Những bí mật chiến tranh Việt Nam


Buồn đời đợi máy bay tại phi trường, mình lò mò trên mạng thì khám phá nhiều chi tiết về chiến tranh Việt Nam mà mình có nghe đến nhưng không dám chắc và thêm nhiều chi tiết khá đặc biệt nên ghi lại đây.


Người lính Mỹ đầu tiên tử trận tại Việt Nam. 

Từ 1944 đến 1976, quân đội Hoa Kỳ sử dụng tình báo về truyền tin qua Army security agency viết tắt ASA. Các binh sĩ được huấn luyện về quân báo, mật hiệu và ngôn ngữ thường chú tâm về tình báo truyền tin (SIGINT). Đa số các đơn vị ASA đều có tình báo nhân sự (HUMINT) như các chuyên gia phản gián và câu lưu. ASA đều trực thuộc về National Intelligence Agency (NSA).


Người lính mỹ chết đầu tiên tại chiến trường Việt Nam 


Khi quân đội Hoa Kỳ lâm chiến tại Việt Nam thì đơn vị 3rd Radio Research Unit – sau đó được đổi tên thành 509th Radio Research Group là một trong những đơn vị quân đội Mỹ được gửi đầu tiên đến chiến trường Việt Nam. Họ có nhiệm vụ giúp đỡ các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng Hoà gom hết tin tức được chuyển qua hệ thống tình báo. Binh sĩ Mỹ đầu tiên tử trận tại chiến trường là ông ASA Specialist 4 James T. Davis, của đơn vị truyền tin 3rd Radio Research Unit, trong khi tìm cách định vị tín hiệu truyền tin của Việt Cộng ngày 22 tháng 12 năm 1961.


Đây cách người ta truy tìm tín hiệu truyền tin của Việt Cộng của quân báo mỹ D.F. (Direction Finding)


Khi quân đội Hoa Kỳ mới tham chiến thì hoả lực của họ mạnh, mấy đơn vị Việt Cộng đánh đối mặt bị diệt hết nên họ phải chuyển sang đánh tiêu thổ kháng chiến. Họ phục kích đánh rồi chạy trốn trong rừng già trước khi quân đội Hoa Kỳ cho không lực đến để tiêu diệt mục tiêu. Lối đánh này khiến binh sĩ mỹ chới với, không biết ai là thù ai là thường dân, bị phục kích nên điên lên giết bừa bãi gây nhiều vụ thảm sát người dân vô tội như vụ Mỹ Lai. Việt Cộng cứ núp vào dân, hay đưa người dân đỡ đạn nên làm dân bị bắn chết oan. Xem bộ phim Fauda của Do Thía nói về kháng chiến quân Hamas, thấy tương tự. Họ núp trong người dân Palestine nên khó bị phát hiện lâu lâu họ nả vài người lính do thái khiến mấy ông thần con của vua Abraham nổi điên bắn chết người dân thường và bắn nát nhà thiên hạ không bồi thường.

Một địa điểm đặt máy DF để bắt sóng truyền tin của địch quân

Đa phần công việc của ASA  đều xoay quanh bắt tín hiệu truyền tin của Việt Cộng rồi giải mả. Họ sử dụng máy móc của Ground Radio Direction Finding (GRDF) và Airborne Radio Direction Finding (ARDF) để nhận ra vị trí của địch quân qua các tầng số phát sóng của họ. Thường các làn sóng này nằm gần bộ chỉ huy của Việt Cộng. Do đó các đơn vị này rất quan trọng trong thời gian tham chiến tại Việt Nam.

Chương trình làm mưa nhân tạo để cản trở các vụ biểu tình tại Việt Nam 

Bộ đội vượt Trường Sơn, quân đội Hoa Kỳ làm mưa nhân tạo để cản trở việc lưu thông nhưng thất bại

Dạo ấy, tổng thống Ngô Đình Diệm bị đánh tứ bề, phật giáo tranh đấu, kêu gia đình trị, mấy ông sư tự thiêu khiến thế giới chới với. Trước khi phủi tay với ông Diệm thì CIA cố gắng giúp ông ta, bằng cách làm mây mưa nhân tạo khiến các người biểu tình, sợ ướt không xuống đường. Cuối cùng không cứu được ông ta và họ cho các sĩ quan đảo chính nhưng ý nghĩ này vẫn được sử dụng để làm mưa nhân tạo trên Trường Sơn để làm ướt ngập để cản trở giao thông tiếp viện từ miền bắc qua ngõ Hạ Lào qua chiến dịch Operation Sober Popeye, sử dụng các máy bay bay trên đường mòn Hochiminh vào năm 1967. Có trên 2600 phi vụ và 47,000 hạt mưa được thả trên vùng trời này và chấm dứt năm 1972 khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, chở coca đến Trung Cộng để bán hamburger cho người Tàu. Mình có xem một phim ở Texas, họ cho máy bay lên trời xịt chất gì ra để làm mưa nhân tạo.
Dân tình miền Nam bị Việt Cộng giựt dây chống đối chính phủ Ngô Đình Diệm 

Có tài liệu được giải mật năm 2016 cho biết tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông tướng Westmoreland: có chương trình đánh bom nguyên tử tại miền bắc Việt Nam mang tên là Operation Fracture Jaw.

Khi ông này được điều động đến Việt Nam năm 1964, quân đội Hoa Kỳ chỉ có 16,000 binh sĩ và cuối năm đó lên đến 200,000. Thay vì hổ trợ quân đội Việt Nam Cộng Hoà đánh từ từ Việt Cộng, người Mỹ Chán Mớ Đời nên gạt lính Việt Nam Cộng Hoà qua một bên đánh thẳng với Việt Cộng cho nhanh. Hoa Kỳ càng lún sâu vào khiến có lúc có đến hơn nữa triệu quân mỹ tại Việt Nam.


