Thức ăn từ Trung Cộng và sự phát triển ung thư

Mình không ngờ bài tóm tắc về thức ăn nhập cảng từ Trung Cộng, được nhiều người để ý. Có nhiều người gửi thêm cho mình nhiều tin khác nhưng vì từ Việt Nam nên mình cũng chưa rõ lắm vì không có dữ liệu chính xác nên chỉ tải lại vài tin tức từ Việt Nam nhưng chưa dám quả quyết là đúng. Buồn đời mình vào trang nhà FDA hỏi thì thấy vấn nạn dinh dưỡng từ Trung Cộng, Việt Nam hay các xứ khác rất nhiều chất độc, để đi chơi về mình sẽ kể thêm. Họ cảnh báo các công ty Hoa Kỳ mua bán, nhập cảng các sản phẩm giết người lâu năm này.

Theo báo chí Mỹ thì từ năm 2007, các cơ quan kiểm soát thực phẩm FDA, có báo động về chất dinh dưỡng nhập cảng từ Trung Cộng có vấn đề như:


1/ gừng nhập cảng từ Trung Cộng: 

Họ xác nghiệm rằng trong các loại gừng nhập cảng từ Trung Cộng, có rất nhiều chất như aldicarb sulfoxide có thể gây nên các trạng thái bị cảm như buồn nôn, đau đầu và mắt mờ, nếu độ tiêu thụ cao quá sẽ khiến chảy mồ hôi, nước mồm.


2/ Cá gây bệnh ung thư

Cá nhập cảng từ Trung Cộng năm 2007 bị hạn chế sau khi FDA tìm thấy các loại thuốc kháng nấm và kháng sinh có thể gây bệnh ung thư. Các nông trại nuôi cá thuỷ canh, nước bị ô nhiễm, sử dụng các chất để khiến cá to béo hơn. Các cơ quan chức năng Trung Cộng lên tiếng phản đối cho rằng hạn chế các chất hóa học sẽ tốn tiền của ngư dân.


3/ Đồ chơi trẻ em được nhập cảng từ Trung Cộng, các công ty bán đồ chơi đem qua Trung Cộng để sản xuất. Trước nhất là nhân công rẻ, không bị FDA kiểm soát. Năm 2007 họ tìm ra ít nhất 467 thứ đồ chơi từ Trung Cộng, sơn với có chất chì, có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ em như trường hợp xe lửa của công ty Thomas & Friends. Ở Hoa Kỳ, từ năm 1978 trở đi, họ cấm sử dụng loại chì trong sơn, dùng để giữ nước sơn cho lâu, không bị bạt màu. Ai có nhà xây trước 1978, phải cảnh báo cho người mua hay người thuê nhà biết trước, kêu họ đừng để con nít ăn sơn bị bóc,…


Viết tới đây thì nhớ cách đây 12 năm, người ta than phiền các nhà mới xây, sử dụng drywall nhập cảng từ Trung Cộng khiến chủ nhà bị bệnh đủ trò. Họ khám phá ra Trung Cộng sử dụng các chất bảo quản vì đi tàu biển lâu nên khiến mấy ông xây nhà bị thưa kiện phá sản vì dùng vật liệu tàu. Có người về Việt Nam, đặt cửa gỗ tại Việt Nam bán rẻ bên Mỹ. Vấn đề kỹ thuật ở Việt Nam không khá thêm gỗ ở Việt Nam, chưa được làm khô như ở Hoa Kỳ nên khi đem qua Mỹ thì vài tháng sau, cửa bị cong đủ trò.

Có người gửi mình bài báo kể về dân miền quê, sáng sớm phải đi xe từ 2 giờ sáng lên Sàigòn để bắt số để vào khám bệnh viện, đa số đều mặc định kêu bị ung thư. Nghe họ nói mỗi năm tại Việt Nam có trên 200,000 ca bị ung thư mới và 80,000 tử vong về ung thư. Mình vào một trang nhà ở Việt Nam đưa ra dữ liệu này.

 https://ungthutuyengiap.org/ty-le-mac-benh-ung-thu-o-viet-nam-dung-thu-2-the-gioi.html


Đặc biệt là có nhiều trang nhà y tế ở Việt Nam, nói về ung thư thì mình bị chận, không vào được. Không hiểu lý do.


https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf

Mình tìm trên các trang y tế quốc tế thì được biết mỗi năm Việt Nam có thêm 182 563 ca mới, số tử vong mỗi năm là 122 690. Khác với dữ liệu bài viết của ai tại Việt Nam.


Đây là lá thư của FDA gửi một công ty bán trà tại Hoa Kỳ, nói về nồng độ và những gì họ xác nghiệm trong trà của công ty bán trên thị trường ghi. Công ty này tại Hoa Kỳ nhưng có lẻ mua trà từ xứ nào. Kêu là giảm cân đủ trò. Có lần mình có mua trà này uống được một bịch rồi bỏ vì cảm thấy khó chịu. Được cái là trà này bắt đi cầu mệt thở, xem như giảm cân vì ít phân trong người. Chán Mớ Đời 


Không biết ở Việt Nam có cơ quan nào giám sát các sản phẩm dinh dưỡng. Mình có thấy vài sản phẩm có ghi các chất trong sản phẩm. Không biết có được cơ quan nào xác nhận hay cứ bỏ lên cho vui. 


https://www.fda.gov/inspections-compliance-enforcement-and-criminal-investigations/warning-letters/teataze-llc-613942-07232021


Có chị bạn ở Việt Nam, đại gia thành công lắm không muốn đi Hoa Kỳ dù khi xưa bố mẹ bảo lãnh, các chị em đi hết, chỉ còn gia đình chị ta ở lại nhưng ngày nay phải bỏ tiền đầu tư tại Hoa Kỳ để qua Mỹ. Chị ta cho biết tình hình sức khoẻ, y tế của Việt Nam rất nguy hiểm. Thức ăn toàn là chất độc, rau cải đều được bơm thuốc hoá học làm cho tươi đem ra chợ bán rồi khi đem về nhà là ủ rủ.

Thống kê trên CDN.WHO.INT về ung thư tại Việt Nam năm 2020. Dân số 96,462,108, mỗi năm 164,671 ca mới và 114,871 tử vong. 39.8% chết trẻ vì ung thư. Khá nhiều so với tuổi còn đi làm.
Ta thấy bệnh ung thư gan nhiều nhất, chắc là do uống rượu nhiều. Người Việt bị viêm gan rất nhiều lại uống rượu là đời em cô đơn.


Xin trích 1 đoạn của bài ai viết từ Việt Nam:

 “Đa số bệnh nhân ung thư ở quê tôi là nông dân. Trong văn chương nghệ thuật, hình ảnh con sông quê luôn đẹp đẽ hiền hòa. Giờ khác rồi, những con sông quê miền Tây vẫn đẹp mà không hiền chút nào. Tất cả ô nhiễm tới nỗi không ai dám tắm sông nữa. Hình ảnh trẻ con bơi đùa trên sông là xưa rồi. Chúng biết sông rất dơ, hễ xuống sông tắm là sẽ bị ngứa, ghẻ lở, nhiễm độc.


Thành phố có công ty vệ sinh đô thị thu gom rác, chứ nông thôn làm gì có, bao nhiêu rác người dân đều thải xuống sông. Cống rãnh đều dẫn ra sông mà không bao giờ và không ai nghĩ đến chuyện xử lý nước thải. Chợ nông thôn hầu hết đều ở ven sông, tan buổi chợ là tất cả rác rến lùa hết xuống sông. Cách đây mươi năm, hầu hết người dân nông thôn đều đi vệ sinh trên cầu cá, tức là đào cái ao nuôi cá tra, phía trên làm cầu tiêu để lấy phân nuôi cá.“


*Sông ngòi miền Tây ô nhiễm kinh hoàng! (RFA) 

Dù sao thì rác hữu cơ có dơ chút mà không độc. Những dòng sông quê nhiễm độc là bởi phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, những loại thuốc bảo vệ thực vật cực kỳ độc hại bón trên ruộng lúa, xong rồi xả hết ra sông. Miền Tây trồng lúa ba vụ một năm, đất không có thời gian hồi phục nên phải xài phân thuốc thật nhiều thì lúa mới trúng. Cứ nhìn những doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thuốc nông nghiệp giàu lên như thế nào thì đủ biết người nông dân sản xuất lúa toàn bằng phân thuốc.


Khi được sử dụng xong, các chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bỏ lăn lóc bên bờ ruộng hoặc liệng hết xuống sông, hầu như không ai xử lý đúng cách cả. Chúng ta biết là thuốc sâu độc hại ra sao, thuốc diệt cỏ còn hơn vậy. Những người tự tử bằng thuốc sâu thì còn cứu được, chứ uống thuốc cỏ là bó tay luôn. Nông dân biết hết, nhưng họ tỉnh bơ, họ vẫn trữ thuốc độc trong nhà, trong nhà bếp, pha thuốc vào bình xịt xong vứt chai thuốc lăn lóc sau hè. Thậm chí mấy quán tạp hóa ở quê bán thuốc sâu, phân bón chung với thực phẩm luôn.


Mấy anh nông dân than với tôi là mỗi khi đi xịt thuốc về, họ “mắc bịnh” cả tuần chưa hết: Nhức đầu, mệt mỏi, nóng sốt, bải hoải chân tay… Đó chính là tình trạng nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhưng họ “quen” rồi, nếu khuyên họ mặc đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang và kính bảo vệ thì họ không bao giờ nghe, vì “vướng víu khó làm việc”, họ bảo vậy. Những bệnh nhân ung thư tương lai là đây chứ đâu.” (Hết trích)


Ở Hoa Kỳ, họ mới xử một vụ háo chất khiến ung thư là chất sát cỏ dại của công ty Round Up khiến các người cắc cỏ làm vườn lâu năm bị ung thư vì hít hay pha trộn chất này. Nay muốn mua loại này, phải ký giấy tờ đủ trò là đã được người bán thống báo nhưng vì muốn xịt cho cỏ chết nên ký đại.

Trước đây thì có chất Asbestos mà các nhà cung cấp vật liệu dùng trong các vật liệu xây đựng khiến các thợ bệnh bệnh khi về già, thưa kiện đủ trò. Và được đền bù nhưng cuộc đời đã tiêu tan.


“*Người nông dân đã hết thật thà

Đến nhà nông dân, bạn sẽ thấy họ trồng riêng một mảnh ruộng, một mảnh vườn “đồ nhà”, tức là không bón phân xịt thuốc, để dành riêng nhà họ ăn. Họ biết rõ bón phân xài thuốc là rất độc nhưng họ vẫn làm – để lúa có năng suất cao, rau cải xanh tốt – để bán cho người khác ăn. Riêng gia đình họ khôn hơn, chỉ ăn đồ nhà. Chưa hết, nếu ngày xưa mua gạo về để lâu trong khạp, bạn thấy có mọt. Giờ kiếm không ra con mọt nào đâu, gạo đều đã được xử lý chất bảo quản, để bao lâu cũng không mọt, không mốc. Còn rau cải, người đi chợ có xu hướng tìm rau cải có sâu để bảo đảm không bị xịt phân thuốc, nhưng làm gì tìm ra được. Rau xanh mướt, nhưng đem về nhà để tới chiều là bấy nhầy ra, ủng thối.


Nhà nông bây giờ khỏe re, nuôi heo không còn lo cám gạo rau muống và xắt chuối cây như ngày xưa. Tất cả heo gà vịt cá tôm đều nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chất tăng trọng. Đôi khi tôi nghĩ có phải vì thế mà con người cũng béo phì hơn xưa không, ăn thịt toàn chất tăng trọng cơ mà. Tôi có người bạn, con gái làm trang trại nuôi gà công nghiệp. Bạn nói, nó cho gà ăn toàn thuốc và thực phẩm công nghiệp nhập khẩu Trung Quốc, mở đèn, mở máy lạnh cho gà ăn suốt ngày đêm.


Chỉ 3 tuần lễ là con gà to 3-4 kg. Gà không thể đứng nổi, phải nằm ăn, vì xương không phát triển kịp đủ để nâng đỡ trọng lượng. “Bắt con gà lên sẽ thấy nó nặng trịch và thịt cứng ngắc, rất sợ” – bà bạn cho biết vậy. Gà nuôi bằng thuốc rất yếu, dễ chết, chỉ cần cúp điện tắt máy lạnh chừng vài mươi phút là gà ngã ra chết hết luôn. Họ còn nuôi thuốc cho gà đẻ trứng sai, trứng to và đẻ trứng hai tròng đỏ; nhưng con gà đẻ chỉ một, hai lứa là chết vì kiệt sức. Nếu như ở quê tôi không mấy ai ăn thịt gà công nghiệp thì cả Sài Gòn này đều ăn, nhất là các quán cơm gà bình dân bán cho công nhân và sinh viên. Gà vườn giá hai trăm ngàn trong khi gà công nghiệp chỉ khoảng bảy chục ngàn một ký, Người nghèo ăn đồ độc hại là điều đương nhiên rồi.” (hết trích)


Theo mình hiểu thì gà con bên Mỹ được sinh sau 21 ngày ấp trứng bằng máy, đúng 45 ngày sau là được cho vô lò sát sinh nên được nuôi trong các trại gà to đùng mà nông dân nuôi không có nhiều lợi tức, xem như làm công nhân cho các công ty thực phẩm. Lý do là mua gà của họ và bán gà cho họ nên chỉ có một giá, không cạnh tranh. Công ty bắt họ phải mua trang bị máy móc đủ trò, mua thực phẩm gà, thuốc men từ họ hết. Nghe nói là chỉ làm độ $40,000/ năm. Xem mấy phóng sự mà người nuôi gà nói ngoài luồng sợ bị các công ty thực phẩm thưa kiện nên che mặt đủ trò. Họ cho thấy là phải chích trụ sinh để gà khỏi bị bệnh, gây truyền nhiễm và hormone giúp tăng trưởng. 


Cách đây 10 năm người ta khám phá ra một số bé gái 7-8 tuổi ở một vùng thành phố Seattle, đã có kinh, ngực nở. Tò mò họ điều tra thì khám phá các đứa bé này con nhà nghèo nên bố mẹ cho ăn cánh gà nhiều vì rẻ, cánh gà thường là nơi người nuôi gà chích hormone chóng lớn. Xong om

Các bác sĩ mình theo dõi khuyến cáo không nên ăn gà. Nhất là các loại hamburger chay, làm bằng đậu hủ và các loại gì để cho ngon. Không biết họ biến chế loại gì ở trong. Cho rằng ăn loại này còn độc hơn loại hamburger thường. Hamburger cũng không nên ăn vì không biết họ trộn gì trong thịt băm. Mình nhớ ở Pháp, đi mua thịt băm để làm sauce spaghetti, ông bán thịt lấy thịt rồi bỏ vào cái máy xay thịt, còn bên Mỹ mà mua làm sẵn thì hơi sợ. Tốt nhất là ăn Steak tuy đắt hơn. Mấy chợ gần nhà tin tưởng hơn vì thấy họ lấy thịt rồi bỏ vào máy xay, đưa cho mình còn loại mua bỏ hộp rồi thì không nên mua.


Ngày nay, người ta ra luật mới Free-range gà đi bộ nghĩa là mỗi con gà có một chu vi để nhúc nhích. Bắt đầu năm 2020, gà ở Cali bắt buộc phải có 1 Square foot cho mỗi con, nghĩa là 12 Inches mỗi chiều (144 inch vuông) mà chúng ta biết một con gà Mỹ to như thế nào. Chớ đâu phải là được bỏ chạy ngoài ruộng. Cho thấy ngôn ngữ khá phức tạp để hiểu. Họ làm ra luật để câu phiếu chớ cũng không thay đổi gì cả. Vì con gà lớn 144 Square inch.


*Người bán thực phẩm, những mụ phù thủy độc ác

Có lần tôi ra cảng cá, thấy cá từ tàu mang lên ướp nước đá nhão nhoét, tôi thắc mắc “Cá như này sao bán được?” Chủ vựa trả lời: Đây mới là cá tươi, bạn hàng mang cá về nhà sẽ “muối” hàn the và ure, hôm sau mang ra chợ thấy cứng sảng, tươi chong chớ mà ăn độc lắm á em.


Hàn the là chất cấm sử dụng trong thực phẩm, là chất độc và lưu trữ vĩnh viễn trong cơ thể mà không bị đào thải qua bài tiết, nhưng người dân quê vẫn sử dụng để bảo quản thực phẩm, làm cho thức ăn tươi lâu, cứng giòn và dai. Chả lụa ướp hàn the sẽ dai ngon và để ngoài nhiệt độ thường hàng tuần lễ không bị hư. Hàn the ướp dưa chuột, dưa kiệu cho giòn, hàn the hay formol dùng trong sản xuất bún, bánh phở cho dai và để được lâu. Người ta còn dùng Tynopal là chất tẩy trắng trong công nghiệp giấy để làm cho bún trắng sáng. Chập tối đi chợ chiều, tôi từng bắt gặp người bán rải từng vốc hàn the lên thớt thịt để giữ thịt có màu đỏ tươi; sáng mai đem ra bán lại, bán hết thịt cũ mới bán tới thịt tươi, trong khi người nội trợ cứ nghĩ đi chợ sớm sẽ mua được thịt tươi ngon, tội nghiệp biết bao!


*Ngâm thịt thối để biến thành thịt tươi! (NLĐ)

Đi về vùng biển, tôi được bà con ngư dân chia sẻ một bí mật trong cách làm tôm khô. Tôm biển từ tàu đánh bắt xa bờ (đi ít nhất nửa tháng mới về) thì phải ướp để bảo quản. Cá có thể ướp nước đá, nhưng tôm tép thì không bởi tôm ướp nước đá sẽ bị đen đầu. Do đó, ngư dân phải muối tôm bằng hàn the để giữ được con tôm có màu tươi. Vậy là tôm khô biển rất độc hại, bạn chỉ nên ăn tôm biển từ những tàu đánh bắt gần bờ sáng đi chiều về mà thôi.


Cá khô cũng vậy. Bây giờ ra chợ hải sản khô người ta không thấy ruồi. Cả làng cá ven biển phơi cá lớp lớp trên giàn phơi bốc mùi tanh nồng cũng không thấy con ruồi nào đậu vào. Tại sao? Bạn bè miền biển cho tôi biết, gia đình họ tự phơi cá ăn chứ không bao giờ mua ở chợ, vì cá khô bây giờ đều được ngâm “thuốc ruồi”. Đó là một loại hóa chất diệt côn trùng mua từ bên kia biên giới Việt Nam – Campuchia, chỉ cần ngâm cá vào hóa chất, treo lên giàn một đêm là cá khô bán được, không cần phơi nắng, không bị ruồi bu sinh dòi, làm “cá một nắng” bằng cách ngâm thuốc sẽ bảo quản lâu mà không cần đông lạnh gì cả.

Người ta cũng phát hiện nhà kinh doanh hải sản nhuộm ruốc bằng phẩm màu công nghiệp, đó là chất Rhodamine B dùng nhuộm vải, có thể gây ngộ độc cấp tính và gây ung thư. Vàng Ô (Auramine O) là tên thương mại của chất diarylmethane. Đây là chất màu tổng hợp, chỉ được sử dụng trong công nghiệp để nhuộm và dùng để làm màu sơn quét tường. Thế nhưng người Việt dùng chất đó để nhuộm màu vàng cho măng và dưa cải! Và họ dùng oxyt đồng để nhuộm cho dưa chuột ngâm chua giữ được màu xanh tươi.


*Ở Sài Gòn, dù thèm sầu riêng đến mấy tôi cũng không mua. Nhiều người giống như tôi vậy. Họ sợ sầu riêng ngâm thuốc. Con buôn đến từng vườn sầu riêng, bao mua hết vườn, trái non trái già gì họ cũng hái hết, rồi ngâm sầu riêng trong thùng hóa chất; vài hôm sau, sầu riêng chín đều, bán được hết. Những loại trái cây khác như táo, nhãn…, họ cũng ngâm hóa chất – gọi là thuốc phì, chỉ một đêm là táo nở to, trái trông rất ngon; long nhãn nở to đến nỗi nứt cả hạt ra.


*Chợ Việt hàng Tàu

Khi tôi đi chợ mua rau củ, tôi chỉ mua hàng xấu, củ nhỏ đèo, màu ít tươi. Tôi nói KHÔNG với hàng Trung Quốc. Tất cả rau củ quả, gia vị như cà rốt, khoai tây, củ hành, tỏi, đường, bột ngọt… đều của Trung Quốc. Chợ Việt Nam toàn hàng Trung Quốc. Rau củ Trung Quốc củ to, màu tươi đẹp, bạn mua về để sáu tháng sau không hư hỏng. Và rất rẻ. Chính một chủ vựa hàng légume nói với tôi rằng, “hàng Trung Quốc vừa rẻ, vừa đẹp, để lâu không bị hư, thì chúng tôi (các nhà kinh doanh) tất nhiên là phải mua bán rồi”.

Tại chợ Kim Biên, Sài Gòn, muốn mua hóa chất “bảo quản” gì cũng có. Tất cả đều là hàng Trung Quốc (TN) (hết trích)


Cái này mình có kể rồi tỏi hành nhất là hành phi được làm sẵn, về chỉ cần bỏ vào tô bún ăn. Không biết họ bỏ đồ gì, toàn là tỏi, hành hư không còn loại trắng như da Ngọc Trinh thì đã được tẩy ngâm thuốc. Em tính dùng hoá chất này để làm trắng da nhưng sợ bị ung thư nên đành mang kiếp Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen.


* Khi đến cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, tôi thấy bãi hoa quả Trung Quốc chuẩn bị đưa sang Việt Nam nồng nặc mùi hóa chất bảo quản. Mỗi thùng trái cây có một bịch hóa chất, bạn sẽ không bao giờ thấy nó bởi chủ vựa đã thủ tiêu mất trước khi bán cho người tiêu dùng. Vì vậy, trái cây Trung Quốc không cần bảo quản lạnh vẫn giữ tươi nguyên mấy tháng liền. Dân buôn bán vùng biên giới gọi đó là hàng nóng. Thật bất công khi hàng Việt Nam bán sang Trung Quốc phải là hàng lạnh, trái cây phải được bảo quản bằng xe container lạnh, trong khi hóa chất bảo quản của Trung Quốc bán sang Việt Nam đầy ắp ở chợ Kim Biên, Sài Gòn. (Hết trích)


Hồi Tết Tây, vườn mình có quýt đường, muốn bán cho người Việt với cành để cúng ông bà. Mình hỏi một ông bán quýt trái cây ở Phước Lộc Thọ, ông ta kêu người Việt mình thích quýt to của Trung Cộng khiến mình thất kinh. Nhìn vào thấy to gấp 3 trái quýt hữu cơ của mình mà chất sáp trên da quýt nhìn thấy rõ, mình đoán có thể đã bị nhuộm màu, chắc cũng hái từ mấy tháng trước bên tàu, bóc vỏ thì thấy múi quýt đã vàng ố, cắn thử là đắng vì được tẩm hóa chất lâu ngày phải quăng đi. Họ hái ngâm thuốc, cho lên tàu thì ít ra cũng hai tháng sau mới đến cửa Phước Lộc Thọ. Đâu có ai chở bằng chuyên cơ. Nhất là Cali cấm đem trái cây chỗ khác vào nhất là các loại cam quýt vì sợ lây nên họ chắc phải dùng loại thuốc gì để diệt hết các loại vi trùng để được chính phủ Cali cho phép nhập cảng. Người mình thích to, cúng cho ông bà, ông bà bên kia thế giới lại bị ung thư, chết một lần nữa. 


Chửi Trung Cộng hay nông dân Việt Nam thì cũng phải nói đến nông dân Mỹ cũng sử dụng hóa chất nhiều. Được cái là họ bị kiểm soát, thanh tra. Điển hình vườn mình được xác nhận GAP (good American Products), mỗi năm thanh tra đến hỏi mình vô sổ, ngày giờ bón phân, tưới nước,… ai vào vườn ai ra giờ nào. Dùng phân nào để bón cây,… dùng thuốc để diệt sóc phải xin phép đủ trò,… có chứng nhận GAP thì được tin tưởng và bán đắt hơn một tị. Lỡ có chuyện gì thì mình đỡ lo. Thanh tra đi vòng vòng mà thấy có phân chó hay coyote là coi như họ không duyệt.


Mình đi học làm nông dân ở đại học canh nông Riverside. Ông thầy cầm trái táo lên hỏi sinh viên, quả này được hái từ bao giờ, người cho là hôm qua, người cho tuần trước,… cuối cùng ông thầy kêu 9 tháng 18 ngày khiến mình ngọng. Ông thầy giải thích là khi đến mùa hái mà trái nhiều quá thì nhà thầu mua về không dám bán ra hết vì cung cầu nên giá thấp. Thế là họ phải ngâm thuốc bảo quản rồi cho vào phòng lạnh. Đợi hết muà đem ra bán. Do đó phải có chất bảo quản cực chất mới giữ lâu.


Mình có dẫn thằng con và đồng chí gái vào công ty mua sĩ bơ của mình xem cách thức làm việc của họ. Thứ nhất khi đem bơ từ vườn về, việc đầu tiên là họ bỏ vào thùng nước sát trùng để tránh các bệnh truyền nhiễm Salmonella hay E.Coli,… sau đó họ cho lên dàn máy lọc thể loại. Thứ nhất là máy dán nhãn hiệu ngày giờ và vườn ai rồi Scan mỗi trái, chạy qua sàng lọc, loại nhỏ vào loại nhỏ, loại lớn vào loại lớn rồi chạy vào thùng hay bịch. Sau đó họ bỏ vào phòng lạnh. 24 tiếng đồng hồ trước khi giao cho khách hàng thì họ bỏ loại khí đá hay gì đó để làm cho mềm chín. Do đó em không ăn trái cây mua ở chợ, ngoại trừ bưởi, thanh long, cam, quýt và bơ của vườn em.


Đọc báo Tây, họ phỏng vấn một ông Tây trồng nho bên Tây. Ông ta cho biết là không muốn con ông ta theo nghề gia truyền. Lý do là ngày nay phải sử dụng quá nhiều hoá chất, sát trùng. Họ dùng thuốc sát trùng phân bón hoá học rồi bán ra chợ hay làm rượu. Các công ty mướn mấy tên bồi bút viết nào là uống rượu vang tốt cho sức khoẻ đủ trò, nhưng không thấy ai đưa ra kết quả xác nghiệm trong khi rượu được làm bằng nhớ có thuốc sát trùng. Thế là ngọng. Thêm là người Tàu mua rất nhiều các vườn trồng nho làm rượu của pháp. người Pháp lại vác tiền qua Cali mua đất trồng nho làm rượu, hốt bạc.


 Nói chung là khắp thế giới đều bị vấn nạn này nhưng được cái là tuỳ chính phủ có kiểm soát nghiêm ngặt, ông tổng giám đốc một công ty Mỹ bán gà, kêu chở đến khách hàng dù nhân viên thông báo là có thể bị nhiễm E.coli nhưng ông ta bất chấp sau ra toà bị tù 20 năm.


Người ta nuôi bò rồi nước thải của phân bò hay heo lại được dùng để bón phân trồng rau nên hay bị nhiễm salmonella hay E.coli do đó phải cẩn thận. Mình có xem vài phim tài liệu về nuôi heo bò và gà tại Hoa Kỳ thì cũng ớn ớn, còn ở Việt Nam hay Trung Cộng thì không thấy nhưng nghĩ các xử lý nước phân,…chắc không được như tại Hoa Kỳ.


Các bác ra chợ Farmers market thấy trái to tươi như hoa mùa hè là toàn trái cây không phải hữu cơ, bỏ phòng lạnh đem ra bán hết. Loại rau quả hữu cơ chỉ trồng ở nhà thôi còn ngoài chợ, đa số là ba xạo hết. Họ xịt thuốc nhưng ngưng 15 ngày trước khi bị thanh tra hay đem bán là hết độ nồng. Dạo này em tìm được người mua quýt, bưởi, Thanh Long 6 đô một cân anh nên sẽ không mời các bác lên vườn ăn cho khỏi bị chim ăn. Xin lỗi trước.

Mình mua chà là tươi tại vườn anh bạn, ăn ngon hơn và ít đường so với loại chín rồi.

Trong khuôn khổ một bài viết, tôi không biết nói sao cho hết những nỗi khổ của người Việt Nam khi còng lưng làm lụng để rồi phải ăn toàn chất độc, sống trong môi trường nhiễm độc và chết sớm vì bệnh tật. Trung Quốc cung cấp thuốc độc và người Việt đầu độc lẫn nhau, một cuộc đầu độc vĩ đại có thể khiến đất nước và dân tộc này suy tàn, diệt vong.

Thạch Thảo

FB Van Hoang

Share Lại Tuổi Thơ (hết trích) bài này được chia se từ nhiều trang trên Facebook nên không biết là từ đâu.


Nhớ khi xưa, hàng xóm có nhà làm bánh tráng khoai lang Đà Lạt thêm mè, ngon cực đỉnh, họ phơi bánh tránh trên mái nhà, mình đi ngang thấy ruồi xanh bu đầy nhưng khi có tiền cũng mua ăn vì ngon.


Mình nghe kể cán bộ mua thực phẩm gửi từ Tân Gia Ba ăn cho lành nhưng người nghèo tại Việt Nam thì sao. Sống ở thành phố thì đâu có ruộng để trồng.


Chúng ta có thể lên án người nông dân tại Việt Nam vì họ sử dụng hoá chất nhưng nếu chúng ta nghĩ dùm họ. Họ phải kiếm tiền. Thứ nhất chưa chắc họ đã hiểu rõ các hệ luỵ của hóa chất, thứ hai vấn đề sống còn. Nếu họ thất mùa thì xem như trắng tay, không ai giúp đỡ họ như tại Hoa Kỳ có chính phủ ra tay cứu vớt. Nông dân trồng lúa bán đâu có bao nhiêu vì nhà nước thu mua với giá bèo. Cho nên họ phải tăng năng suất với hoá chất để có thêm chút vốn.


Ở Hoa Kỳ nếu không có chính phủ trợ giúp cho nông dân thì chết hết rồi. Điển hình nông dân như mình, xin phép chính phủ được tài trợ làm lại hệ thống nước, đủ trò. Đang xin thêm tiền để đặt cái hệ thống tưới nước bằng wifi để khi đi chơi mình có thể tắt mở hệ thống tưới. Chính phủ cho tiền để làm đường trong nông trại, năng lượng mặt trời. Tốt nhất là có bảo hiểm do chính phủ tài trợ. Nếu thu nhập hay bị thất mùa thì chính phủ đền bù 75% số thu hoạch trung bình hàng năm. Thí dụ họ tính trung bình mình thu hoạch hàng năm 100,000 cân anh vì có năm nhiều hơn và năm ít hơn. Nếu không thu hoạch được 100,000 thì bù tiền cho mình. Cho nên không sợ bị lỗ vốn, chỉ không lời thôi.


Còn ở Việt Nam không có sự tài trợ của chính phủ dù nông dân là nguồn thu nhập chính của Việt Nam. Cho nên họ phải sử dụng hoá chất dù biết là thất Đức nhưng họ phải sống còn. Người giàu như cán bộ thì có thể mua thức ăn sạch còn người nghèo thì phải chịu. Ở Hoa Kỳ người nghèo phải mua thực phẩm chế biến từ công nghiệp, khiến họ béo phì. Anh nghèo mà mua một cái hamburger có $0.99 trong khi mua một cây xà lách giá $3.99. Anh chọn cái nào. Nước nào cũng có vấn đề. Ở Hoa Kỳ người nghèo bị bệnh béo phì, đưa đến cao mỡ cao máu, cao đường đủ trò. Hambourger giá $0.99 toàn là đồ hằm bà lằn như Hot Dog, bao nhiêu thịt mở, lòng lèo gì của con heo gà đều rộng vào đó.

Khi ăn hot  Dog, nên nhớ họ bỏ đủ thứ đáng lẻ quăng bỏ.

Mình mới đọc tài liệu nghiên cứu này về việc tái sinh các loại nhựa có chất độc tại Trung Cộng, Nam Dương và Nga rồi xuất cảng qua Âu châu và Hoa Kỳ. Mình có kể vụ các containers của Trung Cộng chở hàng hoá sang Hoa Kỳ và Âu châu, khi chở về Trung Cộng thì trống không, tốn tiền nên Trung Cộng được trả tiền để đem rác của mấy xứ này về Trung Cộng và cho vào lò tái sinh đốt để làm nhựa hay giấy, lon,…có chất độc trong rác dính bẩn, độc tố vào, không được rửa như tại Hoa Kỳ và Âu châu. Sau đó Trung Cộng lại xuất cảng qua lại với các độc tố. Chán Mớ Đời  

Chỉ có cách tìm hiểu thêm về dinh dưỡng rồi ăn uống cẩn thận còn thì tuỳ số mệnh. Có người ăn uống kỹ lưỡng, tránh mỡ, tránh đủ thứ, để rồi lái xe tông chết cái đùng. Chán Mớ Đời 


Vợ em có bệnh khó ngủ nên hay mau táo tàu để nấu uống, mà lại mua từ các tiệm thuốc Bắc từ Trung Cộng sang. Bác nào có cây táo tàu, đến mùa kêu bán cho em một ít để em nấu cho vợ uống. Xiên cảm ơn trước. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 







Giọng ca anh rất tồi

 “Anh Sơn! Giọng ca anh rất tồi”. Đó là lời phê bình của đồng chí gái sau khi nghe mình cố gắng đàn và hát lần đầu tiên để cưa cô nàng. Mình và cô nàng đang trong thời gian điều nghiên lý lịch trích ngang, đả thông tư tưởng, sau khi nghe lời bình phẩm cực chất, mình đành đập vỡ cây đàn, bỏ mộng làm ca sĩ nghiệp dư để có vợ.

Hôm trước, tình cờ thấy tấm ảnh ngày xưa ở Luân Đôn, đang đánh đàn, hát với một anh quen khi xưa trong một buổi văn nghệ khiến mình giật mình, không ngờ quá khứ đã có một thời văn nghệ văn gừng, đến khi lấy vợ thì cuộc đời mình, như bước sang một trang sử mới, khép lại một chặng đường 40 năm lầm than. Lại có ai kêu biết anh chàng đánh đàn chung với mình. Cho thấy cuộc đời người có nhiều chặng đường như sông có khúc người có lúc. Đang đánh đàn bổng nhiên anh bạn quay quay cái đàn, ra hiệu đàn bị đứt dây. Anh ta chơi nhạc chính còn mình thì phụ thôi, ai ngờ đàn anh ta đứt dây khiến mình phải chơi nốt cho xong. May có Phật độ hôm ấy.
Hình chụp hôm văn nghệ tại Chùa ở Luân Đôn

Mình tự học đàn trong thời gian đi làm ở Thuỵ Sĩ. Lý do đi làm xong về chả có gì làm, xứ Thuỵ Sĩ thì sau 6 giờ chiều, chả có ai ra đường, xứ buồn muôn thủa tương tự Đà Lạt ngày xưa. Cuối tuần thì dân đi xe lửa đi trượt tuyết. Người Việt tại đây cũng ít. Mấy cô gốc mít rất hiếm mà đám đực rựa đi tìm gái đông như quân tàu. Gái Việt Nam thuộc dạng hàng hiếm. Cô nào xấu đến đâu cũng được các anh chiêm ngưỡng như thiên hạ đi chợ mua rau cải hữu cơ, càng bị sâu ăn càng kêu tốt.


Dạo đó anh bạn có giới thiệu vài người Việt ở vùng này. Chỉ nhớ có 3 chị em hay nấu ăn mời cả đám đến nhà. Vừa ăn xong ba chị em tính nấu cơm chiều. Có một cô tên Tuyết thì phải, được anh bạn để ý tới nhưng rồi không biết tình yêu chưa đủ lớn hay sao, có anh chàng nào bên Mỹ bắt đem qua Mỹ khiến anh ta thất tình mấy tháng. Sau này anh ta lấy vợ ở Việt Nam nhưng nghe kể cũng sugar you You go, sugar mi mi go. Anh ta kêu con gái còn nhỏ nên vẫn phải chu cấp, nay đã nghỉ hưu. Có dịp trở lại Thuỵ Sĩ, sẽ ghé anh ta chơi.


Dạo ấy người Việt vùng Geneve và Lausanne rất thân nhau. Lễ Tết họ đều làm chung. Ở Geneve có một chị tên Hồng thì phải, hay luyện tập mấy cô, mấy nữ sinh múa đủ trò cho các hội lễ. Hãng đổi mình lên Basel rồi Zurich nên mất liên lạc từ đó. Mình có đi trại hè chung với nhóm Geneve và Lausanne trước khi dọn qua Anh quốc. Mình có quen một vài người Việt tại Basel nhưng lâu quá không liên lạc từ ngày rời xứ Thuỵ Sĩ.


Thật ra khi còn ở Đà Lạt mình có đi học đàn được 3 tiếng với ông thầy tên Hà ở đường Tăng BẠt Hổ, có 2 đồng môn là Hùng, con Hiệp Tam Kỳ, ngay góc Nguyễn Biểu và Tăng Bạt Hổ và Thanh Tịnh hàng xóm của mình. Hùng có khiếu nên sau này đánh đàn cho ty thông tin Đà Lạt, Thanh Tịnh thì học đàn Hạ Uy Di, còn mình học được 4 buổi học rồi ngưng. Nếu mình không lầm thì dì Thanh, con bà Phúng cũng học đàn hạ uy di với ông thầy này. Mình học được 3 lần thì một hôm, mình đến sớm, muốn tập đàn vì chưa có đàn để tập ở nhà. Ông ta cứ bắt mình nhịp chân 1, 2 ở nhà đồ rê mí Fa sol. Sau này mới khám phá ra đi cua gái chỉ cần học hai nốt Đô La, còn Mì gói Fa sữa thì đợi khi có con Ré trong đêm.


Vì tự động vào phòng học, ngồi cầm cái đàn của ông thầy mà chưa được phép nên bị ông ta chửi như tát nước, kêu mất dạy đủ trò rồi lắc đầu bảo; sau này trong các loại đàn, mày chỉ chơi được đàn bà. Từ đó mình bỏ mộng làm nhạc sĩ đến khi ra trường đi làm ở Thuỵ Sĩ.

Đây là con kênh ở Hy Lạp, được đào bằng tay vào cuối thế kỷ 19. Ai viếng xứ này đừng quên chạy lại đây. Chỗ gần đây mình có ăn cơm ngon nhất trong chuyến đi 1 tháng tại đây. Mướn xe rồi chạy khắp nơi

Khi mình đi chơi 4 tháng với cô bạn người Mỹ ở Anh quốc, Creta, Nam Tư, Hy LẠp, Ý Đại Lợi rồi trên đường về Paris, ghé lại Lausanne thì có anh bạn quen ở Ý Đại Lợi, du học, đang làm phụ giảng ở đại học bách khoa Lausanne, kêu có một ông thầy đang cần phụ giảng nên mình chạy vào hỏi thì được nhận. Về Paris, khăn gói lên đường sang Thuỵ Sĩ, khởi đầu cuộc đời tha phương cầu thực, bỏ ý định đi Hoa Kỳ kiếm việc với cô bạn Mỹ. Từ đó đi Ý Đại Lợi, Anh quốc, rồi Hoa Kỳ.


Anh bạn có cây đàn nên cuối tuần hay ghé nhà anh ta chơi, nấu ăn rồi hát hò. Anh ta đưa mình cuốn sách dậy Tây ban cầm của ông Phạm Duy, mình mượn nhờ cô thư ký làm photocopy đóng bìa rồi tự tập từ đó. Có hôm mình buồn đời làm thơ làm nhạc trên hồ Leman đủ trò. Sau này xem lại thì phải công nhận dỡ như nước ốc.


Sau này, qua Luân Đôn làm việc thì có tên đồng nghiệp gốc Nam Phi, chơi Tây ban cầm cổ điển rất hay nên mình kêu hắn dạy mình. Cũng Carulli đủ trò, xôm tụ lắm. Mua đàn đủ trò rồi khi sang Hoa Kỳ thì bỏ lại hết. Sau đi làm ở New York, mình mua được cái đàn ở chợ trời $30, cũng mò mò lại khi rảnh.


Tôi van em hay nghĩ kỹ đi em, yêu tôi rồi sẽ khổ cả một đời. Bởi tôi là một kẻ lang thang, không nhà, không tiền, không đem lại hạnh phúc cho em. Hãy nghĩ kỹ đi em, em yêu tôi rồi sẽ khổ thân em. etc mình hay hát bài này rất tâm đắc khi mấy cô đến nhà chơi. Sau đó, mình gọi điện thoại rủ đi chơi thì bố mẹ kêu em nó đi chơi với bạn trai rồi. Xem như bài hát đó nói lên lời tạ từ của mình. Kiểu hát nhạc của thầy cúng để đuổi tà. Tưởng để lấy le tài năng văn nghệ với mấy cô, ai ngờ mấy cô bỏ dép chạy lấy người.


Khi hát cho đồng chí gái thì cô nàng thay vì bỏ chạy mất dép, lại kêu giọng ca rất tồi, anh muốn lấy tui thì bỏ mộng nghề ca sĩ đi, nó không đem lại lợi ích gì cho tui. Tui là vượng phu ích tử nên anh nghe tui, bỏ cái nghề anh muốn theo đuổi.


Buồn đời, mình mở cassette để thâu giọng hát của mình. Lúc đó, mới giác ngộ cách mạng là lời phê phán của đồng chí gái tuy phủ phàng nhưng rất cực chất. Ai đó nói chỉ có vợ mình mới dám nói sự thật nên mình nghe lời và đăng ký quản lý đời đồng chí gái. Cứ như cái loa phóng thanh phường ở quê mình. Có lần mình về quê nội, cô em kêu ở lại một đêm. Sáng mới 4-5 giờ sáng mình nghe oang oang giọng ai nói qua loa, họ nêu tên những người làng chết tại Điện Biên Phủ. Bò ra sân thì mới hiểu là ngay cổng nhà có cái loa phường, mỗi ngày họ phát thanh từ 5 giờ sáng nên hết dám ngủ lại quê.

Thế là mình nghe lời đồng chí gái, bỏ đàn hát như lời tiên tri của ông thầy dạy đàn Đà Lạt, dân nằm vùng, sau này trong các loại đàn mình chỉ biết chơi đàn bà. Bỏ đàn hát thì buồn nên mình đi học về đầu tư tài chánh.


Vợ mình thì thích hát hò lắm, ai kêu tụ họp hát hò là đi, còn mình thì giác ngộ cách mạng sớm, không phải thiên tài về ca hát nên chỉ làm tài xế cho vợ, ăn xong ngồi ngủ, đợi vợ hát xong rồi lái xe đưa vợ về. Hôm ở New York, có anh bạn ở bên New Jersey mời đến nhà ăn cơm, có hát hò. Mình lười đi vì xa, mất 2 tiếng đi và hai tiếng về, phải lấy xe lửa đủ trò rồi Uber. Vợ mình nghe hát là đòi đi cho bằng được. Hôm kia nhận được tin nhắn anh bạn kêu là chạy xuống Virginia để họp mặt hát hò. Dân thích văn nghệ, chỗ nào họ cũng chạy đến dù được hát một bản nhạc hay 2. Dù phải lái xe từ New Jersey xuống Virginia. Chán Mớ Đời 


Lâu lâu đi họp mặt với thân hữu cũng đụng vài người hát cực tồi như mình nên chỉ biết cuối đầu, lướt mạng để bớt bị tra tấn. Đi họp mặt, sau phần ăn uống thì mỗi người ngồi, cứ cầm điện thoại tìm bài hát, đợi đến phiên mình cầm mi-cờ-rô, thấy vui. Hình ảnh trong phòng khá vui vì ai nấy chăm chú kiếm bài hát, chả giao lưu, nói chuyện với nhau gì cả. Người hát thì mặc người hát vì hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ nhất là ca sĩ karaoke. Lâu lâu có vài người hát khá nhưng mình cũng không thích nghe nhạc. Vài ông ngồi ngoài sân hút thuốc, tránh nghe vợ mình làm ca sĩ, uống rượu tới bến. 


Ở Âu châu mình nhớ bạn bè gặp nhau, độ 8 người là nhiều. Nấu ăn chung rồi ăn uống nói chuyện, khá vui còn nay thì hơi lạ. Nhớ về Đà Lạt, có chị bạn học cũ, mời đến nhà ăn cơm với mấy người bạn học cũ khác, độ 6 người nên khá vui, thân mật. Còn ra tiệm ăn thì chán như gián vì chả biết ai là ai.


Đi ăn uống hát hò ở nhà bạn thì cũng vui nhưng khi đến tiệm ăn thì chới với. Gặp ai mà lên sân khấu hát cực chất the thé như mình thì đang ăn nuốt không vào, ông chồng hay bà vợ lại chạy lên sân khấu tặng hoa hồng, rồi dang tay nối vòng tay lớn ôm hôn thắm thiết đủ trò lại khiến mình nhai hết nổi. Nói vậy chớ mình có quen một anh gốc Đà Lạt, học trên mình 1 lớp. Anh ta chỉ biết có một bài nên đi đâu cũng chỉ hát bài ruột rồi ai có yêu cầu cũng thối thát, khác với mấy ông mấy bà hát xong, lại tự động kêu theo lời yêu cầu của các anh chị tôi xin hát thêm mấy bản để tặng các anh chị. Chán Mớ Đời 


Được cái là nhờ bản nhạc này mà anh ta lấy được vợ lại. Một hôm đi ăn cưới, ngồi cũng bàn có một chị mới goá chồng, buồn đời. Anh ta lên hát bản ruột “si l’amour existe encore” khiến bà goá chồng nức nở, kêu tình yêu còn hiện hữu, xin anh hãy ôm em thật chặc. Thế là cô nàng đưa anh ta về dinh. Cuối tuần dẫn vợ đi phòng trà hay các nơi hát cho nhau nghe. Vẫn một bài ruột rồi người nhâm nhi rượu. Xong om


Hôm tước, nói chuyện, mình kêu anh ta đi thăm người bạn nối khố một thời với anh ta, cúp cua đi chơi chọc gái ở Đà Lạt. Nay anh bạn bắt đầu trả nhớ về không. Lâu lâu mình ghé thăm ôn chuyện cũ, giúp anh ta đỡ buồn vì về hưu ở xa bạn bè nên buồn. Nhưng anh ta ở dưới San Diego với vợ mới.


Khi xưa, trong giờ ra chơi, hay thấy mấy tên và ả trong lớp ngồi hát với nhau mấy bản nhạc thịnh hành dạo ấy. Lâu lâu, mình cũng bò lại gần, ngồi nghe họ hát nhưng không dám cất tiếng vì sợ chúng chửi kêu lạc giọng, lạc tông. Dạo ấy mình nghĩ chúng ganh tài mình, sợ gái mê giọng hát của mình đến khi nghe đồng chí gái phê bình, làm sáng dạ sáng lòng về giọng hát của mình thì mới bật ngửa, hoá ra giọng hát mình cực tồi như ông thầy dạy đàn 4 lần khi xưa.


Dạo ấy, trường Văn Học hay mở nhạc trước khi vào học và trong giờ ra chơi. Có năm, để chuẩn bị cho đại hội nhạc trẻ học sinh, được tổ chức tại trường Trí Đức ở cạnh nhà CHung.


Thầy Chử BÁ ANh, kêu mình làm trưởng lớp, huy động các tên và ả biết chơi nhạc và hát để tập dợt, thâu băng, mở cho học sinh nghe trong giờ ra chơi. Thành lập ban nhạc gồm có hai anh em Chử Nhị Anh và Tam Anh, đánh trống thì có Hùng COn Cua, đánh bass thì có Trần Thiện Tân, nhà ở Tùng Nghĩa. Ca sĩ thì lớp 12 B toàn là đực rựa không nên phải nhờ Vũ VĂn Tùng đi mời mấy cô đẹp đẹp của mấy lớp khác làm ca sĩ. Thường dạo ấy, mấy cô đẹp thích hát nên mời được liền.

Mình chỉ có nhiệm vụ hẹn giờ ngày đến nhà thầy Chử Bá ANh ở đường Nguyễn Du Đà Lạt, phải chở vài người không có xe xuống đó và đưa về. 


Tóm lại năm đó ban nhạc của trường Văn Học đứng gần chót khi trình diễn tại trường Trí Đức. Mình không nhớ trường nào về nhất chỉ nhớ là sân khấu được thành lập trên hành lang trên lầu 2 của trường. Trần Thiện Tân chơi guita Bass đến khi chơi thì lấy guitar của ban tổ chức, mới khám phá ra 4 dây thay vì 6 dây như đàn của anh chàng có ở nhà nên luống cuống đánh lộn xộn khiến mấy ông thần kia cũng chới với theo. 


Ca sĩ nếu mình không lầm có ít nhất là hai cô; Cái Bớt Một Thời hát bản Mamy Blue và chị Hường hát đài phát thanh Đà Lạt bài chi mà dạo ấy hay nghe đài phát thanh; tóc mai sợi ngắn sợi dài, lấy nhau chẳng Đặng thương Hoài ngàn năm. Không biết thế hệ mình có thương Hoài nghìn năm các đối tượng một thời hay không, hay 75 đến là chạy mất dép không nhận ra ai là yêu ai là thù.


Sau vụ đại hội nhạc trẻ của học sinh Đà Lạt thì mọi việc đều dẹp hết. Cả lớp mình bắt đầu chú tâm ôn bài học thì Tú tài. Sau đó thì mỗi người một ngã. Mình, Hùng Con Của, Nguyên, 3 tên trong nhóm thân nhau đi du học, còn Nguyễn Đình Tài, học Sử tại đại học Đà Lạt, Võ Hoàng Đa học đại học Đà Lạt môn MPC, Trần Thiện Tân thi rớt, về Sàigòn học tiếp để trở thành ông Tú. Dương Quang Trí rớt nên cũng không gặp lại. Mình gặp lại mọi người sau này ở Cali, Gia-nã-đại, Đà Lạt. Nguyên và Trí đã qua đời. Tân thì chưa bao giờ gặp lại từ năm 1974.

Cuộc đời văn nghệ của mình chỉ có bấy nhiêu, trong các loại đàn thì mình chỉ biết đàn bà như ông thầy Hà, nằm vùng tiên đoán. May sao đồng chí gái thẳng thắn khi tuyên bố giọng ca mình rất tồi để mình bỏ mộng làm ca sĩ nghiệp dư. Hôm kia có chị bạn học cũ khi xưa ở Đà Lạt nhắn tin, hỏi dạo này ra sao khiến mình nhớ cô này cũng là ca sĩ nghiệp dư đến nay. Đồng chí gái hay tổ chức họp mặt văn nghệ tại nhà, mời mấy người này thì họ lái xe ban đêm không được nên đành chịu.


Khi mình đi hỏi vợ thì cô ta và chồng đại diện nhà trai đi hỏi vợ cho mình sau đó thì biệt tăm biệt tích đến một lần khi đi ăn đám cưới cháu của Võ hoàng Đa. Mình thấy người ta giới thiệu 1 bà ca sĩ, mình hỏi vợ bà này sao trông thấy quen quen. Mụ vợ kêu bằng anh chứ ai. Mình có đi dự lễ thượng thọ của cô nàng, được đặt tên là kỷ niệm 25 năm làm ca sĩ nghiệp dư. Chán Mớ Đời 


Cuối tuần này, đồng chí gái có tổ chức họp mặt văn nghệ với nhóm thân hữu Hội An. Lâu lâu nhóm này hay tụ họp đàn hát, có một anh từng làm chủ một vũ trường nổi tiếng nhất dạo mình mới sang Cali, có cái mixer cực đỉnh. Ai hát sao, họ chỉnh lại thấy vẫn hay. Có mấy anh đàn rất hay. Phải công nhận âm thanh hay thì nghe phê hơn. Phải chi ngày xưa, mình có cái mixer để chuyển đổi giọng ca mình thành giọng của Sĩ Phú thì chắc không ế vợ.


Nhóm thân hữu Hội An này rất đoàn kết, mỗi tuần họ hẹn nhau uống cà phê, rồi thay phiên tổ chức hát hò, khá vui. Hội An khi xưa nhỏ bé nên họ đều biết nhau từ bé như trong xóm mình nên nay gặp lại tại Cali thì họ hay gặp nhau dù phải lái xe mệt nghỉ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn