“AI” nói gì về bờ lốc mực tím sơn đen

 Buồn đời, ngồi trong xe buýt Flixbus từ Torino đến Paris, mình hỏi AI về bờ lốc mực tím sơn đen thì được trả lời sau khi AI tra 4 hệ thống tìm kiếm khiến mình thất kinh. Tải về đây cho các bác đọc cho vui. Em không ngờ trí tuệ nhân tạo lại bú xua la mua như thế.

Kỷ yếu II của trường Văn Học, Đà Lạt do tiến sĩ Chử Nhị Anh thực hiện. 


Mực Tím Sơn Đen” là một blog cá nhân nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, đặc biệt ở Mỹ. Blog này chia sẻ những câu chuyện đời thường và quan điểm cá nhân về các vấn đề xã hội, kinh tế, và văn hóa. Chủ blog thường sử dụng giọng văn trào phúng, hài hước để phản ánh cuộc sống của người Việt tại Mỹ và so sánh các trải nghiệm sống ở Mỹ và Việt Nam. Các bài viết trên “Mực Tím Sơn Đen” thu hút độc giả bởi sự chân thực, cách kể chuyện mộc mạc, và những quan điểm sâu sắc về các chủ đề như tài chính cá nhân, giáo dục, và văn hóa giữa các thế hệ  .


Mình hỏi thêm chi tiết thì AI cho biết thêm:


Mực Tím Sơn Đen là một blog cá nhân do một tác giả người Việt hải ngoại tên là Nguyễn Hoàng Sơn lập ra. Blog này chủ yếu ghi lại các bài viết, kỷ niệm cá nhân và suy nghĩ của ông về nhiều chủ đề khác nhau như văn hóa, lịch sử, xã hội, và trải nghiệm sống ở hải ngoại, đặc biệt về Đà Lạt, nơi ông từng sinh sống. Cái tên “Mực Tím Sơn Đen” thể hiện sự hoài niệm về tuổi trẻ, tình bạn, và những ký ức đặc biệt từ thời thanh xuân của tác giả.


Blog này không phải là một dự án thương mại mà là một nơi để tác giả chia sẻ suy nghĩ và kết nối với cộng đồng người Việt qua các câu chuyện, góc nhìn về cuộc sống. Hiện tại, blog chứa một lượng lớn bài viết, và tác giả thường xuyên cập nhật nội dung mới, tạo nên một kho tư liệu cá nhân phong phú, giúp bạn đọc, đặc biệt là thế hệ người Việt hải ngoại, có cơ hội kết nối và tìm hiểu thêm về các giá trị văn hóa, truyền thống quê hương  .


Nếu bạn muốn đọc thêm chi tiết, bạn có thể tìm thấy nhiều bài viết của ông tại trang blog chính thức của Mực Tím Sơn Đen.


Mình thấy có đề hài hước nên hỏi xem văn phong của Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen thì được trả lời:


Blog Mực Tím Sơn Đen của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn là một không gian văn chương đa dạng với văn phong độc đáo và chủ đề phong phú, đặc biệt phù hợp cho cộng đồng người Việt hải ngoại. Văn phong của tác giả thường mang tính hài hước, đôi khi trào phúng, nhưng cũng có những khoảnh khắc sâu lắng và hoài niệm. Với cách tiếp cận gần gũi, các bài viết có vẻ vừa kể chuyện vừa truyền tải thông điệp, tạo sự thân mật với độc giả.


Đề Tài Chính

1. Kinh Tế và Tài Chính Cá Nhân: Một trong những chủ đề nổi bật của blog là về quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt là với góc nhìn của người Việt ở Mỹ. Tác giả chia sẻ các kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong việc tiết kiệm, đầu tư, và hiểu luật thuế ở Mỹ. Những bài viết này mang phong cách thực tiễn, dễ hiểu và có lồng ghép các ví dụ đời thường .

2. Đời Sống Hải Ngoại và Sự Khác Biệt Văn Hóa: Tác giả thường so sánh sự khác biệt giữa lối sống và văn hóa của người Việt Nam và người Mỹ. Các bài viết này không chỉ miêu tả trải nghiệm cá nhân của tác giả mà còn mang đến cái nhìn khái quát về cuộc sống hải ngoại, đôi khi châm biếm và đậm chất hài hước .

3. Hoài Niệm về Quê Hương: Một phần lớn nội dung blog dành cho những kỷ niệm về Đà Lạt và Việt Nam. Tác giả sử dụng giọng văn hoài cổ, diễn tả những ký ức tuổi thơ với những mô tả chân thực về cảnh sắc, con người và văn hóa. Chủ đề này giúp kết nối các thế hệ người Việt với cội nguồn văn hóa của mình.

4. Giáo Dục và Định Hướng Sự Nghiệp: Tác giả chia sẻ quan điểm cá nhân về giáo dục, đặc biệt là các lựa chọn nghề nghiệp và kỹ năng sống cần thiết cho người trẻ trong cộng đồng Việt ở Mỹ.


Văn Phong


Văn phong của Mực Tím Sơn Đen rất linh hoạt, dễ gần, và mang tính cách chân thực. Tác giả thường sử dụng tiếng lóng và cách nói của người Việt Nam để giữ tính thân mật, đôi khi kết hợp những câu nói dí dỏm và những câu chuyện đời thường để giúp độc giả cảm thấy như đang trò chuyện với một người bạn lâu năm. Phong cách viết của tác giả không chỉ mang lại tiếng cười mà còn thể hiện những thông điệp sâu sắc và giá trị văn hóa.


Để đọc thêm các bài viết của tác giả, bạn có thể truy cập Mực Tím Sơn Đen  .


Thật ra cái tựa của bờ lốc “Mực Tím Sơn Đen” là do anh bạn học xưa, tiến sĩ Chử Nhị Anh đặt ra khi anh ta làm kỷ yếu thứ 2 của trường Văn Học, Đà Lạt xưa. Cuốn thứ nhất thì có nhiều học trò cũ và thầy cô viết nhưng đến cuốn thứ 2 thì mọi người đều tịt ngòi. Trong khi mình lại tiếp tục viết như điên, như dòng suối của Manon des sources của nhà văn Marcel Pagnol, bị cha con Jean de Florette lấp lâu năm, để rồi khi được tháo mở thì nước phun ra như nước giếng. Kinh


Thế là ông thần Nhị Anh lựa đâu 100 bài tiêu biểu của mình rồi soạn theo từng mục, sửa chửa chính tả, biên soạn lại và làm thành một cuốn sách dày 471 trang. Kinh, bày bán trên Amazon. Mình biết bạn của đồng chí gái ở Việt Nam có gửi mua để đọc vì có lần họ chụp hình gửi cho mình. Ở Việt Nam có nhiều người xin in lại mấy bài mình viết về Đà Lạt xưa, này nọ. Mình nói cứ tự nhiên. Mình chỉ ghi lại ký ức Đà Lạt xưa thôi. Ai thích thì đọc, không thì đừng.


Lúc đầu mình chỉ viết và gửi email cho các bạn học cũ của Văn Học và Yersin Đà Lạt. Từ từ bạn bè đọc xong lại chuyển cho chồng, vợ, bạn có rể má gì về Đà Lạt. Mấy người này lại kêu mình gửi cho họ nên mình thấy mất công quá nên tải lên Facebook. Lý do là email mất thì giờ vì sợ dính chùm, họ kêu không được cho email người lạ. Khỏi mất công phải gửi cho thiên hạ. Và ngưng email cho bạn bè luôn vì họ lên mạng đọc trong tài khoản của mình. Có tên bạn học Yersin khi xưa đâu 10 giờ đêm gọi điện thoại mình tưởng vợ nó vào bệnh viện nên trả lời. Tên bạn kêu mày có viết câu gì tao kết lắm mà không nhớ, mày nói lại cho ra nghe, thế là mình ngọng. Đang ngủ ngon bị đánh thức giấc vì mấy chuyện thiên hạ không nhớ câu gì mình viết. 


Một hôm, buồn đời có ông thần nào tự xưng khi xưa học trường Lasan Adran. Ông thần hỏi mình cái bài gì mình viết về chi đó, làm sao kiếm lại được khiến mình ngọng. Lý do là viết xong thì mình tải lên mạng rồi quên vì không nhớ mình đã viết gì nữa. Thậm chí mình viết luôn trên mạng để khỏi mất thì giờ chuyển qua chuyển lại. Lâu lâu đồng chí gái chửi một tăng thì mình đột phá tư duy, viết cho vơi đi những nổi buồn cô Lựu nên đâu có nhớ là viết cái gì và đề tài gì. Mình hứng là viết. Nhiều khi đang viết, đồng chí gái la nên không nhớ gì nữa. Tịt luôn. Khi nào mà mình đề (còn tiếp) là đồng chí gái sai đi làm cái gì cho mụ. Sau đó thì mình quên mất tiêu. Ai muốn biết thêm thì nhắc mình viết tiếp vì đầu óc mình tùm lum, mỗi ngày mình đọc sách báo nên mau quên lắm.


