Showing posts with label Covid-19. Show all posts
Showing posts with label Covid-19. Show all posts

Hội thoại với cảnh sát trưởng thành phố Garden Grove

 Hôm qua, mình được mời tham dự buổi hội thoại với cảnh sát trưởng và phó cảnh sát trưởng của thành phố Garden Grove, cùng với bác sĩ Tâm của trường thẩm mỹ trên đài truyền hình Little Sàigòn. Chủ đề buổi hội thoại về các tội ác kỳ thị với người á châu. Lúc đầu, nghe nói có hai vị luật sư gốc Việt sẽ tham gia chương trình nhưng sau đó không hiểu sao, họ lại mời mình và bác sĩ Tâm. Mình thì sai đâu đánh đó, nông dân miệt vườn bơ. Trong ngày làm nông dân, chạy về sớm, cạo râu, lên đồ, thắt nơ bú xua la mua lên truyền hình. Chán Mớ Đời 


https://youtu.be/oOag2ZP-KqY


https://youtu.be/d0opjGO_E6k



Mình cho hai ông cảnh sát xem hình ảnh nhân viên của hai ông ta đeo khẩu trang do Bút Nhóm Lửa Việt thân tặng năm ngoái khi đại dịch xẩy ra qua chương trình Masks Save Lives. Hai ông này này cảm ơn sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt trong thời gian qua.

 https://youtu.be/oOag2ZP-KqY


https://youtu.be/XIBHsy9KhgM


Khởi đầu, cảnh sát trưởng giải thích sự khác biệt giữa “Hate Crime” và “Hate Incident”. Hate Crime là đánh đập,... còn Hate Incident như thoá mạ. Mình dịch là chửi nên chị chủ nhóm nhắc khéo mình. 47 năm qua mới nghe lại cụm từ “thoá-mạ” của người Huế hay dùng. Hình như có cụm từ “miệt thị” của người Bắc.

Bác sĩ Tâm có làm việc với hai ông này trong một chương trình họp báo khác trước đây. Mình hỏi về tỷ lệ các vụ kỳ thị đối với người á châu gia tăng 150% từ khởi đầu đại dịch, phụ nữ chiếm 68.1%  của những sự kiện này, xin họ cho biết phương cách nào để phòng ngừa những vụ này xẩy ra.

Họ cho biết là chúng ta cần phải liên lạc với họ vì nếu chúng ta không thông báo thì không có cách nào để họ biết và ngăn ngừa. Cứ liên lạc điện thoại của thành phố sẽ có người trả lời bằng việt-ngữ 714-741-5704. Ngoài ra họ có một người mỹ gốc Việt tên Kelly Huynh, đặt trách về vấn đề phòng ngừa các nạn kỳ thị người á châu.

Họ cho biết năm vừa qua, tại thành phố Garden Grove có 5 vụ kỳ thị xẩy ra. Họ có thành lập các khoá huấn luyện tự vệ do các võ đường người Việt tại khu Little Sàigòn hướng dẫn. Họ nhắc lại chúng ta phải gọi cho họ để họ biết cho dù một việc rất nhẹ như gặp ai thoá mạ mình ngoài đường để họ đến và cảnh báo người kỳ thị vì có thể bị rắc rối với pháp luật.

Chương trình gồm 20 phút nên phải quay thành hai chương trình. 1 sẽ được phát sóng tuần này và một dành cho tuần sau. Hỏi một câu, là thấy mất 10 phút nên tụi này làm luôn 2 cử, 40 phút để giải thích cho rõ đề tài. Trước đây, chỉ mới chào hỏi là hết thời gian thêm mình không phải đến đài để thu hình 2 lần một tháng. Đây cứ làm một lần cho một tháng, khoẻ ru đời.

Như hai ông cảnh sát trưởng và phó nói; chúng ta cần phải lên tiếng. Nếu chúng ta im lặng thì không ai biết. Mình có nói đến vấn đề người Mỹ gốc việt đến Hoa Kỳ, từ sống trong một chế độ áp bức, người ta không tin tưởng vào công an, Hà Nội do đó họ ngại vì sợ bị trả thù.... hai ông này nói là trách nhiệm của họ là bảo vệ người dân, bất kỳ một chủng tộc, nói Nôm na như Việt Cộng là “đầy tớ của nhân dân” theo nghĩa của chế độ dân chủ. Họ nói chúng ta phải lên tiếng thì họ mới biết để giúp đỡ nạn nhân và tránh lập lại trong tương lai.

Mình cũng nhắc đến là khi mình chuyển sang Cali thì băng đảng hoạt động khá mạnh ở các thành phố của khu Little Sàigòn nhưng nay thì các tệ đoan này giảm rất nhiều. 

Câu hỏi cuối cùng là họ có một chương trình hành động nào để tránh cảnh bạo loạn như năm 1982, các người da đen đốt phá khu thương mại của người á châu. Mình có ông anh vợ, có tiệm bị đốt cháy trong vụ này, sau phải dọn đi vùng khác cho yên thân.

Họ cho biết là đừng có lo ngại, họ có chương trình hành động khi có bạo loạn. Họ đương cử trước đây có một vụ xuống đường lên đến 7,500 người, nhưng chỉ có một vụ xịt sơn trên xe thiên hạ. Ông phó cảnh sát trưởng, chuyên lo về băng đảng và bạo loạn.

Qua vụ đối thoại, mình học được một điều là chúng ta phải lên tiếng dù chỉ bị thoá mạ như “go back to China”. Đừng có kêu “tôi không phải người Tàu”. Đối với các chủng tộc khác, họ không thể nào phân biệt được người Tàu, người Việt hay người Thái, người PHi,... đối với họ, người gốc Á châu là người Tàu. Tương tự đối với chúng ta, khó phân biệt người Đức, người Pháp, người Ý đều là người da trắng.

Không phải chúng ta ghét tàu rồi kệ. Chúng ta phải lên tiếng nhất là phải đồng hành với người Mỹ gốc tàu tại Hoa Kỳ để bảo vệ quyền lợi của mình trên đất nước này vì quyền lợi chung của người Mỹ gốc á châu. Sẽ kể rõ hơn trong bài khác.



Mình thấy chị chủ nhóm, chịu khó mời các nhân viên công lực để chúng ta có thể tham khảo về vấn đề quan trọng này mà ít ai dám hỏi. Rất nên được khuyến khích, để giúp cộng đồng người Mỹ gốc việt đi vào dòng chính của Hoa Kỳ thì con cháu của chúng ta mới thăng tiến trong xã hội này.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao phải làm di chúc

  

Mình viết bài này để chuẩn bị hôm nào lên hội thoại chương trình “Khéo dùng tiền” của đài truyền hình Little Sàigòn. Sau khi thu hình, có YouTube, mình sẽ cài link ở đây sau.

 

Có cô bạn gốc Do Thái cho hay nhân vụ đại dịch, ông chồng là luật sư, chuyên về luật gia đình rất bận rộn, dù chỉ tiếp khách qua điện thoại hay zoom. Lý do là thiên hạ chợt đối diện với cái chết, không còn nghĩ mình là bất tử nên gọi luật sư để lo việc di chúc.

 

Trong 20 năm qua, mình đã làm di chúc tổng cộng là 3 lần. Lý do là con cái lớn hơn và người mình chỉ định làm giám hộ cho con mình, đã qua đời và thêm tài sản, mình hiểu thêm về pháp lý, thừa kế nên phải thuê luật sư, tất cả 3 ông để làm và trong tương lai, hy vọng sẽ không phải rời tới nhưng chính phủ cần tiền nên có lẻ sẽ đánh thuế nhiều tài sản sau này.

 

Ông thứ 1 thì mất tích, địa chỉ dọn, điện thoại cũng thay đổi. Ông thứ nhì do một người bạn giới thiệu nhưng tên luật sư này, không chịu chỉ cho mình những cái sai của Living trust đầu tiên, vì muốn sau này mình trở lại để hoàn chỉnh. Chỉ làm amendement (bổ túc) Ông thứ 3 thì tương đối rõ ràng hơn, giải thích tận tình. Làm nguyên cái mới và để y nguyên tên và ngày tháng của Living trust đầu tiên. Chỉ cần tiêu huỷ cái cũ là xong om.

 

Có lần anh bạn thời sinh viên ở Ý Đại Lợi, sang chơi rồi tình cờ anh ta kể có thời bị tai biến, mất 3 tháng mới lành, sau đó bị trầm cảm. Mình hỏi nhà cửa ông bà để lại cho ai. Hai vợ chồng nói là để cho thằng con, mình hỏi có giấy tờ gì để chứng mình vì luật pháp không như mình suy nghĩ, những gì của mình sẽ thuộc về con mình nếu chẳng may mình đi theo ông bà sớm hoặc nằm Coma.


Khi mình bị Coma, hay qua đời mà không có di chúc thì phải ra toà, để toà chỉ định ai làm giám hộ cho tài sản người quá cố. Không nhất thiết là con cháu, có thể một người nào đó hay ai đó tự nhận là con rơi, con riêng, cháu chắc từ đâu đến hoặc người quá cố mượn tiền của mình chưa trả,...


 

Netflix đang chiếu một phim về người giám hộ, lừa đảo người cao niên để trục lợi. Có những kẻ bất lương, cấu kết với lương y như kế mẫu, đưa ra toà, không cần có sự hiện diện của nạn nhân hay con cháu. Toà nghe lời bác sĩ, giao quyền giám hộ cho người giám hộ bất lương. Họ đến nhà với giấy tờ của toà rồi chở vào viện dưỡng lão, trong khi đó họ bán nhà, bán cửa để trả chi phí cho họ và viện dưỡng lão cho nạn nhân. Cứ một giờ $350, họ đi thăm trong viện dưỡng lão 30 phút viếng thăm nhưng lái xe mất 2 tiếng, tính ra $950 là ngọng. Có người giám hộ đến 100 người như vậy là giàu.


Có cảnh anh chàng muốn vào thăm viếng mẹ anh ta, bị người giám hộ, được tòa chỉ định, cấm không cho anh gặp. Cho thấy nếu toà không cho phép thì chúng ta cũng không thăm viếng bố mẹ ruột mình được. Cuối cùng bà mẹ qua đời, anh ta cầm súng bắn chết bà giám hộ bất lương.


Hay anh em, ra toà, không cho em hay chị mình gặp mặt bố mẹ vì sợ tỉ tê đổi di chúc. Cái này mình chứng kiến tại Bôn Sa, qua nhiều gia đình quen. Bố mất là sinh chuyện. Bà mẹ ở với người con, kiểm soát toàn bộ. Anh em kiện nhau nhưng toà vẫn xử người giám hộ đúng, cấm không cho các người khác thăm viếng.

 

Năm ngoái, mình có xem một phim tài liệu về quyền giám hộ. Xem link để thấy những trường hợp thật sự đã xẩy ra tại Hoa Kỳ. 

https://www.muctimsonden.com/2020/09/lam-dung-quyen-giam-ho.html

 

Có một điều chắc chắn là chúng ta sẽ đi theo ông bà, vấn đề là không biết khi nào và trong hoàn cảnh nào. Có thể chết một cách bình thường, ra đi nhẹ nhàng như làn khói. Cũng có thể nằm Coma như anh rể của cô em gái mình, hình như đã 10 năm rồi mà gia quyến không được rút ống.

 

Cũng có người nằm liệt giường vì tai biến như bà nội mình mất mấy năm mới ra đi. Mình có bà dì họ nằm liệt giường đến 10 năm, chết cũng không mà sống cũng không, khiến con cháu vất vả, thấy thương lắm.


Ở Hoa Kỳ, 50% người Mỹ trên 82 tuổi là bị bệnh trả nhớ về không. Mình có người mợ hơn mình có 10 tuổi mà đã trả nhớ về không. 

 

Mình có ông bạn cũng như thầy dạy nghề mua nhà cho thuê. Ông ta kể bà mẹ qua đời để lại gia tài cho 3 anh em. Ông ta phải mất 3 năm trời, xem qua giấy tờ của mẹ, ra hầu toà thừa kế, để mỗi người lãnh đâu có mấy chục ngàn. Do đó ông ta khuyên dù gia tài ít, chúng ta cũng nên làm di chúc để giúp con cháu, bận công việc, khỏi mất thì giờ khi mình ra đi hay bị tai biến, nằm một chỗ. Đó là sự yêu thương con cháu thật sự.

 

Nghe kể có một cặp vợ chồng. Ông chồng làm ăn, có trương mục ngân hàng cho công ty. Mọi chuyện đều do ông ta đảm trách, bà vợ không bận tâm đến. Đùng một cái, ông ta bị tai biến, nằm một chỗ. Trương mục không có tên bà vợ, nên không thể ký thế, két sắt trong ngân hàng, bà vợ cũng không được vào. Có tiền mà bà vợ không được lấy ra để trả tiền ngân hàng, cho thợ thuyền đủ trò. Thế là ngọng!

 

Cuối cùng ngân hàng kéo cái nhà, và cái tiệm còn ông ta vẫn chưa chịu chết. Chán Mớ Đời phải đợi ông ta chết thì bà ta mới ra toà thừa kế, để hy vọng toà cho phép thừa kế. Lý do là có thể ông ta thay đổi di chúc như kiểu ông Larry King, trước khi chết đã viết lại di chúc để lại gia tài cho con của ông ta, bà vợ đương thời, hình như vợ thứ 8 không có quyền gì hết trong gia tài của ông ta.

 

Mình có anh bạn, kể là ông bố ở tiểu bang khác, không muốn ở chung hay gần con cháu. Có lẻ quen lối sống từ ngày sang Mỹ đến nay. Anh ta kêu là ông bố không chịu dọn về Cali để sống gần các con các cháu. Anh kêu khi ông bố qua đời thì cứ để chính phủ kéo cái nhà của bố vì không ai có thì giờ để bay qua đó, lo bán buôn rồi anh em lại gây gỗ. Mình kêu Good Luck vì không phải dễ như anh ta nói. Khi toà trát thì ở Cali cũng phải bay qua.

 

Nếu chúng ta không làm “estate planning”, chuẩn bị hậu sự thì khi đụng trận, sẽ làm phiền toái cho con cháu, tạo ra sự tranh cãi vô ích, anh em bất hoà. Thậm chí, có người làm di chúc đầy đủ nhưng anh em vẫn choảng nhau, vì không chịu cập nhật hoá hoàn cảnh. Những gì chúng ta làm trước đây 20, 10 năm, cần phải cập nhật hoá lại cho hợp với luật di chúc đương thời.


Anh em có thể thương nhau nhưng một khi họ đã thành gia thất thì người phối ngẫu sẽ không chịu nhường nhịn, sinh ra lắm trò mà chúng ta nên thực hiện trước để tránh con cháu bất hoà, không nhìn mặt nhau sau này.


Đơn cử một thí dụ: khi bố mẹ mất, một người kêu bố mẹ nói thiêu rồi đem tro rãi ở biển hay đem về Việt Nam. Người thì nói bố mẹ bảo là chôn ơn nghĩa trang nào đó cho gần ba ban tên A hay đem về quê đâu đó để chôn. Thế là anh em choảng nhau, không nhìn mặt nhau nữa.


Thông thường khi bố mẹ còn sống, những người ít đến thăm viếng thì khi bố mẹ qua đời, họ là những người lên tiếng to nhất để chứng tỏ mình thương bố mẹ nhiều nhất,... cái này, mình thấy nhiều lắm trong các gia đình quen. 


Người chửi trước cái vườn cho mình, có làm giấy tờ đàng hoàng nhưng khi qua đời, con cái choảng nhau, kêu luật sư, đưa ra toà, đổi người thừa kế rồi bán tháo cái vườn bất chấp giá trị khu vườn,... thà để SƠn đen mua còn hơn để anh hay em mình hưởng. Cho bỏ ghét. Chán Mớ Đời 

 

Trước tiên, nên kiếm sách hay đi Seminar về luật gia đình, luật thừa kế, đọc sách thêm rồi kiếm một luật sư gia đình, có lương tâm, giải thích rõ ràng. Làm power Attorney về tài chánh, và về y tế, để trong trường hợp nằm Coma thì người thừa kế có thể ký giấy tờ, rút tiền, trang trải chi phí.

 

Như trường hợp bà Betty, bán nhà cho mình. Nay bị bệnh Alzheimer, mỗi tháng mình trả tiền nợ cho bà ta. Con cháu có thể lấy tiền để nuôi người hay trả chi phí cho bà ta ở viện dưỡng lão. Nếu bà ta không làm thì mình trả tiền thì con cháu cũng không lãnh được, tương tự lương hưu trí, an sinh xã hội.... Thế là ngọng.

 

Mấy bác nên tham khảo thêm với các luật sư gia đình vì khi đụng trận là mệt. Luật sư chém rất đẹp. Vợ mình có cô bạn, bổng nhiên ông chồng bị ung thư nên hốt hoảng, kêu luật sư để làm di chúc. Luật sư chỉ làm vòng vòng đủ trò như thành lập LLC thay vì Living Trust đủ trò. Chị ta gọi mình nên mình cho tên luật sư của mình cho khỏe. Đừng có kêu em nhé.

 

Cần nhất là khởi đầu rồi từ từ tìm hiểu thêm để cập nhật hoá. Chúng ta hay có cái bệnh là đợi cho thấu hiểu hết mới làm thì nhiều khi chả bao giờ thấu hiểu được vấn đề vì mỗi hoàn cảnh gia đình khác nhau. Không cần nhiều, nội viết một lá thư bằng giấy cũng được rồi từ từ làm thêm.


Mình nói với mấy đứa con là khi bố tử thì đừng có đi lãnh xác vì bố đã cho khoa học. Việc đầu tiên là về nhà mở cái Files “Beyond” bố viết để hiểu: ngân hàng nào, quỹ đầu tư nào, tài khoản ở đâu, mật mã. Ai cần liên lạc để được chỉ rõ những điều về tài chánh vì chỉ có những người bạn của bố, học cùng thầy là hiểu.... khỏi tốn tiền ma chay ma đám, chỉ tổ tốn tiền.


Mình bắt đầu tải về cho mấy đứa con những gì mình làm để chúng hiểu mà sau này có thể thay thế mình.

 

Mình làm cách đây 20 năm, khi con còn nhỏ dại rồi từ từ khám phá ra những điều mới hợp với luật thừa kế hiện tại nên phải thay đổi từ từ. Nghề dạy nghề.

 

Làm ngay, dù chỉ viết tay cũng được như ông Larry King, viết tay trước khi chết, có hiệu lực nhất.

 

Hôm trước ăn sáng với ông Larry, ông ta hỏi các căn nhà cho thuê của ông ta phải chuyển tên sang Living Trust của ông ta. Mình nói chắc chắn rồi. Nếu ông không sang tên thì vẫn đứng tên cá nhân ông thì xem như chưa làm. Cho thấy những người mỹ, sinh tại Hoa Kỳ mà vẫn chưa thông vấn đề này. Ông ta gặp luật sư không có lương tâm vì khi làm thì bắt buộc phải chuyển tên tài sản vào lIving Trust, thậm chí còn phải đề trong Living trust là những gì chưa được  chuyển tên đều thuộc về Living Trust để khỏi có lộn xộn. Nhiều khi những căn nhà ông ta mua sau này nên không để ý.

 

Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Quản Trọng và covid

Khi xưa, có dạo ông ngoại mình từ Huế vào Đàlạt sống với gia đình mình, sau này về Sàigòn sống với gia đình dì của mình. Cuối tuần, hai ông cháu, vác cuốc xẻng vào vườn ở Suối Tía, lao động trồng khoai tây. Ông ngoại cấy hột bơ, trồng được cây bơ sau nhà. Nghe kể sau 75 ra trái to đùng, hàng xóm đến quăn đá cho rụng trái, rớt lên mái tôn nhà mình mệt thở, đành phải đốn cây cho khỏi mệt óc. Không ngờ, nay mình lại tiếp tục trồng bơ.

Sống với ông ngoại, mình được giao công tác mỗi ngày, đọc Tam Quốc Chí và Đông Chu Liệt Quốc, thời Xuân Thu chi đó bên tàu cho ông ngoại nghe. Mình tiếng tây, tiếng ta không rành lại được giao phó, bình dân học vụ cho ông ngoại và mệ ngoại. Mệ ngoại thì thích nghe kinh Phật hay mấy truyện Phạm Công Cúc Hoa, còn ông ngoại thì truyện tàu. Mỗi lần ông ngoại đánh bài Tới, mình phải ngồi cạnh vì ông ngoại không biết đọc, lại mắt kém. Sau này, mình đọc sách, học nhiều như đọc cho ông bà ngoại, học cho mẹ mình khi xưa không được đi học hay em mình bị Việt Cộng cấm không cho học đại học.

Ông bà ngoại mình không biết chữ, mẹ mình cũng không được đi học nhưng nhờ tự học qua các lớp bình dân học vụ nên biết đọc, biết viết. Mỗi tối, phải đọc một chương cho ông ngoại, mới được đi ngủ. Dạo ấy đọc chớ không hiểu gì, sau này lớn lên mới kiếm mấy cuốn này đọc lại. Hình như mình mướn ở tiệm sách Minh Thu, đường Phan Đình Phùng. Có thể nói mấy mùa hè khi xưa, mình mướn đọc gần hết truyện của tiệm Minh Thu này.

Có một nhân vật trong truyện mình thích nhất, ông Quản Trọng, làm tể tướng cho Tề Hoàn Công. Nước Tề là chư hầu của nhà Chu, có lẻ vì vậy họ gọi mấy ông vua xứ chư hầu là Công thay vì Vương. Ai biết thì cho em hay.

Ông Quản Trọng, phò một công tử nhưng ông này thua, bị người em giết để lên ngôi. Thay vì chết theo chủ, ông ta lại đầu quân làm việc cho ông hoàng tử được lên ngôi, bỏ qua chuyện quân tử thần tử vớ vẫn.

Ông ta có phán mấy câu rất nổi tiếng, sau này ông Hồ bôn ba qua tàu, đọc được Đông Chu Liệt quốc nên dịch lại được 2 câu qua việt ngữ:”Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.”

Ông ta lấy từ ông Quản Trọng phán từ 2,700 năm trước đây.
Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,
Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã.
Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã,
Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã.


Tạm dịch:
Kế một năm, chi bằng trồng lúa,
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây.
Kế trọn đời, chi bằng trồng người,
Trồng một, gặt một, ấy là lúa.
Trồng một, gặt mười, ấy là cây,
Trồng một, gặt trăm, ấy là người.


Ông này phò một công tử, còn bạn ông, Bào Thúc Nha thì phò một ông khác. Khi nghe tin Tề Vô Tri qua đời, hai anh em họ Tề chạy về nước, để lên ngôi. Ông Quản Trọng gặp ông công tử Tiểu Bạch, em của công tử Củ thì rút tên ra bắn. Ông này giả vờ chết để về trước lên ngôi trong khi ông Củ thì tà tà, chắc gái gú nhiều nên về nước trễ, mất ngôi bị người em chém trừ hậu hoạn.

Tiểu Bạch là Tề Hoàn Công, muốn Bào Thúc Nha làm tể tướng nhưng ông này, từ chối, kêu dùng ông Quản Trọng. Ông này nghĩ đến quyền lợi quốc gia nhiều hơn, cảm thấy ông Quản Trọng tài giỏi hơn nên nhường chỗ để ông kia giúp vua, giúp dân tốt hơn. Mình phục ông Bào Thúc Nha. Gặp mình thì sẽ bắt chước Bàng Quyên cắt gân Tôn Tẩn. He he he.

Có lần Tề Hoàn công nói với Quản Trọng rằng: "Quả nhân có tật hơi thích nữ sắc, điều này có tai hại gì đối với quốc gia không?". Ông Quản Trọng vuốt râu, khạc một câu: "Không, ham mê nữ sắc không gây tai hại gì cho quốc gia, không nghe lời khuyên của những người hiền tài mới có hại cho quốc gia và thiên hạ". Từ đó mình phục ông Quản Trọng này vì dám nói thẳng cho vua nghe. Đa số vua thích nghe lời nịnh hót, xeo-phì, câu Like nên hay chém mấy tên trung thần, bôi xấu lãnh đạo.

Có lẻ đọc truyện tàu mà mình nghe lời vợ?

Đọc báo Việt Nam thấy họ nói đến Diễn Biến hoà bình, bắt nhốt khá đông những người không cùng chính kiến. Có ông Trần Huỳnh Duy Thức bị nhốt khơi khơi 11 năm qua, đang tuyệt thực không biết tính mệnh ra sao vì Hà Nội chả màng. Đảng viên mà họ còn giết huống chi người không có đảng tịch.

Hoá ra “Diễn biến hòa bình", nguồn gốc kế này từ ông Quản Trọng: 和平演變, (hoà bình diễn biến). Ông Quản Trọng sử dụng kế sách này để thôn tính các nước lớn đương thời như Lỗ và Sở, nơi công tử Củ và Tề Hoàn Công lánh nạn trước khi lên ngôi: “Lấy mưu làm gốc, dùng trí thắng địch, diễn biến hòa bình, không đánh mà khuất phục được kẻ thù”. Ông ta áp dụng các kế sách ở các nước muốn chiếm đóng.
Trong cuốn “On China”, ông Kissinger có nhắc đến Cờ Vây mà người Tàu hay chơi. Cần phải nhẫn nhục, phục vây đối thủ.

1) Mua chuộc, hối lộ kẻ tham lam, gây mâu thuẫn trong nước, trong chính quyền. Kết quả là đám gian thần đã biến hai nước Lỗ và Sở te tua, lật đổ triều chính và tự động quy phục Tề.

2) Thao túng, gây rối loạn kinh tế. Nổi tiếng là kế mua lụa của nước Lỗ và kế mua hươu của nước Sở. Tề mua lụa của nước Lỗ giá cao, người nước Lỗ hám tiền biến toàn bộ ruộng canh tác lương thực thành đất trồng dâu nuôi tằm. Tương tự ở nước Sở, họ mua hươu rồi lật lọng.

Mình nghe kể người Tàu mua chân trâu hay thực phẩm của nông dân việt, rồi tuông ra khiến nông dân và người Việt chết cứng như vụ Thanh Long, phải đem đỗ ở biên giới.

Nay, Trung Cộng dùng kế của ông Quản Trọng, cúng tiền cho các đại biểu quốc hội tây phương, thao túng nền kinh tế. Mới đây họ ký kết với các nước á châu liên hiệp kinh tế lớn nhất thế giới, lại không có Hoa Kỳ làm thành viên. Ông Từ Cập Bình đã từng sang Hoa Kỳ hồi bé, trong cuộc trao đổi văn hoá của hai nước.

Ngành dệt của Hoa Kỳ bị te tua vì đưa sang Trung Cộng sản xuất, nay Trung Cộng mua lại các công ty dệt của Hoa Kỳ và đang mua rất nhiều các công ty âu châu. Họ sản xuất rồi kêu madze in USA hay Âu châu.

Ngày nay, người Mỹ chia nhau làm hai phe, choảng nhau mệt thở, kẻ bênh người ghét. Thay vì đoàn kết để chống lại người Tàu, họ lại chửi bới nhau. Trung Cộng ngồi rung đùi. Thảy ra con vi-rút cồ-rô-na khiến khắp thế giới chới với, dân tình mất việc, kinh tế te tua, chính phủ in tiền, mua cổ phiếu giúp mấy tên giàu càng giàu hơn, người nghèo không có tiền mua cổ phiếu lại ngọng. Trung Cộng chụp hình nhân dân họ đi tắm biển đông hơn kiến bu kẹo ngọt, không lo ngại gì về cô vi cô véo. Kinh

Gần đây, Trung Cộng đóng cửa các thành phố như Thượng Hải. Mình đoán là họ tìm cách gạt mấy người chống đối Tập thị trước đại hội đảng, chớ chả có corona gì cả.

Sau bao nhiêu năm mua đồ rẻ của Trung Cộng, tây phương qua vụ cô-vi mới khám phá ra họ bị bàn tay của Trung Cộng phủ đầu hết. Muốn làm mặt nạ cũng phải đặt hàng, máy thở anh ba tàu, cái gì cũng phải qua anh ba tàu. Người tây phương quen xài đồ rẻ, nay sản xuất tại nước họ, ai có tiền mà mua. Thế là ngọng.

Mình nhớ có ông dân biểu địa hạt của mình, khi xưa cùng sát cánh bên lá cờ vàng 3 sọc đỏ để kiếm phiếu người Việt. Đi đâu cũng thấy ông ta. Nay về hưu, ông ta làm lobby cho Việt Cộng và Trung Cộng. Thế là cộng đồng người Việt ngọng. Mỹ bỏ một lần rồi sau hiệp định Paris, vẫn tin tưởng những lời hứa hẹn của họ.

Mình dám chắc là bàn tay lông lá của Trung Cộng tung tiền cho các đại biểu quốc hội hai bên. Nhớ có vụ ông phó tổng thống Al Gore bị tai tiếng khi đến tham dự chùa Như Lai, gần Los Angeles, để lãnh tiền bạc do người Tàu cúng dường. Bên Úc Đại Lợi, họ cũng khám phá Trung Cộng mua chuộc ngay cựu thủ tướng của họ. Hệ thống gián điệp của Trung Cộng rất mạnh. Gần đây họ khui ra một cô tàu ngủ với một đại biểu quốc hội Cali,… nhưng rồi cũng chìm luôn.

Mấy năm gần đây, tây phương bừng tỉnh với câu nói mà cách đây 200 năm, ông Napoleon đã tuyên bố: « Laissez donc la Chine dormir, car lorsque la Chine s'éveillera le monde entier tremblera« . Câu này không biết có phải của Napoleon đệ nhất tuyên bố thật hay không. Có người cho rằng người ta chế khi quay cuốn phim “55 ngày tại bắc kinh”. Ai tường thì cho em hay.

Mình theo dõi vài lớp học của đại học Lý Quang Diệu, và nhiều nhà sử học tây phương về Trung Cộng, họ cho biết Trung Cộng đang dẫn đầu thế giới. Hoa Kỳ là quá khứ rồi. Trung Cộng cho sản xuất thuốc phiện, sì-ke, ma tuý cung cấp cho bọn buôn ma tuý Mễ, để họ bán ra thị trường Hoa Kỳ như khi xưa thời Mãn Thành, Anh Quốc và Pháp quốc đã bán thuốc phiện cho người Tàu, khiến 50% dân tàu bị nghiện ngập, mất tinh thần chiến đấu.

Mình đọc tài liệu pháp, ghi rằng 50% người Việt nghiện á phiện khi họ đánh chiếm Việt Nam vào thế kỷ 19. Từ đó họ tiếp tục, bán rượu và thuốc phiện cho dân an nam. Người Minh Hương với chiêu bài phản Thanh phục Minh, đem á-phiện vào Việt Nam bán để mua khí giới chống lại quân Thanh, giải mả thắc mắc của mình vì sao chỉ có vài thằng Tây mà có thể bắt nguyên một thành Hà Nội, Gia Định đầu hàng. Á pHiện.

Cứ xem tình hình Hoa Kỳ ngày nay, 25% người Mỹ bị bệnh béo phì, tiểu đường,... nếu ngày nay cần động viên thì ít người Mỹ hội đủ điều kiện sức khoẻ để đi quân dịch. Chỉ cần thêm 10 năm nữa là Hoa Kỳ sẽ ngọng khi tỷ số bệnh, nghiện ngập gia tăng.


Nhớ dạo con mình bắt đầu vào trung học, đi dự hội thoại ở trường thì thất kinh. Các học sinh của trường cho biết là 1/3 học sinh trong lớp chơi sì ke. Chúng chỉ cần nhắn tin là bọn bán sì-ke đem giao tận nhà.

Biến cố 9/11 có thể gọi là cơ hội cuối cùng để người Mỹ đoàn kết nhưng họ vác nhau đi đánh bom ở mấy xứ khác trong khi Trung Cộng tự do làm ăn, làm ăn khá lên trong khi dân mỹ nghèo thêm, bệnh tật đủ trò. Số tiền bỏ ra tại trung đông, dùng để phát triển Hoa Kỳ thì nay Hoa Kỳ sẽ giàu sang gấp mấy lần. Dân tình ít người vô gia cư, giàu có kiến thức thay vì chỉ có một thiểu số làm giàu.

Tân Gia BA tuyên bố là không tham giấc mơ Hoa Kỳ. Mấy chục năm trước, họ mong muốn nhưng sau 50 năm, bình quân lợi tức của dân họ lên 65,233.28 USD (2019) trong khi người Mỹ là $63,501 USD. Họ đang tìm cách phát triển đất nước họ cho 50 năm tới.

Theo lịch sử thì các đế quốc, sớm muộn đều có ngày tàn. Ngày nay, quốc hội Hoa Kỳ chửi bới nhau, không khác gì thời Julius Ceasar. Sau đó họ tìm cách ám sát ông này để tha hồ ăn chơi, làm giàu và từ từ đế chế La-mã tan rã. Lịch sử đang lập lại. Chán Mớ Đời 



Được cái Hoa Kỳ có những điểm hay mà thế giới không có. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn

Fan cuồng 2021

 Dạo này, mình viết mấy bài anh-ngữ, giải thích cho mấy đứa con và mấy đứa cháu bên vợ về đầu tư địa ốc. Thường thì giới trẻ kêu thế hệ bố mẹ không biết gì, nhưng mấy đứa cháu vợ, tuy là bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ,... đều gọi Chú Sơn để hỏi chuyện về đầu tư nên mình phải viết bằng anh ngữ cho chúng. Có thể sau này mình sẽ làm zoom, cho cả đám con cháu như hôm giáng sinh, cả nhà 3 thế hệ họp mặt qua zoom khá vui.

Hôm qua, tình cờ thấy Roth_IRA của thằng con được đâu $15,000 khiến mình mừng vì mới đi làm có một năm hơn mà nó để dành như vậy là mừng. Nói nhỏ với mụ vợ thì mụ la, kêu nó không lo thăng tiến trong công việc mà cứ lo đầu tư. Chán Mớ Đời 

Phần việt ngữ thì mình viết mỗi ngày trên bờ lốc, hôm nào rảnh thì tải lên Facebook một bài là xong om. Ai muốn đọc trước thì lên bờ lốc. Mình đang tự hạn chế lên mạng để có thì giờ chăm sóc mụ vợ. Càng về già càng thương đồng chí gái. Đang chạy đua, bù lại những ngày tháng lo làm ăn, quên vợ nhà. Dạo này, mụ vợ đi làm lại những gở nhà. Cứ 2 tuần làm ở nhà và 2 tuần làm ở sở, hôm qua bò vào sở thì họ đuổi về.




Fan Cuồng 2021

Có lần nói chuyện với chị hàng xóm khi xưa ở Đàlạt, mới tìm lại qua Facebook. Chị kể là “Fan cuồng của em” khiến mình thất kinh vì không biết viết cái gì mà khiến chị ta cuồng Chán Mớ Đời. Chị kể khi xưa cho mình mượn truyện đọc ké, không ngờ nay mỗi ngày lên mạng, xem mình có viết gì trên bờ lốc, tương tự khi xưa đợi ông đưa báo hàng ngày để đọc truyện Kim Dung.

Mình nhớ khi xưa mỗi lần sang nhà chị chơi, thấy chị ngồi học bài, nghe đài “Gươm Thiên Ái Quốc” hay “Mẹ Việt Nam” với giọng cô xướng ngôn viên đọc giọng bắc kỳ “sinh bắt tử nam”, rợn tóc gáy. Chị có người anh đầu đi lính biệt kích, nhảy toán ở đường mòn Hochiminh. 


Sau này đọc hồi ký mấy ông bộ đội, họ cho biết, nghe lén đài miền Nam khiến họ lo sợ cho thấy chiến tranh tâm lý dạo ấy khá mạnh đến khi Mỹ rút quân thì hết tiền, phải dẹp mấy cái đài này. Được phát thanh ở ngoài đảo của Đà Nẵng. Chị đậu Tú tài trước mình đâu 4 năm, về Sàigòn học nên chưa gặp lại từ dạo ấy. Nay ở cách mình cũng 2 tiếng lái xe thêm mùa cô-vi nên không biết khi nào mới gặp lại nhau. Hy vọng 1 ngày gần đây.

 

Sáng nay, mình đi giao mật ong vườn cho một chị quen trên mạng, từng sinh sống tại Đàlạt. Chị ta kể bị dính cô-vi mấy tháng trước, uống mật ong thấy khoẻ nên nhờ mình mua dùm thêm.

 

Chị ta kể là đọc hết ngàn bài trên bờ lốc của mình khiến mình lại thất kinh. Chị đã về hưu nên rảnh rỗi lên mạng, lướt bờ lốc www.Muctimsonden.com  Chị cùng tuổi với mình, đậu Tú tài cùng năm nhưng không đi du học dù gia đình khi xưa sung túc.

 

Mình nhận thấy vài người mỗi ngày đọc độ 5-10 bài của mình. Chị ta nói cùng tuổi cùng thời đại nên những suy tư, câu hỏi mình nêu ra đều tương tự.

 

Chị kể có một bác quen ở Đàlạt khi xưa, mỗi lần gặp nhau thì hai bác cháu nói chuyện về Đàlạt. Có lần bác ấy nói đường Cầu Quẹo khiến chị đực ra như ngỗng ị vì không biết đường Cầu Quẹo là đường nào vì sống tại Đàlạt bao nhiêu năm mà chưa nghe nói đến. Chị ta đoán bác ấy bị lẫn. Ai ngờ đọc bài mình viết về đường Phan Đình Phùng, khi xưa được gọi là đường Cầu Quẹo khiến chị ta hối hận đã nghĩ oan cho bác quen ở Đàlạt. Chị kể khi xưa, gia đình ở đường Nguyễn Trãi, đối diện ga xe lửa, có mấy biệt thự rất lớn. Mình có kể vụ này rồi.

 

Mình có anh bạn học cũ, cho biết những suy tư, cảm nghĩ của mình đều tương tự những gì anh tự vấn nên bỏ công sức làm cuốn kỷ yếu “Mực Tím Sơn Đen” rất công phu. Lựa 100 bài tiêu biểu về các đề tài khác nhau, sửa lỗi chính tả, đủ trò mới lên khuôn được. Nay được bán trên amazon.


Sau này, có 2 anh chàng cùng tuổi, một ở Cali và một ở Việt Nam, xúm nhau lại làm cái bờ lốc, để thiên hạ, tìm bài vở cũ của mình dễ hơn. Có người đặt hàng mình kể về Đàlạt,... làm như mình biết tất cả về Đàlạt, cũng vui. Lại có mấy ông cựu quân nhân mỹ, từng tham chiến tại Đàlạt, yêu cầu dịch ra anh-ngữ. Chán Mớ Đời 

 

Thế hệ mình được xem thế hệ cuối cùng, do Việt Nam Cộng Hoà đào tạo trước 1975. Có lẻ vì vậy hay đặt các câu hỏi về nền giao thoa của hai nền giáo dục khác biệt, đối kháng nhau.

 

Mình thuộc thành phần trời ị trúng đầu nên được đi Tây trước khi Việt Cộng vào, những người ở lại như đồng chí gái, phải tự tẩy não, tự xoá bộ nhớ trước tháng 4 1975, defragment lại phần cứng để thâu nạp phần mềm “con người mới của xã hội chủ nghĩa.” Cuối cùng não bộ chịu không thu nhận được vi-rút cộng sản, đành xuống tàu vượt biển. Vào cái tử để tìm lẻ sống.

 

Nếu suy nghiệm theo nhà Phật, mình thừa hưởng Đức của ông bà, Phước của kiếp trước nên thoát khỏi cuộc đổi đời. Mình là con cả nên bao nhiêu Phước Đức của gia đình đều được mình lấy trọn nên mấy người em sau này không còn Phước Đức của ông bà nên khổ chết bỏ. Cho thấy sự giải lý qua phước đức cũng không đúng.

 

Nếu nghiệm theo thiên chúa giáo thì chúa đã sắp đặt hết cho mình. Nhìn lại cuộc đời thì mình gặp rất nhiều người, họ giúp mình hay nói 1 điều gì đó như một thiên sứ được thượng đế phái đến; để nhắn nhủ mình 1 điều gì rồi biến mất. 


Tặng cho cuốn sách, chia sẻ một điều gì đó như có anh bạn Ngô Văn Thuỷ, rũ đi thăm thầy Nguyên, ngồi nói chuyện, thầy bảo ráng lo học đi du học, cấy trong đầu mình một giấc mơ Marius của Marcel Pagnol, nhìn những con tàu ra khơi từ cảng Marseille, với cánh buồm khát vọng. 


Một chú hàng xóm, kêu vào nhà, cho mượn mấy cuốn sách học làm người của Hoàng Xuân Việt, giúp mình tập các kỷ năng rồi chị hàng xóm cho mượn truyện dịch tây phương đọc, giúp mình hiểu thêm về cuộc đời.


Đó là những sở duyên do người khác tạo, giúp mình trên đường đời.

 

Tình cờ quen ông linh mục tên Leahy, người Gia-nã-đại, ông ta kể về cuộc đời ông ta theo chức năng kẻ thừa sai, nhận lệnh của chúa đi tứ xứ, nói 5, 6 ngoại ngữ, cũng khuyên mình đi du học rồi năm 1973, có ông cậu bà con về Việt Nam chơi. Ông cậu bà con này thương bà cụ mình lắm, hỏi muốn sang tây thì cậu giúp thế là đậu Tú tài xong, bố vợ của cậu, người tây bảo lãnh mình sang pháp. Xong om

 























Cuộc sống đưa đẩy mình đi tứ xứ kiếm ăn rồi định cư tại Hoa Kỳ. Nay trở về nguồn gốc trung nông, không phải bần cố nông, chủ lực thành phần của cách mạng, chăm sóc 1,200 cây bơ nên rảnh rỗi mình ghi lại những câu hỏi về cá nhân cũng như cả thế hệ cuối cùng được Việt Nam Cộng Hoà đào tạo, nếu không có cuộc đổi đời 30/4/75. Kết cục có lẻ khác.


Chị mua mật ong nói sao bài mình viết, ít được ai nhấn like. Mình viết để giải toả những gì lùng bùng trong đầu, nếu ai có cùng cảnh ngộ thì cứ tự nhiên bổ túc. Mình viết không phải để câu Like. Chỉ cần có một người có cùng câu hỏi là vui rồi. 


Mình may mắn chạy trước còn những người bạn còn ở lại, đang học đại học với những giấc mộng tương lai của tuổi trẻ, bị công an vào trường đuổi ra, dành chỗ cho con cán bộ, những người có công cách mạng, tạo ra chủ nghĩa học tài thi lý lịch.


Mình gặp lại những người bạn học cũ, họ ngồi thừ ra nhìn về một chân trời mây đen đã phủ kín xuống đời họ, đóng lại con lộ tương lai từ 47 năm qua. Giấc mơ trở thành một Marie Curie của Việt Nam, của thế giới để rồi bị đuổi học, ngồi nhà Đan len, Đan áo như nhân vật trong cuốn sách “Giờ thứ 25” của nhà văn Constantin Virgil Gheorghiu mà chị hàng xóm đã cho mình mượn đọc khi xưa.


Như nhân vật bác sĩ Zhivago của nhà văn đối kháng chế độ Liên-Sô, Boris Pasternak, nhìn vào gương để thấy chủ nghĩa, thời gian đã tàn phá những giấc mơ của một đời người. 


Mình vẫn tin tưởng một ngày nào đó, vật đổi sao dời, con người sẽ tìm lại với nhau, thông cảm nhau, chia sẻ nổi đau để cùng tiến bước về một chân trời mới. Mặt trời sẽ lên cao, hâm nóng các trái tim người Việt trong tình thương bao la của loài người.




 

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Hành trình mua máy rữa chén cho vợ

 Mình lấy vợ gần 30 năm nay, đổi nhà 5 lần nhưng ít khi rữa chén bằng máy dù mỗi nhà đều có trang bị máy rữa chén. Hình như đa số người Việt hay á châu ở mỹ đều mang cái tật này; dùng máy rữa chén để úp cho ráo chén đĩa thay vì sử dụng đúng chức năng của nó.  Cho thấy chúng ta sinh sống ở hải ngoại với tinh thần “Trái Chuối”, trong trắng ngoài vàng. Mấy người bạn á châu mình mà xài máy, xem như mỹ hoá gần như hoàn toàn hay đã già nên chán vụ rữa chén bằng tay.

Có lần anh bạn trên Facebook, hỏi cái gì rất đặt trưng trong nhà người Việt. Mình kêu máy rữa chén dùng để làm ráo nước thay vì rữa bằng máy. Mình thấy ít nhất mấy trăm ý kiến kêu đúng rồi. Họ đều sử dụng làm nơi ráo nước chén đĩa và rữa bằng tay để khỏi phản bội tố chất Việt như để tự nhắc “tôi là người Việt”.

 

Trên nguyên tắc rữa chén bằng tay tốn nước hơn là rữa bằng máy nhưng người Việt mình lại rữa chén bằng tay, như để nhớ lại thời còn ở Việt Nam hay tập tính hà tiện nước từ thời còn bé ở Việt Nam. Mình thì nhớ thời đi làm bồi cho tây, rữa chén bằng nước lạnh trên núi tuyết mùa đông, khi mới sang Tây, lạnh tê cóng tay vì hôm ấy bình nước nóng hư.

 

Mỗi sáng mình dậy sớm để rữa chén vì khi mụ vợ thức dậy là nghe thuyết pháp kinh “chén đĩa”. Mình đứng rữa chén với chánh niệm của người chồng nhân dân nên cũng từ từ không nhanh, để tránh nhìn mặt mụ vợ nhăn nhó khi thấy chén bát chưa được rữa. Chỉ có phần đứng lâu mỏi xương sống nên phải đứng tấn giúp nhẹ đi.

 

Mùa cô-vi đến, mình được phong chức người chồng nhân dân và người cha anh hùng tại nhà. 3 mẹ con làm việc tại nhà nên trưa xuống hỏi ăn cái gì. Không có là 3 mẹ con thành lập ngay toà án nhân dân tại nhà bếp, đầu tố mình còn hơn bần cố nông đấu tố thành phần tiểu nông như ông bà nội mình. Con ai chết trong làng năm đói Ất Dậu, ông bà đem về nuôi, khi rồi cán bộ về làng, chúng đứng ra đấu tố ông bà như kẻ giết bố mẹ chúng.


3 mẹ con kêu lao động vinh quang trong khi mình ngồi xem đá banh những trận kinh điển xưa vì đá banh cũng ngưng. Mình nói thì để mình vào vườn, 3 mẹ con không cho vì sợ lây Lan vào mấy con coyote hay sóc.

 

3 mẹ con ăn xong thì quăn đó, nên mình phải dọn với nụ cười trên môi như đoá hoa Hàm Tiếu héo tàn. Đó là tình yêu chân chính trong thực tế, chớ không phải những ngôn tình vớ vẩn của Quỳnh Giao qua Mùa Thu Lá Bay. Mình đang ở thời điểm đóng vai trong “mùa thu tóc bạc”, 1 sản phẩm của tình yêu hữu-nghị. Chán Mớ Đời 

 

Lâu lâu mình dùng máy để tống khứ các nước đọng, lâu ngày do úp đĩa bát. Cuộc đời rữa chén ô sin của mình bình thường trôi qua gần 3 thập niên nay.

 

Bổng nhiên ông covid bò lại khiến mọi chuyện đảo lộn. Mụ vợ kêu máy hư vì không thoát nước. Máy xài từ 8 năm nay chưa tới 10 lần mỗi năm lại hư. Mình thử rữa một lần thì đúng thật. Nước còn đọng lại. Thôi thì mua máy khác cho vợ úp chén đĩa. Khi mình mua cái máy này thì mụ vợ rất ghét vì kêu mình trùm sò, mua loại rẻ tiền. Mình nghĩ không rữa chén bằng máy thì mua làm chi đồ đắc tiền thêm máy càng bình dị càng dễ xài vì các máy mới được trang bị bằng đầu điện tử, dễ hư.

 

Lại đúng mùa COVID, không đi đâu được nên lướt mạng để xem. Qua Best Buy, lựa được một cái, có 3 tầng, cực kỳ hiện đại, chỉ cần mở điện thoại, nhấn qua wifi là tự động máy chạy. Đặt hàng, chúng bảo 30 ngày sau mới đến ráp máy mới. Còn mua đến lấy thì 3 ngày. Mình không có xe truck để chở thì hỏi tên thợ, hắn kêu 150 đô để hắn chạy đến lấy đem lại ráp. Best Buy chỉ lấy $49 đô lắp ráp và lấy máy cũ đem đi. Thôi thì đợi. Quà giáng sinh cho đồng chí gái sẽ được ráp trước ngày 25 tháng 12.

 

Đúng ngày giờ, ngồi đợi tên thợ đến ráp máy như đợi người yêu khi xưa lên đồ. Chúng bảo từ 7:00 đến 1:00 nên đợi như chó đói ngáp dài. 12:30 tên thợ bò lại. Hắn đeo mặt nạ đủ trò chả biết hình dung là thằng nào, đeo tất cho đôi giày vào nhà. Mình dẫn xuống nhà bếp. Hắn mở cửa dưới cái bồn nước. Hắn kêu phải dẹp mấy đồ lỉnh kỉnh. Mình nói ok, để từ từ tao dọn theo chánh niệm. Hắn có vẻ mệt mỏi, đói nên hơi gắt với mình khiến mình nổi khùng lên kêu đem máy về, tao huỷ vụ mua máy này, kêu xếp mày hoàn tiền lại cho tao.

 

Mình lại bò lên mạng, qua Costco mua một cái máy khác, cũng hẹn 3 tuần lễ sau. 3 tuần lễ sau, không thấy gì cả, lên mạng xem cũng thấy ngày giao cho mình là hôm qua. Gọi điện thoại kêu máy tao đâu, chúng mày lấy tiền từ tháng trước mà nay chưa giao. Chúng kêu đợi thêm 3 tuần nữa mới về. Thôi trả tiền lại tao. Sau đó, mới thấy chúng để dòng chữ nhỏ, hoá ra mình phải nhấn nút này, để điền tên và địa chỉ để công ty gắn máy, gọi mình để lấy hẹn. Mình lại dạng ngu lâu, không biết nên cứ đờ ra nên chúng không biết đâu mà lấy hẹn suốt cả tháng trời. 


Hóa ra Costco nhờ công ty khác gắn máy. Họ chỉ đứng trung gian, đặt hàng cho công ty bán máy giặt và công ty thợ đến ráp, ăn tiền lời. Gọi nói chuyện thì chúng liên kết với ai bên Phi Luật Tân để nói chuyện. May là không gửi sang xứ Ấn Độ, lại phải ăn cà ri bị hôm ấy. Chán Mớ Đời 

 

Thấy mua hai lần không được nên mình Chán Mớ Đời không nhắc đến nữa. Tưởng mụ vợ quên luôn. Ai ngờ, đồng chí gái khi đã muốn mua cái gì là mụ phải mua cho bằng được. Mụ bò ra Best Buy gần nhà thích một cái máy nên gọi mình lại. Mình dùng ngôn tình để tạo dáng cho sự việc đã rồi, nói Món Amour muốn cái gì thì mua cái đó để lấy điểm. Giá rẻ hơn cái mình chọn. Có cải cũng vô ích, được cái là khi mua ba cái đồ này do mụ chọn thì khi bị lộn xộn, mình sẽ không bị đấu tố bởi tòa án gia đình là dân keo kiệt. Chán Mớ Đời 

 

Vợ chồng mình không ăn khớp với nhau. Mụ thì thích mua sắm đủ thứ. Cứ đi shopping, thấy chén đĩa đẹp đẹp đang khuyến mãi là mua về chật tủ. Tính hà tiện mang từ Việt Nam, nói để dành khi có khách dùng nhưng chả bao giờ xài vì khách đến thì dùng toàn đồ giấy cho gọn thêm được làm ô uế môi trường. Con gái lấy đem quăn là mụ la vì không còn chỗ để nhét. Hôm qua, bà Mễ đến dọn nhà, mình tặng luôn. Khỏe đời.

 

Ngược lại, mình không thích mua gì cả ngoài mua nhà cho thuê. Dạo này được mời lên đài truyền hình, chủ-xị chương trình, kêu bận đồ đàng hoàng nên lấy quần áo từ thời chưa lấy vợ ra bận, tạo dáng thời trang cổ điển, rétro.

 

Lại lấy hẹn 3 tuần sau. Đúng ngày mình bận trên vườn, vì tiểu bang Cali cho mình tiền để làm lại hệ thống ống nước chính. Nay làm xong, họ đến thanh tra để trả nốt 50% còn lại. Ở nhà dặn mụ vợ mở cửa cho họ vào.

 

Về thì thấy máy đã được thay, nhưng chúng không đem cái máy cũ đi, để lơ ngơ ngoài cửa. Mình xem chỉ dẫn để thử máy. Máy kêu rột rột rồi ngừng, hàng chữ ERROR hiện lên. Nước vẫn đọng như máy cũ. Chạy vô YouTube xem, chúng bảo có thể là air gap. Mình mở cái air gap ra xem thì thấy rác rưới ở trong nên chùi sạch. Máy vẫn rột rột rồi ngừng. Gọi Geek Squad của Best Buy. Chúng hẹn 1 tuần sau để cho người đến xem.

 

Một tuần sau, thợ đến xem. Hắn bấm nút, nghe rột rọt rồi ngừng. Kêu cái máy bơm hư, hắn không biết sửa cái này, để gọi cho xếp hắn, hẹn ngày nào để gửi tên thợ khách biết sửa cái bơm nước. 1 tuần lễ sau, tên khác đến. Hắn kêu không phải cái máy bơm, ống thoát nước bị nghẹt. Hắn tính bỏ về nhưng mình tuyên dương công trạng hắn, kêu hắn có kinh nghiệm, thông minh….

 

Được sơn đen đưa lên mây, hắn đồng ý mở cái ống air gap mà mình chỉ chùi ở trên. Hoá ra là air gap bị rác chui vào làm nghẹt nên không hút hơi ở ngoài để bơm nước dơ trong máy qua máy nghiền rác. Lúc máy xay rác nghiền thì nên đổ nước để chúng thoát nhanh, còn không xả nước cũng lúc thì rác bị xay có thể theo đường ống “air gap” mà chạy lên, lâu ngày sẽ làm nghẹt. Dạo này mình thấy máy xay rác không thông nhanh lắm. Chán Mớ Đời 

 

Hắn chùi ống nghẹt xong xuôi thì gắn vô lại, chạy được một vòng. Mừng quá, kêu happy New Year mút mùa lệ thuỷ, tặng thêm vài trái bơ lấy thảo.

 

Tối đó mình nhấn nút, máy chạy. Sáng hôm sau, thay vì rữa bằng tay như mấy năm trước, mình chơi sang, rữa bằng máy. Đầu năm 2021, tạo dựng cuộc cách mạng mới, rữa bằng máy, nâng cấp đời ô sin. Nhấn nút máy không chạy, nhấn đi nhấn lại, vẫn kéo rột rọt rồi ngừng. Mình gọi geek Squad chúng kêu để chúng thay cái máy mới. Lại hẹn một tuần sau.

 

Mình gửi cái cờ-líp trên YouTube cho mọi người trong nhà, cách bỏ chén bát vào máy sau khi ăn xong. Con gái mình đang ở bên pháp với bạn trong mùa Noel, nhắn tin hỏi mua cái máy rữa chén mới. Mình kêu ừ. Nó hỏi mình có thể sử dụng máy rữa chén như mọi người mỹ bình thường thay vì chỉ để úp cho ráo nước. Mình nói nhất trí.

 

Trong khi chờ đợi, mình vẫn xài được cái máy. Khi được khi không. Cuối cùng mình khám phá ra là khi ấn mạnh quá thì máy chạy một vòng rồi tắt. Máy toàn là đồ điện tử bé li-ti nên không được mạnh tay như đang cuốc đất. Có điều rữa nhưng không có làm khô nên mình cũng lạ. Thay vì gọi điện thoại kêu đã xài được rồi mình cứ để xem.

 

 Hôm qua, Best Buy gửi ông thợ người Việt đến thay cái mới, đem cái máy cũ đi. Best Buy không có đủ thợ nên họ subcontract cho công ty của anh ta làm. Anh ta giải thích cách sử dụng máy rõ ràng hơn, nhất là cách bảo trì. Hôm qua mình thử máy và sáng nay thì máy chạy tốt, cuối cùng thì máy có toả nhiệt để làm khô chén bát ở trong máy sau khi xong nhiệm vụ rữa bằng nước.

 

Máy trước không làm khô chén đĩa nên mình thắc mắc. Có thể máy hư thật, cũng có thể mụ vợ hay mình bấm mấy cái nút, vô tình làm ngừng chức năng làm khô chén đĩa sau khi rữa. Có lẻ ông Táo, quen mấy chục năm nay, gia đình mình rữa chén rồi úp cho ráo. Chán Mớ Đời 

 

Năm 2021, em sẽ dùng máy rữa để khỏi phải chánh niệm nữa, có thì giờ đọc sách báo buổi sáng khi cả nhà vẫn còn ngủ. Chúc các bác một năm 2021 rữa chén bằng máy.


Sau vài ngày thì khám phá ra là mấy cái nút điện tử rất nhạy. Phải nhấn cho đúng 3 giây đồng hồ thì nó mới chấp nhận chức năng mình muốn, nếu không là nó chạy một vòng rồi ngừng. Chán Mớ Đời 

 


Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đám ma thời CÔ-vi

 Tuần vừa rồi mình đi đám ma lần thứ 2 trong thời đại dịch COVID-19. Lần trước là bố của anh bạn, qua đời trong viện dưỡng lão, con cháu không được vào thăm 5 tháng trời đến khi họ bảo đến nhận xác. Con cháu khóc như mưa vì ông bố bị trả nhớ về không nên không thể gọi điện thoại nói chuyện trong mùa đại dịch.

 

Tuần rồi đi đám con gái cô giáo ngày xưa. Cô này quen với đồng chí gái, có đến nhà mình chơi vài lần. Cô này là chị em bạn dâu với bạn học cũ Trưng Vương của đồng chí gái, lấy con trai của nhà thơ Nguyên Sa nên hay gặp trong các buổi họp mặt thân hữu.

 

Mình có anh bạn linh mục kể; con chiên chết trong vùng, gọi điện thoại cho các cố đạo nhà thờ công giáo nhưng ít cha nào dám làm lễ xức dầu hay đám tang nên anh ta tình nguyện đi. Bút Nhóm Lửa Việt trong chương trình Masks Save Lives, có may đồ bảo hộ nên có gửi cho mấy cha đi làm lễ xức dầu cho con chiên trước khi về đất chúa.

 

Cha làm lễ trước khi hạ huyệt. Không có thân nhân bên quan tài


Các thánh giá được linh mục chụp để đưa lại cho tang quyến


Linh mục giao lại các thánh giá cho tang quyến


Anh ta gửi cho mấy tấm ảnh tang quyến đứng ngoài hàng rào chào tạm biệt người thân về đấy chúa. Anh ta phải lấy các thánh giá trên quan tài để trao lại cho thân nhân.

 

Đám ma tuần qua thì lạ vì trên cáo phó, anh chồng kêu gọi mọi người lên đồ như đi dự dạ hội, không bận đồ đen. Như thể ăn mừng cho cô vợ được về đất Chúa. Có anh bạn học cũ gọi kêu đi đám chung nên hẹn nhau ở bãi đậu xe nhà thờ rồi đi chung đến cho bớt lẻ loi. Sáng ra, mụ vợ kêu bị nhiễm lạnh vì hôm qua đi mua sắm quá độ, thế là đi một mình.

 

Đi vòng vòng nhà thờ, vì khi xưa mình có vẽ cái gì cho nhà thờ này, hình như làm mấy thang cấp chi đó. Thấy có một đám ma người Việt ở ngoài trời, hình như của nhóm Tin Lành tiễn đưa một người thân về đất chúa. Cuối cùng khám phá ra bên kia đường có một đám khác. Đến nơi thì chả nhận ai ra ai cả vì toàn đeo khẩu trang. Lớ quớ thấy cô bạn, con trưởng của cô giáo nên ghé lại hỏi thăm sức khoẻ cô giáo.

 

Sau đó hai thằng đến viếng quan, chia buồn với anh chồng. Xong xuôi thì mới nhìn chung quanh, thấy mấy bà lên đồ như đi dạ hội thêm đeo mặt nạ nên chả biết ai là ai. Cứ tưởng đi đám ma người hồi giáo. Nhờ 1 anh chàng quen chụp hình mà ông thần này sợ bị lây nên cầm cái điện thoại với hai ngón tay như sợ bị vi trùng. Kinh

 

Lại có màn viếng quan bằng xe hơi như thể đi mua đồ ăn. Xứ mỹ này, đi xem xi-nê ngồi trong xe, đi mua thức ăn cũng ngồi trong xe, vợ chồng choảng nhau cũng trong xe, nay đi đám ma cũng trong xe. Thấy thiên hạ lái xe, chạy từ từ đến, dơ tay chào như tổng thống Ngô Đình Diệm đi kinh lý. Được cái là họ không phải đeo khẩu trang nên thấy mặt họ. Thấy máy hình đang phát trực tuyến cho những ai không đến dự được. Anh em, họ hàng, bạn bè ở xa vì COVID nên không đi được. 

 

Đại dịch xảy ra khiến mình cảm nhận, giác ngộ được sự mong manh của cuộc đời. Mình trân trọng, chánh niệm về sự hiện hữu của người thân. Mình nghĩ từ khi đại dịch xảy ra, hình như đồng chí gái bớt càm-ràm cũng như mình bớt cãi lời vợ vì chúng ta có thể từ giả nhau một cách bất chợt. Chúng ta bớt tạo khẩu nghiệp cho nhau.

 

Đến mùa giáng sinh, đồng chí gái thích xem phim về họp mặt gia đình, bỏ qua cách cuộc giận hờn. Thường mình ít ngồi xem nhưng năm nay, ngồi xem với đồng chí gái, bỏ bớt bản ngã, bỏ cái tôi để hoà nhịp với người thân, tạo dựng những giây phút bên nhau trong  mùa chúa sinh ra đời. Lâu lâu, đồng chí gái kêu romantique không. Mình kêu ừ ừ. Xong om

 

Nhs

1 năm tham gia hội Toastmasters

 Mình gia nhập lại hội Toastmasters quốc tế gần 1 năm với nhiều sự kiện đáng ghi nhớ. Mình có gia nhập hội này khi xưa để tập nói trước công chúng khi đi làm vì phải trình bày đồ án trước khách hàng. Sau này có gia đình, bận đưa con đi học, làm ăn nên ngưng. Nay gia nhập lại để tạo cơ hội nói chuyện anh-ngữ trước đám đông.

 

Thông thường mình nói tiếng Việt ở nhà, đi làm thì tiếng Mễ nhiều hơn vì đa số thợ là người gốc Mễ thậm chí người mướn nhà cũng 100% là gốc Mễ la tinh. Do đó anh-ngữ bị liệt vào loại sinh ngữ ít sử dụng trong ngày dù sinh sống tại Hoa Kỳ. Do đó ai sinh sống tại khu Bôn-sa thì xem như đang ở Việt Nam vì giao dịch toàn bằng việt-ngữ. Mỗi tuần có đi ăn cơm với đám mỹ đầu tư địa ốc hay hội Lions quốc tế thì mót mép anh ngữ.

 


Tham gia hội Toastmasters được 3 tháng thì đại dịch xuất hiện nên tạm ngưng. Các hội viên bàn với nhau và quyết định họp mặt mỗi tuần như thường lệ qua hệ thống mạng Zoom. Cũng có vài vấn đề kỹ thuật vì vài thành viên lớn tuổi, không quen sử dụng kỹ thuật qua mạng.

 

Nói chung thì các cuộc họp mặt qua Zoom nhưng rút ngắn thời gian 45 phút thay vì 90 phút như thường lệ. Đến 1 tháng nay thì đi họp lại tại phòng họp, có một nữa thì vẫn tham dự buổi họp qua Zoom. Điều vui là có nhiều người tham gia từ đâu đâu. Có người ở miền bắc Cali, người thì ở xứ Nhật Bản vì muốn tập nói anh ngữ. Họ đều xuất hiện qua hệ thống Zoom.

 

Nhắc đến đàm thoại anh-ngữ khiến mình nhớ đến thằng Nguyên, bạn học, sau này du học tại Gia-nã-đại. Mình và hắn bò đến nhà của một đám mỹ Tin Lành ở đường Yagut để học đàm thoại anh ngữ khi còn ở trung học. Đến nơi nghe họ giảng đạo, kêu Chúa chết, 3 ngày sau, sống lại nên hai thằng chim dế cò bay hết, hết dám bò lại học đàm thoại. Sau này, gặp lại hắn có kể lại vụ này. Cười mệt thở.

 

Mình khám phá ra một điều là người Mỹ học được rất nhiều về Việt Nam qua mình. Có ông viết “note” kể ông ta học hỏi mỗi lần mình nói chuyện. Nói chung đa số người Mỹ chỉ biết về Việt Nam trong thời quân đội mỹ tham chiến, còn sau 75 thì họ i tờ. Điển hình tuần rồi, đề tài nói về ngày cựu chiến binh, mình nói về các cựu chiến binh nhất là thương phế binh của Việt Nam Cộng Hoà tại Việt Nam ngày nay, khiến ai nấy đều cảm động, vì họ đã cố quên chiến tranh Việt Nam, một dấu vết đau thương của dân tộc Hoa Kỳ.

 

Hội Toastmasters quốc tế là một hội được tư nhân thành lập và tự điều khiển qua chương trình, tôn chỉ của hội. Cách điều hành của mỗi hội rất riêng tư, dựa trên quy tắc của hội. Điển hình có hội chỉ dành cho nhà thờ nào đó, hay sinh viên, hay phụ nữ, hoặc nam giới, tuỳ theo mục đích của hội được đưa ra.

 

Có tham gia các hội vô vụ lợi của Hoa Kỳ mới thấy tinh thần kẻ thừa sai của họ rất cao. Điển hình hội Lions quốc tế mà mình tham dự. Mới vào, thì họ bắt mình châm cà phê hay rót nước cho các hội viên lão thành. Châm ngôn của hội là “we serve “ nên anh là thẩm phán, nha sĩ, bác sĩ,…đều phải đi rót nước, cà phê cho anh thợ hồ, thợ mộc… nếu có ai lấy cái thìa gõ vào cái ly. Anh phải ngưng ăn, thậm chí phải đi vòng vòng xem ai cần nước, cà phê,…để chêm cho họ. Dần dần có ma mới khác vào, thay thế vài trò của anh. Đó là thời gian huấn luyện hội viên, bỏ cái bản ngã của mình thì mới phục vụ cho người đời được. Không cần biết anh là ai trong xã hội, vào hội thì anh phải từ bỏ chức vị của mình để khởi đầu con đường giúp xã hội.

 

Từ từ năm này qua năm nọ, họ bầu anh lên các chức vụ khác trong hội đồng quản trị, giới thiệu cho cộng đồng, các hội khác. Giao cho anh tổ chức các mục nhỏ rồi lớn sau đó mới lên phó chủ tịch rồi chủ tịch. Nhờ có liên lạc với bên ngoài, với các tổ chức Lions khác trong vùng thì mới được bầu chủ tịch cấp vùng, quận, tiểu bang rồi liên bang,…

 

Gặp người Việt mình thì thành lập hội là phải làm chủ tịch nếu không thì bỏ hội để thành lập hội do mình làm chủ tịch. Người Mỹ nói; không ai sinh ra để lãnh đạo mà lãnh đạo phải được huấn luyện, đào tạo. Thông thường các hội viên đều có cơ sở thương mại hay nhân viên công lực, công chức trong thành phố. Họ tham gia để tiếp thị cho cơ sở thương mại của họ nhưng phải làm đàng hoàng nếu không thì mất tiếng, thương vụ cũng đi đoong luôn. Do đó khi họ nhận làm việc gì là thực hiện đến nơi đến chốn.

 

Có một ông mỹ, mua mấy trăm mẫu đất trên núi rồi tặng cho hội Lions. Có ông về hưu đóng 200 cái giường ngủ, đủ trò,…mình chỉ tặng chiếc xe van cũ để họ chở các học sinh nghèo lên đó chơi, đi trượt tuyết. Nhiều em cả đời chả bao giờ thấy tuyết, hay đi nghỉ hè nên nhìn các em được lên đây chơi 1 tuần, cảm thấy vui vui đã đóng góp cho việc chung.

 

Hội Toastmasters cũng có những nhiệm vụ cho mỗi kỳ họp mặt nên mọi người được phân chia công việc. Trước nhất là ông chủ tịch khai mạc buổi họp rồi mời người điều khiển chương trình hôm đó, toastmaster lên bục. Bắt tay tùm lum rồi mới rời diễn đàn. 

 

Thông thường thì người làm toastmaster hôm đó phải gửi chương trình, đề tài buổi họp ra trước để các thành viên khác dựa theo mà soạn bài diễn văn của họ,…, giao công việc cho mỗi người rồi các người đọc diễn văn sẽ gửi đề tài diễn văn của họ để người toastmaster làm chương trình. Ai vắng mặt thì cho biết cả đến nơi không có mặt thì thiên hạ phải lo lắng, mất thì giờ, nhờ người khác thay thế.

 

Điển hình tuần tới, mình được phân công làm toastmaster nên chọn đề tài là ”2020, năm khó quên” . Hôm qua sau khi họp, mình gửi cho mọi người biết đề tài này để họ chuẩn bị chương trình của họ như người sẽ đọc diễn văn hôm ấy, có thể chọn một đề tài phù hợp với đề tài của hôm đó.

 

Thường thì có hai người đọc diễn văn nhưng từ ngày COVID viếng thăm thì ít người nên còn lại một. Người toastmaster khai mạc buổi họp, mời một người nói một câu nguyện thánh kinh hay một ý tưởng hay nào đó rồi tuyên thệ trung thành với lá cờ Hoa Kỳ.

 

Sau đó người toastmaster nói về đề tài một tí để tạo một tinh thần của buổi họp như lịch sử của đề tài, thí dụ: tuần này là về các nhạc phẩm trong mùa Noel. Sau đó, giới thiệu mỗi người nói về trách nhiệm của họ ngày hôm đó. Như mình có nhiệm vụ canh giờ cho mỗi người khi phát biểu. Có cái đèn 3 màu, xanh, vàng đỏ là hết giờ, ai vi phạm sẽ bị loại. Thật ra giải thích nhiệm vụ của mình trước đám đông cũng quan trọng tuy không phải soạn bài trước nhưng cũng tập cho mình biết nói trước công chúng, không bị e ngại. 

 

Sau đó giới thiệu người đếm các “filler” . Khi người ta không quen nói chuyện trước công chúng thì hay vất phải cái tật là đệm thêm những cụm từ vô thưởng vô phạt như “ah, but, you know,….” kiểu người Việt thì chay kêu “rằng thì là, ..”. Họ dạy chúng ta nói đủ từ ngữ để diễn đạt mà không cần thêm các à ớ Á,…

 

Tổng thống Obama được xem là một người nói chuyện trước quần chúng rất hay nhưng khi nói chuyện bình thường, không có màn ảnh bài diễn văn thì ông ta thêm các từ ah, um,…rất nhiều”. Người có nhiệm vụ đếm các từ vô nghĩa, có cái máy nhỏ để khi ai nói các cụm từ vô nghĩa thì bấm cái két để báo hiệu. Thường càng nghe tiếng két lại làm người ta rối thêm càng nói ah úm ớ thêm. Chán Mớ Đời 

 

Trên thực tế, khi chúng ta ngưng nói để tìm ý câu để nói thì tạo ra một không gian im lặng, lại giúp khán giả chú tâm vào cuộc nói chuyện hơn. Đi học về thương lượng, họ dạy là khi đối tác hỏi vấn đề gì đó thì cứ đếm đến số 10, trước khi trả lời. Thời gian, không gian khi mình chưa trả lời sẽ làm đối tác tiếp tục nói. Khi đối tác nói thì mình càng biết thêm về tình hình của đối tác mà thương lượng. Do đó khi mình gặp bạn bè, ít khi nói chuyện, chỉ trả lời khi ai đó hỏi thăm.

 

Giới thiệu người cho một từ với định nghĩa (word of the day) để mọi người trong ngày, phải sử dụng như hôm qua là từ “platitude”, được giải thích và cho thí dụ để mọi người không quên sử dụng. Người đó sẽ đếm xem ai đã sử dụng từ trong buổi họp. Sau đó trong ngày, mình tìm cách sử dụng từ ấy khi đi họp với hội Lions quốc tế hay nói chuyện với ai. 1 tuần học được một chữ thì một năm học được 50 chữ khác, loại khó.

 

Giới thiệu người sẽ phê bình diễn giả hôm đó, nói về đề tài của diễn giả. Đến người chấm điểm về cuộc họp mặt, có cần thêm cái gì để cải tiến như khởi đầu đúng giờ. Sau cùng là người sẽ thâu tất cả những phê bình, chấm điểm cho diễn giã, để mọi người bầu ai là diễn giã số một.

 

Toastmaster câu giờ bằng cách nói chuyện thêm đề tài buổi họp đến khi diễn giả ra hiệu là sẵn sàng thì mời lên diễn đàn. Bắt tay rồi mới giao diễn đàn lại. Người canh giờ sẽ bắt đầu làm việc.

 

Sau đó lại câu giờ kiểu ông Nguyễn Ngọc Ngạn trong khi người ta dọn sân khấu để người phê bình bài diễn văn, chuẩn bị ý tưởng để phê bình. Mình thấy phần này rất khó không dễ như người Việt hay phê bình: ‘Nói như cục cứt”. Đây mình tìm những điểm nào để giúp diễn giả thấy yếu điểm để có thể sửa sai lại cho kỳ tới. Phê bình có óc xây dựng chớ không đả phá như thiên hạ hay làm.

 

Sau đó thì cho thiên hạ có thì giờ để viết lời phê bình và chấm điểm diễn giả hay nhất. Rồi đến mục quan trọng nhất trong ngày là Table Topics. Phần này, mọi người không được soạn sẵn, và chỉ có 2 phút để diễn đạt trả lời của câu hỏi được đưa ra bất chợt của người lãnh trách nhiệm phần này.

 

Chỉ có 2 phút để trả lời một câu hỏi bất chợt khiến đầu óc quay cuồng vì phải suy nghĩ, mà trong khi suy nghĩ thì đồng hồ được đếm. Do đó người ta học cách nói ngắn và gọn thay vì cà Lê dê ngỗng mà không vào đề tài như đa số.

 

Qua gần một năm thì mình khám phá ra sự khiếm khuyết của mình về văn hoá Hoa Kỳ. Lý do mình không sống ở đây từ bé nên  các hội viên người Mỹ nói về một bài hát xưa, một chương trình hoạt hoạ thời của họ còn bé … là mình ngọng.

 

Đưa mình về thời mới sang Tây, chả rành về văn hoá của Tây cho dù mình học chương trình pháp thuộc địa. Qua Tây, đi học chung với đám Tây đầm cùng tuổi, chúng nói về điển tích, hay văn hoá đời sống Tây là mình ngọng, phải mò sách đọc thêm.

 

Cho thấy mình sống ở mỹ trên 33 năm mà chưa hiểu gì cả về Hoa Kỳ. Trong khi có nhiều người ở xứ nào, chưa bao giờ đặt chân đến mỹ lại bình luận, phê bình về Hoa Kỳ. Chán Mớ Đời 

 

Cuối tuần này thì gia đình mình đi phát quà cho các học sinh nghèo qua tổ chức Lions quốc tế. Hàng năm, gia đình mình đến Hội Lions Quốc Tế, lấy quà rồi đem đến nhà các học sinh nghèo để tặng gia đình họ, có một buổi ăn trong ngày lễ Tạ-Ơn ít thiếu thốn. Đến mùa Giáng Sinh thì đưa các em đi sắm quà Giáng Sinh. Vui là cả gia đình tham gia, giúp con mình hiểu được nghèo là gì và tình tương thân tương trợ, bác ái.

 

Năm nay, vì COVID nên không được đem phát quà tận nhà mà gửi thư nhờ họ đến công viên thành phố để nhận. Có người không có xe nên đi bộ, kéo theo cái giỏ, người đi xe cà rịch cà tang, có người chạy Lexus SUV, BMW, cho nên chả biết ai nghèo hay giàu. Họ có tên trong danh sách của trường đưa lại. Phát quà cho 225 gia đình. Tháng sau thì dẫn các học sinh nghèo đi mua sắm quà giáng sinh với sự bảo trợ của một siêu thị. Hội Lions quốc tế bỏ ra $3,000 và được siêu thị tặng $3,000, tổng cộng là $6,000 cho 200 trẻ em nghèo.

 





Trong năm thì các hội viên tổ chức các chương trình để gây quỹ như xổ số, đủ trò để có thể giúp đỡ những người ít may mắn hơn mình.

 

Xin chúc các bác cùng gia quyến một mùa Lễ Tạ-ơn vui vẻ và bình an.

 

Nhs

 

Tao khang chi thê

 Từ khi đại dịch thâm nhập vào Hoa Kỳ, đồng chí gái và 2 đứa con làm việc ở nhà vô hình trung biến mình thành ô-sin, đày tớ nhân dân. Sáng mình phải làm điểm tâm cho mụ vợ ăn trước khi lên phòng làm việc. Trưa 2 đứa con và mụ vợ xuống nhà bếp hỏi “ăn gì?” Rồi tối cũng nghe bài hát tương tự. Thế là mộng làm vườn của mình đành gát lại. Chán Mớ Đời 

 

Cơm nước cho vợ khiến mình nhớ đến chuyện thời vua Quang Vũ, bên tàu có ông Tống Hoàn Công. Ông này có người vợ bị mù. Mỗi ngày ông ta tự tay chăm sóc vợ. Chị hay em gái của vua mê ông ta nên nhờ ông vua hỏi dùm. Ông vua ngại nên hỏi bóng hỏi gió: Ngạn vân: quý dịch giao, phú dịch thê, hữu chư?” (tạm dịch: Ngạn ngữ nói: sang thì đổi bạn, giàu thì đổi vợ, có vậy chăng?)

 

Ông Tống Hoàn Công trả lời khiến ông vua chới với: “Thần văn: bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong (Thần nghe: người bạn thuở nghèo hèn thì không thể quên, người vợ thời cám hèm thì không thể đưa xuống nhà dưới, bạn bè kết giao từ thủa hèn chẳng nên mất). Ông vua quê quá nên từ bỏ ý định tác hợp ông này với chị của vua. Mình đoán chị của vua chắc cũng goá chồng vì vào thời đó, người ta gã con gái sớm lắm.

 

Mình hay nghe thiên hạ kêu: “sang đổi bạn, giàu đổi vợ” thì người Việt mình đơn giãn hoá vấn đề. Mình đi học thì có 1 ông thầy nói: “người làm $50,000/ năm có tư duy, bạn bè khác với người làm $100,000/ năm. Tương tự người làm $200,000 đọc sách và có bạn hữu khác với người có lợi tức $500,000,…”

 

Ông ta còn bồi thêm một câu là nếu mày muốn có lợi tức nhiều hơn thì phải từ bỏ đám bạn của mày, hiện có lợi tức tương đương với mày, tìm những tên nào có lợi tức mà mày muốn thu nhập hàng năm mà chơi vì họ có suy nghĩ khác, đọc sách khác, có bạn khác với đám bạn như mày.

 

Nhưng mày phải cẩn thận, con người như cua. Mày vào chợ xem cua sống mà họ để trong chậu tuy có càng dài nhưng khi một con muốn leo khỏi cái thau thì mấy con khác, lấy càng giữ lại. Mình bò vào chợ Việt Nam bán cua sống để quan sát. Đúng thật, không thấy con cua nào bò ra khỏi cái chậu lớn vì bị mấy con cua khác kéo níu lại.

 

Ông thầy giải thích là bạn bè mày không muốn mày thành công nên hay nói ra vì họ sợ mày thành công sẽ khiến họ mắc cỡ. Cho nên nếu mày muốn thành công thì phải dứt khoác bỏ đám bạn mày đang chơi và tìm kiếm những ai có lợi tức mà mày muốn có, xin làm bạn hay học nghề.

 

Mình ngẫm lại cũng đúng. Khi mình nghe thầy Nguyên, khuyên đi du học thì mình kể cho đám bạn chơi cùng thời đó khiến chúng cười như điên. Kêu học ngu như mày mà đòi đi du học cái gì, sẽ lên chức “Cố” với nhành dương liễu thì đúng hơn. Từ đó mình bắt đầu chơi với thằng Nguyên và HÙng Con Cua có anh du học ở Gia-nã-đại. Hai thằng này có tư duy khác với đám bạn kia, cố gắng học hành thay vì gái gú rồi cả 3 đều đi du học trước khi Việt Cộng vào. 

 

Sau này, mình thấy quảng cáo học mua nhà cửa thì hỏi mấy tên bạn thời đó, chúng kêu mày bị chúng dụ đấy. Tao sang Mỹ lâu rồi, toàn là bọn dụ khị. Có một ông anh vợ cười. Mỗi lần gặp là anh ta hỏi sao thành triệu phú chưa. Trong gia đình bên vợ, có người cười kêu mình ngu, không có tiền mà đòi mua nhà. Lương bổng không bao nhiêu mà đòi mua bất động sản,…

 

Hôm trước, mình kể cho vợ là sáng thứ 6, mình đi ăn sáng với mấy ông già bà già có nhà cho mướn, sau đó thì anh đi gõ cửa mỗi nhà, hỏi chủ nhà có muốn bán nhà hay không. Có lần một tên Mỹ mở cửa, cầm cây súng khiến mình hoảng tiều. Mình đi gõ cửa như vậy mỗi sáng thứ 6 suốt 5 năm liền, mấy ngàn căn nhà. Mấy năm liền, vì bận đi học về đầu tư và gõ cửa nhà thiên hạ nên mình không có thì giờ đi ăn sinh nhật bạn bè hay con của họ nên sau này ít gặp nhau.

 

Thứ 7, chủ Nhật thì chạy vòng vòng xem có garage sale để tập thương lượng và hỏi xem chủ nhà có muốn bán nhà hay không. Thường người sắp dọn nhà thì hay đem đồ cũ ra bán. Nói chuyện với dân bán garage sale riết thì mình bắt đầu biết cách thương lượng. Xong om

 

Khi người Việt kêu giàu đổi bạn thì theo mình không chuẩn. Theo kinh nghiệm thì muốn giàu thì anh phải đổi bạn để học hỏi mà tiến lên chớ không phải khi trở nên giàu có thì người ta đổi bạn. 

 

Người ta giàu nhờ bạn vì họ chỉ cách làm ăn hay giới thiệu các người làm ăn với họ. Mình nhớ lúc mới quen ông Rich Dad thì ông ta giới thiệu mình với các giám đốc ngân hàng cho ông ta vay tiền, mấy ông thầy của ông ta,… sau này, mượn tiền thì mình ghé lại các giám đốc ngân hàng được giới thiệu. Người ta tin ông Rich Dad nên họ tin tưởng mình nên cho mượn tiền, không rườm rà. Xong om.

 

Tò mò, đồng chí gái muốn đến ăn sáng với nhóm người Mỹ có nhà cho thuê. Vợ mình đi một lần rồi không bao giờ trở lại. Lý do là toàn người già hơn mình đến trên 20 tuổi. Mình thích chơi với người lớn tuổi hơn vì học hỏi kinh nghiệm của họ còn người bằng tuổi mình thì họ chỉ biết hơn mình một chút, không có kinh nghiệm xương máu như mấy người trên 20 tuổi.

 

Sau này mình có gặp lại bạn học xưa thì mình vẫn vui vẻ, nói chuyện chửi thề với nhau như xưa. Cảm động nhất là gặp lại những tên một thời với mình đồng cam khổ khi du học. Chia nhau từng miếng bánh mì, món gà xào,…. Mấy năm trước đến Milano, có anh bạn quen thời du học sinh, trời mưa, đi xe lửa từ Torino đến, để hai thằng vác ô đi trong mưa, ôn lại chuyện xưa đã nói lên tình bạn hữu một thời đói kém. Con mình đi học ở Milano, anh bạn gửi gấm cho người quen ở xứ lạ quê người. Khi vợ chồng anh ta đến thì mình cũng đón tiếp với tình cảm như xưa. Vẫn chửi thề văng tục mày tao.

 

Hồi nhỏ đọc truyện cổ tích nói về Lưu Bình Dương Lễ, cho thấy khi một ông đậu ra làm quan, vẫn muốn giúp đỡ người bạn của mình thi đỗ làm quan như mình. Ông ta còn cho bà vợ theo hầu và nuôi ông bạn nghèo khi xưa đế khi đậu.

 

Sang đổi vợ thì mình thấy không đúng hẳn. Người ta vơ đũa cả nắm, kêu mấy ông về Việt Nam để kiếm chân dài chân ngắn. Người đàn ông có tinh thần trách nhiệm thì họ không bao giờ có suy nghĩ này. Họ đều như ông Tổng Hoằng, dù làm quan nhưng vẫn chăm sóc người vợ mù. Nghe vợ chồng anh bạn kể có ông thầu khoán làm nhà cho họ, về Việt Nam lấy vợ, mẹ vợ trẻ hơn ông ta. Đem qua đây, cô vợ trẻ bị ung thư, lo chạy chữa mệt thở. Cho thấy lấy vợ trẻ chưa chắc là hên trong đời. 

 

Vợ chồng lấy nhau thì theo quan điểm Phật-giáo thì có duyên với nhau. Còn nói theo công giáo là “ơn gọi” của Chúa. Lấy nhau lâu ngày tạo nên cái nghĩa vợ chồng tao khang. Vợ đau thì chồng phụ giúp hay ngược lại.

 

Người ta hay cải lương hoá tình cảm của họ, kêu “tham Phú phụ bần” nhưng nghĩ cho cùng lấy chồng mà gặp đối tượng, không có Hoài bão, giấc mơ để tiến lên thì không nên lấy. Tương tự lấy vợ mà đối tượng không nết na thì cũng không nên lấy. Cho nên người con trai không thể trách người con gái tham lấy chồng giàu để phụ tình họ như Út Trà Ôn qua bài “tình anh bán chiếu”.

 

Người tây phương chỉ lên tiếng, chúc người mình yêu hạnh phúc trên đường đời với người họ chọn như qua bài: “Adieu sois heureuse” mà Art Sullivan làm mình phê thời còn học sinh:

 

Adieu, sois heureuse

Adieu et bonne chance

Avec celui que ton cœur a choisi

Adieu sois heureuse

Adieu et bonne chance

Avec celui qui t'emmène aujourd'hui

 

Nếu mình thương thật sự một cô gái thì mình mong đem lại hạnh phúc mà nếu họ không nghĩ mình có khả năng đem lại những gì họ cần thì mình phải để cho họ đi lấy người nào có khả năng giúp họ trên đường đời. Thay vì chửi tham Phú phụ bần như người Việt, người tây phương chỉ giải đáp bằng lời ca của ông Art Sullivan. Xong om

 


Nhs