Văn minh loài người

Có dạo, bà giáo sư nhân chủng học Margaret Mead nói về dấu hiệu đầu tiên của nền văn mình nhân loại. Lúc đầu mình tưởng như khi xưa, thầy giáo nói là con người bắt đầu tạo ra các vật dụng để câu cá, săn thú hay làm mấy cái nồi đất sét hay máy xay lúa bằng đá còn người Việt cứ đem trống đồng Ngọc lũ ra để chứng minh mấy ngàn năm văn hiến.

Bà này giải thích dấu hiệu đầu tiên của nền văn minh loài người là khi cái xương chậu bị gãy và lành khiến mình ngu ngơ, đã ngu lại còn dốt bền thêm. Bà ta giải thích thêm; trong các loại động vật, nếu một con thú bị gãy chân thì sẽ chết chắc chắn vì không chạy thoát được các hung hiểm, bò đến bờ suối, bờ sông để uống nước hay tìm ra thức ăn. Sẽ bất động và làm mồi cho các thú hoang khác. Không một động vật nào có thể thoát chết khi bị gãy chân và đợi đến khi lành hẳn.

Mình nhớ mấy năm trước leo lên đỉnh Yosemite, bị té gãy chân. Khi cà nhắc đi xuống núi thì có rất nhiều người đi ngang, đến hỏi han, có người tặng cho chiếc vớ, bó chân lại. Sau này mới hiểu, không có chiếc vớ này thì khúc xương bị nức đã gãy vì đi xuống núi 3.5 dậm, suốt 6 tiếng đồng hồ.

Khi xương gãy và được lành là chứng cớ có người ở bên cạnh giúp đỡ, băng bó vết thương, đưa đến nơi trú ẩn, cho ăn uống đến khi vết thương lành lại. Giúp đỡ một người trong lúc khó khăn, tương thân tương trợ, khởi đầu cho nền văn mình nhân loại. Sự khác biệt loài người và các động vật khác.

Mùa đại dịch OVID-19 xẩy ra khiến mình nhớ lại lời nói của giáo sư Margaret Mead khi thấy mấy người bạn, quen biết của mình, gọi điện thoại, kêu gọi mình giúp một tay. Mình bò lại nhà in để xếp mấy bộ độ bảo hộ được mấy người tình nguyện may rồi bỏ thùng đem đi gửi tặng các nhà thương.

Trên mạng thấy nhiều nhóm khác cũng may mặt nạ, khẩu trang, nhiều người gọi vào muốn giúp đỡ. Có người không có sức khoẻ, mình đoán các cụ lớn tuổi, muốn đóng góp hiện kim nên hỏi mình cách thức gửi tiền. Mình nói họ nhờ con cháu vào www.luaviet.org rồi theo chỉ dẫn của PayPal Giving để tặng tiền, sẽ được nhận email biên lai sau khi đã gửi tiền. Dần dần các anh chị của Lua Viet Youth Organization sẽ viết thư cảm ơn. Dạo này họ bận đi làm, thêm bỏ công sức lo chương trình “Masks Save Lives” nên ít có thì giờ viết thư cảm ơn.

Có chị điều dưỡng viên mà mấy tuần trước mình có đem khẩu trang và khẩu diện đến viện dưỡng lão nơi chị ta làm việc. Cảm kích với sự giúp đỡ của LVYO nên chị ta nói bận làm việc nhưng khi nghỉ sẽ giúp giao khẩu trang, khẩu diện. Các anh chị nói là chị ta làm việc mệt thôi để chị ta nghỉ dưỡng sức để lo cho mấy người cao niên. Sáng nay, mới nhận tin tức là nơi chị ta làm việc được xem là có COVID-19 viếng thăm. Cầu mong chị ta và các người cao niên được chị và các đồng nghiệp chăm sóc bình an.

Nếu được thì trong giờ nghỉ chị ta có thể huy động lên mạng, Facebook, giới thiệu chưng trình Masks Save Lives với thiên hạ rồi ai rảnh sẽ giúp một tay như kiếm khẩu trang vì thị trường nay rất hiếm. Một cái mặt nạ N95, lúc trước giá $1/ cái, nay họ đòi $4.75/ cái.

Chương trình đang Fund Raising để mua N95, vải và các vật chất để tiếp tục làm khẩu điện, khẩu trang,... Ai biết chỗ nào bán và hàng tốt chớ nghe nói hàng giả trên thị trường khá nhiều thì cho tụi này biết.

Xin cảm ơn các bác, các anh chị đã quyên góp cho chương trình.

We are at our best when we serve others.  Be civilized.

- Ira Byock.

Liên lạc : http://luaviet.org/

How to contact Lua Viet

E-mail:luaviet@luaviet.org 
Gửi ngân phiếu:Lua Viet Youth Association
P.O. Box 349
Marlboro, NJ 07746-0349
Make a donation with 

paypal.me/luaviet

Donate through PayPal Giving with NO FEEs to Lua Viet

PayPal Givin


Đá banh Đàlạt xưa


Sân vận động Đàlạt trước 75
Hôm trước, tình cờ thấy trên Facebook, ông nào ở Đàlạt tải tấm ảnh này lên mạng khiến bao kỷ niệm thời bé ở Đàlạt bổng nhiên trở về với những trận cầu đá banh, đại hội thể thao quân khu 2, đại hội thể thao học sinh Đàlạt.

Nhìn tấm ảnh cho thấy bên tay phải một phần đường Thống Nhất, chạy dọc hồ Xuân Hương, sau đó là tường hàng rào bằng gạch, sơn vôi màu vàng, bao vây sân vận động phía ngoài đường. Có cổng đi vào, hai bên là hai phòng bán vé để khán giả mua vé vào xem đá banh rồi đến vòng chạy bộ cho các cuộc tranh tài mỗi khi có tranh tài cho mấy đại hội thể thao, được tổ chức tại Đàlạt.

Ở giữa là sân đá banh với 2 trụ gôn khung thành. Bên tay trái có một con đường nhỏ ở trung tâm, dẫn lên khán đài danh dự, có mái lợp nếu mình không lầm, mấy thang bậc để dân có máu mặt được ngồi xung quanh mấy ông tướng tá làm bằng xi-măng. Hai bên khán đài danh dự có hạng cá kèo nghĩa là không có ghế chỉ có đứng. Mình thấy có 3 nấc tường talus bằng đất, cao đâu 1 mét để khán giả đứng phía sau không phải bị vướng cái đầu người đứng trước. Xa xa có thao trường, một công trình kiến trúc rất đẹp của Đàlạt, bị Việt Cộng phá bỏ để xây lên một trung tâm thể thao khác xấu không thể tả.

Nhớ lần đầu tiên đi xem đá banh với ông cụ. Hai cha con đi bộ từ nhà đến trường Thăng Long cũ, số 6 Hai Bà Trưng. Ông cụ mượn ông bạn nào một chiếc xe gắn máy hiệu Ischia thì phải, màu đỏ rồi kêu mình leo lên yên xe phía sau. Xe mới chạy ra tới đường Cường Để, lần đầu tiên trong đời, đi xe gắn máy không biết bỏ chân ở đâu nên cứ đưa ra hai bên, cuối cùng mỏi quá, mình hạ nhẹ hai chân xuống thì Rẹt rẹt.

Chân phải mình bị cuốn vào mấy cây tăm của bánh xe. Đau quá mình ré lên thì ông cụ ngừng lại, chân chảy máu sưng lên rồi đi bộ về nhà. Chán Mớ Đời  

Sau này, học Văn Học có tên bạn đi xe mình rồi không biết sao hắn bỏ chân vào bánh xe khiến mình phải đến nhà đưa hắn lên nhà thương băng bó mỗi tuần suốt mấy tháng. Về Đàlạt, có một tên khác học chung khi xưa, cũng kể ngày xưa hắn bị đau thương hàn, rồi nhờ mình chạy ra ấp HÀ Đông, chở hắn lên nhà thương. Hồi nhỏ, mình có khiếu làm xe ôm cứu thương cho thiên hạ và cho gái mượn xe. Chán Mớ Đời 

Sau này, ông cụ dẫn đi xem đá banh đội tuyển A và B của Việt Nam. Nhớ có Đổ Thới Vinh, tiền vệ của Việt Nam Cộng Hoà, đầu hói, nghe nói lừa banh hay lắm. Dạo ấy, xem thì cũng chả biết hay là gì. Chỉ nhớ là có 2 thủ môn; tên Đực 1 và Đực 2. Hai ông thần này thay phiên nhau đá banh lên bên phía đối phương để xem ai đá xa hơn. Thế thôi.

Sau này, có một anh cựu học sinh trường Trần Hưng Đạo, được vào đội tuyển B của Việt Nam Cộng Hoà. Anh này tên Hà thì phải, có về Đàlạt đá một vài trận, thấy lừa hay nên mình có bắt chước vài cú lừa.

Lớn lên thì mình bắt đầu nhớ hơn. Có xem đội lão tướng, có bác Bửu Ngự, hàng xóm mình đá với bố thằng Thành học chung, nhà ở cạnh giếng đối diện khách sạn Mimosa ở đường Phan Đình Phùng. Nghe nói bác Ngự khi xưa là trung phong của đội tuyển Nam Kỳ hay trung Kỳ chi đó.

Có một trận đội tuyển lão tướng Đàlạt, đá với đội tuyển sư đoàn Bạch Mã của đại hàn. Cầu thủ Kim Chi đá kiểu Thái Cực Đạo khiến mấy ông mít sợ quá để cho họ ăn. Khán giả đứng xem nói có một ông võ sư bình định, lên đài thắng Thái Cực Đạo, bị bắn chết. Có lẻ Việt Cộng tuyên truyền nhưng hồi nhỏ mình cũng hay kể chuyện này cho đám bạn nghe.

Lâu lâu hay có trận đá giữa trường Chiến Tranh Chính Trị và Võ Bị Quốc Gia. Dân võ bị khá trâu bò, có cú đội đầu bằng cách quỳ xuống. Đội cảnh sát quốc gia thì có ông Rớt làm thủ môn. Ông này sau 75, có gửi thư cho mình, kể là đang lưu lạc đến xứ Ấn Độ.

Đội tuyển Đàlạt thì mình nhớ có anh Lực, thủ môn, nhà ở đốc Nhà Làng, cứ chụp banh sau là lộn một vòng, đưa hai cái chân vào mặt tên nào đang chạy tới rồi anh Bôn, nhà ở đường Phan Đình Phùng, có ông bầu tên Thanh. Có hai anh em ở ấp Cô Giang hay cư xá Địa Dư, đường Yersin tên Xuân. Anh Bôn và ông Thanh bị Việt Cộng nằm vùng đặt chất nổ chết nơi xe, đậu trước nhà hàng Nam Sơn… sau đó, họ nhờ ông cụ mình thế chức bầu đá banh.
Khuôn viên của sân vận động Đàlạt ngày xưa

Mấy trận đấu đều cần trọng tài. Mình chỉ nhớ có hai người; cậu Châu, con mệ Cai Thỏ ở đường Nguyễn Công Trứ, có tiệm giặt ủi ở đường Minh Mạng, góc Tăng Bạt Hổ, đối diện Vọng Nguyệt Lầu và ông Năm Ngựa. Ông này người nam, chắc nuôi ngựa, nghe nói đâu ở đường Yagut hay đâu đó. Có lần ông ta cởi ngựa đến xóm mình, đi ngang nhà mình, không hiểu cố ý hay vô tình, con ngựa làm một bãi cứt ngựa trước cổng nhà mình. Đợi ông ta đi qua, mình lấy cái đồ xúc đem vào bón cây su ở khiến trái ra xum xuê. Lúc nào cũng bận đồ đen, đeo cái còi chạy không nổi. Đầu ông ta trọc thì phải.

Trận cầu kinh điển của đội tuyển Đàlạt là đoạt chức vô địch quân khu 2, đá bại đội tuyển Phan Thiết, đá hay hơn, có vài người có tên trong đội tuyển B của Việt Nam Cộng Hoà. Cầu thủ Đàlạt, đa số là thấp trong khi mấy ông xứ nước mắm, nhờ húp nước mắm mỗi ngày nên to con, chạy ào ào. Nhưng dân miền biển nên lên núi, chạy một tăng là hết thở như các đội tuyển nào đến Mễ tây Cơ cũng thua hết ở cao độ mấy ngàn thước, không khí đặt nên thở khó nên cuối cùng đội tuyển Đàlạt đá thắng đâu 2-1.

Mình nhớ có đại hội thể thao học sinh Đàlạt hàng năm. Các đại diện học sinh mỗi trường, đứng xếp hàng trên đại lộ Thống Nhất từ Cercle Sportif, đối diện Thuỷ Tạ rồi tuần tự một hai, đàng trước bước, đi vào sân vận động rồi về chỗ đứng không thua gì thế vận hội ở thị xã. Ông tỉnh trưởng Tuyên Đức đọc diễn văn khai mạc rồi từ khán đài danh dự xuống đi duyệt các hàng học sinh đứng trong mưa của Đàlạt.  

Mỗi năm, môn đá banh thì trường Trần Hưng Đạo đoạt vô địch, trường Tân Sanh thì đoạt giải bóng rổ,…trường nhà dòng thì bóng bàn,.. Năm đó, trường Trần Hưng Đạo thua. Mình nhớ trước khi đấu, trường Trần Hưng Đạo có than phiền chi đó về học sinh Văn Học và Văn Khoa. Đội tuyển Văn Học có hai ông học sinh người thượng, to cao đá cực chuẩn. Họ khiếu nại với bạn tổ chức là hai ông này là học sinh Văn Khoa, không phải Văn Học nên mất cả tiếng để hai ông này về nhà lấy thẻ học sinh để trình cho ban tổ chức. 

Việt Nam mình thì có tật thua thì làm giặc. Nghe kể hôm sau Trần Hưng Đạo kéo đến trường Văn Học, quăn lựu đạn cay đủ trò. Dạo ấy mình chưa qua Văn Học.

Năm mình sang Văn Học, bổng nhiên bà con bầu mình làm trưởng lớp 11B. Thế là mình phải tham gia các hoạt động cho đại hội thể thao như tham gia ca đoàn Văn Học dù không biết hát, tham gia cuộc diễn hành. Mình thuộc dạng bộ dài cao gầy nên bị thầy CBA bắt đi hàng đầu.

Mỗi hai ngày là phải tập garde debout nhưng không có súng vác lên vai thôi. Lúc đầu thì lên đồi ty Quan Thuế ở dốc Hải Thượng đi ác ê. Ngày tập dược cuối, thầy CBA mượn xe GMC của Võ Bị, chở ra đường Trần Hưng Đạo để tập ác ê. Mình cứ bị thầy CBA la vì đi sai nhịp. Mình cả đời không bao giờ cùng nhịp với thiên hạ, làm cái gì cũng khác bạn bè.

Sau đó, thầy phát cho mỗi tên con trai một cái áo vét màu trắng mượn của ty thanh niên Đàlạt. Quần tây đen, áo sơ-mi trắng là học sinh tự lo. Ngày khai mạc, đi diễn hành, thiên hạ đứng hai bên đường kêu “giống bồi Chic Shanghai” như điềm tiên đoán, sau này mình sang tây làm bồi hầu bàn cho tây đầm. Trời mưa, lạnh mà đứng trên đại lộ Thống Nhất, run lập bập, may quá là không bị đau sau đó.

Hôm sau, đi thi hát bài Bạch Đằng Giang ở trường Bùi Thị Xuân. Ông thầy dặn mình là đứng phía sau vì cao và chỉ làm bộ nháp nháp, vì mình chuyên hát sai, không theo tông nào hết. Cuộc đời muốn làm soái ca của mình chấm dứt từ đó. Ông thầy dìm hàng mình nên năm đó ca đoàn Văn Học về áp chót. Nếu Cho mình hát có thể đội sổ. He he 

Năm 11 B sang Văn Học thì mỗi chiều đều đi đá bánh ở sân vận đồng với Huỳnh Kim Sang, Phạm Anh Tuấn, Trần Hiệp, Nguyễn Mơ, Nguyễn Công Thành,… với đám kho bạc, có tên Cường, thấp thấp. Mùa nhập học mưa và mưa nên đá banh dưới mưa, sân banh đầy nước nên đá hoài không chạy. Khá vui, đầy kỷ niệm.

Ngày nay, chỗ sân vận động họ cho xây cái thương xá dưới hầm, ở trên có hai hình tượng để che hơi thoát dưới hầm, bằng trái dâu và trái a-ti-sô, biểu trưng cho đặc sản Đàlạt. Ý tưởng  hay nhưng kết quả không đẹp lắm.
Việt Cộng đập bỏ Thao Trường để xây cái chi chi mô. Chán Mớ Đời 

Mình tiếc nhất là thao trường mới xây mà chế độ mới lại đập bỏ để thế vào đó một trung tâm thể thao, xấu không thể tả. Thậm chí cái chợ Đàlạt, cũng bị tàn phá đủ trò, mất cái đẹp kiến trúc khởi đầu của người thế kế. Rất phản cảm.

Xong om
Nhs


Chích ngừa ngày xưa

Hôm kia nói chuyện với anh bạn học cũ ở Yersin, anh ta kêu: “Mày có nhớ hồi nhỏ đi học petit lycee’ tụi Tây nó cho chích vaccine BCG (Calmette Guerin) ngừa tuberculoses con vi trùng vũ hán đeo dám đụng vào. Sở dĩ mỹ đen và trắng chết nhiều vì đất nước nó không có vi trùng lao nên nó không chích ngừa còn miền nam VN nhờ Tây nó chích ngừa cho học sinh . Còn mấy thằng miền Bắc thì được tầu cộng nó cho chích sái thuốc phiện” khiến mình buồn cười, nói tao có đọc vụ này nhưng có một tên bác sĩ gốc Ấn độ kêu ba láp ba sàm, dân Ấn Độ chích ngừa lao đủ trò vẫn bị lao chết còn hơn cà ri nị. Chán Mớ Đời 

Các khoa học gia hay đưa ra các giả thuyết để họ nghiên cứu để nghiệm giả thuyết ấy có đúng trên thực tế lâm sàng. Người ta ngạc nhiên là con số bị nhiễm vi trùng cô vi ở Việt Nam rất thấp và không có tử vong. Nhiều người đưa ra giả thuyết này rồi thiên hạ cứ tin vào. 

Tây có nhiều thuộc địa và chắc chắn họ cho chủng ngừa mấy vi trùng lao nhưng các cựu thuộc địa của pháp khi xưa vẫn có nơi bị te tua, thậm chí Pháp quốc còn nhiều hơn, sáng nay nghe nói hàng không mẫu hạm của Pháp có 1000 thủy thủ dính bệnh cô vi. Tin giả rất nhiều, chúng ta cần bình tỉnh đừng để nổi lo sợ kiểm soát chúng ta rồi cái gì cũng tin. Một người bệnh ung thư thì cứ nghe ai nói cái gì chữa trị được nan y này là cứ tọng vào, nhiều khi lại giúp đi đoong sớm.

Nói đến chích ngừa thì mình nhớ dạo ấy học 10 ème . Một hôm, bà thầy kêu cả lớp xếp hàng rồi dẫn lên sân phía trước phòng y tế (infirmerie) đối diện cái préau (sân chơi có lợp mái để khi mưa, học sinh có thể chơi trong giờ ra chơi récréation). Nếu mình không lầm thì có cột cờ với lá cờ Tây Ta ở giữa sân rãi đá.
Khuôn viên Petit Lycée Yersin Đàlạt 

Để mình tả lại theo ký ức khuôn viên trường Petit Lycée Yersin để khỏi lầm. Ai thấy sai thì xin bổ túc cho em. Muốn vào trường thì từ đường Hùng Vương, có con đường rẽ vào, bên tay trái, sau cái hàng rào bằng cột xi-măng là mấy bụi cây long tu to đùng, một loại alovera mà ngày nay thiên hạ gọi là nha đam, bên phải là một cái hồ nhỏ, hình Tam giác theo đường cong từ đường HÙng Vương quẹo vào, khi mưa thì bao nhiêu nước mưa từ trên đồi trường chảy xuống đó, đọng lại.

Ngay ngã 3 đường Lê Quý Đôn và Hùng Vương, có một con đường nhỏ đi xuống cạnh cái hồ nhỏ, băng ngang cho ai đi bộ để khỏi đi vòng lên dốc để quẹo vào con đường nhỏ dẫn đến trường. Chỗ này mình nhớ Tuấn Trung và Nguyễn Văn Khoa hay đập nhau ở đây, cả hai đều dân ở Số 4.

Lúc chạy vào thì sẽ thấy bãi đậu xe, trước cái cổng, bên cạnh là nhà nhỏ của ông gác dan. Bên tay trái có hai nhà dù (patio) để trời mưa, học sinh có thể trú mưa, một dành cho nam, một dành cho nữ. Nếu mình không lầm thì có 2 thang cấp leo lên cái bục bằng gọi-măng hình lục giác, có mấy cây cột bằng gỗ và mái được lợp bằng rơm. Xung quanh có balustrade và mấy băng gỗ để ngồi. Phía bên kia hàng rào bằng các trụ xi-măng sơn màu trắng, toàn là cây thông và thông. 

Nay về thăm Đàlạt thì cái đường nhỏ đi bộ ngày xưa, nay họ bang đất ra, lấp đất làm cái đường to đùng, băng xuyên lên đường Pasteur hay chi đó. Mình chỉ biết ngơ ngác như Từ Thức về quê xưa. Ông Marcel Proust, khi xưa mà về quê làng Combray mà bị tan hoang như Đàlạt thì chắc không thể nào viết sách nổi tiếng được.

Trường được thiết kế chắc chắn bởi kiến trúc sư người Pháp vì kiến trúc, đường đi đều thể theo tinh thần “Cartesien », ảnh hưởng của thời Napoleon hay xa hơn nữa là vườn Versailles,… Từ đầu đường là một đường chính chạy thẳng vào trường đến ngõ cụt. Từ cổng sắt đi vào thì bên phải có nhà to đùng của hiệu trưởng, bên trái là nhà ông gác dan, đi lên cái dốc nhẹ nhẹ, hai ven đường trồng hoa rồi đến con đường nhỏ cắt con ngang đường chính.

Phía trái thì rẽ lên sân ra chơi, còn bên phải thì rẽ xuống một dãy nhà, không nhớ mấy lớp hình như 3. Đối diện dãy nhà này là một dãy lớp, hình như cũng 3 lớp gì đó, không nhớ rõ. Chắc 3 lớp vì mình nhớ năm 11 ème thì có hai lớp và 10 ème nằm phía tay phải từ cổng đi vào, ra chơi là phía bên khu rừng có cây thông nhìn ra đường Hùng Vương. Học một năm 11 ème thì một số học ngủ bị loại, và năm 10 ème thì nhập học sinh còn sót lại của hai lớp 11 ème.

Còn phía dãy bên tay trái từ cổng đi vào thì có lớp 9 ème, 8 ème, 7 ème. Sáng có một lớp, chiều có một lớp, tính chung mỗi buổi có đến 180-200 học sinh rồi dần dần lên cao hơn thì bị ở lại, chạy qua trường việt. Tiểu học có đến gần 400 học sinh. Kinh

Đi thẳng lên thì đường đi có mái che khi mưa, bên phải dẫn đến văn phòng của ông hiệu trưởng có béo tai mình vài lần khi bị thầy giáo hay cô giáo cho ra cửa đứng. Mỗi lần bị đuổi ra cửa đứng là xón vó vì ông hiệu trưởng hay bò lên, bợp tai. Mình thù Tây từ nhỏ khi bị ông Tây bợt tai cứ như mình là nhân công đồn điền cao su.

Trước của văn phòng của hiệu trưởng là một cái thang cấp rộng, hàng năm thầy cô dẫn học trò mấy chục đứa đứng đầu cầu thang để chụp hình lưu niệm cho niên học.
Đố mấy bác nhận ai là sơn đen năm 10 ème?

Trong số 40 mạng học chung niên khoá 1963-1964, mình có gặp lại 5 mạng  sau này tại hải ngoại. Hình chụp nơi cầu thang trước văn phòng hiệu trưởng tây thực dân. (Trần Bảo Sơn (pháp), Phạm Ngọc Liên (gia-nã-đại), Đặng Vũ Anh Tuấn (Seattle), Phù Du Chương (Cali), Phạm Công Bình (Bắc Cali), Huỳnh Quốc Hùng (Gia-nã-đại), Đinh Anh Quốc (Virginia), còn những người chưa gặp lại Lê Việt Quốc (Gia-nã-đại), Lê Nam Sơn (Bảo Lộc), một tên Trực (con tướng gì mà 1963 đảo chánh là dọt đi Tây), có con trai ông tướng Tôn Thất Đính, ngồi cạnh mình rồi sau mấy vụ chỉnh lý 1963 cũng chạy luôn. Mấy cô chỉ nhận ra Phạm Ngọc Liên, nhà ở Cư xá Hai Bà Trưng, gần nhà mình. 47 năm về trước chỉ nhớ tới đó. Chán Mớ Đời

Sau lưng văn phòng hiệu trưởng là văn phòng y tế, mẹ của cô nào học chung khi xưa, không nhớ tên làm y tá ở đây. Đánh lộn, té chảy máu thì bà cô kêu lên văn phòng này để bà y tá lấy bông Gòn, chấm cồn rồi chấm vào chỗ chảy máu để sát trùng rồi bôi thuốc đỏ rồi băng lại. Có lần mình bị bệnh, ăn soài nhiều quá ói ra, bà cô Huệ kêu lên văn phòng y tá, nằm một tiếng rồi cho ra về. Bên cạnh có phòng gì mà mình quên, hình như phòng ăn cho đám nội trú. Không hiểu rõ vì ít khi bén mãng đến khu này, cấm học học sinh.

Đối diện dãy nhà này là préau để học sinh có thể chơi khi trời mưa hay đứng chào cờ tây và ta. Lâu quá không nhớ nhưng mình chỉ nhớ có treo cờ tây nơi cột cờ vì học “nos ancêtres sont des gaulois « như trong tranh hoạt hoạ Asterix của Tây nên khi mình bắt đầu học việt văn thì ông thầy Tường lại kêu con rồng cháu tiên khiến mình ngu lâu dốt bền từ đó.

Mình thì thích làm con cháu gaulois hơn vì thấy có ăn thịt heo rừng nướng đủ trò còn con rồng cháu tiên thì đói kinh niên. Ngay vua được con làm cho cái bánh dày, lại bựa thêm nào là tượng trưng cho trời đất. Vua đói quá như thằng Bờm, phú ông đổi nắm sôi vua cười, nhường ngôi lại liền. 

Trở lại vụ khuôn viên trường Petit Lycée Yersin ngày xưa. Sau cái préau là nhà vệ sinh cho học sinh. Có một hành lang đi ra phía sau, nơi dân nội trú (internat) ở. Đa số là dân học Grand lycée ở, không bao giờ được vào khu này. 
Sân chơi phía dãy lớp trên, có 2 hành lang che mái đi vào Préau

Các lớp 7 ème, 8 ème , 9 ème thì học trên dãy nhà cạnh Préau thì ra chơi, ở sân sau, cạnh sân đá banh. Mình nhớ hay chạy đua với một tên Tùng ở chỗ này mỗi lần ra chơi. Cô Huệ hay đem học sinh ra đây chơi trò cướp khăn (cờ). Cả lớp chia làm hai rồi thay phiên nhau đến cướp cờ. Ai thắng thì đứng bên phải, ai thua thì bên trái rồi cuối cùng thì đếm xem ai thắng. Đội nào mà có mình luôn luôn thua. Chán Mớ Đời 

Tính kể vụ chích ngừa mà chạy vòng vòng từ năm canh dần sanh canh khổ qua. Xin lỗi mấy bác, dạo này vụ cô vít cô rút nên em hơi bị nội xộn, kể chuyện ngày xưa cho đổi não bộ đầy vi rút cô rô la.

Bà cô đưa cả lớp lên đứng xếp hàng trước phòng y tế. Mặt đứa nào cũng đăm chiêu, nhìn nhau bàn tán tình hình chiến sự, như ngày nay thiên hạ còm bú xua la mua trên mạng về vi rút cô vít, tưởng chừng thánh cô rô na xuất hiện, nhất là thấy mấy đứa con gái bị chích rồi mặt nhăn nhó đi về xếp hàng phía sau. Cả lớp chia ra hai hàng, bên con gái và bên con trai.

Đến phiên thằng Hiển đứng trước mình. Thằng này học cũng ngu như mình nên được ngồi cuối lớp, cạnh bàn mình nhưng mỗi khi xếp hàng là nó dành đứng trước mình để chứng tỏ là ít ngu hơn mình. Bổng nhiên hôm nay, nó lại chạy tọt, đứng phía sau mình như Việt Cộng nằm vùng núp trong bóng tối, chỉ để dân bò ra lãnh đạn dùm họ Rồi tự phong anh hùng nhân dân.

Để mở ngoặc về tên này, nếu hắn còn sống thì liên lạc với mình. Mình chỉ nhớ bố hắn chạy chiếc xe gắn máy hiệu Goebel, đến đón hắn. Dạo đó cô Huệ, bổng nhiên bỏ dạy, đi du học ở Pháp quốc, chắc theo tiếng gọi tổ tiên người gô-loa giữa năm học, tương tự mình sau khi đậu Tú tài để ăn thịt heo rừng nướng như Obelix. Tên Nguyễn Trung Thiện, con ga ra Trung Tín có kể là có gặp lại cô Huệ ở Pháp, hình như cô mới qua đời năm kia. 

Bà vợ của ông tây làm Proviseur của Grand Lycée được bổ nhiệm dạy lớp tụi này cho đến hết niên học. Bà đầm tên Decroix nếu mình không lầm, ai học chung với mình năm ấy thì bổ túc dùm. Qua Tây có đi tìm nhưng không biết đâu mà tìm, sau này thấy hình ảnh của bà trên trang nhà của cựu học sinh Yersin nhưng mình đã qua Mỹ. Cảm ơn trước.

Bà này tóc vàng, bận váy đầm đẹp như đầm mẫu quốc. Mỗi lần bà ta đi xuống sau lớp để thanh tra đám học dốt thì có màn học sinh dốt bò dưới đất xem dưới váy của bà đầm thực dân. Cô Huệ thì hay bận Jupe bó chân lại còn bà đầm thì bận váy rộng nên khơi mào tính tò mò của học sinh. 

Thằng Tuấn Trung khởi đầu, bò lò bò lăn như Việt Cộng núp địa đạo Củ Chi, ngóc đầu lén xem dưới váy bà đầm có cái gì. Cái mà đàn ông đi tìm kiếm cả đời trai chớ không phải cái ba sườn. Tên này nhà trên số 4, hay đi xe lam với mình, sau này nghe nói chơi sì ke chết. Rồi thằng Hiển cũng bắt chước, chắc có máu dê gia truyền, cũng bò lê bò Lóc nhưng tên này có tính tham lam con cháu vua Hùng hay cận thị nên cứ bò bò theo sau bà đầm thực dân.

Bổng bà đầm quay lại, thấy mặt thằng này đơ ra như vừa thấy cái gì bí hiểm dưới váy nên cả lớp nghe cái Bốp. Bà đầm béo tai tên này rồi đuổi ra khỏi lớp, bắt đứng ngay cửa. Từ văn phòng hiệu trưởng nhìn lên là thấy những ai đứng sớ rớ ngoài cửa. Thế là 5 phút sau, thấy ông hiệu trưởng tây thực dân bò lên, bợt tai thêm tên học trò có óc tò mò xem váy bà đầm thực dân. Một loại quốc cấm không cho dân an nạ mít hiển thị.

Ra về, mấy thằng xúm lại hỏi thằng Hiển, sao sao có gì có gì. Tên này vểnh mặt lên trời, đặt tính Nổ của dân annamit, kể đủ trò khiến cả đám con trai tò mò muốn biết ẩn số dưới váy bà đầm thực dân nhưng ai nấy đều sợ bị bợp tai nên phải đợi sau này vén váy vợ ra xem thì thất kinh con tàu ra khơi như bức tranh của Gustave Courbet. Chán Mớ Đời 

Thằng Hiển, mọi ngày đứng xếp hàng thì dành đứng trước mình nhưng hôm nay lại dành đứng sau lưng chiến sĩ sơn đen. Bà đầm kêu mọi người vén tay áo lên cao. Mình thấy tên đi trước mình, vừa đi tới thì mặt hắn xanh như đít nhái vì bà y tá, cầm cây súng to đùng, lấy bông gòn xoa cồn chi đó rồi kê cây súng vào tay gần vai, bắn cái đùng rồi bà y tá bên phải cũng quẹt quẹt cái gì bên tay kia. Mặt nó nhắm mắt nghiền lại khiến mình càng hoảng tiều.

Bà y tá ngoắc mình lại khiến mình rụng rời tay chân, chân bước đến có 2 thước mà như hành trình của ông Giê-Su, kéo lê cái thánh giá lên đồi Calgary. Cuối cùng cũng bị bắn một phát vào vai rồi bị rẹt một hai đường nơi vai bên kia. Bà y tá còn dặn là không được gãi khi ngứa. Mấy ngày sau, ngứa như điên nhưng không dám gãi rồi bà đầm dẫn lên phòng y tế để cho họ xem cái vai bị ngứa. Sau này, có hai vết xẹo ngay vai, còn hai vết bên chân trái thì không nhớ từ hồi nào. 

Xe,m lại hình này trên mạng khiến mình nhớ đến thời xưa. Kinh
Đó là một trong những lần mình được chích ngừa, còn mấy lần sau thì không nhớ vì đã trải qua rồi. Con mình thì chúng bị chích ngừa mệt thở. Mỗi lần đi bác sĩ là họ chích đủ trò, rồi đóng dấu mộc trong cái sổ màu vàng.

Ngày nay, người ta chống vụ chích ngừa, họ viện lý do là trong thuốc chích ngừa có các chất bảo quản thuốc lâu hư. Lúc đầu, họ đưa ra giả thuyết là các chất ấy sẽ theo cơ thể lọc sau 3 ngày đi ra đường nước tiểu. Xong om

Nay thì họ kêu là các chất bảo quản rất phản động, tàn dư chế độ cũ thay vì chạy ra theo đường nước biển, lại diễn biến hoà bình chạy lên não bộ khiến con nít bị tự kỷ, Autism . Họ lại còn phán 10% con ít Hoa Kỳ bị bệnh này. Kiểu tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.

Mình chỉ biết là sau khi chích ngừa thì mình học càng ngày càng cực ngu đến khi được vén váy vợ thâm nhập vào rừng u mê.
Chán Mớ Đời 

Nhs


Những người đồng hành vô hình

Mấy tuần nay, mấy người bạn kéo đầu mình vào giúp họ trong chương trình “Masks Save Lives” khiến mình trở về khung trời của thời thanh niên. Làm việc với nhiều người mà mình chưa bao giờ thấy mặt như mấy chục năm về trước, mình gọi những người bạn đồng hành vô hình mà đến nay mình làm việc lại thì mới chợt nhớ đến vài tên quen, từng đã đồng hành một thời vẫn chưa biết mặt mũi của họ ra sao.

Cứ thấy nhắn tin với số điện thoại của vùng nào thì biết là miền Bắc Cali, miền nam Cali, Florida, New Jersey, New York, Louisiana,… cứ trả lời nhưng cũng chả biết ai là ai rồi họ vẫn trả lời. Cần gì thì họ giúp, hay kiếm người giúp vấn đề nào đó.

Điển hình, mình biết một anh bạn hay gây quỹ trên Facebook mỗi năm vào sinh nhật của anh ta để tặng một cơ quan từ thiện nào đó nên nghĩ muốn giúp chương trình “Masks Save Lives” thì có thể gây quỹ trên Facebook nên hỏi anh ta. Anh ta cho biết cách thức rồi mình nhắn tin mấy số điện thoại thì có người cho biết có quen một anh nào ở Nam Cali, chuyên gia về thành lập gây quỹ trên Facebook nên hẹn gọi “conference call” để bàn chuyện này sau ăn cơm.

Anh này đồng ý lo vụ này thế là gọn gàng. Chiều nay, có người từ Arizona, gọi điện thoại cho mình, hỏi cha tên gì? Mình nói không phải cha. Nhóm bạn mình đồng hành đa số là linh mục và giáo dân của họ nên khi thấy điện thoại của mình cạnh số mấy linh mục. Họ gọi không được các linh mục thì gọi số của mình nên tưởng gặp cha sơn đen. Chán Mớ Đời 

Chị ta muốn đóng góp gì đó cho các viện dưỡng lão hay nhà thương tại địa phương của chị nên ngõ ý muốn có các thiết bị y tế để tặng những nơi chị ta biết ở Arizona, và sẽ đóng góp hiện kim cho chương trình “khẩu trang cứu người.” mình nói là sẽ gửi cái đơn rồi nhờ chị ta đi hỏi các trung tâm y tế cần thiết bị y tế nào rồi cho mình biết.

Có một chị y tá của viện dưỡng lão mà mình có giao mấy khẩu trang và diện trang tại viện dưỡng lão nơi chị ta làm việc. Hôm nay nhắn tin mình là bận việc nhưng vẫn muốn đóng góp cái gì đó cho chương trình. Chị ta có thể đi giao đồ hay chi đó.

I have to give you and Anh Viet and the team 2 thumbs up 👍🏻 👍🏻for doing this! 
I am currently working but I can help to deliver in between too if you need volunteer 
Let me know I can work out my schedule 

MÌnh có ông bạn mỹ già 72 tuổi, email cho mình là có máy may, muốn giúp đỡ cho chương trình.

Sony:

I have a sewing machine here.  How could I help make some masks?

I have a camera setup here on one computer, a build in camera on a laptop and could connect in a variety of ways.  the other computer uses ubuntu which is different kind of setup.

Joe

Tối qua có người nhắn tin vào 1:00 giờ sáng”

Hello chi. Cho em informations May mask please. Nếu em không may được , em có vải cotton , chị muốn không 

Hay:

S ơi chị muốn góp 1 ít vào nhóm đang làm khẩu trang và may đồ cho bệnh viện,nhg account khg có tiền nhiều,nên chị nhờ Oanh (em út) gởi dùm,em có thể cho chị địa chỉ nhà để gởi đến và tên trương mục khg?

Hoá ra có nhiều người muốn đóng góp ít nhiều nhưng không biết chỗ nào bắt đầu. Do đó anh chị nào đọc được những dòng này, biết ai muốn đóng góp thì xin liên lạc về MaskSaveLives.Virus@gmail.com. Hồi bé mỗi năm có lũ lụt miền trung thì hay đi lạc quyên, với câu “lá lành đùm lá rách”. Ai muốn đóng góp công sức như may các khẩu trang như ông mỹ ở hội Toastmasters của thành phố Orange. Người da trắng, da màu chi đó mà mình biết, cứ kêu gọi đóng góp. Mình có bà bạn mỹ làm quản lý cho bệnh viện nhi đồng CHOC. Mình có cho tên cô người Việt đã liên lạc chương trình khi mình đem giao 100 cái diện trang cho nhà thương nhi đồng này. Còn ai không có thì giờ thì có thể đóng góp hiện kim hay thiết bị y tế, sẽ được khấu trừ thuế vì Lửa Việt Youth Organization là tổ chức vô vụ lợi, 501 (c) (3).

Ngoài ra có những nhóm khác mỹ  hay Việt như ở Nam Cali mình biết tổ chức SAP-VN mà đồng chí gái đồng hành với họ từ mấy chục năm nay. Cứ liên lạc với những tổ chức mình biết rồi giúp đỡ, công giáo chùa nào cũng được như mình thấy chùa Điệu Ngự cũng phát thực phẩm cho người tỏng thành phố. http://sap-vn.org/ 

Gửi các thiết bị y tế đi đâu thì lại nhờ một người ở Florida làm hoá đơn vì chị ta có trương mục với UPS với 30% rẻ hơn nên mình thấy hay. Có người chẳng nề hà chi cả nếu có cùng chung ý nguyện để làm việc gì đó chung. Không cần được ai biết đến, những người đồng hành bí ẩn hay vô hình, chỉ biết nhau qua số điện thoại. Xong om

Nói vậy chớ gửi một thùng đồ qua UPS là cũng bay $70 rồi nên mấy tuần lễ đầu cứ cắm cúi chạy, mấy anh chị bỏ tiền túi của mình, nay thì bắt đầu cần tiếp viện của mọi người.

Dạo mình mới sang Hoa Kỳ làm việc, một hôm đi ngang phố tàu thấy một bích chương, kêu gọi họp mặt của hội thanh thiếu niên người Việt ở New York, nên tò mò bò lại để gặp người đồng hương. Họ đang bàn thảo tổ chức trại hè cho thanh thiếu niên tại vùng Đông Bắc. Lớ ngớ họ kêu mình vào ban tổ chức thì cũng đồng ý dù mình thuộc loại lười từ bé.

Lên đất trại, thì ban tổ chức giao trách nhiệm mình quản trọ vụ cách giãn xã hội khi đi vệ sinh. Lý do là đất trại nằm trong khuôn viên của nhà dòng Don Bosco ở New Jersey. Nhà dòng toàn là mấy ông cha không nên xây nhà vệ sinh như bên xứ Saudi Ả rập, nghĩa là không có phòng vệ sinh cho phụ nữ.

Cứ việc nào mà thiên hạ chê là họ giao cho mình. Mình có bổn phận xem giờ để cho đám thanh niên vào 10 phút rồi đám thanh nữ vào 1 tiếng. Lúc đó mình mới khám phá ra vụ con gái đi vệ sinh, lúc nào cũng đòi đi chung cả đám nên họ vào lâu lắm. 10 thanh niên, 10 phút, 10 cô thì một tiếng đồng hồ. Mình không hiểu họ làm cái gì trong mà lâu kinh hoàng. Nhiều cô đi trại có 2 ngày mà đem theo va li như về nhà chồng hay vào nhà vệ sinh để Tô son làm đỏm giữa mùa hè nóng nực cháy da, mồ hôi mồ kê.

Sau đó họ lại rũ mình tham gia tổ chức biếu tình chống cưỡng bách hồi hương các đồng bào tỵ nạn, lây lất ở các trại tỵ nạn ở vùng đông Nam Á. Mình phải làm mấy tấm bảng nói về tình trạng tỵ nạn để họ triển lãm ở các đại học để thâu chữ ký của sinh viên mỹ, để chống cưỡng bách hồi hương. Được đâu mấy chục ngàn chữ ký để gửi về cho thượng nghị sĩ Hartfield, lo vấn đề này ở quốc hội Hoa Kỳ.

Dạo ấy, có hai sinh viên gốc Việt, một ở đại học MIT và một ở UCI thành lập một hệ thống để sinh viên gốc Việt liên lạc qua Internet, được gọi là Vietnet. Lúc đó lên mạng để theo dõi tin tức qua Vietnet, hàng ngày, tin tức ào ào tuy chậm hơn ngày nay nhưng đọc đủ thứ khá vui. Chỉ tiếc hai anh chàng này không tiếp tục, biết đâu Vietnet biến thành một Facebook của Việt Nam hay gì đó. Hai anh chàng này nay sinh sống tại Nam Cali.

Những gì sinh viên ở vùng đông Bắc làm thì sinh viên ở Cali cũng làm và liên lạc qua Vietnet. Có chị sinh viên của NYU, New York, đại diện bay qua Cali để họp mặt với các anh chị sinh viên gốc Việt do nhóm Project Ngọc, do sinh viên UCI thành lập để cùng chung tranh đấu cho các đồng bào tỵ nạn ở Đong Nam Á mà không có nước nào nhận. Có anh bạn của mình là sinh viên y khoa ở San Francisco, tuyên bố tuyệt thực mấy ngày đó không nhớ cũng có nhiều sinh viên hưởng ứng, khiến anh ta phải viết chuẩn bị tinh thần khi tuyệt thực,… Anh chàng này, viết một bài báo được đăng trên New York Times nên Peter Jennings có mời lên New York, cho ở khách sạn 5 sao của Donald Trump La Plaza, để lên truyền hình, cuối cùng họ không cho lên đài vì nhóm thân Hà Nội ngăn cản, chỉ để ông Bùi Diễm lên nên te tua. Ông này không biết gì về tỵ nạn để nói lên sự tuyệt vọng của người việt tỵ nạn. Chán Mớ Đời 

Nay anh chàng về hưu, ở vùng này, lâu lâu hay đi leo núi với vợ chồng mình.

Nhớ hôm đi biểu tình được tổ chức ở đại lộ 5 của new York, “Fifth Avenue”, khúc Downtown. Cả dòng người mấy ngàn người đi biểu tình trên đại lộ, có cảnh sát chận đường xe cộ để thiên hạ đi biểu tình, thấy đi biểu tình ở mỹ sướng ghê, không như ở Paris bị cảnh sát cho ăn lựu đạn cay. Đa số là sinh viên giới trẻ, ít có người lớn tuổi. Chỉ tổ chức với các hội sinh viên gốc việt. Mình còn vài tấm hình các sinh viên khắp nơi kéo về đi chung để nói lên tiếng nói của những người không có tiếng nói, đi tìm tự do. Có tấm ảnh ưng ý nhất là ngồi đánh đàn bên cạnh chị ký giả Vũ Thanh Thuỷ và anh Quang Phục. Hôm nào rảnh sẽ lục lại để kể chuyện thời qua mỹ.

Có ông dân biểu New York, quên tên, gốc Do Thái, kêu ông ta đến tham dự vì tò mò có một cô sinh viên họ Hồ, cứ ngày nào cũng gọi vào văn phòng để mời ông ta tham dự cuộc biểu tình. Ông ta bận nhưng cứ bị gọi hoài, đành phải nhận lời để xem mặt cô sinh viên gốc Mít. Ông ta kêu chỉ biết có một người Việt họ hồ là Hochiminh còn Miss Ho là ai. Vui nức nở. 

Có mời ban nhạc Peter Paul and Mary đến hát thay cho tiếng vọng của người tỵ nạn Việt Nam. Phải nói tổ chức đông như vậy, sinh viên từ MIT, Harvard, Yale, U Conn , Princeton, NYU, từ Virginia về đông không thể tả. Biểu ngữ được dựng lên nhiều. Phải nói lần đầu tiên, giới trẻ đứng ra tổ chức mà không có mấy người lớn tuổi trong ban tổ chức. Đến ngày thì cũng phải mời họ đi cho phải đạo. Chỉ có mấy người lớn không được lên bục cầm micro, bực tức thôi còn ai nấy đều nói tuổi trẻ Việt Nam khá.

Có chị Vũ Thanh Thuỷ và chồng là anh Quang Phục, từ San Diego bay sang, đại diện cho hội SOS Boat People đi biểu tình. Có lúc Giải lao, ngồi đánh đàn hát mình nói với chị Thuỷ là “đàn bà Việt còn thì Việt Nam còn” khiến chị ta cười vì nếu hết đèn bè Việt Nam thì ai sinh con người Việt ra.

Cuối năm thì nhóm này họp mặt, kêu viết báo xuân để bán gây quỹ. Họ bắt mình viết bài và cuộc đời kể chuyện của mình cũng bắt đầu từ đó. Họ thành lập các quỹ như “Chén Gạo Tình Thân”,… sau này thì giúp các tổ chức thiện nguyện y tế về Việt Nam… con trai mình có theo một phái đoàn y tế về Việt Nam, mới hiểu lý do cha mẹ chúng bỏ nước ra đi. 

Mình dọn qua Cali để lập gia đình, có mời vài người trong nhóm tham dự. Ai ngờ họ kéo nhau khắp nơi về mấy chục người về tham dự mà có người mình không biết hay chưa bao giờ nghe tên nhưng đều đồng hành trong chương trình “Chén Gạo Tình Thân”, chống cưỡng bách hồi hương các đồng bạo tỵ nạn….

Từ ngày lập gia đình thì mình ngưng sinh hoạt với mấy anh chị của nhóm, lo tề gia, chỉ đóng góp hiện kim cho các chương trình. Nay con cái lớn rồi nên cũng bớt lo nên khi các anh chị hú mình thì giúp một tay. Vấn đề kỳ này liên quan đến sinh mạng và tương lai của con em chúng ta, ngay tại Hoa Kỳ. 

Đại dịch gây nhiều hậu quả về kinh tế, tài chánh,.. Và những hệ luỵ sẽ kéo dài sau khi cơn đại dịch biến mất. Người Mỹ sẽ căm thù người Tàu và người Việt chúng ta sẽ bị ảnh hưởng vì họ không phân biệt được người Việt và người Tàu hay người nhật,… mà chúng ta bắt đầu thấy ở học đường, ngoài phố, thậm chí ở âu châu, một cô gái gốc Việt, cầm tấm bảng “Ich bin kein Virus”, tôi không phải là vi-rút, đi xe điện ngầm hay đứng đường để nói lên sự kỳ thị của người da trắng.

Hôm qua thấy hình ảnh của nhóm da trắng độc tôn, xuống đường với súng ống liên thanh đeo trên mình, kêu gọi bãi bỏ cách giãn xã hội. Chúng ta có thể nhắm mắt xem như chuyện này sẽ không bao giờ xảy nhưng khi xét lại lịch sử Hoa Kỳ thì có luật lệ cấm người Tàu di dân,… hay gần đây sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, các người gốc Nhật Bản đều bị lùa vào trại tập trung, nhà cửa mất hết.  

Mình chỉ mong muốn là sẽ không có vấn đề kỳ thị sau đại dịch những nếu nạn kỳ thị xẩy ra thì mệt. Con cháu chúng ta sẽ không ngất đầu lên nổi vì các chức lớn hay công trình lớn đều bị kiểm duyệt vì dân da vàng có thể đánh cắp tài liệu bán cho Trung Cộng,… con cháu chúng ta chỉ leo lên mức độ mà người da trắng cho phép.

Trong cuốn sách “Godfather”, tác giả Mario Puzzo có nói đến việc một ông người gốc ý, có cô con gái bị bọn da trắng (gốc ái nhỉ Lan) làm nhục. Ông ta tin vào nền tư pháp của Hoa Kỳ nên đi kiện, cuối cùng mất tiền mà các thanh niên da trắng được toà tha bổng nên tức quá phải nhờ đến Don Corleone để trả thù. Dạo ấy người gốc Ý Đại Lợi bị dân gốc Ái Nhĩ Lan khinh ghét,…

Mình hy vọng trong cuộc chiến đại Dịch hôm nay, người Việt chúng ta tham gia, giúp đỡ người Mỹ trắng, đóng góp vào như may khẩu trang hay hiện kim,… mình thấy đa số là các người gửi đơn đều là người á đông, Phi, Việt Nam, cũng có người Mỹ da trắng, biết đến chương trình “Masks Save Lives” qua các đồng nghiệp gốc Việt.

Chúng ta cần thoát khỏi văn hoá Ghetto của cộng đồng người Việt mà tham gia vào dòng chính của Hoa Kỳ, cho người Mỹ biết chúng ta cũng muốn xây dựng, sát cánh với họ trong cơn đại dịch thì mới không vụ trả thù sau này. Người mỹ da trắng sẽ có cái nhìn thân thiện với cộng đồng người Việt sau cơn đại dịch, sẽ giúp chúng ta trong cuộc sống và tương lai sẽ sáng sủa hơn để con cháu chúng ta thực hiện “Giấc Mơ Hoa Kỳ”.

Nếu các anh chị biết ai muốn đóng góp trong công cuộc chống lại đại dịch tàu thì xin liên lạc về MaskSaveLives.Virus@gmail.com hay ai muốn đóng góp hiện kim thì liên lạc với www.luaviet.org để biết địa chỉ để gửi ngân phiếu hay qua dịch vụ PayPal.

Xin cảm ơn trước.


Nhs

Những ánh mắt trần gian

https://m.youtube.com/watch?v=ePRZtkK2xdc&feature=youtu.be#dialog
Từ mấy tuần nay, mình có giúp chương trình “Mask Save Lives”, nôm na Mặt Nạ Cứu Người của Lưa Viet Youth Organization, một tổ chức bất vụ lợi Hoa Kỳ 501 (3) mà mình đồng hành từ trên 33 năm qua với những chương trình cứu trợ như sau vụ khủng bố 9/11, động đất tại Haiti, bão Katrina và các chương trình thiện nguyện y tế ở Việt Nam.

Chương trình này nhằm quyên góp các thiết bị y tế để tặng cho các cơ quan y tế như nhà thương, viện dưỡng lão,… mỗi ngày mình nhận được nhiều đơn xin các thiết bị khắp nơi gửi về qua điện thư MaskSaveLives.Virus@gmail.com , khiến mình hoảng. Lý do là sự thiếu hụt các thiết bị y tế quá trầm trọng. Một ông y sĩ từ Nữu Ước than là 3 trung tâm dưới sự điều hành của ông ta ở Bronx đều thiếu thiết bị, cầu cứu, tương tự ở Louisiana , Florida,….mà là ổ dịch chết người nhiều nhất Hoa Kỳ.

Nam Cali thì dễ cho mình và mấy người bạn đi giao tại chỗ cho họ thay vì gửi bưu điện, thêm tốn tiền,… Có bà làm cho trung tâm lọc thận Kaiser, kêu là Kaiser không phát khẩu trang hay khẩu diện, cầu cứu Từ 3 tuần lễ nay nên hôm qua mình đại diện tổ chức tặng trung tâm này 40 đường viện khẩu trang, ngoài ra có ông mục sư của hội Lions ở Bellflowers cũng xin mấy chục cái để cho mấy người làm trong viện dưỡng lão tại thành phố này,…

Hôm qua mình có đi giao 100 khẩu diện cho bệnh viện nhi đồng của thành phố Orange CHOC, nơi thằng con mình sinh ra và những trung tâm dưỡng lão tại Anaheim,… điều bất ngờ nhất là khi nhìn thấy ánh mắt của các y tá, điều dưỡng viên lo âu. Có cái gì sợ hãi, có lẻ làm việc trong môi trường y tế lại thiếu hụt thiết bị y tế nhất là có bệnh nhân nhiễm Covid-19. Trong đơn có phần “có hay không” bệnh nhân Covid-19.

Khi nhận được khẩu diện và khẩu trang thì ánh mắt của họ loé lên một tia sáng khó diễn đạt lắm như người vượt biển, được tàu ngoại quốc cứu sau bao nhiêu ngày lên đênh trên biển cả. Sau đó họ đeo mặt nạ rồi chụp hình vui vẻ khác với lúc mình đem khẩu diện và khấu trang đến.

Hôm qua, có người đem đến thêm 125 bộ vãi cuối cùng đã cắt sẵn Cho bộ đồ bảo hộ, “Tất cả 525 bộ protective Gear full hood uniforms, ngày hôm qua anh em mình làm 125 bộ sau cùng của 525 bộ vải đặt biệt để may uniforms là của một anh có công ty hành nghề tại Mỹ cung cấp” mà hôm trước có người nhờ mình dịch ra việt ngữ, cách hướng dẫn may các bộ đồ bảo hộ. 

Phải chia ra từng 25 cái, rồi có người chở đi giao cho mấy người tình nguyện may bộ độ cứu hộ. Khi nào xong thì phải đi nhận lại đêm về trung tâm để xếp và bỏ vào bịch nylon. Hôm qua mình có đến trung tâm, xếp mấy bộ đồ bảo hộ đã may vào bịch nylon để gửi cho các nơi cần thiết như nhà thương và những viện dưỡng lão có bệnh nhân Covid-19.

Có người ở Gia NÃ Đại hứa sẽ cho $1,000, và nhờ gửi sang 1 bộ đồ bảo hộ, 1 diện trang và khẩu trang, nên mình đi gửi liền, hy vọng sẽ nhận sớm tiền để mua vật liệu và phụ liệu để tiếp tục chương trình.

Tối qua, có người nhắn tin là có nguồn cung cấp mặt nạ N95 mà thiên hạ săn lùng dạo này, hôm qua có người đem lại trung tâm mặt nạ KN95 nhưng nghe nói nhà thương không nhận loại này. Hỏi bao nhiêu, người ta ra giá quá đắc nên ngọng. Muốn mua để tặng nhà thương nhưng kẹt tiền.

Mấy người bạn chung nhau, mua vật và phụ liệu rồi làm hay nhờ mấy người thiện nguyện may dùm. Có ông mỹ quen, có cái máy may nên có email cho mình để xem có thể may mặt nạ:
  
Sony:

I have a sewing machine here.  How could I help make some masks?

I have a camera setup here on one computer, a build in camera on a laptop and could connect in a variety of ways.  the other computer uses ubuntu which is different kind of setup.

Joe

Có vài người tháng trước, cho biết cần gì thì họ sẽ giúp đỡ rồi khi hữu sự thì họ kêu vợ con không cho làm, hỏi thế ai đi chợ, thì trả lời vợ. Anh ta sợ chết nên để vợ ra ngoài mua sắm. Có người kêu bận nhưng lại thấy tải lên mạng hình ảnh đang tập đàn, để câu like cũng có người than bận nhưng lại khoe trên mạng mới câu 4 con cá to đùng dù có lệnh tiểu bang cách giãn xã hội,…

Nếu các anh chị biết ai muốn đóng góp trong công cuộc chống lại đại dịch tàu thì xin liên lạc về MaskSaveLives.Virus@gmail.com hay ai muốn đóng góp hiện kim thì liên lạc với www.luaviet.org để biết địa chỉ để gửi ngân phiếu hay qua dịch vụ PayPal.

Xin cảm ơn trước.

Nhs






Những người hậu phương

Trong cuộc chiến chống lại kẻ thù vô hình Covid-19, các y sĩ, y tá và các chuyên gia y tế là những chiến sĩ trực tiếp tại tuyến đầu, làm việc ngày đêm để chống lại sự tàn phá, giết người của kẻ thù nhưng sau lưng họ, là những nhân viên ngày đêm trong các nhà máy để sản xuất các thiết bị y tế bảo hộ hầu giúp các chiến sĩ tiền tuyến.

https://m.youtube.com/watch?v=ePRZtkK2xdc&feature=youtu.be#dialog

Khác với vụ bão Katrina, mọi người đều hồ hởi hưởng ứng chiến dịch giúp nạn nhân vụ bão này. Kỳ này, ai nấy đều sợ kẻ thù vô hình, khiến làm đông lạnh hết lòng hăng say của con người. Chủ nghĩa “hồn ai nấy giữ” được thể hiện trong thời gian tự cách ly.

Có người hưởng ứng tình nguyện may khẩu trang, rồi hôm sau kêu ông chồng không cho. Có người tình nguyện chạy xe đem đi giao các thiết bị y tế cho các nhà thương, viện dưỡng lão rồi hôm sau kêu; con cháu không cho ra đường. Hỏi đi chợ thì ai đi, ông thần này sợ chết nên kêu vợ con đi. Xong om

Nhiều người kêu bận, không giúp được gì rồi gửi hình ảnh đi câu cá được 4 con, khoe cả làng. Người thì kêu bận nhưng sau đó gửi video đánh đàn guita “câu lai” nhưng không có ai có thì giờ xem khi các đơn xin thiết bị y tế gửi về MaskSaveLives.virus@gmail.com như bánh mì mới ra lò. Một ông giám đốc bệnh viện ở New York kêu người chết như điên mà 3 cái nhà thương của tổ hợp của ông thiếu khẩu trang, diện trang,… một bà mỹ khác, mình liên lạc cũng kêu 2 nhà thương của nhà thờ ở New York thiếu đủ thứ.

Thật sự không trách ai được, vì họ đều sợ, ngay cả chính mình. Khi vụ bão Katrina xẩy ra thì ít người sử dụng điện thoại thông minh để lướt mạng. Ngày nay thì ô dề, đủ loại tin tức, giả có thật có, vàng thau lẫn lộn khiến không ai tìm ra đâu là sự thật. Những người thông minh, có ăn học đại học mà người ta cho biết 13% vẫn tin vào các tin tức giả dù biết là giả 100%.

Công ty Google phải làm 1 công ty riêng Verily, để chứa tất cả tin tức về Covid-19. Ai mà hỏi đề tài gì về corona virus là sẽ được tự động chuyển về hạ tầng cơ sơ của Verily. Người ta xem như là số lượng người tìm kiếm tin tức về đại dịch nhiều nhất từ xưa đến nay. Thiên hạ xem phim ở nhà nhảy lên trên 900%. Mua Netflix và Amazon,…

2 công ty Apple và Google cạnh tranh nhau về khách hàng mà nay hợp sức nhau để làm một cái app theo dõi khách hàng đã tiếp xúc với ai để truy tìm ra nhân danh chống vi rút lây Lan nhưng sau địa dịch họ sẽ có bửu bối tốt hơn, âm thầm theo dõi mọi người. Tự do riêng tư đều bị nắm giữ cả và sẽ sử dụng kỹ thuật toán để bán hàng hoá cho mình.

Hôm qua, họ reo hò và cầu nguyện covid-19 sẽ làm tan rã Trung Cộng, họ hồ hởi viết lên những câu để tiễn đưa Trung Cộng về lòng đất của lịch sử. Nay Trung Cộng khơi khơi, bỏ lệnh giới nghiêm, thả chuồng cho người Tàu đi đón mùa xuân, còn phe ta thì lo tè trong quần rồi lại đỗ lỗi bọn tàu dã man, mất nhân tính cầu nguyện cho dân Mỹ và Nhật Bản, kẻ thù của họ chết. Chúng ta thù tàu nên cầu nguyện cho họ chết thì họ cũng có quyền cầu nguyện lại để vi rút giết hại chúng ta. Đâu là lương tâm con người.

người Tàu thật ra đâu phải ai đều theo cộng sản, 10% là theo chế độ còn lại đều là nạn nhân của chế độ độc tài, độc kỷ do đó mới có người Tàu di dân lậu sang Hoa Kỳ, nằm trong những thùng xe đông lạnh,… chỉ có một số giàu có, nhờ sống trên xương máu của các nhân công may mặt, công xưởng để sản xuất hàng hoá cho phương tây.

Thật ra dân xứ nào cũng như nhau, đều là nạn nhân của kẻ cầm quyền. Người Tàu ở Trung Cộng, 90% không phải đảng viên cộng sản. Nếu chết là những người này chết còn đảng viên vẫn sống thư thả cuộc đời. Chỉ có đảng bắt họ chết thôi tương tự khi xưa, vua bảo thần chết thì thần phải chết. Cho nên mình không lạ khi thấy người tàu vui mừng khi Nhật Bản, Hoa Kỳ ,..bị lây lan tương tự 2 tháng trước ai ghét Trung Cộng, cộng sản đều vui mừng, cầu nguyện cho chế độ sụp đỗ. Chúng ta không thể trách họ được, vì cả hai bên đều bị tuyên truyền hết.

Sáng nay, mình ghé một nhà in ở gần nhà mình để thăm hỏi một gia đình, từ mấy tuần qua, bỏ tiền túi ra để mua vật dụng để làm diện trang (face shield mask). Mình hỏi tiền bạc ra sao, có cần mình đưa thêm không thì anh chồng kêu không cần. Hình như số tiền thiên hạ, bạn bè tặng cũng ít so với vụ bão Katrina. Có lẻ ai nấy đều sợ khủng hoảng kinh tế, nên nắm giữ hồ bao hết.

Mình ghé tiệm phở gần nhà mình mua mấy tô phở và cà phê Việt Nam cho họ. 6 người trong gia đình, âm thầm làm những diện trang rất đẹp, chỉ thua sản phẩm của công ty Apple thôi.

Mình thấy mấy cái máy cắt bằng laser to hơn cái ga ra, họ bỏ vào máy điện toán kích thước để máy tự cắt. Sau đó thì cả gia đình chia nhau mỗi nơi cách giãn xã hội, âm thầm làm cho tới khuya rồi về. Đang đợi vật liệu mới về, vì gần hết.

Mấy người may thì rên không có zipper, thiếu dây thung, lung tung như mà tìm đâu. Có chị ở San Jose muốn may, người ở dưới San Diego kêu hết dây thung, trong khi đó thì nhà thương gửi đơn về xin đủ trò. Có ông giám đốc 3 bệnh viện ở New York, kêu thiếu đủ loại. Chán Mớ Đời 

Những hình ảnh người Việt ở Việt Nam đến lấy gạo đem về, hay những nơi phát thức ăn, gạo miễn phí cho người cần dùng. Bên âu châu cũng tương tự, cũng có những tấm lòng vị tha, treo cái túi thức ăn cho ai cần. Bên mỹ tương tự, các nhóm nhà thờ cũng giúp đỡ, chùa Điệu Ngự cũng phân phát thức ăn cho mọi người.

Những người âm thầm may khẩu trang để tặng cho các nhà thương, bạn bè hay viện dưỡng lão,…đã nói lên lòng bác ái của con người vẫn còn dù sống trong đại dịch hay xã hội tiêu thụ. Lòng nhân ái con người vẫn chưa mất mát. Đó là những mầm hạt sẽ vươn lên cao và nảy nở sau khi cơn đại dịch đi qua.

Đại dịch giúp chúng ta tìm lại những dấu chân đã mất, những gì học hỏi thầy cô dạy trong sách giáo khoa ngày xưa. Cuộc đời đã nghiến chúng ta trong dung dịch tham vọng, đưa đến lòng đố kỵ, nay bổng nhiên cái máy bị dừng, giúp chúng ta tự hỏi đâu là bến bờ.

Dear Mr Viet, as well as your entire Organization;

Just saying thank you, doesn't seem worthy for the wonderful gesture you have made.
We wish you the strength to continue doing good things, and also recognizing the effort you put into doing this good thing.  We say thank you for all the places you could have put your energy.

We thank you for assisting  us.

Thank you so much



Keith J Levy
Administrator
Los Angeles Community Hospital


Hình ảnh một người bạn bị ung thư từ hai năm nay, vẫn ra đường, chạy đi  giao thiết bị y tế cho những nơi cần và bạn bè, đem gạo, đem thức ăn nấu lại để trước cửa nhà mình hay một gia đình, sau công việc của tiệm in, họ xúm vào làm các khẩu trang, khẩu diện để tặng cho các nhà thương, viện dưỡng lão khiến mình rất cảm kích, thầm cảm ơn họ đã giúp mình tìm lại chính mình, bổng nhớ đến bài ca của ông Trịnh Công Sơn:
Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng 
Để làm gì em biết không? 
Để gió (...) cuốn (...) đi 
Để gió (...) cuốn (...) đi 

Xin cảm ơn họ đã cho mình đồng hành trên con đường đời.
 Xong om

Nhs

Đại dịch nào nên sống

Đại dịch kỳ này làm khủng hoảng thiên hạ khắp thế giới vì truyền thông đưa tin với vận tốc ánh sáng. Có tin đúng đắn, có tin thất thiệt khiến mọi người lo âu, không biết đâu là bờ bến. Trên mạng có câu hỏi nếu phải chọn lựa, sống những năm có đại dịch khủng khiếp đã giết bao nhiêu người trong lịch sử thì sẽ chọn năm nào. Năm 2009? Năm 1985? Năm 1562? Chưa cần xem xét, mình đã chọn năm này. Lý do là người dân có hiểu biết hơn về y khoa, cách khử trùng, tự cách ly,….vì trước đây chỉ là người mù đi trong sa mạc, chết sống là trời định.

Hiện nay, có trên 183 quốc gia bị nhiễm vi khuẩn SARS-Cov-2 và trên 1 triệu người bị lây Lan và trên 54,000 người đã qua đời mà chưa biết hiện tình sẽ ra sao vì chưa có thuốc chữa, thuốc chích ngừa, thậm chí các người tưởng đã khỏi, bệnh lại tái phát. Vụ đại dịch SARS lần tước, thế giới có đến 150,000 nguo chết. Chán Mớ Đời

Tuy có lo lắng nhưng người ta chưa thất vọng hay mất đi niềm hy vọng trong khi các chính phủ, công ty dược phẩm, phòng thí nghiệm, các khoa học gia đang ngày đêm tìm cách khắc phục, nghiên cứu ngày chưa đủ tranh thủ nghiên cứu đêm, chống lại đại dịch từ hơn 100 năm có cái tên là Spanish Flu (cúm Tây-ban-nha), đã tiêu diệt mấy chục triệu người trên thế giới.

Trước cuộc cách mạng kỹ nghệ, không ai biết về vi khuẩn và vi trùng được lây-lan ra sao để đối phó, đã giết hàng triệu người. Người ta ước đoán dịch “Black Death”, xẩy ra từ năm 1346 đến 1353, trong vòng 7 năm đã loại hơn 60% dân số âu châu ra khỏi cuộc đời, độ 350-375 triệu người chết trong số 475 triệu người. Thiên đường chắc to lớn lắm mới cấp hộ khẩu số lượng người đông như thế cũng một lúc. Sau đó, kinh tế, canh nông, đời sống con người chắc chắn đã xuống cấp khiến sự phát triển của nhân loại đã dừng chân tại chỗ.

Như tây hay nói: “le malheur des uns fait le bonheur des autres’, thiên hạ chết nhiều thậm chí cả gia đình nên đất đai được thu mua rẻ, tạo dựng một giai cấp mới đại điền chủ.

Các đại địch trong lịch sử trước cuộc cách mạng kỹ thuật đều có mẫu số chung là thiếu sự thông tin, kiến thức về y khoa. Các giai cấp vương tộc, giáo sĩ, thương buôn, khốn cùng đều mù tịt về bệnh tật, chỉ trông chờ vào nhà thờ, thiên chúa. Có nhiều hình vẽ để lại, người ta nghĩ là có con quỷ nhập vào thân thể của bệnh nhân, nên cắt tay để máu của quỷ chảy ra để rồi bệnh nhân được giáo sĩ cấp hộ khẩu vào thiên đường. Vấn đề là các tu sĩ cũng hết như rạ, biến thành thiên thần về đất chúa.

Dân chúng chạy vào nhà thờ, kêu gọi cầu nguyện, sám hối, ăn năn để được chúa tha lỗi, lại càng giúp lây-lan bệnh tật nhiều hơn như vụ một giáo phái nào ở Nam HÀn vừa qua, khiến tổ trưởng phải quỳ trước cửa nhà thờ để tạ tội. Tin tức thông tin được lan truyền 40 cây số/ giờ bởi các người đưa tin bằng ngựa cho các vương tước, công hầu trong khi người nghèo thì 5 cây số/ giờ bằng lô-ca-chân. Ngược lại, ngày nay thông tin đi với vận tốc ánh sáng khiến con người không biết đâu là bến bờ. Do đó các chiến sĩ phiếm bàn tha hồ chửi nhau qua mạng, ai cũng tự nhận mình hay phe ta là đúng, là chân lý của vũ trụ. 

Tưởng tượng vào thời đại dịch khi xưa, một người ”may mắn hay vô phước” sống sót, có thể đã chứng kiến cha mẹ, vợ con họ đã chết vì bệnh tật, chết đói, nhà cửa bị đốt cháy rụi vì có quỷ núp ở trong. Nhân danh của ai đó, người ta có thể khơi khơi đốt phá nhà của họ mà không bị trừng phạt hay giúp họ xây lại. Đói, nhà không có, phải làm lại từ đầu hay đi ăn mày.

Trên thực tế thì âu châu, thời ấy hay bị thất mùa đưa đến nạn đói, chỉ có sau này, họ phải đóng thuyền đi các xứ khác buôn bán mới giàu có. Nhất là khi khám phá ra mỹ châu, họ đem giống khoai tây, đậu bắp ngô về, trồng tại âu châu mới hết bị nạn đói vì có thêm khoai tây, ngô, đậu để ăn thế bánh mì. Có thể nói mỹ châu đã cứu giúp âu châu khỏi nạn đói kinh niên.

Xin mở ngoặc, mình nghe kể không biết có thật hay không, xin kể lại đây, đừng có quăn đá nhé: ”cán bộ lý luận kêu là từ ngày cách mạng thành công thì các gia đình người dân tộc ít bị ma quỷ bắt đem đi, ít bệnh tật. Nguyên do là nhà nào cũng phải mua và để một bức hình của ông Hồ nên ma quỷ không dám vào nhà quấy phá. người Tàu có tục gắn cái gương hay bát quái trước cửa chính của nhà họ để trừ ma quỷ chạy vào nhà còn người dân tộc, cứ gắn hình ông Hồ trước cửa nhà là ma quỷ hết dám bén mảng đến buông làng của họ.

Thế giới rất ngạc nhiên, Việt Nam không bị lây lan nên mình đoán là nhà nào cũng phải treo hình ông Hồ nên Covid-19 không dám vào. :) đừng có share nghe, thiên hạ lại kêu em là phản động, diễn biến hoà bình là khổ. Nghe thiên hạ kể nên kể lại thôi.

Trong thời gian trước cách mạng kỹ nghệ, thuốc men không có, các máy trợ thở, khẩu trang, khẩu diện, thuốc sát trùng, khử trùng chưa được phát minh, người dân chỉ biết cầu nguyện trong khi các phương cách chữa trị có thể giết họ nhanh hơn.

Nhìn lại lịch sử các đại dịch thì có thể cho hy vọng trong thời đại dịch Coronavirus, chúng ta có một loạt vũ khí y khoa như thiết bị y tế, dược phẩm, kỹ thuật, thuốc chích ngừa. Hiện nay hàng ngàn khoa học gia, bác sĩ, nghiên cứu gia với những máy móc kỹ thuật, hàng trăm ngàn y sĩ và y tá và hàng triệu người hiểu biết về sự lây lan. Chưa bao giờ trong lịch sử loài người, có khả năng tìm ra thuốc chích ngừa và thuốc, chuyên chở các thực phẩm, vật dụng, khoa học và kỹ thuật, thiết bị y tế như ngày nay.

Khi mình ghé lại Madrid, có hai nơi mình muốn viếng là vận động trường San Bernabeu của đội Real Madrid và viện bảo tàng Prado. Viện bảo tàng này có hai bức tranh mà mình muốn xem là “Guernica” của Picasso và ”sự chiến thắng của thần chết (The Triumph of Death)” của Pieter Bruegel. Bức tranh này kinh khiếp, được vẽ vào năm 1562, khi âu châu đang trải qua đại dịch mà họ không hiểu, được giải thích như ngày nay.

Vô vọng không biết cách nào để chặn đứng cơn thịnh nổ của chúa như giờ phán xét đã đến mà các giáo sĩ cứ răn đe các con chiên, các giáo sĩ cũng chết như rạ dù cầu nguyện mỗi ngày. Mình mất cả 2 tiếng để vẽ nháp lại bức tranh này, vì khi vẽ lại thì mới hiểu, nhìn kỹ bức hoạ. Có thể nói bức họa này gây  ”ấn tượng rất lạ” như xem hoạ siêu thực của Yves Tanguy .

Bức ảnh cho thấy người âu châu đã trải qua cơn đại dịch mà họ không hiểu chuyện gì xảy ra như dạo mình thấy mấy xác đặc công Việt Cộng, đánh đồn Trung Tâm Thẩm Vấn ở đường Bá Đa Lộc, chết nằm chơi vơi trên đường, để người nhà đến nhận nhưng không ai dám, ruồi bu đầy đặt.

Ngược lại, ngày nay chúng ta có thông tin được chia sẻ bằng vận tốc ánh sáng. Trời giông, khoảng cách, biên giới và tiền khắc trên các bản sao, không còn là trở ngại cho thông tin đại dịch ngày nay, với phiếm bàn hay điện thoại thông minh, được cập nhạt háo từng giây, từng khắc đồng hồ.

Nhân loại ngày nay có vô số các đầu óc cực giỏi và các thiết bị kỹ thuật để sử dùng ngân hàng kiến thức quốc tế đã được cải thiện từ khi cách mạng kỹ thuật khởi đầu.

Như nói trên, câu ngạn ngữ của người Pháp “le malheur des uns fait le bonheur des autres” do đó người nào chờ đón cơ hội, như ông Larry kể với mình là ông ta có nữa triệu trong ngân hàng, đợi nhà xuống thì nhảy ra mua.


Cuộc đại dịch này, sẽ có nhiều thay đổi trong cuộc sống, tương lai và kinh tế lãn tài chánh. Chúng ta nên để ý đến những gì xảy ra xung quanh, những gì sẽ thay đổi thay vì câu like hay chửi trump hoặc vạn tuế trump. Trong cuộc đời có 3 loại người: 1 là luôn luôn ủng hộ chúng ta, 2 là luôn luôn ghét chúng ta, cho chúng ăn, chúng vẫn chửi và loại thứ 3 là bàng quang cho nên không nên phí thì giờ chửi bới nhau. :)

Sự chia sẻ kỹ thuật tin tức trên thế giới hầu tìm ra đáp án để cứu loài người khỏi đại dịch (ngoại trừ ông ba tàu). Nếu mình phải chọn thời đại nào để sống trong đại dịch thì chắc chắn mình sẽ chọn ngày nay, năm 2020. Xong om

Nhs