Bàn phá lưới trị giá tỷ đô la

 Quả phạt đền danh tiếng



Đến hè là có nhiều chương trình thể thao để khiến người dân chăm chú xem tại các quán, hay đi xem, tham dự để không bạo loạn. Tại Hoa Kỳ, con nít được gửi đến các trại huấn luyện thể thao vào mùa hè. Bên Âu châu có Euro2024, ở Mỹ châu thì có Copa del America tại Hoa Kỳ. Ngoài ra tháng 8 sẽ có thế vận hội tại Paris. Xem truyền hình thấy các cổ động viên túc cầu mà ớn. Nhớ lần đầu tiên đi xem đá banh tại vận động trường Wembley, 45 năm về trước mà còn sợ, với hooligan la hét bên cạnh.


2 năm nữa giải túc cầu thế giới sẽ được tổ chức chung tại bắc Mỹ, 3 nước tổ chức chung là Gia-nã-đại, Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ. Cứ mỗi lần có giải túc cầu là mình và mấy tên bạn ở Âu châu, cứ nhắn tin nhau khi đội banh của xứ họ đá. Như anh bạn từ Hoà Lan nhắn tin kêu “Holland wieder kaputt” hay anh bạn Bồ Đào Nha rên là cầu thủ già quá khi đội tuyển Georgia thắng đội tuyển Bồ Đào Nha. Ronaldo chỉ chạy lơ ngơ không bờ không bến. Sáng nay thì đội tuyển Ý Đại Lợi đá Chán Mớ Đời khiến mấy tên bạn bên Ý Đại Lợi cứ fanculo mệt thở. Khi xưa, ai mà đụng đội tuyển italia là sợ, nay nước nhỏ xíu bên cạnh, chả sợ gì cả, đá lọt 2-0. Có thể còn ghi thêm.

Cầu thủ Antonin Panenka của xứ Tiệp Khắc khi xưa, nay ông ta sống ở Prague, xem như công dân Tiệp.

Trên Paramount + có cuốn phim tài liệu nói về bàn thắng trị giá 1 tỷ đô la khi một cầu thủ Mỹ, gốc Ý Đại Lợi, tên hơi dài dòng, đá lọt giúp Hoa Kỳ đoạt vé thi đấu giải túc cầu thế giới, giúp môn túc cầu được phát triển nhanh chóng tại xứ này. Ngày nay, có rất nhiều cầu thủ Mỹ đá cho các đội tuyển lớn tại Âu châu.

Nhớ lần đầu tiên xem trực tiếp qua truyền hình màu giải túc cầu Âu châu lần đầu năm 1976. Giải túc cầu thế giới năm 1974 được tổ chức tại Tây Đức, mình ở Việt Nam, có xem mấy trận đá do đài truyền hình Tây đức cho đài Sàigòn mượn phát hình. Hình ảnh đen trắng mờ vì đài truyền hình tiếp vận lên Đà Lạt, rất xa nên hình ảnh không rõ lắm. Mình nghe nói đến Johann Cruiff, Beckenbauer,Johnny Rep,… chớ chưa xem họ đá lần nào. Sau này, sang Pháp, cứ đến trung tâm văn hoá Pompidou, xem lại trận đá Tây đức và Hoa Lan. 

Hè năm 1976, mình đi làm hè tại ngân hàng. Về là ghé ra đại lộ Champs elysees, đến tiệm Locatel, cho mướn máy truyền hình, coi cọp ngoài đường mấy trận đá. Trận chung kết giữa Tây Đức và Tiệp Khắc rất ấn tượng. Mới từ Việt Nam sang nên mình ủng hộ Tây Đức còn Tiệp Khắc là thuộc khối cộng sản thì không ưa. Điểm mình nhớ đời là cú phạt đền của cầu thủ Antonin Panenka của Tiệp Khắc rất lạ lùng. Ông ta chạy ào ào rồi đá nhẹ nhàng vào khung thành trong khi thủ môn Sepp Maier được xem là thủ môn số một thế giới đã bay xuống đất. Từ đó ai đá phạt đền nhẹ nhàng vào khung thành, người ta gọi cú phạt đền Panenka.

Panenka, là trung vệ, chơi cho đội Bohemians của Prague. Ông ta đã khoác áo đội tuyển quốc gia 59 lần, tung lưới 17 lần. Ông này kể là sau khi tập dợt với đội bóng Bohemians, ông ta và thủ môn cá độ về đá phạt đền. Ông Panenka phải đá lọt hết 5 lần trong khi thủ môn chỉ cần đỡ được một cú sút. Ai thua thì trả tiền bao uống bia.

Ông Panenka kể trong một phim tài liệu, phỏng vấn mà mình xem lâu rồi. Ông ta cho biết là cứ thua và phải bao thủ môn uống bia Hoài nên Chán Mớ Đời . Khi thua Hoài, bị vợ chửi thì ông ta đột phá tư duy là khi ông ta chạy lại quả banh để sút thì thủ môn đợi đến giây phút cuối mới quyết định nhảy qua trái hay phải. Nếu vậy ông ta cứ đá banh vào giữa khung thành. Cách đá này khiến thủ môn chới với và đã khiến ông ta phải bao ông Panenka uống bia.

Khi được uống bia Hoài thì ông Panenka chợt suy nghĩ là sao không nghiên cứu kỹ thêm về kỹ thuật đá phạt đền. Sau đó trong suốt hai năm, ông ta thử tại các trận đấu địa phương. Mỗi lần như vậy ông ta đều đá thủng lưới khiến ở Tiệp Khắc, ai cũng biết cách đá luân lưu của ông ta.

Tại Tây Âu thì không ai để ý đến túc cầu Tiệp khắc, các huấn luyện viên ở Tây Âu, không biết về kỹ thuật đá phạt đền của ông ta, để báo cho Sepp Maier, thủ môn của đội tuyển Tây đức trước trận chung kết. Đội Tiệp Khắc dẫn đầu 2-0, rồi Tây Đức gỡ đều 2-2. Và cuối cùng phải đá luân lưu. Dạo ấy chưa có màn đá luân lưu, nếu huề thì đá lại tỏng 3 ngày. Nhưng dạo đó thì gia đình các cầu thủ Tây đức đã đặt chỗ đi nghỉ hè rồi, không ngờ lại được vào chung kết nên họ bàn tính với đội tuyển Tiệp Khắc là đá luân lưu. Đội tuyển Tiệp Khắc thấy chẳng gì quan trọng, vô được chung kết lần đầu tiên trong lịch sử túc cầu của họ nên chấp thuận.

Mình nhớ ông Uli Hoeness, người hùng của giải vô địch túc cầu 1974, đá trái banh cái vèo bay trên khung thành. Đến phiên ông Panenka đá. Nếu ông ta đá lọt vào thì Tiệp Khắc đoạt giải vô địch. Mình lúc đó chỉ cầu cho tên cộng sản Tiệp khắc đá ra ngoài. Khi thủ môn Tây đức đối diện ông Panenka thì chỉ nghĩ đến lao về phía bên nào theo bản năng và linh tính. Không như sau này thủ môn đội tuyển Đức quốc phải viết trên giấy để trong vớ của mình để nhớ cầu thủ nào hay đá bên trái hay bên phải.

Mình thấy ông Panenka chạy cái vèo rất nhanh như lấy trớn để sút cho mạnh. Ông Maier, thủ môn Tây đức đã bay sang bên trái, bổng nhiên trái banh như một phim chiếu chậm, từ từ bay lên và bay vào giữa khung thành thay vì bên trái hay phải trong khi ông Panenka đã giơ tay lên trời chạy reo mừng dù trái banh chưa bay vào khung thành. Ai nấy cũng buồn vì toàn là dân di dân đứng xem. người Pháp thì mừng rỡ vì người đức thua, do sự thù hận của họ qua những năm tháng đánh nhau. Mình cứ nhớ mãi cú sút phạt đền này hoài. Rất mới lạ mà sau này nhiều người đã bắt chước đá.

Đoạt giải vô địch giúp dân Tiệp khắc vui mừng vì trước đó 8 năm là Mùa Xuân Prague, bao nhiêu xe tăng của Liên Xô đã chạy vào thủ đô của xứ này, chấm dứt mọi cải tổ của chế độ cộng sản.

Bức tường John Lennon

Vấn đề là cách đá phạt đền của ông Panenka, không giống ai khiến ông ta trở thành cái điểm chú ý của mọi người, đám đông nhưng khiến bộ chính trị cũng phải quan tâm đến ông ta. Nếu ai đi viếng Prague, sẽ thấy khi đi ngang chiếc cầu danh tiếng để lên cái lâu đài trên đồi, sẽ thấy một bức tường bên đường, có vẽ hình các bang nhạc như Beatles,… dân địa phương gọi là bức tường John Lennon. Trước giải Euro 76, công an Tiệp khắc đã vây bắt các ban nhạc rock, với tóc dài bú xua la mua hippie ýe ýe thời đó. Vì sợ sẽ trở thành cuộc cách mạng nên công an phải dẹp trước.

Mùa Xuân Prague năm 1968, có đến 4,500 chiến xa Liên Xô xâm phạm lãnh thổ Tiệp khắc nên cú đá phạt đền của ông Panenka không chính thống khiến công an chính trị tò mò, cho đây là một dấu hiệu phản kháng, mầm mống chống lại chế độ.

Khi viếng thăm xứ này, mình có đi lại con đường ngày đứng đây nhìn để hiểu thêm về lịch sử của dân tộc này

Ông Panenka cho biết, không ngờ cách đá phạt đền của tôi lại liên quan đến chính trị. Cũng may là tôi đá lọt vào chớ nếu đá ra ngoài chắc có thể bị đưa đi cải tạo. Kinh

Vấn đề là thủ môn Sepp Maier, được xem là số một thế giới, bị ông Panenka đá lọt như trò đùa. Theo truyền thống, người đức rất xem thường người Tiệp khắc. Các nhà báo Tây Âu kêu ông Panenka chọc quê ông Maier khiến ông ta không nói chuyện hay bắt tay ông Panenka trong suốt 35 năm.

Mình nhớ cầu thủ Ý Đại Lợi Andrea Pirlo cũng đá phạt đền kiểu Panenka ở giải Âu châu trước thủ môn Hart của Anh quốc. Ông ta giải thích là thấy ông Hart hăng say, gào hét này nọ nên đá kiểu Panenka. Điểm lạ lùng là ông thủ môn Hart sau trận này hình như bị chấn thương tâm lý nên bắt dỡ, phải đi đá ở các xứ khác vì các đội Anh quốc không mướn. Có nhiều cầu thủ nổi tiếng đá kiểu này như Zidane, Ronaldo,…

Ông Panenka cho biết là rất hãnh diện đã khám phá ra cách đá phạt đền, được mệnh danh tên ông ta nhưng thế giới chỉ nhớ có mỗi cách đá phạt đền của ông còn về sự nghiệp túc cầu thì không ai để ý đến dù ông ta đá rất hay. Dạo viếng Prague, mình định đi kiếm ông ta để chụp hình nhưng tìm không ra địa chỉ, hỏi vòng vòng không ai biết.

Túc cầu nay phát triển rất mạnh tại Hoa Kỳ, được thương mại hoá rất sâu. Một vé tứ kết của Copa America giá trên $1,500. Chung kết chắc còn đắt hơn. Kinh. Hỏi ra thì mấy loại vé của các môn thể thao khác cũng tương tự rất đắt. Mình mới hiểu mấy cầu thủ danh tiếng Âu châu, Nam Mỹ như Messi nay về già đến Hoa Kỳ làm tiền.

Cách đây 15, mình có ông bạn gốc Ai Cập, giáo sư tỏng đại học cộng đồng ở vùng này. Đại học có mua một phòng để xem đá banh của đội Galaxy. Lâu lâu ông ta hú mình đi xem vì không ai xem. Mình đi ké mới khám phá ra nhà giàu họ xem đá banh khá với dân nghèo, la hét, gọi là đi bão. Vào phòng ngồi, có đài truyền hình mỗi góc phòng, có bàn ghế để ăn. Có bồi, đẫy xe đem thức ăn nóng đến, phục vụ cho thiên hạ. Ăn xong muốn ngồi tỏng phòng thì ngồi, còn không thì mở cửa phòng đi ra ghế bên ngoài nhìn xuống sân cỏ xem.

Năm 1989, khi cầu thủ Paul Caligiuri đá lọt lưới, giúp Hoa Kỳ đoạt vé dự giải túc cầu thế giới năm 1990, sau 40 năm vắng bóng đã thay đổi bộ môn túc cầu tại Hoa Kỳ. Người Mỹ gọi môn này là Soccer còn một bóng bầu dục là FOOTball. Điểm đặc biệt là túc cầu nữ của Hoa Kỳ thì phát triển nhanh hơn phái nam. Đoạt giải vô địch thế giới, thế vận hội nhiều lần còn túc cầu nam thì èo ọt nhưng lại có nhiều người đi xem hơn là khi phái nữ đá nên họ đòi lương bổng trả cao hơn, bình đẳng với đội nam.

Vấn đề là Hoa Kỳ là một hợp chủng quốc nên mỗi lần có trận đá banh thì đội tuyển bạn được cổ động viên nhiều hơn nhất là khi đá với đội tuyển Mễ Tây Cơ. Cứ tưởng tượng như đang ở Mexico vì toàn là cờ Mễ. Cầu thủ Mỹ bị huýt gió, chửi bới đủ trò. Sau này thì thấy có cờ Hoa Kỳ nhiều nhiều.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen b

Nguyễn Hoàng Sơn 

Làm gì khi nhặt được $98,000


 Làm gì khi nhặt được $98,000


Hôm nay, buồn đời đọc được câu chuyện xảy ra từ 13 năm qua tại tiểu bang Connecticut. Một ông Rabbi, lãnh đạo tinh thần của Do Thái Giáo, Giáo viên tại một tư thục do thái, thấy quảng cáo trên Craigslist, một tờ báo mạng, quảng cáo bán đủ thứ, có bán một cái bàn cũ. Ngày nay, thiên hạ bớt dùng mạng này vì bị lừa hơi nhiều. Cách đây 12 năm, mình đăng quảng cáo cho mướn nhà trên trang nhà này, thấy tụi nó giả mình rồi để dụ thiên hạ mướn nhà rẻ, lấy tiền của họ. Có dịp sẽ kể vụ này. Ông ta gọi điện thoại cho chủ nhân và hẹn đến xem bàn. Ưng ý nên ông ta trả giá $150, và lấy xe chở về nhà. Ông ta và người bạn, khiên cái bàn chất lên xe, sau khi lấy mấy băng ghế phía sau.

Ông rabbi trả lại tiền kinh. Ông ta trẻ chớ già như mình chắc đã đem cúng cho chùa 

Vấn đề là cái bàn to hơn cánh cửa phòng nên ông ta quyết định tháo cái bàn ra từng miếng đem vô phòng rồi ráp lại. Ai ngờ khi tháo ra thì ông thấy một bị nylon, dấu trong một ngăn kéo có một số tiền trong đó. Hai vợ chồng và người bạn giúp chở cái bàn về nhà, đếm mệt thở thì tổng cộng số tiền là $98,000. Bà chủ nhà chới với khi nghe ông ta gọi vào lúc 11:30 PM, báo cho biết đã tìm thấy $98,000 trong ngăn kéo.

Hôm sau, ông ta chở 4 đứa con trở lại nhà bà bán cái bàn để trả lại số tiền đã tìm thấy trong ngăn kéo. Ông ta và bà vợ cho biết là không phải tiền của họ, khi khám phá ra dưới cái ngăn kéo. Vì nếu Thượng Đế muốn cho họ thì sẽ cho dưới dạng khác. Được biết cặp vợ chồng này thuộc giáo phái Do Thái truyền thống. Chán Mớ Đời 

Bà bán cái bàn, cho ông ta biết là bà ta mua cái bàn mấy năm trước rồi tự đóng thêm cái ngăn hộc bàn để bỏ số tiền $98,000, nhận được khi bố mẹ qua đời, phần gia tài của bà ta.

Bà ta nghĩ là đã lấy số tiền ra rồi từ mấy tháng qua. Chỉ khi hai vợ chồng khiêng cái bàn ra thì bà ta nghĩ đến số tiền và đoán là nằm đâu đó trong nhà. 

Hôm sau khi hai vợ chồng chở 4 đứa con đến trả lại số tiền, với ý định dạy cho 4 đứa con một bài học công dân đạo đức. Bà chủ bán cũng chới với vì không ngờ có người tốt như vậy. Bà ta muốn tặng thưởng ông ta $3,500 nhưng không nhận nên bà ta đành tặng không cái bàn, trả lại $150.


Ông Rabbi nói là còn 2 ngày nữa là đến Năm Mới của người Do thái Rosh Hashanah, khiến ông ta cảm thấy hạnh phúc.


Câu hỏi là nếu bác nào nhặt được tiền như vậy thì sẽ làm gì? Trả lại khổ chủ hay lờ luôn, bảo con cái không được nói cho ai biết. 


Em thì sẽ nghe lời ông thầy tiến sĩ chùa, sẽ đem cúng cho chùa để kiếp sau làm thợ mộc đóng bàn cho thiên hạ. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Điều ngu xuẩn nhất mà đất nước này từng làm

 Điều ngu xuẩn nhất đất nước này từng làm'

Tháng 4 vừa rồi, tướng Stephen Whiting, chỉ huy trưởng của U.S. Space Command, tuyên bố rằng chương trình không gian của Trung cộng đang “tiến triển với tốc độ chóng mặt”. Năm nay, nước này đã hạ cánh một phi thuyền lên vùng tối của Mặt trăng, điều mà Mỹ chưa bao giờ làm được. Trung Cộng có kế hoạch thực hiện tổng cộng 100 lần phóng vào quỹ đạo trong năm nay, ít hơn một nửa tổng số lần phóng trên toàn cầu vào năm 2023.

Sự phát triển nhanh chóng của chương trình không gian của Trung Quốc có nghĩa là sự thống trị không gian của Mỹ và Nga không còn nữa. Ấn Độ cũng bắt đầu phóng hoả tiễn, vệ tinh lên không gian. Chưa kể ông thần họ Kim ở Bắc Triều Tiên.

Vô số sự kiện trong những thập kỷ trước đã dẫn đến cuộc đua không gian mới của thế kỷ 21 này, nhưng nguồn gốc của nó có thể bắt nguồn từ hơn 70 năm cho đến một thời điểm quan trọng. Hồi đó, trong Nỗi sợ hãi chủ nghĩa cộng sản vào những năm của thập kỷ 50 của thế kỷ trước, nổi tiếng với thượng nghị sĩ McCarthy và đồng nghiệp ra sức truy lùng cộng sản nằm vùng, những nhân vật nổi tiếng bị theo dõi và những người nghệ sĩ như Charlie Chaplin phải sang Thụy Sĩ sinh sống đến chết. Hình như mình có kể vụ này rồi. Ai tò mò, có thể kiếm trên bờ lốc của mình. Có thể trong tương lại, Hoa Kỳ sẽ lâm vào trường hợp này lại, với chiêu bài tống cổ người ngoại quốc về nước.

Trong khoảng thời gian này nước Mỹ đã quay lưng lại với một nhà khoa học lỗi lạc gốc Trung Hoa, người đã định cư ở Mỹ gần 20 năm. Ông đã trở thành "Cha đẻ của ngành không gian của Trung Cộng".


Nhà khoa học đó là Qian Xuesen. Năm 1935, 24 tuổi sau khi lấy được bằng kỹ sư cơ khí đại học ở Trung Hoa, ông du học tại Hoa Kỳ để lấy bằng thạc sĩ về kỹ thuật hàng không tại đại học MIT và sau đó tốt nghiệp tiến sĩ về hàng không và toán học tại đại học CalTech. Được xem là đại học số một về khoa học tại Hoa Kỳ ngày nay.


Ông trở thành phụ tá giáo sư, ở đó bốn năm, dưới quyền của giáo sư gốc Hung Gia Lợi, Von Karman, một người di dân đã đóng góp vào nền khoa học Hoa Kỳ. Lâu lâu chạy xuống vùng IRVINE, cứ thấy đường mang tên ông này. Sau đó, ông ta đồng sáng lập Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực được ca ngợi của NASA Jet Propulsion Laboratory. JPL sau đó đã chế tạo và vận hành một số phi thuyền không gian mang tính biểu tượng nhất từng được phóng, bao gồm phi thuyền ​​đổ bộ Mars InSight, phi thuyền thăm dò Dawn, Cassini-Huygens và tất cả các phi thuyền thám hiểm sao Hỏa của NASA. Lúc đầu, chương trình này được xem là vớ vẩn những sau đệ nhị thế chiến thì trở thành ngành quan trọng nhất mà quốc phòng Hoa Kỳ muốn phát triển.

Tiến sĩ Qien khi còn được sử dụng và không nghi ngờ là Đảng viên cộng sản

Trong Thế chiến thứ hai, tiến sĩ Qian làm việc với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ với tư cách là chuyên gia cố vấn cấp đại tá, giúp phát triển nhiều loại hoả tiễn hiệu quả cao được quân Đồng minh sử dụng trong Chiến tranh. Sau khi Đức quốc xã đầu hàng, ông được cử sang Đức quốc  để thẩm vấn các nhà khoa học Đức, bao gồm Wernher von Braun (sau này là kiến ​​trúc sư trưởng của Apollo Saturn V của NASA), và tuyển dụng họ cho chương trình khoa học của Mỹ. Hai năm sau, ông Qian được cấp giấy phép thường trú tại Mỹ.

Fraser Macdonald, tác giả cuốn sách về lịch sử hoả tiễn không gian (escape from Earth) cho biết: ông Qian là công dân Trung Hoa, nhưng Cộng hòa Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch là đồng minh của Hoa Kỳ, vì vậy “không có nghi ngờ lớn nào về một nhà khoa học Trung Quốc ở trung tâm nỗ lực không gian của Mỹ”. Qian đã được cấp giấy phép an ninh để nghiên cứu vũ khí mật và thậm chí còn phục vụ trong Ban cố vấn khoa học của chính phủ Hoa Kỳ.

Vào cuối thế chiến thứ 2, ông là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về phản lực cơ, và được cử cùng với Theodore von Karman thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt tới Đức, giữ cấp bậc trung tá tạm thời. Mục tiêu của họ là phỏng vấn các kỹ sư Đức Quốc xã, trong đó có Wernher von Braun, nhà khoa học tên lửa hàng đầu của Đức; Mỹ muốn tìm hiểu chính xác những gì người Đức khám phá về khoa học hiện đại.

Nhưng đến cuối thập kỷ này, sự nghiệp lẫy lừng của Qian ở Mỹ đột ngột dừng lại. Xong om

Ở Trung Hoa, sau khi đánh đuổi quân đội của Tưởng giới Thạch ra đảo Đài Loan, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân cộng sản vào năm 1949, và người gốc Tàu nhanh chóng bị coi là “những kẻ xấu xa” ở Mỹ vì được xem là người cộng sản.

Trong khi đó, một giám đốc mới của JPL tin rằng có một vòng gián điệp ở phòng thí nghiệm và chia sẻ những nghi ngờ của ông về một số nhân viên với FBI. “Tôi lưu ý rằng tất cả họ đều là người Trung Quốc hoặc người Do Thái,” Fraser Macdonald kể.

Chiến tranh Lạnh đang diễn ra và các cuộc săn lùng phù thủy chống cộng thời McCarthy. Chính trong bầu không khí này, FBI đã cáo buộc Qian, Frank Malina và những người khác là những người cộng sản và là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Phóng hoả tiễn bên tàu. Phía trên là cụ từ “Trung Cộng vượt xa về công nghệ và khoa học”. Hình bên trái là thiếu chip chụp ngẫu nhiên, còn bên phải là “ảnh chụp nhanh”. Chán Mớ Đời 

Một sự chuyển đổi đột ngột do sự trỗi dậy nhanh chóng của chủ nghĩa cộng sản dưới thời Mao Trạch Đông vào năm 1949. Một năm sau, chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc ông có cảm tình với cộng sản và làm gián điệp. Qian đã tham dự một cuộc họp của Đảng Cộng sản Pasadena vào năm 1938 và dường như đã tham gia cùng với nhiều học giả CalTech khác, như ông Malina nhưng ông hầu như không tham gia trong những năm sau đó. Không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy ông ta từng làm gián điệp cho Trung Quốc hoặc Nga. Qian phủ nhận mọi cáo buộc chống lại mình. Cách đây mấy năm, Hoa Kỳ có kết tội một khoa học gia gốc Đài Loan, làm gián điệp cho Trung Cộng nhưng ông ta nhờ luật sư kháng kiện và thành công. Gần đây, các tin tức cho thấy có rất nhiều người Tàu từ Trung Cộng sang du học hay làm việc và ăn cắp tài liệu cho Trung Cộng.


Các cáo buộc ông Qian dựa trên một tài liệu năm 1938 của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ cho thấy ông ta đã tham dự một cuộc họp mặt mà FBI nghi ngờ là cuộc họp của Đảng Cộng sản tại thành phố Pasadena, nơi trường đại học Caltech tọa lạc. Mặc dù ông Qian phủ nhận việc là đảng viên, nhưng nghiên cứu cho thấy ông gia nhập cùng lúc với Frank Malina vào năm 1938. 

Nhưng điều này không nhất thiết ông ta là một người theo chủ nghĩa Marx. Fraser Macdonald nói, trở thành một người cộng sản vào thời điểm này là một tuyên bố chống phân biệt chủng tộc. Ông nói, nhóm muốn nêu lên mối đe dọa của chủ nghĩa phát xít cũng như nỗi kinh hoàng của nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Chẳng hạn, họ đang vận động chống lại sự phân biệt chủng tộc ở bể bơi Pasadena ở địa phương và sử dụng các cuộc họp của Đảng cộng sản để thảo luận về vấn đề đó. Mình nghĩ Đảng cộng sản rất khôn ngoan, sử dụng tất cả những quan tâm của giới trí thức, để dùng vào việc chống lại chủ nghĩa tư bản. Tương tự ngày nay, họ dùng bảo vệ môi trường để chống lại các công ty đa quốc gia đại diện chủ nghĩa tư bản.

Tiến sĩ Qian với luật sư khi chờ đợi tại toà


Zuoyue Wang, giáo sư lịch sử tại Đại học Bách khoa Pomona, California, nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy Qian từng làm gián điệp cho Trung Cộng hoặc từng là điệp viên tình báo khi ở Mỹ. Không hiểu lúc này, ông ta mang quốc tịch nào, của Đài Loan hay Trung Cộng, dù đã có thẻ xanh. Tài liệu không cho biết rõ.

Tuy nhiên, ông ta đã bị tước quyền kiểm soát an ninh và bị quản thúc tại gia. Các đồng nghiệp của Caltech, bao gồm cả Theodore von Karman, đã viết thư cho chính phủ cầu xin sự vô tội của Qian, nhưng vô ích. Hoa Kỳ lúc đó, dưới thời hội chứng lo sợ Đảng viên cộng sản, thà bắt lầm còn hơn thả lầm. Tương tự người Việt tỵ nạn lúc đầu mới sang đây, cứ thấy ai nói khác mình là chụp mũ Việt Cộng. Chán Mớ Đời 


ông Qian và gia đình bị quản thúc tại gia và bị chính phủ giám sát. Mình nghe Bác Huỳnh sanh Thông kể là sau khi thất bại khi làm việc tại Việt Nam, bác trở lại Hoa Kỳ thì có tên trong sổ đen nên khó kiếm việc đúng nghề. Cuối cùng thư viện đại học Yale cho bác làm việc, và dịch truyền Kiều ra anh ngữ. Nhờ đó mà sau này mới đoạt giải thưởng của MacArthur Foundation. 

Năm 1955, ông cùng gia đình được thả và bị trục xuất sang Trung Cộng. Nhà khoa học rời Hoa Kỳ bằng thuyền cùng vợ và hai đứa con sinh ra ở Mỹ, nói với các phóng viên đang chờ đợi rằng ông sẽ không bao giờ đặt chân đến Mỹ nữa. Ông ta đã giữ lời hứa. Tại sao chính phủ Tưởng Giới Thạch không đón ông ta về Đài Loan, lại để Mao thị đón gia đình ông ta về Trung Cộng. Ai có tin tức vụ này thì cho mình xin.

Mình nghĩ dạo đó, lính Mỹ chết nhiều tại chiến trường Triều Tiên, bởi lính của Mao Trạch Đông đánh biển người nên dân chúng Hoa Kỳ không thích người Tàu lắm. Bị ruồng bỏ bởi đất nước nơi ông đã sống và làm việc suốt hai thập kỷ, ngôi nhà duy nhất mà các con ông từng biết đến. Ông trở thành giám đốc của đơn vị non trẻ hiện nay là Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, được giao nhiệm vụ phát triển hoả tiễn đạn đạo và vũ khí hạt nhân, đồng thời giúp khai sinh ra chương trình không gian của Trung Cộng.


Ông Qian không bao giờ tha thứ cho chính phủ Mỹ. Sau khi qua đời vào năm 2009 ở tuổi 97, ông đã từ chối đến Hoa Kỳ, bất chấp rất nhiều lời mời làm như vậy và từ chối mọi yêu cầu phỏng vấn từ các nhà báo phương Tây. 

Mới xem phỏng vấn của một nhân viên ngoại giao Trung Cộng, ông ta cho biết là năm 1992, tiến sĩ Qian đã nói chính quyền Trung Cộng là sản xuất xe điện. Ngày nay Trung Cộng được xem là tiến mạnh nhất về xe hơi chạy bằng điện.  Chán Mớ Đời 

Ông là một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất ở Mỹ. Ông ấy đã đóng góp rất nhiều và có thể đóng góp nhiều hơn nữa. Vì vậy, đó không chỉ là sự sỉ nhục mà còn là cảm giác bị phản bội”, nhà báo và nhà văn Tianyu Fang nói.

Ông Qian đến Trung Cộng như một anh hùng nhưng không được kết nạp ngay vào Đảng Cộng sản. Lý lịch của ông ấy không hoàn hảo. Vợ ông là con gái quý tộc của một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa Quốc dân đảng. Sau 1949, chạy sang Hoa Kỳ sinh sống.

Cuối cùng, khi trở thành đảng viên vào năm 1958, ông đã chấp nhận điều đó và luôn cố gắng đứng về phía của chế độ. Ông sống sót sau các cuộc thanh trừng và Cách mạng Văn hóa, và do đó có thể theo đuổi một sự nghiệp khoa học. 

Khi đến Trung Cộng, ông có rất ít hiểu biết về khoa học hoả tiễn, nhưng 15 năm sau, ông giám sát việc phóng vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc vào không gian. Trong nhiều thập kỷ, ông đã đào tạo một thế hệ nhà khoa học mới và công trình của ông đã đặt nền móng cho Chương trình Thám hiểm Mặt trăng của Trung Cộng.

Trớ trêu thay, chương trình hỏa tiễn mà ông Qian giúp phát triển ở Trung Quốc lại dẫn đến việc tạo ra vũ khí sau đó được bắn trả lại Mỹ. Fraser Macdonald cho biết, tên lửa tằm của Qian đã được bắn vào lính Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, và vào năm 2016 nhằm vào tàu USS Mason của phiến quân Huti ở Yemen. 

Ông cho rằng, khi thực hiện đường lối cứng rắn chống lại chủ nghĩa cộng sản trong nước, Hoa Kỳ đã trục xuất “các phương tiện mà một trong những đối thủ cộng sản chính của họ có thể sử dụng để phát triển hoả tiễn và chương trình không gian của riêng họ - một sai lầm địa chính trị rất lớn”. 


Dan Kimball, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ thứ 51 và Chủ tịch hãng sản xuất động cơ hỏa tiễn Aerojet của Mỹ, đã cố gắng giữ Qian ở lại Hoa Kỳ trong nhiều năm. Về cách chính phủ đối xử với Qian, sau này ông ấy đã nói điều này:

"Đó là điều ngu xuẩn nhất mà đất nước này từng làm. Ông ấy không phải là người cộng sản hơn tôi và chúng tôi đã buộc ông ấy phải ra đi." Chán Mớ Đời 

Khi chúng ta dùng ý thức hệ và chính trị để chọn lựa người làm việc sẽ đưa đến những sai phạm, vô hình trung mất đi những người tài giỏi. Nếu mình không lầm, đã đọc đâu đó, bà vợ thứ của ông Albert Einstein, là gián điệp, đánh cắp tài liệu chế bom nguyên tử cho Liên Xô.

Người Việt mình ghét Trung Cộng nhưng nếu chúng ta cố gắng xem một cách khách quan thì sự phát triển của Trung Cộng rất đáng quan tâm và hiểu thế nào trong vòng 40 năm, họ đã thay đổi vận mệnh của đất nước họ. Có thể đương đầu với Hoa Kỳ. Họ không tin ông Qian nhưng vẫn cho vào Đảng để sử dụng vì biết ông ta rất giỏi. Các khoa học gia chỉ chú tâm đến nghiên cứu môn ngành của họ, không dính dáng gì đến lý lịch, chính trị. Thử tưởng tượng Hoa Kỳ không trục xuất ông ta và để ông ta làm việc tự do tại xứ này. Cục diện thế giới có thể thay đổi.

Mình nhớ có anh bạn gốc đại Hàn, bố anh ta là giáo sư đại học tại new York. Khi ông ta gần hưu trí, chính phủ Nam Hàn mời ông ta về để giảng dạy cho sinh viên nam Hàn. Trả lương hậu còn cung  cấp nhà cửa để chiêu dụ các người tài giỏi chất xám tại Hải ngoại giúp đất nước họ phát triển. 

Mình rất ngạc nhiên là Bắc Triều Tiên có khả năng chế tạo hoả tiễn tầm xa, cho thấy họ cũng biết sử dụng các người giỏi và không có tiến sĩ trùng tu tại chức. Nhiều khi chúng ta bị tuyên truyền nên quên vấn đề này. Mình tìm trên mạng để xem Triều Tiên có bao nhiêu tiến sĩ thì không thấy dữ liệu. Việt Nam nghe nói có đến 24,000 tiến sĩ. 

Không có con số chính xác về sinh viên Bắc Triều Tiên du học ở nước ngoài vì ông Kim chủ tịch từng du học tại Thuỵ Sĩ nên khuyến khích các sinh viên giỏi được xét nghiệm để cho du học. Nhưng một báo cáo của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho thấy tính đến năm 2012, hơn 1.400 du học sinh người Bắc Triều Tiên ở nhiều nơi trên thế giới. Theo đó, điểm đến ưa thích nhất của du học sinh Bắc Triều Tiên là Nga, tiếp theo là Ấn Độ, Pháp, Australia và Canada. Nhưng trên thực tế, Bắc Triều Tiên gửi sinh viên đến Trung cộng nhiều nhất, mặc dù việc này không được ghi rõ trong báo cáo. Năm ngoái, trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên thống kê có khoảng 400 người Bắc Triều Tiên đến Trung cộng mỗi năm để học các chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, hoặc tham gia một số khóa đào tạo. Có vẻ nhiều người Bắc Triều Tiên đi du học hơn chúng ta tưởng tưởng.

Tiêu biểu trong các sinh viên du học ở Liên Xô chính là nhà vật lý hạt nhân So Sang-guk, một trong những nhân vật quan trọng dẫn dắt sự phát triển hạt nhân của miền Bắc. Ông So Sang-guk nhận bằng tiến sĩ trước năm 30 tuổi. Sau khi từ Liên Xô về nước, ông đã viết khoảng 40 cuốn sách và 100 bài báo. Ông đóng vai trò then chốt trong vụ bắn thử hoả tiễn tầm xa đầu tiên mang vệ tinh Kwangmyongsong-1 của Bắc Triều Tiên năm 1998. Với thành tích này, ông đã nhận được Giải thưởng Kim Nhật Thành danh giá nhất toàn quốc. Nhiều người khác từng học ở các nước xã hội chủ nghĩa, gồm cả Liên Xô cũ, đã nắm giữ những vị trí chop bu của Bắc Triều Tiên. Trên thực tế, một số lượng đáng kể các quan chức cấp cao miền Bắc có kinh nghiệm học tập ở nước ngoài, trong đó phải kể đến cựu Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội đồng Nhân dân tối cao Kim Yong-nam và cựu Bí thư đảng Lao động Kim Ki-nam. Mò tin tức thì thất kinh, chúng ta bị tuyên truyền nên cứ tưởng Triều Tiên này nọ. Mình rất ngạc nhiên và tự hỏi làm sao họ có thể bắn hoả tiễn tầm xa. Tin tức đọc về Triều Tiên rất ít. Bác nào có tài liệu thì cho em xin.


Theo tin tức đọc được thì Trung Cộng mỗi năm sản xuất 3,000,000 cử nhân, Ấn Độ sản xuất trên 1,500,000 kỹ sư, còn tiến sĩ thì mình chưa có dữ liệu. Mỗi năm có đến 286,000 du học sinh (2023) đến Hoa Kỳ từ Trung Cộng, và 275,000 đến từ Ấn Độ. Nếu có độ 5% du học sinh của hai nước này ở lại làm việc cho Hoa Kỳ thì xem như Hoa Kỳ lấy chất xám của các nước này. Các du học sinh Ấn Độ, một số ở lại Hoa Kỳ và làm lớn trong các công ty lớn Hoa Kỳ. Trong khi đó Hoa Kỳ chỉ sản xuất có 600,000 cử nhân hàng năm. Cho thấy ai sẽ thua trong cuộc chạy đua về khoa học trong tương lai. Tuần báo The Economist tuần qua cho rằng Trung Cộng có đến 80% bằng sáng chế về khoa học ngày nay.

Tuần rồi một nhân viên bộ ngoại giao Kurt Campbell, đúng hơn là thứ trưởng, tuyên bố chỉ cho phép du sinh viên của Trung Cộng học các môn khoa học nhân vấn và cho thêm sinh viên ấn độ vào học khoa học toán. 

Nếu Hoa Kỳ tiếp tục chiêu dụ các chất xám ở lại phục vụ quốc gia này, như chương trình chiếu khán HB1 thì sẽ giúp Hoa Kỳ tránh những trường hợp để các nhân tài thế giới như ông Qien ra đi. Trong lịch sử, nhiều đế quốc đã tiến lên rồi dập tắt như đế chế La MÃ, Anh quốc, nay Hoa Kỳ nhưng biết đâu vài chục năm nữa hay 100 năm nữa Hoa Kỳ sẽ không còn là miền đất hứa của nhân loại nữa. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cha mẹ sinh con, trời phù hộ con

 Cha mẹ sinh con, trời phù hộ 


Hôm nay, gặp ông 8 bolsa, nghe ông ta kể về cuộc đời quân ngủ khiến mình rùng mình. Ông ta kể mới 17 tuổi, đi lính nhảy dù. Chơi quen với ông lính đeo máy truyền tin nên học các ám hiệu để nói chuyện qua máy để Việt Cộng không phát giác. Rồi ông thần truyền tin bị bắn gãy 3 xương sườn, nằm bệnh viện nên chỉ huy giao ông ta trách nhiệm đeo máy truyền tin của trung đội. Theo mình hiểu đeo máy truyền tin là dễ bị bắn chết trước. Ông ta nói đeo máy truyền tin PRC25 phía sau, có ăng ten nên Việt Cộng hay nhắm bắn.


Một lần, đánh qua Cam bốt, chết cũng nhiều nên ông trung đội phó tên Út, giao cho ông 8 bôn sa, canh gác vào 4 giờ sáng. Đang buồn đời bổng nhiên nghe tiếng chân người đạp trên lá cây nên ông ta giật mình, quan sát. Thường thú rừng đi không ngừng còn thám sát của Việt Cộng gây tiếng động thì họ ngừng. Bổng nhiên đâu trái sáng, do lính mình gài ban đêm xung quanh khu đóng quân bật lên, ông ta thấy 2 thám kích Việt Cộng trước mặt đâu 10 thước nên cầm súng bắn được nữa băng đạn thì bị kẹt vì hôm qua đụng trận bắn nhiều quên thông nòng. Ông ta cho biết cái dỡ của M16 so với AK bị rớt xuống bùn vẫn bắn được. Ông ta thấy một tên bị ông ta bắn gục, tên kia cõng lên bỏ chạy về trước. Hú vía. Ông 8 cho biết đó là trời Chúa phù hộ. Băng đạn bị kẹt nên không bắn được ông Việt Cộng kia. Ông kia được Marx Lenin phù hộ nên ông chỉ bắn được nữa băng đạn, cõng đồng đội chạy. Súng không kẹt là lia luôn ông Việt Cộng kia rồi.

Lúc nghe bắn tùm lùm thì đại đội trưởng liên lạc với trung đội trưởng để xem tình hình. Rồi kêu ông trung đội trưởng Tùng lên. Đại đội trưởng hỏi tại sao thằng truyền tin lại cho nó đi gác là thế nào. Nó có mệnh hệ gì thì ai trả lời truyền tin. Ông trung đội trưởng kêu tên trung đội phó giao nhiệm vụ cho ông 8 bolsa nên kêu trung đội phó lên chửi. Trung đội phó kêu lính chết nhiều quá nên cần người canh gác thì bị đại đội trưởng đá vào chân nên căm thù ông 8 bôn sa. Kêu thiếu lính thì ông phải đi gác, còn thằng truyền tin thì phải bảo vệ nó vì sinh mạng của trung đội nằm trong tay nó. Đại đội trưởng ra xem tình hình thì thấy có vết máu của ông Việt Cộng bị bắn nên tin ông 8.

Một lần khác đi hành quân, xe đang chạy giữa quốc lộ bổng được lệnh rẽ phải, xe ông ta thứ 3 nên nghe kịp quay đầu, rẽ phải thì Việt Cộng phục kích bắn như mưa. Có 4 ông lính đi trước nhưng linh cảm báo sao đó khiến ổng 8 thở khó khăn. Trung đội trưởng kêu tiếp tục tiến lên nhưng ông tám kêu đợi một chút lấy sức lại. Ông trung đội trưởng vừa tiến lên Việt Cộng bắn b40, bụi khói bay mịt mù. Sau đó ông ta thấy trung đội trưởng Tùng bị tét đầu, gục xuống nên ông ta phải kéo xác về. Ông ta kêu thấy chưa, Chúa phù hộ, tui khi không cảm thấy khó chịu nên ngừng lại thở trong khi trung đội trưởng tiến lên là ăn trái B40. Ông cho biết là không bao giờ quên hình ảnh đó. Việc đầu tiên là quăng cái ba lô của trung đội trưởng về phía sau, rồi kéo chân trung đội trưởng từ trên mô đất xuống. Đại đội trưởng gọi nên ông báo 015,  014 Phương Loan (trung đội trưởng chết). Đó là ám hiệu các các ca sĩ ngày xưa như phương Loan, phương mai, phương Hồng quế,… 014 là trung đội trưởng, 015 là đại đội trưởng còn phương Loan là chết. Cần lao binh chiến trường, mấy người lính đào ngủ, đến đem xác ông trung đội trưởng về để trực thăng chở xác về.

Mấy ông đào binh, bị bắt thì được giao nhiệm vụ lao công chiến trường, 3 năm không lương, kéo xác về lột luôn cái dây chuyền 2 lượng vàng nhưng cái nhẫn ra trường Thủ Đức thì lột không ra. Khi về trước ông đại đội trưởng thì ông ta xin 1,800 đồng trong ba lô vì hôm qua đánh bài, ông trung đội trưởng Tùng có khoe. Mình hỏi sao phải cố lượm ba lô của trung đội trưởng về, ông 8 cho biết có 5 bản đồ chỉ dẫn đi đường cho 5 ngày, không muốn lọt vào tay Việt Cộng. Sau đó ông ta khấn ông trung đội trưởng, mắt mở trừng trừng để cho ông ta cởi chiếc nhẫn, vì bàn tay cong lại, gửi về gia đình với cái đồng hồ Seiko. Ông ta vừa khấn xong và vuốt mắt thì lột được chiếc nhẫn, bỏ vào bị nylon, gửi theo trực thăng.

Có điểm ông ta kể mình thấy hay. Ông ta nói ra trận, mùi thuốc súng khiến con người kích thích nhất là đồng đội bị thương hay chết nên không sợ gì cả. Chơi tới bến, chỉ khi nào ngưng đánh mới sợ. Kinh

Ông 8 có kể là khi xưa trẻ đi lính, mỗi 6 tháng họ chích TAB nên chả bệnh hoạn gì cả. Mình có nghe mấy người quen vào quân trường về kể là được chích loại thuốc gì không bị bệnh. Khỏe như trâu. Mình mò trên mạng thì được biết thuốc chích TAB (viết tắt của Typhoid-Alkaloid-Benzoate) là một loại vắc xin được sử dụng trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà nhằm phòng ngừa bệnh thương hàn. Đây là một loại vắc xin đa giá, giúp bảo vệ chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn và các bệnh liên quan.


Trong bối cảnh quân sự, việc tiêm phòng các loại vắc xin như TAB là rất quan trọng vì môi trường hoạt động của quân đội thường khắc nghiệt và nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Vắc xin TAB giúp giảm nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm trong hàng ngũ quân đội, bảo vệ sức khỏe của binh lính và bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu.


Tuy nhiên, chi tiết cụ thể về thành phần và cách thức sử dụng của thuốc chích TAB trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà có thể không được ghi chép rõ ràng trong các tài liệu đã được công khai hoá, do đó những thông tin này chủ yếu dựa vào kiến thức y học quân sự thời đó và những nghiên cứu về lịch sử y tế quân sự. Nên cũng không rõ lắm vì mỗi năm cứ tiêm thuốc này thì khỏi bị bệnh thay vì cứ chích ngừa cúm rồi vẫn bị cúm. Hỏi bác sĩ lý do, bác sĩ kêu loại vi khuẩn khác. Chán Mớ Đời 

Ông 8 kể đánh qua Cam Bốt, tiến nhanh quá nên tướng Đổ Cao Trí tiếp tục tấn công nhưng tư lệnh Mỹ không chịu, kêu rút về. Ông Nixon không muốn đánh tiếp vì báo chí Hoa Kỳ chửi quá cỡ vì vi phạm chủ quyền xứ Cam bốt, cũng như lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ có mặt tại Hạ Lào nhưng không cho biết, công khai. Chớ nếu cho đánh qua hai xứ này thì có lẻ miền nam không mất. Theo tin tình báo của điệp viên Việt Nam Cộng Hoà X92 thì Việt Cộng tổn thất rất nhiều. Nếu đánh luôn dạo ấy qua Lào thì sau này không bị chết nhiều như tại Hạ Lào với chiến dịch Lam Sơn.

 Ông Trí không chịu rút về nên máy bay bị rơi. Giả thuyết này có vẻ khả tín. Sau ông 8 bị thương nhẹ nên được về phép rồi gặp tang của mẹ nên ở lại thêm vài ngày trước khi vô bệnh viện ở trại Hoàng Hoa Thám. Tại đây, lại gặp trung đội phó, người bị đại đội trưởng, tốt nghiệp võ bị đá trước mặt lính tráng nên căm thù ông 8. Trung đội phó hỏi đi đâu nói đi thăm nhà, mẹ chết nên mới vào trại trễ máy ngày. Trung đội phó kêu ông đại đội trưởng lên thiếu tá rồi hết đi hành quân nên không còn ai bao che cho ông 8 cả. Trung đội trưởng chết, đại đội trưởng về tổng hành dinh thế là ngọng. Ông ta sợ trung đội phó đì nên về Sàigòn, ghi danh đi hải quân. Đang đợi giấy tờ, quân số thì ông 8 bị bắt quân dịch. Ông nói thôi đi quân dịch còn hơn là đi lao công chiến trường nên họ cho ra Lam Sơn hay Dục Mỹ thụ huấn mấy tháng quân trường tha hồ mà hát giờ này anh ở đâu, Quang trung đồng đế,…nắng mưa chan hoà.

Sau đó thì được gửi về sư đoàn 22, cho lên Pleiku, Kon-Tum đóng. Trước đây quân đội Mỹ đóng ở vùng tam biên này, mỗi năm Việt Cộng đánh một trận, gặp tên người dân tộc kể, Mỹ đi chúng đánh 2 lần một năm. Vùng Tam Biên này hay bị đánh lắm, mình có kể rồi. Có ngọn đồi cao để quan sát quân Việt Cộng di chuyển bên kia biên giới.

ở được vài tháng thì họ gửi về Lam Sơn để học thêm. Lính mới thường được đi học thêm gọi là hấp. Ông ta kể xe nhà binh chở từ Komtum xuống Khánh Hoà, đi đường ớn mệt thở. Tại đây ông Tám xin vào hải quân, đứng lớ quớ gặp tên bạn đi Biệt Động Quân rồi trốn, xin vào hải quân. Tàu của ông ta được đi hải ngoại để sửa chửa nhưng ông ta không được đi nên thắc mắc, hỏi an ninh. Ông thượng sĩ an ninh hỏi tên này nọ rồi nói vào phòng, lật cuốn sổ thứ 3 rồi xem có hồ sơ trong hay không. Ông bạn vào lật hồ sơ thì thấy hình của ông ta đi lính biệt động quân khiến ông ta chới với. Thượng sĩ an ninh quân đội hỏi có tên ông ta không. Ông bạn đành thú nhận. Thượng sĩ an ninh quân đội kêu anh đào ngủ mà đòi đi xuất ngoại, anh muốn ở lại hải quân hay đi tù.

Ông 8 kêu là trong tham mưu có xem lại quân số và gửi giấy báo. Kiểu này không xong nên ông 8 cũng thú nhận là có đi nhảy dù nhưng muốn chuyển sang hải quân. Ông nói may quá, nếu không đã chết tại Hạ Lào. Ở lại Charlie với ông Nguyễn Đình Bảo. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn