Tấm ảnh kỷ niệm về Paris một thời

 Hôm nay, thấy trang nhà của Pháp, đăng 2 không ảnh khiến mình nhớ lại thời sinh viên, đã đi nát khu vực này. Tấm không ảnh đầu cho thấy sự thiết kế của kiến trúc Pháp theo tinh thần cartesien, như điện Versailles đã ảnh hưởng đến sự thiết kế thủ đô của Hoa Kỳ. 

Pháp quốc giúp người Mỹ đánh bại quân đội Anh quốc, với sự tham gia cuộc chiến của tướng La Fayette, khiến người Anh quốc tống cổ 60,000 người Pháp sinh sống tại Gia-nã-đại, 1 số di cư về vùng Louisiana. Có lẻ vì vậy, người Mỹ muốn đoạn tuyệt với văn hoá Anh quốc, nên mời các kiến trúc sư pháp sang thiết kế thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Khi xưa, Pháp quốc và Anh quốc là hai nước hùng mạnh nhất âu châu nên tìm cách hạ nhau. Thấy người di dân ở thuộc địa của Anh quốc, nổi lên chống lại vua Anh quốc, bị bị sưu thuế cao, nên triều đình pháp tăng viện như ngày nay Hoa Kỳ giúp Ukraine. Cuối cùng tốn tiền quá nên đánh thuế dân pháp, gây bạo loạn đưa đến cuộc cách mạng 1789. Sau này lại giúp ông Mễ đánh Hoa Kỳ, kêu vô ơn nên te tua, banh ta lông. Lại mất Louisiana, bán rẻ lại.

Hình này cho thấy cái trục thẳng từ vườn Tuileries, nơi nhà vua và giới quý tộc ra đây chơi khi họ còn sống tại Paris, ở Port Royal, bên tay phải, sau đại lộ Rivoli. Sau nhà vua cho xây điện Versailles và dời đô về đấy, nên vua chúa không biết đời sống dân chúng ra sao, gây nên cuộc cách mạng long trời lỡ đất.

Nói chung địa ốc của Paris ở phía tây thì đắt tiền hơn phía bên đông Paris. Lý do là gió thổi từ phía tây qua hướng đông nên đa số các nhà máy xưa đều nằm phía đông. Mấy tháng đầu khi mới sang Paris thì mình ở thành phố Pantin, phía đông, thấy nhà cửa bị khói bám đầy. Sau này mình mướn được phòng ô sin ở Neuilly Sur Seine thì thiên hạ tưởng mình giàu. Cả đời anh gặp mình cũng tưởng mình giàu. Chán Mớ Đời 

Phòng ô sin 2 thuốc bề ngang, 3 thước bề dọc, không có sưởi vào mùa đông. Lúc đó chưa học được cách nung cục gạch như ai từng ở Pháp kể, để sưởi ấm mùa đông. Mà nếu biết thì không biết làm sao để nung cục gạch vì trong phòng nhỏ bé không có lò nấu. Mình có mua cái lò ga căm trại để nấu cơm khi thèm. Còn nung gạch thì chắc khôgn được. Chán Mớ Đời 

Dạo còn sinh viên, mình hay ra đây vào cuối tuần để tập vẽ, đẹp lắm. Mình thích hơn là vườn Lục Xâm Bảo mà ông Cung Trầm Tưởng đã nói đến. Khi mới qua Tây, phải bò ra vườn Luxembourg, ngay ngày đầu tiên để viếng vườn này. Rồi đi qua khu vực La tinh. Khu vực này khi xưa, chỉ toàn là đại học, sinh viên khắp nơi về Paris học, dạo ấy toàn là dạy bằng tiếng la tinh vì Pháp quốc hay các nước lân cận đều nói thổ ngữ. Do đó người ta ra đây nghe sinh viên trò chuyện bằng tiếng la tinh nên người dân sở tại mới gọi khau La-tinh (quartier latin).

Trong tấm ảnh, bên trái là dòng sông Seine, đục ngầu, dơ không ai dám tắm. Khi xưa, chỗ cái đảo La Cité thì các tay mỗ lợn, ngựa, bò xong thì quăng đồ dơ, xương xẩu máu me xuống sông Seine. Đọc mấy sách vở kể về thời đó kinh hoàng lắm. 

Hồi nhỏ, mình nghe mấy ông Cũng Trầm Tưởng, Phạm Duy nói về Paris khiến mình mê, muốn đi tây để rồi khi sang đó, thấy sự thật và từ đó mình không đọc thơ nữa vì biết thi sĩ là những tên vớ vẩn, viết bú xua la mua để chim gái.

Chỗ bùng binh ở dưới cho thấy một đường thẳng kéo dài lên đến khu vực La Défense, trung tâm hành chánh, thương mại mới ngoài Paris. Đi thêm nữa sẽ về phía Saint Germain des Pres, Versailles. Dạo ấy mình ở Neuilly sur Seine, nằm giữa Paris và La Défense.

Công viên Les Tuileries rất rộng, được xây cất cho vua chúa du ngoạn nằm giữa sông Seine và đại lộ Rivoli với những Arcades đẹp tuyệt vời. Mình thăm viếng tất cả thủ đô của Châu Âu nhưng không có đại lộ nào đẹp như đại lộ này. Ở Bologna bên Ý Đại Lợi thì có nhưng rất ngắn ngủi, không hoành tráng như ở Paris.

Gần cổng vào của công viên có hồ nước với 8 cạnh. Có cây cối lạ và viện bảo tàng Orangerie, hình như chỗ này người ta trưng bày tranh của thế kỷ 20 nhất là mấy tấm tranh của Claude Monet. Lâu quá nên không chắc.

Ngoài cổng có một Khải hoàn môn nhỏ hơn Khải hoàn môn trên đại lộ Champs Elysees, được gọi là arc de triomphe Austerlitz, được xây để tưởng nhớ chiến thắng lừng lẩy của hoàng đế Napoleon. Đặc điểm là vào ngày 2 tháng 12 mỗi năm, vào lúc 5 giờ chiều nếu đứng ngay góc này, nhìn về phía Tây, qua trục đại lộ Champs Elysees thì thấy mặt trời lặn trong khung vòng tròn của Khải hoàn môn này. Mình có ra đây một lần ngày 2 tháng 12 để xem thì đúng thật. Rất lạnh vào mùa đông, đứng đợi.

Thật sự kiến thiết đô thị của Pháp sau cách mạng 1789, có rất nhiều ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng long trời lỡ đất. Có ông bá tước tên Hausmann được Napoleon giao cho công việc thiết kế lại thủ đô. Đi chiếm tài nguyên các nước trên thế giới nên có tiền, muốn xây dựng lại Paris. Trước đó, các đường phố của Paris rất chật hẹp, quanh co nên khi bạo loạn nổi dậy thì lính nhà vua không trấn áp được. Dân tình bỏ chạy vào các xóm núp. Nếu đọc cuốn Les Miserables của ông Victor Hugo sẽ thấy, không có cầu tiêu, nhà tắm, cống rãnh.

Khi Napoleon kêu ông bá tước này thiết kế lại đô thị, ông ta cho phá tan hết mấy khu quanh co và làm các đại lộ thẳng bong. Lý do là khi có biểu tình, quân đội của Napoleon, có thể đem súng đại bác ra đặt giữa đường để bắn vào đám biểu tình. Dân không thoát nên không còn bạo loạn. Dạo ấy, người Pháp có tinh thần như Tận cập Bình, lộn xộn là đem bắn, mà phải dùng đại bác. Không thằng tây con đầm nào dám lộn xộn gì nữa.

Đến thời De Gaulle, sinh viên, bị ảnh hưởng của cuộc cách mạng văn hoá bên tàu do Mao sến sán tổ chức nên sinh viên xuống đường biểu tình, họ nạy mấy cục đá làm đường lên, chọi cảnh sát nên sau đó chính phủ De Gaulle cho làm lại đường xá hết để tránh sinh viên ném đá bể đầu cảnh sát cơ động.

Đi viếng Tiệp Khắc, thấy họ lại làm các con đường với đá ong nhỏ lại như xưa, tạo dựng lại khung cảnh xưa. Chán Mớ Đời 

Qua Khải hoàn môn Austerlitz thì sẽ thấy công trường Concorde, ở giữa họ cho dựng cái bút tháp (obelisk) của Ai Cập, mà quân đội Napoleon, sang bên đó đánh chiếm rồi vác về, làm của họ. Nếu đứng đây nhìn qua dòng sông sẽ thấy chiếc cầu Hoà Hợp (concorde), đến quốc hội của người Pháp, còn gọi là Palais Bourbon. Khi xưa, học lịch sử tây, mấy ông tây nói về mấy địa điểm này khiến mình bò đội nón nên ai cũng kêu mình ngu như bò.

Nếu mình không lầm là sau cuộc cách mạng, họ cãi nhau ở quốc hội sau đó bắt mấy dân biểu phản động, chống lại cách mạng đem ra công trường Hoà Hợp (concorde), đem lên máy chém đầu để hoà hợp hoà giải dân tộc. Chán Mớ Đời 

Đi lên một chút là vườn Champs Elysees, mà bên tay phải là toà đại sứ Hoa Kỳ. Lâu lâu đi ngang đây mình thấy người ta xếp hàng để vào toà đại sứ xin chiếu khán. Đi lên chút nữa bên tay phải đường gì quên là điện Elysees của tổng thống Pháp, gần đó là hôtel Matigon của thủ tướng pháp,..

Bên tay trái là Grand Palais de la découverte, mình hay đến đây xem triển lãm tranh. Thời sinh viên đi viếng viện bảo tàng miễn phí nên mùa đông, cuối tuần, trời lạnh, mình bò vào viện bảo tàng để trốn lạnh và xem tranh,…

Sau đó đi theo đại lộ Champs Elysees tới Khải Hoàn Môn chính. Mình hay đi bộ từ trường về nhà. Vào mùa đá bóng, cứ thứ tư là mình bò lại đây, có một tiệm cho thuê máy truyền hình, hình như tên Locatel, đứng xem đội Saint Étienne của Pháp đá. Dạo đó có Rocheteau, Herve,…đá. Trời lạnh, toàn dân da màu, nghèo không có máy truyền hình, đứng xem. Sau này mình quen mấy thằng tây thích đá banh nên đến nhà xem ké.

Đại lộ này dài lắm, mấy cây số, mình nhớ có một góc đường, có siêu thị Monoprix, mình hay vào đây mua đồ. Có lần, một bà đầm hỏi mình có phải người Thuỵ Điển khiến mình thất kinh. Không biết bà ta chửi xéo mình hay chưa bao giờ gặp một người Tàu. Trong khu này, bên trong có một tiệm ăn MacDonalds, đông khách nhất nước Pháp.

Chỗ này có hai tiệm ăn nổi tiếng là Lido và Le Fouquet. Mình có ăn ở tiệm Lido rồi và Au Fouquet, lần chót về Paris có ghé lại đây. Mình tính ngủ lại khách sạn này luôn để sáng đi bộ ở Champs Elysees nhưng không có phòng.

Qua Khải Hoàn Môn mà ngày nay người ta gọi công trường Charles De Gaulle, để nhớ đến ông tổng thống đã anh dũng kháng chiến chống lại Hitler từ bên Anh quốc, thì đến một khu hí viện, được gọi là Palais gì đó quên tên, hình như Palais de congrès thì phải. Mình có vào xem một lần khi đi nghe Khánh Ly từ bên Mỹ qua hát. Cảm động. Bao nhiêu năm nghe lại tiếng Việt nhất là bài “bên đời hiểu quạnh” một lần chợt nghe quê quán tôi xưa, giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì. Lòng thật bình yên mà sao buồn thế,… dạo ấy nghe mấy bài này xong là chỉ có khóc nên từ đo mình không nghe nhạc việt đến giờ vì buồn, làm mất ý chí.

Ông Pierre, thuộc lính hải quân pháp, từng chiến đấu tại Việt Nam, mà sau này có cuốn phim “Le crabe tambour”, kể về cuộc đời của ông ta từ Việt Nam đến Algérie rồi vào tù vì theo OAS, muốn lật đổ De Gaulle vì ông này giao trả đọc lập lại cho người dân Algerie. Mình có ghé thăm ở Nimes, ông ta nói mình muốn thành công thì phải bỏ đám bạn Việt Nam của mày. Lý do là như các nhóm mất quê hương, hay tụ nhau lại, than khóc như các nhóm tỵ nạn khác như Nga, Đông âu nên mình ít giao thiệp với người Việt ở âu châu.

Sau đó là đến Porte de Maillot, thành phố Neuilly sur Seine nơi mình ở 8 năm trời. Thành phố này có bệnh viện Hoa Kỳ, nổi tiếng, dân giàu có là đến đây nằm.

Xem trong ảnh, bên tay trái, có vùng xanh, đó là Bois de Boulogne, là khu rừng gần nhất ở phía tây của Paris. Khi mình ở Neuilly Sur Seine, mỗi sáng mưa, tuyết, hè , mình đều chạy bộ trong rừng này. Từ nhà, đi bộ xuống trạm métro Les Sablons, băng qua vườn Jardin d’acclimatation , là đến. Cuối tuần thì mò đi kiếm mấy thằng Tây để đá banh.

Có lần mình đang chạy bộ, thấy một tên tây chạy rồi một bà đầm rượt theo chửi rủa, tùm lum. Hỏi ra mới biết là ngôi rừng ngày là nơi các chị em ta tụ họp đi khách ban đêm. Không hiểu 6 giờ sáng, bà đầm này vẫn còn làm tăng ca bị tây chơi chạy. Chán Mớ Đời  

Hình này thì cho thấy đại lộ Rivoli, dài từ quảng trường Concorde tới cuối viện bảo tàng Louvre. Bên tay trái là vườn Tuileries, đã kể trên còn bên phải là viện bảo tàng Louvre.

Khi đi học, mỗi sáng mình đi xe métro đến trạm Louvre, leo ra khỏi trạm ngay góc Rivoli và Rue Du Louvre, chỗ này là nhà của hai vợ chồng quen Cecile và Lionel. Cecilia là cháu ông bà Cayla, nên từ đó mình quen mướn căn phòng ô sin ở Neuilly của họ. Sau đó họ cho ở không lấy tiền. Lionel chết rất trẻ, đi đám ở nhà thờ trước Louvre, hình như tên nhà thờ là Saint-Germain-l’Auxerrois.

Từ métro, mình đi bộ xuống phía sông Seine, rồi quẹo phải leo lên Passerelle des Arts. Trong hình thấy cái cầu nhỏ nhất bên tay phải, có tàu bên cạnh và cái mõm của đảo ngay Pont Neuf (cầu Mới), nơi có tượng của vua Henri 8, nổi tiếng bắt mấy cô bồ, không được tắm 3 tháng trước khi thả gà ra đá với ông ta.

Đối diện với cầu Passerelle des Arts là viện hàn lâm của pháp (institut de france). Mình vẽ ná thở chỗ này, mỗi ngày sau khi ăn trưa. Không có tiền đi uống cà phê với tụi học chung, bò ra đây ngồi vẽ. Nhờ đó mà sau này mình vẽ khá lên.

Có lẻ chỗ này là điểm gây ấn tượng nhất cho mình tại Paris. Sáng đi bộ qua cầu xem mặt trời mọc ở phía sau nhà thờ Notre Dames de Paris tỏng sương mù. Đẹp nức nở. Chiều về thì hay thấy mấy người cầm đàn đánh trên cầu, thiên hạ ngừng lại nghe và cho tiền. Có khi hứng họ ôm nhau nhảy. Sau này mình về thì thấy thiên hạ mua ổ khoá, khoá nơi lang cang để thể hiện mối tình baguette và saucisson.

Lò mò lại đường Rue de Seine, rồi đến trường. Hôm trước, gặp con trai của anh bạn, sắp sang Paris học tiến sĩ về thông minh nhân tạo, mình nói là cơm đại học bên đó dỡ lắm. Nó nói học đại học Paris 11 ở vùng Orsay. Khi xưa, 6 năm trời mình ăn ở đại học, ớn luôn, thức ăn tây do người ả rập nấu, ngược lại bên Ý Đại Lợi thì cơm đại học xá ngon cực. Năm mình đi làm bên Ý Đại Lợi, ăn ở đại học xá thì được xem là năm thần tiên nhất của đời sinh viên. Anh bạn kêu, không bằng bên Nga la tư, ông thần này đi học bên Nga nên nói thức ăn của xã hội chủ nghĩa còn cực tồi lắm. Được cái là nhà nước liên Xô bao cấp hết.

Nhớ mấy tháng đầu đến Pháp, trễ niên học nên mình phải đi làm, trưa đi ăn, ghé đại học Jussieu để ăn ở cơm đại học. Chưa phải sinh viên nên phải kiếm mấy tên sinh viên Việt Nam, nhờ mua phiếu ăn, đâu 2.3 quan một bữa. Sau này, tây biết tẩy nên xét thẻ sinh viên. Sau này, cứ mua baguette với một thỏi sô cô la, bẻ ra nhét sô cô la trong bánh mì, ăn uống nước cầm hơi. Khi đi học thì hay ăn ở đường Saint Andre des Arts, không nhớ là thuộc đại học nào. Dạo đó thì có thẻ sinh viên thì có thể vào ăn bất cứ đại học xá nào. Có lẻ tiệm ăn cho sinh viên có chất lượng nhất là ở Cité Universitaire. Hơi xa cho mình vì phải lấy xe điện ngầm và đổi mấy lần. Thường thì xuống đây cuối tuần. Chán Mớ Đời 

Phía bên trái, gần trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật, gần sông Seine, là nhà ga xe lửa Orsay. Sau này họ đổi thành một viện bảo tàng. 

Có lẻ kỷ niệm khó quên nhất là khi mình đi làm bồi cho một tiệm ăn nhỏ Việt Nam vào buổi tối cuối tuần. Được trả công lại được ăn cơm Việt Nam. Bà chủ này tội lắm, người làm cho gia đình ông tướng Dương Văn Minh. Không biết lý do nào bà ta lại chạy sang Paris, có một thằng con trai, đâu bằng tuổi mình học lớn hơn. Anh chàng này trong tuần phụ mẹ nhưng cuối tuần thì đi nhảy đầm, đánh bài, chả học hành gì cả.

Có lần, mình ghé lại ăn thì không thấy ông con, hỏi đâu rồi, kêu nó đi đánh bạc, báo cô rồi. Khách vào đông, thật sự tiệm nhỏ, chứa tối đa 16 thực khách. Thấy bà ta vừa nấu ăn vừa chạy bàn, thực khách đợi nên mình nhảy vào phụ bà ta, bưng đồ cho thực khách. Cuối bữa, bà ta cho mình ăn bún thịt nướng sau đó tặng cho một ít tiền tươi. Mừng quá. Bà ta kêu mỗi thứ 7, chủ Nhật lại phụ bà ta vì thằng con đi chơi.

Thế là mình đến phụ bà ta hàng tuần, được trả 100 quan, lại cho xơi hai tô bún thịt nướng. Một hôm, khách đông quá nên khi đóng cửa thì métro đóng cửa. Mình kêu taxi về thì trả 120 quan, lỗ 20 quan cho buổi tối đi làm. Từ đó mình đi bộ về nhà sau 12 giờ đêm. Đi bộ 10 cây số, leo lên 8 tầng lầu thì sáng hôm sau hết bò dậy chạy bộ. Chán Mớ Đời 

Nhiều hôm trời mùa đông lạnh kinh hoàng, vẫn phải lết trong sương gió. Không muốn làm lãng tử như mấy ông nhà thơ kể, lạnh buốt mà lết sau 6 tiếng chạy bàn. Kinh

(Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đường xe lửa Sông Pha - Đà Lạt

 Lâu rồi, mình nghe nói Hà Nội đang tính làm lại đường xe hoả từ Sông Pha lên Đà Lạt khiến mình thất kinh. Lý do là tốn tiền mà có mấy ai đi, lại khiến dân Đà Lạt nai lưng ra đóng thuế. Nghe nói dự án lên đến 1 tỷ đô la, nhưng kinh nghiệm cho mấy ông tầu thầu thì chắc sẽ đội vốn lên 2, 3 tỷ. Du khách? Nay có tuyến đường xe hoả chạy từ Đà Lạt xuống Trại Mát mà du khách cũng ít ai đi. Phong cảnh bị phá nát bởi nạn lâm tặc thêm họ làm rẩy, toàn là các tấm nylon che làm vườn khắp nơi. Chán Mớ Đời 

Ngày nay du khách không có thời gian để mất 2 ngày 2 đêm để đi từ Song Pha lên Đà Lạt như xưa nhất là phong cảnh đã bị phá nát. Ngay mình sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt còn không muốn trở lại để chứng kiến sự tàn phá hoàn toàn thị xã Đà Lạt  thì khó mà bắt được du khách ngoại quốc. Để chở hàng hoá như xưa? Chán Mớ Đời 

Mình có viết về người Pháp xây dựng đường xe hoả này rồi. Chỉ nhắc lại là theo tài liệu tây mình đọc thì họ ước đoán có trên 25,000 người Việt chết khi làm đường tại đây. Rất đông người thiểu số bị bắt đi làm phu, không công, khiến nhiều bộ lạc bỏ chạy qua Lào. Theo mình thì con số người Việt chết còn cao hơn vì người Pháp chắc không kể hết.

Có ông Bill Robie từng tham chiến tại Đà Lạt, có chụp ảnh rất nhiều ảnh Đà Lạt từ trực thăng, rất mê về xe lửa nên có nghiên cứu và viết về đường xe hoả này. Ông ta là người đã quyên tiền để phát phần thưởng cho mấy học sinh nghèo của hai trường Bùi Thị Xuân và Trần Hưng Đạo mà chúng ta thường thấy hình của ông ta trên các trang nhà dính dáng đến Đà Lạt. Ông ta có thành lập một trang trên facebook, mang tên Dalat Historic.

Đây mình xin tải vài tấm ảnh mình có do một anh cựu học sinh Adran gửi. Mình cũng chưa có thì giờ xem hết. Khi nào rãnh sẽ xem thấy có nhớ gì sẽ kể cho mấy bác nghe.

Tấm ảnh này thấy có người Chàm, người Việt và người dân tộc thiểu số, khai phá rừng núi để người Pháp xây dựng tuyến đường xe hoả từ Song Pha lên Đà Lạt.
Hình cho thấy người thượng làm việc nhiều còn người Việt thì làm Xu, có mang giày bốt trong khi người thượng đi chân đất.
Hình này cho thấy dân an-nam-mít cũng chân đất, xẻ núi bằng tay chân, với sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Mình nghe con gái tiệm Hiệp Thạnh, số 11 Duy Tân kể ông Võ Quang Tiềm và ông Nguyễn Văn Phúng, em trai bà Tiềm, dạo ấy may áo quần rồi gánh 3 ngày 3 đêm đi xuống mấy chỗ công trường này để bán cho người phu, nhờ vậy mới có tiền để phát triển thương mại tại Đà Lạt sau này. Nghe nói mấy ông 30 nhiều lắm, rất tiếc hồi nhỏ mình không hỏi mấy ông này. Mình vào nhà thì thấy trong một căn phòng để hai cái hòm khiến mình thất kinh. Khi xưa, người lớn hay mua hòm trước để lỡ có đi tây phương thì con cháu có sẵn hòm, không phải đóng, mất thời gian. Sau 75 qua đời thì may có sẵn hòm để liệm và chôn nếu không thì bó chiếu.

Mình đoán mấy ông tàu chắc cũng gánh hàng đem xuống đây bán cho dân làm ở đây. Đa số là người Việt sinh sống tại Đà Lạt, người từ Huế vào. Sau này mới có người vào từ Hà Tỉnh, Nghệ An để làm vườn, trồng rau cãi cho tây, thành lập ấp Hà Đông, Nghệ Tỉnh. Chiến tranh nên dân Quảng chạy vào Đà Lạt cũng nhiều. Có lẻ vì vậy giọng người Đà Lạt hơi lai giọng Quảng.

Mình có anh bạn kể là ông ngoại anh ta là 1 trong 100 người Việt đến lập nghiệp tại Đà Lạt, có giấy khen của thị trưởng. Gia đình anh chàng này ở trong hẻm Nữ Công Gia Chánh. Dân miền nam tương đối giàu có nên ít hơn. Còn dân Chàm và người thượng thì bị bắt theo làm rất nhiều. Tài liệu pháp nói như vậy theo mình hiểu là bắt làm nô lệ, như người phi châu, bị bắt sang mỹ châu làm việc không công.

Đường rầy ở đèo Ngoạn Mục. Thấy 2 bên đường, có hai cái mương chạy song song với đường rầy. Đúng người Pháp xây dựng rất tốt. Về Đà Lạt, mình đi Phan Rang, con đường của tây làm thời Bảo Đại còn ở truồng mà vẫn tốt hơn đoạn đường Hà Nội làm sau này.
Xem hình khiến mình thất kinh vì vách núi có thể xập như chơi.
Cầu này tên gì mình quên nhưng đã có rất nhiều người phu bị chết khi xây chiếc cầu này.
Eo Gió
Ga Kabeu, đường rày phải chạy cong theo sườn núi để lên Đà Lạt.
Thấy dốc lên kinh hoàng, lúc lên cao thì móc vào đường răng cưa, chạy rất chậm. Mình chắc chắn là không đi xe này vì rất chậm. Quen sống ở ngoại quốc, cái gì cũng nhanh.
Để thực hiện mấy cầu này, có rất nhiều phu xe hoả chết nhiều vì té xuống hoặc bị thương tàn phế.
Thật ra đầu tàu cũng không kéo nổi nhiều toa xe lửa vì máy yếu, chạy bằng củi. Thêm vào bỏ ra 1 tỷ để chở được 100 hành khách. Hành khách phải trả bao nhiêu tiền để lấy lại vốn?

Có mấy đường hầm xuyên núi, sau này bỏ hoang thấy thương.
Ga Đà Lạt được xem là đẹp nhất đông Nam Á vào dạo đó, do một nhà thầu Việt Nam tên Võ Đình Dung lãnh và thực hiện. Có thời là nhà ga của hàng không Việt Nam khi Việt Cộng phá đường rầy này nên xe lửa không còn hoạt động. Khi mình đi tây thì xuống chỗ này làm thủ tục lên máy bay, rồi xe ca của hàng không Việt Nam chở xuống phi trường Liên Khương.
Hình ảnh vua Bảo Đại khánh thành đường xe hoả Song Pha và Đà Lạt. Mình không biết có phải ông Diệm muốn truất phế ông Bảo Đại và việt minh cũng muốn tuyên truyền nên hai bên đè nhau tuyền truyền ông này là Playboy, chả làm gì cả làm mất nước. Mình nghĩ một ông vua của xứ nhược tiểu thì khó mà làm gì được cho nên cũng không chửi vua. Thấy ông ta đều có mặt với thực dân tây để khánh thành nhiều vụ ở Việt Nam nên thấy chắc người Pháp cũng nể ông ta. Dù sao cũng biết nói tiếng tây như tây. Mình nhớ khi phỏng vấn vua Bảo đại, người viết cuốn sách Dragon d’Annam, kể cho mình nghe là ông ta không đi làm, sống rất nghèo với bà vợ cuối cùng Monique, được bà ta đi làm nuôi. Ông ta nói vua một nước, không thể hạ thân đi làm. Mình cũng bắt chước ông ta nên lấy vợ để đồng chí gái nuôi còn mình thì lêu bêu 1 đời rong ruổi.
Sau 30 năm nuôi mình, đồng chí gái kêu hết ngu rồi nên về hưu. Chán Mớ Đời 
Ảnh chụp năm 1948. Trong thời gian thế chiến, người Pháp lên Đà Lạt nghỉ hè nhiều vì không thể trở về mẫu quốc, nhờ đó mà Đà Lạt được phát triển tiếp nếu không thì người Pháp đã bỏ cuộc giấc mộng cuồng vĩ của họ.
Chiếc xe ca màu vàng là của công ty hàng không Việt Nam mà mình có đi được một lần khi bay xuống Sàigòn đi Tây. Lần đầu tiên đi máy bay, mình cảm thấy chảnh chọe kể gì.
Ga ở Đơn Dương
Tây Đầm lên Đà Lạt từ Phan Rang để nghỉ mát. Mình khi xưa cứ nghe thiên hạ đi nghỉ hè lên Đà Lạt, gọi là đi nghỉ mát nên viết thư cho ông Trẻ ở Sàigòn, nói là muốn về Sàigòn nghỉ mát khiến thiên hạ cười cả đời. Cứ gặp mình là chỉ mặt cười. Đúng là ngu chi mà ngu vô hậu.

Đang đào hầm dưới đèo Ngoạn Mục
Ga Tháp Chàm

Khi tây về nước thì người dân Đà Lạt và xung quanh vẫn sử dụng xe hoả. Mình có đi một hai lần gì đó với ông cụ, đi thăm ai ở Trại MÁt hay Cầu Đất gì đó. Ông lái tàu hoả, đứng đầu bên trái, nghe nói ông ta bị thương khi Việt Cộng đặt mìn. Nói chung thời đó, chở rau cải từ Trại Mát, Cầu Đất lên Đà Lạt để bán.
Chiếc cầu này nghe nói có trên 5,000 nhân công bỏ mạng khi xây dựng.
Xe hoả dùng để chở hàng hoá, có lính nghĩa quân đi theo để bảo vệ mấy ông kẹ phá hoại nhưng rồi cuối cùng họ cũng đặt mìn nổ banh ta lông
Lính mỹ mua rau quả của nhà vườn Đà Lạt chở xuống Phan Rang và Nha Trang. Mình có kể vụ đóng thùng gỗ đựng rau này rồi ở nhà ông Lào, xóm Địa Dư
Xe lửa có đầu máy chỉ kéo được 5 toa còn ở Hoa Kỳ thì xe hoả chở hàng, đứng đợi xe lửa chạy qua cũng mất 15 phút, Chán Mớ Đời 
Rau cải Đà Lạt được bán cho quân đội mỹ, nhiều tiền hơn nên dạo đó dân Đà Lạt ăn rau quả thối nhiều hơn. Đồ tốt thì bán cho mỹ. Tương tự ngày nay, đồ biển tốt như tôm xuất cảng, người Việt ăn đầu tôm. Chán Mớ Đời 
Hình ảnh của bài viết của anh Nguyễn Thịnh kể về vụ Hà Nội bán lạc xoong đầu máy xe lửa và đường rày răng cưa cho Thuỵ Sĩ. Họ đem về xứ họ tân trang lại, làm tuyến đường lên núi, hốt bạc du khách phải mua vé cả năm trước đó. Có lẻ Hà Nội nghe vậy nên muốn làm lại tuyến đường này để móc túi du khách.

Người Thuỵ Sĩ ăn mừng vì đã mua được đồ rẻ tiền để làm giàu còn Hà Nội thì ăn mừng đã tống khứ được đồ của thực dân về xứ, lại được tiền. Nghe nói $500,000 nay phải bỏ ra bạc tỷ đô la để làm lại. Hồi nhỏ thầy cô dạy cái đường rầy là của ta, ông pháp ông tây làm ra, chúng ta nên gìn giữ lấy. Chán Mớ Đời 



Mình tình cờ đọc được bài của anh Nguyễn Thịnh viết về vụ bán đường rầy và đầu máy cho Thụy Sĩ. Mình và anh ta có email qua lại. Quên hỏi là hình ảnh của anh ta lấy từ đâu hay là anh ta có tham gia trong vụ này mới có hình ảnh. Nghe nói nay du khách muốn đi xe hoả này ở Thuỵ Sĩ, phải mua vé trước 6,7 tháng giá đâu $120 một người. 

Có lẻ vì vậy Hà Nội muốn thành lập lại đường rầy này để kiếm tiền du khách. Vấn đề là Thuỵ Sĩ người ta không phá rừng, phong cảnh vẫn đẹp. Có dạo mình đi dạy ở đại học bạc khoa Lausanne, thấy nhiều góc phố tựa tựa Đà Lạt, cứ nghĩ một ngày nào đó sẽ trở lại Đà Lạt để thiết kế Đà Lạt theo các thành phố núi ở Thuỵ Sĩ, ai ngờ sau này về thăm Đà Lạt thì thất kinh.

Mình không muốn tiêu cực nhưng đọc trên mấy trang nhà du lịch như TripAvisor, du khách Tây kêu đi không bao giờ trở lại Việt Nam vì bị chặt chém vô tội vạ. Mình đi Peru, thấy mấy người bán đồ kỷ niệm cho du khách, mình chỉ lắc đầu cảm ơn là họ bỏ đi, không làm áp lực để bán nên cảm thấy dễ chịu. Trong lòng muốn đem đồng chí gái viếng thăm xứ này. Đi thăm đền Angkor, dân Miên cũng không làm áp lực, nhẹ nhàng, không thích thì họ bỏ đi, không chửi chém lại.

Ở Phi Châu nhất là Ma-rốc, dân bán đồ réo mình như muốn đánh còn ở Việt Nam thì vui lòng khách đến, phật lòng khách đi. Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Trường liên quân võ bị Đà Lạt

 Thấy tấm ảnh của trường võ bị liên quân Đà Lạt do tây để lại, tiền thân của trường Võ Bị Quốc Gia, huấn luyện các sĩ quân tương lai cho quân lực Việt Nam Cộng Hoà, tương tự West Point của Hoa Kỳ. Sau này chính phủ Ngô Đình Diệm cho xây rộng hơn. Mình có kể rồi. 1 trong những bài được độc giả xem nhiều nhất.

Đây mình chỉ đưa ra hình ảnh sau khi tây về nước, cho thấy chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đã xây dựng rất nhiều công trình dưới thời ông Diệm, tuy ngắn ngủi như Chợ Đà Lạt, Khu Hoà Bình, Nguyên Tử Lực, Giáo HOàng Học Viện, viện đại học Đà Lạt, trường Võ Bị quốc Gia,…

Từ cái cổng vớ vẩn, xây bằng đá ong, Việt Nam Cộng Hoà đã xây được và chính kiến trúc sư người Việt thiết kế. Dạo sau 54, có một thế hệ kiến trúc sư Việt Nam rất giỏi, thiết kế các công trình đáng tầm quốc tế như Giáo Hoàng Học Viện, CHợ Đà Lạt, trường Võ Bị Đà Lạt,..

Cứ xem cổng được thiết kế và xây dựng sau 1954 do người Việt thực hiện, đẹp như Tây, thậm chí còn hơn nữa. Hình ảnh cái mái nhà của cổng vào trường như hai cánh chim bay khắp phương trời, quá tuyệt. Kiến trúc sư tránh thiết kế theo kiểu người Pháp, thẳng bong, có đường cong, có thẳng tạo ra không gian đặc biệt. Mình có vào thăm trường một lần nhưng không thích đi lính. Ai biết tên của người thiết kế trường Võ Bị thì cho em xin.

Hàng năm, trường có ngày mở cửa để các học sinh lớp đệ nhất vào thăm trường như viện đại học Đà Lạt. Mình và mấy tên ở trường, được xe nhà binh của trường Võ Bị chở vào trường, cho thăm viếng khá đẹp. Ông tướng Lâm Quang Thơ, hỏi đứa nào muốn vô đây sau khi đậu tú tài, mình trốn.

Mấy cô gái Đà Lạt mê mấy ông sĩ quan này. Cuối tuần ra phố, làm các cô nức nở nhưng cũng sợ làm goá phụ. Cạnh nhà mình có anh Phống, thủ khoa Võ Bị, ra trận lần đầu, chết. Chán Mớ Đời 

Dãy nhà vẽ theo hình thẳng, đối diện theo hình cung


Mình không hiểu lý do mấy sĩ quan được xếp theo đội hình này. Nhờ anh nào khi xưa, tốt nghiệp trường  này giải thích dùm. Đội hình có 8 hàng (theo 8 hướng?) Cảm ơn
Thư viện




Lớp học







Hình như lễ ra trường, thủ khoa bắn tên khắp phương trời
4 năm học tại trường tương đương kỹ sư


Tân binh, tập hợp trước khi vào cổng trường.

Xem hình đầu tiên, các trại lính làm mái nhà bằng tôn thấy Chán Mớ Đời. Mình tải lên đây vài tấm ảnh về trường Võ Bị Quốc Gia. Tải nhiều sợ mở không ra .

Nội đi từ đầu trường đến cuối trường là cũng oải.
Tổng thể của trường 


Tấm ảnh này thấy rõ nhất, hai dãy nhà bên trái theo hình cung, tạo một không gian lạ, không tù túng nếu là song song.

Nguyễn Hoàng Sơn