Sự hình thành khu Hoà Bình Đà Lạt


Mình có một số hình cũ Đà Lạt xưa nên tính lựa rồi bỏ lên mạng để người xưa ở Đà Lạt có thể bổ túc thêm để mọi người hiểu thêm về Đà Lạt xưa. Mình đang xem hình thì thấy hình của hai ông Tây ở khu Hoà BÌnh, dạo ấy là Chợ Cây. Lại thấy đề tên Jean LAHERRÈRE và Verlot nên buồn đời mình bắt chước ông nGuyễn Du khi xưa, 100 năm trong cõi người ta những gì tò mò thì tra gú gồ. Thường thì hình ảnh được đăng trên mạng kèm theo một câu chuyện hay trang nhà nào đó. 


Khám phá ra ông tên Jean Laherrere, là Goum Marocain, một đội lính của quân đội viễn chinh của đế quốc Pháp, tương tự ở Algerie thì có đoàn Harkis, hay dân Malgache mà người Việt mình khi xưa kêu dân MẶt Gạch, hay cướp của hiếp dâm phụ nữ tham gia đi đánh trận cho nước Pháp. Ông tướng Tây nổi tiếng đã từng lãnh đạo đội quân Goum Maroc là ông De Lattre de Tassigny, cũng có lần lãnh đạo đạo quân viễn chinh của pháp tại Việt Nam. 

Hình do N.K. Lasan Adran cung cấp


Ông Jean LAHERRÈRE sinh ngày 26 tháng 2 năm 1922 tại Septvaux (Aisne), 1 làng nhỏ ở vùng Picard cách Soissons độ 20 cây số. Hình như thành phố này nằm gần tỉnh Compiegne. Năm lên 12 tuổi, ông ta học nghề làm thợ bánh mì. Khi quân đội Hitler chiếm đóng Pháp quốc, ông ta trốn qua vùng tự do. Đến vùng Pau, xin gia nhập quân đội và được đưa sang Algerie, thuộc địa của nước Pháp mà quân đội Đức chưa chiếm đóng. Mấy nước Bắc phi như Ma-rốc Algerie và Tunisia là cựu thuộc địa của Pháp như Đông Dương.


Để giải thích cho những ai không sinh sống tại Pháp hiểu trong thời gian thế chiến thứ 2, khi quân đội của Hitler chiếm đóng Paris thì có một thỏa ước với thống chế Pétain, quân đội của Hitler chỉ đóng phân nữa nước pháp như Paris, còn chế độ Vichy của thống chế Pétain cai quản phần phía nam của nước Pháp. Họ kêu chế độ Vichy là vì chính phủ Pétain đóng đô ở Vichy. Dân kháng chiến, không muốn sống với Đức quốc xã thì trốn xuống miền Nam rồi chạy qua các thuộc địa của Pháp ở BẮc Phi là Ma-rốc, Algerie và Tunisia mà phim Casablanca có nói đến vấn đề này. Khi đồng minh thắng trận thì chính phủ Để Gaulle bắt giam thống chế Pétain. Dạo mình sống tại Paris, dân cực hữu hay hát bài Maréchal nous voilà.


Ông ta tình nguyện gia nhập quân đội, đi Đông Dương, lên tàu tại cảng Oran, Algerie ngày 20 tháng 12 1950, đi qua kênh Suez rồi đến Hải Phòng ngày 7 tháng 1, 1951. Ở Đông Dương vài năm thì trở về Bắc Phi. Sau này ông ta về lại Pháp và chết năm 2001, thọ 81 tuổi. Trang nhà của ông ta do một cô em họ thực hiện tên Chantal laherrere. Mình có đề tên hình ảnh lấy từ trang này. Ca nhạc sĩ Enrico Macias, có làm bài hát Adieu Mon Pays khi thuyền rời hải cảng Oran, Algerie.


Đi bên trái là ông Jean LAHERRÈRE, thiếu uý và bên phải, ông Tây thấp hơn là chuẩn uý Verlot, đi trên phố Hoà BÌnh khi xưa, mình đoán là khu Việt Hoa. Chỗ nhà hàng Mekong và dãy nhà Bùi Thị Hiếu có một khoảng cách, phía Bùi Thị Hiếu nhô ra không nằm thẳng với dãy Mekông Đức Xương Long. Để mình sẽ tải lên hoạ đồ dưới đây để các bác dễ định vị. Hình này chụp năm 1952 tại Đà Lạt khi ông ta về đây dưỡng thương vì đánh nhau mệt thở ở miền Tonkin, Việt Bắc. Mình có một ông chú bị Tây bắn chết trên đường đi học về, lúc đó đâu 14, 15 tuổi gì đó. Ông ta kể là căn cứ của người Pháp bị Việt Minh phá vở khá nhiều. Nếu mình không lầm thì dạo ấy có mấy chiến dịch của Pháp đánh lên vùng Việt Bắc, nơi Việt MInh tập trung rất nhiều, mấy ông tướng như Salan, mình có ăn cơm với ông ta vài lần khi ông ta lên Paris để gặp ai ở hội quán Cựu Chiến Binh Pháp Hải Ngoại, đem quân lên để tiêu diệt Việt minh nhưng bị đánh mệt thở, nên họ có ý định đem quân đến Điện Biên Phủ, nhử quân Việt mInh đến nhưng quân đội kháng chiến đã đem đại bác lên trên đỉnh đồi và nả pháo súng lòng chảo Điện Biên, giúp kết thúc cuộc chiến.
Hình chụp tại nhà hàng Au Cabaret, sau này được bà dược sĩ Trang Hai mua lại. Nay về Đà Lạt thì sẽ không thấy nữa vì họ mới phá tan, cày hết vùng đất này.
Chụp bên đường nhưng không nhận ra ở đâu, chắc gần hồ Xuân Hương vì mấy hình ảnh của ông ta được chụp, đa số là ở cạnh hồ Xuân Hương. Chắc con đường này đang được làm vì thấy mấy đống đá sõi.
Bệnh viện Đà Lạt Lasanne. Đà Lạt dạo ấy có hai bệnh viện, 1 dành cho người Pháp và một dành cho người bản xứ. 
Đây hình trong tiệm ăn Au Cabaret, (biệt thự Trang Hai), người phụ nữ là chủ nhân nhà hàng. Ngoài ông chuẩn uý Verlot, còn có ông đại uý chỉ huy trưởng trường quân đội Đà Lạt. Trên bàn thấy hai chai Maggi

Hình chụp năm 1952, khi ông ta được điều về Đà Lạt, hình chụp ngay hồ Xuân Hương năm 1952. Phía sau thấy mấy ống nước để bơm nước vào nhà máy nước Đà Lạt. Nhìn hình ngày nay thì cây cối bay hết.


Conformément à la Loi Informatique & Liberté, toutes les personnes citées dans les textes ou présentes sur les photographies, ou leurs ayants droit,

peuvent demander à être retirées ou masquées - Site réalisé par Christian Frappier et sa cousine Chantal Laherrère © Vence 2007 - 2009


Đây là bản đồ khu chợ Hoà Bình Đà Lạt năm 1932 (état actuel). Ta thấy có hai nhà chính sơn màu vàng đậm, một cái như hình thập tự giá và hình chữ Nhật. Tấm ảnh chụp 2 ông Tây theo mình là đoạn dãy phố Đức Xương Long và Mekông. Căn nhà bên phải là căn nhà hình chữ thập, thấy chữ Phòng Thông Tin. Dãy nhà dài 3 cạnh bên phải xem hình phía dưới có rất nhiều tiệm tàu, sau bị phá vỡ để xây các kiosque lý do là phía sau có vực sâu rất nguy hiểm dể bị sạt lỡ. Phần gạch ngang màu đen là taluy sẽ được xây.

