Showing posts with label Ngẫm và nghĩ. Show all posts
Showing posts with label Ngẫm và nghĩ. Show all posts

Tại sao 50% Phụ nữ ngoại tình

 Hôm kia, nhận được i-meo cô bạn ở Tây Ban Nha kể một chuyện vui khiến mình tò mò tìm tài liệu đọc. Câu chuyện vui nói về 3 giai đoạn của 1 đời người. Trong một bửa cơm gia đình họp mặt đông đủ nhân dịp Giáng Sinh. Một đứa bé trai hỏi ông chú: tại sao ngực con gái càng ngày càng to lên. Ông chú, sau khi nốc một ly rượu, nhìn bà vợ rồi chậm rãi giải thích. 

Ngực phụ nữ sẽ tuần tự trải qua 3 giai đoạn trong đời như sau: từ 20-30, ngực của họ to cứng, căng đầy như quả dưa hấu. Từ 40 tuổi thì như quả lê, treo lủng lẳng khiến mọi người phá lên cười. Cuối cùng thằng bé hỏi thế sau 50 tuổi thì sao? Ông chú lại uống thêm cốc rượu rồi nhìn bà vợ, nói sau 50 tuổi thì ngực phụ nữ như quả hành, bóc ra thì ai cũng khóc vì cay. Thế là mấy ông rú lên cười nham nhở he hé.

Bà vợ nảy giờ ngồi im, bổng lên tiếng. Cháu biết không. Chim dế của đàn ông cũng tương tự. Từ 20-30, thì cứng như cây sồi, từ 30-40 thì như cây bạch dương, linh hoạt nhưng vẫn hoạt động, xử lý tốt mỗi khi cần. Có đứa cháu gái nghe tới đây thì hỏi thế sau 40 tuổi thì sao? Bà dì chậm rãi, chỉ cây Noel ở phòng khách, nói như cây thông, rễ bị bứng mất, còn hai quả banh thì chỉ để treo đèn kết hoa, làm kiểng trên cây thông. Thế là mấy bà đang ngồi ăn, rú lên như heo bị thọc huyết. Xong om

Câu chuyện khiến mình nhớ đến một nghiên cứu của công ty McKinsey tại xứ Tân Gia Ba, á châu. Hà Nội thì nghiên cứu, người Việt tại Việt Nam được xem là hạnh phúc nhất thế giới. Đại dịch, được cho về quê tránh dịch, đi Phược, xe kẹt đầy quốc lộ. 

Ngược lại, xứ Tân Gia Ba thì cho nghiên cứu về tình yêu vợ chồng. Tại sao, GDP của người xứ này cao hơn cả Hoa Kỳ, trên $50 ngàn đô la mỹ mỗi năm, mà người dân không hạnh phúc. Như ông thần cà phê Việt Nam hỏi có tiền nhiều để làm gì? Năm vừa rồi, tại Hoa Kỳ có ít nhất 2 ông tỷ phú bị vợ đưa đơn ra toà ly dị.

Kết quả cuộc nghiên cứu, được đăng trên tờ Straight Times khiến mình thất kinh. Tỷ lệ phụ nữ Tân Gia Ba ngoại tình lên đến 50%. Khi xưa, ở Luân Đôn, có quen một cô sinh viên Tân gIA BA, cô ta rủ về Tân Gia Ba làm việc với bố cô ta. Mình đi du lịch qua Hoa Kỳ, phát hiện ra mối tình hữu nghị tại Boston nên di cư qua mỹ thay vì Tân gIa BA.

Chỉ khác là cách giải thích của họ là sự khác biệt giữa phụ nữ ngoại tình và người đàn ông phụ tình.

Họ hỏi các luật sư chuyên gia về ly dị. Mình mò ra là luật pháp Tân Gia Ba, không có luật bắt lỗi ngoại tình. Người ngoại tình và người thứ 3, không bị tội gì cả. Có lẻ là một dân tộc có nhiều chủng tộc, theo nhiều đạo giáo như ấn độ giáo, hồi giáo và khổng giáo, đàn ông được đề cao trong xã hội và gia đình. Cứ châm chước cho đàn ông, nay thì phụ nữ cũng dựa vào việc ấy mà ngoại tình.

Ngoại tình được xem là xấu xa khi các đạo giáo ra đời, đặt để các điều răn dựa trên đạo đức của mấy ông sư, ông cố đạo, không được gần phụ nữ... Mình nhớ đọc về lịch sử loài người thì thời ăn lông ở lỗ, con người tụ tập nhau thành bầy đàn đi săn bắn, nuôi nhau. Ai bị thương thì được mấy người khác đi săn thú hay hái quả rừng đem về nuôi. Khi họ bị đau ốm hay bị thương thì sẽ được cả bầy đàn cứu giúp để sống còn.

Về sinh lý, tương tự. Họ như đám khỉ mà khoa học chứng minh 99.3% các gien của khỉ giống con người. Hứng lên là đè một đối tượng để làm một tăng, sau đó thì tên khác thấy vậy, nổi máu dê, cũng kéo lại làm một tăng. Các khỉ cái cũng tương tự, hứng lên thì kéo đầu một con khỉ đực lại hủ hoá, phản đạo đức cách mạng. Con người trong bày đàn, tin rằng nhiều loại tinh trùng sẽ giúp phụ nữ sinh con mạnh khoẻ để săn bắn sau này. Có lẻ phụ nữ hay đàn ông khi thân thể toàn là lông lá như bầy khỉ thì định nghĩa về cái đẹp chưa ra đời.

Khi đứa bé được sinh ra, mấy tên đàn ông chăm sóc như con mình, dạy đứa bé săn bắn. Kiểu con cháu đại đồng. Theo mình đó là điển hình của một xã hội chủ nghĩa, chia sẻ mọi thứ từ miếng ăn đến sinh lý,…

Vấn đề là loài người khác với các thú vật. Họ bổng tư duy đột phá, nói đi đây đi đó mất công quá. Sao không dừng chân một nơi để canh tác, nuôi lợn, gà để ăn thay vì đi lùng, săn bắn mất thì giờ.

Họ dừng chân, bắt đầu rào đất đai của mình để phòng các thú rừng quấy phá. Từ đó, ý niệm về chủ quyền, chủ nghĩa cá nhân từ từ sinh ra. Đây là đất tôi, đây là vợ tôi, đây là con tôi. Có nhiều tên lười lao động nên tìm cách cưỡng chế đất đai của người khác và bắt họ làm nô lệ, làm giàu cho mình. Dần dần mấy ông hoàng, ông vua được đặt ra, các vương quốc, đế chế được thành hình.

Trái với thời săn bắn, phụ nữ và đàn ông đều bình đẳng. Họ nương tựa vào nhau để sống còn. Mình đọc các tài liệu về di cư của người Mỹ khi xưa về miền viễn Tây, người di cư chết như rạ nên đàn ông và đàn bà sống với nhau vì sống còn, chưa chắc vì tình yêu như được định nghĩa như ngày nay.

Khi còn bé, quen cô nào hay cậu nào, chúng ta đều muốn lấy người đó. Chúng ta yêu điên cuồng cho nên 99% các bản nhạc trên thế giới đều nói về tình yêu, nhất là những mối tình không trọn vẹn. Tại sao không trọn vẹn? Vì chưa phải đích thực là tình yêu.

Trong truyện tình Romeo và Juliet, khi nghe ông thầy thuốc bảo uống thuốc này sẽ ngủ một hơi dài mấy ngày mấy đêm thì tên Romeo mới chịu nghe lời. Còn Juliet nghe nói sẽ uống thuốc độc chết để đời đời bên cạnh người yêu thì nốc ngay.

Cứ lấy thử một cặp Romeo và Juliet ngày nay, yêu điên cuồng. Hỏi chúng nếu người yêu của chúng bị hư thận, không sống lâu được. Hỏi chúng có dám hiến tặng một quả thận cho người mình yêu để sống hay không. Câu trả lời sẽ có kết cục khác nhau.

Khi xưa, hỏi mình tặng lá thận cho một đối tượng thì chắc chắn mình từ chối dù có yêu em dài lâu, thật sâu. Ngay cả đồng chí gái khi mới quen. Em đau thận à. Adieu Jolie Candy. Sau hơn 30 năm chung sống, được đồng chí gái cải tạo tư tưởng, học tập đạo đức cách mạng, giúp mình trở nên chồng ngoan của vợ, cha tốt của con thì mình có thể nói; là có thể nhé. Vâng có thể. Chia xẻ một lá thận cho đồng chí gái. Nếu được lá thận và sống thêm 10 năm để lao động nuôi mình thì nhất trí còn chỉ có vài ngày thì cần suy nghĩ chính chắn.

Em không muốn làm người phá gia can nhưng các bác cứ thử hỏi người bạn đời của mình, xem họ có chia xẻ một lá thận cho các bác, để xem đối tượng một đời của các bác trả lời ra sao. Tốt nhất là không nên hỏi.

 Theo nghiên cứu, thì một số rất lớn hôn nhân tại Tân Gia Ba bị phá vỡ vì phụ nữ. Ông Khổng Khâu, khi xưa, bị vợ đì vì làm không ra tiền nên bị vợ chửi. Tối ngày, bà vợ kêu ai ơi chớ lấy học trò, dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm nên tức giận, dạy mấy thằng học trò là về nhà phải dạy vợ: “tam tòng tứ đức” bú xua la mua. Do đó vợ ông Tú Xương, phải Nai lưng đi buôn bán cả 20 năm trời, nuôi ông ta đậu bằng tú tài, để được thiên hạ gọi là bà Tú, xin nhắc lại không phải Tú Bà.

Theo các luật sư về ly hôn, 50% phụ nữ TGB ly hôn đều ngoại tình. Tại sao thằng chồng có quyền đi bia ôm, tăng hai tăng 3 mà họ lại không. Đi làm, họ gặp một người đàn ông khác, lịch lãm hơn hay thằng chồng đi bia ôm về rồi không có sức giã gạo tại gia nên người vợ phải đi mua vui chỗ khác. Không lãng phí của giời.

Khi xưa, người phụ nữ lệ thuộc kinh tế vào người chồng hay gia đình chồng nên phải nhẫn nhục, chịu đựng chồng có vợ 2, 3,.. ngày nay, họ làm ra tiền thậm chí còn nhiều hơn chồng thì tội vạ gì phải chịu đựng. Ông ăn chả bà ăn nem. Mấy ông đi tìm chân dài thì mấy bà đi tìm gigolo. Mấy ông tỷ Phú mới ly dị năm vừa qua, cho thấy giàu có, có đủ thứ nhưng họ vẫn phải đi tìm một phụ nữ khác. Không hiểu lý do. Nông dân như mình khoẻ, không phải đặt ra những câu hỏi vớ vẩn: “tiền nhiều để làm gì?” Tiền nhiều để mua phân bón, bẩy sóc và coyote. Ra xã hội, phụ nữ nghe đến nông dân là chạy dài. Có mấy bà quen đồng chí gái, kêu sao vợ mình có thể sống với một tên chồng thô lỗ, vô bằng cấp, nông dân.

Chúng ta sống trong một thời đại mà mọi sự thay đổi quá nhanh, không có thời gian để cập nhật hoá. Mới mua cái điện thoại, 10 tháng sau, chúng lại cho ra lò cái khác, xe hơi, thời trang,… vận tốc của sự chuyển đổi quá nhanh mà chúng ta không cập nhật hoá nhanh thì sẽ trở thành những người tiền sử.

Dạo này, mình tình cờ xem lại mấy phim cao bồi xưa thì khám phá ra chúng ta bị điều kiện hoá, ảnh hưởng bởi phim ảnh. Khi xưa, cặp trai gái trong xi-nê, gặp nhau thề thốt mút mùa, áo quần bận rất kín đáo, ít thấy trò hun hít như ngày nay. Nay, thì mới gặp nhau, là dắt về phòng, đè đầu xuống làm tăng 3 ngay. Áo quần thỉ hở hang, phơi ngay trước mặt khiến thầy tu còn động lòng.

Nói cho ngay 50% phụ nữ TGB ngoại tình vì nhiều lý do: 

1/ ông chồng cứ mê cái điện thoại dù là ở nhà, không ngó ngàng gì đến bà vợ. Mình thức dậy sớm để đọc sách và viết. Chiều tối thì xem phim với vợ cho bớt căng thẳng. Điện thoại cầm tay rất nguy hiểm cho hạnh phúc lứa đôi. Dạo này, mình bỏ điện thoại ngoài xe khi đi ăn cơm tiệm với vợ con.

2/ ông chồng cứ giao hết mọi việc ở nhà cho bà vợ nên nhiều khi làm mấy bà nản. Có bà kêu nhiều khi muốn được ông chồng tát cho vài cái để thấy mình hiện hữu trước mặt nhưng ông ta cứ để họ toàn quyền quyết định. Xin mở ngoặc kép tại đây. Đồng chí gái có tật hay hỏi 3 bố con mỗi lần đi ăn tiệm. Đồng chí gái hỏi 3 bố con muốn ăn cơm gì? Cả 3 nói ý nguyện muốn ăn. Cuối cùng đồng chí gái kêu đi ăn bún bò. Mấy đứa con hỏi tại sao phải hỏi ý kiến chúng. Đồng chí gái kêu: “dân chủ”. Sống tại Hoa Kỳ, trong một chế độ dân chủ, cần phải hỏi ý kiến nhưng lãnh đạo quyết định. Chán Mớ Đời 

Phụ nữ có cái tính như vậy nên ông chồng Chán Mớ Đời cứ để họ lấy quyết định, khỏi mất công cãi nhau.

3/ lấy chồng vì đến tuổi mà xã hội kêu là ế. Thấy ai được được là đăng ký kết hôn rồi khi lấy về thì Chán Mớ Đời. Không phải đối tượng của mình.

4/ chồng đi bia ôm nên trả thù, ông ăn chả bà ăn nem. Xong om

Bà dân biểu Ellen Lee, cho biết ly hôn không phải dễ vì phụ nữ thường lệ thuộc tài chánh của người chồng. Khi xưa, ly dị rất ít được xã hội chấp thuận nhất là người vợ ngoại tình. Nếu mình không lầm thì khi ông Ngô Đình Diệm lên, bà Ngô Đình Như mới cấm nạn hai vợ, chớ trước đó mình thấy trong xóm có một gia đình, vợ lớn vợ bé sống chung trong nhà nên lâu lâu hai bà choảng nhau, cả xóm bu lại kêu u chua u chau. Anh em cũng cha khác mẹ, bệnh mẹ nên chửi nhau nghe đã lỗ tai. Đi học, có người có giấy khai sinh, đề con vợ thứ. Kinh

Theo nghiên cứu này, đàn ông có sex với phụ nữ khác thì xem là bình thường. Không có gì quan trọng để họ phải từ bỏ gia đình. Trong xóm mình khi xưa, có một ông, có vợ bé, ở với vợ bé không biết có con hay không nhưng lâu lâu thấy về thăm con rồi cứ thấy bà vợ lớn sinh con đều đều. Ngược lại, phụ nữ ngoại tình thì trong đầu họ, đã có quyết định ly dị tên chồng mất dậy, mất lập trường cách mạng.

Theo luật sư Jonathan Siew, khi xưa, phụ nữ được huấn luyện là hy sinh cho gia đình. Ngày nay, có lẻ ảnh hưởng của tây phương, chủ nghĩa cá nhân được thể hiện, đề cao hơn trong xã hội Tân Gia BA. Nhất là các phong trào nữ quyền, dấy lên khắp thế giới, chống lại sự áp bức của đàn ông. Các phụ nữ ngoại tình, không nhất thiết là các người đi làm mà cả những người ở nhà, chăm sóc gia đình, ông chồng đi lao động. Tinh thần Tam Tòng Tứ Đức đã biến mất.

Ông kể một khách hàng bị ông chồng bạo hành, mê ông giao hàng tại nhà. Bà ta ly dị để kết hôn với ông nghèo hơn. Tình yêu tuyệt vời. Nhưng cũng có nhiều phụ nữ, đả thông nhiều đối tượng khác. Có lẻ họ khôn ra, không nên yêu thằng đầu tiên mới gặp trong đời. Phải thử chim cò có phải là cây sồi, cây bạch dương hay là cây thông giáng sinh. Lấy chồng về, mà phải tốn tiền mua viagra hàng tháng là mệt.

Nghiên cứu cho thấy, các cuộc hôn nhân tuy 50% là ngoại tình nhưng vợ chồng điều đình cho rằng không phù hợp tính tình, để khỏi mang tiếng ngoại tình. Ngoài ra tốn tiền thuê thám tử tư để lấy bằng chứng vì tốn độ $8,000 cho một tuần. Chán Mớ Đời 

Đó là nói về ngoại tình thật sự, còn ngoại tình trong tư tưởng thì chắc nhiều hơn. Lâu lâu mình đi theo đồng chí vợ đến nhà bạn hay khi bạn đến nhà, ăn uống hát hò. Mình khám phá ra mấy ông mấy bà hát nhạc thương tiếc cuộc tình xưa nhiều nhất. Mấy bản thường được nghe mấy người bạn hát là đấp mộ cuộc tình, tôi đã lầm yêu em đêm ấy,…mấy bà cũng không vừa, hát đủ nhạc của Vũ Thành An, T.T. Kh, bú xua la mua. Mấy ông rống tru vì lỡ dại lấy nhằm bà vợ, còn mấy bà thì khóc lóc thương tiếc, nghĩ về những người đi qua đời tôi,..Chán Mớ Đời 

Mình thì nghĩ khác. May là không lấy mấy bà đã đi qua đời tôi vì toàn là thứ dữ không. Đồng chí gái được xem là hiền nhất mà còn đì mình đến tóc gió thôi bay.

Theo mình, từ khi được đồng chí gái đăng ký kết hôn, cải tạo mình thành một người chồng nhân dân thì mình nghĩ không nên tìm bà nào khác cả. Đồng chí vợ được xem là cô gái hiền nhất mình quen từ trước đến nay. Thậm chí so với mấy bạn của vợ mà khi sống chung là những chuỗi ngày cải tạo, phải nghe lời quản giáo trong quần đảo ngục tù. Mình nhớ lại mấy cô khác đã từng quen, còn dữ gấp bội phần nên không dám lộn xộn. Một lần lỡ dại thì không nên ngu lần thứ 2.

Gặp tấm ảnh này, thấy đẹp về nghệ thuật. Không biết có phải là ngoại tình trong tư tưởng? Hay đạo đức cách mạng đã bị hủ hoá. Chán Mớ Đời 

Vào vườn, một thân một mình, không điện thoại, là đã đến Niết Bàn. Không nên đòi hỏi thêm cho mệt cuộc đời. Ta dại ta tìm đến vườn bơ.

Chúc các bác một năm 2022 được nhiều sức khoẻ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt

 Khi người Pháp khởi đầu xây dựng thành phố nghỉ dưỡng Đà Lạt cho người Pháp, sinh sống, làm ăn hay công chức tại Đông Dương. Việc đầu tiên là họ cho xây dinh toàn quyền và khách sạn LangBian, hai dấu ấn của chính quyền thực dân tại Đông Dương. Dinh toàn quyền, chỉ để dành cho toàn quyền cư ngụ, còn thị trưởng thì ở cạnh toà thị chính, trên đường Nguyễn Trường Tộ. Chỉ sau khi tây về nước, dinh toàn quyền, mới được sử dụng cho thị trưởng kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức ở. Mình có kể lịch sử xây cất mấy dinh thự này rồi. Ai tò mò thì vào bờ lốc mình mà đọc. Tìm trên laptop hay iPad vì trên điện thoại thì không có phần tìm kiếm bài.

 Nay chỉ đưa lên vài tấm ảnh để nhắc về một nơi mà trong tương lai gần đây, sẽ bị xoá bỏ trong tương lai. Thật ra, người Pháp có dự án xây dinh toàn quyền rất lớn vào những năm 1939, vì người Pháp muốn Đà Lạt trở thành một thủ đô của Đông dương. 

Sau 1945, khi Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương, chiến tranh dành độc lập của người Việt đưa đến thất trận tại Điện Biên Phủ. người Pháp bỏ Đông Dương, dự án này do 3 kiến trúc sư tây nổi tiếng ở Đông Dương thiết kế, được dẹp bỏ. Đến thời ông Diệm, ông ta không muốn Đà Lạt trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng Hoà, mà ở Sàigòn. Có lẻ không muốn được xem là một con cờ của người Pháp.

Hình này, mình đoán rất xưa vì con đường Hàm Nghi, chưa được xây cất gì cả. Mình đoán tấm ảnh được chụp trên đồi, chỗ trường Bồ Đề trước 75. Thấy bên phải, dãy nhà của Lãnh Địa Đức Bà (domaine de Marie), chỗ đường Thi Sách, góc nhà Tuấn Cao nhìn lên. Xa xa là bệnh viện Đà Lạt. Dinh toàn quyền được xây cất trên ngọn đồi cao nhất thành phố Đà Lạt (1,600mét). Xa xa thấy ngọn núi phía Cam Ly. Lác đác vài cây thông, sau này thì mọc nhiều hơn, che phủ cả khu vực dinh toàn quyền.

Hình này, có thể được chụp thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, cho thấy đường Hàm Nghi, cũng chưa được xây cất nhiều, ngược lại LỮ Quán Thanh Niên và trường bán công Quang Trung đã được xây cất. Phía tay phải thấy 1 đoạn đường Hàm Nghi, đi xuống ngã ba Chùa và cái dốc đi lên chùa Linh Sơn. Hình như thấy nóc nhà của CBMT khi xưa.

Bản đồ sơ khai của Đà Lạt khi mới được thành lập. Lúc đó, họ chỉ gọi châlet du gouvernement, dinh tỉnh trưởng, nằm trên ngọn đồi cao nhất Đà Lạt. Có phần “caserne en construction”, trại lính đang được xây cất, xem như bảo vệ dinh toàn quyền. Sau này, họ biến trại lính thành nhà lao, nơi mẹ mình bị bắt nhốt tại đây 6 tháng trời. Từ hồ Lớn (Grand Lac) có con đường Đinh Tiên Hoàng, chạy về Dankia, và đường Võ Tánh và đường Phan Bội CHâu. Dạo đó khu Hoà BÌnh chưa được xây cất.

Thấy chiếc cầu ở cao độ 1,500 mét, Thuỷ Tạ chưa được xây cất. Con đường vừa là cái đập chắn nước lại cho Hồ Lớn (Grand LAc) bên tay phải bên trai là Hồ Nhỏ (Petit Lac) ít nước. Chỉ mùa mưa thì họ xã bớt nước đến ngày 14 tháng 5, 1932 thì bão lụt to, đã phá vỡ cái đê này, cuốn nhà cửa của khu người Việt phía tay trái, làm thiệt mạng 17 người Việt. người Pháp cho dời khu người Việt lên khu Hoà Bình, lúc đầu được dành cho người Pháp .

Nhìn từ đường Trần Quốc Toản khi xưa. Thấy con đường đê, có chiếc cầu ở cao độ 1,500 mét, vừa là cái đập chận hồ Lớn (Grand Lac), qua đến bên kia hồ, gặp đường Võ Tánh, chạy lên Phan Bội CHâu, trên cao là đỉnh của dinh tỉnh trưởng. Hình như địa dinh tỉnh trưởng ở cao độ 1,600 mét. Từ hồ Xuân Hương đi lên dinh, mất 100 mét cao độ.

Hình chụp dinh tỉnh trưởng nhìn từ bên hông thấy có terrace và balcon thuộc phía nam. Hình này đoán được chụp vào buổi sáng.
Mình đoán chụp từ đường chạy vào dinh tỉnh trưởng. Thấy 2 cầu thang. Chưa bao giờ được vào đây
Hình chụp phía mặt chính, có hai cầu thang đi lên xuống, cột cờ. Mình đoán hướng đông, còn bên tay trái có terrace, để gia đình tỉnh trưởng ăn uống ngoài trời như bên Tây là hướng Nam, nhìn về thị xã Đà Lạt.
Nhà được xây 3 tầng. Tầng lầu 2 để ngủ, còn tầng trệt để nấu ăn,…còn tầng dưới để làm hầm chứa rượu thức ăn hay trốn bom.
Mặt tiền chính của dinh tỉnh trưởng. Hình như ngói bị bay hết trên cầu thang đi vào. Các tường được xây bằng đá tổ ong, rất công phu.
Hình chụp ảnh phía sau, hướng tây nơi xe chạy lên đậu để quan khách đến hay gia đình tỉnh trưởng sử dụng.
Bản vẽ tầng 2, chắc để tân trang lại. Cho thấy mấy phòng ngủ chính của tỉnh trưởng, có balcon đi ra, chỗ hai cầu thang đi vào.

Mình thấy đâu trên bờ lốc của một anh kiến trúc sư, đoán là gốc Đà Lạt. Có một số hình ảnh của dinh tỉnh trưởng nên đem về đây. Mình đọc lâu quá rồi, nên không nhớ tên anh này. Hình như Trần Công Hoà thì phải. Nếu sai thì cho mình biết để chỉnh lại. Cảm ơn trước. Không biết sức khoẻ anh ta ra sao, vì lâu nay không thấy anh ta cập nhật hoá bờ lốc của anh ta.

Hình như vào năm 1994, mình có gặp anh ta và các kiến trúc sư Đà Lạt, trong đó có 1 anh là tác giả căn nhà 100 nóc và chị Nga, con gái của ông Trường Chính tại nhà của gia đình Tăng Trung, Tăng Hiếu, ở cạnh lò súc sinh (abattoirs). Sau này, mình thấy họ dời hội kiến trúc sư Đà Lạt ra đường Lê Quý Đôn, gần cái cầu.

Hình trên là bản vẽ lại khi ai đó sửa chửa lại thời Việt Nam Cộng Hoà. Bản vẽ lầu 2, nơi gia đình tỉnh trưởng ngủ. Người cuối cùng là ông Nguyễn Hợp Đoàn. Lầu 2, mình đoán căn phòng chính giữa và phòng tắm là phòng của tỉnh trưởng, có balcon đi ra ngoài. Khi xưa, ông cụ mình có nhiệm vụ phải bơm nước lên bồn nước tại đây, nơi cao nhất Đà Lạt. Ông cụ đợi 9:00 tối, cúp nước của dân tỏng vùng này để dùng hết áp suất, bơm nước lên château d’eau ở đây. Ông Đoàn thích ông cụ lắm vì mấy ông trước, không biết cách, chỉ cho đem xe chở nước lên bơm vào château d’eau.

Hình chụp cho thấy lầu 2 có cái balcon để gia đình tỉnh trưởng sử dụng. Bên tay phải là phòng ngủ chính, dành cho tỉnh trưởng. Mình chỉ đoán vì phần bên tay trái là hướng nam, lại không được vẽ rõ lắm.
Đây là bản đồ định vị, tây gọi Plan de Situation, cho thấy nhà toàn quyền mà người Pháp tính xây dựng cho thủ đô Đông Dương.có một khu dành cho nhân viên,… từ đường Võ Tánh chạy lên, được chia ra một qua đường Phan Bội Châu và đường lên dinh. Thấy cái rondpoint hình ellipse để xe hơi chạy vào đại sảnh. Có khu vực danh cho nhân viên sinh hoạt.
Bản đồ mà người Pháp tính thành lập Đà Lạt thành thủ đô Đông dương, ta thấy khu vực nguyên tử lực, được dự tính xây phi trường. Bản vẽ của kiến trúc sư J. Lagisquet
Bản vẽ tổng thể nương theo các contours của sườn đồi. Có đường chính mang tên toàn quyền Paul Doumer . Có cổng gác rồi xe vào chạy lên theo con đường cong theo ngọn đồi.
Bản vẽ cho thấy mặt tiền và phía trong nội thất. Rất to như dinh tổng thống. Do 3 kiến trúc sư nổi tiếng nhất Đông Dương thời ấy thiết kế.
Họa đồ, cho thấy có hồ nước. Hơi mờ nhưng mình cũng đoán được phần nào. Dinh toàn quyền.

Mặt tiền của đồ án , 2 tầng lầu.


Có lẻ họ sử dụng béton trắng, loại được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sử dụng cho dinh Độc Lập

Đại sảnh phía trong khá bị ảnh hưởng của Art Nouveau.

Mặt tiền nhưng chữ mờ quá nên không biết từ hướng nào.phần này là từ phía bên trong đại sảnh. Khá phù hợp với kiến trúc thời đại đó. Ảnh hương của futurismo của Ý Đại Lợi.

Ngày nay, Chán Mớ Đời 

Xem hình này mình đoán các château d’eau cũ mà ông cụ mình cho bơm nước lên đây để gia đình ông  tỉnh trưởng dùng. Nay họ xây cái lớn hơn bằng thiếc bên cạnh to gấp hai.

Ngày xưa, mình học lịch sử cho rằng, thực dân pháp đô hộ dân ta,…khiến mình căm thù người Pháp đến khi sang tây thì thấy người Pháp không đến nổi tệ như sử sách nói. Mình lại thấy họ đem lại văn minh cho người Việt. Họ xây đường quốc lộ nối liền Bắc Trung Nam, đường xe lửa. Đồng ý, họ bốc lột đủ trò. 

Mình chỉ tiếc là đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà chỉ tồn tại có 8 năm trời. Trong mấy năm trời, Đà Lạt phát triển rất nhanh, nhưng có quy cũ, kế hoạch rõ ràng, tiếp tục theo kế hoạch của người Pháp. Đến thời đệ nhị cộng hoà thì chiến tranh lan rộng.

Năm 1992, mình về Đà Lạt, thành phố vẫn như xưa, chỉ có nghèo hơn, cũ kỹ hơn. Nay về thì không nhận ra. Đà Lạt phát triển không có quy trình, đúng hơn là bạ đâu vá đó, không có kế hoạch lâu dài như người Pháp. 

Dạo này, mình đang đọc lại các chương trình xây dựng, phát triển Đà Lạt của người Pháp, thấy tiếc cho Đà Lạt. Ai muốn biết thì cho mình biết, sẽ kể cho nghe. Chương tình dành cho 300,000 người dân tại Đà Lạt, một thủ đô của Đông Dương pháp, rất uy nghi, đẹp. Không hiểu sao lại nên nổi ngày hôm nay.

Người Pháp vạch định, muốn biến Đà Lạt thành thủ đô của Đông Dương nên họ muốn Bảo Lộc là thành phố hành chính, thương mại như Genevre, Zurich còn Đà Lạt chỉ là một thành phố nhỏ như Berne của Thuỵ Sỹ.

Nếu người ta khôn thì để cho một người giỏi quy hoạch còn để nhóm lợi ích quy hoạch thì phá nát hết. Thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, ông thị trưởng Trần Văn Phước đã đứng ra vay vốn, xây dựng rất nhiều nơi của Đà Lạt.  Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tư bản thế kỷ 21

 Nói chuyện người Mỹ lớn tuổi, đã từng trải nghiệm thời đại suy thoái kinh tế (great depression), họ cho biết dạo ấy kinh tế te tua nhưng họ vẫn còn hy vọng vào tương lai nhưng ngày nay thì họ không còn một tia hy vọng nào. Đa số chạy theo ảo vọng của các chính trị gia hứa cuội để được đắc cử.

Hoa Kỳ, trong tương lai ở thế kỷ 21, sẽ không còn là một quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ như ở thế kỷ 20. Chúng ta đang tiến dần vào một cuộc cách mạng công nghệ về thông minh nhân tạo mà Trung Cộng đã dẫn đầu về các chip điện tử mà chúng ta thấy trong đại dịch vừa qua, máy móc phương tây, xe cộ đều sử dụng bởi các chip điện tử bị đình trệ.


Hoa Kỳ tìm cách làm đình trệ Trung Cộng phát triển hệ thống 5G. Họ lên án Trung Cộng tóm hết các dữ liệu cá nhân trong khi các công ty như Google, Facebook,…đều lấy dữ liệu của chúng ta rồi bán quảng cáo,.. một bên thì họ có quyền làm đủ trò và một bên chỉ làm âm thầm. Thậm chí họ đi đêm với nhau như Facebook đã thảo thuận với Hà Nội và Bắc Kinh,…để được bán quảng cáo.

Ông Snowden bị quy tội phản quốc vì làm lộ các chương trình chính phủ Hoa Kỳ, thu thập dữ kiện cá nhân người Mỹ tương tự chế độ cộng sản như Trung Cộng,… ông Julian Paul Assange thành lập nhóm Wikileaks cho mọi người biết tin tức cá nhân của những chính trị gia thì bị lên án, phải trốn trong toà đại sứ Peru trong khi các công ty như Facebook, Google, Apple bán tin tức cá nhân của khách hàng thì họ được bình yên. Thậm chí họ còn bắt tay với các chế độ độc tài để ngăn cản các tin tức chống đối nhà nước độc tài trên mạng xã hội của họ.

Theo lịch sử từ khi con người bỏ nghề săn bắn, dừng chân thành lập xã hội, cộng đồng thì tên mạnh nhất hưởng được nhiều quyền lợi nhất và củng cố quyền lực của họ và gia đình họ cho đến đời sau qua những vương quốc và giai cấp quý tộc. Các người yếu, thì tiếp tục đời này sang đời khác làm tá điền, đóng thuế cho các địa chủ quanh năm suốt tháng.

Người dân muốn thoát ra cảnh nghèo hèn, phải lên tàu vượt biển sang Mỹ châu để làm lại cuộc đời. Sách báo về lịch sử co rằng người Anh quốc bỏ trốn sang Mỹ Châu vì bị đàn áp tôn giáo. Trên thực tế chỉ có một thiểu số nhưng đa số các người gốc Ái Nhĩ Lan, Anh quốc, Tây BAn Nha và Bồ Đào Nha, di cư sang Mỹ châu để làm giàu, làm chủ ông. Họ khai thác các nô lệ bị bắt cóc từ Phi Châu, làm việc không công cho họ,.. kẻ giàu lúc nào cũng được nhà thờ bảo vệ.

Họ bắt cóc các người da đỏ, đem về âu châu làm nô lệ.


Khi con người nghèo khổ bắt đầu đặt câu hỏi tại sao Kinh Thánh cho rằng ai cũng là con của Chúa nhưng có người nghèo người giàu, không phải một đời mà cả mấy thế hệ là thế nào. Chúa không thương đồng đều con của chúa nên họ bắt đầu có những tư tưởng phản động, không tin lời kinh thánh nên bị đàn áp.

Đến khi người Anh quốc di dân tại Mỹ Châu, ly khai khỏi đế chế Anh quốc mà ngày nay họ gọi là cách mạng Hoa Kỳ, đưa đến cuộc cách mạng tại Pháp quốc vào năm 1789. Họ chặt đầu ông vua Louis 16 và bà vợ, tượng trưng cho cuộc thay đổi chế độ. Giai cấp quý tộc không quản lý xã hội, kinh tế nữa mà là các kỹ nghệ gia trong kỹ nguyên cách mạng kỹ nghệ.

Trong cuộc cách mạng kỹ nghệ, chúng ta thấy sự bốc lột con người trong các nhà máy, mõ than,.. mà các nhà văn như Balzac, Emile Zola,…đã kể trong các truyện của họ. Karl Marx và Engel đã nhận thấy sự bốc lột, đàn áp dã man các công nhân nhà máy. 

Điển hình các công nhân làm cho các hãng thép của ông Andrew Carnegie, bị đàn áp dã man, chính quyền làm ngơ vì đã bị mua chuộc. Sau này, họ khuếch trương qua hệ thống xe hoả,… các công nhân gốc tầu bị bốc lột thêm đạo luật cấm người Tàu,…

Đầu thế kỷ 20, Lenin đã làm cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ quân chủ Sa-hoàng, để thành lập một xã hội công bằng. Lịch sử cho thấy ở thời nào, người đã nắm quyền hành, luôn luôn muốn bảo vệ những quyền lợi, đặc ân cho họ nên ra tay đàn áp các kẻ chống đối. Ai không tin chủ nghĩa cộng sản được đưa vào bệnh viện tâm thần, không khác chi khi xưa Copernic hay Gallileo đặt lại những câu hỏi đã được dạy trong kinh thánh. Họ còn ra luật bôi xấu lãnh đạo là đi tù. Lúc nào cũng vinh danh lãnh đạo sáng suốt muôn năm.

Mình ưa chuộng chủ nghĩa tư bản nhưng các kinh tế gia cho biết chủ nghĩa tư bản của Hoa Kỳ đã thay đổi. Cách mạng công nghệ thông tin đã giúp một số người tạo dựng tài sản, sự nghiệp qua các viễn kiến của họ như Bill Gates, Amazon, Facebook, Tesla,… họ đã trở thành tỷ phú nhờ khai thác các thông tin thương mại,…

Ông chủ hãng Tesla tuyên bố: tôi không học đại học Harvard, các người tốt nghiệp đại học này làm việc cho tôi. Có anh bạn kể, có người bạn làm cho một công ty lớn. Anh ta giỏi, có mấy bằng sáng chế. Tinh thần khoả bảng của người Việt vẫn ray rức nên nói ông chủ là muốn đi học MBA. Ông chủ hỏi mày muốn mấy thằng có bằng MBA? Tao mướn cho.

Aristote khi xưa công nhận giai cấp nô lệ, tương tự ông Madison, một trong những nhà lập quốc cũng đã bày tỏ các quản ngại về giới bị trị, nên không cho quyền bầu cử cho người da đen, phụ nữ. Họ muốn củng cố quyền lợi của các địa chủ. Họ kêu gọi dân chủ nhưng vẫn giữ mấy chục triệu người nô lệ da đen, làm việc không công cho họ. Hoa Kỳ hùng mạnh như ngày nay là nhờ vào đám nô lệ làm việc không công trên các cánh đồng phì nhiêu của Hoa Kỳ.

Ông Madison lo ngại là Dân Chủ sẽ cho đa số người Mỹ, họp nhau lại để chiếm lấy của cải của người Mỹ giàu có. Do đó trong hiến pháp vẫn còn mập mờ, sau đó người ta mới thêm các tu chính án. Trong cuốn The Wealth of Nations, ông Adam Smith có nói rỏ ràng về vấn đề nhân lực, nhân công để giúp sản xuất.

Trong thời đại canh nông, có những đạo luật ra đời giúp các vương tước giữ gìn đất đai của họ, cha truyền con nối. Họ truyền lại gia tài cho người con trưởng, các người con thứ vẫn tiếp tục hưởng các lợi tức từ các cánh đồng cho tá điền mướn. Nếu họ đem chia gia tài thì phân lô nhỏ lại thì đời này sang đời sau sẽ mất dần đất đai, sẽ không trồng trọt có lợi nhiều.

Đến thời cách mạng kỹ nghệ, tá điền bỏ ra thành phố để làm trong các xưởng. Họ sử dụng giáo dục của Bismack, huấn luyện các nhân công và chuyên viên để làm giàu cho các tư bản mới. Một nền giáo dục huấn luyện con người trở thành các nô lệ cho chủ nhân. Chúng ta được dạy học cho giỏi rồi làm cho một công ty, nói trắng ra học một cái nghề đi làm công cho thiên hạ dù với chức tước kỹ sư, cán sự,…

Nền giáo dục chỉ huấn luyện chúng ta trở thành nô lệ cho chủ nhân, chỉ có những người có đầu óc khai phá như Bill Gates, Steve Jobs,..mới bỏ học, mở công ty làm giàu với ý của mình. IBM là công ty lớn về điện toán, lại bị bỏ xa về máy điện toán cá nhân. Thật ra là công ty Compaq hay Xerox đã có thử nghiệm về máy điện toán cá nhân nhưng họ không cho phát triển hơn vì sợ lấy mất khách hàng của những sản phẩm đang bán chạy. Tương tự, Kodak đã cho ra đời máy chụp hình digital nhưng họ say mê trên chiến thắng bán phim nên phải phá sản sau này. Nay bắt đầu khôn  hơn nên có lẻ khá lại.

Dạo này, đảng Dân Chủ đang kêu gọi đánh thuế các tỷ phú Hoa Kỳ. Trên thực tế thì đánh thêm thuế người Mỹ. Một khi họ đánh thuế tỷ phú, sau đó sẽ tuyên bố: cho công bằng đánh luôn các người khác.

Họ kêu gào bãi bỏ chế độ nô lệ, tạo ra cuộc nội chiến. Trên thực tế, các tiểu bang miền Bắc đang bắt đầu cuộc cách mạng kỹ nghệ, cần nhân công nên kêu gọi bãi bỏ chế độ nô lệ để có người da đen lên miền Bắc làm việc cho họ. Đó là nguyên nhân chính cho cuộc nội chiến.nguo da trắng đâu có màng đến người da đen.


Sau khi miền Bắc chiến thắng, thì người da đen ở miền Bắc cũng đâu được họ chiêu đãi, sống trong những khu nghèo nàn, không được mua nhà ở khu da trắng sang trọng. Theo tiến sĩ Thomas Sowell, người da đen cho rằng luật phá thai mà dạo này tối cao pháp viện Hoa Kỳ đang bàn cải nhằm hạn chết sinh sản người da đen. Còn người da đen ở miền nam thì sống trong chế độ kỳ thị chủng tộc, không chung đụng và bị treo cổ, đốt cháy bởi nhóm người chủ nghĩa da trắng độc tôn như Ku Klux Klan,…đến khi bà Rosa PArk không chịu nhường chỗ cho người da trắng mới dấy lên phòng trào bình đẳng.

Sau thế chiến thứ 2, khi các binh sĩ mỹ trở về, đạo luật G.I., ra đời nhằm giúp các cựu chiến binh hội nhập lại đời sống dân sư. Được đi học lại hay vay tiền để mua nhà. Trên thực tế chỉ có 5% người da đen được hưởng các quyền lợi của đạo luật này, miền nam thì chỉ có 1%. Đạo luật này giúp người da trắng vượt lên trong các tầng lớp giàu có của Hoa Kỳ trong khi người da đen vẫn lục đục như trước đây.

Chỉ có đến những năm 60 của thế kỷ 20 thì xã hội Hoa Kỳ bắt đầu có những biến động xã hội. Chúng ta thấy ông Robert Kennedy, ngồi nói chuyện, khuyên ông Martin Luther King Jr., ngưng tuyệt thực. Cuối cùng thì cả hai đều bị bắn chết vì có thể phương hại đến quyền lợi của người da trắng.

Chúng ta thấy lần đầu tiên, người mỹ xuống đường chống chiến tranh Việt Nam, 2 triệu người tuần hành ở Hoa Thịnh Đốn, kêu gọi Quyền Dân Sự (Civil Rights). Người Mỹ không chịu nghe chính phủ, họ đứng lên chống lại sự đàn áp. Bên âu châu, tương tự thanh niên xuống đường chống chiến tranh, dấy lên phong trào cách mạng văn hoá, đình công bãi thị, mà các sử gia gọi Mai 68, khiến tổng thống De Gaulle phải lên đài truyền hình, kêu gọi giải tán biểu tình, và ông ta sẽ cải tổ nền hành chánh và chính trị của Pháp. Ở Pháp, lần đầu thanh niên lên tiếng ủng hộ Hà Nội, một nước nhược tiểu, chống lại quân đội mỹ. Tinh thần thực dân của cha ông họ đã vĩnh viễn cáo chung.

Điển hình thượng nghị sĩ Sanders xuống đường biểu tình cho quyền lợi người da đen. Cựu Thượng nghị sĩ, cựu bộ trưởng ngoại giao John Kerry, đi quân dịch tại Việt Nam về, tham gia các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. 


Ở đây, chúng ta chỉ nói đến phương diện lịch sử, còn vấn đề lý do mất miền Nam thì không bàn. Lần đầu tiên, chúng ta thấy bà tài tử Jane Fonda, đến Hà Nội rồi ngồi trên pháo đài hoả tiễn SAM, đã hạ không biết bao nhiêu phi cơ của Hoa Kỳ. Mỗi lần mình đến họp mặt ở câu lạc bộ LIONS thì trong cầu tiêu, họ dán cái nhãn hiệu bà tài tử Jane Fonda nơi bể đi tiểu, để mọi người nhắm cô nàng mà ria nước tiểu.

Sau vụ Mai 68, các chính phủ tây phương, tìm phương cách để phòng chống các cuộc nổi dậy tương tự. Họ đưa ra chủ nghĩa tiêu thụ. Họ quảng cáo hàng hoá, cho chúng ta mượn tiền bằng tín dụng để mua sắm. Khi chúng ta lo làm tiền, tiêu thụ và trả nợ, sẽ quên đến chống đối.

Ngày nay, sự khoảnh cách người giàu và người nghèo quá cách biệt nhưng không ai dám lên tiếng vì họ nợ chồng chất khiến họ chỉ muốn kiếm tiền đẻ trả nợ. Hay lên mạng xã hội tạo dáng, câu Like. Bao nhiêu người để ý đến các người vô gia cư/  (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Đường Cầu Quẹo Đàlạt

Khi xưa, hóng chuyện người lớn, họ hay nói đường Cầu Quẹo thay vì đường Phan Đình Phùng như giới trẻ mình gọi, nên ngạc nhiên nhưng không dám hỏi. Tương tự ngày nay, mình nói đường Mình Mạng thay vì Trương Công Định,.. Lý do không dám hỏi vì sợ bị ăn tát khi hỏi kèm theo câu : “mày ăn cơm hớt à?”. Khi hỏi, người lớn không trả lời được câu hỏi, thì mình bị ăn tát, rồi kêu “ sao mày dốt thế”. Mình sợ từ nhỏ hỏi chuyện, đặt câu hỏi người lớn, thầy cô vì sợ gọi: ‘sao mày dốt thế?”. 

Phải chi người lớn giải thích cho mình thì ngày nay, mình không bị lùng bùng trong đầu về những thắc mắc ngày xưa. Người lớn hiểu chuyện thì đã tây phương cực lạc, nay hỏi ai đây. Người sống Đàlạt thì nhìn mình như bò đội nón vì họ gọi mấy đường này khác tên,  khiến mình đực ra như ngỗng ị, điển hình họ gọi đường 3 tháng 2, thay vì Duy Tân. Hình như ngày kỷ niệm ông Trần Phú thành lập đảng cộng sản Đông Dương.

Mẹ mình có nói đường Cầu Quẹo vì quẹo quanh quẹo quất nhưng cái cầu nào nhưng không giải thích được. Cầu Cẩm Đô, trước kia, người Đàlạt gọi cầu ông Cửu Huần, cầu Lò-rèn, xa hơn là cầu La Sơn Phu Tử. Theo mình thì cầu La Sơn Phu Tử thì quá xa cho thời đó, ít ai ở. Chỉ có hai cầu “Cẩm Đô (Cửu Huần) và Lò Rèn”.

Thời tây mới thành lập khu người Việt thì đường Maréchal Foch (Duy Tân), chạy một chiều từ Phan Đình Phùng lên Chợ Cũ (Chợ Cây), khu Hoà Bình rồi chạy xung quanh chợ, đi xuống đường Mình Mạng, rồi quẹo con đường Phan Đình Phùng, để chạy đến cuối đường để quẹo lên đường Duy Tân. Vì lẻ đó mà người lớn khi xưa, gọi đường Cầu Quẹo vì có 2 chiếc cầu “Cẩm Đô” để quẹo qua đường Pasteur mà sau này người ta gọi sau này đường Hai Bà Trưng, và chiếc cầu Lò Rèn, cạnh trường Việt Anh. Bác nào có giải thích nào khác thì cho em xin, hay hỏi dùm người lớn tuổi quen, còn sống.

Mình hiểu lý do người Đàlạt xưa gọi “quẹo” vì con đường có hai cái quẹo để lên và xuống phố. Còn “cầu” thì chưa tìm ra được.

Đây là hình ảnh của đường Minh Mạng, quẹo xuống đường Cầu Quẹo (Phan Đình Phùng). Mình thấy căn nhà 2 tầng bằng gỗ của gia đình Đinh Anh Quốc, xưa là tiệm hớt tóc Như Ý, cạnh tiệm giày Hồ Út, người Quảng. Mình có xem một video phỏng vấn ông Hồ Út ngày nay. Theo hình này thì mình đoán là chưa có cầu Cẩm Đô vì nhìn phía sau nhà Đinh Anh Quốc thì chỉ thấy đồi thông và một phần nhà thương Đàlạt xưa, chưa thấy đường Hai Bà Trưng, được thành lập.

Nếu vậy là cầu Lò-rèn vì cầu ông Cửu Huần chưa được xây cất.

Có người cho biết lý do gọi là đường Cầu Quẹo vì ngay dốc Minh Mạng đi xuống có con suối nhỏ, nước từ trên đường Hàm Nghi chảy xuống cũng như dọc đường Phan đình Phùng, vì lẻ đó người Đàlạt xưa gọi là đường Cầu Quẹo.

Thấy con đường hẻm đi từ chỗ phòng mạch ông Sohier, tiệm thuốc tây Nguyễn duy Quang, lên đường Tăng Bạt Hổ, chỗ nhà bác Tám, bán ngoài chợ, mẹ của 2 anh em Phước và Hải, hồi nhỏ chơi với mình, sau này mở tiệm chè Mây Hồng. Nghe nói hai tên này đã qua đời sau 75.

Nay mình mới hiểu vì sao họ xây cái talus cao ở đường Phan Đình Phùng vì mấy căn phố tiệm Hồng Ngọc, nhà nghỉ Le Saigonnais, văn phòng bác sỹ Đào Huy Hách. Thật ra họ có thể xây tầng trên đâm ra đường Mình Mạng, tầng dưới đâm ra đường Phan Đình Phùng, khỏi mất công xây tường tốn tiền, lại mất mặt bằng ở đường Phan Đình Phùng.

Mình thấy rõ trường Thăng Long (Hiếu Học) nơi ông cụ mình đi học đêm để thi bằng tiểu học ở đường Hai Bà Trưng nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng con đường Hai Bà Trưng (Pasteur thời Tây) từ góc Cẩm Đô. Đoán là chưa làm. Phía sau là đường Lò Gạch (Hoàng Diệu). Cuối đường này có cái lò nung gạch cho Đàlạt. Mình không biết đường Pasteur (Hai bà Trưng) đã được thành lập chưa vì thấy toàn là cây thông và đồi phía Nhà Thương.

Xa hơn thì thấy trường Couvent des Oiseaux trước núi Cam Ly. Chắc phải đeo kính loupe để xem cho rõ hơn. Chán Mớ Đời 

Đường Cầu Quẹo (Phan Đình Phùng) chỉ có mấy nhà đơn sơ, đoán là của người làm vườn phía sau, đa số là đất của gia đình Võ Đình Dung. Ông này khi xưa, nhà thầu khoán cho Tây, có chân trong hội đồng thị xã, tranh đấu để khu đất dành cho người Việt có đất rộng hơn thay vì 3 mét x 10 mét như kế hoạch. 

Nếu kể về công thì mình nghĩ Đàlạt phải nhớ ơn ông này vì ông ta có rất nhiều ảnh hưởng như cúng dường đất trên đồi cạnh ấp Mỹ Lộc để xây chùa Linh Sơn, và trên số 4, thành lập chùa Linh Quang. Ông ta mua đất hết các khu vực dành cho người Việt như giữa đường Hai Bà Trưng và đường Phan Đình Phùng. Sau này cho trường Việt Anh thuê, ông Ba Đà thuê,….

Nghe kể vợ ông ta là người đàn bà đầy bản lĩnh. Không có bà ta thì chắc ông Võ Đình Dung không thành công như xưa. Có dịp mình kể chuyện vợ chồng ông ta do người lớn như ông bà Võ Quang Tiềm kể lại.
Đây là góc quẹo từ đường Phan Đình Phùng lên Duy Tân khi xưa, thời đường một chiều. Chỗ cây thông khi xưa, có một quán nhỏ, tên Xuân Lan thì phải, nơi dạy đánh máy và ấn loát giấy tờ. Ông cụ mình sau khi giải ngủ, có đến đây học đánh máy, thi vào ty công chánh. 

Ông Đượm đậu đầu, còn ông cụ mình thì được ông Võ Quang Tiềm, kêu ra nhà ông bà ngủ, để học thi vì sợ ông cụ ở nhà buồn đời, lại kêu mẹ mình thức dậy “anh chưa thi đỗ thì chưa, thì chưa..”. Ông Tiềm có hỏi ông trưởng ty công chánh đề bài thi, giúp ông cụ mình đậu thứ nhì. Ông Tiềm không thích ông cụ mình vì bắc kỳ nhưng rất thương mẹ mình. Chính ông đi nhờ thị trưởng Đàlạt, Cao Minh Hiệu, bảo lãnh bà cụ tham gia kháng chiến, năm 17 tuổi bị mật thám bắt nhốt ở Nhà Lao, nếu không thì bị tra tấn, trấn nước nhiều nữa. Thậm chí có thể bị bắn trên Cam Ly như 21 người khác, có một bà tên Lan, trên Số 4 sống sót vụ xử tử các người theo Việt MInh khi xưa. Kinh
Nếu mình không lầm, đường này có cầu Lò Gạch, chạy vào đường Lò Gạch, đường Hoàng Diệu cũ., 

Mình kể lại đây để nhớ ơn mấy người bà con khi xưa đã giúp bố mẹ mình lập nghiệp tại Đàlạt như ông bà Nguyễn Văn Phúng (tiệm Hiệp Thạnh) và ông bà Võ Quang Tiềm (tiệm Vĩnh Hưng), bà con bên mẹ mình. Nghe kể lại ông Tiềm và ông Phúng, làm thợ may khi vào Đàlạt lập nghiệp. Hai ông may áo quần, rồi gánh 3 ngày 3 đêm, đi xuống Đơn Dương, để bán áo quần cho phu thợ đi làm đường rày xe lửa cho Tây. Chịu cực chịu khó nên sau này giàu có tiếng tại Đàlạt.

Xem như đường pHan Đình Phùng có hai cái quẹo, một xuống phố từ đường MInh Mạng và một từ đường Duy Tân (maréchal Foch)  chạy lên phố.

Thấy hai căn nhà nhỏ chỗ rạp xi nê Ngọc Hiệp sau này.
Đây tấm ảnh giúp mình hiểu được tấm ảnh đầu trên. Đường Minh Mạng quẹo xuống Phan Đình Phùng, có mấy bậc thang ngay bến xe taxi , có trạm biến điện, vẫn thấy nhà Đinh Anh Quốc, rạp Ngọc Hiệp đã được xây cất. Phía đường Minh Mạng là mấy nhà ngủ khách sạn. Một của ông Chà Và , chủ tiệm Saigonnais trên khu Hoà Bình làm chủ.

Phía sau thì thấy con đường nhỏ đi từ cầu Cẩm Đô lên nhà thương, và dãy nhà trên đồi thông, chỗ Hạnh ù, học lycee mà mình có gặp lại một lần ở Đàlạt. Cây thông rất nhiều so với thời phôi thai như hình trên, cho thấy người Pháp đã cho trồng thêm cây thông trên đồi.

Mình đọc ở đâu, họ kể là bố mẹ của tên Phước học Yersin, dưới mình một lớp, mua lại rạp xi-nê Ngọc Hiệp của ông tây nào về xứ. Mình có hỏi hắn thì hắn bê ngày bài mình viết về mấy rạp xi-nê Đàlạt xưa về cho mình. Chán Mớ Đời 

Bác nào có ý kiến hay tin tức khác thì cho em xin. Thấy hình dáng Đàlạt thủa ban đầu khiến em thấy bồi hồi và theo những gì nghe thấy để mò xem có đúng Đàlạt ngày xưa.

Có độc giả gửi :’ Đây là góc   nhìn rạp Ngọc  Hiệp  từ  lan can nhà tôi,  Nhà ở phía  số  chẵn trên đường  Cầu  Quẹo..phía sau nhà có 1 ngọn đồi , hình như trên đồi có  một  rạp hát khác không  phải  là  rạp  Ngọc  Hiệp...cám ơn  bạn đã  Post tài  liệu  này.....

Nguyễn Hoàng Sơn 
Có người giải thích như sau:

Sony NguyenUsa 
Mình sống ở  ĐALAT từ năm 1953 năm đó mình 10 tuổi, và nhà mình ngay tại đường HÀM NGHI, cũng gần ngã ba chùa LINH SƠN. Và thấy toàn thể mọi người đêu gọi là NGÃ BA CẦU QUẸO. Chứ chẳng ai nói đường cầu quẹo bao giờ.
Ngã ba cầu quẹo đây có hàm ý là:
Cầu đây không phải là chiếc cầu bắc qua sông. Mà cầu đây mang ý nối nhịp...
Bởi rõ ràng đây là ngã ba nhưng lại chỉ có 2 con đường, đó là đường PHAN Đ PHÙNG và HÀM NGHI mà lại là.... ngã ba, nối nhịp nhau bởi một ngã ba. Vì đây là ngã ba với địa hình tam giác.
Từ HÀM NGHI thì có 2 ngã, một ngã xuống PĐP, một ngã từ PĐP rẽ lên HN.
Còn từ PĐP thì chỉ có một ngã rẽ lên HN thôi. Cũng vì nét  đặc thù khá thú vị ấy nên dân địa phương mới gọi đó là:
NGÃ BA CẦU QUẸO. (Gãy khúc, ý nghĩa của chữ quẹo)
Và sau này có thêm tên NGÃ BA CHÙA nghe thanh tao hơn.
Đó là những gì mình biết về gốc gác ngã ba này từ ngày sống ở ĐL .đến giờ.
Còn cụm từ:
Đường cầu quẹo như bạn nói thì có thể sau này người bắc 1975 họ gọi lầm là đường cầu quẹo, thì mình không rõ. Chứ dân ĐALAT chẳng ai gọi 
"Đường cầu quẹo" bao giờ.

Số mình như vậy hay tại trời

 Thiên hạ hay còm trên bờ lốc mình như “người tính không bằng trời tính”, “cái số mình như vậy” hoặc “sống chết đều có số”,… đa số là theo chủ nghĩa để mặt trời tính. Khi ăn cơm với thân hữu, họ hay kêu mình không biết uống rượu, hút thuốc thì sống làm gì, phí đời trai,…

Người tây phương ngoan đạo thì cứ xem là chúa đã định con đường cho họ phải theo, người theo Phật giáo thì cho rằng đó là cái nghiệp, cái nợ kiếp trước phải trả. Nói chung khi chúng ta đứng trước một thử thách lớn thì hay dựa vào niềm tin của Chúa Phật,…để giúp chúng ta phấn đấu thêm, để vượt qua số phận.

Mình được công ty gửi đi học một khoá seminar 3 ngày về luyện tập kỹ năng do tiến sĩ Steven Covey hướng dẫn về “ 7 habits of highly effective people” đã gây ảnh hưởng nhiều nhất về nhân sinh quan, cách làm việc của mình từ đấy. Trong buổi học, ông ta cho biết cá nhân chúng ta như một công ty cần phải có một “mission Statement” điển hình là Disneyland hoài bảo cho rằng: 

Sau đó họ chỉ cách làm Mission statement, một hiến pháp cá nhân qua với những câu hỏi để mình tự trả lời, và viết lại ngắn gọn để mỗi ngày hay lâu lâu đầu óc hơi lạc hướng thì mình có thể dỡ ra đọc lại để phấn đấu, tiếp tục vượt qua số phận để tiến tới.

Họ giải thích cuộc đời chúng ta như một chiếc máy bay cất cánh từ Los Angeles có điểm đến là New York. Chiếc máy bay phải có đường bay rỏ ràng. Trên đường bay thì có nhiều vấn đề gây ảnh hưởng như mưa gió sẽ thổi tạc chiếc máy bay qua trái, qua phải hay lên xuống,… 

Người phi công cần phải có cái la bàn để điều chỉnh lại đường bay nếu không thì sẽ không bao giờ tới đích là New York. Tương tự cuộc đời chúng ta như chiếc máy bay có định hướng rỏ ràng nhưng nếu chúng ta không có một Mission Statement, để định vị thì khi dễ bị lung lạc bởi môi trường xung quanh và sẽ không đến đích sớm.

Tiêu chí của mình là sống một cuộc đời lành mạnh, do đó mình không uống rượu, hút thuốc, tìm cách từ bỏ các tật xấu nên khi có họp mặt thân hữu mình không uống, hút thuốc. Mỗi người có một nhân sinh quan riêng, mình tôn trọng cách sống của thân hữu, chúng ta chỉ có một đời để sống nên cứ sống theo lối mình thích. Mình rất cá tính, khó lay chuyển nên đồng chí gái phải kiên trì lắm mới cải tạo được mình.

Cuộc đời chúng ta như chiếc máy bay từ một điểm sinh ra và đến điểm về với cát bụi. Làm sao trên hành trình, mình đeo đuổi mục đích của mình thay vì phang đại là cỏi vô thường rồi chén chú chén anh bú xua la mua. Có nhiều người bị đánh đập, tù tội, thậm chí bị giết nhưng họ vẫn tin tưởng vào nguyên lý cuộc sống, tôn giáo của họ. Đó là la bàn của đời sống của họ.

Khi đã viết xuống được “mission statement”, mình phải lên kế hoạch để thực hiện các tiêu chí của mình. Kế hoạch 10 năm, 5 năm, 1 năm, 1 tháng, 1 tuần và mỗi ngày. Mình dự định năm 2025 là về hưu nhưng nhờ lên kế hoạch để thực hiện các tiêu chí thì may mắn, mình đạt được năm 2012, nhờ năm 2010, thị trường địa ốc xuống trong vòng 18 tháng trước khi ông Obama được Trung Cộng bơm tiền vào. Trung Cộng đã sai lầm khi cứu Hoa Kỳ khi cuộc khủng hoảng này xảy ra. Ngày nay họ ân hận về việc này, các sử gia về kinh tế đều nói như vậy.

Sinh ra tại Việt Nam, ít nhiều mình vẫn bị ảnh hưởng về văn hoá việt, như tử vi, thần thánh nhưng khi ra hải ngoại từ năm lên 18 nên dần dần mình quen với văn hoá ngoại quốc, và có thời gian để so sánh hai nền văn hoá. Hỏi tại sao nước người ta giàu có tỏng khi chúng ta cứ bô bô 4,000 năm mà cứ phải gửi người đi lao động quốc tế ở thế kỷ 21 này.

Người Việt tin tử vi nên làm giàu cho các ông thầy bói. Có dạo mình cũng đọc sách tử vi rồi đi xem bói, cũng thấy mấy ông thầy tử vi đem máy điện toán ra để in ra các sao đủ trò, mà mình đọc trên phần mềm do bạn bè cho. Rồi họ đọc giải các câu học thuộc lòng trong mấy cuốn tử vi mà mình đọc, mấy tên bạn làm phần mềm tử vi, cũng đánh máy những lý giải trên vào phần mềm.. 

Mình được vợ vì cứ kêu mình “tam tý” tuổi tý, sinh tháng tý, giờ tý như ông Thiệu nên bố mẹ mấy cô mới cho đến nhà để đả thông tư tưởng các đối tượng. Trước kia cứ nói tuổi thiệt mình ra là xem như lần sau gọi điện thoại, các bà mẹ kêu cháu đi chơi với bạn trai rồi. Chán Mớ Đời 

Ở Việt Nam, có bao nhiêu người sinh cùng năm, cùng giờ , cùng tháng với ông Nguyễn Văn Thiệu mà sao họ không làm tổng thống. Khi mình đọc sách về tử vi thì thấy có mấy sao nên thấy sai vì trên dãy ngân hà có biết bao nhiêu là sao. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn 


Con trai đi học đầu tư

 Cuối tuần này, lễ Lao Động tại Hoa Kỳ, đồng chí gái được nghỉ thêm ngày thứ 2. Con gái thì dọn qua thành phố New York nên cả nhà chở nó ra phi trường. Con gái thì thích bay nhảy tận chân trời. Một khi nó đã đi học và đi làm tại nhiều quốc gia thì tư duy khó hợp với tư duy ao làng. Về Quận Cam, nó gặp lại bạn học xưa, thấy nói chuyện không hợp vì tư duy khác nhau nên nó lại muốn đi xa. Nó muốn độc lập về tài chánh nhưng rên vì mướn một căn phòng nhỏ ở Manhattan tốn $1,700/ tháng.

Đồng chí gái rủ ra biển hai ngày, đồng chí gái đạp xe đạp với cô bạn còn mình thì đi bộ trên bãi biển, hết 5 dặm. Cô bạn chỉ mánh mua cái vé vào cửa để đậu xe cho người già trên 62 tuổi chỉ có $20 thay vì mua $195/ năm. Hai vợ chồng lọc cọc đi ra chỗ văn phòng của mấy người kiểm soát bãi biển. 

Thông thường các quốc gia trên thế giới lấy ngày 1 tháng 5 làm ngày lễ Lao Động Quốc Tế, để kỹ niệm ngày các giai cấp vô sản, thợ thuyền vùng lên chống áp bức. Hoa Kỳ cũng có ngày lễ Lao Động nhưng lại lấy ngày thứ 2 đầu tháng 9. Hoa Kỳ lúc nào cũng lấy ngày thứ 2 làm ngày nghỉ chính. Như vậy người ta chỉ bắt cầu nghỉ 3 ngày, thứ 7, chủ nhật và thứ 2. Các nước ở Âu châu thì không làm như vậy nên các ngày lễ trúng vào ngày thứ 3,4,5 là thiên hạ nghỉ bắt cầu luôn cả tuần khiến chủ mất tiền.

Thấy cái chòi canh trên cầu, phản chiếu sóng biển thấy hay hay. Đứng nhìn hình ảnh sóng thay đổi khá đẹp 

Thằng con đi học lớp về tài chánh mà mình có dẫn nó đi khi còn học trung học. Nay đi làm, làm ra tiền bị đánh thuế nên bắt đầu nghe lời bố. Đi học nó gặp mấy tên mình quen, đem theo con của họ để học nên cũng vui. Tháng 11 này chắc 2 cha con đi học ở Las Vegas một lớp cao cấp hơn. Như vậy cha con có thể nói chuyện, bàn bạc. Cũng mừng là nó bắt đầu lo là nếu chẳng may mình đi tây phương sớm, nó sẽ không biết làm gì với những gì để lại. Mẹ nói thì chả hiểu mô tê răng rứa. Dạo này mình bắt đầu hướng dẫn nó, đi gặp người mướn nhà khi họ có vấn đề. Từ từ tập cho nó biết rồi sẽ tìm cách giúp nó mua nhà đầu tư dưới tên của nó.

Trong cuốn “the richest man in Babylon” có nói đến vấn đề này. Giúp con khởi nghiệp, có tay nghề thì không còn lo sợ nữa. Có thể truyền lại cơ nghiệp mà không sợ bị tiêu tán. người Việt hay nói để lại cho con cái nghề, không nên để lại tiền bạc.

Mình ghé lại ăn trưa với họ, luôn tiện giới thiệu thằng con cho họ để họ giảng về tài chánh. Thấy nó ngồi nói chuyện với cô Stephanie. Cô này rên, nói về sự ngu dại mua chiếc xe 1 triệu đô khiến thằng con ngớ ngẩn, hỏi lý do. Cô này cho biết là dạo còn trẻ, đi làm tưởng là đã thành công nên mua chiếc xe Mercedes, 16 năm về trước giá $52,000, nay mới bán $2,000. Cô ta kêu thằng con đừng bao giờ mua mấy thứ mất giá sau này. Xe thì mua loại thường để đi. Thằng con không hiểu lý do xe $1 triệu đô la nên cô Stephanie giải thích: số tiền $52,000 thay vì mua xe, cô ta dùng số tiền ấy để đầu tư với 10% lời hàng năm thì sau 30 năm sẽ có hơn 1 triệu, thay vì 16 năm sau chỉ còn $2,000. Chán Mớ Đời 

N

I

PV

PMT

FV

360

10

52,000

0

-1,031,544


Bây giờ thằng con mới hiểu lý do mình hay nói mẹ con chạy xe xịn từ 25 năm qua, khiến bố mất mấy chục căn nhà. Trung bình mình chỉ đặt cọc $3,000-$8,000 tối đa để mua một căn nhà. Tiền trả nợ xe mượn xe xịn cho đồng chí gái mỗi tháng là $600 hay $7,200/ năm. Mình có thể mua thêm 25 căn nhà. Nhưng muốn nhà hay muốn vợ, đành phải mua xe xịn cho vợ lái. Dạo này đồng chí gái muốn mua xe mới khiến mình rầu, cô nàng hỏi xe của cô nàng chạy trên 192,000 dặm, bán được bao nhiêu. Mình xem giá thì độ $3,000 mà xe tốt, chạy thêm 10 năm còn được. Làm sao để mụ vợ từ bỏ ý định mua xe mới và xịn. Chán Mớ Đời 

Mình làm Business nên có thể khấu trừ tiền xe cộ còn mụ vợ đi làm thì đâu có khấu trừ được đồng xu nào. Mình đi xe cũ, khấu trừ $0.56/ dặm. Mình chạy lên vườn 40 dặm, khứ hồi là 80 dặm, được khấu trừ $0.56 x 80 = $44.80. Tốn 3 gallon xăng, độ $10 đô. Xe càng cũ càng lời. Xe giá $3,000 mà mỗi năm khấu trừ được $10,000 là hay rồi. Chắc mua xe mới cho vợ, rồi mình chạy xe cũ của vợ. Hy sinh đời chồng, củng cố đời vợ. Chán Mớ Đời 

Cô Stephanie đã học được bài học quý giá, mình chọc cô ta khi xưa, gặp cô ta lái xe Mercedes láng cóng những từ từ khi cô ta đi họp mặt với những người như mình thì cô ta giác ngộ cách mạng, thay vì dùng tiền mua đồ chơi. Cô ta giải thích cho thằng con làm ra tiền thì chính phủ vớt đi 50%, chỉ còn lại 50%. Phải dùng tiền này để mua nhà, đầu tư để con gà đẻ trứng vàng tiếp tục thay vì mỗ gà để ăn thịt. Khi nào có nhiều trứng rồi, thì có thể ăn vài trứng, vài con gà.

Xem thử nếu cô Stephanie lấy $52,000 để mua một căn nhà, giá $260,000 ($52,000 tiền đặt cọc để ngân hàng cho vay 80%).

N

I

PV

PMT

FV

360

6

260,000

0

-1,565,869

Xem như cô ta mất $1,565,869, chưa kể tiền depreciation, khấu trừ là $210,000, cộng tiền cho mướn nhà $2,000/ tháng hay $24,000/ năm, xem như $384,000 thêm, xem ra mua một chiếc xe Mercedes, cô ta đã mất hơn 2 triệu đô la số tiền có thể thu về nếu đầu tư.

Cuối tuần có anh bạn từ New Jersey ghé Quận Cam ăn đám cưới cô cháu, ghé nhà mình ngủ sau tiệc cưới. Hôm trước, có họp mặt với cặp vợ chồng tham gia Lửa Việt sau khi mình đi lấy vợ, nay cư ngụ tại Quận Cam. Anh bạn màu là phụ rể chính của mình. Được muốn 4 tên phụ rể cho 4 cô phụ dâu. Mình mới dọn sang Cali nên đâu có quen ai. Hỏi mướn 4 thằng Mễ đứng trước Home Depot được không, đồng chí gái không chịu muốn mít không. Đành gọi mấy tên quen ở vùng đông Bắc và Texas bay sang.

Sau đám cưới thì có một phụ rể và một phụ dâu đăng ký quản lý đời nhau, có hai tên thì về Việt Nam làm việc rồi lập gia đình tại Việt Nam luôn, nay vẫn ở Việt Nam, chỉ có ông Mai của mình thì về Việt Nam làm việc được 15 năm, rồi dẫn vợ con về mỹ lại.

Ngồi hỏi chuyện thì nhóm quen thời New York nay cũng phân tán, mất liên lạc khá nhiều. Có hợp rồi có tan. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Gánh chồng

 Có mấy người bạn rủ đi du thuyền bên Âu châu năm tới nhưng thời gian quá xa nên đồng chí gái không xin phép nghỉ hè được nhất là vợ chồng mình mới đi Đông Âu về, đã viếng khá nhiều các thành phố của chương trình du thuyền sẽ ghé. Tại Đức quốc, ai viếng xứ này nên đem chồng đến Weinberg, Wuertemberg để giáo huấn chồng không nên về Việt Nam kiếm chân dài. Lý do là khi gặp hiểm nguy, người đàn ông chỉ mong đợi ở người bạn đời của mình chớ không phải các em chân dài tới nách.

Chuyện kể vào thế kỷ 12, khi các vua chúa đánh nhau tại Đức quốc, để tranh dành ảnh hưởng hay chiếm đất đai. Thời đó, ai có đất đai nhiều thì giàu có. Thời đại canh nông nên cho các tá điền mướn đất canh tác, thu thuế. Giới quý tộc chỉ ngồi ăn và dê gái hay trai. Mình đang đọc cuốn sách của một giáo sư Tây, Thomas Piketty về lịch sử kinh tế tây phương. Hôm nào xong sẽ kể, khá hay về lịch sử, lý do nào người giàu cứ giàu mãi và người sinh trong một gia đình nghèo được xem bị kết án tử, vì chỉ làm công, đúng hơn làm nô lệ cho giới quý tộc thêm trung bình người dân nghèo thiếu ăn sống đến 17 tuổi. Nạn chết đói giảm tại âu châu từ khi Kha Luân Bố tìm ra mỹ châu, đem về các giống khoai tây, bắp để trồng, ăn thay lúa mì nếu bị thất mùa.

Ở thế kỷ 19, có một trường hợp khá đặc biệt ở Anh Quốc. Có một ông nông dân cứu con ông bá tước thoát bị chết đuối, mừng quá ông chủ cho ông này một số tiền nhưng ông ta không nhận. Cuối cùng ông chủ bảo sẽ nuôi thằng con ông nông dân ăn học. Người con ông nông dân sau này khám phá ra thuốc trụ sinh, Penicillin: Alexander Fleming còn con ông chủ trở thành thủ tướng Anh Quốc; Winston Churchill. Có thể là huyền thoại nhưng đọc thấy có chút nhân văn.

Trở lại chuyện lâu đài Weinsberg, trong thời kỳ chiến tranh giữa Guilherme và Ghibelline khi ông vua Konrad III bao vây lâu đài của bá tước của Welf (1140). Qua sự thương lượng với phụ nữ trong thành, ông vua thống nhất với mấy bà là họ đồng ý đầu hàng và có quyền mang theo một thứ quý giá của họ. 

Khi họ mở cổng thành, mấy bà này cõng chồng ra khỏi vòng vây của binh lính của vua đang chuẩn bị cho cuộc tàn sát. Thường xưa, khi họ đã chiếm thành thì giết hết đàn ông để trừ hậu hoạn và lấy phụ nữ tại địa phương để sinh ra con. Con thì sẽ không bao giờ trả thù cha mình và trừ tuyệt giống khác. Tương tự như Taliban đang làm, lấy phụ nữ của Kabul là trừ hậu hoạn. Mình có xem một đoạn video Taliban xử tử các người lính Kabul. Kinh hoàng.

Lâu đài Weisberg ngày nay

Ông vua Konrad III chới với khi thấy mấy bà vợ cõng chồng ra khỏi lâu đài, thay vì tiền bạc châu báu. Binh lính la hét nhưng vua Konrad III kêu ta là vua, đã hứa thì phải giữ lời hứa. Từ đó lâu đài này trở thành huyên thoại, và được hậu thế đặt tên là Weibertrue , “lòng chung thuỷ của phụ nữ”. Nay đi viếng thì chỉ còn vài bức tường đổ nát. 

Đó là tư duy ngày xưa, khi người đàn ông giàu có, có quyền lấy nhiều vợ nhưng lúc hiểm nguy, người vợ vẫn chung thuỷ với chồng. Ngày nay, có lẻ phụ nữ sẽ đem con chó của mình theo hay cái điện thoại thông minh, chụp hình chồng đang bị xử tử, tải lên mạng câu Like.

Phụ nữ thành Weisberg cõng chồng ra khỏi vòng vây

Chúng ta có thể đặt nhiều câu hỏi, lý do nào phụ nữ xưa, trước hiểm nguy vẫn lo cho tính mạng của chồng. Theo mình có mấy vấn đề là họ đoàn kết, có ông chồng đối xử tốt với vợ, có ông chồng đối xử tệ bạc với vợ nhưng họ nhất quyết cõng chồng ra để cứu người chồng dù có vô ơn. Trong thời gian sau 75, nhiều bà vợ vẫn đi thăm nuôi chồng dù trước đó mấy ông có mèo chuột, vợ bé,… đặc biệt là mấy bà vợ bé không bao giờ đi thăm nuôi chồng.

Có lẻ thời xưa, thời đại trung cỗ tại âu châu, phụ nữ quan niệm lấy chồng thì theo chồng, bổn phận của họ là giúp gia đình chồng, sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường. Cũng có thể cứu thằng chồng mình biết còn hơn bị mấy thằng lính khác hiếp dâm rồi bắt làm hộ lý đến khi chết.

Nhìn tấm ảnh trên khiến mình nghĩ đến các bà vợ Việt Nam khi xưa, trong thời bao cấp sau 75, làm lụng kiếm tiền để hàng tháng hay lâu lâu đi thăm nuôi chồng trong trại cải tạo. Nghe kể nhiều người băng rừng vượt suối ra tới bắc để thăm nuôi chồng. Nếu không có những người vợ can đảm, chung thuỷ thì có lẻ hàng triệu người quân cán chính của miền nam đã bỏ mạng trong trại cải tạo hết.

Sau 75, Việt Cộng kêu mấy người lính hay công chức quèn đi học tập mấy ngày rồi thả ra, cho về. Sau đó họ kêu đến các cấp uý và tá, tướng và công chức cao cấp hơn. Mấy người này thấy lính tráng trở về sau mấy ngày nên tin tưởng, leo lên xe và đi mút mùa lệ thuỷ, không có con số thống kê nào cho biết số người chết tại trại cải tạo và chúng ta sẽ không bao giờ biết ngoại trừ các gia đình có cha chồng chết mất xác.

Ông cụ mình bị nhốt tại trại Đại Bình, gần Đại Ninh, trên đường từ Đàlạt về Phan Thiết nên bà cụ được đi thăm nuôi mỗi tháng suốt 15 năm trời. Nghe kể là không có xe, bà cụ phải đi thuê bao xe tải, chạy bằng than với mấy bà có chồng con bị tù cải tạo. Sáng sớm 3-4 giờ sáng đã phải dậy đi đón xe, xin giấy đi đường kêu đi buôn hay chi đó mới có thể đem gạo lương thực ra khỏi Đàlạt, mang vào cho chồng con.

Cứ tưởng tượng hình ảnh mẹ mình và mấy bà vợ khác, ơi ới ở bến xe để gánh gồng theo vào buổi sáng tinh sương gió lạnh của Đàlạt. Cậu mình đi tù cải tạo mấy năm được về, kể là khi đi thăm nuôi ba mày, cậu gánh dùm cho mẹ mày mà đồ nặng trong khi ba mày được ra cổng rồi gánh đi phoong phoong. Trong một lần đi thăm nuôi mẹ mình bị ngã, gãy xương hông, đau nhức lắm nhưng mỗi tháng vẫn phải cố lết đi thăm nuôi chồng. Không có mẹ mình thì có lẻ ông cụ đã bỏ xác trong trại. Sau này bà cụ cho quản giáo tiền để khỏi phải lao động và họ cho về sớm trước 3 năm thay vì 18 năm.

Em xin đặt câu hỏi cho các bác. Trong trường hợp bị bao vây, các bác được khoan hồng, cho phép đem đồ quý giá của mình ra khỏi thành. Các bác sẽ đem cái gì ra? Thằng chồng, con vợ, con chó hay iPhone,… Chán Mớ Đời 

Gánh vợ (bài hát mình rất thích, đổi lại gánh vợ để cảm ơn đồng chí gái)

Cho Anh 

gánh vợ một lần 

Vợ ơi sóng biển dạt dào

Anh sao gánh hết 

Công lao một đời.


Nguyễn Hoàng Sơn 



Người về từ New York

 Hôm qua, chân còn đau sau khi leo núi 14 tiếng đồng hồ nên ngồi nhà xem truyền hình, có anh bạn quen  từ New York, gọi hỏi đang làm gì, sẽ ghé lại nhà thăm. Đồng chí gái đi ăn với mấy người bạn để chia sẻ những bí quyết dạy chồng nên mình vui vẻ gặp lại người bạn quen từ khi mình sang Hoa Kỳ đến giờ, chỉ liên lạc qua nhắn tin về những chương trình công tác xã hội của Lửa Việt Youth Organization.

Anh bạn ngồi uống trà, kể chuyện đời xưa ở New York, cho biết tin tức mấy người bạn sinh hoạt chung khi xưa. Có anh bạn thường gửi email nói về các buổi hoà nhạc mà anh ta tham dự. Anh này học luật nhưng không đậu bằng hành nghề luật sư nên làm cho toà án, nghiệp dư đánh dương cầm.

Người thì trụ ở công ty AT&T trên 35 năm nay, chắc đợi ngày về hưu, chứng tỏ anh ta giỏi vì ở Hoa Kỳ dễ thay đổi công ăn việc làm. Người thì dọn về xứ khỉ ho cò gáy ở Maine nên mất liên lạc luôn. Anh ta nhắc đến bài viết của mình thời ấy “đơn xin cưới”, đăng trên báo của Bút NHóm Lửa Việt, gây quỹ,… dạo ấy, ở vùng Đông Bắc hiếm báo chí việt ngữ nên hàng năm cả nhóm phải làm báo xuân để cho người Việt tại đó đọc nhất là giới trẻ. Thấy ít bài nên mình chế đại ra một lá thư tỏ tình kiểu thời bao cấp, ai ngờ anh bạn lại nhớ dai thế. Hoá ra mình đã khởi đầu viết vớ vẩn từ thời ở New York, sau này lấy vợ thì chả còn đầu óc đâu mà viết véo.

 Anh ta kể sau khi bang giao với Việt Nam thì có một thành phần người Việt khác, không phải dân tỵ nạn mà là từ Việt Nam sang, rất giàu có. Mua nhà có cửa ở Manhattan ngay chớ không như người Việt tỵ nạn, phải làm lụng cả mấy năm trời. Nhóm của tụi này quen khi xưa thì lập gia đình, ly tán tứ xứ, dần dần mất liên lạc nhau.

Có 3 cô rất đẹp từ Hà Nội sang, được mỹ già lấy đem qua, cung phụng, mấy cô được họ thay phiên nhau chuyền nhau sử dụng hay anh chàng nào nổi tiếng ở Việt Nam, chuyên xài đôla,… dạo ấy có tờ Hợp Lưu, cho đăng các bài viết của các nhà văn tại Việt Nam và người Mỹ có mời một số nhà văn này sang Hoa Kỳ để giao lưu.

Anh ta cho biết có lần một nhà văn khá đình đám dạo ấy, được mời sang giao lưu. Có người nhờ anh ta chở ông nhà văn này đi đây đi đó, gặp gỡ các nhóm nhà văn mỹ và việt trong thời gian ông ta ở New York. Trong mấy ngày, anh ta đến đúng giờ, chở đi, chở về, rồi chở ra phi trường, nhờ những người bạn ở Boston đón tiếp anh này ở phi trường,…

Sau này, có lần anh ta về Việt Nam thì được nhà văn ấy mời ngụ lại nhà. Anh ta đã đặt khách sạn nhưng nhà văn ấy không chịu, bắt  buộc về nhà anh ta ở. Trong khi truyện trò, nhà văn kể sau khi đi Hoa Kỳ về thì ông ta không viết được nữa, khủng hoảng tinh thần vì những gì mục thị tại Hoa Kỳ khác với những gì thầy mình dạy.

Anh ta học ở trường, báo chí, tuyên truyền là mỹ ngụy gian ác,…nhưng tại Hoa Kỳ thì gặp người Mỹ rất lành mạnh, nhất là người Việt tỵ nạn. Điển hình là với anh bạn, trong mấy ngày ông ta quan sát để xem anh bạn mình có phạm lỗi gì như thầy mình dạy. Tuyệt nhiên không, người Việt sinh tại Hà Nội, sống lên trong chế độ cộng sản thì họ rất tinh tế, nhận ra ngay đối tượng. Đây thì không, anh bạn đối xử nhà văn như một người đồng hương thậm chí những người bạn do anh ta gửi gấm ở các thành phố khác cũng đối xử ông ta rất tốt không như thế lực thù địch mà thầy ông ta dạy.

Mình có anh bạn học nay vẫn ở Đàlạt, kể là sau 75, anh ta ra Hà Nội có việc, ông thầy dạy Vạn vật nhờ đem thư ra cho một người bạn học xưa, xa nhau từ năm 1954. Gặp anh này, ông bạn của thầy Hưởng cho biết, anh không phải là con trai miền nam vì trong đó chỉ toàn du đảng, ma cô, sì ke ma tuý do mỹ ngụy đào tạo. Gái làm điếm cho 500,000 quân mỹ,… cho thấy trí thức Hà Nội vẫn có tư duy sai vì tuyên truyền.

Con người chúng ta khá hơn các động vật khác nhờ chúng ta tạo được ngôn ngữ, nhất là có óc tưởng tượng ra những câu chuyện. Chúng ta sống nhờ các câu chuyện được truyền khẩu hay dạy trong lớp. Những câu chuyện này trở thành các ngọn hải đăng, giúp chúng ta đi trong đêm tối, lần mò đến những tương lai khác lạ.

Khi đọc Illiad và Odyssey của Homer, chúng ta cảm nhận các huyền thoại, những câu chuyện dân gian của Hy Lạp tạo dựng cho họ một loài người nữa thần nữa người thường. Những câu chuyện này được định hướng sẽ làm con người nghiên theo đó như những Fake News mà chúng ta gọi ngày nay. Tuổi trẻ hôm nay không đi nhà thờ nữa vì họ không thích những câu chuyện được kể trong kinh thánh. Những chuyện không còn phù hợp với giới trẻ hôm nay.

Giới trẻ mê đọc các truyện “dã tưởng” hoạt họa Manga của Nhật Bản, mà các phim trường Nhật Bản đang thực hiện ăn khách như trẻ em mỹ mê Superman,Spiderman. Những tôn giáo khác ra đời như bảo vệ súc vật khiến luật pháp Cali, sẽ không cho bán thịt lợn vì các nhà chăn nuôi, không cho heo đi bộ hàng ngày. Trứng gà nay toàn là Free range, gà đi bộ,..  hay những tín đồ bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống,... Có thể 100 năm sau, con cháu chúng ta sẽ trở thành các tín đồ cứu vớt các đàn cá voi, trồng cây, về với thiên nhiên,.. các con vật khác sẽ trở thành những thánh vật,..

Sau 6 tháng tắt nguồn viết, ông ta mới đổi đề tài viết. Ông ta không viết theo tư duy đã được đào tạo bởi thầy ông ta mà viết theo những gì ông ta đã giác ngộ sự sai trái của thầy mình đã dạy hay tuyên truyền của nhà nước, không đúng với thực tế. Nhiều nhà văn đã chới với khi vào Sàigòn sau 75, thấy mỹ lệ cao sang hơn Hà Nội nhưng họ chưa hiểu được người miền Nam.

Nhà văn kể cho anh bạn là anh của ông ta đi bộ đội vào chiến trường miền nam. Khi về lại Hà Nội thì đại đội hay trung đoàn chỉ còn lại hai người sống sót, không nhớ rõ, anh của ông ta và một người đồng đội bị điên vì bị bom đạn. Các binh sĩ mỹ hay bị hội chứng này sau khi trở về từ chiến trường mà người ta gọi Post-traumatic Stress Disorder (PTSD). Đọc tài liệu của Nga thì cho biết có đến 30,000 binh lính mỹ đã tự tử sau khi trở về từ Iraq.

Người anh cả đi bộ đội nên nhà văn được miễn dịch ở lại Hà Nội viết văn. Khi về thì anh cả kêu là giải ngủ, về hưu. Ông bố hỏi sao lại giải ngủ, anh cả cho biết là hết chiến tranh. Ông bố kêu ngu thế, thời bình thì mày phải ở lại quân ngủ để hưởng chiến công của mình. Thế là ông anh cả ở lại quân đội và giàu sang nhờ được làm kinh tế.

Câu chuyện này phát sinh ra đầu đề của truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn “Tướng về hưu”. Sau khi anh bạn về, mình ngồi nghĩ vớ vẩn. Anh bạn này di tản năm 75, không sống với Việt Cộng một ngày, lớn lên tại Hoa Kỳ, nên tinh thần khá cởi mở dù gia đình chống cộng từ xưa, gốc Bắc kỳ di cư nhưng không mù quáng. Khi được nhờ lo cho mấy người Việt từ Việt Nam sang thì anh ta nhận làm một cách nghiêm túc, đối xử một người Việt từ Việt Nam sang như một người đồng hương, không phân biệt chiến tuyến.

Cũng từ đó khiến nhà văn thay đổi quan điểm, sau 6 tháng tịt ngòi, ông ta bắt đầu viết và viết. Nếu anh bạn New York, cứ dùng mối căm thù với Việt Cộng thì chắc chắn sẽ không cảm hoá được nhà văn nổi tiếng trên và chúng ta sẽ không đọc được những áng văn, truyện ngắn hay của ông ta sau này. Trước khi ra đi, ông đã được huấn luyện tinh thần về chính trị để đối phó với người Việt tại hải ngoại. Trước khi đi du học, mình cũng được Nhà Du Học giảng về những Việt kiều yêu nước bên Tây.

Cư xử của anh bạn đối với một người đồng hương rất chân tình như với những người Việt khác, khiến nhà văn ngạc nhiên. Sau này ông ta gặp các người Việt khác ở hải ngoại, cũng giúp đỡ, đối xử tử tế với ông ta, không phải thế lực thù địch như nhà nước tuyên truyền nên đã phản tĩnh.

Nếu người Việt hải ngoại cư xử khác anh bạn New York, thì chắc sẽ không cảm hoá được nhà văn, ông ta sẽ nghĩ ông thầy đúng khi dạy về người thua cuộc, chắc sẽ không có những áng văn hay sau này mà toàn là những áng văn căm thù mỹ ngụy. Trong mùa dịch, hay những thiên tai, bão lụt, người Việt hải ngoại vẫn tiếp tế về cho gia đình cũng như người không quen.

Còm trên facebook

Đọc câu chuyện của anh Sony NguyenUsa làm em nhớ tới hai thằng em trai lúc tụi nó học cấp một , lớp bốn sau năm 1975 , có một buổi trưa tụi nó đi học về thì mặt mày xanh như đít nhái , hớt hải chạy xuống nhà bếp nói với mẹ em rằng : mẹ ..mẹ ... Mỹ , Nguỵ ăn thịt người .....!! 

Thì ra buổi đó tụi nó học bài tập đọc ở trường dạy bài Mỹ Nguỵ giết thường dân rồi mổ bụng lấy bộ đồ lòng bỏ vô chảo nấu lên ăn ...!! Hai thằng em học bài học đó , tụi nó sợ mất vía , sợ và căm thù giặc Mỹ ,,., nhưng giờ tụi nó lớn rồi , trưởng thành và có nhận thức đúng đắn của lập trường cách mạng , quán triệt để nên tụi nó biết tụi nó bé cái lầm , bị cộng sản nhồi sọ , lừa, nhát ma mấy đứa con nít ..!! Ngược lại , bây giờ tụi nó thấy cộng sản hút máu người là có thiệt ...


Nguyễn Hoàng Sơn