Showing posts with label Tình.... Show all posts
Showing posts with label Tình.... Show all posts

Easy rider đứt chếnh

Easy rider cho biết đứt vốn, sau khi đã kể cuộc tình hữu nghị giữa hắn với cô học trò in-gờ-nít hàng xóm, cỏn con xoàng xỉnh, không như Vòng Tay Học Trò với cô giáo Nguyễn Thị Hoàng của trường Trần Hưng Đạo. 

Sau khi cô bé thương lượng với bố, sẽ không đi tu nữa, ở nhà phụng dưỡng bố với điều kiện bố cho bé lấy Chú Easy rider làm chồng như thầy Nguyễn Minh Diễm khi xưa, có nói: “đàn bà nói có là không , nói đi là ở lấy chồng đi tu”. Cuộc đả thông chăn gối giữa hắn và cô bé bổng nhiên có cái kết rất có hậu, không biến thành chuyện tình “Lan & Điệp” thời A còng. Khi ông bố vợ nhất trí cho hắn gọi bằng bố tiên sư anh thì hôm sau, không chạy cuốc tây cuốc non, hắn ở nhà tắm rữa, kỳ cọ cho sạch, như gọt bỏ những tháng ngày trôi nổi như lục bình trên hồ Xuân Hương, lên đồ vía, đem nhang đèn sang lạy bàn thờ mẹ vợ bằng tuổi con cháu hắn, hưởng dương được 40 tuổi.

Bên nhà trai thì vui lắm, đúng là bề trên ban ân cho dòng họ. Thằng con, thằng cháu sau 75, đi tù về thì chả mong tìm kiếm đối tượng gì cả, sau khi vượt biển mấy lần hút, hết vốn, 60 tuổi đầu mà vẫn tồng ngồng. Nhiều người trong họ mới gặp em lần đầu cũng té ngửa không biết thật hay trong mơ. Đúng là thời A còng. Hắn lên đồ hoành tráng để ra mắt gia tiên, cạo râu nhẵn nhụi, như Tần Hán trong Dòng Sông Ly Biệt của Quỳnh Dao dạo nào. Hỏi con bé, chú có giống Tần Hán khiến con bé đực ra như ngỗng ị, thế hệ nó chỉ biết các sao Hàn quốc chúng mình hô, chứng minh răng.

Bên nhà gái cũng thưa thớt, đơn giản làm đám cưới kiểu chạy tang. Làm sao hiểu được tình yêu, chỉ có chim chuột mới hiểu nhau. Bên nhà trai chụp hình loạn xà ngầu vì tưởng tuyệt giống nòi. Ngày đám hỏi cũng là ngày cưới như đám cưới Việt kiều xa quê hương về Đàlạt, lấy vợ. Nhiều tên hàng xóm trẻ ngẩn ngơ, khe khẽ sao em vội lấy chồng, sao em lấy chồng già mà không lấy chồng non, biến chúng thành những con chim đa đa vội vàng bay xa như Làm Phương khi xưa, từ giả “thành phố buồn”.

Hắn cũng một thời ngông cuồng, sa đọa, bất cần đời. Đi lính vào sinh ra tử, từng bị Việt Cộng dí rượt trong rừng, vượt biển chìm tàu hai lần, nên an phận cuộc đời Easy rider tại Đàlạt. Hắn như con hổ của Thế Lữ, hắn hận lắm, gần 60 tuổi vẫn lông bông, tưởng cuộc đời rồi cũng chết bờ chết bụi như các thi sỹ lừng danh thời thanh niên của hắn.

May thay, em đã cứu hắn, kéo hắn lên khỏi vũng bùn của thời gian, thoát ly dung dịch của sự cô đơn, buồn chán của kẻ thua cuộc. Đành sống cho hết những ngày tháng còn lại của cuộc đời cùng trái tim ngục tù. Đúng hơn hắn quá may mắn, như trúng lộc của Thánh Cô. Trong một cơn điên cuồng dục vọng, nhắm mắt nhắm mũi, liều mạng nhanh chóng chiếm lĩnh mục tiêu. Hắn từng nghĩ bản chất đàn bà đa phần thiển cận khó ở. Em thì dể ở lại khờ khạo quá đi thôi, như một thiên thần lẻ loi trên sa mạc phủ đầy xeo phì cuộc đời A còng. 

Nhiều lúc hắn muốn điên lên được vì tính thánh thiện, rồi lại nước mắt lưng tròng, rồi lại thua trước đôi mắt ngây ngô. Thua em từ buổi ban đầu. Bố cho con lấy chú. Cười ra nước mắt. Con không đi tu nữa, Bố đừng la chú. Trời đất như sụp đổ. Cô bé cải tạo thay đổi hắn từ ngày ấy. Như Georges Moustaki khi xưa đã phản bội Tự Do để bước chân vào nhà tù êm ái với người nữ cai tù bé bỏng, nhân hậu, đã đánh gục hắn qua sự chọn lựa của em.

Hắn bị em hạ đo ván hết lần này sang lần khác. Xin làm người tình thua, làm kẻ khù khờ. Tạ ơn Chúa trên cao.

Hồi câu chuyện còn chưa đi đến đâu, hắn đã nhủ lòng; phải chiếm cứ cho được con bé này chỉ để trả thù các cô gái Đàlạt đã xem thường hắn, kẻ thua cuộc. Giờ đang trả thù, mà con bé cứ hớn hở hân hoan. Em thắng hay hắn đang thua? Con bé chẳng hề quan tâm, chẳng bao giờ nhìn ra phía bên ngoài! Ai nói gì cũng chẳng màng chuyện cơm áo gạo tiền. Không tích sự. Hớn hở với chim chuột là giỏi. Đời hắn cô đơn bổng nhiên gặp được em như kẻ khao khát trong sa mạc tình yêu, mơ thấy nguồn suối.

Mỗi gia đình mỗi cảnh! Em với hắn chẳng bao giờ giung giăng dung dẻ ngoài đường nào. Chở em đi thì khẩu trang, nón bảo hiểm che kín. Hàng xóm hay bà con biết thôi. Đôi khi cũng nghe được: trâu già gặm cỏ non: hắn khoái chí, tự vuốt râu, cười sung sướng, đê mê. Em đã thay đổi hắn từ cọc cằn, thô lỗ, nông nổi thành hiền lành nhẩn nhục như tên ngoan đạo, cuồng tín đồ. Em có khờ khạo bất tài, hắn cũng thương em. Nhờ em hắn đã học được sự khôn ngoan, trách nhiệm cho cuộc đời ở tuổi 7 bó. Còn sau này sợ lắm không dám nghĩ tới. 

Một hôm hắn hỏi em: Sao? đã thấy ớn lão già này chưa? Em nhìn hắn với đôi mắt Ngô nghê. Hai hôm sau,   em thỏ thẻ: “Ông phải dưỡng sức nuôi mẹ con em”. Ông đang dư sức, dưỡng là dưỡng thế nào. Xe còn chạy được thì cứ rồ máy chạy như Easy rider khi đi cuốc tây. Rồi thì mặc cho mưa gió ngoài trời, giường ta vẫn cứ tơi bời " mây mưa nội địa ".

Thời buổi này chả ai thèm học Anh ngữ, họ kháu nhau đi học tiếng Hàn, tiếng Nhật để đi lao động xứ họ hay làm nhân công cho mấy ông chủ tại quê hương. Báo chí nhà nước cho biết, có 90,000 người Việt đang sinh sống tại Nam hàn, và 90,000 Hàn kiều tại Việt Nam. Khác nhau là Hàn kiều tại Việt Nam là chủ công ty, mướn nhân công rẻ người Việt, và bên Nam Hàn thì việt kiều làm cứ li, đầy tớ cho dân họ. Chán Mớ Đời 

 Ngay như hai ta: Em thì lộn sang tiếng Ông, ông thì lộn sang tiếng em. Ừ thì ông già: già duyên già dáng, dể thương, dê một tí cũng không sao. Em kể chuyện chồng của bạn em: nghe bắt ớn., trai trẻ, gái gú, bạn bè say sỉn. Bạn kể là một dây đòn: no đòn ốm đòn nhừ đòn mập đòn. Hoá ra cỏ non để trâu già gặm đỡ phải bị đòn. Trâu già lại học được nghề của ông Tám Bôn Sa, khi ngựa phi ngựa phi đường xa. Kiểm soát chặn chốt, giúp đối tác đê mê, rồi mới đến tăng 2, cho xả đập mê tơi khi em đang đê mê. Bạn em cho biết lấy chồng già như mày mà vui, không bị ốm đòn với đám chồng ngày ngày xin ngoài đường, về nhà kêu vợ con ra làm bao cát để tập đá sống phi như Lý Tiểu Long.

Hắn hỏi em: các em cũng học được nhiều đòn. Thế em có học được đòn nào không? Có vẻ như em cũng " thèm đòn "Em ứ ừ sợ lắm. Em đi học giáo lý về kể chuyện Adong già khằn khú đế, ngủ chèo queo trong vườn Eđen, bỗng một hôm thức dậy thấy em Eva, mặc dầu trần truồng, ngu ngơ không biết gì đâu. 

Easy rider, người tình già Đàlạt sương mù

Thượng Đế biết ý dí cho cậu một quả táo đầy testosterone, thế là súng ống Adong bắt đầu chổng pháo phòng không như hoả tiễn Sam của bộ đội uncle Lake. Vào một đêm trăng sáng vườn chè. Tình thơ lai láng. Nguyên tổ loài người khai hỏa bắn quả đầu tiên khai sinh loài người. Cảm nhận được món quà Thượng Đế ban tặng loài người, sướng quá đi thôi. Vợ toàn kể chuyện đâu đâu. Người ta hỏi: vợ ở nhà làm gì? Không lý trả lời rửa chén giặt đồ.- thế ông trả lời sao. Toàn việc đại sự: làm thinh nè, làm biếng,  làm tình ( rất giỏi) làm về không có tiền nạp cho bà là bà làm tội. Bố tiên sư vợ với con.

Que  sera sera

Theo lời kể của Easy rider Đàlạt

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nhà thờ đầu tiên tại Đàlạt

 Mình có xem mấy tấm ảnh tại Đàlạt sau biến cố Mậu Thân, thấy một nhà thờ bị súng đạn bắn cháy te tua nhưng không nhớ ở đâu. Có một ông mỹ từng tham chiến tại Đàlạt năm Mậu Thân, cho rằng Việt Cộng núp trong đó và trực thăng mỹ đã bắn trong cuộc đẩy lui Việt Cộng ra khỏi thị xã Đàlạt. “ I was the vet that told them our unit 92nd AHC was the unit that hit that church and other targets during TET 68. This the first time I knew we got 30 during this attach, I remember the rockets hitting this structure and others during the two weeks of TET. By the way we lost no one but did have 3 or 4 Wounded Carl Peters was the worst of them”. (Harold Stewart)

Nói cho ngay mình không phải dạng “nhất Chúa nhì Cha thứ 3 Biden tổng thống” chưa bao giờ vào nhà thờ tại Đàlạt khi xưa, quỳ lạy chúa cho mình lấy được đối tượng nên không biết nhiều về các nhà thờ tại Đàlạt. Mình có cô bạn học, vừa là hàng xóm mà mình đặt tên là Thánh Nữ Văn Học vì ngày nào cũng đi lễ ở nhà thờ chỗ nhà thương, cạnh nhà xác, có mấy bà sơ. Sáng mình dậy tập võ, thấy cô nàng đi ngang, chiều lại thấy cô nàng đi về. Có dạo tưởng cô nàng đi tu luôn chớ.

Mấy tên quen trong xóm, công giáo đi họp mặt Hùng tâm Dũng Chí với nhà thờ này như, NGUYỄN ANH Tuần, Lê Công Hùng, Huỳnh Kim Sang, Thạch,.. Cô này đi lễ sáng và chiều. Kinh, nay ở Ohio, mình có gặp lại một lần tại nhà mình. Nay thấy hình Đàlạt xưa thì hay ngồi suy nghĩ vớ vẩn, tra cái đầu xem là chỗ nào nên rách việc, bị đồng chí gái la hoài. Có một video về Đàlạt năm 1970, có chiếu đoạn của nhà thờ này ngay góc Phạm Phú Thứ. Hóa ra nhà thờ Tin Lành. Xem link cuối bài.

Nghe kể năm 1968, Việt Cộng từ Dinh 3 đánh xuống đây, chắc đánh vào tiểu khu Tuyên Đức, ngay góc Yersin và Pasteur, có hàng rào chống B40 rồi chạy vào nhà thờ này đóng chấu. Bị máy bay Mỹ bắn nên bỏ chạy qua nhà thờ Thánh Tâm, bị giết đâu 30 mạng, xác nằm rải rác trên đường Đoàn Thị Điểm, nối liền từ đường Bà Triệu qua đường Hùng Vương. Xem bản đồ cũ Đàlạt cuối bài.

Mình không có đi xem vụ này, dạo ấy còn bé, chưa có xe đạp. Chỉ nhớ là có lần xem xác chết Việt Cộng chết nằm trên đường xuống ấp Tân Lạc, khi mấy ông này đánh Trung Tâm Thẩm Vấn ở đường Bá Đa Lộc. Mình thấy ruồi bu đen mấy xác chết. Mình không hiểu họ để xác trên cái dốc này để làm chi, cho gia đình đến nhận hay để làm gương cho những ai nằm vùng. Ai hiểu vấn đề này thì cho mình biết vì tính hỏi vớ vẩn từ bé, ngu lâu dốt sớm.

Nhà thờ đổ nát khi Việt Cộng tấn công Đàlạt, chạy vào đấy để núp, hy vọng Chúa sẽ che chở nhưng trực thăng mỹ bắn te tua, bỏ chạy qua nhà thờ Thánh Tâm ngay góc Yersin và Đoàn Thị Điểm, trước hai cái nhà kiếng. Nghe nói nhà thờ nằm trên đường Phạm Phú Thứ. Đối diện tiểu khu nơi Việt Cộng muốn đánh chiếm.
Hình mấy ông mỹ đi viếng nhà thờ đã được các chiến hữu của họ bắn phá. Chán Mớ Đời 
Mình không có tài liệu về nhà thơ này. Không biết thuộc nhà thờ nào vì Tin Lành có rất nhiều giáo phái.

Mình thấy trên tấm không ảnh vào những năm Đàlạt mới được xây dựng thập niên 30 của thế kỷ trước thì thấy sau khách sạn Palace, chỗ trường Trí Đức, có một nhà thờ nên đoán là chỗ này. Nhìn kỹ thì không vì địa điểm khác xa. Đây cách khách sạn Lâm Viên khá xa nên cứ suy nghĩ cái đầu già là đâu.

Nhìn tấm ảnh này lúc khách sạn Palace LangBiang được xây cất thì thấy có nhà thờ nhỏ ở phía trên bên tay phải nên đoán là nhà thờ bị Việt Cộng núp bắn các máy bay mỹ nên phi công mỹ bắn đại liên, hoả tiễn te tua. Mình không biết là sau này họ có tu sữa lại không vì mình ít vào đường Phạm Phú Thứ lắm. Chắc Phạm Bích Đào có thể nhớ vì ở Huỳnh Thúc Kháng.
Nếu nhìn kỷ sẽ thấy nhà thờ nhỏ màu trắng sau khách sạn Palace phía trái trên đường Nhà Chung. Do đo mình thắc mắc vì khoảng cách Nhà Chung, ấp Xuân An và Tiểu Khu Tuyên Đức rát xa hơn cây số.

Muốn chắc ăn mình hỏi ông thần đã gửi cho mình trên 700 tấm ảnh, là con chiên nên chắc biết rõ các nhà thờ tại Đàlạt. Ông này cho biết nhà thờ đầu tiên được xây tại Đàlạt, trên đường Nhà Chung đã bị đập phá vào những năm 1970 để nới rộng thêm trường Trí Đức. Còn nhà thờ bị bắn là nhà thờ Tin LÀnh ở đường Phạm Phú Thứ, gần Petit Lycee, cạnh đường Huỳnh Thúc Kháng. Mình mới có thêm mấy tấm ảnh của Petit Lycee, lấy từ kho tài liệu của tây thời thực dân, lúc mới hoạt động, toàn là tây đầm. Hôm nào rảnh mình sẽ bỏ lên. Dạo này mình có mấy cuốn sách cần phải đọc hết trước khi leo núi Whitney.


Xem hình trên thì thấy nhà thờ đầu tiên được thành lập do linh mục Frederic Sidot, cha xứ đầu tiên của giáo sở Đàlạt, đã cho xây thánh đường “HIC DOMUS EST DEI” ( nhà của thiên chúa). Khi ông bác sĩ Yersin tìm ra Đàlạt, và đề nghị với toàn quyền Doumer thành lập trung tâm nghỉ dưỡng cho người Pháp tại Đàlạt, dòng Thừa Sai của Paris (société des Missions étrangères de Paris) có gửi cha Nicolas Couveur đến Đàlạt để tìm một nơi làm trung tâm nghỉ dưỡng cho các nhà truyền giáo tại Đông Dương.
Nhà thờ đầu tiên được xây tại Đàlạt, trên đường Nhà Chung vào ấp Xuân An. Sau này bị đập phá để nới rộng trường Trí Đức. Mình có vào tường này, một lần khi có tổ chức đại hội nhạc trẻ học sinh Đà Lạt năm 1973. Nhớ là các lớp đều có 2 hay 3 tầng lầu.

Hình ảnh nhà thờ đầu tiên  “nhà của Thiên CHÚA”, sau này bị phá bỏ, xây thêm trường Trí Đức.

Hình trên cho thấy nhà thờ chính toà lúc mới xây, chưa có cái tháp chuông, khởi công ngày 19 tháng 7 năm 1931. Công trình xây cất gần 11 năm, được khánh thành vào ngày 25 tháng 1 năm 1942. Vậy là trong thời gian đại thế chiến 2. Nhà thờ được xem là nhà thứ 2 được xây tại Đà Lạt 

Có lẻ vì vậy sau này giáo phận Đàlạt xây nhà thờ chính toà mang tên Saint Nicolas Bari thường được gọi là Sinterklaas (santa Claus) ông già Noel, để nhớ đến cha cố Nicolas Couveur. Nhà thờ nằm ngay con đường Yersin mà người dân Đàlạt gọi là nhà thờ Con Gà vì có con gà được đặt trên cái đồ chỉ hướng gió thổi, không biết tiếng Việt gọi là gì, tây gọi là girouette. 

Có nhiều giả thiết về con gà, mình học bên Tây nên biết con gà trống là con vật biểu tượng cho Pháp quốc, như con ó cho người Mỹ. Nhiều người bựa đủ trò trong mấy trang du lịch để câu khách du lịch. Bên tây đa số mấy nóc nhà thờ đều có con gà trống. Mình nhớ ở trường Petit Lycee có một cái trên nóc nhà chỗ văn phòng hiệu trưởng nhưng nhỏ hơn. Khi xưa bị thầy cô phạt đứng ngoài lớp, sợ ông hiệu trưởng bò lại bợp tai nên hay ngóng về chỗ văn phòng. Chán Mớ Đời 

Người Pháp khi xưa được gọi là Gaulois, tiếng la-tinh là Gaullus, có thêm nghĩa là con gà trống. Sau cuộc cách mạng, người ta dùng con gà trống biểu hiện cho người Pháp thay cho hoa “lis”, biểu tượng cho chế độ quân chủ. Mỗi lần đội tuyển đá banh pháp giao đấu, là có màn con gà trống chạy lòng vòng ngoài sân cỏ trước khi hai đội tuyển sáp lá cà.

Xem ra nhà thờ được xây dựng đầu tiên đã bị đập phá. Nhà thờ Chính toà là nhà thờ thứ hai được xây cất tại Đàlạt, sau đó là nhà thờ Lãnh Địa Đức Bà (Domaine de Marie) ở đường Ngô Quyền và Calmette.

Nhà thờ chính toà hay nhà thờ con gà vì có con gà gắn trên thánh giá để báo hiệu hướng gió thổi.

Nhà thờ chính toà được chọn tại địa điểm này khi các hoạch định thiết kế chương trình phát triển Đàlạt được phát hoạ bởi 2 ông Ernest Hébrard và Jacques Lagisquet. Thường các nhà thờ ở Pháp quốc đều được xây dựng tại các trung tâm thành phố, hay giao thông chính. Nhà thờ chính toà nằm trên đường Yersin, đại lộ chính của khu vực người Pháp sinh sống theo các bản vẽ của các kiến trúc sư pháp. Các vùng trên đồi là dành cho người Pháp như đại lộ Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, toàn là nhà to lớn, biết thự của người Pháp.

Phía bờ hồ có con dốc từ Phạm Ngũ Lão chạy lên nối tiếp đại lộ Hùng Vương, tạo ra ngã Ba, quãng trường chỗ nhà thờ chính toà. Phía dưới đồi là dành cho người bản xứ như Phan Đình Phùng, khi xưa được gọi là đường Cầu Quẹo, và Hai BÀ Trưng, Ấp Ánh Sáng, Hà Đông,…

Mình có kể về ngôi trường học đầu tiên tại Đàlạt, là do mục sư Tin Lành thành lập để dạy dỗ con họ khi truyền đạo tại Việt Nam. Năm 1926, mục sư Herbert Jackson đến Đàlạt để xem xét tình hình để truyền giáo, mình đoán là họ nhắm vào người Mọi vì dạo ấy người Kinh chưa đến Đàlạt nhiều.

Có lần mình đến nhà truyền giáo mỹ để học đàm thụ anh ngữ ở đường Yagut, thì thấy đa số là người thượng ngồi nghe giảng. 

Có anh bạn học cũ đi dạy ở Tutra 5 năm sau 75, kể là người Mỹ đến đây truyền đạo, họ ghi viết và in lại thổ ngữ CHu-ru, buồn đời, anh ta lấy học tiếng CHu-ru. Suýt lấy vợ người CHu ru, may tìm lại mối tình đầu của anh ta nếu không ngày nay bận khố như người Chủ-ru.

Nhà thờ Tin Lành ở đường Hàm Nghi mà khi xưa mình hay nghe họ giảng đạo vào cuối tuần qua các loa phóng thanh. Hình như khi ông mục sư giảng thì học phát loa cho cả thị xã Đà Lạt nghe. Đến Noel thì thấy họ treo đèn đủ trò.

Khởi đầu họ có một cơ sở truyền giáo nhỏ ở đường Minh Mạng, ngay tiệm hủ tiếu Nam Vang. Họ ở đó và truyền đạo luôn như trường hợp mình có đến đường Yagut một lần để tập đàm thoại anh ngữ với mấy người mỹ giảng đạo Tin Lành. Hội thánh Tin Lành ra đời tại Đàlạt vào năm 1936 với 20 tín đồ. Họ xây nhà thờ Tin Lành đầu tiên tại đường Hàm Nghi vào năm 1942, sau này các hệ phái khác cũng đến Đàlạt để truyền đạo như Cơ Đốc Phục Lâm,..mình chỉ nghe đến nhưng dạo ấy không rành lắm nên chỉ nhớ mại mại có những hệ phái này. Sang Hoa Kỳ mình mới tìm hiểu thêm về đạo Tin Lành thì rối như canh hẹ. Nhiều hệ phái lắm.

Mình nhớ nhà thờ Tin Lành hay bắt loa phóng thanh giảng đạo vào cuối tuần. Nhà thờ nằm trên đồi Hàm Nghi, xem như cao nhất Đàlạt dạo ấy nên ở phía nhà mình phải nghe hết. Vào lễ giáng sinh thì thấy họ thắp đèn đầy cây trên đồi. Đẹp như sao trên trời.

Đó là những gì mình nhớ mại mại về các nhà thờ chính toà ở Đàlạt khi xưa. Có chị bạn cho biết là tước Mậu Thân, gia dình chị ta ở đường Huỳnh Thúc Kháng, sau đó thì dọn về đường Yersin, góc Bà Triệu. Mình nhớ vườn có cây thông đủ trò.

Nhà thờ tin lành nhỏ ở gần mấy ngôi nhà nghỉ mát của Shell trên đường Yersin . 

Gia đình tôi ở 11 đường Huỳnh Thúc Kháng năm Tết Mậu Thân . Bị pháo kích như điên . Khi đi ra khỏi nhà có thấy lính VC nằm chết rải rác . Sau đó thì nhà bị pháo kích xập luôn .

Con gà weathervane cũng rất phổ thông ở bên Mỹ . 


Đây là bản đồ Đàlạt trước 75 của anh bạn học Chử Nhị Anh vẽ lại.

Cha Louis Leahy của Giáo Hoàng Học Viện Đàlạt

 Sáng nay, anh của tên bạn học cũ, “tag” mình một bài về ông cha Louis Leahy khiến mình thất kinh, nhất là ông Trần Giao Thuỷ lại gửi cho một bài viết của tờ báo Nam Dương, có tấm ảnh nơi chôn cất của vị linh mục này. Mình chỉ tiếc là khi mình ghé thăm Nam Dương, dự đám cưới của con ông thị trưởng Djakarta, không biết cha ở đó để thăm. Hy vọng lần sau đến Nam Dương, sẽ tìm đến thăm ngôi mộ của cha.

Mình không thuộc dạng “nhất chúa nhì cha thứ 3 Ngô tổng thống” nhưng cuộc đời mình bị ảnh hưởng nhiều bởi mấy ông cha, về học hành hay sinh hoạt theo tinh thần kẻ thừa sai.

Trong cuộc đời, có nhiều người mình gặp, quen biết không lâu nhưng lại gây ảnh hưởng rất nhiều cho cuộc sống mình về sau. Cha Leahy là một trong 3 người mình biết ở Đàlạt, đã để lại nhiều dấu ấn, ảnh hưởng trong cuộc đời mình. Người thứ nhất là chú Nhân, hàng xóm, đi Xây Dựng Nông Thôn, kêu mình vào nhà, cho mượn mấy cuốn sách “học làm người” để đọc, đã thay đổi và giúp mình rất nhiều sau này khi ra hải ngoại, học tập kỷ năng.

Người thứ nhì là thầy Lưu Văn Nguyên đã khuyến khích mình đi du học và cuối cùng là cha Leahy.

Mình gặp cha Leahy lần đầu tại đập Đa Thiện, trong Thung Lũng Tình Yêu. Hôm ấy, mình với mấy tên bạn rủ nhau vào Thung Lũng Tình Yêu tắm, thấy một ông Tây đi ngang chào, chỉ có mình đáp lại trong khi mấy tên khác câm như hến. Thường ngày, chúng xổ tiếng tây toa toa moa moa như cái loa phường.

Có lần trong giờ Hoá Học của thầy Thạc, thằng Quang, dân Yersin qua, ở đâu ở đường Hoàng Diệu, xổ một tràn tiếng tây khiến thầy Thạc, chửi cho một trận; kêu gặp Tây thì câm như hến, còn gặp người Việt thì xổ tiếng tây để làm le. Thầy dặn học trò gặp Tây thì xổ tiếng tây còn gặp người Việt thì xổ tiếng việt. Khi ông cha Leahy chào thì mình chào lại như lời thầy Thạc căn dặn, không sợ thằng tây nào hết.

Dạo ấy mình mới tập bơi, lại thấy ông Tây bơi ra hồ rồi giơ tay như Chúa trên thánh giá, không nhúc nhích lại không chìm nên tò mò, hỏi mấy đứa bạn. Mỗi đứa đoán mò nên cuối cùng mình đợi ông Tây vào để hỏi ông ta. Hỏi chuyện thì được biết ông ta là người Gia NÃ Đại, vùng Québec nên mình xổ tiếng tây giọng nước mắm, dù sai vẫn dễ hơn là nói tiếng ăng-lê. Ông ta hỏi mình có biết Suối Vàng hay không, mình nói chỉ nghe tên nhưng chưa bao giờ đến.

Ông ta rủ đi chơi ở đó vào cuối tuần nên nhất trí. Hôm đó, mình đèo thằng Nguyên, chạy theo ông ta, chạy xe gắn máy. Thật ra mình sợ Việt Cộng ở đâu bò ra vì ít khi ra khỏi Đàlạt lắm. Xa nhất là đèo Prenn, hay Thung lũng Tình Yêu.

Tới nơi, mình và thằng Nguyên, lấy ổ bánh mì Vĩnh Chấn, bẻ đôi chia nhau ăn trong khi ông tây, lấy phô mát, bánh mì, jăm-bông đủ trò ra ăn rất thịnh soạn, trải khăn trên cỏ khiến hai thằng mơ đi du học để ăn đồ tây.

Dạo ấy, mình và thằng Nguyên muốn đi du học nên kiếm người Mỹ để thực tập nói tiếng anh nên có lần thấy họ dán quảng cáo thực hành anh ngữ ở đường Yagut nên hai thằng bò lại. Hoá ra là nhà thờ Tin LÀnh do người Mỹ truyền đạo. Vào nghe mấy bà mỹ giảng đạo khiến hai thằng chim dế bay bổng, sợ quá không dám trở lại.

Sau này mình gặp lại thằng Nguyên ở Ottawa, nó vẫn nhắc đến. Hôm ấy bà mỹ giảng về Phục Sinh, chúa Giê-Su chết đi rồi 3 ngày sau, chúa sống lại khiến hai thằng nhìn nhau chới với. Ai ngờ, sau này, nó lấy vợ theo đạo Tin Lành, muốn con nó trở thành mục sư. Kinh

Trong buổi picnic ở Suối Vàng, ông cha đề nghị mỗi tuần gặp nhau một lần để đàm thoại. 30 phút đầu anh ngữ và 30 phút sau Việt ngữ. Hai thằng đồng ý, thằng Nguyên có hôm đi, có hôm không nên sau này mình hay rủ mấy tên khác đi theo.

Gặp ông cha ở Giáo Hoàng Học Viện vào mỗi thứ tư vào lúc 2 giờ chiều. Ông ta cho mình xem mấy tờ báo Đài Loan, viết về ông ta và một ông cha khác, đạp xe đạp đi vòng quanh đảo này rồi ông kể đời sống bên Đức, đủ trò. Mình hỏi ông cha đi như vậy ở nước lạ, không sợ. Ông ta kêu không và kể những chuyến du hành và các nước đang cư trú để học và dạy học của ông ta. Sau này, mình cũng bắt chước ông ta lang thang, giang hồ khắp Âu châu, và Bắc Phi châu rồi cũng đi làm tại nhiều quốc gia khác nhau. Cũng có báo địa phương đăng hình bú xua la mua.

Ông ta dạy mình đọc sách nhanh vì lên đại học cần phải đọc sách nhiều. Rồi ông ta dạy mình tiếng đức khi không có thằng Nguyên. Ông cho biết muốn biết và hiểu rõ về triết học tây phương thì phải học đức ngữ. Mình chả hiểu gì hết cứ gật đầu u chau u chau, để ông ta dạy miễn phí. Gia đình mình có mời ông cha đến nhà ăn cơm. Dạo còn ở Đàlạt, mình có học nhật-ngữ tại trường Việt ANh, hội việt Mỹ, rồi lại theo ông cha Leahy học đức ngữ.

Di ảnh của cha Louis Leahy, giảng viên Giáo Hoàng Học Viện Đàlạt 

Mình không nhớ ông ta biết bao nhiêu ngoại ngữ, và sinh sống tại bao nhiêu nước nên sau này, mình bắt chước, học thêm sinh ngữ. Dạo ở Paris, trong tuần mình nhớ ông ta nói là biết thêm một ngoại ngữ là thêm một văn hoá nên đi học thêm tiếng ý, ai ngờ sau này lại làm việc tại Ý Đại Lợi, suýt chút nữa là nhận nơi đây làm quê hương, rồi học tiếng Tây BAn Nha. Dạo ở Thuỵ Sĩ vùng đức ngữ, mình được hãng trả tiền học thêm đức ngữ nên cứ học và học. Rốt cuộc chả ngoại ngữ nào mình thạo cả. Chán Mớ Đời 

Trong các buổi đàm thoại với ông cha, ông ta hay hỏi về văn phạm việt ngữ khiến mình như bò đội nón. Chỉ biết trả lời là quen nói như vậy. Tiếng việt cũng không thông, ông ta còn giỏi tiếng Việt hơn mình. Chán Mớ Đời. Có lần mình dẫn tên Đinh Anh Quốc đến, ra về, tên này kêu “xin phép mày cho tao chửi thề một phát; “Địt mẹ ông này giỏi quá”. Ông cha hỏi văn phạm việt ngữ khiến mấy thằng ngọng, không trả lời được.

Quen ông ta được gần 2 năm thì mình đi tây. Trước khi đi tây thì mình có giới thiệu vài người cho ông ta, để học đàm thoại. Dạo ấy, nghe ông ta kể gia đình ông ta , ở Gia NÃ Đại, vào mùa đông bay xuống FLorida ở khiến mình như ngỗng ị. Sau này sang New York thì mới hiểu là mùa đông lạnh thì bố mẹ ông ta già, hay người miền bắc mỹ, hay xuống vùng Florida, để trốn cái lạnh mùa đông. Ở Florida, có nhiều người mua Mobile Home để mùa đông, xuống đó ở 3, 6 tháng rồi mùa xuân bay về miền bắc. 

Giáo Hoàng Học Viện Đàlạt, theo mình là một công trình kiến trúc khá đặc sắc của Đàlạt khi xưa. Được xem là khá nhất Đông Nam Á trước 1975.

Mình có gú gồ về giáo hoàng học viện, đọc những tin tức về cha Leahy, có đọc bài cha viết mà ngày xưa không hiểu, thấy cha ở Nam Dương, có email nhưng không thấy hồi âm, sau này được biết cha đã qua đời. Hôm nay, đọc được bài về ông cha, đã gây ảnh hưởng khá nhiều trong cuộc đời mình, dù chỉ quen đâu gần 2 năm tại Đàlạt.

Hy vọng lần sau về Việt Nam, sẽ ghé lại Nam Dương thăm mấy người bạn, sẽ đi tìm viếng thăm ngôi mộ của cha như để cảm ơn người đã khai sáng mình về tư duy, làm giàu thêm cho kiến thức của mình cũng như có nhiều trải nghiệm về cuộc đời. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Người cha anh hùng

 Chúc các bác một ngày từ phụ vui vẻ.  

Trong tuần, mỗi tối mình đi tập võ, cuối tuần đi câu lạc bộ thể thao với đồng chí gái. Mình bơi trong khi đồng chí gái tập kickboxing hay zumba. Nhìn đồng chí gái tập đấm đá làm mình lo ngại nên ở nhà không dám làm trái ý vợ, sợ bị đòn như trong phim "Enough is Enough".

 

Khi bơi, mình thường gặp hai hình ảnh rất đẹp về "người cha anh hùng". Một người gốc Pakistan, dẫn người con trai bị bệnh tâm thần vào bơi. Ông ta hay đứng mĩm cười, nhìn con tung tăng vùng vẫy trong nước. Sau đó, vào phòng tắm, dưới vòi sen kỳ cọ, tắm rửa cho con. Mình không dám gợi chuyện, chỉ đứng xa xa nhìn bức ảnh hiện thực về tình phụ tử mà mình từng ước mơ thời bé được ông cụ chăm sóc.

 

Tranh ảnh thường có nhiều đề tài về mẹ và con, ngay cả chữ Tàu cũng ghép chữ Mẹ và Con thành chữ Hảo . Có lẻ do ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo với các hình ảnh thiên thu; đức mẹ Maria ôm khóc Chúa Giê Su chết cho nhân loại như bức tượng La Piéta của Michelangelo,…hay người con bị ràn buột bởi cuống rốn nối liền với người mẹ.


Chủ nhật, trong khi con sinh hoạt hướng đạo, vợ chồng mình đi câu lạc bộ gần đó để bơi thì thường thấy một người đàn ông gốc Tàu, ra hồ bơi để dành chỗ, sau đó có một cô huấn luyện viên đưa cô con gái bị bệnh ra bơi. Cô con gái bị khuyết tật nên phải ngồi xe lăn. Ông bố đứng trên bờ, nói nhỏ nhẹ để động viên cô con gái tập bơi với huấn luyện viên.

 

Tuần nào mình cũng thấy hình ảnh của hai "người cha anh hùng", thương con, bỏ cả buổi sáng để chơi, chăm sóc người con tật nguyền nên thường cám ơn Trời Phật đã cho vợ chồng mình hai đứa con lành lặn, thông minh như mẹ chúng. Hoạ sĩ Bé Ký chuyên vẽ tranh về hình ảnh người mẹ và con. Theo chữ Hán, hai chữ mẹ và con hợp lại thành chữ Hảo. Hoạ sĩ Bé Ký mồ côi cha mẹ sớm nên khắc khoải về người mẹ. Hồi nhỏ thường nghe nói rằng; ra đường gặp đàn bà có bầu là hên, có lẻ do chữ Hảo. Không biết nếu gom hai chữ cha và con thì theo chữ hán có nghĩa gì?

 

Trong văn hoá VN hình như chỉ nói, đề cao đến tình mẫu tử, tình thương của mẹ như bài ca bất tử "lòng mẹ" của nhạc sĩ Y Vân, bài thơ "bông hồng cài áo" của ông Nhất Hạnh,... Ít khi nghe nói đến tình phụ tử, ngoài câu "công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Có thể các nghệ sĩ, đa số là đàn ông nên hay nói về người mẹ hơn? Hay vì đất nước bị chinh chiến quá lâu trong lịch sử, nhiều thế hệ đàn ông phải ra trận nên ít có thời gian sống bên cạnh vợ con nên người mẹ phải gánh vác thêm vai trò của người cha vì "con không cha như nhà không nóc".

 

Có lần, một cô em nói với mình; tuy không muốn so sánh tình thương dành cho ông bà cụ nhưng cô thương bà cụ nhiều hơn. Một cô em khác kể, hồi nhỏ đi học thấy bạn học được cha chăm sóc nên cũng thèm được gặp mặt bố, có cha bên cạnh. Dạo đó, ông cụ mình đang ở trại cải tạo nên mấy đứa em mình lớn lên không thấy mặt cha trong vòng 15 năm. Khi ông cụ về thì chúng đã lớn, ra riêng nên thiếu vắng bóng cha trong những năm tháng ấu thơ. Có lẻ vì vậy, từ nhỏ mình và mấy người em, chỉ có bà cụ để nương tựa nên thương mẹ hơn. Dạo mình còn ở nhà thì sau cơm tối, ông cụ đi uống cà phê với bạn, hay đến sở để kiểm soát nhân dân tự vệ canh gác nhà máy, sợ Việt Cộng phá hoại đến gần giới nghiêm mới về nhà cho nên tuy sống chung nhà, mình và mấy đứa em ít có dịp tâm sự với ông cụ.

 

Mình sinh sống tại Đà Lạt 18 năm nhưng chỉ sống có 9 hay 10 năm với ông cụ. Hồi nhỏ thì ông cụ còn trong quân đội. Khi giãi ngủ thì có sống với ông cụ 1 năm sau đó ông cụ bị đỗi lên Ban Mê Thuột đến gần Mậu Thân mới trở lại Đà Lạt. Dạo ấy, ông cụ còn trẻ, học chữ Nho, rất liêm chính nên không ăn hối lộ, không nhận chia chát của các đồng nghiệp nên bị họ cố tình vu oan để bị thuyên chuyển. Bố Phạm Thành Nguyên kể cho mình: khi thanh tra từ Saigon lên thì các người làm chung cơ quan, bỏ cây thuốc lá 555, rượu tây trong hộc bàn của ông cụ nên bị đổi đi xa, ở Ban Mê Thuột. Khi ông cụ được chuyển về lại Đà Lạt thì mình bắt đầu lớn nên không gần ông cụ lắm. Mình không có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu với ông cụ ngoài những trận đòn. 

 

Sau này có con, mình không muốn chúng thiếu thốn hình ảnh người cha như mình khi xưa nên đi làm về, chỉ muốn giúp con học, làm bài tập, hướng dẫn chúng chơi thể thao, nấu ăn cho con, lo điểm tâm buổi sáng và cơm trưa khi đi học. Mùa đông khi đưa con đi bơi, phải ngồi ngoài trời, mưa gió để xem con tập bơi, tuy lạnh nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc vì có con để chăm sóc, chia sẻ niềm vui khi con đoạt huy chương hay an ủi con không phá kỹ lục cá nhân, của đội bơi,... 

 

Tối mình đọc sách, kể chuyện VN, đời xưa, kiếm hiệp, Tam Quốc Chí, Hạng Võ Tranh Hùng, Đông Chu Liệt Quốc,.. cho hai đứa con trước khi đi ngủ. Có lần mình đi học ban đêm về khuya, thấy hai đứa con nằm ngủ trước cửa phòng của mình, đợi bố về đọc truyện, hôn lên trán nên từ dạo đó đi đâu, mình phải về trước 9 giờ tối để đọc truyện cho con.

 

Có lần vợ đi công tác 4 tuần ở New York, mình hỏi con Bé có nhớ mẹ không thì rất ngạc nhiên về câu trả lời. Con Bé nói nhớ nhưng thật ra trong ngày, nó gặp mặt mình nhiều hơn là mẹ nó khiến mình phải báo động với đồng chí gái để xử lí vấn đề này. Sáng chúng đi học thì đồng chí gái còn ngủ, chiều khi đồng chí gái về thì chúng đã ăn tối và đang làm bài tập sau khi tập bơi hai tiếng. Có lần đồng chí gái dậy sớm để chào con Bé trước khi đi học, lăng xăng đem cái cặp của con ra xe nhưng nó vùng vằng như mình khi xưa, khi được bà cụ chăm sóc. Trong xe mình phải giải thích cho con Bé là không nên làm như vậy. Mình hiểu tính nó hơn mẹ nó. Khi bơi về, mình vẫn để nó vác hai cái sắc đựng đồ bơi và trợ cụ thể thao, đem ra xe.

 

Cuối tuần mình ráng kéo gia đình họp mặt, ăn uống để có thời gian đả thông tư tưởng với nhau. Mình đọc ở đâu, nói rằng, giờ tan học là lúc dễ đả thông tư tưởng với con vì chúng mới tan học nên có những gì điều muốn kể cho một ai đó nghe nên mỗi lần đón con là mình phải hỏi con xem trong ngày ra sao. Làm ăn của mình bị lệ thuộc và giờ giấc của con nên sau 2 giờ chiều thì coi như hết làm việc, chỉ dành thời gian sau đó cho con nên phải thức dậy sớm từ 4 giờ sáng để làm việc. Dù chúng có bằng lái xe, thay vì mua xe cho chúng như đa số bố mẹ ở Cali để khỏi đưa đón nhưng mình vẫn cố gắng đưa đón con để có thì giờ đả thông tư tưởng với con. Nay thằng con đầu đi học xa nên chỉ còn cô con gái nên thư thả hơn.

 

15 năm trước có người rao bán 5 mẫu đất cách nhà khoảng 2 tiếng lái xe. Thành phố cho phép mình xây 40 căn nhà. Mình tính xây xong thì cũng lời $50,000.00/ căn nên tính dọn lên đó, để gần công trường nhưng nghĩ con còn nhỏ. Sau 3 hay 4 năm chỉ gặp con vào cuối tuần thì khi xây và bán xong 40 căn nhà thì tuy có tiền nhưng con mình lại nối gót con bà Thiếu Phụ Nam Xương, chỉ cái bóng khi đêm về, kêu là bố thì mệt nên mình quyết định không thực hiện dự án xây nhà. Ngày nay, mình cám ơn đồng chí gái đã chấp thuận sống bình dị, cùng một lứa bên trời lận đận, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống giản dị thường nhật.

 

Có lẻ kỷ niệm về ông cụ mà mình nhớ mãi là lúc chia tay nhau ở phi trường Tân Sơn Nhất, trước khi đi tây. Ông cụ chỉ nói được: " Từ nay con tự quyết định, tự đinh đoạt, Ba Má ở xa" rồi bật khóc. Có lẻ đó là lần đầu, mình thấy ông cụ khóc thật sự trước đám đông. Gần đây, mình có liên lạc được với anh của người bạn học cũ Đàlạt xưa, anh ta kể là sau khi mình đi du học, có lần anh ta gặp ông cụ mình lên nhà anh ta, nói nhớ mình quá.

 

Sau này, không được trao đổi thư từ với ông cụ trong thời gian 15 năm ông cụ ở trại cải tạo cho nên sự liên hệ của mình với ông cụ không được bồi dưỡng nghiệp vụ làm con. Mỗi lần gọi điện thoại về VN thì mình nói chuyện với bà cụ nhiều hơn vì ông cụ bị lãng tai nên trong điện thoại khó nghe. Sau này, con mình đi học xa, bên âu châu hay á châu, gọi điện thoại cho mẹ chúng thì mình cũng chỉ đứng bên cạnh để nghe, hai mẹ con nói chuyện đủ vui tương tự ông cụ mình khi xưa.

 

Thói quen của 15 năm trong trại cải tạo vẫn còn nên có mua cho ông cụ máy trợ thính nhưng ông cụ sợ tốn pin nên không sử dụng. Nghe kể ông cụ chắt chiu từng cái lưỡi lam để cạo râu, bàn chãi đánh răng,... thì thấy thương "người cha anh hùng" của mình, bị phe thắng cuộc đày đoạ sau cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.

 

Trong bản nhạc "papa" của Paul Anka có câu " your children will live through you". Mình quan sát mấy đứa con thì nhận thấy: chúng có những tính, suy nghĩ cũng gàn gàn, bướng bướng như mình thì nghiệm lại những đức tính di truyền đó mình thừa hưởng từ ông cụ. Mỗi tối cả nhà tập Trạm Trang Công trước khi đi ngủ. Khi mỏi thì vợ ngưng nhưng hai đứa con vẫn kiên trì, có lần con bé khóc, mẹ nó bảo ngưng nhưng nó vẫn quyết đứng cho xong 15 phút khiến mình mĩm cười. Hổ phụ sinh hổ tử. Bọn chúng hay nói chuyện với mình về chính trị, kinh tế, văn chương tây phương. Mình nhờ khi xưa học trường tây, sau này sang Tây học về Mỹ Thuật nên biết nhiều về địa lí, lịch sử tây phương hơn đồng chí gái nên khi làm bài tập chúng đều hỏi mình.

 

Mình quen đọc sách báo từ nhỏ vì ông cụ mua báo hàng ngày. Khi giãi ngủ thì ông cụ đi học thêm ban đêm để thi bằng tiểu học để được vô ngạch. Sau này mình và mấy cô em gái cũng chịu khó đi học đêm thêm, thừa hưởng tinh thần cầu tiến của ông cụ. Trong nhà chỉ có một cô em làm cán bộ nhà nước, ty thuế vụ, thừa hưởng cái tính liêm chính của ông cụ nên nghèo, tuy giỏi nhưng vì lí lịch gia đình nên không được thăng chức, nhưng tổ trưởng hay giao đi công tác ở các thành phố xa để kiểm toán các công ty lớn, cần cán bộ có trình độ cao.

 

Có lẻ thời gian 15 năm, ông cụ ở trại cải tạo là thời gian mình nhớ và nghĩ đến ông cụ nhiều nhất. Khi ăn một bửa cơm ngon ở trời Tây thì nghẹn ngào khi nghĩ đến ông cụ trong trại cải tạo, đang chịu đựng sự trả thù của chế độ mới hay đàn em 10 đứa lầm than ở VN. Dạo đó có bản nhạc của Việt Dũng rất thịnh hành "Một chút quà cho quê hương" càng khiến mình te tua khi nghĩ về gia đình, quê hương. Mình đọc cuốn "trại Đầm Đùm" nhiều lần để mường tượng đến không gian mà ông cụ đang thoi thóp, mỏi mòn trên quê hương khốn khổ, hay hát "Ai về xứ Việt", thơ của cô Minh Đức Hoài Trinh, người dạy mình đàn tranh, được Phan Văn Hưng phổ nhạc. 

 

---- 

Ai đi về xứ Việt, thăm dùm ta người ấy ở trong tù

Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc

Thay dùm ai màu trời Ngục âm u

Bố của ta ơi! Bao giờ được thả?

Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi?

Được lắng nghe tiếng chim cười?

Đến bao giờ? Đến bao giờ....

 

Sau này mình không đụng đến cái đàn vì những bài hát hoài cố hương, nhớ gia đình khiến mình chán nản, không thiết làm gì nên tránh các sinh hoạt của người Việt để chú tâm học cho xong. 

 

Có nhiều người sống vài năm trong trại cải tạo, viết sách kể về những năm tháng tù đày trong Quần Đảo Ngục Tù nhưng mình không thấy ông cụ nói gì về những năm tháng trong trại. Hình như ông cụ không muốn nhắc lại những tủi nhục của những năm tháng đoạ đày, trong sự trả thù, hả hê của kẻ chiến thắng. Như con thú bị thương chỉ muốn tìm một chỗ yên tịnh để tự hàn gắng vết thương. Cũng có thể đời sống 15 năm trong trại cải tạo, sự trả thù của quản giáo, kiểm điểm, sợ bị ăng ten chỉ điểm nên ông cụ quen dấu kín những suy nghĩ riêng tư, không cho người khác biết.

 

Mình nhớ lần đầu về VN, sau khi nghe tin ông cụ được thả. Mình bay về VN để thăm vì nghe nói khi họ thả là coi như gần chết. Tuy không muốn về nhưng phải khắc phục, bay về gặp ông cụ để sau này không ân hận như khi xưa ông cụ không gặp được ông nội sau 27 năm. Khi gặp ông cụ ốm gầy, đôi mắt vẫn sáng quắt như xưa. Ông cụ chỉ nói được câu: " sao giống Nhật Bổn thế". Ông cụ thích ăn m&m, khi hết thò tay lấy thêm một gói nữa thì cô em út kêu "7,000 đó Ba" khiến ông cụ hốt hoảng rút tay về như người bị phỏng nơi bếp. "Thế à" ngắn gọn như một người thất chí chấp nhận số phận nghiệt ngã mà ông trời dành cho mình. Mình vội nói cứ để ông cụ ăn. Có lẻ đó là giây phút đẹp, bức tranh hiện thực nhất nhìn ông cụ ăn kẹo m&m như đứa bé được thưởng kẹo.


 

Mình nghe mấy ông chú họ ở quê kể ; ông cụ không muốn làm ruộng, lại muốn giang hồ, đi đây đi đó nên đăng lính Ngự Lâm Quân của vua Bảo Đại. Có lần về quê thăm nhà, buổi chiều đi trên đê, nghe tiếng huýt sáo, kêu gọi nhau trên núi nên nghi ngờ. Tối đó nhóm du kích bao vây nhà, ông cụ chỉ kịp thưa bà Nội "con đi" rồi leo hàng rào nhà bên cạnh, băng ruộng trốn thoát vào nam. Ông bà Nội đinh ninh là ông cụ bị du kích giết đêm đó rồi thủ tiêu xác nên lấy ngày đó làm ngày giổ của ông cụ. May quá, ông cụ tránh được kết cuộc của “Người Anh Vĩnh Bình” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, hàng xóm của mình ở Đàlạt xưa.

 

Sau 75, khi nhận thư của ông cụ gửi về quê, ông bà Nội mừng quá vì tưởng bị tuyệt tự nay nghe nói có đàn cháu 10 đứa. Ông cụ mình có hai người em trai; một người bị Tây giết trên đường đi học về khi mới 15 tuổi còn một người đi bộ đội bị B52 dập chết trên đường vào Nam. Sau ông cụ bị bắt nên không có cơ hội về thăm quê, ông Nội mình vào Nam nhưng chế độ mới không cho gặp mặt. Sau đó, ông Nội về quê rồi mất, không gặp lại người con trưởng xa cách trên 27 năm. Mình may mắn hơn ông cụ là được gặp lại người cha sau 20 năm cách xa. Sau này mình có dịp về thăm quê Nội thì phải cám ơn ông cụ đã thoát ly, bỏ lại làng quê vào nam vì nếu không cuộc đời mình chắc sẽ có một kết cuộc khác.

 

Mình không biết mặt ông bà Nội nên có mời hai ông bà cụ sang Mỹ chơi để gặp cháu Nội, sau này có đem tụi nó về thăm quê Nội. Nói với chúng là nếu ông Nội không thoát ly cuộc đời làm nông dân thì có lẻ ngày nay bố con mình cũng làm ruộng như mấy người bà con. Ngồi ăn cơm, ruồi nhặng bay đen đặc, ngoài sân có mấy ụ rơm thối mùi phân. 

 

Có người trách ông cụ là dại. Trước 75, ông cụ là đoàn trưởng Nhân Dân Tự Vệ, ngày Đàlạt bỏ ngỏ, ông cụ chôn dấu súng của các đoàn viên. Sau này, các người làm dưới quyền ông cụ là Việt Cộng nằm vùng, nên dụ ông cụ tổ chức phục quốc, chống chế độ bị bắt lên án 18 năm tù nhưng mình vẫn phục ông cụ, người cha anh hùng, làm người chân thật. Như bài Thơ "Lời Mẹ dặn" của nhà thơ Phùng Quán.

....

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi 

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã 

Bút giấy tôi ai cướp giật đi  

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá. 

 

Cuộc đấu tranh vô vọng như Kinh Kha sang Tần của ông cụ tuy ngắn ngủi nhưng để lại dấu ấn, hậu quả khá sâu đậm cho đàn con. Các em mình học khá nhưng vì lí lịch nên không được học tiếp đại học trong khi con cán bộ được ưu tiên dù dốt. Không được đi học nên mấy đứa em, đứa đi học thợ may, đứa học thợ rèn, đứa đan len,... Như nhà văn Albert Camus từng nói: "Khi một thiếu số, nhân danh công lí nổi dậy đấu tranh thì vô hình trung tạo nên một sự bất công khác.." Mình có một người em rễ vì lấy con gái của nguỵ quyền thêm phản động nên bao nhiêu năm được bầu làm đối tượng đoàn nhưng không thể nào được kết nạp vào Đảng dù gia đình hắn "Hồng 3 đời " có công với Cách mạng, được giấy khen của ông Hồ. 

 

Người Việt mình hay giữ các cảm xúc riêng cho mình, không để lộ ra ngoài, khác với người ngoại quốc, cho nên cha con lâu ngày gặp nhau thì qua ánh mắt trao cho nhau có thể nói lên những nổi nhớ, vui mừng khi hội ngộ. Mình hi vọng hè năm tới về thăm, luôn tiện tổ chức 60 năm đám cưới cho ông bà cụ, sẽ hỏi thêm về những trải nghiệm cuộc đời ông cụ. Tuy không nói ra nhưng qua ánh mắt, mình biết ông cụ rất vui khi gặp lại mình, hãnh diện về những thành tựu của mình. Những hi sinh của ông cụ, những đoạ đầy mà ông cụ đã chịu đựng trong suốt 15 năm trong tù, hy sinh đời bố để củng cố đời con cháu đã không bị lãng phí.

 

Có dạo mình hay hát bản nhạc "Anh Tôi" của Văn đoàn Lam Sơn, tổng hội sinh viên Paris nhưng mình đổi lời thành "Cha tôi". Có lần mình hát và đánh đàn chung với Chử Tam Anh trong đêm Văn nghệ ở M.I.T.

 

Cha tôi đã lớn lên trong niềm cay đắng

Tai tuổi thơ vang tiếng bom người Mỹ

Nay bàn chân xích gông xiềng Nga Tàu...

 

Cha tôi đã ước mơ những ngày tươi sáng

Mơ ngày mai sẽ sống đời tự do

Mơ cuộc sống sẽ thoát vòng lao tù...

 

Cha ơi! Đã có con lên đường thay cha

Con đường sáng chan chứa bao tình thương

Con đường mới dắt ta về tình người

Có có có có con

Có con đi xây niềm thương

Có con đi xây tình người...

ĐI XÂY TÌNH NGƯỜI!

 

Sơn đen

Đàlạt qua hình ảnh xưa #6

 Tuần này, mình tải một số hình ảnh đường Mình Mạng của Đàlạt xưa. Theo mình là con đường tượng trưng không gian Đàlạt xưa. Đường nhỏ, chỉ chạy một chiều, theo kích thước của các thành phố nhỏ ở Pháp. Đường Duy Tân trước kia cũng chỉ có một chiều, sau 1948 họ mới nới rộng đường cho chạy hai chiều nên không gian hơi loãng.

Đây là góc nhìn đầu đường Minh Mạng, chụp trước khu rạp Hoà Bình. Tiệm đầu tiên là Đức Xương Long, mà mình có gặp lại con trai tên Huỳnh Quốc Lương, hiện sinh sống tại Úc Đại Lợi. Bên cạnh là tiệm Viễn Xương Long, không nhớ bán hàng gì, chắc tạp hoá, rồi đến Lưu Hội Ký, bán vật liệu xây dựng. Xuống chút nữa là tiệm của bà Tư Bổ. Khi xưa, bà này mướn chung tiệm Hiệp Thạnh ở đường Minh mạng, phía dưới một chút. Sau này tiệm Hiệp Thạnh dọn về số 11 Duy Tân.

Hình như hình chụp cuộc rước lễ Phật Đản, trước Mậu Thân vì sau vụ tổng công kích này thì Đàlạt đã thay đổi khá nhiều, với giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng nên các hoạt động, sinh hoạt cộng đồng bị giới hạn.

Cũng đầu đường Minh Mạng nhưng cận cảnh, thấy tiệm thuốc Bắc Bội Sanh. Trước đó là tiệm Lưu Hội Ký. Bên tay trái, tiệm vàng Kim Thịnh bị tấm bảng chỉ đường che mất, thấy tiệm Anh-Võ, rồi tiệm chụp hình Đại Việt, nơi mình để dành tiền 2 năm để mua cái máy chụp hình tí hon, được một tuần thì bị thiên hạ ăn cắp. Chán Mớ Đời 

Hình này chụp trước tiệm thuốc bắc Bội Sanh. Thấy ông tàu hớt tóc của tiệm cắt tóc Hongkong chi đó. Bên tay trái, tiệm Anh Võ bán tạp hoá, khá lớn vì chiếm hai gian. Hình như có thấy mấy tĩnh nước mắm Phan Thiết.

Đầu đường Mình Mạng nhưng chụp phía bên tay trái. Cận cảnh là tiệm bán đồ vật liệu xây dựng, tên Thiên Thai thì phải, kế đến là tiệm vàng Kim Thịnh, của gia đình Nguyễn Văn Biểu, học chung với mình khi xưa. Thấy chiếc xe ba bánh mà thiên hạ hay dùng để chở đồ, khá thịnh hành khi xưa.

Hình này thấy rõ hơn tiệm vàng Kim Thịnh, tiệm thuốc bắc Bội Sanh, tiệm vàng Bùi Duy Chước.


Hình này chụp trước tiệm Anh Võ, thấy góc đường Tăng Bạt Hổ ngang. Đầu đường là tiệm bà Tư Bổ thì phải. Lâu quá không nhớ rõ. Bên kia đường là tiệm vàng của ông Bùi Duy Chước, bố của bà Bùi Thị Hiếu, ngay góc Tăng Bạt Hổ và Khu Hoà Bình. Nghe nói ông Bùi Duy Chước là người làng Kế Môn, như gia đình Huỳnh Ngọc Ánh, Bùi thị Hoa. Ông là người mở tiệm vàng đầu tiên tại Đàlạt. Ông đi buôn vàng ở xa. Nghe kể người con gái, Bùi Thị Hiếu, học được nghề làm thợ bạc của ông, sau này mở tiệm vàng riêng và cầm đồ ở khu Hoà Bình, đường Hàm Nghi, ngay góc Tăng BẠt Hổ. Ông BÙi Duy Chước qua đời ở tuổi 50. Nghe Huỳnh Ngọc Ánh kể là bố anh chàng là đệ tử của ông Chước. Sau này mở tiệm vàng.

Bà Bùi Thị Hiếu quen với mẹ mình từ thời còn Tây. Bà ta có dặn em mình ở Tây là khi mẹ sang thì nhắn bác. Về Đàlạt, bà có ghé thăm bà cụ mình. Sau này, hình như bà ta qua đời khi về thăm Đàlạt. Con trai của bà có liên lạc với mình qua Facebook.

Chỗ tiệm vàng này, ban đêm có bà Bảy Quốc, khi xưa bán cá dưới chợ, sau này bán sữa đậu nành hàng đêm ở đây. Lâu lâu có tiền, bò ra đây, uống ly sữa đậu nành và cái bánh da lợn hay bánh chuối của bà là hết sẩy. Nghe nói con gái của bà nối nghiệp sau này.

Nếu mình không lầm thì bên cạnh tiệm vàng là tiệm may Hoàng Nho. Dạo đó hai tiệm may nổi tiếng là Văn Gừng và Hoàng Nho. Sau này thì có hai anh chàng Sơn và Tánh, ở dốc Hai BÀ Trưng thay thế. 

Đi xuống đốc chút nữa thì thấy tiệm Hiệp Phát, hình như bán vãi, quen với mẹ mình những không nhớ rõ lắm. Sau đó là đường Nguyễn Biểu, có một tiệm bán kính mà mình hay đến đây mua. Nhà hay bị bể kính nên mình đo xong đến đây đặt mua kính mới, đem về gắn lại. Mình nhớ lấy mấy cái Đinh nhỏ, đóng khe khẽ để tránh cho kính rớt. Khi xưa, họ dùng thạch cao để trét nhưng khi mình sửa thì không có nên chỉ đóng Đinh nhỏ. 

Tiệm này họ lấy cái kéo mà người ta kêu có kim cương chi đó, lấy cái thước rồi chấn, kéo cái rẹt rồi bẻ kính bể, tách đôi nghe cái tách. Kinh

Xa xa thấy tiệm sửa radio, truyền hình Công Đồng, ông chủ người Bắc. Hình như ông cụ mình mua cái máy chạy đĩa hát ở đây. Bên cạnh là tiệm tàu mà mình hay mua lồng đèn maze Chợ Lớn .


Hình này cho thấy chỗ sau lưng bà đội cái thúng, có cái quán chè Mai Hường, bên cạnh là tiệm may Văn Gừng, con trai tên Trần Văn Phong, học chung với mình, nay ở Úc Đại Lợi. Xa xa cùng dãy, có tiệm uốn tóc Bạch Cung thì phải. 2 tiệm uốn tóc này thuộc gia đình bà Giáo Trình. Bà cụ mình hay đến đây làm tóc khi đi ăn cưới.


Chỗ này là khúc đầu hẻm của Nguyễn Biểu, Dốc Nhà Làng. Thiên hạ bán đủ trò như bắp nướng nhất là món bánh căn. Bà bán bánh căn dưới chợ ngay hàng thịt, bổng nhiên bò lên đây bán, nổi tiếng đến giờ. Hình như chỗ này, trước 75, có mở quán chè. Mình có ghé đây ăn một lần với thằng BI, hàng xóm, đối tượng của hắn và Tí Chị, em của hắn. Nghe nói chị Tí Chị đã qua đời.

Phía bên kia đường thấy tiệm giày Mỹ Hưng, mướn nhà phía dưới của ông Tư, anh của mệ ngoại mình. Phía trên là gia đình dì Bơn mướn. Sau này ông Tư hỏi bà cụ mình mua nhưng không hiểu sao, lại không mua. Chắc tại ông đòi 1 triệu, trong khi số 13 đường Duy Tân cũng đòi 1 triệu, lại 3 tầng, lớn hơn. Cuối cùng bà cụ không mua lại xây nhà, khiến mình lại vào con đường học kiến trúc rồi xây nhà cho thiên hạ.

Mình nhớ hay vào nhà dì Bơn chơi, hay đứng trên balcon, nhổ nước miếng xuống khách bộ hành. Kinh. Hình như bên cạnh có tiệm bán cà phê, vì mỗi lần đi ngang mà họ rang cà phê là thơm nức nở. Tiệm này có cô con gái học Bùi Thị Xuân, học Hội Việt mỸ với mình khi xưa. Khoá đó mình thi rớt vì cứ nhìn cô nàng hoài. Chán Mớ Đời. Con gái tiệm vàng Kim Thịnh, cho hay tiệm cà phê này tên Meilleur Goût. 


Đi xuống thì gặp ngay ngã ba Tăng Bạt Hổ. Tiệm này ngay góc, có hai tiệm. Phía dưới là quán hủ tiếu Nam Vang tên gì không biết vì chưa bao giờ ăn. Cửa ra vào thuộc đường Minh Mạng Phía trên là tiệm chè Vọng Nguyệt Lầu, cửa ra vào ngay Tăng Bạt Hổ. Bên phải nhà một tầng, màu trắng, là nhà của Đào Văn Quý, học chung với mình khi xưa. Giữa nhà hắn và tiệm chè, có một cầu thang đi xuống động chị em ta. Tên Quý này hay kể tên mấy tên học ở trường, bò xuống đây, tìm động hoa vàng. Mình có gặp anh chàng khi về thăm Đàlạt lần đầu. Sau này, ông cụ mình cho hay không thấy anh chàng nữa. Học rất giỏi khi xưa, đậu tú tài pháp với mention assez bien. Việt Cộng vô chạy xe thồ. Chán Mớ Đời  

Ngày nay, họ sơn màu đỏ tiệm này, trông rất phản cảm.

Mình nghe con gái của tiệm hủ tiếu kể; sau 75, có ông đặc công Việt Cộng kể với mẹ cô ta là khi xưa, ông ta được lệnh đem mìn trong gà-mèn đến mua mì để đặt nổ mìn, giết sĩ quan Võ Bị, cuối tuần ra phố, đến đây ăn. Hôm đó thấy chị em cô ta chơi trước cửa tiệm nên ông ta không bỏ lại gà mèn. Chủ tiệm hủ tiếu này cũng là chủ nhà nghỉ Sàigòn đối diện, bên cạnh tiệm bi-da Hồng Ngọc.

Nghe vụ này khiến mình vẫn còn thắc mắc về cái đồng hồ trong xe của ông cụ. Một sáng, mở cửa xe của ông cụ thì nghe tiếng tích tách đồng hồ nhưng không biết ở đâu. Hai cha con cứ mò mò đến khi một tên lạ mặt, xuất hiện rồi thò tay móc cái đồng hồ nơi trần xe, tường như hắn để trong đó, rồi bỏ đi. Hai cha con đứng nhìn xem như Từ Hải.


Chỗ này chụp ngay góc Tăng Bạt Hổ, trước cửa tiệm Nguyệt Vọng Lầu. Theo cô con gái của lữ quán Sàigòn và tiệm hủ tiếu Nam Vang thì xe Traction là của bố cô ta. Chỗ chiếc xe van Volkwagen đậu là nhà của ông luật sư nào ở Sàigòn, còn bên cạnh phòng ngủ Sàigòn là tiệm bi-da Hồng Ngọc, nơi mình nướng tiền chơi banh-bàn khá nhiều.



Hình ảnh do con gái nhà nghỉ Sàigòn và tiệm hủ tiếu Nam Vang cung cấp. Hình bố cô ta và cô ta .

Hình này theo mình chụp sau 75, vì tiệm giặt ủi của cậu Châu, con bà Cai Thỏ, là tiệm video. Chụp từ lữ quán Sàigòn lên đường Minh Mạng. Mình chỉ có hai tấm ảnh chụp ngược lại giao thông của đường này. Em trai mình có tiệm bán bánh căn bên tay trái, chỗ ông đi xe đạp cận cảnh. Nghe nói ngon lắm. Bác nào ở Đàlạt cứ ghé thử xem rồi cho em biết. Chưa bao giờ ăn cả. Lần sau về Đàlạt, sẽ ghé tiệm này và tiệm cà phê Chez Nous ở đường Phan Đình Phùng, do hai người em đứng bán. Con của phản động nên không được đi học tiếp lên đại học, ở nhà đi buôn bán cho vui đời.

Bài này mình viết lâu rồi, tải đây để ai thích thì đọc thêm
 Đường Minh Mạng *

Đường Minh Mạng bắt đầu từ khu Hoà Bình đi xuống dốc và chấm dứt với đường Phan Đình Phùng, góc nhà thuốc Tây Việt Quang, đối diện rạp Ngọc Hiệp, có ba con đường nối liền và một con hẻm nối với dốc Nhà Làng. Khởi đầu ở khu Hoà Bình là tiệm Đức Xương Long, nhà của Huỳnh Đức Lương, học Yersin, hay đi học chung với mấy anh em Hùng Con Cua, nay định cư ở Úc, bán tạp hoá đối diện tiệm đồng hồ Tiến Đạt, bên cạnh là tiệm Lưu Hội Ký, bán sắt, vật dụng xây cất. 

Kế đến là tiệm thuốc Bắc Bội Sanh của bà Chiu, đại lý rượu miền nam, tiệm bánh Hoài Hương thì phải của ông Quảng Thành, có xe đò chạy Saigon - Đà Lạt rồi đến tiệm Liên Hưng bán tạp hoá sau đó con đường nhỏ không nhớ tên, nối đường Minh Mạng và đường Tăng Bạt Hổ, hình như Nguyễn Biểu. Mình chỉ nhớ phía này là cửa sau của các tiệm như Việt Hoa, bán máy truyền hình, radio,..dùng để xe hàng đậu để giao hàng.

Phía bên kia đường là tiệm vàng Hùng Thanh của ông Bùi Duy Chước, bố của bà tiệm vàng Bùi Thị Hiếu, ở khu Hoà Bình góc Tăng Bạt Hổ, đối diện nhà hàng Mekong. Đêm đêm có bà 7 quốc đẫy xe bán sữa đậu nành và bánh chuối, đứng bán trước cửa tiệm này và khách hàng ngồi la liệt trên các thang cấp.

Đối diện Đức Xương Long có tiệm bán vật liệu xây cất, cắt kiếng không nhớ tên kế đến là tiệm vàng Kim Thịnh, có tên Nguyễn Biêu học chung với mình khi xưa ở Yersin. Tên này người Huế, nhỏ con nên hay bị ăn hiếp nhưng hắn có cái mồm rất to nên hay chửi những tên đánh hắn, chửi khá thâm như "mai tau ra tau đào mả cha mi lên rồi tau ẹ xuống cho dòng của mi, mười đời không ngóc đầu lên,..." nên cuối cùng ai cũng ngán hắn nên không ăn hiếp nữa. 

Kế đến hình như tiệm vàng, bán đông hồ của ông Bùi Vàng, bà vợ có cái xập trên lầu chợ Mới, chổ cầu thang chợ đi vào. Có con là Bùi Văn Đông có thời học chung với mình, sau này nghe nói đi du học, có cô em là Bùi thị Hoa, chơi khá thân với cô em mình khi định cư ở Paris. Kế bên là tiệm uốn tóc Mỹ Tân rồi đến tiệm Anh Võ rồi đến tiệm chụp hình Mỹ Dung mà có lần mình mua cái máy chụp hình tí hon đầu tiên ở đây.

Bên cạnh là tiệm hớt tóc rồi đến tiệm của bà người Tàu, bán giày dép rồi đến tiệm Lộc Thành rồi có con hẻm nhỏ đi vào có quán chè Mai Hường và vài thang cấp đi vào cái hẻm có dãy nhà phía sau. Kế bên là tiệm may Văn Gừng có con Trần Văn Phong học Yersin, có thời hay đi đánh bi da với mình, nghe nói đang ở Úc rồi đến nhà bà Giáo Trình xong có hai tiệm uốn tóc, một là Bạch Cung và tiệm kia thì không nhớ. Lí do nhớ là bà cụ mình hay đến tiệm Bạch Cung. Bên cạnh tiệm này là tiệm bán nước mắm của ông Tư Kha rồi đến con hẻm Nguyễn Biểu đi xuống dốc Nhà Làng.

Đối diện tiệm may Văn Gừng là tiệm may Hoàng Nho, có con tên Hoàng Ngọc Tuấn học Văn Học, nghe nói nay ở bên Úc. Có dạo đại hội thể thao quân khu 2, mấy anh em Đinh Quốc Tuấn, Đinh Quốc Hùng lên làm mưa làm gió nên các đại gia đà lạt khi ấy cho con mình đi học đánh quần vợt khá đông. Tên này là một trong những học trò của ông tiệm giày Bata, ở khu Hoà Bình. Bên cạnh là tiệm may Toàn Mới rồi mấy tiệm Vĩnh Long , Vĩnh Phát bán vãi rồi đến tiệm Hiệp Pháp bán kim chỉ, tạp hoá,..

Ngay góc Nguyễn Biểu và Minh Mạng, có một quán phở, dựng phía sau cái talus bằng đá ong của tiệm Vĩnh Phát mà mình có ăn một lần khi được cô em bao. Đối diện có tiệm bán sách vở, bút chì, bên cạnh có tiệm bán kính mà mình cứ vào xem coi họ dùng cái dụng cụ để cắt kính, nhẹ nhàng . Chổ này đi xuống thì có tiệm bán cà phê mà mỗi lần đi ngang đây thơm mùi cà phê rang. Nhà này có mấy cô con gái Bắc kỳ học Bùi Thị Xuân, có một cô cùng tuổi mình học Hội Việt Mỹ chung lớp một hai lần. 

Kế bên là tiệm giày Mỹ Hưng mà mình có đóng đôi giày đầu tiên trong đời trước khi đi Tây. Căn nhà này của ông Tư, anh ruột của bà ngoại mình làm thợ may ở Saigon, sau này ông ta nói bà cụ mình mua nhưng không đủ tiền nên ông ấy bán cho ai khác. Trên lầu của tiệm này được gia đình chú Ký, bạn của ông bà cụ mình mướn nên mình hay ra đây chơi. Mình hay đứng trên balcon rồi ai đi ngang nhất là các cô thì mình nhỏ nước miếng xuống rớt lên đầu họ rồi núp, có lần có tên chạy lên lầu đòi đánh mình nhưng vô cửa không được. 

Cuối dãy này ngay góc Tăng Bạt Hổ có tiệm giặt ủi của ông Châu, con của bà Cai Thỏ ở ấp Thánh Mẫu mà khi bà cụ sinh ra mình đem bán mình trên đó để dễ nuôi. Có lẻ vì là con Thánh nên sau này mình đi phá làng phá xóm. Ông Châu này có thời mình thấy ông ta hay làm trọng tài đá banh ngoài sân vận động với ông Năm Ngựa nhưng sau này chắc chạy không nổi nên hết thấy bóng dáng ông ta.

Đối diện dãy này, bên cạnh con hẻm đi xuống dốc Nhà Làng thì có tiệm giặt ủi, bà con chi với gia đình Thanh Tịnh vì lâu lâu mình thấy cô này ở đây. Trong thời chiến tranh, lính Mỹ hay đem đồ lại đây để giặt nên sau này thấy họ lên hai tầng lầu, nhà được xem sang nhất khúc này. Bên cạnh có cái cầu thang đi xuống để vào hẻm nhỏ có mấy căn nhà ở phía sau rồi đến tiệm hớt tóc. Kế bên là tiệm Công Đồng, bán radio, máy truyền hình. Ông chủ là người Bắc, hình như Đà Lạt dạo đó trên khu Hoà Bình thì có tiệm Việt Hoa, đường Minh Mạng có tiệm này bán máy truyền hình thì phải. 

Xuống vài căn thì có cái nhà ba tầng cho thuê bàn bóng bàn mà các tuyển thủ bóng bàn của Đà Lạt dạo đó hay tụ tập ở tiệm này để đánh độ như anh Tín đánh kiểu cầm thìa từ Nhật về làm trong trường Võ Bị, Minh đen ở xóm ông Xu Huệ, hình như con rễ của nhà này. Lê Xuân Thảo, Nguyễn Minh Dũng, chú Nô em của chú Nê ở ấp Cô Giang. Mình nhớ có lần mình đến đây đánh trên lầu, có cái máy kéo như ở các sòng bài bên Mỹ. Có lần một tên kéo ra ba con thì máy kêu in ỏi, tên kéo máy mừng quá chạy đi kêu bà chủ,  bà chủ thương lượng trả 500 đồng thay vì 500 cái token vì mổi token được bán 25 đồng.

Khúc này là ngã ba Tăng Bạt Hổ và Minh Mạng, đi xuống một chút thì có Lữ Quán Saigon, khi xưa thường gọi là Saigonnais, kế bên là tiệm bi da Hồng Ngọc, có ông chủ người Nam, cứ đi vòng vòng xem tụi con nít có ăn gian, lấy miếng thiết mài cho mõng rồi đút vào cái chỗ bỏ tiền để đẫy cái móc làm rơi banh xuống. Mình đốt tiền lì xì khá nhiều ở tiệm này khi bị đám bạn rũ chơi banh bàn hồi học tiểu học. Sau này lên Trung học thì mê đánh bi da nhưng không đánh ở tiệm này vì mấy cái bàn quá cũ nên mấy cái băng bị cứng như đá vì trời lạnh. Tiệm có bàn bi da đánh phê nhất là Minh Tâm đối diện rạp Ngọc Hiệp vì chủ có lò sưởi khi trời lạnh nhưng ở đây cho thuê đắt nhất Đà Lạt vì mấy tên đánh chuyên nghiệp như Trung Ba tai, cắm dùi ở đây.

Đối diện khúc này, ngay ngã ba Tăng Bạt Hổ, có tiệm chè Vọng Nguyệt Lầu trên lầu còn ở dưới là tiệm ăn Tàu bán hủ tiếu Nam Vang, kế bên có tiệm sách tên Khai Trí hay Thiên Nhiên mà mình mướn cuốn Tuấn Chàng Trai Nước Việt ở đây. Mỗi lần nhập học là mua porte plume, plumier,... ở đây. Bên cạnh là tiệm vẽ quảng cáo của ông Đình Nghi mà mình hay đứng xem ông ta kẻ chữ trước khi vẽ xong đến cái quán của ông bán bắp rang. Mỗi ngày ông ta kéo cái xe có kính không tới 60cm ra rồi cắm điện cho hột bắp vào cái nồi điện, khi bắp nở thì bỏ thêm đường vào rồi múc bỏ vào gói nhỏ. Chỗ này rất nguy hiểm vì có mấy thang cấp cao mà hình như không có hàng rào. 

Đi xuống một chút là phòng trồng răng của ông Nguyễn Văn Nghi, ở gần xóm mình, cạnh nhà Đinh Gia Lành ở đường Thi Sách mà trước khi đi tây, mình ra phòng nhổ răng của ông ta để nhổ và trám răng mất nguyên buổi sáng. Bên cạnh là tiệm chụp hình Văn Hoa rồi đến Nhà Ngũ của ông Chà Và, có tiệm bán đồ tạp hoá, nước hoa,.. trên khu Hoà Bình, cạnh tiệm Việt Hoa.

Sau đó thì có phòng mạch của Bác sĩ Soyer, chỗ này có mấy thang cấp khá nguy hiểm, bên cạnh là tiệm thuốc Tây Việt Quang, rồi đến tiệm uốn tóc Ba Lê và cuối cùng là tiệm bảo hiểm Rồng Vàng của ông Võ Đình Hoè, người Huế, cựu vô địch bóng bàn Đà Lạt, chơi banh kiểu Mai Văn Hoà. Ông này hình như có hai tên con trai ngang lứa với mình, hồi nhỏ có chơi với nhau sau này thì gặp nhau không chào hỏi.

Kế bên Hồng Ngọc thì có mấy căn nhà nhưng thuộc đường Phan Đình Phùng như phòng mạch của bác sĩ Đào Duy Hách, người bé bé hình như không có con, hay đánh golf với giáo sư Phó Bá Long. Gần cuối đường thì có mấy thang cấp cho người bộ hành đi xuống rạp Đường Phan Đình Phùng, bên cạnh trạm biến điện cho khu vực này, để băng qua đường tới rạp Ngọc Hiệp. Chỉ nhớ tới đây, Bác nào có nhớ cái gì thì cho biết thêm để bổ túc.

Sơn đen

Còn tiếp

Nguyễn Hoàng Sơn 



Toàn là Gấu

Mày sao quen toàn là Gấu”. Đó là câu nhận xét của tên bạn thời ở Nữu Ước, về mấy đối tượng mình đang đả thông tư tưởng, làm quen dạo đó. Câu nói khiến mình giật mình. Tên này, tiến sĩ lý luận về hôn nhân dù chưa có vợ, ế nguyên thủy, đang đả thông tư tưởng bà nào có 5 con, tự nhận làm quân sư ái tình cho mình luôn, lên tiếng giải thích đàn bà như thế này, vì theo Freud cho biết phụ nữ như thế nọ, khiến mình chưa thấu hiểu được mối tình hữu nghị, răng hở môi lạnh của đối tượng, lại mất quan điểm cách mạng, không giữ vững lập trường, nhận thấy tên này nói có lý.

Mình buồn cười vì một hôm, anh chàng kể là có ai ở nhà thờ làm mối, một cô còn trẻ, 25 tuổi, một đời chồng, có con. Anh chàng kêu có con rồi khỏi đẻ, Buy 1 get 2 Free và nói là chủ nhật tới đi lễ nhà thờ sẽ gặp mặt nói chuyện. Nếu được làm đám cưới luôn vì cưới vợ là cưới liền tay, để lâu ngày gió thổi nó bay. Tối đó, sau khi đi lễ, anh chàng kêu đi ăn cơm ở phố tàu nên mình chạy ra ngay vì muốn biết cuộc đả thông tư tưởng cách mạng, ký kết hôn nhân với người đẹp ra sao. Anh ta kêu tao tưởng có hai con thì không sao, đây có đến 5 con, về nuôi chúng chết như thằng chồng quá cố, đi cày 3 job vì theo quan điểm chúa cho bao nhiêu nhận bấy nhiêu.

Mới sang tây thì mình mê đầm lắm. Hình như mỗi lần đến làm việc ở một nước khác, lại khám phá ra gái xứ đó đẹp, mới lạ rồi một thời gian sau thì quen, lại thấy bình thường. Tương tự lúc mới sang Hoa Kỳ, thấy con gái lai đủ loại giống, thấy rất xinh nhưng ở một thời gian thì chán như con gián, thấy thiếu chút chút gì nét khả ái của phụ nữ âu châu.

Dạo ở Âu châu, thời sinh viên mình học trường kiến trúc nên ít có sinh viên gốc việt, chỉ quen biết 2 tên mít sống ở Paris từ bé, bồ với mấy cô đầm nên không quen biết mấy cô gốc việt, thêm lại mê đầm nên cứ tưởng sau này lấy vợ đức hay ý nhưng ai ngờ.

Vâng, ai ngờ khi mình đi du lịch Hoa Kỳ thì bạn bè giới thiệu một cô sinh viên gốc Việt ở Boston khiến mình bị say nắng, trúng gió ngất ngư con tàu đi nên khởi đầu con đường trở về cội nguồn, quyết chí kiếm vợ việt, để ăn cơm việt như câu ca dao học ngày xưa “ta không chê của chùa, ta không chê của cha, nhưng dù sao đi nữa ta về ta tắm ao ta, dù trong đục ao nhà vẫn hơn”. 

Về nguồn nên bò vào thư viện tìm sách báo việt ngữ để đọc, học nói tiếng Việt lại, lần mò vào thiên đường tình ái qua thi ca, để viết báo cáo tình hình trái tim cho đối tượng. Sau này sang Hoa Kỳ làm việc, bị mấy đối tượng đá lên đá xuống nên rên với tên bạn thì hắn kêu mày quen toàn là Gấu. Phải kiếm con nào hiền hiền mà lấy làm vợ chớ gấu là nó đá, chưa xé xác mày ra là may mắn lắm rồi. Từ đó, tên này tự động làm tư vấn ái tình cho mình như khi xưa, có tên gần nhà học chung ở Văn Học, cố vấn về tình cảm cho mình.

Thường mình không thích nghe nhạc việt vì thấy uỷ mị, sến súa nhưng mỗi lần bị cô nào đá giò lái vị chi nghe Tuấn Vũ hay Hương Lan rất phê mê tơi. Lúc đó, mới hiểu Việt Cộng ra chỉ thị cho các cán bộ nằm vùng của họ làm nhạc ủy mị để tiêu diệt sức chiến đấu của quân dân miền nam và ngày nay, họ thổi lửa phong trào Bolero ở Việt Nam cho cao để thiên hạ đừng nghĩ đến công an tàn bạo,… 

Dạo ấy tỷ lệ gái gốc Mít ở hải ngoại rất ít so với con trai. Lý do là vượt biển thì đa số người ta cho con trai đi nhiều hơn, cơ lẻ sợ đi nghĩa vụ hay nguy hiểm với hải tặc nên khi có tiệc tùng lễ hội gì thì một cô gái dù xấu như Chung Vô Diệm, hay đẹp tầm Thị Nở, xuất hiện vẫn có cả chục tên săn đuổi, Chí Phèo bu đậu như ruồi bên cạnh nên thời đó mấy cô mấy bà có giá khủng cực đỉnh nên mới có câu: ‘phi bác sĩ bất thành phu phụ” nên mình không mong gì lấy vợ gốc Việt ở Hoa Kỳ. Nghe đến làm nghề thợ vẽ là mấy cô, xách đít đi chỗ khác ngồi, không một lời giả biệt. Bố mẹ nghe điện thoại là kêu em nó đi chơi với bạn trai rồi.

Được cái là sau này có chương trình H.O., Hoa Kỳ nhận các gia đình cựu tù nhân cải tạo nên cộng đồng người Việt được tiếp tế thêm mấy cô con gái, thường được gọi là gái H.O., nên tỷ lệ trai gái gốc mít bắt đầu lấy lại quân bình. Chẳng bù lại ngày nay, mấy tên ở Hoa Kỳ, dù xấu như CHí Phèo, vẫn có gái đẹp, chân dài Việt Nam, chung tiền để làm đám cưới mấy cô đem sang Mỹ. Vừa được tiền vừa được tình. Cuộc đời không thể hiểu được.

Có lần trong tiệm ăn Việt Nam, mình nghe bàn bên cạnh, có đám thanh niên kháu với nhau. Một tên kêu mày lấy một cô sang đây được tiền, được phục vụ trong 3 năm rồi có giấy tờ xong thì ly dị về Việt Nam lấy con khác. Kinh. Xứ gì mà người nghèo thì cho con đi làm dâu xứ HÀn, còn nhà giàu thì mua rể để qua Mỹ. Cho thấy Việt Nam là một đất nước lạ kỳ như bài thơ của cô giáo Lam “đất nước mình lạ quá phải không anh”.  

Ký ức của mình về con gái việt là những hình dáng nữ sinh Đàlạt, má đỏ môi hồng, đi học về như bài thơ của ông Phạm thiên Thư:
Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài

Thời bắt đầu để ý đến con gái, say nắng trúng gió những hình bóng nữ sinh ngày nào, che dù trong những cơn mưa phùn Đàlạt nay gặp toàn là con gái gốc tứ xứ, được bồi dưỡng thêm những tư duy phụ nữ Hoa Kỳ hiện đại nên thua non. Không hiểu phải đối xử ra sao khi gặp gái gốc Mít. Đầm thì bisou còn mỹ thì bắt tay còn khi gặp gái mít thì lấn cấn không biết bắt tay bắt cẳng ra sao.

Dạo mới sang mỹ thì có ông Trần Quảng Nam làm bài 10 năm tình cũ nên lò mò ra chợ trời ở đường Canal St, phố tàu mua cái đàn cũ về tập hát thì bị kiểm duyệt. Kêu anh còn tơ tưởng đến con Bồ cũ hả nên cấm hát bài ca uỷ mị, thương nhớ chế độ cũ tình xưa. Rồi ông nhạc sĩ này cho ra đời 20 năm tình cũ thì mấy bà gấu này cũng cấm tiệt, kêu anh còn nhớ đến con nào ở bên tây hay Đàlạt? Mình đợi ông này ra bài 30 năm tình cũ nhưng đợi hoài không thấy ra, chắc ông ta nhìn đối tượng 30 năm về trước, răng rụng, tóc rụng sân chùa nên hết còn cảm hứng đợi chờ cuộc tình hữu  nghị một thời. Chán Mớ Đời 

Về Paris ăn đám cưới cô em, mò vào tiệm Thanh Bình, thấy có cuốn băng nhạc của ca sĩ Lê Dung, thực hiện khi đi văn công tại Pháp cho đám Việt kiều yêu nước nên mua về nghe mấy bài ca của ông Trần Tiến như “mặt trời bé con” và “Sao em nỡ vội lấy chồng”, cũng bị kiểm duyệt, kêu nhớ con hàng xóm nào hay khai con nào bỏ đi lấy chồng. Mình nhận thấy một điều là khi phát hiện ra một đối tượng mới, đả thông một chế độ mới là mình phải viết bản kê khai lý lịch trích ngang 7 đời nên lấy kinh nghiệm, sau này không dám thành thật khai báo, cứ kêu nhát gái, lo học nên không quen ai hết cho khoẻ đời. Chỉ biết hát: “phận làm con trai, chưa một lần yêu ai, giờ gặp bà vợ đây...”

Một hôm, tình cờ bò vào tiệm bán nhạc lớn ở Nữu Ước thì thấy có bản nhạc “besame mucho “ bằng tiếng tây-ban-nha nên mua về nhà tập khỏ đàn và hát thì một đối tượng kêu hát bài này được nên mỗi lần gặp mặt là cô nàng cứ kêu mình “bê xa mê mu chô “ hoài. Đuối quá cũng bỏ chạy luôn.

Một hôm, có cô đem cái cassette đến nhà mình rồi bỏ vào máy rồi cứ nghe đi nghe lại bài ruột của ông ca sĩ Tuấn Vũ rên rỉ “người yêu cô đơn” khiến mình nổi điên vì cứ nghe ông Tuấn Vũ, bị đối tượng cho cà lăm bài này hoài, hứng tình đổi lời, cải biên lại “đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng có thai, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng mang bầu để rồi phải trả Child support,…”. Cô ta nghe được lời cải biên của mình nên bỏ chạy luôn. Sau này, đồng chí gái mới nói cho mình hay là mình có giọng ca đuổi khách, đuổi phụ nữ nên khi có bạn bè đến nhà, tụ họp ăn uống xong là khi muốn đuổi khách về để đi ngủ, mình cất tiếng hát là cha con lục đục cáo từ. 

Lúc đó mình chợt hiểu chế độ đàn bà độc tài chuyên chính là gì, quyền tự do sinh hoạt nghệ thuật đều bị cấm triệt, chỉ được hát những bài ca được Đảng ra lệnh hay cho phép hay ngợi ca Đảng nên mình cũng lặng lẻ vượt biển, thoát vòng tay ân ái của đối tượng, với tiêu chí cải tạo mình thành người tình nhân dân ưu Tú. Chán Mớ Đời 

Nói chung là văn hoá mà bị áp bức thì không có tự do sáng tác hay tư duy. Ở âu châu, đầm thì mình còn vẽ chân dung hay khoả thân họ được, còn gái gốc mít thì không đặt vấn đề nghệ thuật làm đầu, có lẻ văn hoá người Việt cho rằng nghệ sĩ là vô loại. Ít cô nào muốn đi viếng viện bảo tàng hay xem triển lãm tranh hay nghe nhạc cổ điển, mà có đi thì lần sau họ cũng tránh xa mình như cô-rô-na-vi-rút. Gọi điện thoại rũ đi chơi thì gia đình kêu là đi chơi với bạn trai rồi. Chán Mớ Đời

Đó là về nghệ thuật, còn vấn đề tôn giáo thì càng kinh khiếp. Có quen 2 cô theo đạo công giáo thì bố mẹ, chỉ mặt mình kêu mày là “người nương”thằng con hoang đàng, bỏ Chúa, mau trở về đạo ngay, khiến mình ngọng, kêu gia đình cháu 10 đời nay, đâu có ai theo đạo nên cháu đâu có bỏ đạo thế là mấy cô này từ giả, không trả lời điện thoại đứa con hoang đàng. Họ nói trở về đạo, để được lên thiên đàng, mình thuộc loại ngu lâu dốt sớm, kêu ông Ay-dong và bà E-và xơi có một trái táo mà bị thượng đế đày xuống trần gian, muốn ăn táo thì cứ vào siêu thị mua cả thùng. Kinh quá, không dám phấn đấu trở về đạo. 

Sau này, mới hiểu là người công giáo dùng cụm từ “trở về đạo”, đều kêu người lương là bỏ đạo, trở về đạo ngay, không mặc cảm bỏ đạo của ông bà để vào đạo cho dễ kết nạp con chiên. Thế là mình dọt luôn, yêu em nhưng anh sợ đi nhà thờ vào cuối tuần, dù có anh bạn làm linh mục kêu tao miễn vụ học giáo lý, bí tích hôn nhân cho mày.

Có 2 cô tuyên bố là chưa bao giờ yêu ai như yêu mình khiến lòng mình lâng lâng như chiếc máy bay lên thẳng nhưng rồi từ từ không hiểu sao, lại thú nhận là đã làm đám hỏi với ai trước đây khiến mình thất kinh. Có cô còn kể là đã làm hôn thú với ai không cho bố mẹ biết rồi lại ly dị chi đó khiến mặt mình còn xanh hơn đít nhái, chuẩn bị cài số de vì đoán cô ta cũng sẽ bỏ mình như những tên đã đi qua đời cô ta.

Nếu cô nào có Bồ nhưng vẫn còn đi thả thính, điều nghiên thêm đối tượng khác thì còn chấp nhận, đây nói là đã đính hôn, bắt thằng nào mua cho chiếc nhẫn hột xoàn để xác định ”kim cương là Vô cực còn tình yêu là vô phúc” rồi gặp sơn đen thì thay lòng đổi dạ nên mình hoảng tiều, quay số de. Cũng có thể họ nói để ngầm cảnh báo cho mình rút lui có trật tự. Chán Mớ Đời 

Cuối cùng, mình nghe lời một tên bạn học cũ ở Đàlạt, kêu sang Cali tao kiếm vợ cho vì “Cali đi dễ khó về, trai đi có vợ, gái về có con” nên mình khăn gói sang Cali kiếm việc vào mùa hè. Kiếm được việc rồi thì mình trở lại Nữu Ước, chuẩn bị dọn nhà luôn tiện đi chào bạn bè vùng Đông Bắc từ Boston đến Virginia.

Ai ngờ chuyến đi Boston lại khiến mình gặp đồng chí gái. Một tên bạn ở MIT nổi hứng gọi điện thoại cho một cô nào từ Gia-nã-đại sang làm việc nhưng không gặp, lại đụng người trọ chung nhà là đồng chí gái, rũ đi chơi thì cô nàng cũng chuẩn bị dọn qua Cali vì bố mẹ mới từ Việt Nam di dân sang.

Sang Cali thì cuối tuần mình chạy từ Los Angeles xuống quận Cam chơi với mấy người bạn ở đây nhân tiện rũ đồng chí gái đi luôn vì cô nàng không quen biết ai ở vùng này. Vợ tên bạn kêu được rồi, đăng ký quản lý đời đồng chí gái đi, kẻo thằng khác thuổng mất thế là mình nghe lời từ giả thơ ngây, sơn đi lấy vợ.

Khi còn đả thông tư tưởng điều nghiên lý lịch trích ngang trích dọc thì đồng chí gái rất nhu mì, nói giọng Huế trọ trẹ nghe êm tai nhưng sau tuần trăng mật về thì cá tính độc quyền bộc lộ như Việt Cộng khi xưa, ban đêm về tuyên truyền rất êm tai nhưng khi chiếm được miền nam rồi, chúng đày mấy bà mẹ Việt Nam anh hùng chết bỏ. 

Ông cụ mình hay nói; ”cổ nhân ta có câu; Tu trăm năm mới đi chung một chuyến thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng.” Mình tu cả ngàn năm mới được đồng chí gái cứu khỏi nghề ế vợ chuyên nghiệp. Kinh! Sau khi lên xe bông về nhà vợ thì mình thất kinh vì khi xưa, những người làm quan, đều đưa cái ấn của vua cho người vợ giữ vì nếu mất ấn là xem như bị chém đầu. Nay cuộc đời mình được trao cho đồng chí gái nên cô nàng bảo sao thì nghe vậy. Người ta đưa cái mạng mình cho người bạn đời giữ nghĩa là phải tin tưởng tuyệt đối như “nam cảm nữ ân”. Có lẻ vì vậy mà khi lấy vợ lấy chồng người ta hay dựa theo câu “lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”.

Khổ cái là lấy vợ rồi thì mình không còn gặp mấy tên quân sư ái tình nữa để nhờ chúng tư vấn. Tên bạn ở Nữu Ước, nghe đâu ế quá cũng phải se duyên Tần Tấn với cô em “ra đường thiếp hãy còn son, về nhà thiếp đã 5 con cùng chàng thứ 1”. Anh bạn cày 3 jobs để nuôi 5 đứa con nuôi và từ đấy không bao giờ liên lạc lạc. Hỏi bạn bè thì lơ mơ không ai nhớ nữa.

Tên bạn học chung thời Đàlạt, lấy vợ trước mình cả 15 năm thì vợ trừng mắt là cuối đầu. Dù khi xưa, mới gặp lại, hắn búng ngón tay, kêu dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về. Mình cải biên câu tục ngữ theo chiều hướng hiện đại ”dạy chồng từ thủa chồng bê lên giường lần đầu.

Nhiều khi ngẩm lại không biết động cơ nào khiến đồng chí gái chấp nhận quản lý đời mình, vì mình không có tài, ngu lâu dốt bền, không làm ra tiền. Mình chỉ nhớ khi xưa, cô nàng có thân hình bốc lửa như Ngọc Trinh, nay sau gần 30 năm quản giáo đời mình thì thân hình như đào cải lương Ngọc Giàu, trở thành gấu ôm của mình. Chán Mớ Đời 

Ai có gặp đồng chí gái thì hỏi dùm em lý do nhé. Xin đa tạ.

Chán Mớ Đời
Nhs