Thánh Nhơn của đời tôi
Hồi nhỏ, cứ rằm là mệ ngoại kêu mình đi chùa với mệ, để xách giỏ bông hoa và hương đèn cúng Phật. Dạo đó có hai chùa chính mà Mệ ngoại đi mỗi tháng là chùa Linh Sơn, cuối đường Hàm Nghi và chùa Linh Quang trên Số 4, cuối đường Hai Bà Trưng. Sau khi dâng trái cây thắp hương, trên bàn thờ, mình thấy mệ ngoại đến chào ông thầy trụ trì, nói chi rồi thấy mệ đưa cái phong bì mà mệ kêu mình lấy trong tủ, bỏ tiền trong đó cho thầy. Mình thấy tiền nhiều, nếu cho mình thì ăn quà cả tháng không hết nên hơi tiếc, không hiểu sao mệ không cho mình tiền lại đi cho ông nào đâu đâu lại không có tóc. Mình thấy ở chùa có tiền bỏ túi hay hay. Nghĩ sau này đi tu, khỏi cần đi học, cứ ngồi ở chùa, bong bong, có tiền xài của bá tánh.
Mình nhận tin nhắn của cháu ngoại ông Bùi Duy Chước, người làng Kế Môn như sau:
Sơn mến, xin cho Sơn biết thêm là đất ở mả thánh củ - Đà Lạt đã được ông bà Võ Đình Dung và ông bà Bùi Duy Chước tặng. Hai gia đình cùng di cư từ Thừa Thiên về Đà Lạt lập nghiệp.
Nhắc đến những ngôi chùa Đà Lạt nổi tiếng, không thể không kể đến chùa Linh Quang. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là Linh Quang Cổ Tự hay Linh Quang Tổ Đình. Đây là ngôi chùa được xây dựng đầu tiên tại xứ sở ngàn hoa và cũng là nơi khơi nguồn cho nền đạo pháp tại tỉnh Lâm Đồng. Năm 1931, hòa thượng Thích Nhân Thứ đi từ Khánh Hòa đến Đà Lạt. Sau khi quan sát, tìm hiểu, ông đã chọn một khu đất trống trên ngọn đồi để dừng chân, lập nên một thảo am và gọi là “Linh Quang Tự”. Năm 1933, nhờ việc các tăng ni, phật tử cúng dường thường xuyên, thảo am đã trở thành Tam Bảo. Cho đến năm 1938, khi chấm dứt thời kỳ phong kiến, vua Bảo Đại đà ban sắc tứ cho chùa. Ông bà BÙI DUY CHƯỚC và con gái BÙI THỊ HIẾU cũng là một trông những ân nhân lớn của chùa Linh Quang Đà Lạt.
Xin gửi lời kính thăm Mệ.
Thân mến.
Lâm Quốc Dũng
(Con bà Bùi Thị Hiếu)
Trong khi Mệ nói chuyện với mấy người trong bếp hay thầy trù trì mình thường chạy vòng vòng để xem có con nít để chơi thì không thấy con nít trên chùa. Có lẻ khuôn viên hai chùa thì mình thích nhất chùa Linh Quang. Không gian rất tĩnh mịch, chỉ nhớ là bình an. Sau này, mệ ngoại về Sàigòn sống với gia đình dì mình thì hết đi chùa Linh Quang đến khi về lại Đà Lạt sau 20 năm. Không khí chùa vẫn thanh tịnh như hồi còn bé. Rồi vài năm sau về mình có ghé chùa nhưng thấy xe buýt chở người hành hương đến tấp nập, thấy bán tùm lum trò, mất vẻ trang nghiêm của chùa khi xưa nên từ dạo đó mình không đến nữa khi về Đà Lạt.
Nhớ có lần thiên hạ kêu Phật Bà hiện về trên Núi Bà, thiên hạ rủ nhau lên Núi lấy nước Cam Lồ chi đó đem về uống. Chùa Linh Sơn có tổ chức cho Phật tử đi hành hương. Mệ ngoại ghi tên rồi kéo mình đi theo xách giỏ bông hương cúng. Mọi người lên xe Chi Lăng do gia đình Phật tử mướn chạy lên Núi Bà. Đến nơi mình xách cái giỏ to nhất có hoa và hương đèn, đi trước. Mệ ngoại già nên đi chậm theo mấy bà đi sau. Lên tới đỉnh thì mình chả thấy Phật Bà đâu chỉ thấy cái trang nhỏ và có hai ông Phật tử, hình như một ông tên Hoằng thì phải, thắp hương nơi cái am. Hóa ra cái hình Phật Bà trên Mây là cái hình để nơi cái am với phía sau là sương mù như mây mà mấy ông thần thợ chụp hình Đà Lạt in ra để bán cho thiên hạ đầy chợ Đà Lạt. Sau đó thì mình đói thì khám phá ra trong cái giỏ không có ổ bánh mì hồi sáng mua. Chỉ toàn là hoa Huệ với nhang đèn. Phải đợi mệ ngoại lên thì mất cả tiếng sau mới được ăn bánh mì.
Sau này lớn lên mới hiểu là dạo ấy Việt Cộng có chiến dịch chống quân đội Mỹ đổ bộ vào Việt Nam nên có chương trình chống phá. Đà Lạt thì quân đội mỹ sẽ thành lập đài radar trên núi Lâm Viên còn ở thành phố thì họ kêu ban đêm quỷ vào nhà để bắt con nít đi nên phải vẽ chữ Vạn hay Thánh giá trước cửa nhà. Có lần sáng mình ra sân chơi thì thấy ai đó ngang nhiên kẻ chữ Vạn trên cửa ra vào của nhà mình. Hoá ra là chiến dịch của Việt Cộng bài Mỹ Qua Việt Nam (ma quỷ nói lái thành Mỹ Qua). Dân ngu cu đen như mình thì tin như sấm. Có lần bước ra cửa vào sáng sớm lại thấy ai treo cái hình nộm của ông hcm trên cây Mimosa. Kinh
Có lần, mệ ngoại mình kêu mình và chị người làm đem bàn thờ xuống đường Hai Bà Trưng để cúng. Mình thấy mấy đứa dưới xóm Địa Dư chạy lại rinh trái cây để trên bàn thờ của hàng xóm nên đành ngồi canh bàn thờ. Sau này lớn lên mới hiểu là có vụ đàn áp Phật Giáo chi đó nên mấy ông thầy kêu phật tử đem bàn thờ ra đường để cho phóng viên ngoại quốc chụp hình cho rằng Việt Nam có đa số là Phật tử chi đó. Kinh. Nói chung tất cả đều do Việt Cộng giật dây.
Đà Lạt dạo ấy, ngoài chợ hay đường Hai Bà Trưng lâu lâu mình có thấy vài ông tu sĩ đi bộ, chân đất, ôm cái gì như đồ đựng bình trà nóng để giữ nhiệt ở nhà, có nắp đậy khiến mình thắc mắc, hỏi người lớn thì hay bị ăn tát và kêu ngu như bò khiến mình ngu lâu dốt bền. Ngày nay về Việt Nam, không còn thấy đồ đựng bình trà giữ nhiệt nữa. Hình như đang bằng tre sau này có làm bằng nhựa, phía trong họ độn rơm hay bông Gòn, chừa một lỗ tròn với một phần để cái vòi bình trà, sau đó cái nắp, cũng được đan và độn bằng rơm hay bông gòn đậy lại để giữ nhiệt. Mẹ mình bán hàng xén nên có bán bình trà, tách và cái bình này nên nhớ vậy thôi.
Ai bảo đi tu là khổ được ăn ngày 3 bữa như vậy, chả phải nấu cơm, rửa chén, đi chợ lại được tiền xài. Xã hội cần những người tu để họ giúp khi lo lắng, nghèo khổ, đến chùa để được trấn an.Hình như gọi cái giỏ bình trà. Cứ tết đến thì đem về một cái mới để ba ngày tết cho mới. Thường thì cái vòi hay bị mẻ khi rửa nhưng cứ xài, không chết thằng tây nào cả. Chỉ có tết thì phải đổi cái mới nhân tiện khách đến kêu đẹp thì nói ra chợ, bán lấy vốn. Còn bình trà thì tuỳ vì có hai loại do hai công ty Vĩnh Tường ở Phi Nôm, và công ty Thiên NHiên ở Cầu Đất hay Trạm Hành, lâu quá không nhớ. Mình có viếng thăm 2 lò đồ sứ này khi còn nhỏ đi với mẹ mình. Đồ sứ Vĩnh Tường thì đẹp hơn, có sơn màu còn THiên NHiên chỉ có sơn mực màu Xanh. Không biết hai lò này còn không hay đã bị xung vào Hợp Tác Xã sau 75. Hình như chủ là người gốc Tàu. Trên đường đi Hạ Long, họ có ngừng tại một địa danh tên Bát Tràng, nghe nói nổi tiếng làm đồ Gốm ở ngoài bắc. Mình thấy kỹ thuật thua hai công ty Thiên nHiên và Vĩnh Tường khi xưa. Ngày nay chắc khá hơn chớ năm 1995 về Hà Nội thì te tua lắm. Mình cứ tự hỏi Hà Nội 36 phố phường mà khi xưa, học việt văn kể về quê nội. Thua xa Sàigòn. Chán Mớ Đời
Trở lại vụ ăn tát khi hỏi mấy ông tu sĩ đi ngoài đường, bận áo màu nâu nâu đỏ đỏ, sao họ không ở chùa như mấy ông thầy ờ chùa Linh Sơn hay Linh Quang, được mấy bà lên chùa nấu ăn ngon, rồi có mệ ngoại mình đưa bao thư. Hồi nhỏ mình hay hỏi vớ vẩn, đa nghi đa ngộ còn mình hay bị ăn tát nên sau này kiếm sách để đọc để khỏi bị ăn tát.
Thấy quảng cáo tiệm Hiệp Thạnh xưa khiến mình bùi ngùi vì mẹ mình vào Đà Lạt năm 1948, khi 15 tuổi, làm việc tại đây đến khi lấy chồng.Tháng trước, về Đà Lạt có đến quán cà phê ở đường Yagout, xem mấy đồ cổ của một anh gốc Đà Lạt sưu tầm thì thất kinh vì thấy có cuốn lịch nhà sách MInh Thu cho thuê truyện lớn nhất Đà Lạt ở đường phan Đình Phùng. Cứ nghỉ học, cuối năm hay hè là mình đều chạy qua đây mướn sách về đọc. Mình có thể nói là sách của tiệm này mình đều mướn đọc hết, ngoại trừ truyện kiếm hiệp. Lý do là đọc sách rẻ hơn truyện kiếm hiệp. Truyện kiếm hiệp họ xé làm đôi để cho mướn trong khi sách đàng hoàng thì không bị chia làm hai.
Lịch hiệu sách Minh ThuLúc đó mới hiểu là có hai phái tu theo đạo Phật. Một theo đường biển từ Ấn Độ được truyền qua các nước đông NAm Á, tạm gọi là Nam Tông và một được truyền qua bên Tàu rồi du nhập xuống Việt Nam được gọi là Bắc Tông. Hôm trước, đồng chí gái hỏi mình tu theo Tiểu Thừa hay Đại Thừa. Mình nói tu theo phái Đổ Thừa. Nhà có hai vợ chồng nên có chuyện gì là cứ đổ thừa cho người kia. Xong om
Mình đoán là xứ Ấn Độ vùng của Phật Thích Ca khi xưa đi tu rất nóng nên đi chân đất, khất thực nên khi Phật Giáo được lan truyền qua đến các vùng Đông Nam Á như Nam Dương, Thái Lan,.. thì người dân địa phương vẫn tiếp tục đi khất thực trong khi Phật giáo được truyền qua Trung hoa thì xứ này mùa đông lạnh nên khó mà đi chân không khất thực. Có lẻ vì vậy mấy vị tu sĩ mới xây chùa để ở, trồng rau hái trái để ăn mà tu. Rồi từ từ thiên hạ lên chùa cúng dường để xin phật tổ cho họ mua may bán đắt nên các thầy chỉ cần tụng kinh, làm ma chay, được thiên hạ cúng dường, sống thoải mái, không cần trồng rau quả như trước đây.
Có anh bạn kêu là ông thầy trù trì ở Chùa Linh Sơn khi xưa là bà con. Anh ta kêu ông thầy này mà tu cái chi, ăn thịt cá mỗi lần nhà có giỗ khiến mình thất kinh khi nhớ đến vụ sinh viên học sinh tại Đà Lạt biểu tình, kéo vô chùa Linh Sơn cắm dùi đến khi cảnh sát dã chiến xâm nhập bắt đem lên xe. Mình có chị bạn khi xưa nhà ở ngay dốc từ Hàm Nghi chạy lên chùa Linh Sơn. Để lần sau về Đà Lạt, sẽ hỏi thêm chi tiết vụ này. Mình nhớ cứ chiều là mấy ông sinh viên, học sinh, lấy máy phóng thanh rồi nói tùm lum, kêu đêm ông Kỳ lên Đoạn đầu Đài gì đó. Một hôm, từ nhà mình ở Thi Sách, nhìn sang bên Chùa Linh SƠn, thấy thiên hạ la ó rồi xe nhà binh chở cảnh sát đặc biệt từ Trại MÁt lên, ngừng trước sân chùa thì cảnh sát rượt bắt đám biểu tình, lựu đạn cay bắn đùng đùng, khói mù mịt và từ đó tối chiều không nghe máy phóng thanh nữa. Buồn.
Đi Uzbekistan thì khám phá ra có chùa trên con đường lụa. Họ giải thích là Phật giáo được truyền qua Trung Hoa bằng con đường lụa. Cho nên mình không hiểu ông Đường Tăng khi xưa sang ấn độ thỉnh kinh qua ngỏ nào. Biên giới hai nước lúc đó thì trung hoa đâu có to lớn như ngày nay. Chắc đi qua bằng con Đường Lụa vì thấy còn di tích các chùa phật giáo tại vùng này. Bác nào có bản đồ con đường ông Đường Tăng đi thỉnh kinh thì cho em xin.
Xem bản đồ thì đúng là đi qua con đường lụa, thấy có UzbekistanMình có duyên với chùa khi sang Hoa Kỳ làm việc. Ở New York, có một hội gia đình Phật tử ở tiểu bang Connecticut mời mình vẽ cái chùa cho họ trên một ngọn đồi rất đẹp. Mình đọc sách về chùa Việt Nam rồi vẽ, ngày làm lễ đào móng , có 12 ông sư từ khắp Hoa Kỳ về dự, toàn là đại đức và thượng toạ. 1 tháng sau mình lên chùa lại thì không thấy ông sư trù trì, hỏi ra thì họ bảo ông sư kêu: có lỗi với đạo nên cuốn gói ra đi với người tình.
Sau này qua Cali ở thì chở mẹ vợ và đồng chí gái đi chùa ở San Diego thì ông sư trù trì, hỏi có phải kiến trúc sư vẽ cái chùa ở Connecticut, mình nói dạ. Ông ta xin điện thoại và mấy tháng sau gọi mình. Nói nay chạy lên Quận Cam khiến mình như bò đội nón. Chùa ông ta to đùng, nay lại ở cái nhà nhỏ nhỏ. Ông ta kêu lễ Vu Lan được cúng dường $75,000 còn tết thêm được $120,000. Đó là cách Đây 30 năm, nay thì nhiều hơn. Ý nói là có tiền để xây chùa. Mình kêu là có vợ con rồi, không vẽ chùa nữa vừa nghĩa bóng nghĩa đen. Thầy kêu thì thầy trả tiền. Mình trốn luôn. Đâu 2, 3 năm sau bố vợ mình qua đời thì ông thầy lại xuất hiện ở nhà thương. Việc đầu tiên là ông kêu mình đứng đó không chạy đi đâu cả. Tụng kinh cho bố vợ xong thì ông ta hẹn mình lại chùa. Để trả ơn ông mình đến chùa thì thất kinh. Thầy mướn ai xây chùa nhưng họ xù bỏ chạy. Mình đành kêu thợ lại làm cho xong rồi nói thầy trả thẳng cho thợ. Thành phố đến thanh tra thì mình có mặt, được duyệt xong. Thầy mừng quá vì 5 ngày nữa là lễ Phật Đản, có thể mở cửa chánh điện.
Gần đây, có một ông tu sĩ, đi khất thực khiến thiên hạ bàn tán, các du-tu-bơ, … bám theo ông ta cả ngày, thậm chỉ khi ông ta vào nhà vệ sinh để trục vong mà họ cũng bám theo khiến các siêu ngôi sao điện ảnh ca nhạc đều ganh tị.
Mình có xem mấy lần video của ông thần nào bò lên núi, phỏng vấn ông ta trong đêm tối trước đây thì thấy lạ. Khiến mình giác ngộ là đi khất thực thì gọi thầy tu hay Phật sĩ vì theo chân của đức phật, còn tu ở chùa như ông sư khi xưa, được mệ ngoại, già, không tiền, xin tiền mẹ mình để cho là thầy chùa.
Chắc phải về Việt Nam đi theo ông ta vài tháng để học cách bị chửi mắng và vẫn chúc phúc cho họ. Thật ra thượng đế kêu phụ nữ xuống trần gian để giúp chúng ta tu. Thấy ông ta khất thực, ngày ăn một bữa. Cái này mình cũng đã bắt đầu từ mấy năm nay, theo chế độ ăn uống Intermittent Fasting. Cuối mùa bơ nên bơ chín nhanh quá nên ngày mình ăn khá nhiều bơ trừ cơm.
Mình có anh bạn làm linh mục. Lâu lâu anh ta kể mấy chuyện đi viếng nhà của các con chiên thì thất kinh. Hoá ra các linh mục hay ông sư đều có công việc như một nhà tâm lý học, ngồi nghe bệnh nhân kể lể, nào là chán chồng con, chán vợ này nọ. Là một người hướng dẫn con chiên hay phật tử, giúp đệ tử hay con chiên vượt khỏi bể khổ trong đời sống thường nhật.
Trong đời sống tại Hoa Kỳ ngày nay, với áp lực con người bị stress rất nhiều, cần được một vị hướng dẫn tinh thần. Linh mục và thầy sư hay Iman rất cần cho xã hội. Đi gặp một bác sĩ về tâm lý phải trả tiền, còn gặp một vị lãnh đạo tinh thần thì dễ hơn, chúng ta nên cúng dường để nhà thờ, chùa có tiền để trả chi phí sinh hoạt tôn giáo. Còn cúng cho nhiều để mong được nhiều hạnh phúc hay Phước đức thì đó là chuyện khác, khó nói vì không biết. Cứ như thương lượng với chúa hay phật, con cúng cho nhiều thì Phật và CHúa trả lại cho con nhiều.
Có lẻ tu tại gia là khó nhất. Đang xem chung kết đá banh, hào hứng mụ vợ bò lại, kêu làm cái này cái nọ. Đồng chí gái không thích mình ở không vì có tư duy sợ “nhàn cư vi bất thiện” nên khi thấy mình là sai làm cái này. Cái nọ mà phải làm liền khiến mình nổi điên khi thấy cầu thủ đá lọt lưới.
Ngược lại thì đồng chí gái như một vị bồ tát. Đi vườn về đói bụng chưa biết nấu gì ăn thì mụ vợ đi về, kêu có mua thức ăn. Lâu lâu đi uống cà phê thì vợ cho tiền đi uống, cắt tóc, cạo râu. Xem như đồng chí gái là thánh nữ đời em. Chán Mớ Đời
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen
Nguyễn Hoàng Sơn