Ngôi nhà trí tuệ

 


Ngôi nhà trí tuệ


Đi leo núi về, đừ quá, ngồi trong xe, hai vợ chồng và thằng con nói chuyện. Mình kể có một anh chàng người Nepal leo lên 7 đỉnh núi cao nhất thế giới trong vòng mấy tháng trong khi một ông người đức mất 19 năm trời. Vấn đề là nếu anh chàng người Nepal mà là da trắng thì sẽ giàu mệt thở, thay vì phải mượn tiền cầm thế nhà để trả cho chi phí anh ta leo núi. Đồng chí gái nhảy vào nói này nói nọ, kiểu người da trắng giỏi này nọ nên mình nói chuyện về khoa học từ xưa do người ả rập tìm ra như toán học, đại số rồi từ từ mới được du nhập vào Âu châu và ngày nay người da trắng không nhắc đến việc này, nhất là người đã đưa các trí tuệ của người ả rập vào Âu châu khiến ai cũng tưởng người da trắng đột phá tư duy như hình ảnh ông Newton, nằm chơi bị trái táo rơi xuống đầu rồi viết cuốn sách để đời.

Trung Cộng đang chiếm lĩnh về khoa học hiện nay.


40 năm trước, mình bò sang Ma-rốc để thĂm viếng xứ này để hiểu thêm về vùng Bắc phi. Suýt chút nữa là ở lại đây luôn. Lý do là mấy cô gái xứ ả rập có con mắt đẹp kinh hồn. Có ông kiến trúc sư người Việt lưu lạc sang đây thiết kế lăng tẩm, nhà thờ hồi giáo cho ông vua Hassan, kêu mình ở lại làm cho ông ta nhưng nghe ông Pierre “crabe tombour” kêu cẩn thận gái xứ Ma-rốc, muốn thoát ly ra khỏi nền văn hoá của họ sẽ dụ dỗ mày để đem về Tây nên chạy luôn.


 Xứ này cũng có chung một lịch sử như Việt Nam, bị người Pháp cai trị ở thế kỷ 19 và được trao trả lại độc lập sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Dạo ấy họ có nội chiến với đám quân Politsario ở ngoài sa mạc. Năm ngoái hai vợ chồng bò đến vùng Trung Á đến viếng thăm khu vực một thời giàu có mà người ta gọi Con đường Lụa, vùng giao thoa của hai nền kinh tế và văn minh Tây và Đông thì thất kinh vì khám phá ra nền khoa học của Âu châu mà chúng ta tán dương, đa số đều đến từ nền văn minh hồi giáo. Truyền thông Âu Mỹ hoạ chân dung người hồi giáo như những người điên, đặt bom giết người.


Buồn đời mình kiếm tài liệu đọc thì khám phá cuốn sách của ông Jonathan Lyon, một tiến sĩ gốc Úc Đại Lợi, làm luận án tiến sĩ về Ngôi Nhà trí TUỆ, ĐỊA ĐIỂM được XEM LÀ nơi tụ  HỌP CÁC TINH HOA CỦA NỀN VĂN NINH HỒI GIÁO. "The House of Wisdom:How the Arabs Transformed Civilization." Ông này nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố hồi giáo, để giúp các chính phủ Tây phương hiểu rõ về sự thành hình của các nhóm khủng bố hồi giáo để tìm ra cách trừ khử.


Cuốn sách này nói về người ả rập đã thay đổi nền văn minh Tây phương, nguồn cội của nền phục hưng Âu châu sau khi chìm đắm trong thời trung cổ giáo điều bởi nhà thờ Vatican. Lâu nay, mình cứ tưởng khi người Hồi giáo chiếm đóng Hy Lạp thì các trí thức gia Hy Lạp, bỏ chạy sang các nước Âu châu xin tỵ nạn và các tư tưởng cổ điển của Hy Lạp đã giúp Âu châu vực dậy, tạo thành kỹ nguyên mà họ gọi là thời Phục Hưng. Đó là những gì mình đọc qua sách vỡ của người Âu châu. Dựa theo những gì xẩy ra tại Hoa Kỳ vào thế kỷ 20, khi các chất xám trên thế giới di dân sang xứ này, giúp xứ này giàu mạnh, điển hình là ông Albert Einstein, Oppenheimer,…


Cuộc đời lạ lắm, hồi trẻ được thầy cô dạy ở trường rồi cứ Đinh ninh là đúng để rồi về già nghiệm lại cũng như đọc thêm tài liệu, du lịch các nơi được nhắc đến khi còn ở trường thì khám phá ra không phải như đã được học tại lớp. Lịch sử được viết do kẻ thắng trận. Chán Mớ Đời 


Thời xưa người ả rập đã học cách tìm ra Mecca 

Nhớ hôm đi tàu ở Palawan, mình có dịp nói chuyện với một bà người Anh quốc. Bà ta cho biết đi chơi các vùng thuộc đế quốc Anh quốc khi xưa, người dân rất đàng hoàng tử tế với bà ta thay vì chửi rủa, lên án tổ tiên bà ta đã cai trị, xâm lược đất nước họ. Bà ta hỏi mình nghĩ gì về sự đô hộ của Pháp quốc tại Việt Nam.


Mình cho biết là khó mà có một cái nhìn khách quan vì không sống vào thời đó vì tư duy của chúng ta thời đó và thời nay khác nhau. Nhưng chúng ta lấy thí dụ nước của bà 2000 năm về trước, quân đội viễn chinh La mã đã đến và chiếm đóng. Ngày nay chúng ta còn thấy các di tích lịch sử với các tường thành xây bởi người Anh quốc với kỹ thuật của người la mã đem đến, dưới sự đô hộ của lính la mã. Nhờ sự tiếp cận, cọ sát giữa hai nền văn minh mà sau này Anh quốc phát triển mạnh hơn xứ Tô cách Lan không bị quân La mã chiếm đóng. Tô cách Lan chỉ phát triển sau này khi bị Anh quốc đô hộ đào tạo ra nhiều nhà khoa học cho cuộc cách mạng kỹ nghệ như James Watt, Alexander fleming, James Hutton… giúp Anh quốc trở thành một đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn tại Anh quốc. 


Nếu ta nhìn lịch sử dưới gốc độ về phát triển, quân sự thì sự chiếm đóng của ngoại bang, có thể gây nên cảnh chia ly, chết chóc nhưng bù vào đó là kẻ yếu học được những điểm hay của kẻ đô hộ mình. Nếu người Tàu không đô hộ Việt Nam thì người Việt không bị ảnh hưởng văn khổng mạnh, hay không tiếp cận với kỹ thuật Âu châu nếu không có người Pháp chiếm đóng Việt Nam 86 năm. Chúng ta sẽ không có chữ Nôm hay chữ quốc ngữ, vẫn sống như các người dân tộc ở miền núi. Chúng ta có thể kêu là cổng rắn cắn gà nhà đủ loại. Chúng ta muốn sống như các người dân tộc miền núi hay sống trong các căn nhà , phố xá ở thành thị ngày nay. Thậm chí ngày nay người dân tộc miền núi nhờ có sự cọ xác với người kinh mới có đời sống khá khá hơn một tí.


Đầu thế kỷ 11, Âu châu được nhà thờ kêu gọi cuộc thánh chiến mà chúng ta hay gọi thập tự chinh. Khi thập tự quân đến vùng thánh địa do người hồi giáo cai quản thì lính hổn hợp với nông dân, dân ăn cướp, nên không để ý quan sát về mặt văn hóa địa phương nổi bật hơn Âu châu, ngược lại các nhà trí thức Âu châu thì nhận ra ngay sự giàu có, kỹ thuật cao của nền văn minh hồi giáo. Có thể xem như là một cơn địa chấn như khi mình viếng thăm Uzbekistan, khám phá ra các nơi họ xây nhà thờ và cách họ dẫn thủy nhập điền, làm giấy,… hình như mình đã có kể nhờ các cuộc thánh chiến thập tự chinh này mà Âu châu đã khỏi đầu thành lập ngân hàng mà chúng ta sử dụng ngày nay.


Từ đó các nhà buôn từ Genoa, Venezia,.. bắt đầu giao thương với vùng này, đem về Âu châu lụa gấm, nước hoa, dầu và gia vị,… dần dần việc sử dụng các số ả rập, tính toán, kế toán đều sử dụng hệ thống của người hồi giáo. Thậm chí có nhiều từ dùng đến từ tiếng ả rập và ba tư như tariff, check, traffic, arsenal,… dần dần đưa đến sự thành lập con đường lụa đã giúp giao thương từ Âu châu và trung hoa.


 Cách làm sổ sách theo phương pháp người ả rập. Ngay ông Leonardo Fibonacci, thần đồng toán học khi xưa, được ông bố một nhà kế toán gửi ông ta sang vùng này để học cách làm sổ sách và toán học. Âu châu dạo đó dùng cách đếm của người la mã như X là 10, ll là 2…


Một trường hợp khác là các freemasons. Người ta thấy sau cuộc thập tự chinh thì kiến trúc nhà thờ nhất là tại Anh quốc được thay đổi nhanh chóng, các giác cạnh rất rõ ràng cũng như cách xây cất khác với trước đây. Họ dùng hình học để xây dựng nhà cửa và nhà thờ. 


Sách ở Âu châu rất hiếm, nhà thờ to lớn thì có độ vài cuốn trong khi ở các xứ hồi giáo thì có hàng trăm ngàn cuốn về thiên văn học, toán học, đủ loại. Mình có thấy ở viện bảo tàng sách vỡ in ấn của họ thời đó. Quá đẹp. 


Điển hình là vào thế kỷ thứ 8, sự thành lập của đế quốc Abbasid, ông vua Abu Ja'far al-Mansur, xây dựng đế quốc của ông ta. Ông ta gọi các nhà thiên văn học như Nobakht; Masha'allah, người do thái nhưng theo đạo hồi giáo để xem sao trên trời. Họ thống nhất với ngày 30 tháng 7 năm 762 là ngày tốt nhất để xây thủ đô. 


Ông vua kêu kiến trúc sư vẽ đường ranh giới của cửa thành này nọ rồi theo hình tròn của Euclid và đặt tên thủ đô là thành phố hòa bình “Madinat al-Salam," ông ta cho dời đô từ Damascus đến Bagdag. 


Vua Al-Mansur yêu thích khoa học, kêu người dịch sang tiếng ả rập các tài liệu của Ấn Độ Hy Lạp, và ba tư. Ông ta cho xây dựng một thư viện to lớn dựa theo khuôn mẫu của người ba tư sau này trở thành Ngôi Nhà Trí Tuệ. Trong suốt 150 năm, các nhà nghiên cứu ả rập đã dịch rất nhiều sách và dần dần tiếng ả rập thay thế tiếng Hy Lạp và La-tinh. Các học giả ả rập rất cẩn trọng khi dịch thuật, họ sửa chửa biên tập rất nhiều. Có câu chuyện một ông học giả viết bằng tiếng ba tư rồi cuối cùng xé tập ghi chép và viết lại bằng tiếng ả rập vì chuẩn hơn, giải thích Rõ ràng hơn. Tương tự ngày nay, người Âu châu dịch thuật, sử dụng tiếng Đức cho rõ ràng hơn.


Sách vở về khoa học mà chúng ta học đều được viết theo quan điểm của người Âu châu vào thế kỷ 19 và 20 do đó chúng ta không có khái niệm về cội nguồn của khoa học trước kia. Cứ tưởng tự nhiên các ông Tây bà đầm tư duy đột phá ra nền khoa học hiện đại.


Thú thật mình học chương trình pháp từ bé đến đại học nên xem người Tây phương là số một nhưng quên xét lại lịch sử khoa học. Gần đây mình có dịp đi viếng thăm các xứ hồi giáo, đọc thêm sách báo và tài liệu thì thấy họ có một nền văn minh rất cao. Chúng ta chỉ nghe truyền thông nói về các cảm tử quân của người hồi giáo tự bấm nút bom chết banh xác. Cứ tưởng tượng phải viết số 1,000,000 bằng số la mã là ngọng trong khi người ả rập chỉ viết con số 1 với 6 con số không. 


 Nói chung thì khoa học phát triển song song với hồi giáo Hưng thịnh chớ không chống lại như chúng ta bị giới truyền thông nhồi sọ. Cũng có những cãi vả, chống chọi với các giáo điều như về thiên văn học. Các nhà lãnh đạo tinh thần không quả quyết lắm về sự giải thích của các nhà thiên văn học. Lý do là đi ngược lại những gì họ đã học. Rất khó chấp nhận khi khám phá những gì mình học hay biết trước đây, chưa chắc là đúng. Điển hình là ông Minh Tuệ đi khất thực đã khiến đa số người Việt bổng nhiên phải nhìn lại những gì chúng ta biết hay tu về Phật giáo, cúng dường để được Phước như mua bán với Phật.


Người ả rập di chuyển ban đêm nhiều vì mát hơn ban ngày nên họ nghiên cứu các sao nhiều hơn trong khi người Tàu nghiên cứu sao để đoán số mệnh người Tàu. 


Hôm trước đồng chí gái gặp ai người hồi giáo rồi kêu họ cầu nguyện chi đó rồi quỳ hướng nào. Mình nói là quỳ về hướng Mecca khiến mụ vợ nhìn mình như bò đội nón. Mình phải giải thích. Nhớ con cừu mà mình thấy ở Uzbekistan được cột nơi cây trước khi bị giết cũng hướng về Mecca. Tương tự ai chết được chôn cũng phải hướng về Mecca. Người hồi giáo gọi là qibla. 

Nếu khi xưa người da đỏ dựng bức tường thì người Tây phương không thể xâm chiếm vùng đất này tạo thành miền đất hứa mới.

Người hồi giáo lúc đầu ở Trung Đông và Tây Ban Nha khi cầu nguyện đều hướng về phía nam, bắt chước Muhammad. Lý do là ông tiên tri Muhammad dời đến Medina, phía Bắc của Mecca nên chỉ cần hướng về hướng nam. Lúc đầu Jerusalem là thánh địa nhưng sau này là Mecca và Kaaba và họ ước nguyện đi hành hương về nơi này một lần trong đời. Các con chiên hồi giáo chỉ cần quay về hướng nam để cầu nguyện như ông Muhammad. 


Vấn đề là hồi giáo phát triển rất nhanh qua các cuộc xâm chiếm, trong vài thế hệ đạo hồi giáo được lần truyền khắp nơi. Từ Bắc phi đến Á châu, Trung Á và thậm chí đến Trung Cộng ngày nay. Do đó vấn đề quay về phía nam chưa chắc là đúng vị trí của Mecca vì một người hồi giáo ở Kenya, phía nam của Mecca thì không thể quay đầu hướng nam. Nhưng khi các nhà khoa học, thiên văn học nhập cuộc thì họ cho rằng trái đất tròn nên không thể chỉ hướng thẳng phía nam được, phải tính theo trái địa cầu như ngày nay chúng ta đi máy bay, phải lên lên phía Bắc để bay vì gần nhất thay vì bay thẳng như khi xưa họ quả quyết là mặt phẳng với định đề Euclid học khi xưa, đường ngắn nhất là đường thẳng từ hai điểm a và B nhưng ngày nay chúng ta biết đường ngắn nhất là điểm a lên hướng Bắc để đến điểm b như chúng ta thấy mỗi lần bay về Việt Nam là máy bay bay lên phía Bắc rồi mới bay xuống phía nam mới đến Việt Nam. Lý do là quả cầu. Định đề Euclid chỉ đúng với không gian 2 chiều.


Vào thế kỷ 9 người ả rập đã sử dụng lượng giác với sin, tangent đủ loại. Hồi nhỏ đi học, mình tò mò hay hỏi ai chế ra mấy vụ như lượng giác nhưng không dám hỏi vì sợ bị kêu là ngu.


Có một nhân vật được xem là người có công đem khoa học về Âu châu.

Ông Adelard of Bath, người Anh quốc sinh năm 1080. Thuộc giai cấp ưu Tú và được cho đi học trường đại học tại Pháp quốc. Ông này như bao nhiêu nhà có óc cải cách kêu cách học hiện tại không đúng, cần cải tiến. Thời đó chỉ học trong nhà thờ về kinh sách vớ vẩn. https://en.wikipedia.org/wiki/Adelard_of_Bath


Khi đi viếng các vùng Trung Á thì mình khám phá lý do nền văn minh hồi giáo bị tàn suy tương tự thiên chúa giáo tại Âu châu. Dạo ấy chưa có máy in nên người biết đọc kinh thánh rất ít. Họ chỉ đào tạo một số người trở thành Iman như linh mục tại các trường học đạo Madrasa mà chúng ta hay thấy báo chí quay mấy đứa bé cứ gật tới gật lui, đọc kinh thánh. Sau khi tốt nghiệp, các Iman mới này được đưa về làng hay thành phố để hướng dẫn các con chiên hồi giáo nên họ muốn bảo vệ nồi cơm của họ nên từ từ trở thành rất cực đoan và giáo điều.


Buồn đời ông Adelard theo chân các thập tự quân đi sang trung đông. Ông ta không muốn giết người hay chiếm đất đai của cư dân. Ở lại ông ta thích học tiếng địa phương và trở về Anh quốc. 


Trong hồi ký của ông ta có kể ngày 13 tháng 11 năm 1134, ông ta đang ở thành phố Antioch của Thổ Nhĩ Kỳ thì gặp động đất và ở lại đó 7 năm. Tại đây ông ta học thêm về vật lý và y khoa. Trong chuyến đi Trung Á, mới biết môn giải phẫu do người ả rập khởi đầu. Có ông kia mê nghiên cứu nên người chết thì được điểu táng nên ông ta ra đồng mỗ xẻ cơ thể người chết rồi ghi lại giúp hậu thế tìm hiểu thêm giải phẫu học.


Ông Adelard may mắn là con nhà quý tộc nên khi về lại Anh quốc, kể chuyện những gì Ông ta học hỏi ở các xứ hồi giáo thì không bị xử tử như ông Galileo 5 thế kỷ sau này hay như ông Nguyễn Trường Tộ kêu bên Tây có cái Đèn treo ngược bị các quan triều đình chửi cho một trận. Ông ta là người dịch các tài liệu về Euclid sang tiếng La tinh.


Ông ta kêu trái đất không hình phẳng hay hình khối mà là một quả cầu. Ông cho rằng đó là các khoa học gia và tư tưởng gia cho biết, không phải các giáo điều của nhà thờ. Ông ta giới thiệu hình học Euclid vào ngôn ngữ La tinh. Trên thực tế các nhà nghiên cứu ả rập đã dịch thuật các tư tưởng của Hy Lạp cổ xưa chớ các hậu duệ Hy Lạp không đóng góp gì để giữ gìn văn chương cổ Hy Lạp như chúng ta đã học là người Hy Lạp tỵ nạn qua Ý Đại Lợi rồi giúp Âu châu thực hiện thời phục Hưng dẫn đến Âu châu giàu có ngày nay.


Ông Lyon giải thích lý do chúng ta không biết gì về nền khoa học của người ả rập. Vào thế kỷ 16, Hầu hết các nhà toán học nhân văn người Pháp thực chất là luật sư, và sau đó đã có một nỗ lực mạnh mẽ nhằm phá bỏ tư duy pháp lý của người Pháp từ một số nguồn gốc cổ điển của nó, và tạo nên truyền thống pháp luật dân tộc. Thêm nữa với tinh thần thập tự chinh, xem người hồi giáo là những đứa con hoang, bỏ đạo.


Trong bối cảnh đó, họ cũng mong muốn để tạo ra một truyền thống dân tộc về toán học cao hơn, và nâng cao toán học từ một nghệ thuật thực tiễn đến một chủ đề trí tuệ. Lúc đầu họ có nói đến các nhà toán học ả rập rồi từ từ giảm bớt và bỏ luôn. Từ đó ông Adelard cũng bị bỏ quên trong lịch sử khoa học. Và chúng ta chỉ học được thời đại ánh sáng của Âu châu.


Từ từ đó chúng ta chỉ được dạy hay nghe nói đến khoa học được truyền từ thời Hy Lạp đến nay và văn chương và khoa học của Tây phương được xem là tuyệt đỉnh. Học ở trường nên mình mến mộ nền văn minh Hy-Lạp, đã đi viếng hết những nơi bị ảnh hưởng bởi hai nền văn minh này.


Câu hỏi kết tiếp mà mình thắc mắc là một nền văn minh ả rập tuyệt đỉnh thời đó trong khi Âu châu bị chìm lắng trong các giáo điều của nhà thờ thời trung cổ suốt năm thế kỷ mà lại biến mất. Đi viếng Trung Á mới hiểu là khi đoàn quân Mông Cổ đánh chiếm vùng này với đoàn kỵ binh của họ, đã thay đổi toàn diện thế giới vào thời đó và nền văn minh của ả rập xem như tan biến khó phục dựng lại cho đến ngày nay.


CÓ một điểm ông lYon cho rằng quan niệm không tốt của người Tây phương đối với người ả rập hay hồi giáo được hình thành trước khi các đoàn thập tự quân lên đường viễn chinh sang trung đông. Họ tuyên truyền các giống dân ả rập này nọ với những từ ngữ không tốt đẹp trong khi hồi giáo là một tôn giáo yêu chuộng hòa bình. Từ đấy người theo thiên chúa giáo nhìn người hồi giáo như những người trả cần được trừ khử. 


Khi mình sang Tây Ban Nha thì được biết khi người hồi giáo cai quản vùng Iberia này thì các đạo thiên chúa giáo hay do thái giáo điều được bình yên sống chung bên nhau chỉ khi thiên chúa giáo đánh đuổi người hồi giáo ra khỏi vùng này thì họ ra lệnh trục xuất những ai không theo thiên chúa giáo. Ngày nay có giống dân Gitanos với các điệu múa và nhạc flamenco, không chịu trở về đạo nên sống du mục,…


Thế kỷ 19, 20 được xem là thế kỷ của người Tây phương, họ chiếm đóng khắp toàn cầu. Ngày nay, chúng ta thấy cuộc chiến giữa người đó thái và người Palestine kéo dài từ khi đệ nhị thế chiến chấm dứt và người Tây phương ủng hộ tuyệt đối người do thái. Họ đồng ý thành lập một quốc gia Israel, và hổ trợ súng ống để giúp họ sống an bình với người hồi giáo. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Thánh Nữ đời em

 Thánh Nhơn của đời tôi


Hồi nhỏ, cứ rằm là mệ ngoại kêu mình đi chùa với mệ, để xách giỏ bông hoa và hương đèn cúng Phật. Dạo đó có hai chùa chính mà Mệ ngoại đi mỗi tháng là chùa Linh Sơn, cuối đường Hàm Nghi và chùa Linh Quang trên Số 4, cuối đường Hai Bà Trưng. Sau khi dâng trái cây thắp hương, trên bàn thờ, mình thấy mệ ngoại đến chào ông thầy trụ trì, nói chi rồi thấy mệ đưa cái phong bì mà mệ kêu mình lấy trong tủ, bỏ tiền trong đó cho thầy. Mình thấy tiền nhiều, nếu cho mình thì ăn quà cả tháng không hết nên hơi tiếc, không hiểu sao mệ không cho mình tiền lại đi cho ông nào đâu đâu lại không có tóc. Mình thấy ở chùa có tiền bỏ túi hay hay. Nghĩ sau này đi tu, khỏi cần đi học, cứ ngồi ở chùa, bong bong, có tiền xài của bá tánh.

Mình nhận tin nhắn của cháu ngoại ông Bùi Duy Chước, người làng Kế Môn như sau:


Sơn mến, xin cho Sơn biết thêm là đất ở mả thánh củ - Đà Lạt đã được ông bà Võ Đình Dung và ông bà Bùi Duy Chước tặng. Hai gia đình cùng di cư từ Thừa Thiên về Đà Lạt lập nghiệp. 

Nhắc đến những ngôi chùa Đà Lạt nổi tiếng, không thể không kể đến chùa Linh Quang. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là Linh Quang Cổ Tự hay Linh Quang Tổ Đình. Đây là ngôi chùa được xây dựng đầu tiên tại xứ sở ngàn hoa và cũng là nơi khơi nguồn cho nền đạo pháp tại tỉnh Lâm Đồng. Năm 1931, hòa thượng Thích Nhân Thứ đi từ Khánh Hòa đến Đà Lạt. Sau khi quan sát, tìm hiểu, ông đã chọn một khu đất trống trên ngọn đồi để dừng chân, lập nên một thảo am và gọi là “Linh Quang Tự”. Năm 1933, nhờ việc các tăng ni, phật tử cúng dường thường xuyên, thảo am đã trở thành Tam Bảo. Cho đến năm 1938, khi chấm dứt thời kỳ phong kiến, vua Bảo Đại đà ban sắc tứ cho chùa. Ông bà BÙI DUY CHƯỚC và con gái BÙI THỊ HIẾU cũng là một trông những ân nhân lớn của chùa Linh Quang Đà Lạt.

Xin gửi lời kính thăm Mệ.

Thân mến.

Lâm Quốc Dũng

(Con bà Bùi Thị Hiếu)


Nồi cơm của mấy mệ tỏa sáng 

Trong khi Mệ nói chuyện với mấy người trong bếp hay thầy trù trì mình thường chạy vòng vòng để xem có con nít để chơi thì không thấy con nít trên chùa. Có lẻ khuôn viên hai chùa thì mình thích nhất chùa Linh Quang. Không gian rất tĩnh mịch, chỉ nhớ là bình an. Sau này, mệ ngoại về Sàigòn sống với gia đình dì mình thì hết đi chùa Linh Quang đến khi về lại Đà Lạt sau 20 năm. Không khí chùa vẫn thanh tịnh như hồi còn bé. Rồi vài năm sau về mình có ghé chùa nhưng thấy xe buýt chở người hành hương đến tấp nập, thấy bán tùm lum trò, mất vẻ trang nghiêm của chùa khi xưa nên từ dạo đó mình không đến nữa khi về Đà Lạt. 


Nhớ có lần thiên hạ kêu Phật Bà hiện về trên Núi Bà, thiên hạ rủ nhau lên Núi lấy nước Cam Lồ chi đó đem về uống. Chùa Linh Sơn có tổ chức cho Phật tử đi hành hương. Mệ ngoại ghi tên rồi kéo mình đi theo xách giỏ bông hương cúng. Mọi người lên xe Chi Lăng do gia đình Phật tử mướn chạy lên Núi Bà. Đến nơi mình xách cái giỏ to nhất có hoa và hương đèn, đi trước. Mệ ngoại già nên đi chậm theo mấy bà đi sau. Lên tới đỉnh thì mình chả thấy Phật Bà đâu chỉ thấy cái trang nhỏ và có hai ông Phật tử, hình như một ông tên Hoằng thì phải, thắp hương nơi cái am. Hóa ra cái hình Phật Bà trên Mây là cái hình để nơi cái am với phía sau là sương mù như mây mà mấy ông thần thợ chụp hình Đà Lạt in ra để bán cho thiên hạ đầy chợ Đà Lạt. Sau đó thì mình đói thì khám phá ra trong cái giỏ không có ổ bánh mì hồi sáng mua. Chỉ toàn là hoa Huệ với nhang đèn. Phải đợi mệ ngoại lên thì mất cả tiếng sau mới được ăn bánh mì. 


Sau này lớn lên mới hiểu là dạo ấy Việt Cộng có chiến dịch chống quân đội Mỹ đổ bộ vào Việt Nam nên có chương trình chống phá. Đà Lạt thì quân đội mỹ sẽ thành lập đài radar trên núi Lâm Viên còn ở thành phố thì họ kêu ban đêm quỷ vào nhà để bắt con nít đi nên phải vẽ chữ Vạn hay Thánh giá trước cửa nhà. Có lần sáng mình ra sân chơi thì thấy ai đó ngang nhiên kẻ chữ Vạn trên cửa ra vào của nhà mình. Hoá ra là chiến dịch của Việt Cộng bài Mỹ Qua Việt Nam (ma quỷ nói lái thành Mỹ Qua). Dân ngu cu đen như mình thì tin như sấm. Có lần bước ra cửa vào sáng sớm lại thấy ai treo cái hình nộm của ông hcm trên cây Mimosa. Kinh

Có lần, mệ ngoại mình kêu mình và chị người làm đem bàn thờ xuống đường Hai Bà Trưng để cúng. Mình thấy mấy đứa dưới xóm Địa Dư chạy lại rinh trái cây để trên bàn thờ của hàng xóm nên đành ngồi canh bàn thờ. Sau này lớn lên mới hiểu là có vụ đàn áp Phật Giáo chi đó nên mấy ông thầy kêu phật tử đem bàn thờ ra đường để cho phóng viên ngoại quốc chụp hình cho rằng Việt Nam có đa số là Phật tử chi đó. Kinh. Nói chung tất cả đều do Việt Cộng giật dây.


Đà Lạt dạo ấy, ngoài chợ hay đường Hai Bà Trưng lâu lâu mình có thấy vài ông tu sĩ đi bộ, chân đất, ôm cái gì như đồ đựng bình trà nóng để giữ nhiệt ở nhà, có nắp đậy khiến mình thắc mắc, hỏi người lớn thì hay bị ăn tát và kêu ngu như bò khiến mình ngu lâu dốt bền. Ngày nay về Việt Nam, không còn thấy đồ đựng bình trà giữ nhiệt nữa. Hình như đang bằng tre sau này có làm bằng nhựa, phía trong họ độn rơm hay bông Gòn, chừa một lỗ tròn với một phần để cái vòi bình trà, sau đó cái nắp, cũng được đan và độn bằng rơm hay bông gòn đậy lại để giữ nhiệt. Mẹ mình bán hàng xén nên có bán bình trà, tách và cái bình này nên nhớ vậy thôi. 

Ai bảo đi tu là khổ được ăn ngày 3 bữa như vậy, chả phải nấu cơm, rửa chén, đi chợ lại được tiền xài. Xã hội cần những người tu để họ giúp khi lo lắng, nghèo khổ, đến chùa để được trấn an.

Hình như gọi cái giỏ bình trà. Cứ tết đến thì đem về một cái mới để ba ngày tết cho mới. Thường thì cái vòi hay bị mẻ khi rửa nhưng cứ xài, không chết thằng tây nào cả. Chỉ có tết thì phải đổi cái mới nhân tiện khách đến kêu đẹp thì nói ra chợ, bán lấy vốn. Còn bình trà thì tuỳ vì có hai loại do hai công ty Vĩnh Tường ở Phi Nôm, và công ty Thiên NHiên ở Cầu Đất hay Trạm Hành, lâu quá không nhớ. Mình có viếng thăm 2 lò đồ sứ này khi còn nhỏ đi với mẹ mình. Đồ sứ Vĩnh Tường thì đẹp hơn, có sơn màu còn THiên NHiên chỉ có sơn mực màu Xanh. Không biết hai lò này còn không hay đã bị xung vào Hợp Tác Xã sau 75. Hình như chủ là người gốc Tàu. Trên đường đi Hạ Long, họ có ngừng tại một địa danh tên Bát Tràng, nghe nói nổi tiếng làm đồ Gốm ở ngoài bắc. Mình thấy kỹ thuật thua hai công ty Thiên nHiên và Vĩnh Tường khi xưa. Ngày nay chắc khá hơn chớ năm 1995 về Hà Nội thì te tua lắm. Mình cứ tự hỏi Hà Nội 36 phố phường mà khi xưa, học việt văn kể về quê nội. Thua xa Sàigòn. Chán Mớ Đời 


Trở lại vụ ăn tát khi hỏi mấy ông tu sĩ đi ngoài đường, bận áo màu nâu nâu đỏ đỏ, sao họ không ở chùa như mấy ông thầy ờ chùa Linh Sơn hay Linh Quang, được mấy bà lên chùa nấu ăn ngon, rồi có mệ ngoại mình đưa bao thư. Hồi nhỏ mình hay hỏi vớ vẩn, đa nghi đa ngộ còn mình hay bị ăn tát nên sau này kiếm sách để đọc để khỏi bị ăn tát.

Thấy quảng cáo tiệm Hiệp Thạnh xưa khiến mình bùi ngùi vì mẹ mình vào Đà Lạt năm 1948, khi 15 tuổi, làm việc tại đây đến khi lấy chồng.

Tháng trước, về Đà Lạt có đến quán cà phê ở đường Yagout, xem mấy đồ cổ của một anh gốc Đà Lạt sưu tầm thì thất kinh vì thấy có cuốn lịch nhà sách MInh Thu cho thuê truyện lớn nhất Đà Lạt ở đường phan Đình Phùng. Cứ nghỉ học, cuối năm hay hè là mình đều chạy qua đây mướn sách về đọc. Mình có thể nói là sách của tiệm này mình đều mướn đọc hết, ngoại trừ truyện kiếm hiệp. Lý do là đọc sách rẻ hơn truyện kiếm hiệp. Truyện kiếm hiệp họ xé làm đôi để cho mướn trong khi sách đàng hoàng thì không bị chia làm hai.

Lịch hiệu sách Minh Thu

Lúc đó mới hiểu là có hai phái tu theo đạo Phật. Một theo đường biển từ Ấn Độ được truyền qua các nước đông NAm Á, tạm gọi là Nam Tông và một được truyền qua bên Tàu rồi du nhập xuống Việt Nam được gọi là Bắc Tông. Hôm trước, đồng chí gái hỏi mình tu theo Tiểu Thừa hay Đại Thừa. Mình nói tu theo phái Đổ Thừa. Nhà có hai vợ chồng nên có chuyện gì là cứ đổ thừa cho người kia. Xong om


Mình đoán là xứ Ấn Độ vùng của Phật Thích Ca khi xưa đi tu rất nóng nên đi chân đất, khất thực nên khi Phật Giáo được lan truyền qua đến các vùng Đông Nam Á như Nam Dương, Thái Lan,.. thì người dân địa phương vẫn tiếp tục đi khất thực trong khi Phật giáo được truyền qua Trung hoa thì xứ này mùa đông lạnh nên khó mà đi chân không khất thực. Có lẻ vì vậy mấy vị tu sĩ mới xây chùa để ở, trồng rau hái trái để ăn mà tu. Rồi từ từ thiên hạ lên chùa cúng dường để xin phật tổ cho họ mua may bán đắt nên các thầy chỉ cần tụng kinh, làm ma chay, được thiên hạ cúng dường, sống thoải mái, không cần trồng rau quả như trước đây.


Có anh bạn kêu là ông thầy trù trì ở Chùa Linh Sơn khi xưa là bà con. Anh ta kêu ông thầy này mà tu cái chi, ăn thịt cá mỗi lần nhà có giỗ khiến mình thất kinh khi nhớ đến vụ sinh viên học sinh tại Đà Lạt biểu tình, kéo vô chùa Linh Sơn cắm dùi đến khi cảnh sát dã chiến xâm nhập bắt đem lên xe. Mình có chị bạn khi xưa nhà ở ngay dốc từ Hàm Nghi chạy lên chùa Linh Sơn. Để lần sau về Đà Lạt, sẽ hỏi thêm chi tiết vụ này. Mình nhớ cứ chiều là mấy ông sinh viên, học sinh, lấy máy phóng thanh rồi nói tùm lum, kêu đêm ông Kỳ lên Đoạn đầu Đài gì đó. Một hôm, từ nhà mình ở Thi Sách, nhìn sang bên Chùa Linh SƠn, thấy thiên hạ la ó rồi xe nhà binh chở cảnh sát đặc biệt từ Trại MÁt lên, ngừng trước sân chùa thì cảnh sát rượt bắt đám biểu tình, lựu đạn cay bắn đùng đùng, khói mù mịt và từ đó tối chiều không nghe máy phóng thanh nữa. Buồn.


Đi Uzbekistan thì khám phá ra có chùa trên con đường lụa. Họ giải thích là Phật giáo được truyền qua Trung Hoa bằng con đường lụa. Cho nên mình không hiểu ông Đường Tăng khi xưa sang ấn độ thỉnh kinh qua ngỏ nào. Biên giới hai nước lúc đó thì trung hoa đâu có to lớn như ngày nay. Chắc đi qua bằng con Đường Lụa vì thấy còn di tích các chùa phật giáo tại vùng này. Bác nào có bản đồ con đường ông Đường Tăng đi thỉnh kinh thì cho em xin.

Xem bản đồ thì đúng là đi qua con đường lụa, thấy có Uzbekistan 


Mình có duyên với chùa khi sang Hoa Kỳ làm việc. Ở New York, có một hội gia đình Phật tử ở tiểu bang Connecticut mời mình vẽ cái chùa cho họ trên một ngọn đồi rất đẹp. Mình đọc sách về chùa Việt Nam rồi vẽ, ngày làm lễ đào móng , có 12 ông sư từ khắp Hoa Kỳ về dự, toàn là đại đức và thượng toạ. 1 tháng sau mình lên chùa lại thì không thấy ông sư trù trì, hỏi ra thì họ bảo ông sư kêu: có lỗi với đạo nên cuốn gói ra đi với người tình.


Sau này qua Cali ở thì chở mẹ vợ và đồng chí gái đi chùa ở San Diego thì ông sư trù trì, hỏi có phải kiến trúc sư vẽ cái chùa ở Connecticut, mình nói dạ. Ông ta xin điện thoại và mấy tháng sau gọi mình. Nói nay chạy lên Quận Cam khiến mình như bò đội nón. Chùa ông ta to đùng, nay lại ở cái nhà nhỏ nhỏ. Ông ta kêu lễ Vu Lan được cúng dường $75,000 còn tết thêm được $120,000. Đó là cách Đây 30 năm, nay thì nhiều hơn. Ý nói là có tiền để xây chùa. Mình kêu là có vợ con rồi, không vẽ chùa nữa vừa nghĩa bóng nghĩa đen. Thầy kêu thì thầy trả tiền. Mình trốn luôn. Đâu 2, 3 năm sau bố vợ mình qua đời thì ông thầy lại xuất hiện ở nhà thương. Việc đầu tiên là ông kêu mình đứng đó không chạy đi đâu cả. Tụng kinh cho bố vợ xong thì ông ta hẹn mình lại chùa. Để trả ơn ông mình đến chùa thì thất kinh. Thầy mướn ai xây chùa nhưng họ xù bỏ chạy. Mình đành kêu thợ lại làm cho xong rồi nói thầy trả thẳng cho thợ. Thành phố đến thanh tra thì mình có mặt, được duyệt xong. Thầy mừng quá vì 5 ngày nữa là lễ Phật Đản, có thể mở cửa chánh điện.


Gần đây, có một ông tu sĩ, đi khất thực khiến thiên hạ bàn tán, các du-tu-bơ, … bám theo ông ta cả ngày, thậm chỉ khi ông ta vào nhà vệ sinh để trục vong mà họ cũng bám theo khiến các siêu ngôi sao điện ảnh ca nhạc đều ganh tị.


Mình có xem mấy lần video của ông thần nào bò lên núi, phỏng vấn ông ta trong đêm tối trước đây thì thấy lạ. Khiến mình giác ngộ là đi khất thực thì gọi thầy tu hay Phật sĩ vì theo chân của đức phật, còn tu ở chùa như ông sư khi xưa, được mệ ngoại, già, không tiền, xin tiền mẹ mình để cho là thầy chùa.


Chắc phải về Việt Nam đi theo ông ta vài tháng để học cách bị chửi mắng và vẫn chúc phúc cho họ. Thật ra thượng đế kêu phụ nữ xuống trần gian để giúp chúng ta tu. Thấy ông ta khất thực, ngày ăn một bữa. Cái này mình cũng đã bắt đầu từ mấy năm nay, theo chế độ ăn uống Intermittent Fasting. Cuối mùa bơ nên bơ chín nhanh quá nên ngày mình ăn khá nhiều bơ trừ cơm.


Mình có anh bạn làm linh mục. Lâu lâu anh ta kể mấy chuyện đi viếng nhà của các con chiên thì thất kinh. Hoá ra các linh mục hay ông sư đều có công việc như một nhà tâm lý học, ngồi nghe bệnh nhân kể lể, nào là chán chồng con, chán vợ này nọ. Là một người hướng dẫn con chiên hay phật tử, giúp đệ tử hay con chiên vượt khỏi bể khổ trong đời sống thường nhật.


Trong đời sống tại Hoa Kỳ ngày nay, với áp lực con người bị stress rất nhiều, cần được một vị hướng dẫn tinh thần. Linh mục và thầy sư hay Iman rất cần cho xã hội. Đi gặp một bác sĩ về tâm lý phải trả tiền, còn gặp một vị lãnh đạo tinh thần thì dễ hơn, chúng ta nên cúng dường để nhà thờ, chùa có tiền để trả chi phí sinh hoạt tôn giáo. Còn cúng cho nhiều để mong được nhiều hạnh phúc hay Phước đức thì đó là chuyện khác, khó nói vì không biết. Cứ như thương lượng với chúa hay phật, con cúng cho nhiều thì Phật và CHúa trả lại cho con nhiều.


Có lẻ tu tại gia là khó nhất. Đang xem chung kết đá banh, hào hứng mụ vợ bò lại, kêu làm cái này cái nọ. Đồng chí gái không thích mình ở không vì có tư duy sợ “nhàn cư vi bất thiện” nên khi thấy mình là sai làm cái này. Cái nọ mà phải làm liền khiến mình nổi điên khi thấy cầu thủ đá lọt lưới.

Ngược lại thì đồng chí gái như một vị bồ tát. Đi vườn về đói bụng chưa biết nấu gì ăn thì mụ vợ đi về, kêu có mua thức ăn. Lâu lâu đi uống cà phê thì vợ cho tiền đi uống, cắt tóc, cạo râu. Xem như đồng chí gái là thánh nữ đời em. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn