Showing posts with label Kinh tếđịa. Show all posts
Showing posts with label Kinh tếđịa. Show all posts

Từ giả Hoả Địa Ushuaia, Tierra del Fuego


Sau khi mất gần 2 ngày, vượt eo biển Drake để trở về lại Hoả Địa Ushuaia, nơi tận cùng của thế giới loài người, mình được nhìn thấy Cap Horn mà khi xưa học cuốn 2 English for today của Lê bá Kông, có nói đến ông Ferdinand Magellan, người Bồ đào nha đã đến tận cùng của Nam Mỹ trong chuyến thám hiểm vượt đại Tây dương. 


Mình học hội việt Mỹ đến cuốn thứ 3 hay 4 trong 6 cuốn của trung tâm Ziên Hồng gì đó nhưng chỉ có cuốn số 2 là để lại mình nhiều dấu ấn vì họ nói về thám hiểm, thành phố trên thế giới. Nhờ vậy mà mình thích đi giang hồ từ dạo ấy, đến những nơi mà cuốn sách nói đến. Bộ sách học anh ngữ English For Today, do 25 giáo sư Mỹ soạn, được ông Lê Bá Kông, mua bản quyền, in lại tại Việt Nam, bán cho học sinh rẻ hơn sách in tại Hoa Kỳ. Nội bán sách này, ông ta cũng giàu nức Sàigòn.


Chuyện lạ là ông Magellan gốc Bồ Đào Nha nhưng lại được triều đình Tây Ban Nha cung cấp tiền để thám hiểm, tìm ra Mỹ châu. Thậm chí nghe kể khi ông Magellan ra đi, có tàu của Bồ Đào Nha rượt theo để bắt lại, vì theo Tây Ban Nha không phò vua xứ Bồ. Tương tự ông Kha Luân Bố cũng làm việc cho triệu đình Tây Ban Nha đi tìm ra Mỹ châu. Có lẻ do đó mà xứ Tây Ban Nha tìm được nhiều thuộc địa ở Nam Mỹ hơn xứ Bồ chỉ có lấy Ba Tây làm thuộc địa ở vùng này. 


Triều đình hai xứ Tây Ban Nha và BỒ Đào nha đều chu cấp tiền cho các chuyến thám hiểm, có lẻ vì vậy họ mất hết tiền bạc như đánh bài vì các con tàu thám hiểm ra đi nhiều nhưng ít con tàu trở lại. của cải mất hết thêm phải chu cấp cho gia đình thủy thủ đã bỏ mình trên biển cả. Điển hình là 3 con tàu Anh quốc đi xuống Nam Cực, chỉ có tàu của ông Drake là sống sót trở về còn hai chiếc kia theo hà bá.

Đến xứ này chỉ có 2 món ăn, thịt trừu nướng và cua hoàng đế

Trong khi đó các con tàu của Anh quốc và Hoà Lan thì được chung góp bởi các nhóm nhà giàu, thương gia. Họ chỉ đóng một phần nào nên nếu tàu không trở lại thì họ chỉ mất một số vốn thay vì mất hết như triều đình Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Từ các cuộc góp vốn, cổ phần sinh ra chủ nghĩa tư bản được thành hình qua các cuộc thám hiểm buôn bán ở xứ xa xôi, đưa đến chủ nghĩa thực dân, bắt cóc người da đen đem qua Mỹ châu hay xâm chiếm các nước yếu kém hơn mình và có tài nguyên. Mình có kể vụ này rồi.


Triều đình Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều bỏ tiền cho chi phí mỗi chuyến đi nên dần dần mất hết vốn khi tàu không trở lại. Rồi các thuộc địa nổi dậy chống lại triều đình, dành độc lập khiến họ mất hết và trở nên nghèo trong khi các nước khác ở Âu châu theo phương hướng tư bản, thành lập các công ty có cổ phần giàu to và chiếm dần các nơi đáng lẻ là thuộc địa của hai xứ này. Điển hình là miền nam và miền Tây Hoa Kỳ đã từng có các cố đạo Tây Ban Nha đến đây xây dựng tu viện để giúp các người dân sở tại trở về đạo mà học sinh tiểu học ở Cali phải học lịch sử các tu viện này. 

Khi xưa học Hội Việt Mỹ mình rất dốt, xong được cuốn thứ 3 màu xanh lá cây, có học cuốn 4 được vài bài rồi đi tây. Cuốn thứ 2 (the world we live in) để lại cho mình nhiều dấu ấn nhất.

Gần hai ngày trời hai vợ chồng cùng một lứa trên giường lận đận, chỉ mong cho qua nhanh eo biển Drake khét tiếng làm đắm tàu rất nhiều khi đến Nam Cực. Eo biển này được đặt tên nhà thám hiểm Anh quốc tên Francis Drake, được xem là người đầu tiên vượt qua eo biển này trong khi hai chiếc tàu đi chung bị chìm đắm trong biển sâu. 


Nếu nhìn quả địa cầu thì chúng ta thấy eo biển này liên quan đến đại Tây dương, Thái Bình dương và Ấn Độ dương. Mình không nhớ quả địa cầu xoay chung quanh mặt trời với vận tốc bao nhiêu nhưng chắc chắn vận tốc từ đường xích đạo equateur chậm hơn ở Nam Cực. 


Được biết là mỗi giây đồng hồ nước từ đại Tây dương đổ qua thái bình dương từ 120 đến 200 triệu mét khối nước xem như gấp 9 lần con sông Amazon. 


Chuyến đi vượt qua eo biển Drake tương đối ít sóng hơn nhưng cũng làm hai vợ chồng chới với, ngủ li bì. Không thiết ăn, chỉ uống trà gừng. Chuyến về thì thuyền trưởng cho thấy hình ảnh khí tượng lấy từ vệ tinh khiến cả tàu thất kinh, gió lên trên 65 km/ giờ và sóng từ 5-8 mét cao. Họ đóng tất cả các cửa ra ngoài bong tầu, sợ bà vợ nào rủ ông chồng già ra đây hôn hít rồi cho ngã xuống biển. Sóng kinh hoàng, hai vợ chồng ngủ như người say rượu, chập chờn. Uống trà gừng đi tiểu. Chai nước trên bàn đều rơi xuống đất nghe leng keng, mình phải vì dậy để mấy chai xuống đất, nằm trên khăn tắm. 


Nghe ông Mỹ quen, đã đi Nam Cực với một tàu khác, nhỏ hơn. Họ phải lấy dây nit dài của giường để ràng lại thân mình trên giường, sợ sóng làm lật xuống giường. Kinh


Sóng gió rồi cũng qua đi, hai vợ chồng hoàn hồn, xuống lầu ăn trưa. Sau đó xem show Paris Express, một loại show của cabaret mà ở pháp khá thịnh hành một thời, có màn của Josephine Baker, Edith Piaf với bản nhạc Non, je ne regrette rien và màn nhảy French can-can. Tàu chạy chậm lại để vào bờ lúc 6:30 chiều. Nếu họ chạy nhanh thì có lẻ vào đến trưa, chắc để khỏi trả thêm tiền đậu bến. 


8 giờ chiều, hai vợ chồng xuống tàu, ra phố, viếng thành phố Hoả Địa Ushuaia. Thành phố được xây dựng trên đồi, từ xa xa đã thấy nhà tù rộng lớn trên đồi mà khi xưa họ chuyển các tù nhân mang án khổ sai ra đây, không cách chi mà trốn đi đâu cả vì xung quanh chỉ có gió lạnh.  Mình đã kể là các đế quốc khi xưa, đem tù khổ sai đến các vùng này để khai thác, tạo dựng thuộc địa cho mình. 


Tây Ban Nha và Bồ đào nha đem tù sang Nam Mỹ và Phi châu và Á châu. Tương tự Anh quốc đem qua Bắc Mỹ châu và Úc đại lợi hay nhà Nguyễn cũng đem tù xuống vùng Thủy chân Lạp để khai thác, mở mang bờ cõi ,….


Khác với nhà tù khổ sai của pháp khi xưa như ở đảo Guyana, mà cuốn sách người tù papillon kể, trời nắng mà thiên hạ còn khó thoát. Kiến trúc nhà cửa vùng này khá mới như ở Lausanne, Thụy Sĩ. Mình ước gì Đà Lạt được tiếp tục thiết kế, phát triển như vậy. 

Rất giống THUỴ sĩ
Ước gì Đà Lạt đã được thiết kế tương tự

Đồng chí gái thèm món cua biển nên mở gú gồ ra xem. Ra khỏi phòng quan thuế thấy ông cán bộ, mình hỏi xem tiệm nào ngon. Ông ta chỉ một tiệm, bò vào thì hỏi có nguyên con cua hùm không. Bà phục vụ viên kêu hết rồi, chỉ còn càng nên mụ vợ lắc đầu đi ra. Thấy tiệm ăn người thủy thủ già, El Marino VIEJO có 4.5 sao nhưng thấy mấy chục người đang xếp hàng vì nhà hàng mới mở được 30 phút mà đã đầy nên mình dẫn vợ đến tiệm ăn tàu mang tên trúc Bamboo và một tên Tây Ban Nha khá dài. Có đến 4.6 sao. 

Độ 3 ký lô
Sau khi hấp
Nói là tiệm ăn tàu nhưng thực đơn là đồ ăn Á căn đình. Có vài món tàu như cơm chiên. Tiệm ăn ở đây đều bán thịt cừu nướng và cua hoàng đế. Thịt cừu nướng thì mình đã ăn khi đến ngày đầu tiên. Mình thấy nhà hàng nào cũng có cái lò nướng để ngoài. Cái lò được xây theo hình tròn độ 1 mét bán kính. Phía trên có mái hút khói cách cái lò độ 1.5 mét. Họ cắt 6 con cừu ra làm hai rồi ép vào cái khuôn sắt rồi lấy dây kẽm to độ cây đinh 12d, xuyên qua người con cừu rồi đặt nghiêng nghiêng về phía trong trên một cái khay để củi đốt lên làm chảy mỡ xuống. Họ phết muối hột to trên thân con cừu. Lần này mình ăn cua hoàng đế với vợ. Trên tàu hồi trưa đã ăn blanquette de veau rồi. 


Lò nướng thịt cừu


Hỏi bà chủ thì được biết hai vợ chồng gốc Bắc kinh, di dân sang đây được 18 năm. Có cậu con trai ăn đồ xứ này nên thấy bớt giống tàu. Lần đầu tiên nói tiếng Tây Ban Nha với người Tàu. 


Đồng chí gái chỉ trong hồ nước một con cua hoàng đế đang lớ ngớ chào cô nàng hola, còn sống, bà chủ kêu 20,000 pesos mình ok. Đồng chí gái thích thì phải mua thôi.  Bà ta vớt ra cho đồng chí gái chụp hình tạo dáng với con cua hoàng đế trước khi ăn cua hấp. Mình cầm thử, nặng độ 3 kí hay độ 7 cân anh, to chưa từng thấy rồi từ biệt nó để đầu bếp cho vào nồi hấp để dcg bồi dưỡng. Ở mấy tiệm ăn bao bụng như bellagio ở Las Vegas, chỉ thấy càng cua đông lạnh. Đây cả nguyên con còn sống như tôm hùm hay cua ở các tiệm tàu. Chỉ khác là to hơn tôm hùm và cua sống ở tiệm tàu.  


Họ đem ra trên một cái khay to đùng với hai cái kéo to như để cắt vỏ bánh xe hơi. Hai vợ chồng cầm kéo cắt càng ăn tuyệt vời. Hôm trước trên tàu có cho ăn homard thấy họ cắt từng khúc như ngón tay, rắc thêm chút caviar, ăn đã thấy đỉnh nhưng cua này phải công nhận số một. 


Thấy đồng chí gái ăn như hổ cái ngấu nghiến thấy dễ thương. Ăn xong trả bằng đô la họ thối lại đô la theo hối xuất xanh giá 330. Tính ra là 23,000/330= 70 đô. Nếu trả bằng thẻ tín dụng thì $140. Đồng chí gái kêu chưa bao giờ ăn cua mà ngon như vậy. Ăn xong đồng chí gái ăn thêm kem và phần của mình. 


10 ngày trên tàu ăn đồ ăn pháp cũng ớn. Ngày nào cũng mấy món khai vị như cá hồi lát, prosciutto và saucisse. Món chính thì có thay đổi. Mấy ngày đầu mình ăn toàn steak Á căn đình rất ngon nhưng độ vài lần là oải. Fromage ngon nhưng cũng tương tự mỗi bữa nên chắc lần sau đi đâu mình kiếm tàu của Ý Đại Lợi để đi, ăn đồ ý. Tàu Mỹ thì Chán Mớ Đời cứ hamburger và thịt bò không ngon bằng thịt bò Á căn đình. Cho thấy cái gì mà nhiều quá cũng mau chán. 

Ushuaia trong ánh sáng bình minh

Ăn xong hai vợ chồng dắt tay nhau đi bát phố. Thành phố núi Rất dễ thương. Ước gì Đà Lạt được thiết kế phát triển như đây, rất giống Thụy sĩ.  Xứ này xã hội chủ nghĩa, công đoàn lao động mạnh nên phố xá, tiệm đóng cửa ngoại trừ mấy tiệm ăn và cà phê cho du khách. Chỉ thấy du khách đi thả bộ. Tiệm ăn mở cửa vào lúc 7:30 chiều đến 11:00 tối. 


Cuối cùng thì bò về tàu, xếp Vali bỏ ngoài cửa phòng để họ đem xuống tàu dùm và chất vào xe buýt đưa ra phi trường. 


Đi xứ này mới thấy mặt trời vào ban trưa lại nằm ngay hướng Bắc thay vì hướng nam như ở Cali. Ở Hoả Địa thì mặt trời mọc vào 4:32 sáng và đi ngủ lúc 9:34 tối. Trong khi ở Nam Cực thì mặt trời đi ngủ vào lúc 23:26 và thức dậy đây 3:27 sáng. Kinh. 


Sáng dậy sớm, ăn sáng xong lên xe buýt ra phi trường để về Buenos Aires, ngủ lại một đêm rồi sáng mai bay về Cali cúng giao thừa, mời ông bà về ăn Tết với con cháu. Bây giờ hối đoái xanh 1 đôla ăn 375 pesos, xuống thêm 10%

Đồng chí gái thu dọn chiến trường hết. Có chén ớt bột cay trộn với dầu olive, ăn rất lạ và ngon.


Chuyến đi này trải nghiệm khá vui, chỉ có phần vượt eo biển Drake hai lần là chới với. Những gì mình học khi xưa về địa lý nay xuống Nam Mỹ thì bị đảo lộn. Tại sao họ không dạy mình khi xưa những vấn đề này khi nói đến các cuộc Thám hiểm của Magellan. Chắc thầy cô cũng không biết cho thấy những gì chúng ta học hay biết hôm nay chưa chắc là đã đúng. Có thể đúng tại nơi chúng ta sinh sống nhưng ở nơi khác lại khác. Không có cái gì kiên định cả. Thế giới đang thay đổi lớn về kinh tế, sản xuất, địa chính nên chúng ta không thể bất di bất dịch để bị thua xa thế giới ở thời đại a còng này.  (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Mỹ kim vs Nhân dân tệ

Ngày 9 tháng 12 vừa qua, Tập Cập Bình viếng thăm Saudi Arabia khiến thế giới lo ngại vì mục đích của Trung Cộng là muốn ông hoàng xứ này, xù Hoa Kỳ, hợp tác với Trung Cộng để giúp loại bỏ Mỹ kim, không còn là tiền tệ giao thương của thế giới nữa. Hiện nay trên thế giới có đến 140 quốc gia mượn tiền của Trung Cộng qua chương trình VÒng Đai và COn đường, bị bẩy nợ trầm trọng.

Nếu thành công thì nhân dân tệ của Trung Cộng trở thành tiền tệ mạnh nhất và thay thế Mỹ kim. Trung Cộng muốn các xứ sản xuất dầu hoả ngưng nhận tiền Mỹ kim khi bán dầu hoả và sử dụng nhân dân tệ trong các cuộc giao thương.

Bổng nhiên, quân đội của Ba Tư bắn tùm lum ở biên giới của 2 xứ này, máy bay và lực lượng đặc biệt mỹ, bổng nhiên xuất hiện tại vùng này. Chiến tranh tại Yemen lại lên cao điểm. Chiến tranh, tỵ nạn xẩy ra hàng ngày tại các nước khác nhưng truyền thông báo chí không nói đến, chỉ báo cáo về cuộc chiến Ukraine vì là người da trắng.

 Biden tuyên bố bỏ vụ xét vụ giết ông nhà báo đối lập trong toà lãnh sự Arabia Saudi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông hoàng vui vẻ từ chối lời mời của Trung Cộng tham gia mấy nước của khối BRIC. Biden nhắc khéo ông hoàng sắp nối ngôi là an ninh của mấy xứ dầu hoả, muốn sống yên lành thì phải nghe lời Hoa Kỳ. Hãy xem gương của Khadafi, Sadam Hussein,… Xứ này bổng tuyên bố, sản xuất thêm dầu hoả để cung cấp cho tây phương, giá xăng xuống lại. Xong om

Mình có kể lý do Mỹ kim trở thành tiền tệ chính được sử dụng khi giao thương trên thế giới nên chỉ tóm tắc tại đây. Trước thế chiến thứ 2, đồng bảng anh của Anh quốc là tiền tệ chính được các quốc gia trên thế giới sử dụng khi giao thương với nhau. Lý do là đế quốc Anh quốc có nền kinh tế mạnh nhất thế giới vào dạo ấy. Anh quốc muốn đánh gục, giải tán đế chế Ottoman nên kiếm cớ gây chiến tranh thế giới lần thứ nhất sau đó đánh luôn Đức quốc của Hitler. Qua hai cuộc chiến này thì kinh tế của Anh quốc te tua vì sản xuất kỹ nghệ chiến tranh. Ngày nay, khi nhắc đến Winston Churchill, người Anh quốc rất Chán Mớ Đời vì chính sách của ông ta đã đưa đến sự sụp đỗ của đế quốc Anh trong thế kỷ 20. Mặt trời đã lặn trên xứ này.

Trước khi thế chiến thứ 2 chấm dứt có cuộc họp tại Bretton Woods giữa các quốc gia đồng minh, quyết định chọn đồng Mỹ kim làm tiền tệ chính cho việc giao thương quốc tế và thành lập Ngân Hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Thế Giới để kiểm soát nền kinh tế thế giới hậu chiến tranh. Lý do là dạo đó Hoa Kỳ có đến 3/4 số dự trữ vàng của thế giới. Thiên hạ đem vàng của họ gửi cho Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh.

Sau cuộc chiến Yom Kippour năm 1973, các nước ả rập, sản xuất dầu hoả tức giận vì Hoa Kỳ giúp Do Thái nên cấm vận dầu hoả Hoa Kỳ khiến dân Mỹ chới với. Dầu hoả lên gấp 4 lần tại Hoa Kỳ khiến ông Kissinger lên tiếng, Hoa Kỳ sẽ đem quân đội đóng chiếm mấy xứ này để bảo vệ quyền lợi của họ. Dạo mình ở pháp, có vụ các khủng bố chiếm đóng thánh địa La Mecque, nơi người hồi giáo đi hành hương ở Saudi arabia, chính phủ pháp cho cảnh sát đặc biệt đổ bộ, giúp quân đội ả rập trừ khử. Mình đoán là tình báo tây phương tổ chức.

Mấy tuần lễ sau khi mình đến pháp thì tên khủng bố Carlos và đồng bọn đột nhập vào nơi mấy ông bộ trưởng của OPEC đang họp tại Vienna, Áo Quốc. Sau đó phải cho đám này một số tiền khá lớn để thả họ ra. Theo mình thì Hoa Kỳ và các xứ tây Âu tổ chức vụ này khiến mấy ông hoàng ả rập hoảng vía như báo ngầm họ là có thể bị sát hại nếu không nghe lời hạ giá dầu. Họ bắt đầu mua vũ khí Hoa Kỳ và cho phép quân đội Mỹ đóng tại xứ này để bảo vệ các mõ dầu, không bị phá khiến mấy người như Bin Ladin không ưa vì theo họ những người không theo đạo hồi, không được ở trên xứ này và khởi đầu cuộc chống phá nhà nước, đánh cho Mỹ cút ngụy ả rập nhào.

Từ đó các xứ này bán dầu hoả và chỉ lấy tiền đô la mà người ta hay gọi Petro-Dollar, giúp Hoa Kỳ kiểm soát nền kinh tế thế giới, ngoại trừ khối Liên Sô. Càng phát triển, các nước càng cần dầu hoả, tiền Mỹ kim càng lên giá và trở nên quan trọng. Có một điểm ít được báo chí nhắc tới, khám phá là tiền dư sau khi bán dầu hoả thì mấy ông hoàng ả rập, mua trái phiếu của Hoa Kỳ và từ đó các quốc gia bán hàng cho Hoa Kỳ, cũng được trả bằng trái phiếu của Hoa Kỳ. Người Mỹ cứ mua hàng rồi in trái phiếu trả khơi khơi giúp đời sống người Mỹ khá lên, mua đồ rẻ. Cứ hết tiền thì in thêm khiến nợ công Hoa Kỳ như chúa chổm. Đại khái thợ thuyền thế giới, thức đêm làm việc, sản xuất cho người Mỹ tiêu thụ, không khác chi khi xưa các thuộc địa sản xuất cho mẫu quốc. Xem như chủ nghĩa tân thực dân, các thuộc địa tự nguyện, không bị Hoa Kỳ bắt buộc. Kiểu Việt Nam đi mua hàng rồi ghi sổ cả đời.

Hoa Kỳ sử dụng đồng Mỹ kim để kiểm soát tài chánh, kinh tế của thế giới, thêm nhân quyền đủ loại để bắt các nước phải phục tòng Hoa Kỳ để có thể làm ăn. Do đó mấy nước lớn như Trung Cộng, Ấn Độ, Nga, Nam Phi và Ba Tây muốn làm ăn riêng để khỏi bị khống chế bởi Hoa Kỳ và các nước tây phương.

Hoa Kỳ và các nước tây phương cứ ra lệnh cấm vận như trường hợp Nga khi xâm chiến Ukraine, mấy nước khác như Triều Tiên, Ba Tư, Venezuela,… nói chung các nước không phục tòng người da trắng thì bị cấm vận, không được sử dụng hệ thống tài Chánh toàn cầu, phải buôn bán chui.

Mình viếng phi châu là thấy toàn đồ Tàu không. Xem bản đồ, 2 nước lân cận Việt Nam mắc nợ hoàn toàn của Trung Cộng. Cứ đến thành phố Sihanouk là chỉ thấy sòng bài của người Tàu. Hải cảng này xem như của Trung Cộng, tàu chiến, kho đạn đều nằm đây.

Trung Cộng muốn thoát khỏi vòng kim cô của Mỹ kim nên đã sử dụng chương trình Vòng Đai và COn Đường, cho vay bẩy nợ trên 140 quốc gia trên thế giới. Muốn họ sử dụng nhân dân tệ khi buôn bán với Trung Cộng và các nước trên thế giới.

Hiện nay, Trung Cộng là nước sản xuất và xuất cảng lớn nhất thế giới nên cố gắng thuyết phục mấy xứ này sử dụng nhân dân tệ khi buôn bán với Trung Cộng. Vấn đề là đồng Mỹ kim nay được sử dụng khắp nơi nên các quốc gia tin tưởng. Các nước bị lạm phát, ai nấy đều mua Mỹ kim để dự trữ. Mình đi mấy xứ ở Phi châu, trung đông, Thổ Nhĩ Kỳ, ai nấy đều muốn mình trả bằng Mỹ kim, không muốn tiền của xứ họ vì lạm phát. Năm 2022, lạm phát Hoa Kỳ lên đến 9.1% nhưng tiền Mỹ kim vẫn lên giá so với các tiền trên thế giới. Đi chơi ngoài Hoa Kỳ là điều nên làm vì rẻ hơn.

Qua chiến tranh Ukraine, ai nấy đều thấy vũ khí Hoa Kỳ mạnh hơn của nga nên chả ai muốn theo anh tàu vì muốn mua vũ khí Hoa Kỳ bằng Mỹ kim. Cuộc chiến Ukraine cho thấy trên 25 người tướng của quân lực Nga bị giết, do tình báo Hoa Kỳ cung cấp tin tức để quân đội Ukraine xử lý.

Chính phủ Biden cấm vận bán chip điện tử cho Trung Cộng, trong cuộc chiến tranh dành ảnh hưởng của thế kỷ 21. Hôm nào đi Nam Cực về mình kể.

Có lần mình xem một phim đài loan, nói về những năm 60 của thế kỷ 20, quân đội của Mao Trạch đông bắn phá một hòn đảo nhỏ của Đài lOan nên buồn đời, mình mở bản đồ ra xem thì thất kinh. Ngoài đảo Đài LOan, còn thấy mấy đảo nhỏ nằm cạnh Trung Cộng, nơi mà phim Đài Loan nói về Trung Cộng bắn phá. Nhìn bản đồ thì thấy Trung Cộng bị bao vây bởi Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Phi LUật Tân, Nam Dương,… những nước thân Hoa Kỳ và có căn cứ quân đội Hoa Kỳ, xem như bị bao vây với Hoa Kỳ.

Muốn thoát khỏi gọng kềm của Hoa Kỳ thì chỉ có nước Việt Nam bên cạnh, giúp họ thoát khỏi gọng kềm của Hoa Kỳ. Do đó Việt Nam muôn đời phải theo anh ba tàu. Cam Bốt và Lào thì xem như thuộc về Trung Cộng rồi. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Sự điên rồ của chiến tranh

 Hôm trước, gọi điện thoại, hỏi chuyện anh bạn Ukraine là chuẩn bị hòa đàm chưa thì anh ta kêu, phải đánh chết Putin luôn khiến mình thất kinh. Bao nhiêu người chết từ hai bên mà không chịu ngừng. Có thể anh ta ở Hoa Kỳ nên hô hào mạnh miệng chớ người dân ở Ukraine hay Nga, chắc chỉ muốn chấm dứt chiến tranh. Chiến tranh chỉ đem lại chết chóc, hận thù và mất mát.

Dạo này thấy tổng thống Ukraine viếng thăm Hoa Thịnh Đốn, xin viện trợ trong khi Putin cho sứ thần gặp anh Trung Cộng, rồi thân chinh với mấy bộ trưởng đi Belarus, sát biên giới Ukraine. Chắc họ đang chuẩn bị đánh lâu dài hơn, không chịu chấm dứt chiến tranh. Mấy tên thượng nghị sĩ Mỹ ho hào đánh Putin đến tận cùn gần số, theo mình nên gửi mấy ông thần qua đó để họ đánh để hiểu thế nào là chiến tranh. 

Tình hình thì Putin cho bắn phá hết nhà máy điện ở Ukraine. Nếu khi xưa, Hoa Kỳ áp dụng chiến thuật này ở ngoài Bắc thì chắc chiến tranh không ác liệt, người chết như rạ tại chiến trường miền Nam.

Từ khi khối Liên Xô xụp đỗ đến nay, đánh dấu thời kỳ hoà bình thịnh vượng nhất trên thế giới từ 3 thập kỷ qua. Không có chiến tranh lớn, ngoại trừ vài cuộc chiến địa phương. Các nhà lãnh đạo cũng như kinh tế gia đều hiểu rằng, ngày nay chiến tranh không giúp đất nước họ phát triển và giàu có như xưa. 

Khi xưa, quân đội La MÃ đánh thắng quân Ả Rập vùng Carthage mà ông tây bà đầm gọi Les Guerres Puniques khiến mình chới với, chả hiểu đâu là đâu khi chỉ trên bản đồ vùng Carthage, ở Địa Trung Hải, khiến sau này mình phải bò lại vùng Bắc Phi và đảo Sicily để kiểm chứng lại những gì đã học khi xưa. Hai cường quốc, hai đế chế to lớn cùng thời. Người la mã giàu có vì cướp bóc ở các thành phố của người Carthage (Tunisia ngày nay), bắt người dân xứ này làm nô lệ hay bán, lấy vợ con của họ. 

Ngày xưa, học lịch sử về thời đại này khiến mình điên đầu vì ông Tây bà đầm nói sơ sơ nên hiểu ba chớp ba nhoáng. Thật ra vùng Bắc Phi ngày nay, khi xưa được gọi là Carthage, người dân ở vùng này được gọi Les carthageniens, tiếng Latinh gọi là Poeni nên tây đầm gọi punique nên 3 cuộc chiến tranh được mệnh danh les Guerres Puniques. Do từ Phéniciens mà ra. Học tiếng tây đã khó ông tây bà đầm còn bồi thêm đủ loại. May sau này mình sang tây nên có đọc lại mới giác ngộ cách mạng.

Đó là cách làm giàu khi xưa đi chinh phạt, tương tự ăn cướp rồi tự xưng vua chúa. Mình rất mê thời đại này, đấu trí giữa các tướng la mã và Hannibal. Cho thấy từ ngàn xưa, người Bắc Phi đã đánh nhau với người Âu châu, chiếm đóng các vùng miền nam của âu châu. Nếu Hannibal chiến thắng thì có lẻ cuộc diện thế giới ngày nay đã thay đổi theo nền văn minh của người Ả Rập.

Hôm nay, có trận bán kết giữa đội tuyển Pháp và Ma-rốc, báo ả rập nhắc lại thắng bại giữa người Pháp và người Ả rập. Khi xưa, ông tây bà đầm dạy về ông Charles Martel đánh đuổi người ả rập chiếm đóng về lại miền nam từ Poitiers. Mình cứ tưởng ông này làm rượu Remy Martin. Lại bắt học Chansons de Roland, ông vua Charlemagne, bỏ chạy, để lại Roland ( một Lê Lai tây) để chống cự quân ả rập rồi chết tức tưởi. Vợ Roland đẹp nên ông vua Charlemagne cố tình giao công việc Lê Lai để đem bà vợ lên giường xơi tái với mắm tôm.

Xem mấy đoạn phim, thấy lính Nga, cướp bóc, chở hàng tấn máy giặt, tủ lạnh về xứ họ không khác chi bộ đội sau khi ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Nghe kể miền nam nhận họ, miền bắc nhận hàng. Hàng hoá, máy móc từ trong nam được đưa ra miền bắc.

Sau hai trái bom nguyên tử tại Nhật Bản, các nước không muốn đánh nhau trực tiếp, chỉ uỷ nhiệm các nước bé tí đánh nhau như Triều Tiên rồi đến Việt Nam, đến Nicaragua, Angola,… dân mấy xứ này được nhận trách nhiệm, rất hãnh diện làm quân lính, ngày đêm canh gác cho thế giới ngủ an bình.

Theo thống kê trong thế chiến thứ 2, có gần 300,000 quân nhân Hoa Kỳ tử trận trong vòng 4 năm nên từ đó họ không muốn đánh nhau nhiều nên uỷ nhiệm thiên hạ đánh dùm mình. Chiến tranh Việt Nam cũng lấy của họ trên 50,000 người.

Từ khi khối Liên Sô xụp đỗ, thế giới hưởng thái bình, ngoại trừ vài cuộc chiến nhỏ trên thế giới, nội chiến, khủng bố hồi giáo. Các cuộc chiến này không giết nhiều người bằng bệnh béo phì, tiểu đường hay tự tử. Năm 2019, trước Covid, thống kê cho biết có 70,000 người chết vì chiến tranh hay bị cảnh sát bắn chết, 700,000 người quyên sinh, 1.3 triệu người chết vì tai nạn xe cộ và 1.5 người chết vì bệnh tháo đường. Nội Hoa Kỳ, hàng năm có trên 600,000 người chết vì ung thư so với 70,000 người chết vì chiến tranh ở các xứ mà người Mỹ không biết đến.

Sau khi Liên Sô xụp đỗ thì các nước sống an bình, không sợ bị ngoại xâm nên ngân sách quốc phòng được cắt giảm. Nhờ đó mà các quốc gia có tiền để chi cho giáo dục, y tế cho người dân xứ họ. Trong lịch sử nhân loại, quân đội chiếm ngân sách quốc gia nhiều nhất. Đế chế la mã phải chi trả đến 50-75% ngân sách thường niên, nhà Tống bên tàu lên đến 80% ngân sách quốc gia, đế chế Ottoman cũng phải chi 60% và đế chế Anh quốc chi phí đến 75% cho quốc phòng. Trong thế kỷ 20, thời kỳ chiến tranh lạnh, các quốc gia mượn nợ để trang bị quốc phòng, hầu chống lại xâm lăng của các nước láng giềng.

Hoa Kỳ chi 11% ngân sách quốc gia hàng năm cho quốc phòng, khá nhiều trong khi mấy nước Âu châu thì ít khiến ông Trump phải la làng, kêu gọi đóng góp thêm. Mấy quốc gia này kêu fuck you Trump. Nay thì chạy theo Biden mua súng ống, gia tăng ngân sách quốc phòng. Các tập đoàn bán vũ khí, kêu truyền thông thành lập 2 phe chửi nhau cho vui nếu không người Mỹ làm loạn. Trên thực tế thì tổng thống nào lên cũng phải bán súng ống cho họ. Muốn bán súng ống thì phải có chiến tranh.

Không có thị trường nào làm giàu nhanh chóng bằng bán vũ khí. Một quả đạn bắn phi cơ giá hơn một chiếc xe hơi. Xe hơi thì chạy cả 10 năm tình cũ, còn đạn chỉ bắn được một phát. Khi mình đi chơi ở Phi CHâu và Trung đông, thấy người Tàu, Nhật Bản đầu tư vào mấy vùng này như bán xe hơi của họ chạy đầy đất nước này, mình chợt giác ngộ cách mạng là bán súng ống giàu hơn.

Hoa Kỳ trang bị và huấn luyện quân đội Ukraine từ năm 2014, sau khi ông thần Putin, buồn đời, không có gì vui, xua quân chiếm đóng nhiều phần đất của Ukraine, khiến mấy xứ lân cận, sợ phải ra chiến trường, nên uỷ nhiệm cho dân Ukraine, nên hồ hởi giao súng ống, tiếp tế, đủ thứ, ráng đừng để lính Putin sang xứ họ, dân tình bị cướp, gái bị hiếp dâm. Dân Ukraine lãnh đủ, được xem là tiền vệ chống lại bạo cường, bảo vệ tự do.

 Nay mấy nước Âu châu lại chạy mua súng ống của Hoa Kỳ, hết ai dám mua vũ khí của Nga Sô dù được lại quả. Các công ty vũ khí Mỹ sản xuất ngày đêm 24/7. Ai nấy đều gia tăng ngân sách quốc phòng, khiến các chương trình về y tế và xã hội sẽ bị giảm cắt. Người nghèo lại càng khổ hơn xưa. Các y tá ở Anh quốc bắt đầu làm reo.

Trên YouTube, có đăng bài diễn văn của tổng thống Eisenhower trước khi rời nhiệm chức. Ông ta kêu gọi người Mỹ phải cẩn trọng với tập đoàn bán vũ khí, dù ông là một cựu tướng lãnh, người hùng của thế chiến thứ 2. tổng thống Kennedy, không nghe lệnh, allez lãnh viên đạn vào đầu. tổng thống Reagan cũng bị hay ông tổng thống Carter cũng suýt bị cho ăn kẹo. Cách đây mấy năm, mình có đọc tài liệu về vụ ám sát ông Kennedy, nay họ bắt đầu cho thiên hạ xem.

Chiến tranh Việt Nam, xẩy ra để các tập đoàn này bán hết vũ khí còn thừa của thế chiến thứ 2. Mình nhớ tết Mậu Thân, sinh viên võ bị, ôm súng Garant to đùng hay súng Carbin M1 của thế chiến thứ 2 còn sót lại, bắn từng viên một trong khi Việt Cộng đã có AK 47, bắn liên thanh. Chỉ sau này mới được trang bị súng ống của lính Mỹ như ẢR 15,… AK vẫn là súng tốt hơn.

Khi xưa, các nước đánh chiếm nhau, cướp bóc, bán nô lệ làm giàu như thời La MÃ, Mông Cổ, Ottoman,.. vấn đề ngày nay, chiến tranh không đưa đến sự giàu có mà nghèo khó. Anh quốc trang bị súng ống để đánh thế chiến thứ 1, cho tan các đế quốc Ottoman và Hung Áo. Rồi đánh Hitler dù đã ký cam kết hoà ước qua ông Chamberlain để rồi đưa đến ngày tàn của đế quốc Anh quốc. 

Ngày nay, trí tuệ, kỹ nghệ, khoa học mới giúp đất nước giàu có. Các công ty như Microsoft, Google, Apple,.. đã làm lên biết bao nhiêu tiền. Hồi mình viếng San Jose lần đầu tiên, nghe nói Silicon Valley nhưng đâu có silicon gì đâu nhưng đã tạo ra cuộc cách mạng kỹ nghệ điện tử cho nhân loại và giàu có. Các công ty này đã được xây dựng bằng kỹ sư, trí tuệ chớ không phải quân lính đi hôi của.

Nhật Bản, Đức quốc, Ý Đại Lợi bị tàn phá trong đệ nhị thế chiến nhưng sau đó kinh tế họ đã vượt được lên. Trung Cộng đã phát triển nhanh chóng sau khi thức tỉnh sau khi quân lính của họ tràn sang biên giới để đánh cho Việt Nam một bài học, như tình trạng Putin hiện nay ở Ukraine. Được cái là Đặng Tiểu BÌnh nhận ra ngay sự yếu kém về quân đội lỗi thời của Trung Cộng nên kéo về, ra lệnh cải cách đất nước.

Đoàn quân nga cướp bóc, chuyên chở máy lạnh, máy giặt, không thể nào đền bù được sự mất mát to lớn của cuộc chiến. Tương tự kỹ nghệ Việt Nam Cộng Hoà bị tháo gỡ đem ra bắc đã làm kiệt quệ nền kinh tế sản xuất miền nam. Dạo ấy, Việt Nam Cộng Hoà đã lắp ráp xe hơi Citroen mang tên Ladalat. Máy móc vẫn phải nhập cảng từ Pháp nhưng mấy thứ phụ kiện là có thể sản xuất tại Biên Hoà.

Ngày nay toàn là nhà máy của ngoại quốc được thiết kế tại Việt Nam. Các nhà máy Biên Hoà trước 75, được xem là khá nhất Đông Nam Á dù trong thời chiến tranh. Năm 1995, mình về Hà Nội có đi thăm một cơ xưởng chế xà bông thủ công nghệ tại Hà Nội mà người ta rất hãnh diện khiến mình thất kinh vì trước 75, Sàigòn đã có công ty lớn sản xuất đại trà xà bông Cô Ba và bột giặt Viso. Mình quen với gia đình có hãng xưởng này.

Cuốc chiến Ukraine đã đưa ra thêm cái lỗi, hậu quả của chế độ xã hội chủ nghĩa được thành lập từ khi Bolshevik cướp chính quyền năm 1917 đến nay. Một anh bạn có cơ sở làm ăn tại Nga, có trên 600 nhân công người nga kể rằng; anh ta muốn đem một đường ống ga từ ngoài đường vào nhà máy để giúp tăng năng suất. Anh ta đã chi hơn 1 triệu đô la để các quan nhớn duyệt xét mà 13 năm nay vẫn chưa được thực hiện được.

Anh ta kể là hệ thống quan liêu của xã hội chủ nghĩa vẫn còn đấy. Điển hình là mùa đông, máy sưởi được dành cho khu A vào ngày thứ 2, thì họ cứ cho sưởi ấm dù trời nóng. Ngược lại trời lạnh thì khu B vẫn chưa được sưởi ấm. Ở Hoa Kỳ, anh ta nói trời nóng, không cần sưởi thì tự động tắt mở, còn ở Nga thì do công ty làm, chỉ có cách mở cửa sổ cho hơi nóng ra ngoài, tốn vô ích.

Mình hỏi với tài trí của anh, sao không làm cái gì lớn hơn thay vì sản xuất xì dầu. Anh cho biết, nếu làm gì lớn sẽ bị người Nga dành cái này của anh nhé. Người Việt ở Nga khó làm ăn lớn như tại Hoa Kỳ. Mình nghe kể các đại gia từng du học ở khối Liên Xô, lo buôn bán, chuyển hàng về Việt Nam làm giàu.

Các thể chế dân chủ đang gặp lộn xộn, chửi nhau bú xua la mua nên người dân muốn có một nhà lãnh đạo mạnh nên các phong trào cực hữu hay cực tả nổi lên. Ý Đại Lợi có đến 35% đảng viên cộng sản khi mình làm việc tại đây, nay họ bầu cho Đảng cực hữu, trở lại thừoi Mussolini.

Khi thất cử trước ứng cử viên Kennedy, ông Nixon, không muốn cãi vã, kiện tụng vì có dấu hiệu gian lận bầu cử ở Chicago. Ông ta kêu vì quyền lợi quốc gia nên gọi điện chúc mừng ông Kennedy và hứa sẽ cộng tác hết mình. Nhờ vậy mà sau này, ông ta đắc cử tổng thống.

Định nghĩa về quả bom khá đúng. Mình đoán truyền thông Trung Cộng, Nga,..đều cho ngược lại

Ông Al Gore sau khi kiện tụng, cũng phải chấp nhận trò chơi dân chủ dù thua mấy trăm lá phiếu tại Florida, nơi em của ông Bush làm thống đốc. Nếu thống đốc Florida dạo ấy là dân chủ thì chắc chắn ông Gore đắc cử. Ngày nay, thất cử thì người ta kêu gian lận và không chấp nhận cuộc chơi dân chủ và cứ rêu rao trên thế giới phải dân chủ hoá. Cuộc bầu cử nào cũng có lộn xộn, phiếu đếm lung tung vì cách bầu cử.

Từ mấy năm nay, có những phong trào dân tuý được trỗi dậy tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Cộng, BA Tây, Ba Lan, Ý Đại Lợi, .. người dân Anh quốc bỏ phiếu Brexit đã nói lên sự đòi tự do quyết định số mình của họ thay vì dựa vào các nước lân cận,.. người dân không muốn bị toàn cầu hoá mà trở về cuộc sống của nước họ, ai chết mặc ai. Một người ở một làng nhỏ ở Hy Lạp không muốn bị một nhóm nào ở Bruxelles quyết định tương lai của họ.

Có mấy nước muốn chống lại tây phương như BRICS, họ không muốn bị tây phương khống chế nên tìm cách hợp tác để buôn bán, không lệ thuộc vào Mỹ kim. Ông hoàng xứ ả rập gặp các nhóm BRICS này để tìm cách buôn bán thì đùng một cái, không quân Hoa Kỳ đánh bom ở biên giới, lính Ba Tư xâm nhập biên giới, đánh bom bú xua la mua thế là ông hoàng quay đầu lại và Hoa Kỳ bỏ vụ lên án ông hoàng này giết ông nhà báo đối lập. Cho nên không nên tin tưởng vào các giới truyền thông. Ông Ayatollah muốn giết ông tướng nào đó hổn hào không nghe lời, điện thoại cho ông Trump thế là ầm, ông tướng này banh xác. Ông hoàng ả rập muốn xé lẻ với Trung Cộng,.., Biden gọi điện thoại cho ayatollah, súng cối bắn vào xứ ả rập. Nay thấy biên giới ấn độ và Trung Cộng xáp lá cà. Khó mà thân mật làm ăn với nhau.

Putin đem quân đánh chiếm Ukraine, xem đó là cách phòng ngừa bị tây phương bao vây, không có đường ra cửa biển Địa Trung Hải. Ông ta để binh lính nga cưỡng hiếp phụ nữ Ukraine, cướp bóc, đem đồ gia dụng về xứ Nga như quân lính lính Mông Cổ đánh chiếm các nước láng giềng hay quân đội Hitler lấy các vật giá quý báu, tranh ảnh,.. xứ Nga này bị Mông Cổ chiếm đóng nên ảnh hưởng khá nhiều về văn hoá Mông Cổ. Mình có xem bộ phim đức, kể thời lính của Stalin chiếm đống xứ họ. Đàn bà bị hiếp dâm gần như 100%. Mình đoán lính Mỹ, Anh quốc,..chắc cũng có nhưng không đến nổi như quân Nga.

Putin chuẩn bị cuộc xâm chiếm để lập lại đế quốc Liên Sô. Các kinh tế gia quan sát Nga bán dầu khí nhưng không tăng trưởng nền kinh tế của họ nên ước tính 30% ngân sách quốc gia được dành cho quốc phòng để chuẩn bị đánh chiếm Ukraine và các xứ lân cận. Tình báo thì họ biết cả.

Xui cho Putin là đụng phải tinh thần chiến đấu của dân Ukraine nên cho dội bom các hạ tầng cơ sở để giúp dân Ukraine bị lạnh buốt trào mùa đông. Mình chỉ muốn chiến tranh cho xong để người dân khỏi khổ. Người dân Ukraine đã sống 70 năm dưới ách đô hộ của người Nga nên họ không muốn sống lại cuộc sống của cha ông họ.

Nhờ qua cuộc chiến này, người ta mới hiểu tử huyệt của hệ thống hậu Liên Xô. Tham nhũng lan tràn đến cội rể của chế độ. Quân đội được trang bị vũ khí như đồ chơi nên khi lâm trận là ngọng. Xứ này không thay đổi cách sinh hoạt thì xem như bị bỏ rơi trong thế kỷ thứ 21 này.

Nên nhớ là Việt Nam Cộng Hoà thua vì giá dầu hoả lên quá cở thợ mộc. Số tiền viện trợ hàng năm cho Việt Nam Cộng Hoà không đủ mua nhiên liệu, súng ống,… Liên Xô viện trợ cho Hà Nội vì có dầu hoả bấn trên thế giới, giàu sụ. Tương tự Liên Xô xụp đổ vì giá dầu thời Reagan xuống quá thấp. Nghe kể là Hoa Kỳ ép mấy ông vua dầu hoả hạ giá dầu thấp khiến ngân sách Liên Xô thâm hụt và tan vỡ.

Cuộc leo thang chiến tranh và Ukraine được uỷ nhiệm đánh Nga dùm cho Tây phương trong khi Putin muốn hoà đàm

Khi giá dầu lên cao, các bộ trưởng tài chánh của OPEC đang họp lên giá dầu ở Wien, Áo Quốc thì họ cho Carlos, tên khủng bố nhà giàu với đồng bọn vào, bắt mấy ông bộ tưởng làm con tin. Mấy ông này hiểu là phải giảm giá dầu nếu không là chết. Kissinger còn lên tiếng sẽ cho quân đến trấn đóng mấy mõ dầu. Đọc tài liệu được giải mã thì nhìn lại lịch sử mới hiểu vấn đề khi xưa.

Đọc báo ngoài luồng thì Hoa Kỳ vớt 83% dầu hoả sản xuất của Syria hàng ngày miễn phí. Mấy triệu người dân xứ này phải bỏ quê hương chạy tỵ nạn khắp nơi như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan mà mình có dịp viếng thăm tháng 7 và tháng 10 vừa qua. Dầu ở Iraq cũng được mua rẻ.

Mấy kỹ sư ở vùng Silicon Valley, đã cho thấy kỹ thuật khoa học mới giúp cuộc sống con người trên thế giới khá hơn, đã giúp các nước nghèo phát triển vì được các công ty ở Silicon Valley mướn. Không có Silicon Valley, Trung Cộng không được phát triển như ngày nay. Nam Hàn, Đài Loan,…tương tự. Các công ty này mướn các nước ở Á châu để sản xuất cho rẻ, giúp kỹ thuật được cập nhật hoá nhanh.

Cuộc chiến Ukraine sẽ giúp con người hiểu rõ hơn là muốn an sinh hạnh phúc thì cần giúp đỡ nhau, nương tựa mà sống. Không nên ganh tị rồi quay lại chém giết nhau sẽ khiến nhân loại đi thụt lùi. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 




Khiêm tốn để học hỏi

 Nhớ đâu 20 năm về trước, sau khi mình viếng thăm Nam Dương về thì có vụ bạo loạn xẩy ra tại xứ này sau khi ông tổng thống gốc người Hoa từ chức. Khi viếng thăm xứ này thì bố mẹ người bạn học rằng bao nhiêu của cải, thương mại đều nằm trong tay của dòng họ tổng thống độc tài này khiến Hoa Kỳ phải lên tiếng kêu gọi ông ta từ chức để có bầu cử tự do lại. Ở vùng Đông Nam Á, có nhiều lãnh đạo gốc người Hoa như Hun Sen của Cambuchia, Duerte của Phi Luật Tân, Suharto của Nam Dương,..

 Trong mấy ngày, người dân ở đây, đập phá tiệm buôn, hiếp dâm phụ nữ gốc tàu. Họ cho biết người gốc tàu là 5% dân số Nam Dương mà chiếm đến 80% tài sản xứ này, tạo ra bực tức, căm ghét của người sở tại. Trường hợp này không chỉ riêng tại Nam dương mà đa số các nước trong vùng đều lâm vào hoàn cảnh tương tự. Người Tàu chiếm lĩnh thị trường, kinh tế của các quốc gia này như thời Việt Nam Cộng Hoà, khiến ông thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ phải đem Tạ Vinh ra bắn mới làm giá gạo xuống. đám đầu cơ tích trữ này cũng bán gạo cho Việt Cộng,…

Mình nhớ học lịch sử với ông thầy Hà Mai Phương. Ông có cái tính ghét người Tàu. Thầy kêu tôi thà mua hàng ở tiệm người Việt dù đắt, thay vì mua ở tiệm người Tàu rẻ hơn. Mua của người Việt giúp người Việt làm giàu. Thấy chí lý nên mình đi mua đồ ở tiệm người Việt thì thấy đắt hơn tiệm tàu, nhất là chủ tiệm nhìn mình như khinh Bỉ, sợ mình ăn cắp đồ nên cuối cùng mình lại mua của người Tàu, vui vẻ. Mình hỏi mẹ mình thì bà cụ kêu người Tàu tin tưởng hơn. Mẹ mình bị nhiều người Việt giựt tiền, xù nợ nhưng tuyệt nhiên người Tàu thì không. Sau 75, chạy giặc về thì mất hết tiền bạc, may bà tàu bán tương ớt ở cầu thang chợ cho mượn tiền để buôn bán lại.

Người Tàu hay người Ấn Độ di cư đến một quốc gia lạ, như Fiji, Nam Phi, nghèo đói nhưng với sự chịu khó, từ từ họ chiếm lĩnh thị trường của xứ này. Nay ở Hoa Kỳ mới nhận ra. Các người di dân chịu khó nên tiết kiệm, làm ăn dần dần tạo ra một tài sản lớn.

Đi viếng Ý Đại Lợi, thấy mấy tiệm bán tạp hoá của người Á châu, mở cửa 24/7 trong khi người Ý thì lười, hay ở Tiệp, cũng thấy mấy người Việt có các cửa hàng tạp hoá nhỏ, mở cửa ngày đêm tạo ra một tầng lớp di dân giàu có dù không rành tiếng sở tại. Nghe nói đám da trắng kỳ thị cũng hay đập phá tiệm của người Việt.

Vào những thập niên 20 của thế kỷ trước, người gốc Do thái chiếm 6% dân số Hung Gia Lợi và 11% dân Ba Lan, nhưng họ có đến hơn 50% y sĩ của hai nước này, cũng như có mặt trong thương trường. Tương tự đầu thế kỷ 20, các công ty sản xuất lớn tại Ba Tây, đa số là người di dân gốc Đức làm chủ.

Vào thế kỷ 19, 3 nước Anh quốc, Hoa Kỳ và Đức quốc sản xuất tất cả sản phẩm bằng máy cho cả thế giới nhưng đến thế kỷ 20 thì 17% dân số trên thế giới sản xuất 80% sản phẩm tiêu thụ trên thế giới. Tại sao có sự khác biệt như vậy. Các nhà xã hội học hay kinh tế gia viện dẫn đủ chứng cớ nên rối đầu.

Vào thập niên 60, người Tàu ở MÃ Lai có bằng cấp kỹ sư, đại học gấp 100 lần người mã lai. Ở phi châu như Nigeria, chỉ 9% dân số học đại học. Dưới thời đế chế Áo-Hung, năm 1900, 40% dân Ba lAn mù chữ, 75 % dân Serbo-Croatian mù chữ trong khi dân gốc đức chỉ có 6% là không biết đọc. Nói cho ngay, người Áo nói tiếng đức nên người đức dễ học còn các giống dân khác toàn là nông dân.

Các nhà xã hội học hay chính trị gia kêu gọi sự bình đẳng nhưng khi số lượng người mù chữ hay có bằng cấp đại học khác nhau thì làm sao chúng ta có thể gọi bình đẳng về lợi tức khi có sự bất bình đẳng về học vấn. Việt Nam đã hiểu ra vấn đề nên đã cải thiện đào tạo trên 24,000 tiến sĩ. Tại Quận Cam, số lượng y sĩ gốc la tinh rất ít nên họ đi khám các phòng mạch người Việt. Mình bảo đảm y sĩ và nha sĩ, dược sĩ ở Quận Cam đông hơn các đồng nghiệp tại Đà Lạt.

Sự khác biệt, chênh lệch về học vấn không phải là yếu tố chính đưa đến sự chênh lệch giữa giàu và nghèo. Nhớ lên San Jose chơi, ở nhà người bạn, có cổng gác đủ trò. Hai vợ chồng là kỹ sư, ở nhà 2 triệu dạo đó. Mình chỉ con mình căn nhà trên đồi cao, nói bạn của bố mẹ là kỹ sư ở nhà hai triệu, còn người Việt bán bánh mì ở nhà 10 triệu. 

Trong thời trung cổ, ở các xứ đông âu, các giống dân đức, do thái sống trong các thành phố, còn các giống dân slavic thì ở ngoài ruộng, làm nông như mình. Sống trong thành phố thì người ta mới học các nghề thủ công, buôn bán mới phát triển về tài chánh như nghề kim hoàn, làm móng ngựa,… còn ở ngoài đồng, làm ruộng thì muôn đời vẫn không thay đổi, đói khát dựa vào thời tiết.

Xem thống kê thì các giống dân di dân đến Hoa Kỳ hay Úc Đại lợi vào đầu thế kỷ 20. Các người đến từ đông Âu và Nam Âu châu, lợi tức của họ chỉ bằng 15% các giống dân đến từ Na Uy, Hoà LAn, Thuỵ Điển và Anh quốc.

Trong thời kỳ Liên Xô, người ta nhận thấy vùng Trung Á có nhiều con hơn người nga da trắng hay các vùng Baltic do đó khó mà có sự bình đẳng như các chính trị gia kêu gọi. Muốn học cần có khả năng thu thập kiến thức. Khi xưa, vào lớp là mình ngáp vì thầy cô dạy chi chi mình không hiểu hay không có sự thông minh để thu nhập các thông tin từ thầy cô. Nay làm nông dân thấy đúng nghề hơn.

Người ta kêu gọi bình đẳng là sự không tưởng. Văn hoá của mỗi giống dân tuỳ thuộc vào địa lý và phát triển lâu dài và có nhiều hệ quả khác biệt về văn hoá. Làm sao một người sinh sống tại Bắc Âu có thể hiểu về lạc đà của người Bedouin trong sa mạc? Ngược lại người Bedouin làm sao biết câu cá, đánh cá như người Bắc ÂU. Một người Eskimo không thể nào hiểu trồng bơ như mình hay ngược lại mình khó mà sống trong mấy cái igloo vì lạnh.

Người ta cho rằng khác biệt về địa lý gây nên sự khác biệt về tài sản, văn hoá,.. Khi người Tây Ban Nha xâm chiếm đảo Canary, khám phá một bộ lạc gốc da trắng sống như thời đồ đá. Tương tự khi người Anh quốc tìm ra Úc châu thì khám phá ra người aborigine. Các thành phố là những điểm tiền vệ của sự phát triển của nhân loại vì là nơi giao thoa thương mại và các văn hoá. Ngày nay, giới trẻ không muốn đụng chạm đến các nhóm người này, họ muốn họ tiếp tục sống như tổ tiên họ, không điện nước, máy điều hoà không khí,…thay vì sống với tiện nghi ngày nay để nhân danh bảo vệ văn hoá.

Điển hình trên vườn mình không có điện, wifi thì làm sao tiến bộ, không cập nhật tin tức thêm làm việc ngành nông thì phải tranh thủ làm cho xong để về vì sợ kẹt xe.

Năm nay, mình đi ta bà khắp nơi nên học hỏi được nhiều thứ, những hiểu biết qua sách vở được kiểm nghiệm, chứng tỏ mình bị định kiến qua cái nhìn của tác giả các bài báo. Ai Cập , Jordan không như mình nghĩ trước đây tương tự Dubai và Thổ Nhĩ Kỳ,.. trước đây mình như con ếch ngồi đáy giếng với tư duy tre làng. Nói đến Thổ Nhĩ Kỳ, may quá khi mình viếng thăm xứ này không bị gì dù kiểm soát an ninh. Nhớ có năm, vừa rời Luân đôn bay sang Venice, xem truyền hình thấy chất nổ ở ngay gần khách sạn hôm qua.

Từ thời con người biết làm thuyền bè để di chuyển cho nhanh thì các thành phố đều được thành lập been cạnh các con sông. Sau đó khi họ chế được tàu lớn để ra biển khơi thì các thành phố được mọc lên cạnh bờ biển. Thành phố Lutece (Paris) được thành lập cạnh con sông Seine. Di chuyển bằng thuỷ lộ rất quan trọng từ ngàn xưa, như con sông Nile đã giúp phát triển xứ Ai Cập, tạo dựng một nền văn minh cực đỉnh.

Khi người Anh quốc vượt Đại Tây Dương, và gặp các người Iroquois ở các vùng Gia-nã-đại và Hoa Kỳ ngày nay, họ sử dụng các tay lái tàu sáng chế bởi người Tàu, xem xét địa bàn lượng giác do người Ai Cập sáng chế, tính toán với toán học do người ấn độ sáng lập, nhất là sự hiểu biết của họ được ghi lại bằng chữ viết do người La Mã sáng lập Mẫu tự Latinh.

Trong khi đó các người dân bản địa sinh sống tại Bắc Mỹ, không có liên hệ với các thổ dân của nền văn minh Aztec hay Inca tại Nam Mỹ. Sự xung đột văn hoá đầu tiên tại châu Mỹ không phải văn hoá Anh quốc chống chọi văn hoá người bản địa mà là sự xung đột văn hoá tạo dựng cả vùng đất rộng của thế giới với văn hoá của một vùng bị cô lập. Do đó văn hoá của hai bên khác nhau như ai đó nói địa lý chưa bao giờ được xem là công bằng.

Hồi nhỏ học địa lý về nước pháp cũng như âu châu thì thấy mấy con sông dài, chảy vòng vèo qua các ánh đồng, liên kết với các kinh tế và văn hoá khác nhau như sông Danube chảy qua nhiều nước từ Lỗ MA Ni, Hung Gia lợi, Áo quốc đến Đức quốc,… sông Meuse chảy từ Đức quốc, qua Bỉ quốc rồi đến Hoà Lan,… chảy qua nhiều vùng với ngôn ngữ khác nhau. Các xứ này có 4 mùa nên nước chảy xuyên Âu châu quanh năm. Ngược lại các dòng sông ở phi châu như dòng sông Nile mà mình có dịp đi du thuyền 3 ngày 3 đêm tháng vừa rồi. Nước lên xuống rất nhiều và làm ngập nước, gây ngập lụt, phá hoại mùa màn. Các thành phố không được thành lập gần dòng sông. Thương mại đều phải đi qua sa mạc, sử dụng lạc đà,…không di chuyển hàng hoá nhiều tạo dựng một văn hoá thương mại khác biệt với người âu châu, sử dụng thuyền bè.

Phi châu to gấp 2 âu châu nhưng lại ít bờ biển hơn âu châu. Các hải cảng ở phi châu rất ít trong khi âu châu có rất nhiều hải cảng giúp cho việc mua bán, tàu bè cập bến dễ dàng. Do đó thương mại quốc tế ít phát triển tại phi châu trước đây. Điểm đặc biệt là dân số phi châu chiếm 10% dân số thế giới nhưng ngôn ngữ của họ chiếm 1/3 ngôn ngữ thế giới.

Nói về Trung hoa thì họ dẫn đầu thế giới về kỹ thuật, tổ chức trong nhiều thế kỷ chỉ mấy thế kỷ sau này, họ bị bỏ xa bởi Âu châu. Họ chế ra thuốc nổ để làm pháo bông trong khi người âu châu sử dụng để làm súng đạn. Vào thế kỷ 15, trung hoa có tàu lớn hơn cả tàu Âu châu, gửi các chuyến tàu đi xa hơn dưới sự lãnh đạo của đô đốc Dương Hệ trước Kha luân Bố cả 50 năm. Người ta cho rằng các thuyền buồm này, to lớn và đi nhanh hơn tàu Âu châu. Không biết vì lý do gì mà nhà Minh bế môn toả cảng, đốt hết tàu bè, và bỏ các vùng dân cư ven biển. Và từ đó tụt hầu đưa đến bị người Âu châu chiếm đóng mà ngày nay Trung Cộng đang tìm cách rữa hận như bán fentanyl cho người Âu châu và người Mỹ để trả thù khi xưa bán cho tổ tiên họ thuốc phiện,…

Lịch sử cho thấy các người di dân từ các vùng đông Âu đến Bắc Mỹ hay Úc Châu, đều có lợi tức thấp hơn người đến từ Tây âu. Nếu người phi châu di dân đàng hoàng, không bị bắt làm nô lệ, di dân như các người đông Âu, liệu lợi tức của họ cao hơn các người đến từ đông Âu.

Chắc chắn là người phi châu sẽ bị kỳ thị nhưng đừng quên các giống người di dân khác đến Hoa Kỳ và Úc Châu có lợi tức cao như người Tàu và người Nhật Bản hơn người Mỹ trung bình mặc dù người Tàu và người Nhật Bản bị kỳ thị bởi người Mỹ da trắng.

Người da đen bị treo cổ bởi người Mỹ da trắng mà họ gọi lynching. Đám đông tự quyết định xử tử người da đen chưa được toà án xét xử. Có năm lên đến 181 người bị xử tử bới đám đông da trắng. Người da đen đến Haiti được dành độc lập từ 200 năm trước thì trên nguyên tắc họ được tự do và có nhiều lợi tức hơn các người Mỹ da đen.

Trên thực tế thì người Mỹ da đen có lợi tức cao hơn các người da đen ở Trung Mỹ, được tự do trước nm da đen 200 năm. Hàng ngày chúng ta cứ nghe Black Lives Matter, các chính trị gia ăn có rồi chúng ta cứ tư duy theo truyền thông nhưng nếu đọc thống kê thì ta thấy Haiti bây giờ loạn. Du khách không dám tới vì bị bắt cóc chuộc tiền,.. lượng bổng người da đen ở vùng Trung Mỹ thấp hơn rất nhiều người Mỹ da đen tại Hoa Kỳ.

Khi xưa, có sự kỳ thị, chia cách ở miền nam giữa người da đen và người Mỹ da trắng. Một đứa bé da đen đi học 9 năm bằng một đứa bé da trắng đi học 6 năm. Học sinh da trắng học xong thì sách cũ được đưa sang trường da đen để sử dụng do đó chắc chắn thi cử đều khác nhau. Một đứa da trắng vẫn khá hơn học sinh da đen. Chưa chắc.

Thử xem khi học sinh gốc Nhật Bản và Mễ di dân đến California. Không có sự kỳ thị giữa hai giống dân này, đều làm ruộng canh nông. Họ đều học chung lớp nhưng thi cử lại khác, kết quả khác với người da trắng và da đen. Lý do? Người ta không biết rõ, chỉ đoán là vì văn hoá của mỗi cộng đồng.

Người ta cho biết năm 1899, khi các trường trung học tại hoa thịnh đốn được chia 3 trường da trắng và 1 da màu. Khi thi cử thì trường da màu được điểm cao hơn 2 trường da trắng dù trường học, thiết bị tệ hại hơn trường da trắng. Ngày nay, trường học này được xây cất mới lại như trường da trắng thì họ khám phá ra thi cử của trường này thấp hơn da trắng. Cho thấy khi nghèo, người ta cố gắng học để hy vọng có tương lai tươi sáng hơn.

Lịch sử, địa lý và văn hoá gây nhiều ảnh hưởng cho sự thịnh vượng của một quốc gia nhưng không phải là một tiền định. Các quốc gia đều có thể thay đổi từ tụt hậu đến tiên phong của các nền văn minh. Điển hình một nước dân ít, nhỏ bé, trên một hòn đảo nhỏ như Anh quốc, lạc hậu để rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh rộng lớn như đế quốc la mã. 

Nước Tô Cách Lan được xem lạc hậu nhưng đến thế kỷ 18, khi họ bị đô hộ bởi người Anh quốc thì họ tạo ra một thế hệ trí thức rất cao, không những về mặt kinh tế, y khoa và kỹ nghệ cho Anh quốc và cả thế giới.

Người Anh quốc cần nhiều thế kỷ mới tiếp thu các kỹ thuật tân tiến mang lại từ các người la mã, Norman hay các người di dân Huguenot, Đức, Do Thái để phát triển nền kinh tế của họ. Khi người la mã rút khỏi Anh quốc để bảo vệ đế chế của họ tại châu âu thì kinh tế và cơ cấu chính trị của Anh quốc sụp đổ. Phải đợi đến 1,000 năm sau, Anh quốc mới vực dậy, trở thành tiên phong trong cuộc cách mạng kỹ nghệ và kiểm soát 1/4 đất trên thế giới.

Khi chiếc tàu Commodore Perry tặng Nhật Bản chiếc xe hoả. Người Nhật Bản xem nó như một quái vật, lo ngại rồi từ từ họ đam mê và giác ngộ rằng họ thua người da trắng và sẵn sàng học hỏi từ người da trắng. 1 thế kỷ sau, xe lửa của họ vượt xa xe amstrack của Hoa Kỳ. Sách giáo khoa của họ dạy học sinh Nhật Bản về Lincoln và franklin dù bị Hoa Kỳ chiếm đóng thay vì hô hào đánh cho Mỹ cút. Người Nhật Bản, khiêm tốn, biết mình thua xa người Mỹ, học tập và làm việc từ nhiều thế hệ để vượt qua sự lạc hậu về kỹ thuật. Kết quả là họ đã vượt trội Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực. Đi Phi châu, trung đông thậm chí tại Hoa Kỳ, xe hơi, đồ điền tử của họ đầy đường.

Dạo này trên mạng thấy thiên hạ tải hình chiếc tàu của Panama rồi một công ty người Việt mướn, sơn phết lại để tên công ty họ khiến bà con nhảy vào chỉ trích đủ trò. Mình thấy nên ủng hộ, bắt chước cách làm ăn của người ngoại quốc, quảng cáo có gì lạ đâu. Mướn chiếc tàu rẻ hơn là mua. Người mình thích chê bai nhưng ít khi chịu khó làm. Trên mạng có người viết bài hay tải hình ảnh lên là bị ném đá. Kêu viết như cứt, chụp hình như mọi,… phải lý giải vì sao người ta viết như cứt để người viết hiểu và học tập rút kinh nghiệm.

Mình thích đọc bài của người ngoại quốc nhất là các phản biện để hiểu rõ hơn vấn đề. Người đọc đưa ra nhiều ý kiến khá lạ và sáng tạo. Ít ai nhảy vào kêu viết như cứt cả. Họ không đồng ý thì phản biện, đưa ra lý do để thuyết phục độc giả, có thể giúp người viết có cái nhìn khác mà họ chưa nghĩ tới.

Người tô cách lan bắt chước người Anh quốc 100% để rồi họ bức phá người Anh quốc về kỹ thuật và y khoa,.. lịch sử chứng tỏ khi muốn thành công, chúng ta phải tự xét mình là dốt, thua kém người ta thì mới để tâm ra mà học hỏi cho bì kịp người hơn mình. Phải khiêm tốn, để học hỏi. Thay vì ganh tị rồi chửi tìm cách hạ nhục, chê bai. Như trường hợp người nam dương, đập phá tiệm nhà cửa của người nam dương gốc hoa. Thay vì nhận ra mình thua kém, học hỏi cách làm giàu của người Tàu. Đập phá để nói lên sự bất lực của dân mình, ngu dốt không giúp chúng ta khôn lên hay giàu có.

Hồi nhỏ ở Việt Nam, nghe mấy ông thầy nói người Việt mình thông minh, đủ trò. Đến khi qua tây, học chết bỏ, vẫn thấy thằng tây con đầm văn hoá chúng quá cao. Mình học 10 nhớ 1 còn chúng thì nói thao thao bất tuyệt về nghệ thuật, về lịch sử, địa lý, chính trị khiến mình chới với. Từ từ mình nhận ra mình cực dốt, bị nhồi sọ bởi mấy ông thầy có tinh thần yêu nước quá khích nên hỏi tây đầm chỉ cách học mới lò mò ra trường chớ cứ khư khư kêu mình thông minh hơn Tây đầm như thầy dạy việt văn nói là hỏng đời trai. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


   
   


Hậu quả của sự đô hộ tốt hay xấu

 Hồi nhỏ, mình học chương trình pháp nên hơi bị lộn xộn đầu óc. Vào giờ sử địa, ông tây kêu tổ tiên chúng ta là người Gaulois (nos ancêtres sont des gaulois), khiến mình mơ đến một ngày nào đó, được đi tây, về thăm tổ tiên để ăn thịt heo rừng nướng như trong truyện hoạt hình Asterix. Đến giờ Việt văn, ông thầy Việt chửi bới tây thực dân, đô hộ khiến dân ta khổ đau, nô lệ đủ trò thêm 1,000 năm đô hộ giặc tàu nên mình không hiểu đâu là bến bờ và ngu luôn từ đó vì không biết tin ông thầy Tây bà Đầm hay tin ông thầy Việt. Ông thầy việt văn lại hay kể chuyện thời kháng chiến chống pháp nên mình hơi bị lộn xộn cái não. Mỗi lần ông tây hiệu trưởng vào lớp thì ông thầy việt văn, đứng nghiêm, một hai là oui monsieur nên mình cũng không hiểu chửi tây mà cứ sợ sợ bị tây đuổi việc.

Sau này, đậu tú tài thì bà rá vớ được cái học bổng đi tây. Qua tây, mình vẫn bị nhồi sọ bởi ông thầy việt văn nên cứ đinh ninh là tây đầm gian ác. Từ từ mình khám phá người Pháp không gian ác như mình đã được nhồi sọ khi xưa. Họ lại tử tế giúp đỡ mình, nếu không có sự giúp đỡ của họ, được học bổng, nhà ở, mình khó tốt nghiệp. Lâu lâu có gặp một tên tây thực dân, có thời sinh sống tại Việt Nam, mới khám phá ra khi xưa, dân tây sang Việt Nam, đa số ở quê, không công ăn việc làm, như dân ở đảo Corse, ít học nên khi qua Việt Nam, họ rất là đầu gấu, đối xử tàn bạo với người Việt.

Sau này có dịp sang làm việc tại Luân Đôn, thấy đồng nghiệp từ các xứ Tô Cách Lan, Ái Nhỉ Lan, bỏ quê hương, bò sang LUân Đôn làm việc vì xứ họ không có việc làm thì mình thắc mắc hỏi họ thì họ cũng đơ ra luôn. Họ lại chửi người Anh quốc, chiếm đóng quốc gia họ nhưng vì miếng ăn, lại bò sang Anh quốc. Mình đọc báo Anh quốc thì gọi Londonderry là thủ đô của xứ Bắc Ái Nhỉ Lan thì bị họ chửi, kêu Belfast. Kiểu gặp người miền nam kêu Sàigòn là thành phố Hochiminh. Chán Mớ Đời 

Kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền của người La Mã quá tuyệt vời. Mình có viếng chỗ này Segovia khi viếng thăm Tây Ban Nha lần đầu tiên

Chúng ta học lịch sử ở trường cho thấy các cuộc chinh chiến, chiếm đóng trong lịch sử đã giúp hình thành thế giới ngày nay. Các cuộc chinh phục đã thay đổi ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, kinh tế và đạo đức của mọi người trên thế giới. Hậu quả của những cuộc chinh phạt này, tạo ra một nền văn minh phương tây rộng lớn, có nhiều ảnh hưởng khắp Năm châu. Ngày nay, chính con cháu của những người đã bất chấp tính mạng, đi chinh phục thế giới, quay lại nguyền rủa, đấu tố tổ tiên họ. 

Điển hình khi xưa mình học lịch sử, người ta tôn vinh ông Kha Luân Bố, người đã tìm ra Mỹ châu. Nay thì con cháu họ, lên tiếng nguyền rủa, ghê tởm tổ tiên họ đã chinh phục và tàn sát, diệt chủng các bộ lạc bản địa. Nếu chúng ta sử dụng sự hiểu biết, tư duy ngày nay, để đánh giá tiền nhân thì khó vì xã hội được hình thành qua những năm tháng dài. Tư duy thay đổi theo kiến thức được thu nhận. Suy nghĩ của chúng ta ngày nay, hội nhập thế giới, khác với tư duy của thế hệ bố mẹ mình hay ông bà.

Nhìn lại Việt Nam trước khi người Pháp sang xâm chiếm, đại khái là do người Việt cai trị người Việt. Đọc  tài liệu của người Pháp, 50% người Việt tại Việt Nam nghiện thuốc phiện vì người Tàu, những người phản Thanh phục Minh, bán thuốc phiện tại Việt Nam để gây quỹ kháng chiến chống nhà Thanh. Những người mà người lớn hay khen gọi là “Hảo Hán”, người Hán tốt, đầu độc người Việt chúng ta. Tây thấy vậy, nhảy vào chiếm độc quyền, không cho người Tàu bán thuốc phiện và rượu để họ kiếm tiền thay vì anh ba tàu. Người Việt thì được mấy anh ba tàu cho nhai đi nhai lại tứ thư kinh ngủ nên vỗ ngực tự xưng là người quân tử như ông Tú Xương, không làm việc, để vợ đi buôn bán để nuôi ông ta ăn học 20 năm mới đậu bằng Tú Tài.

 Nhìn lại sau 80 năm đô hộ Việt Nam, người Pháp đã xây dựng quốc lộ số 1, đường rày xe lửa xuyên Việt mà đến ngày nay vẫn được sử dụng. Mình không biết ở các nơi khác nhưng chắc chắn là thành phố Đà Lạt, nơi mình sinh ra và lớn lên. Các cuộc xây dựng này gây nhiều cái chết như đường xe lửa Phan rang-Đà Lạt, nghe người Pháp nói lên đến trên 30,000 người Việt chết. Theo tài liệu của người Pháp thì người Thượng bỏ trốn qua Lào vì bị bắt đi lao công, chết vì sốt rét.

Họ đã đem lại điện nước trong các thành phố lớn, mà triều đình nhà nGuyễn, không tin, kêu khi quân, đòi chém đầu. Đồng ý người Pháp xây dựng để chuyên chở hàng hoá về mẫu quốc,..nhưng người Việt được hưởng cái văn minh mới, theo trào lưu, tiến bộ của thế giới.

Nhìn hình ảnh khi xưa, khi người Pháp mới sang, lính việt đi chân không, đâu có giầy dép gì. Nói chung thì sự chuyển giao công nghệ khá nhanh. Người âu châu tạo ra chữ quốc ngữ để giảng dạy thánh kinh nhưng bù vào đấy đã giúp tiếng Việt dễ học, bình dân học vụ nhanh chóng. Khi người Pháp đến Việt Nam, qua tài liệu của người Pháp, cho biết vào năm 1905, chưa tới 5% người Việt biết đọc chữ Hán, gọi là sơ sơ độ vài trăm chữ. Còn theo tài liệu của Hà Nội thì đến năm 1914, có đến 20% người Việt biết đọc. Mình đọc bài viết của ông tiến sĩ nào trên tạp chí quốc phòng toàn dân, lên án người Pháp ngu dân hoá dân an nam mít. Khi người Pháp sang Việt Nam, chỉ có 5% người Việt biết đọc chữ Hán và 10 năm sau con số lên 20%. Kinh

Trước khi người Pháp sang, triều đình Nguyễn cũng chỉ nhận một số người đậu ra làm quan. Người Pháp cũng chỉ đào tạo một số người ra làm việc cho họ. Đào tạo công chức tốn tiền, tốn thời gian. Sang tây mình thấy họ cũng chỉ nhận một số vào các trường lớn để đào tạo các công chức hay chuyên viên cho nền kỹ nghệ, kinh tế của họ. Sàigòn khi xưa, hàng năm thi tú tài cũng bị hạn chế, sau đó thi vào đại học cũng bị giới hạn như thi vào các trường kỹ sư Phú Thọ, Quốc Gia Hành Chánh,… còn Văn Khoa thì tha hồ, ai rớt thì vaò đó học.

Các cuộc di dân chuyển giao kiến thức, kỹ thuật, kinh tế khắp thế giới, trong khi các cuộc chinh phạt thì để lại nhiều vai trò lịch sử khó đánh giá vì người bị đô hộ và người chiếm đóng không thống nhất về vai trò lịch sử của các cuộc chinh phạt này. Chúng ta hỏi một người da đỏ hay một người bản địa ở Nam Mỹ thì họ sẽ trả lời khác với một người da trắng từ âu châu sang. Tương tự hỏi một người Việt và người Pháp về sự đô hộ gần 1 thế kỷ. Người Việt chỉ thấy là đau thương như ông thầy dạy việt văn, còn người Pháp mà mình có gặp vài người ở Pháp, họ cho rằng đã giúp Việt Nam tiến bộ, khai hoá người Việt còn phôi thai. 

Trước khi người Pháp đến Việt Nam, những kẻ sĩ người Việt chỉ biết vua bảo chết thì chết, suốt đời phục vụ ông vua, đến khi người Pháp truyền cho các tư tưởng về căn bản quyền làm người, mới giúp kẻ sĩ người Việt hiểu về những căn bản con người và từ đó dấy lên phòng trào bài tây, đô hộ, đòi lại độc lập. Nếu người Pháp cứ cho tiếp tục giảng dạy chữ Hán như xưa thì có lẻ cục diện Việt Nam sẽ khác. Cứ đưa một ông vua bù nhìn rồi toàn dân cúi đầu sống chết với vua theo chỉ thị của người Pháp.

Mình mới đi Ai Cập về thì khám phá ra người Hy Lạp chinh phạt được xứ Ai Cập dưới thời đại đế Alexander nhưng kinh tế cũng như tri thức của họ thấp hơn người mà họ chinh phạt, chiếm đóng. Họ học hỏi về kiến trúc, y khoa,…từ người Ai Cập. Các nhà hiền triết danh tiếng, y sĩ của Hy Lạp mà thế giới tây phương ngưỡng mộ, kêu là cha đẻ của nền y khoa, triết học của họ đều sang Ai Cập để học từ người họ cai trị.

Được cái là họ không tàn phá nền văn hoá sở tại như mấy ông ả rập trung đông sau này, của kẻ thắng cuộc, tìm cách phá bỏ các di tích của chế độ cũ để viết lại lịch sử. Đi thuyền trên sông Nile, thấy những đền đài mà người Hy Lạp xây dựng mấy ngàn năm trước đây, bắt chước người Ai Cập từ đó tạo dựng một nền kiến trúc vĩ đại mà các di tích còn lưu lại đến ngày nay vẫn không đẹp bằng kiến trúc khi xưa của Ai Cập.

Người Pháp thành lập các nhóm chuyên gia đi khảo cứu văn hóa Việt Nam qua viện Viễn Đông Bác Cổ. Mình có bộ bản vẽ của ông Besacier, mua tại Paris khi xưa về Đình Bảng và các Chùa, Lăng Miếu của Việt Nam.

Sống tại Hoa Kỳ chúng ta cứ nghe truyền thông, chính trị gia da màu nhắc đến chế độ nô lệ vì có đến 12% người Mỹ là hậu duệ của những người nô lệ, bị bắt cóc từ phi châu đem sang đây để giúp canh tác, giúp Hoa Kỳ và các nước Nam Mỹ trở nên giàu có. Các chính trị gia da màu thường sử dụng chiêu bài này để câu phiếu và đổ lỗi các vấn nạn của người da màu là hệ quả của chương trình nô lệ tổ tiên họ. Mình có mấy người bạn da màu, rất thành công. Như cựu ngoại trưởng Condi Rice viết trong hồi ký là người da màu, bà ta phải cố gắng gấp 3 lần người da trắng. Nếu không làm việc cật lực hơn người da trắng thì khó đấu lại được họ.

Mình đang ở Puerto Rico, nói chuyện với vài người địa phương thì họ muốn thoát khỏi Hoa Kỳ, muốn độc lập nhưng khi hỏi sẽ không được Hoa Kỳ bảo trợ tiền bạc thì họ lại câm mồm. Nếu mình nhớ không lầm thì mấy năm trước có cuộc trưng cầu dân ý để dành độc lập từ Hoa Kỳ thì 80% dân trên đảo này chống. Nếu độc lập sẽ giống Cuba ngay. Đi đường thấy người lái xe như ở Hoa Kỳ, ngừng lại khi thấy mình băng qua đường, không như ở các xứ khác xung quanh vùng, chạy xe ẩu tả. Hôm qua, sau khi học, mình đi viếng lò nấu rượu Rum Bacardi, được thành lập bởi một người di dân từ Cuba khi Fidel Castro chiếm đóng. Nay họ có 3 chỗ chính sản xuất rượu Rum này, ngoài Puerto Rico, còn ở Mễ tây Cơ, Bahamas, Tây Ban Nha,.. dù Rum được xuất phát từ Cuba. Mình có mua vài chai về tặng bạn bè.

Người da đen thì sử dụng chiêu bài nô lệ để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng của họ, người do thái thì sử dụng cuộc tàn sát mà họ gọi là Holocaust để bảo vệ quyền lợi của họ. Ở New York mình có tham gia thiết kế viện bảo tàng Holocaust ở Hoa Thịnh Đốn, đến phi trường Dallas, hình ảnh đầu tiên là thấy quảng cáo viện bảo tàng Holocaust,… 

Tại Bolsa, có nhiều nhóm người Việt muốn xây dựng một viện bảo tàng thuyền nhân nhưng có nhiều nhóm nên không làm được cái gì ra hồn, để con cháu hãnh diện. Bầu cử vừa qua, thấy toàn là các ứng cử viên gốc việt tranh nhau ghế đại diện, thay vì rãi ra ở các khu lân cận để mỗi thành phố, khu vực có người Việt đại diện thay vì để da trắng hay Mễ thắng cử.

Trên thực tế thì tình trạng bắt nô lệ có mặt trên trái đất này từ xưa. Đọc thánh kinh chúng ta thấy ông Moise, gốc Do Thái, dẫn dắt người nô lệ Do Thái từ Ai Cập về vùng đất hứa. Ngay ông Socrates còn kêu nô lệ là đúng. Chỉ đến thế kỷ 20 thì quyền tự quyết của người dân mới được phổ biến rộng rãi sau cuộc cách mạng tại Pháp quốc, nêu lên sự bình đẳng, tự do và bác ái con người.

Đến thế chiến thứ 1, Anh quốc và các đồng minh đánh bại và giải thể các đế chế Ottoman và Áo-Hung, tạo dựng các quốc gia nhỏ. Quyền tự quyết có giá phải trả của nó. Quân đội của Hitler có thể đánh chiếm các tân quốc gia này, từng bị đô hộ hay được bảo vệ của đế chế Ottoman hay Áo-Hung trước thế chiến thứ 1. Khi đế chế Ottoman bị giải thể thì có 71 quốc gia mới được thành lập tương tự khi Liên Xô sụp đỗ thì có không biết bao nhiều quốc gia tuyên bố độc lập rồi anh Putin, vớt lại từ từ.

Khối NATO như một khối của đế chế Hoa Kỳ, do các nước Âu Châu quy về để tránh bị chiếm bởi anh Putin. Tuần vừa rồi, không quân Mỹ Oanh tạc và cho đổ bộ lực lượng tại Syria nhưng không hiểu lý do gì. Không nghe tuyền thông Âu châu hay Hoa Kỳ nói chỉ đọc trên báo Trung Đông.

Nay Ba Lan, Tiệp Khắc mới được thành lập sau thế chiến thứ 1, không có quân đội, hay mới thành lập, làm con mồi dễ dàng cho quân đội Hitler chiếm đóng. Khi xưa, học lịch sử thế chiến, mình không hiểu lý do các nước này bị Hitler xâm chiến quá nhanh. Thậm chí Paris bị Hitler đánh chiếm trong vòng 9 ngày dù đã xây LIgne de MAginot. Sau thế chiến thứ 2 thì bị hồng quân của bác Stalin nuốt.

Đức quốc là một quốc gia có văn hoá cao, đã sản xuất những vĩ nhân cho thế giới như Beethoven, Goethe, Brahms,…nên mình không hiểu tại sao một nền văn hoá cao cấp ở như vậy có thể đưa đến sự diệt chủng, tàn sát dã man trong thế chiến thứ 2. Theo mình đọc thì có đến 6 triệu người Do Thái bị giết. Một trong 3 người dạy mình, gốc Do Thái, cho biết là ông nội thoát khỏi Đức quốc nhưng không đem theo được của cải nên mua vé tàu hạng nhất cho sướng. Sau này, Thuỵ Sĩ kêu ông ta để trả lại tài sản bị cướp khi xưa. Mình có xem một phim tài liệu kể một bà gốc do Thái, gia đình có bức tranh của Klimt. Bà ta phải tranh đấu với viện bảo tàng áo quốc để đòi lại vì bức tranh của gia đình bà ta. Giá trị mấy trăm triệu đô la. Không biết có phải bức tranh bị mấy người trẻ tạt sơn tuần này.

Sau khi Liên Xô sụp đổ thì hai nước Tiệp-Khắc được tách đôi trong hoà bình, ngược lại nước nam tư của đế chế Ottoman khi xưa thì chia năm xẻ 7, choảng nhau đến khi tây phương nhảy vào can thiệp vì thấy cuộc diệt chủng kinh hoàng của các hàng xóm với nhau như vụ chia đội Ấn Độ và Pakistan quá rùn rợn hay các vụ cáp duồn tại Cambuchia…

Câu hỏi mình hay đặt là Anh quốc từ một thuộc địa nhỏ bé của đế chế la mã, biệt lập trên một hải đảo nhỏ, vài thế kỷ sau trở thành một đế quốc mà họ tự hào cho rằng mặt trời không bao giờ lặn tại Anh quốc. Xét kỷ là nhờ sự giao thoa với nền văn minh La Hy mà Anh quốc trở thành một cường quốc dù ít dân và bị đô hộ. Người bị đô hộ không vui sướng chút nào nhưng bù lại họ học hỏi được từ người cai trị họ.

Khi quân la mã đến chiếm đóng đảo Anh quốc thì có những vụ kháng chiến của kẻ bị trị bùng dậy, chống lại kẻ chiếm đóng nhưng đều bị quân đội của la mã dẹp tan. La mã tổ chức rất chặc chẻ và kỹ thuật cao hơn nên mới đánh chiếm khắp nơi và bình định nhanh chóng.

Tường thành xây bằng gạch thời la mã

Trước cuộc xâm lăng của đế quốc la mã, nước Anh quốc chưa ra đời. Hòn đảo Anh quốc gồm 30 bộ lạc và họ đánh đấm nhau như mấy sứ quân thời trước nhà Đinh tại Việt Nam. Người ta gọi thời gian từ 96AD đến 180 là nền hòa bình la mã (pax romana). Nhờ hoà bình nên văn hoá la mã mới có dịp phát huy tại hòn đảo này mà sau này thủ tướng của đế quốc hùng mạnh nhất thời đó Winston Churchill phát biểu: “we owe London to Rome”. Người La mã đem kỹ thuật đến xứ này. Khác với các nước miền Nam Âu châu, người la mã sử dụng đất để nun gạch thay vì đá mà đến ngày nay người Anh quốc vẫn tiếp tục sử dụng kỹ thuật xây gạch đến mức cao cấp.

Sau này, các bộ lạc gốc Đức đánh chiếm, nhất là giống dân Angles và Saxon đến chiếm đóng, đuổi người Anh quốc qua đảo Wales. Một số người Anh quốc chạy qua Pháp mà nay được gọi vùng Bretagne. Sau này người từ Normandie xâm chiếm xứ này do đó hoàng gia Anh quốc và hoàng gia pháp có sự liên hệ nhau và đánh nhau sau này.

Người la mã chiếm đóng đầu thế kỷ thứ 1 và khi đế quốc la mã yếu dần, rút về thì quân đội của Angles và Saxon chiếm đóng Anh quốc, sau đó đến các quân đội Bắc Âu ở thế kỷ thứ 9 và quân đội Norman vào thế kỷ 11. Do đó người Anh quốc rất đa dạng, nhiều chủng tộc nhưng người ta hay dùng cụm từ Anglo-Saxon để chỉ người Anh quốc.

Đời sống của thế giới đã thay đổi hoàn toàn không còn như xưa từ khi người Anh quốc xây các đường rầy xe lửa. Nhớ năm 3ème, học về lịch sử cách mạng kỹ nghệ, trong cuốn anh văn, người Anh quốc sáng chế máy chạy bằng nước,.. Trước đây các thành phố đều được xây dựng cạnh các con sông lớn hay bờ biển vì di chuyển dễ dàng, giao thương. Nay người Anh quốc xây dựng đường rầy ở nước họ và các nước khác. Di chuyển vào nội địa rẻ hơn khiến các thành phố nội địa phát triển mau chóng nếu có hầm mỏ,…giúp cho ngành kỹ nghệ của họ phát triển nhanh và giàu có. Đường xe hoả cũng đã giúp Hoa Kỳ trở nên thịnh vượng, phát triển về miền viễn tây.

Trong thời gian cách mạng kỹ nghệ, nền văn minh Âu châu trở nên mạnh nhất thế giới về kinh tế và kỹ thuật. Anh quốc có thể chia sẻ kỹ thuật với các quốc gia Âu châu. Anh quốc trồi dậy và để lại dấu ấn, ảnh hưởng lớn cho Âu châu từ khi đế quốc la mã lụi tàn. Sau đó chịu sự cạnh tranh với các quốc gia khác trong vùng như Pháp quốc, hoà lan và Đức quốc,..vì các quốc gia này có dân số đông hơn Anh quốc. Ngày nay thì Anh quốc te tua vì nạn dân số kém. Các cộng đồng di dân khá đông. Mình về thăm Luân Đôn phải thất kinh vì đi ngoài đường thấy các chủng tộc từ Ấn Độ và Pakistan hay Trung Mỹ rất đông.


Có thể nói ảnh hưởng của văn hoá của Anh quốc rất sâu rộng trên thế giới hay Bắc Mỹ như Gia-nã-đại, Hoa Kỳ nói riêng. Các luật dân sự của các quốc gia này, đều dựa theo luật pháp của Anh quốc thậm chí đến các quốc gia từng bị đô hộ như ấn độ, Pakistan, hay các nước Phi Châu, Uc Đại Lợi, Tân Tây lan,… hôm nay mình phải đi thị thực chữ ký một tờ giấy cần để gửi về Cali cho một vụ mua nhà. Mình tưởng như ở Hoa Kỳ nên gọi một tiệm UPS gần khách sạn, mới khám phá ra luật dân sự sử dụng ở đảo này theo luật của Napoleon xưa kia, chỉ có luật sư mới có quyền thị thực chữ ký, tốn nhiều hơn. Chán Mớ Đời 


Song song với các cuộc chia sẻ văn hoá, các cuộc tàn sát đầm máu tàn bạo của các thực dân Anh quốc khi đánh chiếm các nước. Sự kỳ thị chủng tộc được áp dụng triệt để không những với các người da màu mà thậm chí đến các người da trắng ở các thuộc địa của họ như Ái NHỉ Lan, Tô Cách Lan,… cũng không thoát khỏi sự kỳ thị này, dân chúng vẫn căm thù người Anh quốc. Có anh bạn, gốc Ái Nhỉ Lan đem vợ con di dân sang Hoa Kỳ vì không muốn con anh ta lớn lên bị người Anh quốc khinh thường như anh ta đã từng trải nghiệm. Vấn đề là người ái nhỉ lan di cư, học từ kẻ đô hộ mình nên khi xưa, họ rất kỳ thị các người đến từ Ý Đại Lợi,…mà trong cuốn truyện Bố Già, có kể vụ mấy tên ái nhỉ lan hành hung cô gái gốc ý, ra toà được tha bổng nên phải nhờ đến Don Corleone ra tay, khệnh mấy tên ái nhỉ lan, quẹo tay què cẳng. Mình có xem phim tài liệu về cảnh sát Mỹ khi xưa đa số là Ái Nhỉ LAn tìm kiếm dân Ý Đại Lợi,…


Ngày nay, ta thấy các cuộc hôn nhân ngoại chủng rất nhiều, cho thấy sự kỳ thị chủng tộc đã bớt nhiều. Có cuốn phim của ông Sydney Poitier nói về vụ này, cô con gái dẫn về anh bạn trai gốc da đen, đã giúp người Mỹ có cái nhìn thoáng hơn.


Nhìn lại thì thấy người Anh quốc đã chia sẻ kỹ thuật, cách thức tổ chức kinh tế, luật lệ và anh ngữ trong đế chế của họ. Nhiều quốc gia không có chữ viết hay có nhiều phương ngữ nên anh ngữ đã giúp họ thống nhất. Nếu so sánh người Pháp và người Anh quốc thì có một điều khi họ rút lui thì các nước được bảo hộ bởi người Anh quốc ít đánh nhau hơn các nước bị pháp đô hộ. Nếu không kể các cuộc chinh phạt tàn ác của người Anh quốc thì có thể nói là sự đóng góp của họ cho thế giới rất lớn, sau đế chế lA MÃ. Hôm nào mình sẽ kể vụ người Pháp đô hộ người Việt là cái xui của nước mình. Nếu được người Anh quốc thì có lẻ Việt Nam sẽ không có cuộc chiến uỷ nhiệm từ 1954 đến 1975.


Chúng ta học lịch sử của kẻ bị trị nên chửi bới kẻ đô hộ mình nhưng ngày nay người ta chứng minh là đế quốc Anh được thành hình giàu có nhờ các cuộc cách mạng kỹ thuật của họ chớ các nước thuộc đế chế của họ đóng góp rất ít. Cá nhân hay các công ty tư nhân có thể làm tiền nhiều tại các thuộc địa nhưng mẫu quốc không hưởng lộc được nhiều, thậm chí cũng phải chi thêm. Tương tự ngày nay, các công ty Mỹ làm ra tiền nhiều tại các quốc gia khác nhưng Hoa Kỳ đâu có sơ múi gì cả vì họ không đóng thuế tại Hoa Kỳ, vì cơ sở làm ăn được thành lập tại các quốc gia không phải đóng thuế. Apple, Amazon làm biết bao nhiêu tiền hàng năm nhưng không đóng thuế tại Hoa Kỳ cũng như các nước khác. Nay có lẻ bị thay đổi.


Đọc tài liệu tây về xây dựng Đà Lạt thì Pháp quốc tốn rất nhiều tiền để thành lập thành phố nghỉ dưỡng và thủ đô tương lai của Đông Dương của họ. Họ hết tiền, muốn bỏ nhưng may thay đệ nhất thế chiến xẩy ra khiến người Pháp ở đông Dương không về nước được khi nghỉ hè nên bò lên Đà Lạt và từ đó họ phải tiếp tục phát triển thêm nhưng được vài chục năm sau phải bỏ của chạy lấy người về pháp.


Có vấn đề đáng nhắc đến là người Anh quốc chiếm đóng các đất nước khác, các nước này học được cách sử dụng kỹ thuật mới để phát triển. Ngoài ra họ đã cho di chuyển các người dân sở tại đến các thuộc địa khác như người ấn độ đến Phi Châu, người Tàu đến mã Lai… hay người Tô Cách Lan, Ái NHỉ Lan đến, Hoa Kỳ, Gia-nã-đại, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan. Các cuộc di dân này giúp các nước phát triển nhanh và xoá đói giảm nghèo ở các nước như ấn độ,…


Vào thế kỷ 20, có đến 1 tỷ người nói anh ngữ, giúp họ có thể truyền đạt được vì phương ngữ của họ rất khó học và truyền đạt. Còn ngày nay, người không biết anh ngữ là được xem mù chữ.


Xem lịch sử thì chúng ta có thể ước mơ về tương lai. Điển hình xứ Hy Lạp và LA MÃ rất hiện đại, và mạnh về kinh tế và kỹ thuật so với Anh quốc, Bắc Âu nhưng 1 thời gian sau đế chế của họ tàn rụi vì nhiều lý do. Sau đó các nước bị trị, đô hộ lại vươn lên nhờ học hỏi ở những kẻ đô hộ mình về kỹ thuật, kinh tế,…


Vào thế kỷ 19, 3 quốc gia: Anh quốc, Hoa Kỳ, và Đức quốc sản xuất 2/3 tổng số hàng hoá sử dụng trên thế giới. Đến cuối thế kỷ 20 thì 17% dân số thế giới sản xuất hơn 80% hàng hoá thế giới. Do đó chúng ta có thể giải thích sự chênh lệch về sự bất bình đẳng về lợi tức trên thế giới. Thống kê cho biết là vào năm 1994, cộng đồng người Tàu hải ngoại với 34 triệu người tạo dựng tài sản tương đương với 1 tỷ người Tàu tại Trung Cộng. Mình nhớ khi ở Pháp, họ cho biết số bác sĩ gốc việt tại pHáp đông hơn số bác sĩ hành nghề tại Sàigòn.


Mình học lịch sử sơ sơ khi xưa, cho rằng các đế quốc chiếm đóng các nước khác, ăn cướp tài nguyên,… các sử gia vẽ chủ nghĩa đế quốc là cách chuyển giao tài sản từ một nước bị trị đến một nước đô hộ. Vấn đề là khi các đế chế tàn lụi thì theo nguyên tắc này thì các nước bị trị, đánh đuổi được thực dân sẽ giàu to lên vì của cải, tài nguyên cua họ không bị cướp nữa. Người ta lại thấy khi các nước này dành lại độc lập thì kinh tế te tua, dân chúng đói khổ hơn trước.


Người ta lý giải là người dân địa phương chưa đủ trình độ để quản lý nền kinh tế của thực dân bỏ lại. Cứ lấy thí dụ Nam Phi, Rhodesia,..khi người da trắng trao quyền hành lại là kinh tế sụp đỗ. Điển hình kinh tế Việt Nam sau 1975, te tua dù đã không còn tiếng súng. Thiên hạ thà chết ra đi để tìm đường sống. May sau này họ cho người ngoại quốc đầu tư mới giúp người Việt có công ăn việc làm. Các ông chủ đại hàn, tàu thay thế các ông tây bà đầm khi xưa. Thậm chí ông tây bà đầm còn đối xử người Việt tử tế hơn mấy anh ba tàu hay hàn quốc ngày nay. Nghe kể hiện nay, có đến 90,000 Hàn kiều tại Việt Nam và 90,000 Việt kiều tại Nam Hàn. Vấn đề là người Việt tại Nam Hàn, ở lậu, đi làm công cho người hàn những việc mà dân họ chê trong khi Hàn kiều tại Việt Nam là ông chủ các xí nghiệp tại Việt Nam. Khi xưa, Nam Hàn nghèo đến độ phải gửi lính sang Việt Nam đánh nhau để Mỹ trả tiền, giúp họ phát triển.


Ông John Stuart Mill giải thích lý do các quốc gia bị can qua làm tan nát nhưng sau đó họ vẫn xây dựng lại nền kinh tế của họ nhanh chóng. Điển hình Đức quốc và Nhật Bản sau 1945. Ông ta cho rằng điểm quan trọng là Vốn Văn Hoá (cultural capital). Nếu vốn con người không bị tàn phá thì sự đổ nát của chiến tranh sẽ được xây dựng lại.


Ông ta lại nói có “negative human capital” , không biết dịch ra sao qua việt ngữ, dưới dạng tiêu cực sẽ khống chế, cản trở những vốn văn hoá xây dựng lại sự đỗ nát. Việt Nam có chế độ lý lịch rất đánh ghi nhớ. Ông Đào Duy Từ, học giỏi nhưng vì con phường chèo, được xem là xướng ca vô loại nên không được đi thi. Bà mẹ hứa với ông cán bộ trong làng sẽ lấy ông ta với điều kiện, nhận ông con làm con nuôi, đổi họ. Ông Đào Duy Từ đậu cao nhưng bà mẹ dỡ chứng không chịu ái ân. Thế là cà cuống đau quá, đem tố giác thế là ông Từ bị CHúa Trịnh lột đai, đuổi về làm ruộng. Thế là ông này vượt biên xuống miền nam, phò chúa Nguyễn, giúp triều đình Nguyễn đứng vững đến 1945.


Sự hãnh diện về chủng tộc, phe phái, bản thể thường được xem là yếu tố chính để phát triển nhưng có những quốc gia chủng tộc giác ngộ cách mạng về sự thụt hậu của họ và mắc cỡ đã giúp họ thay đổi. 


Điển hình hòa xứ Tô Cách Lan, không bị người La MÃ chiếm đóng vì xa nên vẫn ở trạng thái không thay đổi, lạc hậu vì không có sự cọ sát với nền văn minh La Mã như Anh quốc. Đến khi họ bị người Anh quốc đô hộ thì mới khám phá ra sự tuột hậu của họ nên dân chúng tìm cách học hỏi từ người Anh quốc, giúp phát triển xứ này, chạy theo Anh quốc khiến đất nước họ sản xuất ra nhiều nhân tài vào thế kỷ 19.


Tương tự, 1 thế kỷ sau, Nhật Bản với chế độ bế môn toả cảng, cảm thấy thua kém người da trắng đã giúp xứ họ tiến nhanh đến nổi có thể thắng cả hải quân Nga Sô vào năm 1905 khiến người Việt tìm đường chạy qua Nhật Bản để học với chương trình Đông Du. Người Pháp đang đô hộ, dạy chúng ta thì không chịu, lại chạy qua bên anh Nhật Bản để học những gì họ học từ người da trắng. Chán Mớ Đời 


Trung Cộng mang mặc cảm bị người tây phương cai trị nên đã ra sức phát triển xứ họ từ 30 năm nay. (Còn tiếp)


Nguyễn Hoàng Sơn