Showing posts with label Thầy cô. Show all posts
Showing posts with label Thầy cô. Show all posts

Nhị thập ngũ Hiếu

Gần 50 cái Tết mình xa nhà. Mình dự định năm nay về ăn Tết với bà cụ và mấy em ở Việt Nam, nhưng đại dịch cô vít xuất hiện nên không biết chừng nào mới thực hiện được. Cứ thấy mùa hạ, báo chí nói chuyện nghỉ hè, đến mùa đông thì báo chí cứ phán đủ loại cô vít thay vì mùa cúm như xưa.

Tết khi xưa, kỷ niệm nhớ nhất là mấy trận đòn lì xì đầu năm từ ông bà cụ. Sau Mậu Thân không có màn đốt pháo nên ông cụ dường như muốn đốt phong long trước khi đi binh xập xám chướng, nên hay lôi cổ mình ra khệnh một trận. Kể ra đây thì dài dòng khiến ai đọc phải uống nhiều ly nước. Đánh thua về thì kéo đầu mình khệnh kiểu bài vè khi xưa: tháng giêng là tháng ăn đòn,..”

Trong những trận đòn, mình nhớ nhất là trận đòn chổi lông gà của bà cụ. Khi xưa, mỗi nhà đều có cái chổi chà để quét mương cống và chổi lông gà để quét bụi bàn thờ,…vì nhà nấu ăn bằng than nên tro bay bám vào cửa kính, cửa sổ và bàn thờ.

Chổi chà thì thường cuối năm, bà cụ kêu mình ra chợ, mua một cái đem về, còn chổi lông gà thì mua nhiều hơn. Lý do chổi được sử dụng để huấn luyện các con thành những nhị thập tứ hiếu mà đi học việt văn, cô giáo bắt phải mua cuốn sách để học trả bài. Cuối năm, mua chổi mới, quăn chổi cùn cho hên nhất là chổi lông gà trong năm sử dụng khá nhiều, để đánh đòn nên có phần bị tét mây. Quăn chổi như quăng những cái xui năm cũ.

Chổi lông gà được làm bằng lông gà. Họ thu mua lông gà ở các lò làm thịt gà, rồi lấy chỉ sâu các lông gà cùng cở lại rồi giặt cho sạch mùi gà hay máu nơi lông gà. Thường chổi lông gà trống đẹp hơn nên đắt tiền hơn. Sau đó thì họ lấy dầu hắc, chấm đầu lông gà, cắm vào thân cây tre hay mây rồi bó lại, giúp bố mẹ dạy con làm 24 Hiếu. Nhà mình khi xưa, mua toàn đồ hàng tốt, cao cấp làm bằng mây nên quất rất đau. Mỗi lần ông cụ hay bà cụ đánh là có khi bị tét roi. Kinh

Ngoài chợ, dưới đồn cảnh sát, có một bà bán chổi. Ôi thôi đủ thứ chổi. Chổi chà, chổi quét nhà, chổi cau, chổi lông gà, chổi tre, chổi xơ dừa, chổi đót,.. treo đầy. Ai mua chổi nào thì bà ta lấy cái cây có cái móc rồi lấy xuống. Nếu khôn thì đợi ra giêng mua rẻ hơn, 3 ngày tết thì giá khá cao, đợi ra Tết, trả rẻ bà bán chổi cũng bán mở hàng. Vấn đề là ai cũng muốn sắm đồ mới để khai trương cái chổi trong ba ngày Tết, để cả năm, có cái huông, giúp con mình nhớ dai. Ngày nay, mình nhớ dai chuyện ngày xưa vì bị khệnh, ăn chổi lông gà vào đầu năm. Nói chung là Tết năm nào cũng bị khệnh. Đi chợ, ai khôn thì đi vào lúc chợ mới mở hàng, mấy bà đều bán hết dù là giá vốn.

Lâu lâu thấy một ông người nam, gánh cái cây tre, treo mấy chổi lông gà, trước và sau đi trong chợ, rao bán. Mấy bà kêu lại mua, rồi uốn éo cái chổi, xem như có thể đánh con ở nhà được không. Mỗi lần như vậy thì mình kêu bà cụ, đắt quá, không nên mua nhưng mẹ mình có tính thương người nên ai rao cái gì cũng mua cho họ có tiền nuôi con, còn mẹ thì có chổi lông gà để quất mình.

Mình không hiểu lý do là 24 cái gương con hiếu thảo, đều ghi nhận toàn là đàn ông. Mình nghĩ người xưa hay nói: con gái là con người ta nên không hiếu thảo với cha mẹ, nên họ chỉ nêu gương con trai hiếu thảo. Thậm chí con gái đi lấy chồng, khi cha mẹ qua đời, về nhà, để tang cũng phải trùm tấm vải the che mặt để bố mẹ trên bàn thờ không thấy mặt. Ông thầy dạy việt văn giải thích như vậy. Kinh

Nay lớn lên mới hiểu. Tự nó, con gái bẩm sinh là đã có Hiếu, còn con trai thì có Hiếu với vợ. Nên khi xưa bên tàu, ông Quách Cư Nghiệp đã phải biên soạn, tìm khắp xứ tàu, mà chỉ được có 24 người con trai hiếu để với cha mẹ. 24 người này có chung một đặc điểm là Nghèo. Dường như chỉ có nghèo mới có Hiếu. Có thể vì nghèo nên không có á xẩm nào dám lấy nên phải ở với bố mẹ. Do đó, ông tàu viết kể 24 cái gương hiếu tử của người Tàu khi xưa chỉ tìm được có 24 tên nghèo xác xơ. Lấy vợ thì phải hiếu với vợ. Vợ nó giúp làm ăn, tiết kiệm,…mới khá lên được.

Từ cổ chí tân, không có cô gái nào, chịu lấy tên nào nghèo cả. Chuyện hai quả tim vàng và túp lều lý tưởng là hình ảnh do bà Tùng Long gợi ra để bán báo nhật trình. Cô gái nào cũng muốn làm Cinderella hay công chúa ngủ trong rừng để lấy hoàng tử. Ông Không hỏi chết khi xưa từng tuyên bố: Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ”. Khi mình trên 30 tuổi, chẳng có gì cả, ngay chiếc xe hơi cũng không nên mấy cô đá lên đá xuống khi khám phá gốc 3 đời vô sản của mình. 

Khi xưa, mình đi kiếm vợ, gặp cô nào cũng hát: đừng yêu em, xin đừng yêu em, đời anh đó, có gì đâu mà em theo. May sao, gặp đồng chí gái, bố vợ kêu mình thật thà nên gả.

Có lẻ khi xưa, không có quỹ hưu trí nên người ta sinh con để cậy khi về già, thậm chí các cô chịu làm lẻ để sinh được mụn con mà nhờ như chị Vinh của ông Hoàng Cầm. Nay thì có an sinh xã hội, đi làm thì có quỹ hưu trí nên về hưu không cần đến con cái nuôi nên người ta bớt nhắc đến sự hiếu thảo. Về già con cháu đến thăm là vui rồi còn chúng lăm le, bảo bán nhà để chia nhau thì không nên nghe lời chúng. Bán rồi không đứa nào, mang về nuôi.

Thật ra, chúng ta có con vì hai vợ chồng nhất trí nên khi sinh ra thì chúng ta có bổn phận nuôi con. Con chúng ta đâu muốn ra đời nên theo lẻ thường tình, chúng không có trách nhiệm gì cả về người sinh ra chúng. Theo mình không nên trách con cháu bất hiếu. Về già, chúng nhớ đến mình thì là một bonus.

Ngày nay, mình thấy xung quanh hay thậm chí ở nhà mình, con gái đều lo cho cha mẹ còn con trai thì lo cho vợ. Con trai lo cho vợ nên vợ có thời gian lo cho cha mẹ vợ theo lẻ thường tình. Do đó, sinh con gái thì được nhờ. Người xưa, phán mấy câu như “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là chắc mấy ông say rượu nên phán bú xua la mua. Mình ở xa, nghe bà cụ nói có mấy cô em hay ghé nhà, nấu món gì lạ thì sai chồng đem lại cho mẹ ăn, còn mình thì chỉ biết hỏi qua FaceTime “hôm ni ăn chi rứa mạ?” Xong om.

Ông cụ mình thích đánh bài và đánh đâu thua đó. Đầu năm, cứ độ mồng ba, sau khi đi chào thiên hạ xong là ông cụ đi đến nhà ai đánh bài. Khi thua hết tiền mới về. Giận cá chém thớt, cứ lấy mình ra làm thớt để khệnh. Sau này, lớn bằng ông cụ, lại tập võ nên ông cụ ngại, hết bị đòn. Ông cụ lại lôi thằng em kế khệnh. Vừa khệnh vừa kêu: thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Lại bồi dưỡng thêm câu cá không ăn muối cá ươn, con ăn đòn cha mẹ trăm đường đau mông. Hiểu chửa. Từ ngày bàn giao cho thằng em kế chức vụ làm thớt để khi ông cụ thua bài khệnh thì mình khoẻ đời.

Trong các trận đòn thì mình nhớ nhất trận đòn chổi lông gà, năm học 8ème. Hôm ấy, ông bà cụ dẫn mình đi xuống thăm ông bà Hai, hàng xóm khi xưa, ở ngay nhà mà gia đình mình đang ở. Khi họ dọn đi, họ bàn giao căn hộ lại cho gia đình mình, rộng hơn một tị, có sân chơi nên bố mẹ mình nhớ ơn. Mình căm thù bà Hai này lắm. Bà ta không có con cháu nên hay tỏ vẻ thương mình, cho roi cho vọt hàng ngày. Lâu lâu bà ta khệnh mình vì ăn cắp hoa cho con Thuý hàng xóm, bà trồng ở sau vườn.

Ông cụ là y tá trưởng của tiểu đoàn. Khi giải ngủ, có đem hộp cứu thương về nhà. Trong hộp có cái syringe để chích thuốc khi vợ con đau và cái kéo để cắt băng rất bén. Bà ta hay sang nhà mượn cái kéo của ông cụ để cắt mấy nhánh cây. Có lần mình  xuống nhà bà ta ở đường Nguyễn Trãi thì thấy cái kéo của ông cụ, bà ta chôm mất khiến mình bị ông cụ tẩn một trận nhớ đời, làm mất cái kéo. Mình chôm lại, đem về báo cáo cho ông cụ.

Từ dạo ấy mình mất lập trường cách mạng, không tin lời người lớn dạy dỗ nữa. Bà Hai khệnh mình khi bị con hàng xóm, kêu đi hái hoa của bà cho nó để chơi thờ ông bà gì đó. Nay bà ta chôm đồ nhà mình mà mình không có quyền dạy dỗ lại bà ta.

Tết xuống thăm. Nhà bà này, ở ngay ngã ba Nguyễn Trãi và đường Yersin, chỗ trạm xe đò Chi Lăng ngừng để học trò Grand Lycee xuống. Ông bà cụ gọi xe Lam từ chợ Đà Lạt xuống dưới đó. Mình không được đi đâu cả, bà Hai sợ mình đi chôm đồ của bà như cái kéo. Chán Mớ Đời 

Người lớn nói chuyện từ đầu năm Dần sang năm Tý. Ngồi chán quá, lại không được động đậy nên mình xin phép đến nhà hai anh em Phi Long, học trường Thanh Ngọc với mình buổi sáng. Dạo đó, mình học buổi chiều ở Yersin, sáng thì bà cụ sợ mình đi phá làng xóm nên cho đi học trường Thanh Ngọc. Thành ra mình ngu lâu dốt sớm từ bé, học cùng giáo trình sáng chiều mà vẫn không thông. Được cái mình không phải đi giang nắng 4 tiếng nên chỉ đen vừa thôi.

Nhà hai anh em sinh đôi, Bắc kỳ này ở ngay đường Phạm Hồng Thái, nối liền Nguyễn Trãi và đường Hùng Vương. Từ nhà bà Hai đến đây cho độ 100 mét, đi băng qua cái cầu có suối Cam ly chảy từ Chi Lăng về, ra hồ Xuân Hương. Có dạo nước lụt làm trôi cuốn theo mấy bao thuốc sâu của nhà vườn ở khu vực này, làm cá ở hồ Xuân Hương chết, nổi lên mặt hồ, thiên hạ đi vớt về ăn mệt thở cả thuốc sâu.

Mình và thằng em kế, chơi bắn súng với hai anh tên này trên ngọn đồi gần nhà có thông cao vời vợi. Mãi chơi quên vụ ông bà cụ ở nhà bà Hai. Cuối cùng hai anh em Phi Long về nhà ăn cơm chiều. Mình và thằng em mới chạy lại nhà ông bà Hai. Bố mẹ mình đã về. Hai anh em chạy bộ về Hai Bà Trưng khi trời tối. Lại phải đi ngang am Sohier, chim dế run như điên, khấn thần, khấn cô 7, khấn Phật đủ trò. Đến nhà thì mấy đứa em, kêu ba má đi qua nhà hàng xóm, chút về sẽ lì xì trận đòn mở hàng phong long đầu năm.

Mình lo lo cái bụng nhưng may là ông cụ đi đánh bài nên bà cụ sẽ lãnh nhiệm vụ lì-xì trận đòn đầu năm. Khi bà cụ về, kêu leo lên giường, nằm xuống, rồi kêu mấy đứa em lấy cái chổi lông gà treo trên tường xuống như lấy bảo vật gia đình. Mấy đứa em thì thường ngày hay bị mình khệnh nên hăng hái, đi lấy cái chổi lông gà để lập công cách mạng như dân CM30. Người lớn có cái tật hay trêu trẻ con. Bà cụ cứ nhịp nhịp cái chổi lông gà trên Mông mình như tra tấn tinh thần, chắc bị ảnh hưởng những ngày ở tù, bị mật thám tây bắt và tra tấn rồi nói, dạy bảo. Mình sợ đòn nên cứ mếu rồi nói dạ chừa, dạ chừa đủ trò.

Như người câu cá, cứ nhấp nhấp cái phao rồi bà cụ quất một cái đau điếng. Trong đầu mình bổng loé lên một tia sáng, tư duy cách mạng. Trong sách giáo khoa, có câu chuyện một ông tàu. Một hôm, mẹ đánh ông ta khóc như cha chết mẹ trối. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi tại sao mọi lần mẹ đánh, con lì lợm, không khóc. Sao hôm này, bị đánh con lại khóc. Ông này khóc như Lưu Bị, kêu khi xưa mẹ đánh đau con nên không khóc, nay mẹ đánh không đau nên con nghĩ mẹ mình nay đã già, mẹ con sắp xa lìa, buồn nên khóc.

Thế là mình bắt chước ông tàu, khóc như Tố Hữu khóc ông Xít ta Lin chết, thương cha thương 1, thương ông thương 10, để nghe mẹ mình hỏi câu của bà già tàu khi xưa. Ai ngờ, mình khóc thì mẹ mình kêu: Khóc hả rồi khệnh thêm mấy cái roi chổi lông gà đau điếng. Từ đó mình cạch đến già không dám làm người con có hiếu hay thập nhị ngũ hiếu thời đại. Không muốn làm người con hiếu thảo thứ 25.

May quá khi xưa, không có hàng bán trên mạng nếu không thì chắc bố mình gửi mua cả tá hàng tháng. Kinh

Sau này, mới hiểu ông cụ đi đánh bài nướng hết tháng lương Tết trước ngày 30. Cũng tội ông cụ, lương công chức ít, ông cụ muốn có thêm tiền cho vợ con ăn Tết, vui Xuân. Ăn tất niên trong sở xong thì có mấy người rủ xây sòng nên ông cụ tham gia, hy vọng kiếm chút tiền, mua áo quần mới cho vợ con, mua chả thủ, bia rượu cúng ông bà 3 ngày tết. Ai ngờ thần tài không gõ cửa nên nướng sạch tháng lương khiến bà cụ nổi điên, lấy mình làm thớt để đánh hả giận ông cụ. Chán Mớ Đời 

 (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Nên hay không nên ăn “Muối biển’

 Hôm qua, mình đi ăn sáng với ông mỹ nuôi ong. Tuần vừa rồi, ông ta vào nhà thương cấp cứu hai lần vì áp huyết cao, tim đập mạnh. Ông này 75 tuổi nhưng ăn uống không cẩn thận nên bệnh đủ loại. Đi ăn với ta, thấy ông ta ăn thức ăn trên nguyên tắc là tốt cho cơ thể như oatmeal hay burger làm bằng đậu nành,… ông đổ đường cả ký vào trộn để ăn. Mình nhắc là lấy mật ong nếu ông thích ngọt nhưng ông ta nói đường nâu tốt hơn. Xịt ketchup đủ trò,…

Về già, đa số hay bệnh áp huyết, bác sĩ kêu cử ăn muối, ăn mặn. Họ kêu muối làm cho áp huyết cao, dẫn  đến các bệnh tim mạch, thận suy, giữ nước, tai biến và loãng xương. Theo ông mỹ thì ông ta bị đủ các loại bệnh này. Có lần mình đi ăn phở, kêu một cái xí quách, họ đem ra rất hoành tráng nhưng ăn thì thấy mặn kinh hồn nên sợ ăn phở từ dạo ấy. Có thể họ bỏ bột ngọt, muối bú xua la mua. Cứ vắt chanh vào ăn thấy ok. Mình sợ ăn tiệm từ độ đó. Đang đợi được ăn bún bò Phan Bội Châu Sàigòn, do hậu duệ của chủ quán này nấu vào giáng sinh năm nay.

Vấn đề là cơ thể chúng ta cần muối để điều hoà chất lỏng trong cơ thể, giúp giữ độ áp huyết bình thường và cần thiết cho não bộ và cơ bắp hoạt động. Do đó khi bác sĩ khuyên không ăn muối, sẽ khiến cơ thể bị lộn xộn, đàn dần tạo vụ não bộ làm mất trí nhớ.

Chúng ta cần chút muối trong thực phẩm hàng ngày. Người ta khuyên người lớn ăn mỗi ngày không quá 5g muối tương đương 1.25 muỗng muối. 

Ngày nay, chúng ta ăn thực phẩm được công nghệ hoá. Các thực phẩm này muốn giữ được lâu nên họ bỏ muối rất nhiều, thêm họ ngại chất béo, nên thêm đường. Chúng ta không để ý vừa ăn muối nhiều và đường nhiều nên dần dà cơ thể có nhiều muối và đường, đưa đến những tai hại cho sức khoẻ cá nhân. Khi mua các lon thực phẩm nên đọc kỹ cách lượng sodium và chloride và đường. Cứ tính trung bình 4g đường hay muối là một muỗng cà phê.

Đây là lon Nutella mua khi mấy đứa cháu đến chơi. Chúng thích nên thằng con mua cho ăn. Bản chỉ dẫn các chất dinh dưỡng cho thấy có 21g đường mà trong đó có đến 19g đường hoá học. Chúng ta lấy 21 chia cho 4 tương đường 4.25 muỗng cà phê cho một phần . Ăn nhiều nên con nít mỹ mập béo là vậy vì chất đường nhất là đường háo học.
Đây là mấy hộp cá thu. Không thấy bỏ đường nhưng lại bỏ sodium đến 200mg hay 20g. Cứ lấy 20 chia cho 4 thành 5 muỗng cà phê muối. Trên nguyên tắc là mặn nhưng họ pha chế ra sao để mình không cảm thấy mặn. Chán Mớ Đời 

Mình lấy mấy lon đồ hộp mua trước đây mà không để ý, nay thì không dám đụng tới. Có thể sẽ quăn vào cuối năm.

Hồi bé, ở Việt Nam mình chỉ biết muối biển. Đi về Nhà Trang một lần thấy mấy ruộng muối, người dân dẫn nước biển vào rồi để bốc hơi nước, còn lại muối trắng vì có nước muối đặt. Khi mình sang Tây thì thấy họ dùng muối trong hầm mỏ. Dần dần mình khám phá có nhiều loại muối, màu mè khác nhau: màu đen, màu hồng, muối hột như ở Việt Nam người ta hay dùng để chà sát vỏ chanh khi làm chanh muối,… nói chung đủ trò.

Ngoài ra trong trái cây hay rau cải cũng có muối. 

Vấn đề ngày nay, muối khắp thế giới bị ô nhiễm bởi các chất nhựa. Ra biển chúng ta thấy mấy bình nước, bao nylon,…được quăn trên bãi biển rồi thủy triều kéo ra ngoài khơi, thậm chí có những thuyền bè đem đò phế thải ra ngoài biển để thải. Lâu lâu người ta bắt vài con tàu như vậy.

Hầm muối nằm dưới đất độ 1,100 bộ

Họ ước đoán có 12.7 triệu tấn plastic được đổ ra biển hàng năm. Tương đương một xe tải đây chất nhựa mỗi phút trong ngày 24 tiếng. Kinh plastic sẽ phá hoại môi trường, cá ăn vào chết đủ trò. Nay chúng ta nghe nói là ăn đồ biển tốt, không bị cholesterol, ăn sushi,… nhưng lại quên cá và các loại thuỷ sản đều xơi đồ nhựa.

Giáo sư Sherri MAson  của đại học New York nghiên cứu về sự ô nhiễm plastic trong muối. Bà ta nghiên cứu 12 loại muối gồm 10 loại từ biển. Bà cho biết mỗi người Mỹ ăn trung bình 660 phân tử nhựa hàng năm nếu họ theo chương trình của chính phủ, ăn 2.3 g mỗi ngày. người Mỹ có thể tiêu thụ muối nhiều hơn vì họ ăn rất nhiều nhất là đồ được chế biến, công nghệ hoá như mình chỉ 2 lon đồ hộp trên.

Trường đại học John Hopskins và đại học Arizona cho biết nghiên cứu của họ vào năm 2013: họ tìm ra bisphenol A (chất nhựa) trong 95% dân số tại Hoa Kỳ. Chúng ta uống nước trong chai nhựa cũng đưa đến tình trạng này.

Cứ mỗi phút, 1 triệu chai nhựa được bán trên thế giới. Bà ta khám phá trong các thức ăn đồ hộp, nhựa đều có polyethylene terephthalate, chất dùng để chế tạo chai nước. Họ khám nghiệm 17 loại muối trên thế giới đều tìm thấy các chất nhựa kể trên.

Năm 2015, họ tìm thấy nhựa trong muối của Trung Cộng. Trong các thực phẩm Made Trung Cộng. Muối biển bị ảnh hưởng nhiều bởi các đồ nhựa vì cách chế biến làm khô, giúp mất nước.

Cứ tưởng tượng các ruộng muối ở Nhà Trang, bị nước thải từ thành phố đổ ra biển, rồi người làm muối dẫn vào ruộng để mặt trời làm bay hơi nước. Các chất dơ, đọng lại biến thành muối. Thật ra không phải chỉ Việt Nam, Trung Cộng mà khắp thế giới nước biển không hẳn là sạch. Mấy tháng tước, bờ biển Huntington Beach ở Quận Cam bị dầu thô đổ ra. Cứ tưởng tượng thiên hạ lấy nước biển đó làm muối trắng. Đâu ai biết.

Từ khi mình khám phá ra vụ này thì mua muối Hy Mã LẬp Sơn để ăn. Trên nguyên tắc thì loại muối này ít chất dinh dưỡng hơn muối biển nhưng kệ cho nó lành. Mình tránh uống nước trong chai nhựa. Mua bình nước bằng thiết rồi cứ chê nước lọt ở nhà đem theo uống. Vừa giúp không tàn phá môi tường vừa bớt nguy hiểm, nhậu thêm chất nhựa khi uống. Chán Mớ Đời 

Ngoài ra tại các nước có tuyết thì sông ngòi bị ô nhiễm bởi muối. Lý do là khi có tuyết, họ dùng chloride để làm tan tuyết trên đường để xe cộ lưu thông. Hàng năm Hoa Kỳ sử dụng đến 22 triệu m3 chloride để làm tan tuyết, so với 4,500 tấn m3 vào năm 1940. Nước tuyết tan có chloride sẽ chảy về các dòng sông, hồ tại địa phương, làm ô nhiễm nước.

 Thông thường nước ngọt từ các dòng suối hay hồ có độ 1% chất muối của biển. Năm 2005, đại học Mary land cho biết là nước của các sông lạch tại Hoa Kỳ có đến 25% chất muối biển. Điển hình ở Baltimore, chất chloride tăng gấp đôi trong nước uống của thành phố.

Ngoài ra mưa acid làm xi măng, đá,..thải các chất vôi và bicarbonate vào môi trường. Các nôn dân muốn bội thu nên sử dụng các hoá chất và phân bón hoá học khiến các chất muốn Potassium chảy vào lòng đất hay ra các con suối,… Cho thấy văn minh vừa giúp chúng ta có một cuộc sống dễ dàng hơn vô hình trung cũng giết chúng ta lần mòn.


Nguyễn Hoàng Sơn 

ADU, SB 9, và SB 10

Đầu năm nay 2022, hai đạo luật về địa ốc SB 9 và SB 10 sẽ bắt đầu hiệu lực. Hai đạo luật tiểu bang này được thông qua nhằm cải tiến tình trạng khan hiếm nhà cửa tại California. Dân số lên đến gần 40 triệu người, thường được tập trung tại miền bắc xung quanh San Francisco và miền nam xung quanh Los Angeles. Còn miền trung Cali thì chỉ ruộng và ruộng, ít dân cư. 

Theo thống kê, tiểu bang Cali cần tối thiểu thêm 3.5 triệu căn hộ và 2 đạo luật SB 9 và SB 10, sẽ giúp Cali có thêm 3.5 triệu căn hộ trong vườn 4 năm tới. Hơi hoang đường nhưng khiến mình thích nên tính đi làm nghề vẽ và xây nhà lại.

Theo thống kê thì năm 2020, vùng Los Angeles có đến 65,000 người vô gia cư. Hôm qua, mình ghé lại Bolsa để mua cháo cho vợ. Xe vừa vào bãi đậu xe, phía sau thấy số người vô gia cư gia tăng khá nhiều. Khi xưa, thấy một hay hai người, nay đông hơn quân Nguyên. Cho thấy, vụ đại dịch đã làm nhiều người mất nhà.

Theo mình hiểu việc khan hiếm nhà cửa tại tiểu bang Cali vì luật lệ xây cất năm 2000. Từ khi tiểu bang chuyển hướng chính trị, bầu cho đảng Dân Chủ. Luật lệ bắt buộc phải đóng tiền đủ thứ để bảo vệ môi trường,..khiến xây cất rất mất công, mất thời gian khiến nhà cửa lên giá như điên. Mình nhớ xây căn nhà 2 tầng, 4 phòng ngủ 3 phòng tắm, ga-ra 2 xe chỉ mất có 6 tuần lễ trong khi thủ tục giấy tờ phải mất đến 7 tháng trời. Từ đó, mình bỏ nghề xây nhà cửa vì lâu lắc. Mượn tiền để xây nhà mà chúng bắt phải đợi cả năm thì chết.

Giá xây nhà ở Cali đắt gấp 3 lần các tiểu bang khác.

Thật ra, các luật mới về xây cất, giúp kỹ thuật xây dựng tốt hơn, nhà cửa sẽ bảo đảm khi bị động đất,… vấn đề là các thủ tục hành chánh gây thêm phiền phức, mất thời gian. Mình đi Seminar, gặp mấy ông giám đốc than trời. Họ muốn đầu tư, xây công ty, mướn thợ, tạo thêm công ăn việc làm cho một thành phố Moreno Valley lên đến 40,000 công việc. Vấn đề thành phố, không cho phép. Bắt phải mướn một chuyên gia về môi trường xem xét có loại kangooroo chuột chi đó hay cắc kè,… một loại thú hoang mà không ai biết hay nghe đến bao giờ.

Các nhà đầu tư, mua đất để xây nhà, chi phí quá cao nên khi bán thì chỉ có dân trung lưu , có chút tiền mới mua được. Còn dân nghèo thì đành chịu, đi thuê chung cư. Luật xây cất, công nhân lao động, bắt buộc đủ trò khiến tiền lệ phí giấy tờ lên đến 15-20% tổng số xây cất nhà cửa.

Vấn đề này đưa đến vấn nạn khác là họ phải mua các khu đất ở gần rừng, giá rẻ, đất hoang để phát triển, gây nhiều vấn đề về hoả hoạn, cháy rừng tại Cali.

Từ 20 năm qua, Cali không thấy xây cất chung cư hay nhà cửa cho dân nghèo. Khó làm! Ai cũng hiểu vấn đề nhưng không nói ra. Trước năm 2000, mình xin phép xây cất, ngay tại chỗ. Chỉ vào thành phố, đem bản vẽ rồi tên kỹ sư của thành phố, xét rồi đóng dấu. Nếu sai nhiều thì hắn kêu về sữa lại rồi hẹn ngày khác.

Nay thành phố, sợ bị thưa kiện nên giao cho mấy công ty kỹ sư tư nhân để họ xét duyệt. Bọn này thì mình không gặp mặt được, cứ viết thư kêu sửa cái này, cái kia để câu thêm giờ, kiếm thêm chút tiền. Thủ tục xin giấy phép kéo dài, mất thời gian. Tốn thêm tiền vì thành phố ở giữa kiếm chút tiền, làm thủ tục đưa cho kỹ sư tư nhân xem xét hồ sơ.

Khi ông Trump lên thì có ra chương trình Opportunity Zone, hầu giúp tái thiết lại các khu phố cổ nhân đụng phải các luật lệ xây dựng mới của tiểu bang và địa phương nên cũng ngọng.

Để giải thích thêm vụ khan hiếm nhà cửa tại Cali. Khác với các tiểu bang khác, Cali được xây dựng, phát triển sau đệ nhị thế chiến thứ 2. Dạo ấy, xe hơi được xem là phương tiện, giải phóng con người. Ở các tiểu bang khác, đi đâu phải leo lên xe buýt, xe Tram, xe lửa hay máy bay. Hệ thống hạ tầng cơ sở khá ổn định.

Ở Cali, các công ty bán xe hơi khuyến khích mua xe hơi, để được tự do nên các thành phố, hạ tầng cơ sở, kiến thiết đô thị được dựa trên việc di chuyển xe hơi. Đi các tiểu bang khác thì chạy xe trên xa lộ cả tiếng đồng hồ không thấy một bóng con bò. Cali trở thành biểu tượng của người Mỹ, vùng đất hứa nên ai nấy cũng dọn về đây ở, nhất là vùng Silicon Valley, khởi đầu cuộc cách mạng công nghệ điện toán.

Xa lộ Cali được xây đến 5, 6 làn mà vẫn chật cứng. Thiên hạ dọn về đây ở vì khí hậu và công việc. Tiểu bang lại khuyến khích xây nhà cửa, biệt thự nên cần đất. Trước đây ở Los Angeles, mỗi miếng đất là 3,000 sq.ft., xây một căn hộ 2 phòng ngủ 1 phòng tắm. Không cần ga ra, chỉ cần có chỗ đậu cho một chiếc xe.

Nay xây nhà phải có ga-ra 2 xe và chỗ đậu cho ít nhất hai chiếc xe khác. 5 năm gần đây, mình thấy người ta xây các chung cư nhiều hơn là nhà. Trong các thành phố, họ đập phá hay sử dụng các khu kỹ nghệ để làm chung cư.

Cách đây 2 năm, luật ADU ra đời nhằm giải quyết vấn nạn nhà cửa ở Cali. Đạo luật này cho phép chúng ta xây trong lô đất của mình thêm 1 ADU (accessory Dwelling Unit), một căn hộ khác và 1 JADU (junior accessory dwelling unit), hoán đổi ga-ra thành căn hộ nhỏ. Luật ADU bổng nhiên biến vùng đất Cali từ 1 căn hộ thành khu có thể xây 3 căn hộ trong một đêm. Luật này ra đời cũng khiến dân Cali nức nở nhưng vẫn gặp phải vấn đề thủ tục hành chánh. Người dân đi xin phép xây cất thì bị chính quyền địa phương, thành phố bác đơn xin xây thêm ADU. Thế là ngọng. Một ông thầu khoán kể là khách hàng ở thành phố Thousand Oaks, xin xây thêm ADU nhưng bị bác đơn hết.

Từ đó họ mới cho ra luật SB 9 và SB 10. SB 10 giúp các thành phố có thể thay đổi các vùng lại để gia tăng các căn hộ. Điển hình là các thành phố bắt mỗi lô đất phải 10,000 sqft. Họ có thể bớt lại sự đòi hỏi.

SB 9 thì cho phép chúng ta có thể chia lô đất đang ở thành 2. Và có thể xây 2 căn hộ. Xem như từ 1 căn nhà, chúng ta có thể biến thành 4 căn. Cái hay là họ không đòi hỏi phải thêm chỗ đậu xe, nhất là ga-ra. Trước đây, trung bình 1 căn nhà 3,4 phòng ngủ thì tiêu chuẩn ga-ra 2 xe. 5 phòng thì 3 xe nên tốn tiền. Nay chỉ cần từ nhà đến bến đậu xe buýt chỉ cần không quá nữa dậm là không cần phải có chỗ đậu xe hay ga-ra.

Vấn đề sẽ xẩy ra là trong các khu dân cư sẽ có vấn đề đậu xe. Ngày nay, vào các khu dân cư bình dân là thấy xe đậu đầy nhất là vụ đại dịch, thiên hạ học hay làm việc ở nhà. Ban ngày đã không có chỗ đậu xe. Đêm về là một vấn đề hay sáng nào mà thành phố cho xe đi quét đường.

Dạo này, mình dự seminar và đọc tài liệu về ADU và SB 9, 10 khá nhiều để có cái nhìn rõ ràng hơn.

SB 9 biến các lô đất tại Cali thành vùng R-2. Chủ nhà có thể chia lô đất của mình ra làm 2, không dưới 1,200 sqft. Hai lô đất bằng nhau hay 40% của lô rộng nhất. Thành phố có thể đòi hỏi thêm một chỗ đậu xe.

SB 9 không áp dụng vào các chương trình đập phá hay sửa chửa các chung cư dành cho người nghèo. Hay những công trình cần phải phá đập hơn 25% hay những nhà nằm trong khu phố cổ, lịch sử. Mình có sửa chửa một căn nhà trong phố lịch sử. Mệt lắm.

SB 9 cho thấy nhiều vấn đề sẽ xẩy ra: chỗ đậu xe, an ninh cho dân cư vì càng đông thì khó kiểm soát, đưa đến trộm cướp phạm pháp. SB 9 xem như đã xoá sổ các vùng dân cư biệt thự.

Xem hình giữa nhà cửa hiện nay, biệt thự. Người ta có thể chia ra làm hai, gọi là Duplex, rồi thêm JADU, thêm một ADU (bên phải) hay chia ra làm hai, thành 2 duplex mỗi lô và thêm mỗi lô một JADU. Xem như 6 căn hộ.

Đây là bản vẽ cho ADU được xây mới. 1 phòng ngủ, 1 phòng tắm.
Bản vẽ hoán dổi ga-ra 2 xe thành căn hộ, 1 phòng ngủ và 1 phòng tắm.
Bản vẽ hoán chuyển ga-ra 2 xe trên lầu. Xem như vẫn giữ 2 xe đậu trong ga-ra.

Xem về tài chánh, có nên làm hay không? (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tiên học phí, hậu học văn

 Thời học sinh, mình bị nhà trường đuổi về vài lần. Lý do là đóng học phí chậm. Ông thư ký trường vào lớp, kêu tên ra cửa, bảo về kêu bố mẹ mày đóng tiền học phí tháng này rồi vào học lại. Từ đó mình thuộc nằm lòng câu của thánh hiền: “Tiên học phí, hậu học văn”. Đi bộ ra chợ, xin tiền mẹ. Mẹ mình chạy đi mượn thiên hạ, chiều đến, vào văn phòng đóng học phí. Nụ cười ông thư ký toả sáng như mặt trời cách mạng trong khi mẹ mình thì buồn như mất sổ gạo vì chợ đò, trời mưa ế ẩm như chùa bà Đanh.

Sau này, qua Văn Học, mình không bị cảnh này nữa. Thầy Chử Bá Anh cho học bổng 2 năm liền. Sang Tây, cũng được thực dân cho học bổng nên mình quên cụm từ “tiên đóng học phí, hậu học văn”. Không lo nghĩ gì cả về học phí. Ở đại học, mỗi năm đóng mấy chục quan tiền sử dụng thư viện.

Trường tây ở Việt Nam thì bắt đóng tiền, còn trường tây ở Pháp thì miễn phí. Hình như thời tây thực dân, trường học đều miễn phí. Chỉ khi tây về nước thì đám người Việt tiếp thu trường ốc của tây mới bắt đóng học phí. Dạo ấy, chỉ có trường tư mới lấy học phí còn những trường công lập thì miễn. Do đó, người ta cho thi tuyển vào trường công lập như Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân. Không đậu thì vòi tiền bố mẹ đóng học phí trường tư.

Cụm từ “học văn”, đến giờ cũng không hiểu học văn gì. Văn-phạm? Việt-văn, hay văn hoá… không ai giải thích cho mình. Thầy cô thì khuyến khích đóng học phí, tổ chức ngày thầy giáo như bọn con buôn, để được học trò, học được lễ nghĩa thánh hiền, biếu tặng quà hay tiền tươi. Khi xưa, đi học đâu có ngày thầy giáo. Mai mốt họ ra ngày gia đình của thầy cô, bắt hoc sinh đóng góp, bồi dưỡng cho gia đình thầy cô.

Mình học chương trình tây từ bé lên đến đại học, ngoại trừ 2 năm ở Văn Học. Có thể nói là mình không  rành việt ngữ lắm. Mấy từ Hán mà thiên hạ xổ ra là mình ngọng. Như tiên học “Lễ” là gì. Mình kiếm tự điển Hán-việt thì đa số từ “Lễ”  phải ghép với một từ khác. Từ lễ đứng một mình, nghĩa là sự biểu lộ lòng biết ơn. Chắc là biết ơn thầy cô, biếu tặng như mẹ mình khi xưa. Cuối năm hay đưa mình 6 cái tách để tặng thầy cô ở tiểu học. Lên trung học, nhiều thầy cô quá nên lờ luôn. Điểm không khá luôn từ độ đó.

Sau này, đọc chuyện tàu, nghe kể ông Khổng Khâu, lê lết đi khắp nơi, bao nhiêu nước lân cận, nộp Resumé để xin làm cán bộ nhưng không ai mượn hết vì xét lý lịch trích ngang, trích dọc mấy đời không đúng quy trình tuyển lựa nên cùng một số học trò, cùng một lứa bên trời, thầy trò lận đận, có cùng lý lịch tam đời hơi giống giống, đi lang thang, khắp nơi đến khi già đói, chịu không được phải về quê cũ, ăn tiền an sinh xã hội, hưu trí của nhà nước.

Hình như có lần, ông ta làm được chức quan Lễ, lo cúng kiếng mấy ngày giỗ tổ của vua chúa chi đó nên sau này ông ta chỉ biết môn Lễ LẠc này nên dạy học trò “tiên học lễ, hậu học văn”. 

Về quê dạy học. Ông ta chạy chọt, quà cáp mới được công an khu vực, cho đăng ký mở trường dạy học mang tên Cửa Khổng. Ông công an khu vực cho phép với điều kiện cho ông ta mướn người đi học và thi dùm tại chức. Lý do, bận công vụ, thi hành trách nhiệm hữu hạn. Nghe nói là trường đầu tiên lấy học phí để đào tạo cán bộ. Sau này, hình như có ông nào họ Trình, cũng bắt chước ông Khổng Khâu, mở trường nên đời sau gọi “Cửa Khổng Sân Trình”. 

Từ đó, ông Khổng Khâu kêu hai ông Hối, Lộ làm cái bảng to đùng viết câu “ tiên học phí, hậu học văn”, ký tên “hối lộ”, gắn trước cổng trường để nhắc nhở những tên học trò như mình khi xưa, nhắc bố mẹ đóng học phí đúng ngày, nếu không thì bị đuổi. Vì mua Một chữ cũng phải trả tiền, thầy Bán Một chữ cũng phải lấy tiền. (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).

Dạo đó đã có nhiều người làm quan nhưng không có khả năng tiếp thu lời thánh nhân nên đã nhờ thiên hạ đi học hộ, thi hộ. Dạo này, trên mạng thấy thiên hạ đang đánh ông nào kêu không mua bằng giả. Ông ta mướn người đi học và thi hộ, lấy bằng thiệt.

Ông này rất trung thực. Ông ta thú nhận là không có khả năng tiếp thu nên mướn người đi học và thi dùm, không có mua bằng giả. Mình không hiểu tại sao thiên hạ lại đánh phủ đầu ông ta. Bằng này là bằng mượn hay mướn. Ngày xưa, có nhiều người mướn bằng dược sĩ để mở tiệm thuốc tây, để làm ăn. Tương tự ngày nay, có nhiều tổ hợp bên mỹ, họ mướn, trả lương y sĩ để chẩn bệnh, chữa bệnh cho thiên hạ. Bác sĩ, nha sĩ, chỉ làm công, còn họ có tiền mở bệnh viện, tổ hợp y khoa, nha khoa,…tên mở nhà thương chưa chắc là y sĩ, có tiền thì mướn thiên hạ làm công cho mình.

Ở Đà Lạt xưa, mình thấy có đến 3, 4 tiệm thuốc tây, mướn bằng của dược sĩ đi lính, để bán thuốc. Đâu có thấy dược sĩ đứng bán đâu.

Hôm qua, con người bạn kể là sinh viên tàu, chúng mướn người học thi cho chúng. Con mấy cán bộ giàu có, đại gia sang đây trả $300 mỗi lần cho người khác làm bài tập, đi thi dùm rất nhiều. Đại học Harvard, đuổi hàng năm biết bao nhiêu sinh viên gốc tàu vì không nói được anh ngữ. Khi làm đơn xin nhập học, chúng mướn người, tổ chức làm hết giấy tờ giả hoành tráng để được nhận vào.

Mình có dự mấy buổi hội thảo về nạp đơn vào đại học. Họ có viết tiểu luận lấy tiền. Nếu họ viết tiểu luận thì chắc chắn làm bài tập, thi hộ bú xua la mua.

Về nước với bằng thật từ Harvard, …vì mướn thiên hạ học dùm, thi dùm, chỉ cần làm giám đốc cho công ty của bố mẹ là khoẻ re. Chỉ cần mánh mung, phe phái làm giàu, đâu cần phải học gì cả. Có cái bằng treo chơi cho vui. Như ông chủ công ty Tesla kêu; tôi không xuất thân đại học Harvard nhưng các người tốt nghiệp trường này làm cho tôi.

Nghe nói khi ông Khổng Khâu, mở trường huấn luyện làm cán bộ, có đến trên 3000 học sinh đến học, vào thời ấy chỉ một trường tư thục dạy học nên coi như độc quyền, chiếm trọn thị trường giáo dục. Do đó học phí rất cao vì không có cạnh tranh nên thầy trò Khổng Khâu sống an nhàn, bù lại những ngày gian lao khổ hạnh nhưng để giới hạn số lượng học trò, để được các thầy bồi dưỡng trí tuệ, tư duy đột phá nên cần phải thi tuyển vào. 

Như mình khi xưa, đi thi vào trường Yersin. Ông tây chỉ cái hình tròn, hỏi: “qu’est-ce que c’est ? “ mình trả lời : “c’est lơ cái mâm”. Ông tây kêu thằng này dốt có căn bản, mời ông cụ đem mình ra về. Trên đường về, ông cụ kêu “sao mày dốt thế! C’est lơ Cái mâm! Bố tiên sư mày, sao lại dốt thế”. Có lẻ có nhiều tên đi thi dốt hơn mình nên mấy tuần sau, nhận thư chấp nhận vào trường Petit Lycee. Thế là mình bắt đầu cuộc đời: “tiên đóng học phí, hậu học lơ cái mâm.”, đưa đến chủ nghĩa Chán Mớ Đời sau này.

Thầy trò ông Khổng Khâu khám phá ra một phương thức khác làm giàu thay vì phải thi đậu làm cán bộ như xưa. Khi xưa, tổ tiên họ nói “phi thương bất Phú”, không buôn bán thì đói, nay thì vì bán gạo muối ở chợ, chỉ cần buôn bán chữ thánh hiền là giàu có nên phân loại các giai cấp xã hội theo “sĩ nông công thương”. Cứ có chữ “Sĩ” là giàu như bác sĩ, nha sĩ, học sĩ, tăng sĩ, lòi sĩ,…

Khi xưa, muốn đi học thì người ta mua con gà, nải chuối đem đến nhà ông thầy đồ cúng tổ, ông thầy xem tướng, xem có phải thằng hiền lành, có đức độ mới thâu nhận làm đệ tử. Nay thì mở trường, bắt đóng học phí, không cần xem biết du côn du thực ra sao. Miễn là đóng tiền đều đặn, thêm làm chứng chỉ giả, văn bằng giả…. 

Dạo mình đi học, nhiều tên học chung, lớn tuổi hơn mình đâu 4 tuổi, giấy khai sinh thua mình đến 3 tuổi vì sợ đi lính. Chỉ có những tên nhà nghèo thì đi lính thôi, còn con nhà giàu thì mua bằng học bạ giả từ các trường ở miền Tây, xứ nào chưa bao giờ nghe tên trong giờ Địa Lý.

Sau này, học trò ông ta, noi theo, chúng ganh nhau, mở thêm trường, buôn bán sách, dành tác quyền nên chửi nhau như hàng cá. Nào là đạo văn của thầy, nào là bán văn mẫu, bú xua la mua, cứ như hàng cá ở chợ Đà Lạt.

Lúc đầu chỉ có những lời nói của ông dạy, sau này học trò nghĩ thêm cách làm tiền nên in ra sách, có 4 thằng lấy tựa đề khác nhau để khỏi bị mang tiếng chép của thầy: đại học, trung dung, luận ngữ và Mạnh tử. Sau đó chúng choảng nhau, thêm 5 thằng ra sách khác mà con cháu sau này bình dân học vụ cho Sơn Đen hiểu là Ngũ kinh: Kinh thi, Kinh thư, Kinh lễ, Kinh dịch, Kinh Xuân Thu rồi đến tên Sơn Đen lại cho ra lò Kinh Chán Mớ Đời .

Trở lại vụ thi vào trường thái giám của thầy trò Khổng chết.

Sau phần thi viết, ai khá đủ điểm trên trung bình, hồ sơ lý lịch 3 đời được duyệt thì được vào vấn đáp. Ông Khổng Khâu cho vài học trò xuất sắc nhất đảm trách phần này. Mấy tay thuộc loại giỏi, có chút tư duy và không ăn hối lộ cấp bằng tiến sĩ bú xua la mua.

Thầy giao cho 7 học trò giỏi nhất, biết tướng số, xem tướng coi thằng nào vênh váo không thuộc thành phần ngu lâu dốt sớm vì sợ mất danh tiếng của thầy nên thầy đặt tên “Tử” trước cái tên của họ để khai tử những mầm mống, cơ cấu có thể phát huy nhanh chóng làm hư danh của thầy. Thí dụ có ông tên Hối, ông tên Lộ thì kêu Tử Hối và Tử Lộ vì nếu để hai ông chung trở thành Hối Lộ,… bình dân học vụ cho SƠn đen để tiếp thu là Tử Hối tức là Chết Hối, Tử Lộ là Chết Lộ hay Chết đường.

Mỗi lần mình đến đài truyền hình Little Sàigòn, để thâu hình thì phải chào hai cô quản lý ở đây. Một cô tên Giang một cô tên Mai, cộng lại chào hai chị Giang Mai khiến mình tránh đụng chạm, sợ lây covid. Chán Mớ Đời 

Thầy thức trắng mấy đêm mới kêu 7 ông ra ban cho cái tên Tử gồm Tử Cống, Tử Nạp, Tử Hối, Tử Lộ, Tử Thâm, Tử Thượng, Tử Hạ và dặn phải thanh liêm như cán bộ, cần kiệm liêm chính. Để tránh lộn xộn mình dịch “Tử Hối” thành “Chết Hối Hận”, “Tử Lộ” là “Chết Đường”. Ông này có tật nấu cơm là xơi trước ông thầy nên kêu “Tiên ăn cơm hớt, hậu thầy ăn cháo trắng”. Từ đó người ta hay tát con nít như mình, khi xía mõm vào chuyện người lớn để tưởng nhớ đến ông Chết Đường này.

Trước khi cho các thí sinh vào vấn đáp thì phải duyệt xét lý lịch 7 đời ngang dọc, nhà có trâu bò, tiền của hay không vì nếu không đóng tiền học thì cho cán bộ đến nhà cưỡng chế đất đai, tịch thu bò heo trâu về mà bán trả nợ vì trước cửa Khổng có treo cái bảng to đùng: "Tiên học phí, hậu học văn". Lúc nạp đơn, có ký chứng nhận là nếu không trả học phí thì thầy có quyền cho công an đến nhà cưỡng chế đất đai, trâu bò,…

Hôm ấy là cuộc thi vấn đáp, người đầu tiên vào là 1 ông già, người điên điên tương tự nhà thơ Bùi Giáng, bước vào thì ông Chết Thâm (Tử Thâm) được giao nhiệm vụ ra interview thí sinh này. Ông Chết Thâm đọc hồ sơ lý lịch rồi hỏi ông lão, già rồi sao lại còn muốn đi học. Thí sinh già, chấp tay kính thầy con tuy già nhưng trước khi chết con muốn học Thầy cách nói thật 寔, sau này có chết cũng mãn nguyện đời giai.

Chết Thâm chau mày, ngạc nhiên vì câu nói của thí sinh già nên hỏi lý do anh đòi học nói thật. Thí sinh già; báo cáo thầy, em nghe người xưa kể rằng nếu ai mà nói thật một câu, sẽ làm kinh động đến cả trời đất, quỷ thần. Em sống đã trên lục tuần rồi mà chưa bao giờ thấy trời đất, quỷ thần động lòng nên đoán là cả thế gian ai nấy đều nói dối cả, kể cả em. Vì thế em muốn đến đây, xin học cái đạo nói thật, xin mong Phu Tử dạy cho, dẫu nói thật được một câu rồi chết thì em cũng cam, chui xuống hố, mãn nguyện đời giai.

Ông Chết Thâm, chậm rãi nâng tách trà lên, húp một ngụm rồi nói trường chúng tôi chỉ dạy 5 môn có hệ số 1: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín còn môn nói thật thì không có trong giáo trình của trường, anh vui lòng kiếm trường khác dạy môn này mà học. Lão thí sinh thất vọng nhưng xài nài hỏi thêm em nghe tiếng Phu Tử học rộng biết nhiều, vậy ngoài 5 môn kia Phu tử còn dạy môn gì thêm không. 

Ông Chết Thâm, vuốt râu, nhất chén trà Lypton ngửi ngửi rồi từ từ nuốt cái ực ly trà đá, rồi chậm rãi nói: thầy còn dạy 6 nghề. Từ làm chính trị đến đi buôn, tề gia trị quốc bình thiên hạ, làm hàng thật đến hàng nhái, nhờ đó mà ngày nay Trung Cộng làm hàng nhái số 1 trên thế giới … học đâu nhớ đấy, trên tinh thông vạn quyển, dưới nhìn thấy vàng trong đất, thấy trái trên cây. Học vua ra vua, học cán bộ ra cán bộ, học thầy ra thầy, học vợ ra vợ, học con ra con. Cứ xem môn nào Phu Tử đều tinh thông chỉ có cái nói thật ngay chính tôi chưa bao giờ nghe đến.

Nghe đến đây thì thí sinh già than thế mà tôi cứ tưởng bở. Cứ đến cửa Khổng là học được cách nói thật, thế thì tôi đây phải nói dối cho trọn kiếp người rồi vái ông Chết Thâm ra về. Chết Thâm lật đật chạy vào bếp, rót thêm ly trà đá, báo cáo, kể đầu đuôi câu chuyện cho Khổng Tử. Ông Khổng Khâu, vuốt râu, cầm chén trà lên nốc cái ực hết rồi lua lua xúc miệng, nghe rột rột rồi nuốt cái à. 

Sau khi chén xong một cái đùi gà Phờ Lai Chíc Cân. Ông đặt cái chén xuống, trầm tư vuốt râu có dính chút mỡ gà rồi nói: "người chưa nghe nói cái môn học Nói Thật là phải rồi vì chính ta cũng đang muốn tìm thầy để học môn này mà chưa tìm ra. Học thuyết của ta là chính trị mà chính trị thì đâu cần phải nói thật. Dạy con buôn của ta là Tiếp Thị, khuyến mại thì không nên bảo đảm chất lượng vì hàng cũ, quá date ". Gọi là mua rồi không được trả lại. No Exchange No Return. Nói xong ông Khổng Khâu, với lấy cái tăm, quẹt quẹt nghe rẹt rẹt trên hàm răng giả mới tậu ở phòng trồng răng ở Bolsa. Mua hàm trên tặng hàm dưới.

Phòng thi bên cạnh do ông Chết Thượng thì có một tên cán bộ đi xe xịn Bentley, có công an bảo vệ đi trước đi sau vào. Ông Chết Thương thấy cán bộ to nhớn, thì hoảng, mặt xanh như đít nhái, run run hỏi cán bộ làm ở cơ quan nào. Mà còn muốn đi học thêm trùng tu, bồi dưỡng văn hoá cấp 1. Cán bộ to lớn kia chậm rãi kể tôi làm cán bộ cao cấp nhất Bolsa nhưng vì xuất thân là nông dân nên bọn dưới cứ kêu ta là thượng đẳng vô học. Đời ta có tất cả mọi thứ chỉ cần thêm cái bằng Tiến sĩ để chúng không chửi ta là đồng chí vô học.

Ông Chết Thương không biết tính sao, nên chạy vào hỏi thầy. Khổng tử đang cầm cái đùi gà luộc chấm nước xì dầu gừng, để trả thù bao nhiêu năm đói rách đi xin làm cán bộ, nhai ồm oàm rồi chậm rãi nói: quan nhớn đâu cần học hành gì, hắn đến đây chỉ để cho thiên hạ thấy hắn cũng từ cửa trường học chúng ta mà đi ra như bao k sĩ khác đã đến Cửa Khổng hay Khổng Môn. 

Ông Chết Thương chạy ra gặp cán bộ to nhớn, bẩm cán bộ to, ông lo chăm trị dân chắc không có thì giờ học, thôi thì đây cái bằng tiến sĩ danh dự mà ngoại quốc hay trao tặng cho những người có công với đất nước, nhân loại. 

Quan Nhớn không có thì giờ đi học trùng tu tại chức, xin tặng ngài một cái, về làng xây cái Văn Miếu cho to rồi cắm cái bảng to đùng này để nhân dân nhớ ơn đời đời. Con cháu ghi trong gia phả làng ta có một tiến sĩ danh dự của trường “tiền học phí , hậu học văn”. Cán bộ to đầu cảm ơn rồi nháy mắt cho đệ tử đưa fong bì để lo chi phí in ấn cái bằng Tiến sĩ. Chết Thương, cầm bao fong bì dày cộm, đi vào đưa cho thầy, miệng lẩm bẩm. Ta ở trong nhà thầy, đọc sách thầy, nghe thầy giảng mà đến bây giờ mới hiểu ý nghĩa cụm từ: "Cửa Khổng" là Cờ ửa Khờ ông Hỏi.

Phòng bên thì có ông Chết Hạ làm giám khảo, có một thí sinh đội nón tơi, ăn bận như người nông dân trồng bơ vào. Ông Chết Hạ hỏi anh muốn học để làm gì? Thí sinh hỏi ông Chết Hạ, tại sao ông theo học Phu Tử làm gì? Chết Hạ cho tên này xất xược nhưng nghe lời thầy dặn, vẫn điềm tỉnh trơ trơ như hải quan phi trường Tân Sân Nhất, trả lời: Ta đây theo Phu Tử học để làm người. Thí sinh hỏi lại thế thầy đã thành người chưa? Chết Hạ muốn nổi điên nhưng vẫn cố nhịn trả lời: Chưa vì thế ta vẫn còn theo học thầy tư tưởng, và đạo đức cách mạng.

Thí sinh nói tôi muốn theo học thầy vì chỉ muốn ăn thịt khiến Chết Hạ như bò đội nón, hỏi anh muốn theo thầy học để ăn thịt. Là sao, xin nói rõ hơn. Thí sinh đáp; nghe nói Phu Tử, thịt thái không vuông thì không ăn. Gà vịt dê bò không có con nào vuông thế thì chắc chắn sẽ có những chỗ phải bỏ đi. Tôi chỉ xin theo thầy để được ăn những chỗ bỏ đi mà người quân tử không ăn. Nhờ ông Không Khâu mà ngươi ta chế biến ra cái kéo để cắt thịt sau này. Học trò của ông vào tiệm phở, kêu thịt gà chặt không vuông, thịt chó không ngay thẳng nên không trả tiền. Sau này người ta lấy kéo cắt bánh xe làm dép râu bộ đội, cắt thịt gà thịt chó rất đẹp.

Ông Chết Hạ không biết có nên đánh rớt tên thí sinh này hay không vì thấy hắn nói có lý nên chạy vào hỏi Phu Tử. Khổng tử vừa ăn xong nên đang xơi cái bánh mille feuille, nghe Chết Hạ kể thì bỏ ngay cái bánh xuống, kêu người này chính là thầy ta. Ta la cà giang hồ khắp nơi mấy chục năm để cố tìm nhưng không gặp đành trở về cố hương, mau chạy ra mời vào để ta bái làm sư phụ. Nhưng khi ông Chết Hạ chạy ra thì thí sinh ấy đã bỏ đi mất.

Chết Hạ đi vào, nói thưa thầy hắn đã đi mất đất nhưng có một tên nông dân, đưa thùng bơ này để biếu thầy. Hắn bảo bơ hữu cơ do chính hắn trồng, không có tẩm thuốc bảo quản. Ăn giúp thầy giảm cholesterol, và có nhiều HDL. Hắn chỉ xin hỏi thầy, lý do tại sao cái bảng trước trường đề “tiên học phí”.

Phủ tử nghe đến bơ hữu cơ thì mắt sáng lên, kêu cho tên nông dân vào. Tên nông dân phục người dưới đất, cảm ơn rối rít cá thầy, bận rộn mà vẫn tiếp đón hắn. Hắn họ biết là học trường Tây, đi ngang đây thấy là lạ cải bảng to đùng, gắn trước cổng trường “tiên học phí, hậu học văn”. Hắn nghe nói ở xứ người, học hành được xem là bắt buộc. Con nít phải học cho tới hết chương trình đệ nhất cấp như ở tây, sau đó dốt không học chữ thì được cho học cái nghề kiếm cơm. Như hắn học làm nông dân trồng bơ.

Tây không lấy học phí ở xứ họ nhưng qua xứ an nam thì lại bắt dân chúng đóng tiền học. Ở tây hay ở Mỹ , có những trường tư vì họ muốn dạy tư tưởng và đạo đức của ông Giê-Su hay ông Allah nên họ bắt đóng tiền. Còn con nghe người lớn hay nói “tiên học lễ, học học văn” nhưng không dám hỏi vì sợ bị chửi ngu lâu dốt sớm.

Ông Khổng Khâu, nâng chén trà lên uống một ngụm rồi từ từ bỏ xuống bàn, miệng đảo đảo trà trong mồm nghe rọt rọt, nuốt cái ực rồi mới chậm rãi nói. Sao mày ngu thế! Thầy trò tao đi giang hồ, kiếm cơm, đưa resume rất nhiều nhưng ai nhận cả vì họ thấy không cần. Một hôm, xin được bát gạo, ta sai thằng Tử Lộ, thằng chết đường, nấu cháo cho mọi người ăn. Hắn loay hoay sao lại làm bồ hóng rớt vào nồi cháo, rồi vớt ăn phần bồ hóng với cháo. Lúc đó ta mới giác ngộ cách mạng là “ có thực mới vực được đạo”.

Không có ăn thì chủ nghĩa gì cũng hoc không vào. Bụng đói thì nói kêu đói, phải ăn nếu không thì đầu óc không thể tiếp thu chữ Thánh hiền. Thời bao cấp, chúng ta ăn bo bo thì làm sao học được. Do đó, phải Đổi Mới tư duy, chúng ta thay đổi tư duy thành Kinh tế định hướng thị trường nên phải nhắc nhở học trò nhất là phụ huynh, phải đóng tiền hàng tháng vì thầy mà đói thì không thể nào dạy được. Do đó phải viết cái bảng to đùng: tiên học phí, hậu học văn” để nhắc nhở chúng bổn phận. Hiểu chưa?

Tên nông dân lạy Phủ Tử, kêu thầy đã giúp con giác ngộ cách mạng, rồi bước ra. Trong lòng hắn quá từ hào, đã giải nghĩa được câu hỏi đã đeo theo hắn từ 60 năm nay. Hắn đang cười tự mãn thì có ai tát vào mặt. Hoảng hồn, hắn thấy vợ hắn hỏi. Nằm mớ đến con nào mà kêu phu tử phu thê. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những người đàn ông trong truyện Kiều

 Mình nhớ năm 3ème học Truyện Kiều vì khi thi bằng Brevet, có câu hỏi về ông Nguyễn Du. Mình thấy lạ một điều là các nhân vật nam lần lượt xuất hiện trong Truyện Kiều, toàn là những người đàn ông, không đáng để thiếu niên như mình, học tập noi theo đạo đức cách mạng. Ai ngờ, sau này mình cũng đi theo con đường của họ. Sợ vợ như Thúc Sinh, dại gái như Từ Hải, khốn nạn như Kim Trọng… nói chung là cứ dính vào đàn bà là theo gương một trong những nhân vật nam, ca khúc người đi qua đời Thuý Kiều của ông Nguyễn Du.

Nhân vật nam đầu tiên xuất hiện trong đời Thuý Kiều là Kim Trọng. Khi cô nàng gặp tên này, thốt lên “thằng kia gặp gỡ làm chi, 100 năm biết có duyên gì hay không” khi đi tảo mộ. Mỗi lần gần Tết, mình đi chạp mộ với người làng Dưỡng Mong ở Mả Thánh thì chán như con gián. Không hiểu sao ông Nguyễn Du lại tả thiên hạ đi đông, bận quần áo đẹp để cuốc đất nhổ cỏ, chưa kể đạp phân bò của mấy thằng chăn bò trên mả thánh. Đúng là thi sĩ, không biết gì về cuốc đất nhổ cơ.

 Nghe kể về cuộc đời xấu số của Đạm Tiên, Thuý Kiều bùi ngùi rồi tơ tưởng cuộc đời mình sẽ như cô ả đào này. Có lẻ vì vậy mà khi xưa mấy người lớn không cho con gái đọc tiểu thuyết, sợ mấy cô đọc xong cứ tưởng mình như nhân vật trong tiểu thuyết, để bắt chước theo.

Anh chàng này, con nhà giàu, học giỏi, biết thổi sáo để dụ dỗ gái vị thành niên như vài tên bạn học với mình khi xưa. Biết đánh đàn là gái bu như ruồi. Khi xưa, mình tập võ trong khi mấy tên bạn học đàn, đô rê mi Fa sol la si đô để gái bu đông như quân Nguyên. Lớn lên, thi khám phá ra chỉ cần học Đô La là đủ được gái bu. Được cái về già thì mình khoẻ hơn chúng. Hôm nay, gặp tên bạn ở Văn Học, nói tháng 4 tới, mình leo núi Machu Picchu 7 ngày 6 đêm, cắm trại trên núi khiến hắn rùng mình.

Thúy Kiều, mê tiếng sáo của tên công tử nhà giàu, ban đêm leo tường qua nhà Kim Thị. Kim Trọng thỏ thẻ bên tai, kêu yêu Kiều như điên như bao thằng đi tán gái, chỉ muốn rà xét đồ phụ tùng của gái, thuộc loại hàng xịn hay đã bị tân trang nội thất toàn diện. Khi bố cô nàng bị nạn thì anh ta kêu Kiều cứ bán thân chuộc cha đi, để trọn đạo Hiếu tử, để anh lấy Thuý Vân cho xong đời. Ngồi thổi sáo: “này em hởi con đường em đi đó, sẽ đưa em sang đâu?”. Đưa đến động Tú Bà. Chấm còm.

Bố của hai chị em Kiều Vân, không biết làm chuyện gì mà mất tiêu gia sản. Mình đoán ông này binh xập xám chướng nên phải bán nhà cửa, con gái để trả nợ.

Kiều đi theo Mã Giám Sinh, khóc lóc bài tình chị duyên em như chị em bà hàng xóm nhà mình khi xưa. Bà chị lấy chồng, không con nên kêu cô em lấy chồng mình, sinh ra 4 người con theo chủ nghĩa tình chị sex em.

Cái mất dạy là sau 15 năm làm điếm trả nợ cho TÚ Bà xong, tên Kim Trọng này, gặp lại Kiều, chắc cholesterol cao kêu về làm vợ hắn để than thuốc cho hắn. Chắc Thuý Vân, không giỏi việc chăn gối, hay hắn đã chán, muốn tìm của lạ nơi chốn bia ôm nên muốn thử nghệ tài của Thuý Kiều sau 15 năm ở lầu xanh, không bị bệnh SIDA. Hay ông thần này bị bệnh tiểu đường, lao phổi nên cần người chăm sóc, buôn bán mua thuốc thang. Có lẻ tác giả phải đặt tên Kim Trọng là Sở Khanh. Kiều đã qua tay biết bao nhiêu tên đàn ông nên từ chối, hiểu ngay, không ngây thơ như 15 năm về trước.

Mình đọc một bài tiểu luận của học sinh về Truyện Kiều ngày nay, khiến mình thất kinh. Học sinh cho biết, khi Thuý Kiều đã trả nợ xong cho Tú Bà, đại diện cho thành phần mỹ ngụy ác ôn. Chế độ phong kiến, tàn ác, phồn vinh giả tạo nên nhảy xuống Tiền Giang, thay vì sông Tiền Đường như mình đã học khi xưa. May mắn có một cán bộ cách mạng, đi công tác ngang qua, nhảy xuống sông Tiền Giang, cứu được Thuý Kiều, một nạn nhân của chế độ phong kiến, tàn ác của mỹ ngụy và đã giúp cựu gái lầu xanh, vào trại  phục hồi nhân phẩm để học tập. Kiều giác ngộ đi theo cách mạng làm hộ lý ở Trường Sơn. Kinh

Mã Giám Sinh thì như bao đàn ông giàu có khác, mua gái, chơi hoa rồi bán lại, để rút vốn. Mình đọc đâu đó, ở Việt Nam, có người đem bồ đến các quan lớn để làm “con gái nuôi”. Có ông nào, viết kể vợ ông ta được mấy quan lớn thay phiên nhận làm con gái nuôi, ông ta đi đòi thì bị bỏ vào nhà thương điên. Lâu quá không thấy ông này viết bài nữa, chắc bị cho uống thuốc an thần nhiều. Khai toàn là các quan lớn Việt Nam bắt vợ ông ta làm con nuôi vì vợ đẹp là con nuôi người ta. Con nuôi thì không mang tội hủ hoá.

Thúc Sinh, cũng hứa hẹn đủ trò khi lên giường với Thúy Kiều rồi gặp bà vợ Hoạn Thư, không dám hó hé. Rồi đến tên tướng cướp Từ Hải, nghe lời cô Điếm để chết đứng. Ông Nguyễn Du, tả Tú Bà dạy Thuý Kiều, dùng hạt lựu, để lừa mấy tên mua hoa tưởng cô nàng là gái tân. Gặp ai, cũng e thẹn, che mặt với cái quạt, khe khẽ em còn bé lắm, anh ơi. Nam mô a di đà.

Có một nhân vật nam được ông thầy dạy việt văn, chửi bới, thoá mạ nhiều nhất là Hồ Tôn Hiến. Ông quan, dụ Thuý Kiều, bảo Từ Hải ra hàng, rồi cho quân mai phục, bắn chết Từ Hải. Ông thầy kêu Hồ Thị, nào là đạo đức giả, nhan hiểm, rắn hổ mang. Ông thầy bắt học sinh học thuộc lòng để khảo bài, mỗi tuần. Mình không thấy có câu nào ông Nguyễn Du chửi ông quan họ Hồ cả.

Lớn lên, thấy tên Hồ Tôn Hiến khá bản lĩnh mới làm lãnh đạo. Gặp gái, không hủ hoá như các quan tham. Dùng Kiều như con cờ để dẹp loạn, lên chức. Thuý Kiều khóc như mưa, khi thấy Từ Hải chết đứng. Khóc đây là vì tức tối, bị họ Hồ lừa, chưa kịp lấy quỹ đen két sắt. Một cô điếm từng lấy bao nhiêu chồng người ta, đâu có khóc dễ dàng.

Đi thi Brevet, vào vấn đáp thì họ hỏi lý do Nguyễn Du, viết truyện Kiều. Mình trả lời như ông thầy dạy là ông ta làm quan nhà Nguyễn nhưng vẫn nhớ đến nhà Lê, vẫn thèm ăn rau muống và cà cuống bú xua la mua thay vì bún bò, bánh nậm nên được đậu vớt. Cứ trả lời như vẹt theo ông thầy dạy, dù chả hiểu gì. Chớ hỏi về Từ Hải thì mình cũng sẽ a-dua theo ông thầy, chửi Hồ Thị nát nước.

Em rể mình ở Pháp, có gửi cho mình 7 đĩa nhạc của một ông kỹ sư ở Pháp, mê truyện Kiều nên phổ nhạc hết mấy câu thơ của truyện Kiều. Ông này tên Quách Vĩnh Thiện, khi đọc đến câu 890 “sống trên đất khách, thác chôn quê người”, xúc động vì đúng tâm sự của kẻ xa quê, nên sáng tác nhạc nguyên cuốn Truyện Kiều. Hình như có đến 77 nhạc phẩm, ông này không được về Việt Nam. Ông này đi du học lâu rồi. Lái xe, mình nghe lại truyện kiều qua các ca từ thì mới thấm được truyện Kiều.

Mình thấy trên Shark Tank có ông Mỹ, soạn thơ của Shakespeare thành nhạc để học sinh dễ học. Rất có lý. Nếu khi xưa, học Truyện Kiều mà có nhạc Truyện Kiều nghe thì dễ học thuộc lòng hơn.

Lớn lên, thấy lịch sử thế giới đều dùng mỹ nhân kế để thu phục đám tướng, khiến vua chúa mất nước. Ngô Phù Sai bị Phạm Lãi, đưa Tây Thi vào cung, làm ông ta say mê, bất chấp lời căn dặn của tể tướng Ngũ Viên. Ông này thấy rõ âm mưu của Việt Câu Tiễn nên kêu đem ra chém. Chỉ có những người tài giỏi mới nhận ra âm mưu của kẻ tài giỏi khác.

Ông thầy cứ khen Từ Hải, cho rằng anh ta chết vì dại gái là cái chết êm ái. Cứ cho ông họ Từ chết vì đàn bà là tay anh hùng, hảo hán. Đừng có nói đến làm chính trị hay gì. Những người hèn hèn như mình mà dính vào đàn bà cũng chết lây lất.

Ông thầy kêu Từ Hải là đại trượng phu, một tay chọc trời “trơ như đá vững như đồng/ ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng dời” để rồi Thuý Kiều, hát bản nhạc “khi người yêu tôi khóc” của Trần Thiện Thanh thì tướng cướp họ Từ này gục ngã, chửi cả đám giai cấp công nông. Ra hàng Hồ Tôn Hiến để được hát “trái tim ngục tù, ta yêu em đến ngày mai”. Ông ta chết vì Thuý Kiều; 1 cái chết vì gái là cái chết êm ái nên phải chết đứng, chống gươm.

Hoá ra, lớn lên mình cũng như Kim Trọng, một người mà mình từng chê khi xưa. Khi một đối tượng rủ mình qua Mỹ, để thực hiện những lời thề trên đồi cát biển Normandie. Công ty ở New York mướn luật sư để lo giấy tờ cho mình, làm việc tại Mỹ. Bố của đối tượng một thời, gọi mình, bảo hát bài em xé đi, thư tình tôi đã viết thì mình bắt chước Kim Trọng. Thay vì đấu tranh cách mạng, quyết tranh đấu tới cùng để xây dựng hạnh phúc lứa đôi, kêu cô nàng hãy lấy chữ Hiếu làm đầu, rồi đi tìm đối tượng công nông khác.

Thuý Vân, dạo đó là giới công nông vì ông bố bị cướp hết tài sản như người Việt sau 1975. Cành vàng lá Ngọc gì đều đạp xe đạp, đi bán sữa đậu nành, hay đi thanh niên xung phong hết, nghĩa vụ quốc tế qua Cambuchia. Kim Trọng phản tỉnh, đi theo cách mạng, lấy giới công nông.

 Mình ăn theo diện vợ. Chuyện gì cũng đùn cho vợ làm. Cũng sợ vợ như Thúc Sinh, bạn bè rủ đi cà phê Lú đều từ chối. Tối tối phải bóp chân vợ, đấm lưng cho đồng chí gái, bạn bè xa lánh, khinh chê nên vẫn thấy cô đơn trong sa mạc. Phản tỉnh mình bỏ nghề kiến trúc sư, làm vườn, trở về giai cấp công nông của ngày xưa. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Một ngày như mọi ngày

 Hôm nay lên vườn, mình ghé nhà tên Mễ quen, mua vài cân chà-là “tươi” cho đồng chí vợ. Mụ vợ thích ăn loại chà-là này nên phải kiếm mua cho mụ. Chà-là thường mua trong chợ thì không biết họ bỏ cái gì trong để bảo quản. Mua của tên Mễ quen vì hắn có vườn trồng chà là ở Blythe. Năm kia, hắn giới thiệu mình mua một cái vườn chà là ở Blythe nhưng họ không chịu cho vay lại nên mình đành giả từ cuộc tình chà-là với lại xa quá. Có thợ làm hết nhưng lái xe 3 tiếng nên xem như trời không cho.

Mình phải gọi hắn để đặt trước. Hắn hái để dành, cuối tuần đem về, khi thăm vợ con. Thứ 2, hắn đi xuống dưới đó, ở tới cuối tuần về. Thường người ta bán chà-là đã chín hẳn, ăn rất ngọt, nói đúng hơn cực ngọt. Chà-là tươi, mới chín thì ăn ít ngọt hơn, dòn như ăn đào, ổi,…

Chà là tươi ăn cực ngon. 

Có lần mình cho hai bà bạn bác sỹ và nha sỹ ăn khi đi dã ngoại. Họ mê quá nhưng không biết mua ở đâu, còn mình thì không trả lời để mụ vợ giải thích vì không muốn đi mua dùm cho họ, rồi mụ vợ ngại không lấy tiền còn họ thì cứ tưởng hiệu Lá Bồ Đề. Mình leo núi, chỉ ăn có 5 trái chà là mà đi suốt 14 tiếng đồng hồ. Để hôm nào mình kể về chà là. Người Ả Rập vượt sa mạc, chỉ ăn chà là.

Cuối tuần rồi, mình ra Bolsa, gửi xe đò Hoàng, 2 bình mật ong cho anh bạn. Anh ta gửi tiền qua Zelle thì mới đi gửi. Nhờ mua thì gửi tiền. Xe đò Hoàng chỉ lấy có $5 tiền cước, mình ghi tên anh bạn và số điện thoại. 4:30 chiều, xe đến thì đứng lấy. Xong om.

Chất dinh dưỡng của chà là, và Glycimic Index là 42. Khá thấp tương đương như ăn quả đào. Ăn tươi thì có lẻ ít hơn nữa. Khi mua chà-là thì các bác nên để trong ngăn đá, ăn dễ hơn. Em mua mấy cân để ngăn đá, khi uống ca-cao, ăn cho khỏi lạt mồm. Ai uống cà phê đen thì nên ăn chà-là, khỏi bỏ đường theo cách của người Thổ Nhĩ Kỳ.

  • Calories: 277
  • Carbs: 75 grams
  • Fiber: 7 grams
  • Protein: 2 grams
  • Potassium: 20% of the RDI
  • Magnesium: 14% of the RDI
  • Copper: 18% of the RDI
  • Manganese: 15% of the RDI
  • Iron: 5% of the RDI
  • Vitamin B6: 12% of the RDI

Có cô cháu thấy gần nhà có căn đang kêu bán nên thằng con gọi, hẹn đi xem. Thằng con chở đồng chí gái đi đâu, rồi ghé xem nhà. Một chị bạn qua mạng, làm món chi đó cho đồng chí gái nên hẹn tại căn nhà đó luôn, để khỏi lạc. Mình đến sau thằng con nên chị ta đã đưa mấy hủ dưa cho con mình. Kêu con trai anh đẹp trai. Mình nói đồng chí gái đang đi kiếm vợ cho nó, chị có quen ai thì giới thiệu.

Căn nhà, đoán là chủ người Việt, vì cô chuyên gai bán nhà gốc Việt. Chủ họ phá nhà, sửa loạn cào cào, phải bỏ skylight để có ánh sáng vào nhà. Thấy không suôn sẻ lắm, nói như thời A còng là phong thuỷ không thuận lắm. Cô bán nhà kêu đã có hai “offer”. 1 triệu đồng. Kinh

Nói cho đúng, họ sửa chửa lại, trang bị hàng xịn, nhà tắm, đủ trò nhưng không hài hoà. Mua cho thuê thì uổng phí. Ra xe thì chị bạn bổng dưng nói trong tương lai, sẽ bán căn nhà khiến mình suy nghĩ, viết xuống đây.

Người Việt mình sang đây với hai bàn tay trắng, mua được căn nhà, về già thì nghĩ để lại cho con cháu. Về hưu, lương bổng không bao nhiêu, lại phải chắc chiu từng đồng. Vấn đề trong nay mai, không biết ngày nào. Có thể 5, 10 năm hay 1 năm không chừng già bệnh tật đến rất nhanh và đến cả chùm. Không ai biết trước ngày mai.

Để lại cho con thì cũng phước phần. Mình có tên mỹ quen, cho con gái mua nhà đâu cả 600 ngàn. Đùng một cái, thằng rể kêu ly dị, mất tiêu mấy trăm ngàn. Trong trường hợp các bác cho con tiền mua nhà thì làm giấy tờ nợ số tiền đó. Lỡ vợ chồng chúng ly dị thì con mình vẫn còn số nợ đó mà sống thay vì chia cho tên rể hay con dâu. Nhất là con dâu ở Cali thì lấy gần hết.

Mình đang bán một căn nhà, khi xưa mua của một bà Mễ. Nhà của cha chồng nhưng ông ta nghe ai nói, sang tên cho thằng con để lãnh Oe-phe chi đó hay Medical. Thằng con ở chỗ khác, lăn đùng ra chết. Cô dâu muốn bán nhà lấy tiền xài nhưng ông bố chồng không cho ai vào. Bạn của cô dâu hỏi năm nỉ mình mua giúp cô bạn. Mình ô-kê-ô-ka mua xong đến gõ cửa kêu là chủ mới. Hỏi ông chủ nhà, muốn ở đó thì cứ trả tiền nhà. Không mất mặt với hàng xóm, họ hàng. Từ 12 năm nay, mình chả phải sửa chửa gì cả, có ghé ngang vài lần. Nay ông ta đã về Mễ nên mình bán.

Có ông kia thuê ga-ra nhà ông anh vợ kể; đem tiền mấy trăm ngàn sang mỹ mua nhà, đứng tên con gái để ăn Oe-phe chi đó. Đùng một cái con gái kêu dọn ra. Lý do hai vợ chồng đi Las Vegas, đánh bài thua, phải vay tiền ngân hàng rồi trả không được, ngân hàng tịch thâu.

Có người mình quen, bán nhà, hùn với con để mua nhà cho rộng hơn, ở khu cực sang. Khổ cái là bạn bè đến thằng rể cự hoài vì nó nghĩ nhà của nó. Nay ván đã đóng thuyền không đi đâu được. Nhà thì đứng tên vợ chồng đứa con vì họ muốn sau này vào viện dưỡng lão, không phải tốn tiền. Cho nên tính không bằng trời tính. Cứ bán nhà, cho vay lại là chắc ăn. Có tiền đi du lịch , muốn cho con cháu thì cho, không sợ thằng tây nào cả. Con cháu lại vui, và mời mình đến nhà. Không tiền, con dâu con rể cũng ngại mời đến nhà.

Nói như đồng chí vợ; tiền mình thì mình xài, con mình thì để tính sau. Khi chết, còn dư bao nhiêu thì chúng hưởng. Xong om

Trên nguyên tắc thì nếu mình cho con cháu nhà của mình (sang tên) phải trên 5 năm mới hưởng được phúc lợi của nhà nước. Nếu còn tiền trong ngân hàng thì họ bắt phải xài cho hết, mới được cấp.

Bán nhà có tiền, đem gửi ngân hàng, chúng cho 1%, trong khi cho vay lại thì nhiều hơn, gấp 3 gấp 4 lần ngân hàng, tha hồ mà tiêu xài.

Mình nghĩ chị bạn nên bán căn nhà bây giờ, cho vay lại và thương lượng với người mua, cho ở lại căn nhà như mướn lại. Vẫn tiếp tục cuộc sống như mấy chục năm nay, vẫn chăm sóc hoa, cây cối của mình trồng từ bao nhiêu năm qua, chỉ khác là mình không phải lo nghĩ nhiều, có thêm tiền đi chơi, du lịch. 

Về già, người ta không thích thay đổi chỗ ở. Mình có mua một căn nhà, chủ nhà cho vay lại và mướn lại căn nhà từ 6 năm qua. Mỗi tháng mình trả tiền mượn nợ cho ông ta, và ông ta trả tiền mướn nhà lại cho mình. Ông ta có thêm một số tiền hàng tháng để phụ cấp thêm tiền hưu trí ít ỏi. Nói chung ông ta có thêm $2,000 mỗi tháng vì mình lấy tiền nhà của mấy căn hộ để trả. Tiền an sinh xã hội đâu $1,500/ tháng. Nay có $3,500 sóng thoải mái hơn trước. Hôm trước, gặp ông ta thấy mặt mũi sáng sủa, hồng hào vui đời hơn khi bán nhà cho mình. Có tiền là có sức khoẻ.

Ông ta đi nghỉ hè bên Đức quốc vì bố là người Đức với số tiền đặt cọc của mình vì cả đời chỉ làm việc và làm việc, đóng thuế. Về già, tiền hưu ít nên phải cần kiệm. Nay có thêm tiền, kiếm được bà Bồ, đi chơi mút mùa, mỗi tháng có thêm tiền. Nhà hư thì có mình sửa chửa. Tiền trả nợ cho ông ta hàng tháng vừa đủ tiền cho mướn nhà. Ông ta ở 1 phòng và cho share phòng với hai người khác. Người share phòng vẫn tưởng ông ta là chủ nhà, vì cuối tháng lấy tiền nhà. Xong om

Sau này, ông ta có qua đời, thì mình tiếp tục trả cái nợ hàng tháng cho con ông ta. Con ông ta muốn tiền một lúc thì mình tái tài trợ lại, trả cho họ. Ông ta vẫn ở nhà ông ta, mình thì có người thuê nhà, không phá phách, đỡ tốn tiền sửa chửa nhiều. Có lợi cho cả hai. Xong om

Tới tuổi này, chúng ta nên chuẩn bị cho mai sau là tốt. Mình tính đi chơi với đồng chí gái được vài năm trước khi chân của mụ vợ đi không nổi nữa. Chân mụ đi không được thì mình cũng què luôn vì phải chăm sóc cho mụ. Mụ đâu cho đi đâu. Mấy hôm nay, mụ gãy chân, ngồi cầm cái ba tong, kêu lấy cái này, cái kia,..Chán Mớ Đời 

Sau đó, mình chạy lại nhà anh bạn. Anh ta kêu thầu khoán sửa nhà, gần xong thì có tên hàng xóm mỹ, ủng hộ viên của ông Trump, báo cho thành phố. Thành tra thành phố đến, kêu ngưng. Nay phải nhờ mình vẽ, xin phép. Anh bạn này thân nên mình phải làm. Để hôm nào mình rảnh sẽ kể là xây nhà, cần xin phép, để khỏi tốn tiền, lo âu. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Bác sĩ đi dạy làm nail

 Hôm nay, mình được chương trình “khéo dùng Tiền” của đài truyền hình Little Sàigòn nhờ phỏng vấn bác sỹ Tâm Nguyễn về đề tài quản trị kinh doanh thương mại gia đình. Anh bác sĩ này sang Hoa Kỳ năm 1 tuổi mà nói tiếng Việt rất giỏi. Mình hỏi lý do không hành nghề y sỹ mà lại đi mở trường dạy thẩm mỹ.

Anh ta cho biết là học y khoa vì nguyện vọng của bố mẹ, không vì lý tưởng hay đam mê. Không có lý tưởng đam mê nên không chịu khó học và phải chạy qua xứ Trung Mỹ để học hai năm đầu y khoa, rồi trở về Hoa Kỳ học tiếp. Tốt nghiệp y khoa xong thì anh ta khóc, xin bố mẹ cho làm thương mại, phụ giúp gia đình để phát triển cơ sở trường dạy nghề nail của bố mẹ đã thành lập từ khi sang Hoa Kỳ đến giờ.

Hình chụp từ trang nhà của Advanced Beauty College

Trong khi hỏi chuyện anh ta khiến mình nhớ đến bản thân mình. Khi xin đi du học, mình được trường đại kỹ thuật nhận vào phân khoa kỹ sư dệt. Dạo ấy, mình thấy ở Biên Hoà, các công ty dệt ra đời nhiều, bắt đầu bắt kịp tơ sợi của Thái Lan. Cậu Nghị, trưởng nam của ông bà Đàng, tiệm Long Hưng, xin dùm mình. Đến Pháp, trễ niên khoá nên đợi qua hè năm sau thì Sàigòn mất.

Tại Paris, mình đi lòng vòng thấy kiến trúc đẹp nên thi vào trường quốc gia mỹ thuật, bà rá được nhận. Gửi thư về cho gia đình thì bố mình thất vọng, ông cụ chỉ muốn mình trở thành kỹ sư còn bà cụ thì muốn mình học y khoa. Bao nhiêu kỳ vọng vào thằng con trai đầu biến theo mây khói.

Anh ta kể có anh bạn đồng môn người Ấn Độ, cha mẹ là bác sĩ, anh chị đều là bác sĩ nên bị áp lực của gia đình, phải nghe lời gia đình nên theo học y khoa nhưng vì không thích nên chán nản và cuối cùng đi đến quyết định; quyên sinh. 

Cách đây vài năm, có một sinh viên gốc việt, bị mẹ ép học y khoa, cuối cùng bóp cổ bà mẹ và đi tù. Giới trẻ này nay ở hải ngoại, họ đang đứng ở gạch nối Việt-Mỹ, đại loại là thịt ba chỉ, nữa nạc nữa mỡ. Được huấn luyện từ bé vâng lời bố mẹ theo Nho giáo, không cãi cha mẹ, trong khi đó lại sinh hoạt trong môi trường người Mỹ.

Mình nhớ khi đồng ý cho con gái học về thương mại thì nó nhắn tin, cảm ơn bố mẹ không bắt nó học y khoa hay nha khoa như bạn học gốc á châu của nó. Ngày nay, mình nghĩ nó đã thực hiện được phần nào giấc mơ của nó, sinh sống tại nhiều nơi, nói nhiều ngoại ngữ. Trong 4 năm đại học, nó ở, học và làm việc tại 4 quốc gia, đi chơi tổng cộng 14 nước khác. Nay qua Nữu Ước đi làm như bố nó 35 năm về trước.

Mình có cái may mắn những hoài bảo của mình từ bé đến nay đều thực hiện được nên mình không bắt con cái phải làm những gì mình chưa làm được.

Thật ra, nếu con cháu mình thích học y khoa thì nên khuyến khích vì là một nghề cao quý nhưng chỉ theo ngành đó vì lợi tức hay địa vị thì không nên. Con mình sẽ đau khổ cả một đời, khi làm việc ngành mà không thích thì Chán Mớ Đời. Cứ tưởng tượng 40 năm làm việc mà mình không thích nghành nghề thì khó tưởng tượng sẽ hạnh phúc, yêu đời. Nghe anh Tâm kể là dược sĩ ngày nay được trả $45/ giờ thay vì $60/ giờ như xưa. Lý do là đông người học ngành nghề này. Có cặp vợ chồng quen, có người con học dược khoá, nay ra trường kiếm được việc bên tiểu bang Nevada mừng hết lớn.

Thật ra ngay chính cá nhân mình, theo học kiến trúc vì nghĩ mai sau về lại Việt Nam, có thể đóng góp vào sự tái thiết Việt Nam sau chiến tranh. Ra trường, mình đi làm tại các quốc gia khác để học hỏi thêm, nhất là các công ty kiến trúc nổi tiếng như Suter und Suter tại Thuỵ Sĩ, Copernord ở Ý Đại Lợi, Norman Foster & Associates ở Luân Đôn, vẽ phi trường Stansted và I.M. Pei tại Nữu Ước, vẽ công trình cho thế vận hội Barcelona.

Năm 1993, 1994, mình được mời về Việt Nam dự hội thảo tái thiết lại Việt Nam thì khám phá ra khó làm việc ở Việt Nam. Về lại Hoa Kỳ, mình bỏ kiến trúc, đi thầu xây nhà rồi xây nhà bán hay cho thuê. 

Mình khám phá sự đam mê về đầu tư. Bỏ công đi học về đầu tư, thị trường chứng khoán, địa ốc,…

Anh Tâm và cô em tiếp tục cơ sở thương mại của bố mẹ lập ra, nhưng đi vào thị trường mỹ hơn nên đổi tên thành Advanced Beauty College thay vì “Tâm” rất là Việt Nam. Học viên gồm người Việt, Phi Luật Tân, người Tàu, Ấn Độ,… đó là cách đi vào dòng chính của Hoa Kỳ. 

Làm thương mại tại Hoa Kỳ, cần có một “Mission” như kim chỉ nam của thương hiệu, giúp họ đi theo đường lối này, như một hiến pháp của công ty.

Nếu muốn khuếch trương thương hiệu rộng lớn thì phải đi vào dòng chính, mở vòng tay với các cộng đồng khác. Anh Tâm cho biết tại Hoa Kỳ có trên 60% thương hiệu do các gia đình quản trị. Từ Wal-Mart đến Amazon, In-N-Out, Hilton,… quan trọng  nhất là tham gia các tổ chức tiểu thương, phòng thương mại,… mà bố mẹ của anh Tâm không bao giờ tham gia. Có tham gia thì họ mới được các chuyên gia khác huấn luyện. Giúp họ phát triển thương hiệu của mình.

Bác sỹ dạy làm nail, Nguyễn Thành Tâm

Văn hoá á đông có khuynh hướng làm thương mại trong gia đình, do đó khó phát triển lớn vì kiểu cha truyền con nối. Thường người anh cả thừa hưởng chức vụ nhưng không may gặp một người con trai đầu không giỏi làm ăn sẽ đưa đến phá sản. Điển hình ông cố ngoại mình, gia đình giàu có, ruộng nương nhiều nhưng rồi đến tay ông thì mất hết vì thích đánh bài, và gái gú.

Mình có đọc cuốn sách của một ông luật sư, chuyên gia về thừa kế, giúp các đại gia đình, tiếp tục giữ tài sản của họ từ mấy đời qua. Họ có Mission Statement, như hiến pháp của gia đình, có hội đồng quản trị, họp mặt đều đặn, đi nghỉ hè chung với nhau và quyết định ai sẽ lãnh trách nhiệm để lèo lái tài sản của gia đình. Chọn ai đi học thêm, sau này giúp cơ sở thương mại của gia đình. Còn nếu không có hiến pháp, hoạt động như một công ty thì sớm muộn gì cũng cãi nhau, sinh chuyện. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Trường Đa Nghĩa

Nhìn tấm ảnh của ông Bill Robie, phi công mỹ từng tham chiến tại Đàlạt, chụp gần xóm mình nên bao nhiêu kỷ niệm về xóm xưa, như ngọn suối Manon Des Sources, được khơi lại nên kể lại đây để khỏi nhớ. Mình cảm thấy “Không Nhớ” là một hạnh phúc của đời người. Khi nhớ, người ta quay quắt, khắc khoải trong đầu như ông Marcel Proust, khi xưa cứ lêu bêu về cái làng Combrey của ông ta. Mình có anh bạn học cũ, cứ quay quắt về Đàlạt, tìm hình ảnh của chợ Đàlạt, để vẽ lại qua hình ảnh, để rồi anh ta trở lại Đàlạt sau 42 năm xa vắng, không nghe anh ta nhắc đến Đàlạt nữa.

Tấm ảnh cho thấy lãnh địa Đức Bà (domaine de Marie), rộng lớn, có 3 con đường đi qua: Trần Bình Trọng, chỗ nhà của Easy Rider, Calmette, Ngô QUyền lên Số 4 bên tay phải, đường Thi Sách, và cái dốc, con đường mòn nhỏ nối liền đường Ngô Quyền, Thi Sách và Hai Bà Trưng, cạnh trường tiểu học Đa Nghĩa xưa, nay đổi thành trường Lê Quý Đôn thì phải. Mình có trở lại đây, tập dưỡng sinh vài ngày khi về Đàlạt, với mẹ mình và nhóm người cao tuổi.

Xem hình thì mới nhận thấy khuôn viên của LÃnh Địa Đức BÀ rất to, hình như 25 mẫu đất, nay không biết còn lại bao nhiêu. Mình không rành đường Calmette lắm, chỉ thấy nhà của chị Lệ Khánh, con cậu Mân, làm phó trưởng ty cảnh sát Đàlạt. Chị này nổi tiếng với bài thơ: “em là con gái trời bắt xấu”. Căn nhà hai tầng đối diện nhà thương Nhi Đồng. Nhà của gia đình nhạc sỹ Nguyễn Đức Quang, không có trong tấm ảnh, phía bên tay trái.

Đường Thi Sách thì nhớ nhiều hơn, ngay cái dốc từ Ngô Quyền, đi băng xuống Thi Sách và Hai Bà Trưng, có dãy cư xá của ty Kiên Thiết, có nhà tên Cao Tuấn, và nhà ông Định, bắc kỳ, ông cụ mình hay đến đây đánh Chắn. Xuống tí xíu bên tay trái là nhà của thằng Lê Công HÙng, con của ông Lê Công Oai, vua bắt nằm vùng của trung tâm thẩm vấn. Nghe con Cò Đào, chung xóm thì tên Hùng nay ở Tà In. Trước nhà có cổng nhưng lại kéo thêm hàng rào kẽm gai loại cuốn. Tối là kéo lại thêm mấy cái lon coca để lỡ nằm vùng đến nhà là biết. Mình ăn thịt chó lần đầu tiên trong đời ở nhà này.

Đối diện nhà nó là căn biệt thư to đùng của trung tá Tốn, xe bị nổ mìn khi xưa trong Đa Thiện. Nhà này cũng kẽm gai đầy vì gần Số 4, nằm vùng nhiều lắm. Ông này có cô con gái tên Thi, mà tên Tuấn Cao, hàng xóm, cứ hát bản nhạc của ông Hoàng Thi Thơ, “Thi ơi Thi,..” đến nay, dù đã đào địa đạo ở Củ Chi, vẫn còn nhắc. Ai có tin tức cô này thì cho hắn xin. Nghe nói học cùng khoá với mình ở Yersin, nay ở Mỹ.

Đi tới phía tay trái chút xíu, là vườn của bà Hành, mẹ thằng Nhân và con Xuân. Mình hay đến đây để bắt lăn quăn về cho gà ăn, trong cái hồ chứa nước mưa. Chỗ này, tên Chử NHị Anh,  có lần chạy chiếc xe Mercedes, màu trắng của bố hắn, đi ngang đây bị xình lầy. Thầy Chử BÁ Anh, đến nhà mình, nhờ cậu kéo chiếc xe ra khỏi vùng lầy. Mình đem xe Jeep của ông cụ lên đường Thi Sách, lấy dây dừa kéo chiếc xe ra khỏi vùng xình, xớ rớ sao cái huy hiệu tròn của Mercedes gắn trên capot bị gãy, khiến thầy CBA rầu. Mình kể lại vụ này thì tên Nhị ANh nhìn mình như bò đội nón, không nhớ. Cho thấy nhớ là mệt vì khi kể chuyện thiên hạ thì họ lại không nhớ. Họ hạnh phúc hơn. Chán Mớ Đời 

Bà Hành, giận chồng có vợ bé nên cắm dùi miếng đất trên đường Thi Sách, gần nhà mình, mở quán bán tạp hóa, nuôi con. Thằng Nhân, học Văn Học, rớt tú tài, đi lính sư đoàn 7, chết trận gần Cai Lậy. Con XUân nghe kể nay giàu lắm, ở Sàigòn. Trong xóm mình dạo ấy, nay nghe con Xuân, con gái đầu của bà Ron và Tí Em là đại gia tại Sàigòn.

Bài này, viết về trường Đa Nghĩa mà chạy lòng vòng. Cho thấy cái đầu của mình cứ chạy lêu bêu ở đâu.

Nhìn không ảnh, chỗ con đường mòn, băng từ đường Hai Bà Trưng, lên Thi Sách, đến đường Ngô Quyền, ngay Thi Sách có nhà biến điện. Sau này thì có đồn Nhân Dân Tự Vệ, bị nằm vùng tấn công 1 lần vào ban đêm, ở nhà mình, bố mình với mình đứng xem qua cửa sổ. Thằng Tuấn, em bà con chi với hUỳnh Kim Sang, rủ mình đi nhân dân tự vệ khu phố II nhưng mình được ông NGô La ký giấy Nhân Dân Tự Vệ ở KHu phố I. Hú vía, nếu không bị lãnh đạn khi nằm vùng tấn công.

Bên tay phải là khuôn viên của trường tiểu học Đa NGhĩa, rất to. Chỉ có một dãy lớp, mái trường được lợp bằng loại tôn xi-măng. Chỗ cầu thang từ đường Hai Bà Trưng lên, có nhà hiệu trưởng và văn phòng. Hình này lúc đầu vì mình nhớ sau này có hai dãy lớp, học sinh nhiều hơn nên họ xây thêm lớp học. Thêm cái nhà nhỏ của ông Cai bên cạnh.

Mình được thiên hạ gửi cho 700 tấm ảnh cũ về Đàlạt, thêm đọc trên mạng có những ảnh mình chôm về để viết. Nay tải lên đây cho bà con xem. Em không biết là ảnh tải về từ đâu. Mình không biết tác giả là ai nên không xin phép. Ai là tác giả thì cho em biết để bổ túc tên thêm.
Chỗ này là nơi tam cấp đi lên từ đường Hai Bà Trưng. Cổng có hai lá cửa để đóng lại sau khi tan trường. Nếu mình không lầm thì có hai lớp, sáng chiều. Cô em gái mình học ở đây, vào buổi sáng thì phải. Đi bộ lên trường, sau này thi đậu vào trường Bùi Thị Xuân, đến khi Việt Cộng vào.

Nói chung mình đến khu này, xa lắm là nhà Bà Cáp, Dì Gái (Ngụ), hay nhà thằng Kháng, học chung khi xưa. Chớ lên Số 4 thì xa lắm là tiệm đánh bi-da.
Dạo ấy, muốn học ở đây phải thi tuyển vào. Ai rớt thì học trường tư, xung quanh đó. Bên đường Phan Đình Phùng có trường MInh Trí, gần xóm Giếng, và trường Trưng Vương của mấy bà sơ, gần Ngã Ba Chùa. Xóm mình có anh Bình, con ông Khoa, mở lớp dạy con nít trong xóm đến khi anh ta đi lính sau Mậu Thân.

Mấy tên học với anh Bình như Phú NGuyễn, nay ở Montreal, Huỳnh Kim Sang, Bình, Tuấn, Cường ở xóm Pasteur, sau này đi Võ Bị. Trong xóm mình thì có thằng Sửu và thằng Dư, anh con Thuý. Anh BÌnh dạy học rất giỏi vì không thấy đứa nào đậu vào trường trung học công như Trần Hưng Đạo và Bùi Thị Xuân. Thằng Dư và Thằng Sửu rớt, còn mấy tên kia, sau này thấy học Văn Học hết.

Anh Bình có thằng con đầu tên Đắc, thua mình một tuổi nhưng không hiểu sao lại kêu anh Bình. Còn em của anh Bình, thì mình kêu Cô Cúc, chú Sanh và chú Hành. Chú Sanh đi Võ Bị, còn chú Hành thì đậu vào không lưu, làm việc ở phi trường Tân sân Nhất. Còn cô Cúc thì lấy ông sỹ quan nào, mất tích từ khi rời Đàlạt, theo chồng.

Cô Cúc, có lần chạy qua nhà mình trốn anh Bình, khóc lóc bú xua la mua. Số là anh BÌnh nhờ đem thằng Đắc hay thằng Thái đi bác sỹ, cô này kêu bận chi đó. Thế là anh Bình nổi điên lên, lấy giày dép của cô đem chặt hết, áo quần cũng xé bương ra hết, khệnh cô em tả tơi, chạy qua nhà mình núp, đợi mẹ mình hay ông cụ, sang nhà nói phải trái.

Có lần, cô đi chơi với ông tây về, ông tây đậu xe trước sân nhà mình, khiến mình tức nên lấy cục gạch chấn bánh xe, khiến chiếc xe con cóc, 2 ngựa, từ từ chạy lui xuống hố. Kinh

Lần đầu tiên về Đàlạt, ông cụ chở mình lên Nghĩa địa Du Sinh, viếng mộ của hai người em, thấy một cái mộ, có hình anh Bình, lại đề tên Lê MInh Sớm, tự ANh Bình. Hoá ra, anh ta theo Việt Cộng, bị bắt thời Ngô tổng thống, bị đày ra Côn Đảo, về lại Đàlạt, làm giấy khai sinh giả. Có thể vì vậy trong xóm gọi anh BÌnh để khỏi lôi thôi đến tiểu sử cách mạng của anh ta. Sau này anh ta đi lính kiểng, sáng đi chiều về trên Nhà LAo, chỗ cầu Ông Đạo, nơi mẹ mình bị mật thám bắt, giam tại đây. Sau nhờ ông Võ Quang Tiềm, bảo lãnh nên ông thị trưởng Cao MInh Hiệu, mới thả, nếu không có thể bị bắn chết như 21 ngươi ở Cam Ly, mà có một bà tên Lan sống sót ở Số 4.

Khi ông Khoa về hưu, dọn về Ba Ngoài ở, trả lại nhà cho ty công chánh, sau này gia đình ông Tước dọn đến ở. Anh Bình cắm dùi miếng đất sau nhà vệ sinh công cộng của xóm, lại khiến bà làm vườn, người chửi cả tháng khi mình và thằng Khánh Ù, ăn cắp buồn chuối của bà ta.

Bà ta và cô Kim, vợ anh Bình chửi nhau vì bà ta nghĩ miếng đất nằm cạnh chuồng heo của bà là thuộc về gia đình bà ta. Hai bà này, gốc Bắc nên chửi nhau hay lắm, không nhớ chửi ra sao.
Đọc trên mạng, có ai nói là hình bố của họ, hiệu trưởng đầu tiên của trường tiểu học Đa Nghĩa.
Chắc là ông hiệu trưởng đầu tiên của trưởng.

Mình nhớ trường có ông Cai, có thằng con tên Hùng thì phải, bằng tuổi mình hay hơn 1 tuổi. Nhà ông Cai ở gần nhà hiệu trưởng. Thằng con ông Cai hay đánh lộn với thằng Đôn, ở xóm mình. Không hiểu lý do, chắc là kết cô nào trong xóm mình. Dạo ấy, trong xóm hai gia đình có con gái đẹp, nhà ông bà Tước và nhà ông bà Hân, cạnh nhà thằng Đôn. Sau này, mình không thấy thằng con ông Cai nữa, chắc trốn vào bưng hay đi lính. Thằng Đôn, sau 75, đi bộ đội chết. 

Hồi nhỏ, hay chạy lên trường này này đá banh với tụi xóm gần đó, sau này hay bị chúng đánh nên hết dám lên, nhất là khu Số 4. Sau này, mình có phát hiện ra một cô bé học đệ nhất cấp buổi chiều ở Văn Học, rất xinh, má hồng, ở đâu gần trường này, nhưng không biết nhà. Khuôn mặt giống chị Phạm thị Bích Thuỷ, nay ở Đức quốc, mình có gặp một lần trong buổi hội ngộ tại San Jose, không biết có phải em gái của chị này hay không. Lúc gặp quên hỏi. Chán Mớ Đời 

Dạ ngày xưa có Chị  Thuỳ Oanh rất rất là xinh, nét đẹp rất Tây hay đội mũ có vành rộng ,học trường Văn học buổi chiều nhà ở ngay đối diện cổng chính( Hai bà Trưng) trường Đa nghĩa nhà có cây 🌲 trước sân nhà (chị ấy sinh tầm năm 1960 ,61)

Mình thấy trên mạng có bài của chị Thiên Hương, nữ sinh Bùi Thị Xuân viết về bố chị ta, hiệu trưởng trường  Đa Nghĩa, đem về đây cho mọi người đọc thêm nếu thích. Đem về không được vì PDF , Blogger không cho. Ai muốn đọc thì vào nhóm Đa Nghĩa trên Facebook.


Trường Đa Nghĩa năm 1946 (Ecole Elementaire de Da Nghia): Từ trái sang : Thầy Đinh Thái Anh, Thầy Đồng Văn Cảnh, Thầy  Đinh Văn Viên .

Nguyễn Hoàng Sơn