Gian-nan tìm nhà anh Vinh

 Hôm trước, đọc trên blog của nhạc sĩ Tuấn Khanh về tay trống của ban nhạc Phượng Hoàng của Việt Nam Cộng Hoà khi xưa. Dạo mình còn học trung học, những lời ca tiếng nhạc của ban nhạc Phượng Hoàng đã giúp mình hiểu biết thêm về thân phận người Việt, giúp mình học hành để đi du học. 

https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2021/02/04/tim-gap-con-phuong-hoang-cuoi-cung/ 

Mới thấy trên Facebook của nhạc sĩ Tuấn Khanh video này:

https://youtu.be/ryRFET9Adto


Lần đầu tiên biết đến nhạc Phượng Hoàng, khi đợi thầy vào lớp, bổng có anh bạn học cất tiếng ca bài: “Tôi muốn”

Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên
Tôi muốn sống như loài hoa hiền
Tôi muốn làm một thứ cỏ cây
Vui trong gió và không ưu phiền
 from: http://www.lyricenter.com ]
Tôi muốn mọi người biết thương nhau
Không oán ghét không gây hận sầu
Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau
Tôi muốn thấy tình yêu ban đầụ..

Em có thấy hoa kia mới nở
Trong giây phút nhưng đẹp tuyệt vời
Như hạnh phúc thoáng qua mất rồi
Giờ đâu còn tìm được nét vuị..

Tôi muốn thành loài thú đi hoang
Tôi muốn sống như loài chim ngàn
Tôi muốn cười vào những khoe khoang
Tôi muốn khóc thương đời điêu tàn...

Thấy Lợi lạ tai, trưa đó thì bổng nhiên nghe đài phát thanh Đàlạt phát thanh bài hát này qua giọng hát Elvis Phương. Từ đó mình tìm mua cuốn ban nhạc Phượng Hoàng, cứ nghe đi nghe lại mỗi ngày khi học bài.

Không ngờ mấy chục năm sau, mình lại có 20 acres vườn trồng toàn là bơ, đưa mình về với thiên nhiên như bài ca độ nào. Xem những đoá hoa bé tí của cây bơ nở chào đón ánh sáng bình minh trong sương se lạnh của tháng 2 Cali. Còn thú hoang thì chắc không vì thấy toàn là coyote và sóc, rắn chuông kinh lắm.

Nhưng có lẻ bản nhạc để lại cho mình nhiều ấn tượng nhất là :

Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người khốn cùng 
Sống đời tối tăm như loài giun 
Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người ngã gục
Chết để chúng ta thêm lợi danh 
[ Lyrics from: http://www.lyricenter.com ]
Hãy nhìn xuống chân dế giun đang cười con người
Miếng mồi đỉnh chung ai giành nhau
Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng
Suốt đời chẳng bon chen nhọc thân

Hãy nhìn xuống chân những gông xiềng từ muôn kiếp
Hãy nhìn xuống chân thấy ước mơ đang chết dần
Sao còn giết nhau mãi giết nhau không hối tiếc
Sao còn mãi mê mãi mê chia chác bạc tiền 

Hãy nhìn xuống đây để thấy thương người thua mình
Vẫn gượng sống vui với niềm tin 
Hãy nhìn xuống chân để lắng nghe nỗi bất bình
Muốn gào thét nhưng phải lặng thinh

Trong những năm tháng dài cô đơn ở hải ngoại khi mất tin tức gia đình sau vụ 30/4/75, nhờ bản nhạc:

Hãy vui lên bạn ơi ! 
Thời gian chẳng cho ta một giờ để cười 
Yêu đương chẳng dư được một giây phút vui 
Dù sao hãy cười bạn ơi ! 
[ Lyrics from: http://www.lyricenter.com ]
Hãy vui lên bạn ơi ! 
Ngày mai lắm khi không còn gì để cười 
Tương lai biết đâu chỉ là thương nhớ thôi 
Dù sao hãy cười bạn ơi ! 

Cuộc đời chẳng có bao lâu 
Sao ta cứ mãi u sầu 
Hãy mỉm cười với tất cả mọi người 
Tự nhiên ta sẽ thấy đời thêm tươi :-) 

Hãy vui lên bạn ơi ! 
Ðời tuy đắng cay như cuộc tình nửa vời 
Tim tuy chán chê lòng người nhưng cố vui 
Dù sao hãy cười bạn ơi ! 

Đã giúp mình kinh qua những nổi buồn để học ra trường. Cảm ơn Phượng Hoàng đã cho mình tìm lẻ sống của một thời trong chiến tranh và thời sau chiến tranh với những lời ca rất đẹp. Có thể gọi Phượng Hoàng là “The Beatles of Việt Nam”. Chỉ tiếc là Phượng Hoàng chỉ tồn tại có mấy năm nếu không? Vâng nếu không.

Mình không thích mấy loại nhạc ngoại quốc chuyển ngữ lời việt vì ít có bài lột tả được tâm tình của tác giả ngoại quốc. Có thể họ cho dịch, sản xuất hàng loạt để cung ứng cho nhu cầu thị trường, không đếm xỉa gì đến bản quyền hay ý nghĩa của bài hát. Tương tự sau 75, ở hải ngoại có vài người dịch nhạc ngoại quốc ra việt ngữ để cung ứng cho nhu cầu người việt hải ngoại.

Nhắn tin của anh bạn học của đồng chí gái khi tìm tra nơi ở của anh Vinh

Mình nhờ bạn học cũ của đồng chí gái tìm đến thăm gia đình anh Nguyễn Trung Vinh, không họ hàng gì với nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang để gửi tặng món quà mừng xuân. 24 tiếng đồng hồ sau, mình nhận được mấy tấm ảnh sau đây. Anh bạn kêu rất gian nan tìm đến nhà của tay trống Nguyễn Trung Vinh. Mình thấy hình ảnh có những tấm mộ trong một nghĩa trang.

Xin cảm ơn anh Tân đã chịu khó, tìm ra những người tài danh của Việt Nam Cộng Hoà khi xưa, không có đất sống sau 75.

Mình có đọc mấy còm của nhiều người trên bờ lốc của nhạc sĩ Tuấn Khanh, họ muốn giúp đỡ anh Vinh nên đăng lại mấy tấm ảnh này để ai muốn thăm viếng anh Nguyễn Trung Vinh, tay trống của ban nhạc Phượng Hoàng một thời. Có thể mò ra địa chỉ của anh Nguyễn Trung Vinh.

Nguyễn Hoàng Sơn 



















Nhấn Like hay đọc sách

 Đọc sách và nhấn Like

 

Mình bắt đầu viết những gì lùng bùng trong đầu bằng tiếng Việt từ mấy năm nay, i-meo cho mấy người bạn học cũ ở Đàlạt. Lý do là đều cùng thế hệ cuối cùng được Việt Nam Cộng Hoà đào tạo. Ai đọc thì đọc, ai không thích thì nhấn delete hay block email. Lâu lâu có một vài người i-meo lại, hỏi vài câu, thậm chí có người mình không biết là ai, bạn bè chuyển i-meo cho họ. Yêu cầu gửi lại bài chi đó mà mình viết xong thì quên, đã giải tỏa một số lùng bùng trong đầu. 

 

Mình vào facebook chỉ đọc tin tức về Việt Nam hay em út trên thế giới. Mấy tháng nay, mình tãi vài bài viết cũ trên facebook cho một nhóm mới quen thì khám phá vài sự kiện.

 

Nếu mình tãi lên những chuyện kể về chuyện tình nắng mưa ngày xưa thì rất nhiều người nhấn “Like” và “share” còn những bài mình kể về kinh tế, nhất là lịch sử thì ít ai đọc, ngoại trừ một vài người chịu khó còm, khiến mình nhớ có đọc ở đâu đó, một học giả ở Việt Nam kêu; người Việt nói chung không ham đọc sách.

 

Ông ta viện lý do là đọc sách, không phải chỉ ngồi vào bàn mà nói lên cả văn hoá đọc với cơ cấu phức tạp của hành động.

 

(“Sách” không chỉ vài tác phẩm văn chương mùi mẫn, du dương êm ái đến đọc dễ bỏ mà bao gồm cả các công trình nghiên cứu, chuyên khảo,…) hết trích.

 

Người Việt ở hải ngoại mà mình gặp cũng thấy ít ai thích đọc sách. Có vài nguo học Văn Học xưa là hay chia sẻ các bài văn hay sách báo ở mỹ. Gặp bạn bè, nghe họ nói về cá độ banh bầu dục, bầu cử hay uống rượu, tếu tếu hay hát hò. Có lẻ người Việt mình thiên về tình cảm hơn về lý trí. Họ thích sống trong đám đông hơn là đơn độc với chính mình vì chúng ta có thể nhậu tập thể nhưng không thể đọc sách chung được.

 

Có lẻ văn hoá Việt không coi trọng kiến thức, người trí thức không được đánh giá đúng mức mà chính những người bạn của mình, tốt nghiệp, có bằng đại học đi làm, chỉ đọc tài liệu về ngành chuyên môn để giúp cho công việc, ngoài ra các sách báo về lịch sử, kinh tế, thi ca… thì không thiết tha. Cho thấy người có bằng cấp cũng lười đọc sách, thì người Việt nói chung, xa lạ với sách cũng bình thường.

 

Cũng có thể mình học ở Pháp nên quen tính người Pháp thích đọc sách và hay tranh luận. Mỗi lần sinh nhật hay giáng sinh, tụi bạn tây đầm hay tặng sách cho nhau trong khi ở Hoa Kỳ thì đa số tặng áo quần hay 3 cái chi đó. Mấy chục năm sau, nhìn lại mấy cuốn sách là nhớ của ai tặng, nhớ lại hôm ấy ra sao, thời ấy, người ta bàn cãi vấn đề gì,… Nhớ dạo ấy có một chương trình đọc sách hàng tuần trên đài truyền hình, rất được người Pháp hâm mộ dù được truyền hình rất trễ. Ngay trên đài France Culture mình hay nghe khi lái xe, khá hay. Mình ít khi bỏ chương trình này.

 

Có thể, ngày nay cuộc sống không cho chúng ta nhiều thời gian, nên tin tức hay tư duy mình đều gởi gấm vào các ông bà cố đạo hiện đại. Các phóng viên đài truyền hình, đưa tin hay nhận định về những vấn đề trong vài phút rồi chúng ta chỉ lập lại những gì họ đã thông tin tương tự các cố đạo hay ông sư khi xưa, không có thì giờ để suy ngẫm về thông tin.

 

Hàng ngày, chúng ta nghe các cố đạo của đài truyền hình CNN, Fox, MSNBC,…chuyển vận những tư duy có định hướng của họ về một vấn đề gì đó, chúng ta lập lại như khi xưa nghe các cố đạo nhà thờ hay sư sãi ở chùa thuyết pháp. Chúng ta đón nhận thông tin một cách thụ động thêm ngày nay trên mạng, chúng ta có thể nối kết với những người có cũng tư duy hay có cùng một cố đạo thông tin, không cần nghe những gì khác, trái tai để phân định lại suy nghĩ của mình. Đa số nhất trí với mình tất nhiên mình là đúng, chắc chắn không sai.

 


Qua cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, người chống hay theo ông Trump, chỉ đọc tin tức họ muốn nghe, đưa đến sự cuồng tín. Ông Galileo bị giết vì nói khác những gì các ông cố đạo thiên chúa giáo nói. Sự cuồng tín sẽ đưa đến nạn độc tài. Ông Albert Camus, có viết đâu đó: "Khi một thiếu số, nhân danh công lý nổi dậy đấu tranh thì vô hình trung tạo nên một sự bất công khác."

 

Tuần trước, mình tình cờ đọc một bài viết của một bà người Pháp, dân tỉnh lẻ, kể đậu tú tài pháp hạng Bình, được vào trường École Normale của Pháp. Khi vào trường này ở Pái, bà ta chới với vì khi nói chuyện với các sinh viên khác nhất là dân Paris thì cảm thấy thua kém họ về kiến thức nên ra sức đọc thêm sách. Đọc bài báo này, mình thấy lại hình ảnh của mình khi xưa, thời sinh viên, chân ướt chân ráo vào cửa đại học.

 

Không hiểu sao bọn tây đầm cùng tuổi hay trẻ hơn lại thông thái, biết nhiều hơn mình, một tên lớn lên tại Đàlạt, một tỉnh lẻ ở Việt Nam. Phải mượn sách về đọc. Cứ nghe bọn tây đầm nói về vấn đề gì là phải vào thư viện lục sách để đọc. Coi như đụng cái gì đọc cái đó, không phân biệt hay lựa chọn. Đọc như điên để chạy đua với đám tây đầm. 

 

Dạo ấy, vào quốc tịch Tây thì phải đi quân dịch một năm hay đi cooperant ở các xứ phi châu 2 năm. Một hôm mình đi trình diện ở trại lính để họ làm thủ tục, khám sức khỏe để hè, sau khi tốt nghiệp, bắt đầu nhập ngủ. Mình tá hoả tam tinh khi đụng chạm thực chất với đám tây cùng tuổi, thượng vàng hạ cám của nước Pháp. Hoá ra tụi tây đa số cũng dốt, ngu lâu bền vững. Có một tên sinh viên Tây cũng hoang mang như mình nên hai đứa cứ tụ lại đi ăn cơm, nói chuyện, ngủ chung cùng phòng. Mình học đại học ở Paris, trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật, nổi tiếng thế giới nên đám sinh viên tây đầm được xem là giới có trình độ của nước Pháp, chớ tụi tây gốc thợ thuyền thì tư duy cũng chả khá gì lắm.

 

Lúc được phỏng vấn, mình kêu sinh ra và lớn lên tại Việt Nam suốt 18 năm, toàn thấy chiến tranh, chém giết nhau nên chán thấy lính tráng. Tên tây phỏng vấn mình, phê miễn dịch. Sướng rêm mé đìu hiu. Ra về thằng tây sinh viên nhìn mình thèm nhỏ dãi vì nó phải đi quân dịch 1 năm, trà trộn với đám tây lao động. Kinh. Mình có mấy tên bạn tây, chúng theo học khoá sĩ quan trừ bị nên phải đi thụ huấn vào cuối tuần, đủ trò nên tương đối, gặp toàn dân có học đại học nên đỡ.

 

Dạo lớn lên tại Đàlạt, sách mà mình đọc đều là mượn của hàng xóm hay bạn. Đàlạt có thư viện nhưng mình không mượn đem về được, mình có ghé vào kiếm sách đọc nhưng đa số là xem báo nhiều hơn là sách vì không được huấn luyện để biết cách mượn sách. Hai năm cuối qua trường Việt thì mới bắt đầu hiểu tiếng Việt nhiều hơn nhờ mấy ông thầy cho mượn sách khá đặc thù hơn.

 

Hè, mình ghé tiệm sách Minh Thu ở đường Phan Đình Phùng, mướn sách để đọc. Đa số là truyện chưởng hay tiểu thuyết. Mình thấy con mình học ở trung học tại Hoa Kỳ, đã được thầy cô bắt đọc sách với trình độ cao hơn mình khi xưa. Mấy sách dịch như Doctor Zhivago, Chiến Tranh và Hoà Bình hay Quần đảo Ngục Tù hay mấy cuốn của Eric Remarque,.. thì được chị hàng xóm cho mượn hay mấy cuốn sách học làm người của Hoàng Xuân Việt hay Nguyễn Hiến Lê do một ông hàng xóm đi Xây Dựng Nông Thôn cho mượn.

 

Sau này có con, hè mình chở chúng ra thư viện mỗi tuần để mượn sách để đọc. Trong thành phố, họ có chương trình khuyến khích học sinh đọc sách vào mùa hè nên được các tiệm ăn, nhà sách bảo trợ. Ai đọc được 10 cuốn thì được ăn hamburger miến phí và được tặng một cuốn sách của Barnes & Noble. Sau này lớn một chút, chúng tình nguyện giúp thư viện vào mùa hè để hiểu lý do phải đọc sách.

 

Mình đọc tài liệu của Pháp khi họ đô hộ Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 thì chỉ có 5% người Việt là biết chữ. Biết chữ có nghĩa là đọc được chữ Hán nhưng cũng tuỳ người, tuỳ trình độ, có người học được vài năm chữ Hán thì chắc vài trăm hay vài ngàn chữ do đó đọc sách chữ Hán thì chắc loanh quanh Tứ Thư Ngũ Kinh. Ngày xưa, mình học chương trình pháp nhưng ít được đọc sách báo pháp vì quá đắt nên ngữ vựng pháp rất hạn chế đến khi sang pháp, đọc sách báo mỗi ngày thì mới bớt ngu lâu dốt sớm.

 

Mấy người đi sứ sang Tàu, đem về vài cuốn sách hay do ai đó tặng. Ông Nguyễn Du đi xứ Tàu, có đem về được cuốn Đoạn Trường Tân Thanh, rồi dựa theo cốt truyện, viết Kim Vân Kiều để đời. Không biết ông ta mua hay được ai tặng đem về. Nếu không đem sách tàu về thì ngày nay chúng ta không có Truyện Kiều. Nghe nói ngày xưa, có một đường sách, giữa Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản tương tự đường tơ lụa đi về phía Tây. Giới biết chữ của xứ Tiều Tiên hay Nhật Bản, gửi mua sách của người Tàu, rất được ưa chuộng nhất là vào thời nhà Tống. Không biết trí thức việt có gửi mua sách cảu người Tàu hay không. Ai biết cho em hay.

 

Từ xưa, trong xã hội, chữ Hán được sử dụng trong hành chánh, học đường trong khi người Việt lại sử dụng tiếng Việt trong đời sống hàng ngày. Tương tự khi xưa mình học chương trình pháp nhưng ra chơi lại chửi thề đờ mờ với đám bạn cùng lớp. Mình lơ ngơ vì tiếng Việt không thạo, tiếng tây cũng bá vơ. Sau này ra trường, mình mua sách việt ngữ đọc giúp trau dồi thêm ngữ vựng tiếng Việt. Khi về Cali, báo biết đầy nên đi chợ lượm cả chục tờ báo về đọc để học tiếng Việt.

 


 Người Việt dùng chữ Hán để viết, lại nói tiếng Việt, từ đó họ làm ra chữ Nôm, mà các nhà nho mít khi xưa chê bai “Nôm na là cha mách qué” đến khi người Pháp sang cai trị. Chữ Hán được dẹp thay vào đó là pháp ngữ.

 

Tình trạng này khiến chữ viết, một chỉ số văn hoá níu kéo văn hoá đọc sách với hai nghĩa. Ở dạng trực tiếp, chữ Hán hay chữ Pháp rất khó viết vì người viết cần thông thạo Hán ngữ hay Pháp Ngữ, viết xong thì khó xuất bản, khó đến tay đọc giả. Có bao nhiêu người Việt viết sách hán ngữ, pháp ngữ và được xuất bản trong thời đô hộ của người Tàu, người Pháp. Ở dạng gián tiếp, có rất nhiều ảnh hưởng đến tư duy, tri thức của người Việt.

 

Mình thấy rõ người Việt sống tại Hoa Kỳ. Thế hệ trẻ hơn, sang Hoa Kỳ thời bé, ngay cả thế hệ của mình. Tiếng Việt chỉ trụ lại từ ngày bỏ nước ra đi, lâu ngày tiếng Việt của chúng ta mai mọt, quên từ vựng nhiều nên đọc báo Việt Nam ít hiểu. Khi nói chuyện với nhau, hay chêm vô từ vựng anh ngữ. 

 

Mình hay bị đồng chí gái chửi vì hay sửa các lỗi khi mụ vợ nói chuyện, dùng từ vựng việt ngữ sai. Mình cố gắng nói tiếng Việt hoàn toàn từ vựng tiếng Việt. Cứ tưởng tượng một tên ngoại quốc đang nói chuyện bằng ganh ngữ rồi chêm thêm tiếng ấn đô chi đó là mình ngọng. Không hiểu được.

 

Khi người ta biết chữ, có thể ghi chép khi đọc một tờ báo hay một cuốn sách những điều là lạ, hay ho vào cuốn tập. Nhờ đó lâu ngày sẽ hoàn thiện dần dần những tư duy của mình, giúp phong phú hoá tri thức của chúng ta. Có người còm trên Facebook, kêu không biết mình tìm ý tưởng ở đâu ra để kể lại. Mình chỉ đọc sách báo như mọi người nhưng quen ghi chép lại, tóm tắc lại những gì đã đọc thay vì nhấn Like. Mình chỉ là người ghi chép, kể lại chớ không có tư duy gì cả. Chỉ là thói quen từ bé.

 

Người tây phương có thói quen viết nhật ký hay ghi lại những gì quan trọng tròng đời họ. Trong cuộc cách mạng 1789 ở Pháp, khi cuộc chiến ngưng vài tiếng, các người dân Pháp đứng lên đòi tự do, công bình, bác ái, tranh thủ thời gian để ghi lại các cuộc tấn công của nhà cầm quyền do đó hậu thế, các nhà viết sử mới có tài liệu để ghi lại một cách trung thực thời gian này.

 

Khi người ta học lịch sử một cách trung thực thì sẽ đào tạo những công dân lương thiện như Tư Mã Thiên, chấp nhận bị thiến để viết sử cho đúng thay vì bị nhà cầm quyền sai viết theo ý họ.

 

Có nhiều người chửi mình khi mình nêu ra những chuyện mà lịch sử mình đã được học là bựa. Như trước Ngô Sĩ Liên, các cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam, không có ghi chép họ Hồng Bàng. Hậu thế thấy lịch sử tổ tiên ít ỏi nên pha chế thêm cho lộng lẫy. Nhà Sở bên Tàu, có mấy đời vua lấy tên Hùng nên chúng ta chép đại rồi phang là tổ tiên chúng ta là các vua Hùng. Tính ra 18 vị vua Hùng, mỗi người sống trị vị đến 126 năm. Tương tự ngày nay, chúng ta có những Phù Đổng Thiên Vương của thế kỷ 20 như Phan Đình Giót, Lê Văn 8, Võ thị 6,…

 

Có người ngạc nhiên khi nghe mình kể về ông bà cụ mình. Thông thường người ta nhất là người Việt hay tô điểm về cá nhân, thân thế cho oai nhưng mình thì nghe người lớn kể thì kể lại. Mình thấy nhà khi xưa, có thuê người làm từ quê bà cụ mình đem vào vì tin tưởng hơn là mướn người không có gốc gác trong thời chiến tranh. Có lần mướn một chị gốc Quảng Nam, một hôm chị ấy biến mất. Hỏi ra mới biết là nằm vùng. 

 

Hoàn cảnh mấy chị giúp việc tương tự bà cụ mình, năm lên 15 tuổi được bà con ở Đàlạt, về quê, đem vào làm ô sin thì kể lại để cho con cháu sau này có đọc thì hiểu thêm về thân thế của tổ tiên. Mình vẫn thương, hãnh diện về bà cụ, dù là ô sin đi nữa để mình hiểu nguồn cội của mình từ đâu ra, không cần phải tô vẽ.

 

Mình vẫn biết là không thông minh, con cháu nhà nông, ngu lâu dốt sớm nên chấp nhận trước, không cần đánh bóng cá thể cho hoành tráng. Đa số bạn học cũ mình đều cho mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm. Chỉ có đọc nhất một người kêu mình học giỏi vì không học chung lớp. CBMT 

 

Người ta nói người Việt thiếu phương tiện (chữ viết và sách báo) để ghi lại những vận động trong đầu óc, khiến sự suy nghĩ của chúng ta dễ ngừng lại ở tình trạng manh nha khởi đầu phôi thai. Có lẻ vì vậy người Việt thích làm thơ hơn. Mình đọc trên trang nhà của trường Văn Học Đàlạt khi xưa thì có rất nhiều bạn học cũ làm thơ, ít người viết lắm. Thơ là khởi đầu, manh nha của suy nghĩ.

 

Người Hy Lạp nhờ các nhà thơ như Homer, viết nhiều thiên hùng ca để đời đến khi ông Plato, chống đối thi ca, dù ông ta, một người viết kịch, rất ngưỡng mộ thi hào Homer. Các nhà hiền triết của Hy Lạp đặt ra những câu hỏi, dần dần tạo nên một loại suy tư, biện chứng dẫn đến tư tưởng của Hy Lạp.

 

Ngày nay, trên 6 bó, mình bắt đầu đi ngược lại dòng sông xưa, đi tìm lại những vết chân xưa để xét lại những sai lầm mà mình đã làm, để hiểu về chính bản thân và tiếp tục bước đi trên con đường của hoàng hôn đời mình.

 

Cứ đọc tin tức trên mạng, chưa tra cứu rõ ràng, thiên hạ cứ “share” bú xua la mua vì muốn mình là người đầu tiên được tin giật gân. Thiếu thói quen nghiên cứu sự vật, suy nghĩ nửa vời khiến đầu óc ta không chăm chú theo đuổi tới cùng. Tình trạng này là hậu quả của văn hoá đọc lơ bơ, sơ sài, một đời sống tinh thần thiếu sách. Trong đời sống tập thể, hành động được đề cao hơn là suy nghĩ. Anh nâng chén uống rượu hay bia với tôi là anh có tình, có nghĩa như truyện tàu thương nói “nam nhi đại trượng phu”. Dzô 100%. Nếu chúng ta đọc sách thêm thì sẽ được biết là uống rượu bia nhiều sẽ phá hoại nội tạng của chúng ta về mặt y tế, về mặt kinh tế thì sẽ làm tiêu tan gia tài sự nghiệp của gia đình.

 

Người xưa hay nói: “nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng”, khuyên con cháu hà tiện để đầu tư, mua ruộng nương nhưng chúng ta cứ tiêu xài, uống rượu, hút thuốc để rồi khi về già, đau ốm, con cháu phải đi cày để lo thuốc thang cho chúng ta khiến con cháu không bao giờ ngóc đầu lên được vì nợ chồng chất, đời này sang đời khác. Nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ một chút thì biết được hậu quả, sẽ ngưng uống rượu, hút thuốc, dùng tiền để dành để mua ruộng nương cho tá điền thuê.

 

Lối suy nghĩ vô hình trung cản trở chúng ta đọc sách vì khi đọc sách, người ta có thói quen đơn độc trong suy nghĩ và làm việc. Họ không thể nào hùa theo đám đông, suy tư theo đám đông, tập thể. Họ có thể ngồi một mình đọc sách, uống trà hay uống rượu thì có thể giúp họ nếm được hương vị của trà hay rượu thay vì dzô dzô với tập thể.

 

Hồi nhỏ học ca dao tục ngữ có bài: ‘ai ơi chớ lấy học trò, dài lưng tốn vãi ăn no lại nằm” cho thấy người Việt trong dân gian không thích những kẻ đọc sách, cho họ lười biếng. Về mặt kinh tế thì những tên học trò, tối ngày chỉ ăn rồi ngũ và đọc sách để đi thi. Khi xưa đi thi thì tốn tiền vì phải ra tới thủ đô, bán nhà bán lợn, bán bò,… ông Tú Xương được vợ nuôi đến 24 năm, mới đỗ tú tài rốt cuộc cũng chả làm được cái gì giúp vợ sau 24 năm tảo tần nuôi ông ta ăn học ngoài mấy bài thơ. Chán Mớ Đời

 

Trên thực tế thì những học trò ham học để đi thi, làm quan vì một người làm quan cả họ được nhờ. Có lẻ vì vậy người ta nói người Việt ham học. Học để đi thi thì người học trò đã tự giới hạn việc học của mình trong kiến thức của người chấm thi hay người thầy của mình. Nghe kể, khi xưa phải học các chữ kỵ huý tên của vua chúa vì sẽ bị đánh rớt. Do đó người đậu chưa chắc là đã tài giỏi, chỉ học như con vẹt.

 

Đặc trưng chủ yếu của đọc giả là tư duy độc lập cộng thêm sự khao khát vô tận với sự hiểu biết. Con tằm ăn lá dâu mới tạo ra được tơ lụa. Có đọc sách mới kể lại chuyện được.

 

Ở Việt Nam, hình như người ta cho rằng sự học là cách độc nhất để thoát cảnh nghèo, đậu cao để làm quan. Học là cách để lập thân nên người ta đọc sách. Ai lười thì gian lận, thuê ai đi thi dùm rồi sau khi tốt nghiệp thì họ không rờ đến sách nữa. Tốn công đọc sách mà thu nhập không gia tăng nên ít ai đoái hoài đến sách báo ngoài ba chuyện tin cán chó, thể thao,…Sách không còn là nhân tố tất yếu trên đường mưu sinh, và việc đọc sách thường ngả sang một thứ trò chơi, tiêu khiển của cá nhân.

 

Về Việt Nam, gặp mấy người bạn học cũ thì đa số nay đã về hưu, nếu làm cán bộ nhà nước. Thấy họ cứ lêu bêu rũ nhau để nhậu hay uống cà phê và hút thuốc cho qua ngày, quên thời gian. Những cán bộ về hưu thông thường là những người có kiến thức, kinh nghiệm càng được trọng dụng để họ truyền lại những kinh nghiệm cho thế hệ mai sau. Họ có thể viết lại những kinh nghiệm để giúp thế hệ sau theo đó mà tiến bước thay vì cứ hút thuốc, uống cà phê, nhậu cho qua ngày.

 

Có ông mỹ kia, 98 tuổi, đoạt giải về sách của đại học Nam Cali, kể là sau khi nghỉ hưu, ông ta cứ lập chương trình ngũ niên, học cái này làm cái kia vì khi xưa, lo đi làm nuôi con, không có thì giờ học hay tham khảo.

 

Ở Hoa Kỳ, có những hội bất vụ lợi, mời những tay từng mở công ty nhỏ, họ giảng dạy kinh nghiệm của họ cho những người nào muốn mở công ty. Mình khi xưa hay đi học mấy lớp này, sau này thì mỗi tháng phải ghi danh đi học và đóng tiền.

 

Mỗi ngày mình có cái đồng hồ của nhà bếp để báo thời gian nấu ăn. Cứ sáng thức dậy, đi bơi 1 tiếng ở câu lạc bộ thể thao, ăn sáng xong thì bắt đầu bấm đồng hồ. Khi nào ngưng đi tiểu, hay ra vườn thì nhấn nút ngưng. Làm việc rồi khi nào trở về nhà thì đọc tiếp, cứ ngưng nghỉ thì nhấn nút đồng hồ. Khi nào đọc trên 2 tiếng đồng hồ thì đồng hồ báo thì ngưng. Sang hơn thì đọc tiếp cho xong. Xem như mỗi ngay đọc 2 tiếng đồng hồ. Lúc đọc mình hay lấy ghi chú, lâu lâu viết lại bằng anh ngữ hay pháp ngữ. Nay lại có trò viết lại bằng Việt ngữ, thường thì sau khi đọc 2 tiếng mình mới bắt đầu viết.

 

Chán Mớ Đời

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người Pháp và giáo dục tại Việt Nam #1

 Năm 1873, người Pháp hoàn toàn làm chủ Việt Nam, triều đình Huế ký hiệp ước 1874 công nhận Pháp quốc có chủ quyền tại Đông Dương. Tàu Mãn Thành không chấp nhận hiệp ước này vì người Việt sẽ hết triều cống hàng năm nên cho quân đến Bắc kỳ. Cuối cùng Anh Quốc can thiệp vào giúp người Tàu ký hiệp ước Tien-Tsin, người Pháp công nhận biên giới của Trung Hoa, và được giao thương với Việt Nam.

Thực dân pháp có hai chọn lựa: lãnh đạo với một chính phủ bù nhìn của dân địa phương hay trực tiếp lãnh đạo dưới chính quyền thực dân. Cách thứ nhất tốt nhất nhưng không hiểu sao người Pháp lại muốn lãnh đạo trực tiếp. Sẽ kể sau về chủ nghĩa Ferry được áp dụng tại Pháp quốc trong cuộc tranh dành, chống ảnh hưởng của nhà thờ vào ngành giáo dục bắt buộc cho mọi công dân. Khi mình sang Pháp thì mới hiểu các trường họ gọi Laïque.(thế tục).

Lý do là ngành giáo dục tại Pháp trước đây đều do nhà thờ công giáo nên từ khi đạo luật Falloux, trường học công giáo từ từ được đổi sang trường học thế tục với các luật về giáo dục từ năm 1881 đến 1886. Từ cuối thế kỷ 19 thì nền giáo dục tại Pháp, được đặt căn bản thế tục, không bị ảnh hưởng chính trị và tôn giáo.

Năm 1882, luật Jules Ferry được ra đời, bắt buộc giáo dục miễn phí và thế tục ở bậc tiểu học cho mọi trẻ em tại Pháp. Năm 1886, đạo luật Gobblet ra đời để thế tục hoá nền giáo dục của Pháp, các nhân viên của ngành giáo dục đều thế tục. Đến năm 1905, có đạo luật 9-12-1905 ra đời để ngăn tách nhà thờ và nhà nước và tuyên bố về sự tự do tín ngưỡng trong khi đó các thuộc địa, thậm chí các vùng Alsace Loraine vẫn được cai trị dưới luật Concordat du 26 messidor an IX năm 1801. Mình đoán các linh mục đi giảng đạo tại các thuộc địa, có một vai trò quan trọng với giáo dân nên họ vẫn không bỏ các nhà dòng dạy học. Việt Nam có rất nhiều trường do các dòng như Lasan, Couvent,…

Đến năm 1946, sau đệ nhị thế chiến thì giáo dục Pháp bắt buộc và miễn phí các chương trình, nhờ vậy mình đi học đại học mới không tốn tiền.

Người Pháp với hào quang, tự hào về văn hoá của họ, được mệnh danh là thế kỷ ánh sáng, với bao nhiêu trí thức gia nổi tiếng của họ, muốn cai trị trực tiếp vì họ nghĩ lối lãnh đạo của người Việt quá dã man, lạc hậu, nghĩ sẽ giúp đông dương phát triển nhanh hơn và bị đồng hoá nhanh.

Cách lãnh đạo thực dân muốn người bản xứ phải ham chuộng văn hoá của người tây phương và từ bỏ các tập tục, phong tục, lịch sử của dân họ, nói cách khác là tây hoá người Việt. Người pháp đã thành công kế hoạch này ở các thuộc địa Bắc Phi như Algerie, Ma-rốc,.. người âu châu đổ xô về vùng Bắc phi, gần âu châu nên tạo dựng được một giai cấp người âu châu cai trị khá đông. Nói chung, lịch sử của âu châu và Bắc Phi khá gần gũi. Tôn giáo của họ cũng xuất xứ từ kinh thánh chung,...

Ngược lại, tại Việt Nam thì văn hoá và tôn giáo quá khác biệt, đưa đến những xung đột từ căn bản. Theo nho-giáo, người Việt rất kính trọng người già “kính lão đắc thọ” nhưng theo văn hoá tây phương thì tự do cá nhân được đề cao, tuyệt đối tôn trọng. Người Việt bị đồng hoá, bị bắt buộc quay lưng lại với nền văn hoá tổ tiên và chính quyền thực dân không màng đến nền văn hoá sở tại.

Mình nghe kể thế hệ bố mẹ mình, rất thích xổ tiếng tây. Như bà Nhu nói tiếng tây, ông Thiệu hay Phạm Văn Đồng,..cứ xổ tiếng tây dù không học cao lắm. Mình nghĩ đó là thành quả của sự giáo dục do người Pháp áp dụng tại Đông Dương. Khi xưa học Yersin, mình thấy đám học sinh trường tây khác với dân trường việt, mình cảm thấy chơi với dân học trường việt dể hoà đồng hơn vì nhóm học trường tây có vẻ thuộc một giai cấp, đẳng cấp khác. 

Trước khi người Pháp đến Việt Nam, hạ tầng cơ sở Việt Nam xem như không có. Con đường Cái Quan chỉ là một con đường đất nhỏ để di chuyển bằng ngựa hay đi bộ. Người Pháp muốn thành lập đường xá để di chuyển nhanh chóng cho công việc rút tài nguyên của thuộc địa và trong trường hợp có bạo loạn, sẽ di chuyển quân của họ nhanh chóng.

Năm 1879, người Pháp cho áp dụng bộ luật Napoleon tại Đông Dương, và cho ra đời Conseil Colonial, hội đồng thuộc địa nhằm thay thế hết các quan triều đình Nguyễn tại Nam Kỳ và Bắc Kỳ. Trung Kỳ thì vẫn còn dưới sự lãnh đạo của triều đình Nguyễn.

Năm 1897, Paul Doumer, làm khâm sứ Bắc kỳ, người được xem là thấu hiểu vấn đề Đông Dương nên cho cải tổ khá nhiều nền hành chánh thực dân tại Đông Dương. Ông giảm bớt quyền hành các lãnh đạo thực dân tại Cam bu chia, cho vua xứ này có thêm quyền hành, ngược lại Campuchia cho phép người Pháp buôn bán, sử dụng đất đai tại xứ này. Ông ta trao quyền lại cho triều đình Huế để tránh các phong trào Cần Vương,...nhưng họ là người chỉ định ai lên ngôi, vua lấy ai như trường hợp ông Bảo Đại và bà Nam Phương hoàng hậu.

Điểm đáng chú ý là ông Bảo Đại sống ở tây từ bé, như làm con tin ở mẫu quốc nên khi về nước, ông ta thích ở Đàlạt hơn vì khí hậu không có nóng như ở Huế. Đàlạt có khí hậu lạnh lạnh như âu châu vào mùa Xuân.

1912, chính quyền Đông Dương muốn mượn 90 triệu quan pháp để xây dựng hạ tầng cơ sở tại Đông dương. Họ muốn xây dựng hệ thống đường xá, kinh nước dẫn thuỷ nhập điền, trường học, bưu điện dây thép.

Trong các vụ đầu tư vào hạ tầng cơ sở của người Pháp thì dẫn thuỷ nhập điền là có hệ quả tốt nhất. Miền nam phì nhiêu nhưng các sông ngòi, không được quản lý tốt. Mùa mưa đến ào ào rồi đi, để lại 9 tháng nắng khô, giới hạn sự trồng trọt của nông dân Việt Nam.

Hệ thống dẫn thuỷ nhập điện được cải tổ ở miền nam, giúp nông dân từ làm 1 vụ mùa mỗi năm lên đến 2 vụ mùa. Mùa đầu tiên được 2 vụ mùa thì đông dương trở thành nước sản xuất gạo thứ nhì thế giới và lợi tức lên đến 20 triệu quan pháp năm đầu tiên. Bỏ ra 90 triệu, lời được 20 triệu năm đầu tiên, đầu tư tốt, 5 năm lấy lại vốn.

Ngoài ra người Pháp còn xây dựng một hệ thống đường xá tại Đông Dương, giúp di chuyển hàng hoá từ Lào, Cam bốt. Xứ LÀo không có đường ra biển nên phải đi nhờ qua Thái Lan, nay có thể chạy thẳng ra Vinh, Đà Nẵng,... họ cho xây 600 dậm đường xe hoả, có rất nhiều đường lên biên giới tàu như ở Lạng Sơn, để chuyên chở hàng hoá,... nói chung thì đường xe hoả mang lại ít lợi ích cho người dân. Giá vé quá đắt cho một người Việt bình thường để di chuyển. Điển hình đường xe hoả lên Đàlạt, đa số dành cho người tây phương. Năm 1948, Mẹ mình vào Đàlạt, đi xe vào từ Huế vào Đà Nẵng, rồi lấy tàu thuỷ đến Phan Thiết, rồi từ đấy lấy xe đò lên Đàlạt. Người tây thì họ lấy xe lửa ở Phan Rang lên thẳng Đàlạt, khoẻ hơn nhưng đắt tiền hơn.

Muốn cai trị Đông Dương, người Pháp phải sử dụng đến giáo dục, giáo hoá, đào tạo người Việt, để cộng tác với chính quyền thực dân. Mình nghe người lớn kể thầy thông thầy ký, những người được pháp đào tạo để làm thông ngôn hay thơ ký cho nền hành chánh của họ. Họ không muốn đào tạo nhiều người Việt lên cấp trung học, do đó mới có thi tuyển rất khó khăn.

Thư của ông Nguyễn Tất Thành xin vào trường thuộc địa (école coloniale

Mình rất ngạc nhiên khi đọc lá thư của ông Nguyễn Tất Thành, viết cho chính quyền thuộc địa, xin cho ông ta học trường thuộc địa (école coloniale), để ra làm việc với chính quyền thực dân như ông Trần Trọng Kim nhưng bị từ chối. Buồn tình, ông ta lên tàu, sang tây, rồi gặp các ổ cộng sản quốc tế, nuôi dưỡng biến ông ta thành người cộng sản. Mình nhớ ngày đầu tiên đến phi trường Roissy, thấy mấy người Việt, của nhóm Việt kiều Yêu Nước thân Hà Nội, ra đứng ở phi trường, hỏi có cần chỗ ở không, miễn phí. Họ biết sinh viên du học từ Sàigòn qua nên ra đón, ai không có nhà cửa, lơ mơ thì họ đón về ổ của họ, giúp lo giấy tờ,... cái này là cái dỡ của toà đại sứ Việt Nam Cộng Hoà trên mặt chính trị ở hải ngoại. Có lẻ được làm vua thua làm đại sứ đến mấy ông đại sứ Việt Nam Cộng Hoà ở hải ngoài không giỏi về chính trị hay chưa đọc Nguyễn Trãi.

Theo lời kể của luật sư Vũ Quốc Thúc, đồng môn với ông Võ Nguyên Giáp, cho hay ông Giáp học rất giỏi nhưng bị thầy tây đánh rớt, không được sang tây học luật như ông nên sau này chán đời theo Việt mInh, chiến thắng tây ở Điện Biên Phủ. Đọc tài liệu pháp, được biết họ không muốn người Việt giỏi nhiều lắm vì ngại những người này sẽ chống lại họ. Kiểu Việt Cộng dùng lý lịch để thanh lọc, không cho con của ngụy quân ngụy quyền lên đại học.

Nếu người Pháp có ý đồ khai sáng dân trí người Việt thật sự thì có lẻ người Việt theo tây học sẽ đồng hành với họ rất xa. Người Pháp muốn khai sáng người Việt nhưng lại cản trở người Việt theo họ, học từ họ. Lý do sẽ kể sau nếu còn chỗ vì mình kể lung tung xà bèn.

Mình có kể là người Pháp do dự nên dạy người Việt bằng chữ Nôm hay chữ quốc ngữ do người tây phương lập ra. Cuối cùng thì họ sử dụng chữ la-tinh, khiến người Việt chới với vì bị cắt đứt với nguồn gốc của họ, bị khủng hoảng bản thể. Giáo dục trường tây, đào tạo học sinh người Việt tin tưởng văn hoá tây là số một khiến họ bảo hoàng hơn vua. Vụ này còn ảnh hưởng đến ngày nay, người Việt cứ thích đồ ngoại, chê đồ lô-can. Cái gì của Tây là tốt, của Mỹ là tốt, coi thường người Việt.

Có lần mình nhận được điện thoại của một người Việt, hỏi có phải anh là người vẽ và xây căn nhà ở đường  ..., Fountain valley. Mình kêu đích thị thì anh ta nói một câu khiến mình như bò đội nón. Anh ta kêu không ngờ là người Việt lại vẽ nhà đẹp như thế. Anh ta kể là muốn mua căn nhà này nhưng bị người khác đặt cọc tiền trước nên muốn mình vẽ một căn y-chang như vậy cho anh ta. Mình nhất trí ngay vì dễ, chỉ cần cóp-pi là xong.

Hôm trước, có người còm, kêu phải kêu kiến trúc sư Tây qua Việt Nam để thiết kế lại Đàlạt khiến mình càng thất kinh. Họ cứ Đinh ninh không có kiến trúc sư người Việt giỏi. Theo mình đó là tinh thần của kẻ bị trị, vẫn còn lưu lại đến thời nay. Xem bao nhiêu người thành đạt ở á châu, phi châu, nơi từng bị người tây phương cai trị, họ đều thích bận áo quần tây phương, đeo ví LV hay áo quần thời trang của các nhà thời trang âu châu. Đọc 3 cuốn sách về người giàu có á châu, chỉ thấy họ đi âu châu, mua sắm, áo quần thời trang,... á châu có giàu hơn nhưng về văn hoá vẫn chịu sự ảnh hưởng của tây phương, vẫn xem văn hoá của Tây Phương là số một.

Khi người tây phương cai trị, người bị trị muốn đạt được lối sống của người cai trị nên khi họ khá khá là muốn sống như người cai trị, chủ của mình. Hội nhạc tây, nhảy đầm múa kép,... Mình thấy ông Ngô Đình Diệm, bận áo dài khăn đóng, do anh của mệ ngoại mình, may để đón các nguyên thủ quốc tế. Con cái họ đều cho học chơi vĩ cầm, dương cầm, hình ảnh mà họ thấy con của người chủ cũ thay vì cho học đàn tranh, đàn bầu,... rất khó cho người á châu trở thành một chuyên gia về văn hoá tây phương. Có vài người thôi. Đứa bé lớn lên ở xã hội á châu nhưng lại được giáo huấn theo tây phương sẽ bị khủng hoảng bản thể.

https://youtu.be/iit7aKRh5js

Mình học với tây đầm 6 năm trời tại Paris, đâu có thấy tây đàm nào cực giỏi đâu. Có vài người có óc sáng tạo vì được đào tạo trong một nền giáo dục, được khuyến khích có tư duy thay vì học thuộc lòng như người Việt mình. Ở Việt Nam mình có gặp ở Đàlạt , chị Nga con của Trường Chinh, hay ông kiến trúc cứ nào chiếm căn nhà ở Đinh Tiên Hoàng, sửa lại thành nhà 100 mái. Sau này người ta bắt dỡ, chắc là cán bộ lớn muốn cưỡng chế căn nhà này. Ngày nay, cũng có vài kiến trúc sư giỏi mà mình theo dõi qua báo chí nghệ thuật tại Việt Nam.

Khi xưa, học trường tây, hổi tiểu học không để ý nhưng lên trung học là thấy dân học chung với mình, cứ như tây con, xổ tiếng tây bú xua la mua. Do đó mình cảm thấy thỏi mái chơi với đám học trường ta hơn. Thêm nữa, thầy người Việt rất nhiều. Vào lớp ở Yersin nghe người Việt giảng bài bằng pháp ngữ nên mình hay bị lộn xộn trong đầu.

Mình có cô bạn đầm ở Paris, năm kia có ghé thăm gia đình mình. Có về Việt Nam, thăm viếng Nam Định, nơi mẹ cô ta sinh ra đời, khi bà ngoại cô ta đi dạy thời thực dân, còn ông ngoại làm cho sở thuế. Vào đầu thế kỷ 20, người Pháp xung phong qua Việt Nam làm việc trong ngành giáo dục rất đông như bố mẹ nhà văn Marguerite Duras, sinh năm 1914 tại Gia Định, kể về cuộc đời thơ ấu của bà ta qua tác phẩm “L’amant” mà trong phim có cô tài tử người anh rất sexy. Thôi để kể trong bài khác, đầy chi tiết hơn.

Nhìn cuộc đời của gia đình nhà văn Duras, chúng ta thấy rõ sự hình thành giáo dục của người Pháp tại Đông Dương. Pháp ngữ rất khó học, so với nền giáo dục cổ xưa. Người bản xứ, xem học chương trình pháp là cái vé đưa họ đến sự giàu có, sẽ giúp cải thiện đời sống của họ về kinh tế dù chỉ làm thông ngôn, hay theo ký cho chính quyền thực dân. Từ đó họ yêu tây hơn cả đầm. Ai không được tham dự vào giai cấp này sẽ làm cách mạng chống đối.

Các học sinh trường tây học tổ tiên của họ là người Gaulois (nos ancêtres sont des Gaulois). Hồi nhỏ mình bị lấn cấn vụ này. Học bà đầm ông tây thì họ nói tổ quốc chúng ta có thánh Jeanne d’Arc, trong khi giờ việt ngữ thì ông thầy Tường kêu con rồng cháu tiên, có bà nào sinh ra 100 cái trứng khiến mình chả biết mình là người gì. 

Dạo mình ở tây, nhiễm tính kiêu căng tự phụ của người Pháp nên cũng tưởng mình là tây con, chê bai đủ thứ. Đến khi đi làm tại các quốc gia khác, khám phá những văn hoá khác trên thế giới, mình mới nghiệm lại cái xấu của chính mình. Chẳng hơn thằng tây nào cả mà cũng không thua con đầm nào hết.

Năm 1942, chỉ có 0.2% người Pháp tại Đông Dương hay 42,000 ông tây bà đầm cai trị 21 triệu người. Các nhà cầm quyền tây thuộc địa, có hai cách hợp tác hay đồng hoá người sở tại. Đồng hoá thì người sở tại phải từ bỏ văn hoá và tiếng mẹ đẻ để trở thành người Pháp, như ông Étienne Aymonier, giám đốc đầu tiên trường thuộc địa (l’École coloniale) , đào tạo các nhà hành chánh tương lai cho thuộc địa tuyên bố: « Ils seront des Français, nos égaux, à qui nous ne pourrons, à qui nous ne devrons pas refuser la juste part d’autonomie qui sera nécessaire à leur développement ». Nguyễn Tất Thành cũng muốn gia nhập giai cấp này. Nếu người Pháp cho ông ta học bổng thì có lẻ cuộc chiến Việt Nam đã không xẩy ra. 

Nếu theo lối hợp tác thì người Việt giữ nền văn hoá, ngôn ngữ sở tại và hợp tác với người Pháp, chấp nhận  chính quyền thực dân. Do đó chúng ta thấy các chính sách cai trị của người Pháp tại Đông Dương, được thay đổi nhiều vì chính quyền mẫu quốc thay đổi. Có lẻ thời gian mà người Việt hưởng được sự tôn trọng của người Pháp, khi Mặt Trận Bình dân (Front populaire) nắm chính quyền tại Pháp quốc. Những thay đổi của mặt trận này, để lại dấu ấn rất nhiều cho xã hội ngày nay.

Vấn đề là các giáo viên hay giáo sư người Pháp không rành tiếng địa phương thì làm sao có thể giảng dạy  theo phương pháp hợp tác. Năm 1886, toàn quyền Paul Bert , quyết định sử dụng chữ quốc ngữ để giảng dạy thay vì tiếng tàu như cách giáo dục từ ngàn xưa tại Việt Nam. Chương trình vẫn lệ thuộc vào các chính sách giáo dục tại mẫu quốc.

Năm 1905, có 4 loại giáo dục: giáo dục Tây-ta, giáo dục dạy nghề, giáo dục cổ cải cách và giáo dục pháp ngữ. Những hệ thống giáo dục song song này, tạo ra các phân biệt sau này. Mình nhớ khi xưa, học trường Tây thì họ các annales về đề thi như của France d’ Outre-mer , xem như thuộc địa, hay của Métropolitaine của mấy quốc. Thiên hạ hay gọi bằng Local xem như thấp hơn ở mẫu quốc. Có lẻ vì vậy người giàu có ở Việt Nam, cho con họ du học bên tây vì tiền Đông Dương đổi thành 10 quan pháp dạo ấy. Người ta mua nhà cho con họ ở để ăn học bên tây.


Hình chụp đám học sinh tây đầm tại Đàlạt. Cờ Tam-tài to đùng còn cờ triều đình Huế, bé tí ti bên cạnh. Mình nhớ khi xưa, đứng chào quốc kỳ của tây hồi nhỏ đều đều.

Điểm sáng cho nền giáo dục Tây tại Việt Nam là phụ nữ được đi học, trái với nền văn hoá sở tại, con gái không được đi học, chỉ lo chuẩn bị làm dâu nhà người ta và trở thành máy đẻ, tạo nòi giống bên chồng. Trường hợp bà Nam Phương Hoàng Hậu, con nhà giàu, được đi học rồi gửi sang tây du học. Sau này về lại Việt Nam, bà ta mới cho đất để xây dựng trường Couvent Des Oiseaux do các bà sơ đảm trách.

Lúc đầu thì phụ nữ được đi học, ngoài ra còn học thêm nữ công gia chánh đến tiểu học. Sau này ông toàn quyền Albert Sarraut, cải tổ, cho phép họ học lên đại học. Ngoài ra, giáo dục của người Pháp cho phép trai gái học chung, dù phụ nữ chỉ chiếm có 25% nhưng cũng tạo được sự gặp gỡ giữa trai gái người Việt vào thời ấy, còn bị Nho giáo áp đặt khá nhiều.

Ông Phạm duy Khiêm, anh của ông nhạc sĩ Phạm Duy, giáo sư trường Albert Sarraut, nói trong buổi trao giải thưởng năm 1937: « vous avez ici l’avantage unique de rencontrer, sur les memes bancs, dans les memes chaires, des representants des deux sexes, et d’au moins deux races [...]. à chacun de vous il est permis, directement ou indirectement, de faire connaissance avec des pays autres que le sien, avec des ames tres differentes de la sienne. [...] à cote des differences de race ou d’education, vous saurez distinguer aussi les differences individuelles, souvent les plus importantes »

Ông Phạm duy Khiêm là kết quả của hai nền giáo dục đông tây, theo chính sách hợp tác với giáo dục sở tại trước khi toàn quyền Albert Sarraut thay đổi, hoàn toàn theo Tây, có ảnh hưởng đến thời mình học trường tây. Tây không tây mà mít cũng không mít, do đó có lẻ ông ta bị khủng hoảng bản thể nên sau này tự tử. 

Người Việt ở hải ngoại lâu ngày cũng có vấn đề tâm lý vì phải đối chọi với hai nền văn hoá, đứng ở gạch nối của Việt-Mỹ, hay Việt-Tây., Việt-đức,... văn hoá thịt ba-chỉ, nữa nạc nữa mỡ. Chán Mớ Đời 

 Hệ thống giáo dục của người Pháp đặt để tại Việt Nam, tuy nghiên cứu cẩn thận nhưng thống kê cho thấy người Việt vào năm 1920, 90% học sinh không qua cửa tiểu học. Dạo còn bé, hóng chuyện người lớn, họ kêu ông A, ông B giỏi lắm, đậu bằng ri-me khiến mình đã ngu lại còn ngu lâu dốt bền, hoá ra là bằng tiểu học (Primaire) mà người Việt mình đọc thành ri-me.

Người Pháp chỉ muốn đào tạo một thiểu số người Việt để làm việc cho nền hành chánh của họ nên sau khi học, không có công ăn việc làm nên người Việt cũng nản lòng theo học mấy ông tây bà đầm.

Hệ thống giáo dục tại Việt Nam còn chưa được chấp thuận bởi mẫu quốc, thêm đi học là một gánh nặng kinh tế cho gia đình. Ngoài ra, các gia đình giàu có, muốn con mình học lên cao nhưng bị hạn chế vì người Pháp lo ngại cho người Việt học cao, sẽ giúp họ hiểu được quyền lợi của mình mà đòi hỏi, chống đối lại sự kiểm soát của chính quyền thực dân. Do đó, học sinh phải xoay qua học trường tư, hay đi du học tại pháp lúc còn bé.

Vấn đề là các văn bằng nữa, bằng local nên các gia đình Việt Nam tìm cách cho con vào học trường Albert Sarraut hay Chasseloup-Laubat. Các trường này chỉ cho phép độ 45% là học sinh người Việt, nhất là học phí rất đắt để ngăn cản người Việt theo học các trường này, chỉ có 157 học sinh người Việt theo học so với 953 học sinh người Pháp. Dân thuộc địa thường gọi là trường của người da trắng (l’école des blancs).


Trường Petit Lycee thời xưa, toàn là con tây và đầm. Trong hình có một học sinh gốc việt, đứng lớ ngớ một mình. Chỗ này mình ra chơi mỗi ngày suốt 3 năm trời.

Nói chung, hệ thống giáo dục hợp tác ở Việt Nam, không đào tạo những nhà thơ, nhà văn pháp ngữ nổi tiếng ở thuộc địa như ông Senghor (Senegal) hay Albert Camus (Algérie) Ngược lại, nhờ chữ quốc ngữ được giảng dạy, giúp người Việt tạo thành một nền văn chương, âm nhạc cải cách khá đặc biệt. 

Mình rất ngạc nhiên là ông Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn,.. từng du học tại pháp nhưng họ lại làm thơ, diễn đạt tâm tình của họ qua chữ quốc ngữ. Nếu người Pháp sử dụng cách giáo dục như tại Algerie, hay phi châu thì có lẻ ngày nay chữ quốc ngữ không được phát triển tốt và chúng ta sẽ không có một nền văn chương huy hoàng được gọi là Thời Tiền Chiến. Chúng ta sẽ không có Hàn MẠc Tử, Văn Cao,...

Thôi ngưng đây, sẽ kể tiếp kỳ tới.

Nguyễn Hoàng Sơn 



Mẹ mình bị Tây bắt

 Hôm nay, nói chuyện với bà cụ ở Đàlạt. Bà cụ kể khi sinh mình ra được vài tháng thì bị mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diệm còng đầu lên đồn ở đường Trần Bình Trọng. Mình đoán là trung tâm cảnh sát dã chiến sau này.

Được biết là bà cụ vào Đàlạt năm 15 tuổi, bị tổ chức Việt Mình thu nạp. Mình nghe ông cậu bà con kể là trong nhà biết nên tối, khoá cửa lại nên không mở cửa đi đâu được. Bà cụ mình leo lên gác, dỡ ngói, leo lên mái nhà, rồi đi rãi truyền đơn ở sau lưng nhà bà Võ Quang Tiềm, đường Trương Vĩnh Ký, trường học Đoàn Thị Điểm,...

Sau này, họ bắn chết ông Sáu Thơm, mật thám trước tiệm Đức Xương Long. Hình như con trai bà Quản Tiêu, tiệm Anh Võ là hung thủ. Sau ông này đi ra chiến khu rồi chết. Mình lại nghe kể người bắn ông 6 Thơm, tên Khiều Sơn, biệt danh Kế Sơn nay còn sống ở Bắc Cali. Mình có xin điện thoại để gọi hỏi thêm chi tiết nhưng số không còn hiệu lực. Sau vụ ám sát này thì mật thám bắt cả đám. Mẹ mình kể là người giúp việc cho bà Võ Quang Hàm, có ông chú làm mật thám. Một hôm, cô người làm bị la, nên báo với ông chú biết nên tóm cô con gái của bà Hàm, rồi từ cô này cả nhóm bị bắt.

Mẹ mình kể có 20 người bị đem ra Cam Ly bắn chết. Trong đó có một bà, bị 8 viên đạn mà không chết, tên Nguyễn Thị Lan, ở Số 4, nghe nói mới qua đời. Buồn cười, khi mẹ mình sang Mỹ chơi, có đưa đến thăm cô bạn tù ngày xưa. Ngồi nói chuyện, cô bạn tù hỏi khi xưa ai khai chị để mật thám bắt. Mẹ mình kêu: ”em chứ ai”. Rồi kể vụ cô giúp việc ở nhà cô bạn tù, bị la nên tức giận đi báo cáo cho mật thám, tóm cô chủ.

Trong nhóm bị bắt, có chồng cô bạn tù, và ông Lê Xuân Ái, bạn của tướng Tôn Thất Đính. Hình như ông Lê Xuân Ái là anh của ông Lê Xuân Lợi, bố của Lê Xuân Thảo đánh bóng bàn. Một số bị bắt, bị đưa ra Hà Nội, sau này đình chiến có người ở lại Hà Nội như ông Lê Xuân Ái, sau 75 mới trở về Đàlạt. Chồng cô bạn tù với bà cụ, bị giam tại ở trại Thanh Liệt, Hà Đông (camp de surveillance Administrative) trở về Đàlạt, hai người quen nhau trong tù, lấy nhau, nay ở Cali. Sau này con trai ông Ái đi lính, được ông Đính đỡ đầu, dù có cha theo Việt Cộng. Bà mẹ là bà Xã Tri, ở dốc Nhà Làng, cạnh dãy nhà của ông 8-Mao, cảnh sát, xây rồi bán lại cho thiên hạ. Dì Bơn có mua một căn, ngày chỗ đường hẻm đi lên đường Duy Tân.


Bằng tiểu học của ông Lê Xuân Ái, bạn của tướng Tôn Thất Đính, tập kết ra bắc, sau 75 mới trở lại Đàlạt.

Thật ra, lính tây không xử tử 20 người Việt ở tù vì tội giết ông Sáu Thơm. Mật thám của tây xử tử để trả thù cho vụ đặc công Việt Minh, đột nhập vào nhà tên mật thám Tây Lai, tên Victor Haasz, tại tư gia số 17 rue des Roses. Ngày 11 tháng 5 năm 1951, nhóm đặc công Việt Minh, đột nhập vào tư gia của tên mật thám để ám sát. 3 tiếng đồng hồ sau, thì mật thám đem 20 người tù hình sự, không liên quan gì với Việt Minh, đem ra Cam Ly xử tử. 14 người đàn ông và 6 phụ nữ. Một bà sống sót đã kể trên.

Mình đọc ở đâu đó, tây sử dụng người Tây Lai rất nhiều trong ngành mật thám, vì bị người Việt cũng như người Pháp không thừa nhận nên họ làm rất giỏi nghề công an với lòng căm thù. Bà Võ Thị Sáu, nghe nói khùng khùng nên Việt Mình xúi cầm lựu đạn giết tên Tây lai nào đó, làm mật thám, có nhiệm vụ đi chợ, mua thức ăn cho đồn công an. Võ thị Sáu, đợi hoài không thấy nên ném lựu đạn vào chợ, giết một mớ người dân vô tội, được phong là anh hùng, bị đày ra Côn Đảo, và bị xử tử luôn. Nay được phong anh hùng Võ Thị Sáu, được các cán bộ cao cấp thăm viếng nhiều, cúng quà để được cô Sáu phù hộ lên chức trong mùa đại hội đảng.

Cuộc xử tử 20 người Đàlạt này đã gây chấn động ở Pháp và Đông Dương. Báo chí lên tiếng chỉ trích sự trả thù, xử tử không do toà án quyết định. Ông cò Henri Jumeau và ông quản đạo Trần Đình Quế, bị lộn xộn nhiều nhất vì có người kêu chính phủ Bảo Đại ra lệnh giết, dù bằng miệng. Bà Trần Lệ Xuân, con gái luật sư Trần Văn Tuyên, sau này lấy ông Ngô Đình Nhu, ở cùng đường với cò Haasz lên tiếng, kêu nếu cò Haasz mà là tây thật thụ thì chắc họ đã bắn 40 người thay vì 20 người. Việt Minh lợi dụng vụ xử tử này để tuyên truyền, kết nạp thêm đồng chí.

Cuối cùng tên Henri Jumeau cũng bị ra toà nhưng bị lên án nhẹ khiến chính người pháp tại Đàlạt cảm thấy xấu hổ vì 20 người bị bắn, không dính dáng gì đến chính trị. Cũng có pháp kiều đồng tình với cò Jumeau vì chỉ trích chính quyền Vichy đã làm thành thông lệ cho người Việt ám toán người Pháp. May bà cụ mình ở trong tù, không bị bắn nếu không thì Mực Tím sơn đen, không ra đời.

Thủ tướng Nam-kỳ Nguyễn Văn Tâm, lên Đàlạt tìm cách dẹp loạn Việt Minh vì có ảnh hưởng đến du lịch Đàlạt và tiếng tăm của triều đình Bảo Đại. Sau vụ này ông Bảo Đại phải về Nhà Trang ở vì an ninh. Ngày 28 tháng 6, 1951, mật thám của ông Nguyễn Văn Tâm, bao vây nhà của nữ y tá Trần Như Mai, nơi nương náu của một tổ Việt Minh. Sau đó, có một cảm tử quân của Việt Minh đầu thú, chỉ cho mật vụ biết hai chỗ ẩn náu khác của nhóm cảm tử quân. Mật thám của Tây đã có người len lỏi, nằm vùng vào các tổ Việt Minh. Sau đó họ bắt được ông Trần Văn Hoàng, thư ký khách sạn Palace.

Mình nghe chú đi tù với mẹ mình, bố là thợ mộc, sau bị đưa ra Hà Đông nhốt, kể là thời đó, thanh niên thiếu nữ mà không theo họ thì bị giết. Có vài người ở khu phố Hoà Bình, bị giết vì không theo họ, không nhớ tên. Sau này đọc tài liệu về cách tổ chức của người cộng sản thì mới được biết cách huy động cướp chính quyền của người cộng sản. Nghe kể ở trong tù mà nghe radio tường trình trung phong Bửu Ngự đá lọt, phá lưới đội Hà Nội là vui. Hạnh phúc ở tù chính trị rất nhẹ nhàng. Chú Bửu Ngự, hàng xóm mình, khi xưa đá banh rất chiến. Mình nhớ chú đá cho đội lão tướng Đàlạt. Trời gió, đá phạt góc, gió thổi bay vô khung thành luôn. Chú mới qua đời đâu 2 năm trước. Lần cuối gặp chú ở tiệm ăn chay Tịnh Tâm Bồ Đề. Nghe nói Thím Ngự này đã trả nhớ về không.

Ở Nga Sô, đảng viên cộng sản chỉ có 1% dân số nga thời đó mà vẫn cướp chính quyền, nhất là được tư bản tài trợ tiền. Có dịp mình sẽ kể vụ này tương tự cách mạng tháng 8, Việt Minh có số người ít nhất, nhưng nhờ học tập cách người cộng sản do Trostky và Lenin, đưa ra nên đã cướp được chính quyền. Rồi không ai theo thì họ giết như nghệ sĩ Văn Cao kể khi xưa, đại uý đặc công, được lệnh vào động thuốc phiện nào để giết một ông theo đảng Đại Việt, Việt-gian thân Nhật ở Hải Phòng. Có lẻ vì vậy, sau này ông ta ăn năn nên không nghe lời Việt Cộng nên bị trù dập. Tác giả bài Tiến Quân Ca, quốc ca của Việt Cộng.


Truyền đơn của Việt Minh “mỗi tổ tạo nên Việt Nam” một trong những truyền đơn mà mẹ mình được giao phó đi dán ở khu Hoà Bình. Kinh

Sau khi sinh ra mình được vài tháng, bà cụ bị mật vụ của chính phủ Ngô Đình Diệm bắt. Lý do là họ bắt được một bà nằm vùng ở Phan Thiết, khi xưa có quen với bà cụ mình. Bà này bị bắt, bị mật vụ đánh tơi bời hoa lá nên nhớ ai thì nói, thế là họ còng đầu bà cụ, bà cụ lại vác theo mình vào đồn cảnh sát. May dạo ấy ông cụ mình đi lính về thăm nhà nên chạy lên đồn công an, bảo lãnh bà cụ, kêu đưa về Sàigòn. Về được vài hôm thì bà cụ mình về lại Đàlạt. Khi nộp đơn xin du học, mình hơi lo về lý lịch không trong sạch của bà cụ (đối với Việt Nam Cộng Hoà ). Có lẻ nhờ ở tù khi mới ra đời nên ông trời ị trúng đầu mình nên không cho mình kinh qua địa ngục trần gian sau 75.

Hôm trước nói chuyện với anh bạn học cũ ở Yersin, anh ta kêu địa ngục trần gian là Đàlạt sau tháng 4/75. 20 năm với Việt Cộng là địa ngục rồi. Anh ta kể 3 anh em tao, ngồi ngoài sân, nói chuyện về đá banh thôi mà thấy xe công an là bỏ đi vô nhà vì sợ bị bắt, hội họp trên 3 người. Anh ta rơi lệ khi thấy mẹ mình ngồi ngoài đường buôn bán.

Sau 75 thì mấy bà khi xưa quen bà cụ, đi tập kết, trở về. Bà khai bà cụ làm lớn lắm. Bà cụ kêu nếu bố mình không đi tù Việt Cộng thì chắc mấy người em của mình, đều được học đại học thay vì đi đan len, hay học may. Có lẻ bà cụ, cả đời không được đi học nên mong các con mình sau này học đại học không thực hiện được. Mình may mắn tốt nghiệp, sau này 3 người em cuối, Việt Cộng bỏ vụ xét lý lịch nên tốt nghiệp đại học, còn phần giữa dính ngay lý lịch ông cụ, chỉ biết ngồi Đan len, dù đậu vào đại học. Chán Mớ Đời 

Chiến tranh Việt Nam làm mọi gia đình bị lộn xộn. Bên nội mình thì có một ông chú bị tây bắn lầm chết khi còn trẻ, đi học về, bị tây phục kích Việt Minh. Một ông chú khác bị B52 dập chết trên đường vào nam, giải phóng gia đình mình khỏi sự phồn vinh giả tạo. Ông bà nội mình bị đấu tố vì trung nông. Thiếu Phú nông nên họ nâng cấp ông bà lên để đấu tố, nghe cô ruột mình kể, có người con nuôi, bố mẹ chết năm đó Ất Dậu nên đem về nuôi, sau này đấu tố ông bà quyết liệt như kẻ giết bố mẹ của mình.

Bố mình, du kích bao vây nhà ở quê để xử tử vì đi lính Ngự Lâm quân của ông Bảo Đại, may mắn nhảy qua rào trốn được trong đêm. Ở quê, ông bà nội cứ tưởng là đã bị du kích giết đêm đó nên cứ lấy ngày đó làm ngày giỗ ông cụ đến tháng 4 năm 1975. 

Sau này, cứ nghe bản nhạc : Người anh Vĩnh Bình” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang là mình hình dung lại đêm du kích về, cầm đuốc, trước sân, kêu bố mình ra để xử tử. Bố mình kể là chỉ kịp thưa bà nội hai tiếng: “con đi” rồi nhảy qua hàng rào nhà bà cô bên cạnh rồi lần mò trong đêm, chạy về Hà Nội. 40 năm sau, bố mình ra trại cải tạo, mới có dịp gặp lại song thân, chăm sóc bà nội được vài năm ở quê, trước khi bà qua đời. Qua Tết, cô em mình sẽ cho làm lại hàng rào này, để nhớ đến đêm bố mình trốn thoát nhưng sau 75, lại bị Việt Cộng nhốt tù 15 năm.

Mẹ mình, 15 tuổi vào Đàlạt, giúp việc cho người bà con, nghe Việt Minh dụ vào tổ chức của họ bị bắt. May có ông Võ Quang Tiềm, nhờ ông thị trưởng Cao Minh Hiệu can thiệp, thả về. Gia đình mình mang ơn gia đình ông bà Nguyễn Văn Phúng, tiệm Hiệp Thạnh và gia đình ông bà Võ Quang Tiềm, nếu không thì ngày nay, chắc te tua.

Phần mình thì trời ị trúng đầu, rời khỏi Việt Nam trước 75, không nếm mùi Việt Cộng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chán Mớ Đời 

Mình hỏi mẹ mình, mấy người bạn khi xưa đi tập kết về, lại không kể công cách mạng. Mẹ mình nói: “Tuổi trẻ dại khờ.”

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chú thích: 1 trong những người ở tù với mẹ mình ghi lại:Chú có mặt chứng kiến vụ nay.. và gặp được anh hai Tú ở số 4 D, lái xe chớ cũi o Camly thấy

đầu tiền chính anh ta chứng kiến và kệ lai trước khi họ..
chở lên bình viện Đa Lat kễ. Lai. ..
Xe anh vừa đến rừng rất sớm thay người đàn bà bi thuong nang với tay kêu cứu !!
Nhận ra chị tên Lan ( dân số 4 ) người duy nhất sống sót .. chỉ là người bị đập xuống xe đau tien dân no và chồng chat 19 người chết sau đó.
Một trong Hai tên CA con tên Mai và Ly ( dân công an thoi Pháp)
Thoi ấy thoi Bão Đai ..
Thuyền v Tâm thủ hiến Nam Việt và ty nay trường ty tục gọi Cò Quang .!
Sau thoi gian ấy ca bọn ập  bi đoi đi và hai tên CA cũng bị tù sau đó ?
Số từ chính trị bi ra Ha Đong miền Bắc o trại giam Thanh Liệt "camp surveillance administrative Hà----Đông Thanh Liệt North VN.
Nhó anh Lê x Ái và Hoàng bi can toi.. bình vận trường VB nên bị trục xuất Saigon.  cư trú chĩ đinh.
Bỗ túc phấn chung kiến thuc tế.
Thanh Liệt có in  tập thoi kháng chiến VM nầy. Chú hien có giữ  1 tập..
.. phẩn ong Khiểu Sơn biet đánh Kê Sỏn bắn Sau Thỏm hiện năm nhà thương SF.

Và gia Đinh con trai sĩ quan pháo binh

Phấn kiến và kệ lai trước khi họ..

Khách sạn Palace, dấu ấn quyền lực Đông Dương

 Hồi nhỏ, đi học mỗi ngày, chạy ngang khách sạn Palace, tò mò không biết ở trong có gì. Sau này về thăm Đàlạt với vợ con, mình cho cả gia đình vào đây ở cho biết mùi đời. Nhớ sáng, mở cửa phòng, ra balcon, nhìn xuống hồ, ánh bình minh trong sương mù, quyện trên hồ Xuân Hương như tấm tranh của trường phái ấn tượng. Quá đẹp!

Nhớ khi xưa đi học, sáng sương mù trong ánh nắng bình minh rọi xuống hồ Xuân Hương, rất đẹp. Sau này, đi học ở Paris, sáng đi ngang dòng sông Seine, cũng sương mù trong ánh sáng bình minh, lại nhớ đến Đàlạt ngày nào.


Khách sạn Palace, hậu thân của khách sạn Lang-bian, được hoàn thành vào năm 1922, 4 năm sau đệ nhất thế chiến. Xin nhắc lại, sự xây dựng Đàlạt quá tốn kém, vượt khỏi ngân sách dự trù nên chính quyền Đông Dương tính bỏ, không ngờ khi thế chiến xảy ra, người Pháp và âu châu không về nước nghỉ hè được nên họ rũ nhau lên Đàlạt. Nhờ đó mà chính quyền Đông Dương, tiếp tục xây dựng Đàlạt, nếu không chắc bố mẹ mình không bao giờ gặp nhau tại Đàlạt.

Lúc mới được xây cất xong, khách sạn Lang-Bian được xem là dấu ấn quyền lục của chính quyền thực dân tại Đông Dương. Khách sạn này hội các yếu tố điểm nhấn, nơi hội tụ ngành du lịch thuộc địa, kiến thiết đô thị và cuộc sống thường nhật cảu chủ nghĩa thực dân tại Đông Dương. Khách sạn cũng là nơi gặp gỡ các đại gia thực dân, tạo dựng một cuộc sống xa hoa tại Đông Dương.

Các người Pháp đầu tiên đến định cư ở Đàlạt, than phiền cuộc sống phiền chán, kêu cần một hạ tầng cơ sở về giải trí cho người Tây phương như một khách sạn cao cấp, tiệm ăn Tây hàng đầu, câu lạc bộ chèo thuyền, sân quần vợt, cởi ngựa,... giúp họ sống dời sống đày đủ tiện nghi, bù lại những hy sinh, xa quê để làm việc hay mở công ty bán buôn với dân thuộc địa.

Do đó khách sạn Lang-Bian được thành hình để thoả mãn các nhu cầu trên. Thành phố Đàlạt được định hình với trung tâm từ khách sạn Lang-bian với hồ nhân tạo, toả ra khắp nơi, khác với các thành phố khác, dinh tỉnh trưởng mới là điểm nhấn, được xây dựng 15 năm sau.

Thị trưởng đầu tiên Đàlạt, ông Champoudry có phát hoạ sơ sơ về một khách sạn to lớn, giúp quảng bá Đàlạt đến các du khách Tây phương nhưng không được thực hiện. Đến khi làn sóng du khách Tây phương lên viếng Đàlạt trong thời gian đệ nhất thế chiến ở âu châu, ý tưởng xây dựng một khách sạn to lớn tại Đàlạt mới được đề cập lại. Một khách sạn tô điểm nghệ thuật, văn hoá của Pháp quốc tại đông dương để đọ sức với người Anh Quốc, và người Mỹ tại Á châu.

Người Pháp muốn tạo điểm nhấn “la grandeur de france” cho thiên hạ lắt mắt chơi nên họ cho xây dựng khách sạn trước khi bưu điện, nhà ga, toà thị chánh, hay trường học được xây dựng. Cho thấy mục đích của người Pháp khi xây cất khách sạn hạng sang này.


Hình này cho thấy rỏ có một vùng thiên nhiên xanh ngăn cách giữa khu vực người Tây phương, khách sạn Palace, một rừng thông và khu vực người Việt sinh sống. Sau này cái đập bị bão lụt cuốn đi nên họ nhập hai cái hồ thành một.

Cuộc xây dựng khách sạn này gặp nhiều khó khăn vì đường xe lửa chưa xong nên vật liệu phải được khiên vát bởi cu-li người Việt hay thượng. Do đó, các công trình mà người Pháp dự định xây cất phải đình lại, đợi khi xe lửa hoàn thành. Công trình ngốn hơn 6 triệu đồng bạc Đông Dương.

Khách sạn này ra đời thì khách sạn Desanti, bên cạnh, nhỏ bé hơn phải đóng cửa vì họ mướn ông chủ khách sạn Desanti, làm giám đốc điều hành khách sạn. Ông Desanti, mướn một đầu bếp tên Henri Passiot, ở vùng Pau, cạnh biên giới Pháp và Tây Ban Nha. Theo hợp đồng thì ông đầu bếp bắt đầu làm việc từ 1-1-1921 nhưng đến tháng 10 năm 1921, công trình chưa xong nên ông này kiện khách sạn, đòi tiền vé tàu cho ông ta và vợ. Ông Desanti quay lại kiện chính phủ, nên bị bãi chức luôn. Chán Mớ Đời 

Khởi đầu, khách sạn có 38 phòng cao cấp, được xem là sang trọng nhất thời đó. Có rạp xi-nê, sân quần vợt, tiệm ăn Tây, chỗ cởi ngựa,... nói chung khách sạn giống như một lâu đài ở pháp. Kiến trúc thì mượn từ các khách sạn của các khu nghỉ dưỡng ở Pháp quốc như Cabourg hay Cannes, tương tự khách sạn Negresco ở Nice. Khách sạn được thiết kế theo kiểu kiên trúc rococo của các khách sạn vùng Côte d’Azur.


Đến thời Vichy, ông toàn quyền Decoux kêu không đẹp, không đúng tiêu chí cua chính phủ Vichy nên cho sửa lại mặt tiền. Kiến trúc sư Tây Paul Vesseyre, thiết kế khách sạn này, ngoài ra còn thiết kế dinh Bảo Đại (1934) và dinh tỉnh trưởng (1937), chút gì Bauhaus, Art Déco.

Khách sạn chỉ có 38 phòng nên sau đó họ phải xây thêm Hôtel Du Pac, nằm sau lưng nhưng rẻ hơn. Lý do , Tây thực dân nhưng cũng đâu có nhiều người xài sang đâu. Nói chung là khách sạn bị lỗ vì khủng hoảng kinh tế vào những năm sau khi được xây cất. Giám đốc khách và ông tỉnh trưởng choảng nhau vì một ông muốn mở cửa sòng bài, cho người Việt và người Tàu vào đánh để thu nhập thêm nhưng tỉnh trưởng không chịu, cho rằng là tội ác để người Pháp và người Việt chơi bài chung với nhau.


Năm 1993, mình làm việc cho một công ty kiến trúc ở Quận Cam. Công ty này chuyên vẽ, thiết kế các khu dân cư và nghỉ dưỡng ở Đông Nam Á. Có ông chủ của công ty DHL, tên Larry Hillblom, mướn để trùng tu lại khách sạn Palace. Mình đang vẽ lại câu lạc bộ sân cù thì, được chuyển qua làm dự án hồ Dankia. Cuối cùng mình có về Hà Nội dự hội thảo phát triển Việt Nam. Công ty mình trả tiền cho đi thêm ban tổ chức cũng trả tiền. 

Sau chuyến đi Hà Nội về, mình Chán Mớ Đời, bỏ ý định về Việt Nam, mở công ty riêng, vẽ nhà, đi thầu, mua nhà cho thuê. Quên Đàlạt cho xong. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn