Người xưa năm cũ


Về Đà Lạt kỳ này, nói chuyện với bà cụ. Thật ra bà cụ độc thoại vì mình chỉ hỏi một câu về một người quen biết khi xưa ở Đà Lạt là bà cụ nói và nói. Người lớn tuổi ở nhà ít ai nói chuyện nên khi có dịp, được khơi ngọn suối, nói như để trút bầu tâm sự.  Bà cụ năm nay 91 tuổi mà đầu óc vẫn còn nhớ chuyện xưa như ngày hôm qua. Anh bạn mình ghé thăm, bà cụ kể chuyện về bố mẹ anh ta khi xưa hay ai ở gần nhà anh ta,… kinh


Ai ở Đà Lạt, tò mò về Đà Lạt xưa nên ghé nhà mình hỏi bà cụ là ra hết. Bà cụ là di sản sống của Đà Lạt, vào Đà Lạt từ năm 1948 đến giờ. Mình biết hai người lớn tuổi sinh tại Đà Lạt vẫn còn sống, đó là bố anh bạn, con của ông Cai Sớm, chủ rạp hát LangBiang, Lâm Viên khi xưa, nay 99 tuổi ở gần hồ Than Thở và chú Phấn, tiệm thuốc tây Minh Tâm nay 91 tuổi, ở Hoa Kỳ. 


Hôm qua có chị của người bạn học khi xưa, nhắn tin cho mình về ông nội chị ta, ông Nguyễn Sỏi làm thầu khoán ở Đà Lạt xưa. Có xây rạp Xi nê LangBiang và cũng từng tham gia xây cất khách sạn Palace LangBiang. Xem như một trong 100 người việt đầu tiên lên Đà Lạt. Tên ông nội chị ta được dân Đà Lạt gọi là Cai Sớm. Chị ta hỏi làm sao tìm ra tin tức về ông nội chị ta. Kể lại đây biết đâu có người biết chỉ dùm. 


Mẹ mình kể ngày xưa ra sao khiến mình thất kinh vì những tên của những người khi xưa, tưởng đã ngủ yên trong quá khứ bổng nhiên được mẹ nhắc đến như lôi mình về những hình ảnh tuổi thơ. 

Dãy nhà của ông Võ Đình Dung, thầu khoán xây cất rồi bán lại ở khu Hoà Bình
Hình này lượm trên trang nhà của nhóm Yersin. Mấy ông thần nội trú, cuối tuần ra phố, bận đồ vét. Sang như mít
Có lẻ hình cũ nhất của khu Hoà Bình, thời tây. Nhà hàng Nam Sơn sau này. Thấy mấy tấm ván để đóng cửa tiệm mà Đà Lạt xưa hay có. Sau này, họ làm cửa sắt, kéo cái rẹt. Xong om
Học sinh nội trú Yersin ra phố ngày xưa, 60 năm về trước. Lúc này Chợ mới đã được Khánh thành, khu Hoà Bình đã được sửa sang lại làm rạp xi nê.

Nào là tiệm Anh Võ, bà Quản Tiêu, Lê Xuân Ái, theo Việt Minh, sau này tập kết ra Bắc. Sau 75 mới về, có bà mẹ ở trong dốc nhà Làng, bên cạnh nhà chú Ký.  Ông này bạn thân với ông tướng Tôn Thất Đính, sau này con ông ta đi lính. Dù có bố đi tập kết, được ông Đính bảo vệ, không như chế độ xét lý lịch sau 75. Bà Giáo Trình cho vay ăn lời ở dốc Nhà Làng. Hồi bé hay gặp bà ta đi thu tiền lời như bà Hiển, hàng xóm mình. 


Ông Tân Lập và ông Nguyễn văn Ngạch xây căn phố đối diện photo Hồng Châu sau này, kiến trúc sư Ngô Viết thụ thiết kế cái cầu vào chợ trên nên bị phá bỏ và được đền bù hai căn ở dưới chợ cạnh tiệm Bình Lợi của cô Ba Chỉ bên cạnh tiệm cô Huệ, cậu Tùng mình muốn cưới nhưng ông chú của mẹ mình không cho. Buồn đời cậu Tùng đi kháng chiến rồi chết đâu ở Phan Thiết. Những tên như ông Năm Ngọ, Sáu Có, ba của người bạn học khi xưa, dạy mình đánh bida lại hiện về, khiến mình nhớ đến hình dạng của họ ngày nào.

Căn phố 2 tầng, mái đỏ, của ông Tân Lập và Nguyễn văn Ngạch sau này bị giải toả cùng dãy phố một tầng bên tay trái. Hai ông này được đền bù ở dưới chợ Mới còn mấy người kia ở dãy phố một tầng thì không biết. Sau đó thì photo Hồng Châu mới được xây lên cao. Đến Mậu Thân thì bị cháy, được sửa chửa lại.

Mấy người này khi xưa ra chợ, mình gặp và chào họ hoài. Đi Tây như đứt phim, nay được bà cụ kể như cho xem lại khúc phim trắng đen quay chậm lại như xưa nên chới với. 


Mẹ mình kể khi lấy chồng, ra riêng, mướn căn phòng trong cái nhà to đùng ở đường Hoàng Diệu. Nhà này có ma nên mẹ khấn vái xin keo thì được quẻ nên ở đó. Nhờ ông Chúng, bà con ở ấp Mỹ Lộc làm cho cái khảm để thờ. Ông Chúng, bà con, làm thợ mộc, đóng bàn thờ nhất là cái divan cho nhà mình. Mình về Đà Lạt, không thấy cái divan nữa. Khi xưa, ông cụ kêu đóng cái divan rồi cất báo thể thao như Thao Trường trong đó. Hè là mình lấy báo ra đọc mệt nghỉ, chỉ tội là tiếng Việt chỉ biết về thể thao đá banh.


Sau dọn về ấp Ánh Sáng cho gần chợ. Cứ mang bầu đi bộ ra chợ xa thì khổ. Sau này ông cụ giải ngủ, thi vào ty Công Chánh làm công chức, được cấp cho căn nhà nên dọn về đường Hai Bà Trưng đến giờ. Bán lại hai căn nhà ở Ấp Ánh Sáng.


Mẹ mình than là khi xưa, cứ nghe mấy người lớn tuổi nhất là những người không rành về buôn bán nên bỏ rất nhiều cơ hội để mua nhà ngoài phố. Cho thấy cuộc đời, muốn thành công cần những người giỏi về buôn bán giúp ý cho mình. Cứ nghe người lơ tơ mơ, nói nhiều không làm thì chỉ có mất vốn.


Nhớ dạo còn nhỏ, khi mới dọn về cư xá Công Chánh. Bà cụ sinh ra người em trai kế tại nhà bảo sanh Hiền Chi. Ông thầy thuốc Bắc Huỳnh Ôn, lên nhà mình bắt mạch bà cụ cho thuốc Bắc uống trong thời gian ở cử. Khi xưa, mẹ mình sinh con thì ở cử 1 tháng, cứ xem như là sinh con là được nghỉ hè. Cứ nằm lò than, xoa nghệ gừng, uống rượu Quinquina,… và thuốc ông thầy thuốc bắc Huỳnh Ôn. Không biết có phải vì vậy mà ngày nay, bà cụ mình vẫn khoẻ.


Cứ mồi tuần, ông Huỳnh Ôn lên nhà, bắt mạch bà cụ rồi kêu 3 giờ chiều đến nhà, lấy thuốc cho nguyên tuần. Mình cứ phải bò xuống tiệm ông Huỳnh Ôn để lấy thuốc về sắc thuốc cho bà cụ, cạnh nhà Nguyễn Minh Dũng ở Phan Đình Phùng, số 47. Ông này hay bận áo par-dessus, đội mũ phớt, ông ta có cọng râu nơi mục ruồi nơi mặt, mặt cũng đẹp trai lắm.


Dạo đó có chú Thịnh, cậu một tên bạn học Văn Học, ở trọ nhà mình. Tên Thịnh này có biệt tài là hay khệnh mình. Hắn với một ông cậu bà con vớt cái đồng hồ của bà cụ đi bán xài. Mình mét bà cụ thế là hai ông thần thay nhau khệnh mình về tội làm ăng ten, điềm chỉ cho bà cụ. Có lần về Đà Lạt gặp ông thần này ở dốc Nhà Làng. Bao nhiêu căm thù chế độ cũ khiến mình muốn khệnh trả thù. 


Có lần, bà vợ ông Huỳnh Ôn, lên nhà, muốn lấy chị Mười, người làm ở nhà chăm sóc bà cụ khi ở cử, làm bà vợ thứ 2. Bà vợ lớn chỉ sinh được một cô con gái rồi triệt mặc dù ông Huỳnh Ôn cho uống thuốc Bắc mệt thở. Bà cụ mình uống thuốc Bắc của ông Huỳnh Ôn nên đẻ năm một trong khi vợ ông ta thì đợi sung rụng. Bụt nà không thiêng. Bên cạnh tiệm ông Huỳnh Ôn, có tiệm bán than nên bỏ than tháng cho nhà mình xài. Dạo đó người Đà Lạt, dùng than để nấu ăn đến khi mấy lò dầu hôi ra đời thì thiên hạ xài lò dầu hôi. Nay thì dùng lò ga hay điện hết.


Bà Huỳnh Ôn lên nhà đề suất một kiến nghị với bà cụ, cho phép chị Mười làm vợ bé. Ông này tốt số, có vợ đi cưới vợ bé cho quá sướng. Mình thấy một bà nào đẹp đẹp cũng không dám nhìn vì biết đồng chí gái đang quan sát. Chị 10 không nhất trí vì ông ta già hơn nhiều tuổi. Cuối cùng thì bà Huỳnh Ôn cứơi chị Bảy làm vợ bé cho ông thầy thuốc Bắc. Sau này nhờ uống thuốc tể của chồng, chị 7 đẻ như gà. Bà vợ lớn lo hết mọi chuyện, nấu ăn tẩm bổ, chị 7 khỏi làm gì hết ngoài việc sản xuất con trai cho ông Huỳnh Ôn. Nghe nói sau này Ông này giàu lắm. Lần đầu tiên về Đà Lạt mình thấy nhà ông ta xây 4,5 tầng ở Phan Đình Phùng. Ai hỏi mình da đen, mình kể khi xưa có mang mình, bà cụ uống thuốc tể của ông Huỳnh Ôn, có chút máu dê. Xong om


Ông bà cụ mình không có cung nô bộc. Mấy người giúp việc gia đình mình thì đa số không tốt lắm ngoại trừ chị Hoa, người cuối cùng trước 75. Có một chị từ Quảng Ngãi vào, sau này khám phá ra nằm vùng, bổng nhiên biệt tích. Chị ta rủ rê chị Hoa đánh Mỹ cút ngụy nhào. Chị Hoa thì có ông anh bị Việt Cộng chôn sống ngoài Huế trong cuộc tấn công Mậu Thân nên căm thù Việt Cộng khiến chị nằm vùng bỏ trốn. Có người lấy sữa, dầu, mắm muối cho hàng xóm hay chị bà con của mình. Nghe nói mới qua đời. Chán Mớ Đời 


Người có tay nô bộc là dì Bơn, bán trái cây ngoài chợ. Ai làm cho dì đều tốt cả. Có bà Hai, gốc Bắc hay cho mình tiền ăn quà. Di cư vào nam, không gia đình. Sau này, chú Ký đi tù với ông cụ mình thì bà ta bỏ tiền túi đi thăm nuôi chú. Bà này thuộc phụ nữ Bắc cũ ở quê nên bận váy thay vì quần như mấy bà trong nam. Bà tè hay lắm, cứ đứng rồi tè không Ướt váy.  Sau này qua Tây mới hiểu lý do phụ nữ đầm khi xưa, bận váy tròn rộng để dễ tè hay đại tiện.

Căn nhà sơn màu đỏ là nhà bảo sanh Hiền CHi của ông bà Tôn Thất Chí sáng lập, nơi 8 người em được sinh tại đây, mình thì được sinh tại phòng mạch ông Phán bên cạnh trường Minh Trí

Mẹ mình kể khi xưa đầu đường Duy Tân, có mấy kiosk hớt tóc đủ trò. Sau này mình tìm được hình ảnh khu vực này mới hiểu. Có tấm ảnh tiệm thuốc Thiên An Đường, Con Cua số 5, sau này họ nới đường Duy Tân làm hai chiều nên dẹp mấy kiosk. Khách sạn Thuỷ Tiên được xây cất mang số 7, tiếp theo số 5 của tiệm thuốc Con Cua rồi đến tiệm Long Hưng của ông bà Đàng số 9, kế đến là tiệm Hiệp Thạnh số 11 của ông bà Phúng rồi đến căn số 13 nhưng sợ xui nên họ gọi 11B. Căn này bà cụ suýt mua khi xưa nhưng bà Phúng kêu xui vì số 13. Cạnh đó là nhà bà Sáu Còm rồi từ từ xuống đến tiệm Đoàn Mừng,…đến tiệm của ông Thi,…

Đây là đường Duy Tân khi họ chỉ làm một đường một chiều. Chạy lên theo đường gDuy Tân, chạy xuống đường Minh Mạng, rồi quẹo đường Cầu Quẹo (Phan Đình PHùng), chạy lên chợ lại. Sau này, họ nới ra hai chiều nên dẹp bỏ mấy kiosque như hớt tóc, tiệm chụp hình. Họ dời trạm biến điện qua phía sau, cạnh trường Đoàn Thị Điểm

Mẹ mình tính tình hiền lành nên được dân Đà Lạt thương. Nhờ vậy sau 75, khi ông cụ đi tù thì dân Đà Lạt có đồ gì bán là đem ra đưa mẹ mình bán dùm kiếm tiền nuôi 10 đứa con và thăm nuôi ông cụ ở trại cải tạo. 


Mấy người bà con cũng thương mẹ mình như ông bà Võ Quảng Tiềm, ông bà Đàng và ông bà Phúng. Khi mình đau là ông Phúng chạy ra am Mệ Cai chở bà Cai Thỏ vào nhà để chích lễ. Cuối cùng thì bán mình cho am Mệ Cai, đường Nguyễn Công Trứ. Có lẻ bán mình cho am mệ cai nên sau này mình giang hồ phiêu bạt khắp nơi như Cậu Mười. 


Nói đến am mệ Cai khiến mình nhớ đến dì Mến, cũng giúp việc cho ông Bà Phúng cùng thời với mẹ mình. Sau này dì lấy ông Vĩnh Tường hay đến am đánh đàn mỗi khi có chầu văn tại am Mệ Cai. 


Thôi kể tới đây thôi. Hôm nào buồn đời kể tiếp chuyện Đà Lạt xưa. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Vọng Các ngày nay

Mình nghe đến Vọng Các khi xem phim James Bond và OSS 117 khi còn bé nhưng chưa bao giờ đi Thái Lan ngoại trừ quá cảnh năm 1974 trên đường đi tây. Từ Đà Lạt, có chuyến bay thẳng sang Vọng Các khiến mình nhớ gần 50 năm về trước khi đi du học. Máy bay của công ty Air France ghé lại Vọng Các. Mình thấy phi trường này dạo ấy nhỏ bé hơn phi trường Tân Sơn nhất nay ghé lại thì phi trường họ đẹp và to lớn hơn Sàigòn. Thậm chí phi cảng của đảo Phuket còn đẹp hơn Tân Sơn Nhất. Đọc báo Việt Nam, thấy họ nói Thái Lan thua Việt Nam đến 15 năm nên không hiểu họ dựa vào đâu để khẳng định. Đọc báo as châu thì được biết bia Sàigòn, các công ty chính của Việt Nam đều được người Thái mua, đúng hơn là người Tàu gốc Thái.


Qua Hải quan xong thì gọi Grap đến đón đưa về khách sạn. Xứ này không có Uber. Grap tương tự như Uber. Trong khi đợi xe đến mình đọc tin tức về công ty này nên mở điện thoại mua cổ phiếu công ty này. Công ty này có nhiều dịch vụ hơn Uber. 


Về đến khách sạn lười ra đường vì bà cụ mệt nên ăn ở khách sạn cũng khá ngon. Mình đặt công ty đi viếng mấy ngôi chùa lớn do vua Thái thành lập. Có mấy cái lăng vua. Tính đi viếng chợ nổi nhưng ngại sức khỏe của bà cụ. Trước đây, đi chơi với mình, bà cụ đi 9-12 cây số một ngày, nay đi 4 cây số là thấy oải rồi.

Thái lan có nhiều người gốc Hoa nên khá bị ảnh hưởng văn hoá tàu tương tự Việt Nam. Xứ này có cộng đồng người tàu lớn nhất thế giới nghe nói lên đến 10 triệu người hay 12% dấn số. Có nhiều tổng thống gốc Hoa
Mẹ già đánh còng
Hình ảnh vua Thái Lan khắp nơi. Hướng dẫn viên kêu không thích ông vua hiện tại, mới nối ngôi. Nhưng không dám nói to trước thiên hạ, sợ bị bỏ tù. Cho thấy xứ nào nói xấu lãnh tụ đều bị xộ khám. Chỉ có ở các xứ dân chủ thì chửi bới lãnh tụ không ai nghe. Chán Mớ Đời 
Bà cụ nay 91 tuổi nên bắt đầu yếu, không còn như 4 năm trước khi mình dẫn bà cụ đi 9-12 km mỗi ngày. Nay khá lắm là 4 cây số một ngày.

Bà cụ lết bộ với mình qua 3 cái chùa đến 4 km nên hơi oải nên về khách sạn nghỉ. Hẹn hướng dẫn viên 5 giờ lại đón đi du thuyền trên sông và ăn tối. Chỉ có tài xế và hướng dẫn viên đưa hai mẹ con đi tham quan nên thư thả. Bà cụ sợ uống nước không có chỗ đi tè nhưng mình bắt uống. Chùa có nhà vệ sinh sạch sẽ. Đó là vấn nạn của phụ nữ Việt Nam. Ngoài đường không có nhà vệ sinh nên không dám uống nước nên sức khỏe lộn xộn. Thận không được lọc tốt. 

Thấy du khách Việt Nam mướn quốc phục thái, đi vòng vòng mấy chùa khiến mình tưởng người Thái

Đi viếng chùa thì thấy mấy cô mấy cậu bận đồ cổ truyền thái khiến mình ngạc nhiên vì dọc đường chỉ thấy quảng cáo áo quần thời trang Tây phương hay Hàn quốc. Thấy mấy cô khá xinh, lại trắng nên đoán là thái trắng nên mò đến gần thì nghe họ nói tiếng Việt. Chán Mớ Đời 


Hóa ra họ mướn áo quần ở mấy tiệm ngoài chùa để bận như ở Nhật Bản du khách tàu mướn kimono bận đi khắp phố lại khiến mình thán phục dân Nhật Bản rất chuộng quốc phục. Chán Mớ Đời 

Dẫn bà cụ đi viếng một khu thượng mãi của người Nhật Bản đầu tư. Đẹp hơn Cali nhiều
Thái lan nổi tiếng làm hoa giả
Nhà cửa thì khá hơn Sàigòn nhiều. Ít xe gắn máy, xa lộ khá nhanh từ phi trường về
Trung tâm ăn uống, cứ chỉ tôm này rồi họ nấu cho mình ăn tại chỗ

Xe đến đón đi tàu trên sông. Đi 5 giờ gặp giờ cao điểm nên mất hơn 1 tiếng mới đến nơi. Họ đưa mình vào một trung tâm mua sắm to đùng do người Nhật Bản đầu tư. Rất đẹp hơn bên Cali. Có khu ăn uống tôm cầu vòng giá đến 25 đô. Có món xôi mít, xôi xoài đủ thứ nhưng để bụng lên tàu. Bà cụ đói vì trưa không ăn. Mình thấy bà cụ ăn khỏe mà toàn tinh bột nên nói bỏ bữa ăn trưa. Lần sau hết dám đi chơi với mình vì sợ bị bỏ đói. 


Thuyền chạy dọc sông vòng vòng trở lại chỗ cũ. Nói chung thì Thái Lan đi trước Việt Nam khá xa. Họ mua hết các công ty lớn ở Việt Nam như bia, big C. And chàng hướng dẫn viên kêu du khách Việt Nam sang đây đều phải ghé lại big c để mua đồ đem về Việt Nam. 


Anh hướng dẫn viên chạy đi mượn cái xe lăn trong khu thương mại cho bà cụ để mình đẫy lên tàu và được ưa tiên đi trước nếu không bị du khách việt Xô lấn. May có người trên tàu xuống khiêng bà cụ lên tàu rồi như phép lạ bà cụ đứng dậy leo lên cầu thang. Kinh

Thức ăn trên tàu, thấy không hấp dẫn lắm nên mình không tranh dành
Mình đi đường tắt kiếm tôm nướng cho bà cụ. Họ có một cái lò nướng tôm, xa chỗ buffet
Không biết loại rượu gì. Chỉ nâng ly chụp hình với bà cụ nhưng không uống

Du khách trên thuyền đa số là Việt Nam nên khi họ cho ăn thì loạn. Dành nhau thay vì xếp hàng, bàn bên cạnh có hai cặp thái cũng lấy đồ ăn nhiều nhưng cũng bỏ mứa. Bà cụ quen tranh nhau với người Việt nên tranh thủ được một dĩa thức ăn, hồ hỡi với nụ chiến thắng trên môi. Sau cơn bão dành thức ăn, mình đi lấy tôm, chè cho bà cụ và trái cây ở bếp phía sau.


Ban nhạc thái hát nhạc việt nối vòng tay lớn và Sàigòn đẹp lắm Sàigòn ơi với giọng thái Lan nhưng nghe được. Hơi lại lại thái. 


Tàu chạy dọc sông một vòng mất 2 tiếng kịp cho du khách ăn và nhảy đầm với ban nhạc trên tàu. Họ hát đủ loại nhạc để du khách ngoại quốc nghe như nhạc việt, nhạc nga vì thấy vài người nga, thái thì chắc rồi và nhạc Mỹ cho du khách Mỹ. Mình gặp nhiều du khách nga nên không hiểu cấm vận ra sao mà người nga đi chơi thả dàn trong khi báo chí Tây phương kêu thanh niên sợ đi lính nên bỏ trốn hết. Không biết đâu là bến bờ. 


Tàu cập bến, xe đưa hai mẹ con về khách sạn. Lần sau qua Thái mình sẽ liên lạc thẳng với anh hướng dẫn viên rẻ hơn thay vì qua Viator. Du khách đến Thái Lan chậm lại sau mùa covid. Đâu có trên 7 triệu du khách. Nghe nói Trung Cộng không dân họ đi chơi ở Việt Nam. Du khách ngoại quốc thì tuyên bố một đi không trở lại Việt Nam. Cho thấy Hà Nội không có viễn kiến về lâu dài trong ngành du lịch. 1 người đi thích, họ sẽ trở lại với gia đình hay bạn bè của họ, du khách càng ngày càng đông.


Nói cho ngay chắc mình không trở lại xứ này. Nóng, muỗi lại ẩm như Việt Nam. Ở Cali rồi đi đâu cũng không có khí hậu như Cali. Nói cho ngay, không thấy Thái Lan hấp dẫn lắm để đi lại, ngoại trừ đồng chí gái muốn đi. Được cái là cách phục vụ của họ rất dễ cảm. So sánh khu nghỉ dưỡng VinPEarl Nha Trang và Naka, thái lan thì một trời một vực.

Anh hướng dẫn viên chạy kiếm mượn cái xe lăn cho bà cụ ngồi để lên tàu sớm. Sau đó chỉ cần bỏ lại ở trước cửa ra vào khu thương mại.

Mai đi đảo Phuket 4 ngày cho bà cụ tắm biển. 

Sáng nay lên chùa thấy bà cụ cầm chùi đánh chuông và mấy cái chuông nhỏ thấy nụ cười của mẹ quá đẹp như trẻ thơ. 


Tối hai mẹ con nằm nói chuyện ngày xưa. Mình nhắc mẹ là những người gây ra lỗi lầm cho mẹ nay đã chết rồi.  Thôi cố gắng quên đi. Con cháu ngày nay cũng có nhà có cửa hết rồi. Đừng nghĩ đến chuyện tiêu cực khi xưa, tha thứ hết đi để sống yên vui bên con cháu. Mẹ kêu ừ. Vết thương phải để cho lành, cứ chạm vào vết thương hoài thì chừng nào mới lành.

Có hồ bơi nên bà cụ mỗi ngày bơi vui vẻ
Sau đó nằm ngủ
Sau đó đi ăn
Hoàng hôn trên đảo Phuket, chụp từ đảo Naka.

Máy bay đưa ra đảo Phuket. Từ phi trường lấy xe taxi đến bến thuyền. Tại đây có sẵn thuyền của khu nghỉ dưỡng ở đảo Naka đến đón đưa về đảo. Đến nơi thì họ có xe điện chở lại phòng tiếp tân cho bà cụ đánh còng rồi đưa về nhà. Có đâu 100 căn nhà trong khu nghỉ dưỡng trên đảo này. Nhà mình có hồ bơi riêng nên bà cụ thích lắm. Chỉ tội không dám nằm ngắm biển vì muỗi. Không nhiều lắm nhưng cũng bị đốt. Muốn ngồi lâu thì gọi lễ tân, cho người lên đem trầm để xông muỗi.


 Hai mẹ con nói chuyện đời xưa từ Huế đến Đà Lạt. Những tên tuổi những người lớn tuổi khi xưa từ đâu hiện về. Như bà Quản Tiêu, Sáu Còm, Năm Ngọ, Sáu Có,…


Sáng hai mẹ con đi bộ ra ăn sáng rồi đi vòng vòng đến viếng 1 làng. Vùng này bị ảnh hưởng đạo hồi giáo nên có nhà thờ hồi giáo, phụ nữ che đầu. Hình như họ cũng bị đàn áp nhiều, mấy năm trước thấy đánh nhau đủ trò. Nói chung dân tình khá hiền hòa. Mình có đi ngang bến tàu của ngư phủ thấy họ giăng lưới phơi khô, vá lưới thấy nghèo. Khi xưa dân chài lưới đi đánh cướp tàu vượt biển. Một ngày ăn cướp bằng một năm chài lưới nên khiến người Việt biến thành nạn nhân của họ. Do đó nhiều người Việt đi vượt biển còn căm thù người Thái. Không muốn viếng thăm xứ này.

Đến cổng khu nghỉ dưỡng, họ cho mình đánh còng báo thổ thần xin vào 
Đi lòng vòng ở làng bên cạnh, thuộc xóm đạo hồi giáo
Thuyền nhổ neo để du khách đi chơi
Nhà thờ hồi giáo trong làng
Lên xe điện, họ chở vào làng, đến căn nhà riêng ở hay muốn đi đâu thì a nô một tiếng là họ đến . Mình thích đi bộ cho bà cụ khoẻ người khoẻ chân

Tối hai mẹ con đi ăn cơm rồi kêu xe chở về nhà. Lại nghe mẹ kể chuyện xưa. Không muốn đi thăm viếng gì xa vì sợ đi tàu, mẹ bị chóng mặt nên chỉ loanh quanh trong khi nghỉ dưỡng cũng độ 20 mẫu Tây. Chiều ghé tiệm ăn cà rem. Nói chung mấy ngày nhẹ nhàng qua mau rồi phải lấy tàu về Phuket lên máy bay đi Sàigòn. Mình có mấy ngày ở Sàigòn để gặp bạn bè, hàng xóm xưa, họ hàng và mấy đứa cháu. Rồi bay về Mỹ, chuẩn bị mùa hái bơ. Rồi lại lên đường vào tháng 5 tới. Phải nghỉ độ 2 tháng mới đi lại được. Đi liền thấy oải, không có hứng lắm. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Vội vã(trở về, ra đi)


Sau Sơn Đoòng mình bay về Hà Nội, 8:00 đêm về đến quê nội thắp hương ông bà. Đi thăm 3 ông chú họ, ghé nhà cô em cô cậu ăn cơm với gạo của ruộng nhà. Rồi về nhà ông chú họ ngủ. Mình như người đi trên mây. Chỉ biết nhìn vào cái App TripIt rồi theo đó mà đi.


Sáng thức giấc vào lúc 4:30 sáng, lật đật ra xe đi sân bay Nội Bài để về Đà Lạt. Phi cảng Nội Bài ngày nay khác xa với 30 năm trước khi mình về Hà Nội lần đầu. Phi cảng quốc nội Việt Nam ngày nay còn sang hơn phi cảng quốc tế của Á Căn Đình. Lên phòng đợi Sông Hồng ăn phở gà và bánh cuốn rồi lên máy bay. May quá chuyến bay không bị trễ như hôm đi từ Đồng Hới. 


Đến phi trường Liên Khương, có anh bạn học cũ ra đón, chở về Đà Lạt theo hồ Tuyền Lâm và Suối Tía. Nghe nói họ đang nới đường đèo Prenn. Có vài khu nghỉ dưỡng do người ngoại quốc đầu tư với sân cù khá đẹp, cứ như ở Thụy sĩ. Người ngoại quốc đầu tư thì rất đẹp trong khi người Việt chỉ muốn làm rẻ kiểu ăn xổi. Thấy 1 biệt phủ màu chói và chặt cây trước cửa nhà để họ nhìn xuống hồ Tuyền Lâm hay để dân Đà Lạt thấy biệt phủ của họ, thấy phản cảm. Nếu họ đừng chặt cây có lẻ sẽ không phá cảnh thiên nhiên trên đồi, hay sơn màu như khu nghỉ dưỡng sân cù của Thuỵ Sĩ, tiệp vào màu của phòng cảnh xung quanh. 


Thấy mấy tàu chở du khách bằng máy dầu, làm ô nhiễm nước và không khí, phá vỡ không gian tĩnh mịch của hồ.  Nên để ghe nhỏ như động Phong Nha chèo thuyền đẹp hơn và không phá môi trường. Được biết là nước cua hồ Tuyền Lâm, được bơm về Đà Lạt cho người dân địa phương dùng. Thấy tháp treo chạy qua thác Datanla ngày nào. Nói chung thì cách phát triển du lịch ở Đà Lạt thua xa Quảng Bình. Du lịch các động ở Quảng Bình không tàn phá cảnh thiên nhiên. Mình xem hình ảnh Sapa là hoảng luôn vì khi xưa đâu có như vậy. 

Khu nghỉ dưỡng do Thuỵ Sĩ đầu tư. Màu sắc không chõi với phong cảnh xung quanh

Đà Lạt nay toàn là quán ăn và nhà nghỉ khắp nơi, hang cùng ngõ hẹp để phục vụ du khách nên cảm thấy thành phố năng động, không như khi xưa thời chiến tranh rất nhẹ nhàng. Khi xưa vào phố và chợ mới có quán ăn nay thì hang cùng góc hẻm nào cũng có. Đà Lạt rất sinh động. Thấy đèn xanh đèn đỏ khiến xe di chuyển dễ dàng hơn khi đến các bùng binh như đường Duy Tân và Hải Thượng. 


Anh bạn đưa về nhà đúng giờ cơm với mấy người em. Ăn món xà lách couronne mà mình thèm lâu nay. Mình nhắn tin cho cô bạn bị té gãy vai, khi cúng ông táo, nói thèm ăn bánh căn, hỏi chỗ nào ngon nhất Đà Lạt vì lâu lắm chưa ăn lại đặc sản Đà Lạt. Mình hỏi mấy cô em thì kêu nghỉ bán đến hết tháng khiến mình thất kinh. Khi xưa, bà cụ mình chỉ nghỉ 3 ngày tết, nhiều khi ngày tốt mở hàng là mồng một hay mồng hai là phải ra chợ để bán mở hàng xong thì về. Nay em mình nghỉ cả tháng. Có tiệm cà phê Chez Nous, đóng cửa đi chơi Thái Lan búa xua la mua khiến khách hàng phải nhắn tin cho mình, kêu nghỉ lâu quá. Em mình có tiệm cà phê ở Phan Đình Phùng, khu vườn ông Ba Đà ngày xưa. Thương hiệu Chez Nous.


Cô nàng kêu cạnh nhà có chỗ làm bánh căn ngon lắm vậy mai ghé lại nhà cô ta mời ăn bánh căn. Họ đem lại nhà nhưng mình nghĩ mất cái thú ăn bánh căn ở Đà Lạt. Ăn phải đợi người ta đổ, tới phiên mình chớ ăn một mạch hết lại không nóng nên bớt cái thú ăn bánh căn ngày xưa, trời lạnh lạnh, ngồi co ro ăn ngoài chợ.


 Nhớ ngày xưa, ra chợ dọn hàng cho bà cụ vào cuối tuần. Trời lạnh, ngồi chồm hổm với các thực khách, đợi bà bán bánh căn đổ bánh, nạy bánh trong khuôn, rồi chia cho mình một cặp. Ngâm trong chén nước mắm hành. Đảo qua đảo lại cho nước mắm thấm vào bánh rồi từ từ bỏ vào mồm. Nhai nhè nhẹ cho bánh nát nhừ từ từ rồi nuốt cái ực. Ăn tới 5 cặp là đứng dậy trả tiền. Có lần gặp hai cô học chung lớp đi ngang nhìn mình ngồi chồm hổm ăn bánh căn như người thuộc gia đình thuần nông. Chán Mớ Đời 

Bánh căn thời nay có trứng hay thịt băm, tôm đổ trên lửa than
Bánh có trứng cút, tôm, thịt băm cho nên có chút protein thay vì tinh bột như xưa. Thêm có phần xíu mại.

Sáng hôm sau, bà cụ và mấy người em kêu đi ăn bánh căn ở ấp Mỹ Lộc. Thế là nhắn tin sẽ ghé thăm cô bạn sau khi ăn với bà cụ và mấy em. Mình về có hai đêm nên dành thời gian cho gia đình nên không liên lạc với ai cả. Hai người bạn biết mình về nên nhắn tin riêng, để gặp. 


Mấy mẹ con đi bộ từ nhà, băng qua nhà ông Lào rồi khu vườn ông Bà Đà khi xưa, đến Phan Đình Phùng ngay góc ngã ba chùa, rẽ trái qua nhà Nguyễn đắc Hớn bán phân cá khi xưa và nhà Hồ thanh Hải, Hồ thanh Hy, hàng xóm ngửi mùi phân quanh năm rồi băng qua đường vào ấp Mỹ Lộc. Mình nhớ đến nhà Nguyễn đắc Hớn, mùi phân cá và ruồi bay đầy nhà. Kinh


Mình không nhận ra ấp Mỹ Lộc xưa, có mấy người ngoài chợ ở đây khi xưa như gia đình bà Sở,… khi xưa là đường đất nay thì đường tráng nhựa nên ít bụi đỏ. Trời mưa leo dốc này là mệt còn mùa khô thì bụi đỏ bay mịt mù. 

Đường Hai Bà Trưng ngày nay, nhìn về xóm Địa Dư khi xưa, bên trái là nhà ông Lào. 

Chỗ này có chiếc cầu khi xưa, có mấy ống cống to đùng để cho nước thoát từ ấp Mỹ Lộc chảy xuống đến dòng suối do đó người Đà Lạt xưa gọi đường Cầu Quẹo. Vì quẹo từ đường Hàm Nghi, có chiếc cầu ván. Sau này họ bỏ mất ống cống to rồi xây cầu trên đó. Dần dần dân Đà Lạt kêu đường Phan Đình Phùng nay không biết tên gì. 


Bánh căn ngày nay được nâng cấp. Mỗi bánh có trứng chim cút hay thịt và tôm. Lại có thêm món xíu mại ăn dặm thêm. Có thêm protein, thay vì chỉ tinh bột như xưa. Thật ra khi xưa ăn nước mắm, có amino acid, protein của cá còn nay chỉ là muối và hoá chất. Chỗ này họ đổ bánh bằng lò than, có đến 16 khuông nên phía dưới bánh có hơi cháy cháy ăn thấm. Nghe nói nay đa số các nơi bán bánh căn đổ bằng lò ga. Khi xưa chỉ có nước mắm hành nay thì có thêm mắm. Họ bán đắt khách nhưng bà chủ ngồi đổ bánh cả ngày chắc cũng oải lưng lâu ngày. Ông chủ thái soài xanh, bỏ vào nước chấm. Mình làm đâu 10 cặp bánh nên no cứng bụng. Em mình cứ gọi rồi không ai ăn nên mình theo thói quen, thu dọn chiến trường. Nói chung bánh căn ngày nay không phải món nhà nghèo như xưa.


Mình hỏi bà cụ bà bán bánh căn ở chợ khi xưa nơi khu hàng thịt còn sống hay không. Được biết đã qua đời. Nhớ khi xưa, sáng thứ 7 và chủ Nhật ra dọn hàng cho bà cụ trước để mẹ mình ngủ thêm. Khi bà cụ ra chợ thì tùy khách mở hàng. Mở hàng bán được lời thì cho mình ăn mì của chú Lìn bên cạnh, còn bán mở hàng chỉ lấy vốn thì cho mình ra kêu 5 cặp bánh căn. Lâu lâu thì mẹ cho mua thêm cái hột vịt ở hàng Bà Cáp, đem ra cho bà đổ thêm vào bánh. Đâu có sang như ngày nay có trứng cút, có tôm, có thịt băm. Bà ta đưa cho một cặp, bỏ vào chén nước mắm, đảo qua đảo lại cho nước mắm thấm vào bánh rồi từ từ bỏ vào mồm. Cái hương vị vừa ấm vừa mặn của nước chấm và bánh mới đổ xong, ăn ngon cực đỉnh. Nay ăn lại thì cũng mất cái thèm khi xưa. Chắc sẽ bớt thèm. Bà bán bánh căn ở khu hàng thịt sau này, chuyển lên cái hẻm Dốc Nhà Làng. Bán cả ngày thay vì chỉ buổi sáng ở dưới chợ. 

Ăn xong thì người em rể chở đến thăm cô bạn bị tai nạn.


 Nếu mình đi một mình thì chắc không tìm ra nhà vì họ đổi địa chỉ, có số mới số cũ đủ trò. Về có người địa phương chở đi chớ đi một mình chắc khó nhận ra vì có nhiều đường mới, nhà cửa đầy. Khu này khi xưa toàn là vườn và vườn. Nằm vùng nhiều. 


Cuối cùng thì tìm ra nhà to như cái đình khiến mình cũng mừng cho cô nàng. Đang ngồi nói chuyện thì 1 cô em gọi điện thoại kêu có anh bạn đến nhà. Mình có 7-8 cô em gái. Anh bạn thân này, gia cảnh tương tự nhà mình, có anh bị bắt cùng đợt với bố mình khi xưa. Cũng thích đọc sách không thích cà phê uống rượu. Cứ mỗi lần mình về là anh ta bỏ công việc, đến nhà mình chơi rồi chở đi vòng vòng Đà Lạt. Mình nói đang ở nhà cô bạn, kêu anh ta lại luôn. 


Tội anh ta, muốn đi nhưng đang nói chuyện với bà cụ mình. Bà cụ như bắt được đài nên nói quên anh bạn phải đi. Cuối cùng em mình phải nhắc mới chạy lên khu gần đại học. 


Anh bạn và cô bạn ở Đà Lạt nên biết nhiều về Đà Lạt và những bạn học cũ nay chết hay sống. Cứ nói đến ai đó thì nghe chết. Anh bạn kể về 1 anh bạn học xưa. Đi vượt biển với ông anh. Gặp tàu Nhật Bản vớt, anh bạn học mệt quá, khi leo dây lên tàu thì rớt xuống biển. Người anh nhảy xuống cứu em và cuối cùng thì thủy thủ trên tàu thả dây kéo cả hai lên. Kiệt sức nên ngất đi. 


Trong giấc mê thì nghe ai nói, tôi cứu hai anh em, chỉ nhờ anh báo cho nhà làm một buổi cầu siêu cho tôi vì tôi chết trên đường vượt biển. Đến nơi thì họ viết về nhà nhờ làm lễ cầu siêu cho cô gái đã chết trên biển. Từ đó gia đình để cảm ơn cô gái đã cứu hai người con, bỏ đạo và trở thành Phật tử. 


Buồn khi nhắc lại các bạn học cũ đã ra đi. Có hai người mình gặp lại lần trước về, có cô chở đi ăn bánh căn ở ấp Xuân An, nhà Chung nay đã qua đời vì ung thư, cô con gái cũng chết. Có một cô con gái sắp đi di dân qua nước ngoài, chôn cất mẹ xong rồi đi luôn. Hai vợ chồng có hai cô con gái. Chán Mớ Đời 


Chào cô bạn ra về thì anh bạn bị giấy phạt 1 triệu vì đậu nơi bị cấm đậu xe. Chán Mớ Đời cứ chở Sơn đen là vận đen đến. Nghe nói có hai anh bạn học cũ xem video về Đà Lạt quay video đường Thi Sách thì đúng lúc anh ta đậu xe đưa mình về. 


Em mình chở xuống nghĩa trang Trại Hầm để thăm Mộ ông cụ và hai người em đã qua đời. Dạo này là mùa cây thông ra hoa nên hoa phấn bay đầy mộ. Các phấn hoa màu vàng khắp nơi và lá thông rụng. Hai anh em quét dọn rồi thắp hương cho ông cụ và mấy người em thêm các mộ xung quanh. Đốt lá thông, khói bay như thời mình đi làm vườn ở Suối Tía ngày xưa. Xong xuôi thì chạy về ghé tiệm mua cái ghế đấm bóp cho bà cụ.


 Sáng ra bà cụ kêu mua cho mạ cái ghế đấm bóp. Nay già chắc mỏi thân thể đau nhức nhưng không dám than với các con. Nay tiện mình về nên hỏi. 2 tiếng sau thì họ đem tới nhà lắp ráp. Bà cụ có vẻ thích lắm. Cứ nói là máy tự động chạy theo quy trường đã có sẵn. Một cô em nấu món thịt kho trứng ăn với xà lách xoong. Lạ là xà lách không đắng dòn như xưa. Hỏi ra thì họ trồng theo dạng thủy canh. 


Có dạo buồn đời mình đi học làm phân hữu cơ và định thành lập một hệ thống thủy canh sau vườn để trồng rau sạch. Ở dưới nuôi cá, phân cá sẽ được hệ thông bơm để nuôi các rau trồng. Cá lớn thì lấy làm thịt. Như trời khiến vài tuần sau có người kêu mua cái vườn bơ 20 mẫu ta để chia lô bán. Ai ngờ thấy vườn đẹp không muốn bán, trở về gia đình thuần nông. 


Anh bạn ghé lại chở đi thăm bố 1 anh bạn học cũ ở dưới hồ Than Thở. Phía sau vườn mấy người em trồng cây giống bán. Ông bố sang Mỹ nhưng chán buồn nên về lại Đà Lạt cũng đâu 10 năm rồi. Lần trước về mình có ghé thăm. Nay đã 99 tuổi khi xưa đi lính cùng đơn vị với bố mình. Trời mưa Đà Lạt tầm tả dù là tháng giêng. Chán Mớ Đời 


Ông bố này là người sinh tại Đà Lạt vì ông nội người bạn, có tục danh là Cai Sớm, thầu khoán, xây cái rạp xi nê LangBiang, sau này bị đập phá để xây cây xăng Ngọc Hiệp. 


Ngồi nói chuyện với mấy người em vì ông bố có vấn đề thính giác. Muốn nói chuyện phải viết xuống giấy cho Ông bố. Cuối cùng thì mình chụp hình kỷ niệm bác, bạn quân ngủ với ông cụ mình rồi ra về. Người bạn cuối cùng của ông cụ còn sống. 


Trời mưa kinh hoàng. Mình nhờ anh bạn chở lên hồ Vạn Kiếp để xem lại mấy nhà được xây dựng thời pháp mà họ gọi Cité Decoux. Nơi các gia đình pháp ở Đông Dương, lên Đà Lạt mướn để nghỉ hè. Sau này thì nơi đóng quân lính ngự lâm quân của Bảo Đại được dùng làm trường Bảo Long rồi đổi tên Trần Hưng Đạo. Các biệt thự này được dùng cho mấy thầy giáo của trường ở hay các công chức Đà Lạt. Mình có quen một tên, có anh là giáo sư trường Trần Hưng Đạo, được cấp một căn ở vùng này. Mình có đến chơi vài lần. Rất thích và ước gì ngày nào có một căn nhà như vậy. Trên terrace họ để mấy thân cây được cưa để làm bàn ghế.  Xung quanh là thông nên rất đẹp. 

Mình thấy vài căn còn sót lại nhưng được biến chế đủ kiểu. Chán Mớ Đời 

Nhà tiêu biểu của thành phố Decaux, gần hồ Vạn Kiếp. Các gia đình tây mướn vào mùa hè khi lên Đà Lạt nghỉ mát.

Sau đó anh bạn chở mình về Ngô Quyền, chạy ngang chùa Linh Phong rồi từ từ chạy về Thi Sách. Lần chót mình ghé chùa này thấy không như xưa, được thương mại hóa, mất đi vẻ tỉnh mịch khi xưa mình đi chùa vào ngày rằm với mệ ngoại. Về lần đầu mình có lên đây tạ chùa thì không gian rất thiền, nay thì chỉ thấy mua bán thiên hạ đều hành hương, xe buýt, xe ca đổ lại chụp hình. 


Chạy trên con đường Ngô Quyền khiến mình nhớ đến Mậu Thân. Việt Cộng về đây ở khiến khu trục cơ bỏ bom napalm bay hết. Kinh hoàng. 

Từ nhà mình nhìn lên số 4 độ 2 cây số xem máy bay bà già bắn trái khói rồi khu trực cơ đến đâm đầu xuống, thả bom rồi một cụm khói bốc lên sau đó tiếng nổ rồi lửa hừng hừng lên. Đó là hình ảnh mình chứng kiến thời xưa về chiến tranh, bom đạn cày xéo quê hương. 


Sau khi Việt Cộng bỏ chạy thì mình có lên nhà dượng Ba Ca, nhà banh ta lông hết, phải xây lại. Xem như khu vực này nhà cháy bánh hết. Ai hên lắm mới không bị dính bom. Gia đình dì Ba Ca đào hầm trú cả nhà sau vườn. Đến mồng 3 Tết đói quá lên nhà trên lấy bánh tét để ăn. Thấy trái bom chưa nổ nằm chình ình trước sân. 10 phút sau cả nhà gồng gánh, chạy xuống nhà mình ở mấy tháng.  Sau Chính phủ cho tiền để xây nhà lại. 


 Về nhà, mấy người em mời đi ăn cơm chay ở đường Phạm Ngũ Lão. Chỗ này khi xưa có anh bạn Bùi Thanh học chung, nghe nói nay về hưu, phụ vợ bán phở và Hàng thị Ngọc hiền, đối tượng của Vũ Văn Tùng. Nghe cô bạn kể nay cô này không muốn gặp lại bạn học cũ. Chán Mớ Đời 


Đến con đường này thì mình thất kinh vì khi xưa chỉ có một cư xá công chức, nhà gỗ nay thì xây hết nơi, cây thông được chặt hết. Tiệm ăn thấy Tây ba lô vào ăn rất đông. Mình không đói nên chỉ qua loa rồi một chén chè thập Cẩm. 10 cặp bánh căn và nồi thịt kho của cô em. 


Sáng ra Bà cụ với hai người em mời đi ăn phở Cường trên đường Thi Sách. Mình chơi hai suất phở mới về nhà. 


Có anh bạn quen qua mạng, nhắn tin gọi hỏi ở đâu cho anh ta gặp mặt. Mình nói sắp ra phi trường rồi, nếu gần thì chạy lại nhà vì nghe anh ta nói nhà ở gần đường Trần Bình Trọng. Mình hay gọi anh ta là easy rider. Anh đi lính dù khi xưa rồi đi tù sau 75. Về lại Đà Lạt thì không biết làm gì nên chạy xe thồ đến nay. Anh chạy lại nhà, bắt tay mừng lắm. Kêu mình già râu ria đầy không giống tấm ảnh cúng cơm. Mình leo núi mấy tuần nay đâu có cạo râu. Ở nhà sợ vợ la nên phải cạo đây đi giang hồ thì đâu cần thiết. Được cái là có râu quai nón nên người Việt cứ tưởng mình là người ngoại quốc nên cứ kêu sir xổ tiếng anh với mình. 


Anh ta kêu giờ Đà Lạt đường xá đẹp được làm lại tốt rồi, nay chỉ còn khu Hòa Bình. Theo anh ta thì phải đập bỏ nhưng không biết phải thay vào đó cái gì. Mình nói xây bức tượng Lê Văn Tám để dân Đà Lạt noi gương như có anh chàng nào khi xưa ở gần xóm mình, bệnh ung thư tẩm xăng làm ngọn đuốc cách mạng may không cháy nhà vợ con nhưng anh ta không nhất trí.


 Mình nói làm phố đi bộ, đóng hết các con đường dẫn vào khu Hoà Bình. Làm cầu thang cho thiên hạ leo lên khu Hoà Bình để uống cà phê đi dạo, trồng cây trồng hoa trên khu Hoà Bình. Thật ra làm lại khu này thành phố đi bộ rất đẹp như ở các nước Âu châu miền núi như Thụy sĩ, valley Aosta. Mình có thể hình dung phố đi bộ khu vực này nếu họ cho mình sẽ thiết kế rất Đà Lạt và Thụy Sĩ. Không dám mơ vì họ sẽ không bao giờ để con cháu phản động. 


Cô em chạy mua cho hai ổ bánh mì thịt và bắt ăn dù biết mình mới làm hai suất phở trước đó 30 phút. Em thương mình nên chỉ biết mua thức ăn bắt mình ăn nên hai ngày ở Đà Lạt ăn kinh hoàng. Thương cô em, giặt áo quần rồi đi mua áo quần mới cho mình. Có cô nấu thịt kho trứng cho mình bồi dưỡng. Mình leo núi, áo quần dính bùn nên cuối ngày mình đưa cho anh hướng dẫn viên, xem ai cần thì lấy về xài như khi leo Kilimanjaro và Machu Picchu. Cô em chạy đi mua áo quần cho mình bận.  Khiến Vali lại nặng thêm lại. Chán Mớ Đời 


Người Việt mình không biết tỏ bày tình cảm anh em ra sao nhất là mình không ở Việt Nam nên lâu lâu về Việt Nam thì cần có sự kết nối lại. Mình biết em thương mình nhưng chỉ bắt ăn như sợ mình đói. người Việt mình bị ám ảnh về ăn uống. Trong tự điển việt ngữ có đến 146 từ ghép với từ “ăn”. Thậm chí khi hiếp dâm , người Việt cũng Pari ăn như cụm từ “ăn-hiếp”. Đó là cách biểu hiện theo diện thương anh, em bắt anh ăn. Xong om


Nói chuyện với bà cụ mới thấy luật nhân quả. Mẹ mình khi xưa được ông bà Võ Quang Tiềm, ông bà Phúng và ông bà Đàng thương. Xem như con. Mẹ mình nhớ ơn mấy người bà con, đã giúp đỡ khi vào Đà Lạt làm ô sin. Sau này, có chồng có con, được ông Phúng thương. Mình đau là ông ta chạy lo thầy thuốc, đem cúng mình trên am Mệ Cai. Bà Đàng kêu dì Luận bới cơm cho mẹ mình khi ở cử sau khi sanh mình. Ông Tiềm kêu ông cụ mình ra nhà ngủ, bắt thức khuya để học thi tuyển vào ty công Chánh Đà Lạt. Hình như dì Cơ, vợ dượng Thụ cùng tuổi với mẹ mình. 

Động Sơn Đoòng 

Mẹ mình lo chu cấp cho ông bà ngoại khi xưa trong khi mấy người dì chỉ lo ăn diện, nói cho mẹ mình nên không có cái hậu tốt lắm.


Sáng nay mình thấy có người muốn làm bạn trên mạng. Hóa ra cậu Nghị, con ông Đàng ở 11 Duy Tân. Mình xin lỗi là về Đà Lạt có 2 đêm nên không đi thăm viếng bà con. Cậu Nghị nộp đơn cho mình vào học kỹ sư dệt ở đại học Roubaix nhưng Sàigòn mất nên mình không lên Lille để học như dự trù mà ở lại Paris. Cậu nay về Đà Lạt dưỡng hưu. Hy vọng lần sau mình về lâu hơn sẽ có dịp gặp lại cậu, mấy dì và bà con. Chỉ về quê nội rồi Đà Lạt, có thể đưa bà cụ về Huế, thăm quê ngoại.


Ở Sàigòn mình gặp một người em bà con. Đúng con là máu cháu là mủ. Anh em gặp nhau lần đầu mà rất thân tình. Hôm sau, người em gọi, rủ đi ăn bún chả Sàigòn. Có thêm món chả giò khá ngon. Mẹ cậu ấy cũng to con như bà cụ mình. Đúng là con cháu Nguyễn Đăng, hậu duệ của Mạc Đăng Dung. Khi nhà Mạc xuống, hậu duệ phải đổi họ Nguyễn nhưng lấy chữ lót là Đăng để nhớ cội nguồn. Nếu không giờ tên mình là MácSony


Mẹ mình không bao giờ quên người giúp đỡ mình nên về già, tương đối không lo. Nghe kể mấy người cai quản các nghĩa địa Đà Lạt về già có vấn đề gia đình con cháu, hút sách, nằm yên bị tai biến. Mấy người giựt hụi, xù nợ mẹ mình, nằm giường cả 10 năm mới chết. 


Ăn xong hai suất bánh mì thịt liên Hoa, nghe nói nổ tiếng Đà Lạt sau 2 tô phở khiến bụng mình căng thì anh bạn ghé lại chở mình ra phi trường đi Thái Lan. Đà Lạt nay có chuyến bay thẳng sang Vọng Các. Lên máy bay toàn là người Thái đi du lịch cuối tuần qua Đà Lạt để trải nghiệm cái lạnh cao nguyên của Đà Lạt. Máy bay VietjetAir nhưng tiếp viên nói tiếng thái. 


Mình thấy có chuyến bay thẳng từ Đà Lạt đến Hán Thành. Vậy lần sau bay từ Mỹ về Hán thành rồi bay đến Đà Lạt cho khỏe, khỏi phải ghé lại Sàigòn hay Hà Nội. Về thẳng Đà Lạt có thể ngủ lấy sức. 


Đồng chí gái đau nên không đi, nên mình dẫn mẹ đi chơi ở xứ Thái. Nhìn các du khách thái thì thấy họ không đẹp bằng người Việt mình. 


Vội vã trở về rồi lại vội vã ra đi nên mình không gặp ai ngoại trừ 2 người bạn, nghe tin mình về nên nhắn tin hẹn. Có anh bạn học khi xưa, tiệm vàng Kim Thịnh, có gọi nhưng mình đang trên đường ra sân bay nên không có duyên để gặp lại. Cô em gái của anh ta nhắn tin, cho biết đợi hết mùa chay tịnh, sẽ mời mình ăn bún bò trong khi mình đã ở Thái Lan. Hẹn khi khác. Có duyên thì gặp. Mình không cần ăn chay, chỉ nhịn đói là không sát sinh, không sát đậu nành, đủ trò, khỏi rườm ra cuộc đời.


Đà Lạt mình chỉ còn hai người bạn thân liên lạc thường xuyên nhiều kỷ niệm để chia sẻ. Anh bạn bỏ thời gian đón và chở mình đi chơi để có thời gian hồi tưởng về ngày xưa và bàn tính tương lai, hợp tác làm ăn.  Hy vọng lần sau về sẽ có thì giờ gặp gỡ các bạn học chung xưa. Mình thích gặp từng người để nói chuyện thay vì gặp nhiều người vì không có thời giờ nói chuyện như những lần trước. Mình không thích chỗ đông người. Rất nhát trong đám đông. 


Có mấy người bà con kêu qua nhà chơi nhưng vì mới leo động SơnĐoong thêm bị jet lag.  Thôi đành hẹn lần sau. Mình có chiếu khán hiệu lực cho 5 năm nên dễ đi hơn. Không phải xin visa trước khi đi. 


Chuyến sau về, mình sẽ đi viếng các nơi máu người Việt đã đổ xuống trong chiến tranh, để tìm đáp số cho cuộc chiến ủy nhiệm. Sẽ đi viếng trường Sơn, điện biên phủ, khe sanh, quảng trị, An Lộc….

Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong. Mình có vẽ một tượng đài tưởng niệm các người Việt chết tỏng chiến tranh cả hai miền, cho cuộc chiến uỷ nhiệm của ngoại quốc

Chuyến đi vừa qua, có lẻ hình ảnh xúc động nhất là viếng thăm nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hoà ở Biên Hoà. 


Nhìn những nấm mộ và mộ bia ghi tên những người lính trẻ chết vào lúc 19, 20 tuổi. Mình nghĩ bên kia chiến tuyến cũng có rất nhiều gia đình đã mất mát các người con, người anh, người cha trên đường vào Nam trong cuộc chiến ủy nhiệm. Mình có hai người chú chết trong cuộc chiến trên đường vào nam, giải phóng miền nam giàu có Khỏi phồn vinh giả tạo. 


Anh bạn gốc Bắc về quê thăm họ hàng, người trong gia đình kêu là cia cài người vì miền nam toàn là đĩ diếm, ma-cô du đãng, không có thể ăn nói lịch sự như anh bạn. Sau này họ hàng vào nam được anh ta dẫn đi tham quan Đà Lạt. Đi ngang mấy trường học bị chế độ mới phong tỏa đóng cửa. Hỏi cái gì thế, nhà tù Mỹ ngụy. Anh ta bảo không, trường học bị nhà nước cấm đóng cửa. Đi ngang nguyên tử lực hỏi cái gì thế kêu trung tâm nguyện tử lực nghiên cứu trị bệnh ung thư. Hỏi liên Xô viện trợ à. Không Mỹ viện trợ. Làm sao bọn xâm lược có thể viện trợ.


 Sau chuyến tham quan Đà Lạt mấy người họ hàng về Hà Nội mới bắt đầu đặt lại câu hỏi bị tuyên truyền mấy chục năm qua. Sau này họ mới kể cho anh bạn những suy nghĩ của họ khi thấy anh bạn về Hà Nội lần đầu hay lần đầu tiên vào miền Nam.


Khi đứa bé vừa ra đời bị nhồi sọ bởi chính trị, tôn giáo thì lớn lên sẽ có suy nghĩ một chiều. Ai theo Putin thì sẽ chửi Mỹ còn ai theo Mỹ thì chửi Putin. Dạo này truyền thông Mỹ và Âu châu lờ vụ lực lượng đặc biệt Mỹ phá đường ống tải ga của Nga cho Đức quốc, buộc xứ này không mua ga rẻ tiền của Nga. Họ lên tiếng vụ bắn trái cầu của Trung Cộng kêu gián điệp gì đó thì tuần sau có bộ trưởng đài Loan ghé thăm chính thức hoa thịnh đốn. Trước đây chỉ họp mật vì sợ anh tàu cộng nay thì ra mặt. Có thể chiến tranh tại vùng này sẽ xẩy ra vì kinh tế Hoa Kỳ và châu Âu sắp sửa te tua. Cách tốt nhất là chiến tranh. 


Mình tính leo Sơn Đoong xong thì bay về Đà Lạt thăm gia đình rồi bay về Mỹ. Đồng chí gái muốn đi theo nên thêm phần đi Thái Lan chơi một tuần. Đi chơi không có vợ thấy thiếu vắng chút gì đó, không trọn vẹn. May có bà cụ đi theo nếu không thì mình cũng bỏ chuyến đi Thái Lan. May mắn còn mẹ nên đi chơi với mẹ cho vui. Rồi mai sau ra sao sẽ tính. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn