Thăm Quê Nội

Thăm Quê Nội 

Ông cụ mình quê quán ở Sơn Tây, vào Nam năm 1949 và 43 năm sau mới trở lại thăm quê. Hồi nhỏ mình được ông cụ kể cho nghe những sinh hoạt ở quê, như khi đê bị vỡ thì dân trong làng, đốt đuốc chạy ra đắp đê, những rêu rao của thằng mõ. Các tiệc lễ trong làng, những ngày Tết vui xuân,.... Những câu chuyện của ông cụ đã giúp trí tưởng tượng của mình tô điểm một hình ảnh khá đẹp về quê hay nói chung miền Bắc.

Nghe Hoài Bắc, Hoài trung hát "đôi mắt người Sơn Tây" hay đọc thơ Hoàng Cầm, Quang Dũng..., những người cùng quê với ông cụ khiến con tim mình thổn thức ước ao một ngày nào được đặt chân về quê đất Kinh Bắc. Lớn lên, đọc "tù binh và Hoà Bình " của Phan Nhật Nam, với cầu Tam Biên, phi trường Gia Lâm càng giúp trí óc mình tò mò thêm nhưng rồi đi Tây, cộng thêm biến cố 75 nên chẳng bao giờ nghĩ đến có ngày mình sẽ thấy đất Thăng Long, quê cha đất tổ của mình.

Đầu thập niên 90, bổng nhiên mình được một tổ chức Quốc tế mời tham dự một hội thảo về phát triển kinh tế cho Việt Nam tại Hà Nội sau khi có chương trình Đổi Mới. Họ trả vé máy bay, bao ăn ở nên mình đi, nghĩ luôn dịp về thăm quê ông cụ, sau đó vô Nam, thăm gia đình. Họ cho mình ở nhà khách ở đường Hùng Vương, nghe nói các đại biểu Quốc hội, khi nào về Hà nội là ở đây. Không biết nay ra sao chớ khi mình về, 30 năm trước thì te tua lắm. Tối ngủ thấy chuột chạy. Sau này về thăm quê với vợ con thì ở khách sạn của nước ngoài làm chủ nên tương đối khá hơn.
Chùa Thầy, quê nội của mình. Khi viếng Chùa Thầy lần đầu tiên, mình rất cảm động, trời mưa lất phất, thấy trong sương mù, hiểu rằng quê nội là gì.

Trên đường về Hà Nội, mình ghé lại Hong Kông thăm một tên bạn đồng nghiệp, quen khi làm chung với hãng I.M. Pei ở New York. Tên này gốc Đài Loan, bố rất giàu nên về Đài Loan, tiếp nối ông bố, đầu tư vào Trung Hoa Lục Địa, có nhà ở Bắc Kinh nhưng công ty của hắn có văn phòng ở Hương Cảng. Hắn rủ mình làm chung với hắn ở Trung Cộng nhưng vợ mình không chịu đành bỏ mộng làm giàu. Sau này hắn muốn vào thị trường Việt Nam, bán máy móc của Tàu Cộng mua từ Đài Loan nhưng mình không ham về Việt Nam.

Từ máy bay nhìn ra thì phong cảnh cây cối, màu sắc khác hẳn với Sàigòn. Màu đệm nhiều màu nâu. Sau này mới hiểu mái ngói làm bằng đất nâu đen, không như trong Nam bằng đất đỏ. Nhìn phi trường Nội Bài thì phải công nhận te tua, thua xa gấp 100 lần phi trường địa phương của quận Cam, Cali. Đi taxi về nhà khách thì thấy Hà nội nghèo nàn hơn miền Nam. Vào Hà nội thì chạy ngang chợ Đông Xuân, 36 phố phường thì khá thất vọng. Nghe nói chợ Đông Xuân sau này bị cháy. Dạo đó không bằng một góc của chợ Đà Lạt. Thật ra, đối với một người từ Cao Bằng hay quê ông cụ mình ra Hà Nội thì đất Thăng Long là niềm ước mơ trong đời còn mình thì từ Mỹ về thì như đi thục lùi về vài thế kỷ.

Từ ngữ mới đầu tiên là chữ Lễ Tân. Mình chả hiểu gì cả. Lễ mới? New ceremony? Thay đồ xong thì mình kêu taxi, đi đến nhà cậu ruột của đồng chí gái. Ông cậu này, gốc các Mệ mà thoát ly, đi theo cách mạng. Nay về hưu ăn lương tướng, có thời làm sĩ quan tuỳ viên cho người hùng Điện Biên. Đến nơi, ông cậu vắng nhà, nên mình để lại quà của mẹ vợ và các bà dì rồi kêu xe taxi, chạy vòng vòng Hà Nội thì thấy thành phố cũng không lớn lắm nhất là trung tâm thành phố. Về lại nhà khách thì gặp một người trong đoàn, từ bên Mỹ về mà mình có gặp năm ngoái ở New York ở đại học Vassar. Bà này đi với một cô gốc Việt. Nghe kể cô này năm 75, bà mẹ tống lên máy bay đi Mỹ, sang bên kia đâu 14 tuổi, làm con nuôi cho gia đình Mỹ nào.

Hai người rủ mình đi ăn cơm cạnh nhà khách rồi về ngủ. Vào quán, bà chủ săn đón tận tình, mình chỉ gọi rau muống xào khiến bà chủ quán chửi thề, Việt Kiều ba lô. Phải công nhận rau muống ở Việt Nam ăn rất ngon, mềm không như ở Cali, dai. Ăn xong thì mình tản bộ về nhà khách còn mấy người kia, về trước mấy ngày nên hết bị jet lag, đi đâu chơi. Đi qua lễ Tân thì họ bảo có người nhắn. Ông cậu vợ gọi. Mình ngạc nhiên là ông ta biết chỗ mình ngủ lại. Sau này mới biết, con rể của ông cậu là trung tá công an phi trường nên khi nghe mình mới đến chiều nay nên hắn kiểm tra lại thì thấy đơn xin nhập cảnh của mình.

Mấy phút sau thì ông cậu và người con trai đến thăm. Tội ông cậu tuy lần đầu gặp cháu rể nhưng rất chân tình. Có lẻ mình là người đầu tiên trong gia đình mà ông ta gặp sau khi cả dòng họ vượt biên. Sau 75, ông có vào Huế, Sàigòn thăm gia đình của mấy người chị và khuyên các cháu nên đi vượt biên. Dạo đó thì chưa có ai bên vợ, về thăm Việt Nam, mình là người đầu trở về.

Mình nói muốn về thăm quê. Sau hội thảo, con rể của cậu đèo Honda, đưa mình về thăm quê. Trời mưa nên xe chạy chậm vì sình lầy, suýt té mấy lần trên bờ đê mà mình từng nghe ông cụ kể; thả diều. Mình ngồi phía sau nhưng hồn cứ bay chập chờn theo những ký ức của ông cụ. Cuối cùng sau khi hỏi thăm nhiều lần thì xe vào làng, theo lối cuối làng. Xe ngừng ở cái quán đầu tiên. Nói quán nhưng rất nhỏ như cái "shed", kho đựng độ làm vườn của đồng chí gái ở nhà, độ 1m x 2m. Mình thấy một con bé, đứng quán thì hỏi nhà ông chú họ thì con bé kêu to lên" Mẹ ơi! Anh Sơn , anh Sơn về mẹ!" Mình ngạc nhiên vì không có thông báo cho mấy ông chú họ hay hai bà cô ruột là sẽ về. Từ trong nhà, ùa ra bà mợ rồi bà ấy réo mấy đứa con, chạy đi kêu mấy người em họ của ông cụ, con của chú ruột và mấy bà cô ruột của mình.

Sang Mỹ thì bán anh em xa, mua láng giềng Mỹ gần nhưng về Việt Nam thì họ hàng rất quan trọng, rất gần khiến mình chưa quen vì xa nhà cũng trên 20 năm nhất là những người ở quê thì mình không biết ai ngoài mấy tên mà ông cụ viết trong thư. Khoảng đâu 10 phút sau thì cả họ kéo lại thăm mình. Mình vào nhà ông bà nội lạy bàn thờ ông bà thì khám phá ra nhà không có cửa sổ.  Có khung cửa nhưng không có kiếng. Mình hỏi tối ngủ thì sao, họ trả lời là đóng cái phênh, đan bằng rơm lại. Khung bằng tre, không có bản lề. Cửa vào nhà cũng vậy.

Mình hỏi có thể ra mộ ông bà thắp hương thì mọi người bảo mộ ở ngoài đồng, trời mưa đi không được. Trong làng ngoài Bắc, hình như có tục lệ người chết được chôn ở ruộng, trâu bò dẫm lên. Ai chết thì chôn ở ruộng của mình, ở miền nam mình cũng thấy tương tự. Chắc chỉ những ai không có ruộng mới chôn ở các nghĩa địa chung. Ai biết về vấn đề này thì cho mình xin. Mình nghe kể bà cụ mình có người em họ, rành về địa lí nên có xem đất đai gì đó cho ông bà nội. Ông cậu này nghe nói lo mồ mã cho những TBT đã chết. Có người phải đem cần trục đến đào sâu lắm nhưng hậu duệ vẫn không khá từ ngày ông ta xuống. Nói chuyện với người lớn dù không tin nhưng phải gật đầu nếu không lại bị chửi.

Căn nhà làm bằng đất, mái lợp bằng rơm khoảng 4m x 9m. Nên mình không hiểu tại sao ông bà nội mình bị liệt vào thành phần tiểu tư sản, giai cấp địa chủ, có nợ máu với nhân dân trong vụ cải cách ruộng đất. May là họ chưa bắn vì có lệnh thu hồi, sửa sai. Chu vi miếng đất khoảng 1000m2. Có cái ao nhỏ để nuôi cá. Mình đi vòng để xem, cố tìm cái chổ ông cụ mình trốn khi du kích, ban đêm đến bao vây nhà để bắt ông cụ mình như bài hát "người anh Vĩnh Bình" của Nguyễn Đức Quang. May đêm đó, mã tấu không vung lên lấy đầu của ông cụ mình nên ngày nay, mình mới dịp về thăm quê.

Ông cụ là con trai đầu, có hai người em trai, một bà chị và một em gái. Người em trai kế, nghe nói học giỏi, bị Tây bắn chết khi đi học về. Người em trai út thì chết trên đường vào nam, bị B52 dập trên đường mòn Hồ Chí Minh. Người chị và cô em gái thì còn sống. Dạo mình về thì ông nội mình mất năm 78 còn bà nội thì qua đời vài năm trước khi mình về sau mấy năm bị tai biến mạch máu, nằm liệt giường. Dạo đó, ông cụ mình ra tù nên may mắn có về quê thăm và chăm sóc bà nội được vài tháng trước khi bà nội ra đi.

Sau này mình gửi tiền về cho bà cụ mình để xây lại căn nhà của ông bà nội, xây tường xung quanh miếng đất, cả họ hàng chiếm đất, xây cầu tiêu, nhà bếp, tân trang lại. Lần thứ hai về với vợ con thì mình có lại nhà trưởng họ để lạy bàn thờ tổ. Mình có đưa tiền cho bà cụ để xây lại cái cổng làng. Vợ mình và mấy đứa con thấy mấy ụ rơm với đàn ruồi bu đen khịt bên Đống phân bò nên không dám ngồi ăn. Mình chỉ uống nước trà trong khi dòng họ ăn uống vui vẻ với đàn ruồi.

Nhìn họ hàng bên nội, ngồi xung quanh, mình rất cảm động. Mình khám phá ra lần đầu tiên về thăm Đà Lạt, mình có đem cái video đám cưới của mình cho ông bà cụ xem. Ông bà cụ ra Bắc nên có đem cuốn video ra chiếu cho làng xem vì thế khi vào làng con bé Quỳnh, con ông chú họ nhận ra mình ngay. Sau này cô em đi lao động bên Nga nên khi nghe bài Chiều MẠc Tư Khoa của Phú Quang, khiến mình hay nhớ đến cô em. Nay lạnh quá, về quê, chăm sóc căn nhà của ông bà nội, để người em kế thế sang Nga lao động, gửi tiền về nuôi gia đình.

Ngồi chơi, ông chú bảo bà mợ đi bắt gà làm cơm thì mình xin kiếu, phải về Hà Nội với người em rể họ. Mình thấy dòng họ đông quá nên chả biết đưa tiền ra sao. Lần trước về thì mình đưa cho bà cụ để bà cụ cho ai thì cho còn đây mình phải trực tiếp nên thôi đưa mấy "vé" rồi nói mọi người chia nhau. Về đến Hà nội thì mình đang bâng khuân, muốn về nằm nhưng thằng em rể nói phải đi ăn. Ở Mỹ thì mình chán ăn còn ở Việt Nam thì họ tìm đủ cách để ăn nên ghé vào Chả Cá Lã Vọng, nghe nói nổi tiếng. 

Leo lên gác, ngồi nóng, ruồi đánh hơi Cá nên bay vòng vòng. Họ bê ra cái lò than, để trên bàn rồi quạt lửa than rồi cá, thì là. Thật ra mình quen khẩu vị, đồ ăn Việt Nam ở Mỹ nên thấy không ngon bằng ở Bolsa. Bên cạnh có một đám Bộ đội ăn cá, uống rượu đỏ may mà không có thằng Tây con đầm nào ngồi trong quán nếu không chắc sẽ bắt chước Talleyrand kêu: " c'est pire qu'un crime, c'est une faute".

Vừa về đến nhà khách thì mình thấy phòng bên cạnh, có bà cụ đứng khócđập cửa phòng; "mợ cựa cho mạ thăm con". Bà này từ Huế vào thăm đứa con mà bà ta cho đi di tản hay vượt biên, nay học xong lại về. Cô này như bị khủng hoảng tinh thần, cô ta căm thù bà mẹ, đã bỏ cô ta lên thuyền. Lâu quá mình không nhớ rõ chi tiết. Cô này nói tiếng việt không rành. 

Nay thấy con về bà mẹ lật đật từ Huế ra Hà Nội thăm con nhưng cô con gái thì cứ ngơ ngơ ngác ngác vì không hiểu tiếng Việt, làm bà mẹ khóc như mưa ngâu. Cô ta chạy qua phòng mình hỏi phải làm gì, thì mình bảo ôm bà ta, hôn bà ta nhưng cô nàng bảo còn căm thù. Mình bảo bà mẹ muốn cô nàng có một tương lai khá hơn nên phải hy sinh chớ ai làm mẹ mà không thương con. Cuối cùng cô ta trở lại phòng, sau đó đi đâu với bà mẹ. Hai mẹ con khóc bù loa còn bà ta thì cứ kêu mình bằng Ôn, cạm ơn ôn. Xứ mình sao có đủ chuyện thương tâm, hệ luỵ từ chiến tranh và nghèo hèn.

Sau hội thảo thì mình bay về Sàigòn vì không có chuyến bay thẳng đến Đà Lạt như ngày nay, rồi đi xe đò lên Đà Lạt, thăm gia đình. Ông cụ có vẻ vui lắm vì mình có đưa tiền cho cả họ. Nhớ cho tiền ở Việt Nam làm mình nhớ lần về quê bên vợ ở An Cựu, Huế. Đồng chí gái thấy chú mợ rồi em út họ hàng đến thăm nên hứng nói cho mỗi hộ $100, đếm ra có đến 18 hộ, mà có hộ ở Mỹ hay Gia Nã đại cũng được bà mợ lấy dùm. Lần sau, về tính trốn nhưng khi ở trong "Làng Hành Hương", một khách sạn cạnh Nam Giao, nơi các vua triều Nguyễn hàng năm, làm lễ cầu mưa nắng như vua tầu thì đồng chí gái gặp một người làm vườn rồi hỏi chuyện, té ra là cháu nội của ông chú nên phải đi thăm nhưng kỳ này khôn, chỉ cho hộ nào có mặt thôi. Vợ mình kể hồi nhỏ, mỗi lần đến nhà ông nội là thấy vườn rộng lớn lắm nhưng nay con cháu xẻ đất ra làm nhà nên vườn cây chả còn.

Về quê thì thích nhất buổi chiều hôm đó, trời mưa nên người em rể, trung tá Hải quan dừng chân ở Chùa Thầy. Mình đứng xem ngôi chùa nhỏ trên cái ao lớn khiến mình có cảm tưởng như tổ tiên lãng vãng đâu đây. Ngôi chùa quá đẹp. Sau này về với vợ con thì mình có đưa lại thăm thì vợ mình chả hiểu gì cả khi tên bán nhang, hương đèn nói giọng Hà Tây thé thé, bị moi tiền một cách trắng trợn. Các dịch vụ cúng kiến quốc doanh để moi tiền của thập phương bá tánh, đã đánh mất cái đẹp mà mình may mắn làm chứng nhân khi về lần đầu, thời bao cấp chưa định hướng kinh tế thị trường.

NHS



Đi Guatemala

Đi Guatemala

Hôm trước coi chương trình "Hồ sơ giải mật CIA", tường trình về một điệp vụ ở nước Guatemala khiến mình nhớ đến lần đi viếng thăm Guatemala với một cô bạn. Cô này muốn vào trường thuốc nên ghi tên làm thiện nguyện viên cho một chương trình y tế trong mùa hè ở Honduras. Mình muốn đi viếng Guatemala để xem các thập tự tháp của nền Văn minh Maya mà mình có học khi còn sinh viên. Mình đề nghị đi nghỉ hè ở Guatemala rồi trên đường về, ghé lại Honduras cho cô ta xuống còn mình bay về New York.

Dạo đó Nicaragua đã bị quân Cộng sản chiếm đóng nên Mỹ rất lo ngại nên các nước Trung Mỹ được chính phủ Mỹ trợ giúp để chống lại sự bành trướng của Liên Xô nên các chính phủ của vùng này toàn là quân phiệt, thân Mỹ, nên mình không xem xét kỷ trước khi đi viếng Guatemala.

Chương trình đáp xuống Miami, chơi vài ngày trước khi lên đường. Phải công nhận biển vùng Florida, nước rất ấm. Mình nhớ 12 giờ đêm, đi ra biển tắm mà nước vẫn ấm khác với biển vùng Đông Bắc như ở New York. Thành phố này có rất đông dân gốc Cuba, di tản khi Fidel Castro chiếm chính quyền. Thức ăn của họ toàn là chuối với chuối. Chán mớ đời! Được cái là thành phố được thiết kế theo kiểu Art Deco của những năm trước đệ Nhị thế chiến nên khá dễ thương.
  
Hai ngày sau thì bay đi Guatemala. Tối đó đi ăn cơm địa phương thì hơi chán, toàn là tortilla không nên hôm sau tìm tiệm ăn Á Can Đình để ăn thịt bò nướng thì khá hơn. Ở được 3 ngày thì ớn cơm của nước này nên lò mò kiếm được tiệm cơm Tàuăn, tuy không chính thống lắm nhưng cũng đỡ. Chỉ nhớ là dân ở đây, sợ nói chuyện với người ngoại quốc.

Hôm sau thì bay đi vùng Tikal, ở cạnh biên giới Belize vì không có đường cho xe đến đó thêm Thiên Hạ bảo rất nguy hiểm. Lúc sang đây mới bắt đầu hiểu tình hình. Nước này đang có nội chiến tương tự Việt Nam trước năm 1975, dân du kích đánh phá đường, đặt chất nổ phá cầu,.. Kiểu VC chận xe đi đường, đấp mô thu thuế.

Đến Tikal thì mình không nhớ ở đâu, chỉ có vài khách sạn vắng tanh, loe ngoe vài du khách từ Âu Châu như Đức. Hôm sau, ghé thăm những kim tự tháp trong rừng, cây cối mọc um tùm, đám khỉ nhảy múa trên cây kêu ét ét. Mấy cái kim tự tháp được xây bằng đá, dốc đứng hơn 45 độ, leo mệt thở nhưng được cái là leo lên đĩnh thì quá đẹp vì xung quanh là rừng với rừng, vài chỗ mọc lên một kim tự tháp. Ngồi mấy tiếng để vẽ, thương cho một dân tộc, một nền Văn Minh quá tuyệt để rồi bị tuyệt giống nòi ở thế kỷ thứ 10. Hôm sau trở lại vẽ thêm rồi chiều, bay về lại thủ đô Guatemala.

Tại đây mình mướn một chiếc xe của hảng Avis chạy viếng thăm xứ sở này, khởi đầu là thành phố Antigua. Thành phố này như một cái làng, kiến trúc bị ảnh hưởng của Tây Ban Nha, rất đẹp nhưng nắng kinh hoàng. Ở lại hai ngày để vẽ rồi chạy về hướng Tây, để viếng cái hồ Atitlan, rất to, bên cạnh cái núi lửa Toliman, miệng núi lửa cũ rồi nước đổ đầy thành hồ. Mình ngủ lại Pạnajachel, tối đó ăn ở tiệm Las Chinitas, đồ Tàu do dân địa phương nấu. Mình hỏi ông chủ thì kể ngày xưa hắn làm cho nhà hàng tàu ở thủ đô Guatemala, nay dọn về đây mở tiệm ăn Tàu . Sóng của Hồ này rất mạnh, mình mướn một chiếc Tàu ho bo có một tên guatamela lái, chòng chành nên hơi ớn ớn, kêu đi vào. Dân vùng này giống dân Tương tự như vùng Oatuco của Mễ Tây Cơ, dáng người nhỏ bé, da đen ngăm ngăm, có lẻ sống sót của người Maya. Hồ Atitlan này đẹp nhất mà mình thấy trên thế giới lại không có nhiều du khách. 

Sau đó vòng phía Thái Bình Dương, đến Hải cảng San Jose, ghé vào một trung tâm nghỉ mát, đọc trong Guide Des Routards, nói là số một của xứ này. Cuối tuần dân thượng lưu ở thủ đô xuống đây nghỉ mát tương tự Vũng Tàu, Long Hải của Sàigòn. Lần đầu tiên mình ngủ tại resort thì phải công nhận to lớn, mới xây nhưng không có một bóng người, mình và cô bạn là hai du khách nghỉ lại đó. Không có tiệm ăn nên tối đó phải lái xe 15 km ra cảng San Jose để ăn. Tối về thì thấy mấy tên con trai, cầm súng đứng gác như nhân dân tự vệ của VNCH khi xưa, làm mình hơi ớn. Trên đường đi viếng thì mình thấy cầu bị xập. Sau này mới hiểu là quân kháng chiến kiểu mặt trận giải phóng miền nam, đánh nhau với quân đội độc tài, hộ ủng bởi Hoa Kỳ từ năm 1959 đến giờ. Sau này năm 1991 thì họ buông súng, có lẻ hết được tiếp tế bởi Liên Xô.

Cô bạn mình suýt chết đuối ở rìxọt. Khi đến nơi cô nàng thấy biển nên chạy ra tắm, chả thấy cắm cờ đỏ, cờ xanh chi cả, không có lifeguard gì cả nên nhảy xuống bơi. Tưởng tượng trên bãi biển chỉ có một cặp, quá lãng mạn. Không ngờ biển sâu nên khi ra thì được nhưng khi vào thì bị sóng cuốn ra lại. Cô nàng lại bơi yếu, mình bơi  vào bờ rồi chạy tìm cái phao mà không thấy đâu, chạy tít vào trong nhà tiếp tânkhông thấy ai, mới chụp tấm ván cạnh đó, chạy ra thì cô nàng đã lên bờ được. Hú vía!

Hoảng  quá, bỏ về Guatemala thay vì ở đây 3 ngày như dự định. Thèm đồ ăn Việt, Á Đông nên lò mò đi ăn cơm tàu nữa. Có lần mình tới một thành phố gần Atitlan thì thấy một tiệm ăn Tàu nhưng chủ là người Guatemala! Chán như gà mái thiến!

Trong hồ sơ giải mật của CIA thì năm 1951, tổng thống Jacobo Guzman đắc cử sau cuộc  bầu phiếu rất dân chủ nhưng ông này lại cho thi hành những chương trình an sinh xã hội như New Deal của tổng thống Roosevelt, thêm cách tổ chức theo công đoàn xã hội , kiểu người cày có ruộng, phát đất cho nông dân,... Gây ảnh hưởng xấu đến công ty của Hoa Kỳ United Fruit Company vì đất đai của họ bị Quốc hữu hoá, trả tiền mạt rệp nên chính phủ Mỹ nhảy vào.

Sang Mỹ mình mới hiểu chính trị của Hoa Kỳ đều do các công ty Đa Quốc gia nắm đầu. Ông Obama được bầu đại diện cho Đảng dân chủ vì bà Clinton đồng ý cho xây dựng đường ống dẫn dầu từ Gia Nã đại qua Mỹ trong khi các công ty Đa Quốc gia như GE, ông Warren Buffett,... lại chống, muốn thực hiện các chương trình nhiên liệu xanh như dùng năng lượng mặt trời, quạt gió. Đám ủng hộ ông Bush, Đảng Cộng Hoà thì về dầu hỏa... Cho nên mới hiểu lí do Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam để buôn bán với Trung Cộng.

Tổng thống Eisenhower ra lệnh CIA làm mọi cách để lật đổ chính quyền mới. Họ kiếm một đại tá tên Carlos Armas, đưa sang Honduras, thành lập một đội quân giải phóng Guatemala ra khỏi ách Cộng sản. Họ gửi lính Mỹ đến huấn luyện đám quân giải phóng mới ở Honduras. Điểm quan trọng là chiến tranh tâm lí. Họ dùng hai người Guatemala, thâu trên 100 cuộc phát thanh, nói quân đội giải phóng, đánh thắng, chiếm đóng tỉnh nào....

Đến ngày tổng công kích thì họ vượt biên giới Honduras, tiến vào nội địa chưa tới 15 km thì dân quân đội giải phóng, bỏ chạy tá lã trong khi đó đài phát thanh giải phóng Guatemala, phát đi những tường trình về chiến sự, nói quân đội giải phóng đã làm chủ tình hình,... Trên thực tế thì 50% bỏ chạy về Honduras vì lần đầu đánh trận, sợ chết. Tổng thống Eisenhower, quyết đinh cho bỏ bom để cứu nguy tình hình. CIA đem 2 chiếc B47, không có hiệu kỳ của Hoa Kỳ bay sang thả bom ngay thủ đô, dân nằm vùng đem micro và loa phóng thanh khiến tiếng bom nổ đã to mà được phóng đại thêm khiến dân chúng bỏ chạy ra ngoại ô. 

Tư lệnh không quân Guatemala, nghe radio tưởng thiệt, bay sang Honduras đầu hàng,... Đám CIA thâu băng ông này đang nói chuyện và phát lên làn sóng điện của quân đội giải  phóng khiến mọi người tin và làm áp lực tổng thống Jacobo Guzman, từ chức trong khi quân đội ông ta làm chủ tình thế. Có thể nói cuộc lật đổ này là một trong những thành công của Hoa Kỳ về chiến tranh tâm lí. 

Sau này họ dùng chiêu này ở Việt Nam, thành lập mặt trận Gươm Thiêng Ái Quốc ở một đảo nào ngoài khơi Đà Nẵng. Họ bắt cóc các ngư dân miền Bắc đem lên đảo, căn cứ của mặt trận, tuyên truyền rồi thả ngư dân về miền Bắc lại để tuyên truyền ở miền bắc. Họ thả dù các máy radio,... Chỉ tiếc là nội tuyến của Hà nội nằm trong tất cả thành phần của VNCH nên họ biết hết để phản tuyên truyền. Đọc "Thép Đen" của Đặng Chí Bình, kể người huấn luyện ông ta trước khi đổ bộ ra Bắc là người nội tuyến của VC, ông cha ở nhà thờ Hà Nội là nội tuyến nên ông ta bị phát hiện ngay khi gặp cha và bị theo giỏi rồi bị bắt. Khi bị hỏi cung, họ đưa hình ảnh của ông ta bị chụp lén ở Sàigòn với người huấn luyện ông ta về tình báo. Bao nhiêu toán biệt kích được thả xuống miền Bắc đều bị tóm hết vì người đứng đầu, điều hợp các toán nhảy là người nằm vùng. CIA cũng dùng chiêu này để đổ bộ ở Cuba nhằm lật đổ chính quyền Fidel Castro nhưng thất bại.

Chuyến đi Guatemala được  xem như thất bại vì khi đi về New York, mình bị tên boss đuổi vì hắn yêu cầu mình hoản chuyến đi vì có một tên khác trong nhóm đi Ba Lan. Mình cứ đi nên bị đuổi dù làm việc như trâu suốt 2 năm trời. Một tháng sau, cô bạn đi làm thiện nguyện viên ở Honduras về, báo tin là cô ta phải lòng một tên sinh viên nha khoa nào đó đi chung chuyến đi nên nói adios amigo. Sau này, khi mình lấy vợ thì đồng chí gái bảo là có ai nói giọng đàn bà, gọi hỏi đồng chí gái là Mrs. Nguyên rồi cúp máy nhiều lần. Mình cúp số điện thoại và không cho bạn bè quen chung biết số mới. 

Nói đến cô này mình mới nhớ cô ta họ Hồ. Bố của cô ta người Nghệ An. Năm 1960, ông ta và ông bố vượt tuyến sang Lào rồi đến trình diện tại toà đại sứ VNCH. Chính quyền Ngô Đình Diệm, đưa về Sàigòn như hai vị anh hùng vượt tuyến. Ông ta có cử nhân hán Văn thì phải, lâu lâu thấy ông ta đăng bài về Trường Sa với những dịch thuật các tài liệu bằng chữ Hán. Ông ta giỏi về sử, hay kể cho mình nghe về Tây Sơn và Nguyễn Ánh.

Có lần ông ta nói là trong họ, nhờ ông ta làm lại gia phã thì khám phá ra lai lịch của ông HCM. Ông ta kể lí do vì sao ông Hồ mang tên Nguyễn Tất Thành, nhưng cha ruột lại mang họ Hồ,.... sau này, khám khá ra mình họ Hồ nên ông HCM, mới đổi lại họ Hồ. Đọc cuốn gia phá của dòng họ ông ta khá li kì.

Nước Guatemala chắc mình sẽ không bao giờ trở lại. Mình muốn đi Peru để xem nền văn minh Inca nhưng bị hụt hoài. Đồng chí gái muốn đi viếng nước này khi cô con gái vào đại học vì nằm phía nam bán cầu nên trái mùa với Hoa Kỳ.

NHS

Mammoth Lakes

Mammoth Lakes

Mình ở Cali trên 23 năm mà chưa bao giờ thăm viếng vùng Mammoth Lakes vì khá xa miền Nam Cali, lái xe mất 6 tiếng. Hai vợ chồng cứ định đi viếng vùng này từ bao năm nay nhưng năm nay mới đột suất đi được. 

Vùng này nổi tiếng là nơi trượt tuyết ăn khách nhất tiểu bang Cali. Mình hay đi trượt tuyết vùng phía Tây, bên kia dãy núi Sierra. Có tên bạn ở Fresno, mua cái nhà 6 phòng ngủ trên núi Sierra, mỗi năm rũ gia đình mình lên chơi và trượt tuyết. Hắn ở cái xứ ít người Việt, đa số Á Châu là người Mường nên phải mua căn nhà trên núi để chiêu dụ bạn bè lên thăm. Dân Lào, Mường ăn phở với đường như dân Bắc kỳ khi xưa, thời bao cấp bỏ bột ngọt vào phở.

Mỗi lần lên chơi với gia đình hắn, phải đặt bánh nậm, bánh bột lọc, bún bò Huế, ché,... Đem lên cho hắn một cái cooler lớn để vợ chồng hắn để ngăn Đông lạnh, ăn dần. Mỗi tuần, hắn chỉ làm có 4 ngày, 3 ngày cuối tuần thì chạy lên núi ở, trượt tuyết vào mùa đông, chèo thuyền vào mùa xuân và hè. Sau này, con lớn nên không đi trượt tuyết hàng tuần vào mùa đông được nên vợ chồng hắn bán căn nhà trên núi. Hắn làm Bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, một mình một chợ ở vùng này. Mình có gặp một cặp Bác sĩ, bạn của hắn ở vùng này, cũng làm 4 ngày một tuần là quá đủ ăn, có thời gian chăm sóc con cái trong khi các bác sĩ gốc Việt ở vùng Bolsa thì ngáp như chợ chiều, dành bệnh nhân,...

Vùng dãy núi Sierra nằm chắn giữ sa mạc phía đông Cali với Thung Lũng Tử Thần (Death Valley), nơi mà các nhà tiên phong, khi xưa, di cư từ miền Đông Hoa Kỳ sang, chết khá nhiều tại đây vì nhiệt độ cao nhất nước Mỹ, thêm sa mạc. Từ phía Tây của dãy núi Sierra, chỉ có một con đường duy nhất đi ngang qua phía đông là con đường dẫn vào công viên Quốc gia Yosemite, đi mấy tiếng đồng hồ.

Vùng Mammoth này có nhiều hồ nhỏ, có Hồ tên Mary tương tự như Thung Lũng Tình Yêu của Đà Lạt 40 năm về trước. Cái khác biệt là xứ người, họ giữ gìn rất đẹp như thủa ban sơ. Các cây thông to lớn xung quanh vẫn được giữ nguyên như TLTY trước 75. Du khách đi câu cá nhiều. Lâu quá mình mới đi hè vùng núi nên khám phá ra Thiên Hạ, ngày nay chơi môn thể thao, đi xe đạp loại Mountain Bike rất nhiều. Đa số bận áo quần và trang bị các đồ chắn lót, để tránh bị thương khi té. Trông họ như những cầu thủ đá banh bầu dục. Cách câu khách du lịch cho mùa hè nếu không thì sẽ vắng như chùa Bà Đanh.

Du khách đến ở trọ tại các khách sạn hay khu cắm trại, đem theo xe đạp hay mướn. Các xe buýt chở một chiếc remorque phía sau, dùng để du khách chất xe đạp lên. Có những tuyến đường xe buýt đi khắp các hồ để du khách có thể đem xe đạp đến đó, đạp trong rừng, xung quanh hồ, chán thì lên xe buýt về. Có người thể thao hơn thì đem xe lên núi, qua các đường dây cắp, chở lên núi rồi họ đạp xuống núi như mùa đông, lên núi rồi trượt tuyết xuống.

Ngày đầu mình đi viếng cái thác Rainbow, khiến nhớ đến thác Datanla của Đà Lạt. Mùa hè nên ít nước. Chạy xe đến chỗ chân núi, mua vé xe buýt chở lên vùng đó. Đi bộ từ từ độ 1 dậm Anh  xuống. Gần tới thác nước thì có mấy thang cấp, rất dốc đi xuống, có dây cáp để nắm cho vững. Thác này nhỏ như thác Datanla. Khi đi xuống thì thấy mấy du khách TQ, ngồi la liệt, đang ăn cơm trưa, sau đó thì xã rác. Sau khi làm thủ tục bất thành văn, chụp hình lưu niệm với vợ thì khi đi lên mới chới với. Leo lên mấy cái thang cấp, bở hơi tai nên nghĩ chắc phải về hưu sớm để đi chơi chớ đợi đến 60-70 tuổi thì những chỗ này, chắc chắn là sẽ không có dịp viếng thăm.

Chạy đi viếng cái hồ Mono cách khách sạn 40 dặm. Hồ này chết vì không có suối gì cả để thoát nước. Nước  đọng lại ở đây rồi bốc hơi nước nên độ mặn, nghe nói mặn hơn 2.5 lần nước biển. Mấy cái bọt nước tấp lên bờ, dần dần tạo nên những khối muối, hình thù quái quái khá đẹp.

Đến đây mình mới thấy văn hoá khác nhau của du khách. Dân Mỹ, Âu Châu,...đứng lại, lấy phong bì bỏ tiền vào rồi bỏ trong thùng để trả tiền vào tham quan. Mình đoán, tiểu bang hết tiền, nên không thể nào mướn nhân viên đứng bán vé nên để cái thùng cho du khách tự trả tiền. Mình thấy du khách TQ rất đông chiếm 50%,từ các xe buýt du lịch đổ xuống, mang máy chụp hình đủ loại cao cấp. Đi vào không trả tiền, có thể họ không biết tiếng Anh nhưng số biết tiếng Anh, đọc nói phải trả tiền thì họ cười vẫn đi vào.

Nghe nói chỗ này có mặt trời lặng rất đẹp. Thấy thiên hạ để chân máy chụp hình đầy, hướng về mặt trời lặng. Mình không biết mặt trời lặng ra sao vì hôm đó có nhiều mây nhưng nhìn ánh sáng trên hoa, phong cảnh,..thì quá đẹp. Màu sắc thay đổi từng giây, từng phút như những bức ảnh của Van Gogh, rực ánh sáng của màu sắc. Mình ngồi với thằng con, xem ánh nắng để thu nhận cái vẽ đẹp thiên nhiên trong khi mọi người cứ bấm máy hình.

Tối về, ghé chợ mua đồ ăn rồi về khách sạn, có kitchenette nấu ăn, vừa rẽ vừa vui, xum họp gia đình. Trưa thì ăn quán cho mau. Tính đi vòng vòng chơi nhưng trời khuya, khá lạnh về đêm, thêm ai nấy đều đừ.

Sáng hôm sau, Cả gia đình quyết định về sớm hơn vài ngày vì nghe bà mẹ vợ, long thể bất an. Trên đường về, ghé lại tắm ở suối nước nóng Thiên nhiên. Nước trong núi bị các khí nóng đốt nên nóng, chảy ra làm dòng suối, cộng thêm các khoán chất, nghe nói rất tốt khi ngâm mình nhất là mùa thu hay hè, trời lạnh. Chạy xe vô cánh đồng bát ngát, đậu xe rồi đi bộ khá xa. Nhảy xuống tắm, phê không thể tả, không phải trả tiền. Ngâm người trong nước nóng, ngắm dãy núi phía xa, sau những cánh đồng bát ngát làm nhớ bản "Đồng Xanh" mà ban Mây Trắng hát dạo xưa. Có nhiều người tắm không bận quần áo, nghe nói đêm họ đến đây để tắm nên sáng ra thấy quần lót còn xót lại trên bãi cỏ. Sau đó chạy viếng thêm mấy cái hồ rồi thẳng tiến miền nam về nhà. May mà không nghe lời vợ chạy qua núi , công viên quốc gia Yosemite, vì bị cháy rừng, nghe nói kẹt xe.


Sơn đen

New York, New York

New York, New York

Mình đến làm việc tại New York vào tháng 4 năm 1987. Đến ngày thứ 7, thứ 4 đi phỏng vấn, chủ bắt đi làm ngay ngày hôm sau. Họ mướn luật sư lo giấy tờ cho mình đi làm nên không có thì giờ trở về Âu Châu để dọn nhà. Đành gửi chìa khoá cho bạn bè nhờ dọn nhà dùm. Lúc đầu thì ở tạm nhà một người em của một tên bạn bên Tây, sau đó tìm được một phòng trong cái loft của nghệ sĩ ở khu Tribecca, thuộc quận Manhattan, cạnh Holland Tunnel, gần phố Tàu nên tiện ăn cơm tối, khỏi nấu nướng vì đồ ăn khá rẽ so với Âu  châu. Sáng trước khi lấy Subway, mua cái bagel với cream cheese, đem vào sở ăn, trưa thì ăn bậy bạ xung quanh sở, tối đi làm ra, ghé phố Tàu ăn cơm Việt rồi về nhà. Lâu lâu, cuối tuần rãnh thì nấu cơm ăn.

Ở New York, có cái màn là chủ nhà không được tăng tiền nhà gọi là Rent Control,  nên nhiều tên mướn nhà ở hai ba chục năm mà vẫn giả tiền thuê rẽ mạt. Tên hoạ sĩ mướn cái loft, người Mỹ, ở đây lâu đời, trả mỗi tháng đâu $350.00 nhưng hắn cho mình thuê một căn phòng nhỏ với giá $500.00/ tháng. Mấy thành phố lớn như New York, Los Angeles,...đều bị Rent Control nên mấy người không biết nhảy vào mua thì bị phá sản mệt thở. Người thuê làm hư hao thì chủ nhà phải sửa nhưng không được tăng tiền nhà. Tên hoạ sĩ này chuyên vẽ tranh lụa nên mình học nghề của hắn, có lần vẽ cho một bà mít cái áo dài nên sau này cô Mai Anh, em gái của thầy CBA ở Virginia, có lên nhờ mình vẽ áo dài nhưng trả rẽ như bèo nên lấy cớ bận.   

Mình đi làm mỗi ngày 10-12 tiếng, ăn trong sở, tối về ngủ rồi sáng dậy, đi tiếp như bài học Big City trong cuốn English for Today, cuốn 2 của Lê Bá Kông. Sáng đi Subway, dân tình đi như bay. Phụ nữ mang giày bata, đến sở thì thay giày cao gót. Mình không thấy ánh mặt trời, nhà cửa cao nghêu ngợi, xe taxi chạy như ăn cướp, sáng đi trời tối, tối về cũng tối trời. Được cái là ăn tối thì hãng trả tiền, về khuya thì kêu xe limousine chở về. Cuối tuần làm việc thì chủ trả tiền ăn hết nên năm đó mình chỉ tốn tiền mướn nhà nên để dành được mấy chục ngàn khiến Tam Anh khen nức nở. 

Tam Anh có giới thiệu một tên bạn học khi xưa, quen ở MIT. Sau này hắn từ Paris bay về dự đám cưới của mình thì gặp vợ tương lai của hắn. Tên này thì đúng là dân New York, áo quần lúc nào cũng chải chuốt. Đến khi thất nghiệp thì không có tiền, phải vay mình. Mình thì có thằng Mỹ ở chung mua áo cũ ở chợ trời, Cleveland, giá một Đô / cái, bận cũng thoải mái. Tên này gốc Do Thái, cứ mỗi tháng, hắn lấy tiền nhà mình xong là bay về Cleveland, thăm mẹ hắn, ghé chợ trời mua áo cũ cho mình. Dạo mình còn sinh viên thì chuyên bận quần áo phát chẩn. Có mấy hội đoàn Tây hay kêu mình đến xem có cái nào vừa thì lấy nên chả bao giờ tốn tiền mua áo quần. 

Một hôm đi xuống phố Tàu ăn cơm thì thấy tờ bích chương, kêu gọi tham gia sinh hoạt với hội thanh niên người Việt nên tò mò ghé lại. Nhóm này trẻ, đã đi làm nên muốn giúp đám sinh viên như dạy kèm hay giúp đỡ đám con lai. Mấy người con lai Mỹ sang Mỹ thì bị khủng hoảng căn cước, gặp dân VN thì không chào đón họ nhất là gốc Mỹ đen, còn gặp dân Mỹ thì cũng tương tự vì không biết nói tiếng Anh, nên cả đám xúm nhau, đùm bọc lẫn nhau , đa số làm bậy nên nhóm trẻ này có ý tốt muốn giúp đỡ nên mình tham gia thì tình cờ gặp Mai Ly, bạn đời của Tam Anh sau này. 

Cô này dạo đó hình như đang học cao học ở đại học Columbia, giới thiệu mình một tên mới được thụ phong linh mục, lên chức cha cố. Mình với ông cha cố trẻ này cứ xưng mày tao, đi đâu hay đi chung nên bị hiểu lầm. Ông ta vào nhà con chiên thì mấy bà, có con gái không biết phải gọi mình bằng gì vì dạo ấy mình hay bận bộ đồ nhung đen. Mấy bà cứ hỏi mình là Thầy hay Cố đạo để xưng hô. Tên Linh mục này nói, tao mà nói mày là thầy, sắp sửa lên chức cha thì hết đường lấy vợ. Mày lấy vợ công giáo thì tao khỏi bắt học tập hôn nhân.

Hè năm đó Bút  Nhóm Lửa Việt của ông Linh mục này, tổ chức trại hè nên tên Linh mục rũ mình vào ban tổ chức. Trại hè được tổ chức ở trong khung viên nhà dòng Don Bosco, ở New Jersey, có đâu 300 mạng đến dự, toàn học sinh, sinh viên và mới ra trường. Khá vui, đủ trò chơi hướng đạo, ca hát xong xuôi thì lái sang chương trình Chén Gạo Tình Thân, giúp đồng bào ở trại tỵ nạn, tổ chức biểu tình, lấy chữ ký chống hồi hương các người vượt biển trong các đại học. Sau này, hết tị nạn thì giúp người nghèo tại VN, mình chỉ lo phần học bổng sinh viên và học sinh nghèo.

Tam Anh rũ mình tổ chức các buổi nói chuyện về Văn hoá VN trong đại học miền Đông nên mình có mời anh Quỳnh, giáo sư Nguyễn Thuyết Phong dạy nhạc dân tộc ở Washington, Bác Huỳnh Sanh Thông ở đại học Yale,... nói chuyện cho sinh viên về Văn hoá VN, triển lãm tranh của anh Quỳnh và trình tấu nhạc cổ truyền VN cho giới sinh viên có cái gì để tự hào về nguồn gốc của mình thay vì bị báo chí chê bai VNCH. Anh Quỳnh là hoạ sĩ VN đầu tiên có tranh ở viện bảo tàng Guggenheim, New York. Không ngờ những buổi họp mặt này, trở thành truyền thống của các hội sinh viên gốc Việt ở Princeton, Yale, M.I.T., Harvard, NYU, Brown University,.. 

Hàng năm họ thay phiên tổ chức họp mặt liên trường để đả thông tư tưởng, tìm về nguồn cội. Mình nhớ có lần trong những cuộc họp mặt này, nói chuyện với Đinh Đồng Phụng Việt, Bích Ngọc, Mai Lan,..học luật ở đại học Harvard thì không ngờ mấy năm sau anh chàng trở thành thứ trưởng tư Pháp của Hoa Kỳ, người đứng đầu của nhóm, viết đạo luật Patriot. Mai Lan, em vợ của Tam Anh mình có gặp lại khi sang thăm mấy gia đình này, làm việc cho nhà nước ở D.C. Không ngờ trong những họp mặt này, đồng chí gái phát hiện ra mình nên khi có người giới thiệu thì cô nàng nhận ra ngay. Sẽ kể sau.

Độ ấy, Tam Anh sợ mình đi bắt dê bậy bạ trong đám sinh viên, làm mất uy tính của hắn nên khuyên đừng làm mất chính nghĩa. Mang tiếng giúp sinh viên để kiếm vợ như đa số các tên ra trường nên mình hụt nhiều cô. Nhiều cô sinh viên bạo lắm, cứ lén lén ôm mình. Kinh Thật! Có lần nhận thư mời đi dự lễ phát bằng dược sĩ của một cô mà mình không biết là ai nên gọi điện thoại. Tử vi bảo là mình có số Đào Hoa nhưng bị triệt về cái mồm. Mình gọi cho cô nàng vì tò mòhỏi sao cô nàng biết mình làm cô nàng gạu nên mình phải xin lỗi nói sẽ đi dự. Hôm đi thì mình phải mướn xe. Cả đời chưa bao giờ chạy xe ở New York, New Jersey nên chạy loạng quoạng nhưng cũng đến nơi. Mới khám phá ra cô nàng có đi dự trại hè vừa qua, có cô chị sinh đôi. Không xinh nhưng rất hiền. Mình không thích đóng sự tích trầu cau nên cũng lặn luôn sau buổi lễ.

Ở New York mấy năm mình bắt đầu chán, đi hè sang Cali chơi thì gặp lại anh chàng Võ Hoàng Đa. Hắn đã có hai con, có nhà có cửa nên mình bắt đầu suy nghĩ về cái kiếp lãng tử, mệt mõi, muốn hát bài "dừng bước giang hồ" nên nghe lời nó, dọn sang Cali, để nó kiếm vợ. Về lại New York thì nghe điện thoại một tên quen qua Tam Anh, học ở MIT. Hắn rũ lên Boston chơi luôn tiện sẽ giới thiệu một cô. Mình không ngờ chuyến đi đó trở thành lịch sử, đã khiến đời mình bước sang một trang sử mới. Phát hiện ra đồng chí gái.

Sơn đen



Đi Anh Quốc

Đi Anh *

Mình đi Anh quốc lần đầu khi học năm thứ 4. Thấy trong trường có quảng cáo chương trình ăn ở với người địa phương giúp sinh viên trau dồi Anh ngữ nên mình ghi tên đi hai tuần. Mình lấy xe lửa đến Rouen, cảng vùng Normandie rồi đi tàu qua vịnh Manche đến Plymouth rồi được ban tổ chức rước lên xe buýt chở về Luân Đôn. Thật ra là vùng ngoại ô, cách trung tâm thành phố độ 30 km. Xe chạy trên xa lộ thấy hơi lạ vì chạy bên trái nhưng không hiểu lí do còn bên Nhật thì chạy xe bên trái vì khi xưa các kiếm khách luôn đi bên trái để thủ và dễ rút kiếm. 

Có sách nói là ngày xưa khắp Âu Châu ai cũng đi ngựa bên trái vì thuận tay phải nên dễ rút gươm ra nhưng sau này Hoàng đế Napoleon lại thuận tay trái nên ông bắt lính Pháp đi bên phải để dễ nhìn nên từ đó các nước Âu Châu chạy xe ngựa bên phải còn Anh quốc thì vẫn giữa bên trái. Các thuộc địa cũ của Anh quốc đều lái xe bên trái ngoại trừ Hoa Kỳ vì chính phủ cách mạng muốn tẩy hết dấu vết của Anh quốc.

Xe buýt thả mình và các sinh viên khác tại một trung tâm thể thao của thành phố để họ duyệt danh sách rồi cho xe đưa mình về nhà trọ của người địa phương. Ban tổ chức trả tiền cho các người già về hưu, có nhà cửa và muốn kiếm thêm chút đỉnh tiền nên tham gia chương trình. Mỗi ngày gia đình nơi mình trú ngụ sẽ cho ăn ba bữa cơm nhưng thường thì tối mình ăn ngoài với đám sinh viên học chung vì London cách nhà khá xa nên đi về ăn không tiện. Mình được đưa về nhà một bà goá, chồng chết trong thời kỳ Đức quốc xã bỏ bom để lại cái nhà semi-detached trong khu phố, một loại nhà khá bình dân trong khu lao động. 

Phải nói thật là mình chỉ thấy toàn là nhà gạch và gạch và gạch nhiều nhất là gạch màu nâu hay đen khác với các nước latinh như Pháp, Ý, Tây Ban Nha,.. Sau này đi các nước Anglo-saxon như Đức, Hoà Lan,... thì dân địa phương dùng gạch để xây nhà nhiều nhất trong khi các nước la tinh thì dùng đá ong nhiều hơn. Ngoài gạch thì thấy cây cỏ xanh rì do khí hậu mưa quanh năm. Xứ sương mù này là hải đảo nên bị mưa khá nhiều. Ra đường là phải đem theo cái ô.

Nhà bà goá này đại loại có hai tầng, 3 phòng ngũ, hai phòng tắm. Mình chào hỏi xong thì được chỉ định lên lầu, ngoài phòng bà ta ra thì có hai phòng khác. Mình chọn phòng lớn nhất. Hai tiếng sau thì có một cô sinh viên Tây Ban Nha đến lấy phòng còn lại. Cô này tên Teresa từ thành phố Madrid. Phải công nhận cơm ăng lê dỡ thật. Họ chỉ có món Fish & Chip và Shepherd Pie là nổi tiếng ngoài ra thì các tiệm cơm tàu và ấn độ takeaway đầy đường. 

Sau này, khi mình đi làm ở đây, có tên làm chung gốc Hongkong giới thiệu một tiệm bán vịt quay ơ Notting Hill mà nghe hắn bảo là ngon nhất London và ngay Hongkong cũng không bằng nên mình hay đi ăn ở tiệm này. Khu này khi xưa rất nghèo nàn nhưng sau này được tân trang nên khá sang, dân cư thay đổi mà Hugh Grant và Julia Robert có đóng trong phim Notting Hill. 

Sau này sang làm việc ở New York, mình hay đến ăn món vịt quay ở phố Tàu mà ông thị trưởng Koch hay đưa các nguyên thủ trên thế giới đến tiệm này. Nếu ai đi New York thì đừng quên ghé lại tiệm này. Phải leo lên cầu thang nhỏ, họ đem con vịt quay ra rồi khứa cái da vịt ra cho mình cuốn bánh bao, chấm tương tuyệt cú mèo. Hồi mình đi làm ở HongKong thì không non bằng ở đây.  

Dân di cư Ấn rất đông nên các tiệm ăn Ấn độ rất nhiều cho nên dạo mình làm việc ở London thì đi ăn ngoài chỉ có cơm Tàu và Ấn. Nhớ lần đầu tiên ăn cơm Ấn độ với một tên người Pháp ở Monaco. Tên này là bạn thân với hoàng tử Albert, sau này mình có xuống ở nhà hắn ở Monaco vài ngày trên đường qua Ý. Sau này mất liên lạc nghe nói hắn làm cố vấn cho vua Albert khi vua Rainier chết. Nghe mấy người bạn Ấn độ nói là cơm ấn độ ngon nhất là ở Anh quốc tương tự cơm VN là ở Cali. Sau cơm tối thì mình có dịp thực tập Anh ngữ với cô Tây ban nha nên chán mớ đời, hai đứa cứ xổ tiếng Anh bồi ra cho nhau cộng thêm múa tay múa cẳng.

Sáng hôm sau thì đi học chung với Teresa tại trường học gần đó. Đa số sinh viên đến là từ Pháp, Tây ban nha và Ý. Chương trình học từ 9:00-1:00 sau đó thì đi viếng thăm các địa danh của Luân Đôn và viện bảo tàng. Học thì đàm thoại là chính, bà giáo bắt mỗi ngày coi một chương trình truyền hình rồi viết kể sơ lược cho cả lớp nghe rồi bà ta cho một đề tài rồi cả lớp đâu 10 người khua tay múa chân nói cho nên mình nghe giọng Ý, Tây ban nha nhiều hơn là giọng anh chính gốc con Nai vàng.

Nói sang luân đôn để học tiếng anh nhưng không may mình lại ở trọ nhà một bà gốc Tô Cách Lan, nổi tiếng trùm sò nên ăn uống không có gì là đặc sắc lắm. Khổ nhất là không hiểu bà ta nói gì vì giọng Tô cách Lan rất khó nghe tương tự dân ngoại quốc nghe giọng Quảng nôm. Luân Đôn có nhiều loại người sinh sống như Ái nhỉ Lan, Tô Cách Lan, Wales gần Anh Quốc cùng nói anh ngữ nhưng giọng nói rất khác ngoài ra còn tàn dư của thuộc địa cũ như Ấn độ, phi châu, Úc Châu, Á Châu nói chung trong Cộng đồng Commonwealth.

Chiều thì có một sinh viên người anh tên Nigel, dẫn sinh viên đi viếng các viện bảo tàng như British museum, Tate gallery hay Piccaddily circus, trafalgar square có cái tượng của Duke Wellington, người đã đánh bại Hoàng đế Napoleon ở Waterloo rồi bỏ tù ở Sainte Helene. Có lần hắn dẫn mình đi viếng vận động trường Wembley nên cuối tuần đó, mình dù đi coi trận Arsenal đấu với Liverpool có Stapleton và Ian Rush chỏi nhau. Mình không biết nên mua vé đứng phía cổ động viên đội Arsenal mà lại cổ vỏ cho Liverpool có Keegan nên sợ toát mồ hôi vì thấy mấy tên hooligan nhìn mình với cặp mắt như hai viên đạn đồng AK nên không dám reo hò.

 Sau này sinh sống tại đây hai năm thì mình có đến Wembley xem đại hội nhạc Band AIDS của ca sĩ Bono làm hai concert liên tục trong một ngày New York và London. Hát ở Wembley xong là anh chàng bay sang New York bằng máy bay Concorde nên coi anh chàng này hát lại trực tiếp trên màn ảnh lớn của sân khấu. Vận động trường chứa dạo đó khoản 90,000 người, giới trẻ ngồi trên sân cỏ picnic nghe nhạc. Đó là lần đầu tiên mình nghe Bruce Springsteen hát "born in usa "mà dân Âu Châu rất mê. Mình đi xem đá banh khắp Âu Châu nhưng có lẻ hai vận động trường làm mình sợ nhất là Nou camp của đội Barcelona và San Bernabeu của đội Real Madrid. Parc des Princes của đội Paris St Germain thì thường, San Siro của AC Milano cũng bình thường, vận động trường Munich thì rất đẹp dùng làm thế vận hội 1972 mà nhóm Tháng 9 đen, đột nhập vào làng thế vận hội để giết đội tuyển Do Thái.

Sinh viên gồm Ý, Pháp và Tây ban nha thì đám Pháp chơi với nhau trong khi đám Ý và Tây ban Nha đi chơi chung nên sau khi viếng london vào buổi chiều thì mình hay đi chơi với đám ý và Tây ban nha để có dịp đàm thoại anh ngữ vì đám Tây thì nói tiếng Pháp với nhau nên uổng tiền đi xa để nói tiếng Tây. Tối thì tụi này hay vào các pub để ăn uống cho rẽ vì vật giá london đắc nhất Âu Châu rồi kéo nhau đi nghe nhạc trong các pub. Dạo đó Punk bắt đầu thịnh hành nên nghe nhạc khá ồn ào, thấy trai gái nhuộm tóc đủ màu cũng ớn. Trong đám sinh viên ý thì mình thân hai cô còn đám Tây ban nha thì thân với Teresa và hai cô bạn của cô này. Khi mình sang thăm Madrid thì chỉ gặp Maria vì Teresa đã lên xe hoa. Nhờ quen mấy cô này mà mình bắt đầu Giang Hồ đi thăm bạn hiền.

Lần thứ hai sang Anh Quốc với một cô người Mỹ, sinh viên kiến trúc sang ở chơi Paris một năm, học tiếng Tây quen với một gia đình tây. Họ giới thiệu mình để cô nàng tìm hiểu thêm về kiến trúc sinh hoạt của sinh viên Pháp. Cô này rũ mình đi london vì sợ đi một mình nên mình gọi cho bà người tô cách lan mà mình trọ lại nhà khi xưa xem bà tính bao nhiêu rồi đi xe lửa sang. Mình cũng đi lại viếng các viện bảo tàng với cô nàng, đi xem Evita , một show ở West End, nói về cuộc đời của bà Evita Peron, vợ của tổng thống Á Can Đình. Thường thường thì các show này được trình diễn ở london trước nếu đắc khách thì sẽ đem qua New York ở Broadway như Miss Saigon. Sau này mình đi Giang hồ với Alice đến 6 tháng khắp nơi, có dịp sẽ kể.


Mình sang Anh quốc lần thứ 3 theo lời mời một tên đồng nghiệp quen bên Thụy Sĩ. Tên này làm cho hảng GDS, phần mềm vẽ hoạ đồ, được hảng này phái sang Thụy Sĩ huấn luyện cho vài thợ vẽ trong hãng của mình đang làm. Mình không được xếp cho học nhưng buổi chiều sau khi làm, xếp về thì mình nhờ tên này chỉ thêm nên vài tuần sau là vẽ được nên xếp cho mình sử dụng máy vi tính để vẽ luôn nhờ vậy sau này mình đi tới nước nào cũng xin được việc vì dạo đó dân tình ít ai biết vẽ bằng máy vi tính nhất là không gian 3 chiều. Nhà hắn ở Oxford nên rũ mình sang đó chơi vài ngày cho biết một trong những đại học nổi tiếng trên thế giới.


Đi ngoài đường thì nhận ra các sinh viên liền vì ai nấy đều khoác áo đen, hay đi xe đạp. Hình như khi đi thi thì phải bận áo khoác đen mới được vào phòng thi. Sau này mình có đi viếng thành phố Cambridge cũng có đại học nổi tiếng và thường được xem là đối thủ của Oxford. Mình chỉ thấy sự khác biệt giữa hai thành phố là màu gạch; Oxford thì màu vàng còn Cambridge thì màu nâu và đen nhiều. Oxford có vẽ thành thị hơn Cambridge mà trong phim Charriots of Fire có kể mấy sinh viên chạy bộ của trường này đoạt huy chương vàng thế vận hội.  Nói chung thì Oxford thiên về nhân văn còn Cambridge thì về khoa học. Sinh viên nữ hình như mới được  nhận theo học toàn thời gian ở hai trường này sau thế chiến thứ 2 tương tự các Pub ngày xưa chỉ dành cho đàn ông còn đàn bà thì có các câu lạc bộ dành riêng để uống trà nhưng từ khi phụ nữ được xem là bình đẳng thì đàn bà Anh quốc rất mạnh điển hình là bà Maggie Thatcher mà mình có dịp nhìn từ xa khi làm việc ở London. 

Hôm đó mình theo ông xếp đi trình bày đồ án cho các nhân viên chính phủ nên có thấy bà ta từ xa trong phòng nhưng không được bắt tay như ông xếp mình. Có lần mình cũng thấy Hoàng tử Charles khi theo đi theo xếp mình tường trình về đồ án. Ông Hoàng tử này chả có gì làm nên tụi cận thần xúi làm cái hội chống kiến trúc đương đại nên mỗi lần công ty mình vẽ là phải ra cái hội đồng của ông Hoàng tử này để duyệt xét và hôm đó có công nương Diana đi theo, họ ghé đâu có năm phút nói vớ va vớ vẫn gì đó rồi đi nhưng phải công nhận công nương Diana cao lại chơi thêm đôi giày cao gót nhưng phải nói rất đẹp.

Hồi nhỏ mình nghe kể dân Anh uống trà nhưng khi qua đó thì dân tình họ uống cà phê nhiều, ít ai uống trà. Dân london thường hay ghé cửa hàng Harrods, lên tầng cuối ăn cơm hay ghé cửa hàng Fortnum and Mason để uống trà và ăn bánh. Mỗi lần về Paris thăm mấy người em thì mình hay mua quà ở đây vì họ gói miễn phí lại rất đẹp tương tự ở Nhật họ gói quà rất đẹp, nói lên Văn hoá rất cao của họ. Họ kêu dân thuộc địa trồng trà rồi bán khắp thế giới kiếm tiền. Tương tự VN, ai cũng đòi uống cà phê phin của Pháp. Pháp đâu có trồng cà phê, họ mua của Ba Tây hay thuộc địa cũ Bờ biển Ngà rồi pha uống mà đa số dân Tây lại uống cà phê kiểu Ý hay cà phê Thổ Nhỉ Kỳ cho nên hồi ở VN nghe cà phê Tây hay sang Cali thấy các tiệm cà phê quảng cáo cà phê Tây hảo hạng nên mình thấy lạ lạ cái huyền thoại này. Mình có quen mấy tên Ấn độ nên họ căm thù Anh quốc lắm vì dân này bị tiếp thị nên uống trà vì nghĩ là được thành giai cấp dân cai trị, thượng lưu trong vài phút khi uống trà. Sau này họ khám phá ra nước Anh chỉ tạo ra huyền thoại để buôn bán nhất là khám phá là trà đen rất độc cho sức khoẻ.

Mình làm việc hai năm ở Thụy Sĩ thì bắt đầu chán vì xứ này buồn chả có cái gì hấp dẫn cả dù đời sống rất cao thì có tên bạn làm chung người Hoà Lan rũ đi Glasgow học một chương trình gì một năm nhưng mình không thích học nữa dù Lenin có bảo là học , học học mãi thì được tin cô bạn người Mỹ, sinh viên kiến trúc ở Saint Louis rũ sang Mỹ làm việc. Mình đang tính ra toà đai sứ Mỹ xin chiếu khán thì nhận cú điện thoại từ London, mời sang làm việc cho hãng vì một tên bạn quen nay làm ở đó và hãng cần người nên hắn nghĩ đến mình. Hôm sau mình bay sang london để interview và tuần sau bắt đầu làm việc ở London đúng hai năm.

Ở Âu Châu người ta hay nói là thành phố Paris dàng riêng cho phụ nữ còn London là dành cho đàn ông. Sinh sống ở đây thì mới biết là đàn ông nước này ăn diện rất nhiều còn mình thì làm việc ngày 10-12 tiếng nên chả có thì giờ đi đâu. Lâu lâu thì tụi trong hãng rũ đi ăn, đánh golf cho biết. Cũng tại đây mình đánh tennis lần đầu tiên trên sân cỏ và hay đá banh trong công viên Hyde Park với đám trong vùng. Mình có đi xem Wimbledon vài lần vào buổi chiều sau khi tan sở nên vé rẽ hơn nhưng xứ này hay mưa nên các trận đấu hay bị dời lại. Dạo đó có Jimmy Connors, Djon Borg.... Mình rất thích coi Chris Evert đánh với bà người Tiệp khắc Martina...

Mình thích nhất là coi Opera và musical kiểu Broadway ở đây rất rẽ. Mua vé nguyên mùa nên chỉ tốn độ 15 bảng Anh, dạo đó khoảng 20 đô nên tuần nào mình cũng đi xem. ở Anh hình như họ bình dân hoá nghệ thuật nên khá rẽ dân mọi thành phần đều được đi xem, khỏi cần phải ăn bận tuxedo như ở Paris hay Milano. Dân Anh rất thoáng nên họ cho xem Philip Glass,...chớ ở bên Pháp thì toàn tuồng tích cũ nhai đi nhai lại cho nên xứ này xuất khẩu các show về ca vũ nhạc kịch qua Mỹ rồi từ đó truyền bá khắp thế giới. Sau này các chương trình truyền hình như American Idol là cũng nhập khẩu từ Anh Quốc ngoại trừ The Voice là từ Hoà Lan. Các kiến trúc sư Anh quốc như ông chủ mình Norman Foster là tiên phong về kiến trúc High Tech tương tự như Rogers và Piano thiết kế trung tâm văn hoá Pompidou ở Paris. 

Ở London cũng có một trung tâm văn hoá tương tự như Pompidou nhưng dân tham dự có vẻ chọn lọc hơn. Tại đây mình xem các phim của Nam Hàn, Phi luật Tân hay TQ,.. các chương trình không hạn hẹp như ở Paris và là nơi mình học nhân sinh quan của dân Anglo Saxon. Có lẻ triều đình không bị chi phối bởi Công giáo nên tinh thần của người Anh rất thoáng, không bị gò bó trong khuôn khổ đạo đức quản lí bởi Nhà thờ. Mình sống ở đây hai năm nhưng có lẻ mình bị ảnh hưởng nhiều nhất vì khi qua Hoa Kỳ thì nói chung thì xã hội bị quản thúc bởi các Nhà thờ đạo Tin Lành nên xã hội đa dạng nên phát triển khá xa về kinh tế. 

Ở Âu Châu mình nhớ là ra biển, đàn bà toàn là topless có nơi là cứ như Thiên đàng của ông bà Adam và Eva. Mình có lần đi biển ở vùng Camargue của Tây thì vào trại khoả thân thì phải cầm cái khăn nhỏ để lót khi ngồi ghế còn cứ nhộng nhông không có gì đặc biệt. Đàn bà hấp dẫn khi bận trang phục vì mình tò mò chớ khi cởi trần thì nhiều khi không có gì đặc biệt lại dị hòm. Mình nhớ có lần trên bãi biển, một con đầm topless đeo một cái khay trước ngực đi bán cà rem làm mình phải ăn kem mấy lần. Nghe nói mấy cô đầm sinh viên, mùa hè ra biển bán cà rem là giàu. Cô nào có Bộ ngực đẹp là bán Đắc hơn.

Ở london thì có nhiều giống dân tứ xứ như Paris nên khá hổn tạp nhưng mình có thể nhận ra ai có gốc London bằng giọng Cockney của vùng đông của London, giới thợ thuyền ở vùng này khá đông mà dân địa phương thường gọi là East End nên dạo đó có phim bộ soap opera có tựa "Eastenders" được dân Anh coi khá lâu. Dạo đó mình làm cho kts Norman Foster sau này đoạt giải Pritzker tương tự giải Nobel về kiến trúc về Ngân hàng Hongkong Shanghai Bank ở Hongkong và phi trường Stansted ở ngoại ô London. Say này hãng này có vẽ phi trường Bắc Kinh để chuẩn bị cho thế vận hội 2008.

Mình có dự Tết do Cộng đồng VN tại đây tổ chức. Thành phần ở đây có hai loại; gốc miền Nam và gốc miền Bắc. Gốc miền Bắc đa số là người gốc Hoa, năm 1979 bị đuổi về TQ rồi trốn sang HongKong xin tị nạn qua Anh. Dân tị nạn VN đã không thống nhất lắm mà xứ này lại có dân đi từ miền Bắc nên gặp nhau thì không hợp nhau lắm. Dân miền Bắc thì quen vẫn kêu dân miền Nam là bọn ngụy quyền, hát quốc ca của Văn Cao, còn dân đi từ miền Nam thì đòi hát tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước nên gây lộn hoài cuối cùng thì thất trí là không hát quốc ca. Văn nghệ thì dân miền Bắc hát trường Sơn Đông nhớ trường Sơn Tây còn miền Nam hát bình Long Anh Dũng, chán mớ đời. Có lần mình có đi dự một buổi Văn nghệ mà ông Phạm Duy ra mắt tập nhạc Lá Diêu Bông. Cũng nhờ Phạm Duy thuyết minh về bài thơ này mà ông Hoàng Cầm bị đi tù hai năm cho nên sau này mình rất ngại đọc các bài suy diễn về Văn chương.

Lần chót mình ghé London với vợ con năm 2006 trên đường về Pháp dự lể thành hôn 60 năm của một cặp vợ chồng người Pháp mà mình xem như cha mẹ nuôi. Dạo đó các nước đang vận động để được quyền tổ chức thế vận hội nên London và Paris được trang hoàng rất hoành tráng để giới chức của thế vận hội quốc tế đến khảo sát. Điều mình cảm nhận ngay là dân số ở đây đông hơn khi xưa nhất là các sắc tộc. 20 năm trước khi mình sinh sống tại đây thì dân di cư đa số là dân gốc da trắng của Tô cách Lan, Ái Nhỉ Lan nhưng nay thì dân gốc Ấn Độ, Pakistan, Phi Châu hay vùng Trung Mỹ. Sau đệ nhị thế chiến thì các nước Âu Châu được chương trình Marshall bơm tiền vào để phát triển đất nước, chạy đua với nhóm Liên Sô cho nên các nhà máy cần nhân công nên họ cho dân thuộc địa cũ di cư sang. 

Nhóm này sang thì bảo lãnh cha mẹ, họ hàng rồi thời cuộc thay đổi, các công ty tự động hoá nên họ bị thất nghiệp, ăn trợ cấp rồi con cháu của họ lang thang phá xóm phá làng. Đi ngoài đường mình có cảm tưởng như đi vào khu Bronx của New York hay Atlanta. Dẫn vợ con đi coi Miss Saigon và viếng các địa danh nổi tiếng. Trong khách sạn thì dân gốc Ba Lan làm việc rất nhiều. Từ ngày bức màn sắt xụp đổ thì dân Ba Lan chạy qua các nước Tây Âu sinh sống khá đông vì nước này là thành viên của thị trường chung Âu Châu. 

Có một cái thú ở London là mua cái pass xe buýt rồi leo lên tầng hai của xe, ngồi phía trước xem thắng cảnh tới cuối trạm rồi đổi xe. Dạo mình đi làm ở đây thì cuối tuần hay leo lên xe buýt rồi đi lang bang khắp nơi. 

Rời London gia đình mình bay sang Venice thì chiều hôm đó coi TV thấy khủng bố đặt chất nổ trong subway cách khách sạn mà gia đình mình ngụ tối hôm trước có 200m. Hú vía!


Nguyễn Hoàng Sơn



Du lịch qua Netflix *

Du lịch qua Netflix *

Mấy tuần nay công ty Netflix cho mình một trương mục để xài thử miễn phí trong 30 ngày. Sau cơm chiều hai vợ chồng đi bộ cho tiêu cơm rồi coi xi nê hay các chương trình tài liệu văn hoá của các nước trên thế giới do công ty Netflix cung cấp. Đêm thì coi phim Do Thái để hiểu thêm về cuộc đấu tranh giữa người Palestine và Do Thái, đêm thì du lịch qua Thổ Nhĩ Kỳ nói về những phong tục của hồi giáo, đêm thì đi Ý, đêm thì đi Pháp, Nhật bản, xứ Hàn,... 

Hôm nay tình cờ coi phim "Poussière de vie" của Pháp phỏng theo cuốn sách "ngọn đồi Fanta" của nhà văn Duyên Anh, kể chuyện có thật về các trẻ em đi học các khoá "phục hồi nhân phẩm" sau 75, chết thì được chôn trên một ngọn đồi có những võ chai Fanta của lính Mỹ đóng quân uống trong thời chiến tranh bỏ lại. Ai chết thì được chôn tại đây rồi bỏ cái tên trong cái chai Fanta thay thế mộ bia. Cuốn sách này mình có mua đọc mấy chục năm trước khi nhà văn này mới đến định cư ở Pháp. Nếu mình không lầm thì có một linh mục đã dịch vài cuốn sách của nhà văn này viết ở hải ngoại ra Pháp ngữ tương tự như sách của nhà văn Dương Thu Hương mà mình đọc cuốn Au Zenith.  Mình không ngờ là người Pháp dám làm và sản xuất cuốn phim về VN sau 75 vì dạo mình sang du học thì 25% dân Pháp là cử tri đảng Cộng sản. Mình từng bị đảng viên Cộng sản Pháp chửi thậm tệ nhiều lần vì dám nhận là người miền Nam VN.

Ngày xưa mình mê và đọc hết mấy cuốn sách của ông Duyên Anh viết về tuổi thơ như Thằng Vũ, Con Thuý, Chương Còm, Dàn hoa Thiên lý, Mơ thành người Quang Trung... Sau này ra hải ngoại, ông viết nhiều bài báo đã kích ba anh em nhà Tây Sơn khởi sự bằng nghề ăn cướp sau này lên ngôi nên được nhà nước VN đề cao như anh hùng đấu tranh cách mạng chống xã hội phong kiến khiến mình phải tìm đọc tài liệu lịch sử về giai đoạn này được biên khảo bởi các tác giả người Việt và các tài liệu ngoại quốc để kiểm chứng. 

Hồi bé mình có lần, mơ thành người Quang Trung, nghe kể là một người rất giỏi Võ, mưu lược thần sầu, mưu tính đi đánh Trung Hoa để lấy lại hai Quảng cho VN nhưng  không may chết sớm vì bị đầu độc. Theo ông Tạ Chí Đại Trường thì cái chết của ông Quang Trung rất bình thường vì thời tiết ở vùng Qui Nhơn, Bình Định rất khắc nghiệt, dễ bị đau rồi chết.  Mình được biết trận Đống Đa, mà khi về Hà Nội lần đầu tiên  phải đi viếng cái gò này, ông Quang Trung cho lính ăn Tết sớm rồi hẹn ăn Tết Kỷ Dậu 1789  ở thành Thăng Long. Theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí thì ông Nguyễn Huệ cho lính đi bộ, ngày đi đêm nghỉ, cứ hai người gánh một người rồi luân phiên đi cho kịp ra Bắc Hà, cho 30 người lính cầm cái khiên để đở tên hay súng bắn của địch, tổng cộng có 20 cái khiên coi như là  600 lính trong khi Tôn sĩ Nghị đem sang 20 vạn binh sang hỏi tội theo lời yêu cầu của Vua Lê Chiêu Thống. Trong một đêm 600 lính Tây Sơn đã đánh tan 200,000 quân nhà Thanh, Tôn sĩ Nghị phải bỏ cả Ấn tính để chạy thoát thân nên mình rất tự hào làm người VN. 

Sau này ra hải ngoại, có cơ hội đọc sách và tài liệu của người ngoại quốc thì bắt đầu đặt câu hỏi những gì mình được dạy ở trường khi xưa hay nghe kể rất là khó tin. 600 lính Tây Sơn đánh bại 200,000 lính Thanh coi như một người lính Tây Sơn trung bình  chống lại  333 người lính của nhà Thanh mà dạo đó dân số sinh sống ở Thăng Long có độ trên dưới 10,000 dân. Nhà Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn binh để cai trị 10,000 dân của thủ đô VN? Dân đã đói nay phải nuôi thêm 200,000 người từ bên Tàu sang. Năm 1945 Tưởng Giới Thạch đem mấy sư đoàn Tàu Phù sang giải giới quân đội Nhật ở miền Bắc làm dân chúng ngoài Bắc kinh hoàng, ông HCM phải làm tuần lể quyên vàng để hối lộ cho tướng Lữ Hán rút về Tàu. Trên VN thư quán , ông Nguyễn Duy Chính có viết nhiều bài về lịch sử VN đã giúp mình hiểu rõ thêm về thời đó. Qua gia phả gia đình thì ông tổ của mình thuộc người Nghệ An nhưng mình không hiểu lý do nào ông ta lại đến Sơn Tây lập nghiệp vì dạo đó di chuyễn xa xôi như vậy rất khó khăn. Qua tài liệu của ông NDC đưa ra thì lính Tây Sơn sau khi ra Bắc thì có một số ở lại và được vua cấp đai ở các vùng lân cận của Thăng Long để trồng trọt. Sơn Tây dạo đó là một vùng của người Mường thưa dân.

Mình muốn nói đây là cái tính hay "nổ" của người mình, có một thì nhân gấp 10, gấp 100 lần. Dạo còn sinh viên thì mình có đọc tài liệu của một sinh viên kiến trúc người Pháp, nghiên cứu về thành Thăng Long thì dân số đâu có trên dưới 10,000 người mà nhà Thanh lại phải đem theo 200,000 binh lính. Nếu kể cho tây thì họ cười mà người mình vẫn tin vào đó như là chân lý và sẽ xỉ vã mình nếu đặt lại những câu hỏi về lịch sử đã được dạy khi còn ở VN. Đối với người không có cơ hội ăn học thì mình không chấp nhất nhưng đối với những người tốt nghiệp đại học thì bất bình thường như một ông thầy dạy sử của mình, kể một cách đam mê cho cả lớp trận Đống Đa 600 lính Tây Sơn đánh bại 20 vạn binh của đế quốc Trung Hoa. Theo tài liệu kể thì sau trận Đống Đa thì ông Nguyễn Huệ sai người con rể giả làm vua Quang Trung đi sứ sang Tàu để thần phục như đa số các vua VN khi xưa mới lên ngôi, lý do là sợ vua nhà Thanh giết cho nên nói ông ta dự định đem quân sang đánh Trung Hoa để lấy lại Quảng Đông và Quảng Tây là chuyện hoang đường, mà có lấy được thì làm sao nuôi mấy triệu dân của hai vùng đó. 

Có lần mình đọc một bài viết của thư ký của ông Trần Huy Liệu nói về anh hùng nhân dân Lê Văn Tám. Ông này kể là họ muốn tạo nên một huyền thoại để tuyên truyền. Nhân cơ hội kho đạn xăng Nhà Bè bị cháy nên họ tạo ra một huyền thoại Lê Văn Tám tự tẩm xăng chạy vào làm nổ kho đạn, hy sinh tính mạng để chống Mỹ cứu nước vì chưa bao giờ có một người bị cháy mà có thể chạy mấy trăm thước cả. Ông Thích Quảng Đức phải tiêm thuốc mê mới có thể ngồi im khi tự thiêu rồi tạo tấm hình trái Tim không bị cháy để tuyên truyền....Hồi nhỏ có lần mình đi lên núi Bà lấy nước thánh và người ta bán hình Phật Bà hiện về trên núi Lâm Viên mà bà ngoại mình có mua về để trên bàn thờ. Sau này mới hiểu là quân đội Mỹ sắp đóng trên đó để làm Đài radar cho cả vùng cao nguyên trung phần nên họ tuyên truyền là đất linh không được cho lính Mỹ chiếm đóng như có dạo sáng ra mình thấy ai sơn vôi trên cửa nhà mình chữ Vạn để trừ ma quỷ, nếu đọc theo tiếng lái là trừ Mỹ qua vì dạo đó các tướng lãnh miền Nam chấp thuận cho quân đội Mỹ đổ bộ sang VN.

Nghĩ lại tuổi trẻ của mình bị đầu độc nơi học đường bởi bạo lực, chiến tranh, được nuôi dưỡng bằng hận thù trong khi con mình đi học bên này thì họ dạy các diễn văn "I have a dream" của mục sư Martin Luther King Jr.,  của tổng thống Kennedy khi nhậm chức kêu gọi giới trẻ đừng hỏi quê hương phải làm gì cho bạn, hãy tự hỏi mình đã làm gì cho quê hương,..giúp học sinh tự nguyện mỗi tuần quét dọn, lượm rác trong trường hay kèm bài tập các học sinh yếu kém hơn. Mỗi ngày đi học đều nói "mọi người đều bình đẳng và một quốc gia không chia rẽ,..." Cho nên mới đào tạo những khôi nguyên về giải Nobel, Bill Gates, Facebook,... Trong khi về thăm VN mình có thấy những đường mang tên Lê Văn Tám,..

Khi nói về sử thì cần sự trung thực nên trong sách của mấy đứa con học về chiến tranh VN thì có nói trên 58,000 lính Mỹ tử trận ở VN, thậm chí họ còn xây đài tưởng niệm ghi tên tất cả những người đã nằm xuống ở thủ đô Hoà Thịnh Đốn. Hồi nhỏ mình học nhà Nguyễn là phong kiến, làm mất nước nhưng xét lại từ ngày vua Gia Long lên ngôi thì triều đại nhà Nguyễn cai trị VN lâu nhất trong lịch sử VN gần 150 năm  chưa kể thời đại Chúa Nguyễn nhưng có lẻ ông Ngô Đình Diệm là quan mà truất phế ông vua Bảo Đại nên phải chê bai nhà Nguyễn để biện minh cho hành động của mình, thay vì trung với vua lại đi truất phế rồi tự mình lên ngôi. 

Cái sai của nhà Nguyễn là bắt chước Trung Hoa bế môn toả cảng không cho giao thương với người Tây Phương, không có cái nhìn xa. Các đám quan lại chỉ lo cho cái lợi cá nhân khiến Nguyễn Trường Tộ suýt mất mạng khi kể về những văn minh tây phương. Mình có lần trò chuyện với ông Hồ Thái Bạch thì ông ta nói lúc ông Nguyễn Ánh chạy trốn thì dân cư miền Nam giúp ông ta trốn thoát dù lính Tây Sơn rất tàn ác xử tử ai bao che cho lính của Nguyễn Ánh. Thật ra khi Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam thì có công rất lớn mở man bờ cõi, buôn bán với các quốc gia trên thế giới, có hải cảng Hội An để các thương thuyền của Nhật Bản, Trung Hoa hay Âu Châu, Mỹ đến giao thương mà ngày nay mình còn thấy dấu tích khi viếng phố cổ Hội An sau này các vua nhà Nguyễn đã tiến về phía Nam, chiếm đất Chiêm Thành, Cam Bốt.

Ba anh em Nguyễn Nhạc , Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ xuất thân là cướp biển, liên kết với đám cướp biển Trung Hoa, Chàm chận bắt các tàu buôn trong vùng nên họ thăng chức theo quân giai của Hải quân như là đô đốc,... Các tàu buôn Nhật bản kể là đám cướp biển Tây Sơn rất là tàn bạo đốt cháy, cướp bóc thành phố Taipho (Hội An sau này) khiến thương thuyền của Nhật bản không dám ghé lại. Hội An được sống lại là nhờ các người của nhà Minh vượt biển sang khi quân đội nhà Thanh chiếm đóng Trung hoa cho nên còn được gọi là người Minh hương.

Coi phim Poussière de vie khiến mình nhớ đến những người con lai đã gặp ở New York. Họ kể trong xã hội VN thì bọn em không được thừa nhận vì là tàn tích của chế độ cũ còn sang đây thì người Mỹ cũng không thừa nhận vì cũng không phải Mỹ hoàn toàn cho nên một số đi theo diện con lai đợt đầu thì sống chung với nhau nên cũng trộm cướp, sì ke nhiều. Dạo đó mình có tham gia một nhóm do ông cha xứ đỡ đầu, giúp đỡ nhóm trẻ con lai này học hành, kiếm nghề vì không may bị gia đình bỏ rơi hay xã hội ruồng bỏ. Có nhóm được gia đình nuôi thì sau này có nhiều người nhận là cha mẹ ông bà, anh em họ hàng giả để đi Mỹ theo diện con lai. Nghe kể có vài trường hợp sang đây rồi, có giấy tờ xong xuôi thì các người đi theo diện con lai cũng bỏ mặt cho những người con lai sống lây lấc ở xứ này.

Mình thích Netflix vì không có quảng cáo thương mại nên coi liên tục không như các kênh trên đài truyền hình lại muốn chọn đề tài nào mình thích thay vì phải coi những gì đài truyền hình chiếu theo đặt hàng. Mình theo dõi mỗi tuần các lớp dạy của những giáo sư các môn mình thích về Tài Chánh của đại học Stanford, Harvard và NYU mà không tốn đồng xu nào. Nhiều khi tưởng tượng đến con cháu của mình sau này với truyền thông hiện đại thì trong 40 năm nữa con người sẽ sinh sống, liên lạc ra sao? Mấy chục năm trứoc mình coi "2001 a space Odyssey" của đạo diễn Stanley Kubrick thực hiện năm 1967, có cảnh ông phi công liên lạc với gia đình qua đài truyền hình thì ngày nay mình có thể liên lạc với người thân khắp thế giới qua Skype,...Hàng ngày mình nhận email từ thân hữu chia sẽ những tài liệu đủ loại nên phải thanh lọc để đọc vì không có đủ thì giờ, chỉ muốn giới hạn những đề tài mà mình yêu thích.  Có lẻ trong tương lai con người sẽ phát triển theo sở thích của mỗi cá nhân thay vì giáo dục đại chúng thì tự do sẽ được con người tận dụng khá hơn để bồi đắp cho trí tuệ hay đời sống cá nhân. 

Nghiệm lại thì Netflix giúp vợ chồng mình gần gủi hơn vì bỏ thời gian xem chung những chương trình mà hai vợ chồng cùng lựa chọn sau cơm tối. Coi truyền hình thì thường thường đồng chí gái thích coi mấy chương trình nói về các siêu sao nên mình vào phòng khác xem đài khác hay đọc sách còn chương trình VN thì bà xã cứ xem chương trình ca nhạc mà mình nghĩ ca sĩ được mời hát vì lộ hàng nhiều hơn là do tài năng. Vợ chồng nhiều khi sống chung với nhau nhưng nhiều khi sở thích mỗi người lại khác nhau và dòng thời gian sẽ làm hai người xa lạ nhìn về hai hướng khác nhau rồi có thể chia tay. Mấy năm gần đây mình ít khi xem truyền hình với vợ ngoại trừ năm ngoái có coi chung chương trình The Voice. Mấy tuần nay tối nào cũng đi du lịch với vợ qua Netflix thì mình cảm thấy gần vợ hơn và ít bị đồng chí gái la nên lấy quyết định là tiếp tục xem Netflix.

Sơn đen