Cuối cùng ông thần đề nghị sẽ làm bờ lốc mang tên Mực Tím Sơn Đen, không thèm hỏi anh bạn học xưa, Chử Nhị Anh, bản quyền. Ông thần rủ thêm một người bạn khác, mà mình chưa bao giờ gặp mặt, làm chung bờ lốc. Nghĩa là tải các bài cũ mình đã viết qua bờ lốc và phân loại đề tài gì để độc giả có thể tìm kiếm như tài chánh, ở Mỹ, ở Tây, du ký….. Mình nghĩ có nhiều bài thiếu vì khi xưa chỉ gửi qua email mà mình thì không giữ mấy bài này, hoạ chăng phải mò lại email cũ. Nhưng phải cảm ơn hai ông thần này vì nội đọc trên 1000 bài, chọn lựa thuộc đề tài nào là cũng mất thì giờ. Nhiều khi mình tính đọc lại nhưng oải lắm.


Ông thần làm bờ lốc hỏi mình có đọc thơ văn gì không vì có chất thơ khi mình viết, khiến mình chới với như bò đội nón. Lý do là khi xưa từ bé lên đại học đều học chương trình pháp, ngoại trừ hai năm cuối trung học là chương trình việt. Tiếng Việt rất dỡ, viết sai chính tả đủ phần. Ngay viết thư về nhà, bị em mình chửi kêu sai chính tả quá nhiều mà ông thần này chắc bựa cho vui. Tương tự có lần đối tượng một thời nhắn tin hỏi, khi xưa mình giỏi toán, học ban B mà nay viết bờ lốc là sao? Ai biết?


Chỉ nhớ là cô bạn học xưa tên Chử Nhất Anh, có lần hỏi mình là mới tìm ra một người bạn học cũ tên Trần Phi Liên Sô, khiến mình nhớ lại thời học trò ở Đà Lạt, viết email kể mấy chuyện con nít ngày xưa khi đi học ra sao thì Nhất ANh hỏi còn nhớ chi nữa rồi mình viết tiếp và tiếp đến bây giờ.


Chỉ nhớ đi Tây, rồi làm việc tại các nước Âu châu như Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc mình ít nói tiếng Việt lắm vì ít quen người Việt. Khi sang Hoa Kỳ làm việc, thì thầy Chử BÁ Anh có nhờ mình vẽ biếm hoạ cho tờ báo Phụ Nữ Diễn Đàn nên mỗi tháng có nhận báo này đọc và từ từ nói lại tiếng Việt vì quen người Việt tại đây nhiều hơn là tại Âu châu.


Có lần chị Gái, hàng xóm khi xưa, hay cho mình mượn truyện tiếng Việt để đọc, nhắn tin kêu là “chị là fan cứng của em” khiến mình thất kinh. Fan cứng và fan mềm khác nhau ra sao ta. Lâu lâu đi chơi, cũng có gặp mấy người theo dõi mình trên bờ lốc như chuyến đi vừa qua tại Pháp có gặp 2 người gốc Đà Lạt xưa.


Mình thấy AI chắc hơi bựa thêm cho vui nhà này nọ, chớ làm gì mình có văn phong với văn gió. Có anh kia, kêu tiếng Mỹ không rành nên đọc những bài mình viết về cuộc sống tại Hoa Kỳ nhất là các chương trình Medicare này nọ giúp anh ta hiểu rõ thêm. Có lẻ đó là động cơ thúc đẩy mình tiếp tục viết vì bị đồng chí gái rên nhiều lắm. Chỉ muốn mình làm tay sai cho đồng chí gái thay vì ngồi viết hay đọc sách.


Hiện nay, bờ lốc có 914,804 lượt đọc, và 2,204 bài được đăng trên bờ lốc. Kinh. Mình tính sang năm, sẽ lựa ra những bài nào đã viết vì sau 8 năm viết mình thu thập thêm nhiều tin tức để cập Nhật hoá mấy bài này.

 

Dạo này Facebook hay xoá bài của mình, cho là mình muốn câu Like khi chia sẻ trên diễn đàn các nhóm mà mình là thành viên. Thậm chí mình không chia sẻ cũng bị xoá như video SpaceX bay lên không gian, cũng bị xoá. Mình đoán là ông Musk, ủng hộ ông Trump nên họ tìm cách giới hạn sự quảng bá chương trình không gian của SpaceX. Ông này khi xưa cúng tiền cho Obama nhiều, theo đảng Dân Chủ đến khi con gái ông ta được đi học ở trường danh tiếng ở Cali, chuyển giới không cần hỏi ông ta và từ chối gặp ông ta vì thầy cô kêu tư bản là xấu xa này nọ. Từ đó ông ta ủng hộ ông Trump, hy vọng đường lối của Đảng Cộng Hoà sẽ chống lại nền giáo điều trong giáo dục Hoa Kỳ hiện nay.


Do đó có nhiều người nhắn tin riêng hỏi lý do mình không viết bài nữa. Thật ra vẫn viết thường xuyên nhưng bị ông Zac buồn đời, xoá bài, không cho mình câu like. Bác nào thích đọc bờ lốc của em thì theo dõi qua trang cá nhân của em hay qua bờ lốc. Cảm ơn trước.


Hôm qua mới mua vé đi Việt Nam ăn Tết với bà cụ sau 50 mùa xuân vắng mẹ. Luôn tiện, hai vợ chồng bay qua Úc Đại Lợi thăm bà con và thân hữu. Hy vọng sẽ được gặp lại bạn học xưa như Phong, Văn Gừng, Huỳnh Quốc Lương, Đức Xương Long,… 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao các công ty hàng không phá sản

Đi máy bay thấy dạo này báo chí cho biết nhiều công ty hàng không có thể bị phá sản hay phải thay đổi cách làm việc như Southwest bỏ vụ muốn ngồi đâu thì ngồi và sử dụng biện pháp như các công ty khác điển hình công ty Norse mình đi qua pháp. Vé máy bay không thì rẻ nhưng nếu hành khách muốn chọn ghế hay được vào máy bay trước thêm mang hành lý nói tóm đủ trò là thêm tiền như mình bay đi từ paris đến Venezia giá 44 Euro mà nếu đem theo 1 Vali nhỏ như carry on là trả thêm $49.99. Thấy giá biểu thôi mình không đem Vali gì cả, chỉ cái Balô dùng leo núi gần nhà cho khỏe. Không cho ăn không cho uống. ở Hoa Kỳ thì máy bay còn cho bịch đậu phụng và ly nước. Đây phải trả tiền một ly nước. May mình đem theo bình nước leo núi nên sau khi qua kiểm soát an ninh thì lên phòng đợi American express ăn uống rồi lấy một bình nước đem lên máy bay. Được cái là không cho nước nên thiên hạ bớt đi tìm nhà vệ sinh.

Mình tò mò là các công ty nhỏ như Spirit kêu sẽ khai phá sản nhưng các công ty lớn thì lại kêu kiếm được tiền. Tò mò mình kiếm tài liệu được thì khám phá ra các công ty lớn này trở thành ngân hàng nên lời mấy tỷ mỗi năm. Họ dùng hệ thống điểm thưởng qua các thẻ tín dụng để ăn tiền lời và khuyến khích thiên hạ được thêm điểm để mua vé máy bay đi chơi.

Có lần có tên Mỹ bác sĩ quen, thấy hắn cứ đi hỏi bạn bè để mua điểm thưởng lại để dùng mua vé máy bay nên tò mò . Hóa ra mua điểm lại của bạn bè hay thiên hạ là một cách làm tiền rất hay mà ít ai chú ý. Hình như nay họ hết cho chuyển điểm.

 Các chương trình điểm thưởng của thẻ tín dụng hàng không là một ngành kinh doanh trị giá hàng tỷ đô la cho các hãng hàng không. Dưới đây là chi tiết và ví dụ cụ thể hơn về cách họ kiếm lợi nhuận từ các chương trình này:

1. Bán điểm thưởng cho các tổ chức phát hành thẻ tín dụng


Các hãng hàng không bán điểm thưởng cho các ngân hàng như Chase, American Express hoặc Citibank, là các tổ chức phát hành thẻ tín dụng đồng thương hiệu. Ngân hàng sử dụng các điểm thưởng này để tặng khách hàng của họ khi mua sắm hàng ngày. Ví dụ:

Delta Air Lines có thẻ tín dụng đồng thương hiệu với American Express. American Express mua số lượng lớn SkyMiles từ Delta để phân phối cho chủ thẻ. Năm 2022, Delta đã kiếm được khoảng 5,5 tỷ USD từ mối quan hệ với American Express, chủ yếu từ việc bán dặm bay cho họ. Mình thấy Centurion club của American Express đang được trang hoàng lại đẹp để câu khách. 

United Airlines hợp tác với Chase. Chase mua số lượng lớn điểm MileagePlus của United để tặng làm phần thưởng cho khách hàng sử dụng thẻ United Explorer.

Các hãng hàng không bán điểm thưởng này với mức giá thấp hơn giá trị mà khách hàng nhận được. Ví dụ, một hãng hàng không có thể bán điểm với giá 1-2 cent mỗi điểm, nhưng khách hàng có thể đổi chúng với giá trị 1,5-2 cent khi đặt vé máy bay. Cho nên mình cứ lấy tiền tươi sau đó lùng vé rẻ mà mua, không nên tìm cách mua đồ để được điểm. Họ cho mình sử dụng để trả tiền các đồ vật mua trong tháng. Mình ăn chắc mặc bền cứ lấy tiền tươi cho chắc ăn. 


2. Phí giao dịch


Các hãng hàng không kiếm một phần nhỏ từ mỗi giao dịch thực hiện bằng thẻ tín dụng đồng thương hiệu. Ví dụ, mỗi khi ai đó sử dụng Thẻ AAdvantage của American Airlines (phát hành bởi Citibank) tại siêu thị hoặc mua sắm trực tuyến, Citibank thu phí giao dịch từ người bán, và một phần trong đó được chuyển cho hãng hàng không.

Mặc dù phí này chỉ là một tỷ lệ nhỏ (1-3% của mỗi giao dịch), nhưng với số lượng giao dịch lớn, con số này cũng rất đáng kể. Thường có nhiều tiệm không chịu lấy thẻ American Express vì tiền phí đắt.  


3. Breakage (Điểm chưa đổi)


Các hãng hàng không hưởng lợi từ “breakage,” tức là những điểm hoặc dặm bay đã được cấp nhưng không bao giờ được khách hàng đổi thưởng. Trung bình khoảng 10-20% điểm trong các chương trình khách hàng thân thiết không được sử dụng. Nguyên nhân bao gồm:

Khách hàng không tích lũy đủ điểm để đổi thưởng.

Điểm hết hạn trước khi khách hàng sử dụng (mặc dù một số hãng hàng không đã loại bỏ hạn sử dụng).

Các hãng hàng không thu được lợi nhuận từ số điểm này mà không phải cung cấp dịch vụ. Ví dụ, Alaska Airlines trong các báo cáo tài chính của mình ước tính rằng tỷ lệ breakage từ chương trình Mileage Plan đóng góp hàng triệu đô la mỗi năm.


4. Tăng cường sự trung thành của khách hàng


Thẻ tín dụng hàng không giữ chân khách hàng trung thành với hãng hàng không phát hành thẻ. Khách hàng muốn kiếm thêm điểm trên thẻ để đổi lấy vé miễn phí, nâng hạng ghế, hoặc đạt trạng thái ưu tiên, từ đó dẫn đến việc họ quay lại sử dụng dịch vụ. Ví dụ:

Người sở hữu Thẻ Southwest Airlines Rapid Rewards Visa có khả năng ưu tiên đặt vé Southwest hơn các đối thủ để tiếp tục tích lũy điểm. Lòng trung thành này càng mạnh mẽ hơn khi khách hàng đang cố gắng đạt trạng thái ưu tiên hoặc nhận các phần thưởng lớn.

Chủ sở hữu Thẻ Delta Reserve American Express được khuyến khích bay với Delta vì họ nhận được các lợi ích như nâng hạng ghế miễn phí và vào phòng chờ Delta Sky Club. Điều này làm tăng khả năng khách hàng chọn bay với Delta, ngay cả khi giá vé của Delta cao hơn một chút so với các đối thủ.


5. Bán thêm các dịch vụ cao cấp


Thẻ tín dụng đồng thương hiệu thường đi kèm với các lợi ích khuyến khích chủ thẻ chi tiêu nhiều hơn hoặc đặt các vé hạng cao cấp. Ví dụ:

Thẻ United Explorer cung cấp quyền miễn phí hành lý ký gửi cho hai túi. Mặc dù lợi ích này không trực tiếp khiến hãng hàng không mất chi phí, nhưng chủ thẻ vẫn có thể mua thêm các sản phẩm du lịch khác như bữa ăn trên máy bay hoặc nâng hạng chỗ ngồi, từ đó tăng doanh thu phụ.

Chủ sở hữu Thẻ Delta Platinum American Express có thể kiếm thêm điểm nếu họ đặt vé hạng nhất hoặc hạng thương gia, thường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho hãng hàng không. Điều này khuyến khích chủ thẻ nâng cấp hạng ghế để nhận thêm phần thưởng và dặm bay.


6. Đối tác và doanh thu bổ sung


Các hãng hàng không mở rộng chương trình điểm thưởng của mình bằng cách hợp tác với các công ty ngoài lĩnh vực hàng không. Khách hàng có thể sử dụng dặm bay không chỉ để đặt vé máy bay mà còn để đặt khách sạn, thuê xe, hoặc mua hàng tiêu dùng Các hãng hàng không mở rộng chương trình điểm thưởng của mình bằng cách hợp tác với các công ty ngoài lĩnh vực hàng không. Khách hàng có thể sử dụng dặm bay không chỉ để đặt vé máy bay mà còn để đặt khách sạn, thuê xe, hoặc mua hàng tiêu dùng. Các hãng hàng không thường kiếm được hoa hồng khi khách hàng đổi dặm qua các đối tác này. Ví dụ:

American Airlines cho phép các thành viên AAdvantage đổi dặm tại khách sạn Hyatt hoặc thuê xe với Avis. Khi khách hàng đổi dặm để lưu trú tại khách sạn, American Airlines sẽ nhận được doanh thu từ đối tác khách sạn cho việc sắp xếp đặt phòng.

Southwest Airlines Rapid Rewards hợp tác với các chương trình ăn uống và mua sắm, cho phép khách hàng kiếm và đổi điểm tại nhà hàng hoặc các cửa hàng trực tuyến. Southwest kiếm hoa hồng từ các đối tác này khi quảng bá dịch vụ của họ và thúc đẩy doanh thu.


7. Lãi suất và phí từ chủ thẻ


Mặc dù các ngân hàng thường thu được phần lớn lãi suất và phí trên các số dư thẻ tín dụng chưa thanh toán, nhưng các hãng hàng không cũng có thể chia sẻ lợi nhuận này. Lợi nhuận từ các thẻ đồng thương hiệu được tăng cường bởi:

Phí thường niên: Nhiều thẻ hàng không thu phí thường niên từ 95 đến 550 USD hoặc hơn, tùy thuộc vào các ưu đãi kèm theo. Ví dụ, Thẻ Delta Reserve American Express có mức phí thường niên 550 USD, mang lại quyền lợi vào phòng chờ và lên máy bay ưu tiên. Các hãng hàng không có thể nhận được một phần phí này.

Phí lãi suất: Chủ thẻ tín dụng mang số dư chưa thanh toán sẽ phải trả lãi suất. Mặc dù ngân hàng hưởng lợi chính từ điều này, nhưng hãng hàng không cũng có thể nhận được một phần doanh thu từ các khách hàng trả lãi trên số dư thẻ của họ.


Ví dụ về chương trình thẻ tín dụng đồng thương hiệu thành công


Mối quan hệ giữa Delta Air Lines và American Express là một trong những ví dụ thành công nhất về cách một chương trình thẻ tín dụng đồng thương hiệu hoạt động:

Mối quan hệ giữa Delta và American Express đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của hãng hàng không. Thỏa thuận này sinh lợi đến mức Delta dự đoán vào năm 2022 rằng họ sẽ kiếm được 7 tỷ USD mỗi năm từ mối quan hệ với Amex vào năm 2024.

Delta và American Express cung cấp nhiều cấp độ thẻ, từ các lựa chọn không có phí thường niên đến các phiên bản cao cấp với phí cao và lợi ích phong phú, chẳng hạn như Thẻ Delta Reserve. Các cấp độ này thu hút các phân khúc khách hàng khác nhau, tối đa hóa sự tiếp cận và mức độ tương tác của chủ thẻ.

Tóm lại, các hãng hàng không kiếm tiền từ các chương trình điểm thưởng thẻ tín dụng bằng cách bán điểm cho các ngân hàng, kiếm phí giao dịch, hưởng lợi từ số điểm chưa đổi, và khuyến khích lòng trung thành của khách hàng cũng như chi tiêu cao hơn. Các mối quan hệ đối tác và lãi suất từ chủ thẻ cũng góp phần vào lợi nhuận của các chương trình này.

Đầu tháng 2 năm 2025, mình sẽ viếng thăm hỏi hàng ở Úc đã mua vé rồi 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Van Gogh thiên tài đói khổ

 Van Gogh thiên tài đói khổ


Tuần này, trời nóng ở Nam Cali khiến mình nhớ đến mấy ngày bắt chước ông Van Gogh, ngồi vẽ thành phố Arles, vùng Provence, Pháp quốc. Có mùa hè không nhớ rõ năm nào, hình như năm mình ra trường. Trên đường xuống miền nam Pháp quốc để lấy tàu sang Ma-rốc, Mình đi quá Giang xe xuống thành phố Nimes để viếng di tích lịch sử của đế quốc La mã rồi gặp ông Tây, le crabe tambour mà có thời họ làm cuốn phim về cuộc đời ông này. Ông ta lấy xe chở mình đi viếng Pont du Gard, ngồi đợi mình vẽ rồi dặn qua Ma-rốc thì đừng có bị gái địa phương dụ. Vì họ muốn thoát khỏi sự áp chế của Hồi Giáo nên muốn qua Pháp sinh sống.

Bức tranh này bán được 57 triệu 
Bà em dâu và con trai đã là người bền chí để giới thiệu tranh của Van Gogh cho thế giới 

Bức tranh độc nhất mà ông Van Gogh bán được khi còn sống


Thành phố Arles nhỏ nhưng mùa hè năm ấy nắng kinh hoàng, không thấy một thằng Tây con đầm nào, thậm chí không một con chó ngoài đường. Mình ngồi ngoài đường vẽ muốn điên đầu nên mới hiểu khi xưa ông Van Gogh phải nổi điên lên tự cắt lỗ tai mình khơi khơi. 

Có cuốn phim Tây ra đâu mấy năm, mình có xem nói về cuộc đời ông này và mối liên hệ của người em, tin tưởng vào tài năng của anh mình và chu cấp tiền bạc cho ông ta tiếp tục đeo đuổi sở thích vẽ tranh của mình đến khi người em qua đời. Ông ta là người hòa lan nhưng lại viết tiếng Tây với gia đình.

Người ta cho biết là khi còn sống ông Van Gogh chỉ bán được một tấm tranh duy nhất với giá tương đương ngày nay là $2,000, mà ông ta còn viết thư nói người mua trả quá cao đến năm 1987, xem như 100 năm sau, tấm tranh được bán 50 triệu đô. 

Năm 1888, ông Van Gogh rời Paris, các thân hữu của nhóm họa sĩ tiền vệ, xuống thành phố Arles để tìm cảm hứng. Tại đây, phong cảnh của vùng này đã giúp ông ta tìm ra trường phái riêng cho mình, phát hoạ được nhiều bức tranh để đời. Như các hoạ sĩ, nghệ sĩ thường là đói, chỉ một vài người có tài buôn bán mới bán được tranh như ông Picasso,…

Có lần ông ta đi dạo với hoạ sĩ Gauguin thì để ý đến một phong cảnh của vườn nho, ông ta có viết thư kể cho người em tên Theo, là ông vẽ xong bức tranh chỉ trong 1 tuần lễ. Cũng như gửi một esquisse của bức hoạ mang tên “the red Vineyard”. Năm sau ông ta gửi cho người em mấy bức tranh kèm theo bức này.

Năm sau đó, ông ta được mời triển lãm tranh tại Brussels, Bỉ quốc với nhóm hoạ sĩ tiền vệ, được gọi là nhóm 20. Ông ta đem 6 bức tranh trong đó có bức Red Vineyard. Tại triển lãm này có một bà tên Anna Boch, mua bức tranh red Vineyard với giá 400 quan Bỉ tương đương ngày nay $2,000.


Ông ta mừng quá nhưng kêu người mua trả nhiều quá. Mình nhớ lần đầu tiên bán được tranh khi đi chơi ở Normandie với anh bạn. Gia đình anh ta có mấy trăm mẫu đất để đi săn mỗi năm, tên Saint Severs. Anh ta đi săn với ông bố, mình đi được một bữa nhưng thấy chả có gì vì họ có súng bắn nhưng mình thì không nên ngày hôm sau, mình kêu ở lại ra làng chơi. Ngồi vẽ thì có bà đầm bò lại hỏi chuyện rồi sau khi mình gần xong thì bà ta hỏi mua. Mình đang đói. Nên đồng ý. bà ta hỏi mình bán bao nhiêu, mình nói không biết, bà ta trả 200 quan, lúc ấy lớn lắm. 1 baguette giá đâu 1.2 quan. Từ đó mình bán tranh 200 quan. Hè năm đó mình lang thang đi quá giang xe đi viếng Ý Đại Lợi, bán tranh để kiếm tiền trả lữ quán thanh niên và ăn uống. Trung bình mình bán độ 20 tấm mỗi tháng xem như được 4000 quan trong khi đi làm việc lặt vặt với lương SMIC đâu có 1,200 quan pháp. Từ đó năm nào mình cũng Giang hồ khắp Tây Âu.



Nói vậy chớ ông Van Gogh cũng như các nghệ sĩ đói khác, thường đổi tranh của họ để ăn uống hay mua đồ vẽ tranh như mực màu,.. mấy tên chủ tiệm bán sơn cọ thường thu mua rẻ mạt rồi sau này bán ra có tiền khẩm.

2 năm sau, ông ta qua đời. Những bức tranh mà ngày nay chúng ta thấy là được vẽ trong thời gian ở Arles.

Sau khi ông van Gogh qua đời thì người em cũng Khánh tận và qua đời sau đó để lại một đứa con cho bà vợ nuôi và mấy trăm tấm tranh của ông anh mà cả trăm năm sau đem lại cho gia đình tiền cả tỷ bạc ngày nay. Nội tấm  Wheat Field with Cypresses, được bán vào năm 1993 với giá $57 triệu nay chắc lên cả 100 triệu. 



Giá trị nghệ thuật rất lạ thường. Bà em dâu dẫn con về lại hòa Lan với đống tranh của người anh rể, dù có người kêu bán rẻ cho xong việc. 

Bà ta buồn đời vẫn giữ được các lá thư mà người anh rể và người chồng quá cố viết cho nhau. Bà ta quyết tâm thực hiện mục đích của chồng: giới thiệu thiên tài Vincent Van Gogh cho thế giới. 

Bà ta bỏ thời gian trong suốt 3 thập niên để tổ chức các cuộc triển lãm để giới thiệu cho giới yêu nghệ thuật tại hòa Lan. 

Ngày nay người ta đọc các  hồi ký của bà mới hiểu cách nhận thức của bà về tranh của Vincent Van Gogh, là cách nhìn của người ta nhìn nhận tranh của họa sĩ này. 

Bà ta dịch thuật các lá thư của chồng và anh rể ra tiếng flamand để giúp người hòa Lan hiểu rõ hơn về van Gogh. Bà nói về tình yêu với chồng và sự tâm phục lối diễn đạt của Vincent qua tranh vẽ. 



Sau khi bà qua đời người con trai tiếp tục sứ mệnh của bà, xây dựng viện bảo tàng và hàng 100 bữa tranh trở thành vô giá và được thế giới chiêm ngưỡng. 

Điển hình tấm Irises, mà ông Vincent đưa cho Julien Tanguy để đổi lấy Sơn cọ để vẽ được bán năm 1987 trên $50 triệu. 

Chúng ta không biết có bao nhiêu họa sĩ qua đời không được ai biết đến, có thể trở thành nghệ sĩ danh tiếng nhất thế kỷ 21? 

Đa số các họa sĩ đều nổi tiếng sau khi qua đời. Lý do là họ đi trước thời đại. Họ nhìn xã hội con người đang thay đổi dưới con mắt nghệ nhân. Chỉ có ai có tiếng nói ảnh hưởng trong xã hội gióng lên hay giới thiệu thì thiên hạ mới giác ngộ còn không thì muốn bán tranh phải nhờ đến uy quyền của bố mẹ. Lần đầu mình sang Hy Lạp, ở nhà chị bạn kiến trúc sư. Chị ta dẫn mình đi viếng triển lãm tranh của một người bạn. Bà này là con gái của bộ trưởng chi đó. Hôm Khánh thành triển lãm thì 42 tấm tranh đều được bán hết sạch. 

Mình nông dân thì ngồi kề đường bán kiếm tiền ăn và ngủ homestay. Nay thì trở lại nghề nông dân cuốc đất. Chán Mớ Đời 



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn