Showing posts with label Ở Tây. Show all posts
Showing posts with label Ở Tây. Show all posts

Lạm phát và chiến tranh Ukraine

2 tháng trước đi Peru, mình dùng cái App để kêu xe Uber đi khắp nơi ở xứ này, đến khi về Hoa Kỳ, kêu Uber đưa về nhà vì 7 sáng, không muốn con ra đón. Đến nhà họ chặt $150 khiến mình thất kinh vì trước đây chỉ độ $80. Buồn đời mình mò tìm tin tức thì khám phá.

Lý do chính là lạm phát mà Hoa Kỳ chưa nếm mùi từ lâu khiến người Mỹ quên mất Lạm Phát là gì. Khi mình sang Hoa Kỳ làm việc thì lạm phát hàng năm CPI là 3%, đến năm 2005 thì lên đến 5% nhưng từ 2012 đến năm vừa rồi chỉ loang quanh 3% khiến Quỹ Dự Trữ Liên Bang tìm cách tạo nên lạm phát thay vì phòng ngừa. Do đó, mỗi năm công ty tăng lương lên 2-3% để kịp thời giá sinh hoạt đời sống chớ không có thằng chủ nào thương mình để tăng lương cả.

Lý do không có lạm phát vì người Mỹ mua đồ sản xuất từ Trung Cộng và các nước khác, nghèo. Trong 10 năm qua, người Mỹ bị nghiện tiêu sắm đồ sản xuất từ Trung Cộng, chỉ phải đối diện thường trực sự tăng giá các chi phí về y tế, nhà cửa,…


Lạm phát không lên nhiều trong mấy năm qua nên dạo này thiên hạ cứ kêu rên lạm phát. Thật ra nếu để ý thì đi ăn phở, giá tiền gia tăng đều đều nhưng ít, không như dạo này. Hồi mình mới sang Cali, dẫn đồng chí gái đi ăn phở để đả thông tư tưởng, xét lý lịch trích ngang, trích dọc, giá 1 tô phở có $3.5 nay lên đến $15/ tô. Chán Mớ Đời nên mình hết muốn ăn phở dù thèm. Hôm trước đi viếng vùng Utah, có một chị đi chung, nấu phở ngon kinh khủng. Hy vọng ngày nào đẹp trời, chị ta kêu lại nhà ăn phở đổi bơ của mình.

Sau vụ khủng hoảng kinh tế 2008, Quỹ Dự Trữ Liên Bang chơi trò giảm phát, tiền lời gần 0% khiến nhà cửa và cổ phiếu thị trường chứng khoán lên như diều. Quen với tiền lời rẻ nên từ đầu năm đến nay FED tăng 3 lần, có 1 lúc .75% tiền lời, đã thay đổi cách làm ăn của người Mỹ nên khi lạm phát đến ai nấy chới với. Cái này, họ bắt chước Nhật Bản và âu châu. Nghe nói ở Đức quốc, Nhật Bản muốn bỏ tiền vào quỹ tiết kiệm, khách tiêu dùng phải trả tiền cho ngân hàng thay vì được lãi như xưa. 

FED và các ngân hàng khác cho vay rẻ, gây ra một ảo tưởng về kinh tế. Tiền lời rẻ không nhắc đến thời gian nên nay FED không thể nào tiếp tục in tiền, cho vay rẻ. Từ ngày ông BIden lên, mình nghe lời những công ty tài chánh mà mình mua thông tin, bán hết các công ty về công nghệ, mua toàn cổ phiếu công ty về dầu hoả.

Người đầu tư lúc nào cũng quan tâm đến lạm phát hay suy thoái kinh tế vì ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Ngoài thị trường chứng khoán ra có những công ty tư có lợi tức cao nhưng không muốn IPO trên thị trường chứng khoán. Đầu năm 2022, Hoa Kỳ có 2,800 công ty có lợi tức hàng năm trên $100 triệu có mặt trên thị trường chứng khoán New York và trên 18,000 công ty riêng cũng có lợi tức trên 100 triệu đô. 

Mình muốn mua cổ phần công ty mua bơ của mình nhưng không có người chịu bán nên phải đợi ai đó buồn đời bán. Họ mua của mình 1 đô, bán ra 3 đô. Hàng năm mình đi dự tiệc báo cáo tài chánh năm vừa qua, khiến mình thèm thuồng muốn mua cổ phần của họ.

Mình có anh bạn trên San Jose, mỗi lần lên trên đó thì rũ nhau đi ăn phở. Anh ta kể đang tìm cách làm cái App về viện bảo tàng,.. anh ta nói là dân ở đây giàu lắm, có tiền nhiều, ai có ý tưởng lạ làm tiền là họ bỏ tiền ra đầu tư. Nếu hết tiền thì họ đưa thêm.

Điển hình là công ty Amazon ra đời do các Venture Capitalist (VC) đưa tiền cho phát triển công ty này dù lỗ suốt mấy năm trời. Người ta nói đến ông Bezos giàu có mà ít ai nghĩ đến những tên đầu tư tiền cho ông ta. Tương tự khi đi mua nhà, nếu cái deal tốt thì kiếm tiền rất dễ, cứ gọi mấy tên quen có tiền là chúng cho mượn hay hùn.

Trở lại vụ Uber lên giá tiền, cao hơn Taxi. Mình đi Uber tốn $150, Taxi $100 từ phi trường về nhà. Năm 2021, Uber cho biết là thu vào $1.8 tỷ trước khi trả thuế,…. Lỗ đến $489 triệu phần giao hàng, chuyên chở và đốt khoảng $1.9 tuỷ mỹ kim về hành chánh, nghiên cứu và phát triển. Cho thấy các công ty này đâu có lời, các thiên thần tài chánh, mượn tiền ngân hàng với tiền lời thấp, đưa cho Uber xài. Mình ước gì có khả năng mượn tiền thẳng như các đám tài phiệt này, từ FED thì chỉ trả tiền lời là 0%. Mình mượn tiền mua xe hơi chỉ trả 1%. Cho thấy các tài phiệt như các công ty bán xe hơi mượn 0% và cho mình vay lại 1%.

Nếu mình được vay tiền lời mua nhà 1% như mua xe hơi (5 năm) thì sướng chết. Mua 1 căn nhà giá $500,000 vào năm 2015, tiền lời có 1%, chỉ trả $5,000/ năm mà cho thuê được $24,000/ năm rồi còn được khấu hao, xem như mỗi căn nhà bỏ túi được $24,000/ năm. 5 năm sau bán giá $1,000,000, bỏ túi $500,000 cộng 5 năm tiền thuê nhà $120,000, tổng cộng $620,000. Mấy tờ báo cứ chửi bới là càng ngày người giàu ở mỹ càng giàu. Lý do thì họ không cho biết hay không hiểu. 

FED in tiền cho vay 0% nên thiên hạ mượn cho vay lại hay đầu tư, mua cổ phiếu thị trường chứng khoán, nên lên như điên, chớ không phải nội các của ông Obama, Trump tài giỏi gì cả. Thiên hạ cứ tưởng lầm mình giàu có. Vì vậy sau 2008, người giàu càng giàu to vì tiền lời trả quá ít hay 0% nên họ mượn tiền của chính phủ không phải trả tiền lời, để đầu tư vào các công ty hay mua nhà cửa. Giá nhà lên như điên. Năm ngoái có nơi lên 29% năm ngoái. Năm nay có nơi xuống cũng đến 29%. Kinh

Tiền lời lên nên các công ty Start-up hay công nghệ chưa làm ra tiền phải thay đổi cách làm việc và đầu tư. Tổng giám đốc Uber, Dara Khosrowshahi cho biết công ty cần xét lại cách hoạt động của công ty. Nghĩa là trước đây mình đi Uber chỉ tốn có $80, là vì công ty chịu lỗ để mình quen sử dụng, để họ lấy khách hàng quen. Nếu lỗ thì các tay tài phiệt bỏ thêm tiền vào và chia thêm phần cổ phiếu. Nay thì họ không muốn bị lỗ nhiều nữa nên phải lấy theo thời giá thì đắt hơn đi Taxi. Tương tự nay đi chơi, mình ngủ tại khách sạn cho khoẻ vì AirBnB thêm đủ lệ phí.

Hình này cho thấy 87% công ty tại Hoa Kỳ là công ty tư, không có tên trên thị trường chứng khoán.

Mỗi lần con gái mình đặt Pizza qua Postmate giao tới nhà là được các công ty ở Silicon Valley hổ trợ cho đời sống tiện nghi cho thế hệ con mình vì quá rẻ. Cứ mở cái App ra để nhấn nhấn. Xong om

Các công ty này lúc đầu thì họ theo chủ nghĩa xã hội, bao cấp cho khách hàng rồi dần dần họ sẽ chuyển qua chủ nghĩa tư bản để lấy tiền thiên hạ, đã quen sử dụng mấy cái App. Quan trọng nhất là dữ liệu mà lấy của mình. Amazon biết rõ về mình hơn là chính mình, Facebook, YOuTube, biết mình thích xem phần nào để quảng cáo.

 Tiền lời rẻ nên họ tha hồ mượn ngân hàng để đưa tiền cho các công ty Start-up để đầu tư vài năm và hy vọng sẽ như Amazon. Đó là chế độ bao cấp cho thế hệ Millenial của con mình.

Nay tiền lời lên cao với lạm phát nên các công ty như Uber phải ngưng chế độ xã hội chủ nghĩa và lấy tiền theo đúng với cách làm ăn. Do đó họ lấy mình $150 thay vì $80 như trước đây. Trước đây, mình hay gọi mấy người Việt, chạy đưa đón khách từ phi trường, giá $70 nhưng phải gọi đặt trước, mất công. Có Uber mình chỉ gọi khi đã chuẩn bị hành lý thì vài phút là họ đến.

Khi xưa, Amazon ra thị trường chứng khoán, nếu ai có tiền bỏ ra $10,000 thì ngày nay, có trên $20,000,000 nhưng ít ai nhớ đến những người đã từng bỏ ra 1 triệu trước khi Amazon ra thị trường chứng khoán. Nếu chúng ta xem thị trường chứng khoán xuống thê thảm từ mấy tháng nay, các công ty tư, cũng te tua lắm. Họ sẽ sa thải nhân viên, thất nghiệp sẽ lan tràn, cho nên chúng ta cần chuẩn bị một cuộc suy thoái sắp đến. Họ nói sẽ te tua, song song chiến tranh ở Ukraine thì chúng ta có một cuộc chiến vô hình đó là cuộc chiến năng lượng,

Năm 2014, kỹ nghệ khoan giếng dầu thay đổi vì kỹ thuật cao nên rất rẻ để khoan do đó Saudi Arabia, bảo vệ quyền lợi của họ nên hạ giá dầu xuống nên giá dầu xuống kinh hoàng chúng ta có dầu hoả rẻ, có dạo xăng ở cali xuống đến 3 đô khiến các công ty khoan dầu Hoa Kỳ, banh ta lông. Nay thì gấp đôi.

Nếu không có vụ tiền lời rẻ trong suốt thập niên vừa qua, dầu hoả cao thì các công ty dầu hoả làm tiền bộn.

Theo mình đoán cuộc chiến Ukraine là một sự chuẩn bị của đám công ty dầu hoả, toa rập với Putin. Sáng nay nghe tin một số nước Âu châu chống vụ xe hơi phải chạy bằng điện năm 2035. Ông Biden vừa kêu là cấm vận mua vàng của Nga Sô. Trong khi đó thì Ấn Độ tìm mua vàng của Nga Sô và hôm kia Putin kêu sẽ thực thi các cam kết của BRIC, khối 4 nước có dân đông nhất thế giới Ba Tây, Nga Sô, Ấn Độ và Trung Cộng. Mình đọc đâu đó, Nga sô sản xuất vàng nhiều nên trong thời gian chiến tranh, họ viện trợ cho Hà Nội. Bộ đội vào miền nam, thượng uỷ của họ chỉ việc đem vàng và đô la đi mua gạo cho bộ đội. Dân miền nam, ham tiền bán gạo thực phẩm cho bộ đội chiếm đóng miền nam. Chán Mớ Đời 

Các công ty dầu hoả không như các VC , họ không tính lời mai sau. Họ thấy cao trào giới trẻ yêu chuộng năng lượng xanh hay bảo vệ môi trường gì đó. Có lẻ vì vậy, họ muốn lời ngay hôm nay vì sẽ có suy thoái kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến tại Ukraine sẽ giúp Nga Sô và các công ty dầu hoả trên thế giới giàu to. 

Đức quốc và các nước ở âu châu, Ấn Độ, Trung Cộng,… vẫn mua dầu ga của Nga Sô dù có lệnh cấm vận đủ trò. Báo kinh tế mình đọc thì họ kêu mua cổ phiếu các công ty dầu và bán máy móc khoang giếng dầu từ hai năm nay. Nay thì thấy các công ty này lên khủng nên đoán các tập đoàn dầu hoả, giựt dây để bán dầu hoả kiếm tiền. Chiến tranh xẩy ra vì quyền lợi kinh tế cả. Cho nên mình không thích cổ vũ bên Nga hay bên Ukraine. Chỉ tội là lính chết trẻ với người dân vô tội. 

Trung Cộng mới ra lệnh cấm xuất khẩu thép. Ai cũng biết Trung Cộng là nước sản xuất thép nhiều nhất thế giới. Thế là phải chạy đi mua cổ phiếu các công ty thép. Đài Loan mới cho biết sẽ xây dựng một trung tâm sản xuất chip điện tử tại Texas, Intel thì nghe đâu ở Ohio. Hoa Kỳ sợ Trung Cộng đánh chiếm Đài Loan để làm bá chủ nền sản xuất điện tử nên Hoa Kỳ phải cấp tốc cho ra mấy nhà máy tại Hoa Kỳ nhưng phải đợi vài năm nữa mới hoạt động được. Chán Mớ Đời 

Nói chung thì mình rất lo về cuộc suy thoái kinh tế sắp tới. Có lẻ sẽ còn điên hơn những năm đầu mình mới đến Cali. Dạo 1994, khi mình mới vào nghề mua nhà, kinh tế xuống, thiên hạ bỏ của chạy lấy người, nhà bị tịch thu nhiều không thể tả. Chỉ tiếc là không có tiền để mua.

Năm ngoái, mình bán mấy căn nhà ở xa, mua 6 căn ở gần nhà khi tiền lời còn rẻ. Hôm nay mình liên lạc với tên mua nhà của mình, hỏi đã bán nhà chưa. Hắn kêu chưa vì tiền lời lên, mấy người muốn mua nay bỏ chạy hết. Mình an ủi kêu đến vườn, hái bơ về cho vợ con ăn. Hắn mua xong thì sửa sang lại mất mấy tháng thì đúng lúc tiền lời lên 40% nên nay ngọng. 

Có chị dâu, chuyên làm giấy nợ cho khách hàng, gọi kêu là khách hàng của chị, mượn $50,000 của mình với tiền lời 12%, trả được 1 tháng nay sắp tái tài trợ lại. Họ xin bớt 2 tháng tiền lời vì trong giấy tờ ghi là trả sớm vẫn phải trả hết số tiền lời của 12 tháng còn lại. Tính ra thì còn 10 tháng hay $5,000. Mình nói thôi bớt hữu nghị một tháng nên sẽ nhận $54,000 trong 2 tuần nữa. Xem ra cho vay được 50% tiền lời, còn hơn xã hội đen. Kinh

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Ukraine sau 100 ngày khói lửa

 Leo núi 7 ngày không có Internet, vừa hạ sơn, về khách sạn tắm sau 7 ngày theo biên chế không tắm. Tắm xong, mở Internet, các tin tức ào ào xuất hiện khiến mình thì thất kinh. Trước khi leo núi, nghe nói quân đội Ukraine đang tái chiếm lại đất bị quân đội Nga xâm chiếm như Mua Hè Đỏ Lửa, khiến ai nấy hồ gởi, nay thì tình hình có vẻ oải, chậm lại. Thiên hạ kêu chưa nhận được vũ khí của NATO,… 

Mình đoán chắc có nhiều nguyên nhân khác, truyền thông không nói thật. Khi đi học về thương lượng, người ta giải thích, đừng bao giờ tin đối phương cả. Họ luôn luôn giải thích để che đậy sự thật. Do đó phải tìm kiếm, hỏi họ từ từ để rõ thêm lý do họ muốn bán nhà. Mình gặp nhiều người sắp bị ngân hàng tịch thâu nhà mà cứ bô bô kêu muốn bán nhà này để mua căn nhà to rộng hơn,… người ta luôn luôn dấu nguyên nhân chính, chỉ đưa ra một nguyên do khác khả thi.

Họ cứ tung tin mấy ông già như Kissinger kêu này nọ, chia đất cho Putin, rào đón dân tình. Mình tưởng ông thần này đã qua đời, không ngờ ông ta còn sống. Thường thường mấy người như ông này sống dai, người Việt căm thù ông ta vì đã bán đứng miền Nam. Tương tự, ông tổng thống tây mới được tái đắc cử, kêu điện thoại với ông Putin để kêu gọi đàm phán… các công ty mỹ lớn như MacDonalds mà rút lui khỏi Nga Sô thì mình đoán là tình hình khó khăn hơn, không ai bỏ tiền tỷ lợi nhuận. Có lẻ chính phủ Hoa Kỳ đã cho họ biết về chính sách của Hoa Kỳ trong tương lai nên họ mới rút khỏi Nga Sô.

Nếu mình không lầm, xứ Nga Sô có diện tích đất lớn nhất thế giới, lại ít dân, đâu độ 100 triệu người. Mình có xem một phim tài liệu về Nga Sô, thấy người Nga phải mướn người Tàu qua mấy vùng mà Nga Sô chiếm đất của họ khi xưa, vùng Mãn Châu để cày cấy. Dân Nga Sô ít mà lại không muốn về mấy vùng này làm ăn. Họ chỉ muốn tập trung các vùng phía Tây, hướng Âu Châu. Nên không hiểu họ đi chiếm thêm đất của Ukraine để làm gì, nhất là pháo kích và thả bom tiêu huỷ hết. Nay mai chiến sự ngưng, họ lấy tiền của mấy ông tỷ phú Nga, đã bị các nước âu châu khoá sổ, để trả nợ cho Ukraine. Chán Mớ Đời 

Cuộc chiến này tương tự như năm 1979, Đặng Tiểu Bình xua quân qua biên giới Việt-Trung khi quân đội chính quy, thiện chiến của Hà Nội đang ở bên Cao Miên, đánh nhau với Khờ Me Đỏ. Không ngờ các sư đoàn trừ bị của Hà Nội, lại đánh te tua quân đội Trung Cộng nên họ Đặng cho rút về, kêu đã dạy cho Hà Nội một bài học. Đặng Tiểu BÌnh thấy rõ quân đội mình bị lạc hậu với vũ khí và chiến lược. Bộ đội Hà Nội được huấn luyện chiếm đánh miền nam theo quân đội Liên Xô.

Nay quân đội Putin bị đánh te tua ở chiến trường Ukraine, vấn đề là họ Putin, không chịu tuyên bố đã dạy cho Ukraine mọt bài học rồi rút về. Cứ tiếp tục nướng quân. Quân đội Ukraine đã được huấn luyện bởi NATO từ năm 2014, đã từ bỏ cách đánh của Liên Xô cũ.

Có lẻ Ukraine không muốn làm chư hầu cho Nga Sô, nên họ Putin mới đem quân đánh để doạ các chư hầu khác phải phục tùng. Nói chuyện với mấy người từng sống tại Ukraine và Nga Sô thì họ cho biết người dân Ukraine, thà chết, không muốn trở lại thời Liên Xô, bị trấn áp mấy chục năm. Họ đã hưởng chút không khí tự do thì nên thà chết, không muốn con cháu họ sẽ sống như họ ngày xưa dưới thời Liên Xô. Có một anh quen, gốc Việt, nhưng khi xưa đã du học tại và sinh sống tại Ukraine. Nay là công dân Hoa Kỳ, nhưng khi chiến sự xẩy ra, con anh ta, sinh tại Ukraine, đòi về lại Ukraine để chiến đấu.

Cứ lấy xứ Ba Lan, họ theo chế độ tư bản nay giàu có khác xa với các chư hầu của Liên Xô gần đấy. Đàn anh nước lớn bên cạnh thì phải khúm núm, làm chư hầu. Khi xưa, đi học, thường có mấy tên to con hay ăn hiếp đám nhỏ con. Bọn nhỏ con có hai lựa chọn, bị ăn đòn hay làm tay sai cho mấy tên này sai vặt.

Mình đoán trong cuộc chiến này, chỉ có Hoa Kỳ và Anh quốc được lợi nhiều nhất nên họ hồ hởi giúp Ukraine. Có anh bạn làm về quốc phòng, kể các công ty ở Cali chế tạo vũ khí, làm 24/24 để sản xuất các mặt hàng đang cần thêm các nước khác, đặt hàng mua gấp. Hôm nay, xem trên YouTube các phản lực cơ và trực thăng của Nga Sô bị Stinger bắn hạ kinh hoàng. Mọi việc xẩy ra nhanh hơn gấp 10 lần Mậu Thân mà mình đã chứng kiến các vụ oanh tạc. Các khu trực Skyraiders bay thấp và chậm, dội bom trên Số 4.

Tưởng tượng, mỗi nước sau này, cứ đặt hàng mua F35 hay F15 của Mỹ là thoải mái rồi. Mỗi nước xin mua chừng 1 tá rồi trực thăng, thiết giáp, quân xa,… Hoa Kỳ viện trợ đâu 44 tỷ mỹ kim cho Ukraine. Toàn là súng ống, để thử nghiệm, cho thế giới xem rồi đặt hàng. Súng ống của ông Nga bây giờ thiên hạ hết dám đòi mua, dám huỷ bỏ đơn đặt hàng. Mình đọc đâu đó lâu rồi, Hoa Kỳ đang huấn luyện phi công từ Hà Nội sang. Không biết họ mua máy bay gì của Hoa Kỳ, thời Obama.

Quốc hội Đức quốc sẽ phê chuẩn cho xứ này mua 50 chiếc Chinook 47 của Hoa Kỳ thay vì Sikorsky cho quân đội họ. Truyền thông đang phủ đầu dân Đức, không có dầu khí của nga sô thì mùa đông năm nay sẽ mệt. Ở Hoa Kỳ, ông thượng nghị sĩ Rand Paul, không chịu ký gói quỹ viện trợ cho Ukraine, lấy lý do là không muốn người Mỹ phải bị đánh thuế. Lúc đầu thì hồ hởi nhưng khi đụng đến hồ bao của họ thì người dân sẽ kệ dân Ukraine. Đánh thắng thì họ hoan hô, còn kêu họ đóng góp thì adios amigos.

Mấy nước giữ vị thế trung lập như Phần Lan, Thuỵ Điển, nay xin gia nhập Khối Liên Minh BẮc Bắc Đại Tây Dương. Ông thần Putin, chơi kiểu Hitler khi xưa, bắn phá vô tội vạ khiến các nước xung quanh hoảng tiều, còn mấy nước như Pháp và Đức thì hơi xa nên cứ khập khểnh.

Dần dần họ dẹp 3 anh Đức, Ý Đại Lợi, và Tây qua một bên, các nước xung quanh Nga Sô mua súng ống, phi cơ của Hoa Kỳ. Không bán được súng ống để thiên hạ giết nhau thì 3 ông tây giàu mạnh nhất âu châu sẽ có vấn đề kinh tế. Thiên hạ sẽ bớt mua đồ của họ sản xuất như máy móc, xe hơi vì nghĩ họ không chơi đẹp với Ukraine. Xong om

Nội Hoa Kỳ bán súng ống, phản lực cơ chiến đấu cho mấy chục nước ở âu châu là đủ giàu. Có lần trong buổi họp của Toastmasters, người ta hỏi mình có tin ngày nào đó không có chiến tranh. Mình nói không bao giờ, ngoại trừ các nước phải huỷ bỏ, đóng cửa ngành kỹ nghệ chiến tranh. Sản xuất vũ khí thì cần phải có chiến tranh để các ông tướng khắp thế giới quan sát để mua.

Mình đọc đâu đó, Ba LAn chê phi cơ Rafale của pháp, muốn tặng phản lực cơ chiến đấu của Nga Sô cho Ukraine để mua F35 của Hoa Kỳ,… hình như báo Le Monde. Anh Tây, anh Đức không bán được vũ khí nên mới ra trò kêu hoà giải. Dạo mấy anh Tây này đánh Khadafi te tua, bán vũ khí cho dân trong vùng này nhiều thì không thấy nói đến hoà giải, đến khi Khadafi bị dân quân, kéo ra trong mấy ống cống thì mới hoan hô, kêu này nọ. Nay nước này te tua, đổ nát hết. Dân tình chống phá nhau cứ như Iraq hay Nam Tư sau khi Sadam, Tito băng hà.

Ông Sarkosy giác ngộ cách mạng vụ ông ta ra lệnh đánh vào Libya và Syria, gây tan nát mấy xứ này nên xé lẻ, tìm cách hoà giải khiến Hoa Kỳ bực mình, ủng hộ Francois Hollande đắc cử, cho anh Sarkosy ra rìa, lại bị kiện tụng gì đó.

Mình đọc tin tức ngoài lề thì họ cho biết Ukraine bị Nga Sô vớt mất 150 tấn Plutonium vào những ngày đầu của cuộc chiếm đất Ukraine. Lực lượng đặc biệt Ukraine tìm cách ngăn chận nhưng thất bại. Lý do là 1 gramme plutonium, giá từ $5,000 đến $10,000, xem như 150 tỷ đô-la. 

Có thể là Hoa Kỳ đã chuẩn bị cuộc chiến này từ lâu, khi cố Thượng nghị sĩ McCain viếng thăm xứ này sau khi Nga Sô tiến chiếm lần đầu năm 2014. Hoa Kỳ bắt đầu huấn luyện quân đội Ukraine từ đó…. Không biết có đúng hay không hay là phản tuyên truyền. Họ cho biết Hoa Kỳ tìm cách ly gián Nga Sô và Trung Cộng. Qua vụ này, Nga Sô hết dám tin vào anh ba tàu.

Ông Grossi đặt câu hỏi là Ukraine ký hiệp ước từ bỏ vũ khí hạt nhân nhưng lại còn rất nhiều plutonium 
Christopher Heinz là con riêng của vợ của cựu ngoại trưởng Kelly, từng tham chiến tại Việt Nam. Giới truyền thông chỉ cho chúng ta biết những tin tức họ muốn mình tin, còn sự thật thì không bao giờ. Có lẻ vì lý do này mà nga sô chiếm đóng 1 phần Ukraine năm 2014.

Cái mất dạy của người tây phương là cứ đâm bị thóc, thọc bị gạo ở các nước khác, để họ tranh chấp, bắn nhau để họ bán súng ống, vũ khí, máy bay thay vì dùng tiền đó để phát triển kinh tế. Nhớ dạo mình mới sang Cali, tổng thống Reagan, thương lượng với Gorbachov nên không cần vũ khí nhiều nữa. Các công ty làm về quốc phòng ở Cali, sa thãi kỹ sư đầy đường. Mấy người này, trước đây chạy xe xịn, ở nhà cao nay phải bỏ của chạy lấy người. Kinh tế Cali te tua chưa bao giờ thấy. Nhà cửa xuống đến 30-40% thời thịnh.

Thiên hạ cho mình tên của ông này, và trương mục ở Kiev rồi gửi tiền cho ông ta. Thấy ông ta viết bằng tiếng Ukraine, chụp hình với logo của Mục Vụ Không Biên Giới. Mình chả hiểu phải nhờ gú gồ dịch và thiên hạ ở Ukraine dịch.

Có đài truyền hình địa phương muốn đi qua Ukraine để làm phóng sự 1 tháng, nhờ mình giới thiệu mấy người quen tại Ukraine. Mình không biết mấy người này. Khi chiến tranh nổi lên thì tỵ nạn đầy, Mục Vụ Không Biên Giới nhờ mình gửi tiền qua cho mấy người này ở Ukraine, để họ mua lương thực giúp người tỵ nạn. Ngoài ra mình không biết họ là ai. Họ viết tiếng Ukraine, lại phải nhờ người ta dịch lại.

Nói chuyện mới khám phá ra cộng đồng người Việt tại Ukraine có độ 10,000 người, đa số đi từ miền Bắc. Người Việt tại đây buôn bán nhiều hơn làm công nên tương đối có đời sống tốt, ít ai muốn về lại Việt Nam. Người nào khá, triệu Phú đều làm EB-5, chạy qua Hoa Kỳ, vào công dân mỹ nhưng vẫn giữ công ty làm ăn ở Ukraine. Đi đi về về.

Nay chiến tranh xảy ra, Hà Nội ủng hộ phe Putin nhưng cộng đồng người Việt tại đây lại ghét xu thế này. Họ đang sống yên ổn, làm giàu nhờ buôn bán nay bị Nga Sô nhảy vào bắn phá. Không khéo Hà Nội lại mất cộng đồng người Việt tại Ukraine. Có thể các cộng đồng người Việt tại các nước Đông Âu cũ luôn vì người Việt sống tại các nước này thì chống Putin, vì quyền lợi của họ. Nghe kể; họ nói chuyện với gia đình tại Việt Nam, theo Putin thì họ kêu từ luôn, không gửi tiền về nữa.

Khác với người Việt tại miền Nam, nhất là dân miền bắc, được rèn luyện từ lâu về người anh cả Nga Sô. Chỉ có người Việt ra khỏi Việt Nam, sống tại nước sở tại lâu ngày thì mới so sánh được những gì đã được huấn luyện, tuyên truyền với những gì đang sống thật sự tại xứ người.

Cộng đồng người Việt, đi từ bắc việt ở Đức quốc và Pháp quốc thì chắc không vì họ quen theo tinh thần của chính phủ của hai nước này. Không sợ anh Nga Sô vì ở quá xa, theo chủ nghĩa thực tiễn.

Khi chiến sự xảy ra thì một số người Việt tại Ukraine, chạy qua Liên Hiệp Âu Châu. Khi xưa, muốn qua rất khó khăn, có người phải trả tiền, đi chui. Nay thì chỉ cần đưa hộ chiếu Việt Nam, qua Ba Lan hay các nước xung quanh là được tiếp đón nồng hậu, ăn tiền trợ cấp, sướng không gì bằng. 

Vấn đề ngày nay, hay khi hòa bình, họ muốn về lại Ukraine vì cơ sở làm ăn thì kẹt vấn đề là Ukraine, cấm đàn ông con trai trong tuổi quân dịch không được ra khỏi nước. Cho nên trong tương lai khá mệt vì khi Ukraine cần anh thì anh bỏ trốn, khi hoà bình được tái lập thì anh về ăn trên đầu dân Ukraine. Ăn cây nào rào cây nấy. Hình ảnh các bà hay thiếu nữ Ukraine, cầm súng chống lại quân xâm lược, được đưa trên báo chí lúc chiến sự xẩy ra.

Nghe kể có ông đại gia nào gốc Việt, giàu lên từ Ukraine, gửi máy bay để chở người Việt về Hà Nội. Nay mấy người này lại chới với vì xin giấy tờ cho con đi học đủ trò ở Hà Nội khá châm, trong khi mấy người không lên máy bay, di tản qua Âu châu thì được lãnh trợ cấp đủ trò. Sau này, muốn xin qua lại Ukraine chắc khó vì đã bỏ xứ cưu mang họ mà đi khi có nạn. Cho nên khó đoán được tương lai. Như mấy người vượt biển kêu bạn bè tui ở lại Việt Nam, nay giàu có, còn tui thì lao động ngày đêm.

Mình theo dõi trên mạng có mấy nhóm người Việt, chở lương thực, thuốc men, từ Ba Lan qua Ukraine để tiếp tế cho nạn nhân chiến tranh bên đó. Rất khâm phục họ. Chạy xe giữa đường có thể bị bom Nga Sô thả hay bắn banh ta lông. Thiên hạ hỏi mình muốn đi chung không thì mình nói Không. Mình không thích chiến tranh. Khi nào hoà bình rồi thì có thể sẽ qua đó chơi một chuyến.

Còn hiện nay thì lo làm vườn, leo núi Whitney 2 tuần nữa và Kilimanjaro 3 tháng sau. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tại sao phải cần mượn HELOC?

 Tuần này, mình sẽ nói về đề tài Home Equity Line Of Credit (HELOC), dòng vốn chủ sở hữu trên đài truyền hình Little Sàigòn. Đi chơi tá lả cả tháng, chỉ thích nói về leo núi nhưng chị bầu show của chương trình Money Smart, gọi nhờ lên đài vì ai cũng bận. Mình phải giải thích lý do họ mời nông dân như mình lên đài, vì các người trong nhóm bận. 3 tuần nữa lại leo núi Whitney. Kinh 

Mình không thích viết câu hỏi trước cho người phỏng vấn, rồi khi thu hình thì trả lời như trả bài. Mình thích người ta hỏi đột suất rồi trả lời, cảm thấy thành thật hơn, không đóng kịch vớ vẩn. Khi được hỏi, giúp đầu óc mình suy nghĩ trực tiếp. Khi có máy quay, mình bị áp lực trong khi tìm câu trả lời. Do đó, mình hay viết một bài về vấn đề đó trước, để có một nhìn tổng quát của đề tài, khi thiên hạ hỏi thì có thể đáp lại ngay.

Dạo này, giá nhà đứng vì tiền lời lên theo lạm phát nên chương trình muốn mình nói về sự khác biệt giữa Home Equity Line Of Credit và Home Equity Loan. Cả hai đều có chữ “Equity” số vốn chủ sỡ hữu nhưng có nhiều khác biệt.

Mình đang thương lượng để mua một căn nhà ở thành phố Fountain Valley. Chủ mua để ở nhưng rồi không dọn về, cho thuê, người thuê khi trả tiền, khi không, chậm trễ nên chủ muốn bán. 3 tháng nay rao bán mà không có ai mua. Qua mùa hè này, nhà sẽ xuống. Có người quen giới thiệu. Chiều mai mình sẽ gặp họ và xem căn nhà luôn.

Mình sẽ mua nhà này với điều kiện là sẽ tiếp tục trả cái nợ ngân hàng của chủ nhà. Họ nợ đâu $750,000, xem trên mạng của công ty bảo hiểm tài sản. Tiền lời 3.75% cho 30 năm. Rất tốt, trong khi tiền lời hiện tại là trên 5 %. Cho thuê thì sẽ lỗ vì tiền thuê ở khu vực này chỉ độ $3,800 - $4,000. Sẽ lỗ độ $400/ tháng hay $4,800/ năm (negative cashflow) nhưng sang năm tăng tiền nhà lên thì sẽ đỡ khổ, huề vốn. Trời cho mình thì mua được còn không thì tiếp tục leo núi. Nếu mình mua được sẽ bỏ tên hai đứa con vào để giúp chúng khấu trừ thuế cuối năm.

Khi mua nhà theo kiểu thông thường tại Hoa Kỳ, người ta cần một số tiền để đặt cọc rồi mượn ngân hàng số tiền còn lại. Thông thường ngân hàng chỉ cho mượn 80% giá trị căn nhà vì lỡ nhà xuống, chủ nhà không trả nổi thì họ có thể xiết, tịch thâu, bán lấy vốn lại. Điển hình, căn nhà trị giá 1,000,000.00 thì họ bắt người mua đặt cọc 20% ($200,000) và cho mượn $800,000 (80% giá trị căn nhà).

Sau khi mua nhà xong thì mình có 20% vốn chìm trong căn nhà mà không sử dụng được. Người Việt mình hay nói của chìm là vậy. Có tiền mà không đụng được vào. Nhiều người về già, rên không có tiền ăn chơi, đi du lịch nhưng xem ra thì họ có của chìm mà không biết sử dụng. Điển hình, một căn nhà ở cali nay giá 1 triệu. Nhiều người đã trả xong nợ từ nhiều năm qua nên trên nguyên tắc là có của chìm 1 triệu nhưng không đụng vào. Họ chỉ cần làm cái HELOC là có thể lên tàu du thuyền đi chơi tứ xứ chớ nếu không mai mốt họ qua đời hay hết đi được thì con cháu, chúng sẽ bán ngay, lấy tiền mua xế xịn hay đi chơi. Tại sao phải nhịn cho con cháu tỏng khi mình có thể dùng để đi du lịch ở tuổi cao niên. Tại sao mình làm cực khổ để tậu căn nhà, sao không sử dụng của chìm để đi chơi cho vui vẻ cuộc đời?

Nếu ai có dịp nói chuyện với cố vấn về tài chánh, thì họ luôn luôn khuyên mình có một ngân quỹ khẩn (emergency fund) là 6 tháng số tiền tiêu xài hàng tháng để dự trù khi bị đau ốm, thất nghiệp thì có thể sử dụng dòng vốn ấy. Qua vụ COVID-19, có người mất nhà vì không đi làm được, không có lương. Nếu có HELOC thì chúng ta có thể rút ra để trả tiền nhà, tiền xe, thuế địa ốc,… HELOC có thể được sử dụng là một ngân quỹ khẩn cấp.

Sau khi mua nhà xong, mình đều làm đơn mượn một cái HELOC, dòng vốn chủ sở hữu. Lý do là để mình có thể mượn tiền khi cần. Thường thì ngân hàng cho mượn tối đa $250,000. Mình không phải sử dụng hết số tiền $250,000. Cần bao nhiều thì rút ra bấy nhiêu như thể thẻ tín dụng. Ngân hàng lấy tiền lời mỗi tháng, mình có dư thì trả thêm tiền gốc (principal) cho hết nợ.

Có dịp mình sẽ kể vụ làm tín dụng về thẻ tín dụng. Cứ làm thẻ tín dụng rồi tạo ra thêm Credit để mượn. Từ từ có độ 4, 5 cái thẻ tín dụng với Credit từ 50,000-60,000/ thẻ là mình có trong tay độ $300,000 khi cần. Vấn đề là thẻ tín dụng lấy tiền lời rất cao, năm đầu họ lấy rẻ nhưng có thể lên 22%.

Điển hình cách đây mấy năm, có người kêu bán 5 căn nhà và 5 acres đất, giá 1 triệu và cho vay lại nhưng họ cần $100,000 để trang trải chi phí của công ty họ. Mình thấy cái deal này được nên mượn $100,000 của HELOC ra để trả cho chủ nhà rồi sửa chửa lại một chút cho thuê hàng tháng, lấy tiền cho thuê nhà để trả cho chủ bán. Nay có người đòi mua 2.5 triệu nhưng mình chưa bán. Mình đang nhờ kỹ sư chia lô ra để bán lẻ độ 2 triệu và 5 căn nhà giữ lại cho thuê giá 1.8 triệu. Thay vì bán 2.5 triệu, mình có thể có 3.8 triệu, chỉ cần chia lô ra bán.

Nếu mình không có HELOC, dòng vốn chủ sở hữu thì không thể mua gấp những cái deal mà chủ nhà cần tiền gấp. Năm 2009, nhà xuống te tua. Mình có $250,000 HELOC, thêm một số tiền mình bán nhà trước đó 1 năm, bị đồng chí gái chửi là ăn non trong lúc nhà lên cứ lên, trong khi thiên hạ chạy đi mua nhà như điên như mấy tháng trước. Ngân hàng xiết nhà thiên hạ khi kinh tế te tua rồi bán thì mình chạy đi mua mệt thở. Một căn nhà trước đó bán $250,000-$300,000, nay mình chỉ mua có $50,000. Phải kêu các chuyên gia địa ốc là mình hết tiền vì họ gọi mình như chim ri. Kỳ này thì mình chuẩn bị khá hơn cho năm sau.

Có chị quen làm nghề địa ốc, chuyên lo mượn nợ, kêu mình có khách hàng cần gấp $125,000 để mua một tiệm UPS. Hỏi mình có tiền cho họ mượn trong vòng 1 năm với tiền lời 12%. Mình xem thì họ không có HELOC nên nếu mình cho mượn thì nợ mình sẽ được xếp vào hạng thứ nhì nên đỡ sợ. Căn nhà của họ trị giá 2.5 triệu, họ nợ đâu 1.5 triệu nên mình đồng ý. Vấn đề là mình không có tiền. Thế là mình mượn HELOC ra để cho họ mượn. Chị bạn làm giấy tờ, thị thực chữ ký, mình trả huê hồng cho chị ta 2% là $2,500.00, và chuyển tiền cho người mượn $125,000 trừ tiền huê hồng. Người mượn trả huê hồng cho người làm giấy tờ.

Ngân hàng HELOC lấy mình mỗi tháng 4.75%, mình lấy của khách hàng 12%. Đó là cách sử dụng dòng vốn chủ sở hữu, của chìm. Cứ xem như mỗi năm mình trừ tiền lời của ngân hàng thì có độ $6,000.00. Ai về hưu, tha hồ ghi danh đi du thuyền mấy chuyến vào lúc không có du khách. $600-$1,000/ người. Xong om

Thằng con thấy mình làm kiểu này, chắc nó kêu bố nó là con cháu địa chủ cường hào ác bá. Người mượn tiền đang làm đơn tái tài trợ cái nợ, sắp sửa xong. Sẽ trả mình thêm 5 tháng tiền lời. Lý do là mình có đề trong giấy nợ là mượn trong vòng 12 tháng, nếu họ trả trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ số tiền lời. Họ mượn từ tháng 11 năm ngoái, trên nguyên tắc là cuối tháng 10 là hết hạn. Tháng 6 họ trả hết nợ thì còn 5 tháng tiền lời, họ phải trả luôn. Mình phải để điều kiện này vì nếu không họ mượn  nợ xong xoay vốn chỗ khác rẻ tiền lời hơn, sẽ trả mình thì mất hết lời.

Tại sao họ phải mượn số tiền này vì họ cần để mua một thương hiệu UPS, giá $500,000 mà lợi nhuận hàng năm có thể lên đến nữa triệu. Nếu người mượn tiền, làm cái HELOC thì sẽ không cần đến tiền của mình. Người chuyên về mượn nợ cho mình, không bao giờ nghĩ đến chỉ mình cách mượn nợ HELOC vì không có huê hồng. Ngân hàng chỉ lấy đâu $150 tượng trưng tiền phí để làm HELOC.

Có nhiều người thắc mắc về Home Equity Loan. Cái này là mượn nợ trên dòng vốn chủ sở hữu. Nôm na là nợ thứ nhì. Khi mình làm thầu khoán, xây nhà cho thiên hạ thì hay gặp cảnh này. Chủ nhà muốn sửa chữa hay xây thêm phòng để ở. Họ không có tiền nhiều nên mượn nợ trên của chìm. Lấy thí dụ 1 căn nhà giá 1 triệu mà chủ nhà mua lâu rồi. Thí dụ 10 năm về trước, giá $600,000. Ngày nay họ có dòng vốn chủ sở hữu là $400,000. Họ muốn sửa lại nhà bếp, mấy phòng tắm, tân trang lại. Thí dụ giá độ $150,000.

Họ không có tiền nên mượn ngân hàng $150,000, mình phải viết hợp đồng, họ ký rồi nộp cho ngân hàng. Qua các thủ tục trả thêm tiền đủ trò thì họ được ngân hàng cho vay $200,000 tổng cộng là 80% giá trị của căn nhà, để trả cho mình $150,000 để tân trang lại. Vấn đề là họ không cần $50,000 kia nên hay xài bậy. Phụ nữ mà thấy có tiền khơi khơi là hay đi mua sắm rồi trả nợ mệt thở.

Vấn đề là nợ Home Equity là phải trả trong vòng 10, 15 năm nên rất cao nhất là số tiền mình không xài vẫn phải trả tiền lời trên đó. Thêm phải trả tiền huê hồng đủ trò tốn khẩm.

Trong khi đó, nếu có HELOC thì chủ nhà chỉ cần rút ra $150,000 để trả cho mình. Rồi họ chỉ trả tiền lời mỗi tháng thôi thay vì trả thêm tiền gốc “Principal” như nợ Equity loan. Khi nào có tiền dư thêm thì trả thêm để bớt nợ, rất uyển chuyển.

Đây là hình ảnh của đồng chí gái ngơi nghỉ sau khi leo bãi đáp thiên thần.

Ngoài ra có một điểm khiến chúng ta cần phải làm cái nợ HELOC. Khi sang Hoa Kỳ, mình thấy người Mỹ hay thưa kiện. Hôm trước, có cặp vợ chồng gốc Ấn, kiện thằng con trai vì không đẻ một đứa cháu cho họ. Mình không rõ vấn đề, chỉ lướt qua.

Mình không biết cái xui đến lúc nào nên phải phòng bị. Có nhà nên mượn HELOC để phòng hờ. Thí dụ ai đi ngang nhà mình bị té, buồn đời, họ gặp luật sư, xúi họ thưa kiện. Trong vòng 30 giây, luật sư có thể biết được khổ chủ có bao nhiêu tài sản. Khi xưa, mình đi kiếm chủ nhà, phải mua data của chủ nhà. Chỉ cần đánh địa chỉ nhà lên là biết ai là chủ nhà, họ ở đâu,… có lần mình thấy một căn nhà bỏ hoang nên tìm ra ông chồng cũ. Hỏi ông ta bà vợ cũ đâu, thì ông ta cho điện thoại, mò đến nhà bà ta để mua căn nhà.

Nếu khổ chủ chỉ có một căn nhà. Giá 1 triệu, nợ $750,000, xem như có dòng vốn sỡ hữu là $150,000 (khi bán thì tốn tiền đủ trò xem như $100,000. Thể là luật sư quyết định thưa ra toà vì tội vớ vẩn. Cố ý là để khổ chủ thương lượng trả tiền vài chục ngàn hay 100,000. Nếu chúng ta mượn một cái HELOC thì luật sư sẽ ngọng.

Lý do là họ có thắng kiện, xiết nhà thì không có đồng nào. Vì họ phải trả số tiền $750,000 cho cái nợ thứ 1, và $250,000 cho cái nợ thứ 2 HELOC. Đó là cách người Mỹ bảo vệ tài chính của mình, theo cách thông thường. Những người giàu có thì họ có luật sư làm đủ trò để không ai biết họ có tài sản.

Tóm lại, luôn luôn mượn cái nợ thứ nhì HELOC, không nên mượn nợ Home Equity Loan. Nếu mượn HELOC thì nên lấy ra một ít vì nếu ngân hàng không thấy mình sử dụng thì họ có thể cắt cái nợ của mình.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Từ Mount Whitney đến đỉnh Kilimanjaro 2022

Hôm nay, trước khi về, cả nhóm định đi một đoạn ngắn dọc theo sông Trinh-nữ nhưng có lẻ các thiên thần của công viên quốc gia Zion giận dữ, bị ai làm phật lòng nên trời bổng nhiên nổi gió kinh hoàng khiến cả bọn bỏ ý định đi bộ trước khi trở về Cali. Lên xe chạy thục mạng để tránh gió vì trên xa lộ gió thổi chới với, rất nguy hiểm.

Chuyến đi này chỉ có 1 xe, chẳng bù với lần trước có đến 4 xe chạy mệt nghỉ, đi đủ nơi nên khá mệt. Kỳ này thì ít người đi nên đi dã ngoại rất nhiều, 4, 5 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Có thể đi ngắn lại nhưng mấy bà thích tạo dáng, làm duyên nên phải chụp hình mệt thở. Cũng là cách giúp mấy bà nghỉ mệt.

Hy vọng tháng 10 này sẽ leo lên được đỉnh núi này.

Bãi đáp Thiên Thần phía sau, trên ngọn núi nhỏ, leo lên cái sườn núi nhỏ bé

Đi như vậy mới hiểu lý do mấy ông chồng không chịu đi theo. Nội chụp hình mấy bà không là đủ mệt. Mấy bà đòi xem trước, lạng quạng bắt chụp lại. Đi chung có đồng chí gái, 1 chị bác sĩ và 1 chị nuôi. Chị nuôi nấu ăn rất đỉnh. Món phở bò viên có gân cực đỉnh. Mình ăn đến 3 hôm. Chị bác sĩ đem theo thuốc giảm đau,…cho mọi người. Mình thì không cần, nhưng đồng chí gái uống Motrin mỗi sáng trước khi lên đường nên không đau nhức lắm, không bắt mình đấm bóp, xoa dầu.

Chưa chi phải nghĩ đến leo núi Whitney tháng 6 này, thật ra chỉ còn 3 tuần lễ. Mỗi tuần mình phải leo núi Boldy để luyện tập lại. Thấy tuyết còn trên đỉnh nên chắc sẽ không leo lên cao. Do đó mình đoán là leo lên đỉnh Whitney sẽ có tuyết, chưa tan. Sau chuyến 7 ngày trên đường mòn Saltankay-Inca thì mình không ngại nữa vì Đỉnh Whitney, thấp hơn 2,000 bộ mà mình đã leo ở Peru, có thể còn tuyết vì mình còn thấy tuyết trên đỉnh Boldy, miền nam cali. Còn Kilimanjaro thì cao hơn đến 4,000 bộ nơi mình đã lên cao nhất tại Peru.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Trong chuyến đi, có chị bạn kêu mình nên leo núi Kilimanjaro khiến mình nhớ có đọc và xem phim Les neiges de Kilimanjaro khi xưa, được dựng thành phim qua cuốn tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Ernest Hemingway. Ông này tuyên bố với báo chí khi trở về Hoa Kỳ, kiếm tiền để trở lại Phi Châu. Một bà đại gia mỹ, góa chồng, đọc được tin này thì nhắn tin cho ông ta là bà ta sẽ bảo trợ chuyến đi phi châu của ông ta với điều kiện là ông ta cho bà đi theo. Ông ta từ chối nhưng sau này viết cuốn tiểu thuyết này để ám chỉ về bà ta là cô bạn đi theo ông ta, chăm sóc khi ông ta bị thương. Nghe nói bà goá chồng hơn nhà văn đến 20 tuổi.

Lâu quá nên mình không nhớ rõ chi tiết cuốn phim và truyện. Chỉ mại mại nhớ ông này ở phi châu, bị thương cái chân. Có bà Bồ bên cạnh nhưng trong cơn mê sản, ông ta nhớ đến bà Bồ cũ, quen nhau ở Paris, xù ông ta. Ông ta làm phóng viên đi qua Tây Ban Nha, gặp cuộc nội chiến, làm mình sau này tò mò bò sang bên đó, đi viếng các nơi họ đánh nhau.

Mình sang Tây Ban Nha năm 1980, nghĩa là hơn 40 năm sau cuộc chiến kết thúc mà người dân xứ đấu bò này vẫn còn căm thù nhau. Trước đó, 1 hay 2 năm, đám quân phiệt muốn lật đổ chính quyền dân cử lần đầu tiên ở Tây Ban Nha khiến ông vua Carlos phải lên đài truyền hình, la hét nên đám quân phiệt mới ra lệnh xe tăng trở về trại lính, giúp dân chủ hoá xứ Tây Ban Nha đến ngày nay.

Sau cuộc nội chiến, không có màn trại cải tạo như ở Việt Nam. Ai nấy về nhà, buông súng hội nhập với đời sống mới dưới ách cai trị độc tài của quân phiệt do ông Franco, mà họ gọi el gaudillo. Thế mà 40 năm sau, anh em trong nhà theo hai bên vẫn còn không chịu xoá bỏ hận thù. Nên mình nghĩ ở Việt Nam, khó mà có thể gọi xoá bỏ hận thù đối với kẻ thắng cuộc. Họ lo sợ mất quyền lợi. Nay thế hệ tham gia nội chiến chắc đã qua đời gần hết nên có lẻ xã hội Tây Ban Nha khác xưa thời mình sang đó. Tính đi Tây Ban Nha với vợ một lần vào tháng 9 này nhưng nay phải luyện tập để leo núi Kilimanjaro.

Khi xưa, thiếu tin tức nên họ rất ưa chuộng các nhà báo đi các nơi xa xôi, ngoài Hoa Kỳ, viết bài, viết báo kể lại đời sống ở các xứ xa xăm. Có lẻ nhờ vậy mà ông Heminway nổi tiếng, viết những câu chuyện thuật lại tại các nước như Cuba, Phi Châu, âu châu,… ngày nay, chỉ cần gú gồ, you tu be là có hết.

Tối qua mình báo tin cho một anh mới quen, chưa bao giờ biết mặt, từng sinh sống tại Đà Lạt, ở khu trường Chiến Tranh Chính Trị khi xưa là dự định đi leo núi Kilimanjaro ở Phi Châu. Anh ta được một chị hàng xóm Đà Lạt khi xưa giới thiệu. Cho biết anh ta thích leo núi nên rất vui khi biết mình dỡ hơi, thích bò lên núi. Anh ta nói khi nào đi leo núi ở đâu thì cho anh ta đi chung cho vui. Hôm trước, đang leo núi thì nhận điện thoại của thiếu tá Phong, hùm xám của đại đội trinh sát 302 Đà Lạt khi xưa. Anh ta cho biết là có người Đà Lạt muốn nói chuyện. Tưởng ai hoá ra anh chàng thích leo núi. Thế giới rất nhỏ bé.

Mình có nói sẽ leo núi Whitney nhưng anh ta không ghi danh được vì quá trễ. Mình gửi thông tin về chuyến đi leo núi Kilimanjaro. Tính đi tháng 2 sang năm nhưng nghĩ lại thì khó mà tập dượt vì dạo ấy là mùa đông ở Cali, núi sẽ phủ tuyết, khó luyện tập nên mình đổi lại tháng 9 năm nay. Anh ta kêu đầu tháng 9 là đám cưới con gái anh ta nên dời lại đầu tháng 10. Lý do là sẽ vào dịp trung thu, đúng lúc trăng rằm. Leo núi ban đêm sẽ đẹp khi cắm trại ngoài trời trên núi. Mình vẫn nhớ mãi những đêm trăng rằm tại Đà Lạt hay có lần xem được sao chổi. Những đêm trăng giúp mình muốn thoát khỏi Đà Lạt, đi giang hồ tứ xứ.

Sau khi leo núi Whitney vào tháng 6, mình sẽ có thì giờ tập luyện leo núi miền nam Cali từ tháng 7 đến tháng 9, được 2 tháng vì cuối tháng 7 mình sẽ đi Dubai, họp mặt gia đình với mấy người em và bà cụ. Mỗi tuần leo núi Boldy 1 hay 2 lần là OK. Anh ta gửi mình bài báo nói về một cô người Việt tại Sàigòn, đã được chính thức công nhận là đã leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới, đỉnh Everest. Phục phụ nữ Việt Nam, mấy ông thì nhậu rất giỏi. Hôm qua, nghe báo chí Việt Nam hát như có bác hồ trong ngày vui đại thắng khi đội tuyển nữ Việt Nam đoạt giải vô địch đông Nam Á.

Chạy xe về Cali, lúc tấp vào đỗ xăng thì được tin nhắn của anh ta cho biết đã liên lạc với công ty du lịch, hướng dẫn mình lên núi. Có nhiều lộ trình để leo lên núi Kilimanjaro. Về tới nhà, mình mới có thì giờ bú gồ nên chọn công ty được nhiều người khen nhất vì có nhiều công ty họ chỉ bán cho mình rồi bán lại cho các công ty dẫn người lên núi Kilimanjaro.

Đồng chí gái nhất trí đi safari và tắm biển sau đó ở Zanzibar. Có vợ chồng anh bạn từ Ukraine, đồng ý đi chung với vợ mình sang đó sau khi mình leo núi xuống. Đi safari độ 4, 5 ngày rồi tiếp tục bay qua đảo Zanzibar, tắm biển rồi về. Lấy lại sức. Mình đi peru về, mất cả tuần lễ để hồi sức.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Bãi đáp Thiên Thần

 Hôm nay là ngày cuối, tụi này leo đường mòn “bãi đáp Thiên Thần” (Angels landing). Đường mòn này phải xin phép trước để đi và đóng tiền $15/người. Rời nhà là 6:30 sáng, đến nơi 7:00 giờ sáng, lấy xe buýt lên địa điểm vào đường mòn.

Vừa đi có 30 phút thì gặp một cô á đông đi xuống, kêu là 6:30 sáng đã đi xe đạp lên, đậu ngoài đường rồi leo lên mới xuống lại. Cô ta đi một mình. Phụ nữ giỏi thật. Leo núi mình để ý đa số là phụ nữ. Kinh

Đi mới sơ sơ là đã thấy trạm xét giấy phép vì nếu không có giấy phép thì họ không cho lên. Lý do là ở đoạn cuối có một đoạn đường chỉ có nữa dậm nhưng rất khó đi, họ phải đóng các cọc để gắn dây xích để bám vào mà leo nếu không thì lọt xuống hố sâu 1,500 cao bộ hay 500 mét cao. Nát xương.

Từ từ thì dốc càng cao, leo chới với. 3 bà cứ tạo dáng chụp hình. Đồng chí gái kêu một lần đi một lần khó nên tranh thủ chụp cho đã luôn tiện để nghỉ mệt. Mình thấy có 2 bà đi kèm với vợ nên đi trước, lâu lâu quay lại để chụp mấy bà từ trên cao. Lên tới phần đầu thì cũng hơi mệt vì phải leo lên 1,500 bộ. 

Đứng là thấy run, nhìn xuống thấy con sông Trinh Nữ, mấy ngọn núi cao lêu nghêu như tranh tàu.
Khởi đầu từ điểm xét giấy phép là đi lên trên núi cao, phải đu theo các dây xích để leo lên

Nghỉ dưỡng sức, xong thì đến đưa giấy phép cho Park ranger xem lại lần nữa để tránh tình trạng ăn gian. Lần này thì châm! Nhìn xa xa là rợn tóc gáy. Cảnh tượng như tranh vẽ của người Tàu. Mấy ngọn núi cao vời vợi, con người nhỏ bé đi lên. Chỉ nữa dậm đường mà mất cả tiếng đồng hồ để leo lên.

Bản độ lộ trình đường mòn. Có bản đồ thì khi mình đi tránh bị lạc vì có nhiều đường mòn cắt ngang. Đi lên rồi đi xuống. Từ chỗ xét giấy phép lần thứ 2 lên đỉnh, dốc rất cao, phải có giây xích được móc vào các cộc sắt gắn trong đá. Chỗ này thì châm còn con đường còn lại thì dài nhưng đã được đỗ xi-măng nên đi cũng không khó lắm. Bác nào có đến đây thì nên thử một lần. Em đến công viên này đã 3 lần nhưng chỉ đi vòng vòng ở ngoài. Kỳ này lần thứ 4 mới đi vào tỏng các đường mòn nổi tiếng.

Được cái mình nhận xét là gặp người Mỹ thì họ thấy mình đi giữa đường, ngược chiều với họ thì họ dừng lại, đứng nép phía bên để nhường đường cho mình đi vì chỉ có một người đi qua lọt để nắm sợi dây xích. Họ kêu “you’re doing great” để động viên mình rồi khi mình đi qua thì họ mới leo hay xuống. Lúc thấy mình đi lên trong khi đi xuống thì họ kêu: “you’re close” giúp mình thêm ý chí để leo vì rất sợ. Ai mà chóng mặt có thể ngã xuống vực sâu.

Vợ đu dây xích lên, vẫn bắt mình chụp hình tạo dáng.

Đến khi gặp 4 người Tàu, nói tiếng quan thoại thì biết không phải người Mỹ gốc á đông. Họ chả nhường gì cả, cứ xông xông leo lên, qua mặt đám người Mỹ đứng đợi trước họ. Qua vụ này mình mới hiểu văn hoá người Mỹ khác biệt với á châu nhất là tàu. Lúc đi xuống, thấy thiên hạ đi lên, đang oải vì trời nóng nên mình bắt chước cũng kêu “You’re doing great” để động viên họ.

Chụp hình tạo dáng trên đỉnh Thiên Thần. Có 3 thiên thần và Sơn Đen. Kinh

Cuối cùng lên được trên đỉnh. Đẹp nức nở. Thấy tổ com chim điều. Nghe nói vùng này chỉ có 3 con, trên thế giới có độ 500 con sống sót. Mấy bà bắt mình chụp hình, rồi kiếm chỗ ăn trưa. Ăn xong thì lại đi xuống. Có một chị không dám mở mắt vì sợ bị chóng mặt.

Có một chị nói mình nên leo núi Kilimanjaro ở Phi châu mà khi xưa học ông tây bà đầm nói là ngọn núi độc nhất ở Phi Châu là có tuyết. Sau này có xem phim La neige de Kilimanjaro bên Tây trên đài truyền hình có Gregory Peck đóng, theo cuốn tiểu thuyết của Errnest Heminway nên buồn đời, mình mò trên mạng thì thấy hay hay nên có lẻ sẽ đi leo núi này vào năm tới. Sau đó thì đi với vợ làm một chuyến Safari luôn.

Kilimanjaro thì cao hơn núi ở Machu Picchu độ 3,000 bộ hay 1,000 mét. Chắc sẽ đi chuyến 9 ngày thay vì 7 ngày như ở Peru. Đi lâu thì không cần phải đi nhiều mỗi ngày, sẽ bớt mệt mỏi hơn và thích ứng với độ cao. Tối nay ăn xong thì mai chạy vô công viên để thêm một đường mòn cho đỡ thèm rồi chạy về Cali. Lần đầu tiên đồng chí gái đi leo núi suốt một tuần thay vì chỉ có một ngày nên chân tay hơi mỏi nhưng có vẻ thích lắm khiến mình cũng mừng. Xong om

Về nhà thì mình ở phải tập leo núi Whitney cho tháng tới.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Từ đại vực Bryce đến công viên Zion

 Hôm nay, cả đám leo núi đường mòn Navajo và Peekeebo, ngắn có 6 dậm vì cần phải di chuyển qua công viên quốc gia Zion, cách đây 2 tiếng lái xe. Sáng nay, phải chất Vali lên xe trước khi leo núi vì chiều phải chạy qua công viên quốc gia Zion, cách đại vực này 2.5 tiếng lái xe.

Hôm nay leo 3 đường mòn Navajo - Queen garden- pickaboo, tổng cộng với đến bãi đậu xe là 8.2 dậm. Sáng làm tô phở bò viên, xong thì lên đường. Hôm qua khởi đầu ở điểm Bình Mình (sunrise), còn hôm nay thì khởi hành ở điểm Hoàng Hôn (sunset).

trên là vùng thảo nguyên nên phải bò xuống đại vực. Vấn đề là khi đi xuống thì phải đi lên. Lâu lâu mấy bà đứng lại chụp hình tạo dáng để quên nổi nhọc nhằn khi leo dốc.

Ở trên đại vực là vùng thảo nguyên nên chỉ có đi xuống đại vực rồi bò lên lại. Mình nhớ mấy lần trước đến đây khi con nghỉ hè nên nóng khi đi xuống địa vực. Kỳ này tháng 5 nên tương đối không nóng lắm. Đi thấy thiên hạ đi ngựa, đâu $100.00 cho 3 tiếng đồng hồ. Vấn đề là đường mòn toàn là cứt ngựa. Chán Mớ Đời 

Ở trên là đồng bằng, xa xa thấy cây xanh gần trời xanh

Cứ đi xuống rồi đi lên nhưng phong cảnh rất đẹp. Các tảng đá bị xói mòn bởi độ nóng độ lạnh trong ngày, tạo dựng các hoodoo, nhìn chung như các đền đài Ấn Độ. Hôm qua mình thấy đồng chí gái uống nước ít nên hôm nay mình bỏ nước ít lại trong cái bình đựng nước của ba lô. Ai ngờ cô nàng lại uống nhiều nên mình phải san bớt nước của mình khiến mình không dám uống nước nhiều vì sợ thiếu. May quá, có ai bỏ quên chai nước, một ông Mỹ hỏi nhóm tụi này cần nước nên nhận ngay.

Mình đi trước, nói mấy bà lên đợi để mình đi trước, lấy xe đem lại. Ai ngờ khi mình đem xe lại thì mấy bà lại đi xe buýt miễn phí đến bãi đậu xe, khiến mình muốn nổi khùng. Mình chỉ cần đậu xe ngoài công viên rồi đi xe buýt chạy bằng ga propane, để bảo vệ môi trường nên khỏe.

Nhìn du khách xếp hàng để lấy xe buýt khiến mình phục, không có vụ chen lấn, dành nhau lên xe. Chiều chạy về công viên Zion. Mấy bà mướn Airbnb, ngoài công viên. Mấy lần trước đến thì mình mướn khách sạn ở tỉnh Springdale, ngay sát cổng vào công viên.

Ở Hoa Kỳ, nếu trên 62 tuổi thì có thể mua thẻ vào công viên quốc gia giá $80, cho suốt đời còn lại, dùng đến khi không lết nổi. Do đó, thấy du khách lớn tuổi khá nhiều. Về già họ có thời gian nên đi chơi, thăm viếng các công viên quốc gia. Mấy lần trước, đi với mấy đứa con hồi còn bé nên vào mùa hè. Nóng và đông du khách. Nay đi mùa này tương đối  dễ chịu không đông lắm.

Công viên quốc gia Zion tuy ở gần vực Bryce nhưng lại khác rất nhiều. Ở Bryce thì chạy xe trên vùng thảo nguyên, cây cối. Đậu xe xong thì mò mò giữ các rừng cây thì khám phá ra đại vực phía dưới, tương tự như ở Đại Vực (Grand Canyon). Khi đã viếng các thắng cảnh tại Hoa Kỳ rồi thì phải công nhận các nơi khác trên thế giới khó mà so bì vì quá hùng vĩ.

Ngược lại ở Zion thì xe chạy vào thung lũng, hai bên là núi và núi to cao, hùng vĩ. Đi bộ các đường mòn thì phải leo lên rồi đi xuống lại. Vấn đề là núi lỡ khiến có nhiều nơi bị đóng cửa để họ dọn dẹp. Đặc biệt là có con sông chảy cuồng cuộng do tuyết tan từ trên cao trong khi ở đại vực Bryce thì mùa này đã tan hết tuyết. Hôm qua, mình lấy bình được nước có đồ lọt nước, múc nước sông để uống thì ngon cực. Ngay đồng chí gái còn khen.

Thường thì du khách đến đây thì đều viếng hai công viên quốc gia này ngoài ra nếu có thời gian thì chạy qua tiểu bang Arizona để viếng Đại Vực Grand Canyon và những công viên quốc gia khác.  Như địa điểm Wwave  mà mỗi ngày họ chỉ cho 25 người vào và phải bốc thăm.Mình mơ đi thuyền trên sông Colorado và cắm trại qua đêm. Để xem sang năm đi được hay không.



Hôm nay, cả đám sẽ đi lội suối ngược về nguồn của dòng sông ở đây mà họ gọi The  Narrows, đã mướn gậy và giày vớ ấm rồi. Chắc sẽ không đi hết vì phải mất 8 tiếng đồng hồ. Chắc đi độ 1,2 tiếng rồi về. Lỡ mưa giông xuống là mệt vì nước từ trên núi đỗ ào xuống là khốn. Lý do là lội nước tới háng mà mưa xuống thì có thể ngập đầu. Ở vùng này có vụ lụt đột suất mà mình đã chứng kiến cách đây 5 năm khi đi chơi với mấy người bạn. Đang lái xe trên quốc lộ, mưa ào xuống không thấy đường và trong chốc lác là nước ngập cả quốc lộ.

Trung tâm tin tức cho du khách. Họ làm kiến trúc các để làm ấm và mát phía trong trung tâm rất hay. Xem sơ đồ dưới 

Khi viếng thăm các nơi như antelope thì được giải thích là khi nước lũ kéo về thì nước cuống kéo về rất nhanh và ngập các hang động khiến làm xoáy mòn các vách đá. Họ khuyên đi chơi mà gặp mưa thì việc đầu tiên làm chạy lên trên cao ngay vì nước có thể ngập trong vài phút các đường mòn. Kinh

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đại vực Bryce 2022

 Hôm nay, mình đi leo núi 1 tuần ở đại vực Bryce và công viên quốc gia Zion ở tiểu bang Utah với đồng chí gái và hai chị bạn. Hai ông chồng không thích leo núi nên họ bỏ ở nhà, kêu đồng chí gái đi. Họ cần tài xế nên kéo mình đi theo.

Mới đi Peru về chưa kịp hoàn hồn, đồng chí gái đã báo trước chuyến đi này. Kinh

Thật ra hai công viên quốc gia này mình đã đến với gia đình 2, 3 lần rồi nhưng trở lại vẫn đẹp. Nhớ nhất là lần đến với bà cụ trong 1 đêm trăng rằm. Quá đẹp! Trăng rằm tỏa xuống các dãy núi. Lần đầu tiên thì có tham gia một buổi ăn tối theo kiểu người di dân về miền viễn tây, trên mấy cổ xe ngựa, rồi mọi da đỏ cởi ngựa ra tấn công đủ trò rồi ăn cơm, nhảy đầm kiểu dân đi tìm tương lai ở miền viễn tây mà khi xưa hay xem trong mấy phim cao bồi.

Công viên quốc gia này có trung bình 2 triệu người du khách thăm viếng hàng năm. Có đến 18 dậm đường xe hơi đi vào nhưng lại có hệ thống xe buýt để chở du khách để tránh kẹt xe. Nếu ở trong công viên thì tốt nhất, để xe ở khách sạn hay nơi cắm trại (2 chỗ) rồi đi bộ, lấy xe buýt thú hơn. Nhóm mình thì mướn nhà ở ngoài công viên nên phải chạy xe vào.


Công viên này mang tên Bryce vì khi xưa, các người đạo mormon theo chế độ đa thê, di cư đến vùng này. Có gia đình mang tên Bryce làm đường đến công viên này nên sau này họ đặt tên đại vực Bryce luôn.

Thấy mấy bà chuẩn bị đồ ăn cho chuyến đi khiến mình thất kinh. Mấy nồi phở, thịt kho, cá kho chất đầy xe, ăn sao hết trong vòng 1 tuần. Mình hỏi đi leo núi hay đi ăn. Vấn đề với mấy bà Việt Nam là đi đâu cũng lo ăn. Ăn thì cần gì phải đi xa. Người Mỹ thì ăn uống rất giản dị, trưa làm ổ bánh mì là xong, nhẹ nhàng, chiều làm thịt nướng. Họ dành thời gian để khám phá thiên nhiên thay vì ăn uống.

Xe khởi hành từ Quận Cam lúc 9:30 mà đến 6:00 chiều giờ tiểu bang Utah mới đến xem như 8 tiếng lái xe vì có dừng 2 lần để xả xú bắp. Một lần mình thấy khách sạn Hyatt nên chạy vào. 3 bà hỏi vô được không. Nông dân cục mịch như mình, ngơ ngơ đi vào thì họ hỏi cần gì. Mình hỏi nhà vệ sinh ở đâu, họ chỉ lối đi. Mình kêu mấy bà vào. Thoải mái rồi đi ra. Xong om.

3 bà leo núi với gậy gộc. Sau chuyến đi Machu Picchu thì đường mòn này dễ nên mình leo núi không cần gậy

Tối qua ăn phở của chị bạn nấu. Ngon cực. Đi chơi mà có Chị Nuôi đẳng cấp đi theo thì sướng, tha hồ bồi dưỡng để leo núi. Sáng dậy, làm thêm bát phở. Sướng rên. Mình chỉ có nhiệm vụ rữa chén bát. Xong là lên giường 8 giờ là đi ngủ như đi Machu Picchu. Kinh

Chương trình ở Đại Vực Bryce 2 đêm và Zion 4 đêm rồi về. Sáng nay sẽ leo đường mòn Fairland Loop, dài 7.8 dậm và lên cao 1,500 bộ, độ 500 mét. Nhưng thật ra là hơn 9 dậm vì phải lội bộ thêm 2.7 dậm. Mình đi tước để lấy xe rồi chạy gần hơn cho mấy bà lên xe vì oải. Cao độ là 7,481 cao bộ nên không khí cũng khá loãng, khô.

Mình tải bản đồ của đường mòn để đi cho dễ vì lỡ không có mạng Internet chỗ leo núi thì ngọng. Cái này châm vì khởi đầu là đi xuống nhưng đến nữa đường là leo lên mệt thở. Mình sợ cho đồng chí gái.

Chương trình là phải rời khỏi nhà trước 7:00 giờ sáng vì nếu đến trễ sẽ không còn bãi đậu xe.

Các tảng đá bị xói mòn vì độ lạnh ban đêm nên hay bị nức, ban ngày thì nóng sau đó gió mưa làm bay đá vụng. Họ gọi theo tiếng của người da đỏ là “hoo doo” khá lạ. Mấy lần trước đến với mấy đứa con và bà cụ nên không leo được. Kỳ này leo thì khá vui.

Sáng nay chạy xe ngang cái tiệm bán đồ kỷ niệm du khách nên nhớ đến bà cụ lúc đến đây lần đầu tiên. Bà cụ muốn mua đồ kỷ niệm, cứ cần tờ 1 đô la rồi kêu “một đồng” trong khi bà bán hàng người Mỹ thì kêu “ 2 dollars”. Hai bên chả hiểu nhau trong cuộc trả giá. Cuối cùng đồng chí gái đến mua cho bà cụ.

Đi xong hôm nay thì tổng cộng 9.2 dậm mất 5 tiếng đồng hồ. Thường thì đi có 2.5 tiếng nhưng mấy bà cần tạo dáng, chụp hình nên hơi lâu thêm ăn trưa. Có chị nuôi nấu 5 cân xôi bắp và bánh bao, trái cây. Ăn nhè nhẹ để tối ăn chớ ăn nhiều thì hết leo núi. Mình phục mụ vợ đã leo nổi ở tuổi 63 trong khi hai chị kia kém hơn cả chục tuổi. Cứ đem đồng chí gái đi leo núi thì chắc cô nàng sẽ trẻ lại, sung sức hơn xưa. Nếu không cứ rên đau này đau kia. Được cái mụ vợ thích đi dã ngoại. Cuối tuần là đi với mấy chị bạn tỏng khi mình lên vườn. Mình ngại đi với mấy bà vì cứ bắt mình chụp hình tạo dáng.

Mai sẽ leo núi 6 dậm thôi, rồi chạy qua công viên quốc gia Zion ở lâu hơn.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn  


Quê hương và lá cờ

 Mình nhớ tết đầu tiên ở Paris, người Việt quen rủ đi xem văn nghệ, ăn tết do nhóm người Việt yêu nước, thân cộng sản tổ chức thì thất kinh khi thấy họ chào cờ với cờ Mặt trận Giải Phóng Miền NAm và cờ Hà Nội. Đó là lần đầu tiên mình thấy tận mắt hai lá cờ này vì trước đây ở Đà Lạt, không thấy ngoài trên báo trắng đen. Đặc điểm là không thấy người Việt yêu nước hát quốc ca của Hà Nội. Chắc xa nhà lâu năm nên họ quên tiếng Việt, có rất nhiều người sinh tại pháp khi cha ông bị pháp đưa sang đánh trận chống Đức quốc.

Ngược lại tuần sau, mình đi dự tết của tổng hội sinh viên Việt Nam tổ chức. Nhóm này thì chống cộng. Khi lá cờ vàng 3 sọc đỏ được treo lên thì mọi người đều hát bản quốc ca do ông Lưu Hữu Phước, một người theo Hà Nội sáng tác. Cũng là người Việt nhưng một bên thì hát quốc ca gần như cả rạp và một bên thì không ai ca bài tiếng quân ca của ông Văn Cao.

Thời sinh viên mình hay thấy người Việt đánh nhau vì bên thân cộng và một bên chống cộng. Cứ đến Maubert MUtualite là thấy đánh nhau chí choé. Từ đó mình tránh đi mấy vụ do hội Việt kiều yêu nước tổ chức, sợ bị đánh. Mình phải đọc sách báo của nhóm Đoàn Kết để hiểu họ thêm vì ở Việt Nam chỉ nghe tuyên truyền qua đài phát thanh và báo chí Việt Nam Cộng Hoà.

Dần dần tin tức các thuyền nhân vượt biển đưa đến Paris, các cuộc diệt chủng của Khờ Mẹ đỏ khiến thế giới chới với nhất là nhóm thân Hà Nội, thiên tả hay cộng sản. Dạo ấy Pháp quốc có đến 25% cử tri bầu cho cộng sản. Đi làm, cãi lộn với tây đầm về chiến tranh Việt Nam, cộng sản mệt thở. Chúng kêu gào thánh chiến chống tư bản đủ trò, tôn thờ Mao sến sáng. Ngày nay đảng cộng sản pháp không quá 2% cử tri. Ngược lại số đông theo nhóm cực hữu. Về âu châu, đi đâu cũng thấy Bích chương của các nhóm cực hữu mà mới đây Ý Đại Lợi đã bầu nhóm này. Bạn bè mình ở Ý Đại Lợi, khi xưa thích Hà Nội, đánh cho mỹ cút ngụy nhào nay thì họ lại bầu cho đảng cực hữu mà trước đây họ gán cho mình cái từ. Chơi với nhau nhưng cũng không cãi nhau nhiều về chính trị. Dạo ấy có sự tôn trọng ý kiến chính trị cá nhân, nay thì không theo họ là họ chửi.

Phải công nhận là nhóm Việt kiều yêu nước rất mạnh. Mình nhớ lúc mới xuống phi trường Charles De Gaulle đã thấy 2 tên Việt kiều đứng hỏi có cần chỗ ngụ hay không. Ai từ Sàigòn qua là họ vớt theo họ ngay trong khi sứ quán Việt Nam Cộng Hoà không cho có ai ra đón, giúp đỡ kẻ mới đến. Ai mà được họ vớt về thì xem như theo họ luôn. Mình đọc đâu đó, ông Hàn Lệ Nhân cũng đi cùng thời với mình từ Ai Lao, đến Paris, gặp người của hội Việt kiều. Ông này sinh trưởng tại Ai Lao, gốc Việt, học trường tây từ bé mà tiếng Việt rất giỏi.

Mình có ông cậu bà con, du học từ năm 1955, Đảng viên cộng sản, ra đón nếu không chắc cũng đi theo họ về nhà của họ để được giúp đỡ lúc đầu.

Sau này đi làm ở Thuỵ Sĩ mình chỉ tham gia các họp mặt của người Việt tỵ nạn nên chỉ thấy cờ Việt Nam Cộng Hoà. Đến khi mình sang Luân Đôn làm việc thì ngạc nhiên vì trong các buổi họp mặt người Việt tỵ nạn không có hình bóng lá cờ Việt Nam dù đỏ hay vàng. 

Hỏi ra thì mới khám phá các người Việt tỵ nạn đi từ miền bắc, không muốn chào cờ Việt Nam Cộng Hoà và người Việt đi từ miền nam thì không chịu chào cờ Hà Nội. Cả hai cộng đồng đều là nạn nhân của cộng sản, phải bỏ nước ra đi. Bên thì đi qua Hương Cảng và bên thì chạy về hướng biển đông của Việt Nam. Nói chung thì 2 cộng đồng người Việt này không thân thiện lắm, chỉ hợp tác nếu có tiền bạc của chính phủ cho. Mình có gặp vài người, nói chuyện nhưng không thân lắm.

Mình chả hiểu lý do đến khi nhận tấm ảnh của hai cô em ở Việt Nam, chụp hình bận áo đỏ sao vàng, chuẩn bị xem đội tuyển túc cầu Việt Nam đá với ai đó. Chắc là với Thái Lan vì nghe nói Thái Lan đi sau Việt Nam đến 15 năm. Hai cô em đi bão đủ trò.

Hoá ra hai cô em còn bé khi 4/75 xảy ra. Lớn lên chỉ biết lá cờ hồng là của Việt Nam, tượng trưng cho quê hương, tổ quốc. Lúc đó mình mới hiểu vì sao người đi từ miền bắc không muốn chào cờ Việt Nam Cộng Hoà và người miền nam không chịu chào cờ miền bắc. Tương tự bắt mình chào lá cờ Lào, Nam Dương hay của nước nào khác mà mình không có liên hệ tí nào.

Người hai phía đều có chung một quê hương nhưng biểu tượng qua lá cờ khác nhau. Mình sinh ra tại miền nam nên lá cờ Việt Nam Cộng Hoà là biểu tượng của quê hương mình. Em mình cũng sinh ra tại miền nam nhưng lớn lên quen với lá cờ đỏ sao vàng. Ai đúng ai sai? Chả có ai sai cả. Lá cờ có thể thay đổi nhưng quê hương vẫn còn đó.

Mình nghe kể đức Phật, có lần nhìn mặt trăng đẹp nên ông ta đưa ngón tay chỉ mặt trăng để giảng các đệ tử về cái đẹp hay chi đó. Các đệ tử đều nhìn theo ngón tay thay vì cái đẹp của mặt trăng. Lá cờ là ngón tay còn quê hương là mặt trăng. Chúng ta nên tránh nhìn ngón tay, chê bai ngón này đẹp ngón kia xấu. Nhìn mặt trăng biểu tượng cho quê hương mới là quan trọng.

Mình có đọc những văn thư của Chúa Trịnh và CHúa Nguyễn thời xưa. Họ viết cho nhau như hai quốc gia khác nhau, xưng ngài vớ vẩn,… cờ xí của đàng trong và đàng ngoài khác nhau. Nhìn lịch sử thì mình thấy là lạ nhưng ở thời điểm đó thì đúng như Việt Nam trước 1975, bị phân đôi.

Mình có chị bạn nhỏ tuổi hơn đi vượt biển từ miền Bắc. Bố là gốc tầu, mẹ là người Việt nên năm 1979, Hà Nội làm áp lực phải xuống tàu đi vượt biển qua Hương Cảng. Nhiều khi nói chuyện với nhau, chị ta kể về các cuộc dội bom của không quân Mỹ khi còn bé trước 75. Các hầm trú bom hay đi sơ tán. Mình có hỏi có thù hận gì người Mỹ hay không. Chị ta cho rằng gia đình bên ngoại bị đánh tư sản trong vụ cải các ruộng đất, mẹ không được đi làm việc, được liệt kê vào thành phần tư sản. Nay ở Hoa Kỳ, rất mến người Mỹ, yêu quê hương này.

Gần đây mình có quen hai du sinh tại Liên Xô qua chương trình giúp đỡ người tỵ nạn Ukraine. Họ đi du học từ miền Bắc năm 1975, con cán bộ gộc trong chương trình đào tạo hạt giống đỏ. Học xong thì họ ở lại Liên Xô, làm việc rồi khi Liên Xô sụp đỗ thì họ nhảy ra làm ăn. Có anh nói là làm chung mì gói với ông chủ Vìnfast lúc khởi đầu. Hai người này rất thành công, nay định cư tại Hoa Kỳ và là công dân Hoa Kỳ. Hôm lên vườn mình chơi, họ có hái vài quả bơ rồi gửi qua Nga Sô cho bạn bè.

Hai người này có giới thiệu mình thêm vài người khác, khi Nga đánh Ukraine năm 2014, bỏ Ukraine chạy qua Hoa Kỳ theo diện đầu tư. No sức hung họ vẫn còn cơ sở làm ăn, tài sản tại nga và Ukraine nhưng là công dân mỹ. Có anh kể là có công ty làm xì dầu, có đến 600 công nhân làm việc. Hỏi sao không khuếch tưởng lớn hơn hay ngành khác. Anh của cho biết, nếu làm lớn thì mấy anh nga sẽ bảo đây là công ty cua ranh nhé, cướp trắng vì không có luật lệ bảo vệ gì cả.

Nói chuyện với họ mới hiểu được căn cơ của hệ thống Liên Xô. Họ cho biết là từ 13 năm nay, ở Nga, nhà máy của 1 anh, đã bôi trơn chính quyền, cán bộ hơn 1 triệu đôla nhưng họ vẫn chưa gắn đường nối ống ga vào nhà máy để sản xuất. Khiến mình nhớ anh bạn xây một trạm xăng ở Sàigòn. Tốn 1 triệu để xây và 500,000 đô để bôi trơn và mất mấy năm trời trong khi ở Hoa Kỳ thì chỉ cần 30 ngày là xong giấy tờ.

Họ cho biết Liên Xô sụp đỗ nhưng hệ thống Liên Xô vẫn tiếp tục đến ngày nay. Điển hình là lò sưởi. Ở Hoa Kỳ thì ai nóng ai lạnh thì tự động mở sưởi vào mùa đông còn ở Nga Sô thì theo chế độ xã hội chủ nghĩa cũ. Từng khu một được sưởi dù nóng vẫn không tắt được. Khi lạnh những khu dân cư mình ở không được sưởi thì ngọng. Rất phí!

Có lẻ vì vậy mà tại chiến trường Ukraine, đã lộ ra sự thật về chế độ Liên Xô vẫn tiếp tục dù Liên Xô đã sụp đỗ từ 1991, 30 năm về trước. Họ chưa cập nhật hoá với công nghệ hiện đại ngày nay thêm chế độ quan liêu của xã hội chủ nghĩa từ trung ương, không uyển chuyển tại địa phương. Tham nhũng đã diệt đội quân nga sô.

Mình chắc chắn là hai anh du sinh từ miền Bắc sẽ rất khó chịu khi thấy cờ Việt Nam Cộng Hoà, một lá cờ mà họ không có dính dáng gì cả, thậm chí đã được tuyên truyền từ bé là lá cờ nguỵ, tương tự khi mình thấy lá cờ hồng như Trần Dần năm nào đi giữa phố Hà Nội trong mưa.

Chuyện quan trọng là mình có thể nói chuyện với họ về Việt Nam. Họ được sinh ra tại miền Bắc, được đãi ngộ, được đi du học tại Liên Xô nhưng họ nhận ra những sai lầm của hệ thống Việt Nam, khó mà tiến bộ, bắt kịp thế giới. Do đó họ không trở về Hà Nội. Họ hiểu rõ Việt Nam, Liên Xô và Hoa Kỳ và đã chọn lựa Hoa Kỳ. Theo mình hiểu thì họ rất thành đạt. Nếu về Việt Nam họ sẽ còn giàu hơn nhưng họ không chấp nhận. 

Có thể họ đã được đào tạo sống trong môi trường cộng sản từ bé đến khi qua Liên Xô nên họ thấu hiểu rõ những gì cần thay đổi để Việt Nam có thể bắt kịp thế giới. Họ gửi tiền giúp đỡ dân chúng Ukraine, tỵ nạn chiến tranh xâm lược của Nga. Tuy còn cơ sở làm ăn ở Nga Sô nhưng họ vẫn theo đuổi con đường mà họ nghĩ người dân Nga Sô hay Ukraine cần phải thay đổi. Người dân nga sô bị tuyên truyền, như ngồi đáy giếng nên không hiểu rõ thế giới bên ngoài. Sách báo truyền thông đều được gạn lọc. Lâu lâu họ cho một cô phóng viên đưa bảng kêu chống chiến tranh để cò mồi để bắt nhốt những người chống đối khác. Trong khi cô phóng viên này được thả ra, không bị lộn xộn như hàng ngàn người khác. Phải tự hỏi lý do. Đó là tính xảo quyệt của nhà cầm quyền.

Khi xưa bố mẹ họ đánh cho mỹ cút nguỵ nhào thì nay họ lại là công dân của Hoa Kỳ, khen đời sống tự do Hoa Kỳ. Có nói chuyện với họ mới hiểu rõ chế độ Liên Xô. Họ được đào tạo từ bé trong môi trường xã hội chủ nghĩa nên thông hiểu rõ hơn mình, chỉ qua sách vỡ hay nghe kể lại. Làm sao anh bắt kịp thế giới khi đã bôi trơn 1 triệu đô la từ 13 năm qua vẫn chưa được gắn được cái ống ga để tăng gia sản xuất, thêm lợi nhuận. Tại Hoa Kỳ, chỉ cần làm đơn rồi công ty ga đưa chuyên viên ra xem, xem xét chỗ nào cần phải đào rồi vẽ hoạ đồ cho mình. Lên đóng tiền rồi họ cho chuyên viên đến gắn. Không đầy 3 ngày.

Làm sao anh đánh trận khi bộ bánh xe hậu cần giá $300,000, anh thay vào đó bộ bánh xe maze in Trung Cộng giá $350.00.

Mình nhớ câu chuyện phái đoàn Liên Xô viếng thăm Anh quốc sau khi đổi mới. Người Liên Xô muốn viếng thăm lò bánh mì của Anh quốc khiến bên Anh quốc như bò đội nón. Kêu ở đây không có lò bánh mì mà chỉ có tiểu thương tự làm bánh mì mỗi ngày cho người tiêu dùng trong khu vực của họ. Phái đoàn liên Xô kêu là xạo, họ muốn đi thăm nên Anh quốc cho họ đến phố xá nào họ muốn các lò bánh mì. Họ hiểu ra  là người làm bánh mì, cuối tuần nghỉ nên ngày thứ 6 làm nhiều hơn vì khách mua để dành do cuối tuần,…

Hai hệ thống sản xuất khác biệt. Một là theo chỉ thị từ trên xuống, và ăn chận. 2 là sản xuất tuỳ theo nhu cầu của thị trường do tư nhân tự thành lập.

Tấm ảnh thấy trên mạng hôm nay. Tụi này gây quỹ để giúp những người nghèo như thế này.

Mình nghĩ người Việt không nên nhìn nhau qua lá cờ đỏ hay cơ vàng vì đó chỉ là biểu tượng. Có thể trong tương lai, lá cờ Việt Nam sẽ được thay thế bằng một màu khác. Việt Nam hay đúng hơn người Việt tại Việt Nam mới chính là đối tượng để chúng ta bàn.

Mình có hỏi một anh du sinh khi xưa tại New York. Quê hương là gì? Anh ta trả lời quê hương là nơi nào mình cảm thấy bình an.

Có mấy người quen kêu mình tại sao lại giúp người tỵ nạn chiến tranh tại Ukraine, cộng sản cũ, da trắng đủ trò. Mình chỉ biết là khi xưa, người Mỹ họ giúp đỡ người Việt trong thời kỳ chiến tranh. Họ gửi thực phẩm, áo quần cũ cho người Việt nhưng bị mấy người có quyền, mấy bà sơ lấy đem bán lại cho người dân. Nay mình ở Hoa Kỳ thì thấy hình ảnh như Mậu Thân, Đại Lộ Kinh hoàng ở Ukraine thì gửi giúp người tỵ nạn chiến tranh, không phân biệt màu da.

Ông Phan Văn Trường, từng làm cố vấn cho chính phủ Pháp về kinh tế có nói là từ khi ông ta thay đổi tư tưởng, khi ông ta tự nhận mình là người Pháp thì lúc đó ông ta mới tiến thân, thành công trong xã hội Pháp quốc. Nếu chúng ta cứ khư khư giữ lấy những tư duy cũ thì sẽ không bao giờ thay đổi. Ở Hoa Kỳ thì cứ sinh sống như người Mỹ như khi xưa mấy ông ta bà đầm dạy mình là đến La MÃ thì xử sự như người La MÃ.

Ngày mai, Bút NHóm Lửa Việt tổ chức gây quỹ “Người Nghèo không thể đợi” để giúp người nghèo tại Hoa Kỳ, Việt Nam,.. mình có mời họ tham dự thì họ lại kêu đem tiền về Việt Nam, Việt Cộng lấy hết. Xong om

Địa điểm và ngày giờ của Gala gây quỹ.

Đồng chí gái kêu mời mấy người giàu như bác sĩ, nha sĩ thì họ sợ đi mấy vụ này lắm. Mời mấy người trung trung một tí thì họ dễ cảm thông hơn. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Machu Picchu 2022

 Mình và anh bạn sẽ leo núi 7 ngày 6 đêm ở xứ sở Inca trên dãy núi Andes của Nam Mỹ ở Nam bán Cầu. Chuyến đi này mình Mơ từ thời sinh viên khi học môn lịch sử kiến trúc của thế giới, thêm 2 cô bạn học chung, làm Đầm Ba-lô đi đến đỉnh núi Machu Picchu, chụp ảnh đem về cho mình xem như từ hành tinh nào. 

Nền văn minh trải dài dọc dãy núi Andes từ Guatemala, Colombia, Peru đến Chí Lợi và Á Căn Đình. Di tích sót lại sau khi bị các tay thám hiểm Tây Ban Nha chiếm đoạt và bệnh đậu mùa làm gần như tuyệt chủng giống dân này. Nền văn minh của họ bị thay thế bởi nền văn minh Tây phương. Dân họ mang tên họ Tây Ban Nha và dần dần bị tha hóa, mất bản sắc của giống nòi, không theo kịp thời gian hiện nay. 


Địa danh Machu Picchu, được khai quật ở đầu thế kỷ 20 và được trùng tu lại nên giữ nhiều nét xưa nên du khách viếng thăm rất nhiều.

Trên thực tế thì có nhiều địa điểm khác tại Nam Mỹ đã được hình ảnh Hồng ngoại tuyến của vệ tinh chụp nhưng chưa có tiền để khai quật. 


Mình chọn đi theo đường mòn Saltankey Trek, dài 46.2 dậm thay vì đường mòn Inca ngắn hơn nhưng đông du khách và dễ đi hơn. Nghe nói Saltankay trek thì phong cảnh đẹp hơn, phải băng qua suối và còn tuyết. Nhất là ít người đi. Con người ích kỷ, không muốn đông người phá tan cảnh tĩnh mịch của thiên nhiên.


Mơ là một chuyện mà đi được là một chuyện. Lý do là đồng chí gái không chịu đi, nhất là rất châm vì phải leo lên 2 đỉnh đèo cao hơn 16,800 cao bộ, rất khó thở vì không khí đặc. Cuối cùng mình xin đi một mình trong khi đồng chí gái đi chơi riêng với bạn. Mình dự định cũng cả 3 năm về trước đến khi đi mua vé thì lại dính ông thần corona xuất hiện. Cuối cùng có anh bạn kêu cho anh ta đi với, bỏ vợ lại nhà. Hai bà nhất trí nên mới đặt vé từ năm ngoái. 


Đến giờ chót cũng còn chới với vì không lưu của xứ peru đình công. May quá 48 tiếng trước khi mình lên đường thì họ cảm thông nổi niềm của mình từ Cali nên ngưng đình công. 


Mấy năm rồi không đi ngoại quốc nên đâu biết phải điền tờ giấy trên mạng, thề là không bị dính bệnh COVID trong 14 ngày qua. Anh bạn có nhắc, mình tưởng là đem theo giấy chích ngừa, nói có đem theo Cả 4 mũi. Ra phi trường thì họ khám hỏi giấy đâu. Mình nông dân chân chất hỏi giấy gì nên bà ta cầm điện thoại mình rồi làm luôn, gắn con tem trên sổ thông hành của mình. Xong om


Hai thằng không gửi hành lý, chỉ đem theo tay vì xuống phi trường Lima thì chỉ có 1 tiếng đồng hồ để đổi máy bay nội địa bay đến Cuzco. Máy bay đáp xuống, chạy qua khu vực nhập cảnh, qua quan thuế rồi chạy đi kiếm cổng phi cơ cất cánh. May là họ làm giấy tờ, boarding pass sẵn ở LAX nên chỉ chạy hụt hơi. 


Lên máy bay thì hạng cá kèo, ở hàng cuối. Thức ăn thì không ngon nên mình hỏi bà Mỹ to bên cạnh thì bà ta cảm ơn rồi rít, lấy bánh đủ trò. Coi phim cuối cùng của điệp viên 007. Mình thấy kinh thấy một cô bond girl gốc Latinh bận đồ đẹp nức nở, bay đá song phi  như cô gái đồ lòng mấy tên đầu trâu mặt ngựa. Kinh. Hết dám nhìn phụ nữ ở mấy xứ Latinh. 


Được cái là dân đây dễ chịu, lúc phi cơ ngừng thì họ không đứng dậy, dành nhau ra trước như kiểu chen lấn Việt Nam. Ai nấy ngồi yên và được tiếp viên hàng không đến nói hàng ghế nào được rời phi cơ nên rất nhẹ nhàng. Mình lo trễ chuyến bay tiếp theo nhưng bình thản. Hải quan rất đàng hoàng. Có bà Mỹ đi lộn thay vì đổi máy bay ở khu vực chuyến bay quốc tế, bà ta lại chạy vào đây. Hải quan ôn tồn giải thích rồi đi ra, dẫn bà ta đi lại phía chuyến bay Hải ngoại. Biết chừng nào Hải quan phi trường Việt Nam được như vậy. Cửa khẩu là hình ảnh đầu tiên du khách có ấn tượng về nước sở tại. 


Xuống phi trường Cuzco nằm trên núi cách thủ đô Lima đến 2 tiếng bay. Gọi uber đưa về khách sạn Hilton. Chưa có phòng nên để hành lý đó rồi đi vòng vòng kiếm đồ ăn. 

Thành phố này chưa đến nữa triệu người, chuyên sống về du khách đi viếng Machu Picchu. Dân họ không chặt chém như ở Việt Nam. Họ kêu mua bán đồ kỷ niệm nhưng mình cảm ơn thì họ ngưng, không vòi theo chửi bới như một số quốc gia khác.  

Nhìn núi phát kinh, khí hậu thay đổi đột ngột nên phải có vài loại áo trong ba lô để thay.

Cuzco được xem là tỉnh lớn trong nền văn minh Inca khi xưa, nơi các con đường lộ của đế chế Inca đi ngang qua, đóng vai trò quan trọng về kinh tế và quân sự. 


Có mấy quán đổi tiền cho anh bạn đổi ngoại tệ. Mình đã đổi trước ở Cali. Hỏi bà này tiệm ăn nào ngon không có du khách. Bà ta chỉ một quán rồi dùng gú-gồ mò theo. Đến nơi đúng 11:00 họ mở cửa. Vào quán to, họ kéo cái tấm bảng thực đơn to đùng, chắc để tránh lây vi trùng COVID để trước mặt mình xem. Hai thằng kêu 3 món chia. Món caldo loại súp hầm với bò và khoai Tây và khoai mì. Thêm món lưỡi bò để nhớ đến ông Trung Cộng và món thịt heo hầm. Hỏi ông phục vụ viên sao thực đơn ít rau cải anh ta nói dân địa phương chỉ ăn thịt và khoai Tây. Trong khi chờ đợi họ đem ra đĩa bắp luộc từng hạt to gấp mấy lần bên Mỹ và hai chén nước chấm bằng chanh và khoai Tây và cay cay. Món ngon nhất là món lưỡi bò. 

Tường này rất đặc biệt vì chân tường là do người Inca làm 600 năm trước đến thời Tây Ban Nha, xây tiếp lên trên.

Cũng nên nhắc lại là Âu châu khi xưa hay bị nạn đói khi thất mùa. Đến khi người Tây phương khám phá ra Nam Mỹ và đem về hạt giống của khoai Tây và bắp Ngô mới giúp họ bớt bị nạn đói. 

Peru có mấy trăm loại khoai Tây mà họ ủ giống. Mình có coi một phim tài liệu, cho biết có loại khoai Tây để trên núi cao, họ ép khô rồi chôn dưới đất. Lâu lâu lấy lên ăn, giúp họ sống lâu. Thấy họ quay ông già 107 tuổi mà vẫn làm một đứa con mấy tuổi. Kinh


Cơm họ nấu hơi sống. Họ tiêu thụ khoai mì rất nhiều, nấu súp là bỏ vào. Nếu ăn rau cải của họ thì rất tươi, đoán là không có chất hoá học vì trái cà chua nhỏ. 

Thức ăn của họ toàn là thịt và tinh bột nên họ khá to, tạng người thì thấp
Xà lách họ hay bỏ hoa và hoa lan, ăn ngon.
Trái mác mác (chanh dây) bên Peru, to kinh hoàng, ăn không chua nhưng ngọt.

Ăn xong hai thằng đi viếng viện bảo tàng của nền văn minh Inca. Xong xuôi thì bò về khách sạn lấy phòng rồi Lăn ra ngủ vì tối qua trên máy bay ít ngủ. Mình nói anh bạn lần đi tới nên lấy hạng thương gia để ngủ. Anh ta nhất trí. Anh ta đặt vé máy bay và phòng ngủ. Mình chỉ lo phần đặt tour để đi. Có 9 người đi cùng với hai hướng dẫn viên. Hình như từ năm 1990, ai muốn leo núi phải cần hướng dẫn viên vì có thể bị lạc và chết dọc đường. 


Theo mình hiểu thì có 9 người đi nhưng trung bình có hai phục vụ viên cho mỗi người. Vác ba lô dùm mình và nấu ăn. Họ đi trước dựng lều và nấu ăn cho mình. Mình chỉ việc vác ba lô nhỏ, chứa nước họ nấu và vài dụng cụ cá nhân  nên cũng dễ thở. Tháng 6 này mình leo núi whitney thì ở Hoa Kỳ nên không có trò này. Phải tự vác lều chỏng nấu ăn lên. 


Thành phố cuzco ở cao độ trên 11,000 bộ nên leo dốc rất oải. Không khí loãng nên thở khó khăn. May là đến trước ít ngày để làm quen với khí hậu ở đây. Sáng mai là lên đường. Theo thời tiết thì thứ 7 mưa. Trong vòng 1 tiếng đồng hồ nhiệt độ thay đổi quá nhanh, mấy chục độ F. 


Sáng nay, hai thằng ngủ li bì đến sáng, bò ra tiệm ăn bánh mì sô-cô-la. Rồi kêu Uber chở lên đồi để viếng một tàn tích của thành phố Inca xưa. Tên lái xe kêu trả hắn 150 soles hắn chở đi viếng mấy chỗ khác. Mình kêu 120, hắn nhất trí thế là hắn chở đi viếng mấy chỗ khác cũng toàn là đá. 

Một viện bảo tàng về văn hoá Inca
Họ dùng lá bắp Ngô để trang trí thức ăn.
Tường thành bằng đá to kinh khủng. Chắc phải tìm kiếm để hiểu cách họ di chuyển đá vì người Inca rất thấp.

Có một chỗ là họ nuôi mấy con lama lông dầy như lông cừu để làm len, dệt áo. Mình hỏi dân có ăn thịt lama không thì được biết thịt mấy con này đắng. Mình thấy cái foulard nên hỏi xem giá để mua cho đồng chí gái. Cô bán hàng kêu $2,000 khiến mình muốn xỉu tại chỗ.  Mình hỏi lại tiền soles hay đô La. Cô ta kêu đôla. Tên bạn nghe vậy bò lại xem cũng lắc đầu. Hắn bác sĩ giàu mà không dám mua cho vợ hắn còn mình là nông dân, chỉ biết cảm Ơn xin hẹn kiếp sau. Kinh


Sau đó mình mời tên lái uber đi ăn cơm chung luôn. Mình kêu vào chợ ăn thấy vui. Hắn dẫn đến quán hàng quen. Mình kêu hầm thịt bò nhưng không ngon lắm. Nhờ họ gọi dùm ly sinh tố. Uống thoải mái rồi về khách sạn. Nhìn sang bên cạnh, thấy dân địa phương ăn nhiều thịt và tinh bột, không thấy rau cải gì cả. Chiều nay đi ăn cơm chay để có chút rau gì vì hai ngày nay ăn rau ít. 


Anh bạn thèm trái cây nên ghé mấy hàng trái cây. Mua thử trái thanh long màu vàng vì chưa bao giờ ăn cả. Đây có loại mác mác nhưng to gấp 2,3 lần ở Cali nhưng không chua lại ngọt. Ăn đã. 

Chiều nay, 6 giờ chiều sẽ ghé lại công ty du lịch để xem họ bàn chương trình. Sáng mai 4:30 sáng là họ đón tại khách sạn rồi lên đường. 


Lý do dân tình leo núi là để được xem mặt trời mọc tại Machu Picchu. Đi bộ nên có thể lên đó trước khi mặt trời mọc trong khi đa số đến bằng xe buýt từ dưới núi và dòng sông. Mình phải thủ một cái đèn pin đeo ở đầu. Lúc đó thì đông như quân Nguyên. Chen lấn để chụp hình tạo dáng. Chán Mớ Đời 

(Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn