Ký ức về quê hương

 Tuần này, mình có nhận tin nhắn của vài độc giả khiến mình thất kinh. Thứ nhất, một ông mỹ từng tham chiến tại Đàlạt, lấy vợ việt, hay đọc bài trên bờ lốc của mình hỏi: “ Sony, where do you live? Did you ever live in Da Lat?” Tạm dịch “Sơn đen, ông đang sống ở đâu? có bao giờ sinh sống tại Đàlạt?” Chán Mớ Đời. 

Một người khác đang sinh sống tại Đàlạt viết: “ Mình đã đọc hết bài của bạn, rât cảm kích tuy xa quê hương vẫn hướng lòng về đất mẹ. Mình thì giờ hạnh phúc trên quê hương bình ăn.Tối hôm qua coi truyền hình kỷ niệm 9/11 ở New York, Virginia. Sadly” Ông này không ở Mỹ nên nhầm thành phố New York thuộc tiểu bang Virginia. Thành phố New York thuộc tiểu bang New York, có nhiều quận như Manhattan, Queens, Bronx,… 

Có chị bạn cùng trường, không cùng lớp viết: “Thanh nói rất đúng về Sơn. Sơn là một người thông mình, có một trí nhớ phi thường và rất có chí. Đã làm cái gì là nhất tâm làm cho được và thành công.  Điển hình là về lãnh vực viết lách này. Chúc mừng Sơn . Na ” Chị bạn này, người khởi nghiệp dư cho mình kể chuyện Đàlạt xưa. Khi xưa, học chung trường, không chung lớp, chưa bao giờ nói chuyện. Khi qua Mỹ, gặp và giao lưu đến nay. Có lần cô nàng, email báo cho mình biết, đã tìm lại một người bạn học cũ. Cô kia thì mình có học chung 1 năm, có vài kỷ niệm sinh hoạt chung như đi picnic, lạc quyên, Ninh Chữ với mấy người bạn học chung, đối tượng của một tên bạn học chung.

Qua email, mình kể lại vài kỷ niệm của thời học chung với nhau, chị bạn email hỏi còn chi nữa, kể thêm rồi kể thêm, từ từ ký ức mình như cái giếng của “Manon des sources” được  nhà văn Marcel Pagnol khai thông và tiếp tục kể chuyện đời xưa đến giờ. Chị bạn cứ phải sửa lỗi chính tả, văn phạm của mình, trước khi tải lên diễn đàn của trường vì mình dốt tiếng Việt. Nhìn lại đã trên 7 năm, mình viết trên 1,350 bài bú xua la mua, phân nữa là về Đàlạt, vô hình trung trở thành người kể chuyện Đàlạt xưa. Ai tò mò, thắc mắc chuyện chi cũng hỏi mình, thậm chí có người mê cô nào khi xưa, cũng hỏi mình về tung tích, mình nghĩ họ kêu công an khu vực thì dễ kiếm hơn. Chán Mớ Đời 

Có người chửi mình tại sao không biết họ khi xưa ở Đàlạt. Họ làm như mình là ma só của thầy Chiêm Đàlạt xưa.

Lâu lâu thấy hình ảnh xưa của Đàlạt trên mạng, hiện về vài kỷ niệm nên ghi lại để khỏi nhớ. Không nhớ là một niềm hạnh phúc của kẻ xa quê, vì khi nhớ thì đau đáu trong lòng, như một người đột ngột rời xa người mình yêu, không một lời giã từ, khắc khoải niềm nhớ, ân hận, tiếc nuối không nguôi. Có lẻ mình còn mẹ và mấy người em ở Đàlạt nên cứ phải trông ngóng về quê hương bỏ lại, càng nhớ càng phải viết để bớt lùng thùng trong đầu. Không nhớ sẽ giúp chúng ta thành người không quá khứ, chỉ có tương lai trước mặt.

Không ngờ nay đã trên 7 năm trời mình kể chuyện về Đàlạt trước 75. Càng viết càng có nhiều người, bổ túc, giải thích thêm nên lại phải bổ túc như mấy tấm mosaique mình lượm lặt từ từ rồi ghép lại hình ảnh ngày xưa. May thay có 2 ông thần độc giả, tự xung phong làm bờ lốc để lưu lại.

Thật ra mình chả có trí nhớ chi cả. Được cái là hồi nhỏ hay hóng chuyện người lớn, không như con nít ngày nay, chả để ý đến chuyện người lớn cứ chăm đầu vào chơi game. Đến nhà thiên hạ, thay vì chào hỏi, cứ vênh mồm ra hỏi mật mã Wi-fi. Mình hỏi: “ why do you want my wife?” Khiến chúng trố mắt ra như bò đội nón. Chán Mớ Đời  

Có người gửi cho mình hơn 700 tấm ảnh cũ của Đàlạt mà cũng chưa có thì giờ để xem hết. Khi nào rảnh mình lấy ra xem rồi tải lên mạng cho bà con xem thêm chú thích. Mình, kiến trúc sư nên dễ định vị một tấm ảnh nào ở nơi mình đã từng đi qua. Có lẻ mình có trí nhớ về hình ảnh (photographic memory).

Cuộc đời chúng ta như cuốn sách, mỗi ngày là 1 trang giấy nhật ký, ghi lại những gì xảy ra hôm ấy, nói chuyện với ai, làm gì nên khi chúng ta thấy một tấm ảnh như mở trang giấy cũ ấy lại, có thể đọc lại, nhìn lại những hình ảnh của ngày tháng đó. Đa số người Việt chúng ta rời khỏi nước vì bắt buộc nên nhiều khi không muốn nhớ đến sự hải hùng của thời bao cấp, của địa ngục trần gian còn những người may mắn như mình, rời khỏi Đàlạt trước 75, ký ức chưa bị vấn đục bởi cách mạng, còn trong sáng của thời nên thơ, chưa được huấn luyện dạy dỗ căm thù. Do đó vẫn còn sự tiếc nuối về một Đàlạt thân thương, êm đềm của tuổi thơ vì ngày nay, trở về là một sự thất vọng, không tìm lại được những dấu chân xưa.

Nhà mình khi xưa chỉ có 2 phòng ngủ và 1 phòng khách nhỏ. Mỗi phòng ngủ có hai cái giường nên không có chỗ để bàn học. Ngồi học bài ở phòng khách, khách khứa đến nhà, mình ngồi thu gọn trong một góc, học nhưng tai thì chăm chú nghe họ nói chuyện. Dạo ấy, nhà đâu có truyền hình, hay Internet cho nên mình chỉ biết nghe chuyện người lớn, như một cửa sổ mở ra thế giới mênh mông xưa kia. Sau này, có Internet, có tìm đọc mấy bài viết của người Đàlạt xưa nên bồi dưỡng thêm chút ít về ký ức ở Đàlạt xưa. Có người nói: “ký ức không thay đổi chỉ có chúng ta mới thay đổi”. Những kỷ niệm hồi nhỏ thêm đọc chi tiết của người lớn viết về Đàlạt, khiến mình thu nạp thêm vào ký ức rồi kể lại. Đâu đó, có người nói: “mình là những gì mình nhớ”.

Mình viết cho khỏi nhớ nhưng lâu lâu lại có người hỏi vài chuyện đối với mình bình thường nhưng quan trọng đối với họ, khiến mình phải trả lời. Có ông thần nào hỏi tại sao người Đàlạt xưa, gọi ông ngoại anh ta là “Xu Huệ”. Mình biết ông Xu Huệ này ở trong xóm ngay Ngã Ba CHùa, dạy thiên hạ vô thất, bố vợ của anh Minh, dạy mình Không Thủ Đạo tại đây vào buổi sáng. Mình có bà dì lấy chồng, có tiệm hớt tóc, cạnh quán cơm trước đường Phan Đình Phùng.

Mình có đọc hồi ký của ông Lê Đức Anh, một thời làm tướng, chủ tịch nước của Hà Nội. Ông ta kể khi xưa, làm cai đồn điền cho Tây, tây gọi là “Surveillant”, người Việt thì đọc tiếng tây đa âm khó nên đọc âm đầu là “Sur” thành “Xu”. Đàlạt xưa có mấy ông “xu” như Xu Tiếng, Xu Huệ, ở đường Phan Đình Phùng…

Đó là đọc theo tây học còn gọi theo người Việt là “Cai” như Am Mệ Cai (người HUế) còn người bắc thì gọi Am bà Cai Thỏ vì ông chồng làm cai tên Thỏ. Ông cụ mình xưa cũng làm cai cho ty Công Quản Nước Đàlạt, coi một nhóm thợ bắt ống nước vào nhà dân ở Đàlạt.

Nói tiếng Tây, người lớn khi xưa hay nói chuyện quen thời tây, cứ kêu đường “Ma-ri xanh Phúc” (đường Duy Tân) khiến mình ngơ ngáo như bò đội nón nhưng không dám hỏi, sợ bị ăn tát, bảo ăn cơm hớt. Sau này sang Tây mới khám phá ra là đường “Maréchal Foch”, thống chế của Tây. Coi bản đồ của Tây ngày xưa thì đúng là đường mang tên ông thống chế Tây. Chán Mớ Đời 

Người lớn tuổi gọi đường “Cầu Quẹo” thay vì đường Phan Đình Phùng nhưng đến nay mình cũng không hiểu nguồn gốc của Cầu Quẹo vì đa số những người sống vào thời ấy đã tây phương cực lạc. Có người giải thích vì quẹo qua cái cầu Lò Rèn, chỗ đường Hải Thượng. Nếu theo giải thích này thì mình đoán là dạo ấy đường Duy Tân (ma-ri xanh-phúc) chạy lên, chỉ có một chiều và đường Mình Mạng chạy xuống quẹo đường Phan đình Phùng, có khúc đường ngắn rồi quẹo qua HẢi Thượng để vào đường Hoàng Diệu mà người xưa gọi là đường Lò Gạch vì có lò gạch trong Hoàng Diệu. Có lẻ vì quẹo trước rạp Ngọc Hiệp nên họ gọi đường Cầu Quẹo. Ai biết cho em xin.

Đường Maréchal Foch , tiền thân của đường Duy Tân trước 75, đường một chiều, chạy từ đường Cường Để, Hải Thượng lên và chạy xuống bằng đường Minh Mạng. Hết đường Mình Mạng thì phải quẹo nên họ gọi đường Cầu Quẹo, đường Phan Đình Phùng chạy về hướng Ngã BA Chùa, dạo ấy chưa có ai ở, còn hoang vắng. Mình đoán khúc này, kiosque đầu tiên là khách sạn Thuỷ Tiên sau này.

Sau này, đường Duy Tân được nới rộng ra thành đường 2 chiều, vừa lên vừa xuống. Ai tò mò thì đọc bài mình viết về con đường Duy Tân, có hình ảnh xe một chiều, chiều ngang ngắn như đường Minh Mạng. Có mấy cái kíosques, sau được giải toả để nới rộng đường 2 chiều.

Có lần mình đọc bài viết về Đàlạt của thầy Hứa Hoành, dạy mình địa lý năm 11B. Thầy có nói là cầu Ông Đạo có hai giả thuyết: một là do ông Quản Đạo làm, hai là vì cầu nằm gần nhà ông Quản Đạo. Thầy không biết giả thuyết nào đúng. Mình đọc tài liệu Tây thì cũng không nói đến chi tiết này. Mình nhớ là song song với cầu Ông Đạo, có cầu Bá Hộ CHúc, phía bên kia Ấp Ánh Sáng, nối dài con đường Cường Để và Bà Triệu. Hỏi người lớn thì được biết ông Bá Hộ Chúc, rất giàu, người miền Nam, gốc Long Xuyên thì phải, lên Đàlạt làm nhà thầu, xây cất ở Đàlạt rất giàu. Chính ông ta thầu xây chiếc cầu mà người Đàlạt xưa gọi là cầu Bá HỘ Chúc. Sau này, ông ta về lại quê nghỉ hưu, chỉ còn con cháu ở lại. Do đó mình nghĩ giả thuyết người Đàlạt gọi “cầu Ông Đạo” là vì ông quản đạo dạo ấy xây chớ không phải vì gần nhà ông Đạo. Xem như mình giải thích được câu hỏi của thầy Hứa Hoành. 

Ngày xưa, cứ thắc mắc ông Đạo là ông nào, đạo dừa, đạo dụ hay đạo mu,…sau này đọc sách báo của mấy ông viết sử về Đàlạt mới hiểu là ông Quản Đạo, do triều đình Nguyễn bổ nhiệm vì Đàlạt được xem là Hoàng Triều Cương Thổ nhưng người Việt mình chỉ đọc ông Đạo, tránh lôi thôi.

Tấm ảnh trên khiến mình thắc mắc một thời gian khá lâu dù định vị được ở trên đồi chỗ nhà Lao Đàlạt, hình ảnh ghi chú thích năm 1948 khiến mình như bò đội nón, phải mò mẫn, đọc tài liệu tây mới khám phá ra hình ảnh này chú thích sai. Lý do thứ nhất là ghi năm 1948, Thuỷ Tạ đã được xây cất trước năm 1932 mà người Pháp gọi là “la Grenouillère “. Nhìn trong tấm ảnh không thấy nhà Thuỷ Tạ, chỉ thấy tiệm ăn “La Chaumière “, sau này là quán Đào Nguyên, thêm nữa hồ Xuân Hương do hội đồng thị xã Đàlạt đặt tên sau khi Tây về nước, thời Ngô tổng thống. Thời Tây gọi là Grand Lac, hồ lớn. Do đó mình dám quyết là họ chú thích sai. Hình ảnh này chắc chắn được chụp trước năm 1932. Sau năm 1932, khu vực này bị bão lụt phá tan, hư hại nhiều nhà cửa, người Pháp dời khu vực này lên khu Hoà BÌnh. Cho thấy phải cẩn thận khi chú thích hình ảnh, em có sai thì nhờ các bác chỉ dùm để hoàn chỉnh.

Mình có viết một bài về tấm ảnh này nhưng không hiểu lý do Tây dẹp bỏ đến khi đọc được tài liệu về vụ bão lụt năm 1932, cuốn trôi và làm hư hỏng các nhà ở khu vực này cộng 15 người Đàlạt chết. Mình kể lại đây để bổ túc thêm. Ai biết gì thì cho mình biết để bổ túc.

Trong hình mình thấy con đường chạy từ ngã năm chỗ Thuỷ Tạ được xây sau này, chận suối Cam ly lại để biến thành hồ nhân tạo mà người Pháp gọi Grand Lac, chạy qua đến đường Đinh Tiên Hoàng. Thấy cái đập để thoát nước, kiểu như đập Đa Thiện trong Thung Lũng Tình Yêu. Mình sẽ bỏ lên tấm ảnh chụp ngược lại từ phía bên kia.

Hình này cho thấy rõ con đường và cái đập chận nước của suối Cam ly thành cái hồ nhân tạo lớn mà người Pháp gọi “Grand Lac”, và có cái hồ nhỏ phía bên kia con đường mà tây gọi là “Petit Lac” dùng để xả nước khi mùa mưa đến. Do đó chỉ thấy con suối Cam Ly vào mùa khô. Mình đoán hình này chụp trước khi họ vét hồ và tạo ra ốc đảo của Thuỷ Tạ sau này. Ngay ngã năm, có tiệm ăn “La Chaumière “, dành cho khách ngụ tại các Bunga lớ, trên đồi, cạnh  khách sạn Palace LnagBian, nằm ngay góc, sau này, được xây lại là quán Đ ào Nguyên.
Hình này cho thấy con đường chạy từ Thuỷ Tạ, chận nước suối Cam Ly để thanh hồ nhân tạo Grand Lac, đường Võ tánh, chạy lên dinh tỉnh trưởng sau này (nhà toàn quyền Đông Dương khi xưa). Phía bên trái là hồ nhỏ (Petit Lac). Lúc này chắc họ xả nước nên hồ lớn chỉ thấy con suối Cam Ly. Có thể dạo họ mới làm cái đập, chưa cho vét đất để nước ngập cái hồ như ngày nay.
Ảnh này chụp phía Tây của cái đập mà người Pháp gọi là Petit Lac nhưng ít nước. Họ chận hồ lớn (Grand Lac) để tây thực dân có thể chơi các môn thể thao nước như chèo thuyền cũng là một cách làm biên giới tây-ta để người Việt và người thượng không bén màn đến. Hình chụp từ chỗ mấy BUngalows mà người Pháp xây trước khi xây khách sạn LangBian
Tấm ảnh chụp từ khách sạn Lang Bian cho thấy rỏ hơn, con đường và cái đập, chạy ngăn Hồ Lớn và Hồ Nhỏ. Thấy con đường Đinh Tiên Hoàng, chạy lên đồi Cù, đường Võ Tánh và hồ Đội Có, làm hồ chứa nước cho thị xã Đàlạt, nơi ông cụ mình làm việc trước 1975. Đã thấy con đường Trần Quốc Toản.

Hình này chụp từ khách sạn Palace, thấy hồ nhỏ (Petit Lac) vào mùa mưa và dãy phố người Việt đầu tiên tại Đàlạt.
Đường và đập chạy từ Thuỷ Tạ chạy qua bên kia hồ, chia ra thành hai hồ: Grand lac và Petit Lac. Đường nơi chiếc xe bò sau này là đường Trần Quốc Toản., bên trái là địa điểm cây xăng Esso.
Hình này chụp từ bên kia hồ, cho thấy Thuỷ Tạ chưa được xây cất, vẫn còn cái đập nước. Mình đoán là trước năm 1930

Tấm bưu thiếp này đề tem đóng dấu ngày 12 tháng 8 năm 1933. Họ đã tạo ra ốc đảo Thuỷ Tạo nhưng chỉ có một nhà dù phía bên hồ.
Hình này chụp từ chỗ tiệm Đào Nguyên, thấy cái đập nước, cầu. Bên trái là trại lính của Tây, về đây dưỡng thương, sau này họ làm nhà lao nhốt tù. Mẹ mình bị bắt nhốt ở đây mấy tháng cùng với vợ chồng bác Phấn, tiệm thuốc tây Mình Tâm ở đường Duy Tân. Phía trên đồi là dinh tỉnh trưởng sau này.

Tấm ảnh cho thấy Thuỷ Tạ được xây cất trước sau vụ bão lụt năm 1932. Xa xa là cái đập mới được gọi là cầu Ông Đạo.
Đây là tiền thân cầu Ông Đạo. Ta thấy nhà ông đạo trên cao một tị, bên trái con đường và chiếc cầu gỗ là phố người Việt. Mình đoán dạo ấy đường Phạm Ngũ LÃo chưa được xây cất.
Cận cảnh khu phố người Việt nhìn từ nhà thờ Con Gà, thấy cái hồ nhỏ, Petit lac.
Khu phố người Việt trước khi bị bão lụt cuốn trôi năm 1932, nhìn chiếc cầu gỗ làm mình nhớ chỗ cư xá Địa Dư ở đường Hai Bà TRưng, có chiếc cầu gỗ do hướng đạo Lâm Viên xây cất, để thiên hạ băng qua đường Phan Đình Phùng.
Con đường chính của khu phố người Việt trước khi bị bão lụt cuốn trôi, theo chú thích vào năm 1925. Có người cho rằng tấm ảnh này, chụp tại Huế, thấy cũng có lý, vì ngói mái nhà khác với mái nhà Đàlạt thêm mấy cây không giống cây Mai Đàlạt. Áo quần thì đúng là người Huế vì ông ngoại mình bận đồ như ông đi bên trái. Xe kéo ở Đàlạt thì hơi châm vì kéo lên dốc là khổ.
Cửa tiệm khu phố của người Tàu cạnh chiếc cầu gỗ.

Tiệm ông tàu làm thợ hàn, đóng mấy cái thau, nồi bằng nhôm, kiêm luôn bán xe đạp, bánh xe, dầu, tạp hoá,… phải công nhận người Tàu hay, chỗ nào cũng chui tới đẻ sinh sống và giàu có vì tiên phong.
Khu phố người Việt đầu tiên tại Đàlạt, nằm dưới thung lũng, sau này bị bão lụt năm 1932 phá hủy khiến người Pháp dời lên khu Hoà Bình

Vào năm 1932, có trận bão đã cuốn đi dãy nhà cận cảnh, được xem là phố người Việt. Tây thuộc địa mới dời phố này lên khu Hoà Bình.

Hình này cho thấy cái đập của hồ lớn bị phá vỡ trong trận bão lụt năm 1932, cuốn trôi và phá hủy khá nhiều nhà ở phố Việt, nằm phía Tây của hồ.

Nếu nhìn rỏ thì căn nhà này có trong tấm ảnh đầu tiên ở trên, xem mấy cây thông, cột điện,.. sau này người Pháp dời phố Việt lên Khu Hoà Bình nhưng họ vẫn bắt chia lô đất là 3 mét ngang và 10 mét dài. Sau này ông Võ Đình Dung có chân trong hội đồng Thị Xã mới lên tiếng, kêu sự kỳ thị giữ các lô đất người Pháp như ở đường Trần Hưng Đạo, Yersin, to lớn nên mới được đổi nới rộng thêm như ngày nay. Khi đọc tầm liệu Tây, cho thấy Tây đô hộ chúng ta nhưng ít ra học của cho người Việt vào hội đồng thị xã để bàn bàn đường hướng xây dựng thành phố Đàlạt.

Tây thực dân thiết kế đô thị Đàlạt, họ dành những khu nào trên đồi để cho người Pháp và tây phương ở, các lô đất được chia cắt rất lớn thay vì 3 mét x 10 mét ở khu dành cho người Việt, ở thung lũng, đất bằng như khu vực Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng (Cầu Quẹo),… khu Hoà Bình được thiết kế dành cho tây thực dân vì họ chiếm cái đồi cao nhất là dinh toàn quyền, thị trưởng sau này.

Người Pháp phải bỏ ý định làm hai hồ vì sợ bị vỡ đập nữa nên họ phá cái đập cũ và cho xây cái cầu Ông Đạo vừa là cái đập cho hồ Xuân Hương ngày nay. Xem hình dưới khi họ đang xây cái đập cầu Ông Đạo.

Đây là hình chụp chỗ đường từ nhà thờ Con Gà đi xuống Phạm Ngũ Lão, Trần quốc Tuấn, lúc đang xây cái đập mới, còn được gọi là cầu Ông Đạo. Ta thấy nhà ông Quản Đạo bên tay trái. Chiếc cầu chưa được thực hiện, chỉ có hai ụ đất chận nước. Tây gọi con đường này là Rue de la Poste. Vì chạy lên bưu điện.
Hình chụp từ Bưu điện nhìn xuống. Bên tay trái, sau 3 cây thông, sau này là vườn của mấy người ở Ấp Ánh Sáng. Thấy đường mòn, sau này trở thành đường Phạm Ngũ Lão, còn con đường kia, tây gọi đường La Poste, bưu điện. Bưu điện nằm đối diện với nhà thờ con gà, được xây cất trước khi nhà thờ con gà được xây cất.

 Cầu mang tên Ông Đạo vì do ông Quản Đạo của triều đình nhà Nguyễn xây, phái đến để quản lý khu vực được xem là Hoàng Triều Cương Thổ, thật ra để tránh người Việt đến đây sinh sống. người Pháp muốn hạn chế dân sở tại đến lập nghiệp tại đây, vì muốn dành riêng cho người Pháp. Sau này họ cần nhân công, cu-li để làm việc cho họ, mới cho phép người Việt đến định cư như mẹ mình phải được người bảo trợ, đủ trò mới lên Đàlạt lập nghiệp. Sau này họ là cửa chắn cao hơn.

Cầu Ông Đạo được xây xong, biến hai hồ lớn và nhỏ thành một. Phía bên kia cầu là nhà ông Quản Đạo, đại diện triều đình nhà Nguyễn. Sau này được dỡ bỏ để xây vào đó cái bùng binh, bể nước. Phía trên đồi là rạp xi-nê Eden, tiền thân của rạp Ngọc Lan. 

Mình còn một số hình ảnh cũ ở khu vực hồ Xuân Hương, để hôm nào, mình tải lên và giải thích thêm, nếu không thì tưởng là ở xứ nào.
Tiền thân cầu Ông Đạo với mấy nhà tranh. Đó là hình ảnh của những nơi người Việt đến lập nghiệp tại Đàlạt.ở dưới vùng bằng tỏng khi người Pháp chiếm hết các ngọn đồi. Năm 1932 bị bão lụt cuốn trôi hết, mới được dời lên khu phố Hoà BÌnh ngày nay.
Hình cầu Ông Đạo trước năm 1932. Bên tay trái là khu phố việt, ở xa xa thấy nhà ông Quản Đạo, bên phải.con suối Cam Ly chảy qua cầu.
Đây là cầu Ông Đạo làm bằng bê-tông, đá, đầu cầu là nhà ông Quản Đạo. Người Đàlạt gọi cầu Ông Đạo vì do ông quản đạo xem coi công trình. Mình có đọc kỷ yếu của bộ công chánh thì đề một kỹ sư người Việt làm tính toán cái đập này.

Không ảnh chụp khi Đàlạt vét hồ Xuân Hương, không nhớ rõ năm nào. Thấy rõ bên cạnh THuỷ Tạ, dấu vết con đường vừa là cái đập chận nước, chia ra hai hồ: Grand Lac bên tay phải và Petit Lac bên tay trái. Dấu vết ngầm của con suối Cam Ly.
Đây là tấm bưu thiếp chụp hồ Đàlạt khi người Pháp mới tìm ra địa danh này. Người đứng tạo dáng, quay lưng là Sơn Đen ngày nào. Chán Mớ Đời 

Mình cảm thấy vui là đã giải mã được tấm ảnh cũ về Đàlạt, chú thích năm 1948 khiến mình chới với thêm cũng đã giải mã câu hỏi của thầy Hứa Hoành, dạy địa lý mình năm 11B, về cầu Ông Đạo. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Những giờ phút cuối cùng của quyền lực

 Cuối tuần này, đáng lẻ đang leo núi Mount Whitney nhưng tiểu bang Cali ra lệnh đóng cửa các công viên quốc gia và tiểu bang vì sợ cháy rừng nên toán của tụi này phải hoãn lại cuộc leo núi nhưng chưa biết lúc nào sẽ leo lại. Hy vọng tháng 10 năm nay sẽ xin được giấp phép nếu không sẽ bị tuyết, nguy hiểm hơn. Buồn đời ngồi nhà xem hai cuốn phim đức ngữ nói về hai nhân vật quan trọng trong lịch sử hiện đại của xứ xở này. Một thời nổi đình nổi đám khi mình ở Pháp và 1 khi mình ở Hoa Kỳ.

Phim đầu tiên; Die Stille nach dem  Schuss: nói về Inge Viett, được xem là một trong những người trẻ, làm khủng bố ở đức cùng thời với tiểu đoàn Hồng quân (red brigade army) mà Andreas Baader và Meinhof  là chúa trùm. Các người trẻ ở Tây Đức dạo ấy, mê hoạt thuyết cộng sản chủ nghĩa, đứng lên cướp ngân hàng, làm cách mạng chống lại bọn tư bản dãy chết. Họ được xem là khủng bố vì không thành công vì nếu thành công thì họ sẽ được gọi là anh hùng lập quốc đủ trò.

Dạo ấy mình ở bên Pháp, lâu lâu lại nghe mấy nhóm này ở Đức quốc bắn phá, bắt con tin đủ trò, ở Pháp quốc có một toán tự gọi là Action Directe cũng bắn phá đủ trò, chưa kể nhóm khủng bố Palestine “tháng 9 đen” (Black september) để tưởng nhớ ngày ông vua xứ Jordan đánh đuổi các người Palestine tỵ nạn ra khỏi xứ này. Hay bên Nhật Bản cũng có một đám khủng bố mang tên HỒng Quân. Các nhóm này liên kết với nhau, đánh phá các xã hội tây phương. 

Mình đoán là có bàn tay của KGB nhúng tay vào. Sau này, có xem phim Carlos, một tên khủng bố hay muốn làm cách mạng nổi tiếng một thời khi mình ở Pháp. Hình như mình có kể về anh chàng này như Che Guevara, đi làm cách mạng, bắn phá, giết bọ tư bản dãy chết.

Phim này kể lại công an mật vụ của đông Đức STASI, giúp đỡ và huấn luyện các phần tử “khủng bố” muốn đánh đổ chế đô tư bản, bốc lột giai cấp công nhân. Mặt khác họ lại ký tên trong các văn bảng quốc tế, dẫn độ các khủng bố của các nước tây phương.

Sau khi được huấn luyện quân sự, mấy người này được cho trở về Đức quốc để tiếp tục con đường cách mạng đấu tranh, phá hoại xã hội tư bản và họ có thể chọn ở lại Đông đức. Nếu ở lại thì họ phải làm công nhân. Trong số này có hai cô chọn ở lại thiên đường cộng sản, đem hết tâm huyết sức trẻ để phụng sự xã hội, xây dựng một thiên dường mới cho nhân loại. 

Họ phải đổi tên và lý lịch. Lúc này mới thấy sự khác biệt của những người sinh ra tại Tây Đức và mê chủ nghĩa cộng sản và những người đang sống trong chế độ cộng sản. Mấy người kia thì từ từ bị bắn chết hết, còn đám Andreas Baader thì được chính phủ giúp tự tử trong tù. Hết phim

Phim có chiếu cảnh các nữ công nhân Đông đức được kêu gọi đóng góp cho kháng chiến nhân dân Nicaragua thì cô Viett, cúng nhiều tiền khiến mấy nữ công nhân khác la làng, tiền này sẽ vào túi các đảng viên cấp lớn. Cô này hăng hái làm việc nhưng sau đó có cô bạn công nhân nhà máy, phát hiện cô ta trên đài truyền Tây đức, gọi là khủng bố nên được công an Đông Đức đổi tên họ đưa đến một thị trấn khác gần bờ biển.

Tại đây, cô ta làm quen và yêu một tên người nga, lại có bầu. Cuối cùng cô ta thú thật với tên người nga thì hắn sảng hồn, kêu cô ta phá thai và bỏ chạy. Tình yêu ở thiên đường cộng sản không đủ lớn để vượt qua lý lịch giai cấp tư sản.

Trong một buổi hoà nhạc, tình cờ cô Rita gặp lại một đồng chí khi đấu tranh ở Tây Đức, cũng xin ở lại Đông Đức để sống thiên đường cộng sản, hát trong một ca đoàn. Hai người nói chuyện, cô đồng chí cũ nay đã có con nhưng không thích thiên đường cộng sản, phản tỉnh sự mê muội của tuổi trẻ.

Đúng vào lúc ấy, Đông Đức lâm vào tình trạng nợ nần, không trả được nên bị Tây Đức kêu phải trao trả các khủng bố đang ẩn nấu tại đông Đức. Cô đồng chí kia bị bắt, bỏ lại chồng con, giao cho Tây Đức còn cô Rita thì lái xe mô-tô chạy trốn. Khi cô ta chạy trốn, cảnh sát công lộ pháp chạy theo đuổi bắt, ngược lại cảnh sát công lộ đông đức bắn AK 47 khiến cô ta ngã lăn ra chết và toại nguyện, được chết tại thiên đường cộng sản mà nhà văn Dương Thu Hương gọi là Thiên Đường Mù.

Phim thứ 2 nói về ngày 9 tháng 11 năm 1989, khởi đầu sự sụp đổ của đế chế Liên Xô.  Kể vụ hải quan biên giới đông Đức cho người đông đức qua Tây Bá Linh, đưa đến sự sụp đỗ của chế độ công an đông Đức, khét tiếng STASI. Phim này được thực hiện qua cuốn sách của ông Harald Jäger, người trưởng toán công an biên phòng tại một trong 6 cửa cổng của Đông Bá Linh, kể lại sự việc ngày hôm ấy.

Ngày nay, người ta được biết sự sụp đỗ của bức tường Bá Linh là một sự tình cờ, ngẫu nhiên. Vào đầu tháng 11, các biên giới Đông Đức giáp ranh với Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi đã được cho phép người dân Đông Đức xuất cảnh. Trước đó thì có màn các người dân đông đức leo trèo qua tường rào để vào các toà đại sứ của Tiệp Khắc, Hung gia lợi vì các nước này bắt đầu muốn dành lại độc lập trong khối Liên Xô. Dạo ấy, mình đang làm việc tại Nữu Ước, ngày nào đi làm về, cũng trố mắt vào đài truyền hình để xem hình ảnh sụp đỗ của một chế độ từ năm 1917.

 Ngày hôm ấy, 9 tháng 11, có nhiều người dân Đông Đức xuống đường đòi hỏi thay đổi như Gorbachov. Cộng sản đông đức muốn làm êm dịu tình hình nên tuyên bố sẽ cởi mở cho phép người ta đi lại, nhưng vẫn cẩn thận với những điều khoản an ninh quốc gia để ngăn chận làn sóng muốn xuất cảnh. Nói chung là không có vụ mở cửa, mở bức tường ô nhục Bá Linh ngày 9 tháng 11 nam 1989.

Ông Jaeger, một đảng viên trung thành, đã ra lệnh cho người dân Đông Đức xuất cảnh vào đêm 9 tháng 11 năm 1989

Tối hôm đó, Guenter Schabowski, một thành viên trong uỷ ban trung ương Đông Đức, phát ngôn viên của đảng cộng sản Đông Đức có một cuộc họp báo. Trước cuộc họp báo, ông ta nhận được một bản văn của cuộc họp uỷ ban trung ương mà ông ta không có mặt, nói về những điều khoản cho phép xuất cảnh và không có thời gian để đọc. Ông Tom Brokaw của đài truyền hình Mỹ, có mặt lúc ấy, cho rằng buổi họp báo rất cộng sản. Chán Mớ Đời.

Cuối cuộc họp báo một phóng viên Ý Đại Lợi hỏi ông Schabowski về các điều khoản mới cho việc xuất cảnh, khiến ông ta nhớ đến tờ giấy mới nhận hồi chiều nhưng chưa có dịp đọc nên khi ông ta tìm cách để giải thích những điều khoảng mới và ông ta nói lộn xộn như “ uỷ ban trung ương vừa họp hôm nay và đã quyết định về việc xuất cảnh, cho mọi công dân của đông đức,..”

Một phóng viên hỏi bắt đầu lúc nào thì ông thần này, buồn đời kêu ngay lập tức. Trong phim cho xem cảnh các người lính biên phòng đông đức xem cuộc họp báo này qua đài truyền hình Tây Đức, chửi thề đủ trò. Nhiều tên kể chúng ta xây dựng bức tường này từ năm 1961 để xây dựng thiên đường cộng sản, nay mấy tên uỷ viên đảng khùng khùng đòi bỏ hết là thế nào. 28 năm. Kinh

Kẻ bị trị thì muốn rời khỏi thiên đường mù, để sống ở xứ tư bản dãy chết còn đảng viên thì vẫn tin tuyệt đối vào đảng sáng lòng họ.

Ông Schabowski biết là bị hớ nên nói là NATO phải tự giải giới nhưng đã trễ, ông ta nghĩ chắc cũng không có gì thay đổi tối hôm đó. Nhưng các điện báo quốc tế cho biết là biên giới của bức tường Berlin đã được mở cửa từ 7:03 tối hôm ấy. Các đài truyền hình của Tây Đức đã thông báo vào 10:42 tối sau trận đấu túc cầu, đều truyền tin là biên giới Đông Đức được mở cửa bắt đầu từ hôm đó.

Nhân dân đông đức xem đài truyền hình Tây Đức và tin những gì phát ngôn viên uỷ ban trung ương đông đức là đúng nên họ rời nhà, đến 6 địa điểm cửa khẩu ở ĐÔng BÁ LInh để xem xét tình hình. Ở cửa khẩu Bornholmer Strasse, ông Harald Jäger, làm việc từ năm 1964, là trưởng nhóm, xem đài truyền hình thấy Schabowski. Ông ta kêu điên khùng, và gọi cấp trên, được biết là vẫn chận không cho xuất cảnh. Phim chiếu cảnh họ lấy súng AK 47 thậm chí có người muốn lấy đại liên để bảo vệ chế độ vô sản chuyên chính.

Lúc đầu ông ta cho người có sổ thông hành đi qua nhưng sau đó những người không có thông hành la hét, đòi đi luôn nên cuối cùng ông ta ra lệnh cho mọi người được đi qua Tây Bá Linh vào lúc 11:30 tối. Thời điểm lịch sử được xem là bức tường Bá Linh được xây cất để phòng ngừa người dân Đông Bá Linh trốn khỏi thiên đường mù.

Thật ra thì bức tường sẽ bị phá bỏ nhưng chắc không theo trường hợp này một cách vô tình, ngẫu nhiên. Các uỷ viên trung ương của đảng cộng sản đang hội thảo nhưng chưa được chỉ thị của Liên Xô vì thời gian, lúc đó giờ Nga Sô là khuya, đã ngủ rồi. Ông Gorbachov không muốn sử dụng vũ lực. Nếu các tướng Liên Xô quản thúc ông ta, và làm cuộc đảo chánh như dự định thì chắc lịch sử sẽ đi theo một chiều hướng khác nhưng tại Mạc Tư Khoa, ông Yeltsin đã tranh đấu cùng dân chúng, khiến các chiến xa không nổ súng như mùa xuân Prague.

Dân chúng Đông Bá Linh nhảy qua bức tường ô nhục Bá Linh, đưa đến sự sụp đỗ của Liên Xô.

Trong phim có thêm mắm muối khi quay các người dân muốn vượt qua bức màn sắt như một bà già nói chỉ muốn đi thăm con gái dù chỉ có 1 tiếng đồng hồ, hứa sẽ trở về nhưng các tên công an biên phòng đóng rất hay. Họ muốn đem súng ra bắn để củng cố chế độ, đúng hơn là quyền lợi của Đảng viên. Có tên đi kiếm đại liên để bắn hết các phần tử phản loạn, chống lại chế độ.

Ông trưởng toán biên phòng, cứ gọi ông đồng chí đại tá để xin chỉ thị, rồi ông xếp gọi xin chỉ thị cấp trên. Có lúc ông Jaegger lấy điện thoại đưa ra cửa sổ để cho xếp mình và các uỷ viên trung ương nghe tiếng nhân dân đòi tự do xuất cảnh, là điểm hay nhất. Sau 25 năm sống tỏng thiên đàng mù, họ muốn xổ lòng đê r đi đến một nơi khác để so sánh. Nếu là thiên đường thì cứ đê người dân đi và sẽ trở lại.

Mình thích nhất là lúc ông ta trả lời cho một tên công an biên phòng khác, tên này bực mình vì bị ông ta xin bánh biscuit hoài. Ông ta trả lời: “Kommunismus ist Kolektivismus”. Tạm dịch chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa tập thể, phải chia sẻ. Thua non.

Có xem phim mới thấy các đảng viên cộng sản, có quyền lợi nên tìm cách bám víu lấy quyền lực của họ. Cuối cùng thì nước tức vỡ bờ. Người cộng sản huấn luyện các nhóm trẻ tây phương mê say, đam mê thuyết cộng sản, để phá hoại những xã hội tư bản này. Nói như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas sau khi “phản tỉnh” từng tuyên bố “20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim. 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản, là không có cái đầu”.

Họ quay cảnh các nữ công nhân Đông Đức chới với, không tin vào thiên đường cộng sản trong khi cô gái từ Tây Đức mê thiên đường cộng sản, tình nguyện ở lại để sống ở thiên đường mù. Chán Mớ Đời 

Đảng viên thì trung kiên vì quyền lợi cho bản thân, có đời sống sung túc hơn giới vô sản khác. Cô gái ngây thơ đến từ Tây Đức, tin vào chủ nghĩa đại đồng, đi ăn cướp ngân hàng để làm cách mạng nhưng khi thấy mật vụ đông đức dạy các phần tử cách mạng bắn B40 thì cô ta hoảng sợ.

Hôm nào hứng mình sẽ kể vụ bức tường Bá Linh này từ ngày ông Kennedy tuyên bố: “Ich bein Ein Berliner” đến ông Reagan kêu ông Gorbachov, phá bỏ bức tường. Thế hệ mình chứng kiến những sự kiện này với Mậu Thân và 30/4/75.

Nguyễn Hoàng Sơn 

New York và Tôi

 Mình đi làm tại New York được 5 năm trước khi sang Cali lập gia đình và lập nghiệp. Năm 1986, mình viếng Hoa Kỳ lần đầu tiên sau đó dòng đời đưa mình sang Hoa Kỳ làm việc rồi phát hiện ra mối tình hữu nghị của đồng chí gái rồi định cư luôn. Xin làm quê hương thứ 5 sau Pháp quốc, Thuỵ Sĩ, Ý Đại Lợi và Anh Quốc.

Mình rất ấn tượng về New York, cái gì cũng to lớn. Nhớ nhất là lúc viếng thăm Wall Street, có đến hai building sinh đôi của kiến trúc sư mỹ gốc nhật Yamasaki, rất nổi tiếng khi mình học kiến trúc.

Buồn đời, ăn Pizza mình vẽ hai toà nhà này, không ngờ nay gần đúng 20 năm đã bị thiêu huỷ trong cuộc khủng bố vô tiền khoán hậu, cho máy bay chở đầy xăng bay vào đây để làm cháy xụp hai toà nhà. Mình có xem trực tiếp khi đi seminar, bà con bỏ học ra ngoài xem truyền hình. Mình có làm cho một công ty ở ngay bên cạnh của hai toà nhà này.

Hôm ấy, mình chợt nhận ra mình là người Mỹ. Có cái gì khiến mình căm tức, mua cờ Hoa Kỳ về treo trước nhà như để tang cho mấy ngàn người tử nạn trong biến cố này.



Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Trường Grand Lycée Yersin và năm Mậu Thân

 Tình cờ mình vào trang nhà của 1 nhóm cựu học sinh Yersin Đàlạt, đoán là do các người học trên mình thực hiện vì thấy hình ảnh của chị tên bạn, Võ Thị Đông Phong. Vui nhất là thấy ông tây dạy Địa Lý, dạy mình khi xưa, kể chuyện thay vì đi quân dịch tại Pháp quốc, tình nguyện sang Việt Nam dạy học 2 năm theo chương trình Cooperant. Đi dạy bằng xe đạp vì không có tiền. Tây mới ra trường thì nghèo. Mình suýt đi theo chương trình này sang Phi châu, sau đi khám sức khoẻ quân dịch, mình kêu sinh tại Việt Nam, lớn lên trong chiến tranh nên chán quân đội nên tên tây phỏng vấn mình, cho miễn dịch.

Nói là thầy tây cho oai nhưng trên thực tế thì thầy cũng dốt lắm. Ông vua Hassan II của Ma-rốc viết thư cho tổng thống pháp Georges Pompidou, để than phiền là các thầy giáo của pháp cử sang Ma-rốc dạy, viết tiếng pháp sai tùm lum. Toàn là dân mới tốt nghiệp ra trường, không có kinh nghiệm, đi quân dịch, được cử dạy những môn mà không rành lắm như ông Tây dạy mình Địa lý, cũng có kể đâu biết gì về địa lý nhưng cứ đọc cuốn sách rồi vô giảng bú xua la mua. Học trò như mình đã ngu lại càng ngu bền vững đến ngày nay. Sau này Yersin không có thầy tây, họ kêu thầy việt biết tiếng Tây, càng te tua nữa vì từ giám thị lên dạy. Chán Mớ Đời 

Năm Mậu Thân là năm đầu tiên mình học Grand Lycée, mới có mấy tháng được nghỉ Tết Tây rồi Tết ta, sướng quá cỡ thì mấy ông Việt Cộng vào thành phố, làm đảo lộn cuộc sống, xem như họ cho sống thử đời sống cách mạng vài ngày trước 75.


Ông tây kể chuyện ở chung với ông Tây Ấn Độ, đứng bên trái, hàng thứ 2, tên gì quên tuốt, ông này có mướn Chị Ba, nấu ăn, dọn nhà. Lâu lâu buồn tình ông ta đè Chị Ba xuống làm một trận, giải quyết sinh lý. Đạo đức nhà mô phạm của tây. Hình này chụp ở Petit Lycee, khi Grand Lycee được đổi thành trường  Hùng Vương, bàn giao lại trường Petit Lycee cho đám trường tây. Chụp trước cầu thang văn phòng Hiệu Trưởng. Mình có nhận ra vài người.

Lần đầu tiên trong đời mình thấy chiến tranh, sự chết chóc là gì khác với những phim xi nê. Máy bay trực thăng bay trên đầu xóm mình, bắn hoả tiễn, đại liên khiến các vỏ đạn rơi xuống xóm mình, có một tên đang đứng bên cạnh mình xem máy bay, bị vỏ đạn rớt trúng đầu, máu phun như suối, đưa lên nhà thương.

Nghỉ học ở nhà chơi đánh bài với mấy tên hàng xóm thì có hôm nhận được thư hay nghe tin ai, nói phải lên trường, lấy bài tập về làm. Cũng có thể là qua đài phát thanh. Chạy lên trường thì không vào trường mà ở ngoài, họ phát bài tập in roneo về nhà làm để nộp. Mình nhớ có bài tập việt văn của cô Liên về thằng Bờm và cái quạt mo, đã giúp mình không bao giờ tin người lớn. Họ chỉ dụ mình, cách ăn chắc mặt bền của người Việt là cứ ăn xổi nắm xôi, còn 3 bò 9 trâu thì quên đi, đừng có mong.

Tư tưởng, chủ nghĩa thằng Bờm cũng khiến người Việt không mơ làm giàu, nổ lực để tìm cách làm giàu như người tây phương nhất là người Mỹ. Trở lại vụ ông tây kể những gì xảy ra ở trường vào Tết Mậu thân.

Khi Việt Cộng tấn công vào Đàlạt, các gia đình người Pháp nghĩ trường Grand Lycée là nơi an toàn để trú lánh vì ngôi trường không nằm trong trong những cứ điểm chiến lược quân sự của Đàlạt nhất là người Pháp, không dính dáng gì đến người Mỹ. Nghe tin mấy gia đình người Pháp tại Đàlạt, lánh nạn tại trường thì mấy ông kẹ rủ nhau đến và bắt họ làm con tin để thương thuyết sau này. Nếu mình không lầm thì các trường học tại Đàlạt dạo đó, cũng được mở cửa để các đồng bào chạy giặc từ Số 4, đến lánh nạn như Đoàn Thị Điểm, Văn Học, Việt Anh. Nhà mình thì có gia đình dì Ba Ca từ Số 4 chạy về, và hai cặp vợ chồng làm vườn từ Suối Tía chạy ra, nuôi mệt thở. 

Tương tự năm 1969, Việt Cộng đánh chiếm Giáo Hoàng Học Viện, đại đội 302 Đàlạt đã vào bên trong nhưng toà thánh Vatican, yêu cầu Việt Nam Cộng Hoà không được nổ súng nên phải rút ra. Lý do là có nhiều ông cha người ngoại quốc đang sinh sống trong đó. Đào tạo một ông cha rất tốn tiền nên Vatican gọi điện thoại cho phủ tổng thống. Không muốn các cha về thiên quốc sớm. Hình như 302 rút đi xa để Việt Cộng có thể thoát trong đêm. Dù có mấy người lính 302 chết.

Hình chụp năm Mậu Thân phía dưới cái nóc chuông, kính bể nơi cầu thang lên nóc chuông, phía dưới đi vào là Preau để học sinh chơi khi trời mưa. Sau này, Việt Cộng xây thêm lớp ở chỗ này.

Cuộc giải cứu các gia đình người Pháp núp trong trường khá châm đến khi mình đi học lại thì đã được thu dọn lại nhiều, chỉ còn lác đác vào nơi chưa được tu sửa. Xin tải về đây mấy tấm ảnh của ông thầy địa lý tây khi xưa.

Hành lang lầu 3 và 2, cạnh nóc chuông
Ngay cột trụ cũng bị bắn bể, chỉ còn sắt ở trong, chắc là máy bay trực thăng bắn

Những hình ảnh chụp sau cuộc giải toả trường thì thấy các cuộc tấn công bắn nhau của quân đội Việt Nam Cộng Hoà và Việt Cộng đều xẩy ra trong các lớp học và hành lang.

Thấy trên hành lang có những học tủ để sách vỡ như bên mỹ. Mình không có, chắc là để mấy người học lớp trên. Mình chỉ nhớ học bên dẫy nhà chỗ  Ai nhớ thì cho em hay
Một lớp học mà có lẻ mình đã ngồi đây khi xưa. Mình chỉ nhớ bị cấm túc rất nhiều (consigne) Chán Mớ Đời 

Mình chỉ nhớ là mái nhà của trường làm bằng “ardoise “, người Mỹ gọi là “Slate”, một loại đá đen mỏng, bị máy bay bắn hay sao đó. Việt Nam không có loại đá này, chắc khi xưa, họ chở mấy loại lợp mái này từ Pháp quốc sang. Người Việt cho thay mấy miếng ngói bể bằng ngoại đất sét. Chán Mớ Đời 

Trần nhà của hành lang

Cái tháp chuông đã được sửa chửa lại. Họ lấy một phần ardoise của nóc nhà ở giữa để lợp cái tháp chuông. Rồi lấy mái ngói đỏ làm bằng đất sét Đàlạt để lợp mái nhà của trường. Nay chắc họ đã thay hết bằng ngói Đàlạt.

Có lần về Đàlạt, có tên học chung khi xưa, được đối tượng mình cho hay là nằm vùng trước 75, hắn kể bố hắn là thầu khoán Đàlạt dạo ấy, và là người thầu tu sửa lại trường Grand Lycee. Nay hắn kế nghiệp ông bố làm thầu khoán. Chán Mớ Đời 

Hình như có ông Việt Cộng nào leo lên đến nóc chuông để bắn máy bay nên bị hạ sát. Họ lấy một số “ardoise” của một mái nhà để thay vào nóc chuông. Do đó khi nhìn không ảnh của trường, sẽ thấy một khúc lợp bằng ngói sản xuất tại Đàlạt, Việt Nam. Chán Mớ Đời 

Mình có thấy cảnh Việt Cộng núp trên nóc chuông nhà thờ Domaine De Marie bắn AK chóc chóc máy bay, hình như sau này, lính Việt Nam Cộng Hoà bắn sẻ chết mất tiêu. Có tên bắn B40 xuống chiếc thiết giáp đang chạy trên đường Ngô Quyền. Tên này bắn hụt nên bay xuống bụi chuối của nhà vườn, nghe cái ầm rồi chuối chiết gì bay tùm lum. Sợ quá hết dám xem chiến tranh trực tuyến. Vào nhà.

Ông tây kể trong thời gian tạm trú tại trường thì mấy gia đình tây không đoàn kết, giúp đỡ nhau như người Việt mình. Họ cãi nhau vì chia thực phẩm, nồi xoong, mùng mềm không đồng đều. May thay không có thằng tây nào chết cả. Lạ vì trường có khu nội trú, nhà bếp, ở phía sau. Chán Mớ Đời 

Để hôm nào buồn đời mình kể thời đi học, cúp cua đi đá banh với mấy tên như Khoa, Tùng,…

Nguyễn Hoàng Sơn 

Số mình như vậy hay tại trời

 Thiên hạ hay còm trên bờ lốc mình như “người tính không bằng trời tính”, “cái số mình như vậy” hoặc “sống chết đều có số”,… đa số là theo chủ nghĩa để mặt trời tính. Khi ăn cơm với thân hữu, họ hay kêu mình không biết uống rượu, hút thuốc thì sống làm gì, phí đời trai,…

Người tây phương ngoan đạo thì cứ xem là chúa đã định con đường cho họ phải theo, người theo Phật giáo thì cho rằng đó là cái nghiệp, cái nợ kiếp trước phải trả. Nói chung khi chúng ta đứng trước một thử thách lớn thì hay dựa vào niềm tin của Chúa Phật,…để giúp chúng ta phấn đấu thêm, để vượt qua số phận.

Mình được công ty gửi đi học một khoá seminar 3 ngày về luyện tập kỹ năng do tiến sĩ Steven Covey hướng dẫn về “ 7 habits of highly effective people” đã gây ảnh hưởng nhiều nhất về nhân sinh quan, cách làm việc của mình từ đấy. Trong buổi học, ông ta cho biết cá nhân chúng ta như một công ty cần phải có một “mission Statement” điển hình là Disneyland hoài bảo cho rằng: 

Sau đó họ chỉ cách làm Mission statement, một hiến pháp cá nhân qua với những câu hỏi để mình tự trả lời, và viết lại ngắn gọn để mỗi ngày hay lâu lâu đầu óc hơi lạc hướng thì mình có thể dỡ ra đọc lại để phấn đấu, tiếp tục vượt qua số phận để tiến tới.

Họ giải thích cuộc đời chúng ta như một chiếc máy bay cất cánh từ Los Angeles có điểm đến là New York. Chiếc máy bay phải có đường bay rỏ ràng. Trên đường bay thì có nhiều vấn đề gây ảnh hưởng như mưa gió sẽ thổi tạc chiếc máy bay qua trái, qua phải hay lên xuống,… 

Người phi công cần phải có cái la bàn để điều chỉnh lại đường bay nếu không thì sẽ không bao giờ tới đích là New York. Tương tự cuộc đời chúng ta như chiếc máy bay có định hướng rỏ ràng nhưng nếu chúng ta không có một Mission Statement, để định vị thì khi dễ bị lung lạc bởi môi trường xung quanh và sẽ không đến đích sớm.

Tiêu chí của mình là sống một cuộc đời lành mạnh, do đó mình không uống rượu, hút thuốc, tìm cách từ bỏ các tật xấu nên khi có họp mặt thân hữu mình không uống, hút thuốc. Mỗi người có một nhân sinh quan riêng, mình tôn trọng cách sống của thân hữu, chúng ta chỉ có một đời để sống nên cứ sống theo lối mình thích. Mình rất cá tính, khó lay chuyển nên đồng chí gái phải kiên trì lắm mới cải tạo được mình.

Cuộc đời chúng ta như chiếc máy bay từ một điểm sinh ra và đến điểm về với cát bụi. Làm sao trên hành trình, mình đeo đuổi mục đích của mình thay vì phang đại là cỏi vô thường rồi chén chú chén anh bú xua la mua. Có nhiều người bị đánh đập, tù tội, thậm chí bị giết nhưng họ vẫn tin tưởng vào nguyên lý cuộc sống, tôn giáo của họ. Đó là la bàn của đời sống của họ.

Khi đã viết xuống được “mission statement”, mình phải lên kế hoạch để thực hiện các tiêu chí của mình. Kế hoạch 10 năm, 5 năm, 1 năm, 1 tháng, 1 tuần và mỗi ngày. Mình dự định năm 2025 là về hưu nhưng nhờ lên kế hoạch để thực hiện các tiêu chí thì may mắn, mình đạt được năm 2012, nhờ năm 2010, thị trường địa ốc xuống trong vòng 18 tháng trước khi ông Obama được Trung Cộng bơm tiền vào. Trung Cộng đã sai lầm khi cứu Hoa Kỳ khi cuộc khủng hoảng này xảy ra. Ngày nay họ ân hận về việc này, các sử gia về kinh tế đều nói như vậy.

Sinh ra tại Việt Nam, ít nhiều mình vẫn bị ảnh hưởng về văn hoá việt, như tử vi, thần thánh nhưng khi ra hải ngoại từ năm lên 18 nên dần dần mình quen với văn hoá ngoại quốc, và có thời gian để so sánh hai nền văn hoá. Hỏi tại sao nước người ta giàu có tỏng khi chúng ta cứ bô bô 4,000 năm mà cứ phải gửi người đi lao động quốc tế ở thế kỷ 21 này.

Người Việt tin tử vi nên làm giàu cho các ông thầy bói. Có dạo mình cũng đọc sách tử vi rồi đi xem bói, cũng thấy mấy ông thầy tử vi đem máy điện toán ra để in ra các sao đủ trò, mà mình đọc trên phần mềm do bạn bè cho. Rồi họ đọc giải các câu học thuộc lòng trong mấy cuốn tử vi mà mình đọc, mấy tên bạn làm phần mềm tử vi, cũng đánh máy những lý giải trên vào phần mềm.. 

Mình được vợ vì cứ kêu mình “tam tý” tuổi tý, sinh tháng tý, giờ tý như ông Thiệu nên bố mẹ mấy cô mới cho đến nhà để đả thông tư tưởng các đối tượng. Trước kia cứ nói tuổi thiệt mình ra là xem như lần sau gọi điện thoại, các bà mẹ kêu cháu đi chơi với bạn trai rồi. Chán Mớ Đời 

Ở Việt Nam, có bao nhiêu người sinh cùng năm, cùng giờ , cùng tháng với ông Nguyễn Văn Thiệu mà sao họ không làm tổng thống. Khi mình đọc sách về tử vi thì thấy có mấy sao nên thấy sai vì trên dãy ngân hà có biết bao nhiêu là sao. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Trường học Petit Lycée Yersin của tôi

 Cứ tháng 9, rằm tháng 8, Trung Thu là mình nhớ đến ngày tựu trường khi xưa. Mình có kiếm được vài tấm ảnh của mái trường xưa tại Đàlạt nên tải về đây. Bác nào còn nhớ những địa điểm này thì cho em biết.

Trường Ấu Việt là trường mình học lớp Mẫu giáo. Dạo ấy nhà mình ở ấp Ánh Sáng, chỉ nhớ chị người làm, sáng dẫn mình đi học, đi qua cầu Bá Hộ Chúc, rẽ vào đường Đoàn Thị Điểm, rồi đến trường, bên tay phải là con suối Cam Ly với bông Quỳ dầy đặc. Dạo ấy thấy nhà trường lớn, nay về Đàlạt, ghé lại thấy nhỏ bé. (Hình này do ANh Thi, tiệm thuốc Tây Minh Tâm gửi). Ai nhận ra em?

 Mình nhớ có học chung với hai anh em Tăng Trung và Tăng Hiếu ở đây, nay định cư tại Gia Nã Đại. Sau này khám phá ra chị em Chử Nhất Anh cũng học tại đây nhưng tấm ảnh nhỏ quá nên không biết đâu mà lần. Có nhắc đến cây trứng cá đầy sâu, thêm Anh Thi tiệm thuốc tây Minh Tâm, đường Duy tân cũng học tại đây. Tấm ảnh trên do cô nàng gửi. Đố mấy bác em đang đứng ở đâu? Mình có về Đàlạt, đi lại nơi đây thì như Lưu Nguyễn về quê xưa. Em có kể cô bé Hoàng Yến, cho em ăn bánh biscuit ở đây. Bác nào nhận ra mình thì cho hay nhé.
Có người đọc bài này, chụp phía sau tấm ảnh và gửi đến. Do Tuyết Nhung, ngày 25-4-1962 khi mình chưa đầy 6 tuổi. Chắc họ chung với mình, có thể khác lớp vì có lớp chương trình pháp và lớp chương trình Việt. Năm này mình thi và vào Yersin năm 1963, học chung với con Tôn Thất Đính,…  Kinh

Trường này, toạ lạc trên đường Đoàn Thị Điểm, khởi đầu từ đường Bà Triệu, ngay cầu Bá Hộ Chúc, đi dọc con suối Cam Ly rồi quẹo trái sang đường Yersin, đụng đường Phạm Phú Thứ gần trường Yersin, có nhà thờ gì đó, không nhớ tên, hình như Thánh Tâm mà năm Mậu Thân, Việt Cộng chạy lại đánh nhau bị bắn chết 30 mạng, nằm la liệt trên con đường mang tên Đoàn Thị Điểm để hát cung oán ngâm khúc.

Nhìn hình này thì mình nhận ra thằng Tùng, khi xưa chạy nhanh hơn mình nhưng đá banh thì thua. Cô giáo dạy mình là cô đứng thứ nhì từ bên trái sang. Không nhớ tên. Hình như có ai còm là em gái của tên Tùng này nhưng không thấy liên lạc.
Đây là hình ảnh đầu tiên, khi mình đi với bố mình từ trường Ấu Việt, từ đường Đoàn Thị Điểm, đến trường này để thi khảo sát vào trường. Khúc này khi xưa gọi là đường Yersin. Ông tây chỉ cái vòng tròn, hỏi “qu’est ce que c’est ? » Em trả lời: “ xe lơ cái mâm “, bị ông cụ la quá cở thợ mộc trên đường về. Không hiểu sao ông hiệu trưởng lại cho em đậu, vào học trường tây để rồi 60 năm sau, em lại làm nông dân. Chán Mớ Đời 
Đây là hình ảnh đầu tiên con đường dẫn đến trường tiểu học Yersin, chỗ cái khúc cua vào trường. Mình đang học ở Ấu việt thì bố mình đến, dẫn mình đi theo đường Đoàn Thị Điểm, đem đến đây để thi vào trường này. Rẽ trái là vô trường, bên phải là nhà của hiệu trưởng, cạnh cổng trường là nhà của gác dan, ông tây đen. Mình nhớ lúc mình đi học thì có hai nhà dù làm bằng cây thông và lợp mái bằng lá thông. Hình này chụp chắc trước khi mình vào học. Bên phải là nhà hiệu trưởng, còn bên trái là nhà ông Tây đen gác dan, học sinh như Tây đen lắm.

Nhớ lại thì dạo ấy còn bé mà ông cụ dắt đi bộ đến trường, độ 1, 2 cây số nên oải quá, ông tây khảo sát tiếng Tây của em. Ông ta chỉ con gà em kêu le coq , rồi chỉ cái vòng tròn, em bí quá đành kêu: “c’est le cái mâm”. Chán Mớ Đời 

Từ đường chính Hùng Vương và Lê Quý Đôn, có con đường mòn đi tắt vào trường. Chỗ này hai tên học chung lớp tên Nguyễn Văn Khoa và Lê Tuấn Trung hay đánh nhau ở đây. Mình nhớ tên Trung lấy dao đâm thằng Khoa còn tên Khoa thì lấy cái cặp đỡ. Sau này, nghe Tuấn Trung chết vì sì-ke trước 75, còn tên Khoa thì mình có đi kiếm hắn khi về Đàlạt nhưng không ra tông tích. Khi xưa, mình hay đá banh với hắn. Chán Mớ Đời 

 Bên trái còn đường vào trường, khi mình đi học thì có một mấy cây long tu to lớn. Con đường này, mình nhớ tên Từ Lê Bình và tên Tuấn Trung cũng hay đánh nhau. Có lần mình đang đi với tên Tuấn Trung, vì đi xe Lam chung thì anh em Từ Lê BÌnh, chạy xe gắn máy bắn súng đinh hay gì vào tên Tuấn Trung nhưng hụt. Từ Lê BÌnh, nay định cư ở Pháp, mình có liên lạc với hắn nhưng hắn không nhớ mình. Tên này nổi tiếng du côn khi xưa, trong trường không ai dám đụng tên muốn làm anh chị. Nghe nói nay đã về Việt Nam sinh sống.
Trước cổng vào trường, xe nhà binh của mấy ông lớn kêu tài xế đi đón con họ. Nhìn tấm ảnh không khỏi Bùi ngùi những năm tháng học trường tây. Bên phải cổng là nhà của hiệu trưởng còn bên trái là nhà gác dan ông Tây đen
Trước cổng trường, có ông tây đen gác dan. Đi trễ là cổng đóng, phải vào văn phòng xin giấy phép vào lớp. Tây đen ở pháp thì chả ra thể thống gì, nhưng sang Việt Nam thì dân mít mình sợ ra phết. Chán Mớ Đời nghe nói hình này do ông chủ tiệm photo Hồng Châu chụp. 
Khi đi qua cổng thì sẽ thấy bên trái dẫy lớp, mình học năm 9ème và 8ème ở đây vào buổi chiều. Cuối ảnh thấy hành lang dẫn đến văn phòng hiệu trưởng. Mình bị ông Tây Didier đuổi ra cửa một lần, bị ông hiệu trưởng tây bò đến bợt tai vài cái khiến mình căm thù thực dân từ đấy. Còn đường bên trái sẽ dẫn lên khu nội trú, phía sau Préau , còn bên phải thì dẫn đến dãy lớp học. Xem hình dưới
Phía bên phải là dẫy lớp mình học năm 11ème và 10ème ở đây vào buổi sáng, ra chơi thì phía bên phải gần đường Hùng Vương. Trước cửa lớp đều có hành lang, để học sinh đứng xếp hàng nếu trời mưa, còn không thì xếp hàng ngoài trời. Hình như có trưởng lớp (chef de classe) để kêu gọi cả lớp đứng ngay ngắn. Không có trò quàng khăn đỏ.

Không ảnh cho thấy rừng thông xung quanh khuôn viên của trường Petit Lycee. Phía trái từ cổng  đi vào là hai dẫy lớp, sau đến một khu cột cờ, gồm préau , đối diện là khu phòng y tế và bên phải là khu nội trú, cho dân nội trú và bán nội trú ăn trưa và ngủ. Phía trên là sân vận động, cho các sinh hoạt thể thao như chạy bộ, chơi giựt cờ toàn độ. Mình có chạy bộ ở đây vài lần, bị thằng Tùng chạy nhanh hơn. Phía bên phải là khu Suối Cát Nam Thiên 
Khuôn viên các lớp học phía trước, phía sau thì có nơi để chào cờ. Trời mưa thì đứng trong Préau , còn nắng thì đúng dưới sân đá thì phải. Các lớp học dãy trên thì chơi phía trên còn lớp dưới này thì chơi phía khu rừng thông, giáp với đường Hùng Vương. Còn phía sau nữa là khu nội trú. Thấy cầu thang đi lên văn phòng hiệu trưởng mà hàng năm có trò chụp hình chung cho cả lớp. Hình như bố một tên bạn là phó nhòm hàng năm. Phải tìm ra tên này thì mò mới ra những hình ảnh xưa. Quên tên hắn rồi. Hóa ra không phải hắn mà là ả. Ả này hiện nay ở Seattle, năm nay mình lên Seattle nhưng không có duyên gặp.
Đây là nơi xếp hàng trước khi vào lớp và ra chơi nếu trời mưa. Hình này chụp xưa lắm vì thấy toàn là tây con và đầm con. Mình được chơi ở đây được 5 năm. 2 năm buổi sáng và 3 năm buổi chiều.
Hình thực dân dẫn con đến đây nhập học nội trú. Chụp từ chỗ cầu thang văn phòng hiệu trưởng. Thấy tây đầm bận áo manteau, chắc đón con đi học về vào mùa giáng sinh. Hình này chụp từ cầu thang của văn phòng hiệu trưởng 
Chụp từ sân đá banh, phía sau các cây thông là các lớp học, nơi mình học lớp 9ème và 8ème khi học với cô Huệ. Cô cho chơi trò  cướp cờ 
Hình ảnh tây con và đầm con được thầy giáo dẫn đi dã ngoại gần đó. Mình chắc chưa ra đời 
Chỗ này khi ra chơi, năm mình học 9ème và 8ème. Lớp mình nằm bên phải, còn dãy nhà đối diện là nơi dân nội trú. Hình như họ đang lợp ngói
Đây là cũng nằm phía sau, toàn là đầm con, thấy một tên annamite đứng chơi vơi một mình. Phía sau là dẫy nhà nội trú. Thời này con nít cũng ở nội trú vì đường xá di chuyển khó khăn, toàn con nhà giàu học nên ở nội trú. Đưa số cha mẹ ở Sàigòn hay Hà Nội nên cho con đến đây học 
Trong một lớp học về khoa học. Nhìn tấm bảng làm mình nhớ nhiều kỷ niệm tuổi thơ nhất là được xếp cây sapin.
Khu nội trú, chỗ nhà ăn, phía sau
Đây là hình năm em học 10ème với bà đầm tên Cavalerie . Bà này cuối năm, hay kéo đầu em lại để bà ta bắt chí trong khi em thì nuôi chí vì nghe ông thầy Tường, dạy việt văn là có chí thì nên. Có gặp lại Phù Du CHương, Lê Nam Sơn, Đinh Anh Quốc, Huỳnh Quốc hÙng, Phạm Ngọc Liên, Trần Bảo Sơn, Tuấn nay ở Seattle, Phạm Công Bình, Lê Việt Quốc. Có mấy người nữa nhưng không nhớ tên. Có bà mới cho biết học chung với mình trong tấm này. Trên facebook thì bà tên khác nên mình chả mù thì điếc luôn.
Theo bảng đồ thời tây thì đường Hùng Vương, được gọi là Route Camly, còn Huỳnh Thúc Kháng là đường mang tên ông thị trưởng đầu tiên của Đà Lạt Champoudry. Thấy sau nhà thờ chính toà, COn Gà có nghĩa trang.
Tìm thấy bản hoạ đồ của trường Petit Lycee nhưng theo mình thì khi xây cất thì khác hẳn. Không thấy con đường từ Lê Quý Đôn chạy thẳng vào trường như bản thiết kế. Sau 75 họ làm theo kiểu này và chạy thẳng qua trường vô tới đường Pasteur. Đường Lê Quý Đôn thời Tây là tiếp nối đường Duy Tân, từng được gọi là đường Marechal du Foch.

Lần sau sẽ kể về Grand Lycee. Xong om. Xem như hai trường này em học đến năm 1967 vì năm Mậu Thân là học ở Grand Lycee, Tết được nghỉ mấy tháng. Sướng không thể tả.
Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn