Hai tấm ảnh Đàlạt trước và sau 1975

 Thấy trên báo Việt Nam, có đăng tấm ảnh về Đà Lạt ngày nay khiến mình thất kinh. Mò tìm một tấm không ảnh trước 1975 tại cùng địa điểm khiến mình ngỡ ngàng.

Tấm không ảnh này chụp Đà Lạt ngày nay, thấy dinh tỉnh trưởng bé nhỏ. Không còn nhiều không gian xanh nữa. Xung quanh dinh tỉnh trưởng, nhà thờ Tin lành, còn lác đác vào cây thông. Tương tự cạnh trường Couvent des oiseaux, chỗ nhà thương Đà Lạt khi xưa, ngoài ra thì nhà cửa phủ đầy. Thấy phi trường Cam Ly đàng xa.

Đọc lại tài liệu của người Pháp, thấy bản thiết kế của kiến trúc sư Hébrard, dự đoán cho 300,000 người dân tại Đà Lạt. Chia rõ ràng các vùng thiết lập ra sao nhưng không hiểu sao lại ra nông nổi.

Khi xưa, thủ tướng Anh quốc Winston Churchill, rất giỏi động viên toàn dân Anh quốc, có công rất lớn chống giặc trong thời chiến tranh. Khi hoà bình đến thì người ta dẹp ông ta qua một bên. Đánh giặc khác với phát triển, tái thiết đất nước. Người ta cần các chuyên gia tài giỏi, có viễn kiến để quy hoạch, kỹ thuật, tái thiết và phát triển.

Thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, dưới thời ông Trần Văn Phước làm thị trưởng, Đà Lạt được phát triển rất hay, các công trình lớn như Chợ Mới Đà Lạt, sửa sang lại Khu Hoà BÌnh, đại học Đà Lạt, giáo hoàng học viện, trung tâm nguyên tử lực, thao trường, sân vận động Cộng Hoà,… sau khi ông Diệm bị giết hại, mấy người tự xưng là hội đồng quân nhân cách mạng, cách chức ông Phước, điều tra. Cuối cùng không tìm ra dấu vết của sự tham nhũng gì cả, dù là 1 đồng. 

Ông này, dám đứng ra ký giấy mượn nợ để xây chợ, sau đó thì bán các sập, hàng trong chợ để lấy vốn lại. Nay, mình về thấy họ xây hai cái chợ to đùng ở đường Phan Bội Châu, màu nâu đen xì, chắc là màu “Đà” theo tên của thị xã. Họ làm mấy chợ như ở các xứ trời lạnh ở ngoại quốc.

Khi xưa, ở Anh quốc, mình có thiết kế hai trung tâm mua sắm. Ngày xưa, lối mua sắm khác, nay với Internet thì lại khác nên phải thay đổi nếu không là mệt. Mình có cô em, bỏ buôn bán ở chợ vì người ta mua trên mạng nhiều. Nếu muốn thu hút du khách thì phải thiết kế theo các thành phố du lịch ở trên thế giới. Cứ xây như 2 toà nhà, thương xá màu đà như ở Phan Bội Châu là hỏng.

Ngày nay, họ không xây các trung tâm mua sắm khác với xưa. Các thương xá, ngày nay được thiết kế xây theo kiểu The Block hay Terra Bella như ở Quận Cam. Người ta không xây theo kiểu kín mít nữa mà để người đi mua sắm đi ngoài trời. Thường xá thành phố Westminster như chùa bà Đanh, không hợp thời nữa.

Bù lại, họ nhận tiền hối lộ của nhà thầu Nguyễn Linh Chiểu, người thầu xây cất chợ mới Đà Lạt, để làm ngơ trước sự việc, ông này xây khách sạn Mộng Đẹp, cao hơn một tầng mà kiến trúc sư Ngô Viết Thụ chỉ định, khiến khách sạn của ông ta, che mất quang cảnh của thị dân từ khu Hoà Bình, nhìn về hồ Xuân Hương.

Sau 1965, chiến sự gia tăng tột điểm, người dân từ các vùng quê, bỏ chạy vào Đà Lạt cùng với các thương phế binh, theo chương trình Người Cày Có Ruộng, họ kêu Phế Binh có nhà. Mấy ông không có nhà nên họ cắm dùi đủ nơi để xây nhà lộn xộn. Mình nhớ đường Hai Bà Trưng, cạnh cư xá Địa Dư, chủ đất, cho ủi bằng miếng đất để xây nhà theo bản thiết kế của Tây để lại. Nơi mình hay đến đây đá banh với đám con nít ở xóm Địa Dư.

Đùng một cái, thương phế binh chiếm đất, xây nhà rồi dân thường cũng a-dua chiếm luôn. Dạo ấy đi đâu cũng thấy xây nhà, tiếng búa cóc cóc,.. Khu Cường Để cũng bị xâm chiếm, cắm dùi hay khu chỗ Am Sohier, Cô Bảy.

Trong xóm mình thì khởi đầu, anh Bình cắm dùi miếng đất phía sau cầu tiêu công cộng của cư xá, xây căn nhà gỗ, rồi đến bà Vinh, chiếm luôn miếng đất giữa nhà bà ta và cầu tiêu xây nhà, chừa lại một mét để thiên hạ đi cầu.

Trên đường Thi Sách, ông Rị và hàng xóm, cũng cắm dùi, xây nhà, xây chuồng heo,.. phía nhà mình thì có bà Hành, bà Phúc, bà Thới chiếm đất xây nhà quán. Mẹ mình mua hụt căn nhà số 13 Duy Tân, nên bỏ tiền ra xây căn nhà nhỏ hai tầng trên miếng đất bên cạnh.

Bổng chốc, các bụi hoa quỳ, bìm bịt maù vàng màu tím, biến mất, thay vào đó những căn nhà gỗ xây tạm xây vội. Có lẻ vì vậy mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, cho ra đời một bản nhạc:”tình tôi, con dốc nhỏ”, để ghi lại những căn nhà lụp xụp, được xây cất vội vã sau Mậu Thân.

Nói chung là xây cất không xin phép, hay có bản vẽ gì cả. Người giàu thì mướn kiến trúc sư vẽ biệt thự còn bình thường thì cứ làm đại. Nhà mình được xây do ông cụ thiết kế. Hơn 50 năm mà mình vẫn thấy sai vì cái nhà tắm được chiếm vào phòng khách thay vì cho vào phía phòng ngủ. Không gia phòng khác, khúc bị nhà tắm lấn chiếm, không sử dụng được gì ngoài để xe gắn máy. Chán Mớ Đời 

Tấm hình chụp vào năm 1968-1969, của người Mỹ chụp từ trực thăng, chắc do ông Bill Robie chụp.

Hình cho thấy dinh tỉnh trưởng Đà Lạt Tuyên Đức nằm trên ngọn đồi cao nhất, hình như cao độ là 1,600 mét, vì mặt đường chỗ bồn binh Đinh Tiên Hoàng là 1,500 mét cao độ. Từ đó lên dốc Phan Bội Châu rồi dinh tỉnh trưởng là 100 mét.

Bên trái, phía dưới có một khúc đường Võ Tánh, xưa kia họ tên khác thì phải. Đi lên bên trái là khu Chợ Mới. Hai dãy phố bên hông chợ do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. (Xem bài mình viết về chợ Đà Lạt, có bản vẽ). Thấy chiếc cầu nối từ Chợ Trên Đà Lạt đến Khu Hoà Bình, chỗ dãy phố photo Hồng Châu, đến dãy phố ông Đội Có, bến xe Đà Lạt khi xưa.

Từ đó, chạy vòng vèo đường Hàm Nghi, chỉ nhớ có Phở Bằng ở đây, với tiệm hớt tóc mà ông cụ hay dẫn ra đây cắt tóc. Hình như nhà may Tân Tân cũng nằm trên đường ngày vì có cô con gái học chung. Một cô nữa, gốc người Hoa, mình có gặp lại tại Bolsa, nay làm bác sĩ có đến nhà mình ăn uống. Thấy nhà thờ Tin Lành. Không hiểu họ ủi đất nơi đồi để làm gì, chắc làm nhà. Dinh tỉnh trưởng, nằm chình ìn trên đồi, bao quanh các cây thông để chắn gió. Trời Đà Lạt khi mưa bão, gió thổi tàn canh khói lửa.

Đây là bản vẽ thiết kế đô thị của người Pháp cho thủ đô Đông Dương. Màu xanh là vòng đai để bảo vệ rừng, màu vàng là vùng không được xây dựng.

Trong vòng 8 năm năm ngắn ngủi, đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà đã sử dụng người tài giỏi để quy hoạch Đà Lạt, đã tạo ra nhiều dấu ấn đẹp, hài hoà với thiên nhiên. Người dân lên Đà Lạt sống khá đông.

Mình có mấy mẫu đất, tính để xây mấy căn hộ. Thành phố cho phép xây 75 căn nhưng mình tìm cách để xây cho bằng được 128 căn. Đó là tư bản! May là thành phố có những quy luật, vùng nào được xây bao nhiêu, cao thấp,…nên cũng đỡ. Nếu không thì các nhà đầu tư sẽ làm tan hoang hết.

Mình thấy tấm ảnh này trên mạng về Đà Lạt, không nhớ của ai tải lên. Thấy dán nhãn hiệu người Đà Lạt. Hoá ra miếng đất ủi để xây lữ quán thanh niên

Hình như mình có viết về tấm ảnh này rồi. Ai tò mò thì tìm trên bờ lốc của mình. Chán Mớ Đời 

Có ông nào, mấy tuần trước có tải lên mạng, những hình ảnh thời đệ nhất cộng hoà, chính quyền Ngô ĐÌnh Diệm, khuyến khích người dân Đà Lạt, trồng cây. Nhờ đó mà khi mình lớn lên mới thấy nhiều cây cối ở Đà Lạt. Những cây ANh Đào, từ hồ lên đường Lê Đại Hành, trên sân cù đầy thông,..


Những hình ảnh cũ thời tây, ít thấy bóng cây trên đồi ở Đà Lạt.

Nguyễn Hoàng Sơn 

Các con hẻm ngày xưa

Những con hẻm khi xưa của Đàlạt 

 

Dạo còn bé, mình hay đi bộ qua các con hẻm trong phố, đi tắt để tránh đi vòng vòng, đường xa nên những hình ảnh của những con hẻm khi xưa còn ghi lại cho mình nhiều dấu ấn. Ngày nay, về thì hẻm hóc ở Đà Lạt mọc như nấm, nhà cửa xây khắp nơi nên không biết đâu là bến bờ. Tên đường đổi thay vào đó những tên tuổi mà ngay dân địa phương không biết tiểu sử của những tên này.

 

Mình hay đi nhất là những con hẻm nối liền đường Hai Bà Trưng và Phan Đình Phùng. Gần nhà mình có một con hẻm nối với ngã ba chùa, phải đi từ nhà ông Lào, cư xá Địa Dư băng qua con suối bằng chiếc cầu khỉ rồi xuyên qua vườn ông Ba Đà rồi mở ra đường Phan Đình Phùng, ngay góc cây xăng Ngã Ba Chùa, cạnh bên nhà một tên học Yersin khi xưa, hay đi chiếc xe Honda Monkey mà không nhớ tên, hình như Cường thì phải. 

Ngày mình về thì nghe bà cụ kể mới đi đám bà Ba Đà, thọ trên 90 tuổi còn ông chồng thì qua đời cách đây 5,6 năm. Khi xưa ông làm vườn, nhiều khi thấy thương ông ta mỗi lần mưa, con suối chảy từ số 4 về làm ngập lụt lênh láng khu vườn trồng rau của ông ta. Sau 75, thì ông ta lấy luôn đất mướn của gia đình Võ Đình Dung, sau này bán đất cho thiên hạ làm nhà nên con cháu ông ta khá giả.


Trước Mậu Thân, mình hay đến giếng nhà ông ta, xin nước, xách đem về nhà xài. May ông bà thương tình, cho gánh nước giếng. Không biết thuốc sâu, phân bón có ngấm xuống đất, chảy tới giếng nước. Nói chung, giếng nước của ông Ba Đà và ông Ba Tây trên đường Thì Sách, chỉ dùng để tắm rửa và giặt quần áo, còn hứng nước mưa để để ăn uống.

 

Khu này, họ xây làm bờ thành bằng đá ong ở hai ven suối chảy theo nhiều nấc thang nên tránh lụt nhưng khi mưa thì xem nước chảy rất xiết, nghe nói nếu mưa lâu thì Đà Lạt có những nơi sẽ bị lụt, có lẻ khúc Cường Để và khúc đi về thác Camly vì khi xưa hay bị ngập lụt vùng này. Nói đến đường Cường Để thì nghe nói họ sẽ làm lại cái bùng binh này vì xe cộ chạy tới đây là loạn cả lên. Hôm qua, mình đi bộ với ông cụ từ nhà, ra hồ Xuân Hương, ngang qua đây mới hiểu cách băng qua đường của người Việt ở Việt Nam.

 

Ấp Ánh Sáng bị giải toả một phần, nay họ trồng hoa tạm trong khi chờ đợi mua luôn phần còn lại để xây nhà cửa phố xá nhưng chắc là để tàn phá vẻ đẹp của Đà Lạt như toà thị chính ở đường Yersin, khi xưa là rừng cây thông, có một căn nhà kiếng, nay 4 cục 6,7 tầng chi đó nhìn là chới với. Mình có thấy bản vẽ của khu này khi xây xong. Kiến trúc bắt chước bên Tây 40 năm về trước. Đứng ngay cầu Ông Đạo, thấy 4 khối to chình ình vô cảm, trong khi rừng thông từ trường Nazareth kéo dài đến đường Bà Triệu biến mất.

 

Con hẻm thứ hai, nối liền Hai Bà Trưng và Phan Đình Phùng. Bắt đầu từ mấy thang cấp trước khu vệ sinh của cư xá Địa Dư, có gia đình Phạm Ngọc Liên và Văn Tài Phát (Yersin) ở, băng qua chiếc cầu do hướng đạo Lâm Viên xây dựng. Mình nhớ hồi nhỏ chỉ có hai tấm ván, bắt ngang con suối, có vài miếng gỗ nhỏ đóng ngang tấm ván để khỏi trơn trợt, té xuống suối, mỗi lần đi ngang thì hai tấm váng bung lên cong xuống, có nhiều tên ba de hay nhảy lên để làm Thiên Hạ yếu bóng vía té xuống suối. Có một bà bị "lại" nên mỗi lần gặp đám con nít hay chọc kêu thả xuống, thả xuống thế là bà ta quăng gánh xuống, đổ đồ tùm lum thấy tội.

 

Mình và cô em kế hay dắt nhau ra đây ngồi vào buổi chiều, đợi bà cụ đi chợ về. Sau này, thấy anh Ngữ, con của ông bà Ấm Thảo, gần nhà mình, trưởng đội của hướng đạo Lâm Viên và cậu Đằng, huynh trưởng Lâm Viên, điều khiển các đoàn sinh, xây dựng cái cầu bằng gỗ rộng độ 1.5m. Chiếc cầu này mình đi qua nhiều nhất khi còn bé sau này có xe Honda thì hết ngoại trừ khi đi học về. Hôm qua, đi đến nhà pmc thì mình tính ra là mất 10 phút đi bộ từ nhà đến trường Văn Học. Để trả lời câu hỏi của ông thần 2b, trên đồi của ty quan thuế thì còn đúng hai cây mới trồng sau này.

 

Từ cư xá Đia Dư, đi xuống mấy thang cấp lằng nhằng, làm bằng đá ong, băng qua con suối với chiếc cầu gỗ. Con suối này vào mùa khô thì đầy rác của dân cư ở xóm Địa Dư đến mùa mưa thì nước chảy bị nghẹt nên gây lụt nên nhà ở xóm Địa Dư được xây trên nền móng khá cao độ một thước tây với những thang cấp để nước lụt không vào nhà. Nếu mình không lầm thì 3 dãy cư xá này được xây hai tầng. Tầng dưới có một hộ và tầng trên có một hộ, nhà vệ sinh chung thì có đâu 4 nam 4 nữ thêm chổ máy nước để giặt quần áo dơ. Dân cư xá hay chơi pétanque ở đây còn con nít thì bắn bi , tạt lon,...Ngày nay thì chỉ thấy nhà và nhà cao 2,3 tầng, tiệm ăn, hàng quán đầy. Hôm trước, đi kiếm nhà tên Văn Tài Phát nhưng mò không ra.

 

Từ cái cầu gỗ thì có con đường đất đi băng qua mấy cái vườn mà bên trái là nhà Cậu Liễu, anh bà con với bà cụ, bán thuốc cẩm lệ. Con đường đất dẫn đến một con suối khác nhỏ hơn nên cái cầu bắt ngang chỉ có 2 tấm ván. Suối cũng nghẹt rác vào mùa khô và gây lụt lội vào mùa mưa. Nhà của dân cư ở xóm này đều xây cái tường nhỏ độ 30 cm, ngay cửa để cản mưa khỏi vào nhà khi mùa mưa lụt đến. Qua cái cầu khỉ thì dẫn đến con hẻm nhỏ mà mỗi sáng đều có chợ mà người ta hay gọi Chợ Nhỏ, dẫn đến đường Phan Đình Phúng, bên trái có tiệm thuốc tây Lâm Viên còn bên phải là nhà may liễng Viên Quang của ông Ba Hoà, người Huế. Ngày nay vẫn còn do mấy người con tiếp thu, tiếp tục nghề của gia đình, cạnh bên là nhà bán gạo của Liên Thái Cực Đạo, học Bùi Thị Xuân mà mình có gặp một lần khi cô nàng chở vợ chồng 2b đi mua nhà ở Virginia.

 

Nơi xóm Địa Dư, ngay con hẻm đi qua Phan Đình Phùng thì ngược lại, người đi từ PĐP về thì có con hẻm từ cư xá Địa Dư lên đường Thi Sách, phải bước qua mấy tấm đan xi măng đậy che cái cống từ các nhà xung quanh đổ xuống. Khi lên tới Thi Sách thì bên trái là nhà của thằng Thạch, lớn tuổi hơn mình và nhà ông Tác làm cho Địa Dư, có chiếc xe Lam chở gạo của bà cụ đi giao hàng sáng sớm để tránh bị bắt vì bà cụ mình không có môn bài bán gạo. 


Nhà tên Thạch này khi xưa là động tiên nâu, dân nghiện thuốc phiện là vô đây, nhà này không bao giờ thấy mở cửa sổ, có cây lựu mà đám con nít hay trèo hàng rào vào ăn cắp trái non. Hôm trước đi ngang thì mình thấy bảng đề bán căn nhà mục nát, nghe nói đâu $50,000, chắc là miếng đất vì căn nhà gỗ được xây khá lâu trước khi mình ra đời.

 

Trên đường Hai Bà Trưng, khúc nhà mình có con hẻm đi từ Hai Bà Trưng qua Thi Sách lên đến đường Calmette, chỗ nhà thương Nhi Đồng. Chỗ này gần nhà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, anh ta có làm bài thơ và phổ nhạc về con dốc 3 con đường: Hai Bà Trưng, Thì Sách và Calmette, nhà mình nằm ngay con dốc và đường Thì Sách.


Tình Tôi, Con Dốc Nhỏ
Nguyễn Đức Quang   

Nơi tôi ở rất gần một con đường
Con dốc nhỏ đắm mình giữa mù sương
Thành phố âm u nhìn con dốc đứng
nhà cũ vây quanh tường vôi nứt rạn
khung cửa lầu cao có em ánh đèn sáng

Con dốc nhỏ thích tôi người đứng chờ
trông ngây dại giữa chiều nắng chiều mưa
chờ bước chân quen, gập ghềnh đất đỏ
chờ những hoang liêu một mùi phấn nhẹ
tôi đưa nàng bước lên tuổi xuân thì

Phố xóm nghèo sơm lan chuyện chúng mình
những mái nhà liếc trộm bước tình duyên
chuyện lúc hai tôi ngồi chân dốc vắng
mặt đất ngây ngây mùi thơm bắp nướng
vai sát bờ vai gờn gợn những trầm hương

Chân dốc nhỏ dẫn đi quanh bóng hồ
môi em mềm hút cạn cánh bụi mưa
hàng liễu giang tay bầy chim trốn gió
từng bước em rung người trong tiếng thở
Em cắn bờ vai: lắm khi lòng bất ngờ ..

Từng đêm từng đêm, con dốc vàng ánh đèn
điệu sáo thần tiên gọi vang tận cõi trên
cuộc tình ngơ ngác không hứa hẹn thêm
nào trời hạnh phúc đâu biết gì hơn
vui với cuộc vui bước khuya tình len lén

Để có nhiều hôm, phố núi gọi mưa về
đường dốc trợt trơn, lòng vang lừng khúc ca
em bước cạnh thôi có chi mà ấm lạ
mưa mãi tình ơi con tim tôi nhóm lửa thật rồi

Nhưng một chiều bỗng em đổi hướng đời
vắng một người dốc mòn cũng lẻ loi
Nhịp trống cao nguyên từng cơn buốt nhói
chờ mãi nơi đây lòng tôi thấm mỏi
em nơi nào, đã thênh thang lộ mới

Trong thinh lặng có tôi chờ rất dài
bông hoa cỏ cắn chặt giữa đầu môi
ngàn cánh hoa bay ngập con ngõ vắng
hàng xóm chung quanh nhìn tôi cố gượng
con dốc nhìn tôi bước đi bằng vết thương

Nay tôi ở rất xa một con đường


Đúng! Nay mình ở rất xa một con đường, thỉnh thoảng nhớ đến cột điện ngay sau lưng phòng của mình ngày ấy. Con dốc này được xem như con hẻm của Đà Lạt, độc nhất nối 3 con đường chính của Đà Lạt: Hai BÀ Trưng, Thi Sách và Calmette.


Ngoài ra còn có con hẻm đi từ dốc Hai Bà Trưng, khu cư xá Bưu Điện, đi lên đường Thi Sách. Trong xóm này có hai nhà may Sơn và Tánh mà khi xưa đám trẻ hay đến đây may quần áo, nay thấy nhà may Tánh ở đường Minh Mạng gần nhà may Văn Gừng khi xưa. Nếu mình không lầm thì khúc hãng cưa xu Tiến ở Phan Đình Phùng, có một đường tắc, băng qua khu vườn sú đến đường Hai Bà Trưng nhưng mình ít đi khu đi, nhà thầy Hồ Thành Tâm ở trong xóm này, nay họ làm con đường hẻm thẳng tuốt qua đường Phan Đình Phùng.

 

Cũng trên đường Hai Bà Trưng, góc Trường Nữ Công Gia Chánh, có hai con hẻm, nối liền đường Thi Sách, nơi anh em Lai và Thái, nổi tiếng du đảng ở khu này, bà mẹ bán thức ăn ngoài chợ cá. Cũng gần đây có con hẻm từ khu nhà do thương phế binh, chiếm đóng, cắm dùi, xây nhà gỗ đi ngang qua nhà Nguyễn Hùng, Nguyễn Đình Tài, Lê Nam Sơn và Lê Hùng Sơn. Rồi đến tiệm mỳ quảng của cây xăng Ngọc Hiệp. Nghe nói Lê Nam Sơn, ngày nay có mở tiệm mì ở Blao khá thành công.

 

Đi tới cuối dốc Hai Bà Trưng thì có con hẻm gần nhà thầy Thành Bắp Sú, có con hẻm đi lên nhà thương, mình ít khi vào đây. Tới cầu Cẩm Đô thì rẽ trái để ra phố, có hẻm mà mình đi qua để ra phố còn được gọi là dốc Nhà Làng, của đường Nguyễn Biểu nối liền Tăng Bạt Hổ và đường Minh Mạng. Con hẻm bắt đầu từ Minh Mạng rồi được tẻ ra làm hai nhánh; một nhánh rẽ phải là đi xuống Cẩm Đô của đường Cầu Quẹo hay Phan Đình Phùng, một nhánh rẽ trái đi lên đường Duy Tân. Từ Góc tiệm Cẩm Đô đi lên dốc Nhà Làng thì bên phải có một bãi đất hoang, sau này tiệm chụp hình Mỹ Dung và ông Đoàn, vua đốn cây rừng, xây 4 căn nhà trước 75 nên chắc sau này mất hết.

 

Bên trái là một dãy nhà hai tầng có đường cống đen ngòm vào mùa nắng thì thì bốc thối còn mùa mưa thì tương đối sạch hơn. Chỗ mấy thang cấp nơi nhà hàng Cẩm Đô nhìn sang thì có một con hẻm nhỏ và ngắn hơn nối với đường Minh Mạng và Tăng Bạt Hổ, góc tiệm Vọng Nguyệt Lầu, gần nhà chú thím Lìn, bán mì và cà phê kế hàng bà cụ mình.

Chỗ này có cái hẻm đi vào mấy căn nhà phái sau.
Chỗ này có cái hẻm đi lên đường Hàm Nghi, ngay góc Phở Tùng, có văn phòng bảo hiểm Rồng vàng của bác Hoè.

 

Từ đường Hàm Nghi, bến xe Tùng Nghĩa, cạnh phở Tùng, một lần bị cháy sau Mậu Thân, có con hẻm nhỏ đi xuống dốc, khá cao đến góc Minh Mạng và Phan Đình Phùng, có công ty bảo hiểm Rồng Vàng của bác Hoè, cựu vô địch bóng bàn Đà Lạt và tiệm uốn tóc Ba Lê, bên trái là tiệm kem Thuỷ Tinh và tiệm chụp hình. Ngày nay thì tiệm uốn tóc Bâ Lê vẫn còn chắc con cháu bà chủ tiếp thu chức năng nghiệp vụ bồi dưỡng đời sống văn hoá cho phụ nữ Đà Lạt.

Đây là dốc Nhà Làng, khởi đầu từ đường Phan Đình Phùng, trước khách sạn Cẩm Đô. Có mấy căn nhà của ông Đoàn, photo Mỹ Dung xây trước 75.
Chỗ nhà bảo sanh Hiền CHi, Tôn Thất CHí, có con hẻm đi vào xóm phía trong
Chỗ này có cái dốc, đi lên đường Hàm Nghi, bên tay phải là chỗ ông giáo Kim dạy học.

 

Hồi bé mình có học hè với ông giáo Kim ở Phan Đình Phùng, ngay khách sạn Mimosa thì có con hẻm đi lên đường Hàm Nghi, ngay chỗ nhà thờ Tin Lành. Mình chỉ nhớ con hẻm này là có ống cống nên khá hôi, mùa mưa thì trơn trợt, nay thì họ có tráng xi măng nên xe Honda có thể chạy lên xuống. Nói chung thì có ống cống chính ở đường nên trong nhà, xài nước thì nước bẫn chạy thẳng ra ống cống của ngoài đường nên hết thấy cống rảnh như xưa với ruồi bu, nhặng đậu. Thêm họ có xe rác nên tạm ổn vấn đề vệ sinh. Mỗi khu phố, có một chiếc thùng rác to, mọi người đem rác ra đổ ở đấy rồi trong tuần có xe rác to đến xúc, mang đi.

 

Đường Phan đình Phùng thì có hẻm trường Tân Sanh nhưng mình ít khi có dịp vào đó ngoại trừ đi giao hàng của bà cụ vì không quen ai. Cạnh rạp Ngọc Hiệp, bên phải cũng có cái hẻm nhỏ mà ngày nay vẫn còn. Gần đó, có cây xăng Ngọc Hiệp, có con hẻm đi vào nhà nđt, nh, lns, lhs, ở đầu ngỏ có quán mì quảng trứ danh của ông bắc kỳ với hiệu Thanh Bình. Ngày nay thì thấy quán ăn Như Ý, khi xưa nằm cạnh tiệm Kim Linh, nay được dời vào hẻm này.

 

Đối diện rạp Ngọc Hiệp, có một cái hẻm cụt nhỏ đi vào nhà của Sỹ, học THĐ, anh họ của NĐT, gần tiệm tắm nước nóng Minh Tâm, ngày nay là phía ngoài là tiệm phở Phi Thuyền. Trong đó có nhà của chú Cương, làm an ninh quân đội, dượng của NĐT. Đi xa một tí là có cái hẻm cạnh nhà bảo sanh Hiền Chi, có cái hẻm cụt nhỏ mà trong đó có nhà của VHĐ bên cạnh là phòng mạch của bác sĩ Phán, nơi mình được ra đời.

 

Ở ngã ba chùa thì có con hẻm cụt nhỏ mà TTT, dân Tùng Nghĩa ở trọ ở đây, cạnh nhà NLĐ, đối diện là con hẻm cụt bên cạnh hảng cưa Xu Huệ. Bà dì mình ở trong này nên mùa mưa là lụt, xình lầy kinh hoàng lắm, nay vẫn còn, tương đối ít bùn và lụt. Thật ra Bà Dì lấy ông chồng cắt tóc, ở ngoài đường, cạnh nhà NĐT nay ở Gia Nã Đại nhưng rồi sau này bán nhà chui vào hẻm trong, mới qua đời năm nay.

 

Từ ngã ba chùa đi về phía mả thánh thì bên phải có con hẻm đi vào ấp Mỹ Lộc. Mình ít khi vào xóm này vì dân đây khá dữ, gốc Quảng hơi nhiều. Năm Mậu Thân thì VC xây lô cốt trên đồi này và xiềng chân cán binh vào lô cốt nên phải tử thủ. Từ nhà mình nhìn sang thấy lính võ bị đánh từ dưới đồi đánh lên, súng trong lô cốt bắn ra như mưa đến khi hết đạn thì lính Võ Bị đến nhặt súng như phim Vic Morrow. Đi lại một chúc, khúc gần hãng cưa Xu Tiến, đối diện hảng này có một con hẻm mà thầy HTT ở trong đó, mình có ghé vào thăm với NVT vài lần. Thầy Hồ Thanh Tâm ở tù 7 năm, nay định cư ở Virginia, mình có ghé thăm tháng trước. Sau khúc này lên tới mả thánh thì toàn vườn bắp sú không, cuối đường thì có hai căn nhà của gia đình Trần Văn Tiến, từ Kỹ thuật La San qua Văn Học, nghe nói sau 75 thì không ai gặp mặt lại.

 

Trên đường Võ Tánh, có vài hẻm nhưng mình chỉ biết hẻm Tăng Văn Danh vì nhà PTN và  ĐQD ở trong khu này, phía trong có vài tên khá du côn nên mình chỉ đến nhà tên PTN, sau này thì hắn đi du học ở Ottawa còn ĐQD nay ở San Jose. Hẻm này gần trường Bùi Thị Xuân nên trưa chiều, nữ sinh trường này đi học về thì chả có tên nào dám lảng vảng tới khu vực để bắt chước Phạm Thiên Thư làm thơ Ngày Xưa Hoàng Thị, toàn con gái nên chúng dữ lắm. Nói đến nữ sinh BTX, ĐQD có chỉ cho mình xem một cô tên Nhung ở Phạm Ngũ Lão mà hôm trước gặp HTNH ở xóm này, lại quên hỏi về cô này. Cô này có cặp mắt thiên thần nhưng hơi mập.

 

Hồi bé nhà mình làm vườn thì cuối tuần phải vác cuốc vào Suối Tía làm rẫy nên hay đi vào Dốc Nhà Bò, đường Đào Duy Từ, cạnh Tiểu Khu, với hàng rào chống B40 dọc đường Pasteur mà Cô Thuỷ kể ngoài Bắc họ gọi là nơi chích chó vì ai bị chó cắn thì phải lại cơ quan này để chích ngừa chó dại. Hôm Tết, gặp NTV học Yersin trên mình một lớp, sau này đi lính, khi xưa ở trong xóm này.

 

Ấp Xuân An thì mình chỉ vào những ngày Tết và kỵ giỗ của bên ngoại mình vì chú ruột của bà cụ ở trong này. Chỉ nhớ là nơi này khá trơn trợt, mấy con đường mòn không có lót đá, chỉ toàn đường đất nên khi mưa là cả một vấn đề, bù lại thì được ăn ổi, mận. Nghe nói nay mận Trại Hầm bị tuyệt giống vì họ phá hết để trồng cà phê. TVĐ nay làm vườn trồng cà phê, hắn nói chêm vào mấy cây bơ. Lu bu quá nên quên đi viếng vườn hắn để xem. Trên tuyến đường từ Đà Lạt về Nha Trang thì có thấy khá nhiều khu đất họ trồng cà phê. Năm nay ngừoi ta dự đoán El Nino sẽ đến thì giá cà phê sẽ lên giá, năm sau TVĐ trồng cà phê chắc sẽ trúng mùa.

 

Ấp An Lạc nằm chỗ đường Bá Đa Lộc đi vào trường Lasan Adran, tới khúc Trung Tâm Thẩm Vấn thì có đường nhỏ rẽ xuống là Ấp An Lạc. Khu này là dân nằm vùng nhiều lắm, có lần họ tấn công TTTV, sáng hôm sau thấy xác chết nằm la liệt, ruồi nhặng bu đen xịt nhưng không có gia đình nào đến nhận xác.

 

Ngày nay về thì chịu thua, nhà cửa mọc đầy, nhà 3,4 tầng cạnh mấy cái lều, tạo nên một không gian khá siêu thực. Cái hay là không phân chia giai cấp như bên Mỹ, nhà khu giàu, khu nghèo mặc dù chính phủ luôn luôn tránh tình trạng sự cách biệt nên các trường học  đều gồm học sinh khu nghèo và khu giàu, khu trừ những khu nào quá giàu thì thôi. Ở Việt Nam thì trên con đường hay hẻm, có căn nhà xây cao 4 tầng bên cạnh đống rác hay căn lều xiêu vẹo, làm bằng tôn.

 

Trên đường Hai Bà Trưng mình có thấy trên đồi, khu cư xá Kiến Thiết xưa, có một căn nhà làm bằng gỗ, nằm trơ trọi trên dãy nhà 3 tầng, tiệm ở lầu 1, còn dân ở trên hai tầng trên hay khách sạn và nhà nghỉ. Ông cụ mình bảo là cán bộ vào chiếm sau 75, nên chắc sau này sẽ bán để chủ sẽ lấy đất của đồi ra, để xây mấy tầng lầu như bên cạnh. Có về VN thì mới hiểu lý do dân gốc Việt ở vùng Bolsa, hay xây những căn nhà to tổ chảng bên cạnh những căn hộ bình thường mà 20 năm chưa chắc bán lấy được vốn lại mà phải trả tiền thuế địa ốc quá cao.

 

Ai xa Đà Lạt lâu ngày mà về thăm lại nơi mình đã lớn lên thì không thể nào nhận ra đâu là đâu. Nhà cửa, phố xá mọc lên bú xua la mua. Mình may có về năm 1992 nên có thấy Đà Lạt như thời mình đi Tây, Đà Lạt dạo đó như được phủ lên một màu rong rêu, cũ nát sau gần 20 năm kinh qua thời Bao cấp, nhưng ngày nay thì đủ trò. Các kiến trúc thiết kế thì bắt chước kiểu Hậu Hiện Đại của Âu Mỹ mà 40 năm trước khi mình còn là sinh viên Kiến Trúc khá phổ thông, chỉ khác là các kiến trúc sư sở tại, có lẻ không am hiểu rõ về các căn bản của kiến trúc âu châu nên bắt chước mà không đúng trông rất ngây ngô, lại không hợp với không gian hay khí hậu nhưng đã nói lên văn hoá bắt chước, không có tư duy đột phá gì.


Khi quy hoạch, chúng ta cần để người tài giỏi như đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà đã làm, còn để cho nhóm lợi quy hoạch thì sẽ tan nát hết vì chúng chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Chán Mớ Đời 

 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Medicare 2022

 Mình bắt đầu trả tiền cho Medicare từ mấy tháng nay nhưng vẫn ăn theo diện bảo hiểm y tế của vợ. Đi hỏi vòng vòng thì mấy người bán bảo hiểm y tế gốc Việt, đè đầu mình xuống, doạ hù đủ trò để mua thêm bảo hiểm bổ sung (supplement), còn mấy tên mỹ thì kêu vợ mày còn đi làm, mày thuộc diện “ăn theo vợ” thì khỏi cần, chỉ báo cho chính phủ biết là chưa muốn nhận Medicare để khỏi bị từ chối sau này. 

Thường 3 tháng tước ngày sinh nhật, họ gửi giấy tờ về để điền đơn, thêm các công ty bảo hiểm gửi thư về như nấm mùa thu. Cái này cẩn thận, bọn bảo hiểm mất dạy lắm, chúng viết giấy tờ cứ như của chính phủ gửi về cho mình. Không đọc kỷ là xem như mình ký tên gia nhập, mua bảo hiểm của họ.

Đồng chí vợ đang tính về hưu sớm nên mình lấy Medicare phần A và B cho chắc ăn rồi tính sau để khỏi hụt chuyến tàu hoàng hôn. Hai phần này là căn bản của bảo hiểm y tế khi hưu trí. 

Phần A là để trả cho tiền bệnh viện, được y tá chăm sóc,.. nếu mình phải nằm bệnh viện. Phần bệnh viện đắt lắm ở Hoa Kỳ. Không có tiền là ngọng, phải bán nhà cửa để trả, trở thành vô sản, kiểu một lần nằm bệnh viện, một đời trả nợ.

Phần B là để trả tiền các y sĩ, hay y tá đến nhà trợ giúp khi đau ốm, họ cấp cho xe lăn, giường bệnh viện, hay các vụ chích ngừa,….. 

Ngoài ra, các phần khác như dược phẩm, thường gọi Part D. Các chương trình này do các công ty tư nhân đảm trách nên mình phải mua thêm vì khá đắt tiền. Nhiều người về già, uống thuốc lên tới $500/ tháng dù có bảo hiểm vì thuốc ở Hoa Kỳ rất đắt. Lãnh hưu trí như mình ít, mua thuốc hết $500/ tháng là ngọng. Tưởng tượng đồng chí vợ trả đâu mỗi tấm cá Nguyệt cho cả gia đình có đâu $600 xem như $2,400/ năm hay $200/ tháng. Mỗi lần mua thuốc chỉ phải trả tiền “co-pay” $5-10.

Hệ thống y tế của Hoa Kỳ khá phức tạp. Hoa Kỳ theo chế độ tư bản nên bảo hiểm y tế đều do tư nhân thành lập đứng ra bán, chính phủ, hay các công ty bảo hiểm trả tiền. Mỗi năm, người Mỹ trên 65 tuổi được chính phủ cấp phát $1,000 để mua bảo hiểm y tế. Công ty bảo hiểm mình chọn, sẽ lãnh $1,000 chính phủ cho mình mỗi năm rồi trả chi phí lại cho mình trong năm. Nếu họ có 1 triệu người mua bảo hiểm của họ, xem như họ lãnh độ 1 tỷ mỹ kim hàng năm từ chính phủ rồi chi trả. Ai ít đau ốm thì họ lời, còn thì họ lấy tiền của người không đau ốm để trả y phí cho người đau ốm.

Mình hay lầm về Medicare và Medicaid . Medicare là chương trình của chính phủ liên bang, còn Medicaid là chương trình do chính phủ liên bang và tiểu bang phối hợp. Ở cali, họ gọi là Medi-Cal.

Phần A: thường thì không phải tốn đồng nào vì mình đi làm trên 10 năm tại Hoa Kỳ, đã đóng tiền này rồi. Mỗi lần nằm bệnh viện thì mình phải trả trước số tiền $1,484 (2021) và $1,556 (2022), sau đó thì chính phủ trả hết y phí còn lại. Thí dụ: có bác quen bị mỗ tim, tốn đâu 1 triệu đô, nhưng bác chỉ trả có $1,484, gọi là “deductible”. Nếu nằm bệnh trong vòng 60 ngày thì không phải trả bệnh viện phí, còn từ 61-90 ngày thì phải trả $371/ ngày, từ 3 cho đến 5 tháng thì trả $742 / ngày và cuối cùng sau 5 tháng thì mình phải trả hết tiền bệnh viện. Do đó nên khỏi bệnh trong vòng 2 tháng đầu, nếu không thì về nhà nằm chờ chết.

Trước khi 65 tuổi mình đi hỏi vòng vòng. Càng hỏi càng điên đầu. Hỏi bạn bè lớn tuổi hơn thì họ cứ nói lại những gì người bán bảo hiểm nói. Do đó mấy tên bán hàng giỏi, chỉ đưa ra 2 lựa chọn: A hay B. Chớ bắt đầu nói thêm thì làm khách hàng điên đầu, càng suy nghĩ càng khiến não bộ người ta bị tê liệt, khó lấy quyết định.

Bên âu châu, người ta theo chế độ xã hội chủ nghĩa, chỉ có một hệ thống y tế phổ quát cho tất cả mọi người. Người có tiền thì có thể trả thêm cho các bệnh viện tư nhân để được chăm sóc chu đáo hơn.

Hệ thống y tế Hoa Kỳ có cái nghịch lý: bác sỹ và nhà thương được trả tiền khi họ làm test hay điều trị bệnh nhân nên nhiều khi họ làm quá mức cần thiết, để có thêm thu nhập thay vì được trả để phòng ngừa bệnh tật. Bệnh nhân là một dòng sữa để họ vắt. Y đức của họ thường được bệnh nhân lo ngại. Họ giới thiệu bệnh nhân cho nhau. Có anh bạn bác sĩ cho Kaiser Permanente kể; mấy ông bác sĩ gốc việt, tỏng hội y sĩ người Việt tại quận Cam, hỏi anh ta không thấy anh ta giới thiệu bệnh nhân. Anh ta nói làm cho Kaiser nên họ bớt thân tình hơn xưa.

Nói vậy, chúng ta không vơ đũa cả nắm. Cũng có các người thành lập các công  ty để tạo nên một hệ thống tốt đẹp hơn nhằm phục vụ cho bệnh nhân. Có các chương trình nhắm vào các người lớn tuổi, về hưu. Các chương trình này có thể tiết kiệm cả $100,000 trong suốt thời gian hưu trí.

Y tế tại Hoa Kỳ rất đắt tiền. Nhiều người chỉ mong về hưu để khỏi phải tốn tiền bảo hiểm sức khoẻ. Họ nghĩ là khi được vào chương trình Medicare là khỏi lo về y phí. Trên thực tế thì chưa hoàn toàn đúng. Ở Hoa Kỳ, chỉ có hai giai cấp là nên vào. Thứ nhất là giàu có, tiền rừng bạc bể và thứ hai là vô sản. Giàu có thì đau ốm, đi các bác sĩ giàu có nhờ mua bảo hiểm xịn. Còn nghèo vô sản thì chính phủ lo cho hết. Mấy người vô sản thì về hưu không thu nhập nhiều, chỉ sống với tiền hàng tháng nhận từ an sinh xã hội thì bảo hiểm y tế của chính phủ trả hết. Có thiếu thì bệnh viện cũng làm ngơ vì không có nhà cửa , xe cộ để xiết. Chỉ có giới trung trung là lãnh nợ hết cho toàn dân Hoa Kỳ và người di dân lậu. 

Vấn đề là Medicare không trả hết cho tất cả y-phí cho mình. Chương trình có những giới hạn, có những thứ không được chương trình này trả, như long term care, nha khoa, hay nhãn khoa. Mình có kể về long term CARE rồi, không nên mua. Mấy vụ này có thể mình phải tốn cả chục ngàn, phải lấy tiền hưu trí ra mà trả. Lấy tiền hưu trí ra thì tuỳ loại quỹ hưu trí, loại mà bình thường thì phải đón thuế thêm vào số tiền rút ra. Do đó, cần phải mua thêm bảo hiểm y tế của những phần này. Mẹ mình sang đây chơi. Ngày đầu tiên đến Cali, kêu sao một con mắt bị tối mò, đi mổ cườm, tốn một con mắt $2,500. Mình phải tự trả vì dạo ấy đi du lịch.

Thông thường Medicare có 2 phần: phần A và phần B mà người ta gọi Medicare fee for service (FFS).

Phần A là bảo hiểm bệnh viện. Trang trải gần hết các chi phí bệnh viện ngoại trừ phần “deductible” nếu chẳng may mình phải vào nhà thương. Khi còn đi làm, mình đều phải trả phần này hàng tháng, cuối đời, có quyền hưởng.

Phần B là phần bảo hiểm bác sỹ. Dùng để trả tiền mỗi lần đi khám bác sỹ. Nhưng phần này, mình phải trả thêm từ $144 đến $492/ tháng tuỳ theo lợi tức của mình nhận được khi về hưu. Hiện tại Mình phải trả $145/tháng cho phần B. Họ lấy thẳng từ tiền an sinh xã hội của mình.

2 phần A và phần B, bảo kê độ 60% đến 70% các y phí nhưng không trả tiền thuốc men, nha khoa, nhãn khoa. Do đó chúng ta phải mua thêm bảo hiểm các phần khác, cộng chung với phần A và phần B, thường được gọi là PDP, Medigap. Phải trả thêm một số tiền khác hàng tháng.

Do đó chúng ta phải mua thêm bảo hiểm bổ sung, trường được gọi là Medicare Advantage. Muốn có phần này thì chúng ta phải có phần A và B. Bảo hiểm này sẽ có 3 phần A và B và D chung. Có mấy loại khác J. Ẹ,… nhức đầu lắm. Mình chỉ muốn bình dân học vụ.

Khi chúng ta về hưu ở tuổi 65. Người ta có thể đoán là thọ trung bình thêm 21 năm với cuộc sống khoẻ mạnh. Trong thời gian 20 năm này, sẽ phải chi độ $200,000 về y phí. Phải trả bằng tiền để dành, tiết kiệm.

đồ hình trên cho thấy chúng ta phải trả trung bình từ $181,000 đến $215,000 trong vòng 21 năm, xem như độ $9,000 đến $10,000/ năm hay $750 đến $850/ tháng. 

Có chương trình Medicare Advantage (MA) khá hơn.

Nếu chúng ta gia nhập một chương trình MA với một công ty bảo hiểm tư. Công ty này lấy tiền của mình đóng, và tiền chính phủ hàng tháng để quản trị y tế cho mình. Mỗi người Mỹ về hưu được chính phủ cho $1,000/ năm. Các công ty bảo hiểm sẽ lấy số tiền này khi mình ghi danh, mua bảo hiểm bổ sung Medigap  của họ.

Thay vì phải tham gia từng chương trình một về bảo hiểm sức khỏe loại gì. Chúng ta chỉ cần  sử dụng một thẻ y tế như hiện tại mình có với bảo hiểm của công ty của vợ. Chúng ta có thể lựa chọn chương trình nào phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình. Hình như có đến 33 loại.

Chúng ta có thể mua bảo hiểm chi phí tổng cộng $129,000 với MA thay vì $200,000 với các loại hằm bà lằn khác. Sự khác biệt rất nhiều cho chúng ta khi về hưu, lợi tức thấp. Chúng ta chỉ mang theo trong người khi đi bác sĩ hay nhà thương 1 thẻ bảo hiểm thay vì thẻ Medicare, Medicap và PDP.

Những chương trình này muốn phòng ngừa bệnh tật hơn là chữa bệnh, nên rẻ hơn các chương trình y tế khác. Các chương trình được chính phủ hổ trợ ngân sách nhưng các công ty tư quản trị.

Điển hình là các người nhận medicare, hiện nay có đến 26 triệu người Mỹ nhận medicare, xem như 42% tổng số người Mỹ đến tuổi hưu trí, có điều kiện nhận MEdicare. Thế hệ Babyboomers như mình, sinh từ 1946-1964, dần dần sẽ tiếp nhận Medicare khi đến 65 tuổi.

UnitedHealthcare và Humana, hai công ty bảo hiểm lớn nhất, chiếm gần phân nữa thị trường Medicare. United có 27% và Humana chiếm 18% thị trường. Ngoài ra có Blue Cross, Blue SHield, CVS HEalth và các công ty bảo hiểm y tế khác. Đi hỏi mấy người bán bảo hiểm gốc việt, đều đưa ra những chương trình này. Mình đoán được nhiều huê hồng hàng năm hơn.

Trước sinh nhật 65 tuổi của mình thì nhận thư quảng cáo và điện thoại của mấy công ty bảo hiểm y tế rất nhiều. Càng đọc càng ngu bền vững, có đi hỏi vòng vòng. Càng hỏi càng điên vì mỗi người bán bảo hiểm, nói bảo hiểm của họ tốt. Người Việt thì bán UNitedHealth nhiều nên đề nghị mình mua. Cuối cùng thì mình chọn Kaiser Permanente vì có tên bạn kêu cho tiện. Mọi khoa y tế đều thuộc về hãng này. Cho dễ. Khỏi mất công đi vòng vòng.

Chọn xong thì mình muốn đổi qua chương trình khác thì họ làm ngơ, cứ chuyển qua chỗ này chỗ kia. Ngày nay, liên lạc bảo hiểm mất thì giờ, gọi vào thì máy trả lời, kêu bấm số an sinh xã hội, Medicare,…rồi đợi. Có ai nói chuyện thì chuyển qua chỗ khác. Mình lên mạng thì họ không cho biết bác sĩ chừng nào rảnh để lấy hẹn. Mình Chán Mớ Đời nên gọi lại thằng bán bảo hiểm quen.

Tiêu chí của các công ty Bảo hiểm là lợi nhuận. Họ ra chỉ thị cho bác sĩ, không nên khám nhiều hay cố gắng chữa trị bệnh nhân như một người gác dan. Ai mà bệnh lắm thì mới giới thiệu đến các huyên gia để chữa trị. Mình nghe mấy người bạn kể, em họ theo Kaiser, bị bệnh ung thư mà bác sĩ của bài hiểm kêu không có gì. Cuối cùng, chọn hãng khác thì khám phá ra bị ung thự giai đoạn 4, rồi chết. Xong om

Tên bạn bán bảo hiểm này trước đây nói mình nên mua Medigap J gì đó, tốn thêm $187/ tháng. Hắn nói đừng nghe ai khác, lấy loại J này là không phải trả thêm tiền gì hết. Nay hắn nói là mới chuyển qua chương trình SCAN Venture  nên mình theo hắn. Hắn bán bảo hiểm nhưng không bán loại này nên rành hơn và cho số điện thoại của tên bán bảo hiểm cho hắn và gia đình.

Dạo này, họ bắt đầu nhận đơn. Mình hẹn một tên bán bảo hiểm y tế vào cuối tuần này để xem lấy chương trình nào. Hiện tại, mình theo diện ăn theo mụ vợ, mua bảo hiểm trong sở nhưng cũng bắt đầu xem xét ra sao để lỡ mụ vợ về hưu, thì có thể dùng các loại khác.

Ai tò mò thì vào trang nhà của Medicare.gov.

Hôm qua, mình gặp tên bán bảo hiểm do tên bán bảo hiểm của mình giới thiệu. Tên này, bán bảo hiểm cho Farmers, không bán được chương trình của SCAN VENTURE. Hắn lại mua chương trình này nên giới thiệu mình.

Mình có thể chọn các tổ hợp y tế nào mình thích, tuy HMO nhưng có thể đổi trong năm. Mình chọn HOAG vì gần nhà thay vì St Joseph. Mình đã theo St Joseph từ hai chục năm nay, nhưng không thích lắm. Đến nơi là phải chạy vòng vòng, đậu xe, trả tiền đủ trò. Năm ngoái mụ vợ đau đi bác sĩ của HOAG, thấy khá hơn nên chọn. Nếu không thích thì đổi. Tên bán bảo hiểm nói về già người Mỹ thích HOAG vì ngành về xương rất giỏi. Thiên hạ hay bị ngã, gãy xương.

Chương trình này, cho lại mình $125/ tháng, đỡ tiền mình trả cho Medicare $145/ tháng. Xem ra mình chỉ đóng có $20/ tháng. Ngoài ra họ còn cho đồng hồ đeo để đo nhịp tim, mắt kính,…đi châm cứu,…họ cho mình đi các trung tâm thể dục miễn phí như 24 hours Fitness, LA Fitness 

Tên bán bảo hiểm cho biết nên chọn bác sĩ nội khoa làm bác sĩ gia đình. Lớn tuổi rồi, không cần bác sĩ tông quát vớ vẩn, nên kiếm người chuyên về nội khoa để khi họ rành, chẩn đoán, cơ thể của mình khi bị lão hoá. Mình ký mua bảo hiểm này, bắt đầu hiệu lực vào đầu năm tới. Họ sẽ tự động bỏ Kaiser để chuyển mình vào chương trình của họ. Đâu 3 tuần nữa mình sẽ nhận được thẻ của công ty bảo hiểm này. Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn 

Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt

 Khi người Pháp khởi đầu xây dựng thành phố nghỉ dưỡng Đà Lạt cho người Pháp, sinh sống, làm ăn hay công chức tại Đông Dương. Việc đầu tiên là họ cho xây dinh toàn quyền và khách sạn LangBian, hai dấu ấn của chính quyền thực dân tại Đông Dương. Dinh toàn quyền, chỉ để dành cho toàn quyền cư ngụ, còn thị trưởng thì ở cạnh toà thị chính, trên đường Nguyễn Trường Tộ. Chỉ sau khi tây về nước, dinh toàn quyền, mới được sử dụng cho thị trưởng kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức ở. Mình có kể lịch sử xây cất mấy dinh thự này rồi. Ai tò mò thì vào bờ lốc mình mà đọc. Tìm trên laptop hay iPad vì trên điện thoại thì không có phần tìm kiếm bài.

 Nay chỉ đưa lên vài tấm ảnh để nhắc về một nơi mà trong tương lai gần đây, sẽ bị xoá bỏ trong tương lai. Thật ra, người Pháp có dự án xây dinh toàn quyền rất lớn vào những năm 1939, vì người Pháp muốn Đà Lạt trở thành một thủ đô của Đông dương. 

Sau 1945, khi Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương, chiến tranh dành độc lập của người Việt đưa đến thất trận tại Điện Biên Phủ. người Pháp bỏ Đông Dương, dự án này do 3 kiến trúc sư tây nổi tiếng ở Đông Dương thiết kế, được dẹp bỏ. Đến thời ông Diệm, ông ta không muốn Đà Lạt trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng Hoà, mà ở Sàigòn. Có lẻ không muốn được xem là một con cờ của người Pháp.

Hình này, mình đoán rất xưa vì con đường Hàm Nghi, chưa được xây cất gì cả. Mình đoán tấm ảnh được chụp trên đồi, chỗ trường Bồ Đề trước 75. Thấy bên phải, dãy nhà của Lãnh Địa Đức Bà (domaine de Marie), chỗ đường Thi Sách, góc nhà Tuấn Cao nhìn lên. Xa xa là bệnh viện Đà Lạt. Dinh toàn quyền được xây cất trên ngọn đồi cao nhất thành phố Đà Lạt (1,600mét). Xa xa thấy ngọn núi phía Cam Ly. Lác đác vài cây thông, sau này thì mọc nhiều hơn, che phủ cả khu vực dinh toàn quyền.

Hình này, có thể được chụp thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, cho thấy đường Hàm Nghi, cũng chưa được xây cất nhiều, ngược lại LỮ Quán Thanh Niên và trường bán công Quang Trung đã được xây cất. Phía tay phải thấy 1 đoạn đường Hàm Nghi, đi xuống ngã ba Chùa và cái dốc đi lên chùa Linh Sơn. Hình như thấy nóc nhà của CBMT khi xưa.

Bản đồ sơ khai của Đà Lạt khi mới được thành lập. Lúc đó, họ chỉ gọi châlet du gouvernement, dinh tỉnh trưởng, nằm trên ngọn đồi cao nhất Đà Lạt. Có phần “caserne en construction”, trại lính đang được xây cất, xem như bảo vệ dinh toàn quyền. Sau này, họ biến trại lính thành nhà lao, nơi mẹ mình bị bắt nhốt tại đây 6 tháng trời. Từ hồ Lớn (Grand Lac) có con đường Đinh Tiên Hoàng, chạy về Dankia, và đường Võ Tánh và đường Phan Bội CHâu. Dạo đó khu Hoà BÌnh chưa được xây cất.

Thấy chiếc cầu ở cao độ 1,500 mét, Thuỷ Tạ chưa được xây cất. Con đường vừa là cái đập chắn nước lại cho Hồ Lớn (Grand LAc) bên tay phải bên trai là Hồ Nhỏ (Petit Lac) ít nước. Chỉ mùa mưa thì họ xã bớt nước đến ngày 14 tháng 5, 1932 thì bão lụt to, đã phá vỡ cái đê này, cuốn nhà cửa của khu người Việt phía tay trái, làm thiệt mạng 17 người Việt. người Pháp cho dời khu người Việt lên khu Hoà Bình, lúc đầu được dành cho người Pháp .

Nhìn từ đường Trần Quốc Toản khi xưa. Thấy con đường đê, có chiếc cầu ở cao độ 1,500 mét, vừa là cái đập chận hồ Lớn (Grand Lac), qua đến bên kia hồ, gặp đường Võ Tánh, chạy lên Phan Bội CHâu, trên cao là đỉnh của dinh tỉnh trưởng. Hình như địa dinh tỉnh trưởng ở cao độ 1,600 mét. Từ hồ Xuân Hương đi lên dinh, mất 100 mét cao độ.

Hình chụp dinh tỉnh trưởng nhìn từ bên hông thấy có terrace và balcon thuộc phía nam. Hình này đoán được chụp vào buổi sáng.
Mình đoán chụp từ đường chạy vào dinh tỉnh trưởng. Thấy 2 cầu thang. Chưa bao giờ được vào đây
Hình chụp phía mặt chính, có hai cầu thang đi lên xuống, cột cờ. Mình đoán hướng đông, còn bên tay trái có terrace, để gia đình tỉnh trưởng ăn uống ngoài trời như bên Tây là hướng Nam, nhìn về thị xã Đà Lạt.
Nhà được xây 3 tầng. Tầng lầu 2 để ngủ, còn tầng trệt để nấu ăn,…còn tầng dưới để làm hầm chứa rượu thức ăn hay trốn bom.
Mặt tiền chính của dinh tỉnh trưởng. Hình như ngói bị bay hết trên cầu thang đi vào. Các tường được xây bằng đá tổ ong, rất công phu.
Hình chụp ảnh phía sau, hướng tây nơi xe chạy lên đậu để quan khách đến hay gia đình tỉnh trưởng sử dụng.
Bản vẽ tầng 2, chắc để tân trang lại. Cho thấy mấy phòng ngủ chính của tỉnh trưởng, có balcon đi ra, chỗ hai cầu thang đi vào.

Mình thấy đâu trên bờ lốc của một anh kiến trúc sư, đoán là gốc Đà Lạt. Có một số hình ảnh của dinh tỉnh trưởng nên đem về đây. Mình đọc lâu quá rồi, nên không nhớ tên anh này. Hình như Trần Công Hoà thì phải. Nếu sai thì cho mình biết để chỉnh lại. Cảm ơn trước. Không biết sức khoẻ anh ta ra sao, vì lâu nay không thấy anh ta cập nhật hoá bờ lốc của anh ta.

Hình như vào năm 1994, mình có gặp anh ta và các kiến trúc sư Đà Lạt, trong đó có 1 anh là tác giả căn nhà 100 nóc và chị Nga, con gái của ông Trường Chính tại nhà của gia đình Tăng Trung, Tăng Hiếu, ở cạnh lò súc sinh (abattoirs). Sau này, mình thấy họ dời hội kiến trúc sư Đà Lạt ra đường Lê Quý Đôn, gần cái cầu.

Hình trên là bản vẽ lại khi ai đó sửa chửa lại thời Việt Nam Cộng Hoà. Bản vẽ lầu 2, nơi gia đình tỉnh trưởng ngủ. Người cuối cùng là ông Nguyễn Hợp Đoàn. Lầu 2, mình đoán căn phòng chính giữa và phòng tắm là phòng của tỉnh trưởng, có balcon đi ra ngoài. Khi xưa, ông cụ mình có nhiệm vụ phải bơm nước lên bồn nước tại đây, nơi cao nhất Đà Lạt. Ông cụ đợi 9:00 tối, cúp nước của dân tỏng vùng này để dùng hết áp suất, bơm nước lên château d’eau ở đây. Ông Đoàn thích ông cụ lắm vì mấy ông trước, không biết cách, chỉ cho đem xe chở nước lên bơm vào château d’eau.

Hình chụp cho thấy lầu 2 có cái balcon để gia đình tỉnh trưởng sử dụng. Bên tay phải là phòng ngủ chính, dành cho tỉnh trưởng. Mình chỉ đoán vì phần bên tay trái là hướng nam, lại không được vẽ rõ lắm.
Đây là bản đồ định vị, tây gọi Plan de Situation, cho thấy nhà toàn quyền mà người Pháp tính xây dựng cho thủ đô Đông Dương.có một khu dành cho nhân viên,… từ đường Võ Tánh chạy lên, được chia ra một qua đường Phan Bội Châu và đường lên dinh. Thấy cái rondpoint hình ellipse để xe hơi chạy vào đại sảnh. Có khu vực danh cho nhân viên sinh hoạt.
Bản đồ mà người Pháp tính thành lập Đà Lạt thành thủ đô Đông dương, ta thấy khu vực nguyên tử lực, được dự tính xây phi trường. Bản vẽ của kiến trúc sư J. Lagisquet
Bản vẽ tổng thể nương theo các contours của sườn đồi. Có đường chính mang tên toàn quyền Paul Doumer . Có cổng gác rồi xe vào chạy lên theo con đường cong theo ngọn đồi.
Bản vẽ cho thấy mặt tiền và phía trong nội thất. Rất to như dinh tổng thống. Do 3 kiến trúc sư nổi tiếng nhất Đông Dương thời ấy thiết kế.
Họa đồ, cho thấy có hồ nước. Hơi mờ nhưng mình cũng đoán được phần nào. Dinh toàn quyền.

Mặt tiền của đồ án , 2 tầng lầu.


Có lẻ họ sử dụng béton trắng, loại được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sử dụng cho dinh Độc Lập

Đại sảnh phía trong khá bị ảnh hưởng của Art Nouveau.

Mặt tiền nhưng chữ mờ quá nên không biết từ hướng nào.phần này là từ phía bên trong đại sảnh. Khá phù hợp với kiến trúc thời đại đó. Ảnh hương của futurismo của Ý Đại Lợi.

Ngày nay, Chán Mớ Đời 

Xem hình này mình đoán các château d’eau cũ mà ông cụ mình cho bơm nước lên đây để gia đình ông  tỉnh trưởng dùng. Nay họ xây cái lớn hơn bằng thiếc bên cạnh to gấp hai.

Ngày xưa, mình học lịch sử cho rằng, thực dân pháp đô hộ dân ta,…khiến mình căm thù người Pháp đến khi sang tây thì thấy người Pháp không đến nổi tệ như sử sách nói. Mình lại thấy họ đem lại văn minh cho người Việt. Họ xây đường quốc lộ nối liền Bắc Trung Nam, đường xe lửa. Đồng ý, họ bốc lột đủ trò. 

Mình chỉ tiếc là đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà chỉ tồn tại có 8 năm trời. Trong mấy năm trời, Đà Lạt phát triển rất nhanh, nhưng có quy cũ, kế hoạch rõ ràng, tiếp tục theo kế hoạch của người Pháp. Đến thời đệ nhị cộng hoà thì chiến tranh lan rộng.

Năm 1992, mình về Đà Lạt, thành phố vẫn như xưa, chỉ có nghèo hơn, cũ kỹ hơn. Nay về thì không nhận ra. Đà Lạt phát triển không có quy trình, đúng hơn là bạ đâu vá đó, không có kế hoạch lâu dài như người Pháp. 

Dạo này, mình đang đọc lại các chương trình xây dựng, phát triển Đà Lạt của người Pháp, thấy tiếc cho Đà Lạt. Ai muốn biết thì cho mình biết, sẽ kể cho nghe. Chương tình dành cho 300,000 người dân tại Đà Lạt, một thủ đô của Đông Dương pháp, rất uy nghi, đẹp. Không hiểu sao lại nên nổi ngày hôm nay.

Người Pháp vạch định, muốn biến Đà Lạt thành thủ đô của Đông Dương nên họ muốn Bảo Lộc là thành phố hành chính, thương mại như Genevre, Zurich còn Đà Lạt chỉ là một thành phố nhỏ như Berne của Thuỵ Sỹ.

Nếu người ta khôn thì để cho một người giỏi quy hoạch còn để nhóm lợi ích quy hoạch thì phá nát hết. Thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, ông thị trưởng Trần Văn Phước đã đứng ra vay vốn, xây dựng rất nhiều nơi của Đà Lạt.  Chán Mớ Đời 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Thèm bánh căn Đà Lạt

Bổng dưng thèm ăn bánh căn chi lạ. Lâu lắm rồi mình chưa ăn bánh căn lại. Lần chót tại nhà “Em là con gái trời bắt chảnh” ở San Jose. Chắc cũng non 5 năm rồi. Lần chót ăn tại Đà Lạt, với mấy cô bạn học Văn Học xưa ở ấp Xuân An trong cơn mưa lũ, trắng xoá mặt đường. Vợ mình không phải dân Đà Lạt nên không thích món này nên mình cứ như người đi trong sa mạc của bánh căn. Đi hoài vẫn chưa ghé lại được một oasis bánh căn. Ít quen người gốc Đà Lạt tại Quận Cam.

Ở Bolsa, không có bán bánh căn, chỉ có bánh khọt của người Nam. Họ đổ với dầu nên không thích lắm.

Người Đà Lạt xa quê hương nhưng lúc nào cũng nhớ đến món ăn nhà nghèo, của người Chàm mà mình có thấy ở Nam Dương. Có lẻ Đà Lạt nằm cạnh Phan Rang nên món này được du nhập vào thị xã. Cũng có thể vào thời gian Tây cho phá rừng, xây dựng đường xe lửa từ Phan rang lên Đà Lạt, người thợ phu mộ từ miền Trung vào đây làm việc, được mấy người ở Phan Rang, làm cho ăn và từ đó trở thành đặc sản của Đà Lạt. 


Đà Lạt ít người Chàm lắm, người Kinh rất ngại tiếp xúc với họ vì sợ bị thư. Ở trên cầu, từ khu Hoà BÌnh đi vào chợ trên Đà Lạt, thường thấy một hai người Chàm ngồi. Họ kêu thiên hạ lại nói gì đó nhưng người lớn bảo họ thư chết nên chưa bao giờ tiếp xúc với người gốc Chàm tại Việt Nam khi xưa. Dạo mình đi chơi ở Phan Rang, cũng chỉ nói chuyện với người Kinh.


Món này rất đơn sơ như người Đà Lạt, không thịnh soạn, không văn vẻ, chỉ bột gạo đổ vào khuôn của cái lò nung bằng đất sét rồi ăn với mắm nêm hay nước mắm. Sang trọng hơn thì thêm hột vịt. Ngày nay, họ thêm thịt bò bằm, tôm, trứng cút,..., hay xíu mại trong nước chấm, phong phú hoá món ăn của thị xã Đà Lạt.

Lò bánh căn này lớn, có đến 16 khuôn. Nhà mình khi xưa có cái khuôn nhỏ hơn, chỉ đổ có 8-10 cái một lần. Ngày nay, dân giàu có nên họ bỏ thêm trứng cút. Họ dùng cái thau nhom để lót cái lò, cách nhiệt với sàn nhà. Lò bánh căn gồm hai phần, cái lò đẻ đựng than hồng và cái khuông để lên trên cái lò, có những khuông nhỏ để đổ bánh và mấy cái nắp nhỏ đậy trên các khuông nhỏ.
 

Về thăm Đà Lạt, các người con của Đà Lạt mua mang về Hoa Kỳ, vài cái khuôn nhỏ vì cái lò bằng đất quá to, khó mang theo, rồi tự chế lấy cái lò để lâu lâu ăn món ăn bình dân này như để hồn theo về vùng quê hương ký ức, để lắng nghe lời ru của người mẹ, người chị ru em trong tiếng mưa của những mùa hè, trôi theo những con suối mang theo những chiếc thuyền xếp bằng giấy học trò, trôi về một vùng trời vô định của tuổi thơ. Ai đó, nói người ta có thể mang một người gốc Đà Lạt ra khỏi Việt Nam nhưng khó mà lấy món bánh căn ra khỏi tâm thức của người Đà Lạt (nhs). 


Xa Đà Lạt hơn 47 năm, mình được ăn món này lại lần đầu tiên tại nhà Võ Hoàng Đa, do phu nhân của hắn làm với cái khuôn bằng sắt. Cô này là dân Đà Lạt, học sinh Couvent des Oiseaux. Kỳ về thăm gia đình vừa rồi, được mấy người đẹp khi xưa của Văn Học, và Nguyễn đình Tài, chở đi ăn lại món này ở Ấp Xuân An, đối diện trường Trí Đức khi xưa. U chao sao mà ngon rứa, ngon ác ôn, ngon vô hậu.

Bánh căn được dọn từng cặp. Món ăn nhà nghèo khi xưa, chỉ có bột gạo rồi đổ lên cái lò, trét hành dầu rồi chấm với nước mắm,…

Trời mưa, hắt vào, ngồi xung quanh cái bàn, với mấy cái ghế thấp, nhìn mưa trắng xoá mặt đường, nếm từng miếng bánh căn. Mình ăn chậm chậm như một người đang chánh niệm, để tìm lại  khứu giác, hương vị khi xưa, ăn bánh căn ở chợ Đà Lạt. Mình chợt nhận thấy cách làm đường của xã hội chủ nghĩa rất lạ: mặt đường cao hơn các dãy nhà bên đường. Thường thì người ta làm đường đi, xe cộ chạy thấp hơn nền nhà, để nước mưa không thoát kịp, chảy ra phía đường. Ngồi trên chiếc ghế đẩu, cao hơn cái đòn một tị, thì thấy mặt đường cao bằng tầm mắt của mình.


Mỗi cuối tuần, mình ra chợ, phụ dọn hàng cho mẹ. Sau đó, đợi mẹ bán mở hàng rồi mới dám xin tiền đi ăn bánh căn. Rẻ nhất. Lý do phải đợi mẹ bán mở hàng vì người Việt tin dị đoan. Nói bán hàng mà có người trả giá, phải bán để có cái huông trong ngày, bán đắt hàng. Nếu họ trả giá không mua rồi đi thì ế cả ngày, phải đốt phong long. Dọn hàng xong thì mình ngồi đực như chó ngáp. Ai đi ngang cũng mời mua hàng dùm cháu để được đi ăn hàng.


 Ở khu hàng thịt, cạnh hàng bà Phòng, trước tiệm bán thịt của bố vợ thằng Sữu, có một bà người Quảng, bán bánh căn cực ngon. Bà ta làm nước chấm hết xẩy, hình như có mắm cá. Chắc là mắm nên. Mình ra, kéo cái đòn, ngồi xuống rồi nói ăn 3 cặp. Ngồi đợi. Khi ăn, có nhiều người ngồi chung nên bà ta đổ rồi chia đều cho mọi người. Thường vào khoảng 10-11 giờ là hết xoong bột gạo. 


Lạ lắm! Ở Hoa Kỳ, mình thấy người ta nấu bán cả ngày, còn dân Đà Lạt chỉ nấu mỗi ngày một nồi bún bò, phở,..bán hết nồi thì họ dọn về, hay đóng cửa. Bán xong thì đi chợ, chuẩn bị nấu cho ngày mai nên lúc nào cũng có đồ tươi, không như ở Hoa Kỳ, toàn là đông lạnh.

Có một anh khi xưa sinh sống tại Đà Lạt, gửi cho mình một video về Đà Lạt năm 1965. Thấy có khúc trên cầu thàng vào chợ. Thấy mấy người Chiêm Thành, bận váy khiến mình nhớ người lớn dặn mình đừng có trả lời mấy người chiêm thành, sợ bắt cóc.


Hôm nào, sang thì xin thêm mẹ quả trứng vịt, mua ở hàng bà Cáp. Đem ra đưa cho bà bánh căn, đập bỏ vào cái bát rồi khi nào đổ bánh của mình thì bà ta bỏ thêm trứng vào. Mình phải canh, lỡ mấy người ngồi cạnh, ăn mất cái bánh của mình có trứng. Bà bán bánh căn không bao giờ lầm cả. Sau này, bà ta, bỏ hàng thịt, lên đường Nguyễn Biểu, chỗ Dốc Nhà Làng, che tấm tăng rồi đổ bánh căn bán tại đây. Nghe nói, nhờ đổ bánh căn, bà ta mua luôn căn nhà ở dốc Nhà Làng. Nay con bà ta nối ngôi hoàng hậu bánh căn Đà Lạt. Nghe nói đắt lắm nhưng thiên hạ vẫn bu như ruồi.


Về Đà Lạt, ngoài ăn bánh căn Đà Lạt lại sau 45 năm ở Ấp Xuân An, mình được mấy người em dẫn đi ăn ở gần Grand Lycee khi xưa. Ăn cũng ngon lắm. Nói chung thì bây giờ ăn có nhiều thứ hơn khi xưa. Mình có người em trai, có tiệm bán bánh căn ở đường Minh Mạng, hình như bây giờ, họ gọi là Trương Công Định. Đối diện bi-da Hồng Ngọc, bên cạnh tiệm hủ tiếu Nam Vang khi xưa. Nghe nói ngon lắm!


Khi xưa, nhà mình có cái lò bánh căn. Lâu lâu, mẹ mình kêu đem cái nồi sang bên dốc Ngã Ba Chùa, cạnh hợp tác xả rau, nơi đồn Nhân Dân Tự Vệ, có lò bún, đưa gạo cho họ xay, chiều hay mai lại lấy. Lý do đưa gạo nhà vì gạo bà cụ bán ngon hơn. Chớ lấy gạo của họ xay thì đắt hơn mà lại là gạo mua với sổ gia đình ở khu phố, dỡ. Khi xưa, thời Kiệm Ước, tránh nạn nằm vùng mua gạo bán cho Việt Cộng. Chính phủ bán gạo qua khu phố. Mỗi tháng, đem sổ gia đình lên khu phố rồi mua theo số người trong gia đình. Nhà mình thuộc khu phố 2, nên lên La Sơn Phu Tử, mua ở trên Số 4, cạnh tiệm đánh bi-da và hớt tóc.

Đường Hàm Nghi chỗ Ngã Ba Chùa phía sau, có căn nhà mình hay đem gạo đến để họ xay gạo đổ bánh căn.


Lớn lên có xe gắn máy thì dễ, kêu thằng em ngồi phía sau giữ cái nồi nước gạo. Hồi còn bé, phải bê cái nồi nước gạo, đi về nhà, băng qua vườn ông Ba Đà. Gặp trời mưa là mệt. Hình như lúc đổ thì phải trộn thêm nước lạnh để bớt đặt và thêm bột năng để cho dai dai một tí. Lâu quá, không nhớ nữa, 50 năm.


Chiều chủ nhật, mỗi đứa có thể mời một đứa bạn về ăn ké. Chị người làm, làm nước chấm rồi mấy anh em, chia phiên đổ bánh, cạo lên trét dầu hành. Chu chao, ngon vô hậu! Có lẻ nhờ vậy mà em trai mình, nay đổ bánh căn bán món nghề gia truyền ở đường Minh Mạng. Nghe nói đắt khách lắm. Một ngày bán trên 10 ký gạo. 


Ngày nay, người ta bỏ thêm bột năng, nghệ cho vàng, xíu mại, trứng cút, tôm thịt đủ trò. Do đó, họ phải bỏ dầu để khỏi bị cháy. Mất đi hương vị món ăn nhà nghèo khi xưa. Nếu mình không lầm, khi cái bánh bị cháy nám sơ sơ là đã lấy ra, rồi úp lên một cái bánh khác để làm chín phía trên.


Sau này, nhà dùng lò dầu hôi nên ít ăn bánh căn, vì không có dùng than, lại ăn món bánh xèo, bánh khói nước tương của người Huế. Mình thích ăn bánh khói hơn vì chấm nước tương thay vì nước mắm khi ăn bánh xèo. Lý do là lò bánh căn phải dùng than. Khi dùng lò dầu hôi thì hết mua than. Muốn đổ lò than, phải châm ngo, với than rồi quạt mệt nghỉ. Lâu lâu, phải ngưng đổ, ngưng ăn để bỏ thêm than mới, lại phải đợi than hồng.


Mình chỉ được ăn chực nhà thăng Bi, hàng xóm, món bánh bèo. Nghe nói, khi xưa nhà nó ở Ban Mê Thuột, ông tướng Vĩnh Lộc mê món bánh bèo của mẹ nó. Và món bún thang nhà thằng Nguyên. Chúng sang nhà mình thì đãi lại món bánh căn bột gạo chấm nước mắm. Lần sau về, mình phải ra tiệm người em trai để ăn lại món bánh căn gia truyền.

 

Về Việt Nam, mình thấy món bánh căn này, được truyền bá khắp nơi. Đến Đà Nẵng , Hội An cũng thấy. Khi xưa, chỉ thấy ở Phan Rang. Về miền Nam thấy họ làm bánh khọt, bỏ tôm đủ trò. Chẳng bù lại khi xưa, chỉ có bánh không, bị cháy cháy xém, chấm nước chấm, có chút gì đắng đắng ngọt ngọt, mặn mặn với hành lá.


Ngày nay, Đà Lạt sống nhờ vào khách du lịch nên họ chế mấy món bánh căn theo đủ trò để câu khách. Món ăn nhà nghèo được cao cấp hoá thành món ăn đặc biệt. Tương tự món Pizza khi xưa, chỉ nhà nghèo ở miền Nam Ý Đại Lợi mới ăn vì chỉ có bột mì, xốt cà chua và chút phô-mát, nay được toàn cầu hoá. Biết đâu một ngày nào đó, món bánh căn Đà Lạt sẽ được toàn cầu hoá như bánh mì thịt và cà phê sửa đá. 


Ở Việt Nam, có lẻ mình sẽ làm một nhà máy, đổ bánh căn, bỏ bị, bán cho thiên hạ. Chỉ bỏ vào lò vi-sóng 30 giây là có món ăn đặc sản Đà Lạt. Chán Mớ Đời 


 Đây là ý kiến của một bạn  cũng ở Đà Lạt :

" bạn  viết  truyện  dài  quá  tôi  đọc  một  hơi mà  phải  uống  nước tới  2 lần  , ngày  xưa  đó ba mẹ  tôi  cũng  có  sập  bán  vải  trên  chợ  lầu  , vì  thế  Bà  Đàn và  bà  Phúng.  là  bạn  buôn bán  và  bây giờ  các  ông bà  này  đã quy tiên  cả  rồi  , các  ông  bà  bán  hàng  ăn  dưới  chợ tôi  biêt  nhiều  người  vì  lúc  bé  buổi  chiều  hay ra chợ  được  mẹ  cho ăn  hàng, kỷ niệm  xưa cảm ơn  bạn đã  gợi  nhớ"


Bánh căng thủa nhỏ là bánh không, nhiều mỡ hành và nước mắm thui, nhà giào và người lớn mới có trứng. Chỉ được ăn đủ tiền là khoản 3 đến 5 cặp, húp hết nước mắm và vài miếng hành còn lại trong chén, ngồi nán lại tý vì vẩn còn thòm thèm...chưa đã...

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn