Showing posts with label Nghệ Thuật. Show all posts
Showing posts with label Nghệ Thuật. Show all posts

Ngày cuối ở Buenos Aires

 Sáng nay đồng chí gái dậy sớm, ăn sáng xong thì xếp vali lại vì phải chuyển khách sạn, cũng trên một con đường. Công ty hàng hải dành cho những du khách đi chung chuyến 1 phòng khách sạn Sofitel. Lúc đầu, mình tính đặt phòng tại đây nhưng thấy $360/ đêm thêm 21% VAT nên sợ. Lấy khách sạn Melia, cạnh đó trên cùng con đường. Nếu biết vụ đổi đô la theo hối đoái xanh thì giá phân nữa thì chắc mình đã đặt ở đây.

Vào khách sạn Melia mới khám phá ra là nhà của bà tổng thống Isabel Evita Peron, ở trước khi làm tổng thống. Thấy tấm ảnh to đùng ở lễ tân. Không ngờ mướn khách sạn rẻ lại đúng cư gia của bà tổng thống nổi tiếng này. Hy vọng bà ta không hiện về vì mình không thích đường lối cai trị của bà ta.

Xếp vali xong thì để lại một vali nhỏ, đựng quần áo mùa hè của đồng chí gái cho khách sạn. Hai vợ chồng cuốc bộ đến phòng thử nghiệm covid PCR. Lên tàu phải có xác nhận 24 tiếng test covid này. Tốn 30 đô cho mỗi người. Chán Mớ Đời họ hẹn 24 tiếng sẽ email kết quả. Lúc xuống phi trường, đồng chí gái bị nhân viên hải quan, kêu vào test PCR nhưng quá 96 tiếng tính đến ngày lên tàu nên phải làm lại. Nếu không mình đã kêu họ làm luôn cho mình tại phi trường đỡ lội bộ, đủ trò lại tốn tiền. Nếu trả bằng thẻ tín dụng là nhân gấp đôi.

Có anh chàng lấy dây kẽm làm áo, cà vạt bay để du khách chụp hình kiếm tiền trên con phố đi bộ dài mấy cây số. Gặp dân đòi đổi tiền đôla đầy đường. Có cảnh sát canh gác, sợ du khách bị lộn xộn.

Sau đó, đến Sofitel để check-in. Xớn xác, mình dắt đồng chí gái vào Hyatt hotel. Hỏi lễ tân thì họ tìm không ra tên mình. Hỏi lại có phải Sofitel, họ kêu không. Đây là Hyatt. Chán Mớ Đời bị đồng chí gái dũa cho một trận xớn xác. Cuối cùng thì cũng đi qua Sofitel, cách đó 50 mét. Vào đây là đã thấy bàn của công ty Ponant. Đưa tên là có hết, chìa khoá phòng, hỏi uống cà phê gì không. Lấy phòng thì rộng hơn ở Melia. Có bồn tắm đủ trò. Tính mướn đây luôn khi trở về từ NAm Cực nhưng nghĩ lại 4 giờ sáng phải ra phi trường để bay về Mỹ nên thôi. Cứ giữ phòng ở Melia. Uống nước no nê xong, hai vợ chồng ra chiếc cầu phụ nữ. Thử dịch theo Việt Nam; Nữ Kiều hay Phụ Kiều. Chán Mớ Đời.

Hôm qua xe buýt chạy ngang, mình thấy chiếc cầu này, muốn xuống nhưng oải quá, đành đợi hôm nay. Dạo này hè nên trời nóng. Được cái là không ẩm.

Chiếc cầu này được kiến trúc sư danh tiếng của Tây Ban Nha, Santiago Calavatras thiết kế. Ông này chuyên vẽ cầu rất nổi tiếng trên thế giới. Nghe giải thích là ông ta vẽ cặp đôi đang nhảy tango bú xua la mua. Rất nhẹ nhàng và đẹp. Khu vực này khi xưa là các kho hàng của bến tàu. Tàu đậu bến rồi chất hàng hoá vào kho. Sau này, họ xây bến tàu to rộng hơn thì khu này te tua, dân nghèo ở như khu La Boca gần đó.

Nói chung kiến trúc ở thành phố này rất đẹp. Mới cũng như cũ. Có các phố với kiến trúc như Paris, còn hiện đại thì cao tầng xây có Mỹ thuật. Hay nhất là họ có cây xanh, nên thấy thành phố không bị tù túng.

Nay họ xây cất lại, trở thành khu sang trọng nhất, đắt giá nhất của thủ đô. Đồng chí gái kêu đi viếng chỗ anh muốn coi rồi, giờ đến chỗ tui muốn chụp hình. Cô nàng đưa hình ra thấy họ vẽ trên đường. Mình đem tấm ảnh lại cho cảnh sát xem, để họ chỉ đường vì đại lộ số 9 tháng 7 rất dài. Đại lộ này được xem là rộng nhất thế giới, to hơn Champs Elysees của Tây. Cây cối được trồng đầy nơi suốt đại lộ. Cảnh sát nhìn hình cũng ngọng, kêu chưa bao giờ thấy ở đây. Mình tò mò hỏi vợ xem ở đâu, vì hôm qua hai vợ chồng lội 12 dặm ở trên đại lộ này trên đường về khách sạn mà không thấy. Hóa ra cô nàng xem trang quảng cáo các đại lộ lớn nhất thế giới, nhìn lại thì khám phá ra ở New yOrk. Mình nói đây đến New York, rất xa cưng, đợi khi nào rảnh mình làm một chuyến thăm con gái rồi đi xem luôn. Chán Mớ Đời 

Cô nàng thất vọng nên mình kêu đi đến shopping mall nổi tiếng ở đây. Kêu Uber, chở đến. Số nghèo và nông dân nên đi chỉ thấy khu thượng mại vớ vẩn nên hai vợ chồng đi dọc con đường phố đi bộ này khá xa. Lúc đó mới thấy mấy người Ảrbolito, đứng đường kêu đổi tiền. Đầy đường nhưng ớn. Mấy tên này có thể lừa mình, đổi tiền giả hay khệnh cho một trận, vớt tiền và giấy tờ. Cuối cùng đồng chí gái thích một cái áo nên đổi tiền luôn ở quầy hàng giá 350 pesos ăn 1 đô. Lý do là sáng nay, trả tiền khách sạn bằng tiền pesos, gần hết thêm đóng tiền test covid. Mình phải mua bảo hiểm, lỡ bị dính cái này là họ còn đền lại cho mình. Đâu có cho lên tàu.

Kiến trúc cổ điển chắc xây lâu rồi. Đi như ăn cướp nên mình không có thì giờ đọc lịch sử về mấy trung tâm này nhưng rất đẹp.
Đứng đợi Uber nên tạo dáng

Đi ngược về con đường thì mới khám phá ra cửa ra vào của Gallerias Pacifico. Mình xem hình thấy đẹp mà sao đến nơi đi bên phải nên không thấy. Chỗ vào thấy đẹp về kiến trúc. Chỉ có điều là họ không có máy điều hoà không khí nên nóng, bò ra lại. Mình rất ngạc nhiên vì đồng chí gái muốn về. Chắc đi cả mấy tiếng, mỏi giò. Mấy ngày nay, hai vợ chồng đi trung bình 12 dặm một ngày nên chân tay hơi oải.

Ngày này không ăn trưa vì 7:30 là có cơm tối với mấy người đi chung tàu cho chuyến đi Nam Cực. Ăn đồ tây, chắc là buffet. Về phòng, tắm rữa rồi đi ăn tối. Sáng mai dậy sớm vì 4-5 giờ sáng phải ăn điểm tâm xong thì lên xe buýt ra phi trường. Sau đó bay xuống Ushuaia để lên tàu ra khơi vào buổi chiều.

Trước cửa tiệm, họ đề hối đoái xanh nên vào mua sắm hay đổi tiền, chắc ăn hơn. Mình hỏi mấy người arbolito, người đổi tiền tiếng lóng thì họ kêu 342, 345 ăn 1 đô, nhưng tiệm này đề thẳng 350. Khỏi phải trả giá và tin hơn.

Thế là hết lo sợ lạc khách sạn, lộn tàu, không có máy bay đi Ushuaia. Nay chỉ vái là không bị dính covid là lên tàu ra khơi. Chỉ biết là đến eo biển Drake, nơi giao thoa của hai đại dương, Thái BÌnh và Đại Tây dương là mệt. Chết cha. Đồng chí gái bỏ cái vali của mình ở lại, trong đó có chai dầu xanh. Chắc ói rồi.

Mai đi sớm, lên tàu chắc sẽ không có internet dù nghe nói có wifi nên chỉ ghi lại trên tàu rồi khi về lại Cali sẽ tải lên sau. Chúc các bác được nhiều sức khoẻ và một năm mới được nhiều sức khoẻ. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Giờ chót thì nhận kết quả covid. Không có gì. Ăn cơm với mấy người đi chung tàu. Đồ tráng miệng ngon cực đỉnh. Chắc đi về là mập. Ngồi chung bàn có ông Thụy sĩ nhưng ở bên Mỹ, kêu không muốn đi mấy tàu kia vì bị Mỹ hoá do du khách Mỹ đi nhiều nên chọn tàu của Tây đi để tìm lại chút gì để nhớ của Âu châu. Vấn đề là đất hơn tàu Mỹ hay Âu châu.

Nguyễn Hoàng Sơn 


 





Toàn cầu hoá hay nô lệ văn hoá

 Năm nay, sao thiên di chiếu vào cung mệnh của mình nên đi ta bà hơi nhiều. Từ Peru đến Dubai rồi qua Thổ Nhĩ Kỳ, lên đỉnh Kilimanjaro xuống các Kim Tự Tháp ở Ai Cập và Biển chết của Jordan. Chưa kể mấy chuyến đi nội địa ở Bryce Canyon, Zion, Mammoth Lakes hay MOunt Whitney. Tuần tới lại lò mò sang Puerto Rico, rồi tháng 12 lại đi đâu bên Mễ Tây Cơ. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, còn sinh viên tại Pháp, hè thì mình mang ba lô đi chơi khắp âu châu bằng quá giang xe, xe buýt hay xe lửa. Nói chung dạo ấy ảnh hưởng văn hoá của Hoa Kỳ không thấy xuất hiện nhiều, ngoài thiên hạ bận quần bò khiến cô bạn mỹ nói về Hoa Kỳ sẽ mua cổ phiếu Levis. Nước coca thì có thấy nhưng dân địa phương cũng ít uống.

Ngày nay thì dân sở tại mang giày Nike, quần bò, đội cap New York, nghe nhạc Rap, nói chung áo quần hàng hiệu Mỹ nhiều. Chỉ có điện thoại di động thì của Trung Cộng, có lẻ IPhone đắt tiền so với đồng lương của họ. Nói chung đi trên phố mấy xứ này, mình không cảm thấy khác biệt với Hoa Kỳ. 

Ngày nay, đi mấy nước đều thấy thiên hạ uống coca cola đầy, ăn Pizza Domino, Pizza Hút, còn các tiệm MacDonalds, Burger King thì mọc đầy. Sự khác biệt giữa mấy tiệm này ở các xứ này và Hoa Kỳ là dân sở tại xem như nhà hàng xịn, rất trân trọng, tiệm ăn trang hoàng hoành tráng hơn bên mỹ. Ở Cali, gần nhà có mấy tiệm Pizza Hut hay Domino, nhỏ xíu. Người dân gọi điện thoại đặt thức ăn rồi 15 phút sau ghé lại lấy hay kêu họ mang tới nhà. Ngược lại ở các xứ mình thăm viếng thì trang hoàng đẹp như thể ở Hoa Kỳ, vào tiệm ăn sang trọng.

Cho thấy sự toàn cầu hoá, khiến người dân các nước trên thế giới ăn uống như người Mỹ vô hình trung văn hoá ẩm thực mỹ đã toàn cầu hoá thế giới. Nghe nói tiệm ăn MacDonalds ở Champs Elysees, đông khách nhất xứ pháp. Khi xưa, bộ trưởng văn hoá của pháp, ông Jacques Lang kêu gọi chống lại sự hãm hiếp của văn hoá tư bản đang dãy chết. Kêu gọi cấm không được sử dụng từ ngữ anh ngữ trong sách báo Pháp.

Ngày nay, cháu mình ở pháp làm nhạc, viết bằng tiếng anh. Chán Mớ Đời 

Tiệm ăn Burger King trên đại lộ chính ở Istanbul. Bên trong rất sang trọng, chỉ ghé vào xem rồi đi ra

Lâu lâu mình có nghe hội thoại các chương trình tại Việt Nam thì khám phá ra người Việt tại Việt Nam, đúng hơn giới tinh hoa của Việt Nam, sử dụng tiếng anh rất nhiều trong câu chuyện của họ, trong khi mình thì tìm cách học thêm ngữ vựng Việt Nam. Tương tự thế hệ đi trước mình khi xưa, theo tây học, nói chuyện toàn xổ tiếng tây. Moi và Toi ỏm cù tỏi như moi đi xe lửa moi leo lên đầu toi, moi đái trên đầu toi,…

Dưới thời Pháp thuộc, các giới trí thức Việt Nam bắt chước văn hoá của kẻ đô hộ mình, học nhảy đầm, đọc sách tây, muốn bắt chước sống như người Pháp. Ngày nay tương tự, người Việt cũng nhảy đầm như khẳng định mình thuộc thành phần trí thức, trưởng giả. Nói chung người Việt tại Bolsa, không có gì để tiêu khiển, giải trí vào cuối tuần. Người Mỹ thì họ đi nghe nhạc ở hý viện, xem Opera, xem kịch,…nhưng không hợp khẩu với người Việt tỵ nạn. Khi xưa ở Pháp, nhảy đầm thường dành cho ngừoi bình dân mà họ gọi Bal Populaire khi có lễ ăn mừng cách mạng, 14 juillet nhưng người Việt mình lại đôn lên thành một loại tiêu khiển của giới trưởng giả.

Trong sự bành trướng của văn hoá mỹ, các nước e ngại, nhất là các nước độc tài. Họ đang tìm cách chống lại sự bành trướng của nền văn hoá mỹ tại quốc gia của họ. Như trong phim “invasion of the Body Snatchers", các người hành tinh kiểm soát và chế ngự cơ thể và bộ óc của con người trên địa cầu.

Các trí thức cho rằng sự mỹ hoá dưới dạng một văn hoá đế quốc như dưới thời đại La Hy, mà các công ty như Sony, Seagram, Bertelsmann,.. tuy không phải là công ty Mỹ, vẫn tiếp tục quảng bá các hình thức văn hoá của Mỹ.

Mình mở đài truyền hình địa phương để xem, thấy toàn là phim của Hồ Ly Vọng sản xuất. Khi xưa, ở Việt Nam, mình thích xem phim tây hay mỹ còn phim Việt Nam thì ít, người lớn chê phim Việt Nam, đồ lô-can. Mình nhớ ở Ma-rốc thấy dân tình mê BAy Watch hay khi xưa ở Pháp, người Pháp mê phim bộ Charlies’ Angels, Dallas. Báo chí trong tuần cứ hỏi về JR hay cô đào Fawcett.

Ngược lại người ta nhận thấy sự mỹ hoá, giúp người dân bản địa có tinh thần khai phóng, yêu văn hoá, tinh thần chống bạo quyền của văn hoá mỹ, bắt nguồn từ thời nước mỹ vẫn còn là thuộc địa của đế chế Anh quốc. Họ cho biết vào những năm 1950 của thế kỷ trước, văn hoá mỹ đã gây ảnh hưởng lớn cho giới trẻ tại Tây Đức, Pháp quốc,…đã giúp dân chủ hoá chính trị nước họ sau thế chiến. 

Tổng thống De Gaulle, sau khi bị ám sát hụt bởi nhóm OAS, đã cầm quyền rất cứng rắn, bỏ tù hết mấy ông tướng tá hay ai chống ông ta, khiến giới trẻ nổi loạn mà ngày nay người Pháp hay gọi Mai 68. Giới trẻ tại Hoa Kỳ, chống lại chiến tranh Việt Nam, bạo loạn, đốt giấy gọi nhập ngủ hay trốn qua Gia-nã-đại, tương tự ngày nay thanh niên Nga chống lại lệnh động viên của Putin, một số bỏ chạy qua các nước lân cận. Tương tự giới trẻ tại Nam Hàn và Đài Loan hay các nước Nam Mỹ, nổi loạn biểu tình chống lại chính quyền quân phiệt, giúp được sự dân chủ hoá đất nước họ.

Các chương trình như Simpsons đã giúp củng cố nền văn hoá mỹ trên thế giới với tinh thần chống lại quyền lực của chính phủ. Họ có thể chế nhạo tổng thống hay bộ trưởng, dân biểu,…biểu tượng của quyền lực. Mỗi thứ 7, mình đều xem chương trình Saturday Night Live, họ chế diễu các chính trị gia, tổng thống, đủ trò.

Văn hoá là một vũ khí rất nguy hiểm cho các chính quyền độc tài. Mình nhớ có xem cuốn phim Lỗ Ma ni, nói về một cô thuyết minh các phim mỹ và tây phương được đem lậu vào xứ này trong thời gian cầm quyền của Ceauscescu. Người dân trả tiền để xem lén tại nhà ai trong chung cư. Khi người ta xem các phim cấm thì thấy trong các siêu thị của tư bản dãy chết, thực phẩm để đầy, nhà cửa to lớn, xe cộ nhiều nên họ bắt đầu đặt lại sự thật về tuyên truyền của chính phủ và mất niềm tin và lãnh đạo để sau này họ xử tử hai vợ chồng ông lãnh đạo.

Có một anh gốc Tiệp trong chuyến leo núi Kilimanjaro, kể là bố anh ta, có dịp đi sang tây Đức thì khám phá ra siêu thị đầy nhóc thực phẩm, không phải xếp hàng như ở Praha nên mất niềm tin vào đảng, dù ông ta là đảng viên trung thành từ mấy chục năm qua, luôn luôn phấn đấu để trở thành một đảng viên tốt của xã hội chủ nghĩa.

Trong quá khứ, văn hoá được biểu hiện qua giai cấp ưu tú và giàu sang. Sách vỡ rất đắt, chỉ dành cho các giới quý tộc. Họ gửi con họ vào đại học để ngẩm nghĩ về cuộc đời, học tiếng la tinh hay tiếng Hy Lạp,.. nông dân như mình thì muôn đời, không biết đọc.

Văn hoá đại chúng (popular culture) mà người ta thường nói hay nhạc đại chúng (pop Music) thể hiện một loại văn hoá, xoá bỏ từ từ sự kiểm soát của nhà cầm quyền. Như phong trào Hippie được xuất phát tại Hoa Kỳ rồi lan tới các nơi trên thế giới, để nói lên giới trẻ chống lại sự sai khiến của nhà cầm quyền, tiêu biểu nhất là đại nhạc hội Woodstocks, tiểu bang New York. Họ kêu gọi không gây chiến tranh, yêu chuộng hoà bình. Trong ánh mắt của chính quyền mỹ hay các nước khác là sự nổi loạn, bất tuân quyền lực của họ là phản động. Như Mai 68, ở âu châu, tạo thành cách mạng văn hoá khiến tổng thống De Gaulle phải ra lệnh cải cách.

Chính quyền lúc nào cũng lo sợ sự bất tuân dân sự của quần chúng. Mình xem trên mạng đăng tải các cuộc biểu tình vì vật giá leo thang tại Đức quốc, Pháp quốc, Hoà Lan, Ý Đại Lợi,…thậm chí nhiều biểu tình chống ủng hộ Ukraine nhưng không được đài truyền hình chính truyền tải. Họ tìm mọi cách để loại trừ như ở Gia-nã-đại, các tài xế xe tải đình công gì đó, chính phủ khoá tài khoản, trương mục của họ trong ngân hàng thế là mấy ông này phải bỏ về.

Trong tương lai chính phủ sẽ không dùng tiền mặt mà chỉ cho sử dụng tiền trên mạng, để kiểm soát quần chúng. Nghe kể ở Trung Cộng, ai mà lộn xộn là không được mua vé xe, máy bay hay thực phẩm, khiến chúng ta sẽ không dám đối kháng lại bạo quyền. Ở tây phương chắc sẽ không như vậy nhưng họ vẫn có thể khoá tài khoản của mình là ngọng.

Cải cách văn hoá thì các sách cổ điển về thi ca không cần thiết nữa như khi mình học trung học, ông tây bà đầm bắt học thuộc lòng các bài thơ của Corneille, Racine, Moliere, dù chả ăn nhập gì đến đời sống cá nhân. Gặp các người trẻ ở mấy nước thăm viếng. Họ hỏi lý do mình muốn thăm viếng xứ họ, mình kể đọc thơ của Homer, nói về các xứ này khiến họ như bò đội nón, vì chưa bao giờ nghe đến thi hào Hy Lạp Homer. Họ chỉ biết Kim Kardashian hay Kay West,… Chán Mớ Đời 

Các tiểu thuyết trở thành văn chương của giới trung lưu, thậm chí các tiểu thuyết được đăng báo thành các feuilleton như Francoise Sagan hay Colette,… văn hoá được bình dân học vụ, quần chúng hoá. Đọc tiểu thuyết dễ hơn đọc Albert Camus. Ở phi trường, vào mấy tiệm sách, chỉ bán tiểu thuyết nhiều, còn sách về thương mại, lèo tèo vài cuốn.

Đầu thế kỷ 20, sự phát triển của văn hoá giải trí như xi nê, ca nhạc kịch, các công viên du chơi như Disneyland, nhạc được phổ biến qua các phương tiện truyền thông như radio và truyền hình, giúp thu hút thêm khán thính giả đến với văn hoá đại chúng, dần dần tạo ra một ngôn ngữ chung cho loài người trên thế giới. Ngày nay với internet, thế giới như được gần lại với nhau, không xa lạ, khác biệt.

Có thể nói văn hoá mỹ là hệ quả đầu tiên của cuộc cách mạng văn hoá đại chúng hiện nay trên thế giới. Hoa Kỳ là một xã hội đa chủng tộc nên gom đủ các chủng tộc trên thế giới và từ từ được mỹ hoá, đúng hơn là tạo dựng một văn hoá đa chủng tộc. Lấy thí dụ nhạc Rock, ảnh hưởng của nhạc người da đen, nhạc country của người Mỹ trắng, hay nhạc Mễ như bản nhạc La Bamba. Họ lấy giai điệu, một bài hát của người Mễ rồi biến tấu lại. Dù là tiếng Mễ nhưng người Mỹ vẫn thích.

Trước 75, có ban nhạc Phượng Hoàng làm nhạc lời việt với sự ảnh hưởng của nhạc Pop Hoa Kỳ hay nhạc sến mà nay người ta gọi nhạc Bolero, cũng bắt nguồn từ nhạc cải cách, ảnh hưởng của nhạc tây phương,…

Một người gốc da vàng được tiếp cận đến nhạc Jazz của người da đen hay một người da trắng có thể nghe nhạc Mariachi và uống Tequila của Mễ. Từ từ các văn hoá của nhiều cộng đồng được gom lại, tạo ra một văn hoá đa chủng tộc.

Có lẻ lý do đó mà văn hoá mỹ được bành trướng dễ dàng tại các nước Âu châu, á châu hay phi châu,…vì có ảnh hưởng bởi các chủng tộc khác nhau, di dân tại Hoa Kỳ.

Nếu chúng ta nhìn văn hoá mỹ được gom lại các nền văn hoá khác nhau của người di dân từ khắp thế giới theo sự phát triển của Hoa Kỳ. Các nước khác muốn phát triển cũng phải mượn các văn hoá khác để tạo ra cho chính mình một văn hoá mới. Phải có sự cọ sát, giao thoa giữa hai nền văn hoá mới tạo ra cái mới.

Điển hình, người Hy Lạp chinh phục, đô hộ người Ai Cập. Họ mạnh về quân sự nhưng về văn hoá thì không bằng người Ai Cập có nền văn minh khá cao, lâu đời hơn. Người Hy Lạp học hỏi nền văn minh của người Ai Cập, để tạo ra nền văn mình HY Lạp gây ảnh hưởng cho thế giới ngày nay. Họ vay mượn kiến trúc Ai Cập để tạo ra những đền thờ kiến trúc tuyệt mỹ mà 3,000 năm sau vẫn là tuyệt tác.

Đến người la mã vay mượn của người Hy Lạp với kỹ thuật của họ đã để lại cho nhân loại biết bao nhiêu công trình tuyệt mỹ. Người âu châu bắt chước người Hy Lạp và La mã để tạo ra các kiến trúc thời Phục Hưng,…và cứ như thế đến ngày nay.

Sự cọ sát các văn hoá đa chủng tại Hoa Kỳ đã kiến tạo ra một văn hoá đại chúng, gây ảnh hưởng trên toàn cầu từ 30 năm qua. Có lẻ các văn hoá tại nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi văn hóa Mỹ nhưng trên thực tế, các nền văn hoá trên thế giới đang tự biến hoá như văn hoá Mỹ mấy chục năm về trước.

Có lẻ lo sợ mất bản sắc hay bị văn hoá mỹ đô hộ nên có nhiều nước đang tìm cách ngăn cản, kiểm duyệt trên mạng. Nguy hiểm nhất là tinh thần bất phục tùng chính quyền mà chúng ta thấy qua Mùa Xuân Ả Rập. Hoa Kỳ còn nhiều quyền lợi nên chưa để các chính quyền thân mỹ rớt đài. Các nhà đầu tư tây phương lo âu nên không dám tiếp tục đầu tư nên Trung Cộng nhảy vào. Mình thấy đâu đâu đều có dấu vết của Trung Cộng như điện thoại Xaomi, xe hơi tàu xuất hiện trên đường phố Ai Cập và Jordan hay Tanzania. Biết đâu một ngày nào đó người Ai Cập sẽ hát nhạc tàu. Văn hoá họ sẽ biến thể vì ảnh hưởng văn hoá người Hán. Mình đọc ở đâu đó, cách đây mấy chục ngàn năm, một số dân từ Ai Cập, đã di dân về đến á châu , nay là Trung Cộng. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 




Chìm trong không gian Monet vào cuối tuần

Hôm nay, mình đánh thức vợ dậy, chở lên Montebello, gần Los Angeles, xem triển lãm “immersion Monet”, hoạ sĩ nổi tiếng người Pháp, Claude Monet. Người được xem đã khai phá ra trường phái ấn tượng. Mình mê ông này từ khi đi học kiến trúc. Hình ảnh mỗi sáng mình nhận thấy, nhất là vào mùa thu khi mình xuống xe métro tại trạm Louvre, đi theo đường Rivoli, rồi băng qua khuôn viên Le Carre, qua đường, lên Nghệ Thuật Kiều (passerelle des Arts), đi qua con sông Seine trong sương mù. Nhìn về phía Cầu Mới, Tân Kiều (pont Neuf), thấy mặt trời đang lên dưới sương mù, quá đẹp. Tương tự một bức tranh của Claude Monet.

Tại đây, họ có 3 cuộc triển lãm, Monet, Klimt và Dinos. Mình mua vé qua mạng về Monet. Phần triển lãm có 3 phần, phần 1 thì nói về tiểu sử của hoạ sĩ. Xem phần này mới hiểu lý do khi xưa, thầy dạy vẽ kêu không bao giờ dùng sơn màu đen. Họa sĩ Auguste Renoir kêu một hôm chúng tôi hết sơn màu đen nên chủ nghĩa ấn tượng ra đời. Họ phải dùng các màu khác để hoà với nhau, pha chế để ra màu tối. Từ đó họ không sử dụng sơn mầu đen. Chán Mớ Đời 

Sau đến phần 2 khu vườn của nhà hoạ sĩ ở Giverny khi ông ta lấy vợ thứ 2. Bà trước chết sớm, có một goá phụ, chồng bà ta hay mua tranh của họa sĩ, chết nên đăng ký quản lý đời nhau. Được cái là bà này góa phụ, ông chồng để lại 5 đứa con và một gia tài kết xù. Nhờ thế mà ông ta được đi du lịch qua Anh quốc, Hoà Lan, Venice,… nên để lại cho hậu thế nhiều bức tranh để đời, đã vẽ tại các quốc gia này.

Ông ta bị ảnh hưởng của hội hoạ Nhật Bản nên cho xây một chiếc cầu vòng Nhật Bản trong vườn với mấy hồ nước cá koi, hoa lilys nổi trên mặt hồ, đã khiến ông ta vẽ nhiều bức hoạ rất nổi tiếng. Đến phần 3 thì họ cho vào một căn phòng to lớn, 4 bức tường lớn cho chạy hình ảnh về các bức hoạ từ Normandie, Bretagne qua Hoà LAn, Anh quốc, Venice…nghe nhạc phê trên chiếc ghế bố. Hai vợ chồng ngồi nghe nhạc và xem hình ảnh của hội hoạ,… phê thật. Lâu lâu bỏ nghề nông dân, đi thưởng thức nghệ thuật một tí, khiến tâm hồn xả bớt phân bón cây, cỏ may,…

Cứ lấy cua hấp bỏ vào trong cái bịch nylon, lấy cái búa đập cho nó bể ra ăn còn không thì mang theo cái kềm bẻ càng cua vì họ không đưa, sợ bị mất. Cá chiên dòn với 3 con cua thêm đồ xào khoai tây đủ trò. Không nên gọi món khoai tây xào vớ vẫn.

Sau đó mình chạy ra Chợ Cá San Pedro để ăn đồ biển. Bạn bè thân đến chơi vùng này thì mình hay đưa họ đến đây ăn đồ biển tươi. Đừng có mua đồ của họ làm theo thực đơn, thấy đồ sộ nhưng toàn là khoai tây vớ vẫn. Đến mấy tiệm có bán cua địa phương đang bơi lội trong hồ cá, mua rẻ hơn và họ luộc hay hấp chi đó. Họ đưa cho cái pager, khi nào xong thì họ báo tin. Ăn cực đỉnh. Đồng chí gái mê cua nên hay đến chỗ này ăn.

Ăn mệt nghỉ, không hết nên phải đem về

Đến đây, du khách cảm nhận là đang ở Mễ Tây Cơ vì đa số thực khách là người Mễ, mấy ban nhạc Mariachi chơi khắp nơi, dân tình ra ôm nhau nhảy, cứ như đang ở Tijuana. Đi trong tuần thì ít người hơn, đợi thức ăn họ làm độ 30 phút còn cuối tuần thì 90 phút cho đến 2 tiếng. Chỗ này rất lớn tương tự ở bến tàu San Francisco. Nhiều tiệm ăn lắm, cũng vài mẫu. Mình thích chỗ này hơn ở San Francisco. Chỗ ăn thì chung, to lớn có thể chứa mấy ngàn thực khách đang ăn và nhảy đầm.

Bánh mì của họ ăn chung với thức ăn, được cuốn tròn như crepe của tây, chua chua, tốt cho đường ruột hay họ cuốn lại như hình dưới.
Phải ăn bốc, lấy thịt xào bỏ trong bánh tráng, cuốn lại để ăn

Sáng nay, hai cha con chạy lên vườn từ 7 giờ sáng. Tội thằng con, đi chơi khuya nhưng vẫn phải về ngủ sớm để sáng lên vườn với bố. Bố làm nông dân nên con cũng phải chia sẻ cuộc đời bần cố nông. Mình chỉ nó cách bỏ phân cho mấy cây Thanh Long để mỗi tháng nó làm. Sau đó thì kêu nó làm bài tính mượn tiền của cô cháu mà mình đã kể để cho cho nó hiểu là không hiểu về các con số tài Chánh thì không bao giờ giàu. Sau đó hái cam cho mẹ nó uống. Trên đường về, hai cha con ghé tiệm ăn Ethiopian. Cái món crepe của họ khá ngon, chua chua như bánh mì sourdough. Đặc biệt là họ làm cà phê khá lạ. Họ rang trong cái xoong nhỏ, khói  nghi ngút, đem ra cho mình xem rồi đem vô nghiền nhỏ ra thành bột rồi đun sôi, uống khá đậm. Kêu uống thử vì Ethiopia được xem là xứ khởi đầu món cà phê trên thế giới. Khá đậm.

Cà phê của họ, để trong chiếc ấm bằng đất màu đen để nấu cà phê. Khá đậm

Tối này thì đi ăn với đồng chí gái ở nhà bạn, họ tổ chức 33 năm máu lửa nội chiến từng ngày. Mai lại lên vườn tiếp. Dạo này trời nóng nên phải chuẩn bị đủ thứ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Xeo-phì

 Mỗi lần đi dã ngoại, đồng chí gái bắt mình chụp hình, lâu lâu phải xeo-phì 2 vợ chồng để khẳng định là đã đến đây như Julius Ceasar khi xưa từng tuyên bố: “veni vidi vici”. Khi không có người đi qua để nhờ chụp thì phải xeo-phì với vợ nên hay bị la. Mụ vợ la: “khi xưa, mới quen tui, ôn chụp hình tui đẹp, răn bi chừ chụp xấu rứa” Chán Mớ Đời 

Khi xưa, đi giang hồ, mình không có máy chụp hình, chỉ vẽ tranh hay croquis. Từ ngày có vợ thì hết màn đó vì vợ không thích mất thì giờ ngồi đợi mình, vẽ phố xá hay phong cảnh trước mặt. Khi xưa, ở âu châu, đi chơi thì cô bạn là sinh viên trang trí nội thất nên ngồi vẽ như mình. Cô nào không phải dân kiến trúc thì ngồi đọc sách bên cạnh. 

Cách đây 1 tuần, mình đi dã ngoại với vợ và hai cô bạn ở tiểu bang Utah. Cảnh đẹp, chỉ muốn ngồi vẽ nhưng mấy bà bắt chụp hình, xeo-phì. Khi leo núi 7 ngày ở Peru, cảnh vật đẹp chi lạ, chỉ muốn ngồi xuống để vẽ nhưng chịu vì thời gian không cho phép, nhất là mình đi chậm. Mình tự hứa là từ nay có đi chơi ở đâu, phải đem theo cuốn sổ esquisse để vẽ vớ vẩn lại như xưa.

Bức tranh con mắt hoạ sĩ của Salvador Dali

Người ta tính trung bình mỗi ngày thiên hạ trên thế giới tải lên các trang mạng xã hội hơn 1 tỷ tấm ảnh, để kỷ niệm những ngày xưa thân ái, những ký ức của họ trong tương lai. Có lẻ vì vậy mà các mạng xã hội giàu nhờ quảng cáo. Vấn đề là các chuyên gia về não bộ lại cho rằng các hình ảnh này sẽ cản trở trí nhớ, hồi tưởng của chúng ta sau này.

Với kỹ thuật của máy chụp ảnh của điện thoại ngày nay, chúng ta chỉ đưa lên nhắm, rồi nhấn cả chục cái. Hành động này, sẽ thay đổi sự cảm nhận của chúng ta trong giây phút ngắn ngủi, tích tắc đồng hồ này. Ghi vào bộ nhớ. Chỉ khi nào xem lại tấm ảnh chụp một cách vội vã, chúng ta mới để ý đến hiện vật xung quanh. Ai cũng tự nhủ sẽ làm một album, sau khi chơi ở đâu về. Mình về Cali đã gần 1 tháng mà chưa có thì giờ soạn lại các tấm ảnh chụp khi đi Peru hay tuần rồi đi Utah. Khi xưa, con còn bé, đi chơi cả gia đình thì chụp, soạn nay thì qua iPhone nên cứ để đó.

Building Sears ở CHicago
New York 1986, khi viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên

Trong thời gian đả thông tư tưởng đồng chí gái, cuối tuần cô nàng hay kêu mình chở đi đâu để chụp hình như Huntington Library, nơi có mấy cái vườn, đủ hoa. Dạo ấy, chụp hình bằng phim để rữa nên khi chụp hình, mình phải canh, xem góc độ nào, ánh sáng, làm sao cân đối như một bức tranh. Mất thì giờ nhưng đỡ tốn tiền rữa ảnh.

Nay với máy điện thoại thì chụp bú xua la mua. Thêm nữa, cảnh vật hay phong cảnh đẹp thì chụp, nay bà vợ đứng chình ình trước mặt, che hết sự vật thì còn đâu là đẹp nữa. Bà kêu phải thấy cảnh vật phía sau thì phải chụp xa. Chụp xa thì mụ vợ chửi không thấy rõ mặt, bạn bè lại tưởng ai khác. Chán Mớ Đời 

1 trong những nguyên do chúng ta chụp hình để ghi nhớ, làm kỷ niệm sau này như khi sinh con, họp mặt, hay đi du lịch. Mình nhớ khi thằng con đầu mới ra đời thì chụp hình, quay video đủ trò. Khi mới bập bẹ kêu ba ba, chập chững bò hay đi, nó đái cũng quay video, đủ trò. Đến khi con gái ra đời thì một hôm mình kêu ủa con này biết nói tự bao giờ. Lúc mới lấy nhau hay sinh con đầu lòng, chúng ta bước sang 1 trang sử mới cuộc đời nên thấy lạ, muốn ghi lại tất cả nhưng lâu ngày theo thói quen, thấy quá tầm thường. Nay chả biết mấy thứ này để ở đâu.

Trong cuốn  "Work Smarter with Social Media"  bà  Alexandra Samuel, có kể vài thí dụ nghiên cứu về chụp ảnh. Có lần bà ta làm một nghiên cứu mang tên “Bored and Brilliant Project”, khuyến khích 20,000 người chụp ảnh tài tử, từ bỏ máy ảnh của họ để giúp họ về mặt sáng tạo.

Nếu có thì giờ thì mình ngồi lâu để vẽ chi tiết hơn

Khi xưa, trước khi vẽ, mình hay lấy cái lăng kính thu nhỏ, làm nhỏ lại các hiện vật, để quan sát, ngắm nghía, xem vẽ khúc nào đoạn nào. Mất khá nhiều thì giờ, nhiều khi phải đổi chỗ. Nay với cái điện thoại thì  cứ nhấn bú xua la ta, nếu có thì giờ thì ê-đít lại, còn không thì quên. Nói cho ngay, mình chưa xem lại hình ảnh đi Peru nữa. Có nhiều việc phải làm.

Kết quả cho thấy đa số kêu họ dùng hình ảnh để giúp trí nhớ, như mình hay làm khi đậu xe ở bãi số mấy ở phi trường, chụp nhãn hiệu gì đó để xem lại để mua. Vấn đề là mỗi khi chúng ta chụp nhanh một tấm ảnh, vô hình trung chúng ta giảm trí nhớ của mình 1 tị.

Phân khoa tâm lý của Đại học Fairfield ở Connecticut, nghiên cứu về chụp hình và trí nhớ như sau. Họ cho các sinh viên viếng thăm một viện bảo tàng. Họ nói sinh viên chụp hình tấm tranh, hình tượng mà họ xem và quan sát.

Hí hoạ được đăng trên báo Ý Đại Lợi 

Ngày hôm sau, họ đưa sinh viên vào phòng thí nghiệm để khảo sát về trí nhớ của sinh viên, xem họ có nhớ mấy tấm tranh hay hình tượng đã xem. Nếu sinh viên nào nhớ một tấm tranh thì họ hỏi tiếp về chi tiết hiển thị. Họ nhận thấy là chụp ảnh với máy chụp ảnh, có thể giúp chúng ta bớt tải về hình ảnh để có thể quan sát những điểm khác. Vấn đề là chúng ta cứ chạy theo cái tiếp theo, tiếp theo và không bao giờ quan sát toàn diện vật thể hay phong cảnh trong khoản khắc đó.

Khi xưa, đi viếng triển lãm tranh hay viện bảo tàng, mình hay vẽ lại để hiểu Mondrian, Dali,.. hoạ tranh của họ, màu mè,… vẽ lại theo mình là một cách quan sát. Tương tự khi xưa, đi học , thầy giảng thì ghi chép, về nhà đọc lại sổ ghi thì mới nhớ lại bài giảng.

Họ làm một nghiên cứu khác để xem trí nhớ khi cho xem lại những tấm ảnh mà chính các sinh viên chụp để nhắc lại cho họ giây phút, khoản khắc khi họ chụp. Họ khám phá ra sinh viên cứ lo chụp tấm này rồi tấm khác nên không nhìn hay quan sát vật thể. Do đó sinh viên chả nhớ gì cả. Do đó chụp hình làm mất thì giờ. Tốt nhất là như ông Thích Nhất Hạnh đề ra, chúng ta nên chánh niệm, không gian, vật thể, hơi thở ngay lúc đó. Chớ chụp ở hình tạo dáng, chưa chắc có ai xem, ngoại trừ người thân, gia đình.

Thật ra khi chụp hình nhất là với máy điện thoại ngày nay, chúng ta cứ chụp khiến thay đổi sự trải nghiệm của chúng ta tại khoản khắc đó. Lý do là khi chúng ta xem 1 tấm ảnh, việc đầu tiên là xem có mình trong tấm ảnh hay không. Nếu có trong tấm ảnh thì chúng ta như đang quan sát chúng ta đang làm việc gì dạo ấy. Còn nếu chúng ta không có trong tấm ảnh, thì chúng ta có thể sống lại, hồi tưởng giây phút ấy bằng chính cặp mắt của mình. Đồng chí gái hay kêu ủa sao không nhớ vụ đó. Lý do là mình chụp hình nên mình nhớ còn cô ta đang tạo dáng nên không nhớ.

Điển hình cô nàng đang tạo dáng trước phong cảnh hùng vĩ ở Utah. Mình cầm điện thoại chụp, do đó mình nhớ ánh sáng từ đâu, cái nền phong phía sau mà cô ta che khuất trong khi đồng chí gái chỉ đối diện cái máy ảnh và mình. Cô ta chỉ nhớ hình ảnh mình đứng chụp hình, làm nhiếp ảnh viên bất đắc dĩ.

Người ta vẫn chưa rõ về chụp hình, gây hưởng đến sự cảm nhận về chúng ta và những cảnh vật mà chúng ta chụp nhưng phải công nhận máy ảnh không thể so sánh với trí nhớ mà chúng ta có thể thâu nhận từ mắt, tai mũi họng,…


Chúng ta xem ảnh thì không nghe được âm thanh, còn xem video thì không cảm nhận được sự nóng lạnh của môi trường. Xem video thiên hạ quay ăn uống trên đài truyền hình nhưng chúng ta không cảm nhận được như khi mình ngồi kéo ghế ăn trên lề đường, ruồi bu, nóng nực, muỗi bay vo ve cắn.

Khi xưa, mình đi giang hồ khắp âu châu vào mùa hè, vẽ tranh để bán. Mình có thể nhớ đến ngày nay, cảnh vật 40 năm về trước ở Roma, ở Venice, ở Porto, ở Madrid,… mình nhớ ngồi góc nào ở trước Vatican để vẽ. Nhớ khuôn mặt của du khách nào trả giá để mua tấm tranh của mình. Mình ngồi tại những chỗ này lâu,  quan sát cảnh vật để vẽ nên nhớ. Nay chụp hình thì ít nhớ.

Họ khuyến khích chúng ta một ngày không chụp ảnh. Không chụp ảnh khi ăn, chụp con cháu, không chụp ảnh mặt tời lặn,… chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống khác lạ mà chúng ta đã bỏ quên khá lâu từ ngày điện thoại thông minh là vật bất ly thân. Ai cũng muốn chụp hình cháu nội cháu ngoại hay con mình để khoe. Mình yêu chúng, mình hãnh diện nên mình chụp vô hình trung chúng ta làm nô lệ cho máy móc, chúng ta quên sống khoản khắc đó.


Từ hai năm nay, mình bỏ điện thoại trong xe khi đi ăn tiệm với vợ con vì không muốn trả lời điện thoại hay tin nhắn. Lúc đầu thấy bức rức nhưng riết thì quen, nhìn vợ con nhắn tin, chụp hình gửi cho thiên hạ. Ít ra mình còn có thì giờ nhìn vợ con lướt mạng.

Mình có theo dõi vài nhóm chụp ảnh trên mạng. Lúc đầu thì mình chia sẻ lại cho bạn bè ai thích thì xem. Nay thì mình cố gắng không chia sẻ hay nhấn Like nữa mà nhìn kỹ bức ảnh hơn, để nhớ khoản khắc đó hay bố cục của tấm ảnh hơn. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



7 ngày không có Internet

Leo núi 7 ngày 6 đêm ở xứ Peru, không có Internet, thấy không có chết thằng tây nào cả. Mình đem theo điện thoại nhưng bỏ chế độ Airplane, để khỏi mất điện. Để app Alltrails theo con đường mòn để lỡ có lạc thì mò về tới trại. Lâu lâu ngừng uống nước, rút điện thoại ra chụp 1 cảnh để kỷ niệm. Kỳ này, mình chụp hình khá nhiều vì ngừng nhiều để uống nước. Uống nước thì đái nhiều. Cứ lâu lâu kêu “uno ratito “. Chán Mớ Đời 

Tối về ăn cơm xong thì vào lều, mình viết vài chữ, ghi lại những gì đã mục thị trong ngày nhưng đến ngày thứ 2 thì mệt qua, chả thiết viết véo gì cả, lăn cu đơ ra ngủ. Có đêm cắm trại ở cao độ 14,852 bộ thì họ có cho một cái bình nhựa, đựng nước nóng ở trong để bỏ lên bụng ngủ như đàn bà bụng mang dạ chữa, ở cử. Tối đó thì lạnh thật, mình bận cái áo len, hai cái áo ngoài, đeo găng tay đi trượt tuyết, thêm cái mền họ cho mượn nhưng vẫn lạnh. Chuyến đi tháng tới lên đỉnh Whitney, mình phải chuẩn bị kỹ hơn.

Mình có báo cho đồng chí gái qua máy định vị Garmin của mình để cô nàng khỏi lo. Đưa máy cho anh bạn để anh ta liên lạc với vợ nhưng cô vợ chắc thấy số lạ nên sợ là Spam, không trả lời như đồng chí gái mới đầu. Mỗi lần mình leo núi đều báo cho mụ vợ và thằng con. Mụ vợ không biết thấy số lạ nên xoá ngay. Chán Mớ Đời 

Mình vào vườn có một mình nên phải đeo theo cái máy định vị để lỡ bị chuyện gì thì bấm nút, họ có thể dò ra mình trên vệ tinh, để cứu hộ. Mỗi tháng trả đâu $35.


Mình đang bán 1 căn nhà vì nghĩ nhà sẽ xuống nên bán trước mấy căn ở xa. Trước khi đi thì mình ghé lại Escrow để ký giấy tờ sang nhượng, và cho biết trương mục ngân hàng để khi mình đi Peru thì họ có thể chuyển tên cho người mua, và chuyển tiền vào trương mục của mình. Tên mua nhà, ra điều kiện là đóng hồ sơ trong vòng 2 tuần lễ. Mọi lần mình lo nhưng kỳ này, kệ xác nó. Chả thèm để ý, lo lắng. Cứ đi chơi cho vui rồi tính. Cùng lắm là trễ một tuần, khi mình có Internet lại thì liên lạc xem sau.

Có lẻ mệt nên khi leo núi, chả thiết Internet, xem bà con xeo-phì, tạo dáng ra sao như khi còn ở nhà. Trên núi, thấy phong cảnh bao la, hùng vĩ, mình bổng thấy nhỏ nhoi trong vũ trụ. Không tự xưng là Homo-Deus nữa. Mình đi chậm phía sau nên dường như bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài. Cứ đi chậm chậm, chánh niệm từng bước, vì có thể trượt ngã như chơi, lắng nghe con tim đập, cái mồm kêu uống nước.

Mình đi như bản năng tự vệ, bảo mình đi chậm lại rồi người hướng dẫn viên dặn là uống nước nên cứ nghe. Nay mình đang chuẩn bị leo đỉnh Whitney và núi Kilimanjaro ở Phi châu, tham khảo thêm thì mới hiểu lý do lời khuyên của họ. Mới hiểu tại sao khi đi người ta cho mình leo lên cao rồi chiều tối thì cho đi xuống, cắm trại ở vùng thấp hơn là nơi leo lên trong ngày.



Hoá ra để giúp cơ thể làm quen với độ cao. Mấy ông bà dạy thiền vớ vẩn, cứ cho họ leo núi là hết thở. Không khí loãng nên thiếu oxygen. Có ông bác sĩ trong toán, đã leo biết bao nhiêu nơi từ 40 năm qua, kêu ông ta thở hắc ra nên mình nghe theo thì khá hơn một chút vì tống gas carbonique ra. Cái nguy hiểm nhất là khát nước, lúc uống nước từ cái vòi thì phải hút vào. Khi hút vào thì không thở nên chới với. Anh bạn đi hành hương 700 cây số bên Tây Ban Nha nên có bình nước với cái đồ bơm. Khi uống nước chỉ cần bơm thì nước chảy vào mồm, không cần phải hút.

Mình muốn xem mấy ông thần dạy thiền bú xua la mua, cứ cho họ lên núi cao là chỉ có khóc, khỏi có vụ thiền định bú xua la mua.

Mình xem video của mấy người đi Kilimanjaro thì lên cao, lạnh quá nên nước đông đá luôn, hết uống. Mình phải tìm cách để có nước để uống khi lên độ cao không bị lộn xộn. Có leo núi mới hiểu rằng cơ thể mình thay đổi, phải lắng nghe cơ thể của mình.

Khi ăn cơm mình không thấy đói lắm, hoá ra là trên độ cao, cơ thể mình thay đổi khiến mình không đói. Đang đọc tài liệu để leo núi Kilimanjaro nên mới hiểu nguyên do. 4 tuần nữa mình leo núi Whitney ở Cali. Hơi lo vì mùa này tuyết chưa tan hết trên cao. Mình còn thấy trên đỉnh Boldy ở Nam Cali còn tuyết ( trên 10,000 cao bộ) trong khi đỉnh Whitney lên đến 14,585 cao bộ.

7 ngày này đưa mình về thời ở Đà Lạt. Mình chỉ đem theo 2 bộ đồ để thay đổi, chả tắm rữa gì cả ngoài, lấy khăn lau người. Mỗi khi về trại, họ cho 1 cái thau nước ấm trước lều, mình cứ tự nhiên cởi áo quần rồi lau thân thể. Khi về đến đường mòn Inca thì cắm trại trong các trung tâm của chính phủ nên có chỗ tắm nước lạnh. Mình sợ đau nên xung phong ở dơ sống lâu. Quần áo đều bẩn nên có tắm cũng dơ lại. 

Mấy ngày đầu còn nhớ vợ con nhưng đến ngày thứ 3 thì mệt quá, chả nhớ con tây thằng đầm nào cả. Ăn xong là bò vào lều, chui vào túi ngủ. Vấn đề mình uống nước nhiều nên tối, phải bò dậy, bận áo ấm, trùm mũ len vào, bò ra đi tè. 2 lần mỗi đêm. Xem như cứ 3, 4 tiếng là phải dậy.

Ở chung lều với anh bạn. Ông thần này, đem theo đồ nhiều nên phải gửi bớt trong duffle bag của mình. Mình thì thuộc trường phái tối giản còn anh ta thì trường phái quý tộc nên đem theo rất nhiều thứ, theo mình không cần thiết lắm như IPad để xem phim đủ trò. Tối ông thần lấy đồ bịt lỗ tai để ngủ, rồi đêm đêm anh chàng địt như đại bác đêm đêm dội trong lều. Kinh.

Có lẻ điểm mình cảm nhận được khi leo núi là mình và thiên nhiên là một. Mình chỉ tiếc là không đọc sách về nền văn minh Inca để hiểu thêm về kiến trúc, cấu trúc. Hướng dẫn viên giải thích sơ sài, nhiều khi không đúng lắm. Nói để về nhà đọc thêm những lại đọc tài liệu đi Whitney và Kilimanjaro, Safari và Zanzibar,.. chưa xong Kilimanjaro, mình đã tính đi Nepal năm tới.

Mình thấy các người khuân vác đồ cho mình thấy thương họ. Mình nhớ có mấy tấm ảnh thực dân tây đầm khi xưa lên Đà Lạt, có người Việt khiêng ghế cho họ ngồi đi săn,… có tấm ảnh bà đầm che dù ngồi trên cái ghế, có 4 người Việt gánh.

Các người khuân vác đa số là nông dân, trồng khoai tây nhưng đến mùa du khách thì họ đi làm khuân vác đồ đạt cho du khách. Mình hỏi mấy người trong nhóm thì họ không trả lời vì công ty cấm. Khi đi đường, gặp mấy người khuân vác của các công ty khác, ngồi nghỉ thở nên hỏi thì họ cho biết $15/ ngày. Thấy họ mang giầy bata thậm chí dép quai râu như bộ đội vượt Trường Sơn. Mấy chục năm rồi mới thấy lại đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ. Cuối cùng mình cho họ áo quần của mình, chỉ bận một bộ về Mỹ.

Có đi mới nhận ra mình may mắn. Có sức khoẻ để leo núi. Đa số bạn bè cùng lứa thì ít ai còn bò lên được. Thấy họ đến vườn mình đã đứng hình, không dám đi tiếp. Do đó, mình phải tranh thủ đi chơi để mai sau, chân tay run run, ngồi xem đài truyền hình quảng cáo. Chán Mớ Đời 

Lịch trình của mình còn lại cho năm nay: tháng 6 leo núi Whitney ở Cali, tháng 7 họp mặt gia đình tại Dubai, sau đó thì bay đi Jordanie, thăm viếng mấy đền đài cổ xưa mà khi học kiến trúc, có biết về mấy nơi này. Tháng 10 thì leo núi Kilimanjaro, sau đó thì đi Safari và Zanzibar. Có vợ chồng anh bạn đồng ý đi Safari và Zanzibar. Mình leo núi Kilimanjaro với một anh gốc Đà Lạt, chưa bao giờ gặp mặt, chỉ nói chuyện qua điện thoại. Anh ta đi từ Philadelphia. Đi Safari và tắm biển thì thiên hạ hồ hởi, nghe leo núi thì thiên hạ không trả lời.

Có chị đi du lịch trên thế giới khá nhiều, cho biết là Zanzibar, nước lạnh. Chị đề nghị nên bay qua Seychelles thì vui hơn, đẹp hơn. Chắc mình sẽ bay đi Seychelles để xem văn hoá thực dân tây ra sao.

Bên Úc, có một cái núi khá châm để leo và bên Nepal. Mình tính leo đến căn cứ thứ nhất của đỉnh Everest nhưng đọc kỹ thì thấy đông quá nên sẽ leo núi kia. Nghe nói ở nhà dân trên núi, không phải cắm trại ở lều ngoài trời. Hy vọng sang năm sẽ leo được hai ngọn núi này.

Nói cho ngay, nếu có thời gian, nội leo mấy cái núi ở Hoa Kỳ cũng chưa hết vì xứ này có nhiều thắng cảnh rất đẹp, hùng vĩ. Kệ còn sức thì đi xa, mai mốt qua 70 tuổi thì đi trong nước Hoa Kỳ. 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Võ Công Toàn, kiến trúc sư Việt nổi tiếng thế giới

 Mình nhớ khi viếng thăm Ma-rốc, ông bố của tên bạn người Ma-rốc kêu có một ông kiến trúc sư người Việt rất nổi tiếng, thiết kế lăng mộ của vua Mohammed, được Unesco phong tặng kho tàng văn hoá của thế giới. Ngoài ra ông ta có vẽ những phi trường, sân vận động, những công trình nổi tiếng to lớn, nổi tiếng khác của Ma-rốc.

Tò mò mình đi kiếm tên ông ta trong niên giám điện thoại. Khổ cái là tên việt hay tây tàu gì đều được viết chữ ả-rập khiến mình ngọng. Cuối cùng mình bò vào bưu điện lớn nhất của thủ đô thì họ có niên giám điện thoại bằng pháp ngữ. Cứ mò kiến trúc sư, họ nguyễn, trần Lê đến cuối cùng thì gặp Võ công Toàn.

Hình này lúc ông ta mới sang Ma-rốc. Lúc mình gặp ông ta thì đã trên 58 tuổi. Chỉ nói tiếng tây với mình, tiếng Việt rất ngọng.

Gọi ông ta thì ông ta hẹn gặp tại văn phòng ngày mai. Mình bò lại, ông ta xem vài tấm tranh của mình, kêu muốn làm việc thì đến làm, ông ta trả rẻ như bèo. Hình như dạo ấy, vua Hassan II qua đời nên ông ta bớt công việc nên văn phòng cũng vắng teo. Tên bạn Ma-rốc kêu mình đừng ở lại nên mình dọt về Pháp rồi kiếm được việc ở Thuỵ Sĩ.

Ông này sinh tại Cao Miên nhưng bố mẹ lại gốc Sàigòn như thị trưởng Trần Văn Phước của Đà Lạt. Năm 1945, ông ta xuống thuyền sang pháp. Thay vì tìm đường cứu quốc, học làm cách mạng, ông học kiến trúc tại trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật. Con ông ta nói là ông ta đoạt giải Grand prix de Rome năm 1954 nhưng mình xem danh sách các khôi nguyên thì không thấy tên ông ta. Chỉ có kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt giải thưởng này năm 1955.

Chạy trên đại lộ thì thấy lăng mộ của vua Mohammed V nổi bật ở thủ đô. Trắng toát.

Ra trường, không kiếm được việc ở pháp. Cuộc đời đưa đẩy ông ta thiết kế gian hàng năm 1961 của Việt Nam Cộng Hoà tại triển lãm đấu xảo Casablanca, Ma-rốc. Ông thái tử Hassan II, vừa lên ngôi khi vua cha Mohammed băng hà, đi ngang gian hàng Việt Nam Cộng Hoà, thấy đẹp nên hỏi ai thiết kế thì gặp ông ta. Ông vua trẻ muốn xây lăng mộ cho vua cha và hỏi ông ta có thể cho ý kiến. Ông ta vẽ sơ xài trên tờ đồng tiền của Ma-rốc và được vua trẻ chấp thuận. Cuộc đời ông ta bước sang một trang sử mới. Định cư luôn tại Ma-rốc. Nghe ông con kể là khi ông ta đoạt giải Grand Prix de Rome, người Pháp muốn ông ta vào dân tây nhưng ông ta không chịu, vẫn giữ sổ thông hành Việt Nam Cộng Hoà. Tên tây của ông là Eric.

Kiến trúc ả rập hồi giáo do một kiến trúc sư người Việt vẽ
Lăng mộ này được UNESCO xem là di tích lịch sử, văn hoá loài người.

Khi đến Ma-rốc mình rất ngạc nhiên là một người Việt lại thiết kế kiến trúc ả rập rất cổ điển. Hoá ra ông ta sử dụng đến 400 nghệ nhân Ma-rốc để hình thành lăng mộ của vua Mohammed V, người đã dành lại độc lập từ Pháp cho xứ Ma-rốc mà không tốn 1 viên đạn như xứ Algerie hay Việt Nam. Công trình này mất 10 năm mới thực hiện xong.

Diện tích của lăng mộ đâu có đến 1,500 m2. Kiến trúc theo kiểu ả rập hồi giáo. Tường phía ngoài được lắp bằng đá trắng từ Ý Đại Lợi. Mái nhà thì được lợp bằng ngói màu xanh như màu lá cờ của xứ Ma-rốc, hình tượng alawide của vương quốc này. Nói chung thì khó tưởng tượng chính một người Việt thiết kế lối kiến trúc này. Có lẻ ông ta nghiên cứu rất nhiều về kiến trúc ả rập hồi giáo như ở Alhambra, Tây Ban Nha. 

Sau đó, mình viếng Casablanca thì viếng mosque ông ta thiết kế ở đây, dạo ấy mình chỉ thấy sơ sơ vì đang thực hiện. Sau này thấy hình chụp thì cực đỉnh. 

Nhà thờ hồi giáo tại Casablanca
Công trình lớn cuối của ông ta ở Casablanca

Theo mình thì ở hải ngoại, kiến trúc sư người Việt đã thiết kế những công trình to lớn thì phải kể ông Võ Công Toàn. Ở Pháp có ông Lê Văn Kim mà khi còn sinh viên, mình có làm việc mấy tháng với ông ta nhưng chỉ thiết kế các căn hộ cho người nghèo tại pháp. Ông ta có thực tập ở Chicago với công ty kiến trúc Skidmore Owing S.O.M.

Phải công nhận một công trình đẹp của thế giới 

Ông ta qua đời đâu năm 2004 vào tuổi 80. Một nhân tài của Việt Nam, không làm gì cho Việt Nam được cả như ông Nguyễn An đời Lê, qua tầu xây cung điện Tử Cấm Thành, được người Tàu nhớ ơn. Số phận của Việt Nam. Nghe con trai ông ta kể là ông ta không vào dân tây, không biết có vào dân Ma-rốc hay không. Chán Mớ Đời 

Ông nổi tiếng thế giới nhưng có lẻ Việt Nam ít ai biết đến ông ta nên mình viết lại đây vì có hạnh ngộ gặp ông ta ở Rabat, Ma-rốc 1 lần nhưng không làm việc với ông ta vì lương ở Ma-rốc rẻ hơn bên pháp nên phải trở về pháp. Cuộc đời kiến trúc sư mình đưa đẩy đi làm việc ở Ý Đại Lợi, Thuỵ Sĩ, Anh quốc rồi Hoa Kỳ. Láy vợ thì mình bỏ nghề kiến trúc sư luôn, lo làm ăn, đầu tư về địa ốc.

https://en.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_An

Nguyễn Hoàng Sơn 

Mua tranh Nhị-Trạng-Nguyên Nguyễn Quỳnh

 Hồi mình mới dọn nhà, nhớ đến một anh bạn thời đi làm tại New York, tên Nguyễn Quỳnh. Dạo ấy anh đang giảng dạy tại đại học Columbia. Mình không nhớ ai giới thiệu mình cho anh ta. Hình như ông Võ Văn Ái của tờ báo Quê Mẹ, ở Pháp. Ông Ái và bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, sang Hoa Kỳ, mình có gặp nói chuyện thì họ rủ đi viếng một hoạ sĩ nổi tiếng người Việt tại New York.

Anh Nguyễn Quỳnh là hoạ sĩ đầu tiên, độc nhất, gốc Việt, được người mỹ mua tranh trong cuộc triển lãm tại New York năm 1984 và tặng cho bộ sưu tập thường trực của viện bảo tàng Guggenheim, Nữu Ước mà mình có xem khi sinh sống ở thành phố này. Ước ao gặp người tài hoa này. Các hoạ sĩ người Việt tại Hoa Kỳ, có dịp là nhờ anh ta xem tranh và phê bình. Lần trước anh ta sang Cali, có ngụ lại nhà mình nên được anh ta giới thiệu vài hoạ sĩ gốc Việt, được biết đến trong cộng đồng người Việt tại vùng này.

Mình thích nhất tấm này. Anh Quỳnh vẽ cô học trò, chị vợ cũng mê nên mình mua luôn
Lá thư mời gia đình anh Quỳnh được viếng miễn phí trọn đời

Mình có đọc đâu đó, nhà thơ Đổ Trung Quân, kể anh bạn nào di dân sang Hoa Kỳ, có để lại hai bức tranh của Nguyễn Quỳnh vẽ trước 75. Anh ta từng là hội viên của hội hoạ sĩ trẻ tại Sàigòn trước 75. Anh ta được học bổng của chính phủ Ý Đại Lợi, đi Roma để học thêm về hội hoạ nhưng bộ quốc phòng Việt Nam Cộng Hoà cuối cùng cấm xuất ngoại, có lẻ vì lệnh tổng động viên. Số anh ta là đi Hoa Kỳ.

Theo lời anh kể thì khi xưa anh đậu vào trường kiến trúc Sàigòn, làm đồ án thì thầy khen nhưng hỏi về cấu trúc thì anh ngọng nên cuối cùng thi vào trường mỹ thuật Sàigòn. Anh có khiếu bẩm sinh về hội hoạ. Tranh của anh thường xuất hiện các kiến trúc, toà nhà. Anh nghiên cứu ánh sáng của hoạ sĩ Gustave Courbet rất cẩn thận nên tranh của anh chịu nhiều ảnh hưởng của ông Courbet này. Có thể loại Cuntology rất độc đáo nhưng đồng chí gái không cho mình treo. Chán Mớ Đời 

1 trong những tấm tranh mình mua, treo ở phòng làm việc của mình. Cuối cùng thì anh Quỳnh đồng ý bán hết bộ tranh của anh cho mình.

Nói cho ngay, tâm hồn nghệ sĩ của mình đã tắt lửa lòng từ khi thằng con ra đời, phải kiếm tiền thêm mua sữa và tả cho nó. Mình không liên lạc với mấy nghệ nhân tại đây, vì không còn muốn vẽ víu gì nữa, chỉ thích làm vườn, làm đầy tớ nhân dân cho mụ vợ sai bảo.

Tấm tranh này của anh Nguyễn Quỳnh là tranh sưu tập thường trực tại viện bảo tàng Guggenheim, New York. Ai đến New York, thích hội hoạ thì ghé xem bức tranh của người Việt đầu tiên tại đây. Khá trừu tượng nhưng phảng phất các motif về Việt Nam. Mình có một tấm tương tự, cũng được vẽ vào thời đó.

Mình nhớ lần đầu tiên, viếng nhà anh Quỳnh ở vùng Harlem phía Tây, gần cầu gì nối qua tiểu bang New Jersey. Được anh ta cho xem tranh. Có loại rất tây phương và có những đề tài về Việt Nam như Thuý Kiều nhưng ánh sáng rất lạ. Các motif rất Việt Nam nhưng ánh sáng rất lạ. Anh ta có cho xem một bức ảnh về Thuý Kiều với 15 năm làm gái lầu xanh. Thuý Kiều ngồi đánh đàn trăng (Nguyệt), mà anh Quỳnh có dịp được giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu khi anh sang Pháp tham dự hội thảo về triết học. Có 15 bình rượu, lấy màu của bình rượu Việt Nam, toả ra ánh sáng, tượng trưng cho 15 năm đời lận đận của Thuý Kiều, vỡ bay xuống dòng sông Tiền Đường, sóng cuồng cuộng. Người mẫu là chị Bích, vợ anh ta, rất đẹp. Hình như ông Võ Văn Ái mua tấm tranh này. Nghe đâu ông ta chưa trả hết tiền mua tranh. Lờ luôn. Ai quen ông ái nhắn tin dùm. Cho mình mua lại, để trả tiền cho anh Quỳnh. Chán Mớ Đời 

Tấm tranh Kiều với 15 bình rượu tượng trưng cho 15 năm ở lầu xanh. Bình thứ 15 bị vỡ bay xuống sông Tiền Đường , hết kiếp làm gái lầu xanh. Ánh sáng từ các bình rượu toả ra người của Kiều. Tấm này ông Võ Văn Ái mua nhưng chưa trả hết tiền thiếu. Nếu được mình sẽ mua lại và trả tiền cho anh Quỳnh. Mình có mặt hôm ông ta hỏi mua và đem về Paris. Bình rượu là theo mẫu của bình rựou Việt Nam. Ánh sáng được sử dụng theo lối “Rais” của Gustave Courbet.

Tấm 1 trong 4 tấm (khổ 28 inch x 80 inch) tại nhà mình

Sau đó, mình gặp anh ta thường xuyên đi ăn phở, nói chuyện về nghệ thuật. Viết về nghệ thuật Việt Nam. Có lẻ từ anh mình mới bắt đầu về nguồn, tìm sách báo việt ngữ để đọc, học hỏi thêm về Việt Nam. Dạo ấy tiếng Việt mình rất yếu, không bú xua la mua như ngày nay. Khi mình được gia đình phật tử ở Connecticut nhờ vẽ chùa thì anh ta có cho ý kiến về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, vào ngôi chùa.

Học rất nhiều từ anh. Anh ta là giáo sư về lịch sử mỹ thuật tại Columbia. Anh ta có hai bằng tiến sĩ: một về giáo dục và một về triết học. Học một cái bằng tiến sĩ là đã khó ở Hoa Kỳ nay anh ta chơi luôn hai cái, mình hay gọi anh ta là Nhị-Trạng-Nguyên. Mình có quen một anh khác, cũng có hai bằng tiến sĩ; một bên tây và một bên Hoa Kỳ. Đề tài luận án tiến sĩ của anh về triết học tại Columbia University năm 1982 là (Ludwig Wittgenstein: The Relationship Between Modern Logic and Art). Anh ta có dịch Tractatus của ông này nhưng khó đọc lắm.

Anh ta có một trí nhớ siêu việt. Mỗi lần gặp nhau, anh ta kể đủ chuyện ngày xưa bên tây bên tàu, chuyện nào anh cũng biết chứng tỏ anh đọc sách rất nhiều, không chụp hình tạo dáng câu Like. Anh kể khi xưa, sinh viên, anh ta mê một cô gái nhà giàu, đẹp lắm nhưng bị cô ta chê, bảo ngoài học vấn và hội hoạ, anh ta chết tiệt. 40 năm sau, anh gặp lại cô nàng, thì cô ta khóc, bảo anh đã thành danh, không chết tiệt như cô ta ngĩ. Anh ta có vẽ bức tranh của cô ta. Rất đẹp. Không biết anh ta còn bức này hay không. Chắc không vì anh ta đã tặng cô ấy.

Đây là bức tranh mà anh ta nghĩ đạt nhất, vẽ chị Bích, vợ anh ta. Đây chỉ 1 phần của tấm tranh, nay được treo tại nhà mình. Tấm đầu tiên mình hỏi mua là tấm này. Anh rất tâm đắc với tấm này, vẽ thuỷ mạc sử dụng chấm chấm như trường phái pointillisme. Cực đỉnh

Ở anh, mình học được cái tính học để tự trau dồi thêm, không phải bằng cấp. Anh ta nghiên cứu thêm về Emmanuel Kant nên ghi danh đi học thêm về Vật Lý tại trường đại học Columbia để hiểu rõ, có cái nhìn từ nhà vật lý học. Mình dính cái bệnh của anh ta nên hay đi học vớ vẩn để khỏi ở nhà bị vợ sai.

Tấm 2 trong 4 tấm

Theo mình hiểu khi gặp các hoạ sĩ được anh ta giới thiệu; anh ta khi xưa ở Sàigòn rất được giới trí thức trọng nể dù trẻ tuổi. Anh ta học đức ngữ nên hay lui tới toà đại sứ đức để thực tập đức ngữ và nói chuyện về văn hoá. Hình như anh ta có chân trong viện Goethe tại Sàigòn hay một hội văn hoá đức. Lâu ngày quá không nhớ.

Anh ta gốc Hải Dương, di cư vào nam. Là con một nên không muốn đi lính nên anh ta trốn quân dịch, ở nhờ nhà bạn bè. Bức tượng Trần Hưng Đạo ở Sàigòn là do anh ta vẽ. Một người bạn, em ông Chung Tấn Cang, hải quân được chỉ định vẽ bức tượng để đưa cho mấy ông lớn duyệt nhưng bí, nên tìm đến nhờ anh đang trốn lính. Buồn đời, anh vẽ giúp cho anh bạn kiếm được việc đúc tượng Thánh Trần cho hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Hôm ở nhà mình, anh ta thấy cái cốc in hình bức tượng của Trần Hưng Đạo ngoài bolsa nên kể cho mình câu chuyện này.

Anh kể có lần anh đi quân dịch, ra quân trường Dục Mỹ. Thượng sĩ già hỏi ai biết vẽ sơn, anh đưa tay lên. Thế là khỏi đi quân trường, anh ta vẽ sân khấu để tiếp đón tướng nào đến thăm. Đang vẽ thì ông tướng chỉ huy trưởng hình như Bùi Đình Đạm thì phải, lâu quá không nhớ tên, đi xe Jeep ngừng lại, kêu vô văn phòng. Kêu anh ta làm một “bas relief “ để mấy câu thơ cho quân trường. Cũng khắc tên đủ trò, được khen đủ trò.

Tấm 3 trong 4 tấm

Chỉ huy trưởng kêu anh ta không thích quân đội, anh trả lời vâng. Ông ký cho giấy đi phép mấy ngày thăm bố mẹ rồi anh ta trốn luôn, không trở lại trình diện. Anh ta học hàm thụ từ Sàigòn với một đại học tại Gia-nã-đại, tốt nghiệp B.A trước 75. Đến tháng 4/75, cả gia đình di tản sang mỹ. Nhờ có bằng B.A của Gia-nã-đại nên khi qua Hoa Kỳ, anh ta đi học lại lấy tiến sĩ. Chị vợ như vợ của ông Tú Xương, đi làm để nuôi anh đi học lại. Buồn đời anh ta học hai cái tiến sĩ. Chỉ có độc nhất một thằng con trai như bố mẹ anh ta.

Từ anh ta mình mới quen bác Huỳnh Sanh Thông ở Yale. Có lần tổ chức Á Châu nào mời chị Kiều Chinh đến nói chuyện với các nghệ sĩ lưu vong khác tại New York. Sau đó thì có đi ăn chung. Chị Kiều Chinh có lẻ biết anh ta từ Việt Nam. Vợ anh ta mê chị Kiều Chinh nên kêu anh ta vẽ chị Kiều Chinh. Mình có xem tấm tranh đó, rất đẹp. Anh ta có vẽ nháp đồng chí gái nhưng không đạt lắm vì ít thời gian. Lần sau gặp lại, hy vọng anh ta sẽ vẽ lại.

Tấm 4

Khi dọn nhà mới, có phòng khách rộng, tường cao. Nhớ đến anh ta nên hỏi có tấm tranh nào, bán cho em một tấm. Anh ta nói mình chụp hình cái bức tường muốn treo tranh, rồi gửi cho mình một tấm. Đồng chí gái nhìn vô chả hiểu gì cả, hỏi bao nhiêu. Mình nói giá làm mụ vợ muốn té xỉu, mặt xanh như đít nhái, kêu với số tiền đó, tui mua cả ngàn tấm. Mình mua là để sưu tầm còn mụ vợ mua tranh treo tường như quần áo. Không thích thì quăn, mua cái khác. Tranh mụ vợ mua giờ để chật ga-ra. Bán lạc-xoong không ai mua.

Tấm đầu tiên mình mua của anh treo ở nhà nhưng chả thấy ai hỏi khi đến nhà mình. Cách đây mấy năm, anh sang nhà mình chơi, có đem tấm tranh nhỏ, bảo là gắn thêm vào tấm trước. Anh ta nói phải mất 20 năm mới tìm được ý tưởng, cách kết thúc tấm tranh. Mình phải đem đi thay cái khung mới. Anh ta có mấy tấm vẽ thời New York, về 9/11 nhưng chưa xong. Mình mua mấy tấm đó, nói anh cứ tiếp tục vẽ. Khi nào xong em lấy như tấm đầu tiên.

Tấm tranh mình mua treo trên tường, chỉ có mình nhìn. Thú thật bạn đồng chí gái đến nhà, chưa có ai hỏi mình về tấm tranh cả. Họ chỉ khen mấy tấm tranh mụ vợ mua. Độc nhất hôm trước, có anh bạn ghé lại nhà lần đầu tiên, nhìn tấm tranh rất kinh ngạc. Anh ta sưu tầm một số tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng miền Bắc mà sau này tây sang mua rất nhiều. Anh ta nói có tấm nay người ta trả anh đến $500,000 nhưng không bán. Đấy là một cách đầu tư cho mai sau. Anh ta có một số tranh của một hoạ sĩ hiện đang ở Hà Nội, bị tai biến nhưng gia đình chưa dám báo tin. Đang lùng săn mua lại tranh của ông ta để đợi, khi ông ta ra đi.

Mình ngồi nói chuyện với anh ta về sưu tầm tranh, thấy có lý nên gọi cho anh Quỳnh, hỏi bán cho em thêm mấy tấm mà mình có dịp xem khi viếng thăm anh ở San Antonio. Anh Quỳnh mới bán nhà vì chị vợ qua đời, dọn về căn hộ nhỏ ở để khỏi phải chăm sóc nhà cửa như trước đây. Tranh đầy nhà, nay có người quen muốn sưu tầm nên đồng ý với điều kiện là khi Gallery ở New York triển lãm tranh của anh ta thì mình cho họ mượn để triển lãm về tranh của anh ta từ trước đến nay.

4 tấm ráp chung vào toàn bộ, treo trên tường ở phòng khách  96 inches x 82 inches. Mình chưa dám làm khung vì đợi sau triển lãm tránh của anh ở New York rồi làm.

Trước đại dịch, anh ta có sang Cali ở nhà mình mấy ngày thì đem theo một bức hoạ. Anh ta nói là tấm tranh anh bán cho em còn thiếu cái này. 10 năm qua anh mới có được ý tưởng để kết thúc bức tranh. Khiến mình phải đem ra cho thợ làm lại cái khung, khá lạ so với tranh thường.

Mình nghe lời anh bạn đề nghị, mua luôn một số tranh mình đã xem, làm Collector luôn. Anh ta vẽ thuỷ mạc rất chi tiết. Mất thời gian lắm, anh ta nghiên cứu về ánh sáng của Gustave Courbet nên bị ảnh hưởng khá nhiều của ông này.

Dạo anh ta ở New York, thì vài năm gallery-arts tổ chức triển lãm tranh của anh ta nhưng từ khi anh dọn về Texas thì không. Nay họ gọi anh ta để tổ chức triển lãm tranh của anh ta lại để xem anh đang vẽ loại nào. Khi nào họ tổ chức thì có dịp trở lại New York, luôn tiện thăm con gái luôn.

Tấm này vẽ về 9/11 tại New York,( Collection SƠn Đen)
Collection Sơn Đen
Collection Sơn Đen
Đây là 2 tấm tranh mà anh ta khởi đầu cách đây 15 năm nhưng chưa xong nhưng mình đã mua. Mình nói anh cứ tiếp tục vẽ. Khi xong thì mình sẽ lấy. Tranh nói về 9/11 tại Nữu Ước. Collection Sơn Đen

Gửi Sơn xem chi-tiết chưa vẽ xong của tấm trang 9-11 (9 feet by 40 inhces). Sẽ gửi Sơn xem mỗi ngày. Sang năm mình đi xe lửa với nhau. Và có lẽ sang năm xong tấm thứ hai cùng đề tài 9-ii

Mình dự định sẽ đi xe lửa với anh ta xuyên bang vùng tây Hoa Kỳ. Hy vọng năm tới vì anh ta nay sức khỏe cũng yếu rồi.

Mình viết lâu rồi, nay cập nhật hoá. Cuối cùng thì anh Quỳnh đồng ý bán hết bộ tranh còn lại của anh cho mình. Tổng cộng là 36 tấm. Với điều kiện là mình cho Gallery Art mượn để họ triển lãm tranh anh ta. Mình nhất trí. Mấy hôm nay, tranh gửi về nhận mệt nghỉ. Xem như mình có tranh nhiều nhất của nhị nguyên Nguyễn Quỳnh. Xong om

Đọc tin tức, có thể bị mưa, nghĩa là tuyết. Phải đeo cái ba lô nặng chưa kể 4 lít nước Chán Mớ Đời 
Bỏ vụ tranh ảnh, mình chuẩn bị leo núi Whitney ngày mai.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn