Mình xin giới thiệu một bài viết của ông Nguyễn Thế Thăng. Sau tháng 4 1975, ông ta vào chiến khu Việt Cộng để tiếp tục chiến đấu với các chiến hữu, tương tự vài người lính trinh sát của đại đội 302 xưa của Đà Lạt mà mình đã kể.
Bài viết được đăng trên một tập san War, Literature & the Arts về quân đội Hoa Kỳ. Bài này do ông Lê Văn trên diễn đàn Adran Đà Lạt dẫn. Mình không chia sẻ trực tiếp được từ trang cá nhân của ông ta nên mạn phép chép lại, luôn tiện chép luôn bài bằng anh ngữ đăng trên tập san của quân đội Hoa Kỳ, cho ai không đọc được tiếng Việt.
See English version below
TRONG NỖI KHỐN CÙNG
Tác Giả: Nguyễn Thế Thăng
January 31, 2022 90
Tại Việt Nam, trước 1975, Nguyễn Thế Thăng tốt nghiệp khoá K2DH/ĐH/CTCT, Đại Học Chiến Tranh Chính Trị. Sau tháng Tư, 1975, ông cùng các chiến hữu vào mật khu tiếp tục chiến đấu chống cộng. Tháng 10-1975, sau nhiều nỗ lực chống trả, mật khu chống cộng bị chiến xa cộng sản tràn ngập, tác giả bị thương rồi bị bắt với vũ khi trên tay, bị mang “triển lãm” tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Bài viết sau đây là hồi ký về những ngày tháng khốn cùng kể trên.
Câu chuyện không liên quan tới nước Mỹ, nhưng bản Anh ngữ của bài viết - do chính tác giả dịch - đã được chọn đăng trong tập san "War, Literature Art" cua Học Viện Quân Lực Hoa Kỳ (USAF Academy). Phải chăng tờ tạp chí này coi đây như một phần ký ức cần soi sáng của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam.
Sau đây là câu chuyện điển hình về Nỗi Thống Khổ Bi Hùng mà Người Lính Cộng Hoà hằng gánh chịu sau ngày mất nước với lòng can đảm bền bỉ tuyệt đối của người luôn vững tin về Chính Nghĩa của Quân, Dân Miền Nam cũng như của toàn Dân Tộc Việt Nam.
***
Suốt cuộc đời tôi trên mảnh đất quê hương bất hạnh, có lẽ mùa Ðông 1975 là một cái đông lạnh lẽo nhất. Không biết có phải vì miền Nam Việt Nam vừa trải qua một cuộc đổi đời khủng khiếp, hay vì lúc ấy tôi đang bị cùm tại Trại A9 Long Thành, Biên Hoà (Ngã Ba Thái Lan) trong một dãy nhà tôn vách gỗ mà không hề có lấy một tấm mền mỏng che thân! Ban ngày ngủ, ban đêm phải thức trắng ngồi xoa bóp liên tục khắp cả người cho ấm. Ôi đêm dài vô tận trong cái lạnh thấu xương cộng thêm vết thương trên người còn tươi máu.
Chính từ chuỗi ngày đêm nơi tầng cuối địa ngục này lại trở thành một phước duyên cho tôi tập tễnh bước vào Thiền để sống sót và tồn tại đến ngày nay.
Trước và sau ngày 30/4/75 tôi đã không hề có ý định chạy ra nước ngoài. Khoảng đầu tháng 6/75, tôi lên Trà Cổ (Hố Nai, Biên Hoà) rồi từ đó vào rừng gia nhập Liên Ðoàn 5 của Ðại Úy Lê Ðình Thạch (trước đây thuộc Sư Ðoàn 5 Bộ Binh) gồm một số Biệt Kích Dù, Biệt Ðộng, Cảnh Sát, Ðịa Phương Quân…
Chúng tôi sống trong các mật khu cũ của việt cộng vùng Sông Buông, Sông Mây (đầu Chiến Khu D). Việt cộng tràn ra thành phố, bỏ ngõ mật khu của họ lại với đầy đủ chòi, lán, vọng gác trên cây, bếp với nồi niêu xoong chảo, nương khoai, vườn rau và một số rất lớn lựu đạn chày chỉ còn được dùng để đánh cá vì hệ thống kích hoả bị hư đến hơn 60%. Chúng tôi thường tấn công những kho gạo Tân Bình, Tân Bắc, Trà Cổ… Trước khi vác gạo về mật khu, chúng tôi dọn sạch kho đem bỏ từng bao trước cửa mỗi nhà dân. Dân địa phương và gia đình cũng tiếp tế cho chúng tôi rất nhiều thực phẩm khác. Vũ khí cũ như M16, M79 dần dần hết đạn, chúng tôi phải đánh Việt cộng để lấy AK, B40…
Ðến khoảng tháng 9/75, lực lượng chúng tôi đã có khoảng 80 người. Biết không thể chống cự nổi bọn cộng sản đang say men chiến thắng, chúng tôi dự trù sẽ đi đường bộ băng ngang Kampuchia đến vùng biên giới Kampuchia - Thái Lan để dưỡng quân rồi tùy cơ ứng biến. Trong vùng còn có một toán thuộc Liên Ðoàn Biệt Cách 81 (trước 30/4/75) hoạt động độc lập dưới sự chỉ huy của một người tên Wòng A Cẩu. Chúng tôi cũng đang liên lạc để sáp nhập với một lực lượng khác do Thiếu Tá Tam (Thiếu Tá Nguyễn Phước Trường) chỉ huy. Có một linh mục tham gia tên Trần Học Hiệu — Linh Mục Hiệu sau này đã bị giết chết trong tù. Khoảng tháng 10/75, việt cộng đưa hai Trung Đoàn có bốn chiến xa yểm trợ tấn công đơn vị chúng tôi và đơn vị của Thiếu Tá Tam. Chúng tôi trải quân ra thật rộng với từng tổ tam tam chế, đóng chốt trên tất cả những yếu điểm, kể cả những chòi trên ngọn cây, bình tĩnh sử dụng thật tiết kiệm từng viên đạn một. Chiến đấu trong hơn bốn ngày đêm, chúng tôi đã mất hơn nửa quân số. Sau khi Anh Thạch hy sinh, chúng tôi phải xé lẻ tan hàng.
Ba người theo tôi đi về Phước Long. Ðến 10g sáng (?), chúng tôi lọt ổ phục kích gần Xã Vĩnh Cửu (?), một Trung Đội cộng sản nằm dài theo bụi tre cách khoảng mười lăm, hai mươi thước bắn xối xả vào chúng tôi đang di chuyển giữa đồng trống, quần áo tôi bị thủng nhiều lỗ, một viên AK xuyên qua đầu gối (đang ở thế ngồi chồm hổm để bắn lại) làm tôi ngã vật ra sau nhưng vẫn tiếp tục bắn đồng thời ra lệnh ba thuộc cấp thoát thân.
Chuẩn Úy Nguyễn Thạch Ðiệp nhất định liều chết để lôi tôi đi… Tôi hét lên, Ðiệp vẫn không buông tôi ra, tôi phải chĩa súng vào người Ðiệp gằn giọng nếu không chạy đi, tôi phải bắn chú, Ðiệp rớm nước mắt “dạ” rồi vọt liền, cùng lúc với đợt xung phong xáp lá cà của địch, một tên dùng nguyên khẩu súng với trái đạn B40 đập lên đầu tôi, tôi né qua một bên, bị trúng vào gáy rồi ngất đi. Hình như một tên chỉa AK vào đầu tôi định bóp cò, một tên khác la lên:
- Đừng bắn, thằng này cấp cao, tài liệu sống, đem nó về”.
Lúc tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên võng vải nylon, máu me ướt sũng lưng, bọn việt cộng thay nhau khiêng tôi đi. Ngang qua một số dân địa phương đang làm rẫy, tôi thoáng nghe vài tiếng kêu… Giê-Su Ma!
Toán cộng sản đưa tôi về huyện Thống Nhất, tỉnh Ðồng Nai (Biên Hoà), nhốt tôi trong một căn nhà không có nóc — bị pháo kích sập, chỉ còn bốn bức tường với các cửa đóng kín bằng những tấm ván lớn chéo nhau. Tôi được đặt trên một bao tải cũ, gối đầu trên một cục gạch thẻ, trên người chỉ còn một quần lót dính đầy máu đã khô, đầu gối được bó lại bằng chính cái áo trận của tôi.
Ðêm đó trời mưa như trút, cả người tôi ướt như chuột nằm chịu trận suốt mấy giờ. Vết thương đau nhức khủng khiếp, máu vẫn tiếp tục loang loang theo nước mưa. Sau cùng vì quá lạnh, sức đã kiệt, tôi lên tiếng kêu gọi bộ đội xin chuyển tôi đi nơi khác, không nghe tiếng trả lời, tôi ráng lết vào sát chân tường để núp. Nếu lúc đó cửa có mở tôi cũng không thể trốn đi vì đầu gối chân phải đã bị bắn xuyên từ bên này sang bên kia, xương bánh chè bị vỡ nát. Bị bắt tại trận với vũ khí trên tay thế này chắc chắn 100% là chết, nếu lỡ sau này có sống sót, có lành cũng thành phế nhân, tôi đành quyết định chọn con đường tự sát. Ráng đập đầu vào tường nhưng sức không còn. Thử cắn lưỡi thì thú thật đau quá, không đủ can đảm. Có lẽ phải nhờ Việt cộng giết giùm thôi.
Tôi bắt đầu la lên chửi rủa cộng sản, chửi đích danh Hồ Chí Minh khan cả tiếng. Tôi tiếp tục chửi tất cả những tên đầu não cộng sản lúc bấy giờ mà tôi nhớ được như… Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Phạm Hùng, Lê Ðức Thọ… Rồi không biết ngất đi từ lúc nào. Khi tỉnh dậy toàn thân tê tái, tê như đóng băng, đầu vẫn gối trên cục gạch, thân vẫn nằm trên cái bao tải ướt sũng, trên người gần như trần truồng được đắp lại bằng… một tấm tôn! Ngoài kia gió vẫn rít gào, trời vẫn vô tình mưa rả rích, nước mưa vẫn gõ nhịp đều đặn trên tấm tôn lạnh lùng…
Sáng hôm sau việt cộng triệu tập một cuộc mít-tinh dân chúng huyện Thống Nhất để triển lãm mục đích răn đe với khoảng hơn bốn mươi xác những “tên ác ôn đã đền tội”. Mười một người bị bắt (tất cả đều bị thương), số còn lại trốn thoát. Chúng khiêng tôi ra đặt nằm phía sau một chiếc xe Jeep mui trần cho bà con xem. Rất nhiều tiếng đả đảo từ những tay cò mồi. Không ít những giọt nước mắt nghẹn ngào. Vẫn vỏn vẹn một chiếc quần lót đẫm máu, tôi ngồi thẳng người, bình tĩnh nhếch mép cười khi nghe những tiếng hô đòi tử hình kẻ “tội phạm”.
Lúc đó đối với tôi hai tiếng “tử hình” nghe không còn ghê rợn nữa mà thật bình thường vì đó chính là điều tôi mong đợi và chấp nhận như một sòng phẳng tất nhiên. Một cô trung niên, mặt khá xinh, người nhỏ nhắn, có vẻ rất hung hăng, vừa xô đẩy những bộ đội giữ trật tự, vừa hô to:
- Ðả đảo những tên “xâm lăng” (?) khốn nạn, hoà bình không muốn chỉ muốn chiến tranh, những tên mặt người dạ thú, giả nhân giả nghĩa, giết hại dân lành… Hãy để cho tôi nhổ vào mặt nó, đập vào mặt nó, tôi mới hả dạ!
Tôi nghĩ mụ này là “việt cộng cái” giả dạng thôi, lòng tôi thanh thản đến lạ lùng. Hãy để chúng trổ tài bịp bợm. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi cõi đời ô trọc bằng bất cứ giá nào, bằng bất cứ cách nào, dù xấu nhất. Tôi mỉm cười nhìn thẳng vào mắt mụ khi mụ vung nắm đấm. Mụ không nhổ vào mặt tôi. Mụ cũng không đập vào mặt tôi. Mụ luồn tay vào bụng tôi làm như đấm tôi vậy, miệng vẫn tiếp tục chửi rủa. Tôi cảm thấy cái gì đó nằng nặng trên bụng, liếc nhanh, thì ra đó là một quả quít nhỏ, tôi vội lấy tay che lại, nụ cười thành trơ trẽn biến mất, nhường chỗ cho sự ngạc nhiên đầy lý thú và cảm thông rất nhanh. Ðôi mắt diễn viên trong một thoáng lạc đi rồi trở lại ngay với vở kịch còn dang dở! Cô ấy trạc tuổi tôi hoặc nhỏ hơn chút ít. Ðến bây giờ, tôi vẫn hằng ước mong có được một dịp tái ngộ người ân nhân tuyệt vời này – Không phải vì đơn thuần quả quít mà vì giá trị khích lệ trong một hoàn cảnh quá hy hữu.
Những ngày và đêm tiếp theo là thủ tục hỏi cung. Bộ đội chánh quy từ miền Bắc tương đối nhẹ tay, một vài người nói và làm như miễn cưỡng, một người đã lén pha cho tôi một ly sữa sau lần tôi bị ngất đi vài giờ, nhưng những tay “giải phóng – cộng sản người miền Nam” thì thật tàn bạo… Chính nơi đây tôi đã được nhìn thấy thế giới bên kia sau những lần chết đi, có lần kéo dài đến sáu, bảy tiếng… Tôi đã nhẹ nhàng thanh thoát, lướt bay trên những cánh đồng đầy hoa, không một chút bụi. Không cảm giác áo quần mặc trên mình dù rằng quần áo rất đẹp, không tơ lụa nào sánh bằng, hình như kết bằng mây ngũ sắc. Cả không gian thật tươi mát, thật sạch như vừa trải qua một cơn mưa nhẹ. Bầu trời không một áng mây, không có mặt trời nhưng lại rất sáng và trong suốt như pha lê. Tôi đã nhớ lại từng chi tiết nhỏ cả quãng đời đã qua từ khi nhập thế. Những điểm tốt cùng với bao nhiêu điều xấu. Vui vẻ, hài lòng, thảnh thơi trước những việc thiện. Hối hận, ăn năn, dằn vặt, đau khổ trước những điều bất thiện. Có lẽ đó là “Toà Phán Xét” theo giáo lý đạo Thiên Chúa.
Có thể đó chính là Niết Bàn và Ðịa Ngục theo Phật Giáo chăng? Tôi đã nghe và hiểu những con chim đang hót những lời tán tỉnh. Tôi đã thấy những con cá giành ăn và nghe chúng cãi nhau. Chính nhờ vậy tôi lại càng không sợ chết nữa, trái lại còn mong muốn được ra đi thật sớm. Tôi như tỉnh ngộ và nhận rõ rằng cái xác này tuyệt nhiên không phải là tôi. Nó chỉ là một phương tiện, một địa chỉ tạm trú của một trong vô lượng vô số kiếp mà thôi. Quá đủ rồi. Tôi đã thoát ra và ngắm nhìn cái xác này bất động. Mấy lần đầu, tôi nghĩ đó chỉ là những giấc mơ.
Sau vài lần lập đi lập lại thành xác tín, thành khẳng định những gì bên kia cửa tử, tôi khẩn khoản một cách chân tình, một cách rất bình thản: Các anh thấy tôi đã chết nhiều lần, tôi đã được qua thế giới bên kia, đẹp lắm, bình yên lắm, tôi thề sẽ không bao giờ oán hận các anh, tôi hứa sẽ mang ơn nếu các anh cho tôi một viên đạn vào đầu để tôi được đi luôn, không phải trở lại cõi đời này.
Thật bất ngờ, kể từ hôm đó, họ không hề đụng chạm đến tôi nữa. Một lần, một tay cán bộ bắt tôi nhận diện những đồng ngũ đã hy sinh qua những tấm hình chụp trắng đen. Anh Thạch nằm chết bên cạnh khẩu M60 không còn một viên đạn. Mắt anh một nhắm, một mở. Miệng anh như mỉm cười. Tôi lặng người, nước mắt lưng tròng. Tay cán bộ giả vờ nhìn đi chỗ khác. Tôi cố tình tìm nhưng không nhìn thấy xác Chuẩn Úy Vũ Thế Cường, là anh họ của tôi — anh ruột mẹ tôi là Vũ Thế Nghiệp tức nhà báo Thần Phong hai năm sau đó bị xử bắn tại Thủ Ðức. Vĩnh biệt các anh và hẹn ngày gặp lại, tôi khẽ thì thầm.
Quay trở về mùa Ðông 1975 tại Trại A9 Long Thành. Trại nằm ngay tại Ngã Ba Thái Lan gồm nhiều dãy nhà tôn vách ván nơi đang tập trung học tập các cựu viên chức hành chánh Việt Nam Cộng Hoà. Chúng tôi khoảng năm mươi người gồm nhiều thành phần bị nhốt trong dãy nhà ngang cuối cùng có hàng rào kẽm gai quây kín. Tất cả tù nhân bị cùm hai chân, xiềng một tay vào ban đêm, ban ngày chỉ xiềng một tay vào một chân.
Cùng trại có một người lớn tuổi tên là Phan Xuân Hạ, bị bắt vì nghi ngờ là sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng Hoà đang trốn tránh. Cụ rất hiên ngang, dõng dạc. Nghe cái tên quen quen, tôi hỏi cụ có liên hệ gì với với một người bạn cùng khoá là Phan Xuân Mai không. Cụ chỉ mỉm cười: Con cháu trong nhà thôi. Bà Minh Ðăng — Không biết tên thật, chủ đại bài gạo Minh Ðăng, Biên Hoà — người phụ nữ duy nhất bị bắt vì tiếp tế nguyên một xe gạo vào rừng, đã dùng sợi dây xích làm xâu chuỗi, không biết bà đã đọc bao nhiêu kinh mà sợi xích sáng bóng như thép ròng vậy.
Nguyễn Văn Chi, người bị đánh hội đồng nhiều nhất trong suốt hơn hai tháng vì bị nghi ngờ là Thiếu Úy Trần Văn Chi — Thiếu Úy Chi bị một viên đạn xuyên qua vai phải, trốn thoát, hiện đang ở San Jose - California, Ngô Ðình Chiến bị bắn xuyên qua bả vai trái, tay trái bị liệt. Nguyễn Văn Cân bị ghẻ toàn thân chỉ trừ hai con mắt, Nguyễn Y người Bình Ðịnh — trông giống hệt hình Quang Trung Ðại Ðế, Trịnh Văn Thương bị bắn xuyên qua đùi, Phạm Văn Thận với chiếc jacket với hàng chục lỗ đạn…
Cũng trong trại này có một người lính cũ của tôi, Ðào Văn Lành, không biết bị bắt bao giờ và về tội gì. Anh được làm trong nhà bếp, phụ giúp nấu cơm cho trại. Một lần đem cơm cho tù nhân, anh nhận ra tôi nhưng không dám nói, chỉ ra hiệu. Tôi thì vẫn… muôn đời Lục Quân Việt Nam, cứ bô lô ba la, cứ vui trước đã, đằng nào cũng chết, vui ngay cả với tử thần như một thân hữu đang đợi trông. Cơm ngày hai bữa trưa và chiều, mỗi người được hơn một chén cơm với “thịt cọp”. Thịt cọp có nghĩa là muối hột, khi nhai kêu cọp cọp.
Tôi chỉ ăn một nửa muối, phần còn lại dùng pha nước để tự rửa vết thương. Thỉnh thoảng được một chút canh nấu bằng lá cải già hay bí rợ với muối. Một hôm Lành lén trao cho tôi một lon sữa bò trong đó có phân nửa chất nước đen đen, quẹo quẹo mà Lành nói là nước cá kho. Chao ơi, nó ngon làm sao. Mỗi bữa ăn, tôi chỉ dám chan một muỗng cà phê trên chén cơm hẩm mà tưởng như đang thưởng thức món cá cao lâu ngày nào. Khoảng hơn mười ngày sau, khi vắng bóng người, Lành hỏi nhỏ:
- Nước cá kho tôi cho ông có ngon không?
- Cám ơn Lành, đang thiếu thốn mà được như thế không gì so sánh bằng.
Lành thật thà:
- Ông biết không, tụi nó kêu tôi rửa cá khô, nguyên cả ký lô cá khô tôi rửa bằng một tô nước thôi, nước đó tôi cô lại còn nửa lon cho ông xài đỡ. Ráng sống, ráng nhịn cho qua nghe ông!
Rồi cũng qua một mùa Ðông. một mùa Ðông tang thương, thê lương trên khắp nẻo đường đất nước. Cả miền Nam biến thành một trại tù khổng lồ. Bốn tháng sau tôi bị chuyển về giam tại xã Ngãi Giao, quận Ðức Thạnh — Phước Tuy/Bà Rịa. Chỉ cùm hai chân ban đêm nhưng ban ngày vẫn phải đeo xiềng vô một chân để đi lao động — mục đích giữ tù không chạy trốn. Từng đoàn tù với xiềng xích kêu loảng xoảng trên đoạn đường gần làng Bình Giả, tôi lẩm bẩm hát bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ (Nguyễn Ðức Quang) thật thấm thía:
… Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người,
nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi.
Nụ cười xa vời, nụ cười của lòng hờn sôi.
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian!
Trung Úy Nguyễn Văn Tài lúc nào cũng chỉ một câu vọng cổ trong Chuyện Tình Lan Và Ðiệp: “Em tên là Nguyễn Thị Lan(g), xác còn nằm đó mà hồn tan(g) lâu rồi!”
Ở đây tuy ấm hơn nhưng rất khó ngủ vì hàng sư đoàn rệp tấn công suốt đêm. Cũng tại nơi này, hai thằng em tôi là Ðồng Quang Nhường và Nguyễn Văn Hiển bị đánh chết. Hai em trốn trại bị bắt lại. Chúng trói hai tay hai chân rồi treo lên xà nhà như đang khiêng hai con heo. Ðích thân thằng trại trưởng dùng búa gỗ (một khúc cây tròn đường kính cỡ 15cm, dài khoảng 30-40cm, đục một lỗ ở giữa tra cán vào, cán dài khoảng 1m, dùng để đập tôn cho bằng). Nó vung thẳng cánh đập một nhát vào đầu Ðồng Quang Nhường nghe bộp như đập một quả dừa. Nguyễn Văn Hiển ngoái đầu qua nhìn, thuận tay nó vớt một búa ngay quai hàm của Hiển, quai hàm trẹo lặt qua một bên, máu vọt ra có vòi. Tôi nhắm mắt lại kêu Trời! Cố bịt miệng để khỏi la thành tiếng.
Cả hai xác Nhường và Hiển co giật vài lần rồi buông thõng. Vài phút sau, chúng cắt giây thả hai xác xuống. Tôi và ba người nữa tình nguyện đi chôn. Cả hai xác còn nóng hổi được đặt nằm trên tấm gỗ dài cỡ 1 thước 8, rộng 25 phân, hai cánh tay đong đưa theo nhịp bước, nhất là theo cái cà thọt khấp khểnh chân què của tôi. Hiển máu vẫn còn chảy toong toong trên đường. Cái đầu của Nhường ọp ẹp như quả cà chua úng, hai mắt lồi lên, mặt sưng tím bầm. Ðất tổ ong mà dụng cụ đào chỉ là mấy cái cuốc xẻng cũ sứt sẹo. Trung Úy Tài nhỏ con nhất nhưng là người khoẻ nhất, hăng hái nhất… Mấy ông ráng đào sâu sâu cho hai đứa nó. Cố gắng mãi đến tận mặt trời lặn cũng chỉ đào xuống được khoảng bảy tấc! Cả hai xác đều bị chôn nguyên trạng, không áo quan, không poncho hay chiếu bó lại. Tôi ráng gom vài mảnh báo cũ phủ mặt cho hai em. Xếp vài cục đá xung quanh đầu rồi lấp đất nhè nhẹ như sợ hai đứa đau.
Ðêm đó tôi không tài nào ngủ được. Khoảng nửa khuya, dưới ánh đèn heo hắt, tôi nhìn thấy thật rõ ràng: Nguyễn Văn Hiển đang đứng bên cửa sổ phòng giam, không nói gì, đôi mắt thật buồn nhìn về xa xăm. Tôi nói thầm: Hiển ơi, thôi em hãy đi đi, đừng luyến tiếc gì cõi đời giả tạm này, nghiệp báo em đã trả xong, đừng oán ghét, đừng hận thù, hãy để cho lòng thanh thản mà siêu thoát…
Tôi cứ nói như thế, lặp đi lặp lại, dỗ dành, van lơn, lâu lắm, bóng Hiển tan dần rồi biến mất. Hình như có tiếng người trở mình bên cạnh. Tôi xoay qua: Trong bóng tối mờ mờ, tôi nhận ra Ðồng Quang Nhường, hai anh em như đang nằm trên một toa xe lửa, dưới lưng cái gì bầy hầy như phân trâu bò. Tôi hỏi nhỏ: Chúng nó đưa anh em mình đi đâu đây? Chúng nó sẽ đưa anh ra Bắc nhưng anh đừng lo — Nhường lúc nào cũng lạc quan — mọi việc sẽ rất tốt đẹp, rồi anh sẽ vinh quang nơi xứ người. Tôi cười khẩy: Mẹ kiếp, miền Bắc chính là xứ người, không phải xứ của anh em mình, nhưng cái thân tàn tật tù tội trên đất cáo Hồ thì vinh với quang cái khỉ khô gì. Nhường cười. Hai anh em cùng cười với nhau. Tôi bừng tỉnh. Chơ vơ. Thì ra đó chỉ là một ác mộng.
Mấy tháng sau tôi nhận được lệnh: Tha thụ hình, cho phép đi cải tạo. Tôi bị chuyển qua Trại Lê Lợi. Nơi đây tuy không bị còn bị cùm hay xiềng nhưng ở trong khu cách ly. Bên kia hàng rào nhìn thấy Ngô Bá Lai, Nguyễn Hữu Tạo và một số rất đông bạn bè khác, nhận ra nhau trong ánh mắt thật ngỡ ngàng, tủi nhục, chua xót, đắng cay. Ngô Bá Lai nháy mắt bảo tôi ra nhà vệ sinh, hai đứa trật quần ra ngồi bên nhau trao đổi tin tức. Lai ân cần hỏi tôi thiếu thốn gì không. Một tháng sau chuyển qua trại Long Giao. Tôi vào trại với hai cổ tay và cánh tay bị trói chặt ra sau lưng bằng dây điện thoại, hai chân trần với vỏn vẹn một bộ đồ trên người và một túi vải nhỏ đeo trước ngực. Phạm Văn Bông nhận tôi về tổ, trong cùng tổ có Trần Ngọc Hoàn; cùng đội, cùng trại có Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Nhự, Chung Gia Phong, Bùi Ðức Hùng, Nguyễn Thành An, Ðặng Kim Cương, Trương Hội, Phạm Ðức Thịnh… Trại bên có Nguyễn Ðức Phương. Bạn bè chia sẻ cho tôi thật nhiều đồ dùng và thực phẩm. Phạm Tuế tặng tôi một chiếc quần treillis còn khá mới.
Ngày 23/5/1977, chuyển ra miền Bắc trên chuyến tàu Sông Hương. Nằm trong toa xe lửa trên đoạn đường từ Hải Phòng lên bến phà Sông Hồng với toàn phân trâu, phân bò, tôi cứ mãi miên man nghĩ về từng chiến hữu trong chiến khu, nghĩ thương hai thằng em bị thảm sát trong tù, về thân phận mình, về dân tộc và quê hương cơn quốc nạn. Ðôi mắt cay cay chiều xót xa…
Người lính Nguyễn Thế Thăng
——oo0oo——
Hình: Ông bà Nguyễn Thế Thăng và trưởng nữ, 23 tuổi, vừa tốt nghiệp Tiến Sĩ Dược Khoa hạng danh dự tại OHSU (Oregon Health… Science University).
Tony Thang Nguyen
Bản anh-ngữ
In Desperation
The winter of 1975 was the bleakest season of my existence in my unfortunate country. Vietnam had just undergone a brutal change and I was in chains. I was held captive in a low-ceilinged steel-roofed structure called Camp A-9, in Longthanh City, not far from where the Cobra King Division from Thailand was once stationed. These nights were excruciatingly cold and seemingly endless. Without the slightest cover, I dozed off during daytime so I could massage my body the entire night long to keep myself warm. And I was nursing an open, bleeding wound that I had no way to keep it clean other than to douse it with some salty water, lick it and chew out the rotting flesh.
Neither before nor after the Fall of Saigon in April of 1975 did it enter my mind to leave Vietnam. Instead, I made my way to join the Resistant Force founded by Ledinh Thach, a former Captain of RVNAF 5th Infantry Division. We were a fighting force composed of people from Special Forces, Paratroops, Rangers, Infantry, Police and Paramilitia. My rank was Captain.
We occupied the abandoned former Viet Cong secret strongholds as they swept into the cities. These areas, called River Buong and River May, were still strewn with necessities for a campsite, such as tents, cottages, look-out posts on tree-tops, cooking utensils as well as a tended root and vegetable patch. Left behind was also a great quantity of local-made hand grenades, mostly damaged by moisture; we used these solely for catching fish. We often ransacked rice warehouses nearby, in such places as Tanbinh, Tanbac and Traco. Before withdrawing back to our campsite, we never forgot to liquidate the warehouse and leave a full sack of rice at the front door of every nearby civilian dwelling. They in turn supplied us with other necessary staples. For weapons, we had some M16s or M79s, but with less and less ammunition as the time went by. So we attacked VC outposts to get their AK47s and B40s.
We all agreed to make our way to the border of Thailand, by a jungle trail across Cambodian territory. We would then make further decisions after some rest. We knew that there was an 81st Airborne Ranger unit under the leadership of Wong A Cau stationed somewhere nearby and we tried to join forces with them, as well with a contingent led by Commandant Nguyen Phuoc Truong, also known as Major Tam. We also had a priest with us, Catholic Father Hieu (full name Tranhoc Hieu. Father Hieu was later killed by the communists during his imprisonment).
One day in October 1975, the Viet Cong started attacking our unit as well as Major Tam’s. They had two regiments of more than one thousand infantrymen and four T54 tanks encircling us. We were eighty men strong. We spanned a wide area, and met them in tactical three man units. We positioned ourselves at every strategic spot, even on the tree-top lookouts. We used our ammunition sparingly, making our shots count. And thus we fought them for four days and nights and lost about half of our comrades. When Captain Thach was killed, we decided to dissolve the unit. Three men came with me, making our way toward the Cambodian border through PhuocLong Province. At ten a.m. the next day a Viet Cong platoon, spread behind and along a range of bamboo trees, barely forty to sixty feet away, ambushed us near Vinhcuu hamlet. We were crossing an open field and thus were sitting ducks to them. The bullets were flying, tearing my jacket with holes. Then I was hit in my right knee as I was crouching to return the fire. I fell backwards, still firing. I ordered the three men of my unit to escape. But W.O. Nguyenthach Diep was hell-bent on dragging me along with him. Ignoring my protest, he would not release his grip on me. Pointing my gun at him, I ordered sternly: “Release me at once and go or this bullet is for you.” Tears brimming in his eyes, he answered, “Yes, sir” and disappeared. The enemy was soon swarming over me in a hand-to-hand combat. One tried to hit me on the head with his B40 launcher, but I swerved my head, and it hit the back of my neck. I fell down unconscious. In a blur, I seemed to see another Viet Cong pointing his AK to my head about to pull the trigger. Another voice warned, “Don’t kill him. This fellow is an officer. We can get more info from him. Let’s bring him back.” When I next regained consciousness, I found myself on a nylon hammock, my back soaked through with my fresh blood. The VC soldiers were carrying me through the rice field where some villagers were tending to their crops. I overheard faint voices saying “Jesu Ma” (Oh my God).
I was detained in Thongnhat district, Dongnai province. My cell was in a bombarded house whose roof was missing. Its wooden windows were nailed shut with crisscross boards. My head rested on a big brick. My body lay on a jute sack and was totally bare except for my bloodstained underwear. I found my army shirt wrapped around my broken knee. I endured the excruciating pain in the endless cold rain for several hours and then I raised my voice and asked my jailers to move me to a drier spot. No one answered. I dragged myself to a corner to seek shelter. Were the door to open at that moment, I would not be able to go anywhere, as the bullet that felled me had gone through my right knee, shattering my kneecap. Evaluating the situation, I was quite certain that I could no way escape a death sentence—I was caught red-handed with a deadly weapon in my hands, fighting my way. Were I to escape death through any unexplainable occurrence, I still would surely become an invalid. Committing suicide was the only best way. I tried to hit my head against the wall but I had no strength left. Biting my tongue was too painful and my stamina failed me. Only one solution was left and that was to let the Viet Cong do the killing for me. I began to call Ho Chi Minh by name and yelled out invectives against him until I was hoarse. No result. Then I called the Viet Cong top leaders names that I could remember, such as Le Duan, Truong Chinh, Phamvan Dong, Pham Hung, Leduc Tho... I kept insulting them until I passed out.
When I came to, I found myself the same as I was before, stiff and numb and cold. My head still rested on a brick, my body was still lying on the jute sack, almost naked but now covered by a damaged rusty metal sheet. The wind went on howling, the rain unfeelingly pouring, raindrops pounding rhythmically on the damned metal.
The following morning, the Viet Cong called a general meeting of all the population of the Thongnhat District. They displayed about forty corpses of our men killed in the attack that they labeled 40 “cruel rebels” who had been “punished.” Eleven of us were captured, all of us wounded. The rest, about thirty men, had escaped. The Viet Cong brought me to the back of an army Jeep for the populace to view. Some shouted slogans like, “Death to the traitor,” while some others tried to stifle their cries. I sat back in my bloodshot, flimsy underwear, slightly smiling. Death was what I wished and waited for. A death sentence was therefore no longer ominous to me. It was just a normal consequence of my actions.
A young woman about my age shoved the guards aside so that she could have a closer look. She said, “this traitor, this invader, doesn’t bow to peace but goes on killing innocent victims.” She went on, her rage feeding on itself: “I want to spit on his face, to crush the skull of this creature that bears a human face but fosters inside a bloodthirsty animal.” I sat, unmoved, thinking she was just a female “Victor Charlie” performing her play. I just wanted to see this comical tragedy end. I was ready to die in whatever form, or by whatever means. I met her gaze steadily while she raised her fist against me. Instead of swinging at my face, or spitting on me, her hand touched my belly. I looked down in haste and saw a small tangerine there. I quickly covered it with my hand and met her eyes in wonder. With a glimpse of recognition for my gratitude she went on with her performance. At present time, I still wish for an opportunity to somehow meet this wonderful actress again, and thank her, for the tangerine, yes, but most importantly for the moral uplift she provided me.
Then began the days of interrogations. Interrogators from the regular PAVN from the North were somewhat bearable. Some seemed reluctant to be tough. One of them even stealthily brought me a cup of hot milk, after I had passed out. But at night, groups of VC’s came to torture me. They punched and kicked and hit me with wooden clubs. Sometimes, they stood on my broken knee, and jumped up and down on it. This went on for six or seven days. It seems they had selected me for special treatment because I was the only high ranking officer there at that time.
The interrogators from the Liberation Army of the South were the cruelest. The intense pain of their torture occasionally caused me to pass out, sometimes for several hours. During these periods, I saw myself floating above fields covered with colorful, giant flowers. I was clothed in the richest material made from the gossamer of a rainbow. The air was pure and fresh like after a light rain. And the atmosphere was crystal clear and bright even with no sunlight. I could recall every detail of my entire life as far back as the day I was born. I was happy when recalling my good deeds and then remorseful or ashamed of my bad actions. Was this the “Judgment Day” according to the Christian doctrine, or the “Nirvana and Hell Stage” of Buddhism? I don’t know, but suddenly I understood the twitter of birds and the chatter of fish, quarreling over a morsel of food. I therefore was no longer afraid of death. On the contrary, I yearned for the earliest moment when I could leave this earth behind. I wanted to exit this body of mine, which only housed my real being while it evolved through endless stages of transmigration of my soul. It was simply one among trillions of temporary addresses. When I awoke from each of these comatose bouts, I thought that all I had seen were simply dreams. But as the same experiences kept reoccurring, I then firmly believed in my afterlife. I told my torturers, sincerely and in earnest, “Please help me get through death’s portal. I have seen beauty and serenity on the other side of death. I will be forever grateful to you if you put a bullet in my brain and end it all. I don’t want to continue this terrible life. I promise I will not bear any grudge against any of you, ever and ever.” Mysteriously, my tormentors left me alone after that.
One day, a high-ranking member of the VC cadre showed me some black- and-white pictures of my slain comrade-at-arms for identification. I first of all recognized Captain Thach lying dead next to his empty M60, one eye closed, the other opened, a seeming smile on his lips. My heart sank. Tears sprang to my eyes.
The VC turned his head away as if he saw nothing. I also tried to find the body of my cousin, Warrant Officer Vuthe Cuong. His was not among the pictures. (His father, Vuthe Nghiep, was my uncle, my mother’s full brother. Nghiep was a journalist writing under the pseudonym of Than Phong. He was executed two years in Thu Duc, a borough of Saigon city). I said a silent prayer: “Good bye for now, my dear brothers, until we meet again.”
At Camp A9, most of the inmates were former governmental officials of the Republic of Vietnam. The camp consisted of rows of bunkhouses, steel-roofed, and walled with thin wooden boards. Perpendicular to the last row house was a bunkhouse surrounded by layers of barbed wire. About fifty of us occupied it. At night only one of our arms was unfettered; but on the contrary, during daytime, one hand and both legs were free. Here were some of my cellmates: a gentleman named Phanxuan Ha, who was suspected to be a high-ranking officer of the RVN Armed Forces using a fake ID card. He bore himself with poise and dignity. I asked him whether he had any relationship to a classmate of mine in the National Polwar College by the name of Phanxuan Mai. He smiled and said, “Oh, he might be a younger relative.” There was also a woman named Mrs. Minh Dang, the only female to be incarcerated with us. Her crime was that she supplied us “rebels” with a whole truckload of rice. Her iron chain became her rosary, and she fingered it while praying until it shone like polished stainless steel. Nguyenvan Chi was the one who was mistreated and tortured the most, as they mistook him for 2nd Lt. Tranvan Chi. (The real Lt. Chi bore a bullet through his right shoulder, but later made it to California USA). And there was Ngodinh Chien with his left arm paralyzed as the result of a bullet through his left shoulder, and Nguyenvan Can who had sores all over his body, except for his eyes. Another man from Binhdinh province looked like former Emperor QuangTrung. Trinhvan Thuong had a bullet wound through his calf; Phamvan Than wore a jacket peppered with dozens of bullet holes.
Also in this cell house I met a former soldier of mine named Daovan Lanh. I had no idea when and why he was incarcerated. But by then he was assigned kitchen duty for the camp. One day, while bringing rice rations to us prisoners, he recognized me, and just nodded as a sign of acquaintance. As for myself, a real infantryman of our RVNAF, I held my cheerful countenance. I joked with everyone, as I was expecting my certain death to come as a welcome friend. Every day we were fed twice, a single bowl of rice with “tiger” meat. A play on the onomatopoeic sound kop, kop, translated into “cop,” a tiger. The “tiger meat” was really rock salt, which when chewed gave out that sound. I used only half of my ration of salt to eat; the other half I used in a solution to wash my wounded knee before licking it with my own tongue. Once in a great while, we were fed with some cabbage soup or pumpkin seasoned with salt. Then one day, Lanh, the cook, surreptitiously gave me half of a small can of something dark and viscous, which he said was reduced fish sauce. Oh my, it was divine. I used only one spoonful each time on my bowl of stale rice, and it brought back to me flavors of high-end restaurant fare I used to enjoy.
A dozen days later, when no one was around, Lanh whispered to me, “Did you find the “sauce” o.k.?” “Many, many thanks to you, my friend,” I said. “In the dire straits I am in now, what you gave me has no comparison.” Lanh said, “They (the VC cadres) asked me to wash about two pounds of dried fish. I washed that whole thing with only one bowl of water. Then I reduced the water by half and that was the sauce you got. Please use it–try to endure and survive, OK?”
The winter passed by, a winter of grief and sorrow befalling all Vietnam that had suddenly turned into a huge prison. Four months later the VC transferred me to Ngaigiao hamlet, Ducthanh district. Though my cell was warmer than the previous one, it was far more difficult to rest. Swarms of bedbugs devoured us all night long.
At night, both my feet were shackled. In the daytime, when we went to our labor duty, only one foot was fettered. And thus we went through the Binhgia village narrow paths, with clanging chains marking our steps. I muttered a song entitled “Vietnam, Vietnam, our indomitable country,” and bitterly felt the meaning of the words, “I shake my shackles noisily in the face of everyone.” My smile was not a natural one. It was a far-fetched one. It was an enraged one. I will step up and smash this chain on the face of those people. 1st Lt. Nguyenvan Tai would sing over and over one line from a romantic opera called ‘The saga of Lan and Diep’: “My name is Nguyenthi Lang, my body lies here, but my soul has gone elsewhere a long time ago.”
It was in this camp that I witnessed the horrible death of two of my soldiers, named Dongquang Nhuong and Nguyenvan Hien. They had tried to escape from the camp but were recaptured. The VC bound their hands and feet and hung them upside down from the roof-trestle as one would hang two pigs. The head of the camp came out and picked up a wooden hammer used to straighten sheets of corrugated tin plates. It was about five to six inches in diameter, over a foot in length. A handle around four feet long bore into the middle. With one single strong blow, the man swung the hammer right onto Dongquang Nhuong’s head as if it were a coconut. With a thud-like noise it hit its aim. Nguyenvan Hien turned his head to see his friend and received a blow right in his jaw. The jaw fell apart while blood shot out jet-like. I closed my eyes and stifled a scream. The two bodies squirmed a few times and then hung lifeless. They lowered the bodies. I and three other men volunteered to bury them. The bodies, still warm, were laid upon a plank about six foot long and nine inch wide. We walked forward, the dead men’s arms swinging with the uneven steps of our gait. Hien’s head was still oozing blood. Nhuong’s head looked like a gigantic overripe tomato, with its eyes bulging and its face discolored and swollen.
The rocky soil was extremely hard to dig, particularly so when we only had some old, broken shovels. Lt. Tai, the smallest man but also the strongest and most dedicated, encouraged us, saying, “Let’s try to dig a deep grave for them, men.” We tried and huffed and puffed. At dusk, we had reached less than three feet. So we buried our two comrades as they were, with nothing to wrap their bodies, neither poncho nor mat. I gathered some old newspapers and covered their faces. Then I picked up a few pebbles and lined them around their heads, and ever so lightly, I covered their faces.
That night, it was impossible for me to fall asleep. Around midnight, under the feeble light of our cell I clearly saw Nguyenvan Hien standing by the window, looking out with sorrowful eyes in an immense empty silence. I muttered quietly words of consolation: “Hien, dear, be gone in peace. Leave this cruel world behind.
You have paid your dues. Be free from anger and hate. Let your mind soar to immortal bliss.” And thus I kept repeating my pleas and prayers until Hien’s ghost blurred into nothingness. I then felt something, perhaps a body moving next to me. I turned around and found Dongquang Nhuong lying with me on something liked the floor of a moving train, our backs damp as we were lying on cattle dung. I whispered to him, “Where do you think they are moving us to?” He replied, “Do not fret, big brother, they’re taking you to the North, but everything will be all right with you. You’ll be then successful overseas.” He laughed. Nhuong was always optimistic. I laughed with him and asked, “What? The North has never been our country. It’s our enemy’s land. And talk about success? How do you expect an inmate, an invalid to boot, to succeed at anything on that forsaken land of those cruel communists? OK, big success considering anyway.” We both roared with laughter. I awoke. I was lonely by myself. It was just a dream, and I was awake in a nightmare.
A few months later, an order came concerning my condition: “This inmate is relieved from punishment and is allowed to enlist in a re-education camp.” I was moved to Le Loi Camp. Here, though no longer under shackles, inmates were kept away from the population. I recognized quite a few of my friends over the barbed wire, such as Ngoba Lai and Nguyenhuu Tao. We just acknowledged each other by a glint of the eye, feeling ashamed, confused and bitter. Ngoba Lai winked at me and walked to the direction of the outhouse. There crouching next to each other, we exchanged information. Lai asked if I really needed anything but I gratefully refused his help, his condition was not much better than mine. A month later, I was sent to camp Long Giao. My arms were again tied behind me with telephone wires. My feet were bare, and I had nothing on me other than a pair of flimsy shorts and a little bag hanging in front of my chest. My two classmates, Phamvan Bong and Tranngoc Hoan, voluntarily received me into their group. I shared the same camp with other friends Nguyenquyet Thang, Nguyen Nhu, Chunggia Phong. Buiduc Hung, Nguyenthanh An, Dangkim Cuong, Truong Hoi, and Phamduc Thinh. In a camp next to ours there was Nguyenduc Phuong. These Polwar classmates shared foodstuff and clothing with me. I finally got a pair of army pants, a gift from Pham Tue.
On May 23, 1977, I was sent to North Vietnam aboard the ship Songhuong. We debarked at Haiphong harbor. The trip from Haiphong to the ferry on the Red River was by train. On the floor of the train, as I laid my body down amid the water buffalo dung, my mind went back to my fellow combatants in the jungle, to the horrifying death of my two young soldiers, to my own fate, to my own people, and to the national tragedy that befell Vietnam. With much sadness, bitter tears pricked my eyes.
Tony Thang Nguyen
Editor’s note: Captain Nguyen endured over eight years of hard labor in concentration camps throughout North Vietnam. He says that he dropped in weight from one hundred and fifty pounds to ninety pounds. In all the time of his incarceration, he was allowed to see his mother and his younger sister twice, for less than an hour each time. He was released in 1983, and emigrated to the United States in 1992.
Captain Nguyen of the Republic of Vietnam Armed Forces is now a Major, the Executive Officer of the Interpreters Team, Oregon State Defense Force. He owns and operates Tigard Transmissions Center. He is married and has two daughters. He married his wife three months after his release from the prison camps. His wife is a niece of an RVNAF Chaplain incarcerated along with him a long time. This Chaplain introduced Nguyen to his relative’s family with strong recommendations. Nguyen graduated from the RVNAF Political Warfare College.
56 War, Literature & the Arts