Showing posts with label chiến tranh. Show all posts
Showing posts with label chiến tranh. Show all posts

Thảm sát trong chiến tranh


Sáng nay, tại hội Toastmasters, có ông Mỹ đọc diễn văn với tựa đề “cuộc thảm sát”. Ông ta nhắc đến cuộc thảm sát Mỹ Lai, do lính mỹ gây ra rồi tự hỏi cuộc chiến hiện nay tại Gaza gây nên biết bao nhiêu người vô tội chết oan.

Mình rất ngạc nhiên khi nghe người Mỹ nói đến vụ thảm sát Mỹ Lai. Cho thấy vụ này đã gây chấn động dân chúng Hoa Kỳ và thế giới khi cuộc chiến đang ở cao điểm khốc liệt sau cuộc tổng công kích Mậu Thân của Việt Cộng. Lính mỹ tham trận tại Việt Nam, trở về bị người Mỹ bôi nhọ là kẻ giết con nít qua hình ảnh Mỹ Lai và người Mỹ muốn quên đi cuộc chiến này. Ít ai muốn nhắc đến vì không muốn khoét lại vết thương lòng. Hôm nay, ông cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, Henry Kissinger qua đời. Người mà người Việt chúng ta xem là kẻ đã đưa kế hoạch bỏ rơi về Việt Nam Cộng Hoà.

Vụ thảm sát Mỹ Lai cho chúng ta thấy hai mặt của người Mỹ. Một là bên lính nghe lời cấp chỉ huy ra tay tàn sát các người dân vô tội và một mặt là ông phi công không chấp nhận sự bắn chết vô lý nên ra lệnh cho xạ thủ đại liên trên trực thăng của ông ta đang lái, sẵn sàng bắn chết binh sĩ mỹ đang tham gia cuộc tàn sát mà người Mỹ không bao giờ cảm thấy hãnh diện. Ông phi công này được các vị chỉ huy quân đội mỹ đề nghị được tặng các huy chương của quân đội Hoa Kỳ để bỏ quên, không tố giác với cấp chỉ huy về cuộc thảm sát. Với lương tâm của một người lính, ông ta không chấp nhận và bị đe doạ tính mạng cũng như bị khinh bỉ bởi đồng đội. 


Cuối cùng sau bao nhiêu năm, ông ta được trao huy chương đã can đảm chống, bất chấp các áp lực để nói lên tiếng nói lương tâm của con người. Gần đây, mình có xem một phim tương tự đã xẩy ra tại Á Phủ Hãn, quân đội Hoa Kỳ đã đưa ra toà án quân sự một vị chỉ huy đã ra lệnh binh sĩ ông ta tàn sát các thường dân vô tội. Mình có kể trong bài Pinkville (thành phố màu hồng) về vụ thảm sát Mỹ Lai https://www.muctimsonden.com/2019/08/pinkville.html#more


Ngày nay, người Mỹ bắt đầu xét lại lịch sử đã được dạy ở trường. Chúng ta sẽ trả lời ra sao khi con cháu chúng ta đặt những câu hỏi về các cuộc thảm sát Mỹ Lai với những chi tiết viết bởi kẻ thắng cuộc. Vấn đề là lịch sử do kẻ thắng cuộc viết nên không chính xác đối với lịch sử do người có lương tâm, nhân ái với đồng loại, bất kể chủng tộc. Nên nhớ dạo ấy, Hoa Kỳ chưa có Civil Rights, quyền dân sự, người da đen vẫn còn bị kỳ thị trên pháp luật như không được ngồi chung với người da trắng mà có một số người đã đứng ra bênh vực các thường dân vô tội tại Mỹ Lai. Ông MacCain đã từng gọi người Việt là Gooks.


Mình thường thấy thế hệ đã tham gia vào cuộc chiến chống cuộc xâm lăng của Hà Nội. Ngày nay, ai cũng hiểu hậu quả của cuộc xâm chiếm này đã đưa Việt Nam đến sự kiệt quệ về kinh tế cũng như chính trị khiến hàng triệu người Việt phải bỏ nước ra đi, bất chấp cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Theo cao uỷ tỵ nạn liên hiệp quốc, họ ước định 50% người Việt vượt biển đã bỏ thân xác trên biển, chỉ có 50% là đến được bến bờ tự do. Ông nGuyễn NGọc Ngạn có kể chuyện vượt biển của gia đình ông ta.

Khi con em chúng ta học lịch sử hay xem phim, đọc sách về chiến tranh Việt Nam. Thường các nhà xuất bản chỉ muốn bán những sách nào gây chấn động dư luận như vụ Thảm sát Mỹ Lai còn những chuyện kể Mậu Thân, Việt Cộng và nằm vùng tàn sát tập thể không biết bao nhiêu người dân vô tội với những nấm mồ tập thể khiến họ bỏ chạy khi nghe đến Việt Cộng. Như trường hợp đại lộ kinh hoàng khi người dân nghe Việt Cộng đánh chiếm Quảng Trị và Việt Cộng cứ pháo kích trên đại lộ dân chúng chạy khi tin họ đánh chiếm thành phố, chết như rạ. 


Năm 75 khi gia đình mình chạy giặc về Bình Tuy thì Việt Cộng pháo kích trên quốc lộ để giết dân và lính Việt Nam Cộng Hoà được lệnh rút quân. Nghe kể, xe ông cụ đang chở cả gia đình trong khi hai người em đèo xe Honda chạy theo sau thì có một chiếc xe lam, bóp còi qua mặt. Chạy đâu thêm một cây số thì thấy chiếc xe lam bị cộng quân bắn nát, xác người trong xe Lam bay tứ phía. Xem như gia đình này chết thế cho gia đình mình. Mình rùng mình khi nghe kể vì nếu cả gia đình mình bị bắn nát thì chắc mình không bao giờ biết chết ở đâu. Có chị bạn, gia đình chạy di tản, gia đình chia nhau làm hai để chạy rồi phân nữa mất tích, đến ngày nay không biết sống chết ra sao. Chỉ biết đi xem bói, cầu cơ. Chán Mớ Đời 


Các bác giải thích làm sao cho con cháu biết về chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hoà. Mình thấy thế hệ đi trước, cứ nghe đến Việt Cộng là họ cứ kêu tụi bây không biết, hiểu gì về Việt Cộng. Nhưng tuyệt nhiên không giải thích được. Lý do chúng ta quen về cảm tính còn người tây phương thiên về suy nghĩ, tranh luận, đưa các chứng cớ để có thể kết luận Việt Cộng là tàn ác. Mình bị vụ này khi mới sang tây, cãi lộn với tây đầm thân Hà Nội. Sau này mình phải tham gia hội Toastmasters để biết cách tranh luận về đề tài nào đó. Thay vì cứ bị cảm tính chi phối. Phải đọc thêm về lịch sử viết bởi người Mỹ để hiểu cách họ nhìn về cuộc chiến rồi đưa ra những chi tiết mình đã chứng kiến 18 năm tại Việt Nam cho họ thấy.


Lính mỹ có cho phóng viên của họ đi theo nên có thể chụp hình như vụ ông nhiếp ảnh gia mỹ đã chụp cảnh ông tướng NGuyễn NGọc Loan, xử tử tên Việt Cộng đã giết nguyên một gia đình mà một người con bị bắn đã sống sót, sau này trở thành tướng của quân đội Hoa Kỳ. Trong khi Việt Cộng đâu cho phóng viên quốc tế đi theo quân đội của họ để tường trình về cuộc chiến. Nếu có toàn là những khúc phim tuyên truyền.

Làm sao chúng ta có thể thắng một cuộc chiến khi thấy xung quanh toàn người dân vô tội rồi chính những 1 trong những đám dân sự, thảy quả lựu đạn hay bắn chết đồng đội của mình. Việt Cộng lấy dân làm vật chắn, họ núp len lỏi trong đám dân, bắt dân nuôi họ nếu không sẽ giết cả nhà, hay bắt người của gia đình đi theo họ. Ở quê, ông cụ mình không chịu theo đám du kích nên họ mò đến nhà ban đêm để giết, may ông cụ trốn được chạy vào nam. Tương tự tại chiến trường Á Phủ Hãn. Do đó binh sĩ không biết đâu là địch , đâu là người dân vô tội. Khi đồng đội bị giết một cách ngây ngô khiến họ điên lên và trong cơn điên khó mà tự chủ được.


Tương tự ngày nay chúng ta thấy Do Thái bắn phá dãy Gaza. Có người lên án nhóm Hamas chui rút trong dân chúng để họ làm bia đỡ đạn. Có người lại bênh vực nhóm Hamas, giết hại người Do Thái đang vui chơi lễ hội là để cảnh báo thế giới về sự vấn nạn Palestine mà thế giới không chú ý đến vì tây phương không ưa chuộng hồi giáo. Ai đúng ai sai? Tùy người theo bên nào. Ai cũng kêu có chính nghĩa. Chỉ có người dân là vô tội, chết oan cho cả hai bên.


Bác nào có câu trả lời thì cho em xin để hôm nào em sẽ đọc diễn văn đáp từ ông mỹ sáng nay về cuộc thảm sát Mỹ Lai và Gaza. Xin cảm ơn trước.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Phòng ngừa cảm cúm và đồ hộp

 Dạo này mùa đông, mình mua tỏi dầm với mật ong vườn để uống vào buổi sáng và tối, giúp phòng chống cái lạnh, cảm cúm. Mình có kể trong bờ lốc rồi. Ai buồn đời thì tìm đọc còn không thì 100 năm trong cỏi người ta những gì không biết thì ta gú gồ. Khi mình đọc tin tức khiến mình tò mò thì gú gồ hay vào thư viện mượn thay vì hỏi người viết. Họ chỉ đưa thông tin còn mình phải tự đi tìm, để hiểu vấn đề. Nhiều khi người đưa thông tin có thể sai. Mình phải kiểm chứng. Thà không biết còn hơn biết sai. Chừng 5 ngày là ăn tỏi và dùng mật ong để uống với nước ấm.

Bổng nhiên nhớ đến ông tây Nicola Appert, thường được xem là cha đẻ của thực phẩm đồ hộp. Hồi ở bên Tây, có lần được một người Pháp nói về ông này. Cuộc đời ông ta đầy thăng trầm, không giàu sang với những phát minh khám phá của ông ta nhưng ông ta đã giúp nhân loại trong việc cất giữ thực phẩm lâu ngày. Ông này sinh trước cuộc cách mạng pháp, suýt bị cách mạng chém đầu. Ông ta lúc đầu chạy theo cách mạng như sau đó bị thanh trừng nên suýt lên máy chém nhưng trời thương, được tha. Hú hồn. Nếu không thế giới chưa chắc đã sống lâu như ngày nay.

 

Dạo ấy quân đội pháp ra cuộc thi với số tiền thưởng cao cho ai có thể tìm ra phương pháp bảo quản thực phẩm có hiệu quả. Đây là một lợi thế quan trọng trong chiến tranh, nếu lính pháp có thể duy trì thực phẩm có thể ăn được trong thời gian dài hơn. Nã Phá Luân đang chuẩn bị xâm chiếm các nước khác. Tưởng tượng đi đánh giặc mà mỗi ngày phải đi lùng, ăn cắp thực phẩm của nông dân, nấu nướng hết giờ để đánh nhau.


Tương tự người Anh quốc đã tìm ra sinh tố C để giúp các thuỷ thủ không bị bệnh, đau ốm trên tàu, đã giúp khống chế các đại dương, đưa xứ này lên thành một đế quốc mà họ tuyên bố mặt trời không bao giờ lặn trên xứ sương mù .


Đọc sách tàu thì được biết Tôn Sĩ nGhị đem qua Việt Nam 5,000 lính mà hậu cần có đến 30,000 người để nấu ăn, lo thực phẩm hàng ngày. Không hiểu sao sử Việt Nam kêu đến 300,000 lính tàu. Dạo ấy Thăng Long có độ 14,000 người dân. Đem 30 vạn quân sang đến đánh 14,000 tên người Việt.

Chai lọ mà ông Nicola Appert dùng để bảo quản thực phẩm

Ông Appert tham gia cuộc thi này. Khởi đầu ông ta bỏ thực phẩm trong các chai rượu Champagne hay mấy bình bằng thuỷ tinh, đóng kín với các nút chai hay nắp bằng thủy tinh. Sau đó thì nấu chín và đã thành công. Ông ta bắt chước cách do người nông dân pháp dùng từ bao năm qua. Chỉ khác nhau là ông ta làm theo phương pháp khoa học. Ông ta thử đủ cách để hoàn chỉnh sự việc nhưng chính phủ pháp không trả số tiền 12,000 phật lăng cho ông ta tiền thưởng như đã hứa thế là ông ta bị phá sản. 


Mình nhớ khi đến viếng vùng Alsace, ở nhà cô bạn, thành phố Munster, nơi có phô mát danh tiếng thơm nhất thế giới. Thấy bố mẹ của cô ta bỏ các trái cây, dưa leo, cà chua vào các lọ thuỷ tinh để dùng vào mùa đông. Như zauerkraut, trái táo,.. ông bố có cho mình uống Schnap do chính tay ông ta làm. Dạo đó chỉ thấy những không hiểu lắm. Bố mẹ cô ta giải thích là mùa đông không có trái cây, không có trồng được cà chua, dưa leo nên bỏ lọ, để dành ăn. Xuống hầm nhà của họ thấy cả trăm lọ để dưới đó. Khi cần chạy xuống lấy lên ăn. Phải chi hồi đó mình học hỏi bố mẹ cô ta thì nay đã biết cách làm của người Pháp.


Đến năm 1810, chính phủ tuyên bố sẽ trả tiền cho ông với điều kiện ông ta công bố phương cách bảo quản thực phẩm của ông ta. ông ta đồng ý thay vì bị phá sản và phát hành cuốn sách giải thích phương pháp của ông ta. Cùng năm ấy một người Anh quốc, tên Peter Durand, sử dụng phương pháp của ông Appert nhưng dùng các lon bằng thiết thay vì ve chai. Có lẻ rẻ nhất là không bị bể. Mình dùng loại nắp của công ty bằng thiết thì lâu ngày hay xẩy ra vụ bị rỉ sét nên phải mua loại nắp nhựa để đậy còn để nhận tỏi xuống thì mua miếng nắp nhỏ bằng thủy tinh nặng để tránh thức ăn trồi lên khi làm tỏi dấm.


Từ đó các thực phẩm đều sử dụng các lon bằng thiết để bảo quản thực phẩm. Ông Appert chết ở tuổi 91, rất thọ so với thời gian đó. Hãng của ông ta bị thiêu rụi vì chiến tranh và ông ta xin chính phủ nhưng bị từ chối Légion d’honneur vì hoạt động tham gia cách mạng của ông ta.


Ông Appert không hiểu lý do phương cách bảo quản của ông ta thành công. Ông chỉ quan sát cách các nông dân làm rồi dựa theo đó mà thực hiện với máy móc hiện đại. Thời ông ta chưa có ai biết đến vi khuẩn hay nhiệt độ đã diệt vi khuẩn cho đến năm 1861, ông Louis Pasteur mới chứng minh sự việc mà ngày nay các thực phẩm đều được Pasteur hoá, khử trùng.


Cho thấy sự nghiên cứu của ông ta đã giúp thay đổi thế giới về thực phẩm, nền tảng cho cho nền văn minh hiện đại. Ngày nay vào các siêu thị chúng ta thấy toàn đồ hộp, cá, thịt, trái cây đều được đóng hộp để có thể ăn lâu năm. Các cuộc trường chinh của Nã Phá Luân nổi tiếng, chắc không được nhắc đến nếu không có Phương pháp bảo quản thực phẩm của ông Appert. Hay nếu cách mạng chém ông ta thì nước pháp chắc còn te tua hơn xưa. Cứ tưởng tượng đệ nhất thế chiến không có các lon đồ hộp, chắc cuộc chiến không kéo dài và giết nhiều người như vậy.


Nói trên nền tảng xã hội thì phương cách bảo quản của ông ta đã giúp cứu đói hàng triệu người tại âu châu cũng như trên thế giới. Cũng như chúng ta chắc không có người lên mặt trăng vì không có phương cách bảo quản được thực phẩm.


Các nhân vật trong lịch sử được người ta nhắc đến nhiều nhất là những tên đồ tể như Thành Cát Tư Hãn, Hitler, Napoleon, Stalin ….nhưng ít ai nhắc đến thậm chí biết đến những người như ông Nicola Appert, đã thay đổi, cứu bao nhiêu mạng sống đời người. Từ đó người ta đã làm các đồ hộp sử dụng trong chiến tranh cũng như để cấp cứu các thiên tai như động đất lũ lụt trên thế giới.

C-Ration của quân đội Hoa Kỳ trong thế chiến thứ 2

Trong đệ nhị thế chiến, khoa học gia mỹ đã thành công chế biến được đồ hộp cho lính mỹ dùng ngoài mặt trận mang tên C-ration (tên chính thức Field Ration, Type C) mà các binh sĩ mỹ tham chiến tại Việt Nam than phiền là họ vẫn được tiếp tế các đồ hộp C-Raiiton mang nhãn hiệu của năm 1950 từ 15-19 năm trước.


Sau đệ nhị thế chiến một người Nhật đã khám phá ra cách làm khô thực phẩm như mì gói. 


Vấn đề ngày nay, người ta lại cho rằng ăn thực phẩm bảo quản trong các lon đồ hộp, có thể gây nên bệnh ung thư. Thế là ngọng. Chúng ta đi tìm phương cách để tồn tại nhưng rồi phương cách đó lại giết chúng ta. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Xe Guntruck tại chiến trường Việt Nam

Tình cờ xem một phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam. Họ nói về các xe tự chế GunTruck của binh sĩ Mỹ tại Việt Nam. Khởi đầu cho việc sản xuất các xe loại này được trang bị hay tự chế khi quân đội Mỹ xâm chiếm Iraq. Các chiến binh Mỹ cũng lâm vào tình trạng bị quân Iraq bắn phá các đoàn xe tiếp liệu, khiến các vị chỉ huy phải đọc lại tài liệu của chiến tranh Việt Nam, và kêu gọi những tay chế xe này tại chiến trường Việt Nam, giúp ý kiến để chế độ lại các xe guntruck này để bảo vệ các xe tiếp liệu. Gun + truck = guntruck

Như chúng ta được biết là chiến tranh Việt Nam, sử dụng trực thăng để đổ quân và tải thương hay tiếp tế cho binh sĩ. Các căn cứ chính của quân đội mỹ như tại Pleiku, nhằm chận đứng Đường tiếp tế của Việt Cộng qua ngõ Hạ Lào đều có trực thăng. Trực thăng thì cần xăng dầu nên họ phải tiếp tế bởi các convoy xe chở xăng dầu. Họ đưa bản đồ từ Quy Nhơn chạy lên Pleiku. Họ cho chiếu các phim do chính các binh sĩ mỹ quay tại trận nên rất khốc liệt dù hình ảnh khi xưa không rõ nét lắm.

Xe tự chế bởi binh sĩ mỹ tại Việt Nam để chống phục kích

Việt Cộng cũng biết vấn đề này, muốn các trực thăng không tham chiến thì phải chận đường tiếp tế xăng dầu cho trực thăng nên ra lệnh phục kích các đoàn convoy. Không có xăng dầu thì trực thăng không cất cánh như trường hợp quân đội Việt Nam Cộng Hoà sau khi Hoa Kỳ rút lui. Thường thì có các xe chở lính chạy theo để hộ tống. Họ kể trận đầu tiên bị phục kích, trên núi rừng Việt Cộng bắn B40 cháy mấy chiếc xe hộ tống hay xe chở xăng. Buồn đời, các binh sĩ quân tiếp vụ của Hoa Kỳ mới tự chế các xe bọc sắt để hộ tống các đoàn xe chở xăng dầu, luôn tiện không bị bắn chết.


Vấn đề là các đoàn xe chở xăng dầu di chuyển qua các đèo nên rất khó mà phòng bị. Việt Cộng thì rất nhanh nhẹn thay đổi vị trí. Ngưng đoàn xe để lùng kiếm Việt Cộng rất khó khăn vì họ di chuyển trong rừng núi, nơi họ quen địa thế. Thêm đoàn xe sẽ đến chậm để tiếp tế nhiên liệu trực thăng cũng như súng ống,..

Cho nên chiến thuật của người Mỹ vẫn là giữ đường lộ không bị ngăn chận và nếu cần tiếp tục đến điểm kiểm soát kế tiếp của quân đội mỹ hay trở lại chỗ cũ.

Xe mỹ bị phục kích

Thoạt đầu họ chỉ lấy xe tải rồi lấy sắt đóng xung quanh xe tải, rồi gắn các đại liên M60,…M-2 .50 có thể xoay sở dễ dàng từ bên trái qua phải hay ngược lại.


Khi đoàn quân xa di chuyển thì các xe tải với súng đại liên có nhiệm vụ bảo vệ, quan sát để xem chỗ nào khả nghi. Vấn đề là Việt Cộng cũng khôn ngoan, họ tương kế tựa kế cũng thay đổi cách phục kích của họ. Các cuộc phục kích không bao giờ giống nhau để binh lính mỹ biết mà phòng bị. Xe quân xa kéo dài cả cây số. Do đó cách phòng bị cho đoàn quân xa là cần nhiều xe tải với súng hạng nặng. Họ chế các xe bảo vệ với những tấm thép dầy để đạn bắn không thủng và trang bị các loại súng hạng nặng như đại liên M60, M02 .50-cal Browning, cái này thường thấy trên máy bay và M134. Với 3 loại súng này bắn cùng một lúc thì cây cối gì trong rừng để bị hạ như chém chuối trong vườn vì có khả năng bắn từ 2,000 đến 6000 viên đạn trong một phút.

Nói chung thì các xe này bảo vệ rất hữu hiệu các xe chở xăng nhưng họ có thể bị bắn tỉa hay bị súng phóng lựu gây thương tích hay giết. Họ sơn tên của các xe tải này như The Untouchables, The Misfits, và Brutus,..


Trong phim họ có quay cảnh một ông lính tên Gary Dahl, nhận huy chương trễ nhờ ông ta hy sinh để cứu lấy mạng các đồng đội trong xe. Họ nói đến khu vực đèo An Khê. Sau cuộc tấn công và họ đã dẹp được các ổ phục kích, đang chuẩn bị trở về căn cứ thì có một ông Việt Cộng nào lẻn tới gần xe, thảy một trái lựu đạn vào phía sau xe. Ông Dahl thấy trái lựu Đạn nên nhảy nằm lên quả lựu đạn và tử thương.

Họ phỏng vấn các đồng đội cũ của ông ta và ai cũng khóc cho cuộc hy sinh của ông này đê họ được sống.

Ngày nay, các xe tải loại này được triển lãm  tại viện bảo tàng cựu quân nhân ở Oshkosh , tiểu bang Wisconsin. Ai có dịp ghé sang vùng này thì theo đường dẫn Military Veterans Museum . Họ làm lại các xe tải này để trưng bày trong viện bảo tàng. Mình thì chắc sẽ không viếng thăm mấy nơi này vì kỵ giết chóc.


Điểm đặc biệt là họ có quay cảnh một ông cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam gặp một ông trẻ tuổi hơn, cựu quân nhân của chiến tranh Iraq. Hoá ra là khi quân đội Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq cũng bị quân của Iraq phục kích tương tự nên thay vì muốn quên chiến tranh Việt Nam, họ phải lật hồ sơ chiến tranh Việt Nam ra xem để coi binh sĩ mỹ đã làm gì để chống lại các cuộc phục kích. Từ đó họ mới liên lạc với ông cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam để cố vấn chế tạo các xe tải với súng nặng. Sau này ông từ Iraq về có ghé thăm và cảm ơn ông đi lính ở Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam thì người Mỹ muốn quên cũng như Iraq và Á Phú Hãn. Chỉ thấy phim ảnh đề cao về đệ nhị thế chiến được Hồ Ly Vọng quay nhiều nhất. Chán Mớ Đời  xem đường dẫn các loại xe tải guntruck.

https://youtu.be/_3ffrOzOLEE?si=yrs_PJkO6mXGVT7J

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nhớ ơn cứu tử

Hôm trước, đọc tờ báo tây cho biết thành phố nhỏ bé tên Le Chambon-sur-Lignon, vừa nhận được một số tiền là $2 triệu Euro từ di chúc của một người áo tên Eric Schwam. Người dân của thành phố này cho biết, ông này muốn trả ơn thành phố này đã cứu ông ta và gia đình thoát sự truy đuổi của quân đội Nazi cách đây 80 năm khi quân đội Nazi chiếm đóng một phần nước Pháp. Lính Đức quốc xã hốt các người dân gốc Do Thái khắp âu châu, đẩy vào các trại tập trung. Nghe nói có đến 6 triệu người gốc do thái bị giết.


Ông Schwam ghi trong di chúc, yêu cầu thành phố sử dụng tiền ông ta để giúp các sinh hoạt giáo dục của làng và cho học bổng các học sinh địa phương. Tại sao ông ta không cho những cơ quan thiện nguyện mà lại cho thành phố này.

Ông Eric Schwam, người đã hiến tặng trên 2 triệu đô cho ngôi làng đã cứu giúp gia đình ông ta khi chạy trốn sự săn đuổi của quân đội Nazi

Ngôi làng Le Chambon-sur-Lignon, có một truyền thống cứu giúp các người tỵ nạn lâu đời. Vào thế kỷ 17, khi các người theo đạo Tin Lành mà người Pháp gọi Les Huguenots, chạy trốn các cuộc lùng bắt của chính quyền công giáo. Ở Pháp có dạo có cuộc chiến tôn giáo (Guerre des Religions) Sau này có đến 200,000 theo đạo Tin Lành ở Pháp chạy loạn qua Thuỵ Sĩ hay các nước theo Tin Lành.

Hai vợ chồng mục sư đã kêu gọi con chiên của họ cứu giúp người do thái chạy trốn Đức quốc xã.


Trong đệ nhị thế chiến dưới sự dẫn dắt của một vị mục sư trong làng, cứu giúp các người gốc Do Thái trốn đến đây, bị truy lùng bởi quân đội Nazi. Họ dấu các người tỵ nạn do thái trên núi gần làng. Khi nào quân đội nazi rời làng thì họ chạy lên rừng núi để kêu họ trở về nhà. Sau ông mục sư bị bắt còn người em thì bị dời qua trại tập trung ở Đức và chết tại đó.


Ít ai biết rõ làm sao gia đình ông Schwam lưu lạc đến làng Le Chambon/Lignon. Chỉ biết họ đến pháp và bị chế độ Vichy nhốt trong trại Rivesaltes, gần biên giới Tây Ban Nha. Trại này có đâu 8,000 tù nhân và được chuyển đến trại Auschwitz và các trại tập trung khác. Trại này đóng cửa vào năm 1942 và đa số các người gốc do thái đều bị chuyển đến các trại tập trung và bị kết liễu cuộc đời. Không ai biết gia đình Schwam bằng cách nào chạy thoát đến làng này.


Ngôi làng có truyền thống cứu giúp người tỵ nạn
Ngôi làng nằm phía nam của của  thành phố lớn thứ nhì của Pháp ; Lyon

Sau chiến tranh, gia đình ông ta trở về Áo quốc, bố ông ta là bác sĩ ở thành Vienne nhưng ông ta ở lại Pháp. Eric Schwam, qua đời vào tuổi 90, đến làng này vào năm 1943, được dấu trong một ngôi trường và ở tại làng đến năm 1950. Ông ta học dược khoa tại Lyon rồi lập gia đình với một phụ nữ pháp trong vùng và không có con.


Thị trưởng của thành phố cho biết số tiền nhận được rất lớn, sẽ được dùng cho các hoạt động giáo dục và tặng học bổng cho học sinh địa phương theo di chúc của ông Schwam.


Nghe kể người dân trong làng dấu các người tỵ nạn trong làng, làm giấy tờ giả cho họ và giúp họ vượt biên giới sang Thuỵ Sĩ. Có thể mấy người Huguenots này qua Thụy Sĩ lập ra phái Calvinist do một ông người Pháp tên Jean Calvin. 

Từ thế kỷ 17, dân trong làng đa số là người theo đạo Tin Lành, những người từng bị chính quyền công giáo truy lùng. Trong đệ nhị thế chiến, làng này đã cứu giúp trên 2,500 người gốc do thái thoát các cuộc truy lùng của nazi và các “tây gian”, những người tây bán nước, làm tay sai cho người đức. (Collaborateur)


Ngoài ra, dân làng cũng cứu các linh mục trong thời gian sau cách mạng Pháp 1789 và các người thuộc phe cộng hoà trong thời gian nội chiến tại Tây Ban Nha và gần đây họ giúp mấy các người tỵ nạn đến từ phi châu, trung đông. Trước đó, các linh mục ra lệnh truy lùng các người theo đạo Tin Lành, khiến họ bỏ chạy trốn qua Thuỵ Sĩ hay các xứ khác ở âu châu dễ dãi với người theo đạo Tin Lành. Sau đó con cháu họ không nề hà khi cách mạng truy lùng mấy vị linh mục có dính dáng đến hoàng cung, vẫn cứu giúp họ. Cho thấy tin thần của họ như đã hiểu rõ sự ruồng bỏ, truy lùng vì đức tin của họ. Nhà thờ công giáo lo sợ như thời Sô Viết, ai không tin vào chủ nghĩa cộng sản thì họ bỏ vào các viện tâm thần để chửa trị. Anh không tin là vì anh bị điên.


Mình thấy mấy người tỵ nạn, la lối như Mỹ trắng, kêu không cho người di dân nhập cư nữa. Kêu là di dân bất hợp pháp. Khi người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do, ai may mắn, không chết trên biển cả, đến các đảo của Nam Dương, MÃ lai, Thái Lan,…đâu có chiếu khán nhập cảnh, xem như di dân lậu. Nhiều người còn kể là bị lính của mấy xứ này đối xử tệ bạc. Ngày nay chúng ta có sổ thông hành Hoa Kỳ nhưng không nên quên quá khứ một thời. Những người di dân lậu, đều trả mấy cây vàng hay mạng sống của họ, để ra đi vì chính phủ họ tham nhũng, bạo ngược hay không cho họ thờ phụng tín ngưỡng của họ.

Trẻ em do thái được dân làng cứu thoát.


Mình có xem một phim tài liệu về vụ bài chống người nhập cư của một phóng viên người anh nhưng vợ là người Mỹ, con ông ta cũng lấy quốc tịch mỹ. Hoa Kỳ là một quốc gia có truyền thống nhận các người di dân, tỵ nạn từ thời lập quốc khi người âu châu đến Hoa Kỳ. Người da trắng đến từ âu châu đâu có xin chiếu khán mấy ông người bản địa. Họ được người bản địa giúp đỡ khi lên bờ rồi từ từ lấn chiếm đất đai của người bản địa để thành lập Hoa Kỳ. Nay người Mỹ da trắng rất lo sợ cho tương lai vì họ sẽ thành thiểu số vì người da trắng không chịu đẻ. Trong khi di dân da màu đầu năm sinh trai, cuối năm sinh gái. Họ lo ngại nền chính trị của Hoa Kỳ sẽ bị các chủng tộc da màu khác nắm giữ.


Người do thái hùng mạnh vì họ luôn luôn sử dụng Holocaust do đó mình phải viết kể cuộc hành trình tìm tự do của vợ mình vượt biển ra sao, cho con và mấy đứa cháu hiểu. Hôm trước, đi chơi thì có anh tổ chức tàu vượt biển có vợ mình đi theo tàu. Anh ta tổ chức họp mặt các người trên chuyến tàu PB 835 để con cháu của những người này hiểu về quá khứ, đau thương khi 30/4 đến, đi cải tạo rồi bỏ nước ra đi. Anh ta mời mình nhưng không tham dự được vì đang ở Uzbekistan. Tiếc là vợ chồng đi chơi không có nhà để đem mấy đứa con lại.

Khi xưa, ở Việt Nam học lịch sử, thầy kêu người Pháp thực dân gian ác. Đến khi mình sang Pháp thì thấy người Pháp rất tốt bụng. Họ giúp đỡ người tỵ nạn đen vàng đến từ khắp nơi. Có thể người Pháp sang Việt Nam là những người xấu. Họ lạm dụng vai trò của chính phủ Pháp tại Việt Nam nên lợi dụng để làm giàu trên xương máu của người Việt như những chuyện nghe kể trong các rừng cao su, hầm mỏ. Mình không sống vào thời đó nên không hiểu nhiều.


Mình vẫn mang ơn người Pháp đã giúp đỡ mình khi mới sang tây nhất là sau 30/4/75. Họ cho mình học bổng, cho mình mướn nhà không lấy tiền, giáo dục mình. Ơn này mình không bao giờ quên. Chắc sang năm phải về Pháp thăm lại một số ân nhân trước khi họ về thiên quốc. Khi mấy người tỵ nạn đến Hoa Kỳ, nhớ ơn mấy người Pháp đã giúp mình khi đến pháp, mình có dành một căn hộ để giúp một gia đình Syria ở tạm trong thời gian làm thủ tục giấy tờ tỵ nạn,…


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người xưa ngày nay


Có lần đồng chí gái đưa mình tấm ảnh thời xưa, chụp một đám con trai con gái rồi chỉ một tên, nói tên ni khi xưa em thích hắn lắm. Nay hắn te tua, tóc rụng, răng rụng đủ trò. Công nhận chú bé trai mà đồng chí gái thích một thời rất khôi ngô tuấn tú hơn Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen. Có lần buồn đời, mình bò lên mạng tìm kiếm những người đã đi qua đời tôi, khiến mình thất kinh. Cô nào cô nấy ngày nay đều to béo. Buồn vào hồn không tên. Mình nghĩ họ mà thấy ảnh mình ngày nay chắc cũng thét lên như gặp Hải tặc. Nhìn lại thì mụ vợ mình còn OK tuy đã nữa đời hương phấn.

Có lần thằng con mình đi Việt Nam theo phái đoàn y tế giúp người nghèo tại Việt Nam. Sau mấy tuần, phái đoàn gửi cho mình một video. Hai vợ chồng bỏ lên máy truyền hình để xem hình ảnh thằng con. Thằng con đâu không thấy, thấy có một bà to béo, trưởng toán của thằng con, mình dụi mắt mấy lần, mở đi mở lại 2 lần để xem có đúng đôi mắt người xưa. Mình hỏi vợ bà này sao thấy quen quen. Mụ vợ như đợi thời cơ đã chín muồi, nói liền bà bồ anh ngày xưa chớ ai. 


Đồng chí gái có trí nhớ rất hay. Mình thì không nhớ nhưng mụ vợ thì nhớ hết dù xem hình ảnh mà mình còn giữ lại trong album mà cô nàng trao tặng. Như có lần đi ăn cưới, người ta giới thiệu một ca sĩ lên sân khấu. Mình nói với mụ vợ, bà này trông quen quen. Đồng chí vợ kêu bạn học anh chớ ai. Bà đi hỏi vợ cho anh, dặn đừng giới thiệu tôi là mẹ ông nhé. Chị bạn học chung khi xưa, lập gia đình rất sớm, mình gặp lại lần đầu khi đi thăm với đối tượng một thời. Cô nàng kêu bạn anh sao như bạn má em. Chán Mớ Đời 

Mình xem lại chú thích thì đúng tên họ của nha sĩ mình quen khi xưa, vừa tên mỹ vừa tên ta, thêm cái giọng một thời đã làm mình say đắm, bỏ âu châu sang Hoa Kỳ để se duyên Tần Tấn. Đồng chí gái thì vui lắm, cảm thấy ngày nay đẹp hơn đôi mắt người xưa của mình. Cứ xuýt xoa bà ta khi xưa đẹp mà răng bi chừ lạ rứa hè. Lạ hè. Mỗi câu lạ rứa hè càng xé nát tim tôi. Chán Mớ Đời 


Có lần gặp lại anh bạn người Hoà LAn, anh ta kể có gặp lại cô bạn người đức mình quen khi ở Thuỵ Sĩ, mình hỏi có con cái gì không, không dám tìm kiếm nữa vì phụ nữ đức nổi tiếng ăn Kartoffeln và uống bia thì sau một lần đi biển vượt cạn là to đùng. Cô ta lấy một người Thụy sĩ, có một cô con gái nhưng hai người ly dị vì anh chồng lớn tuổi hơn rất nhiều, nay về già bệnh đủ thứ nên cô ta không thể chăm sóc và đi làm cùng một lúc nên aus Wiedersehen.


Mình có kể gặp lại những bông hồng cũ nhưng ít cô nào bàn nói về gặp lại cố nhân như đồng chí vợ. Ông Vũ Thành An có rên rĩ về mối tình không thành của ông ta, giúp ông ta nổi tiếng, lượm được một mớ tiền với những bài hát không tên không tuổi nhưng khi gặp lại cố nhân bên mỹ, ông ta phải sửa lại ca từ của bài hát. Hiểu rằng con đường gốc nhân đã chọn quá đúng.

Thời gian rất tàn nhẫn không chừa ai cả, tuỳ theo cuộc sống và môi trường đã trải qua, sắc diện con người sẽ bị tàn phá nhanh hay chậm. Có gặp lại nhau thì phải chuẩn bị tinh thần để không bị sốc với thời gian. Nam hay nữ đều bị tàn phá. Khi gặp lại chúng ta chỉ nhìn người bạn học khi xưa để nối lại những kỷ niệm với nhau. 


Mình có anh bạn, bố mẹ cấm không cho lấy cô bạn gái vì không môn đăng hộ đối, đành hát ngày nhà em pháo nổ tâm hồn anh rướm máu. 19 năm sau, anh ta gặp lại cô bạn gái, cũng lỡ một chuyến đò như anh ta. Thế là xáp lá cà lại nhau. Từ Pháp chuyển qua Hoa Kỳ kết lại mối tình xưa. Cái kết khá đẹp. Anh ta và vợ hay ghé lại nhà hát hò với đồng chí gái và mấy người bạn yêu thích hát hò.


Còn nếu nhìn những người bạn cũ với cái nhìn của người soi mói hay để thoả mãn tự ái của mình thì khó. Có nhiều người kêu gặp lại con Ạ con B, khi xưa đẹp lắm mà nay thì Chán Mớ Đời. Với tâm tư như vậy thì không nên gặp lại. Người bạn nào mình gặp lại cũng mừng là chưa qua đời, còn khổ hay sướng thì không thể so sánh được. Vì mỗi người có một cái nghiệp, một cây thánh giá để tự vác lên đồi Calgary.


Cậu bé khi xưa trong ban Tuổi Thơ, với mụ vợ nay đã lão thành. Mụ vợ cũng thay đổi, mình phải dang hai tay nối vòng tay lớn mới ôm được kẻ nội thù. Mình thì bị lão hoá theo năm tháng, làm người chồng nhân dân rồi làm nông dân ưu tú. Mình thấy nhiều người bạn, nhuộm tóc để cảm thấy mình trẻ, bẻ sừng trâu làm nghé. Còn mấy bà thì cố gắng níu kéo chừng nào hay chừng nấy.

Nông dân Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Trên Netflix, có chương trình kể về bệnh nhân của hai ông bác sĩ thẩm mỹ tại Newport Beach. Kinh hoàng. Mấy bà muốn làm cô bé lọ lem, vô đây sửa tới sửa lui đủ trò, xem thấy kinh hoàng vì họ muốn đẹp thêm, bơm ngực bơm mông, hay vá cái âm hộ như trong cuốn sách Godfather kể. Họ quên là sửa sắc đẹp lại, bơm mông bơm ngực thì khi lên thiên đàng, máy rà digital của thánh Phao Lồ sẽ không nhận ra và bị đày xuống địa ngục. 


Cũng có mấy tên tốn tiền vào đây để làm đẹp, để trở thành Chử Đồng Tử phò mả, tốn biết bao nhiều tiền. Nói chung nam nữ ai cũng bị lão hoá, chỉ có vấn đề là chúng ta có chấp nhận, thích nghi với sự thay đổi hàng ngày để vui sống tốt những năm tháng còn lại của đời người. Gặp lại bạn bè xưa, nếu họ chấp nhận mình thì gặp còn không thì thế giới này thiếu gì Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen .


Mình có gặp lại đối tượng một thời tại Việt Nam khi thăm viếng gia đình. Được cái là cô nàng không bị thời gian phá nát tim tôi. Vẫn đẹp như ngày nào. Khi xưa đẹp gái nay đẹp lão. Còn một cô được xem là xinh khi xưa, thấy hình ảnh ngày nay trên mái ấm trường Văn Học thì cũng không muốn đi tìm lá Diêu Bông. Xong om

Mấy bà quen khi xưa không nhận ra mình khi gặp lại Sơn đen. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen. 

Nguyễn Hoàng Sơn