Chợ cá San Pedro

Chợ cá San Pedro

Mỗi lần có khách từ phương xa, từ Âu châu sang là mình đều dẫn họ đi ăn chợ cáSan Pedro, hải cảng lớn nhất miền nam Cali, gần Long Beach. Ai đi du lịch bằng du thuyền đều phải khởi xuất từ cảng này. 

Dạo này, con gái đi làm hè, cuối tuần đi chơi với bạn nên hai vợ chồng tập làm quen với đời sống mới, không có con bên cạnh để hầu. Cuối tuần rồi, đồng chí gáiđi công tác ở New mexico về bị trễ máy bay đến 12 giờ đêm mới về.

Hôm sau đi vườn về thì đồng chí gái rủ đi San Pedro vì hôm trước bạn bè đến chơi mụ có dẫn họ đi khu này. Thế là chạy lên vùng này độ 25 phút lái xe từ nhà

Cảng này được khám phá khi các giáo sỹ người tây ban nha, đi dọc bờ biển Cali từ Mễ Tây Cơ lên phía Bắc và thành lập các tu viện mà ngày nay vẫn còn dấu vết. Các học sinh tiểu học đều phải học lịch sử và nghiên cứu về giai đoạn khởi đầu sự hình thành của tiểu bang Cali từ dạo ấy. 

Tuần rồi là lễ hội Tôm Hùm, thiên hạ đi rất đông nên kẹt xe thêm du khách đi viếng chiến hạm Iowa đậu tại hải cảng này. Cạnh đó thì có hải cảng Long Beach cóneo bến con tàu  Queen Mary, được xây vào những năm 1930 và khởi đầu chở hành khách xuyên Đại Tây Dương vào năm 1936. 

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới, du thuyền này được sử dụng để chở quân lính mỹ sang chiến đấu ở Âu châu. Sau chiến tranh, du khách đi máy bay nhiều hơn nên nghành hàng hải chở du khách xụp tiệm. Con tàu này được cập bến tại Long Beach và trở thành khách sạn nổi và nhà hàng dùng cho các tiệc cưới. Công ty của đồng chí gái có mướn chỗ này để khoản đải tất niên nhân viên một lần. 

Chợ San Pedro khi xưa là nơi xuất phát các tàu đánh cá và đem về đây để bán Cánhưng ngày nay là nơi du lịch ăn uống tương tự mấy cái pier ở San Francisco. Khác với San Francisco, chợ Cá San Pedro xụp xệ hơn, 99% thực khách là gốc Mễ. Ủng hộ viên của ông Trump mà vào đây thì có chết hay bị thương. 

Mấy dãy bàn đóng bằng thiếc, thiên hạ đứng đợi để mua đồ ăn rồi đợi kiếm chỗ ngồi cho toàn gia đình trong tiếng nhạc của những ban nhạc Marriachi. Có thực khách nhảy Salsa bú xua la mua cứ như đang ở Mễ. Mình đi nhiều nơi ở Mễ nhưng không thấy cảnh này vì ở khu nghỉ dưỡng. Dân gốc mễ tìm đến đây như tìm lại chút gì của quê hương bỏ lại. 

Đồ ăn rất đắc, một khay tôm xào jambalaya, cay cay với con tôm hùm nhỏ và một ổ bánh mì nướng tỏi đâu $66. Dân Mễ thích uống CoCa hecho in mexico trong mấy cái chai CoCa kiểu ở Việt Nam khi xưa. Nước CoCa làm ở Mễ khác với CoCa làm ở mỹ vì bên đó họ dùng đường làm bằng mía khác với củ cải bên mỹ nên vị ngọt khác hơn. Trong các tiệm Mễ thì thấy họ bán CoCa và fanta madze in mexico. 

Ngốn xong khay tôm xào với hành tây và ớt tây xong là oải. Khay này thật ra là cho 4 người ăn. Phải đem con tôm hùm về vì lười đi lấy cái kềm để bẻ càng. 

Hôm sau như thường lệ, hai vợ chồng ra biển. Dạo này có giải Surf quốc tế nên biển Huntington Beach đầy nghẹt. Cạnh khách sạn Hyatt, có một trung tâm thương mại mới mở. Kiến trúc khá hiện đại, có bàn Ping pong và mấy trò chơi cho con nít. Cây cảnh rất sa mạc hoá vì Cali cấm xài nước nhiều. 

Hai vợ chồng ghé vào một tiệm bán đồ ăn kiểu tapas ở Tây Ban Nha. Ăn khá ngon nhưng đắt. Một dĩa có 4 bào ngư mà $25 nên hai vợ chồng kêu 3 món rồi chạy tự an ủi là ăn ít không sợ béo. Mụ vợ lại thèm ăn cà rem nên lại phải mua kem cho mụ để mình ăn ké

Sau 21 năm lo cho con nay thanh thản, nắm tay nhau đi chơi thì mình mới nhận thấy là khi xưa đi chơi với mụ vợ không bao giờ nắm tay nhau nay về già thì lại nắm tay như sợ mất nhau vào cuối đời phiêu lãng. 

Nhs

Con làm thiện nguyện ở Việt Nam

Con làm thiện nguyện ở Việt Nam

Có dạo ngồi nói chuyện, thằng con kêu là không biết mục đích cuộc đời là gì. Mình thấy con mình rất xa xỉ vì bằng tuổi nó, mình chỉ biết học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm, cuối tuần đi làm bồi, rửa bát. Đúng hơn mình không có thì giờ suy nghĩ về cuộc đời, chỉ mong học cho xong vì 6 năm kiến trúc rất dài, kiếm thêm tiền để gửi về cho bà cụ, phụ nuôi đàn em và ông cụ đi học tập.

Hè này nó không học hè nên mình gọi điện thoại cho anh bạn mà khi xưa, quen khi ở New York. Anh bạn này xem như đầu đàn của Bút Nhóm Lửa Việt, một nhóm trẻ, tổ chức họp mặt, trại hè cho sinh viên học sinh, để tìm lại chút nguồn cội, văn hoá Việt Nam. Ngoài ra nhóm còn làm báo xuân bán, gây quỹ giúp đồng bào tỵ nạn, còn đang kẹt tại các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á và Hongkong. Mình bắt đầu viết tiếng Việt qua báo này về chùa chiềng Phật giáo.

Mình hỏi năm nay muốn cho thằng con về Việt Nam, BNLV có chương trình gì cho thằng con đi ké với. Có dạo mình về Việt Nam với gia đình, có nhờ chị đại diện nhóm ở Việt Nam, tổ chức cho đi viếng vài nơi mà BNLV, tài trợ hàng năm.

Gia đình mình được đưa đi thăm một giáo xứ gần Đà Lạt, nơi nhóm có tặng xe đạp cho các em, gốc dân tộc, người Chu Ru. Đúng hơn là nhóm tặng cho giáo xứ rồi các cha cho các em mượn để đi học vì mỗi ngày cuốc bộ từ Buôn ra trường học từ 6-15 km. Cuối năm nghỉ học thì hoàn lại cho giáo xứ, để các cha tu bổ, sửa chửa hư hại. Nếu cho các em thì nhiều khi, gia đình túng tiền đem bán thì các em lại cuốc bộ.

Sau đó tụi này được dẫn đi viếng một trạm y tế do các sơ đảm trách. Người miền núi, uống nước suối, ngày nay bị nhiễm độc vì tình trạng khai phá rừng, bỏ thuốc sâu,..., nên bị bệnh. Nhớ khi xưa Đà Lạt códạo trời mưa to, cuốn theo mấy tấn thuốc trừ sâu DDT, kéo ra hồ Xuân Hương, khiến cá chết nổi lềnh bềnh, thiên hạ đi vớt về ăn.

Hình ảnh khiến mình cảm động nhất là có vợ chồng một anh, tự nguyện, đem các em tàn tật và các người già neo đơn về nuôi. Ai không nuôi nổi con hay cha mẹ thì đem đến trước cửa trung tâm rồi để đó. Vợ chồng anh này, đem vào nuôi. Nghe anh chồng kể là có một cháu mồ côi được anh chị nuôi, đậu vào đại học Đà Nẵng, rất hãnh diện.

Anh này kể có lần một mạnh thường quân, tặng cho trung tâm $5,000, anh ta đem số tiền này ra thành phố Song Pha và nói với cán bộ, đây tui giao lại cho cán bộ số tiền này và trung tâm để nhà nước nuôi, còn tui về quê sinh sống. Cán bộ từ chối, bắt anh ta phải tiếp tục nuôi.

Ngồi nghe kể, giáo xứ nhận được 1 tấn gạo do các con chiên ở Hoa Kỳ gửi tặng. Mấy cha  nhờ đoàn thanh niên thánh thể, đến nhà thờ, lấy bịch nylon, bỏ gạo vào để cha chở đi tặng các đồng bào nghèo xung quanh. Lúc xe ra khỏi nhà thờ thì bị công an và các đại diện của Mặt Trận Tổ Quốc, chận lại, bảo vấn đề giúp đồng bào nghèo là bổn phận, trách nhiệm của MTTQ do đảng lãnh đạo. Thế là họ lập biên bản và bắt các cha hứa không được tái phạm, làm trách nhiệm của nhà nước.

Các cha nhất trí "Lỗi tại tôi" rồi hỏi nếu nhờ MTTQ đi phát gạo thì sao. Họ tính toán các chi phí như bỏ gạo vào bịch nylon, chuyên chở, phát cho người nghèo ,... Tổng cộng chi phí là nữa tấn gạo. Cuối cùng các cha giao cho đoàn thanh niên thánh thể chia nhau đi Honda, vào mấy buôn để tặng các đồng bào nghèo như lời dặn của giáo xứ bên mỹ.

Ngoài ra, lâu lâu công an gọi điện thoại kêu kiểm kê nhà thờ cũng điên đầu. Vì khi 10 mấy 20 công an đến làm việc thì phải nấu ăn cho họ,... Sau này, giáo dân nghe nói đến kiểm tra thì cứ tính bao nhiêu đầy tớ nhân dân rồi đưa tiền, kêu không có người nấu bếp, nhờ các anh ra quán ăn dùm. Thế là các đầy tớ nhân dân càng vui, khỏi phải đóng kịch làm việc, kéo nhau đi nhậu. 

Ông bạn liên lạc với nhiều hội mà BNLV, đã và đang hợp tác thì xin cho thằng con được phép đi theo một phái đoàn y tế về Việt Nam. Hỏi ra thì mới biết là muốn đi theo đoàn này rất châm. Một chị bạn kể, cô con gái phải nộp đơn cả 3 năm nay mới được, phải viết tiểu luận, phỏng vấn bú xua la mua mới được chấp thuận, đoàn viên của phái đoàn. Đa số sinh viên đi theo đoàn này, theo học y khoa, nha khoa và dược khoa, chỉ có thằng con mình học kỹ sư.

Năm ngoái về Việt Nam, mình xin chiếu khán 5 năm cho cả gia đình vì ông bà cụ lớn tuổi, có gì thì chỉ mua vé máy bay rồi đi, không cần chờ đợi văn phòng du lịch xin chiếu khán. Các thiện nguyện viên phải tự mua vé máy bay và đóng tiền khách sạn cơm nước cho thời gian làm việc.

Mình thấy có cái khoản $50 về giấy tờ nên tưởng là tiền phí của chiếu khán, hoá ra tiền phải đóng cho Hà Nội, để được cấp giấy phép  làm việc thiện nguyện tại Việt Nam, nên đành phải đóng. Hỏi rõ hơn thì xem như là bảo hiểm vì lở có chuyện gì như bệnh nhân bị gì đó thì bớt rắc rối với Hà Nội. 

Mình bận nên không đi dự buổi họp trước khi lên đường. Nghe đồng chí vợ kể là kính cận, kính lão, thuốc, thú nhồi bông, dầu gió,..., mà các thiện nguyện viên được chia phát để đem về Việt Nam, để giúp đồng bào nghèo thì được dặn là phải chia ra, bỏ mỗi vali một ít để tránh bị đóng thuế khi đến Tân Sơn Nhất.

Năm ngoái về Việt Nam, có gia đình cô em từ Pháp vừa đáp xuống phi trường vào lúc 12 giờ đêm tối. Hai vợ chồng với hai đứa con, mệt mỏi sau một chuyến bay dài, đi qua hải quan thì họ kêu thuốc đem về cho ông bà cụ nhiều quá, phải đóng thuế $400. Thuốc mua không tới $100 mà phải đóng thuế $400. Cô em sừng sộ thì họ bảo hết giờ làm việc, muốn khiếu nại thì để vali lại, ngày mai trở lại lấy còn không thì đóng $100 ngay bây giờ. Thôi thì nạp cúng cô hồn của đảng rồi lấy taxi về khách sạn.

Theo mình biết thì nhóm Bnlv mua thuốc tại Việt Nam cho rẻ vì nay dược phẩm ở Việt Nam, có công ty ngoại quốc bào chế. Có anh bạn kể là thuốc ở mỹ được chế theo tạng người Mỹ, to cao nên khi đem về Việt Nam thì phải hạ cái dose. Có lần anh cho thuốc nhưng phải cắt làm 2, bị bà bệnh nhân chửi, kêu ở mỹ về mà hà tiện thuốc. 

Theo tin tức mình nhận từ chị bạn, do con gái tường trình hàng ngày vì thằng con thì khi thoát khỏi vòng tay của đồng chí mẹ là nó biệt tăm hơi tiếng. Đã đóng tiền để làm việc thiện nhưng đến nơi thì Hà Nội không cho phép làm, công việc của nhà nước lo cho an sinh của nhân dân.

Mình nhớ có coi một phim tài liệu về Đà Lạt. Một anh chàng ở Đà Lạt, bị cục bứu to nặng mấy chục kí lônên chỉ nằm nhà, được gia đình chăm sóc. Anh chàng này có cô chị làm nail ở Florida. Tình cờ khách hàng nói về một ông bác sĩ , không nhớ tên McKinley thì phải ở Chicago, chuyên về mỗ các cục bứu nên liên lạc.

Ông bác sĩ dùng Skype để xem bệnh nhân và nói có thể giải phẩu được. Ông ta hẹn ngày, tự trả vé máy bay, bay về Sàigòn. Trong ba ngàông ta thuyết trình cho bác sĩ và sinh viên y khoa về các căn bệnh bứu và cách chửa trị trong khi chờ đợi Hà Nội cho phéông ta sử dụng nhà thương Sàigòn để mổ. Cuối cùng các bác sĩ Việt Nam nói "No". Ông ta đành bay về Hoa Kỳ.

Gia đình anh này không nản lòng, tiếp tục đi hỏi mấy nhà thương khác thì cuối cùng có bệnh viện của người Pháp, chấp thuận, và ông bác sĩ lại bay về Việt Nam. Người ta thuê xe cứu thương chở anh bệnh nhân về Sàigòn. Từ trên núi xuống Sàigòn nên tình trạng sức khoẻ của anh này hơi chới với. Nếu mình không lầm thì phổi anh ta bị nước nên các bác sĩ Việt Nam chới với chỉ có ông bác sĩ mỹ là hỏi Đà Lạt cao độ bao nhiêu và giải thích vấn đề.

Cuối cùng thì cuộc giải phẩu được trực tiếp truyền hình và thành công mỹ mãn. Anh bệnh nhân sau này phải tập đi chống nạn, rồi từ từ bỏ và làm nghề sửa điện thoại kiếm sống thay vì ngồi chực ăn như xưa.

Đã đóng tiền cho Hà Nội nhưng lại không được làm việc. Bao nhiêu bệnh nhân được cho biết trước để giải phẩu,... Sau nhờ ai liên lạc được với đại học Tân Tạo, một đại học tư thục, giảng dạy theo chương trình của đại học Duke, Hoa Kỳ, có nhiều cố vấn của đại học Rice ở Hoa Kỳ. Trường này ở tít Long An nên phái đoàn phải sáng đi chiều về, mệt thở.

Chị bạn nói năm nay tụi nó hên là ở Sàigòn không phải đi xa nhưng không được làm việc ở Sàigòn nên sáng phải đi xe buýt xuống Long An rồi chiều đi về, khiến thằng con vừa bị jetlag vừa mệt, không gọi cho mẹ nên đồng chí vợ lại nắm đầu mình la. Đối với mình thì cứ để con nó đi, không tin tức là vui rồi nhưng đối với đồng chí gái thì lại chuyện khác.

Có lẻ người mà mình quen, về Việt Nam làm việc thiện nguyện đầu tiên là chị Lệ Lý Hayslip. Cuộc đời chị được ông Oliver Stone đưa lên màn bạc qua cuốn phim "Heaven and Earth". Chị này cũng rên. Đem thuốc men của các hội từ thiện mỹ tặng về Việt Nam thì bị chặn lại. Sau chị phải nhờ ai liên lạc với ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, từ Hà Nội bay vào để lãnh số thuốc men.

Ông Oliver Stone có tặng tiền để chị xây một trường học nhỏ ở làng Kỳ Là, có 3 phòng học thì phải. Theo hình ảnh thì mình đoán vậy nhưng sau này te tua. Hình như ông Oliver Stone có về Đà Nẵng để xem, không biết có cho tiền thêm.

Có anh chàng kia ở Bolsa, về Việt Nam làm việc thiện nguyện thì vc bắt nhốt 6 tháng sau dọn về Texas. Có cô bạn ra trường y khoa của Cornell, xin thuốc men, về Huế để chữa bệnh cho người nghèo thì cũng bị làm khó dễ thêm bác sĩ ở Việt Nam, đánh tiếng là cô này về làm lây bệnh sida chi đó. Cô này nay làm cho bệnh viện Stanford, cháu của ông Hoàng Xuân Hãn.

Mình nghe kể là có nhiều đoàn thiện nguyện về VN, tặng quà, xe lăn,... Chiều công an đến nhà tịch thu hay bắt đóng thuế đồ quốc cấm, không đóng thì tịch thu.

Có lần họ ngồi họp với mấy ông chóp bu của vùng. Các vị lãnh đạo nói muốn phái đoàn giúp đỡ nạn nhân thuốc khai quang. Phái đoàn nói họ không có khả năng thì các vị xin 6 chiếc xe lăn. Phái đoàn hỏi bao nhiêu một chiếc thì được trả lời 26 triệu đồng. Phái đoàn đồng ý sẽ tặng 6 chiếc trước ngày lên đường. 

Phái đoàn chạy ra chợ hỏi mua xe lăn thì được biết 19 triệu một chiếc mà nếu mua 6 chiếc thì bớt còn 17 triệu. Trước khi đi, phái đoàn mua 6 chiếc xe lăn nhờ họ đem lại trong khi các lãnh đạo, đã làm sẵn tờ giấy biên lai đã mua 6 chiếc với giá 26 triệu. Phái đoàn và các lãnh đạo to tiếng, phái đoàn nói chúng tôi hứa tặng 6 chiếc xe lăn chớ có hứa đưa tiền cho đầy tớ nhân dân mua đâu. 

Có lần, một công an đến, nói muốn nói chuyện với y sĩ trưởng nhưng ở Việt Nam thì phải hét lại, bảo y sĩ trưởng đang bận, cần gì thì cho biết. Công an bảo thuốc men mà còn dư thì đưa tôi để đưa lại cho các cơ quan y tế. Ông bạn quay lại nói tiếng mỹ với nhóm; bảo rằng người này đang tìm cách làm khó dễ chúng ta nên cẩn thận. 

Sau đó quay lại nói to là tôi mới nói nhóm kê khai danh sách thuốc men, sẽ nhờ ông đưa lại cho các cơ quan thì ông công an bảo thế à, phiền phức thôi khỏi cần, để các anh lo liệu. Khi đã có danh sách thì họ không dám lấy. 

Ở Việt Nam có Mặt Trận Tổ Quốc, do Hà Nội lãnh đạo, có nhiệm vụ lo về chính trị, kiểu trung tâm dân vận ngày xưa. Họ cũng chả làm gì nhưng nếu để một cá nhân hay đoàn thể, giáo xứ nào lo cho người nghèo thì lại dẫm lên chân của họ. Do đó họ không thích người ngoại quốc gốc việt về Việt Nam làm chuyện thiện nguyện.

Người ta cho gạo thì dân cám ơn thì sẽ so sánh Hà Nội với các đoàn thể từ hải ngoại về do đó các nước như Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên rất sợ các đoàn y tế từ hải ngoại vì theo ông Nguyễn Trãi, đó làCông Tâm. Hà Nội họ nghiên cứu rất kỷ Bình Ngô Đại cáo, để tâm công trên các mặt trận chính trị ở Hoa Kỳ và âu châu trong thời kỳ chiến tranh xâm lược miền nam nên họ hiểu rõ việc này. 

Mình ít nói chuyện với thằng con nhưng mình đoán nó hiểu lý do vì sao bố mẹ, cô chú của nó phải bỏ nước ra đi. Nó có nói học được nhiều điều khi thấy người nghèo ở Việt Nam, vợ bị tàn tật , đi không được nêông chồng phải cõng vợ từ 14 năm qua trước khi nhận được chiếc xe lăn.

Chỉ hy vọng là ông chồng sẽ không bị Hà Nội đánh thuế hay tịch thu xe. Hôm nào rảnh sẽ kể chuyện mấy người bạn làm thiện nguyện ở Việt Nam. Nếu không có tấm lòng thì chắc họ đã bỏ cuộc từ lâu. 

Chị bạn nói mấy đứa đi theo đoàn y tế rất là hiền nhưng chị ấy quên nói là những chuyên gia theo phái đoàn hay tổ chức chuyến đi là những người có tâm. Họ dùng 2 tuần nghỉ hè thường niên để đi làm việc thiện, giúp người nghèo ở Việt Nam. 

Họ như đi giữa làn đạn vì ở hải ngoại, người ta lại lêán họ tiếp tay với vc, còn về Việt Nam thì họ phải dè dặt với Hà Nội để tránh  bị làm khó dễ. Họ chịu khó vì nghĩ đến những người nghèo khổ ở quê nhà. Chống cộng bằng miệng hay viết trên Internet rất dễ nhưng có thiện chí và cái tâm thì mới dám về Việt Nam theo các đoàn y tế thiện nguyện, mới thật sự làm Hà Nội sợ hãi. 

Ở hải ngoại, khi gặp mặt nhau, với chai bia hay rượu, người Việt có thể chửi bới Hà Nội, hay những người về Việt Nam rồi xong chuyện. Có lần mình nghe kể một người quen ở Sàigòn, từng du học đậu tiến sĩ, sau này được cho phép sang học trường Kennedy của Harvard, theo tin tức mình đọc thì có một tỉnh kia, 60% là mua bằng. 

Người quen giải thích là năm 75, họ vào thì kêu bằng du học ngoại quốc là đồ bỏ, họ xé, cho bằng Liên Sô mới đáng giá nhưng vài năm sau thì kinh tế do họ lãnh đạo te tua nên họ kêu mình ra làm việc cho họ. 20 năm sau họ mua bằng vì họ có thời gian chuyển tiếp. Coi như tương lai Việt Nam không bao giờ ngẫn đầu lên.  

Có những tin tức mà những y sĩ khám phá khi thăm viếng các bệnh nhân nhưng không dám viết bài đăng trên tạp san y khoa. Có vị bác sĩ khám bệnh nhân phụ nữ ở một vùng, xin dấu tên, khám phá là đa số phụ nữ không hút thuốc nhưng lại bệnh nám phổi. Đàông thì hút như toa xe lửa nên xin phép đến viếng nhàcủa bệnh nhân. 

Khi đến nhà thì thấy vách đất mái tranh thì ông ta hiểu nguyên do. Mái tranh được đan dầy nên mưa không thấm qua thì khi mấy ông chồng hay cha hút thì khói thuốc và củi than khi nấu nướng cũng không thoát được nên vợ con lãnh đủ. Do đó ở Phi Châu, y sĩ khuyến cáo dân không nên nấu ăn bằng củi trong nhà để tránh khói vào phổi trong khi ở Việt Nam, người ta không dám lên tiếng. 

Bên mỹ thì đàông ra ngoài sân hút. Hôm trước có mời vào người bạn đến nhà chơi, mình ngồi nói chuyện với hai người bạn hút thuốc mà chịu không nổi dù ở ngoài trời. 

Cũng vị bác sĩ mỹ này quan sát là ở những nơi phái đoàn đến khám bệnh thì có để những chai nước cho bệnh nhân uống. Ông ta hỏi sao phụ nữ lấy nước cho chồng con nhưng họ thì không uống. Thắc mắc nên hỏi thì được đáp là không có nhà vệ sinh như ở mỹ nên phụ nữ nhịn uống. 

Lúc đó ông ta mới hiểu nguyên nhân phụ nữ Việt bị áp huyết cao khi ông ta chẩn mạch, dù họ không mập thiếu đói. Có những khám phá rất bình thường, chỉ cần giải thích cho người dân để họ chăm sức khỏe nhưng lại không dám nói vì sợ mất lòng Hà Nội thì họ lại cấm không cho phép sang Việt Nam. 

Anh bạn kể có lần về Khánh Hoà, không được cấp giấy đi Phan Rang dù bệnh nhân đã được tuyển chọn. Cuối cùng nhờ ơn Thượng Đế Internet, anh ta liên lạc các nhà thờ, các chùa trong vùng nói có phải đoàn y tế từ mỹ về, giáo dân có ai muốn được chữa bệnh miễn phí thì có đến 400 người lại. 

Nhưng phải làm kính đáo như đi chơi. Hai vợ chồng mỹ đến nơi, chẩn bệnh cho con nít nhưng không viết toa thuốc, chỉ nói miệng cho ai đó sẽ phát thuốc sau, rồi đi về khách sạn như đi du lịch. Khám bệnh chui, nhiều khi có bác sĩ trưởng ở Việt Nam, nhờ khám bệnh cho vợ con họ. Chán mớ đời! 

Theo những gì những sinh viên tình nguyện nói trong cuốn video thì mình đoán, thằng con chắc học được nhiều việc nhất là tình người. Ở Hoa Kỳ nó chỉ sống trong hòn đảo nhỏ của nó được kết nối với Internet nhưng ở Việt Nam thì thiếu Internet Wifi, tiếp xúc với người nghèo không tiền đi chữa bệnh với những khó khăn do Hà Nội không cho phép, nó mới hiểu lý do bố mẹ, cô chú của nó phải bỏ nước ra đi. 

Nhs

Một ngày tại USC

Một ngày tại USC

Thông thường vào tháng tư, khi học sinh nghỉ spring breakcác trường đại học tổ chức những ngày viếng trường để học sinh lớp 12ở xa, tiểu bang khác có thể đến viếng, để quyết định chọn học trường nào vào mùa thu tới.

Tháng tư năm nay, tính chở con gái đi một vòng các trường đã được nhận nhưng rồi ông cụ gọi về nên con gái đi viếng trường USC với mẹ trong khi mình bay về Việt Nam. Sau khi trở lại Hoa Kỳ thì cuối tháng 4, các trường lại có một buổi giới thiệu trường để close the deal mấy học sinh còn phân vân hay chưa viếng thăm 2 tuần trước. Thế là mình theo con gái và đồng chí gái đến viếng trường này. Cạnh campus có một bệnh viện mà mình có vẽ cái facade khi mới đến làm việc ở Los Angeles.

Trường này đóng góp hàng năm 5 tỷ đôla cho nền kinh tế của thành phố Los Angeles, có 19,000 sinh viên cử nhân, 24,000 cao học và nhân viên. 17.8% là gốc á châu, 5.4% là gốc da đen, 12.5% gốc Mễ la tinh, 33.7% là da trắng và 23.8% là sinh viên ngoại quốc. Trường này được thành lập năm 1880 với 53 sinh viên nay có đến 41,000 sinh viên. 

Nói chung thì campus khá mới mẻ so với các đại học ở miền đông bắc. Sau khi đậu xe thì đi đến một trung tâm để dùng điểm tâm. Ghi danh xong thì đi vào một cái nhà khá đẹp, kiếm bàn ngồi ăn buffet nhưng có người đem cà phê, trà, dọn đĩa muỗng. Mỗi bàn có 10 người, bên cạnh mình là gia đình gốc Do Thái, con bé sẽ học y khoa sau này, có một gia đình gốc Mễ cũng dự định học y khoa và 3 sinh viên, một năm thứ nhất, một năm thứ 3 và một năm cuối. Họ cho 3 sinh viên ngồi chung bàn để ai có câu hỏi là được trả lời ngay.

Tên học năm cuối gốc đại hàn, kể là học một khoá ở UCLA nhưng không thích nên đổi qua USC vì hắn không thích lối sinh hoạt của trường công. Hắn kể tùm lum về những cái hay cho sinh viên ở USC nhưng chỉ có vợ mình và con gái nghe trong khi mình làm tính 4 năm trả tiền học oái cơm. Có nhiều gia đình đến từ Mễ, Ba Tây, Trung Quốc,... Họ bay sang có vài ngày để xem trường rồi bay về.

Sau khi ăn xong thì có nhiều người đại diện của trường lên tiếp thị về trường nào là chương trình giúp đỡ sinh viên để không ngỡ ngàng,... Rồi hỏi ai đã quyết định theo học thì thấy con gái đưa tay lên rồi nói chỉ có bố nó chưa quyết định. Chán mớ đời! 

Sau đó thì ra sân tụ tập ở một công viên có ghế ngồi để nghe ban nhạc của đội banh dã cầu chơi nhạc, tiếp thị về đội banh. Dân mỹ chúng mê điên khùng về môn này. Mỗi lần trường này đấu là có trên 70 ngàn ngươi đi coi ở vậnđộng trường, nơi khai mạc thế vận hội 1984. Ở Cali mỗi lần hai đội bóng USC và Stanford đấu với nhau là trong gia đình có cãi nhau vì ủng hộ hai đội bóng

Chương trình tiếp tục với mỗi phân khoa như con gái được nhận vào phân khoa kinh tế Marshall thì đi về hội trường của khoa này còn những ai được nhận vào trường khác thì đi theo nhóm hướng dẫn. Vào cửa là đã thấy họ biếu cho cái backpack có tên USC. Có một người đại diện cho trường này hình như ông Dean, nói về chương trình giảng dạy nhất là đến chương trình mới thành lập chung với hai trường đại học quốc tế mà con gái mình được nhận. Trường đại học khoa học và kỹ thuật của Hongkong và trường đại học kinh tế Bocconi ở Milan, Ý Đại Lợi.

Môn này mới mở được 3 năm. Lạ thằng con mình học nanoengineering ở UCSD cũng mới mở được 3 năm khi nó vào. Năm thứ nhất thì học tại USC, năm thứ hai thì học ở Hongkong, năm thứ 3 thì học ở Milan rồi trở lại Cali để xong chương trình. Khi tốt nghiệp sẽ được bằng tốt nghiệp của hai trường kia luôn. Lớp chỉ nhận 45 người, 15 từ USC, 15 từ Hongkong và 15 từ Ý. Con gái phải học thêm 2 ngoại ngữ. Nó học pháp ngữ ở trung học nay không sử dụng lại phải học tiếng ý.

Cách tiếp thị của trường rất siêu đẳng. Họ cho 3 sinh viên lên nói chuyện. Họ chọn toàn là thứ gộc. Cô năm thứ 1 lên nói lúc mới vào trường rất khờ,...., nay cô ta ăn nói dạn dĩ trước đám đông khiến cha mẹ ai cũng nức nở. Đến tên năm thứ 3, nói đến nhờ các hệ thống cựu sinh viên, đã giúp hắn đi xứ nào làm việc trong mấy tháng hè. Đến phiên cô thứ 4 kể học về kế toán thì năm thứ nhất được đi thực tập và lên kế hoạch chương trình cả tỷ đô cho một công ty lớn. Cô này ăn nói rất hay, gốc tàu. Cha mẹ ở dưới cứ mơ con mình sẽ ăn nói lưu loát như thế. Chán mớ đời!

Sau phần này thì kéo nhau ra khung viên ăn trưa. Họ để mấy hộp lunch, có sandwich, tráng miệng rồi mọi người lấy đem về bàn ăn. Ngồi chung bàn thì toàn là ấn độ từ miền bắc xuống. Một tên thì nói học về computer sciences còn một tên sẽ theo ngành nha khoa.

Ăn xong thì thay phiên chụp hình trước bức tượng chiến sĩ của thành Troy (trojan), biểu tượng cho sinh viên của trường. Ai đã chọn theo học trường này thì lấy cái búa gõ cái chuông, thiên hạ quay lại vỗ tay như điên. Mình cũng leo lên chụp hình nhưng đầu óc cứ nghĩ đến tiền trường. Điên cái đầu!

Sau đó thì đi viếng ký túc xá. Con gái hẹn với cô gốc ấn độ từ Fremont, bắc Cali xuống. Chúng vào website của trường rồi bỏ tên, chọn mẫu người roomate thì cuối cùng con gái chọn cô ấn độ. Hai bên gặp nhau, ôm nhau lần đầu như điên kiểu người Mỹ. Phòng tương đối khá hơn UCSD của thằng con. Chỉ có hai sinh viên trong khi ở UCSD thì năm đầu, một phòng có đến 3 tên sinh viên. Có chỗ tập thể thao ngay trong ký túc xá, máy giặt, không phải vác đi xa như thằng con.

Con gái cứ reo hò làm mình điên đầu, cứ nói let me think. Về nhà gọi cho bà quen để nhờ mượn tiền ngân hàng thế chấp một căn hộ. Mượn tiền chính phủ đi học thì chỉ được trừ thuế tối đa $2,500/ năm trong khi tiền học và ăn ở là $70 ngàn cho một năm nên tốt nhất là mượn tiền qua căn hộ cho thuê rồi nhờ người mướn nhà trả nợ dùm. Sau này con gái ra trường thì mình tuyên dương họ đã giúp con gái học xong đại học.

Con gái nói là may mắn vì có nói chuyện với nhiều đứa được nhận vào trường mà không được theo học vì bố mẹ mượn tiền không được thêm là mình không bắt nó học y khoa như đa số bố mẹ á châu. 

Hy sinh đời bố củng cố đời con.

Nhs

Sáng nay không đi vườn tính chạy đi mua vào đồ dùng thì trường học gọi. Nói con gái chơi banh bị té, đập đầu xuống đất nên chạy tới trường, chở vào nhà thương, khoa cấp cứu. Đợi cả tiếng, chỉ mới gặp y tá. Xem có cần phải xem bảo có bị chấn thương. Chán mới đời!

Hành trình lên đỉnh đau rên

Hành trình lên đỉnh đau rên

Tháng trước có thằng Mỹ quen, trúng số để leo lên đỉnh Whitney, núi cao nhất nước Mỹ. Mỗi năm chính phủ chỉ cho 30,000 người được phép leo lên đỉnh này nên phải rút thăm. Hắn ghi danh cho 4 người nhưng lại nhận được giấy cho 15 người nên hắn hỏi mình. Mình chả biết ất giáp chi cả cũng nhất trí đến khi xem thông tin thì tá lả. 

Về nói với đồng chí gái thì mụ vợ giận lẫy không ghi tên cho mụ nên hỏi thằng bạn thì nó đồng ý. Mụ vợ thuộc loại ham vui nên cứ tưởng đi vài dậm nên chạy đi mua áo quần, giày dép đủ thứ. 

Mình lên chương trình tập luyện ở vườn rồi mỗi tuần. Về Đà Lạt mình có tập đi xung quanh hồ Xuân Hương 2,3 vòng. Mình ghi danh tham dự Meetup của nhóm  leo lên đỉnh Whitney vì mấy tên ghi danh trong nhóm của mình sẽ bắt đầu tập vào tháng 5. 

Hôm qua là nhóm Meetup bắt đầu tập. Chuyến đi đầu tiên lên núi ở thành phố Pasadena, cạnh Los Angeles. Đi 12 dậm, lên độ cao 4,400 feet, tương tự lên đỉnh Lâm Viên. Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, đồng chí gái khoe với bạn bè thì bắt đầu hiểu là khó đến độ nào. Mụ vợ gọi mình nói có nên đi không rồi cuối cùng cô nàng đi thử. Nếu không được thì ngồi đợi. Đám tập này toàn mỹ to cao, kêu đã tập chạy Marathon khi xưa. 

Lái xe mất một tiếng mới đến nơi rồi ngồi đợi. Cả bọn đến đông đủ thì khởi đầu trễ 20 phút. Lúc đi lên thì đồng chí gái đi chậm lại thêm Xeo-phi nên mình nói cả nhóm là đi trước để mình theo đồng chí gái. Tội đồng chí gái đi không nổi, mình phải kéo lên khi gặp thang cấp cao. Khúc đường này thì gặp nhiều người đi xuống, đông như quân Nguyên, cứ tưởng tượng ở Katmandu. Họ lên khi lúc 6:00 sáng. 

Lên được 2.5 dậm thì có 3 đường mòn để lên nên mình chọn đường thứ 2, đi thêm 2.5 dậm. Đoạn đường này thì ít người, mình phải bắt chước Tào Tháo, khuyến khích đồng chí gái còn 1 dậm nữa riết mụ vợ kêu thôi đừng dùng chiêu Tào Tháo nữa. Cuối cùng thì cũng tới đỉnh thì gặp đám đi trước cũng vừa tới. Họ đi ngõ xa hơn 1 dặm. Thay vì đi 6 dặm, vợ chồng mình đi 5 dậm. Tổng cộng là 3 tiếng 14 phút. 

Tại đây thấy đám mỹ thuộc nhóm bảo vệ môi trường sửa chửa mấy khúc đường mòn bị hư. người Mỹ hay là cuối tuần rảnh họ đi làm việc thiện nguyện, giúp giữ gìn, bao vệ môi trường trong khi ở Việt Nam chỉ có phá. 

Trời bổng lạnh, phải bận thêm áo ngoài, ngồi ăn trưa. Dân chơi thể thao ăn toàn đậu phụng, hạt điều để có sức và nhẹ bụng. Ăn xong là cuốn gói đi xuống vì lạnh. Hôm qua trời bổng đổ mưa, không có mây xanh chỉ thấy sương bao phủ làm nhớ đến những bức tranh thủy mạc của tàu. Ghé lại Inspiration Point để chụp hình cho mụ vợ. 

Đi xuống mới là châm, cứ sợ đồng chí gái nằm vạ là mình phải cõng xuống nên phải động viên nhưng mụ vợ cứ trơ trơ vì chân lết không nổi nhưng rồi trời thương cũng xuống núi. Mình đi lấy xe cách chân núi cũng một dậm, tháo bỏ đôi giày. Trời ơi! Sao hạnh phúc quá! Đi xuống mất 3 tiếng. Tổng cộng hai vợ chồng đi tất cả 6 tiếng 14 phút, theo đồng hồ là đi tổng cộng 33,926 bước, đốt được 2,930 calories. 

Hai vợ chồng về nhà tắm rữa xong là leo lên giường. Chân tay nhất lên không nổi. Lần sau có đi chắc chắn mụ vợ hết dám leo lên núi. Nói chung thì châm thật. Đi mới có 11 dậm, phân nữa đường lên đỉnh Whitney nhưng hy vọng từ đây đến cuối tháng 7, sẽ khắc phục được. Như ông Nguyễn Bá Học khi xưa: " đường đi khó  không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. 

Nhs