Chương trình bắc tiến

Dạo còn nhỏ mình có nghe ông Kỳ kêu gọi bắc tiến, giải phóng miền bắc khiến ông cụ mình với mấy người gốc bắc thích thú, sắp đến ngày về như ông Quang Dũng khi xưa đã từng rêu rao. Em hãy cùng ta mơ, mơ một ngày về đất mẹ.


Chiến dịch tương tự cuộc đổ bộ của lính đồng minh tại Normandie. Cho nhảy dù xuống vùng phía bắc và Tây Hà Nội để chận tiếp viện từ phía Hà Nội và Hải Phòng. Trong khi đó 3 sư đoàn được đổ bộ tại bờ biển Hải Phòng rồi tiến về thủ đô. Sau 75, nghe người Hà Nội khóc khi Sàigòn đầu hàng, họ mơ quân đội miền nam bắc tiến giải phóng họ. Vạn người vui, triệu người sầu.

Xem link On Strategy: A Critical Analysis of the Vietnam War, by Harry G. Summers.


Vấn đề là Hoa Kỳ sợ Trung Cộng nhảy vào cứu đàn em của mình như cuộc chiến Triều Tiên mà tướng MacArthur thi hành đánh đuổi quân đội Bắc Hàn đến biên giới Trung Cộng vì nghĩ Trung Cộng sẽ không tham gia cuộc chiến. Xui cái ông thần họ Mao đang đói nên gửi lính đi cứu đàn em Triều Tiên chết bớt với chiến dịch biển người khiến quân đội của Hoa Kỳ và đồng minh bị đánh te tua xuống lại miền nam và kêu gọi ngừng bắn. 

Bộ đội bác Mao với chiến lược Biển Người. Mình có xem một phim tài liệu về trận đánh biển người của bộ đội bác Mao ở Triều Tiên. Kinh hoàng. Họ nướng quân như nướng Ngô.

 Cho nên người Mỹ ngại nếu đổ bộ ra bắc việt thì ông thần họ Mao buồn đời có thể gửi vài triệu quân cho người Việt nuôi như khi xưa đã nuôi quân của Lữ Hán. Ngoài ra khác với những năm 1950, Liên Xô nay đã có bom nguyên tử nên chiến dịch đổ bộ bắc việt không bao giờ được bàn cãi lại.

Sự xâm nhập của bộ đội vào miền nam

Binh lính Hoa Kỳ chết như rạ như năm 1968 lên đến 17,000 tử trận. Lượng binh sĩ mỹ chết khiến quốc hội Hoa Kỳ và người Mỹ bắt đầu chống cuộc chiến dù tết Mậu Thân được xem là một chiến thắng của Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ. Trên 300,000 cộng quân bị chết hay bị thương. Đọc tin tức của Hà Nội về thời này. Chúng ta thắng về mặt quân sự nhưng lại thua Hà Nội về mặt chính trị. Vụ Mỹ Lai đã làm mất thiện cảm và sự ủng hộ của người dân Hoa Kỳ và thế giới, họ kêu gọi mấy người lính từ Việt Nam về là bọn giết trẻ con,…


Có lẻ cuộc tàn sát Mỹ Lai đã làm cho quần chúng Hoa Kỳ lên tiếng phản đối chiến tranh khiến ông Nixon phải đàm phán để rút quân trong danh dự.


Ngày 16 tháng 3 năm 1968, lính mỹ nổi điên hay sao bắn giết người Việt tại làng Sơn Mỹ. Trong vài tiếng đồng hồ binh sĩ mỹ giết đâu 500 người dân tại khu vực này. Cuộc tàn sát này có thể kéo dài nếu không có sự can thiệp của một phi công trực thăng, không biết dịch tiếng Việt chức vụ của ông này nên để tiếng mỹ luôn. Warrant Officer Hugh Thompson, Jr., một phi công trực thăng bay đến khu vực này kể: “ chúng tôi bay tới bay lui và bắt đầu thấy thân xác người chết khắp nơi. Đàn bà con nít vài tuổi. Khởi đầu ông và phi hành đoàn tưởng là các nạn nhân của vụ pháo kích nhầm của pháo binh mỹ. Sau họ thấy người sĩ quan, đại uý Ernest Medina, bắn chết một người đàn bà bị thương nên nhảy vào can thiệp.

Ngày 16 tháng 3 năm 1968, ông Thompson bay chiếc trực thăng Hiller OH-23 Raven để quan sát giúp đỡ cuộc hành quân search-and-destroy gần Sơn Mỹ thì khám phá vụ giết người dưới mặt đất. Ông ta đậu máy bay và kêu gọi binh sĩ mỹ cứu giúp người dân thì đám lính này lại bắn chết thêm. Ông thiếu uý 

William Calley, đẩy ông Thompson qua một bên nên ông ta bay lên và cầu cứu cấp chỉ huy.

Ông Hugh Thompson thấy binh sĩ mỹ rượt đuổi các thường dân Việt Nam nên lại đậu trực thăng và ra lệnh phi hành đoàn bắn những ai trong nhóm binh sĩ tìm cách kết liễu thường dân. Ông ta bay vòng vòng ở khu vực này để cứu người dân vô tội đến khi xăng gần cạn. Ông ta bay về căn cứ và trình với cấp trên ra lệnh cho đại uý Medina chấm dứt chiên dịch. Cấp trên tìm cách che dấu vụ án này như hứa tặng huy chương cho ông ta đã cứu một đứa bé trong khi chiến đấu nhưng ông ta không chịu. Và vụ án Mỹ Lai ra đời, kết cục có 14 cấp chỉ huy bị ra toà án quân sự. Chỉ có thiếu uý Calley bị tuyên án 3 năm quản thúc tại gia. Ông Thompson cho rằng sự việc khiến người ta lên án ông ta là cộng sản, phản quốc đến khi cuốn phim tài liệu về vụ thảm sát Mỹ Lai được trình chiếu thì phi hành đoàn và ông ta mới được chứng nhận đã làm một việc nhân ái. Mình có xem phim nói vevề vụ này. Có lính Mỹ về đây như tìm sự sám hối. Mình nghe kể khi còn bé có lính đại Hàn giết dân vùng bình định  kiểu này. 


Mình sang tây mới nghe đến vụ thảm sát Mỹ Lai nên cãi lộn với tây đầm khá mệt khi nói đến vụ chôn sống người tại Huế của Việt Cộng năm Mậu Thân. người Pháp tin người Mỹ bắn giết người Việt nhưng không tin là một người Việt có thể nhẫn tâm tàn sát đồng bào của họ, cùng màu da. Việt Cộng giết người không có ai đi báo hết hay chụp hình trong khi thế giới tự do lại có người có lương tâm không chấp nhận sự tàn sát kiểu này. Mình đoán khi đi tuần, lính mỹ bị bắn hay đạp mìn nên nổi điên lên nhìn ai cũng thấy Việt Cộng nên giết hết. Nhiều khi chiến hưu của họ bị giết nên căm thù lên bắn giết để trả thù. Chúng ta thấy xẩy rất nhiều trong các cuộc chiến.


Có người cho biết: “ Chào anh,

Tôi vừa đọc xong bài 'Những bí mật chiến tranh Việt Nam' trên trang 'Mực Tím Sơn Đen' của anh, trong đó khi viết về thảm sát Mỹ-Lai, anh có viết : '.... Mình đoán khi đi tuần, lính mỹ bị bắn hay đạp mìn nên nổi điên lên nhìn ai cũng thấy Việt Cộng nên giết hết. Nhiều khi chiến hưu của họ bị giết nên căm thù lên bắn giết để trả thù. ....'


Tôi nhớ có đọc trên Internet, cách đây cũng đã lâu, câu chuyện sau cuộc thảm sát Mỹ-Lai là vì đội quân Mỹ này đã từng vào làng trước đó vài ngày (hay 1 ngày tôi không nhớ rõ) giao lưu với người dân và trẻ em rất thân-thiện, vui-vẻ, nên họ không hề nghi-ngờ là trong làng có CS nằm vùng.  Nhưng sau đó 1 người trong nhóm họ bị mất tích, và họ tìm được xác anh này bị tra-tấn, đánh-đập tàn-nhẫn và buột vào 1 gốc cây làm mồi cho bãi kiến lửa dưới gốc cây.  Quá đau đớn cho đồng đội và tức giận vì cảm thấy bị phản-bội, họ mới làm ra vụ thảm-sát dân làng và trẻ em. 😢


Tôi không nhớ là đã đọc ở trang web nào, nhưng tôi nhớ là câu chuyện này đáng tin, do đó tôi mới còn nhớ cho đến ngày hôm nay.


Xin chào anh. 🙂


Chiến dịch Fracture Jaw

sau Mậu Thân, ngày nào mình cũng nghe tin đài BBC nói về cuộc giao tranh tại đồn KHe Sanh, nơi có thuỷ quân lục chiến mỹ đóng, gần Quảng Trị, cách biên giới Lào mấy cây số. Nghe nói lính do ông Võ Nguyên Giáp bao vây, muốn biến căn cứ này thành một Điện Biên Phủ của người Mỹ.

Telex của tướng Westmoreland gửi cho tư lệnh Thái Bình Dương bàn về đánh bom nguyên tử Hà Nội để cứu các lính thuỷ quân lục chiến bị bao vây tại căn cứ Khe Sanh. Sau nhờ hoả lực quân đội mỹ quá mạnh đã đánh quân đội của Bắc Việt rút lui. Mình đọc đâu đó trên báo hay sách tây lâu rồi, bộ đội chết nhiều khiến chuột bò lúc nhúc để ăn xác bộ đội khiến ông Giáp sợ lây bệnh nên rút về.

Ông tướng Westmoreland có một chương trình trong tình huống khẩn cấp để giải vây lính của ông ta mang tên mật Operation FRACTURE JAW. Đem bom nguyên tử đến Việt Nam và trong trường hợp cần dùng sẽ bỏ bom nguyên tử bắc việt. Ngày 10 tháng 2 năm 1968, tướng Westmoreland đánh điện tín khẩn cho Đô đốc Grant Sharp, chỉ huy trưởng Thái BÌnh dương, cho biết là đã chấp thuận chiến dịch “Oplan FRACTURE JAW has been approved by me“. Ông ta cũng báo cho các tổng tư lệnh khác của quân đội Hoa Kỳ về việc thi hành chiến dịch FRACTURE JAW. Duy chỉ có một người không biết đó là tổng thống Johnson. Khi cố vấn an ninh quốc gia Walter Rostow báo cáo cho ông Johnson khiến ông này nổi điên và ra lệnh xếp chương trình này lại.


Năm 1968, quân đội mỹ tại Việt Nam lên đến 538,000 quân mà ông Westmoreland đòi thêm 200,000 quân nên ông Johnson Chán Mớ Đời , thăng chức ông này và đuổi khỏi chiến trường Việt Nam.


Nhìn lại thì chiến tranh có thể có nhiều đáp án khác nếu quân đội mỹ bắc tiến hay dội bom nguyên tử bắt buộc Hà Nội ngưng xâm nhập chiến trường miền Nam.


Trước khi rút lui, Hoa Kỳ tấn công Campuchia và làm ngơ để quân đội Việt Nam Cộng Hoà đánh sang Hạ Lào nhưng chiến dịch Lam Sơn 719 thất bại, khiến cuộc chiến được rút ngắn để Hoa Kỳ buôn bán với Trung Cộng rồi nay phải đương đầu với một Trung Cộng mạnh hơn xưa rất nhiều.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tin tức và thông tin đọc. Ai buồn thì mở ra đọc.

All That is Interesting – Newly Declassified Documents Reveal That a Top US General Planned For Nuclear Attack During the Vietnam War

Angers, Trent – The Forgotten Hero of My Lai: The Hugh Thompson Story, Revised Edition (2014)

Beschloss, Michael – Presidents of War (2018)

Big Think – Project 100,000: The Vietnam War’s Cruel Experiment on American Soldiers

Davidson, Phillip – Vietnam at War: The History, 1946-1975 (1988)

Dickinson College, History 118 – Best Kept Secrets of the Vietnam War

Encyclopedia Britannica – My Lai Massacre

Encyclopedia dot Com – Vietnam: Drug Use In

Fall, Bernard B. – Hell in a Very Small Place: The Siege of Dien Bien Phu (1967)

History Collection – Here is the Intense Training Soldiers Went Through During the Vietnam War

History Net – He Was the First US Soldier Killed in Ground Combat in Vietnam

Jacobs, Seth – Cold War Mandarin: Ngo Dinh Diem and the Origins of America’s War in Vietnam, 1950-1963 (2006)

Kamienski, Lucasz – Shooting Up: A Short History of Drugs and War (2016)

Le Gro, William E. – Vietnam From Cease-Fire to Capitulation (2006)

Nalty, Bernard – The Vietnam War (1998)

Naval History Magazine, Volume 34, Number 5, October 2020 – Invading North Vietnam

Naval War College Review, Vol. 44, No. 2, Spring 1991 – Strategic Reassessment in Vietnam: The Westmoreland “Alternate Strategy” of 1967-1968

New York Times, July 3rd, 1972 – Rainmaking is Used as Weapon by US: Cloud Seeding in Indochina is Said to be Aimed at Hindering Troop Movements and Suppressing Antiaircraft Fire

New York Times, October 6th, 2018 – US General Considered Nuclear Response in Vietnam, Cables Show

NPR, January 2nd, 2012 – What Vietnam Taught Us About Breaking Bad Habits

Salon – McNamara’s “Moron Corps”

Seattle Times, October 6th, 2018 – Cables Show US Was Close to Adding Nuclear Weapons to Vietnam War

Summers, Harry G. – On Strategy: A Critical Analysis of the Vietnam War (1995)

Time Magazine – Malcolm Browne: The Story Behind the Burning Monk

Tucker, Spencer T., Ed. – The Encyclopedia of the Vietnam War: A Political, Social, & Military History (2000)

War History Online – Crazy: General Westmoreland Initiated Plan to Use Nukes in Vietnam

Warrant Officer History – The Forgotten Hero of My Lai: The Hugh Thompson Story

Tình yêu hay sự ích kỷ

 Đi chơi mấy xứ hồi giáo mình thấy đồng chí gái than cho phụ nữ địa phương là phải che mặt chỉ còn đôi mắt để thấy đường, thậm chí nhiều nơi cũng làm lưới che luôn cặp mắt vì có nhiều nơi, phụ nữ có cặp mắt rất đẹp như tấm ảnh nổi tiếng được đăng trên tạp chí National Geographic, đến 20 năm sau, ông phó nhòm đi tìm để chụp lại hình ảnh cô gái năm xưa.

Khi mình đọc tự truyện của ông Gandhi, có đoạn nói về người vợ như sau: “Tham vọng của tôi là làm cho nàng sống một cuộc đời trong sạch, học những gì tôi học được, và đồng hóa đời nàng, tư tưởng nàng với đời sống và tư tưởng của tôi.”“ý nghĩ ấy khiến tôi hay ghen tuông, bổn phận của nàng dễ dàng biến thành quyền của tôi ép buộc sự trung thành nơi nàng và nếu sự trung thành đã bị ép buộc, thì tôi luôn luôn tự cho mình đúng” ; “Nếu tôi có quyền cấm này, thí há nàng không có quyền tương tự đối với tôi sao? Tất cả điều này ngày nay với tôi rất rõ rệt. Nhưng thời ấy tôi phải củng cố uy quyền của một đức lang quân” , giúp mình giác ngộ cách mạng về cách hành xử với đồng chí gái và từ đó thay đổi cách nhìn về người vợ. Vấn đề là đồng chí gái không suy nghĩ như vợ ông Gandhi.

Đọc cuốn sách này mình mới hiểu lý do ông Gandhi, khi xưa hay có một bà người anh đi theo làm phụ tá thay vì người vợ. Ông ta không muốn ích kỷ, bắt bà vợ phải theo ông ta học tập về cuộc tranh đấu độc lập cho dân tộc ông ta. Sau này, mình thấy bà Penelope Faulkner (Ỷ Lan) hay đi theo ông Võ Văn Ái để tranh đấu cho quyền làm người Việt Nam như bà thư ký người Anh quốc của ông Gandhi. Hình như ông Võ Văn Ái đã qua đời tại Pháp năm nay. Thấy trên trang Quê Mẹ, nay là con trai của ông ta tiếp tục con đường của ông ta.

Có lẻ mình quen với văn hoá Việt Nam từ bé dù học trường Tây, khi học việt văn, cứ nghe “trai tài 5 thể 7 thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”,… những câu ca dao, vè này đã cấy trong đầu mình những hạt mầm gia trưởng phong kiến. Khi sang Pháp, mình bị khựng vì thấy đầm hút thuốc như cái ống khói thêm uống rượu mà ở Việt Nam, mình chưa bao giờ hiển thị, khác với hình ảnh mình được dạy dỗ về mẫu người phụ nữ đảm đang, công dung ngôn. Mình cần một thời gian dài mới hoà nhập, loại bỏ tư tưởng phản động ấy đi, giao tiếp với đầm rất được Tây hoá.

Đến khi sang Hoa Kỳ, quen mấy cô gốc Việt thì mình không biết phải xử sự ra sao? Theo Mỹ hay theo mít đến khi lấy vợ thì mới bắt đầu hiện ra những mâu thuẫn. Vợ mình có một cái nhìn thằng “Dôn” phải như thế này thế kia còn mình thì nghĩ theo kiểu Việt Nam vì lấy vợ việt nên vợ chồng hay giận lẫy đến khi mình đọc cuốn tự truyện của ông Ghandi kể về cuộc đời ông ta, nhất là trang 22. Từ đó, đời sống vợ chồng bớt căng thẳng, vui vẻ mà mấy tên bạn mình kêu là thằng sợ vợ.


Khi được nhận vào đại học USC về môn thương mại thế giới, con gái mình nhắn tin; cảm ơn bố mẹ đã không bắt nó học y khoa như bạn gốc Á châu của nó khiến mình thấy lạ. Hỏi ra thì đa số bạn bè của con mình đều được bố mẹ thúc dục học y khoa hay nha khoa, tệ lắm thì dược khoa. Nói chung đa số người Việt đều thích con mình thành một “ sĩ” thời đại.


Mình thì ngược lại, con muốn làm gì thì cứ làm vì chúng có mục đích của chúng, không nên ép buộc chúng vì khi không thích thì sẽ không làm gì hay. Học y khoa mà không thích thì sẽ nhàm chán, làm ra tiền nhưng chỉ biết nuôi bệnh nhân kiếm tiền thay vì lao đầu vào nghiên cứu khoa học để cứu trị bệnh nhân. Chúng ta sẽ vô tình làm mất đi một thiên tài vì người Mỹ dạy con cái mình ở học đường; hãy đeo đuổi giấc mơ của bạn. Cũng có thể vì chúng ta có những mộng ước nhưng không có khả năng thực hiện được nên mượn con cái thực hiện dùm mình.

Mấy năm về trước, có một sinh viên giết mẹ anh ta vì bà ta cứ ép buộc anh ta theo học y khoa. Mình nghe kể có một anh kia đậu y khoa xong thì đưa cái bằng y sĩ cho bố mẹ rồi đi làm về ngành công nghệ mà anh ta yêu thích. Tốn tiền bạc học hành trong vòng 3, 5 năm. Có một gia đình quen, cấm cản cô con gái học về Mỹ thuật, bắt học y khoa nhưng cô con gái thuộc loại phản động nên nhất quyết học ngành mình yêu thích, không cần đến sự trợ giúp của cha mẹ, nay bà mẹ kêu không ngờ lương về Mỹ thuật cũng hơn ngành y khoa. Hôm ở Boston, có anh bạn kể cô con gái học Harvard mới 24 tuổi được Google trả $300,000/ năm.

Mình quen nhiều triệu Phú Mỹ mà người ta gọi “millionaire next door”, ra đường họ ăn bận bình thường, đi xe bình thường nhưng họ lại mua mấy trăm mẫu đất trên núi rồi tặng cho hội Lions quốc tế để cho con nít nhà nghèo lên đó chơi, nghỉ hè hay trượt tuyết. Họ không cần bận đồ xịn, đi xe láng cóng để tạo ra hình dáng thành đạt.


Vấn đề là cha mẹ thường lầm lẫn về tình thương. Họ cho rằng ép buộc con mình học theo ngành y khoa, nha khoa,…làm theo những gì mình nghĩ là tốt thì đó mới là yêu thương. Trong buổi lễ trao giải thưởng cho nữ sinh được bầu làm hoàng hậu của niên học, con gái mình được bầu làm ”Công Chúa” cùng 4 nữ sinh khác, nhờ học tập, sinh hoạt ở trường, không phải kiểu thi hoa hậu, vì mấy cô rất to béo. Có hai vợ chồng gốc việt, có con gái học chung lớp với con mình và rất giỏi, đoạt huy chương, bằng khen về Science Fair. Mình chỉ mong con mình học được 1/2 con gái ông ta là mừng, đây ông ta lên tiếng chửi con gái ngu vì muốn theo học khoa học thay vì y khoa. Ông ta viện lý do là làm kỹ sư như ông ta thì về già sẽ bị sa thải. Mình không biết ông ta ngu sinh ra con gái ngu, đứng đầu trường khi tốt nghiệp trung học. Cô con gái thấp thấp người, béo béo vì ăn quá, không chơi thể thao trong khi con gái mình thì mỗi ngày đều bơi 2 tiếng đồng hồ. Khi xưa, nếu biết mình sẽ trở lại làm nghề nông dân thì khỏi đi học, mất công tốn thời gian.


Hồi nhỏ, nghe người lớn kêu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, mỗi lần có khách đến nhà vì tính hay hóng chuyện người lớn của mình, lâu lâu mình nghe cái gì không ổn thì hỏi là bị chửi, mi ăn cơm hớt hay răng, thậm chí bị ăn tát khi đặt những câu hỏi mà người lớn không trả lời được.


Ông cụ mình gốc Sơn Tây nên có dạo ông Nguyễn Cao kỳ lên làm thủ tướng hay chi đó, ông cụ nổi hứng kêu là NCK khi xưa học chung với cụ. Mình cảm thấy hãnh diện vì có bố là bạn học của ông chủ tịch ủy  ban hành pháp trung ương, thấy ngoài khu Hoà Bình, có treo biểu ngữ, chính phủ Nguyễn Cao Kỳ là chính phủ của người dân,…


Ra chợ, mình ghé hàng bà Phúng, tiệm Hiệp Thạnh, đường Duy Tân, khoe là bố cháu là bạn học ông Kỳ. Bà Phúng nói, mi về kêu ba mi nói Nguyễn Cao Kỳ cho bạn học cũ một tạ gạo. Thấy có lý, mình về nhà nói ông cụ, bị ông cụ tán cho mấy bạt tai nhớ đời. Từ đó hết dám khoe Nguyễn Cao kỳ là bạn học bố tao. Lớn lên mình nhất quyết sẽ không bao giờ thấy người sang bắt quàng làm họ.

Văn hoá việt với tư duy cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, phát khởi từ văn hoá tre làng, bị ảnh hưởng của nho giáo. Lý do là khi xưa, khái niệm là một người làm quan cả họ được nhờ, tương tự một người làm phản, cả họ bị tru di Tam tộc. Do đó người trưởng gia đình, trưởng tộc cần phải chăm sóc và bắt buộc con cháu nghe lời mình vì lạng quạng cả họ bị tru di Tam tộc như trường hợp Nguyễn Trãi hay Cao Bá Quát. Mình có quen một bác, là người con trai duy nhất của dòng họ sống sót nhờ có người che chở, đổi tên họ nuôi ở xa mới thoát cảnh bị tru di Tam tộc.


Với những quyền huynh thế phụ đủ trò, đưa đến sự áp đặt quan niệm hạnh phúc, là lý do chính đáng cho sự cường quyền trong gia đình. Mình về quê, gặp mấy ông chú họ, kêu bố mày mất, bọn tao thay thế bố mày để dạy mày,… nghe đến đây là chim dế mình bổng biến mất, mặt xanh như đít nhái. Bỏ chạy khỏi làng như ông cụ mình khi xưa bị du kích bao vây nhà để giết vì không theo họ.


Cha mẹ người Việt kêu là yêu thương con cái nên bắt chúng nghe lời, học y khoa, nha khoa,.., giúp họ tự trấn an mình, mình làm vậy vì yêu thương thật lòng như câu tục ngữ khi xưa học “thương cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho Bùi”. Ngày xưa, mình bị ông cụ khệnh lên khệnh xuống rồi được nghe câu này, khiến mình chỉ mong ông cụ ghét mình thôi.


Cha mẹ ép buộc con cái theo ý nguyện của mình không được thì phang ngay là “Đồ con bất Hiếu”, thiếu đạo Đức cách mạng, theo bạn xấu. Như ông Gandhi tự thuật, tự hỏi lòng yêu thương vợ hay lòng ích kỷ. Có lẻ những cha mẹ khi xưa vì thời cuộc hay khả năng không học được y khoa,..nên ngày nay bao nhiêu mộng ước của họ đều trút lên đầu con cái của mình, để con họ thực hiện dùm cho mình.

Dạo trước, mỗi lần đi đâu vợ chồng hay cãi nhau. Lý do là mình cứ thấy bộ đồ nào gần nhất trong tủ áo là lấy bận trong khi vợ mình thì có hình ảnh hai vợ chồng bận áo quần cho hợp màu mè. Cuối cùng là mụ vợ ủi quần áo sẵn cho mình, mình về là cứ bận vào cho hợp ý mụ vợ. Tư duy mình là tư duy nông dân nên rất bình dị, chả cần bận áo quần gì cho sang. Có bộ đồ vía, mua từ khi sang Hoa Kỳ đến giờ, 38 năm vẫn bận đi ăn tiệc, có chết thằng Tây nào đâu. Nông dân thì bận đồ smoking, tuxedo vẫn không dấu được cái cốt bần cố nông. 


Từ từ mình bớt ích kỷ nữa, cứ bận áo quần mà vợ thích cho khoẻ, khỏi tranh cãi nhức đầu. Trong vũ trụ, đời sống thường nhật, chúng ta tương tác với nhiều người, đi với bụt bận áo cà sa, đi với ma bận áo giấy nên cứ bận áo quần mà mụ vợ thích là khoẻ.


Vợ mình thuộc loại hoa khôi của Trưng Vương một thời, xúi quẩy lấy một tên da đen, xấu trai, bần cố nông nên khi ra đường như hai thái cực lưỡng nghi. Do đó nhiều khi mình cần lên đồ do vợ muốn để vợ mình bớt xấu hổ với bạn bè, lấy thằng xấu giai lại đen. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao nhiều y sĩ tự tử tại Hoa Kỳ

Tình cờ mình đọc một tờ báo bên Anh quốc, nói về tình trạng các bác sĩ mỹ tự tử hàng năm quá cao, từ 300-400 y sĩ dù nghề nghiệp đưa họ đến sự giàu sang, phú quý mà xã hội xứ này cổ xúy đó chưa kể các sinh viên y khoa tự tử vì áp lực. Bố mẹ nào cũng muốn con mình đi học y khoa, nha khoa nhưng ít ai biết đến bí mật sau vẻ hào nhoáng của những lương y như từ mẫu. Đọc xong bài này thì tò mò mình lên trang của cơ quan y tế quốc gia để kiểm chứng thì thất kinh. Thường tin tức về Hoa Kỳ thì mình kiếm báo ngoại quốc đọc vì báo mỹ ít đưa những loại tin này. Họ dấu những thực tại về giấc mơ Hoa Kỳ. Muốn rõ thì lên các trang nhà của cơ quan y tế Hoa Kỳ như CDC hay NIH để đọc thêm tin tức về những thống kê này.

Bà bác sĩ Cunningham

Có thống kê khiến mình hoảng tiều nên dẫn về đây.

Facts About Physician Depression and Suicide

  • Each year in the U.S., roughly 300 - 400 physicians die by suicide;
  • In the U.S., suicide deaths are 250 - 400% higher among female physicians when compared to females in other professions;
  • In the general population, males complete suicide four times more often than females. However, female physicians have a rate equal to male physicians;
  • Medical students have rates of depression 15 to 30% higher than the general population. Depression is a major risk factor in physician suicide. Other factors include bipolar disorder and alcohol and substance abuse;
  • Women physicians have a higher rate of major depression than age-matched women with doctorate degrees;
  • Contributing to the higher suicide rate among physicians is their higher completion to attempt ratio, which may result from greater knowledge of lethality of drugs and easy access to means.

(Source: The American Foundation for Suicide Prevention)  

Trong một buổi họp thường niên của Association of Academic Surgery, nổi tiếng của các chuyên gia hàn lâm về phẫu thuật tại Hoa Kỳ và Gia-nã-đại. Bà bác sĩ Carrie Cunningham, đứng trước cử toạ độ 2,000 đồng nghiệp tham dự từ Hoa Kỳ và Gia-nã-đại, bắt đầu kể về cuộc đời của bà ta.

Bác sĩ Cunningham, một trong những nạn nhân của bệnh nghề nghiệp

Từ bé, bà từng là một tay quần vợt nhà nghề thiếu nữ, rồi phụ tá giảng viên đại học phẫu thuật của Harvard, được xem là thành công, được người đời trọng vọng nhưng tôi cũng là một con người. Rồi kể về bệnh trầm cảm, áp lực, lo âu và nay nghiện thuốc. Sau khi chấm dứt phần nói chuyện, cả hội trường rơi vào im lặng. Theo thống kê số y sĩ tự kết kiểu đời mình tương đương số y sĩ tốt nghiệp ra trường của một đại học y khoa hàng năm. Sau đó bà ta được nhiều bác sĩ liên lạc và cảm ơn đã can đảm nói đến vấn nạn mà các y sĩ tại Hoa Kỳ gặp phải nhưng không dám nói vì sợ tai tiếng.


Mình nghe đến nha sĩ tự tử nhiều nhưng rất ngạc nhiên khi nghe nói đến y sĩ. Mình tưởng làm nghề thầy thuốc, bệnh nhân đến ký cái toa lượm tiền về cho vợ mua sắm. Mình có hai anh bạn bác sĩ trẻ hơn mình nhưng về hưu sớm, để hôm nào gặp họ, sẽ hỏi rõ hơn. Nhà cửa to đùng, giá mấy triệu đô la, có tàu chạy trên hồ, ai nấy đến nhà cũng thèm thuồng, nghĩ nếu làm lại từ đầu chắc mình đi học y khoa nhưng nay đọc tài liệu về mặt trái của các y sĩ, phải chịu nhiều áp lực khiến mình thất kinh. Làm nông dân tuy cực nhưng khoẻ cái đầu.

Andy Nguyen bổ túc. Xem cái này mình hoảng luôn vì tỷ lệ điều dưỡng viên, y tế quá cao


Thống kê cho biết các y sĩ giải phẫu chiếm đa số trong số y sĩ tự tử. Trong số 697 y sĩ tự tử chết từ 2003 đến 2017 được CDC công bố thì có đến 71 y sĩ phẫu thuật, học thêm nhiều năm về chuyên khoa và mượn tiền. Hôm trước có người thân kể khi xưa cho cô con gái độc nhất sang Hoa Kỳ học tốn trên 1 triệu, từ cử nhân rồi qua điều dưỡng rồi đến nha sĩ. Tại học xong thì không chịu về Việt Nam nên học tiếp như Lenin đã nói, học học học mãi đến khi có giấy tờ hợp thức hoá định cư tại Hoa Kỳ.  


Có rất nhiều y sĩ tự tử không được công bố hay thống kê. Các y sĩ này được huấn luyện phẫu thuật, nhiều khi bệnh nhân chết khiến tinh thần họ dao động. Ngoài ra phải cẩn thận vì tiền bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp khá cao, sợ bị bệnh nhân kiện tụng nếu sai phạm. Mình có bà mướn nhà, đi mỗ thì bác sĩ hay y tá quên lấy bông Gòn ra khiến bà ta đau, phải mỗ lại. Luật sư kiện phải trả đâu trên nữa triệu đô cách đây 25 năm. Ngoài ra học xong y khoa mượn nợ có thể lên nữa triệu đô, trả nợ mệt thở. Mình có thằng cháu học chuyên khoa nhổ răng cấm, nợ gần 400,000.


Bà bác sĩ Cunningham, có một người bạn đồng nghiệp đã kết liễu cuộc đời nên bà ta muốn cứu sống các bạn đồng nghiệp khác và cá nhân mình nên nhất quyết nói lên vấn nạn này dù lo sợ có thể bị nhà thương trù dập, sa thải vì hé lộ sự thật của ngành y khoa tại Hoa Kỳ.


Bà Cunningham cho biết từ bé đã tranh tài tại các giải quốc tế quần vợt. Huấn luyện viên chỉ dẫn cho bà ta kiểm soát tinh thần tâm lý của mình để tranh tài và tập luyện. Năm 17 tuổi đã trở thành chuyên nghiệp, được xếp hạng thứ 32 trên thế giới và đã từng đấu với Steffi Graf chỉ thua trong gang tấc.


Năm lên 18 bà ta thua ở giải mở rộng Pháp và bị trầm cảm từ đó. Cuối cùng bà ngưng tranh tài quần vợt và trở lại ghế nhà trường, theo học đại học, cuối cùng theo ngành y khoa tại đại học y khoa Cornell sau đó thì học chuyên khoa tại đại học Harvard và lấy chồng cùng ngành và trường.


Bên ngoài thì người ta nhìn bà ta và chồng là một cặp vợ chồng thành công nhưng bên trong nội tâm lại che dấu một vấn đề khác. Tài liệu cho biết các nữ y sĩ hay bị hư thai hay vô sinh. Mình nhớ khi xưa ở New York, có quen một cô mới tốt nghiệp y sĩ và đang làm nội trú ở New York. Có hôm đang ăn cơm, bổng nhiên cô ta mở cái pager, rồi đi ra quầy mượn điện thoại để gọi nhà thương. 5 phút sau, cô ta trở lại kêu nhà thương kêu vì hôm đó cô ta trực nên phải chạy. Xin lỗi để lần khác. Thấy vậy mình cũng Chán Mớ Đời nên không thích quen mấy cô bác sĩ.


Người ta kể chương trình học tập y khoa tại Hoa Kỳ dựa theo chương trình của ông William Halsted, người tiên phong trong ngành phẫu thuật tại nhà thương Johns Hopkins đầu thế kỷ 20. Ông Halsted bị nghiện ngập cocaine dù đã khám phá các kỹ thuật giải phẫu, cuối cùng chết sớm. Mỗi ngày cứ phải lo bệnh nhân chết hoài cũng ớn lạnh. Cứu chữa bệnh nhân không được nên chắc bị lộn xộn đầu óc. Dạo mình qua Hoa Kỳ đi du lịch thì có một chị bạn học cũ làm điều dưỡng viên. Chiều tối chi ta đi làm về buồn, nói có một bệnh nhân nhỏ tuổi mới qua đời, chị ta buồn chẳng muốn làm gì.


Mình nhớ có lần nghe báo chí nói về một ông y sĩ gốc Việt, đã giải phẫu thằng con mình khi còn bé, ông ta vô khách sạn chơi ma tuý bị bắt và bị tước bằng hành nghề. Hình như ông ta là chồng của một cô luật sư nổi tiếng ở Bolsa. Có một cô quen kể hai vợ chồng người em bị ở tù vì kê toa thuốc giảm đau quá đô cho bệnh nhân.


Bà Cunningham cho biết đêm đầu tiên trực ở nhà thương, bà thấy 3 bệnh nhân qua đời trước mặt mình, bà ta không biết phải ghi ra sao trong hồ sơ y tế. Bà tự nghĩ chắc sẽ quen. Bà ta có một cô bạn đồng nghiệp cùng học chung trường y khoa, năm cuối cùng của chương trình nội trú, cô bạn bị khủng hoảng tinh thần và 6 tháng sau tìm cách kết liễu đời mình.


Nghề nghiệp của bà Cunningham lên như diều vì, trở thành phụ tá giáo sư giải phẫu tại trường y khoa Harvard và nhận được một ngân khoản của NIH để nghiên cứu về ung thư. Bà ta sinh được 2 người con, hư thai 1 lần rồi bệnh trầm cảm tái phát và ly dị. Bà ta bắt đầu uống rượu để trốn chạy khỏi sự lo âu và trầm cảm.


Một hôm, ngồi với mấy đồng nghiệp, uống rượu ra sao đó rồi bà ta nói muốn tự tử khiến họ lo ngại và báo cho giám đốc nhà thương. Nhà thương nói bà ta có thể nghỉ làm việc một thời gian. Sau đó bà ta muốn chữa bệnh, qua các test thì khám phá ra bà ta không còn khả năng chữa bệnh, bà ta phải theo khoá phục hồi tinh thần trước khi được hành nghề lại. Kinh


50 năm trước có một bản báo cáo gọi người  The Sick Physician, xem link do hiệp hội y sĩ Hoa Kỳ (American Medical Association) nói về tình trạng các y sĩ bị tổn thương tâm lý, nghiện rượu và ma tuý. Tỷ lệ y sĩ bị nghiện ma tuý từ 30-100 lần cao hơn người dân bình thường, có khoảng 100 bác sĩ tự tử hàng năm (cách đây 50 năm).

 https://www.acgme.org/globalassets/PDFs/ten-facts-about-physician-suicide.pdf


Theo báo cáo năm 2023, thì các y sĩ vẫn tiếp tục chịu đựng về tinh thần nhất là trong đại dịch Covid, nhiều y sĩ tự tử vì thấy chết chóc quá nhiều. Họ cho biết 9% y sĩ nam và 11% y sĩ nữ có tư tưởng tự tử. Họ có nghi vấn là con số này có thể cao hơn vì các y sĩ không muốn báo cáo về tình trạng của họ vì lý do cá nhân.

 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5863651/ Theo NIH thì tỷ lệ y sĩ tự tử nhiều gấp 4 lần người thường. Kinh


Viết tới đây mới nhớ khi xưa có một cô bạn kể ông cậu du học y khoa tại Hoa Kỳ rồi tự tử khiến cô nàng muốn học y khoa để hiểu nguyên do ông cậu thông minh, học giỏi rồi tìm chết. Con gái mình khi được nhận vào đại học môn nó thích, nó chỉ nhắn tin cho hai vợ chồng, cảm ơn đã không bắt nó học y khoa như bạn học gốc việt.


Đọc tài liệu này khiến mình thất kinh, trước đây mình nghĩ nghề y sĩ hốt nhiều tiền, nhưng ngu lâu dốt bền như mình thì khó theo học, ai ngờ thấy vậy mà không phải vậy. Trồng bơ bán tuy ít tiền mà làm bạn với coyote và sóc cũng qua ngày. 


Có lẻ bị áp lực rất nhiều nên chịu không nổi. Nói chung sống tại Hoa Kỳ, một xã hội được cổ xúy tiêu thụ, phải có nhà có cửa có xe mà loại xịn, đủ trò. Mấy bà gặp nhau là kể mua cái này cái nọ nên phải Nai lưng đi làm thêm để mua sắm, mượn thêm nợ. Khi mình ở âu châu thì thiên hạ vừa đi nghỉ hè một tháng về, họ bắt đầu tính đến chuyến đi chơi tới. Ít ai nói đến mua nhà mua cửa, mua xe. Họ mướn nhà ở thỏi mái lại thêm luật pháp bảo vệ người mướn nhà. Còn ở Hoa Kỳ cứ lo bị sa thải, mất nhà mất cửa đủ trò nên bị áp lực quá nên vợ chồng gây gỗ, bỏ nhau nhiều.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Có người cho biết người quen nên dẫn về đây


Mình có người bạn đồng nghiệp là một bác sĩ VN trẻ . Quá dễ thương và tò mò . 

Tính tò mò là tính tốt trong ngành y khoa để tìm tòi học hỏi và chữa bệnh . 

Ông này hay vào lab của mình gíúp ý kiến này nọ và hay đi kiện cằn nhằn nhà thương dùm mình . Rất tận tâm . 

Lab mình gọi ông là doctor inspector gadget vì hay lủng lẳng đủ thứ computers giây nhợ trên người . Ngày trước là kỹ sư xong học y chắc tại bố là y sĩ ở VN . 

Lúc trẻ ông về VN làm thiện nguyện rất nhiều .

Vợ đẹp. luật sư, con gái dễ thương . Bố mẹ đề huề và phòng mạch đông khách . Tự tử chết mất tiêu . 

Đến bây giờ mình vẫn còn shock . Cứ nghĩ đến là tiếc nuối và thương cảm . 

Ông tự tử rất khôn để không đau đớn bằng cách thở hít helium trong phòng mạch của ổng . Cuối tuần, vào phòng mạch đóng cửa và hit helium chết luôn . Thương quá chừng .