Chuyện Tình Sinh Thái Kỳ Ngộ

 Xưa thật là xưa, tại đế chế A-Còng, có vợ chồng một quan nhớn ở một xứ sương mù kia, sinh ra được một cô con gái đẹp như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Đến tuổi trăng tròn, biết bao con ông cháu cha, đeo đuổi. Hết nhắn tin Zalo thì đến FaceTime khiến nàng không có thời gian để học nên bố mẹ phải chạy bằng phổ thông để thi vào đại học. Thay vì đậu thường nhưng Tiên Dung muốn mang danh con nhà giàu, đẹp gái học giỏi và đậu cao hơn thiên hạ nên bố mẹ phải bỏ ra một số tiền lớn để được chấm đậu thủ khoa.

Báo chí trong vùng đến phỏng vấn, xin tiền bồi dưỡng, để đăng ý kiến để động viên các học sinh nghèo, đậu 30 điểm nhưng không vào được đại học, học tập theo tư tưởng của Bác Tiên Dung. Học sinh nghèo thuộc loại ngu đần, học ngày chưa đủ

Được báo chí xưng tụng là Bác nên Tiên Dung tưởng mình là mẹ già của thiên hạ nên cương lên nói nhờ học Zalo, từ bé 2 tuổi đã đọc các sách về tư tưởng đạo đức cách mạng, năm lên 3 đã đọc hết toàn tập đồng chí Lê-Nin, lên 4 thì đọc Tư Bản của Bác MacDonald, và toàn tập Hegel, lên 5 thì toàn bách khoa tự điển khiến ai cũng thất kinh, vội vàng đi mua mấy bộ sách này, bắt con cháu học. Bắt chước theo sự nghiệp học vấn của Phù đổng Tiên Dung.

Trâu cột ghét trâu ăn, các bậc phụ huynh khác giàu có trong vùng, bức xúc, trả tiền nhiều mà con không đậu thủ khoa, chỉ hạng bình thường nên kiện nhau mới lòi ra các lò luyện thi Tú tài khắp nước mở rộng hồ bao, giúp bồi dưỡng các cán bộ giáo dục, kiếm tiền lại vì các vị giáo sư của trường cũng mua bằng trước đây.

Bố mẹ Tiên Dung, đi khoe khắp làng, đãi cả làng phở chó, ăn mừng con gái đậu thủ khoa kỳ thi phổ thông, bạo mồm kêu sẽ tiếp tục đậu thủ khoa khi ra trường. Trong lòng thì muốn gã phức con gái cho khoẻ vì người xưa thường nói; có con gái trong nhà như có quả bom nổ chậm, không biết lúc nào nổ. Hắn nuôi con gái , tốn biết bao nhiêu tiền nên lựa xem nhà cùng giai cấp, có con đậu thủ khoa như Tiên Dung mới dám kết nghĩa sui gia.

Có tên hầu cò, mách là cho cô con gái đi thi hoa hậu thì có khả năng lọt vào mắt xanh của đại gia hay cán bộ lớn. Ông ta hỏi các cố vấn thi hoa hậu. Họ đòi 4 tỷ mới chấm đậu. Họ kêu nên học đàn hát vì cái này dễ ăn khách, làm xiêu lòng bạn giám khảo và nhân dân. Nhưng cũng phải chạy tiền mới được chấm đậu, nâng đỡ nhưng đóng ít quá nên về hạng năm, không được cử đi dự thi hoa hậu hoàn vũ. Chỉ được thi hoa hậu trong vùng. Còn hoa hậu thế giới thì phải đóng trên 10 tỷ mới được tuyển đi thi.

Thế là ông bà cho cô ta đi học cấp tốc căn bản đánh đàn Ta-lưng và hát karaoke. Khi đi thi hoa hậu, ban giám khảo ăn hối lộ của mấy thí sinh kia nên ghi lộn số đo của Tiên Dung. Cô nàng báo cáo với ban giám khảo nà các anh đo nộn em hai cân. Giám khảo kêu chúng tôi chỉ đo tổng thể chớ không đo cá thể riêng biệt từng phần.

Qua phần thi tài lẻ của thí sinh thì Tiên Dung ghi danh vừa hát vừa đàn Ta-lưng. Cô trình diễn bài “cô gái vót chông” và hát với giọng thanh niên xung phong thời bao cấp.

    Như bao cô gái ở Tây Ninh, cô gái Tây Ninh ngồi bán bánh inh, bán bánh inh chỉ có một mình. Như bao cô gái ở Tây Ninh ngồi bán bánh inh. Còn đường còn bột còn inh, hết đường hết bột hết inh, cô gái Tây Ninh ngồi đâu inh đó, nay mai kia dập trái rồi, cô vẫn bán bánh inh, vẫn bán bánh inh.

Đến đây thì Tiên Dung láy, bắt chước chim Hoạ Mi líu lo, ăn bánh inh khiến giám khảo chới với.

    Như bao cô gái ở Playku, cô gái PLayku thì rất thích ku, cô thích ku từ sáng tới chiều, như bao cô gái ở Playku vì rất thích ku. Còn dầu còn nhớt con ku, hết dầu hết nhớt hết ku...............

Cô vừa hát đến bao cô gái ở Pleiku thì rất thích Ku thì bị thiên hạ ném đá, te tua nên bỏ sân khấu chạy lấy người. Buồn đời, cô nàng đi du lịch sinh thái cho khuây khoả việc đời. Từ bao nhiêu năm nay, học hành đóng tiền rất nhiều cho người ta thi hộ vẫn chẳng làm nên tích sự gì cả. Ra đường không dám nói mình thủ khoa vì sợ mang cái mác mua bằng giả.

Tiên Dung đọc báo phụ nữ, nói là phải tắm nắng, bận bikini để có sinh tố D, giúp bổ xương, lớn mau, để có chân dài, ngực to như trái lê. Tắm xong, thì vào dưới cái EZ-Up để tắm lại nước ngọt. Đang múc gáo nước tắm mình, lấy xà bông thơm, kỳ gội thì bổng nhiên thấy một tên a-dong từ dưới cát lộ hàng lên khiến Tiên Dung ré lên rồi lăn đùng ra xỉu.

Khi tỉnh giấc thì Tiên Dung thấy một tên đang ngồi nhìn mình, có cái nón lá quạt quạt mặt mình. Thấy Tiên Dung thức giấc, tên kia mừng quá, kêu à thì ra cô đã tỉnh. Tiên Dung thấy tên này, có đôi mắt lờ đờ như cá chép, thuộc dạng sợ vợ sợ đàn bà nên hỏi: “tên kia ngươi là ai, sao lại lén nhìn trộm ta đang tắm. Người không sợ chết à”.

Tên kia kêu dạ tôi làm nghề đánh cá, ở trên tàu nhưng bị tàu lạ đâm thủng, không có nhà ở nên lang thang. Bổng thấy cô và đám tuỳ tùng đến đây dã ngoại nên sợ quá vì không có quần, nên chui xuống cát núp. Ai ngờ cô tắm nên nước làm lộ ra thân thể tôi. Xin cô lượng tình thứ lỗi.

Tiên Dung bổng kêu, nằm im, quay mặt lại rồi với lấy cái khăn tắm của mình để lau khô thân thể, bận đồ “bí mật chiến thắng A”, lấy cái khăn, đậy con chim đa da của tên kia lại. Tiên DUng bổng đỏ mặt lên vì cận cảnh thấy con chim đa đa hoành tráng. Cô nhớ đến phim Blue Lagoon mà cô đào Brooke Shield với cặp mắt xanh, nhìn con chim đa đa của tên mỹ, kêu cái chi rứa? Kêu cái dùi giã gạo.

Sau đó thì Tiên Dung hỏi tên không bận quần, lý lịch ba đời ra sao. Hắn cho biết là họ Chửi, tên Đổng mà thiên hạ hay gọi Chửi Đổng Tử. Thật ra họ của hắn là Chửi, vì khi còn sống, mẹ hắn rất chanh chua, chửi hàng xóm hàng ngày như cái loa phường. Khi đi nghĩa vụ, không có giấy khai sinh, ra phường đăng ký. Tên phường trưởng học tại chức nên viết tiếng Việt như Sơn Đen, không biết từ Chửi viết với y dài hay i ngắn nên cuối cùng hắn ghi Chử không thôi, vì sợ lộ cái dốt mua bằng. Nên từ đó hắn được cách mạng than tặng họ mới là Chử, Chờ Ư Chư Hỏi Chử chớ không phải dấu ngã. Bố hắn tên là Chửi Cù Mây còn mẹ là Bùi thị Nhà.

Đi nghĩa vụ về thì mẹ đã quy tiên. Hắn với ông bố đi đánh cá, nuôi thân. Không ngờ gặp tàu lạ đâm vào làm bể thuyền nên từ đó hai cha con chỉ bắt cá gần biển nhưng chúng thải chất hoá học ra làm hại môi trường, khiến cá gần bờ cũng chết hết. Hai cha con đói quá phải đi xin ăn, bữa được bữa không chỉ còn cái khố. Hai cha con chia phiên để đi bắt cá. Bố đi thì hắn cởi trần, nằm nhà lướt mạng Zalo.

Chẳng may, bố hắn đi nhậu, xỉn bị trúng gió nên qua đời. Trước khi nhắm mắt bố hắn dặn là giữ cái khố mà bận, đừng có liệm chung với xác ông ta  nhưng hàng xóm đến viếng, chia buồn thấy bố ở truồng thì la toáng lên, không dám lạy vái. Kêu sao ku ông Mây to và đen thế nên hắn đành lấy cái khố độc nhất của gia phả, mặc vào cho bố. Từ đó, phải trốn lánh người đời, chỉ ra đường ban đêm.

Hắn nghe kể ca sĩ Trường Vũ, nhờ hát bản nhạc kiếp nghèo mà mua được mấy căn nhà cho thuê nên định đi học Karaoke để hát lên thân phận của mình nhưng không có khố nên họ không cho vào mấy quán bia ôm để thực tập tài năng ca sĩ , mong thoát kiếp nghèo.

Nghe Chửi đổng Tử kể chuyện gia đình thuộc nạn nhân của chế độ phong kiến, mỹ ngụy nên Tiên Dung mũi lòng. Kêu nay anh đã gặp cách mạng, cách mạng sẽ giúp anh vượt qua số phận của người khốn khố, không có mẹ cha để vươn lên bốn bể như ông Valjean trong Les Miserables của Victor Hugo.

Ngồi nói chuyện một hồi thì đói bụng, Tiên Dung với lấy cái thùng đựng nước ngọt, bánh mì thịt, cà phê sữa đá ra, mời tên họ Chửi. Tên này lâu ngày được ăn ngon nên ngốn nghiến một loáng là hết thức ăn và cà phê. Cả đời hắn không uống cà phê nên sau một ly cà phê sữa đá thì con chim đa đa của hắn bổng như được uống Vigra sống lại hùng vĩ. Tiên Dung thấy thế thì đỏ mặt, vân về tà áo, đôi môi mở chào, tay run run vuốt chim đa đa. Tên họ Chửi sợ quá kêu đừng. Tiên Dung nói: ta làm theo ý trời, chàng việc gì mà lo ngại.

Sau màn ân ái sinh thái, Tiên Dung thỏ thẻ: Hồi chiều trong màn tắm, em suýt chém chết chàng. Vì bao giờ em cũng mang theo bên mình thanh gươm. Khi chàng lộ ra, em hãi hùng thoạt tưởng thuỷ quái long cung hiện hình, từ dưới nước chui lên cưỡng hiếp, như trong chuyện cổ mẫu hậu thường kể. Vậy chàng là người thật hay là tiên?...

Tên họ Chửi ngơ ngáo như bò đội nón, kêu anh mà tiên thì đã có cái khố để bận rồi. Anh là chứng nhân cho giai cấp vô sản, đến cái khố cũng không có.

Tiên Dung chợt ra hiệu tên họ Chửi câm mồm vì có điện thoại. Bên kia đường dây, là bà mẹ. Mẹ Tiên DUng hỏi đi đâu mấy ngày nay thế. Tiên Dung kêu đi du lịch sinh thái mẹ à. Rồi báo tin đã tìm ra một đối tượng chuyên chính vô sản, hợp với tiêu chí của gia đình mình, 3 đời “hồng hơn chuyên”. Bà mẹ nghe vậy thì tò mò hỏi con cán bộ nào thế. Tiên Dung kể lại hết sự việc Sinh Thái Kỳ Ngộ của mình và tên họ Chửi.

Bà mẹ nghe Tiên Dung kể lể tình sử của con gái thì oà lên khóc. Tiên Dung tưởng mẹ mình vui mừng khi khám phá ra đối tượng gia phả. Ai ngờ sau trận khóc vỡ lòng thì bà mẹ kêu con ơi, con nhà quan thì lấy nhà quan, không lấy hàng xáo. Sao con lại đòi lấy thằng cùng Đinh vô khố thế. Tiên Dung nói, bố mẹ đều nói gia đình ta thuộc giai cấp vô sản, nhờ ông nội theo cách mạng, nay mới sống trên nhung lụa. Thế anh Vô KHố là người cùng Đinh như ông nội khi xưa. Chỉ việc thuyết phục anh ta theo cách mạng là được rồi.

Hai mẹ con cãi nhau chí choé khiến Tiên DUng bực mình, không muốn đem đối tượng gia phả về ra mắt bố mẹ. Cô lấy thẻ tín dụng của bố mẹ để mướn một căn hộ cho hai vợ chồng son. Sắm cho anh chồng  một cái quần bò Levi’s và mua một cái áo Polo để thể hiện đăng cấp con người mới giác ngộ cách mạng. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tổ Tiên Chính Giáo Đại Đạo Sinh Tồn

 Nghe kể; hồi bé mình hay bị đau ốm. Ông Phúng kêu bán vía mình cho mấy Cô, mấy Cậu trên am Mệ Cai Thỏ ở đường Nguyễn Công Trứ, ấp Hà Đông. Cứ mỗi lần lên đó, họ cúng lá bùa gì đó, rồi sau đó đốt cháy thành tro, đổ nước lạnh, khấn xong cho mình uống như cà phê nên da mình đen như cột nhà cháy. Chán Mớ Đời 

Nói vậy chớ vui lắm, mình thích ra am Mệ Cai, chơi với mấy tên cùng lứa lại được Ông Chín, cõng nhảy tưng tưng. Sướng kể gì. Ông Chín xem như Bố Đỡ Đầu.

Đến năm Mậu Thân, thằng em mấy tháng bổng nhiên lăn đùng ra chết. Bác sỹ cho rằng đau màng óc. Thế là phải đem đi chôn ở Mả Thánh. Chôn em ở đây mới khám phá ra đám chăn bò, những Đinh Bộ LĨnh thời nay. Phải cho chúng ăn cơm, trái cây cúng để chúng lấy, không đem về vì nếu không chúng làm loạn cho bò lại đạp bể cái mộ.

Chôn em xong thì phải cúng thất tuần. Tuần nào cũng phải làm mâm cổ để cúng, mời mấy đạo hữu lại tụng kinh. Mình là anh đầu nên quỳ lạy đủ trò, tụng kinh cả hơn tiếng đồng hồ. Sau này, gặp đồng chí gái, đi chùa, cô nàng thấy mình tụng kinh như Ba Tây nên mẹ vợ nhất trí cho cưới.

Ngay chỗ ngã ba Cường Để và đường Thành Thái, có cái dốc và mấy bậc thang bên trái, để leo lên tổ đình  của Tổ Tiên Chính Giáo Đà Lạt. Tại đây, mình thường đến đay khi còn bé, sinh hoạt với nhóm hướng đạo TTCG. Hai bác Nguyễn Đình Thừa cũng hay đến đây nên thân với bố mẹ mình từ đó. Địa điểm toạ lạc tại số 2 Cường Để. Đi tới một chút là Ấp Ánh Sáng, có con đường Bà Triệu với cầu BÁ Hộ Chúc Bắc ngang con suối Cam Ly chảy về thác Cam Ly.

Tụng kinh đây là kinh của Tổ Tiên Chính Giáo. Không phải kinh Phật Giáo như mình thường đọc cho Mệ Ngoại mỗi ngày trước khi đi ngủ. Mệ Ngoại mình không biết chữ nên tối nào cũng kêu mình đọc kinh cho Mệ nghe. Mệ còn sống đến ngày nay thì chỉ mở You-tu-be ra là nghe đủ loại kinh hay nghe Pháp Thoại, khỏi cần cúng dường cho thầy vì You-tu-be trả tiền quảng cáo cho thầy rồi.

Đạo này có Tổ Đình ở số 2 Cường Để, Đà Lạt, ngay cuối ấp Ánh Sáng, cuối đường Thành Thái. Có mấy thang cấp leo lên khuôn viên của Tổ Đình. Chỗ này là nơi người ta rước Thánh Mẫu với xe hoa đủ trò về các am tại Đà Lạt như trên Số 4, am Mệ Cai ở Ấp Hà Đông,... Khi xưa, mình hay đi theo mấy chiếc xe hoa này lắm, lại được ăn vì có ông Phúng. Ông thấy mình là hay dúi kẹo bánh chi đó cho ăn. Dạo ấy, Dì Thanh, cậu Mạnh chưa có con nên mình được xem là cháu đầu nên ông bà Phúng thương lắm.

Tụng kinh xong thì có màn cầu cơ chi đó, đợi hương tàn. Có một ông đội khăn màu đỏ, phủ lên đầu, tay cầm chiếc đũa, ngồi trước mâm gạo. Một ông ngồi cạnh để đọc những gì ông ta viết lên mâm gạo. Nếu đọc sai thì ông ta lấy chiếc đũa đánh xuống cái mâm. Một ông lấy viết ghi xuống, kêu là thơ của Mẹ hay ông thiên tướng nào như Đức Thánh Trần về báo. Họ gọi các mục này là cầu cơ chấp bút khiến sau 75 Việt Cộng rất sợ vì có thể nói ra những tư tưởng phản động chống họ nên dẹp ngay.

Tổ Tiên Chính Giáo ra đời ngày 1 tháng 1 năm 1964 tại tổ đình toạ lạc tại số 2 đường Cường Để, thị xã Đà Lạt. Mình hay đến đây chơi và đi hướng đạo của Tổ Tiên Chính Giáo. Đạo này dựa trên đấng siêu nhiên Hạo Nhiên thượng Đế, và các chư Phật, Tiên, Thánh thần và thượng phụ quốc tổ Hùng Vương. Truyền cơ bút thông qua một đồng tử để khai đạo như mình thấy ở nhà mình. Rồi lan rộng khác nơi ở miền Nam.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà ra nghị định ngày 26 tháng 4 năm 1966, cho phép đạo này được phép hoạt động như một hiệp hội.

 Chỉ nhớ có thằng Châu, nhà ở đâu trong Dốc Nhà Bò làm đội trưởng. Tên này đi hướng đạo Lâm Viên với anh hắn làm đoàn trưởng. Không biết sau này có còn hoạt động hay không vì mình đi mấy tháng thì chán ba vụ họp đoàn này nên nghỉ, ở nhà đi đá banh, thả diều.

Mình nghĩ mấy người di cư từ Huế vào, đem theo các lễ nghi từ làng xã của họ theo rồi từ từ, làm ăn khá, họ bắt đầu xây các am để thờ thần hoàn của quê. Am Mệ Cai Thỏ, ở ấp Hà Đông, thờ Thánh Mẫu rồi lan toả ra, người Đà Lạt khi ấy với chiến tranh nên tìm một chỗ dựa tinh thần. Hàng năm, có lễ rước Thánh Mẫu, từ Tổ Đình về các am hay đền ở các ấp ở Đà Lạt vào buổi tối với các xe hoa đủ màu. Sau Mậu Thân hình như không được tổ chức nữa hay mình không tham gia nữa.

Việt Nam có hai tôn giáo chính: Phật giáo và Thiên Chúa giáo nhưng dân gian lại thờ Thánh Mẫu, được truyền tụng qua văn hoá truyền khẩu từ xưa. Sau này, họ bắt đầu ghi lại kinh sách,…nên mới có chút gì khái niệm. Mình nghe kể có 3 vị thánh mẫu chính: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải mà người ta hay gọi Tam Mẫu Tứ Phủ. Sau này, họ thêm mấy vị khác, nghe nói lên đến 60 vị. Nghèo tới là ngưng vì không nhớ nổi.

Bố mẹ mình theo đạo này nhưng mình không rành lắm vì đi Tây sớm nên không có thời gian đi theo ông bà cụ đến tổ đình. Người hướng dẫn bà cụ mình vào đạo tổ tiên chính giáo là ông Phúng. Ông cụ mình chỉ vào sau 1975 rồi đi tù. Sau này về nhà thì rất tin tưởng vào đạo Tổ Tiên Chính Giáo, chịu khó đi làm lễ, đọc kinh,…

Người ta giải thích người Việt tôn thờ người mẹ trên hết. Không hiểu lý do. Khi xưa thuộc chế độ mẫu hệ. Có thể, trong lịch sử Việt Nam, can qua xẩy ra quá nhiều. Hết đánh tàu thì đến tây, hết tây đến mỹ, rồi đến campuchia rồi tàu lại,… cha đi đánh trận, ở nhà một mình, người phụ nữ Việt Nam, phải gánh vác hết. Nuôi con, phụng dưỡng cha mẹ chồng, buôn bán như hình ảnh thiếu phụ Nam Xương. Có lẻ nhờ đó mà người con gần gửi mẹ hơn.

Mình nhớ khi xưa, ông cụ ở trong quân đội, lâu lâu mới về phép. Sau này, làm công chức trên Ban Mê Thuột, lâu lâu mới gặp. Ban ngày, mẹ đi bán ngoài chợ, chỉ tối về mấy mẹ con hủ hỉ với nhau. 

Người ta thờ Mẹ Núi để đi rừng, gặp mấy con thú, vâng lời Mẹ Núi, không giết hại mình. Người đi biển, đi hồ đánh cá thì thờ Mẹ Nước để hà bá không bắt mình. Sau này, người ta thờ Mẹ Trời, để tránh mưa to gió lớn, làm hư hại mùa màn, lụt lội. Nay mình trồng bơ thì không biết phải thờ Mẹ Nào? Mẹ Bơ hay Mẹ Núi để mấy con sóc không ăn bơ của mình. Mình nghe một ông sư kể, ông nào có vườn ra kêu mời mấy ông đi, đừng ăn trái của tui, thì chim bỏ đi. Mình bắt chước kêu mấy ông sóc, đừng có ăn bơ của tui. Không bẩy hay cho thức ăn triệt sản, chúng sinh đẻ mệt thở luôn. Chán Mớ Đời 

Có lẻ từ đó, các bà Mẹ nói trên được huyền thoại hoá, trở thành Mẫu Thượng Hoàng, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Thiên. Họ dành cho mỗi bà này mỗi Phủ, toà nhà thiêng. Tam Toà được xem như 3 cõi Trời, Non, Nước. Từ đó xuất hiện việc thờ Mẫu Tam Phủ,… sau đó người ta nghĩ đến một phủ khác là Địa Phủ nên biến thành Tứ Phủ.

Có thể khi Phật Giáo du nhập nói đến Niết Bàn, Âm Phủ cũng có thể khi Thiên Chúa Giáo du nhập vào Việt Nam, nói đến Thiên Đường và Địa Ngục khiến dân gian kèm thêm vào các đạo thờ của mình. Ở miền Nam, nghe nói có đạo thờ ông Victor Hugo, mặt trời,…

Theo mình hiểu từ “mẫu” rất bao quát, được đại diện qua Thiên Phủ (miền Trời), được gọi là Mẫu Thượng Thiên. Địa Phủ (miền Đất), được gọi là Mẫu Địa, Thoải Phủ (miền sông biển) được gọi là Mẫu Thoải và Nhạc Phủ (miền núi), được gọi là Mẫu Thượng Ngàn. Người Đà Lạt thờ Mẫu Thượng Ngàn nhiều nhất.

Nghe kể; muốn vào đạo thì phải trên 18 tuổi, phải tình nguyện, không bị cha mẹ ép buộc. Nhờ vậy mình thoát vụ này. Đạo không phân biệt giai cấp, miễn là người muốn vào đạo phải theo các quy định của đạo Tổ Tiên CHính Giáo. Người muốn gia nhập đạo phải lương thiện, chấp nhận các nội quy của đạo. Khi mình về lại Đà Lạt thì bố mẹ mình xin tiền cúng cho tổ đình thì cứ đưa nhưng mình cũng không biết rõ ất giáp gì về đạo của bố mẹ theo.

Họ học giáo lý về vua HÙng Vương, quốc tổ của người Việt nên tổ chức ngày giỗ tổ mỗi năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Ngoài Bôn Sa, mình thấy có cái đền HÙng. Nếu mình không lầm bác Đức, khi xưa thầu khoán ở Sàigòn, cũng là đạo hữu của Tổ Tiên Chính Giáo đã đóng góp, xin tiền các cộng đồng để xây tổ đình (mướn chỗ). Nay mỗi ngày có người đến mở cửa để người Việt có thể ghé thăm, thắp hương cho tổ phụ.

Khi mẹ mình sang Hoa Kỳ chơi có gặp bác mấy lần. Nay không biết bác còn sống hay không. Lần cuối, mình ghé thăm bác ở thành phố Santa Ana trong khu người già. Ngày nay, họ giải mả cho thấy các vị vua hÙng được bịa ra. Trong cuốn sử ký Việt Nam đầu tiên, không thấy nhắc đến 18 ông vua này, tính ra thì mỗi người cai trị trung bình 183 năm. Bên tàu, nước Sở có 18 vị Sở HÙng Vương nên người Việt mình kéo đại vào để tô điểm thêm cho quá khứ giàu sang của tổ tiên mình. Mấy vụ Sùng Lãm , Âu Cơ đều được chế ra hết. Tương tự Phù Đổng Thiên Vương,… trong sách sử cận đại, chúng ta thấy có nhiều nhân vật được tạo ra như Lê Văn Tám, ngọn đuốc cách mạng,…

Mình chỉ nhớ có mấy người chính trong Tổ Tiên Chính Giáo là ông Nguyễn Văn Phúng, mẹ mình kêu bằng cậu, em của bà Võ Quang Tiềm, ông Đỗ Quang Tế, ông Lê Sơn Tùng, hình như ông này là người đồng tử, trùm khăn. Lâu quá chả nhớ ai ra ai. Người em lăn đùng ra chết, mình phải tụng kinh cho nó được đi đầu thai sớm.

Mình nhớ, quỳ cả mấy tiếng đồng hồ, bụng đói hương tàn mà mấy ông không chịu ngưng để ăn. Cứ tiếp tục đọc thơ, ông thì cầm cái bút lông viết lên mâm gạo, ông thì đọc. Nếu đọc sai thì ông Đồng Tử, trở cái bút lông lại, khỏ khỏ trên cái mâm, báo hiệu là đọc sai.

Mấy người lớn kêu là Thánh Thần, Phật, các vua HÙng Vương bút thông qua một đồng tử thực hiện việc khai đạo. Ông mà ngồi trùm khăn đỏ, được xem là đồng tử. Sau này được phát triển xuống các tỉnh miền nam, nay có nhiều người theo lắm. Dạo ông cụ mình chưa mất, hay đi xuống các vùng này thăm các đạo hữu. Khi ông cụ mất, nghe nói các phái đoàn từ các tỉnh về dự đám tang đông như quân Nguyên. Mình thấy họ phong ông cụ mình chức gì trên Thiên Đình. Kinh

Ở ngoài Bolsa, lâu lắm rồi, mình thấy hai vợ chồng chạy chiếc xe Jeep màu xanh, có gắn mấy con rồng trên mui xe, chạy vòng vòng tự xưng thiên tướng, tướng nhà trời được giáng xuống Bolsa để làm chi đó. Có chỗ để họ lên đồng lên bóng ở đường Hazard. Có bà mời mình đến nhà, chỉ cái giường, có tượng gỗ ông tướng nào nằm. Hỏi ai thế, bà ta bảo là vua Quang Trung, chồng của bà ta. Bà là công chúa Ngọc Hân. Hỏi chồng hiện tại thì được biết là chồng cỏi tạm. Kinh. Đồng chí gái mà biết vụ này, chắc cũn kêu mình là chồng cỏi tạm, tối cho ra salon ngủ, thỉnh ông vua nào khi xưa về.

Có lần, đồng chí gái bị đau, kêu mình chở đến chỗ nào ngoài bolsa. Có một ông nào từ Texas đến, kêu mở luân xa cho. Ông ta kêu mọi người nhắm mắt lại còn mình thì hé hé để xem họ diễn ra sao. Đâu 3 phút sau, ông ta mở công tắc đèn màu vàng bật lên. Thế là mở luân xa, rồi thiên hạ đưa cái giỏ cúng tiền. Mình thấy toàn tờ $100 không nên sợ, kéo mụ vợ đi về. Mụ vợ kêu đang nhắm mắt bổng nhiên thấy màu vàng. Mình nói thì họ bật đèn vàng thì nó lên màu vàng. Cuối cùng mụ vợ vẫn đau dù có người mở luân xa. Chán Mớ Đời  bắt mình đấm bóp, mỗi cả tay mỗi ngày.

Sau 75 thì Việt Cộng cấm, và tịch thâu cái đình ở số 2 đường Cường Để. Nghe nói các người trong đạo đang tìm cách xin lại để thờ phụng, chắc tốn tiền sửa chửa bộn vì đã trên 45 năm. Chắc họ không cho vì miếng đất này là kim cương chớ không vàng.

Hình như Hà Nội ngày nay chủ trương cho tôn giáo lập lại nhưng để họ kiểm soát, kiểu tu theo kiểu quốc doanh nên nghe nói đã phát triển ra ngoài bắc. Ở làng Vĩnh Phúc, Phú Thọ có đền thờ. Khi con người càng mê tín thì không chạy theo ba cái tư duy về nhân quyền, dân chủ, dân công chi cả. Họ cứ tin thần thánh giúp đỡ làm giàu, thoát kiếp, hết đau bệnh. Xong om

Các tôn giáo như công giáo do toà thánh Vatican lãnh đạo vẫn bị Hà Nội làm khó dễ. Về Đà Lạt, mình có đi thăm mấy tu viện, nhà thờ thì được kể lại như vậy.

Mình nghe kể sau 75, tổ đình khắp nơi bị Hà Nội tịch thu nên các đạo hữu nhóm họp lén lút tại tư gia. Cứ như khi xưa, mấy người theo đạo Ki-tô bị quan quân nhà Nguyễn lùng bắt. Mấy người chính như ông Đổ Quang Tế, trốn ra Nhà Trang hay đâu đó rồi cuối cùng cũng bị bắt. Ông cụ mình thì cũng bị lên án 18 năm về tội phản động, đi tù được 15 năm thì trại cải tạo hết người nên được thả về sớm.

Tò mò tìm tài liệu đọc mới khám phá những gì xẩy ra xưa, còn nhỏ không hiểu gì cả. Người lớn bảo gì thì làm theo. Vấn đề ngày nay, mình dã sống tại hải ngoại gần 50 năm. Văn hoá, phong tục Việt thì không rành, chỉ lắc đầu không hiểu như một tên mất gốc.

Trong lịch sử nhân loại, chúng ta sống nhờ qua các câu chuyện kể. Một loại văn hoá truyền khẩu. Con người nhỏ bé trước thiên nhiên, không giải thích được các hiện tượng xảy ra thường nhật. Họ nghĩ có đấng thần linh nào đó đã gây ra nên cúng thờ các vị này để được yên ổn làm ăn.

Các chức sắc trong làng tạo ra các điều lệ, phong tục như mỗi làng đều thờ Thần Hoàn, thờ những ai thi đậu để họ giúp con cháu, người trong làng học giỏi,… ngày nay, người ta khám phá ra, chỉ cần bỏ ít tiền là có thể đậu bằng tiến sĩ, khỏi cần học hành gì cả.

Đà Lạt do các người di cư từ miền Trung vào rất đông. Người Đà Lạt đầu tiên đem theo tục lệ trong làng của họ theo. Khi làm ăn khá khá một chút thì họ đóng góp để xây các am miếu như am Mệ Cai Thỏ ở đường Nguyễn Công Trứ. Mỗi khu vực đều có nhưng am miếu như trên số 4 cũng có. Nếu mình không lầm thì ông Phúng và các người làng An Lưu, có làm một nhà thờ họ của làng trên Số 4, đường Ngô Quyền để hàng năm, các người gốc An Lưu có thể đến đó hội họp, nhận nhìn bà con.

Hay làng Dưỡng Mong, trong Ấp Xuân An mà mình hay đi vì làng của Ông Ngoại. Bên Mệ ngoại là An Lưu bên nội của mẹ mình là Dưỡng Mong. Bố ông Nguyễn Chánh Thi là anh ruột của ông cố ngoại mình ở làng Dưỡng Mong. Khi ông làm chức vụ gì ở miền Trung, có xây cái cổng làng to đùng cho làng Dưỡng Mong. Gần đây, mình thấy mấy cô hàng xóm của mình khi xưa, có về làng này để tu sửa lại cổng làng,… hoá ra ngày nay, sinh con gái được nhờ, chăm sóc làng quên cha đất tổ.

Vía mình được bán cho Ông Chín ở am Mệ Cai Thỏ hồi nhỏ, nên không biết nay đã lên chức gì trên thiên đình chưa. Thần cai vườn bơ chắc. Có người muốn mua vườn bơ của mình. Biết đâu sang năm đúng ngày vía của mình sẽ bán cái vườn bơ để đi chơi cho khoẻ đời. Mình chỉ biết là hiện nay đang theo đạo Sợ VỢ. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Phố người Việt đầu tiên tại Đà Lạt

 Từ khi bắt đầu xem hình ảnh Đà Lạt xưa, có một khu vực, mình không thể hình dung được. Cứ thắc mắc hoài, không hiểu tại sao lại biến mất. Xem phong cảnh xung quanh thì biết nằm ngay hồ Xuân Hương ngày nay. Tò mò, mình tìm tài liệu đọc thì mới được khám phá là khu phố người Việt mà tây gọi là khu thổ dân (indigènes) này bị trận bão lụt ngày 4 tháng 5 năm 1932, đã cuốn trôi đi. Sau đó, chính quyền thực dân đã dời khu dân cư người Việt lên khu Hoà Bình ngày nay. Mặc dù khu này cũng như các khu đồi ở Đà Lạt, đều được dành cho người Pháp hay âu châu. Mình sẽ tải hình dưới đây để giải thích.

Có anh bạn cho biết là gia đình ông ngoại anh ta là 1 trong 100 gia đình đầu tiên được người Pháp cho đến lập nghiệp tại Đà Lạt. Nhờ ông ngoại đi lính cho Tây, sang đánh giặc ở trời Âu, sống sót trở về nên được thưởng công. Cho lên Đà Lạt lập nghiệp. Mình đoán là gia đình của anh ta lập cư tại khu vực này trước khi dọn về đường Hai Bà Trưng. Khu vực đường Phan Đình Phùng, trước kia được gọi đường Cầu Quẹo, vì có chiếc cầu ngay cây xăng Ngã Ba Chùa, chỗ lên ấp Mỹ Lộc, có một chiếc cầu, có ống cống xi măng, gần nhà Nguyễn Đắc Hớn, bán phân cá.


Hình trên, theo mình đoán là được chụp từ khách sạn LangBian. Nhìn xuống khu phố người Việt mà ta thấy thấp thoáng cái dốc Ấp Ánh Sáng và đường Thành Thái sau này. Thấy chiếc xe hơi chạy trên con đường, sau này là Trần Quốc Toản, về đường Phạm Ngũ Lão, lên dốc nhà Thờ Con Gà.

This photograph was taken from the Palace Hotel. You can see the first Vietnamese quarter. You can see the street Thanh Thai. You can see a vehicle on the street Tran Quoc Toan toward the Main Church and Pham Ngu Lao street

Nhìn góc độ khác ta thấy chiếc cầu gỗ, bắc ngang con suối Cam Ly chảy khu vực Ấp Ánh sáng sau này. Con đường nhỏ này sẽ dẫn đến cái dốc nhỏ từ Ấp Ánh Sáng lên đường Thành Thái, chỗ góc xi-nê Ngọc Lan sau này.

A closer image showing the wooden bridge, I used to see several like this one in Đà Lạt.the Cam ly river (spring) running through the first Vietnamese quarter

Đây là bản đồ của thành phố Đà Lạt, lúc khởi đầu. Có hai hồ nước. Hồ lớn (Grand lac) và hồ nhỏ (Petit Lac). Hồ lớn để cho người Pháp sử dụng, to lớn, còn hồ nhỏ để giữ nước cho người Việt dùng. Đến khi cái đê của hồ lớn bị vỡ và ngày 4 tháng 5 năm 1932 thì ngập lụt hết khu vực người Việt. Có một đoạn, suối Cam Ly rộng ra, Ấp Ánh Sáng sau này. Cái đê, đập đầu tiên bị vỡ nên họ cho xây Cầu Ông Đạo nơi cái đập thứ nhì. Lúc này thì Thuỷ Tạ chưa được xây, chỉ khi cái đê đầu tiên bị phá mới được thực hiện. 
Khu phố Việt, là dãy nhà được tô màu đỏ, có chợ.
This is an old map showing the Vietnamese quarter near the Grand Lake and Small Lake. The Grand Lake was reserved for French people, Small Lake was for Vietnamese people. When the flood (May 4, 1932) broke the dam, destroyed the Vietnamese area, killed 15 people. Then the French moved the Vietnamese quarter to the Peace area nowadays. The market was painted in red.
Thấy dân xưa, không có guốc mà mang. Bận áo dài thì đoán là người gốc Huế và người Thượng, đeo gù
Old Vietnamese didn’t wear the sandals, wearing the Áo Dai, i think people from Hue and mountaineers carrying their backpack.
Đây khu chợ người Việt, thấy xa xa cái dốc, có thể đó là dốc Lê Đại Hành sau này
The first Vietnamese quarter, you can see the future Le Dai Hanh street

Hình bản đồ này cho thấy rõ hồ lớn, dành cho người Pháp sử dụng còn hồ nhỏ thì mùa khô cạn nước, nhưng mùa mưa thì để hứng nước. Có con đê-đập, chạy từ Thuỷ Tạ (được xây sau này), chạy từ khách sạn LangBian qua bùng binh Đinh Tiên hoàng và Võ Tánh.
Map showing the grand lake, reserved to the French people. You can see the dam, street from LangBian hotel through Đình Tien Hoang Street. THe grenouillere has not been built yet. (Floating restaurant)
Hình chụp cái đê- đập chạy từ khách sạn LangBian qua bùng binh Điên Tiên Hoàng và Võ Tánh. Xa xa trên đồi cao là dinh tỉnh trưởng. Hình con đê và đập từ khách sạn LangBian chạy qua. Chỗ chiếc xe bò, sau này là cây xăng Esso
Picture showing the dam from LangBian hotel to Dien Tien Hoang St and Vo Tanh. You can see the mayor palace on the hill. The location where the the chariot , later was built a gas station Esson
Chụp từ ty Bưu Điện. Hồ nhỏ này mình đoán là hồ dữ trữ, hứng nước mưa từ trên đồi (nhà thờ Con Gà hay Nazareth  chảy xuống. Nhìn kỹ bản vẽ trên sẽ thấy một hồ nhở dài tô bằng màu xanh lơ. Người Pháp gọi Petit Lac, hồ nhỏ.
Picture taken from the Post Office, in front of the main Church

Hình này, chụp cận cảnh, nhìn từ nhà bưu điện, trước mặt nhà thờ Con Gà, nhìn xuống. Ta thấy chiếc cầu khác, bắt ngang con suối Cam Ly. Đặc biệt khi qua chiếc cầu, thấy một dãy phố người Tàu bên tay phải. Sau này mình tìm được mấy tấm ảnh sau đây. Hồ do nước mưa chảy từ nhà thờ Con Gà xuống đọng lại vào mùa mưa. Phía dưới cầu là con suối Cam Ly chảy từ hồ lớn xuống thác Cam Ly.
A close look of the previous picture showing  the wooden bridge, a mini truck running a longthe Cam Ly river. I guess the small lake where it stored the rainwater come down form the hills (church)

Bản đồ cho thấy hạ lưu của suối Cam Ly là khu người Việt, thấy dinh tỉnh trưởng. Con suối từ Đa Thiện, Thung Lũng Tình Yêu, chảy về, nhập với Suối Cam Ly chỗ Abattoir, chảy về Thác Cam LY.
Map showing the Cam Ly river and another river, spring from Love valley, connecting then go to Cam ly falls.
Hình chụp từ đồi khách sạn LangBian, thấy khu nông nghiệp của người Việt, xa xa trên đồi là dinh tỉnh trưởng 
Picture taken from LangBian hotel showing the old Vietnamese quarter that has been destroyed by the flood. Your an see faraway the Mayor Palace
Hình chụp chiếc cầu bắc ngang con suối Cam Ly, bên trái là khu người Việt ở. Trên đồi phía trái là dinh tỉnh trưởng. Chỗ sau này được thay thế bởi cầu Ông Đạo. Chúng ta có thấy chút chút con dốc Lê Đại Hành và căn nhà cua rông Quản Đạo do triều đình Nguyễn cử vào đây để quản lý các người Việt.
Picture take where the latest dam has been built after the flood 5/4/1932 that Dalatois called Ông Dao Bridge
Sơn đen dạo chơi ngày xưa với ngựa. Dãy phố người Việt phía dưới sau này bị phá bỏ sau trận lụt làm thiệt mạng 15 người Việt.
Myself long time ago :)

Tương tự chụp tại khách sạn LangBian. Thấy phu người Việt đang làm việc. Bên phải là con đê-đập chạy từ bên hồ này sang hồ kia, chạy lên Võ Tánh và Đinh Tiên Hoàng. Sau này được phá bỏ để nhập hồ Lớn và hồ nhỏ lại, đỡ tốn tiền xây hai cái đập.
Same location, taken from LangBian hotel
Hình này cho thấy tổng thể khu người Việt sinh sống, sau bị phá huỷ bởi trận bão lụt 4/5/1932

Taken from LangBIan Hotel, you can see the old Vietnamese quarter before th flood.
Thấy hai chiếc cầu bắc ngang suối Cam Ly, nàh cửa người Việt đông đúc tại đây, sau trận bão lụt, được dời lên khu Hoà BÌnh. Chỗ này được lấp nước thành hồ Xuân Hương sau này.
Bản vẽ thiết kế đô thị Đà Lạt lúc đầu, cho thấy khu Hoà Bình, được dành cho người Pháp. Khu vực Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng sau này, nằm thấp nên họ dành cho người Việt (quartier annamite). Sau khi vực người Việt bị trận lụt phá hủ , người Pháp mới dời chợ khu phố người Việt lên trên Khu Hoà Bình sau này.
This map showing the the areas reserved to Vietnamese (quarter Annamite), usually flat. Peace are, was previously reserved for French people, you can see the mayor palace has been built in that area. Due to the flood, French People had to move the Vietnamese to that area.

Một tấm ảnh khác, giúp mình giải mả được những thắc mắc về khu người Việt cũ xưa.
One of the picture helped me to discover what happened to that area.
Điêu tàn sau trận bão lụt 4/5/1932, bị bỏ phế. Chỗ chiếc cầu, được xây lại cầu Ông Đạo
After the flood, houses abandoned.
Khu phố cũ bị ngập lụt, được người Pháp phá bỏ. Flooded zone
Chỗ này là chiếc cầu của người Việt sử dụng. Sau trận lụt thiên người Pháp phá bỏ cái đê chỗ Thuỷ Tạ, để xây cái đập lớn và cầu Ông Đạo tại đây.
This is the bridge where they would build the latest dam and road which called Ong Dao bridge later 
Hình này cho thấy họ xây nhà hai tầng bằng gỗ, tầng trệt để buôn bán còn tầng trên để ngủ. Phía sau là bếp. Có mấy tấm gỗ để đóng cửa tiệm mà mình hay thấy khi xưa tại Đà Lạt trước khi các cửa sắt ra đời.
Chinese stores have been built there. First floor for store and living area upstairs

Cửa tiệm bán tạp hoá, nồi chảo, thấy vui, mấy cây chổi được gắn nào là chổi chà, chổi lông gà,…

Hình này cho tấy mấy tấm gỗ dùng để đóng cửa tiệm mà mình  hay thấy khi xưa ở các cửa tiệm tại Đà Lạt.

You can see the wooden shutters used to close the stores in the evening. I saw a lot of those when i was kid until they made the iron shutters.

Hình này chú thích Lò Gạch nên mình đoán là trong Hoàng Diệu. Khi xưa, Đà Lạt hay bị lụt chỗ abatoir vì sau chỗ này là đường Hoàng Diệu mà người Đà Lạt xưa hay gọi khu Lò Gạch nơi có cái lò gạch để làm gạch cho việc xây cất các nhà cửa Đà Lạt.
Flood showing the area called LO Gach, Hoang Diệu street later. Where they have a brick oven to make bricks.

Hình này, mình thấy đâu không nhớ nhưng đề ngày 4 tháng 5 năm 1932. Cái đê chắn hồ lớn bị vỡ nên ngập hết khu người Việt ở. Mình đoán là chụp từ trên đường Trương Vĩnh Ký. Thấy nhà ông Quản Đạo bên tay trái. Nhờ tấm ảnh này mới giải mả được những thắc mắc của mình trước đây về khu phố người Việt đầu tiên tại Đà Lạt.

Ai có nhận xét gì mà thấy em sai thì cho em biết. Em mò mò để tìm lại dấu chân của thế hệ trước mình đi. Nên khó mà chính xác.

Nguyễn Hoàng Sơn 



Tiên ném đá hậu làm vợ sợ

 Từ ngày viết bờ-lốc đến nay, mình bị ném đá rất nhiều. Như làm dâu 100 họ. Người thì chê viết sai chính tả, người thì chửi viết như kít nhưng vẫn cứ viết vì thuộc dạng con cháu phản động Cường Hào Ác Bá. Lâu lâu, Facebook nhắc lại, mình đọc lại thì khám phá ra ủa dạo đó mình suy nghĩ, đọc cuốn gì, tin tức ra sao thấy cũng vui. Như thể viết nhật ký về đầu óc lùng bùng trong đầu.

Đa số những người chửi mình, không quen. Họ chửi đủ cách, kêu khinh họ vì họ còm mà mình không trả lời, người thì kêu họ nhấn Like sao không thưởng họ, cứ như họ phát chẩn khi đọc bài mình viết. Mình viết đâu phải để câu Like. Người thì kêu mình hạ nhục đàn ông, người thì kêu mình Macho, xem thường phụ nữ, … Choáng luôn.

Lý do mình viết vì có anh bạn học cũ, cho rằng mình đặt những câu hỏi mà chính anh ta cũng đang tìm hỏi. Mình viết để cho những người cùng thế hệ mình đặt lại những vấn đề, bản sắc của mình,..vì sống dưới hai chế độ, hai quốc gia nên không biết mình là ai. Một người bị khủng hoảng bản thể.

Mình để ý, người Mỹ, họ lên tiếng ngay nếu có ai ném đá mình. Mình có tham gia vài nhóm có sự tham gia người Việt và người Mỹ. Lâu lâu có mấy tên ném đá mình, người Mỹ nhảy vào choảng mấy tên kia liền. Người Việt thì không, ai ném đá mình thì họ cũng im luôn như một sự đồng tình. May họ không nhảy vào đánh hội đồng Sơn đen.

Mình có tham gia vài nhóm người ngoại quốc. Khi mình viết điều gì mà họ không vừa ý thì họ phân tích những gì mình viết để nói lên quan điểm của họ trong khi người Việt thì đa số chỉ ném đá nhưng không giải thích lý do họ không đồng ý với những gì mình viết. Do đó mình không hiểu sai cho nào, cũng như dỡ chỗ nào. Khi tham gia một tổ chức, hay một nhóm nào, mình đều muốn đóng góp để giúp nhóm có khả năng tồn tại, lớn mạnh. Lâu lâu còm một tí gì đó.

Có lẻ vì thế mà mình thấy nhiều nhóm trên mạng của người Việt, ít thấy ai xuất hiện, đăng bài vỡ dù có rất nhiều hội viên. Cũng có người sống tại Việt Nam, kêu mình thay đổi vài từ để họ có thể chia sẻ với thân hữu vì lý do chính trị. 

Có thể người Việt mình sống theo cảm tính nhiều hơn, không như người tây phương, phải dùng lý trí để tìm hiểu sự việc. Khi lý luận, họ hiểu rõ hơn về vấn đề do đó họ rất duy lý, phải dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Người Việt thì sống về cảm tính hơn người Tây ở phương, chỉ nói được “ viết như cứt”. Xong om. Không cần giải thích lý do thối như cứt, vì không biết lý luận, phân tích lý do mình không thích. Rồi thoá mạ lẫn nhau. 

Có lẻ mình quen học trường tây từ bé rồi sống tại hải ngoài trước 75 nên quen ghi lại những gì trong đầu. Khi xưa, thầy đọc để chép bài. Về nhà, mình có thói quen là viết lại những gì ghi chú, mới hiểu rõ thêm bài tập. Nhờ ông hàng xóm cho mượn mấy cuốn sách Học làm Người của ông Hoàng Xuân Việt, chỉ cách đọc sách, ghi chú,…

Sang Tây đi học thì tương tự, thầy kêu tuần sau, sẽ học trang mấy trong sách nên mình có thì giờ đọc kỹ hơn để ghi lại. Thật ra khi viết xuống thì mình mới có thời gian suy nghĩ về một vấn đề, rõ về một điều gì như khi vẽ một bức tranh, thêm chi tiết, tô màu ra sao để phản ánh lại phong cảnh và ánh sáng,.. lúc đó mới hiểu cảnh trước mắt mình đẹp chỗ nào, xấu chỗ nào, để mình loại bỏ. Điển hình là thấy cái tháp chuông đang được trung tu, nếu chụp hình thì thấy mấy dàn giáo. Mình vẽ thì có thể lấy phần dàn giáo ra, và vẽ cái chuông theo mình thấy. Khi nói thì khác vì không có thì giờ để suy nghĩ chín chắn.

Do đó cần sự xây dựng lành mạnh khi đóng góp bài vở hay phản biện. Thay vì ném đá rồi bỏ chạy. Người mỹ có điểm hay là dùng cách Sandwich: họ khen những điểm hay trước để người viết hay diễn thuyết không phật lòng, sau đó họ nêu ra những cái không hay, cần phát triển thêm. Cuối cùng khen lại khiến người bị phê bình cảm nhận được những điều mình cần thay đổi, sửa chửa cho lần sau mà không bị mất lòng. Khi biện luận với nhau, giúp họ hiểu thêm cái sai, càng được sửa chửa. Đó là dạng phê bình với tinh thần xây dựng.

Khi ông Phạm Duy mượn bài thơ “adieu” của Apollinaire để sáng tác bài “mùa thu chết” bằng việt ngữ thì bị các dư luận viên, các chiến sĩ an ninh báo chí đánh te tua. Cho rằng ông ta nói xấu cách mạng, ông ta ám chỉ Mùa thu đây là cách mạng mùa thu tháng 8 mà ông ta dám kêu đã chết. Nói xấu lãnh đạo. Thế là mọi người, xúm vào chửi hội đồng ông ta để lập công bú xua la mua. Nếu mình không lầm thì Việt Nam chỉ có hai mùa: mưa và khô. Mùa thu lá vàng lá đỏ khi sang Tây mới thấy.

Tương tự, dạo mình đi làm ở Luân Đôn, ông Phạm Duy từ Hoa Kỳ sang hát các sáng tác, do ông phổ từ các bài thơ tù của ông Nguyễn Chí Thiện. Mình bò đi coi. Sau khi hát các bản nhạc phổ thơ tù của ông Nguyễn Chí Thiện. Ông Phạm Duy có nói về thi sĩ Hoàng Cầm, với kịch thơ Kiều Loan gì đó, khi xưa họ trình diễn trong kháng chiến trường kỳ, rồi hát bài “lá Diêu Bông”. Ông ta giải thích Lá Diêu Bông không có trên đời. Ông Hoàng Cầm ví cách mạng như Lá Diêu Bông. Bài Lá Diêu Bông của ông Phạm Duy không hay nên không được nổi tiếng. Có lẻ đã lồng chính trị vào một bài thơ tình trong sáng của cậu bé 7 tuổi .

Ai ngờ ở Việt Nam, nghe sự giải thích này, bắt nhốt ông Hoàng Cầm hai năm tù, chỉ vì ông Phạm Duy, giải thích vớ vẩn. Sau này, đọc ông Hoàng Cầm kể về bài thơ này, ông nói chỉ viết về mối tình, dành cho chị Vinh, hàng xóm của ông khi còn bé. Chớ không có óc cao siêu, nghĩ đến ý tưởng nói xấu cách mạng. Nhiều khi mình kể chuyện thời xưa, thời nay, không phải để nói xấu lãnh đạo. Mình hay tếu như rắt hành, tiêu vào thịt bò dát vàng.

Khi xưa, mình vẽ tranh bán để kiếm tiền. Mấy người xem tranh của mình, bàn tới bàn lui, theo trường phái này, ảnh hưởng nọ. Mình cần tiền để trả tiền trọ và tiền ăn mà thiên hạ cứ nói bú xua la mua không biết đâu là bến bờ. Thiên hạ ném đá thì chịu vì họ đứng ở một góc độ nào đó, mà mình không biết nên cũng không chấp họ.

Một chiến sĩ an ninh mạng, quen đồng chí vợ đọc bài mình, không hiểu mình, cũng định hướng những gì mình kể theo quan điểm lập trường của họ, khiến mấy bà kêu u chau, u chau rứa tên ni thiệt ác ôn hè. Rủ nhau đấu tố mình qua điện thoại. Chồng dại vợ mang. Đồng chí gái lãnh đủ, làm cô gái vót chông, hứng đạn cho mình. Có người kêu sao đồng chí gái có thể sống với mình, một tên ác ôn, hạ cấp, nông dân vô học…. Thương cho mụ vợ, không may lấy mình. Từ ngày quen mình đến nay, chỉ thấy toàn người chê mình, nói lên bản lĩnh của đồng chí gái với mối tình hữu nghị sông liền sông núi liền núi. Trước sau chỉ là một, bất chấp thị phi, đàm tiếu của thiên hạ.

Có câu chuyện về ông Tăng Sâm mà trong cuốn Nhị Thập Tứ Hiếu có đề cao ông ta là một gương Hiếu tử. Truyện kể, mẹ ông ta đang làm bánh bao ở nhà, bổng có người hàng xóm chạy ngang, la to con bà giết người. Bà ta đinh ninh là không phải vì chỉ mẹ mới hiểu lòng con. Người thứ hai chạy đến cũng la to con bà giết người, khiến bà ta bắt đầu mất lập trường cách mạng đến khi người thứ ba chạy lại la to con bà giết người thì bà ta cũng bỏ nồi bánh bao mà chạy. Mình nhắc chuyện này để chứng tỏ sông có cạn núi có mòn nhưng mối tình hữu nghị của đồng chí gái không bao giờ thay đổi.

Ngày xưa, học Việt văn ở tiểu học. Thầy cô bắt học mấy bài trong cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư, có câu chuyện ông nào cởi ngựa, bị con chó sủa khiến con ngựa giật mình, ông ta tức giận nên chạy vào làng kêu chó dại chó dại, khiến dân làng lấy gậy gộc đến đánh con chó chết. Thiên hạ ngày nay, cũng hay ném đá như ông thần cởi ngựa khi xưa. Thiên hạ không biết ấp giáp gì cứ nghe là hùa vào ném đá.

Như vụ người dân bức xúc về một tập đoàn nào bán buôn đồ thử nghiệm giả thì dư luận viên dùng vụ ông bố nào, nghe lời bà vợ thứ hai, khệnh con gái đi Tây phương cực lạc để định hướng thiên hạ trên mạng. Thế là mọi người nhảy vào choảng, không biết ất giáp gì cả nhưng được cái là thỏa mãn các đạo Đức trong thâm tâm mình. Vụ công ty bán đồ giả, làm tiền no nê trong mùa đại dịch chìm luôn.

Có biết bao đứa bé nghèo khổ như vậy, để rồi một ngày kia, lớn lên, bị bán sang Cam Bốt hay lấy chồng xứ Đài. Không ai lên tiếng hay tặng quà giáng sinh rất đơn sơ.

Nói chung, số người mến thì đông hơn số người ném đá. Như đã kể, có người mình không biết là ai, ghé nhà mình chụp hình, hay gặp mẹ mình thì hỏi chuyện thăm hỏi khiến bà cụ vui mừng trong tuổi già đơn độc. Cuối năm nay, có một số mời mình ăn bún bò óp-lai. Thay vì chụp hình nồi bún bò tỏa sáng, họ mời ăn thực thụ. Có người chạy từ San Jose xuống để óp-lai. Kinh

Mình chỉ muốn an bần lạc đạo. Ai hơn mình thì mừng cho họ, ai thua mình thì giúp họ. Sáng mới thức giấc, đã thấy nhắn tin từ Việt Nam, một ni cô xin 3 chiếc thuyền để chở học sinh đi học, người dân khi mùa lũ lụt đến. Sao dân mình khổ như ri. Năm nào, đến mùa mưa là bị lụt. Mình bị dính lụt khi thăm Quảng Nam nên hiểu hoàn cảnh người địa phương khi mưa lụt, nhắn người bạn nhờ đưa tiền dùm cho ni cô mua thuyền, giúp người dân địa phương di chuyển trong mùa lụt.


Thế là cả tuần nay đồng chí gái, trong vai bất đắc dĩ mắt em là bể oan cừu, bắt mình học tập đạo đức cách mạng, viết bản tự kiểm. Trước khi đi ngủ, phải nằm nghe cái loa phường, bên tai, mụ vợ ra rã, giảng về đạo đức cách mạng 5 gờ như tấm lòng của biển. Mình thiếp đi thì bị đánh thức, đồng chí gái, với đôi mắt kẻ nội thù, kêu sao ngủ rồi. Mình chỉ biết con chiên kêu lỗi tại tôi mọi đằng, để được ngủ tiếp như thuyền ra cửa biển.

Đồng chí gái kêu lãnh đạo rất nhậy cảm khi ai nói về họ. Muốn nói về lãnh đạo thì mình luôn luôn phải ca tụng mặt trời cách mạng, mặt trời hồng đẹp từ Đông sang Tây, kể cả khi Nguyệt thực hay đêm 30 vẫn sáng. Mình phải tiếp thu những lời vàng ngọc của đồng chí gái vô vàn kính yêu, ru mình vào giấc ngũ. 

Mình đành phải vượt qua số phận thằng chồng phản động, khắc phục học tập tốt, để trở thành cháu ngoan của bác, trò giỏi của thầy cô, người chồng ưu tú của đồng chí gái. Mà nếu là cháu ngoan của bác, trò giỏi của thầy cô, vô hình trung khuyến khích giới trẻ, theo chân bác, năm xưa xuống tàu đi Tây, tìm đường cứu nước lại làm dân khổ thêm. 

Mình đọc đâu đó, cho rằng, người xưa định nghĩa 3 loại đàn ông sợ vợ.

1) Loại sợ Thế, chồng không bằng vợ nên người chồng mặc cảm, sợ vợ. Loại sợ Thế cũng được chia làm 3 loại:

    1.1) sợ vợ do địa vị xã hội của gia đình nhà vợ cao, bản thân muốn nương nhờ thế lực của nhà vợ, do vậy nên sợ. 

Chử đồng Tử khi xưa, chỉ có cái khố, khi cha chết thì liệm cái khố cho cha để về bên kia 9 suối, ông bố có cái khố mà che nếu không mấy lại bị an ninh mạng, soi mói, kêu mất lập trường cách mạng. Thấy công chúa và đoàn tuỳ tùng đi dã ngoại, sợ quá, trốn dưới cát. Ai ngờ công chúa đến đấy, kêu tỳ nữ múc nước ngọt để tắm sau khi tắm biển và phơi nắng cởi trần cho có sinh tố D. Nước tắm chảy xuống cát, làm lộ Chử Đồng Tử với con chim đa đa hoành trắng vì thấy công chúa ở trần. Công chúa tắm nắng nên bồi dưỡng được nhiều sinh tố Dê, thích quá nên lấy về làm chồng, từ đó Chử Đồng Tử, đại diện cho kẻ bần hèn, nông dân, đều mang tính sợ vợ như mình.

    1.2) sợ vợ do gia đình nhà vợ giàu có, bản thân nhận được sự giúp đỡ tiền bạc của nhà vợ, do vậy nên sợ. Chử Đồng Tử là một thí dụ. Hôm nào mình kể chuyện tình Chử động Tử và công chúa Tiên Dung. Cực kỳ hấp dẫn. Ai muốn nghe kể thì báo cho biết. Mình kể theo đơn đặt hàng.

    1.3) Loại sợ vợ do tính cách của vợ quá hung hãn, tính cách người chồng nhu nhược như Sơn đen, sợ sự đánh chửi của vợ. Đồng chí gái không có đức tính này. Hú vía. Mình nói đồng chí vợ là Bồ Tát tại gia. Khi đang đói bụng, mình chỉ cần lấy cái điện thoại ra khấn một chút thì 15 phút sau, vợ đem thức ăn về, hết đói. Khi hết tiền, vợ cho $5 đi uống cà phê với bạn. Không bao giờ đưa hơn vì sợ mình đi cà phê Lú. Mình mua chiếc xe Truck cũ của một tên người Việt. Hắn kêu lại cà phê Lú để có wifi lên mạng của hãng xe, để xem hắn nợ bao nhiêu để mình tiếp tục trả nợ cho hắn. Thấy hắn gọi một ly cà phê, giá 2 đô, và cho tiền boa cô gái 10 đô, khiến mình thất kinh.

2 ) Loại sợ Lý, tức người vợ luôn chiếm thế thượng phong về Lý, có câu “Lý trực Khí tráng”, chồng không thể không phục. Đồng chí gái rất hãnh diện, khi xưa đậu phổ thông sau 75. Được ông thầy Việt Cộng dạy biện chứng luận về con người mới của xã hội chủ nghĩa. Mỗi lần khẩu chiến với kẻ nội thù là mụ đem biện chứng luận ra để lý luận khiến mình câm họng. 

Loại sợ Lý cũng chia làm 3 loại :

    2.1) người vợ hết sức hiền thục đức hạnh, làm người chồng phát từ nội tâm sự kính bội vợ. Sau mấy ngày học tập cải tạo tư tưởng thì mình phải nhất trí điều khoản này. Phải khen lãnh đạo đẹp và hát hay như mặt trời cách mạng.

    2.2) người vợ rất có tài hoa, người chồng khâm phục, tự than bản thân không bằng, do vậy nên sợ, như chồng của Lý Thanh Chiếu bên Tàu. Đồng chí gái thì không viết véo, làm thơ như Lý Thị gì cả. Chỉ hát đến khan cổ, ho luôn, kêu mình pha mật ong và nước chanh rồi mở cho mình nghe lại giọng ca nước mắt mùa thu của mụ cả ngày, rồi hỏi có hay không. Không dám tiêu cực.

    2.3) người vợ tần tảo vất vả vì gia đình, hy sinh rất nhiều cho chồng con gia đình, người chồng nghĩ đến cái khổ của vợ, do vậy nên sợ. Cái này thì đúng. Đồng chí gái nuôi mình từ khi lấy nhau đến giờ. Có vợ là có tất cả.

3 ) Loại sợ Tình, tức người chồng quá yêu người vợ, chỉ sợ người vợ không vui, lâu ngày chầy tháng do yêu mà sinh sợ, khúm núm dưới chân vợ. Cái này, để khỏi phải làm bản tự kiểm thì mình cứ nhất trí. 

Loại sợ Tình cũng chia làm 3 loại :

    3.1) Loại yêu sắc đẹp của vợ, tình nguyện làm ô-sin sắc tướng của vợ, do vậy nên sợ. Đồng chí gái có cô bạn, tên chồng được mấy bà phong làm người chồng nhân dân ưu tú. Ông chồng mua sắm áo quần cho vợ, toàn là đồ xịn, không có khuyến mại, còn cô vợ thì chả bao giờ đi sắm. Mình thì không biết kích thước áo quần của mình, nói chi của đồng chí gái. Cả đời bận đồ phát chẩn.

    3.2) Loại thương vợ trẻ. Chồng già vợ trẻ, người chồng luôn cảm giác tuổi tác của mình quá lớn, tự thẹn khuất trước thanh xuân của vợ, do vậy nên sợ. Cái này thì mấy tên về Việt Nam lấy mấy Em chân dài nên sợ. Khi có thẻ xanh là mấy em kêu pú lít tống cổ ra khỏi nhà nên sợ. Mình có ba tên bạn, lấy vợ Việt Nam, thua cả hai giáp nhưng vẫn vui vẻ bên mặt trời hồng từ 20 năm nay. Gần 70 mà con mới 8 tháng. Ra đường, thiên hạ hỏi ông cháu đi đâu thế. Thậm chí ở Đà Lạt, có tên Easy Rider, lấy cô học trò in-lí pho-tu đây, kém 40 tuổi thì sao. Có lẻ mấy bà kêu chiến sĩ an ninh mạng hù doạ, tuyên truyền để mấy ông đừng về Việt Nam, tìm chân dài.

    3.3) Loại thương người vợ yếu đuối. Người vợ thân thể hoặc tính cách yếu đuối như Trà Hoa Nữ, người chồng sợ vợ bị tổn thương như Hoạn Thư khi xưa, cho nên lúc nào, nơi nào cũng nhường nhịn vợ, như Thúc Sinh, do vậy nên sợ.

Theo mình thì ngày nay có thêm 2 loại đàn ông sợ vợ. Loại thứ 4 là sợ Toà. Kẻ nội thù, đưa ra toà ly dị là cháy túi. Mấy ông về Việt Nam, lấy mấy em chân dài, đem sang đây. Sau 3 năm, mấy em có giấy tờ, đưa đơn ra toà là nhà cửa gì đều thuộc về mấy em. Trở thành chuyên chính vô sản, hát người yêu cô đơn, yêu ai cũng trắng tay. Chán Mớ Đời 

Có loại đàn ông chỉ sợ Thế, có loại chỉ sợ Tình hoặc chỉ sợ Lý, có loại sợ 2 thứ, có loại sợ cả 3 , có loại sợ Toà… đố các bác em thuộc loại sợ vợ nào? Em sợ loại thứ 5. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Tiên bán phở hậu học văn

 Mình đang gắp miếng gân tính bỏ vào mồm thì anh hàng phở bưng lại đĩa thịt bò thái tươi. Mình kêu, tôi đâu có kêu thịt tái đâu, anh hàng phở kêu tôi mời anh rồi ngồi xuống bàn. Mình chưa kịp nhai thì anh hàng phở kể tiếp. Anh biết không ông Không Chết, kêu tô phở tái nhưng dặn để riêng. Tôi bưng ra tô phở với đĩa thịt bò như đĩa này. Ông ta nhìn đĩa thịt bò tươi thái mỏng rồi lấy đôi đũa gắp lên một miếng, đưa qua đưa lại nhìn miếng thịt rồi bỏ xuống.

Ông ta kêu: “cát bất chính bất thực”, tôi hỏi ông muốn chín thì bỏ thịt vào nước lèo thì sẽ chín. Ông ta kêu không “chính” chớ không phải “chín” không hờ. Tôi như bò đội nón thì ông ta kêu lấy cái điện thoại ra để dịch lại. Hoá ra ý ông ta nói là “thịt cắt không ngắn thì không ăn”. Tôi bảo ông ta đợi một tí rồi chạy vào bếp lấy cái máy thái thịt bò, làm cho ông ta vài lát, bỏ lên đĩa đem ra.

Ông ta hỏi tôi thái thịt bằng dao gì, tôi nước bằng máy nhưng ông ta không tin, kêu tôi dẫn vào bếp. Tôi chỉ cái máy thái jăm-bông, mua ở chợ trời. Ông ta kêu tôi thái cho ông ta xem. Tôi lấy y miếng thịt bò đông lạnh ra, rồi bỏ vào máy thái. Ông ta kêu mỏng lại, tôi phải độ lại nên thái bay mất 2 kí lô thịt bò filet mignon. Vì vậy, tôi phải biếu cho anh ăn thêm, cả hư.

Mình chưa kịp nhai miếng thịt tái thì anh hàng phở nói tiếp. Anh ta nói tôi nể ông ta nên đem ra tô phở xe-lửa thế mà ông ta xơi sạch. Ngạc nhiên tôi hỏi khi xưa thầy hay dạy thiên hạ:

Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn 君子食无求饱, 居无求安, 敏於事而慎於言 (Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu được yên vui, siêng năng ở việc làm, cẩn thận ở lời nói)

Ông ta bảo khi xưa, ta đi giang hồ với đám học trò, toàn là những tên nho sinh, trói gà không chặt nên thầy trò ta đói quá nên phải đề ra những câu như vậy để tự lòng, quên cái đói. Nay hết thời bao cấp, ngăn sông cách chợ, theo kinh tế định hướng thị trường, thì ăn để trả thù cái đói, cái nghèo khi xưa. À thì ra khi xưa có tên xin học Phu tử là vì ăn thịt thừa như thầy bảo. Tao đói lâu ngày nên xổ ra những câu này để giúp ta nhớ không ăn bậy bạ khi đói quá, học trò xem thường. Khi xưa, Hán Tổ kháng chiến, đánh với Sở Vương, đói quá ăn bú xua la mua nên khi lên ngôi, sợ Hàn Tín nhắc lại các xấu xa của mình, nên giết để sử sau khen tụng hắn ta.

Tôi hỏi thế chúng ta phải thay đổi câu nói của thầy lại: quân tử thực cầu bão, cư cầu an, mẵn ư oe-phe thận ư cholesterol. Ông ta kêu được, mi nên gắn cái bảng to đùng trước tiệm: “quân tử thực cầu bão”. Trên đời này chỉ mấy cái thú, trong đó là ăn mà mày bắt người ta kêu bất cầu no là thế nào.

Ông đưa miếng thịt filet mignon lên xơi tái một cái, rồi gật gù, bảo ngon ngon. Đúng là thịt bò đế quốc. Ông ta bảo mày cho tao một cốc sữa cặn để tao xem bơ thừa sữa cặn của đế quốc ra sao. Ở quê tao chúng cứ rai rãi tuyên truyền nhân dân, tư bản là phồn vinh giả tạo, không nên ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Chúng cứ lấy các tư tưởng của thời đói khát, bao cấp ra mà nói.

Anh hàng phở chạy vào, lấy cho ông ta một ly sữa Ông Thọ, đem ra. Ông Khổng Khâu, làm một ngụm rồi kêu cái à cực to. Sữa này ngon thật. Ông nói cho ông ta xem cái nhãn hiệu để khi về nước có thể mua qua mạng. Anh hàng phở đưa cái lon sữa đặt thì ông Khổng Khâu bảo: ủa thế cái ông đứng bên kia đường có sữa à? Anh hàng phở đưa mắt nhìn qua đường, đứng trước Phước Lộc Thọ, có tượng 3 ông Phước Lộc Thọ. Anh ta trả lời, chỉ cái nhãn hiệu thôi, tiếp thị là uống sữa này thì thọ ba đời.

Nói xong thì ông Khổng Khâu bảo: “ Thực bất ngữ, tẩm bất ngôn” (Khi ăn không bàn luận, khi ngủ không nói chuyện). 食不语, 寝不言. Đúng lúc có khách phương xa vào. Anh hàng phở mừng quá, chạy lại chào khách như gặp lại người thân. Đem trà nước xong, lấy thực đơn chào khách. Chạy vào bếp làm mấy tô xe lửa đặt biệt. Khách phương xa đến, nghĩ một lần đi một lần khó nên toàn kêu xe lửa để ăn cho đả thèm những năm tháng lao động ở các tiểu bang khác, thèm cơm Việt Nam.

Anh không quên xem chừng ông họ Khổng. Ông này chậm rãi ăn từ tốn như để tận hưởng giây phút quân tử ăn phải cầu no.

Sau khi khách ra về, anh hàng phở chạy lại hóng chuyện  ông họ Khổng. Anh ta thắc mắc vì Khổng Tử đề xướng tinh thần phát phẫn vong thực (发愤忘食 – ra sức học tập học làm việc đến mức quên ăn), coi thường thái độ nhân sinh bão thực chung nhật vô sở dụng tâm (饱食终日无所用心 – suốt ngày ăn no mà không hề chịu suy nghĩ).

Ông KHổng kHâu bưng ly sữa ông Thọ lên uống một ngụm, lúc la lúc lắc cái mồm, rà rà như súc miệng rồi nuốt cái ực kêu cái ực to lớn, đặt cái cốc xuống. Ông ta bảo khi xưa đói như thời bao cấp thì ai có sức mà làm việc nên ta phải nói như vậy để tuyên truyền cho nhân dân chịu khó lao động cho qua ngày tháng.
Anh hàng phở kêu thế bọn đế quốc mỹ, chúng làm việc như điên, sao chúng to béo thế.

Mày không nấu phở bằng đồ công nghệ. Mấy tiệm kia chúng đều mua nước cốt làm phở, làm mì từ Trung Cộng, toàn là bột ngọt mì chính, và chất hoá học. Xì dầu, nước mắm, đâu có cá đâu, chỉ là hoá chất và mùi làm thợ om thế thôi. Ăn vào thì béo ngay.

Anh hàng phở gãi tai hỏi thế ông từng dạy học trò: “Sĩ chí ư đạo nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã

士志於道而耻恶衣恶食未足与议也. (Kẻ sĩ đã để chí vào đạo mà còn chê áo không đẹp, chê ăn không ngon, mặc vào ăn vào cảm thấy xấu hổ thì chưa thể cùng bàn luận đạo lí được).

Lý do con hỏi thế là vì có người chê áo tên trồng bơ, mua $12 ở chợ trời cách đây 35 năm, bận lên truyền hình là không đẹp. Ông Khổng Khâu đưa cái thìa, múc nước phở rồi tu một cái, đưa miếng hành trần nước béo vào miệng. Nhai òm òm xong rồi giải thích:

Thằng nông dân trồng bơ ở Riverside đã thấu hiểu “an bần lạc đạo” của ta. Đàn bà thì thích ăn diện, càng về già thì họ càng níu kéo mùa xuân nên hay đi tune-up hay tân-trang toàn diện. Họ không hiểu an nhà là sống thoải mái, hạnh phúc. Ông Thích Ca có nói: “dục là khởi đầu sự đau khổ của chúng sinh”. Tên nông dân mà ăn diện như vợ hắn thì vợ chồng nó phá sản ngay. Hắn làm vườn có ai thấy đâu, xung quanh toàn là chim, sóc và coyote. Ta dạy đàn ông phải an bần lạc đạo là vì lẻ đó. 

Ông gắp miếng thịt tái, bỏ vào mồm, nhai ngoàm ngoàm, nuốt cái ực rồi nói:  Tự bất yếm tinh, khoái bất yếm tế 食不厌精脍不厌细 (Gạo giã càng trắng càng tốt, thịt xắt càng nhỏ càng tốt). Anh hàng phở kêu bọn Trung Cộng ngày nay làm gạo giả trắng hơn đường cát nữa, chắc là chúng học trừ thầy. Phu tử kêu không, chúng hiểu sai. Ý ta muốn nói là thức ăn càng tinh tế càng tốt.

Người ta kêu ăn gạo lức bổ tốt hơn gạo trắng. Lý do là gạo trắng làm mất hết chất bổ, chỉ còn toàn tinh bột, tạo nhiều insulin, làm béo thiên hạ. Sau đó ông ta nói đến “bát bất thực”, 8 nguyên tắc cấm trong thức ăn; không ăn thực phẩm ôi thiêu, có mùi hôi, được nấu chín quá vì vậy ổng thích tái filet mignon, không ăn thịt nhiều, không uống rượu nhiều, không ăn đồ sống, không ăn nhiều gia vị và không ăn đồ trái mùa. Anh hàng phở, báo cáo đồng chí Phu Tử, nếu con nấu như vậy thì thành phố cho thanh tra xuống thanh tra, phạt con chết.

Anh hàng phở kêu vui lắm, tôi lấy lọ tiêu để rắc lên tô phở thì ông ta bổng khóc, nói nhớ đến tên học trò, mà ông ta gặp bên đường, đói quá, đang rên bài “tombe la neige” của Adamo. Ta thấy tội quá nên còn cái bánh bao nên cho hắn ăn. Nhờ vậy mà hắn sống sót, nên theo ta cả đời đến khi ta chết. Ta đặt tên hắn là Nhan Hồi để nhớ về giai đoạn này. Một hôm, hắn nấu cháo cho ta ăn. Loay hoay sao hắn để bồ hóng rớt vào nồi cháo, hắn vớt bồ hóng để ăn khiến ta thương quá. 

Hoá ra ông học trò ăn cơm hớt mà thiên hạ nhắc đến là đây. Anh hàng phở hỏi ông KHổng Khâu, có một dư luận viên, chiến sĩ an ninh mạng, tự xưng là học trò của ông, kêu ông là thánh nhân, từ Xuân Thu đến nay, không ai có học vấn, đạo đức bằng ông. Vậy có đúng không.

Ông KHổng KHâu, đút miếng thịt bò filet mignon vào mồm rồi nói. Miệng vừa nhai vừa nói “à cái thằng chết cống (Tử Cống). Ta gặp nó đói gần chết cạnh cái ống cống. Nhờ tên Chết Đường nhường cháo nên hút được bát cháo nên sống sót. Đừng có nghe mấy thằng vì được ăn mà khen thiên hạ. Hết cơm là nó đá mình ngay.

Ông Khổng Khâu nói là dạo ấy, khi thầy trò ta đói khổ quá nên ta hỏi tên Chết Đường: “Kinh thi có câu chẳng phải tê, chẳng phải hổ, sao lang thang nơi hoang dã?” Đạo ta có gì sai mà thầy trò đều đói, bụng lúc nào cũng kêu ro ro mà theo đạo quân tử ăn bất cầu no hoài. Tên Chết Đường kêu vì ta chưa giác ngộ cách mạng nên nhân dân không theo để tiếp tế bồi dưỡng.

Ta hỏi tên Chết Đường: nếu người hiền nhân quân tử ăn không bao giờ no, được lòng tin của dân thì sao Bá Di, Thúc Tề phải chết đói trong núi khi xưa? Nếu khôn ngoan mà có người theo thì tại sao Tỉ Can phải chết?

Lúc đó tên Chết Cống kêu: “đạo thầy quá cao nên thiên hạ không hiểu, cứ tưởng thầy nói chuyện cỏi trên. Muốn dân hiểu thì phải bình dân học vụ xuống trình độ tên ông dân trồng bơ ở RiverSide. Ta không chịu nên kêu: tên SƠn đen trổng bơ nhưng không bảo đảm là năm sau sẽ có bơ cho chúng mày ăn, người thợ giỏi không thể làm hết các công việc của khách hàng đòi hỏi vì không có đủ thì giờ. Người quân tử có thể tu luyện đạo đức cách mạng khi đi bia ôm như ông cán bộ nào hiếp dâm vợ đồng nghiệp ở quán karaoke. Không bắt được dân theo mình. Mi không lo tu tâm dưỡng tính mà đòi dân theo mà không biết xấu hổ. Lui ra, lo học tập. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Đo áp huyết ra sao cho chính xác?

Nhớ có lần đi khám bác sĩ, gặp cô y tá rất sexy. Khi cô ta đo áp huyết mình thì bổng nhiên cái nút áo bung ra khiến mình tò mò nhìn sâu vào thì áp huyết gia tăng khủng khiếp. Bác sĩ xem hoảng kinh, kêu cô ta đo lại. Lúc đó thì cô ta đã gài nút áo lại nên nhịp tim mình bình thường. Rữa mắt có một tí mà tim đập loạn xà ngầu lên.

Mình hay vào trường đại học y khoa San Francisco đẻ theo dõi các bài giảng cho sinh viên y khoa. Hôm nay, có bài giảng về áp huyết cao và cách đo. Mình tóm tắc lại.

Khi người ta bị áp huyết cao, xem như báo động có khả năng trong tương lại sẽ bị đột quỵ hay tai biến nên  ai bị vụ này thì cẩn thận. Trên thực tế, nhiều khi chúng ta đo ở nhà hay ở phòng mạch không đúng cách khiến cách đo không chính xác.

Theo sách báo thì phương cách đo nhịp tim là:

Phải để bệnh nhân ngồi 5 phút trên ghế, lưng dựa vào ghế, chân chạm đất. Không uống cà phê, tập thể dục, hút thuốc lá trước đó 30 phút. Không được nói chuyện với bệnh nhân. Cởi áo nơi gắn cái đồ bọc lại để đo nhịp tim. Tay để ngang. Dùng cái cuff cho đúng khổ tay, nhỏ hay to quá sẽ không chính xác.

Thường vào phòng mạch, y tá kêu cổ vào, kêu ngồi đó rồi đo vì họ không có thì giờ, để mình ngồi 5 phút để bớt hoang mang. Nếu không theo các thủ tục này thì áp huyết có khả năng lên cao. Người ta thử nghiệm trên 20 bệnh viện thì tất cả áp huyết cao hơn >140/90, được đo lại thì 36% được xem là bình thường. Như trường hợp mình cái nút áo của cô y tá được cài lại.

Đo áp huyết tại nhà nhiều khi không chính xác lắm vì máy có thể cũ, hay sao đó. So với máy tại bệnh viện và ở nhà thì độ chính xác 60-70%. Bệnh nhân càng được huấn luyện để tự đo áp huyết của mình, sử dụng máy móc chính xác nhất là thời gian. Buổi sáng trước khi uống thuốc hay chiều trước khi ăn cơm.

Khi bị áp huyết cao thì chúng ta nên thay đổi lối sống, để kiểm soát áp huyết của mình. Làm giảm cân nếu béo phì. Trung bình giảm được từ 5-10 mm Hg /10 kg giảm cân. Giảm uống rượu: < 1oz/ ngày: sẽ giảm độ 2-4 mm Hg. Giảm tiêu thụ chất Sodium <100 mẹ/d (2.4g Na): 2-8 mm Hg 

Tập thể dục 30 phút/ ngày sẽ giảm trung bình 4-9 mm Hg. Được biết là uống cà phê không ảnh hưởng đến áp huyết cao.


Muốn tránh tiêu thụ chất mặn, thì không nên ăn thực phẩm công nghệ vì đa số đều được bỏ muối để bảo quản. Tốt nhất là nấu ăn tại nhà vì thức ăn tiệm nhiều khi cũng đã được công nghệ hoá rồi.

Người ta khuyến cáo nên khám sát khi qua 60 tuổi. Áp huyết đừng quá >150 mm Hg và 90 mm Hg. Phải điều trị để giảm dưới hai con số này.


Người ta nghiên cứu trên 4733 bệnh nhân tiểu đường loại 2, so sánh giữa 120 mm Hg và 140 mm Hg thì thấy đột quỵ gia tăng từ 0.32% vơi 120 mm Hg trong khi áp huyết lên trên 140 mm Hg thì 0.53%, xem như 166%. Trong khi đó thì tỷ lệ tai biến ít gia tăng hơn. 1.87% và 2.09%.

Trung bình áp huyết là dưới 120 (với DBP <80) là bình thường. Hơi cao là từ 120 -129 (với DBP từ 80-89). Cao áp huyết có hai giai đoạn: #1 từ 130-139 9hay DBP 80-89) và giai đoạn 2 cao hơn 140 (hay DBO trên 90).

Người ta nhận thấy áp huyết  cao hơn >160 mm Hg thì tỷ lệ chết 0.93, còn bệnh tim mạch 0.78 còn khi chỉ cao giàu 140-159 mm Hg  thì chết bình thường là 0.87 và về tim mạch là 0.88. Chết về tim mạch nhiều hơn là khi áp huyết cao.

Tổng hợp thì chúng ta thấy những chỉ dẫn về áp huyết như sau: phải xét lại cách đo áp huyết tại bệnh viện hay phòng mạch y sĩ. Yêu cầu y tá đo lại áp huyết nếu thấy cao hơn bình thường. Xét nghiệm với máy đo rất cẩn trọng, không xem thường. Tâm phải tỉnh lặng, ngồi thong thả 5 phút trước khi đo áp huyết.

Mình mới mua cuốn sách, cho rằng bệnh tim mạch ngày nay nhiều vì người Mỹ ăn muối quá ít. Để đọc xong sẽ kể. Chán Mớ Đời 

Nói chung phải lưu ý nếu áp huyết cao, cần phải điều trị ngay. 

Nguyễn Hoàng Sơn