Lúc này đường Trương Vĩnh Ký chưa được mỡ, thấy có dãy cư xá đường Thành Thaí, đường Lê Đại Hành dạo ấy được gọi đường Gia Long, dãy phố Chic Shanghai chưa được xây cất. Dường Duy Tân chỉ có một chiều.thấy trường Đoàn Thị Điểm. 
Hình chụp Chợ Cây từ dãy phố Đội Có, bên phải là dãy nhà Bùi Thị Hiếu và Cà Phê Tùng, xa hơn là dãy Mekông chưa được xây nhà gạch sau này bởi ông Võ Đình Dung. Thấy căn nhà đề Phòng Thông Tin, có hai mái, bên trái thấy một khúc của chợ hình chữ Thập, còn thì có mấy quán che tạm cái mái. Đã thấy đường Tăng Bạt Hổ sau này, nằm giữa dãy Bùi Thị Hiếu và dãy Mekông. KHu vực Chic Shanghai chưa được xây cất, thấy đồi Trương VĨnh Ký. Xa xa là núi Cam Ly. Bên phía tay trái, thấy dãy nhà gỗ 2 tầng xây như dãy khu Mekông và Đức Xương Long. Sau bị giải toả khi họ xây Chợ Cây (xem bản vẽ dưới)
Hình đề chợ mới (nouveau marché). Dãy Bùi Thị Hiếu chưa được xây cất bằng gạch ngói (chỉ xây bằng gỗ, sau này khi chợ cây cháy nên họ xây các dãy phố bằng gạch ngói), ngay cả dãy phố Đội Có. Mình đoán thôi nghe, đưa ra đây giải thích của mình rồi ai biết rõ hơn thì cho ý kiến để mình bổ túc, chớ đừng chửi mình là dốt vì lúc này mẹ mình cũng chưa ra đời. Khi mẹ mình vào Đà Lạt năm 1948, thì khu vực này đã được giải toả và xây Chợ Cũ.. 

Trước năm 1932, thì chợ được sinh hoạt khu vực dành cho người bản địa, cạnh cầu Ông Đạo nhưng tháng 5 năm 1932, bão lũ đã cuốn trôi khu vực này và có 15 người chết (xem hình dưới) nên người Pháp mới dọn lên khu vực hOà Bình, nới rộng hồ Xuân Hương tới cầu Ông Đạo ngày nay. Trong bản thiết kế của ông Hébrard, thì các khu vực cao trên đồi là dành cho người Pháp. Khu vực khu Hoà BÌnh được dành cho người Pháp nhưng chưa xây cất gì cả. Giải đáp thắc mắc của mình vì dinh tỉnh trưởng trên đồi cao nhất, lại có khu vực cạnh phía dưới để người bản xứ sinh sống (quartier indigenes). Nếu xem bản thiết kế của ông Hébrard thì thấy khác với sau này.

Lần sau có dịp về Đà Lạt, mình sẽ ghé văn khố lưu trữ mấy tài liệu về Đà Lạt xưa để xem vì hình thì nhỏ quá và mờ nên không đọc được mấy chú thích bằng tiếng Tây.
Khu họp chợ của người bản địa sau bị lũ tháng 5 năm 1932 quét sạch, khiến người Pháp phải dời khu này lên Hoà BÌnh. Mình có kể khu vực này trong bài Phố Tàu đầu tiên Đà Lạt. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc này 
Mình có kể về phố tàu đầu tiên tại Đà Lạt rồi

Khu vực này trước 1932, sau đó thì được dời lên khu Hoà Bình sau cơn lũ phá cái đập và cuốn trôi nhà cửa của người Việt và người Tàu tại khu phố dành cho người sở tại.

Hình ảnh chợ đầu tiên ở khu Hoà Bình, lụp xụp mà người ta làm tạm sau khi cơn bão lũ tháng 5 năm 1932. Người Đà Lạt xưa hay gọi là Chợ Cây. Có căn nhà 2 mái phía cuối là căn nhà gọi là Thông Tin mà hình chụp hai ông Tây trên lề đường của phía Việt Hoa- Đức Xương Long. Bên trái là cái chợ cây có hình thù như chữ Thập, thấy xơ xác nên sau này bị cháy vì làm bằng gỗ. Người Đà Lạt xưa hay gọi chợ này là chợ Cây hay Chợ Gỗ. Hình 2 ông Tây được chụp ngược lại năm 1952 nên thấy dãy phố Việt Hoa, sau khi đã được ông Võ Đình Dung xây cất xong.
Đây là hình chụp chợ cũ. Dãy phố nhà cầm đồ Bùi Thị Hiếu-Cà Phê Tùng đã được xây bằng gạch và lợp mái ngói, thấy mái nhà của dãy nhà Đội Có. Dãy phố của tiệm ăn Mekông chưa được ông Võ Đình Dung xây cất, vẫn còn xây bằng gỗ .
Hình chụp từ trên lầu của dãy cà phê Tùng xuống chợ đầu tiên ở khu Hoà Bình
Chỗ này là cuối dãy phố của cà phê Tùng, bên phải có dãy nhà nhỏ, có thời là phở Tùng. Sau bị cháy nên chủ đã cho xây lại dãy phố, ăn ra đường Hàm Nghi che luôn cái tường “au chat botté” . Chỗ này có con hẻm đi xuống đường Mình Mạng, chỗ tiệm bảo hiểm của ông Hoè, cạnh tiệm kem Thuỷ Tinh và tiệm uốn tóc Ba Lê. Nhớ dạo tiệm phở nấu bằng củi than nên sơ ý làm cháy tiệm phở. Từ đường Hai Bà trưng, thấy khói đen nên mình chạy sang xem cùng thiên hạ. Sau đó thì một trận mưa đỗ xuống nên mấy người lớn kêu là chủ tiệm hên. Sau khi xây tiệm mới thì thiên hạ vào ăn như điên để ủng hộ. Theo mình nghe kể bởi con gái tiệm BẮc Hương đúng hơn là tiệm giò chả Quốc Hương hay Mỹ Hương dưới chợ Đà Lạt thì phải bố mẹ chị ta xây dãy này. Lúc đầu tính xây khách sạn nhưng sau ít có người hùn vốn nên xây dãy. Phố cho phở Tùng mướn. Mình có hình của tiệm này sau khi được xây mới (lười đi lục mình có kể và tải lên khi nói về bến xe Tùng nghĩa) Khúc gần chỗ này, phía bên đồi dinh tỉnh trưởng, có tiệm Phở Bằng nổi tiếng một thời ở Đà Lạt. Đối diện tiệm phở này có mấy căn nhà của ông Võ Quang Tiềm khi xưa làm kho rượu thời Tây rồi sau này làm khách sạn.
Đây hình chụp từ phía dãy nhà Đội Có. Khu Bùi Thị Hiếu-cà phê Tùng đã được xây cất. Chỗ tiệm Bùi Thị Hiếu, thấy lúc đầu là tiệm uống tóc hớt tóc. Chắc lúc ấy, bà ta còn trẻ chưa về làm dâu nhà họ Lâm, chưa mua căn phố này. Dãy phố Mekông vẫn làm bằng gỗ, chưa được ông Võ Đình Dung xây cất. Ngược lại dãy Chic Shanghai đã được ông Dung xây cất như bản vẽ tô màu Hồng đỏ, còn dãy Mekông thì màu vàng.


Mình cố hình dung định vị khu vực phố tàu Đà Lạt nhưng chịu. Có lẻ là phía bên kia, đối diện khu Mekông lúc chưa xây chợ Gỗ. Trong bản vẽ thấy một dãy nhà 3 cạnh từ photo Hồng Châu, sau bị giải toả để xây các kiosques để tránh sạt lỡ. Cũng có thể là phố tàu bị lũ cuốn đi năm 1932. Chỉ có cách mình ngồi vài ngày ở văn khố Đà Lạt để đọc tài liệu xưa cua reo thì mới hiểu rõ và định vị các tấm ảnh.

Bản vẽ khu Hoà Bình. Màu đỏ là khu đã được xây cất bằng gạch và mái ngói. Khu màu vàng là khu nhà hàng Mekông - Đức Xương Long, chuẩn bị được xây cất bởi ông Võ Đình Dung. Thấy họ vẽ cái chợ như hình Tam giác, phản ánh mấy tấm ảnh xưa.

Sau khu chợ cây này bị cháy nên người Pháp cho xây lại, vuông vắn (xem màu xanh gạch ngang).

Khi chợ cây bị cháy thì người ta dời chợ ra đường phan Bội Châu, trong khi họ xây CHợ Cũ (dân Đà Lạt gọi Chợ Cũ vì thời ông Diệm, cho xây Chợ Mới dưới thung lũng vườn rau xà lách.

Đây là Chợ Tạm trên đường Phan Bội CHâu, trong khi họ xây cất Chợ Cũ mà ta thấy cái tháp chuông. Thấy căn nhà 2 tầng hình vuông của ông bà Nguyễn Văn Ngạch mới xây, dãy photo Hồng Châu chưa được xây mấy tầng lên. Mình kể rõ chi tiết khi nói đến đường Phan Bội CHâu, xem trên bờ lốc
Chợ Tạm chụp từ phía bến xe Tùng Nghĩa

Đường Phan Bội Châu và Chợ Tạm. Chợ có chút tị mà thấy hai ông cảnh binh. Sau này con đường này được nới rộng thêm về phía phải nên không được xây nhà vì sợ bị sạt lỡ vì ta lũy rất cao xuống tới chợ cá. Họ chỉ cho xây tiếp phái bên trái, phá bỏ các nhà tôn cây tạm của chợ.

Chợ Cũ đang được xây cất
Cái tháp chuông khá to lớn vì cầu thang khá lớn, xem như điểm nhấn của Đà Lạt vì từ xa ai cũng thấy cái tháp 
Chợ Cũ vào những năm 1940 sau khi được xây xong. Bên phải ta thấy mấy kiosques 

Hình này cho thấy họ đã dẹp các kiosques nhỏ và chuẩn bị xây phố có arcade. Xem hình ảnh phía dưới sẽ thấy khu phố sau khi được xây
Hình này chụp sau khi dãy phố bên phải được xây cất thay cho các kiosques 
Hình chụp từ đường Duy Tân, chỗ tiệm thuốc COn Cua 
Chụp từ tiệm bánh mì Vĩnh Chấn
Khu dãy phố được xây cất, giúp định vị khu phố của chợ Đà Lạt khi xưa. Chụp từ đường Thành Thái, chỗ tiệm kem VIệt Hưng sau này 
Bên phải là dãy phố 1 tầng, có arcade hướng Tây, che nắng vào buổi chiều. Đàng xa là dãy nhà Đội Có. Bên trái thời này là thời Tây nên người Tàu xài tiếng tàu đến khi ông Diệm lên mới bắt buộc người Tàu đổi quốc tịch, đổi tên hiệu các tiệm thay vì viết chữ tàu.
CHợ Cũ Đà Lạt nhìn từ vị trí photo Hồng Châu, sau này cái tháp chuông được sửa chửa lại. Hình năm 1948
Hình này thấy rõ dãy phố 1 tầng đã thay thế dãy kiosques trước đây. Bến xe trước chợ.
Trước chợ , trên mấy cửa sổ lớn để thông hơi có một bảng tròn ghi tên và hình Đà Lạt bằng tiếng la tinh
Góc đường Tăng Bạt Hổ sau này, chia dãy Mekông và Bùi Thị Hiếu lúc chưa được xây lại bằng gạch, lớp ngói dựa theo bản thiết kế của kiến trúc sư chính Hébrard.
Chợ Cũ được xây dựng sau khi CHợ Gỗ bị cháy.
Chợ Cũ phía trong . Thấy mấy cái đà bằng gỗ ép cong vẫn còn giữa đến ngày nay, có thể thấy khi đi xem xi nê ở rạp Hoà BÌnh
Hình trong rạp Hoà Bình ngày nay, ta thấy khi họ sửa chửa lại cái Chợ Cũ làm rạp Hoà bình, cầu trúc trong bị lấp bớt một phần để làm cấu trúc của mái nhà
Không ảnh cho thấy chợ Cũ Đà Lạt trước khi Chợ Mới được xây cất. Cận cảnh là đường Phan Bội Châu rồi đến bến xe Tùng nGhĩa, dãy phố của Đội Có. Bên trái là dãy photo Hồng Châu đến nhà ông Nguyễn Văn Ngạch, sau này bị phá bỏ với dãy phố 1 tầng bên trái chỗ vũ trường La Tulipe Rouge. Mấy chủ dãy phố chỗ bị phá bỏ như ông Nguyễn VĂn Ngạch, được đền bù một căn phố dưới chợ bên cạnh tiệm Bình Lợi của cô Ba CHỉ, cạnh cầu thang chợ. 
Hình này chụp thời Tây, vì còn chữ tàu.
Những năm 1960, khi họ muốn tân trang lại khu Hoà Bình (chợ Cũ) có một công trình như bản vẽ trên, xây một thương xá lớn như thương xá Tax Sàigòn nhưng vì tốn tiền quá nên các đại gia Đà Lạt không dám đầu tư. Nghe kể trong cuốn sách của ông Tây người Gia-nã-đại, là chính phủ cho họ mướn chỗ này 25 năm hay 30 năm để lấy vốn lại. Không nhớ rõ số năm
Hình này sau khi ông Diệm lên. Ình tương tự như trên nhưng có màu nên mình tải thêm để dễ nhìn vì đen trắng hơi khó nhận ra.
Thời này còn Tây Đầm nhiều, thấy họ đứng đầy phố
Thấy dãy phố Chic Shanghai phía xa
Quốc trưởng Bảo Đại được hộ tống bởi quân Tây. Không biết ở đâu, bỏ đây để bác nào nhận ra thì cho em xin. Chỉ đoán là ở trường Võ Bị sau này. Ông cụ mình đã từng đi lính Ngự lâm Quân của ông Bảo Đại. Không biết có phải đây hay không.

Tài liệu nghiên cứu của Sơn về ĐL rất quý, xin bổ túc một chút về một tấm ảnh : Baptême de la promotion "Hoang Dieu" à l'école des Cadres de Dalat : S.M. Bảo Đại, le President du Conseil Trần Văn Hữu suivi  du Général Salan
(Nhu)
Mình đoán chụp từ mái nhà của khách sạn Thuỷ Tiên đường Duy Tân
Thời Tây nên còn cờ Tam Tài, Tây đứng đầy với quan chức việt. Ông bận áo dài đen chắc là ông Quản Đạo
Phía trong chợ Cũ. Hàng mẹ mình phía bên phải chỗ bà đội nón lá.

Thôi mệt rồi. Để hôm nào kể tiếp, mình còn cả mấy chụp tấm khu này. Lần sau sẽ đưa hình ảnh thời ông Diệm trở đi đến 75. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Có vài người bổ túc thêm tin tức, mình xin phép để đây 


Ông Cụ mình đã được tây đưa vào ĐL từ 1935 (làm chef de kiểm lâm) cho mãi đến 1940, là người biết rất rỏ về ĐL, ông bác họ thì là Gérant của Palace, còn rành ĐL hơn ông Cụ mình nhưng 2 Cụ đã quy tiên mấy chục năm nay, tiếc quá....Chỉ còn giử được hình ảnh của Ông vào năm 1938 thời ĐL còn rất hoang vu Ông Cụ mình thường đưa con cái về ĐL mổi dịp Hè hoặc Tết thăm bà con xưa...









Hành trình đi tìm sức khoẻ khi về già


Mình bắt đầu để ý đến sức khoẻ từ khi lấy vợ nhất là khi có con. Mỗi lần đi khám bác sĩ định kỳ hàng năm, hỏi ông bác sĩ gia đình gốc tàu thì ông này chỉ nói qua loa nên không biết đâu mà rờ. Gặp ông ta 5 phút trong khi đến phòng mạch của Cigna thì phải đợi 30 phút.

Mua sách về nuôi dưỡng con cái đọc từ từ nhưng rất vất vả mới hiểu vì tư duy bần cố nông của mình, ngu lâu dốt bền. Họ kêu mỗi 6 tháng phải lấy hẹn với bác sĩ nhi khoa cho con mình để chích ngừa. Đến trường con mình, gặp đám phụ huynh thì có người kêu không nên chích ngừa cho con, thậm chí có người dạy con học tại nhà thay vì cho đến trường, kêu giáo dục ở trường công là do bọn phản chúa, cộng sản giảng dạy, sẽ biến con họ trở thành những Giu-đa của thế kỷ 21 khiến mình như bò đội nón. Ngu lâu vững bền, bần cố nông như mình chỉ biết hỏi bác sĩ, bác sĩ kêu tào lao xịt bột. Chán Mớ Đời

Gần mùa đông đến bệnh viện, văn phòng bác sĩ thấy quảng cáo chích ngừa nên mình tính đi chích ngừa thì lại có đám người Mỹ quen kêu đừng. Hỏi tại sao chúng lại không trả lời được. Bù trớt.hoá ra bác sĩ, nhà thương muốn lấy tiền mình. Mình cũng nghe kêu không trả tiền nên chích nhưng rồi cũng bị cảm ho, hỏi bác sĩ là đã chích thuốc ngừa cảm mà sao vẫn bị cảm cúm, bác sĩ nhìn mình với nụ cười lương y như ác mẫu, kêu chích ngừa loại vi khuẩn khác,
Cái nguy hiểm là khi chúng ta đọc hay nghe về một thông tin, không xét lại hay hiểu rõ lý do, dễ đưa đến một sự nguy hại sau này. Do đó phải luôn luôn tìm hiểu cho cẩn thận, đọc thêm tài liệu, để có một cái nhìn khách quan để tự tìm lấy quyết định cho chính mình. Bạn mình nói là không nên nhưng không có lời giải thích thoả đáng. Do đó khi bạn bè hay ai nói dù là bác sĩ, chúng ta cần phải tìm sách báo để đọc thêm để hiểu vấn đề.

Lấy thí dụ; bạn bè mình mình khi xưa thấy họ uống bia, nay uống rượu vang, hỏi ra thì họ kêu là báo chí nói uống rượu vang mỗi ngày một ly giúp bớt cho lết rồi vì trong rượu, được làm bằng ho, có vỏ nho, có chất resveratrol giúp giảm cholesterol trong cơ thể. Chúng ta phải uống bao nhiêu chai rượu mới giảm cân và cholesterol? Trong khi đó rượu có chất men đường lại khiến chúng ta lên cân vì đường tạo ra chất béo, cholesterol. Chúng ta có thể mua các loại bổ sung resvaterol mà uống, chưa nói đến rượu sẽ khiến gan của mình có vấn đề. Mấy tên bán rượu vang, nhờ bác sĩ viết một bài nói vè sự lợi ích khi uống rượu vang vì có réveratrol  nhưng không nhắc đến sự nguy hại của rượu.

Nhiều khi cần phải tự thử nghiệm với mình. Có lần mình đọc sách báo cho rằng uống nước trái cây rất tốt nên thử. Sau vài tháng tốn công và tiền thì thấy to béo hơn. Đọc sách khác thì cho biết, trái cây có Fructose nên khi bị ép xong là bị oxy hoá tạo ra đường nên uống nước cốt trái cây như uống đường. Lấy thí dụ, khi người ta mua bưởi về, họ đâu có ăn liền vì sẽ bị the, họ để cả tháng khiến quả bưởi bị ôxy hoá, tạo ra đường, ngọt ăn cực đỉnh như là tọng thêm đường vào. Trái cây chỉ có bơ vườn Sơn đen là không có đường. Muốn gầy thì không ăn đường, nghĩa là trái cây có đường, bị ôxy hoá vì đường là nguyên nhân chính tạo ra chất béo.

Cách giảm công tốt nhất là ăn theo phái tiểu thừa, họ chỉ ăn mỗi ngày một bữa cơm nên mấy ông sư đi khất thực, toàn là gầy trong khi mấy ông sư đại thừa, ở chùa ăn uống no say do mấy bà Phật tử nổ lực nấu các món ngon cho thầy ăn nên đa số là bự con bị cao mỡ, cao máu cao đường hết.

Giận đời vì thấy mình quê nên bò vào tiệm sách đọc về thuốc chích ngừa. Hoá ra trong thuốc chích ngừa, họ bỏ các hoá chất bảo quản để giữ thuốc không bị hư như Formaldehyde, Aluminum Salts, Thimerosal, một loại mercury được gọi ethylmercury, Một loại bảo quản trên nguyên tắc chỉ ở trong cơ thể vài ngày sau khi được tiêm vào.

Người ta khuyến cáo là không nên ăn cá thu hay uống dầu cá cá thu vì có chất Mercury nhưng chúng ta cứ tiếp tục nghe uống dầu cá tốt cho sức khoẻ vô hình trung đêm Mercury vào cơ thể khiến đầu óc lộn xộn như người xưa thường nói bệnh tòng khẩu nhập.

Thí nghiệm lâm sàn với mấy con chuột bạch thì vậy nhưng sau này người ta khám phá ra là chất ethylmercury này không biến mất sau vài ngày như khi thử nghiệm với con chuột bạch. Nó không theo đường nước tiểu hay phân như người ta suy đoán mà lại chạy lên não bộ và đóng quân trên đó, khiến trí óc con người bắt đầu lệch lạc. Chắc họ quên xét não bộ của chuột bị thí nghiệm. Về già, lo sợ bệnh tật, đi bác sĩ kêu chích ngừa đủ thứ để họ vớt tiền của Medicare nên càng tích luỹ các loại Mercury này, lại khiến não bộ trí óc chúng ta có vấn đề.
Trẻ em bị bệnh tự kỷ càng ngày càng gia tăng như điên. Theo thống kê của chính phủ Mỹ CDC thì năm 2000, 1/150 con nít ở Hoa Kỳ bị bệnh này và năm 2020 thì 1/36, gia tăng kinh hoàng nên phụ huynh bắt đầu chống chích ngừa nhưng khổ nổi không chích ngừa thì không được nhập học hay tham gia các hội đoàn, câu lạc bộ thể thao hay văn hoá. Thế là mình ngọng vì con mình đã được chích ngừa đủ hết vì mình là nông dân cứ tin vào chính phủ sáng suốt lãnh đạo. Chán Mớ Đời

Khi xưa ở Việt Nam, mình chỉ nhớ có chích ngừa bệnh đậu mùa chi đó thôi, ngày nay con mình sinh ra đi bác sĩ phải đem theo cuốn sổ vàng, thấy bác sĩ đóng dấu đầy hai mặt. Không có cuốn sổ này thì không được trường thâu nhận vào học.

Xem link của CDC về bệnh tự kỷ tại Hoa Kỳ gia tăng nhanh chóng từ mấy chục năm nay.

Cứ xem qua vụ COVID, truyền thông làm thiên hạ lo sợ, chích ngừa nay họ lại kêu chích ngừa COVID gây chết hay bệnh đủ trò. Mình có hai người bạn chích ngừa xong là xịu luôn, nghỉ làm ở nhà, đầu óc kêu là quên nhiều.

Đi khám định kỳ thì bác sĩ kêu mình có nhiều Cholesterol, phải uống thuốc. Mình không chịu uống, hỏi có cách gì khác để giảm thì ông ta bảo ăn dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và tập thể dục nhưng cứ 12 tháng đi khám định kỳ là thấy số lượng Cholesterol không nhúc nhích, cứ tà tà ở số 230. Mỗi ngày, mình dậy 5 giờ sánh đi bơi 1 cây số mà ông bác sĩ kêu mình không chịu nghe lời không tập thể dục và ăn uống theo chế độ của chính phủ đề ra từ năm 1977.
Chán Mớ Đời mình lại vào tiệm sách đọc ké thì khám phá ra nếu người mập phì mà theo chế độ giảm cân thì lượng Cholesterol lên như điên. Trước khi lấy máu, người ta kêu mình nhịn đói 12 tiếng thì cholesterol lên như điên khi đi thử máu vào buổi sáng. Đọc tin này với những giải thích bình dân học vụ thì mình mới giác ngộ cách mạng, một là bác sĩ không biết, hai là bác sĩ cố tình làm như vậy. Mình làm thử một sáng không ăn 12 tiếng để lấy máu, ngày hôm sau cứ ăn sáng rồi đi lấy máu ở một cơ quan khác tên thì kết quả cho thấy có ăn thì ít cholesterol. Bác sĩ nhìn hai kết quả như bò đội nón, mình không dám nói, sợ bác sĩ chửi mình ngu.

Lý do là khi ăn thì Chylomicrons mới được tạo ra còn và sẽ biến mất qua gan sau 6-12 tiếng. Trong khi nhịn đói thì Chylomicrons đã hết và sẽ bơm Cholesterol từ gan ra. Thời điểm mình đi lấy máu sau 12 tiếng là Chylomicrons biến mất nên Cholesterol được bơm ra để giúp đốt năng lượng để cơ thể mình làm việc. Do đó lượng Cholesterol rất cao và bác sĩ lắc đầu kêu mình phải uống thuốc. Chán Mớ Đời 
Lấy thí dụ; xe mình là Toyota Prime, chạy lúc đầu là bằng điện (cứ cho là Chylomicrons) rồi sau 20 dậm thì hết nên máy tự động kích qua chạy bằng xăng thường (Cholesterol). Xong om

Từ đó mình bắt đầu kiếm sách về y tế để đọc thêm, bắt đầu nghi ngờ mấy ông bác sĩ của mình, mà trước đây mình tin như tin mấy ông cố đạo sẽ đưa mình đi gặp Chúa sau này. Quay đi quay lại chỉ còn mụ vợ để tin nên mình theo đạo Thờ Bà cho chắc ăn vì khi chết, ít ra bà ta sẽ làm 49 ngày mở cửa mả cho mình đi tìm duyên mới.

Mình khám phá ra cái bản tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho người Mỹ là nguyên nhân khiến người Mỹ bị bệnh béo phì, tiểu đường, Alzheimer,…. đủ trò. Cái mất dạy là thuốc uống hạ chất béo chỉ có kết quả lâm sàn có 1% mà lại đem lại biết bao nhiêu hệ luỵ cho người uống. Mình đã kể vụ quảng cáo Lipitor.

Cuối cùng mình khám phá ra cách giảm cholesterol và chất đường trong người là giảm ăn lại và ăn nhiều chất rau quả. Về già, metabolism của chúng ta không còn đốt năng lượng trong người nhiều như xưa. Nói chuyện với ông 8 Bôn Sa, ông ta kể là tạng người nhỏ bé như ông ta mà họ cho đô thuốc của người Mỹ to béo nặng gấp 3 lần ông ta khiến mình giác ngộ cách mạng, ăn ít lại. 
Điển hình khi còn trẻ, thời sinh viên, mình lúc nào cũng đói, mới ăn xong là đói vì metabolism của mình như xe có 6 máy, đốt cháy nhiên liệu chạy ào ào. Chạy 15 dậm ngốn 1 gallon xăng. Về già thì xe mình tuy 6 máy nhưng có 1, 2 cái Bougie chết nên đốt năng lượng ít lại nên không cần đổ xăng nhiều vẫn chạy đều đều. Xe của mình bây giờ chạy 90 dậm mới đổ một gallon.

Do đó mình ăn ít lại. Nghĩa là ngày 1 bữa. Bớt ăn cơm, bánh mì, tinh bột và đường vì những thứ này tạo nên Insulin đưa đến Cholesterol. Tối đi tập thì sau 2 tháng mình xuống 15 cân và không lên xuống nữa, cứ bình bình như vậy. Cholesterol và đường đều giảm, ở mức trung bình. Mình chỉ mấy thằng bạn mỹ, có 2 thằng giảm 20 cân và 40 cân. 


Đọc tài liệu thì được biết trước đây, người ta cho rằng tổng số lượng cho lết rồi trên 236 mới gọi là cao, nhưng đám bán thuốc giảm cho lết rồi lobby chính phủ giảm xuống còn 200 thì là thêm bệnh nhân uống thuốc giảm cholesterol  giảm 13% và tương lai chắc họ hạ xuống 180. Các ông ty dược phẩm muốn chúng ta nằm trọn chỉ tiêu phải uống thuốc để họ kiếm tiền.

Mình xem phỏng vấn bác sĩ trên 90 tuổi hay mấy người gài trên 100 tuổi ở mấy xứ được xem là vùng xanh, chả thấy ai nói đến uống thuốc là hết bệnh, sống lâu. Mình khoẻ là nhờ tập Đông Phương Hội.

Về già thì mình thấy thiên hạ bị Alzheimer nhiều. Mình có thằng bạn tây thân ngày xưa khi đi học, nhỏ hơn mình một hay 2 tuổi chi đó mà đến 55 tuổi, hắn bổng mất trí nhớ trả nhớ về không. Trong tuần vợ con chở đến nhà thường, cuối tuần, chở về hậu hạ. Hắn gặp mình cứ nhìn đâu đâu.

Người ta gọi bệnh Alzheimer là bệnh tháo đường loại 3, trước đây chúng ta chỉ nghe tháo đường cấp 1 và cấp 2. Vì theo quy trình, sau bệnh tiểu đường cấp 2 là đến bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

Lò mò đọc thêm tài liệu, họ chữa bệnh này từ thời bảo đại, cho uống sinh tố B, và cho ra nắng để có sinh tố D. Thiên hạ cứ sợ ra nắng, đen như Sơn Đen nên cứ thoa da mặt chống nắng đủ trò. Mấy loại hoá chất này là thủ phạm làm bệnh ung thư da chớ đâu phải mặt trời. Họ cho bệnh nhân ăn chất rau quả và uống đô sinh tố B cao là lành lại như Niacin (sinh tố B3) và sinh tố B 12,… bác sĩ vẫn cho uống thuốc an thần nên mình không hiểu.

Thấy thiên hạ bị ung thư rồi chết lia chia. Năm ngoái, bị mổ cục bướu lành, mình đọc 5 cuốn sách về ung thư trong vòng 1 tuần để tìm hiểu về căn bệnh này. Hoá ra người ta đã chữa bệnh này bằng sinh tố C từ lâu.

Các người Anh Quốc di dân sang Hoa Kỳ thường được gọi là “limey”, những người ăn uống chanh do từ “Lime” ra. Một bác sĩ Tô Cách Lan tên James Lind, khám phá ra nếu cho thuỷ thủ uống và ăn chanh trên tàu với thức ăn thì họ sẽ không bị bệnh. Dạo ấy tàu bè đi rất chậm mà người ta chỉ ăn lương khô, nên sau một thời gian là thủy thủ bị bệnh suy dinh dưỡng và chết. Nếu chết thì các công ty đầu tư cho chuyến đi mất hết cả vốn như triều đình Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Nhờ khám phá sinh tố C mà hải quân của Anh Quốc, không chết lính khi di chuyển xa trên biển để chiếm đóng, làm bá chủ năm châu, và giúp họ trở thành một đế quốc.

Tóm lại bệnh ung thư mà mình đã kể là giảm ăn tối thiểu đường Glucose vì tế bào ung thư thích ăn món này. Sinh tố C có công thức hoá học C6H8O6 tương tự với chất đường C6H12O6, chỉ khác có ít hơn 4 H (Hydrogen). Cho sinh tố C vào thì các tế bào ung thư hấp thụ và bị huỷ diệt. Xong om

Hồi còn ở Đàlạt, mình được một chú hàng xóm, kêu vào nhà cho mượn sách học làm người. Dạo ấy có hai người hàng xóm cho mình mượn sách là chú Nhân, và chị Gái. Có một cuốn nói là khi đọc sách, phải ghi lại qua tập nhưng phải ghi theo lối của mình, kiểu hát nhạc chế thì mới nhớ và hiểu nên mình quen lấy note khi đọc sách và ghi theo ý mình để giúp mình nhớ. 
Sau này có mấy người bạn kêu mình email thì mình gửi rồi họ chuyền cho bạn bè của họ. Mấy người này lại kêu mình bỏ tên họ vào danh sách để gửi khi nào mình kể chuyện đời xưa. Có người thích nghe kể về Đàlạt một thời hay chuyện tình linh tinh, người thích ăn uống du lịch…

Em đọc sách và ghi lại để cho em nhớ và luyện tập trí nhớ của mình, chớ không phải làm văn sĩ, ca sĩ gì cả. Em chỉ làm vườn khi xưa ở Đàlạt, nay thì tiếp tục làm nông dân ở Cali. Có người kêu em nên chia sẻ với bạn bè nên em gửi, bỏ lên Facebook để khỏi mất công điền tên thêm. Chớ chả có mục đích gì cả.

Em không phải bác sĩ, nên đừng có hỏi em vì không biết gì cả. Nếu ai tò mò thì kiếm thêm sách đọc để hiểu vấn đề, đừng có chửi em là viết sai văn phạm, chính tả bú xua la mua. Từ nhỏ lên đại học em học chương trình tây, ngoại trừ hai năm cuối trung học là chương trình việt nên không nhớ tiếng Việt lắm.

Khi xưa, có quen một cô sinh viên y khoa của đại học Pennsylvania, lâu lâu ghé thăm, cô nàng có lớp nên em phải bò vào lớp y khoa của cô nàng để ngồi ngáp ruồi, nhưng phải theo dõi vì sợ ông thầy hỏi vớ vẩn. Rồi khi cô ta học về thân thể, em phải đi theo cô nàng vào nhà xác, để xem cô ta, cắt mổ xẻ thi thể, và test cô ta tên gì trong các mạch máu,… sau này sợ xem xác chết quá em trốn luôn nên chả biết gì về y khoa.

Em đọc sách báo, thấy cái gì là lạ thì tìm kiếm tài liệu để đọc chớ chưa tin những gì vừa đọc. Hôm trước, mình thấy ai tải lên bài uống cà phê tốt cho sức khoẻ khiến em rùng mình vì bài này em có đọc bằng tiếng mỹ trên trang nhà mà em hay vào. Trang nhà y khoa này được bảo trợ bởi hãng cà phê nổi tiếng nhất thế giới. Không có nghĩa là cà phê xấu. Cà phê có thể đem lại vài điều hay cho cơ thể nhưng rất nhiều cái xấu mà bài báo không nói đến. 

Từ ngày em theo tập Đông Phương Hội, nội công Hồng Gia với Thái Cực Quyền đến nay hít không còn bệnh tật gì cả. Giúp em leo núi cao nhất phi châu Kilimanjaro và các núi xung quanh đây. Cho lết rồi em khi xưa là 230, nay chỉ còn 180. Từ khi COVID xẩy ra thì ngưng tập nên hơi yếu. May quá nay mượn được võ đường của trung tâm võ thuật Việt Nam tại đường Moran nên các anh chị của Đông Phương Hội đến tập mỗi sáng tỏng tuần từ 5:30-7:00 sáng. Các bác nào muốn tập thì xin mời, miễn phí cho người lớn tuổi. Cạnh nhà báo Viễn Đông, đối diện trung tâm Thuý Nga.

Các bác không nên tin em, phải tự tìm cho mình một con đường riêng, kiếm sách đọc vì báo chí toàn là quảng cáo không. Chán Mớ Đời 

Đọc ngàn cuốn sách
Không nhớ gì cả
Chỉ nhớ nụ cười
Trên môi mụ vợ

Chán Mớ Đời
Nhs

Bí mật trên du thuyền


Đồng chí gái cứ kêu mình đi du thuyền với bạn bè của mụ nên chìu vợ đi nhưng buồn đời, trên tàu không biết làm gì nên mình mò mò tin tức đọc về du thuyền. Mấy người bạn đi du thuyền kêu họ mê lắm vì ăn ngon, khỏi phải vác Vali đi vòng vòng từ khách sạn ra phi trường hay ga xe lửa. Đây chỉ xuống tàu đi một vòng thành phố mấy tiếng đồng hồ, khi đói lại bò lên tàu ăn tiếp. Du lịch kiểu này rất tiện cho người già vì ít lo nghĩ, đi du lịch không phải vác Vali, giao ở dưới bến tàu rồi họ chuyển lên phòng mình. Đây là một cách thức đi du lịch khi về già. Mình thấy nhiều người đi có 1 tuần mà vác theo hai cái Vali to đùng. Hai vợ chồng hai cái Vali nhỏ đêm theo lên máy bay cho tiện đời. Mình 2 bộ đồ, còn thì ấp quần của vợ tỏng Vali của mình. Khi về thì không hiểu sao lại đày thêm, phải gửi hành lý vì mụ vợ mua áo quần nhiều.


Mình thấy đa số người Mỹ rất béo, đi không nổi, họ lên du thuyền cứ ngồi phơi nắng rồi kêu rượu uống. Đi du thuyền vừa rồi, thấy họ bán nguyên gói rượu uống thả đàn trong suốt 1 tuần lễ là $2,000. Đói thì chạy vào ăn tiếp. Thấy thiên hạ, cả gia đình con cháu nhảy vào hồ bơi nên mình hơi sợ mấy cái Jacuzzi vì vệ sinh, họ phải bỏ đồ sát trùng hơi nhiều, các hoá chất này có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình. Nói chung đi du thuyền thì khỏe đời, không phải lo nghĩ về ăn uống, khách sạn. Rất tiện cho những ai không thích phiêu lưu qua các phi trường, hay bến xe đò.

Tàu này có ông thuyền trưởng nổi hứng làm chìm, nghe nói ở tù mục xương 


Mình tìm tài liệu đọc về du thuyền do các cựu nhân viên trên tàu giải thích bề trái của những chuyến du hành trên biển từ các du thuyền sang trọng đến các du thuyền bình dân. Thấy được bề trái của các chuyến du thuyền trên biển khơi.


Trên tàu du thuyền nào đều có nhà xác. Vâng nhà xác để chứa xác chết vì đa số người đi du thuyền đều lớn tuổi. Chuyến đi vừa qua, mình nói chuyện với ông mỹ già, ngồi xe lăn điện bên cạnh phòng. Buồn buồn đi trên tàu nổi hứng lên tim ngừng đập tương tự mình đi máy bay thấy cảnh tiếp viên kêu gọi trên máy phóng thanh có bác sĩ nào trên phi cơ hay không vì có hành khách bị lộn xộn, họ lấy máy nhồi tim nhưng vị hành khách chết bất đắc kỳ tử trên máy bay. Họ cho biết trung bình mỗi tháng có 3 hành khách chết trên du thuyền. Do đó mỗi du thuyền đều có một nhà xác để giữ đến xác chết trong khi mọi người du hành trên biển. kinh


Mình lên tàu nên dạo này thấy quảng cáo du thuyền mệt thở. Nào là đi 4, 5 tháng 7 lục địa nhưng hơi đắt. Biết đâu một ngày nào đó, có người mua cái vườn với giá phải chăng, sẽ làm một chuyến du hành trên biển 5 tháng. Chắc cũng phải điên điên. Tưởng tượng ở trên tàu, trong cái phòng 5 tháng trời đối chọi với đồng chí gái hàng ngày khi mới thức giấc, chắc sẽ không nhìn mặt nhau quá. Chắc sẽ không đi mấy vụ này.


Mình thấy các nhân viên trên tàu rất niềm nở, nói chuyện chào hỏi du khách thì khám phá ra họ được nhiệm vụ ghi xuống những gì du khách làm và nói. Các nhân viên trên tàu đều ghi xuống tất cả những gì họ quan sát trong phòng khi dọn phòng hay gặp mặt ngoài hành lang. Những gì mình nói mà họ nghe đều được gì xuống, bỏ vào trong database của công ty hàng hải. Điển hình là hai cặp đi cùng với vợ chồng mình, họ lên văn phòng du lịch, nói muốn xem lịch trình đi du thuyền qua kênh Panama ở Trung Mỹ vào năm tới thì khi mình mở Internet là hình ảnh các chuyến đi Panama hiện lên mỗi lần. Mình không có mặt hôm đó nhưng vì đi chung với họ nên ăn luôn quảng cáo đi Panama. Bà chị vợ mua vé dùm cho rẻ.


Trên thuyền thường có một hồ bơi và Jacuzzi, là nơi đông người nhất. Trên thực tế thì các nhân viên trên tàu có một hồ bơi khác dành riêng cho họ để họ có thể giải lao trong giờ nghỉ. Nghe nói du khách có thể dùng nếu được mời.

Nhà xác trên tàu để đựng xác hành khách đi Tây phương cực lạc

Vấn đề lo cho sự an toàn của du khách trên tàu rất quan trọng, nên nhân viên phải dùng mật mã để nói với nhau để tránh du khách nghe được như trường hợp khẩn cấp. Mình thấy họ có cho thực tập trên tàu chuyến đi vừa rồi với nhân viên trên tàu, họ dùng mật mã để nói khiến mình tuy tò mò nhưng chả hiểu gì cả. Họ dùng mật mã để du khách không lo lắng như dọn chỗ bị nước đỗ, trường hợp cháy hay khẩn cấp cứu ai bị té hay đột quỵ. Mình có thấy một ông mỹ to đùng đi trên tàu ròi ngã cái đùng. Mình chỉ đồng chí gái thế là bị cự một tăng vì mình đi trước, mụ vợ kêu anh cứ đi trước vợ té chết anh cũng không biết hay ai đã nhảy xuống biển. Cứ tưởng tượng nếu không dùng mật mã để nói về các trường hợp. Các nhân viên kêu có người nhảy xuống biển, hay chết, hỏa hoạn sẽ làm du khách hoảng sợ.

Nhà tù để nhốt các tội phạm

Đi du thuyền mình thấy họ có sòng bài vì đi trên hải phận quốc tế nghĩa là họ không bị ảnh hưởng về luật lệ xứ nào cả về chơi bài. Khi thuyền vào hải phận xứ nào đó thì họ phải theo luật của xứ này nên có thể đổi bài như có thể bỏ thêm mấy bộ bài để chơi Blackjack, là nhà cái ăn 100%. Mình không đánh bài nên không ngại vụ này nhưng kể đây cho bác nào thích đánh bài thì khó mà ăn nhà cái vì họ để chồng nhiều bộ bài.


Có lần có chiếc tàu của Ý Đại Lợi bị đắm vì lỗi của thuyền trưởng nên cũng cẩn thận nên lên tàu, việc đầu tiên mình tìm là cái phao để ở đâu. Lỡ có chuyện gì thì mò vì đèn đuốc không có,… đi Antarctica thì tàu bắt mình phải đeo cái phao chạy ra nơi tụ tập khi có chuyện, sau khi điểm danh thì tàu mới được nhổ neo. Còn tàu lớn thì họ bắt mình xem truyền hình là xong nên cẩn thận. Cứ kiếm áo phao để chỗ nào cho chắc ăn.


Du khách có thể mướn một người hầu giúp mình trên tàu. Ông anh cột chèo mình đi hỏi đi du thuyền ở Panama, hỏi giá Penthouse, họ cho biết 2 tuần lễ giá $47,000. Người Butler đem thức ăn đến phòng, hầu mình, rót rượu, đủ trò,… đặt chỗ nhà hàng, đem cà phê,.. cái này thì mình không dám mơ. Đồng chí gái thì có mình làm ô sin nên cũng không thèm.


Nói đến nhà hàng thì trên tàu có chỗ ăn bao bụng, đủ loại thức ăn như cơm tàu, cơm Ấn Độ, cơm mỹ, cơm Tây Ban Nha,… nhưng có các tiệm ăn thì mình phải đặt chỗ trước để ăn buổi sáng, trưa chiều. Mình thích ăn mấy chỗ này hơn vì chỉ có thực đơn riêng không nhiều hằm bà lằn như ở Buffet. Vấn đề là mụ vợ thích ăn bao bụng. Lý do là mụ ở Mỹ lại loanh quanh với thức ăn Việt Nam nên khi vào tiệm Mỹ thì ngọng vì không quen. Thường mụ gọi những món ăn không hợp khẩu vị của mụ nên thích nhìn để lấy thức ăn. Mình có thời gian sinh sống tại âu châu nên biết các món ăn Tây phương.

 

Du khách mất tích rất nhiều. Theo thống kê thì từ năm 1995 đến 2011, 16 năm thì có 165 người mất tích khi đi du thuyền. Xem như mỗi năm có 10 người hay trung bình mỗi tháng một người. Có người cho hay số này có thể cao hơn. Đây không nói đến các người té xuống biển khi đứng trên bong tàu mà những người xuống tàu rồi không trở lại. Có thể anh trốn luôn hay đi tham quan rồi bị ai đó giết lấy giấy tờ tuỳ thân, tiền bạc,… hay ông chồng  hay bà vợ buồn đời quăng người tình trăm năm xuống biển trong đêm tối.

Thường đi du thuyền thì sóng nhỏ. Nhưng khi gặp bão thì tàu bé tàu lớn gì cũng giúp mình ói cơm đã ăn ra. Mình nhớ đi Antarctica nhớ đời. Không bao giờ đi lại.


Nghe nói có hải tặc lên tàu ăn cướp như năm 2005, có một du thuyền bị hải tặc leo lên, hải đoàn dùng súng nổ to hơn pháo để ấp đảo tinh thần hải tặc. Mấy ông cướp biển hoảng quá nên nhảy xuống biển hết.

Các nhân viên trên tàu không được yêu nhau hay quá thân mật với du khách. Mục đích là để tránh bị du khách lên án những chuyện không hay, có ảnh hưởng đến tai tiếng cuả du thuyền.


Chuyện lạ nhưng trên du thuyền họ có nhà tù để nhốt du khách đánh lộn, hay có khả năng làm hại nguy hiểm tính mạng của các hành khách khác. Nên sẽ ở tù và được người ta đem thức ăn đến và sẽ được giao cho nhà chức trách khi tàu cập bến. Ngoài ra có các nhân viên bảo vệ có súng để bảo vệ hành khách khi có đe doạ cho nổ bom, khủng bố…

Mỗi lần tàu cập bến, ai nấy đều nôn nóng xuống tàu nhưng phải đợi nhà chức trách của bến tàu lên tàu duyệt xét trước khi cho thả neo nên đi chơi nhưng chưa chắc được cập bến như lộ trình vì có bệnh dịch gì xẩy ra như thời covid, có ai dám cho tàu bị dính covid đổ bộ, phải chạy ra khơi rồi họ tiếp tế lương thực. Hình như mình có đọc trong email của công ty hàng hải là có thể tàu sẽ không cập bến như lộ trình để khỏi bị thưa kiện.


Ai buồn đời, vợ chồng cãi nhau rồi nổi điên, một người nhảy xuống biển, dù có tri hô nhưng cứu người lọt xuống biển không phải dễ. Ai đi vượt biển chắc thấy nhiều tàu chạy qua rồi chạy luôn. Thường trong trường hợp đó nhân viên sẽ thả cái gì như cái phao đứng một chỗ để làm dấu nếu không chả biết chỗ nào để mà đi tìm.

Hải tặc

Mua vé nhưng phải cẩn thận vì tàu có thể chặt chém thêm. Đi ăn tiệm nào khá hơn, đặc biệt hơn phải trả thêm $60, hay có món nào trong thực đơn, phải trả thêm. Mình đi ăn tiệm mỗi tối có thực đơn, có món tôm hùm nhưng phải trả thêm $20. Đành phải đợi vài ngày sau thì có món đó không phải trả thêm tiền. Thực đơn xoay quầng.

Các camera an ninh đều được trang bị khắp nơi trên tàu.


Các nhân viên phục vụ trên tàu không được trả lương cao lắm vì trên hải phận quốc tế nên không bị lệ thuộc vào nước nào cả. Mình thấy dân Nam Dương, Phi Luật Tân rất nhiều nên boa cho họ. Lý do là họ không được bảo vệ bởi luật như Hoa Kỳ mỗi tuần 40 tiếng đồng hồ, hơn thì trả phụ trội nên đa số làm việc 100 tiếng mỗi tuần. Chuyến đi vừa rồi, tàu chặt thêm mỗi ngày mỗi người $20 tiền dịch vụ. Chán Mớ Đời 

Lâu lâu có tàu bị truyền nhiễm như vụ covid vừa qua. Du thuyền nào cũng có một phòng y tế cho bác sĩ và nha sĩ để khám cho hành khách, lỡ bị lộn xộn trên tàu. Được cái là bác sĩ hay nha sĩ không bị thưa kiện vì được xem là trên hải phận quốc tế nên không bị liên đới về các luật lệ bản xứ.

Hành khách dấu rượu trong các chai Listerine 

Các cửa trên tàu ngoại trừ các cửa phòng thường không bị khoá trái. Lý do là lỡ có lửa cháy thì hành khách và nhân viên có thể chạy thoát. Mình có thấy mấy cánh cửa chấn lửa, nếu có hỏa hoạn thì mấy chỗ từ cầu thang hay thang máy sẽ bị đóng để phòng lửa lan đến các khu hành khách ở. Từ năm 2005 đến nay, người ta cho biết có đến 75 vụ hỏa hoạn trên du thuyền. Cứ tưởng tượng đang ngủ hay đang lênh đênh trên biển cả thì xẩy ra vụ hoả hoạn. Mình thấy mấy ông thần ngồi trên bong tàu, hút xì gà khiến mình ớn ớn vì chắc trong phòng họ, có thể họ cứ thoải mái hút phì phà rồi uống rượu, ngà ngà làm rớt xì gà xuống thảm, bốc cháy là ngọng.


Các du thuyền hay có trò xả rác rưới xuống biển, gần các Hải phần các nước nhẹ nhàng như Gia-nã-đại, có lần than phiền các tàu du thuyền mỹ xả phân rác ở ngoài vùng biển British Columbia.


Trong tương lai giá vé đi du thuyền sẽ lên giá. Các tàu du thuyền thường được đứng tên các nước nhỏ bé khác, để tránh đóng thuế nhiều ở Hoa Kỳ.


Hành khách ở trong các phòng tương đối như ở khách sạn Đông Kinh nhưng các nhân viên phục vụ trên tàu thì ngủ trong các phòng nhỏ hơn và chồng chất lên nhau với các giường đôi.


Vấn đề là rất khó xin hoàn tiền vé lại nếu gặp trường hợp phải huỷ bỏ chuyến đi ngoại trừ vụ Covid nhưng chắc các công ty nhận tiền của chính phủ.


Mình thấy trên tàu có trung tâm tập thể dục nhưng chỉ loe ngoe vài người tập trong khi đó thì ăn mệt thở, xem như 24/24. Lười thì gọi điện thoại họ đem tới phòng. Mình về lại nhà phải nhịn đói 3 ngày để giảm cân và đường vì ăn croissant mệt thở.


Xuống tàu đi chơi mà nếu về trễ là xem như tàu sẽ rời bến, bỏ mình lại vì không đợi. Nghe nói nếu đi mấy tour của tàu tổ chức thì họ đợi nhưng đắt hơn, còn đi tour riêng ở ngoài thì tàu không đợi. Mấy ngàn du khách phải đợi một hai người về trễ do đó khi xuống tàu thì nên đem theo giấy tờ tuỳ thân. Lỡ bị bỏ lại thì còn có giấy tờ để về nhà hay bay đến bến tàu kế tiếp.


Mình có mấy người quen, thuộc dạng những người bảo vệ môi trường, môi sinh nhưng lại thích đi du thuyền. Du thuyền sử dụng loại Bunker Fuel, thải 5,000 lần lưu huỳnh hơn loại dầu thường và xả Gas carbonique nhiều hơn các tàu thường. Nghe nói có vài tàu được trang bị đầu lọc như tàu mình vừa đi vì ít nghe mùi hơn.


Nghe nói nhà bếp rộng lớn và được tổ chức rất chặt chẻ khiến người ta có thể đo lường mức tiêu thụ tối đa. Tùy theo lượng du khách thuộc quốc tịch nào để họ làm thức ăn. Tàu mình đi vừa rồi có thức ăn Ấn Độ, cũng như cơm tàu nhưng đa số là người Mỹ nên thấy ketchup hamburger và tabasco đầy. Nghe mấy người đi chung nói có lẫu.


Mình rất ngạc nhiên là rượu bia rất đắt, ai mua trọn gói thì trả $200/ ngày chưa kể thuế xem như $2,000/ tuần để uống rượu. Một lon coca cola giá $4, người Mỹ hay ngoại quốc uống mệt nghỉ.


Vì vậy du khách hay tìm cách đem rượu lên tàu bằng cách dấu ngụy trang trong mấy  chai xúc miệng. Mình tưởng khi lên tàu họ dùng máy để xem có chất nổ hay gì không, hoá ra để dò thức ăn và rượu bia mang lên tàu, sẽ bị tịch thâu. Ngoài rượu còn mấy loại xa xỉ như Internet, có tàu chặt $100/ 7 tuần, tàu vừa Đi chặt $230/7 ngày.


Nói chung đi du thuyền cũng có cái hay của nó, mình không thích nhưng đồng chí gái thích đi với bạn bè thì đi theo. Chỉ tội là phải ăn nhiều vì cái tính trùm sò, sợ uổng tiền. Kỳ này mình cũng ít ăn, tự kiềm chế nhưng cũng phải ăn. Có lẻ lần sau mình sẽ xuống tiệm ăn sáng và trưa để khỏi phải nhìn đủ loại thức ăn, chỉ kêu 1, 2 món ăn thôi. Chỉ kẹt mụ vợ.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn