PB 858 (Pulau Bidong 858) là tên số chiếc tàu định mệnh "Exodus", đã đưa vợ mình ra khỏi Việt Nam trên đường tìm Tự Do vào tháng 4 năm 1983, 8 năm sau khi vị tổng thống cuối cùng của VNCH đầu hàng để tránh cuộc biển máu tại miền Nam mà đồng bào ở Huế đã kinh qua trong cuộc tổng công kích Mậu Thân 1968.
Cuộc hành trình đã được chuẩn bị từ 6-3-1982, đến bờ tự do ngày 26-4-1983, đúng 13 tháng 20 ngày. Cuộc hải trình rời Việt Nam, bắt đầu từ chiều thứ 6, 16-4-1983 và cặp bờ đảo Tioman, Mã Lai ngày 21-4-1983 sau 6 ngày, 5 đêm lênh đênh trên biển Đông. Tàu này là chiếc thứ 858 đến đảo Pulau Bidong nên đã được đổi tên từ SG 1034TS thành PB 858.
Tuần trước, sau khi coi cuốn phim tài liệu "những ngày cuối cùng tại Việt Nam" (Last days in Vietnam), mình có hỏi đồng chí gái về những ngày cuối cùng ở Việt Nam, trước khi vượt biển thì cô nàng bảo không nhớ vì đã trên 31 năm, thêm không dự tính đi. Có người rũ đi, họ cho mượn vàng sang đây trả nên đi theo với người anh kế. Người dẫn đường, dẫn đi đâu thì đi theo đó vì trong thâm tâm, không nghĩ sẽ đi thoát nhất là mệt, rồi xuống tàu đến khi lên bờ tại Mã Lai.
Mình gọi anh Quý, người trong ban tổ chức của chuyến đi, anh của chị dâu của đồng chí gái thì khám phá ra anh này có ghi lại chi tiết của chuyến đi; ngày nào đóng tàu, hải trình ngày giờ ra đi và đến bờ nên mình hẹn ghé lại nhà để xin thêm chi tiết để ghi lại, để cho con cháu sau này tìm về nguồn, cả tiếng Anh và tiếng Việt.
Anh Quý gia nhập quân đội VNCH, binh chủng hải quân năm 1971 khi bị tổng động viên. Dạo đó chương trình Việt Nam hoá của chiến tranh Việt Nam bắt đầu nên quân đội VNCH đưa nhiều sĩ quan thuộc nhiều binh chủng, sang tu nghiệp tại Hoa Kỳ. Anh Quý kể có 800 sĩ quan Hải quân VNCH được gửi sang Hoa Kỳ, theo học các khoá huấn luyện một năm tại trường hàng hải ở Rhodes Island, chuẩn bị tiếp nhận tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ, giao lại trước khi triệt thoái khỏi Việt Nam. Anh bảo may mắn vì sau 75, những người có kinh nghiệm về hàng hải như anh, rất được các nhóm chuẩn bị vượt biên tìm kiếm, để giúp họ về hoa tiêu hay tài công.
Anh kể là có chân trong tổ chức vượt biên mấy lần nhưng bị bể hoài. Lần chót bị bể; chủ ghe tổ chức một cuộc du lịch cho một công ty quốc doanh, đưa các công nhân xuất sắc, tiên tiến, anh hùng lao động của công ty, đi dã ngoại ở Vũng Tàu. Em gái của anh Quýkhông tính đi nhưng độ đâu 1 tuần trước ngày đi thì cô em mới sinh được một tháng, nhờ anh lo, giúp cho gia đình cô ta thêm cô em út đi chung. Cận ngày đi, chủ tàu và chủ bãi đã nhận hết người nên anh hỏi mấy người lo phần tiếp liệu, dầu, đồ ăn thì mấy người này nhận mỗi người một cây, canh me cho gia đình cô em ( chị dâu của đồng chí gái); 2 vợ chồng, 3 đứa con, đứa út mới sinh được mấy tuần và cô em út. (6 cây vàng).
Theo mình hiểu thì dạo đó đi vượt biên; các chủ tàu ghe đã mua công an biên phòng, khu vực,.., hết. Ai có tiền muốn đi thì hùn nhau đóng tàu đánh cá để gia nhập hợp tác xã đánh cá quốc doanh, ghi tên chủ ghe, thuỷ thủ, tài công...., rồi đi đánh cá vài lần, nộp cá cho hợp tác xã cho lấy niềm tin, rồi đến ngày thì đi đáng cá rồi vượt biển luôn. Thường thì chủ tàuvà chủ bãi (người lo liệu hậu cần, cho người vượt biên núp trong nhà dân đến ngày ra khơi, mua dầu, thức ăn , nước) là đầu nậu, thu tiền những gia đình nào muốn đi để trả tiền các chi phí cho chuyến đi. Mấy người khác như tài công, lo hậu cần...., tuy không trả chi phí vì người có công người có của nhưng nhờ biết chỗ đáp, ngày giờ nên cũng thu tiền của người muốn vượt biển, thường được gọi là "canh me".
Chủ tàu hay chủ bãi tuy biết được nhưng sợ bị lộ thì công an tóm vô tù nên đành cho đám canh me lên tàu, nếu không họ làm ồn, bị lộ. Trong trường hợp bị bể thì chủ Tàu mất ghe, mất vốn, không có tiền trả lại cho những ai đã chung tiền. Những người đi không được, gọi oan chủ tàu giựt vàng của họ. Thật ra cũng có người tổ chức ma để lấy tiền của thiên hạ. Trong cuốn phim "Boat People" của đạo diễn Ang Lee, người Đài Loan có quay cảnh vượt biên và lí do khá trung thực.
Anh Quý kể như dự định thì các người đóng vàng đi vượt biên, hẹn nhau ở sở thú, bận đồ đàng hoàng, chớ không phải hoá trang thành dân làm ruộng như vợ VHĐ, gái Đà Lạt, da trắng, má hồng về Rạch Giá, Long Xuyên, quê nội của hắn, phải che mặt.... Xe buýt chở đám người dự định vượt biên xuống Vũng Tàu để đến điểm hẹn nhưng giờ chót bị bể nên anh phải cầm dép Dotochay, bỏ chạy về Sàigòn với ông anh kế của đồng chí gái. Trong khi đó gia đình cô em, chị dâu của đồng chí gái thì theo nhóm canh me lại lên được tàu.
Chủ Tàu hỏi thuộc nhánh nào vì không có trong danh sách nhưng rồi cũng cho lên tàu vì sợ bị lộ. Bà chị dâu, lưng đeo cái đẫy, cột cô con gái mới sinh, khi nhảy lên tàu thì bị té xuống biển. Đám canh me chở tới nhưng không tiếp cứu, may nhờ chủ tàu, tuy biết là dân canh me, ông vẫn cho người xuống vớt lên. Cuối cùng chủ tàu thấy đông người quá, cũng có thể nhánh của chủ tàu chưa đến hết nên chấp nhận mất tàu, cho tàu đi còn chủ tàu nhảy lên bờ, ở lại đợi chuyến sau.
Bà chị dâu của đồng chí gái nhủ thầm là nhánh ông anh bị bể, đi hụt nhưng lại sống còn mình lên tàu được, lại chết vì tàu ra khơi một ngày thì bị chết máy, lênh đênh trên biển đến 12 ngày sau mới có tàu Nam Dương, dùng dây buột lại, kéo đi khiến mọi người mừng nhưng không ngờ Tàu này kéo lại ra biển rồi cắt dây. Dạo đó chính quyền Nam Dương hay Mã Lai đều không có khả năng tiếp nhận làng sóng vượt biển từ Việt Nam nên họ làm mọi cách để dân vượt biển không chạy vào đất của họ.
Sau đó thuyền tấp vào một hòn đảo, gặp 3 cha con, người Nam Dương gốc Hoa, trong thuyền có một người biết tiếng Hoa nên nhờ cứu giúp. Mọi người trên Tàu, đem tiền vàng ra trả nên được cứu sống, kéo vào đảo. Trong người có đem theo một chỉ vàng, lên đảo đi buôn quần áo còn ông chồng, anh ruột của đồng chí gái thì đi chụp hình kiếm sống đến khi rời đảo, đi định cư thì dư được ba cây vàng. Sau này, sang Mỹ, bán quần áo ở chợ trời rồi từ từ mở tiệm bán đồ trang trí nội thất, tiệm vàng rất thành công, sản xuất thêm 3 đứa con, tổng cộng 6 đứa, theo lời Chúa cho bao nhiêu đẻ bấy nhiêu.
(Nhật ký của anh Quý)
Hụt chuyến đó nhưng anh Quý và chủ tàu nhất quyết đi, lần này là Banco, tố hết, nhất quyết ra đi. Họ quyên tiền trong gia đình, dòng họ để đóng hai chiếc tàu giống nhau, đề phòng trường hợp nhỡ một chiếc tàu bị hư thì dùng bảng số tàu chính, gắn vào tàu thứ 2 (sơ cua) để tiếp tục cuộc hành trình tìm Tự Do.
Tàu số 1: mang biển số SG 1034 TS, có tên Thuỷ Ngư
6- 3-1982: dựng lô để đóng tàu số 1, có trọng tải 10 tấn
11-4-1982: làm lễ Hạ Thuỷ có biển số Tàu là SG 1034 TS, qua Mã Lai được đổi lại PB858. Chủ Tàu là Nguyễn thị Tuyết Mai. Ông Ngô Văn Thọ trông coi suốt thời gian đóng tàu.
Theo kết quả của cuộc kiểm tra tàu do anh Quý thực hiện trong thời gian chuẩn bị:
Tàu dài 12.8 m (42 feet), chiều ngang 3 m (9.8 feet) và thân hậu 1.6 m (5.2 feet), phòng lái dài 3m (9.8 feet) x 2.8 m (9.1 feet), vỏ tàu dày 3 cm (1.2 inch), mũi tàu bọc sắt dày 7 cm, có máy GM# 371, vòng quay tối đa 2,500 vòng/ phút (RPM), thêm một cái máy đuôi tôm Kohler để phòng hờ chết máy. Máy đuôi tôm dùng cho các ghe nhỏ, còn đẫy chiếc tàu 10 tấn thì chắc khó.
Chứa được 900 lít nước thêm 2 cái phuy đựng nước trên boong tàu. Trên nguyên tắc hầm chứa dầu của tàu chứa 1,400 lít nhưng thực tế độ 1,000 lít.
Không biết máy tàu có hiệu suất mấy lốc, máy số 371 nên chắc 3 lốc vì có người kể một anh gốc Triều Châu đi vượt biên, bị bể, vô tù. Công an hỏi cung: "động cơ" nào khiến anh phản quốc, không lao động, xây dựng xã hội chủ nghĩa , lại bỏ nước đi vượt biên thì anh chàng này trả lời : 2 lốc nên bị công an đánh tơi bời, hoa lá.
Điện: có 2 bình accu Bungari mới 12 volt
Hình Tàu SG 1034 TS (1982-1983), mang tên Thuỷ Ngư (Cá Biển), đậu ở Cảng Cá Phước Tỉnh, ngay cửa sông Cỏ Mây, đối diện Vũng Tàu. Đến Mã Lai được đổi tên PB 858. Có 2 cửa thông hơi cho hầm ở dưới, đưa 183 người rời Việt Nam, 182 người đến Mã Lai.
Tàu số 2: SG 1051
26-5-82: dựng lô để đóng theo họa đồ của Tàu số 1.
6-1982: Hạ thuỷ
dài 13 m, mang số SG 1051 . Được trang bị như Tàu số 1.
Tháng 8-1982: Tàu đi đánh cá lần đầu tiên, trở về tháng 12-1982
Tàu được gia nhập hợp tác xã đánh cá và đậu bến tại cảng cá Phước Tỉnh, đầu nguồn của sông Cỏ May. Lần đầu tiên ra biển đánh cá tại Vũng Tàu, huyện Chân Thành, Bà Rịa, Đồng Nai. Thuỷ thủ đoàn gồm Thọ, Phúc, Minh Đạt, Kim, Lẹ. Dạo đó là thời bao cấp nên tàu của mọi người phải vào hợp tác xã, đi đánh cá về nộp cho quốc doanh rồi sẽ được chia lại nhưng thuỷ thủ đoàn toàn là con cháu trong gia đình, học sinh được đưa vào danh sách thuỷ thủ đoàn để chuẩn bị vượt biên nên không biết nghề chài lưới nên ra khơi, mất lưới cả dàn cào. Phải mua cá của những tàu đánh cákhác để nộp cho tổ hợp quốc doanh và lưới đánh cá mới để khỏi bị nghi ngờ.
Chú vợ của anh Quý, đứng ra trực tiếp mua bãi còn anh Quý thì lo vấn đề tài công và tiếp liệu.
1,400 lít nước, 600 lít dầu còn trên tàu, thêm 40 can gánh ra bãi (30 lít/ can) = 1,200 lít đầu, tổng cộng 1,800 lít dầu và lương thực sẽ được gánh lên bãi trước khi đi,.... Châu Đình An có làm bài hát "đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn, anh chôn mối tình,.." Ngày xưa nghe bản này nhưng không hiểu hoàn cảnh, nay viết lại hành trình của vợ mới thấm.
Lương thực sẽ được các Taxi mang lên tàu khi đến bãi đáp khoảng 100 kí gạo còn trên tàu, 12 kí lô thịt chà bông, 75 hộp sữa, 10 kí lô đường cát trắng, 10 kí đường thẻ, 70 bịch gạo sấy, 2 tạ gạo.
Thuốc men thì mọi người tự túc.
Số người cần phải đón ở Sàigòn: 60 người lớn + 20 trẻ em, 10 ở bãi, tổng cộng 120 người kiêm cả thuỷ thủ đoàn.
Thứ 4; 13-4-1983: Đổ quân
Cho người đi đón ở điểm hẹn ở Sàigòn:
6:30 -7:00: Dòng Chúa Cứu Thế,
7:30 : nhà thờ Tân Định, chắc là sau khi đi lễ cho tiện cầu nguyện bề trên.
8:00: Sở Thú rồi đưa về Hải Sơn, gần Phú Mỹ, cạnh dòng sông Thị Vải, cách Vũng Tàu 15 km, bằng xe ôm, xe đò.
Trên xe thì cả nhóm giả bộ không biết nhau, người dẫn đường xuống xe, đi đâu thì khách vượt biên cứ đi theo để lở bị bể thì không bị liên lụy. Đến Hải Sơn thì chủ bãi đã mua trước nên cho người vào nhà dân địa phương tá túc, đợi ngày đi, được gọi là chỗ nén. Các nhóm này được chia nhỏ độ 4 hay 5 người để khỏi bị lộ. Đồng chí gáibảo là thời gian rất mệt vì giờ giấc, chỗ lạ....
Thứ 5, 14-4-1983:
Bốc toàn bộ khách và gia đình, chủ tàu ở Sở Thú và vườn Tao Đàn, gửi vào các nhà nén, đợi ngày giờ đi.
Lộ trình: từ Sàigòn, khách vượt biển được đón tại các điểm hẹn trước, sẽ đi xe đò, xe ôm xuống Hải Sơn, trốn trong các nhà nén, đợi lệnh, ngày giờ khởi hành. Từ đó, đi ghe và Taxi lớn ra điểm hẹn: đảo Tắc Cá Hồng. Tàu PB858, đậu bến ở Phươc Tỉnh cách đó 15 cây số vào đón rồi đi ra vịnh Gành Rái, trực chỉ hướng Phi Luật Tân.
Thứ 6, 15-4-1983: Ngày khởi hành (D Day, le jour le plus long)
19:00: bắt đầu chuyển người đi
19:30: lệnh khởi hành ban bố. Có ghe nhỏ chở người đi theo mấy con lạch, đổ ra dòng sông Thị Vải, đổi sang Tàu lớn hơn (taxi) chạy trên sông Thị Vải, đưa đến điểm hẹn Tắc Cá Hồng.
21:00: đến địa điểm chờ taxi.
Một nhóm khác mướn một ông Võ sĩ (Đinh Thọ) đi theo để bảo vệ, đánh gãy răng một tên canh me, muốn cướp dầu nên tên này chạy đi báo cáo với công an, du kích. Mọi người sợ quá, tính bỏ chạy nhưng ban tổ chức kêu gọi đừng chạy vì chạy là bể. Có lẻ nhờ nhóm người đi, đều là trong gia đình nên mọi người đều nghe lời ban tổ chức, chớ người lạ thì chắc hồn ai nấy giữ. Công an xuống bao vây, chỉa súng và thương lượng lấy thêm vàng dù đã mua trước nên thoát.
22:00 : taxi vào, đưa lương thực lên trước rồi đến khách, đầy 3 taxi lớn.
22:00: bố vợ anh Quý, người đứng mũi chịu sào của chuyến đi, rời Sàigòn bằng xe Vespa.
Tối đó thì các người như đồng chí gái, núp ở các chổ nén , nhà của dân địa phương được điều động, hướng dẫn đến chổ hẹn để ghe nhỏ (taxi nhỏ hay cá nhỏ) đưa ra ghe lớn hay taxi lớn theo con sông Thị Vải đi ra cửa biển, để đưa đến điểm hẹn, đảo Tắc Cá Hồng . Tàu lớn sẽ bốc đi. Vợ mình chỉ nhớ là đã có ngủ trên cái sạp ngoài chợ vì mệt quá nhưng không nhớ đi chỗ nào. Nhìn lại như một giấc chiêm bao.
Trong khi di chuyển ra khỏi nhà dân địa phương, đi băng qua con đường Quốc lộ thì bổng thấy ánh sáng của đèn pin rọi lên trời nên mọi người tưởng bị lộ nên bỏ chạy khắp nơi, tưởng bị bể nhưng nhờ đã mua trước nên gần sáng 16-4-83 thì ban tổ chức tập họp lại được nhóm người bỏ chạy.
Thứ bảy 16-4-83: (ngày đầu tiên trên biển)
5:00: Đặt chân lên Tắc Cá Hồng, không có phương tiện liên lạc nên có 1 chiếc taxi lớn , 2 chiếc taxi nhỏ chưa đến kịp, trong đó có con trai đầu của anh Quý nên mọi người bảo nhau đợi.
7:30: Tìm được số ghe thất lạc. Có hai người cháu của ông bố vợ, sợ bị lộ nên bỏ về vì thường Tàu ra khơi ban đêm hay sáng sớm khi mặt trời chưa lên để tránh bị công an Duyên Hải phát giác.
10:30: Cuối cùng thì các chiếc taxi lớn chở mọi người đến điểm hẹn Tắc Cá Hồng. Mọi người chưa kịp vui mừng thì nghe tin Tàu lớn bị hỏng máy, đang sửa chửa nên chưa vào điểm hẹn được. Sau này mới biết là tên Tài công phá hỏng máy vì ban tổ chức rất kín đáo không cho biết điểm hẹn nên hắn không "canh me" được, đưa người của hắn đến được nên cố tình phá hỏng máy để dời lại chuyến đi.
11:15: Tàu đậu ở Cảng Cá Phước Tỉnh. Cuối cùng thì thợ máy sửa được máy, đem Tàu lớn vào điểm hẹn, chạy bọc Vũng Tàu, vào vịnh Gành Rái đến đảo Tắc Cá Hồng, điểm hẹn gần Phước Hoà. Trong lúc chờ đợi, mọi người bắt đầu ỏi rồi vì nắng. Anh N, chồng chị H, người cho vợ mình mượn vàng để đi, phải lấy nước tiểu cho con uống. Bắt đầu đổ quân, cho người lên tàu trong khi các Tàu đánh cá khác chạy ngang, có người bơi lại lấy đồ của người vượt biển bỏ lại.
Tàu đậu ở Phước Tỉnh nhưng ban tổ chức không dám đón người ở trên sông Cỏ May dù tiện và gần đở mất thì giờ. Lí do công an bắt chận ở cầu Cỏ May. Trong khi vịnh Gành Rái khá rộng nên có thể tránh tàu tuần tiểu của công an Duyên Hải.
14:00: Mọi người lên Tàu hết, tổng cộng là 183 người. Ban tổ chức dự định và đã nhận tiền của 120 người, coi như dân canh me chiếm 1/3 số người ra đi. Mọi người trừ nhóm tài công đều được đưa xuống hầm tàu để tránh công an đi tuần. Vợ mình kể lúc xuống hầm tàu thì bị chị P, chị của anh Quý, nôn lên đầu nên trong cuộc hải trình phải ngửi mùi nôn. Trong đám canh me, có nhiều người quen đi tàu biển nên cũng đở vì họ giúp phần lái tàu, nấu cháo..., trong khi mọi người đều bị say sóng.
16:00: Thay 3 cái mỏ dầu, thấy vãi vụng, cờ domino..., do tài công bỏ vào để làm hư máy, sau này khi tàu vào điểm hẹn thì hắn xuống bờ, đi về vì sợ bị phát giác. Chuẩn bị đưa Tàu ra khỏi Vịnh Gành Rái, rồi trực chỉ 120 độ chạy về hướng Phi Luật Tân, để tránh đảo Côn Sơn, nằm phía Tây Nam, có tàu tuần dương của công an VC. Gần 20 tiếng, từ khi rời nhà dân, chiều hôm trước. Mất thì giờ để chuyển vận lương thực, dầu, nước uống lên ghe nhỏ rồi ghe lớn, phần ghe bị lạc thêm mọi người bỏ chạy nên mất mấy tiếng mới gom lại.
Điểm Hẹn: Tàu lớn đậu ở Cảng Cá Phước Tỉnh. Tàu sẽ vào Vịnh Gành Rái, đến đảo Tắc Cá Hồng để đón khách vượt biển. Khách và lương thực, dầu, nước,.. từ các nhà nén ở Hải Sơn, được di chuyển bằng ghe nhỏ trên các con lạch đến sông Thị Vải. Từ đó sẽ lên Taxi lớn (Tàu lớn), đi theo sông Thị Vải ra Vịnh Gành Rái đến đảo Tắc Cá Hồng. Tàu vào đón mọi người (183 người), ra khơi trực chỉ hướng Philippines.
Chủ Nhật: 17-4-1983 (ngày thứ 2 trên biển)
Sau 1 ngày 1 đêm, tàu ra đến hải phận quốc tế thì đổi hướng 220 độ để chạy về hướng Đông Nam, Nam Dương. Thường người ta đi về hướng Nam Dương để tránh Vịnh Thái Lan, có rất nhiều tàu cướp biển, hải tặc, thuỷ khấu Thái Lan. Anh Quý kể là không có hải bàn của hải quân để chấm tọa độ nên chỉ dùng cái La bàn bộ binh.
Lúc này mới cho kiểm điểm lại dầu, nước và thức ăn. Tàu có 1,200 lít dầu. Đám canh me, chuyển dầu và lương thực lên nên biết gói nào là lương thực nên dấu, dành riêng cho họ nhưng lúc này ban tổ chức kiểm soát được tình hình nên tịch thâu lại hết và quyết định phát cho mọi người trên tàu: Nước: 3 lần /ngày và Cháo: 2 lần /ngày.
20:00: Tàu bị chết máy, thay bộ bơm dầu mới, trương buồm lên nhưng không chạy. Bắn 4 phát signal SOS (save our Soul) nhưng không có Tàu nào đến cả. Dạo đó, các tàu buôn được lệnh của chủ, không được dừng lại để tiếp cứu theo luật hàng hải quốc tế vì chính phủ họ không muốn nhận người tị nạn. Có một chiến hạm của Ý, ngưng lại cứu mấy chiếc tàu vượt biên, chở về hải cảng của hải quân Ý nên ngày nay, có khá đông người Việt tị nạn sống ở vùng Veneto. Tên hạm trưởng của tàu chiến Ý bị cấp trên dũa mệt thở. Dạo ở Ý nghe mấy người bạn sinh sống ở vùng này kể về chuyến đi của họ.
Thứ hai, 18-4-1983: (ngày thứ 3 trên biển)
10:00: Một bà cụ trên 64 tuổi () đi theo con cháu chết và được làm Thuỷ táng lúc 15:00, có ông linh mục đi theo tàu, làm lễ. Còn lại 182 người. Có thể thở không nổi vì ở dưới hầm, có đến 183 người, ngồi sát nhau, không cựa quậy được, thêm chỉ có 2 cái cửa số thông hơi.
18:00: bắt đầu thấy các tàu buôn, đem đàn bà con nít lên tàu kêu gọi nhưng không tàu nào ngừng để tiếp cứu.
Ống bơm nước của tàu bị hư, nước vô khá nhiều nên phải dùng máy bơm trực tiếp ra khỏi Tàu lúc đó mới biết là bị Tài công phá hoại vì thấy giấy vụng, rác, cờ domino,...trong máy.
Thứ 3, 19-4-1983: (ngày thứ 4 trên biển)
Máy chạy lại bình thường , đổi hướng 270 độ chạy vào Mã Lai thay vì đi Nam Dương như dự định. Lí do là tàu còn có 200 lít dầu và 100 lít nước. Nhắm đảo Tioman của Mã lai mà chạy. Thật ra vùng đó có nhiều quần đảo khác nhưng chỉ có đảo Tioman được ghi trên bản đồ.
Thứ 4, 20-4-1983 (ngày thứ 5 trên biển)
Hệ thống điện bị hư lại thêm ông bố vợ, đi trên tàu trợt chân, rơi xuống biển nên phải ngưng để kéo lên tàu.
Thứ 5, 21-4-1983 (ngày thứ 6 trên biển)
1:00: thấy ánh đèn tàu buôn
1:15: tất cả mất hút
9:00: bắt đầu thấy chim Hải Âu xuất hiện. Mọi người mừng rỡ vì biết đang gần đất liền.
Dầu còn 200 lít, nước 100 lít, Tàu bi quan. Tính trung bình, tàu tiêu thụ độ 200 lít dầu mỗi ngày và 160 lít nước/ ngày.
Gặp một chiếc Tàu đánh cá ghé lại, tự xưng là người Nam Dương. Hỏi thăm thì họ bảo từ đây vào đất liền mất 4 tiếng đồng hồ. Họ đề nghị là cứ neo tàu ở đây, đợi họ đi lưới cá, rồi chiều sẽ ghé lại, hướng dẫn vào bờ. Có một người trên ghe, nói được tiếng tầu với Thuỷ thủ của tàu Nam Dương nên ông ta đề nghị, nhảy qua Tàu kia đi để tối chiều họ ghé lại dẫn tàu mình vào bờ. Cũng có thể ông ta biết được tình trạng nhiên liệu, nước và lương thực nên qua tàu Nam Dương tìm đương sống. Hồn ai nấy giữ.
Anh Quý định lại tọa độ thì nghĩ không thể chỉ cách có 4 giờ nên nghi ngờ, nghĩ nếu đợi thì chiều chúng trở lại cướp nên quyết định đi tiếp. Sau này gặp lại ông nhảy qua tàu Nam Dương, trên đảo Bidong (Pulau Bidong) thì nghe ông ta kể là bọn Nam Dương bựa, vì tàu của chúng lớn hơn, chạy nhanh hơn mà đi gần một ngày mới đến bờ. Chúng bắt ông ta nhảy xuống tàu, bơi vào bờ. Lên đảo Bidong thì ông ta được liệt tên hành khách của Tàu PB 858 (chắc số thứ tự tàu đã đến đảo), coi như người sống sót của chiếc tàu nên nhà thờ trên đảo bắt đầu làm lễ cầu an cho đoàn người vượt biển còn lại. Không biết dạo đó, Việt Dũng đã sáng tác bài hát "lời kinh đêm" chưa. Ban đêm đi trên tàu mà nghe bản nhạc này chắc tinh thần người vượt biển như các cán binh VC nghe "sinh Bắc tử Nam" của đài Gươm Thiêng Ái Quốc khi xưa.
10:00: thấy phao trôi, lưới của các Tàu đánh cá
12:00: thấy núi xa xa nhưng 7 tiếng sau mới vào đến bờ.
19:00: đến cầu tàu của đảo Tioman.
Anh Quý lên bờ, nói chuyện với cảnh sát Mã Lai. Họ không cho lên, nói sẽ cho người xuống sửa máy tàu rồi chỉ chỗ đảo Bidong cho chạy nhưng nhóm tài công, thợ máy đã phá máy rồi nên thợ của Mã Lai xuống tàu, lắc đầu. Họ đành cho 182 người lưu vong gốc Việt lên cầu tàu. Sau bao ngày ngồi bó gối, bị say sóng nên khi lên bờ thì mọi người bị say đất, đi như người say rượu, té, vài ngày sau mới quen.
Tối đó cả tàu nằm la liệt trên cầu tàu ngủ, không mền, không chiếu gì cả ngoài sương đêm. Đêm đó có vài tên Mã Lai, đi mò mấy bà trên cầu tàu nhưng phe ta vô sự. Nghe đồng chí gái kể là khi đi khám sức khỏe ở Terengganu, tên y tá người Mã lai bắt tất cả phụ nữ cởi trần hết để cho hắn khám, thật ra để xem có dấu vàng bạc, tài liệu,... Mã Lai, có Quốc giáo là đạo Hồi mà hắn bắt phụ nữ làm vậy là phản lời thánh Allah dạy nhưng hắn được rữa mắt, chắc bà vợ, tối đó vui lắm.
Thứ sáu, 22-4-1983: (ngày thứ 7)
7:00 : Cảnh sát Mã Lai cho tập họp mọi người của tàu, gần một cái suối, lập danh sách đếm người và cho ăn mì gói. Đời lên hương, huy hoàng vì có mì gói để ăn. Hình như tại đây, ông anh vợ của mình, đi chung với đồng chí gái, đeo một chiếc nhẩn một chỉ vàng do bà mẹ đưa, nói sang đảo, bán mà tiêu xài. Mấy ngày trên biển, đói gầy nên khi anh vợ nhảy xuống tắm thì chiếc nhẩn rớt khỏi ngón tay đói dơ xương mất. Vợ mình thì còn sợi dây chuyền, kể lại tiếc vì không dám bán để ăn vì những tháng trên trại, chỉ ăn lương thực của Cao Uỷ Tị Nạn phát chẩn, sau này cũng mất luôn.
Tối đó thì mọi người ngủ bên bờ suối như Văn Cao thủa nào “người hẹn cùng ta đến bên bờ suối…”
Thứ 7, 23-4-1983: (ngày thứ 8)
Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc báo cáo nhận 182 người này.
10:00: Cảnh sát Mã Lai bắt đốt tàu và giết con chó đi theo tàu để phòng trộm, có lẻ sợ chó đem bệnh lây đến nước họ. Nước Mã Lai không ăn thịt cầy. Họ chỉ giữ lại cái bánh lái cho họ, chắc để làm chứng cho cao ủy tị nạn để lãnh tiền.
Chủ Nhật, 24-4-1983; (ngày thứ 9)
Có ghe chở ra trạm Terengganu. Cả tàu bị lục soát, cởi trần hết, máy ảnh, phim, radio,...bị tịch thâu hết, sau đó có ghe chở ra đảo Bidong.
Cuộc đời tị nạn bắt đầu.
Hải trình: khởi hành từ Đảo Tắc Cá Hồng, ra vịnh Gành Rái, chạy về hướng Phi Luật Tân để tránh Tàu tuần dương của VC, khi ra hải phận Quốc tế thì chạy hướng 220 độ hướng Nam Dương, khi Tàu cạn lương thực, nước và dầu thì quay hướng 270 độ, hướng đảo Tioman. Sau đó được đưa qua Terengganu rồi Pulau Bidong.
***Chiếc Tàu thứ 2:
Một tháng sau cũng đến đảo Bidong, mặc dù chủ Tàu đã bỏ đi chung với ghe thứ nhất. Công an tính lấy nên người ở lại, họ tổ chức vượt biên luôn.
Tháng 8-1983:
Hoa Kỳ chấp nhận đơn xin định cư của gia đình anh Quý do cô em đi năm trước, bị té xuống biển bảo trợ. Đồng chí gái được vợ chồng bà chị đi năm 1979, bảo trợ sang Massachussetts.
Tháng 12-1983:
Gia đình anh Quý được đi trực tiếp đến Mỹ vì anh ta đã đi học một năm ở Mỹ nên đã biết đời sống, sinh hoạt bên Mỹ còn những người khác như đồng chí gái thì được đưa qua trại Palawan ở Phi Luật Tân để học chuyển tiếp đời sống tại Hoa Kỳ trước khi định cư tại Boston năm 1984. 1991 phát hiện ra mối tình hữu nghị NHS tại MIT.
Vợ mình chỉ nhớ dạo ấy, vừa tốt nghiệp đại học tổng hợp Sàigòn, khoa Anh Văn nhưng không có việc làm nên đi theo chị H, em dâu của anh Quý, bán thuốc tẩm (học hành sau 5 năm, kiếm được một mảnh bằng , ngờ đâu đó là bằng "thừa") . Một hôm, chị H hỏi sao không đi vượt biên thì cô nàng nói không có tiền. Chị nói sẽ cho mượn nhưng cô nàng bảo người anh cần đi hơn vì ông này sợ đi nghĩa vụ quốc tế qua Kampuchia nên trốn trong nhà. Chị H bảo vậy cho ông anh mượn vàng luôn để đi chung. Ông anh này cùng tuổi với mình, đi vượt biên nhiều lần với anh Quý nhưng cứ bị bể hoài. Bà cụ vợ phải đi thăm nuôi trong tù, bao nhiêu đồ đạt trong nhà đem cầm bán và tiền bạc của mấy anh chị đã đến Mỹ gửi về đều cúng cho cô hồn vượt biển để lo cho ông anh này đi.
Ai mách có chuyến đi bán chính thức và đòi đưa trước 2 cây, hoá ra tổ chức giả nên mất 2 cây vàng. Sau này, nhóm anh Quý tổ chức đi nên nợ chị H, tổng cộng 8 cây vàng và đã trả khi sang Mỹ. Năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình xua quân qua biên giới, nói để dạy cho Việt Nam một bài học thì có phong trào vượt biển "Bán chính thức", tống khứ các người Việt gốc Hoa ra khỏi Việt Nam để tránh lộn xộn. Các người gốc Hoa cúng vàng cho VC để được đi nên gọi là bán chính thức. Dạo đó người gốc Hoa rất có giá vì ai muốn đi là cứ kiếm họ, làm vợ chồng, con cái,...để ra đi, không sợ bị bắt. VHĐ, NTT,..., đi đợt này, làm giấy tờ giả với tên A Muối, A Sáng,....đi hà rầm. Sau này hết đợt này thì ai nói có tổ chức bán chính thức là bựa.
Ra đi chấp nhận sống chết để tìm tự do nhưng vợ mình vẫn khắc khỏi là trước khi đi, không chào hay ôm bà mẹ lần cuối vì trong đầu nghĩ là chắc không đi lọt vì phong trào vượt biên khá đông nhưng số người thoát rất ít. Phần bà mẹ vợ thì trong lòng cũng xót xa vì con đều đi vượt biển hết ngoại trừ một ông anh đầu còn ở lại, tuyên bố không ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc, ở lại quê hương là chùm khế ngọt để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, ông ta sang Mỹ theo diện đoàn tụ, ăn trợ cấp mệt thở từ 23 năm nay. Bà nhạc, hàng đêm tụng kinh cầu nguyện cho con cháu đi đường bình an, lo sợ đến nổi tai bị ù vì stress quá. 8 năm sau, gia đình mới đoàn tụ lại hết ở tiểu bang Cali. Để đóng dấu gia đình đoàn tụ, xum họp lại như xưa nên bố mẹ vợ mới chấp nhận cho đồng chí gái đăng kí quản lí đời NHS.
Mình có hai đứa em vượt biển năm 80-81, đến Nam Dương ở đảo Galang, sau đó sang Pháp. Một em rể thì đi từ Phan Rang, đến Hong Kông. Trên tàu có mấy đứa em con bà dì cùng đi, hình như bà dì mình cũng thuộc loại dân đóng tàu cho người vượt biển. Mấy người em bà con định cư ở Hoa Kỳ, trong khi mấy đứa em mình xin đi Pháp để đoàn tụ với mình nhưng chỉ gặp nhau vài năm ở Pháp rồi mình lại lang thang sang Thuỵ Sĩ, Anh Quốc rồi Mỹ, lập gia đình và định cư luôn ở đây.
Anh Quý tiếc cái máy hình và hai cuộn phim do anh chụp từ lúc đổ quân, mọi người lên Tàu.... Nghe người đi trước nói là đem theo cái máy chụp ảnh để kiếm ăn khi sang đảo. Khi rời trại, ai cũng muốn chụp vài tấm hình làm kỷ niệm của những cuộc tình tị nạn,...nên có máy ảnh là làm ra tiền nhưng bọn Mã Lai tịch thu hết radio, máy ảnh....
Theo tài liệu của tình báo Mỹ cho biết thì Việt Cộng cử người đi vượt biên, nằm vùng cho họ nên cảnh sát Mã Lai rất lo sợ nhóm được gài đi, liên lạc với nhóm phản loạn Cộng sản ở Mã Lai, đóng quân gần biên giới Thái Lan nên họ rất nghiêm ngặt và tìm cách chặn đứng làn sóng tị nạn từ Việt Nam. Năm 1989, nhóm quân du kích Cộng sản do Chín Peng lãnh đạo, được hậu ứng bởi Tầu Cộng, hạ súng, chấm dứt cuộc chiến từ 1949 nhằm lật đổ chính quyền dân sự Mã Lai. Người Anh, họ áp dụng chương trình thành lập các ấp chiến lược, để tiêu diệt các Đảng viên Cộng sản Mã Lai rất thành công nhưng khi áp dụng vào miền Nam Việt Nam thì thất bại vì các gia đình miền Nam có nhiều người tập kết ra Bắc. Năm 1991, đảo Bidong đóng cửa, chấm dứt một chặn đường của người Việt bỏ nước ra đi. Sau này, như đã hứa chính phủ Mỹ nhận thêm người Việt, qua các chương trình H.O., O.D.P, đoàn tụ gia đình rồi Việt Kiều làm công hàm ngoại giao về nước cưới vợ, đem vợ sang rồi thân nhân....
Dạo đó truyền hình lúc nào cũng chiếu cảnh mấy chiếc tàu bé nhỏ, đầy người được các Y sĩ không biên giới (médecins sans frontières), dẫn đầu bởi Bác sĩ Bernard Kouchner của Pháp, đưa con Tàu "đảo ánh sáng" (île de lumière), đi vớt người vượt biển trên biển đông.Hình như Đinh Quốc Anh Tuấn, Bác sĩ , thành viên tổng hội sinh viên Paris, đã đi theo đoàn này. Anh chàng này có làm nhiều bài hát khá cảm động. Sau này nghe nói anh ta sang Mỹ làm việc.
Theo thông cáo của Cao Uỷ Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc: độ chừng 50% số người vượt biển đã bỏ mình trên đại dương vì hải tặc, bảo tố, chết máy.... Có những trường hợp, những người sống sót đã phải ăn thịt người chết,... Mình có cô hàng xóm, cựu học sinh Văn Học, nhà đối diện nhà của Phạm Ngọc Liên, cư xá địa dư, đi vượt biển mà trên 30 năm nay, gia đình không nhận được tin tức.
Theo CUTN của LHQ thì có trên 1 triệu người tị nạn được đi định cư tại nước thứ 3, vị chị có tối thiểu 1 triệu người đã bỏ mình trên đường tìm Tự Do. Họ tính theo lời khai của những người sống sót kể lại tương tự con Tàu PB858, ông biết nói tiếng Hoa, nhảy lên tàuđánh cá của người Nam Dương. Khi ông này vào đến bờ thì họ ghi hồ sơ ông ta, đi theo con Tàu mang số PB 858, có một người sống sót, đến bờ nên sau này khi 181 người kia lên đến đảo Bidong thì họ cho sát nhập vào Tàu PB 858, nâng tổng số người của con Tàunày lên 182 sống sót, 1 được thuỷ táng.
Đảo tạm cư Bidong được đóng cửa vào ngày 30-10-1991 sau 16 năm hoạt động, có trên 250,000 người tị nạn, sống sót khi vượt biển, đã tạm trú tại đây từ tháng 5-1975. Sau đó, các người vượt biển, không được các nước thứ 3 nhận cho định cư bị cưỡng bách hồi hương, nhất là tại các trại tị nạn ở Hong Kong, đa số đi từ miền Bắc, không được xem là tị nạn chính trị vì họ sinh ra tại miền Bắc trước 1975. Mình có mấy người bạn, thiện nguyện viên trong các trại ở Hong Kông, có người được học bổng Fullbright để làm việc tại đây. Những vụ tự tử, mỗ bụng xảy ra hàng ngày tại các trại Whitehead,... Vài năm sau khi sống sót qua các hải trình, các người vượt biển đã quên hết quá khứ, trở về Việt Nam làm ăn, buôn bán..., kêu gọi quê hương là chùm khế ngọt. Chán Mớ Đời.
Mình có tên bạn học khi xưa và một tên hàng xóm, nộp vàng cho Việt Cộng để đi vượt biển. Vài năm sau ở Mỹ, để dành tiền mua xe cũ ở Cali, đem về bán cho Việt Nam làm giàu. Việt Cộng cho họ làm ăn vài chuyến rồi đòi đóng thuế 200%, không có tiền đóng nên bị tịch thâu hết. Vài năm sau lại về VN, tìm cách làm ăn. Như câu chuyện con ếch và con bò cạp. Một hôm con bò cạp nhờ con ếch đưa qua suối. Con ếch bảo sợ bị con bò cạp cắn. Bò cạp nhà ta hứa là sẽ không cắn vì đã cứu giúp hắn khiến con ếch xiêu lòng, chấp nhận cõng bò cạp lội qua suối. Gần đến bờ thì bò cạp nhà ta, cắn con ếch rồi nhảy lên bờ. Ếch nhà mình, hấp hối hỏi con bò cạp tại sao đã hứa không cắn mà nay lại cắn. Bò cạp nhà ta bảo: "bò cạp vẫn mãi mãi là bò cạp".
Xét về mặt kinh tế, mỗi người đi trung bình đóng tối thiểu một cây vàng cho chủ ghe, để trả tiền đóng tàu, mua bãi, mua công an, nhiên liệu,.... Tính bình quân, có trên 2 triệu người nộp vàng để ra đi, coi như tối thiểu là có trên 2 triệu cây vàng (lượng) được đóng góp vào những cuộc vượt biển từ 1975 đến 1991(16 năm). Đó là chưa kể những người đóng tiền đi nhưng bị bể nên ở lại, nhiều khi đi rất nhiều lần. Mình biết có người tìm cách vượt biên gần 10 năm nhưng không thành, nhà hết tiền nên đành ở lại. Tính giá 1 lượng vàng là $1,500.00, $1,500.00 x 2,000,000 người = $300,000,000.00 (ít nhất). Công an lấy 1/3 hay 10 tỉ đô la. Ngày nay, mỗi năm số người Việt lưu vong gửi về cho gia đình hàng năm trên 10 tỉ đô la. Việt Cộng quá lời.
Vợ mình có mấy người bạn học xưa, tìm cách vượt biển hoài, đi không được. Anh chị đi được gửi tiền về làm vốn, xây dựng sự nghiệp, có vài khách sạn, tàu bè. Ngày nay sống như vua trong khi mấy người ra đi thì lại te tua, lao động vinh quang ở Hoa Kỳ. Gia đình chị H, người cho mượn tiền nay sinh sống tại Denver, làm nghề nail, có nhà cửa cho thuê. Anh Quý thì về hưu, có nhà và tiệm cho thuê nên cuộc sống cũng thoải mái. Lâu lâu họp mặt gia đình, mấy người hay hồi tưởng lại những ngày lênh đênh trên biển. Có người nói cám ơn Bác và Đảng nên ngày nay mình mới có cuộc sống thoải mái ở Hoa Kỳ, con cháu được sống trong một môi trường tốt đẹp hơn Việt Nam.
Có nhiều người bỏ nước ra đi, trải qua nhiều nguy hiểm, bị cướp, có người thân chết. Có nhiều người mất thân nhân hoặc không có tin tức gì cả nhưng họ vẫn không mất niềm tin, sẽ tìm lại được người thân, mất tích trên đường tìm Tự Do. Tom Wilson, cựu sinh viên của đại học UCI có thành lập một lớp để nói về hiện trạng các người tị nạn ở Đông Nam Á, gọi "Project Ngọc" sau này các sinh viên đã gây quỹ, gửi thiện nguyện viên đi qua các trại tị nạn, có TTV, Đức Âu ( con trai của cựu Bộ trưởng kinh tế Âu Trường Thanh) điều hành lúc đầu. Có lẻ bài hát mà mình rất cảm động nhất là "Em Bé và Viên Sỏi", mỗi làm nghe là thương cho thân phận người Việt.
Có người Mỹ nhờ mình chuyển ngữ bài này nên mình vội làm, chưa có thì giờ xem lại.
English version:
PB-858 (Pulau Bidong 858) is the registered name of the exodus which took my wife escaping Việt Nam, seeking the Freedom on April 16th, 1983, eight years after the fall of Republic of Việt Nam.
Last week, after watching the movie “last days in Việt Nam”, I asked my wife if she remembers her last days in Việt Nam. She said she didn’t remember anything because she followed the guide and very tired until she landed in Malaysia.
I called Quy, one of the organizers of this trip and found out he still have his daily notes of the trip. I went to see him to write it down so my kids will read about it if they choose to learn how they were born here in the US.
Quy was a navy official, been trained in Rhodes Islands when American transferred their navy fleet to Vietnamese navy. After the fall of Sàigòn, people who seek to escape from Việt Nam are looking for ex-navy officers to guide them out of Việt Nam by boat.
Quý’s diaryQuy told me he was part of several failed attempts to escape from Việt Nam. One time, he couldn’t make it but his sister, my wife’s sister in-law and their family succeeded that trip meanwhile he had to go back to Sàigòn.
I learned that all the trips have been bought, organizers bribed the communist local police so they let you passed their guard posts during the night. People chipped in the money to build a boat. The main person is the boat’s owner, she will find people she knew to collect the money to prepare the trip like buying the diesel, engine, …foods for few days on the boat,…
The problem, some people working for the trip knew the date so they collected money from their friends, without the owner’s knowledge. They called those people “canh me”. When the announcement of departure date, there are more people than the owner’s plan but he couldn’t kick the Canh-me out of the boat, they would make noise to alert the police.
There is a movie named “Boat People” directed by famous Taiwanese director Ang Lee, who won several oscars, explained the truth of Boat People. People who escaped Việt Nam, bribed the local police but they still killed you if they caught you.
His trip with my wife’s sister-in-law family from the “canh-me”. When they boarded the boat, they were not on the list of the boat’s owner but he had to let them aboard. His sister carrying the one month baby on her back fell to the water, luckily the owner asked his men to rescue them. The owner family is not there yet, late to the rendezvous-vous so the owners decided to stay back and let the boat escape Việt Nam.
My sister-in-law said, after one day on the sea, her boat broke down and drifting on the sea for 12 days until they met 3 fishermen, they gave them money and gold so they pulled them to an island. Today, they are millionaire in California.
The boat which took my wife to the Free LandAfter the failed attempt, the owner and Quy decided the last attempt. They put all the finance of their family, cousins,..to build 2 fishing boats. One is for emergency in case the main was broken down.
Boat #1: registered as SG 1034TS, name Thuy Ngu (Water fish)
03/06/1982: beginning to build boat #1, 10 tons capacity
04/11/1982: launched the SG1034TS, would be changed to PB-858 when they arrived to Malaysia. Owner named Nguyễn thi Tuyet Mai, Ngo Văn Tho manager of boat building.
The boat is: length 42 feet, wide 9.8 feet, back 5.2 feet, cabin 9.8 feet x 9.1 feet. Thickness 1.2 inch, engine GM#371 Maximum 2,500 RPM, and small engine Kohler for emergency.
It carries 900 liters of water, also 2 tunnel of water on board. The boat can store 1,000 liters of diesel (250 gallons).
Boat #2: SG1051
05-26-1982: start the building based on the drawing of boat #1
06-1982: launched, same engines like boat #1
August 1982: first trip to fishing and back to the port in 12/1992.
Boat is member of fishermen association of Phước Tinh. The crew were Mr. Tho, Phuc, Minh Dat, Kim, Le. At that time, under the communist regime, all boats belong to the fishermen cooperative. You go fishing then gave the fish to the cooperative then the communists will distribute the fishes equally to everyone after taxing,…
The crew are all family members, so like that when the date of escape, the whole family can escape together. The crew didn’t know how to fish, they lost all their fishing nets, the family had to buy fishes form the other boats to contribute to the cooperative to prevent any suspicions from the police.
Quy’s wife uncle was in charge of paying the local police, he took care of the fuel and mechanic. At that time it’s not easy to buy diesel like today. You have to buy diesel in the black market, small amount like 1, 2, 5 gallons then you have people to hide them at different secret locations. On that date, that person had to go around to collect the diesel for the boat.
Small boats will carry 300 kilograms of rice, 12 kilograms of dry meat, 75 condensed milk cans, 20 kilograms of sugar, 70 bags of rations.
People needed to be picked up in Sàigòn: 60 adults, 20 children, 10 at the rendezvous point, total 120 persons.
From Sàigòn, everyone went to Hai Sơn by buses, motorbikes,.. stayed at local people houses then went to the rendezvous point at the island where the boat supposed to go out for fishing then stopped at the rendezvous island then pick everyone then straight to PhilippinesWednesday: 04-13-1983: D day
Pick up people in Sàigòn
6:30-7:00: church Dòng chúa Cứu thế
7:30 : church Tân Định, after the mass, praying
8:00: Zoo, then take them to Hai Son, near Phu My, next to reviver Thi Vai, 15 km from Vương Tau, by buses of motorbikes.
During the trip family members acted as they don’t know each other, follow the guides, in case the police arrest then they can escape.
Arrived to Hai Son, they already bought the local police so the guides took small group of 4, 5 people to stay at the local families. My wife said during this time, she was so exhausted.
Thursday: 04-14-1983:
Pick up all the people already paid and family, boat’s owner at the zoo and Tao Dan park, hiding them at the local houses. Wait for the signal.
Fishing boat stationed at the port, went to the rendezvous island 15 km away, pick everybody up then go to the high seaFriday: 04-15-1982: D day
7:00 PM: begin moving the freedom seekers
7:30 PM: signal of moving. Small boats carrying people from the small canals, to the river Thi Vai, moved them to bigger boat, to take them to the rendezvous point at the island Tac Ca Hong.
9:00 PM: arrived to the location, waiting for bigger boat, called taxi.
Another group hired a Kung Phú fighter Đình Tho, to protect them, broke a tooth of “canh-me” (who didn’t pay the fees), who wanted to steal the diesel. He ran away to call the police. Every one was panicked and wanted to run away. Organizers said don’t run. If we run the escape is over. Luckily, most of the freedom seekers were family members so they listened to the organizers. Police shower up shot few shots then organizers paid them some gold so they let us go.
10:00 PM: taxi arrived, they transferred the foods first then people, 3 full taxis.
10:00PM, quy ‘s father in law, the main person left Sàigòn by Vespa.
That night my wife, hiding in local family house, has been transferred to little boat then taxi. She had no clue and exhausted, don’t remember anything. It was like a bad dream.
During the moving, they crossed a road, seeing some flashlight, everyone thought the police and ran away. At the end, the organizer were able to gather everyone.
Saturday 04-16-1983: fist day on the sea
5:00 AM: landed to the rendezvous Tac Ca Hong island. No communication. There are 1 big taxi, and 2 small taxis not arrived yet which carried Quy’s eldest son so everyone agreed to wait.
7:30 AM: found the lost boats, 2 seekers were afraid of police so they went back. Usually boat needs to get out before the dawn, police boats can detect you during the day.
10:30 AM; finally, the taxis carried other seekers arrived to the rendezvous. Everyone was excited, now we can leave Việt Nam but the PB-858 broken down, everyone were trying to fix the engine, so it can pick up the seekers at the rendezvous. Later, they found out the mechanic did sabotage the engines. Organizers were so quite about the rendezvous so the mechanic can’t tell his people “canh-me”the rendezvous point.
11:15 AM: boat still at the port Phước Tinh, see the map. They finally fixed the engines and headed to the rendezvous Tac Ca Hong island. Why they needed to load seekers far away from the port? The reason was near the port the police can spot them at the Co MAy bridge.
2:00 PM: everyone was on board, total 183 persons. Organizers received money from 120 people, so 1/3 are “canh-me”. Everyone were down except the driver. My wife said, she remember, as soon as she went down underneath the dock, she threw up like everyone else due to atmosphere and diesel. Some of “canh-me” knew how to work on the boat, helped out.
4:00 PM: replace the parts of engine, found out the driver put a lot stuffs in the engine. He got off at the rendezvous, afraid to be discovered and stayed in Việt Nam.
It took nearly 20 hours to move the seekers, foods, water from the local families to the main boat.
Sunday 04-17-1983: second day on the sea
After one day and night, boat are at the international sea, they are not worried to be captured by communist police, they changed the direction to 220 degrees, south east, direction Indonesia. They tried to avoid Siam gulf due the Thai pirates. Quy told me he didn’t have the navy compass, he used the army compass to locate the direction.
They checked foods, diesel 1,200 liters fo diesel. Canh-me group were the group who carried the foods up the boat, they knew which one are foods and hides them. At that time, the organizers controlled the boat so they had to give back the foods.
Water will be distributed 3 times a day and soup twice a day.
10:00 PM: engine stopped, had to replace the pump but not running. Shot 4 SOS signals but no boat around stopped to rescue them. At that time, commercial boats are not allowed by owners to rescue Vietnamese refugees due to the costs and delays. There was a Italian navy boat stopped and rescued around 2,000 freedom seekers and brought back to Venice. The captain was reprimanded by Navy officials. Today, we have a lot Vietnamese living around Venice. When i was working in Italy, some of those refugees told me their exodus.
Monday 04-18-1983: 3rd day on the sea
10:00 AM: a lady of 64 years old passed away, the priest did the mass at 3:00 PM, 182 people left on the boat.
6:00 PM: saw several commercial boats, brought children and women on the deck. But none stopped.
The pump was broken, found out the helmsman who stayed in Việt Nam, sabotaged the engines by putting clothes, dominos. Had to pump directly out the boat with a small pump.
Tuesday 04-19-1983: 4th day
Engines ran normally, changed the direction to 270 degrees, direction to Malaysia, instead of Indonesia as planned. The reason, not much diesel reserve, only 200 lites left. They focused to Tioman, the only island shown on the map.
Wednesday 04-20-1983 5th day
Electrical system got problem, QUy’s father in-law fell on the sea, had to stop to pick him up.
Thursday 04-21-1983: 6th day
1:00 AM; saw lights of commercial boats
1:15 AM; every disappeared
9:00 AM: saw seagulls. Everyone was happy, land is nearby.
200 liters of diesel left, 100 liters of water left. Everyone was pessimistic. Average, boat consumed 200 liters of diesel, 160 liters of water per day.
Met a fishing boat, fishermen said there were Indonesians, said 4 hours from the seashore. They suggested to stay here, after fishing they will guide them to the seashore. One seeker knew Chinese so he jumped over the fishing boat to make sure they come back to guide the rest to the seashore. May be he knew the boat has not much diesel and foods left so he jumped over the boat to save himself.
Quy checked the compass and didn’t think it would take 4 hours of sea. He was afraid, if we waited, this evening, they might come back with the pirates to steal from us so they decided to continue the trip. Later, they met the gentleman who knows Chinese again at Pulau Bidong, refugees center. He told Quy that the Indonesians were lying, their boat was faster but it took them 1 day to get to the seashore. They kicked him out the boat so he had to swim to the shores.
10:00 AM; saw fishing nets
12:00 PM: saw mountains far away, it took 7 hours to arrive
7:00 PM: arrived at the deck of Tioman island.
Quy went ashore and talked to the Malaysian police, they didn’t want them to stay there but the mechanics already broke the engines so when the Malaysians mechanic went down to check and gave up. They had to let 182 freedom seekers to land in Tioman. They were walking like drunk due to 5 days sitting on the boat, moving with the waves.
That night, everyone was sleeping on the deck. Some Malaysians trying to touch women but none was raped. My wife said the next day, the Malaysia police asked everyone to take off their clothes to check if they were hiding any gold, money,.. in fact to watch naked women.
Friday 04-22-1983: 7th day
7:00 AM: police gathered everyone near a spring, distribute dry noodle soup. Everyone was so happy. My brother in-law who Mede the same trip with my wife, lost his golden ring while jumping to the sea that my mother in law gave them so they can sell it to feed themselves.
Saturday 04-23-1983: 8th day
UN arrived to report the 182 new seekers. One passed during the escape due to the suffocation.
10:00 AM: police burnt the boat, keep only one part, as proof for UN, to get paid.
Sunday 04-124-1983: 9th day
They have been transferred to Terengganu. Police confiscated all cameras, radio, then moved them to Pulau Bidong. The new refugee’s life begins.
From Vietnam to Tioman Island, Malaysia then moved to Pulon Bidong then Palawan (Philippines) then California.Second boat:
After one month landed to Pulau Bidong, police wanted to confiscate the 2nd boat so people at home used it to escape.
August 1983: US accepted Quy’s family to migrate to the US, he has been in the US so they didn’t need to spend 6 months in Palawan camp in Philippines like my wife to study English and the American life.
After the fall of Sàigòn, my wife finished her high school, then graduated the Sàigòn’s university. After the graduation, no job, so she helped QUy’s sister in law selling tobacco in the market. One day, this lady asked her why do you stay here, no future, escape. My wife said no money, she said, she would lend her and when arrived to US, will pay back.
My wife said it’s better for my brother. Her brother was afraid to be sent to Campuchia war, so he hides himself from the police. The lady said then will lend 2 gold taels more.
Once my wife started making money after graduated from U. Mass, she began to pay back the gold borrowed for her Exodus.
In 1979, when the chinese army launched an attack at the borders sino-Vietnamese,Vietnamese kicked all Vietnamese with the Chinese ethnic who were born many generations in Việt Nam back to china. It was not easy to go back to china or leaving Việt Nam, they had to pay or give up all their fortune to the police. All the escapes called semi-officials, are paid to the local police.
All Vietnamese wanted to leave Việt Nam, changed their name to Chinese name or married Chinese. Two of my classmates, made fake birth certificate for freedom seekers then they escaped too. I wrote about this. If you want to know more details then read on my blog.
Escaping from Việt Nam was guaranteed 50% of death but my wife still wanted to do it. She couldn’t stand the propaganda at the high school then college. She had only one regret, not hugging her mother before leaving Việt Nam, knowing she might die during the escape.
I have one sister and one brother who escaped, landed to Indonesia, now living in France. One of my brother in law escaped and landed to Hongkong.
Quy lost all pictures he took before and during the trip, his camera has been confiscated by Malaysian police. At that time, Malaysian government was very nervous due to the communist guerrilla leading by Chin Peng until 1989, when CHin Peng surrendered, ended the civil war since 1949. Vietnamese communist sent people by boat to help the guerrilla for that reason the Malaysians were very skeptical with Boat People.
Based on the UNited Nations, 50% of freedom seekers arrived to land of Free, the rest perished during their escape, stolen and raped by Thai pirates. I have a neighbor escaped but her family never heard her since.
Pulau Bidong refugees camp closed on 10-30-1991, after 16 years. There were 250,000 refugees stayed there before migrated to US, Australia, or Europe.
Based on the U.N. Numbers, 1 million refugees arrived and 1 millions didn’t make to the shores.
On average, one ounce gold cost $1,500, 2 millions seekers so the organizers collected at least 2,000,000 ounce gold. Police collected at least 1/3 or 3 billions dollars. Today, Vietnamese refugees around the globe send home to help their family 10 billions dollars per year.
There were a letter from Lee Quang Yeu, prime minister, addressed to Margaret Thatcher, telling her about the scheme of Hà Nội, letting refugees get out of Việt Nam. At that time, Iron Lady thought to rent an island to let the refugees living there until the Europeans and US found a solution. Singapore did not like that idea….
Just a draft, will check it later.
Nguyễn Hoàng Sơn
NHS