Showing posts with label Đàlạt. Show all posts
Showing posts with label Đàlạt. Show all posts

Hồ Xuân Hương và các hồ nhân tạo nhỏ tại Đà Lạt


Hôm trước, mình kể về sự thành lập ốc đảo Thuỷ Tạ Đà Lạt, qua tấm không ảnh chụp toàn diện hồ Xuân HƯơng, thấy có thêm hai hồ nhỏ; hồ Đội Có và hồ Tống Lệ, nằm phía bắc hồ, hai bên đồi Cù. Khi trời mưa, nước mưa từ Sân Cù hay thành phố, chảy vào các hồ này để hứng nước dơ thay vì để chảy xuống hồ Xuân Hương. 


Thiên hạ hay nhầm hồ này mang tên bà thi sĩ Hồ Xuân Hương. Thời tây, lúc đầu có hai hồ; gọi là hồ Lớn (Grand lac) và Petit Lac (hồ Nhỏ), rồi nhập thành một hồ. Đến thời Ngô Đình Diệm, được đổi tên Xuân Hương.


Đà Lạt nhiều nơi có những cái ao nhỏ, khi mưa thì nước mưa từ trên cao chảy xuống vào những nơi này. Đất Đà Lạt đa số là đất sét nên khó thấm nhanh. Mình nhớ ở Petit Lycee, chỗ vào trường ngay đường Hùng Vương, có cái hồ nhỏ để chứa nước mưa mà khi xưa, cả đám hay đến đây bắt lăn quăn cho cá ăn. Tháng 2 vừa rồi, có về Đà Lạt, xe chạy ngang đây, thấy còn 1 phần. Hồ Tổng lệ thì chắc mất tiêu, hồ Đội Có thì có lần thấy, nay hình như họ lấp rồi, không để ý lần chót về Đà Lạt. Hôm nào rảnh mình kể vụ đồi Cù.

Hồ Xuân Hương và đồi Cù trước năm 1932. Ốc đảo Thuỷ Tạ đã được thành lập, chỉ có một quán nhỏ tại địa điểm Thuỷ Tạ ngày nay.


Nhìn tấm không ảnh, thấy hồ Xuân Hương to lớn từ khi ông Cunhac, chính thức cho đào hồ nhân tạo này, để chấn nước của suối Cam ly, để thị dân Đà Lạt sử dụng nước uống và có không gian như buồng phổi của thành phố. 


Thiết kế đô thị luôn đi kèm với các công viên, như các buồng phổi của thành phố. Khi dân tình ngột ngạt trong nhà thì bò ra các công viên thành phố để dã ngoại. Đầu năm nay, mình có đi viếng A Căn Đình, thành phố Buenos Aires có rất nhiều không gian xanh, thậm chí đường phố đều có trồng cây hai bên đường mà trên máy bay thấy rõ ràng. Nói chung Đà Lạt khi xưa không có công viên gì cả cho mỗi khu phố.


Sân vận động khi xưa, nay họ xây cất siêu thị ở dưới và phía trên thì bê tông hóa nhưng ít ra cũng có chút không gian để người thị dân ra đây chơi. Mình thấy đa số là du khách thì đúng hơn, chụp hình toả nắng. Khi Đà Lạt bị bê tông hoá thì nước sẽ không thấm xuống đất mà chảy đi đâu, lôi kéo thêm rác, dơ bẩn theo.


Ở Cali, có luật không được thải nước dơ xuống ống cống. Điển hình là khi đổ xi măng cho khách hàng, mình phải hứng lấy nước dơ, xi măng, không được xịt nước dơ xuống đường, chảy xuống ống cống. Trước khi đổ xi măng, phải đem đồ bịt miệng cống để nước dơ không chảy xuống đó. Thu dọn chiến trường sau khi đổ xi măng rất châm và tính thêm tiền.


Trung tâm thị xã Đà Lạt khi xưa có hai không gian xanh là đồi Cù và xung quanh hồ Xuân Hương. Sau 75 thì họ rào đồi cù lại, chỉ dành một tầng lớp giàu có đi bách bộ ở trong, lâu lâu dừng lại, lấy cái gậy sắt, quất quả banh. Nay nghe nói họ đang xây cất nhà cửa. Xem như Đà Lạt luôn Đồi Cù, còn hồ Xuân Hương thì nước cống đổ về khiến cá chết như rạ, xông mùi như thác Cam Ly ngày xưa.


Mình thấy ảnh chụp xây nhà hay khách sạn chi đó, nước thải sẽ đi về đâu. Đi về đâu nước dơ?

Nếu xem tấm ảnh trên chúng ta thấy hồ Xuân Hương với ốc đảo có nhà hàng được người thị dân Đà Lạt gọi Thuỷ Tạ, mà mình đã kể. Phía trên hồ Xuân Hương, bên tay phải, có một hồ nhỏ, gọi là hồ Tống Lệ hay Tổng Lệ. Chỗ này, mình hay ra đây câu cá với ông dượng mình, thợ hớt tóc, chỗ ngã ba chùa, cạnh hãng cưa của ông Xu Huệ. Con gái của ông bà Xu Tiếng, lại nói với mình là hãng cưa của gia đình cô ta nhưng không hiểu sao thiên hạ hay gọi hãng cưa Xu Huệ. Ông Xu Huệ hay dạy dân Đà Lạt vô thất, nhịn ăn chữa bệnh. Mình chỉ nhớ ông ta râu trắng, da hồng,… người ta gọi Xu vì thời tây làm giám thị, cai công trường mà người Pháp gọi “surveillant”, người Việt mình đọc tiếng tây dài không được, nên đơn âm hoá rồi từ từ thành Xu như ông Xu Tiếng, Xu Huệ.

Thủy tạ, họ nới rộng thêm ra veranda nên mất cái đẹp nhỏ nhắn của quán này như thủa ban đầu. Sợ nhất là xem Đà Lạt ngày nay. Kinh. Để mình tải tấm ảnh ngày xưa để quý vị so sánh. Vài năm nữa thì họ xây luôn cái khách sạn to đùng trước khách sạn Palace.
Đà Lạt năm 1968

Bên trái là hồ Đội Có, cạnh là nhà máy nước, lọc nước cho dân Đà Lạt xài. Hồ được gọi Đội Có vì ông Đội Có xây như cầu ông Đạo do ông Quản Đạo xây. Nước mưa ở vùng trên cao như Giáo HOàng Học Viện, Võ Tánh chảy xuống, chứa tại đây. Ông Đội Có, có dãy nhà trên khu Hoà BÌnh, ngay bến xe đò mà người Đà Lạt khi xưa hay gọi dãy nhà Đội Có. Ông này, khi xưa, làm cai đội cho tây, sau đi thầu xây cất nhà nên giàu, xây mấy dãy nhà ở Đà Lạt tương tự ông Võ Đình Dung. Thời đó mấy người lên Đà Lạt, đi làm thợ vịn cho Tây rồi khi biết nghề nhảy ra làm thầu khoán như ông Võ Đình Dung là người thầu khoán xây nhà ga Đà Lạt, ông Xu Tiếng xây Nhà Địa Dư,… 

Chỗ đường đi vào Petit Lycee, có cái hồ nhỏ để chứa nước mưa, nay vẫn còn

Ông Võ Đình Dung làm thầu khoán nhưng cũng là nghị viên thành phố, gồm 3 người Pháp và hai người Việt. Ông ta biết chương trình phát triển Đà Lạt ra sao nên mua hết đất đai dành cho người Việt. Khu từ MÃ Thánh tới trường Việt ANh, khúc đất bằng là dành cho người Việt nên ông ta mua hết, sau này cho người ta mướn để làm vườn như ông Ba Đà. Sau 75 thì con cháu hết dám đòi. Đất của chùa Linh Sơn, Linh Quang, đều của ông bà Võ Đình Dung hiến tặng. Nói chung ông bà Võ Đình Dung là một người có công rất lớn với người dân Đà Lạt. Nghe kể, một hôm ông Võ Đình Dung, đi làm về, đưa cho bà vợ cái cặp tiền mới lãnh về. Đang ngủ bổng nhiên bà Võ ĐÌnh Dung có linh tính chi đó, ngồi dậy, mở cặp tiền ra thì thấy toàn là tiền giả nên đem đốt. Vừa đốt xong thì mã tà gõ cửa, xét nhà. Từ đó, ông bà tặng đất để xây chùa và từ từ hết làm việc, tu tại gia.


Năm 1932, có một vụ lũ lụt khá lớn, làm vỡ cái đập, cuốn trôi mấy nhà cửa dành cho người Việt nên người Pháp cẩn thận hơn nên họ thành lập thêm hai hồ nhỏ này. Mình xem mấy tấm ảnh cũ xưa, không thấy hai hồ nhỏ này. 


Ông cụ mình khi xưa, làm cho ty công quản nước Đà Lạt, ở ngay hồ Đội Có, nên mình có thấy mấy ống nước to lớn, bơm nước từ hồ Xuân Hương vào nhà máy để lọc, cho dân Đà Lạt dùng. Nay nghe nói nước hồ Xuân Hương hôi thối vì ống cống chảy ra đây, dân Đà Lạt dùng nước uống của hồ Dankia. Khi xưa, chợ Đà Lạt có ống cống, trời mưa là chảy ra suối Cam Ly ngay góc Ấp Ánh Sáng, là thối rồi. Khúc đường Phan Đình Phùng và HAi Bà Trưng, chảy ra hai con suối rồi chảy về Thác Cam Ly. Các cặp tình nhân đến Thác này, mơ mộng, thề thốt mối tình hữu nghị sẽ không bao giờ thay đổi như mùi thối ở đây. Nay khắp Đà Lạt, cho ống cống chảy từ thượng nguồn suối Cam Ly ra suối rồi ra hồ Xuân Hương là ngọng. Nghe nói cá hồ Xuân Hương chết nổi lềnh bềnh trên hồ.

Đây là hồ Lớn (Grand Lac),có cái đập và con đường trước khách sạn Palace, chạy qua bùng binh tiếp nối đường Đinh Tiên Hoàng và Võ Tánh, Nguyễn Thái Học sau này

Lúc đầu, người Pháp cho làm 2 cái hồ nhân tạo, bằng cách làm cái đập để ngăn hai hồ. Hai hồ được gọi là hồ Lớn và hồ Nhỏ (Grand lac và Petit Lac). Hồ lớn để người Pháp sử dụng và hồ nhỏ để người Việt sử dụng, giai cấp khác biệt. Thật ra có thêm một cái hồ nhỏ khác ở thượng nguồn, bị ngăn bởi chiếc cầu chạy lên Nguyên Tử Lực. Lâu ngày phù sa kéo về, người Việt không có tiền sau 1954, không vét hồ nên trở thành bùn đọng. Cách đây mấy năm mình đi ngang thì thấy hơi được vét bùn một tí. Mình có đọc trong Đặc San Sử Địa trước 75. Để hôm nào buồn đời mình kể thêm vụ này.

Đây tấm không ảnh Đà Lạt khi Hà Nội cho vét bùn ở hồ Xuân Hương, ta thấy còn dấu vết của cái đập, đê ngăn hồ Lớn và hò Nhỏ, chỗ đường Trần Quốc Toản, cây xăng Esso, cạnh Thuỷ Tạ, chạy qua phía bùng binh bên kia đường Bà Huyện Thanh Quan, lên đường Đinh Tiên Hoàng. Mình nghĩ nếu cái đập này không bị vỡ thì có lẻ người Pháp đã không xây Thuỷ Tạ

Đến năm 1932 thì có một vụ lũ lụt làm vỡ cái đê của hồ Lớn, cuốn trôi mấy căn nhà của khu người Việt ở hạ lưu, khiến 15 người chết nên người Pháp mới cho dời khu phố người Việt gần ấp Ánh Sáng sau này, lên khu Hoa Bình.

Đây hình ốc đảo Thuỷ Tạ được thành hình trước khi xây quán Thuỷ Tạ, và đạp bỏ cái đập bên tay trái, chạy từ Palace qua bên kia bờ, chỗ đường lên Đinh Tiên Hoàng. Có thấy một phần hồ Tống Lệ been kia hồ chỗ đường Bà Huyện Thanh Quan

Khi người Pháp thiết kế thành phố Đà Lạt, qua bản vẽ của ông kiến trúc sư Ernest Hébrard, các khu vực có đồi ở Đà Lạt đều dành cho người Pháp như dọc đường Trần Hưng Đạo, Yersin và Hàm Nghi, nên mới có dinh tỉnh trưởng được xây trên đỉnh đồi cao nhất Đà Lạt. Sau này, khu Hoà BÌnh được dành cho người Việt và phố xá người Việt tại Đà Lạt, khởi đầu từ đây ra. 

Đây khu phố người Việt trước vụ lụt năm 1932, bị nước cuốn trôi, khiến 15 người Việt tử nạn. Sau đó được biến thành đất vườn để người Việt trồng rau cạnh cầu Ông Đạo mà nay họ làm công viên. Mình có kể khu này rồi nhưng nay có thêm tài liệu, để hôm nào có ai muốn mình kể tiếp thì sẽ bổ túc. Mình kể chuyện Đà Lạt theo đơn đặt hàng. He he
Từ máy bay khi đến Buenos Aires, thấy cây cối hai bên đường. Khi xuống dưới đất mới thấy cảm mến thành phố này vì có rất nhiều cây và công viên. Họ không bee tông hoá đất nước họ.
Sàigòn năm 1955, cây cối được trồng khắp nơi. Nghe nói họ chặt hết và để thành lập mấy auvent như ở Tân Gia Ba. Chán Mớ Đời 


Nguyễn Hoàng Sơn 




Cúng thần thần đãi, cúng sãi sãi cho, ở so đo trời lấy lại


Cuộc đời, ai may mắn lấy được người phối ngẫu, biết lo toan nhất là hiền lành không gian ác, tham lam, tạo Đức cho con cháu sau này. Về Đà Lạt lần này thì thấy có nhiều việc khiến mình nghĩ đến luật nhân quả. Mình thuộc gia đình thuần nông. Từ bé, cuối tuần đã phải vào Suối Tía, làm vườn của gia đình thì khám phá ra; mình trồng cây gì ra trái đó. Trồng cây tốt thì ra quả tốt, trồng cây ác thì ra quả ác. Trồng ớt hiểm thì ra ớt cực cay.


Nghe kể ông thần quản lý nghĩa trang Đà Lạt. Người thân mất, xây cất mộ bia đều phải qua họ. Nếu không họ phá như đám chăn bò khi xưa, cởi bò đạp bể các mộ bia ở mả thánh, khiến bà cụ phải kêu mấy tên chăn bò lại cho kẹo bánh, để chúng tránh cởi bò đi qua mộ người em mình. Muốn xây mộ tại nghĩa trang, họ độc quyền nên vớt tiền của tang quyến nhiều. Ai mướn người khác xây thì họ đợi đi về rồi phá mộ. Về già con cái của họ hút nghiện đủ trò, trong khi họ cũng bị bệnh tật. 


Nhiều người khi xưa làm ăn khá, nay lại te tua thêm bệnh hoạn. Cho thấy ông trời cho mỗi người một thời rồi sau đó là hết. Vấn đề là làm sao giữ được cái Lộc trời cho về lâu về dài như bón phân cây cho ra trái đều đều đến đời sau. Ông bà khi xưa dặn con cháu; tích Đức như bón phân hữu cơ thì cây mới tiếp tục cho ra trái ngọt còn không, sẽ hết đơm ra trái như tiền bạc. Có đức mặc sức mà ăn.

Làm vườn mình khám phá ra là bón phân năm nay, không phải để cây cho quả năm nay, làm cho trái to mà là cho những năm về sau. Hàng năm mình phải gởi lá và đất của vườn cho phòng thí nghiệm, xem cần được bồi dưỡng loại phân nào cho những năm sau. Cây trái trồng ngày nay thì phải đợi 7, 10 năm sau mới có trái. Bón phân cây như làm những việc có tính cách tích đức, giúp gia đình, con cháu mình sau này khá, còn không tích Đức, như không bón phân cây hay tưới nước thì sẽ không có quả về sau, hay sẽ cây từ từ chết. Nhiều người cứ muốn bán các nhà thờ tự, để chia cho nhau vì đất lên giá như thể bứng các cội rễ của cây thì làm sao cây cối tiếp tục lớn mạnh.


Mình thấy nhiều người cướp đất hàng xóm, gia đình con cháu cũng không thấy khá so với trước khi cướp đất.


Mình cũng thuộc diện được xem trúng số độc đắc, lấy được đồng chí gái, hiền lành, không hại ai cả. Ai xin gì cũng cho, giúp đỡ, đi hát cho mấy người già trong viện dưỡng lão, nấu ăn cho người vô gia cư, giúp giảm bớt sự gian ác của mình. Sáng nay, đi xem cái tiệm bán đồ lưu niệm, thấy cái áo lụa thái lan, tính mua cho vợ. Gửi hình để hỏi ý kiến, đồng chí gái trả lời không mua gì hết. Xong om. 


Bà cụ mình thuộc loại dân hiền ở chợ Đà Lạt. Mình chưa bao giờ thấy mẹ cãi lộn với ai ngoài chợ. Bạn hàng mượn nữ trang đi ăn cưới rồi đổi hàng xấu, đành chịu, không chửi một câu. Nay nghe nói bà bạn hàng đó, ngồi xe lăn, con cái không khá lắm. Tránh gặp mẹ mình. Có người giựt hụi mẹ mình rồi nay con cháu cũng không khá. Người mượn tiền rồi sau 75 xù luôn, về già nằm liệt giường cả 10 năm tình lận đận với giường chiếu, làm khổ con cháu, mới qua đời. 


“U chau ơi số mạ răng bị người ta ăn cướp tiền hoài”. Đó là lời mẹ mình than. Mẹ mình kể lại chuyện làm ăn khi xưa ngoài chợ. Đi di tản 75 về Đà Lạt thì mất hết của cải. Trước khi chạy di tản, đưa người em rể chìa khóa nhà cửa và hàng chợ. Người em rể và gia đình đem bán tháo hết rồi không đưa lại đồng nào. Nay con cháu của họ cũng vất vả. 

May nhờ bà người Tàu bạn hàng, bán tương ớt ở cầu thang chợ cho mượn vốn để buôn bán lại, nuôi con, thăm nuôi chồng 15 năm cải tạo. 


Mỗi lần đi thăm nuôi là có một số người vợ hay mẹ ở Đà Lạt đi theo. Cứ 3 giờ sáng là có mặt ngoài chợ.  Đưa giấy tờ cho mẹ mình để đi bao xe đò. Phải nhờ người làm giấy tờ đi kinh tế mới, công an kinh tế mới cho đem gạo thức ăn ra khỏi Đà Lạt. Đi thăm nuôi cũng ê càng. 


Mỗi lần kể về 15 năm trời đi thăm nuôi, mẹ mình than khổ cực, thêm bị dân cm30 làm khó dễ, tìm cách đuổi gia đình mình đi kinh tế mới. Được cái là mẹ mình về già tương đối không cực khổ như xưa. Con cháu đều có cơ ngơi cả, thêm có sức khỏe. 91 tuổi mà vẫn đi đứng được. Đi Thái Lan, lội bộ mấy cây số mỗi ngày với mình. Ngày nay, mới hiểu sức khoẻ là vàng. Con cháu hưởng được cái Phước của mẹ.


Mẹ mình kêu đi viếng đền Hùng ở Sàigòn 
Đền Hùng này có cả bàn thờ ông hồ. Kinh

Gặp ai cũng khoe mình 91 tuổi. Thường phụ nữ ít khi nói thật tuổi của họ nhưng bà cụ mình thì cứ khoe tuổi già. Lạ thật. 


Đi chơi chuyến này, không dám dẫn bà cụ đi bộ nhiều. Lần trước đi Nhật Bản mỗi ngày đều 9-12 cây số nay 2 cây số là oải rồi. Chỉ ăn rồi bơi trong hồ trước nhà rồi ngủ. Lần sau về chắc chỉ dám dẫn bà cụ đi trong nước chớ bay xứ khác thì hơi châm. 


Đọc báo Việt Nam, nghe nói ông nào có đến 4 cái bằng đại học khiến mình cảm phục vô vàng. Mình học oải cả bánh mì tây đến 6 năm mới được cái bằng thạc sĩ, còn ông ta học trùng tu tại chức, lấy được 4 cái bằng đại học. Cho thấy Việt Nam không hiếm nhân tài. Không hiểu sao có đến 4 cái bằng, nay ông ta lại vào tù. Chắc không có đức hay tổ tiên không tích đức cho ông ta.


Nghe kể ông cựu bí thư Đà Lạt, về hưu, đi ăn cưới, không ai dám ngồi chung, thậm chí còn bị người ta trùm mền đánh như tù đánh dân làm ăng ten. Kinh


Người Huế hay nói “cúng thần thần đãi, cúng sãi sãi cho, ở so đo trời lấy lại”. Nay trên 6 bó mới hiểu ngụ ý của câu này mà mẹ vợ cũng như mẹ mình hay dạy con cháu. Nay già mới thấm thía. Không biết có trễ chưa để bắt đầu tích đức cho mai sau.


Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Các tiệm chụp hình xưa tại Đà Lạt

 Hôm rày, có một chị dân Đà Lạt, đọc bài của mình rồi cung cấp thêm những chi tiết khác về Đà Lạt, khiến mình ngạc nhiên vì chị ta biết đến những người mình quen khi xưa. Hỏi ra là em dâu của một người bạn học Văn Học khi xưa, có lần mình đã kể về anh ta. 

Tên Vũ Văn Tùng, người trồng cây si Hàng Thị Ngọc Hiền một thời, nay sinh sống tại Sàigòn. Anh chàng này làm phó, còn mình làm trưởng lớp 11B và 12B nên khá thân. Sáng đi học, từ nhà mình đi theo đường Hai Bà Trưng, đến góc Cẩm Đô thì có anh ta đứng đợi, ngay quán hớt tóc để đi chung đến trường ở đường Hoàng Diệu. Hình như lớn tuổi hơn mình, để tóc dài, bận áo sơ mi màu đu đủ, quần ống loa. Lúc nào cũng chải đầu láng cóng. Mình về Đà Lạt, có tìm anh ta. Đến nhà thì ngay cầu thang lên nhà thương, toàn là nhà san sát và cao ngất đồi luôn. Hỏi mấy người bạn học cũ, không ai nhớ đến anh chàng này. Sau 75, đi xứ khác thì ít ai nhớ ngoài trừ những tên như mình lênh bênh ở không gian vô định.

 Có người cho thêm tin tức về Đà Lạt, như đưa thêm mấy mảnh mosaic để mình ráp thêm vào hình ảnh, ký ức của Đà Lạt xưa. Càng ngày càng lộ rõ hình ảnh Đà Lạt một thời mình sinh ra và lớn lên rời bỏ. Mình vội vã trở về Đà Lạt thăm người thân, lại vội vã ra đi như kẻ si tình, không dám nhìn lại người xưa, đã thay đổi quá nhiều.

Đà Lạt xưa, ít ai có máy chụp hình nên muốn có ảnh thì phải ra tiệm chụp hình, chụp hình phông của họ dàn cảnh sẵn. Ngoài ra du khách viếng bờ hồ hay khu chợ Đà Lạt nhất là khi Tết đến với hoa mai anh đào thì có một nhóm phó nhòm chụp hình dạo. Họ chụp xong thì rửa đem lại nhà hay khách sạn. Rửa ảnh thì dễ, chỉ cần hai chậu nước, bỏ hoá  học vào là có thể rữa ngay.

Loại máy ngày xưa mình thấy là loại nhìn xuống để xem khung ảnh theo quang học

Nếu mình không lầm, đa số người Việt ở Đà Lạt có máy ảnh Pentax, lâu lâu ai có máy Canon là xịn hết chỗ chê. Người mai mối ông bà cụ mình là chú Lữ, sửa đồng hồ chỗ tiệm ông bà Võ Quang Hàm, có máy chụp hình, không nhớ loại gì nhưng khi chụp thì nhìn xuống cái máy thay vì nhìn vào cái hình chữ nhật như loại máy sau này.

Photo Hồng Châu ngay cầu thang chợ Mới Đà Lạt.

Mình nhớ Chú Chín, chồng của thím Mai, làm việc với cô Tuý tại nhà bảo sanh Hiền Chi, hay đứng ở Bờ hồ, cạnh cầu Ông Đạo để chụp hình cho du khách. Trước khi đi tây, ông bà cụ mình có nhờ chú chụp toàn gia đình mình trước khi rời Đà Lạt đi tây. Lúc mình sang Cali thì chú đã qua đời, chỉ có gặp thím Mai, đỡ đẻ bà cụ mình năm một tại nhà bảo sanh Hiền Chi. Khi mình sang Văn Học, có học chung với Đa, con trai độc nhất của chú thím. Khi mới sang Cali, mình ở nhà Đa mấy tuần trước khi tìm mướn được căn hộ trên Los Angeles. Sau này cả gia đình này đại diện nhà trai đi hỏi vợ cho mình. Sau này, Đa hay về Việt Nam làm ăn nên ít gặp lại. Đồng chí gái hay liên lạc với vợ anh chàng, con của bác Hoà, trồng hoa hồng Đà Lạt, làm ty Công Chánh khi xưa. Có gặp lại ông bà cụ mình khi sang Hoa Kỳ chơi. Nay đã qua đời.

Nói đến mấy tiệm chụp hình Đà Lạt xưa. Có lẻ là một thành phố du lịch nên tiệm chụp hình ở Đà Lạt khá đông. Mình nhớ tiệm Mỹ Dung ở đường Minh Mạng, cạnh tiệm Anh Võ, gần photo Đại Việt. Tiệm Mỹ Dung này quen với bà cụ mình nên mỗi lần cần chụp hình căn cước, làm thẻ học sinh, là chạy vào đây chụp. Họ bắt đợi cả tuần hai tuần mới đến lấy hình được. 


Mỗi lần đến chụp hình là họ, chải đầu đủ trò, bắt ngồi nơi ghế, kêu nhìn ống kính, còn ông chụp hình thì lấy tấm vải che phủ cả cái đầu rồi kêu cười lên, nhấn nút cái phèo. 

Hình 4x6 chụp ở tiệm Mỹ Dung

Ngoài ra đi học Yersin, hàng năm có vụ chụp hình chung cả lớp với thầy cô giáo. Bố của một người học chung mình không nhớ tên, đến chụp. Lớp khi xưa có cả 40 học sinh, chơi khá lắm là 5 tên.


Sang tây đi học, có phòng rửa hình nên sau khi chụp hình là có thể rửa ngay. Dễ như ăn cơm. Có tiệm chụp hình, chắc làm ăn khấm khá, sau này thấy tiệm này hùn tiền với mấy đại gia khác như ông Đoàn, xây mấy căn nhà ngay vạt đất đi lên dốc Nhà Làng, đường Phan Đình Phùng, đối diện khách sạn Cẩm Đô. Mình có bò vào đây, xem mấy ông thần Yersin chơi nhạc như Trình, con ông Đoàn, chơi trống…. Nghe nói anh chàng này hiện ở Texas.


Mình nhớ tiệm photo Đại Việt, cạnh tiệm Anh Võ trưng bày một cái máy chụp hình nhỏ như trong phim trinh thám, gián điệp nên mình muốn mua. Phải để dành tiền đến hai năm mới mua được cái máy. Mua về chụp hình được một lần thì bị hàng xóm chôm mất.

Ảnh này cho thấy tiệm Đại Việt, đi xuống một chút có tiệm Mỹ Dung

Đi xuống đường Minh Mạng, đối diện tiệm bi da Hồng Ngọc, cạnh nhà trồng răng của ông hàng xóm Nguyễn Văn Nghi, có tiệm chụp hình Hồng Thuỷ. Có anh bạn học, đọc bài này và có gửi tấm ảnh 4x6 chụp ở tiệm Hồng Thuỷ. Nói chung mấy tiệm chụp hình đều cha truyền con nối. Tiệm này là của con rể ông Trần Văn CHâu, chủ tiệm chụp hình Hồng Châu ở ngay cầu thang đi xuống chợ Mới Đà Lạt. Theo chị này, chủ tiệm tên Dũng. Đi xuống cuối đường Minh Mạng, cạnh tiệm nước đá Thuỷ Tinh, có một tiệm chụp hình Văn Hoa. Hình như con trai tên Hiệp, nối nghiệp ngày nay, quay video cho đám cưới, du khách.

Hình này cho thấy đường Thành Thái, có kem Việt Hưng, tiệm chụp hÌnh Harvest, Người Ảnh, gà Gala, và cuối cùng là rạp xi nê Ngọc Lan. Phần dưới có tiệm chụp hình Văn Khánh

Có lần mình đọc đâu đó, con ông Châu nói là có đem theo qua mỹ, các negatif của hình ảnh bố anh ta chụp khi xưa. Không biết làm sao liên lạc được để xem phim chụp của ông Châu. Ông này khi xưa, có quen bà cụ mình. Mình nhớ bên cạnh, có một tiệm bán đồ cho du khách. Hồi nhỏ mình hay vào đây vào mùa hè, lấy hàng về để xâu chuỗi hột màu đủ loại kiểu người Thượng đeo để họ bán cho du khách, kiếm tiền. Ông này có mấy tấm ảnh Đà Lạt, chụp từ trên máy bay bà già.


Đà Lạt có một nhiếp ảnh gia khá nổi tiếng ở hải ngoại, Phí Văn Trung, con của ông Lãm trong dốc Đào Duy Từ. Có người gửi cho mình một tấm ảnh gia đình chụp tại tiệm chụp hình Nam Sơn, cạnh Chic Shanghai.


Tương tự ở đường Duy Tân, ngay góc Thủ Khoa Huân, có tiệm chụp hình của ông Lợi Ký lâu năm. Sau này ông ta truyền nghề cho con trai, mở tiệm Văn Khánh, chỗ đường vào chợ Đà Lạt, cạnh Nam Đô ngân hàng. (Nay cháu nội ông Ký là Dũng  con chú Khánh vẫn nối nghiệp chụp hình tại tiệm Lợi Ký nhưng nay đổi tên là Ván Khánh…

Hình này chắc chụp sau 75 nên không thấy phòng trồng răng Nguyễn Văn Nghi và tiệm chụp hình Hồng Thuỷ. Đã đổi tên 

(Ông cụ Ký còn người con trai thứ hai cũng mở tiệm chụp hình ở đường Thành Thái gần tiệm kem Việt Hưng đó là tiệm Harvest).

Nghe nhắc đến tiệm chụp hình Harvest mới nhớ cạnh tiệm kem Việt Hưng có một tiệm chụp hình tên này. Sau này, thời ông Kỳ, cấm sử dụng ngoại ngữ đặt tên cho bảng hiệu nên họ đổi lại thành “Người Ảnh”.


Ngoài ra nếu mình không lầm, có một tiệm chụp hình ngay khách sạn Thuỷ Tiên, góc Trương Vĩnh Ký và Duy Tân, cạnh nhà ông Đàng, số 9 Duy Tân. Du khách ngụ tại khách sạn, chụp hình luôn. Nghe nói cũng thuộc con cháu ông Lợi Ký. Tiệm này tên Văn Khánh, sau đó chuyển xuống cạnh Nam Đô Ngân Hàng.

Khách sạn Thuỷ Tiên, góc Trương Vĩnh Ký và Duy Tân, có một tiệm chụp hình

Mình không nhớ ở đường Phan Đình Phùng có những tiệm chụp hình khác ngoài Việt Hoa. Ai biết thì cho xin, để bổ túc. Cảm ơn.

Không nhớ rõ nhưng có lẻ tiệm giữa là Văn Khánh photo. Chỗ này, khi xưa đói diện khách sạn Mộng Đẹp, mỹ đóng ở đó nên tha hồ rữa hình cho lính mỹ nên chắc giàu.

Thiên hạ mách dùm. Cảm ơn 


Tiệm chụp hình ở đường vô chợ là tiệm Văn Khánh con của ông Ký có tiệm chụp hình Lợi Ký … nay cháu nội ông Ký là Dũng  con chú Khánh vẫn nối nghiệp chụp hình tại tiệm Lợi Ký nhưng nay đổi tên là Ván Khánh…

Ông cụ Ký còn người con trai thứ hai cũng mở tiệm chụp hình ở đường Thành Thái gần tiệm kem Việt Hưng đó là tiệm Haverst


Sony NguyenUsa tiệm chụp hình ngay góc đường Trương Vĩnh Ký và Duy Tân là tiệm chụp hình Văn Khánh sau này chuyển xuống kiosque đường vô chợ và cũng là tiệm chụp hình đầu tiên ở Dalat chụp hình màu lấy liền trong 5’…

Sony NguyenUsa và  H nhớ có nhiếp ảnh gia nổi tiếng là Nguyễn Bá Mậu cũng ở cuối đường Mình Mạng cũng trong phạm vi có tiệm chụp hình Văn Hoa mà bác Mậu cũng một thời với bác Hồng Châu và mất năm 1990 do bệnh ung thư.Bác Mậu có hai người con trai cũng theo nghề chụp hình là Nguyễn Bá Trung và một người nữa tên gì thì H quên mất , không biết   tiệm chụp hình Văn Hoa có phải  là của bác Nguyễn Bá Mậu hay không ?

Có người cho biết tiệm Việt Hoa không phải của ông Nguyễn Bá Mậu. Mình nghe ôn thần tên Hiệp, cựu học sinh ở Văn Học nói là con của tiệm này khi xưa.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 








Trung Cộng và cuộc chiến Ukraine


Có lần, xem phỏng vấn ông Louis Vincent Gave, nghiên cứu gia người Pháp về tài chánh thế giới, đầu tư. Ông ta tuyên bố Trung Cộng ra lệnh đóng cửa Thượng Hải, zero COVID là một biện pháp nhằm tấn công kinh tế vào Hoa Kỳ. Ông ta cho biết Trung Cộng vũ khí hoá hệ thống xuất cảng của họ vào Hoa Kỳ bằng cách cố ý làm gián đoạn hệ thống chuỗi cung ứng, tạo nên lạm phát tại Hoa Kỳ và gây mất niềm tin vào chính phủ Hoa Kỳ và Tây Phương. Chính phủ Trung Cộng ra lệnh cho tất cả các văn phòng ở Trung Cộng phải chấm dứt sử dụng phần mềm và máy điện toán ngoại quốc vào năm 2024. Thấy là lạ so với tin tức từ các báo chí tây phương tuyên truyền nên mình kiếm tài liệu đọc cho rõ hơn.


Từ khi ông Trump khởi đầu cuộc chiến thuế quan với Trung Cộng. Trung Cộng có 3 vấn đề chính yếu: cần semi-conductors, năng lượng của thế giới và phải sử dụng Mỹ kim để mua bán trên thế giới.

Mình phục ông này, con nhà giàu nhưng bỏ giàu sang để đi tìm cuộc sống cho mình định đoạt

Đùng một cái, chiến tranh Ukraine xẩy ra đã giúp Trung Cộng mọc thêm cánh, giải quyết nhiều vấn đề cho họ. Thứ nhất là năng lượng. Cả thế giới tẩy chay,  không mua dầu hoả của Nga, khiến Putin phải bán rẻ cho Trung Cộng và được trả bằng nhân dân tệ thay vì Mỹ kim như trước đây. Tưởng tượng Trung Cộng mỗi tháng mua số tiền tương đương 8 tỷ Mỹ kim, xem như 100 tỷ mỗi năm bằng nhân dân tệ. Thế là Hoa Kỳ mất cơ hội làm giàu. 


Hiện tại các hạ tầng cơ sở của nga về nhiên liệu đều hướng về tây âu nhưng anh tàu kêu sẽ xây nhanh chóng các hệ thống chuyển dầu cho Trung Cộng. Ngoài ra, Trung Cộng còn mua than của nam Dương và đang thương lượng trả bằng nhân dân tệ. Thêm anh vua dầu hoả Ả rập đang tính không theo quy chế Petro dollar nữa.


Như phép lạ, mấy anh cố đạo xứ Ba tư, kẻ thù của vua dầu hoả, bổng nhiên bắn đại bác qua xứ này, lực lượng đặc biệt của thì nhảy vào vùng biên giới xứ này. Ông Biden bổng nhiên ra lệnh không truy cứu vụ sát thủ một nhà báo đối lập trong toà lãnh sự A Rập nữa ở Thổ Nhĩ Kỳ nữa và bắt tay vui vẻ với ông hoàng này.


Trước đây, các nhà làm ăn, đại gia ở các xứ độc tài như Nga, Trung Cộng, … thường chuyển tiền bạc của cải ra ngoại quốc. Lý do là các nước tây phương có luật lệ đàng hoàng. Anh là da đen, da vàng, đa trắng,…trước toà của họ, anh được bảo vệ quyền và tài sản như nhau. Họ tin tưởng vào luật lệ tây phương sẽ bảo vệ quyền lợi, tài sản cua họ, để gia đình họ hưởng phú quý, chằng may họ đi nằm nhà đá.


Do đó, người tàu mới đem tiền qua Vancouver, San Francisco,… mua nhà cửa vì gần Trung Cộng. Bay đi bay về mau chóng. Lỡ sau này, bị ở tù thì vợ con có nhà cửa, hạ cánh an toàn ở Gia-nã-đại, Hoa Kỳ,… đưa đến sự tăng trưởng của thị trường địa ốc. Giá nhà lên khủng khiếp như trường hợp Vancouver.


Cách này rất hay từ 20 năm qua, Hoa Kỳ, Gia-nã-đại hốt không biết bao nhiêu tài sản của người đầu tư đến từ Trung Cộng. Âu châu thì có tài phiệt nga.


Từ khi chiến tranh Ukraine bùng nổ thì các nước tây phương kêu đen trắng, vàng gì cũng được bảo vệ ngoại trừ người nga. Xin nhắc lại ngoại trừ người nga, mai mốt sẽ đến người Tàu nếu Trung Cộng chiếm đóng Đài Loan. Nếu anh là người nga thì họ tịch thu tài sản hết. Hoa Kỳ và tây phương đã tịch thâu hơn 600 tỷ đô la của các tài phiệt nga vô hình trung làm lợi cho Putin. Putin xem mấy tên tài phiệt này là đối thủ, nay họ lại đem tài sản trở về nga để khỏi bị tây phương tịch thâu. Chán Mớ Đời 


Các giới tài phiệt các nước nhỏ phải suy nghĩ lại. Có nên đầu tư, mua nhà cửa ở các xứ tây phương để hạ cánh an toàn vì lỡ có chuyện gì, các chính phủ này ra lệnh tịch thâu hết của cải là ngọng, vợ con đói. Hỏi ông Bokassa, tên độc tài, có con rơi ở Việt Nam sẽ hiểu những ngày tháng lưu vong ở Pháp ra sao với đám vợ con. Một đời tận tuỵ với mẫu quốc, đi lính viễn chinh của Pháp sang Việt Nam, rồi sau này được Pháp đưa lên và ủng hộ làm tổng thống xứ ông ta.


Khi Hoa Kỳ chấp thuận cho Trung Cộng gia nhập WTO mặc dù Đặng Thị ra lệnh tàn sát các sinh viên ở Thiên An Môn. Họ tự đánh lừa, cho rằng, nếu giao thương với tây phương, dần dần, Trung Cộng sẽ hiểu ra và tự dân chủ hoá. Toàn cầu hoá ra đời, bao nhiêu công ty dời nhà máy sản xuất của họ qua Trung Cộng, không phải tốn kém nhiều vì luật lệ bảo vệ môi trường tại các xứ tây phương.


Trung Cộng trở thành nhà máy khổng lồ của thế giới, giúp hàng hoá rẻ khiến người tây phương có cuộc sống êm ả, rẻ, mua đồ made in china. Trung Cộng có công ăn việc làm khiến người dân càng tin vào đảng cộng sản tàu, đã xoá đói giảm nghèo trong vòng 30 năm. Một phép nhiệm màu, phép lạ, giúp củng cố chế độ.


Trung Cộng trở thành mô hình phát triển cho các nước nhược tiểu, mong muốn được như Trung Cộng. Và Vòng Đai và Con Đường ra đời. Ai nấy đều muốn được Trung Cộng giúp đỡ tiền bạc, xây dựng phát triển và đưa đến việc bẩy nợ. Các hải cảng trên thế giới cho phép Trung Cộng vào, có nơi cho thuê 99 năm. Trung Cộng cho người Tàu di dân đến, lấy nhau đó, sinh con đẻ cái. 99 năm nữa sẽ là một tiểu quốc trong nước đã cho họ thuê. Khó đòi lại vì toàn là người Tàu, được Bắc Kinh che chở.


Mình đến A căn Đình, không thấy xây cất gì hết ngoài một building cao tầng. Và các đường xe điện do Trung Cộng thầu và cho vay xây cất.


Vấn đề là sau 20 năm làm ăn, Trung Cộng không bắt chước người tây phương, dân chủ hoá chế độ gì cả. Trớ trêu thay chính các xứ tây phương lại hành xử giống như người Tàu. Ở Gia-nã-đại, có mấy ông mục sư kêu gọi không chích ngừa, bị bỏ tù. Các chính phủ ra lệnh bắt mọi người phải chích ngừa dù không biết có hiệu lực hay không. Ông Powell của Federal reserve chích mấy mũi thuốc ngừa, vẫn dính covid tuần qua. Người ta lại kêu những người chích ngừa bị lộn xộn tùm luôn.


Mình có 2 người bạn, chích một mũi vào là cứ đi nhà thương khám dài dài. Rên rỉ tại sao ngu dại đi chích. Hôm kia, xem trên Twitter, các phóng viên đài truyền hình nào, đó đi theo ông tổng giám đốc Pfizer, hỏi chuyện về thuốc chích ngừa covid, ông ta im lặng, không trả lời. Nghe nói các Facebook, YouTube đã khoá, cấm,… chỉ còn Twitter cho phép.


Thiên hạ kêu hà rầm tự do ngôn luận đâu. Mấy bà kêu my body my choice, bổng nhiên quên câu đó, bắt thiên hạ chích thuốc đủ trò, sợ lây bệnh chết. Có người bị hiệu ứng chới với. Mấy người này, kêu tự do phá thai bú xua la mua nhưng lại bắt buộc thiên hạ chích ngừa. Ông gì bị cấm thi đấu giải quần vợt ở Úc Đại lợi vì không chịu chích ngừa, nay trở lại xứ này năm nay để thi đấu. Nhân dân hoan hô quá cở.


Mấy tài xế xe vận tải bị bắt chích ngừa, qua biên giới kéo dài thời gian chờ đợi, lại không được trả tiền vì họ được trả lương bằng cây số lái xe nên biểu tình bất bạo động. Chính phủ Gia-nã-đại ra lệnh khoá các tài khoản ngân hàng của họ thế là ngọng. Bỏ biểu tình, về nhà. Không khác gì chế độ Trung Cộng mà truyền thông tây phương ra rã trên báo chí hay truyền hình. Ai nói gì là lạ là bị khoá tài khoản 30 ngày.


Chiến tranh Ukraine, Covid xẩy ra khiến các chính phủ Hoa Kỳ, tây phương chới với, ra lệnh chích ngừa thuốc chưa rõ có hiệu nghiệm hay không. Tại sao họ hoảng sợ và lịch sử sẽ cho biết là lỗi lầm to lớn này. Có lẻ có những gì mình chưa hiểu rõ. Có thể các chính phủ tây phương nghĩ Trung Cộng chơi đòn chiến tranh vi khuẩn nên mới ra lệnh các biện pháp phản tự do dân chủ như vậy.


Trở lại vụ giải thích của ông Gave, người Pháp, sinh sống một thời gian ở Trung Cộng và nay ở Vancouver. Trung Cộng ra lệnh đóng cửa Thượng Hải với hải cảng to lớn nhằm tấn công kinh tế Hoa Kỳ, trả đũa các vụ đánh thuế hàng nhập cảng của họ. Mình đoán chắc cùng lúc để họ Tập đánh đấm các phần tử chống đối ông ta, loại bỏ kẻ thù của mình trước đại hội 5 năm. Xem như một công hai chuyện.


Ai cũng biết Trung Cộng là nhà máy sản xuất cho thế giới từ 20 năm qua. Nay họ chận nguồn cung ứng, phân phối hàng hoá cho Hoa Kỳ và âu châu, sẽ gây trở ngại. Hàng hoá sẽ không được đưa đến các tiệm ở tây phương. Người dân lo sợ, sẽ bạo loạn. Các nước tây phương, ngày nay dân chúng xuống đường biểu tình về vụ y tế ở Anh quốc, hưu trí ở Pháp,… mình hỏi chuyện mấy người Pháp trong chuyến đi vừa rồi.


Nếu xét lại lịch sử, người Pháp cứ rên là trời mưa trước khi trận Waterloo khai hoả khiến Napoleon bại trận nhưng thật ra người Anh đã thắng cuộc chiến vì đã chận đứng hàng hóa di chuyển vào nước pháp bởi hải quân hùng mạnh của họ.


Tương tự Nhật Bản đánh Trân Châu Cảng vì Hoa Kỳ đóng băng các trương mục của Nhật Bản và cấm vận dầu hoả nhiều tháng trước khi hải quân của họ tấn công ở Hạ Uy Di. Kinh tế và chiến lược luôn luôn song hành.


Mình đi học về thương lượng, thầy dạy là người ta luôn luôn đưa ra một lý do hữu lý để che dấu lý do chính nên từ đó mình luôn luôn tìm kiếm lý do chính của sự việc. Không tin những gì báo chí, truyền thông rêu rao.


Chiến tranh rất tốn kém, nên người ta sử dụng lợi ích kinh tế để tranh dành ảnh hưởng. Các phương pháp thương mại với tiền bạc đã thay các phương pháp quân sự với súng ống. Sự đổi mới dân sự thay thế các kỹ thuật quân sự, xâm nhập thị trường thay vì căn cứ quân sự. Biến chiến trường thành thương trường.


Tuần này, một bộ trưởng Ukraine bị rớt máy bay trong lúc một thứ trưởng khác bị bắt về tội tham nhũng, vớt tiền của quỹ tái thiết Ukraine. Mình đọc tài liệu không chính thống thì được biết giới cầm quyền Ukraine làm giàu trong cuộc chiến. Hô hào người chiến đấu chống Nga. Họ chỉ nêu lên tổn thất của quân đội Nga nhưng mình nghĩ Ukraine chắc bị nhiều nhất là người dân vô tội.


Các cường quốc sử dụng kinh tế như một chiến lược và vũ khí. Trong một chuyên khảo “breaking the china supply chain: how the 5 eyes can decouple from strategic dependency”. Nói về sự phụ thuộc vào Trung Cộng của các nước tây phương. 5 eyes ( ngủ nhãn) đây nói đến sự liên kết của 5 cơ quan an ninh tình báo của Úc Đại Lợi, Gia-nã-đại, Tân Tây Lan, Hoa Kỳ và Anh quốc. Xem như 5 nước Anglo Saxon.


Nhóm này nghiên cứu về các vật liệu,…phụ thuộc vào Trung Cộng. Họ xét trên 5,910 loại của 11 ngành kỹ nghệ thì khám phá ra Úc đại lợi bị lệ thuộc đến 167 loại, Gia-nã-đại có 83 loại, Tân Tây Lan có 144 loại, Anh quốc có 57 loại và Hoa Kỳ có 114 loại. Nghiên cứu này cho thấy nếu Trung Cộng chơi cha, ngưng xuất cảng mấy vậy liệu này là kinh tế của mấy nước này ngọng.


Tường trình của nhóm này được gọi Future 9, các thành phần hay môi trường kỹ nghệ quan trọng để thắng sự phát triển trong tương lai về tăng tưởng kinh tế và kỹ nghệ ưu việt như thông minh nhân tạo, người máy, phần cứng điện toán, vật liệu và sản xuất, nanotechnology, kỹ nghệ quantum, synthetic biology và networking, dử liệu. 


Xét ra 5 nước này lại lệ thuộc vào Trung Cộng khá nhiều trong các lãnh vực này như Úc Đại Lợi, 35; Gia-nã-đại, 25; Tân Tây Lan, 35; Anh quốc, 12; và Hoa Kỳ, 25.


Úc nhập cảng từ Trung Cộng đến 69% penicillin sử dụng trong nước, 100% manganese. Tân Tây Lan mua 100% aspirin và 96% penicillin của Trung Cộng, Gia-nã-đại nhập cảng 77% magnesium, 71% container, 87% laptop, 58% sinh tố C từ Trung Cộng còn Hoa Kỳ thì nhập cảng 51% battery lithium, 93% laptop, 52% penicillin, còn Anh quốc thì 68% laptop, 61%điện thoại từ Trung Cộng. (còn tiếp)


Nguyễn Hoàng Sơn 




Người tính không bằng tính người

 Hôm nay, mình đi gặp 2 người con của ông thầy dạy mình mua nhà cửa. Ông này xem như 1 trong những người đỡ đầu của mình. Ông ta dạy mình mỗi thứ 6 khi đi ăn sáng chung và hàng tháng sau buổi họp, ông ta ở lại để dạy những người mới vào nghề như mình. Ông ta mới qua đời trước khi mình đi phi châu.

Ông này có dặn mình là phải chuẩn bị mọi thứ để con cái sau này, không bị phiền hà về tài sản mình để lại. Ông ta lấy thí dụ là mẹ ông ta để lại gia tài cho 3 người con mà không làm di chúc nên ông ta mất 3 năm trời để thu dọn tài sản, đóng thuế tài sản để mỗi người nhận được gần 100,000.

Tấm ảnh này khiến mình rất xúc động

Ông ta muốn hai người con gia nhập nhóm đầu tư địa ốc nhưng đời cha dạy học, đời con đốt sách. Hai người con này mình có gặp 1 hai lần. Nay ông ta qua đời để lại tài sản khá cao hơn 12.06 triệu mà chính phủ cho phép miễn thuế tài sản. Hai người con phải đóng thuế Chán Mớ Đời. Ông ta ly dị. tài sản đều được tạo dựng sau khi chia tay bà mẹ của hai đứa con trai. Cho thấy lập gia đình với người hôn phối rất quan trọng. Bà vợ chỉ thích mua sắm mà lương ông ta rất khiêm nhường với nghề huấn luyện viên thuỷ cầu (Water Polo). Sau khi ly dị thì ông ta mới phát hiện ra cái nghiệp dư mua nhà cho thuê và từ đó tậu được 20 căn nhà. Nhà quận Cam giá trị gần 1 triệu đô nên tài sản ông ta để lại quá số 12.06 triệu cho mỗi người. Nếu ông ta còn lập gia đình thì hai vợ chồng được trừ 24.12 triệu đô la thì hai người con khỏi phải đóng thuế.

Họ liên lạc với mình để bán lại vài căn nhà của ông cha để có tiền đóng thuế. Mình ngạc nhiên hỏi tại sao ông ta không bán cho hai anh nhà trước khi chết như ông Mic, cũng giúp đỡ mình rất nhiều. Hai người con nói là có nói với ông ta nhưng ông ta khư khư không chịu, bạn bè thân cũng nói nhưng ông ta vẫn kiên định không chịu.


Quà từ Ukraine.

Lý do là nếu ông ta bán bớt cho hai người con theo dạng Land Of Contract như ông Mic thì mấy căn nhà sẽ không còn nằm trong tài sản của ông ta, ít hơn 12.06 triệu thì con ông ta không phải lo bán nhà để đóng thuế. Nên nhớ là hai người con phải tìm ra 2 triệu đồng để đóng thuế cho số tài sản trên 12.06 triệu trong vòng 9 tháng sau ngày ông ta qua đời. Số tiền 12.06 triệu sẽ bị giảm lần trong tương lai vì chính phủ cần tiền đóng thuế, để trả cho những chi phí của vụ Covid vừa qua, thậm chí có đại biểu Dân Chủ đòi bỏ và bắt đóng thuế tài sản.

Mình nói bố hai anh dạy tôi là chỉ đặt cọc 10% nhưng nay nể ơn của ông ta đã dạy tôi nên đồng ý đặt cọc 20% còn thì hai anh cho vay lại (carry back). Họ đồng ý nhưng phải đời con của ông Rich Dad của mình, Clyde Wilson, làm nghề appraiser giảm định các căn nhà cho thuê của ông ta thấp hơn giá thị trường trong vòng 6 tháng sau khi ông ta qua đời, mới làm giấy tờ sang tên và đặt cọc tiền. Mình cũng có 6 tháng để làm 1031 exchange nên ok.

Hai tuần nữa mình sẽ bay qua Puerto Rico, học mấy ông luật sư, về mấy vụ này 1 tuần. Trên đường về, chắc sẽ ghé Houston thăm anh bạn hàng xóm khi xưa, bị đôn quân sau mùa hè đỏ lửa, mới liên lạc được năm nay.

Cho thấy chúng ta có khôn ngoan, tính toán nhưng khi về già, đau ốm, đầu óc không còn sáng suốt để nhận định vấn đề hay sức khoẻ để làm tiếp. Ông ta có kể cho mình vài năm trước khi qua đời là đau, nhất là ngủ không được, phải uống thuốc an thần. Do đó muốn chắc ăn thì nên làm khi mình còn minh mẫn, chưa đau nhức. Không ai biết mình trả nhớ về không khi nào, nhất là sức khoẻ làm chúng ta mất sức, ý chí phấn đấu. Mình có tài liệu của ông ta đưa đẻ làm cho việc hậu sự. Đã viết xuống như ông ta dạy.

Mua nhà của hai ông con thì mình được cái lợi là họ cho vay lại, sẽ đóng thuế điền trạch ít hơn vì ông bố đã bỏ trong Land Trust, mình chỉ đổi tên thành Successor Trustee là xong chuyện, vẫn tiếp tục đóng thuế như ông ta. Rẻ hơn nhiều.

Mình còn bị jetlag nên chạy về nhà ngủ một giấc đến khi đồng chí gái về kêu đi ăn sinh nhật một chị bạn từ Ukraine sang. Chồng chị ta thuộc hạt giống đỏ, được du học tại trường bách khoa Kiev, rồi ở lại sau khi Liên Xô sụp đỗ. Làm ăn khá giả nên về Việt Nam cưới chị ta, đưa sang Ukraine. Gia đình chị này khá giả ở Ukraine nhưng rồi theo dạng đầu tư EB-5 qua Hoa Kỳ nhưng vẫn đi đi về về Ukraine vì còn cơ sở làm ăn tại đây.

Chị ta kể là khi còn ở Ukraine thì có mướn 2 đầu bếp ở nhà; 1 đem từ Việt Nam sang và một là người U, nên học nấu ăn. Hôm qua chị ta đãi toàn là thức ăn U. Lần đầu tiên được ăn món crepe cuốn caviar, ăn rất đỉnh. Có anh cũng du sinh tại Ukraine, mình có gặp một lần, lấy vợ U, trẻ hơn đâu 15 tuổi, 3 con. Sau 2014, Bác Putin buồn đời, đánh chiếm phần đất Ukraine nên anh ta bắt chước một số đàn anh khác, chạy qua Hoa Kỳ. Nay làm nghề mua nhà cũ, sửa chửa lại rồi bán. Khá thành công.

Có một cặp vợ chồng từ Nga chạy qua mỹ. Thiên hạ tếu kêu đây là kẻ thù của người U. Anh này mình có kể rồi, có nhà máy làm xì dầu bên Nga, có đến 600 nhân công. Cũng đi đi về về xứ bác Putin.  

Ăn xong thì có màn hát hò. Một anh bạn đã từng đi tù Việt Cộng sau 75, vượt biển hát một bản nhạc, mình có nghe trên YouTube vài lần, nói về tình yêu của bộ đội, được một anh bộ đội ở tù chung dạy, sau đó anh ta hát một bản tình ca của lính Việt Nam Cộng Hoà. Anh ta giải thích cho cô vợ người U nhưng khá phức tạp cho cô ta. Trước khi về, mọi người yêu cầu anh ta hát thêm một bài. Anh ta hát bài “những dòng sông chia rẽ” của Phạm Duy trong Trường Ca Mẹ Việt Nam.

 https://youtu.be/3yvHVlXfXjs

Bài này mình nghe lần cuối lâu rồi do ban nhạc Ngàn Khơi thực hiện. Khá cảm động.

Nước đi là nước không về 
Chia đôi dòng nước chia lìa dòng sông 
Chia đôi bên bờ bến lạnh lùng 
Cho Ngưu Lang và Chức Nữ ngại ngùng 
Chia đôi dòng sông Thương 
Nước bên đục bên trong 
Nước ân tình đổi thành ra nước căm hờn.

Chia sông Gianh phân tranh mộng đồ vương 
Chia con sông Bến Hải buồn thương 
Nước yên vui từ nguồn 
Bỗng gây nên điều buồn 
Dòng lệ tuôn thành sông không có linh hồn 

Chia anh em vì quên tiếng gia đình 
Chia tay chân và cắt đứt ngang mình 
Chia thân hình yêu thương 
Cắt da thịt chia xương 
Trái tim buồn còn hằn in vết thương lòng 

Sông tang thương trôi nghiêng nhịp cầu sương 
Cho thê lương điếm cỏ Hiền Lương 
Nước sông trôi bềnh bồng 
Thiếu bao nhiêu mặn nồng 
Vì dòng sông, dòng sông chia rẽ đôi đường 

Lũ con lạc lối đường xa 
Có con nào nhớ Mẹ ta thì về. 

Ai nghe đều cảm động, xót xa cho thân phận người Việt bị chia rẽ bởi cuộc chiến uỷ nhiệm, đánh cho Tàu, cho Liên Xô và cho Mỹ, để rồi 2 bên chạy sang Hoa Kỳ sinh sống mới “Có con nào nhớ Mẹ ta thì về”. Nay ở Hoa Kỳ, hai bên mới có cơ hội gặp nhau ăn uống, nói chuyện với nhau tỏng tinh thần người Việt, nạn nhân của ngừoi ngoại quốc, để ngậm ngùi cho thân phân nô lệ da vàng như Phạm Duy đã viết đây “Lũ con lạc lối đường xa, có con nào nhớ Mẹ ta thì về”.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn