Cali chìm trong biển lửa


Mấy ngày nay, mình nhận được email và tin nhắn từ các thân hữu từ Pháp, Ý Đại Lợi, Hoà Lan và Việt Nam, hỏi vụ cháy Cali có bị ảnh hưởng hay không. Mình nói chưa, vấn đề là tuần tới gió Santa Ana lại kéo về nên phải đợi hết vụ này mới hết lo. Mình theo dõi một chuyên gia khí tượng tại Cali thì ông này báo động từ hai tuần trước. Phải công nhận ông này rất giỏi. Các đài truyền thông lấy video ông này rồi đọc lên đài, không dẫn nguồn. Thường gió thổi độ 1, 2 ngày là xong, kỳ này ông ta tiên đoán 2 tuần lễ nên lo sốt vó. Thứ 7 lại gió rồi tuần tới nữa. Chán Mớ Đời 


Hàng năm, gió Santa Ana thổi về từ tháng 10 cho đến tháng 4 mới hết. Lý do là vùng Nam Cali có rất nhiều núi xung quanh nên khi áp xuất giảm thì tạo ra gió, thổi vào thung lũng của vùng Los Angeles và quận Cam. Mấy ngày nay, mình chạy lên Victorville thì không thấy gió vì ở cao độ nhưng khi chạy về nhà là gió thổi vù vù. Cách đây mấy năm, cháy gần khu nhà mình ở. Lý do là một ông thần làm việc cho CalTrans, kiểu nha Kiều Lộ của Việt Nam Cộng Hoà xưa, ông ta đi dọn đường. Như thường lệ, họ hay lấy một loại “flare” bẻ ra để báo hiệu cho xe phía sau tránh xe của họ như xe cảnh sát, mỗi lần có tai nạn. Đúng lúc hôm ấy, gió Santa Ana thổi về, thổi bay luôn ống flare báo hiệu vào cỏ dại, bắt lửa cháy nguyên khu vực.

Cứ mỗi lần có gió này về là Cali bị cháy, vì nhiều người bất cẩn, nấu nướng ngoài trời rồi quên dập tắt lửa bằng nước nên khi gió thổi về lại làm bùng nổ lửa thế là cháy lan như lần trước, có một đám trẻ vào rừng picnic, gió thổi thế là tiêu Tùng một đám rừng và nhà cửa. Khiến các công ty bảo hiểm không dám bán bảo hiểm cho người dân Cali. Mình mới mua lại bảo hiểm thì thấy giá lên gấp 4 lần từ các công ty ngoài Cali. Chán Mớ Đời 

Loại flare này, cảnh sát hay sử dụng trên đường để báo động hiểm nguy trước mặt như đụng xe này nọ.

Thật sự, Cali có thể tránh vấn nạn cháy rừng kiểu này nếu chính phủ tiểu bang đừng có áp dụng các luật lệ vớ vẩn dựa theo chính sách bảo vệ môi trường này nọ. Mình là nông dân nên mỗi năm, phải tỉa cây nhánh khô. Thường các nhánh cây, bị các nhánh khác trên cao che ánh sáng mặt trời thì bị chết khô. Mình phải cắt bỏ đi, nếu không thì cành lá mới sẽ không đâm nhánh ra. Ngoài ra có sự nguy hiểm là nhánh khô dễ bị cháy. Đi Việt Nam về mình phải cưa một số cây cao, che khuất ánh mặt trời làm chết cây phía dưới.

Các lính cứu hoả của tiểu bang Oregon chuẩn bị lên đường đến Cali để trợ giúp dập tắt các ngọn lửa

Những năm 1950 thì tại Cali, người ta chặt cây, sử dụng cho việc xây cất nhà cửa độ 6 tỷ bộ anh hàng năm. Ngày nay chỉ còn có 1.5 tỷ bộ anh, xem như giảm 75%. Các rừng Cali chiếm độ 1/3 tiểu bang, có độ 163 triệu cây chết. Nếu ai vào các công viên sẽ thấy mấy cây mọc sát nhau thì thường có cây chết, vì không vươn lên được, không có ánh sáng mặt trời, điển hình công viên ở Yorba LInda mà khi mình hay chở vợ con đến đây đạp xe đạp, cây chằn chịt, chết rất nhiều nhưng họ không được cắt bỏ. 


Lý do là California Environmental Quality Act (CEQA) và các quy định khác, hạn chế các thành phố quản lý cây cối trong vùng của họ. Như cắt bỏ các cây chết, vì rất dễ bắt lửa. Có nhiều dự luật như AB 2330, AB 1951, AB 2639 được đưa ra thì bị quốc hội tiểu bang đa số là Dân CHủ (70%) hay ông thống đốc bác bỏ. Tương tự các dự luật của thượng nghị viện Cali như SB 1003, cho phép CEQA làm các đường dây điện dưới lòng đất vì dễ bị cháy nhưng đều bị bác bỏ. Các luật lệ cấm không được tỉa bỏ các cây chết khiến khi rừng càng ngày càng dầy đặc, có lửa cháy dễ bắt lửa. Năm ngoái mình đi viếng công viên quốc gia Yosemite, thấy cây chết rất nhiều. Thêm hệ thống trụ điện của Cali quá cũ nên dễ bị nổ cháy, lan qua rừng cỏ dại. Nhưng họ không cho chôn đường dây điện vì tàn phá môi trường.

Đây là hồ Tulare lớn nhất Cali, thung lũng San Joaquín, chứa nước cho dân Cali xài nay họ cho nước chảy ra biển nên Cali phải mua nước từ tiểu bang Colorado mà mỗi năm, họ hay mời mình đi viếng, được trả ăn uống và khách sạn hàng năm để có cớ mua nước Colorado. Xem bản đồ thấy nay chỉ còn đất xanh, còn lại hai cái hồ bé xíu. Vùng này là thủ phủ của hạnh nhân Cali. Các nông dân bỏ vườn rất nhiều vì không có nước. Nếu ai đi xe từ Bắc hay Nam Cali qua vùng này sẽ thấy các tấm bảng to đùng, kêu gọi xây đập nước.

Mình thấy họ phỏng vấn các người nổi tiếng ở Hồ Ly Vọng, mấy người này chửi bới chính phủ. Mình nghe nói bà thị trưởng Los Angeles, lấy 17 triệu Mỹ kim của ngân sách dành cho đơn vị cứu hoả, để nuôi người vô gia cư nhưng chưa được sử dụng. Họ chuẩn bị thế vận hội năm 2028. Các đội cứu hoả mở nước cho các vòi rồng thì không có nước vì nước chảy đến quá chậm. Mình đoán là không có tiền mua nước dự trữ. Lý do là từ mấy chục năm nay, từ khi Đảng Dân Chủ cầm quyền, 3 ngành Lập Pháp, hành pháp, và tư pháp thì họ không cho trữ nước ở khu vực thung lũng San Joaquín. Tại đây có cái hồ to đùng Tulare, chứa nước từ các dãy núi Sierra, có đỉnh Whitney cao nhất nội địa Hoa Kỳ, hàng năm tan tuyết chảy về, giúp dân Cali tiêu thụ nước uống. Họ sợ mấy con cá không bơi ra biển được nên cho phá bỏ cái đập nước này để biến thành một hồ khô. Và dân Cali phải mua nước từ tiểu bang Colorado về nên nước khá đắt. Nhất là vào mùa khô, Cali bị hạn hán này nọ.

Nhà ở Mỹ xây bằng gỗ nên khi gặp lửa là xem như đời em cô đơn.

Nếu Cali không thay đổi luật lệ về bảo tồn rừng và cây cối thì cháy rừng vẫn tiếp nối, năm này qua năm nọ đến khi hết chỗ để cháy. Cạnh vườn mình có mấy cột điện nên công ty điện lực, hàng năm cho người đến để phát cỏ xung quanh mấy cây cột điện, phòng cháy. Nhưng đó là cỏ dại chớ nếu có cây thì xem như họ sẽ không được cắt tỉa nhánh hay cây khô. Cây bơ của mình thì trồng cách cột điện 10 bộ anh. Chán Mớ Đời  


Các tiêu chuẩn xây cất nhà cửa đều dựa trên phòng chống động đất nhưng phòng cháy thì không. Mình nghĩ nên đưa thêm tiêu chuẩn các phòng cháy nhưng làm bằng gỗ thì ngọng còn làm bằng nhôm thì đắt gấp đôi.


Khi chúng ta tự sướng kêu là bảo vệ môi trường cho có vẻ trí thức. Khi xưa, mình cũng bảo vệ môi trường đến khi làm nghề nông dân thì mới hiểu thiên nhiên 4 mùa thay lá nên không theo chủ nghĩa vô ý thức, không hiểu gì về thiên nhiên nữa. Khi chúng ta chặt cây già, để không gian thì mấy cây non sẽ mọc lên. Tre già măng mọc, đó là luật thiên nhiên, không nên nhân danh bảo vệ môi trường, một cách ngu xuẩn cấm không cho ai chặt cây. Đó là sự vô minh. Chán Mớ Đời 

Mình đọc trên mạng, người ta chính trị hoá vụ cháy, đổ lỗi cho Đảng Dân Chủ này nọ. Thật ra, chúng ta cần bình tỉnh tìm ra nguyên cớ cứ mỗi lần có gió là biển lửa. Phải hiểu lý do này nọ, chớ chửi nhau, chả đưa đến giải quyết vấn đề. Bảo vệ môi trường là đúng nhưng phải cho phép chặt cây khô, cây chết. Cho trữ nước chớ khi cháy nhà, thì thành phố có ngân sách chỉ mua chừng ấy nước hàng năm thì họ đâu có tiền mua thêm khi cháy nên ống vòi rồng có đó nhưng không có nước đến thì cũng cặp đất mà ăn.


Cali cứ nhìn vào nước Đức. Họ nhân danh bảo vệ môi trường, ủng hộ Đảng Xanh, dẹp hết mấy trung tâm phát điện nguyên tử. Mua ga của Nga để đốt, và năng lượng xanh, mặt trời mặt trăng chi đó để bảo vệ môi trường. Nay chiến tranh Ukraine khiến họ ngọng, kinh tế banh ta lông, sẽ không bao giờ ngất đầu lên nổi. Họ ủng hộ, kêu vạn tuế Greta, cô bé thánh chiến bảo vệ môi trường đến khi cô ta kêu gọi giúp đỡ Gaza thì họ hết cho lên truyền hình.

Đây là danh sách những gì cần thiết để cháy nhà cần di tản thì đem theo

Mình về Pháp và Ý Đại Lợi năm ngoái, thấy tinh thần bảo vệ môi trường lên cao kinh hoàng, so với thời Lalonde mới cho ra đời Đảng Xanh. Ai đi xe hơi bự là bị chúng đâm thủng bánh xe, cạo trầy sơn xe, chửi bới khi lái xe to. Xe bên Âu châu rất nhỏ so với xe ở Hoa Kỳ.

Mình chụp từ video họ cho rằng hình vệ tinh chụp từ mấy năm nay cho thấy cái hồ dự trữ nước Santa Ynez không có nước từ mấy năm qua.













Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Con lượm thùng rác

 Đứa con lượm thùng rác

Khi xưa, bà cụ mình hay chọc mình là con lượm thùng rác khiến mình buồn, bỏ nhà đi ra chợ đến mấy chỗ thùng rác để xem bố mẹ ruột có nhớ thương, trở lại kiếm con. Nhưng đợi hoài chả thấy ai, rồi đói quá đành bò về nhà trong khi bà cụ đi tìm chết bỏ. Dạo ấy rạp Ngọc Lan có chiếu phim “Les 2 gamins” do thần đồng Joselito đóng, nói về một đứa bé con nhà giàu bị bắt cóc, rồi cảnh sát lùng kiếm, rồi đứa bé sống với gia đình nuôi, đi hát rong khiến mình khóc như mưa phùn Đà Lạt. Đi lang thang ngoài chợ, kiếm mấy chỗ thùng rác ngồi đợi bố mẹ ruột.

Một lần khác, bà cụ kêu ở nhà ngoan không chạy phá hàng xóm thì tối về, mẹ dẫn hai anh em đi xem đại nhạc hội Trần Văn Trạch ở rạp Ngọc Hiệp. Hôm đó mình rất là ngoan, ở trong nhà, trưa đi ngủ đàng hoàng rồi chiều không thấy bà cụ về. Mình với cô em kế đột phá tư duy, hay mình đón mẹ, khỏi mất công về nhà vì sắp đến giờ hát rồi. Thế là 2 Anh em bò xuống đường Hai Bà Trưng, ngồi đợi chỗ mấy bậc thang cấp cạnh nhà ông Quán. Lâu quá không thấy bà cụ nên hai anh em bò sang rạp Ngọc Hiệp, ngồi đợi trước cửa. Nghe máy phóng thanh hát in ỏi và dáng bà cụ đâu không thấy. Cuối cùng người ta đã khai diễn đại nhạc hội, mình nghe ông Trần Văn Trạch hát bài xổ số kiến thiết quốc gia và làm xe lửa, hai anh em vẫn ngồi đợi, bổng nhiên thấy bà cụ chạy lại ôm hai anh em mừng như bắt được vàng. Bồng hai anh em đi về, gặp ai cũng kêu tìm được rồi khiến mình ngơ ngáo chả hiểu gì cả.


Lớn lên đi học trường tây, ông tây bà đầm kêu tổ tiên mình là người gaulois nên buồn đời mình đi tìm bố mẹ ruột bỏ mình thùng rác rồi về tây. Thế là mò đi tây tìm cha mẹ ruột đến 20 năm sau mới trở về bến nước năm xưa. Từ đó bà cụ cạch đến nay, không dám kêu mình là con lượm thùng rác nữa.

Hai Anh em ngồi nơi lề đường chỗ chiếc xe Lambretta đợi mẹ, cứ nhìn lên mấy bậc thang từ Minh Mạng đi xuống để ngóng mẹ

Hóa ra hôm đó bà cụ phải đi dự bốc thăm để xem được phân chia chỗ hàng bán ở Chợ Mới, mới được khánh thành. Nên mỗi lần nhìn tấm ảnh ngày Khánh thành chợ mới là mình nhớ đến một ngày xem hụt đại nhạc hội Trần Văn Trạch. Sau này có con mình không bao giờ hứa cuội với hai đứa con. Để tránh chúng bị lầm tưởng như mình khi xưa.

Hình ảnh ngày khánh thành chợ Đà Lạt mới xây, thế Chợ Cũ trên khu Hoà Bình.

Hôm nay đọc về đời một ông thần, con lượm thùng rác nhưng khác mình là ông ta trở thành triệu Phú trong khi mình trở thành nông dân. Đó là ông Freddie Figgers, khi sinh ra được hai ngày thì bố mẹ đem quăng trong thùng rác ở một vùng ít dân cư Quincy, ở tiểu bang Florida. May có ai đi ngang, nghe khóc nên đem vào nhà thương rồi xin nhận về nuôi. Năm lên 9 tuổi, cậu bé này bắt đầu sửa chửa máy điện toán rồi năm lên 15 tuổi, mở công ty công nghệ riêng cho mình. Ông Steve Jobs và Bill Gates đều là con nuôi. Nhiều khi mình nghĩ nếu dạo ấy, họ cho phép phá thai thì có thể hai ông này sẽ không bao giờ thấy ánh mặt trời thì thế giới ngày nay có thể khác. Trong 60 năm vừa qua, bao nhiêu đứa bé, có khả năng thay đổi thế giới đã bị truật xuất sớm nhân danh chi đó, tự do luyến ái này nọ.

Câu chuyện cuộc đời của Freddie Figgers là một ví dụ phi thường về sự kiên trì, sáng tạo và lòng nhân ái. Lớn lên ông này phải đối mặt với sự trêu chọc của bạn bè cũng trang lưới, nào là con lượm thùng rác. 

Nhiều khi trời cho ông ta sống để xây dựng, giúp đời. 

Niềm đam mê công nghệ của Freddie bắt đầu từ khi còn rất nhỏ. Khi mới 9 tuổi, cha ông thần này mang về một chiếc máy tính bị hỏng từ cửa hàng đồ cũ. Freddie đã tự học tháo rời, sửa chữa nó và khiến nó hoạt động, đây là khoảnh khắc châm ngòi cho niềm đam mê công nghệ của ông thần này. Thiên hạ đồn về anh ta nên được mướn làm việc trong một công ty sửa chửa máy điện toán.

Đến 13 tuổi, anh đã phát triển các chương trình phần mềm và bắt đầu thử nghiệm với các ý tưởng công nghệ khác nhau.

Ở tuổi 15, Freddie bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên: thành lập một công ty sửa chữa máy tính. Anh đã giúp các doanh nghiệp và cư dân địa phương sửa chữa máy tính, thể hiện kỹ năng kỹ thuật và tinh thần kinh doanh của mình. Dạo ấy sửa máy tính rất hốt bạc. Nay máy tính rẻ nên họ xài vài năm là quang mua cái khác chạy nhanh hơn.


Freddie tiếp tục phát minh ra các công nghệ đổi mới, bao gồm:

Giày thông minh dành cho bệnh nhân Alzheimer: Đôi giày này có thiết bị định vị GPS và hệ thống liên lạc hai chiều giúp người chăm sóc theo dõi và xác định vị trí bệnh nhân trong thời gian thực. Ông ta phát minh ra đôi giày này để giúp tìm kiếm ông bố nuôi, bắt đầu bị bệnh mất trí nhớ. Có công ty muốn mua công ty máy định vị GPS này với giá 2 triệu đô la nhưng ông ta từ chối. 


Ông ta muốn thay đổi công nghệ trong ngành y tế, ông ta phát mình ra máy xem xét lượng đường Glucose qua wifi. Và gửi thông tin đến cho bác sĩ và thân hữu. Khỏi phải lấy kim chích để đo lượng đường.

Figgers Communication: Anh ta thành lập một công ty viễn thông và trở thành nhà điều hành viễn thông trẻ nhất tại Hoa Kỳ. Công ty của anh cung cấp dịch vụ di động và internet với giá cả phải chăng, nhằm giúp công nghệ tiếp cận được với các cộng đồng thiếu thốn tiền bạc.


Cách ông ta phát minh giúp giảm đến 30% ca cấp cứu.

Bố mẹ nuôi

Điểm nhấn của ông ta là không bao giờ quên vụ bị bố mẹ bỏ rơi, ông ta thành lập một Foundation. Thông qua Figgers Foundation, anh hỗ trợ các mục tiêu như giáo dục, cứu trợ thiên tai và chăm sóc sức khỏe. Anh cũng cung cấp học bổng và hỗ trợ tài chính cho học sinh từ các gia đình có thu nhập thấp.

Mặc dù xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn, Freddie Figgers hiện là một triệu phú tự thân và là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Câu chuyện của anh nhấn mạnh sức mạnh của tình yêu, sự chăm chỉ và lòng vị tha.
Đọc chuyện này khiến mình nhớ đến thiền sư Ô Sào đời nhà Đường. Hồi nhỏ sinh ra, gia đình đem đến chùa bỏ trước cửa chùa, sau này có đệ tử là Bạch Cư Dị.

Mình thích đọc mấy chuyện nhân văn để giúp mình bớt gian ác một tí nếu không cứ bị đồng chí gái la hoài. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chợ đầu tiên tại Đà Lạt

Mình xem mấy tấm ảnh cũ của Đà Lạt, phân ra một ít để tải lên đây cho các bác bay về miền quá khứ của Đà Lạt. Hôm nay nói đến chợ đầu tiên tại khu Hoà Bình, Đà Lạt. Thật ra khi người Pháp xây dựng Đà Lạt thì có ngăn chia dân bản địa (người mọi) và người kinh ở phía hạ lưu của con suối Cam Ly, bằng cách chia ra hai hồ, được gọi là Hồ Lớn (Grand Lac) và Hồ Nhỏ (Petit Lac). Hồ lớn thì dành cho người Pháp sử dùng để chơi thuyền buồm, bơi lội, trượt nước còn Hồ Nhỏ thì dành cho người Việt sử dụng.

Khu họp chợ của Đà Lạt đầu tiên được thành lập. ku vực gần ấp Ánh Sáng. Sau trận lụt 4 tháng 5 năm 1932 bị cuốn trôi

Khi vực người Việt sinh sống khi mới thành lập, Thấy dân mình khi xưa, khi tây mới sang chỉ mang chân không. 


Chợ Đà Lạt khi xưa ở khu vực gần cầu Ông Đạo. Mình có kể rồi, bài Phố Tàu đầu tên tại dl 

Hồ ngập ta thấy con đường Đinh Tiên Hoàng và Võ Tánh phía xa trong khi các nhà ở khu vực này bị cuốn trôi khi vỡ đập.
Hình ảnh trận lũ ngày 4 tháng 5 năm 1932. Mình có kể vụ này rồi.

Đùng một cái tháng 5 năm 1932, có một vụ bão lụt, làm vỡ cái đê, đập của Hồ Lớn, khiến nước chảy xiết cuốn trôi nhưng căn nhà gỗ của người Việt ở phía hạ lưu gây thiệt hại và có 15 người Việt chết dạo đó. Do đó người Pháp mới nhập 2 hồ chung và xây một cái đập bằng xi-măng cốt sắt mà ngày nay chúng ta gọi là cầu Ông Đạo, do ông Quản Đạo Trần Văn Lý đứng ra chỉ huy. Mình có tấm ảnh của ông này, để rảnh lục rồi tải về đây.

Đây là quang cảng vụ bão lụt đã phá vỡ cái đập của hồ Lớn, cuốn trôi các nhà của người kinh
Còn đây là hình ảnh Lò Gạch trong Hoàng Diệu bị lụt năm đó

Người Pháp mới dời khu vực dành cho người kinh lên khu Hoà Bình ngày nay, dù trước đây, được dành riêng cho người Pháp. Nếu ai xem các bản đồ quy hoạch của người Pháp khi xưa thì các khu vực trên đồi, đều dành cho người Pháp. Như dọc đường Yersin còn phía đi về Cam Ly thì dành cho người Kinh.

Đây là bản đồ của khu dân cư người Kinh tại Đà Lạt khi mới thành lập. Có hai cái hồ (Hồ Lớn và Hồ Nhỏ). Dãy nhà phố người kinh, được tô màu Hồng bị cuốn trôi trong vụ bão lụt tháng 5 năm 1932.

Đây là bản đồ lúc đầu chợ được mang lên khu Hoà Bình. Mình tải lên đây để giải thích các tấm ảnh sau này. Các dãy phố được tô màu đen là đã được xây cất. Khu Bùi Thị Hiếu và dãy nhà của Đội Có và dãy phố của photo Hồng Châu. Khu dãy màu được tô màu vàng thì dãy phố nhà bằng gỗ sau này bị đập phá. Sẽ tải hình dưới đây. Ở giữa có hình tam giác được tô màu vàng là Chợ mới được thành lập sau khi dời từ dưới khu vực bị lụt.

Bản đồ này cho thấy các dãy phố bằng gỗ sẽ bị đập bỏ để xây nhà bằng gạch. Mình có tô màu xanh da trời gạch ngang để nói lên địa điểm của Chợ Cũ hay rạp xi-nê Hòa Bình

Đây là bản đồ cho thấy phần trắng là của Chợ Gỗ sẽ được xây.

Khi lên khu Hoà BÌnh thì chợ Đà Lạt dạo ấy kiểu CHợ Nhỏ ngày nay ở đường Phan Đình Phùng. Người bán ngoài đường đến khi họ bắt đầu xây Chợ Gỗ hay Chợ Cây vì cấu trúc bên trong được xây bằng gỗ.

Đây là tấm ảnh rất cũ, cho thấy chợ, dãy phố Bùi Thị Hiếu vẫn còn làm bằng gỗ. Trên mái của chợ, thấy dãy phố nhà Đội Có làm bằng gỗ , chưa được xây. 

Chỗ này là khu chợ xổm, phía sau cột điện, ta thấy dãy phố của tiệm Bùi Thị Hiếu, trong khi dãy phố nhà hàng Mekông còn làm bằng gỗ, chưa được ông Võ Đình Dung xây lại bằng gạch và xi măng.
Chợ Xổm ở khu Hoà Bình
Đây là tấm ảnh được chụp từ balcon của dãy khu nhà Đội Có, nhìn về phía dãy nhà Bùi Thị Hiếu, chỗ trạm biến điện sau này được bỏ dời về gần trường Đoàn Thị Điểm. Dãy phố nhà hàng Chic Shanghai chưa được ông Võ Đình Dung xây cất. bên trái, có dãy phố nhà 2 tầng làm bừng gỗ, sau này bị phá bỏ xây lại dãy phố vòm 1 tầng
Hình hai ông Tây đi bát phố được chụp tại dãy phố  phía Việt Hoa, nhà hàng Mekông mình có mò ra tên tuổi ông Tây này, có kể rồi. thấy phòng thông tin, sau này được xây lại 2 tâqnfg rồi ccũngbij phá khi xây cầu thang nói liền chợ Mới và khu Hòa Bình

Đây là dãy nhà bằng gỗ mà trên bản đồ phía trên được tô màu vàng, sau này được dỡ bỏ
Đây là góc chụp từ đường Hàm Nghi, chỗ tiệm phở Bắc Hương, cà phê Tùng.

Đây là tấm ảnh chụp chỗ tiệm Bùi Thị Hiếu, chụp về hướng dãy phố đội Có, lúc còn xây bằng gỗ, chưa được đập phá xây theo bản thiết kế của Ernest Hébrard, xây nhà hai tầng bằng gạch và xi-măng, lợp mái bằng ngói. Phía xa trên đồi là dinh Tỉnh Trưởng. Sau này chính phủ Ngô Đình Diệm cho trồng cây.
Đây là mặt tiền của CHợ Gỗ đang lúc xây cất
Khi xây Chợ Cây thì họ chuyển các sạp hàng ra đường Phan Bội Châu, lợp mái bằng tôn 
Đây chụp trên đồi ngay đường Phan Bội Châu nhìn về hướng Chợ Cây
Đây hình trong Chợ Cây, ta thấy cấu trúc đã ván ép hình cung. Sau này bị cháy.

Mẹ mình buôn bán tại chợ này, phía bên tay trái

Phía ngoài CHợ Cây, ngày đình chiến thế chiến I, Tây làm lễ, có mấy ông mít bận áo dài khăn ảnh ông Quản Đạo Trần Văn Lý, người đứng chỉ huy xây cái đập, cầu mà người Việt gọi Cầu Ông Đạo

Sau này kiến trúc sư Tây George Pigneau thiết kế một ngôi chợ bằng cấu trúc Gỗ nên dân Đà Lạt gọi là Chợ Gỗ hay Chợ Cây. Sau đến thời Ngô Đình Diệm, thị trưởng Trần Văn Phước, đã cho xây Chợ mới ở phía dưới thung lũng. CHợ này được trung tu lại thành khu Hoà BÌnh với rạp xi-nê Hoà Bình và các dãy tiệm nhỏ xung quanh rạp. Mấy lần về Đà Lạt, mình quên đi lại để xem thay đổi ra sao. Thôi em ngưng tại đây. Hôm nào rảnh em kể tiếp về Đà Lạt.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn