Xem xiếc và hội chợ ngày xưa

Hôm trước thấy mấy tấm ảnh của ông Thi Đà Lạt tải lên mạng, mình còm thêm thì một chị bạn học xưa, gọi điện thoại kêu ông lấy hình tui ở đâu vậy và bỏ lên mạng, và nhờ gỡ tháo mấy tấm ảnh có tên cúng cơm của bố mẹ xuống. Thật ra nếu không có tên bố mẹ thì chắc không thằng tây con đầm nào nhận ra vì hình ảnh đã 60 năm cuộc đời. Chị ta nhớ đến ông bố chụp ảnh các lớp học ngày xưa, rồi bạn bè mới nhắc đến mẹ chị bạn học khác làm y tá,…khiến mình nhớ lại chuyện xưa nên kể lại đây.

Nhớ lần đầu tiên, mình được xem xiếc tại trường Petit Lycée, khi học lớp 10 ème với Hùng con cua, PNL, Đinh Anh Quốc,... Dạo đó lớp học nằm bên tay phải từ cổng đi vào. Trước cổng trường có hai cái nhà dù hình lục giác, làm bằng gỗ thông cho nam và nữ để học sinh trú mưa, trước khi vào lớp. Có mái làm bằng rơm, tương tự mấy cái chòi ở thác Prenn và Cam Ly.
Khung viên trường Petit Lycee ngày xưa. Đi vào thì thấy hai dãy lớp. Phía trên là các lớp 9eme đến 7eme còn phần bị chê thì từ 11 eme đến 10 eme. Hầm thứ hai là preau phía trên với nhà vệ anh công cộng hóa dưới là infirmerie giáp văn phòng hiệu trưởng. Chỗ này là nơi chào cờ và xem xiếc và chích thuốc ngừa.  Còn phần thứ ba là khu nội trú. 

Từ cổng lớn đi vào, bên trái có cái nhà của gác dan, bên phải có con đường nhỏ chạy cong cong vào căn nhà của hiệu trưởng. Từ cổng đi vào hơi dốc thì thấy văn phòng hiệu trưởng bên trái có cái auvent để hiệu trưởng hay giáo viên đi lại lớp khi trời mưa. Trước văn phòng hiệu trưởng có cả chục thang cấp mà mỗi năm đều có chụp hình cả lớp. Hùng con cua gửi cái hình năm 10 ème mới nhớ là đã học với ai. Bên phải có dãy nhà đâu có 4 lớp học dành cho 11 ème và 10 ème. 4 lớp này ra chơi thì có cái sân gần đường Hùng Vương. 

Chỗ này nếu không lầm là lớp thứ 2 khi xưa học 11 ème, cũng là nơi mình đi thi BEPC vấn đáp khi rớt thi viết. Cả đám ngồi đợi mấy thằng vô vấn đáp trước, cho đề bài rồi cùng nhau giải nhờ vậy mà mấy thằng dạo ấy như Võ Ngọc Sơn, mình ,.,., đậu vớt. Phía bên trái có cái vườn nhỏ trồng hoa cỏ, phải đi lên từ cái auvent cạnh văn phòng hiệu trưởng. Hình như cũng có 4 lớp học dành cho 9 ème và 8 ème còn 7 ème học khúc cạnh préau. Lâu quá không nhớ tới khúc này. Chỉ nhớ man mát là có khu ký túc xá cho dân nội trú.
Đây là chỗ chạy vào Petit Lycee. Hình này chắc trước khi mình vào học vì không thấy hai cái nhà dù trú mưa. Có căn nhà của gác dan tây đen, bên phải là nhà của hiệu trưởng.
Từ cổng đi vào bên trái là 3 lớp dành cho 9 ème đến 7 ème 
Bên phải là dãy nhà nơi mình học 11 ème và 10 ème
Cổng trường vào Petit lycee
Phía sau dãy lớp 7 è mê xuống 9 ème, chỗ ra chơi
Tấm ảnh cho thấy rõ nơi xem xiếc và chích ngừa. Cận cảnh là văn phòng hiệu trưởng, có cầu thang để cả lớp chụp hình mỗi năm. Bố chị bạn học chụp. Phía sau là một bãi đất trống với cột cờ để chụp hình và chào cờ. Mình nhớ khi học buổi sáng năm 11 ème đến 10 ème thì có chào cờ nhưng lên 9 ème học buổi chiều thì không nhớ.
Hình này chụp từ video trên YouTube để thấy tây con khi xưa đi học vó xe ca chở tới trường, ở nội trú.

Hình không biết có mình ở trong hay không vì thấy lớp cô Huệ. Chỉ muốn giải thích là càu thang đi vào văn phòng hiệu trưởng mà mỗi năm học sinh ra đây đúng chụp hình. Bó chị bạn chụp nên cô nàng còn rất nhiều tấm ảnh ngày xưa.
Đây lớp học ngày xưa, chụp trước khi mình vào học
Préau chỗ ra chơi khi trời mưa.
Phía sau dãy 7 ème đến 9 ème nơi mình ra chơi, có sân đá banh phái bên trái cảu 3 cô đầm con. Các lớp 11 ème và 10 ème thì ra chơi phái đường HÙng Vương.

Phía sau văn phòng hiệu trưởng thì có văn phòng y tá để khi học sinh đau hay té hay chích ngừa là kéo nhau đến đó. Nhớ hồi nhỏ, mỗi năm phải chích ngừa, mấy bà y tá có cái súng bắn phập phập kinh hoàng thêm trò đi khám sức khoẻ ở văn phòng bác sĩ Sohier. Trước văn phòng y tá thì có cái sân rộng trải đá nhỏ, có cột cờ treo cờ tây thì phải. Lâu lâu có chào cờ nhưng không nhớ chào cờ ta hay cờ tây, bác nào nhớ thì cho em hay. Cạnh đó thì có cái préau có mấy thang cấp đi lên. Trời mưa thì chơi ở đó còn trời nắng thì chơi phía sau dãy nhà vệ sinh, có sân banh nhỏ. Phía phải có dãy nhà ngũ cho học sinh nội trú với cái phòng lớn để trình diễn văn nghệ. 

Một hôm thì cả lớp đang học thì được bà giáo dẫn ra cái sân trước văn phòng y tá, gần cái auvent để xem xiếc. Cứ hai lớp được cô giáo dẫn đến xem xiếc rồi tuần tự đến các lớp khác. Mình chỉ nhớ đó là lần đầu mục thị con khỉ đi xe đạp, đánh trống. Con khỉ được chủ bận cho bộ đồ màu đỏ, đeo kính dâm, lộn đu vòng vòng nhưng thích nhất là nó biết đạp xe đạp 3 bánh trong khi mình thì lên trung học mới tập đi xe đạp, té lên té xuống.

Cả lớp cười vui vẻ, vỗ tay khiến mình ước gì làm được khỉ để đánh trống tùng xèng, đạp xe đạp. Xong xiếc thì cả lớp đi về để mấy lớp khác đang đứng đợi, đến phiên xem con khỉ làm trò khỉ lại.

Cuối tuần ấy ra chợ, phía chợ cá thì mình mới khám ra con khỉ làm xiếc gần như thường trực ở đây để ông chủ bán cao đơn hoàn tán, kiểu Sơn Đông Mài Võ mà sau này mình coi cuốn phim La Strada của Federico Fellini, có Anthony Quinn đóng vai tên mài võ khiến bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ kéo về. Cũng chiếc xe Lambretta ba bánh tên sơn đông mài võ, mua một cô con gái do Giulietta Masina đóng. Cô bé ngây thơ được tin người chị đi theo tên sơn đông mài võ đã qua đời và đề nghị trả 10,000 lira cho bà mẹ nghèo sau chiến tranh, nuôi đàn con, để cô ta phụ giúp hắn trong cuộc đời sơn đông mài võ.



Ông chủ xiếc bán thuốc cao đơn hoàn tán, kêu gọi bà con xem con khỉ làm trò khỉ khiến thiên hạ tò mò bu lại, vỗ tay khen u chau u chau hay hè hay hè rồi đến khi ông ta cho con khỉ nghỉ giải lao, ăn trái chuối cau thì ông ta cầm cái trống khỏ rồi bán dầu cù là thì một số người lớn de ra, một số tò mò thì cũng mua thuốc tể chi đó không nhớ.

Trên đường Yersin, cạnh ty cảnh sát, đối diện thư viện và Hội Việt Mỹ, dạo đó có khoản đất trống. Ngay góc có cái biệt thự mà thằng Thanh, con một ông tướng nào học với mình được 1, 2 năm rồi về Sàigòn. Phía sau ấy có dãy nhà bằng tôn, có gia đình thầy Đan Đình Soạn ở khúc này. Cứ mỗi năm lại có hội chợ, hình như của dân Sàigòn lên nên ông cụ mình hay dẫn đi xem. Có trò thẩy vòng đầu vịt, tuy thấy cái vòng to hơn cái đầu con vịt đói nhưng thiên hạ thẩy cái vòng nào lọt ra ngoài vòng ấy. Đầu vịt trông nhỏ nhưng nếu cộng thêm cái mõ vịt thì dù nhiều người tìm cách quăn xéo, quăn nghiêng đều lọt ta ngoài. Nhiều khi lọt vào thì con vịt ngoắc ngoắc cái đầu để tuột ra.

Có trò thẩy vòng vào cổ chai nhưng thấy thiên hạ trớt quớt nhưng mình thích nhất là môn mô tô bay có ca sĩ Bạch Yến và tên nào lái chạy vòng vòng. Ông cụ phải mua vé vô xem. Cái cylindre làm bằng gỗ, cao độ 3 thước, đường kính thì không nhớ rõ vì còn bé quá nên thấy rất to. Khán giả đứng trên cao xung quanh cái cylindre rồi có một ông bận áo da và một bà mà ông cụ mình kêu ca sĩ Bạch Yến, nổi tiếng với bài Đêm Đông, sau này ra hải ngoại.
Chỗ này là đường tắt đi từ Lê Quý Đôn vào trường 
Trước cổng trường 
Hai bà giáo đầm đứng nơi dãy lớp 7 -9 

Có một ông cầm cái loa nói đủ thứ trò rồi chiếc xe mô tô chạy ra với một ông  và một bà ngồi trên rồi xe rú ga chạy vòng vòng rồi từ từ có trớn chạy theo cylindre để lên phía khán giả đứng. Mình thấy gỗ lắc lư trong khi bà con vỗ tay hoan hô nhiệt liệt rồi xe mô tô từ từ chạy ngược xuống rồi bà con vỗ tay hoan hô. Sau Mậu Thân thì không thấy tổ chức hội chợ hàng năm nữa, đàn ông bị đôn quân, đường xá cứ bị tăng bo, VC chận đường đấp mô nên ít ai di chuyễn ngay mấy gánh hát cải lương cũng không dám lên Đà Lạt. 

Hàng năm mấy bà sơ của nhà thờ Domaine de Marie, đều tổ chức hội chợ từ thiện, gây quỹ để nuôi đám con bà phước, trẻ em mồ côi vì chiến tranh, có nhiều đứa tây lai hay mỹ lai chi đó. Cứ gần Giáng sinh là thấy tấm  banderolle, quảng cáo hội chợ từ thiện này ở khu Hoà Bình và cạnh rạp Ngọc Hiệp. Năm nào mình cũng đi để được ngồi ghế để xe quay. Nhà mình ở đường Thi Sách, gần đường Calmette, là nghe tiếng rao, tiếng nhạc in ỏi cuối tuần vào tháng 12, gió lạnh lạnh.

Từ đường Calmette, góc Ngô Quyền, leo lên mấy thang cấp thì có cái cổng dựng bên cạnh nhà thờ để mua vé vào hội chợ. Dọc trên đồi thì có đủ trò để hốt tiền dân chúng như bắn súng mà mình nghe có người ác khẩu bảo mấy bà phước bẻ cong nòng súng nên ngay lính 302 bắn cũng không trúng. Cũng các trò tạt lon với mấy cái gối nhỏ, nhẹ hều nên cũng bù trớt. Có chổ cho câu cá với cần câu, móc ba cái đồ chơi. Mình thích nhất là trò đua thỏ hay chuột bạch gì đó. Thiên hạ mua vé rồi có mấy con chuột hay thỏ chi đó, lúc dỡ cái cửa đậy chuồng thì chúng bò trong khi bà con hò hét rồi chửi thề, văng tục, khá vui. Mới nhớ thêm cái trò con bọ tìm chuồng. Có đâu cả chục cáic huồng nhỏ rồi người ta mua vé. Con cháu bà phước kéo cái lưới để con bọ chạy ra khiến bà con kêu số 1, số 6...., khiến con bạch thử sảng hồn nên chạy đại vào một cái chuồng., bà Phước làm cái ăn mệt thở.

Mấy bà phước tháo cái bánh xe của chiếc 2CV của họ rồi gắn cái cần bằng ống nước vào rồi gắn vào cái máy có 4, 5 chiếc xe hay máy bay nhỏ, chắc của mỹ viện trợ hay tay thực dân để lại. Có một ông già sau này thì một tên tây lai, dùng cái manivelle để quay  cho máy xe nổ rồi nhấn ga từ từ thì cái bánh xe quay, kéo theo cái trục bằng sắt làm mấy chiếc máy bay hay ô tô quay vòng vòng. Mình  mua vé rồi hai anh em leo lên ngồi một vòng, chóng mặt nhưng vẫn khoái chí. Họ có bán kẹo bông gòn, đậu phụng rang ngào đường, ăn vào mùa lạnh sướng không thể nào rên được cả. Mấy bà sơ cũng bán đồ SIDA do mấy cơ quan tôn giáo mỹ, tặng quần áo cũ cho mấy người con bà Phước nhưng có lẻ to hay dư nên họ đem bán nên dạo đó dân Đà Lạt bận áo quần SIDA khá nhiều. 

Năm 11, mình đi với thằng PMT, ở đường Thi Sách, nó rủ vào chơi lô tô trong khu nhà nguyện.  Trời ị trúng đầu năm đó mình trúng được chai rượu dâu Đà Lạt. Năm đó bắt đầu biết ngắm gái nên có để ý xem mấy cô bé, hình như hôm đó có thấy "cái bớt một thời" đi với cô bạn ở ngay đường Calmette, trước nhà thờ. Năm 12 thì có đi chơi với đám thằng Đa, Nguyên, Tân, Trí,.., cốt để ngắm ghế. Sau đó thì đi Tây nên chả nhớ gì nữa. Không biết nay họ còn làm hội chợ nữa không. Khi có hội chợ của mấy bà Phước là dân đi dự, đều đi ngành nhà mình đông như quân Nguyên nên có dịp đứng trong phòng, ngắm mấy cô gái đi ngang. 

Mấy trò chơi ở hội chợ tạo nên không khí vui vui cho thành phố buồn muôn thủa vì sau Mậu Thân, Đà Lạt không có trò chi để dân chúng tiêu khiển vì an ninh, các gánh cải lương không dám lên Đà Lạt, hay lưu diễn các tỉnh, không có hội chợ mô tô bay nữa. Dân thị xã không có cái gì để tiêu khiển ngoài 3 rạp xi nê chiếu toàn phim Hongkong. Chùa Linh Sơn cũng có làm hội chợ thì phải do trường Bồ Đề tổ chức. Để hôm nào nhớ lại sẽ kể sau. 

Có mấy tấm ảnh chỗ hội việt Mỹ và thư viện chỗ xiếc hội chợ nhưng lười mò ảnh lại quá. Có trên 2000 tấm nên Chán Mớ Đời 

Nhs

Mực tím sơn đen

Mực tím Sơn đen

Cách đây đâu một tháng, anh chàng CNA bổng thay đổi vài trang của Mái Ấm Văn Học, nhất là trang về NHS. Là tiến sỹ khoa học nên hắn xếp theo thứ tự, phân loại về đủ môn, chi tiết rồi còn cho điểm từ A+ đến C, may quá không có F. 

Thật ra là các bài có tư tưởng đồi truỵ, phản động, có nợ máu với nhân dân thì đã được bà Sơ, uỷ viên chính trị về tư tưởng, đạo đức phê duyệt trước khi được cho lên mạng. Bài nào mà tố chất hay thì được ban trung ương chính huấn, hỏi mình rồi sửa hay cắt phéng. Mình thì chả để ý, cái đầu nó lùng bùng nên cần viết ra để thư giãn cái đầu, ai có ý kiến thì nghe, ai chửi thì dạ. Như tây đầm nói: "c' est la vie!"

Mình cả đời rất dốt về luận văn. Học trường tây không đọc sách pháp ngữ nên ngữ vựng Gaulois rất eo hẹp, lại không rành tiếng việt nên khi qua Văn Học, theo ban B, học toán chớ không dám theo ban C như đa số học sinh trường tây chuyễn qua. Viết thư cho nhà thì bị mấy đứa em la vì lỗi chính tả nhưng phải viết thăm hỏi gia đình.

Có lần đồng chí gái hỏi mình, không có bạn học xưa hay sao. Mình chỉ biết trả lời là có hai tên rất thân khi xưa, đã theo tây phương cực lạc. Nay còn một tên ở Quận Cam nhưng ít khi gặp vì hắn hay làm ăn ở Việt Nam thêm một cô học chung khi xưa thì bặt tin sau khi đi hỏi vợ cho mình. Có vài người như chị em họ Chử nhưng khi xưa không thân lắm, cuối năm chỉ gửi thiệp chúc Tết để tỏ lòng cố hương.

Cách đây gần 3 năm, bổng nhiên nhận imeo của Chị Cả, báo tin mới được tin của Fi Liên Xô, một nữ sinh ban C, có thời hay đi chơi chung với nhóm tụi mình, lại được biết cô em, sinh sống tại Việt Nam, sắp sang Cali, thăm ông bố. Qua hai chị em này, mình liên lạc được với Hùng Con Cua, Khương Đại Vệ của lớp 12B 73-74. Từ tên này lại tìm lại đám học chung ở Yersin khi xưa, khiến bao nhiêu kỷ niệm của thời thơ ấu, từ từ hiện về.

Từ mấy năm nay, mình bổng thèm biết về tông tích lai lịch của mình nhưng ông bà cụ ở xa nên không tiện hỏi. Những gì mình biết về ông bà cụ đều do người quen hay trong họ kể lại. Mình đoán con cháu sau này sẽ lâm vào tình trạng của mình nên bắt đầu viết nhật ký bằng anh ngữ đến khi mình viết imeo cho Chị Cả kể về những kỷ niệm khi xưa ở Văn Học thì cô nàng kêu mình nhớ nhiều hè, rồi khuyến khích viết tiếp, không ngờ viết khá nhiều trong suốt 50 tháng qua.

Hôm kia, anh chàng CNA, imeo hỏi vài tấm hình khi xưa rồi hắn gửi bản nháp pdf "Mực Tím Sơn Đen", gồm một số bài mà hắn nghĩ là quan trọng đối với hắn, tiêu biểu cho một số ký ức, nhận định về quảng đời vừa đi qua. Hắn sẽ gửi lên Amazon để in rồi gửi vài cuốn tặng thầy cô và bạn học khi xưa.

Thật ra thì cuộc đời của hắn, xét lại thì có khá nhiều mẫu số chung với mình. Bố hắn người Bắc như ông cụ mình, mẹ hắn cũng nói tiếng Huế rặc như bà cụ mình. Gia đình mình quen với gia đình hắn từ xưa, lúc mới vào Đà Lạt lập nghiệp. Ông cụ mình học lớp đêm, sau khi giải ngủ ở trường Thăng Long, Hiếu Học, ở đường Hai Bà Trưng do bố hắn làm hiệu trưởng.

Mình học chung với hắn năm cuối lớp 12 B ở Văn Học nhưng không thân lắm. Mình có nghị định được đi du học cùng ngày với chị em hắn và Hùng con cua, nên hắn và mình thuộc thành phần, không mục thị những ngày cuối cùng của VNCH rồi dòng đời đưa đẩy mình sang Hoa Kỳ, sinh sống, nhận làm quê hương thứ 3 sau nước Pháp, mình vẫn còn sổ thông hành của Pháp, Cộng Đồng Âu Châu dù đã nhập quốc tịch Hoa Kỳ.

Gặp lại nhiều người bạn học xưa ở hải ngoại nhưng sự ra đi của họ khác với hoàn cảnh của mình, do đó những khắc khoải hơi khác nhau. Người đi khi di tản, người vượt biển, người đi đoàn tụ cho nên mỗi cá nhân đều mang theo những ký ức, trãi nghiệm về cuộc sống, suy nghĩ về quê hương khác nhau.

Những cái khắc khoải, suy nghĩ của thế hệ đi du học trước khi mất nước đều được hắn và mình chia xẻ. Có lẻ vì vậy, hắn bỏ thì giờ, sửa lỗi chính tả, gọt bớt những cái gì có thể gây hiểu lầm.

Tên này cũng có máu vác ngà voi. Sau 75, định cư ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, mấy chị em hắn phụ một số phụ huynh, mở trường dạy việt ngữ vào mùa hè cho con em gốc việt. Hắn viết sách dạy tiếng Việt, nay có làm hai cái app dạy tiếng việt cho điện thoại thông minh.

Như nhà văn Đức, gốc Lỗ Ma Ni Hertha Mueller, đoạt giải văn chương Nobel, từng nói: "quê hương là thứ người ta không chịu đựng nổi mà cũng không dứt bỏ nổi". Mình xa Đà Lạt, Việt Nam khi mới 18 tuổi đến nay gần 42 năm. Sau khi sống tại 6 quốc gia, 15 thành phố trên thế giới, mình tưởng đã bỏ lại Việt Nam trong quá khứ nhưng qua các cuộc hội ngộ với bạn học cũ, những ký ức thủa xưa bổng hiện về như hôm qua.

Hồi nhỏ, bị ông tây bà đầm bắt học Le Petit Prince của đại văn hoà Antoine de Saint-Exupery nhưng chả hiểu gì cả khi đọc đến "On ne voit bien qu'avec le cœur. L'essentiel est invisible pour les yeux." Khi mình viết, kể lại những gì mình đã kinh qua từ ngày rời quê Mẹ, cho con cháu sau này, nếu chúng đọc thì sẽ thấy trái tim của mình, không màu mè, đánh bóng quá khứ của mình vì "l' essentiel est invisible pour les yeux". 

Cám ơn Chị Cả, Anh Hai, Huyền Ma Soeur và các bạn khác đã khuyến khích và chỉ trích mình trong suốt 50 tháng qua trong cuộc hành trình tìm về vùng ký ức của quê hương và tuổi thanh xuân.

Ai muốn mua thì vào Amazon.com theo link 
https://www.amazon.com/Forty-Years-Van-Hoc-Dalat/dp/1522843841/ref=sr_1_1?keywords=Mục+tim+son+đen&qid=1575252520&sr=8-1

Ai muốn đọc cuốn “Mực Tím Sơn đen” thì theo cái đường dẫn này.


Nhs

Đàlạt 2016

Đà Lạt 2016

Kỳ về thăm Đà Lạt rất đột suất vì ông cụ kêu về. Đây là lần đầu về không gặp mùa mưa nên không khí Đà Lạt rất nóng và không khí rất ô nhiểm nên phải dùng khẩu trang. Nghe nói mấy hôm trước khi mình lên Đà Lạt thì có trận mưa đầu mùa. 

Sáng hôm nay như mọi hôm, mình rời nhà từ 5:00 sáng, đi bộ ra hồ Xuân Hương. Đà Lạt đang còn chìm trong sương mù khiến mình nhớ đến khi xưa, sau khi còi hụ báo giờ giới nghiêm chấm dứt là mình chạy bộ qua Phan Đình Phụng, đến hãng cưa ông Xu Huệ để tập võ rồi đi học. 
Dạo ấy cũng có vài chiếc xe lam từ Số 4 chở rau ra chợ. Nay thì cũng tương tự cảnh xưa, vài chiếc xe hàng, xe thồ chạy như để đuổi bắt kịp cơn nắng đang ló dạng trên thành phố sương mù. 

Đi đến cầu Cẩm Đô thì thấy quán cà phê đầu tiên đã mỡ, các bạn hàng ra sớm, ngồi ăn sáng, trao đổi tin tức. Thấy có người chở hoa hồng để bán, người thì gánh xôi, gánh bún bán cho những người  chuẩn bị bán ở chợ ngay cầu Cẩm Đô. 

Tới khúc trường Thăng Long xưa thì có một bà đang cầm cái chổi, giọng quảng chửi bà hàng xóm nói giọng Phú Yên, chụp mình lại để phân trần là tui không chấp nó. Mình đứng lại nói đúng rồi với giọng Phú Yên khiến bà giọng Quảng chửi to hơn với những cụm từ không dám viết lại sợ bị sặc cà rây và kiểm duyệt. Đứng nghe chửi nhưng không học được cái gì dí dõm, đành đi tiếp. 

Tới Hải Thượng thì rẽ sang trái, thấy anh xe ôm, ngồi đợi khách nơi gốc đường Phan Đình Phùng, tiện thể tập leo dốc nên mò theo đường Duy Tân, khi xưa tên Maréchal Foch nay gọi là 3/2. Vì đeo khẩu trang nên kính đeo bị hơi thở làm mờ nên phải tháo ra nên không thấy rõ, chỉ ngửi mùi thịt nướng của cơm tấm hay bún thịt nướng bên đường. 

Rẽ ngang đường Trương Vĩnh Ký, mấy xe bán đồ ăn khi xưa như quán miến gà, biến mất. Nhìn trường Đoàn Thị Điểm, nhớ lại những ngày mưa đi học Hội Việt Mỹ, sân trường lầy lội đất đỏ. Có vài đối tượng một thời nay không biết cuộc đời đã đưa họ đến phương nào. Hôm trước có gặp lại đối tượng một thời ở Văn Học nay là đại gia. 

Rẽ trái ngay con hẽm của nhà nhổ răng Nguyễn Văn Trình, ngay gốc Thành Thái khi xưa nay gọi Nguyễn Chí Thanh. Đi xuống đường Lê Đại Hành thì bên tay trái có khách sạn Mộng Đẹp khi xưa, nay gọi Nice Dreams Hotel, dọc đường có vài cây mai đang nở hoa muộn, lá xanh khá nhiều, không nở rộ như những ngày Tết khi xưa. 

Xuống cuối dốc Lê Đại Hành thì có chiếc xe Honda, chận hỏi mình cây xăng ở đâu. Mình nói chạy qua cầu Ông Đạo thì rẽ phải có trạm xăng vì hôm từ Phi trường về, ngồi Taxi, mình có thấy trạm xăng. Băng qua đường để ra hồ thì thấy một số cho mướn xe gắn máy, bán vé số. 

Mặt trời đang hé lộ sau nóc chuông của Grand lycée khi xưa trong không gian sương mù khiến mình có cảm tưởng người đi trên mây. Lấy điện thoại ra làm cái tách như để thu ghém lại một ký ức của thời thơ ấu, mỗi lần đi học đi ngang qua hồ. Bổng nhiên nhớ đến và khe khẻ một bài hát.

Đi qua dòng sông 
N hôn em đánh rơi bên b 
Dòng sông qua biết bao mùa lũ 
N hôn rơi biếđâu ai tìm 
Theo mưa v ph 
Bi vì đâu mt em hay bu
Ngày mưa đi nng trôi ngoài bãi 
Ngày mưa đi ni con sông dài 
Mây che đu non 
Đã quên đi chưa hay còn mang ni sông đau 
Trôi qua là hế
Có ai đam mê như là tôi đã yêu em 
Đi qua dòng sông 
N hôn rơi đã quên lâu r
Dòng sông trôi ging em lng l 
Mc tình yêu hóa thân trong lòng

Đi một quảng thì thấy quán Thanh Thuỷ với mái ngói được sơn màu phượng tím mà những lần trước về vào mùa hè mình có thấy rai rãi vài cây phượng tím gần khu này. Đi đến chỗ lữ quán hướng đạo Lâm Viên khi xưa thì chiếc xe đạp bán xắp xắp được dựng vào cây thông như ngày xưa. Chắc của con cháu của ông bán xắp xắp khi xưa nay nối nghiệp gia truyền. 
Bên tay trái có nhà vệ sinh công cộng nên ghé vào tham quan. Họ bắt phải cởi giày dép. Vừa làm xong một ly cối niệu xong thì bà quét dọn, nói giọng Đà Lạt than là cái đám lái xe ngựa, đem ngựa lên đồi sản xuất phân nên hôi thối. "Bọn mất dạy lại thù vặt". Mình kêu u chầu u chầu rồi tiếp tục đi vòng hồ. 

Mới 5:30 sáng mà đã thấy một cặp cô dâu chú rễ đang chụp hình lưu niệm thời ngu dại để rồi sau ngày cưới sẽ phải khóc, ôm nhảy theo điệu tango "từ ngày cưới em về nhà mình toàn tiếng chửi thề". Tên phó nhòm lăn xăn quẹo lưng quẹo người chụp còn tên thợ vịnh thì cầm tấm giấy bạc để hoang ánh sáng trong khi tên tài xế taxi đọc báo trong xe. Ôi sự ngu dại của tuổi trẻ. Mình đứng lại chụp ké tên phó nhòm. Cách đó 15 thước, có một bà đang tư duy đột phát, làm một bãi trong khi ông chồng ngượng ngùng, quay mặt đi. Thấy vui vui mình làm một pose. 

Bích câu kỳ ngộ và vườn hoa là bãi đậu xe taxi Mai Linh. Kỳ này về thì họ dẹp cái xe thổ mộ mà có lần mình chụp hình đồng chí gái. Hôm trước thấy phía bên kia hồ, tiệm ăn nhậu Hải Đăng đã tiếp thu chiếc xe ngựa ấy. Thay vào đấy họ trưng bày mấy cây bonsai, khá đẹp mắt. 

Đi qua vòng bên kia hồ thì thấy một đống cột xi măng, nằm lổm cổm, có lẻ họ đang xây dựng một công viên vì thấy có vài chục cột xi măng đang được dựng, cỏ mọc đầy. 

Mùa khô nên nước hồ không được xã nhiều nên nước đọng lại, hôi như hồ Thái Bạch, Cá chết nổi lềnh bềnh. Thấy một chiếc xuồng máy chạy trên hồ, vớt rong rêu. Hỏi anh chàng vớt chất dơ ở cầu Ôn Đạo, bảo là đồ dơ, dầu xăng của xe được phế thải xuống hồ qua mấy lỗ thoát nước của ống cống  mà mình thấy trên lề đường. Chỗ cầu Ông Đạo này, ngày xưa có địa phương quân canh gát vì sợ người nhái vc đặt mìnhtrong đám lục bình. 

Dọc quanh hồ mình thấy nhiều thùng rác, từng cặp được thiết bị gần đường nhưng lại thấy rác rưởi xa xa đấy như các hộp cơm nhựa được quăn liệng sau bữa ăn hay của các bà bán rong để lại. 

Đi qua sân đá banh khi xưa thì thấy họ xây những thang cấp, che cái siêu thị Big C của một tập đoàn pháp. Có hai cái chòm kiếng tượng trưng cho trái dâu và atiso, đặc sản của Đà Lạt. 

Thủy tạ vẫn như ngày xưa chỉ khổ là nước đọng nên mùi hôi thối khá nồng nặc, có cặp nhân tình, đội mũ bảo hiểm ngồi nói chuyện. Tình yêu tuyệt vời!

Đi về qua ấp Ánh Sáng thấy hàng quán đông khách, đi ngang qua cây xăng và tiệm bán sữa của NVT trên đường Cường Để. Đường này khi xưa không có nhà cửa nay thì ngập, san sát bên nhau. Thấy họ bán từng bó ngo dài độ 30-40 cm. 42 năm sau, Dân Đà Lạt vẫn dùng ngo để nấu than nhất là các quán ăn. Có lẻ than rẽ hơn ga nên ở các cửa hàng ăn, ngập khói mịt mù. Đường phố, khói xe và bụi đất đỏ bay ngập trời, đọng lại trên những vỹ thịt nướng ngoài trời trên vĩa hè. 

Đến bùng binh, ngang qua văn phòng bác sĩ Thọ khi xưa nhưng nay thì nhà được xây 4,5 tầng. Bên kia đường Hãi Thượng, phòng khám bác sĩ Đính nay trở thành bệnh viện cho cán bộ, đảng viên. Bên cạnh con suối của trường Việt Anh nay có con đường hẻm chạy dọc vô sâu. 

Về nhà qua ngỏ đường Hải thượng thì chăm vì dốc cao. Nhớ khi xưa đạp xe đạp lên dốc Duy Tân thì được nhưng dốc Hải Thượng thì oải lắm. Khúc này phòng bác sĩ và nha sĩ khá đông vì gần bệnh viện. Khu bệnh viện còn bài cây thông vì họ chặt khá nhiều để xây nhà. 

Đà Lạt có xây, làm các lề đường cho bộ hành như Hai Bà Trưng, quanh bờ hồ nhưng các xe tãi, xe hơi cứ đậu leo lên đường nên làm bể phá hết. Các đá hoa được lót trên lề đường quanh hồ bị hư hao hết. Lối đi gập ghềnh, ai vô Phước mang giày cao gót chắc sẽ gãy chân. 

Hôm đến thăm cô giáo HH, con gái của thầy Thắng trong đường Hoàng Diệu. Trên đường về bổng thấy một chiếc xe nhỏ, có cái dù quảng cáo che. Ngạc nhiên thấy tấm bảng "tủ bánh mì từ thiện, mỗi người một ổ". Có người hảo tâm nào bỏ ở đó để giúp những người nghèo, bán vé số,... Nghe kể có những người khác cũng mua thêm bánh mì để bỏ thêm khi cạn. Hôm sau thấy một thùng khác được đặt ngay trước rạp Hoà Bình. Khá cảm động!

Nhs 

Những bạn tôi

những bạn tôi

Đầu năm nay mình nhận thư của ông bố một tên bạn ở Pháp. Ông ta kể là tên bạn mình bị cái bệnh hiếm ở tuổi hắn, không còn nói chuyện được, hy vọng hắn gặp lại mình sẽ nhớ. Mình định hè vừa qua đưa gia đình về Pháp thăm hắn vì 10 năm không gặp nhau, hắn có gửi con sang nghỉ hè ở nhà mình.

Hắn thua mình một tuổi nhưng học sau mình 2 năm. Dạo đó ở trường thì được chia ra nhiều atelier và mỗi atelier đều có sinh viên từ năm thứ 1 đến năm thứ 6. Khi hắn vào thìthích học vẽ với mình nên từ đó được xem như là đàn em của mình, mỗi charrette của mình là hắn với phải thức khuya để vẽ cho mình, ngược lại mình dạy hắn vẽ và cho ýkiến về thiết kế nhà cửa.

Chơi thân với gia đình hắn đến khi mình ra trường, qua Thuỵ Sĩ làm việc rồi ít khi gặp lại. Hôm thứ tư ghé lại ăn cơm với vợ con hắn và hai vợ chồng thằng Jean Loup, cũng vào chung một năm với thằng Gilles. Hôm đó đến vợ nómới  nói là không có mặt hắn vì ở trong viện đến cuối tuần mới về để vợ con có thì giờ làm việc. 

Hỏi ra mới biết hắn bị bệnh Alzheimer từ 3 năm nay, càng ngày càng nguy kịch nên phải đưa vào viện an thần rồi cuối tuần về nhà chơi với vợ con. Chiều hôm qua mình ghéthăm hắn vì cuối tuần hắn được đưa về nhà nên đến thăm. Nhìn hắn già đi hơn xưa, đeo kinh lão, tóc bạc phơ ngồi đọc mấy cuốn sách hoạt hoạ.

Mình hỏi hắn nhận ra ai không, đôi mắt ngơ ngơ ngác ngác nhìn mình hổi lâu rồi nói: "c' est Son". Mình mừng nói mày còn nhớ tao thì cô vợ kêu là sáng giờ có nói với hắn về mình nên có lẻ nhờ vậy hắn mới nhớ mình trong tiềm thức nhưng không nói gì thêm, quay xuống đọc mấy cuốn sách hoạt hoạ. Vợ hắn nhìn mìnái ngại, nói chuyện một hồi lâu mình xin kiếu để về khách sạn gặp vợ, chuẩn bị đi ăn tối với gia đình Cayla.

Nhìn người bạn thân một thời với nhiều kỷ niệm chung, đi chơi, vẽ viết ở Normandie, Barcelona, Florence, Mont Saint Michel, Cherbourg, Vauville,..., hay đi săn ở đồn điền của ông bà nội hắn, chủ công ty xà bông Roget Gallet danh tiếng một thời của Pháp hay đánh tennis ở rừng Marly, đábanh, chơi Rubby,... Hay những đêm đi nhảy đầm, chọc gái...., đi trượt tuyết ở chalet nhà của bạn hắn ở trên núiAlpes. Nay hai đứa nhìn nhau qua hai thế giới mông lung dưới ánh mắt ái ngại của cô vợ. Có gì bàng hoàng lẫn mất mát một cái gì quý giá thân thương đã vượt tầm tay chôn vùi vào dĩ vãng. 

Mình chợt nhận ra ký ức đều phải sống song phương. Một người nhắc về cái gì, một kỷ niệm chung nhưng người kia dù không bị lẫn nhưng không nhớ thì cũng bù trớt, khó cóthể định nghĩa là của chung do đó kỷ niệm chỉ là đơn phương. 

Mỗi lần con hắn sang nghỉ hè, mình đều đón tiếp như gia đình hắn đã đón tiếp mình khi xưa. Dạo mình ở London thìmẹ hắn cho mình mượn nhà ở ngoài biển để đưa bạn gái đến chơi vài ngày.

Nay gặp lại người bạn thân nhất trong thời sinh viên, thấy hắn mắt lơ đểnh như thu gọn trong thế giới an bình của hắn. Có gì buồn buồn trong tâm can của mình rồi chợt nghĩ vài năm nữa có thể là mình hay những người bạn khác sẽ không nhận ra nhau thì những kỷ niệm một thời thanh niên sẽ được khoá chặt trong tiềm thức của con người. Có gì se se cay cay lẫn ngậm ngùi

Ngồi ăn cơm với vợ chồng thằng Jean-Loup thì nghe hai vợ chồng than thở về công việc rất chậm thêm hành chánh rắc rối. Mấy đứa con thì chưa đứa nào lập gia đình, hỏi về anh em bố mẹ thì được biết mẹ hắn về hưu dọn qua Marrakech ở rồi bị tai biến chi đó, đem vào nhà thương địa phương kêu không có phòng nên chở tới nhà thương khác thì qua đời trên xe cứu thương.  

Hỏi con Brigitte về thằng em thì nghe nói bị bệnh ung thư, có đứa con gái 15 tuổi, bố mẹ đều qua đời. Vợ thằng Gilles thì kêông bố bị lẫn rồi đến phiên thằng chồng cũng bị lẫn nên vừa lo cho cha vừa lo cho chồng rồi phải làm việc kiếm cơm, bị stress ná thở luôn. 

Hôm nay lấy xe lửa qua Hoà Lan chơi luôn tiện thăm thằng bạn khi xưa làm chung ở Thụy Sĩ. Hắn cùng tuổi mình, kể là ông bố và bà mẹ mà mình có dạo gặp ở nhà hắn đã qua đời. Cô em gái thì bị bệnh trầm cảm, trong tuần ở với hắn còn cuối tuần thì tên chồng đưa về nhà săn sóc. 

Công ty mà mình và hắn làm việc khi xưa nay bị phá sản. Có chi nhánh ở Basel, Zurich, Lausanne, Geneva, Friburg, sau này có mua công ty ở Hoa Kỳ nhưng các partners sau này đầu tư sai lầm nên công ty bị phá sản. 

Mình gặp hắn lần chót ở London khi hắn trên đường đi Glasgow học chi đó thì ghé lại thăm mình khi đang làmviệc ở London. Nay cha mẹ đều qua đời còn hắn vẫn côi cút không vợ không con thêm lo lắng về kinh tế công việc. 

Hắn dẫn vợ chồng mình đi xem mấy nhà của hắn thiết kế ở Maastrich rồi những toà nhà do các kiến trúc sư danh tiếng khác, kéo mình về cuộc đời kiến trúc sư một thời cùng những đam mê, tham vọng thiết kế những toà nhà để đời đãđược chôn vùi từ 25 năm qua khi phát hiện ra ngành kiến trúc ở Hoa Kỳ không có thể giúp mình có đời sống kinh tế sung túc. 

Mình học kiến trúc với mộng ước xây dựng lại Việt Nam sau chiến tranh nhưng Sàigòn mất nên giấc mơ mình cũng tan theo mây khói nên chú tâm tạo dựng cuộc sống tại Hoa Kỳ. Thấy bạn than về hưu chắc không đủ tiền sống vì chính phủ chỉ trả 800/ tháng và hắn phải để dành thêm tiền hưu trí nhưng công việc không nhiều nên đóng góp vào quỹ an trí rất ít. 

Hắn dẫn vợ chồng mình vào một tiệm ăn mới mở được hai tuần. Xứ này lạ, họ đập phá cái nhà máy cũ để rồi xây lại y chang như xưa cho hợp với những luật lệ xây cất ngày nay. Mình chợt khám phá ra, ngày nay cái nhìn của mình khôngphải là cái nhìn của kiến trúc sẽ mà cái nhìn về kinh tế, thấy họ phí tiền lại làm cái trần nhà cao hai mươi lăm thước, tốn tiền sưởi vì hơi nóng sẽ bay lên trần nhà. Họ nên làm một cái trần bằng kiến thấp nhưng vẫn để người ta nhìn thấy cái trần nhà cao vời vời của thời xưa để tránh tốn tiền sưởi chỗ không đáng sưởi ngược lại bữa ăn rất ngon. 

Sau đó ghé văn phòng hắn chơi rồi vào quán bia của người già có hai tên đánh đàn hát hò. Mình mời hắn uống ly bia theo thông lệ của người hoà lan trước khi giả từ. Dẫn mụ vợ đi chụp hình cái carnaval. 

Hôm nay là 11/11 mấy nước Âu châu làm kỷ niệm ngàychấm dứt thế chiên thứ 1 nên họ có truyền thống tổ chức Carnaval vào ngày 11/11 vào lúc 11:11   Dân chúng các vùng lân cận hay từ thành phố Lìege kéo sang chơi, hoátrang tùm lum khá vui. 

Hắn tiễn vợ chồng mình ra nhà ga xe lửa. Bắt tay nhau nhưng không biết sau này có còn gặp nhau lại hay không mà nếu gặp lại có còn nhận ra nhau? Hay chỉ nhìn ra nhau rồi tiếp tục đọc sách Tintin Milou hay Lucky Luke như thời thơ ấu. 

Mai có nhóm Yersin mời ăn cơm. Để xem có nhận ra ai. 

Sơn 3 lô