trú phòng không nghe tiếng cuốc xẻng. Việt Cộng đến gần bunker của vòng ngoài trú phòng.



Việt Cộng dùng loa kêu gọi các dân sự chiến đấu đầu hàng. Họ nói tiếng việt và tiếng anh rồi tiếp theo là một loạt mưa pháo. Không biết người thượng này có hiểu tiếng Việt hay không. Hoa Kỳ phản pháo bằng mưa bom B52 đến 340 tấn bom xung quanh hàng rào phòng thủ.


Việt Cộng tuyên bố là Ben Hét sẽ là Điện Biên Phủ của Hoa Kỳ như họ đã kêu KHe Sanh năm Mậu Thân nhưng giờ chót Võ Nguyên Giáp cho rút quân vì chết nhiều và bệnh tật.

Muốn thoát vòng vây thì con đường Dakto và Komtum phải được mở lại cho quân xa của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà di chuyển. Căn cứ bắt đầu thiếu hụt đạn dược, và thức ăn nóng nhất là hoả châu. Mình thấy hình ảnh của lính mỹ được tiếp tế thức ăn nóng, bởi các trực thăng ra mặt trận cho họ.


Đây là trận đánh đầu tiên để xem sự Việt Nam hoá chiến tranh có thành công hay thất bại trước khi người Mỹ rút lui khỏi Việt Nam như ông Nixon đã hứa khi ra tranh cử. Quân đội Việt Nam Cộng Hoà giải toả được con đường xung quanh Dakto và tiếp viện thêm 4 tiểu đoàn của quân đoàn 2. Hoa Kỳ tiếp viện 1 đại bác 175 ly kèm theo các pháo 105 ly, cộng thêm một số trực thăng và pháo đài B52 dội bom. Mình không biết ông chú ruột trên đường vào Nam có bị B52 dập tại đây hay không. Người nhà ở quê cho biết là bị B52 dập trên đường vào Nam.

Báo Mỹ tường trình về quân đội Việt Nam Cộng Hoà giải toả đường đến căn cứ BEn Het


Bom dội làm tan nát các đồi xung quanh Ben Het nhưng Việt Cộng với các địa đạo và hầm trú ẩn vẫn tiếp tục tấn công.


Quân đội Việt Nam Cộng Hoà có một convoi thành công chạy đến căn cứ từ Dakto nhưng bị bắn liên tục suốt chặn đường mở đường máu để tiếp tế cho căn cứ. Lính mỹ tìm cách gỡ mìn ngoài vòng đai bị tấn công nên bị thương khá nhiều. Một đoàn quân xa của Việt Nam Cộng Hoà khác muốn tiếp viện nhưng bị bắn rát. Việt Cộng gia tăng pháo kích gần 450 quả vào căn cứ khiến 9 quân nhân mỹ bị thương.


https://youtu.be/w-eYoL6IZXg


Hoa Kỳ trả đũa bằng thả xuống thêm 1,800 tấn bom. Các đoàn quân xa tiếp viện của Việt Nam Cộng Hoà vẫn tiếp tục  di chuyển trên đường 579 và 512 để giúp quân đội Việt Nam Cộng Hoà tảo thanh các vùng xung quanh căn cứ Ben Hét. Nói cho ngay Việt Cộng không bị đánh bại tại Ben Hét nhưng không hiểu vì lý do gì mà họ rút lui trốn vào rừng ở Cao Miên. Vì 2 tháng sau cũng trung đoàn 66 này lại bao vây các căn cứ Bu Prong (A-236) và Đức Lập (A-239) vào tháng 8. Ngày 2 tháng 7 , cuộc bao vây căn cứ Ben Hét được xem như kết thúc. Các kỹ sư xây dựng lại các lô cốt và vòng đai phòng thủ. Có một lính lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ bị tử thương, 16 bị thương, 1 lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng Hoà bị tử thương và 7 người khác bị thương, 15 lính Việt Nam Cộng Hoà tử trận và 70 bị thương, 52 dân sự chiến đấu bị tử thương và 141 bị thương. Có 23 dân thường bị giết và 11 bị thương.


Người Mỹ kết luận cho rằng căn cứ Ben Hét không có  khả năng chận đứng sự xâm nhập của quân đội Hà Nội qua ngõ đường mòn Hồ chí mINh để xâm nhập vào Cam Bốt. Việt Cộng pháo kích vào căn cứ khiến các dân. sự chiến đấu không làm gì được để chặn đứng  các hoạt động của Việt Cộng di chuyển từ Lào qua Cam Bốt. Các lính phòng thủ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Việt Cộng nhất là khi họ đem chiến xa đến vòng đai. Ngoài ra, qua cuộc phá vòng vây , cho thấy quân đội Việt Nam Cộng Hoà còn xa mới đạt đến trình độ tự lực tự cường để chống trả quân đội Hà Nội sau khi Hoa Kỳ rút quân. 

Họ cho biết ngày đầu tiên của cuộc tấn công Việt Cộng đã để lại 183 xác chết ngày đầu tiên của cuộc tấn công.


Việt Nam Cộng Hoà có đem 1,500 quân đến vùng này để đánh Việt Cộng nhưng họ biến mất, chạy qua Cao Miên. Tại sao Việt Cộng rút về Cam bốt mà không đánh cho mỹ cút ngụy nhào. Cho đến ngày nay không ai hiểu rõ, có thể sự tổn thất của họ quá dưới mưa bom của B52. Việt Cộng đã tổn thất trên 1,800 lính chính quy của họ nên chắc không muốn tiếp tục để dạy cho mỹ và Việt Nam Cộng Hoà một bài học nữa.


Thiếu tá Lê Xuân Phong, đại đội trưởng đại đội 302 Trinh Sát Đà Lạt, được Hoa Kỳ trao huy chương ngôi sao bạc Hoa Kỳ (American Silver Star) vì đã giải cứu được một cố vấn mỹ và các sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà. Ông ta dẫn toán trinh sát gồm 6 người, đột kích vào một trại đóng quân của Lực Lượng đặc Biệt tại Bến Hết, bị Việt Cộng tràn ngập để giải cứu các người này. Từ đó được thăng cấp đại uý và chỉ huy đại đội trinh sát 302. http://www.614arty.org/pages/phantom2.html#jlbenhet


Năm 1970 khi Việt Nam Cộng Hoà tung quân qua Cam Bốt, đánh Việt Cộng chạy có cờ về phía Hạ LÀo nhưng Việt Nam Cộng Hoà thất bại khi đánh tiếp sang Hạ Lào năm 1971 mùa hè đỏ lửa. (VNCH đánh qua Hạ Lào năm 71 chứ không phải 72, do đó cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719 (năm 71, đường số 9). 


Đọc tài liệu thì thấy buồn vì người Việt mình chết mệt thở dù đại diện cho hai chiến tuyến. Theo mình hiểu thì cuộc tấn công vào Cam Bốt đã khiến quân đội của Việt Cộng chới với nhưng khi thừa thắng xông lên đánh vào Hạ Lào thì mấy ông tướng của LAm Sơn 719 không giỏi như ông Đổ Cao Trí nên thua nặng. Nếu Việt Nam Cộng Hoà thắng LAm Sơn 719 thì có lẻ cuộc chiến còn kéo dài và Sàigòn không đổi chủ nhanh chóng. Khi chận được đường tiếp liệu của. Việt Cộng từ Bắc Việt vào nam qua ngã Lào và Cam Bốt, thì chiến tranh sẽ xa dần các tỉnh lỵ miền nam. Không có quân đội chính quy Hà Nội trợ giúp thì địa phương quân tại các tỉnh sẽ từ từ đánh dẹp hết các nhóm Việt Cộng nằm vùng. Đọc để hiểu thêm về cuộc chiến nhưng cũng Chán Mớ Đời 


Mới tìm thấy một bài viết kể về trận giải toả bởi một người lính Việt Nam Cộng Hoà 


https://www.thunhan.org/images/file/qtrN0DI_1wgQAK9V/nho-ve-ben-het-ton-nu-mai-tam.pdf


Tôi có tham chiến trận cuối cùng căn cứ Benhet thất thủ cùng tiểu đoàn 95 BĐQ biên phòng.Khoảng giửa tháng 10-1972.

Sau độ nửa tháng được tiếp tế bằng hàng chục chuyến Chinook CH47 mỗi ngày..

Ngưng tiếp tế là bắc quân pháo nhịp độ từ mưa rơi lác đác,mưa rơi rải rác đến mưa rơi tầm tả..

Pháo binh chỉ một trung đội 2,pđA,tđ63pb trấn nhậm.

Đến mưa rơi tầm tả thì hai khẩu 105 bị trúng pháo,tê liệt.

Về chiểu tầm 4-5pm thì bắc quân đã chiếm được đồi tây,men theo đường mòn qua lại giữa đồi tây và đồi chính..xâm nhập lô cốt chốt chặn..

Men theo giao thông hào tiến vào đồi chính(bchtđ).

Bọn này theo chân đoàn quân over run ngược giao thông hào nên tao ngộ chiến với bq ngay trong gth..

Ngược dòng như ong vở tổ..băng rào xuôi nam về hướng phi trường..

Sau tập họp được tàn quân ngược về hướng ngã ba tam biên(Ngọc hồi)nay là cửa khẩu bờ Y.

Trãi hai ngày hai đêm lòn lách may được trực thăng bốc về phi trường Kontum..

Một số chiến hữu lai rai hàng tuần đến nửa tháng mới lần mò băng rừng về đến  Trung Nghĩa vượt sông Poko được ae ĐPQ tiếp đón..

Một thời binh lửa,may mắn ơn trên phù hộ,ngoài vài lần bị thương nhẹ..

Đến tàn cuộc chiến thân thể vẫn nguyên vẹn..

Hai ngày hai đêm rất gay cấn,căng thẳng lẫn sợ hãi suốt cho đến lúc được xạ thủ đại liên trực thăng kéo lên sàn với hai tiếng nhớ suốt đời Go! Go!

Nghiêm cẩn trước anh linh các chiến hữu đã anh dũng đền nợ nước ở Benhet nói riêng..


Nguyễn Hoàng Sơn 

Viếng thăm Bermuda


Đi ăn cưới cô cháu ở Boston, bà chị vợ rủ đi Bermudas chơi trên du thuyền. Từ khi covid xẩy ra xem như gia đình mình không đi nghỉ hè chung. Bà chị vợ thì đi du thuyền mấy lần hàng năm còn mình thì mới đi năm ngoái vì đồng chí gái năn nỉ quá.

Lý do mình không thích đi du thuyền vì chỉ ăn và ngủ. Khi tàu cập bến thì họ cho xuống đi mấy tiếng đồng hồ chụp hình rồi lại về tàu ăn. Ăn thì bao bụng vì đã trả tiền rồi, cái tính tham ăn sợ uổn tiền nên cứ cố ăn cho đáng đồng tiền mình trả. Điển hình đi chơi ở Bermuda 7 ngày, 5 ngày lênh đênh trên biển, không biết làm gì, chỉ đi ăn sáng, rồi trưa rồi chiều, chưa kể xế chiều ăn goûter. Tối 9, 10 giờ lại có người đi ăn tiếp. 3 ngày tàu cập bến thì sáng ăn uống no nê xong xuống tàu, mướn tour đi vòng vòng hay thuê taxi đi tham quan ngoài phố rồi 2, 3 giờ bò về tàu ăn tới bến luôn.

Có anh bạn kể bà chị dâu đi du thuyền bị đột quỵ vì ăn quá xá, té xuống ghế khi ngồi ăn, bây giờ ngồi xe lăn nhớ về một thời ăn ngủ trên thuyền.
Xem như không biết dân địa phương ăn uống sinh sống ra sao, nhất là hòn đảo nhỏ nên chả làm gì nhiều. Du khách thì toàn là người Mỹ. Ra biển cũng Mỹ, cứ như đi chơi ở Mỹ. Có hai chiếc tàu từ Cap of Liberty đến, thả mấy ngàn người xuống trong vài tiéng đồng hồ. Chiều tối thì trên tàu có các chương trình giải trí nhưng chán như con gián vì cũng hát hò vớ vẩn, bắt chước các ca sĩ nổi tiếng. Có ông đánh đàn guitar, sau đó có một cặp kéo vĩ cầm trong khi thiên hạ ngồi uống cocktail thưởng thức. Mình nông dân nên cũng không hiểu nhiều về thẩm âm nhạc nên cũng đi xem một lần cho biết rồi thôi. Về phòng mở truyền hình lên, nằm trên giường, xem họ hát hò được phát trực tuyến rồi ngủ luôn.

Mình có cái tính hà tiện, đã trả tiền rồi nên ăn cố mạng. Sáng ra làm 4 cái trứng luộc và 3 cái croissant vì không dám ăn nhiều. Phải đấu tranh tư tương nhiều lắm mới không đứng dậy đi lấy thêm đồ ăn như đồng chí gái hay mấy người đi chung. Mấy đồ chiên mỡ như ốp la dùng với dầu hoá chất. Trưa trên tàu mình cũng ráng ăn chút chút spaghetti và baguette. Toàn là những món mà mình cử ở nhà vì tinh bột. Tối thì ăn nhà hàng có phục vụ viên và thực đơn. Ăn thả dàn, kêu bao nhiêu món cũng được nên mình ăn hơi nhiều rồi về ngủ theo tiếng gà gáy lên chuồng. Rốt cuộc sau 2 tuần lễ đi chơi mình lên đâu 3 cân anh. Về nhà lại phải nhịn đói cho tiêu mỡ lại.

 Mình thích đi du lịch khi được trải nghiệm văn hóa địa phương. Như ăn uống, chung đụng với họ như khi xưa mình đi giang hồ một mình ở âu châu và phi châu. Mình ở nhà thiên hạ, hay homestay tìm cách nói chuyện với họ, ăn cơm với họ, hay buôn bán với họ.
Đi Portugal được người địa phương mời ăn Bacalao hay những món đặc sản địa phương mà khó tìm thấy ở Cali. Đi Maroc, được người địa phương mời ăn couscous hay tagine hay mấy món thịt nướng, Paella của Tây Ban Nha,…

Nói cho ngay khi về già, người ta thích đi du thuyền vì không nghĩ nhiều, ăn uống có sẵn. Không phải kéo Vali khi cập bến thì xuống tàu, đi vòng vòng chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên tàu ăn tiếp. Muốn trải nghiệm đời sống văn hoá địa phương thì phải ngủ trên đất liền thay vì trên tàu. Mình đi với một Vali nhỏ tỏng khi thấy du khách vác mỗi người 2 cái Vali to đùng khiến mình cảm ơn mụ vợ. Thấy mấy ông Mỹ to béo kéo xuống xe. May là có người lấy Vali đêm lên tàu cho họ.

Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, tàu cập bến tại bến tàu King’s Wharf. 9 giờ sáng mới bắt đầu cho du khách xuống bến, đi chơi. Ai ngờ trời đổ mưa cái ụp. 3 ngày lênh đênh trên biển thì không mưa, tàu lại cố ý chạy chậm để câu giờ. Xem bản đồ hải trình thì khám phá ra Bermuda nằm rất gần Hoa Kỳ, tàu chạy câu giờ rất chậm. 3 ngày đến đảo và khi về chỉ mất có 1.5 ngày.
Đợi ăn trưa xong, mới dám đổ bộ xuống hải cảng, sợ trời đổ mưa bất chợt nên mình đề nghị đi bộ đến bãi biển gần nhất tên là Glass Beach. Nghe tên thấy kêu kêu đến nơi thì hoá ra bên cạnh bãi biển là một căn cứ hải quân Anh quốc. Thường thì trên tàu họ cho đốt rác để phân huỷ nhưng các chai bia hay rượu thì ngọng nên họ quăng xuống biển. Mấy chai bị sóng đánh nên vỡ, trôi dạt vào bờ dính cứng trên bãi biển luôn nên phải thận trọng nhìn từng bước từng bước thầm kẻo dính mẻ chai. Một cặp đi chung mà không chuẩn bị gì cả, không đem theo quần tắm và nước uống. Họ lấy bình nước của mình uống nhưng không đủ khát nên về lại tàu. 

Mình bò xuống bơi một tí thấy sung sướng vì ít người, không có sóng, nước mát. Tắm xong thấy trời có vẻ hăm doạ là tè xuống đầu thiên hạ cho bỏ ghét nên đi về. Vừa ra đến bến xe buýt thì trời đổ mưa ào ào, may quá có chiếc xe buýt trờ đến, cả đám nhảy lên. Cái xứ này là thuộc địa của Anh quốc nên họ lái xe bên tay trái nên hơi lộn xộn lúc đầu. Mình thấy họ cho mướn scooter nhưng trên tàu họ khuyên không nên vì có trên 600 tai nạn về xe gắn máy trên đảo mỗi năm. Dân số có 63,000 người mà có đến 600 tai nạn xe gắn máy. Xe lưu thông khá khó khăn vì đường chật. Du khách thì đa số là người Mỹ nên chạy không quen bên tay trái nên dễ lao đầu vào xe đi ngược chiều.

Đọc tin tức nên không dám mướn xe máy chở vợ đi chơi. Mình có kêu xe cho cả nhóm chạy vòng vòng ra đảo Saint George, nơi có phi trường nếu ai đến bằng máy bay, đi bộ lòng vòng một chút, chụp hình nhà thờ Anglican ở xứ này rồi đi tiếp ra biển tắm rồi về tàu.

Hôm sau thì lấy xe taxi ra đảo Hamilton, khu tài chính của xứ này mà các công ty ngoại quốc hay lấy chỗ này để làm văn phòng chính để bớt thuế. Đi lòng vòng, mấy bà vào mua sắm rồi nóng quá nên mấy bà kêu đi tắm biển rồi về tàu. Ăn và chuẩn bị nhổ neo. Tàu chạy về thì nhanh vì đi tới 18 knott lận. Về lại cảng của New Jersey thì lấy xe Uber về khách sạn rồi đi thăm con gái.
Nhà thờ Anglican cổ nhất xứ này
Tòa thị chính của Saint George 

Ở Bermuda không có Uber, ngày chót thì khám phá ra họ có một dịch vụ như Uber là Hitch. Chạy trên đường, thấy bản quảng cáo Hitch mình tưởng là xin đi quá giang, sau hỏi tên lái taxi thì hắn cho biết là Hitch keest nối với taxi. Thiên hạ gọi xe Hitch thì nối kết với tài xế taxi trong vùng. Taxi khá đắt, chạy từ cảng đến Hamilton tốn $70, chạy đâu 30 phút. Ai đi Bermuda thì tải cái áp HItch rồi gọi xe như Uber, không sợ lạc.

Mình đi du thuyền đầu tiên xuống xứ Mễ nơi mình đã từng đi lại nhiều lần nên không để ý lắm. Đi du thuyền trên sông Nile, Ai Cập thì tàu cập bến thì hướng dẫn viên du lịch dắt mình lên bờ, đi viếng các lăng mộ rồi bò về tàu ăn uống ngủ. Xem ra chả hiểu dân tình sống ra sao vì không có tiếp xúc nhiều. Khi mình đi Ma-rốc 1 tháng đi xe đò nên gặp khá nhiều người địa phương, có lần được mời về nhà họ ngủ lại và ăn cơm. Nay mình nhớ nhiều các kỷ niệm, có thể kể từng chi tiết một nhưng đi Ai Cập thì ngọng. Chỉ nhớ viếng thăm các lăng tẩm và thủ đô Cairo vì ở đó mấy ngày, đi chơi không có hướng dẫn viên nên có thể ăn ở đây ở đó, các món ăn của bản xứ. Trên tàu thì ăn hằm bà lằn, mình cố ăn đồ ả rập. Nói cho ngay toàn là món Liban không.

Nói chung đi du thuyền thì tiện khỏi phải xách Vali khi đổi chỗ nhưng ngược lại mình có cảm tưởng là đi du lịch kiểu chụp hình tự sướng, không có tiếp xúc với văn hoá địa phương vì ăn uống trên tàu thêm phải về tàu sớm nên thời gian bị hạn chế khi xuống tàu. Về già thì du lịch kiểu này cũng tiện, đi đứng khó khăn nên dễ cho mình hơn. Khi chân tay còn khoẻ thì đi trong đất liền vì du thuyền chỉ đi gần các hải cảng. 

Ở Âu châu, các thành phố lớn cổ xưa đều được xây dựng bên cạnh dòng sông nên dễ dàng viếng thăm bằng du thuyền. Nói chung thì du thuyền hơi hạn chế địa lý vì chỉ đi trong ngày rồi về lại tàu.

Nói chung thì chắc em sẽ không trở lại vùng Trung Mỹ vì chắc cũng Chán Mớ Đời. Toàn du khách, có cảm tưởng là ở Hoa Kỳ .

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn