Di dân vào Hoa Kỳ

Di dân vào Hoa Kỳ

Dạo này, chính phủ ông Trump thay đổi đủ trò về di trú khiến mình tò mò, kiếm tài liệu đọc thì khám phá ra trước 1965, các người di dân đều đến từ âu châu, đa số là da trắng nhất là giống dân Anglo-saxon . Các giống dân đến từ Ý Đại Lợi, gặp rất nhiều kỳ thị lúc đầu, bị cảnh sát làm khó dễ tương tự ngày nay người da đen hay bị khệnh bởi cảnh sát.

Năm 1965, tổng thống Lyndon Johnson ký đạo luật di dân, còn được gọi là Hart-Celler Act, do hai thượng nghị sĩ Philip Hart và Emanuel Celler đưa ra. Đạo luật này chấm dứt quota, hầu như ưu tiên cho giống dân Anglo-Saxon từ âu châu, đã thay đổi dân số di dân Hoa Kỳ. Theo nghiên cứu Pew Research Center thì người di dân đến từ Châu Mỹ gia tăng gấp 4 lần từ năm 1965 đến nay và chiếm 14% dân số Hoa Kỳ.

Năm 1960, theo tài liệu Pew, 84% di dân sang Hoa Kỳ đều sinh trưởng tại âu châu và Gia Nã Đại; 6% sinh trưởng tại Mễ Tây Cơ, 3.8% từ đông nam Á, 3.5% từ Châu Mỹ La Tinh và 2.7% từ khắp thế giới.

Năm 2017, di dân đến từ Âu châu và Gia Nã Đại tổng cộng 13.2%, Mễ Tây Cơ lên 13.2%, trong khi đó người Mễ chiếm 25.3%, Á Châu chiếm 27.4% và các chũng tộc khác chiếm 9% dân di dân vào Hoa Kỳ. 

Đạo luật Hart-Celler có nhiều thay đổi về di trú tại Hoa Kỳ: National Origins Quota cho mỗi quốc gia được ban hành năm 1921 được hoàn toàn loại bỏ. Luật quota này nhằm hạn chế các người di cư đến từ Á châu và phi châu. Nhất là cho phép đem gia đình sang định cư tại Hoa Kỳ.

Theo tài liệu thì năm 1965, 84% dân số Hoa Kỳ là da trắng trừ người gốc mễ, năm 2015 thì chỉ còn 62%. Họ cho rằng nếu khôngcó đạo luật loại bỏ quota năm 1965 thì ngày nay dân da trắng sẽ là 75% vì không muốn sinh con, phá thai nhiều hơn các cộng đồng di dân khác. 14% là người da đen, 8% người gốc châu Mỹ La tinh và 1% người á châu.

Họ so sánh 1965 và 2015, 50 năm thì dân số gốc châu mỹ la tinh từ 4% lên 18%, á châu từ 1% lên 6%. Năm 1965, 5% dân số Hoa Kỳ sinh trưởng ở ngoại quốc còn 2015 thì lên đến 14% và họ tiên đoán với đường lối hiện nay thì năm 2065 sẽ lên đến 18% và không có chũng tộc nào chiếm lấy đa số dân số Hoa Kỳ.

Mình nghe và đọc sách của đám mỹ trắng khá kỳ thị, họ cho rằng phải hạn chế di dân vì sợ trong tương lai sẽ mất đa số và quyền lực chính trị và kinh tế. Họ đưa thí dụ ở châu phi, một nước như Rhodesie, Nam Phi,…giàu có nhờ dân da trắng chiếm đóng và phát triển từ hai thế kỷ qua, khi giao chính trị và kinh tế cho người sở tại, thì kinh tế te tua vì người da đen không biết quản lý và văn hoá không dân chủ nên khiến kinh tế sụm bại…

Họ nêu di dân sẽ chiếm dành công ăn việc làm của người Mỹ sinh trưởng tại Hoa Kỳ. Thật ra, Trung Cộng đâu có ép buộc mấy công ty Hoa Kỳ mở công xưởng tại Trung Cộng. Chính các công từ mỹ đã dời phần sản xuất qua các xứ khác để thu lợi. Công ty Apple lời hàng năm trên bạc tỷ mà không đóng thuế Hoa Kỳ một xu lại sử dụng hạ tầng cơ sở của Hoa Kỳ để sinh lợi. 

Dạo mình ở Luân Đôn, Nam Phi mới được giao trả lại cho người bản xứ, rất nhiều người da trắng từ Nam Phi chạy về Anh Quốc. Nghe họ nói chuyện về người da đen rất khó nghe. Lịch sử đã chứng mình là người da đen đã đưa quốc gia họ vào bế tắc. Họ không có viễn kiến tương tự Hà Nội đánh chiếm miền nam xong là biến cả nước nghèo. Thay vì giúp dân miền Bắc giàu lên bằng miền nam, họ làm miền nam đi xuống cho bằng miền Bắc. Làm giàu thì rất khó nhưng muốn bần cùng hoá thì rất dễ.

Xét lịch sử di dân của Hoa Kỳ thì có những đạo luật như Chinese Exclusion Act, cấm người Tàu định cư tại Hoa Kỳ, mang được theo gia đình họ. Cấm lấy vợ người da trắng,… khi họ cần người Tàu làm đường xe hoả thì cho vào nhưng vẫn cấm người Tàu di dân, không có luật bảo vệ người Tàu đến khi sau thế chiến mới bỏ luật cấm này.

Khi xưa, người Anh Quốc không cho người Mỹ đến các vùng mọi da đỏ vì họ tôn trọng thổ dân. Đến khi người Mỹ dành độc lập với mẫu quốc thì người di dân tha hồ đến chiếm các vùng của các người da đỏ, rồi kêu gọi kỵ binh đến bảo vệ.

Họ tàn sát dân da đỏ bằng cách giết hết mấy con bò rừng với những huyền thoại Buffalo Bill,… Bò rừng nuôi sống người da đỏ từ bao nhiêu ngàn năm trước khi người Anh Quốc đánh chiếm Bắc mỹ nay họ chỉ việc giết bò rừng với súng ống khiến người da đỏ di dân theo đám bò rừng và từ từ bị diệt vong gần hết. Nếu mình không lầm thì người Mỹ da trắng giết trên 50 triệu con bò rừng, khiến người da đỏ phải di tản theo đám bò rừng, giúp họ sinh sống. Họ đâu có biết làm nghề nông. 

Nay người Mỹ da trắng bỏ người da đỏ vào các vùng đặc khu nhưng đất đai để tên trust nên người da đỏ, không ai có thể mượn ngân hàng, ngoại trừ phải hợp tác với các tên mỹ trắng, mở sòng bài, không bị đóng thuế. Ngoài ra họ chả có gì để giúp người da đỏ khỏi bị tuyệt chủng.

Ngày nay họ lo sợ trong 50 năm tới, sẽ mất đa số cử tri nên tìm cách hạn chế di dân, kêu nào là ăn trợ cấp, đủ trò,… họ đưa những lý lẻ khả tín để che đậy những lo xa của họ. Cuộc tranh chấp thuế mậu dịch với Trung Cộng có thể đưa đến nghi ngờ đối với người á châu. Đi làm người ta sợ mướn người á châu vì sợ làm gián điệp… có nhiều thứ có thể xẩy ra không có lợi cho cộng đồng người á châu. Như luật cấm người da vàng làm việc trong các công trình to lớn,…vì sợ làm gián điệp cho Trung Cộng.

Mình thấy có hiện tượng là người á châu kêu gào hạn chế người di dân, cho rằng người di dân ăn gian phúc lợi,… họ quên là khi xưa, họ mới bước chân đến Hoa Kỳ, cũng cần đến sự giúp đỡ các hội, chương trình phúc lợi của chính phủ Hoa Kỳ. Nay họ khá rồi, có quốc tịch mỹ nên bảo hoàng hơn vua, quên những ngày đầu cuộc đời tỵ nạn trong khi đó người Mỹ lại khuyến khích đừng bao giờ quên quá khứ của mình vì chúng ta là những gì chúng ta nhớ.

Chán Mớ Đời 
Nhs





Những bạn tôi

những bạn tôi

Đầu năm nay mình nhận thư của ông bố một tên bạn ở Pháp. Ông ta kể là tên bạn mình bị cái bệnh hiếm ở tuổi hắn, không còn nói chuyện được, hy vọng hắn gặp lại mình sẽ nhớ. Mình định hè vừa qua đưa gia đình về Pháp thăm hắn vì 10 năm không gặp nhau, hắn có gửi con sang nghỉ hè ở nhà mình.

Hắn thua mình một tuổi nhưng học sau mình 2 năm. Dạo đó ở trường thì được chia ra nhiều atelier và mỗi atelier đều có sinh viên từ năm thứ 1 đến năm thứ 6. Khi hắn vào thìthích học vẽ với mình nên từ đó được xem như là đàn em của mình, mỗi charrette của mình là hắn với phải thức khuya để vẽ cho mình, ngược lại mình dạy hắn vẽ và cho ýkiến về thiết kế nhà cửa.

Chơi thân với gia đình hắn đến khi mình ra trường, qua Thuỵ Sĩ làm việc rồi ít khi gặp lại. Hôm thứ tư ghé lại ăn cơm với vợ con hắn và hai vợ chồng thằng Jean Loup, cũng vào chung một năm với thằng Gilles. Hôm đó đến vợ nómới  nói là không có mặt hắn vì ở trong viện đến cuối tuần mới về để vợ con có thì giờ làm việc. 

Hỏi ra mới biết hắn bị bệnh Alzheimer từ 3 năm nay, càng ngày càng nguy kịch nên phải đưa vào viện an thần rồi cuối tuần về nhà chơi với vợ con. Chiều hôm qua mình ghéthăm hắn vì cuối tuần hắn được đưa về nhà nên đến thăm. Nhìn hắn già đi hơn xưa, đeo kinh lão, tóc bạc phơ ngồi đọc mấy cuốn sách hoạt hoạ.

Mình hỏi hắn nhận ra ai không, đôi mắt ngơ ngơ ngác ngác nhìn mình hổi lâu rồi nói: "c' est Son". Mình mừng nói mày còn nhớ tao thì cô vợ kêu là sáng giờ có nói với hắn về mình nên có lẻ nhờ vậy hắn mới nhớ mình trong tiềm thức nhưng không nói gì thêm, quay xuống đọc mấy cuốn sách hoạt hoạ. Vợ hắn nhìn mìnái ngại, nói chuyện một hồi lâu mình xin kiếu để về khách sạn gặp vợ, chuẩn bị đi ăn tối với gia đình Cayla.

Nhìn người bạn thân một thời với nhiều kỷ niệm chung, đi chơi, vẽ viết ở Normandie, Barcelona, Florence, Mont Saint Michel, Cherbourg, Vauville,..., hay đi săn ở đồn điền của ông bà nội hắn, chủ công ty xà bông Roget Gallet danh tiếng một thời của Pháp hay đánh tennis ở rừng Marly, đábanh, chơi Rubby,... Hay những đêm đi nhảy đầm, chọc gái...., đi trượt tuyết ở chalet nhà của bạn hắn ở trên núiAlpes. Nay hai đứa nhìn nhau qua hai thế giới mông lung dưới ánh mắt ái ngại của cô vợ. Có gì bàng hoàng lẫn mất mát một cái gì quý giá thân thương đã vượt tầm tay chôn vùi vào dĩ vãng. 

Mình chợt nhận ra ký ức đều phải sống song phương. Một người nhắc về cái gì, một kỷ niệm chung nhưng người kia dù không bị lẫn nhưng không nhớ thì cũng bù trớt, khó cóthể định nghĩa là của chung do đó kỷ niệm chỉ là đơn phương. 

Mỗi lần con hắn sang nghỉ hè, mình đều đón tiếp như gia đình hắn đã đón tiếp mình khi xưa. Dạo mình ở London thìmẹ hắn cho mình mượn nhà ở ngoài biển để đưa bạn gái đến chơi vài ngày.

Nay gặp lại người bạn thân nhất trong thời sinh viên, thấy hắn mắt lơ đểnh như thu gọn trong thế giới an bình của hắn. Có gì buồn buồn trong tâm can của mình rồi chợt nghĩ vài năm nữa có thể là mình hay những người bạn khác sẽ không nhận ra nhau thì những kỷ niệm một thời thanh niên sẽ được khoá chặt trong tiềm thức của con người. Có gì se se cay cay lẫn ngậm ngùi

Ngồi ăn cơm với vợ chồng thằng Jean-Loup thì nghe hai vợ chồng than thở về công việc rất chậm thêm hành chánh rắc rối. Mấy đứa con thì chưa đứa nào lập gia đình, hỏi về anh em bố mẹ thì được biết mẹ hắn về hưu dọn qua Marrakech ở rồi bị tai biến chi đó, đem vào nhà thương địa phương kêu không có phòng nên chở tới nhà thương khác thì qua đời trên xe cứu thương.  

Hỏi con Brigitte về thằng em thì nghe nói bị bệnh ung thư, có đứa con gái 15 tuổi, bố mẹ đều qua đời. Vợ thằng Gilles thì kêông bố bị lẫn rồi đến phiên thằng chồng cũng bị lẫn nên vừa lo cho cha vừa lo cho chồng rồi phải làm việc kiếm cơm, bị stress ná thở luôn. 

Hôm nay lấy xe lửa qua Hoà Lan chơi luôn tiện thăm thằng bạn khi xưa làm chung ở Thụy Sĩ. Hắn cùng tuổi mình, kể là ông bố và bà mẹ mà mình có dạo gặp ở nhà hắn đã qua đời. Cô em gái thì bị bệnh trầm cảm, trong tuần ở với hắn còn cuối tuần thì tên chồng đưa về nhà săn sóc. 

Công ty mà mình và hắn làm việc khi xưa nay bị phá sản. Có chi nhánh ở Basel, Zurich, Lausanne, Geneva, Friburg, sau này có mua công ty ở Hoa Kỳ nhưng các partners sau này đầu tư sai lầm nên công ty bị phá sản. 

Mình gặp hắn lần chót ở London khi hắn trên đường đi Glasgow học chi đó thì ghé lại thăm mình khi đang làmviệc ở London. Nay cha mẹ đều qua đời còn hắn vẫn côi cút không vợ không con thêm lo lắng về kinh tế công việc. 

Hắn dẫn vợ chồng mình đi xem mấy nhà của hắn thiết kế ở Maastrich rồi những toà nhà do các kiến trúc sư danh tiếng khác, kéo mình về cuộc đời kiến trúc sư một thời cùng những đam mê, tham vọng thiết kế những toà nhà để đời đãđược chôn vùi từ 25 năm qua khi phát hiện ra ngành kiến trúc ở Hoa Kỳ không có thể giúp mình có đời sống kinh tế sung túc. 

Mình học kiến trúc với mộng ước xây dựng lại Việt Nam sau chiến tranh nhưng Sàigòn mất nên giấc mơ mình cũng tan theo mây khói nên chú tâm tạo dựng cuộc sống tại Hoa Kỳ. Thấy bạn than về hưu chắc không đủ tiền sống vì chính phủ chỉ trả 800/ tháng và hắn phải để dành thêm tiền hưu trí nhưng công việc không nhiều nên đóng góp vào quỹ an trí rất ít. 

Hắn dẫn vợ chồng mình vào một tiệm ăn mới mở được hai tuần. Xứ này lạ, họ đập phá cái nhà máy cũ để rồi xây lại y chang như xưa cho hợp với những luật lệ xây cất ngày nay. Mình chợt khám phá ra, ngày nay cái nhìn của mình khôngphải là cái nhìn của kiến trúc sẽ mà cái nhìn về kinh tế, thấy họ phí tiền lại làm cái trần nhà cao hai mươi lăm thước, tốn tiền sưởi vì hơi nóng sẽ bay lên trần nhà. Họ nên làm một cái trần bằng kiến thấp nhưng vẫn để người ta nhìn thấy cái trần nhà cao vời vời của thời xưa để tránh tốn tiền sưởi chỗ không đáng sưởi ngược lại bữa ăn rất ngon. 

Sau đó ghé văn phòng hắn chơi rồi vào quán bia của người già có hai tên đánh đàn hát hò. Mình mời hắn uống ly bia theo thông lệ của người hoà lan trước khi giả từ. Dẫn mụ vợ đi chụp hình cái carnaval. 

Hôm nay là 11/11 mấy nước Âu châu làm kỷ niệm ngàychấm dứt thế chiên thứ 1 nên họ có truyền thống tổ chức Carnaval vào ngày 11/11 vào lúc 11:11   Dân chúng các vùng lân cận hay từ thành phố Lìege kéo sang chơi, hoátrang tùm lum khá vui. 

Hắn tiễn vợ chồng mình ra nhà ga xe lửa. Bắt tay nhau nhưng không biết sau này có còn gặp nhau lại hay không mà nếu gặp lại có còn nhận ra nhau? Hay chỉ nhìn ra nhau rồi tiếp tục đọc sách Tintin Milou hay Lucky Luke như thời thơ ấu. 

Mai có nhóm Yersin mời ăn cơm. Để xem có nhận ra ai. 

Sơn 3 lô

Ichion

Ichion

Hôm nay lần đầu tiên đi xe điện ngầm ở Hán Thành. Hệ thống ở đây tương đối khá hơn ở Đông Kinh. Mỗi trạm có số nên du khách không đọc được tiếng Hàn thì còn mò đường đến. Mấy chổ bán vé thì có chổ bấm English để đọc nên đở khổ hơn ở Đông Kinh mà mình có dịp ghé thăm. 

Vé không có đắt lắm nhưng họ dùng thẻ để scan khi đi qua máy nên phải deposit tiền để mình trả lại thì lấy $0.50 lại. Không có trò đút vé qua máy như ở New York, Paris, London,... Thấy có nhiều hành khách dùng điện thoại thông minh của họ để rà khi qua cửa. Wifi ở Nam Hàn rất mạnh hơn ở Hoa Kỳ, tên chủ hộ cho mình cái máy wifi bỏ túi nên ra đường vẫn sử dụng iPhone để xem bản đồ, internet, Mụ vợ và mấy đứa con gửi  nhắn tin,... Trên Bến xe thì có cái tường bằng kiếng với những cánh cửa tự động để tránh Thiên Hạ chen lấn hay tự tử như ở Paris hay London. Trên toa xe có truyền hình để chỉ đường và nói xe đang chạy đến đâu, mở cửa bên nào, khá dễ dàng cho du khách.

Hôm nay cho tên hướng dẫn viên nghỉ xã hơi, cả nhà rũ nhau đi Ichion, nơi có suối nước nóng. Phải lấy xe điện ngầm đến bến xe buýt rồi lấy chuyến tốc hành độ một tiếng đến thành phố Ichion. Nghe nói có shuttle miễn phí đến hồ tắm nhưng khôngđọc được tiếng Hàn, đành kêu taxi tốn $14.00. Xe đò ở xứ này chạy toàn xe Daewoo cũ kỷ nhưng được cái là rẽ, toàn dân già ở quê lên thủ đô thăm con cháu rồi về. Thấy có ông già đem đứa cháu về, chắc con ông ta bận làm việc nên giao con cho ông ngoại nuôi ở quê.

Dân ở đây làm việc đến 11:00 đêm nên không có thì giờ lo chăm sóc con cái nên ít thấy con nít ở Hán thành tương tự ở New York. Đọc báo thì nghe nói người già ở Nam Hàn tự tử nhiều, sang đây hỏi tên chủ hộ thì hắn bảo đúng vì con cái ở đây ít lo cho cha mẹ. Giới trẻ đa số không muốn có con, không có thì giờ cho sex và lo làm việc rồi bận áo quần, lo cho mình nhiều hơn. 

Gần đây, có phong trào do phụ nữ ở Nam Hàn, kêu là ngày không son phấn, tự giải phóng, họ cắt mấy thỏi son, quăn hết phấn, kem thoa mặt, cho rằng mất thì giờ làm đẹp để làm nô lẹ cho đàn ông. Mình muốn ở Mỹ cũng có trò này để mụ vợ đừng mua đồ làm đẹp. Hoan hô phụ nữ Nam Hàn.

Sáng nay đi ngang Bộ lao động thì thấy đám người thất nghiệp, ngồi biểu tình trước cửa, chả có cảnh sát gì cả. Họ ngồi cầm trống đánh rồi hát hò chi đó, lâu lâu kêu đả đảo cũng vui vì chứng tỏ là một nước được dân chủ hoá. Thu nhập trung bình hàng năm nghe nói là $28,000.00. Họ truất phế bà tổng thống Phác thị.

Trước khi lên taxi, cả nhà kéo vô ăn bánh mì vì thèm sandwich. Mấy ngày ăn kim chi mệt thở, mụ vợ đòi đi ăn phở nhưng mình cản. Đi ra thì thấy trên đường bên cạnh bến xe đò, có mấy bà nhà quê, ngồi bán mấy trái cây hay bắp sú, rau như kiểu ở Việt Nam, thấy cũng thương lắm. Xe chạy dọc đường thì thấy mấy nông trại làm mấy cái nhà lợp nylon để che nắng cho cây nho,..., rất ngay hàng thẳng lối chớ không lộn xộn kiểu ở Đà Lạt.

Thật ra cái spa này bắt chước hệ thống spa của Đức , Termeden, không biết có phải nước khoáng hay không nhưng vẫn có cầu tuột nước cho con nít chơi ở ngoài trời. Nói chung thì không bằng cái spa đại Hàn ở Fullerton mà gia đình mình hay đi, lại đắc hơn. Có cái trò ngâm nước để cho Cá rỉa da chết của mình, giá $5.00 cho 20 phút. Có dạo, một tiệm làm móng tay ở Virginia, có dịch vụ này nhưng không biết có thành công không.

Xứ này chắc ít ai mua bikini. Dân Hàn rất chú tâm về nước da trắng. Vào tiệm thuốc Tây mua ba cái lặt vặt là họ cho mấy cái mặt nạ để phụ nữ hay đàn ông đeo ban đêm khi ngủ nên mới hiểu trên máy bay, ngồi cạnh một cô Hàn, thấy đắp cái mặt nạ bằng giấy trắng trên mặt để ngủ. Đi tắm thì thấy dân Hàn, nam và nữ đều bận quần áo che đậy hết thân hình để tắm. Nếu mình ở xứ này chắc không thể nào lấy vợ vì mấy cô đều thích da trắng. Chán mớ đời!

Sang đây, mới thấy con gái mình rất Mỹ, bận đồ kiểu Mỹ, lòi rốn, lòi tay trong khi con gái xứ Hàn thì che đậy hết vì sợ nắng. Có lần ở phi trường, có bà Ấn độ tới hỏi con gái vì thấy da ngâm ngâm đen nên tưởng Ấn độ nên sổ một tràn tiếng phạn.

Xứ Hàn là một nước có rất nhiều đồi núi nhưng được cái là họ không phá rừng phá núi như ở Việt Nam. Rừng xanh ngát đầy, chỉ có vùng đồng bằng là có nhà chọc trời còn núi thì mình chỉ thấy mấy cột điện cao thế thôi chớ không có cảnh đốn rừng như ở Việt Nam.

Tắm xong thì cả gia đình ra cửa thì may có xe đò chở thẳng về Hán Thành rồi lấy xe điện ngầm về. Mệt quá nên ghé tiệm mỳ làm tại chổ ăn. Có anh thợ nhồi bột ngoài cửa kính rồi cắt bột ra như tagliatelle của Ý, ăn ngon miệng. Sau đó đi vòng vòng cho tiêu cơm rồi về ngủ.

Còn hai ngày ở đây mà nghe tin đám triều tiên đòi bắn phá nên cũng hơi lo nhưng cũng oải rồi, đi lâu quá nhớ mấy cây bơ, chỉ muốn về lại Mỹ. Không có chổ nào ăn uống rẽ như ở Mỹ. Việt Nam còn rên là gà Mỹ rẽ hơn gà ta vì gà Mỹ dạo này được nhập cảng vào Việt Nam khiến giới chăn nuôi lo sợ. Sẽ kể sau khi về Mỹ.

Nhs

Cho con đi làm thiện nguyện

Cho con đi làm thiện nguyện

Cứ 3 năm gia đình mình lấy hè về Việt Nam, thăm gia đình, cho mấy đứa con gặp mặt và đi chơi với ông bà nội và gia đình của mấy cô chú còn sinh sống tại Đà Lạt. Mỗi lần như thế thì mấy đứa con rất vui vì gặp lại ông bà nội và mấy người em bà con bên nội vì gia đình bên ngoại đều định cư hết tại Hoa Kỳ.

Lần trước về thì mình có rũ gia đình cô em định cư bên Pháp đi thăm vài nơi mà Bút Nhóm Lửa Việt, đóng góp tài chánh gần Đà Lạt nhưng cô em nói; nghe người quen ở Pháp, nay về hưu ở Việt Nam, kể là đi viếng mấy nơi này bị dépressive nên không muốn làm hỏng chuyên đi chơi vui của gia đình.

Mình nhờ chị KT, đại diện thường trực của BNLV tại Việt Nam, tạo điều kiện để gia đình mình đi viếng để hiểu thêm những công việc mà các thân hữu của BNLV, đã thực hiện trong mấy chục năm qua. Chị KT lên chương trình thăm viếng 3 địa điểm được BNLV hỗ trợ tài chánh, tặng các học sinh nghèo xe đạp để đi học vì các em ở cách xa trường từ 6-15 cây số, mà phải cuốc bộ.

Nói chuyện với chị KT thì mới hiểu được sự thành công của BNLV là nhờ những công sức của chị. Chị đi xe đò đến một vùng nào đó có người viết thư xin cứu giúp, rồi mướn xe gắn máy, chạy vào những làng xã để điều nghiên những trường hợp có hội đủ điều kiện để được giúp đỡ. Cũng bị công an, MTTQ làm khó dễ nhưng chị vẫn một lòng với tâm nguyện của các thân hữu BNLV.

Một trạm y tế, châm cứu và tặng thuốc cho bệnh nhân nghèo vì uống nước suối bị ônhiểm và cuối cùng là một trại mồ côi và người già neo đơn. Nơi này nuôi trẻ em tàn tật, bị gia đình bỏ rơi và các người lớn tuổi không có con cháu chăm sóc.

Có lẻ chuyến đi này đã thay đổi tâm tính mấy đứa con khi chúng đi vòng vòng tặng kẹo m&m cho các trẻ em mồ côi. Đối với mấy đứa con kẹo m&m quá thường, chúng không rờ tới nhưng đối với các học sinh nghèo ở Việt Nam thì chưa bao giờ nếm trong đời.

Hè vừa rồi, thằng con không học hè nên hai vợ chồng mình hỏi có muốn đi Việt Nam, tham gia một phái đoàn y tế rồi để dành một tuần để lên Đà Lạt, thăm gia đình. Mìnhgọi hỏi cha Chương xem BNLV, có gửi ai đi Việt Nam thì cho thằng con theo. Mình cóquen nhiều tổ chức gửi phái đoàn thiện nguyện về Việt Nam như một tên bạn mỹ, lấy vợ việt nên mỗi năm về Việt Nam xây một căn nhà tình nghĩa cho một gia đình,...., nhưng mình vẫn thích BNLV hơn vì dạo chưa lập gia đình, mình có sinh hoạt với nhóm trên 5 năm tại vùng Đông Bắc nên hiểu tinh thần làm việc của nhóm theo tinh thần của kẻ thừa sai hơn những chương trình làm thiện nguyện của các tổ chức khác.

Cha Chương nhờ mình nói thằng con ghi danh trên website của Project Việt Nam rồi cha sẽ nói phụ vào. May là có ai vào giờ chót, vì công việc không đi theo phái đoàn được nên thằng con được lấp vào chổ trống và 10 ngày sau là lên đường thì khám phára có mấy người bạn cũng cho con họ đi theo phái đoàn này.

Một chị bạn nói là con gái của chị, xin đi theo phái đoàn, mất 3 năm mới được cho đi, qua những kỳ phỏng vấn, viết tiểu luận,..., đủ trò. Nói chung là các sinh viên đi theo đoàn này, đa số sẽ theo học ngành y khoa, nha khoa, y tế,... Họ đi theo phái đoàn để trãinghiệm về ngành học trong tương lai và dùng kinh nghiệm này để nộp hồ sơ vào trường y, nha khoa thì có khả năng được nhận hơn còn thằng con mình thì theo học kỹ sư nên bơ vơ, không chủ ý tham gia phái đoàn để được nhận vào trường thuốc. Thật ra, đi theo những phái đoàn này để nhận thức xem mình có lòng báái, vị tha để đeo đuổi sự nghiệp y khoa.

Thật ra lúc còn học sinh trung học, cháu đã xin đi theo phái đoàn của hội Lions quốc tế, qua Đức quốc và Nhật bản, sống trong gia đình người sở tại 2 tuần và hai tuần họp mặt với các học sinh từ các quốc gia khác đến tham gia khoá huấn luyện về lãnh đạo do hội quốc tế Lions tổ chức.

Vì lấy vé cận ngày đi nên nhờ chị bạn làm du lịch cũng có con đi theo phái đoàn, lấy vécùng chuyến bay nên hơi đắc, độ $1,600 khứ hồi dù cháu đã có chiếu khán 5 năm, xin từ năm ngoái nhưng hai ngày sau thì chị ấy kêu lại là kiếm được vé rẻ hơn, còn $1,200 loại thương gia. Ngoài ra cháu phải đóng thêm $1,250 cho ăn uống và khách sạn trong thời gian làm việc với phái đoàn và tiền tiêu vặt trong một tháng, tổng cộng tốn $3,000.00.

Đi Việt Nam thì thằng con gọi điện thoại cho mình nhiều hơn là khi ở đại học, kể là học được nhiều điều. Nó bắt đầu hiểu lý do bố mẹ nó phải bỏ nước ra đi khi phải trực diện với chính quyền địa phương. Điểm quan trọng hơn là cháu nó làm quen với một số sinh viên khác, gốc Việt, đi về Việt Nam, nơi cha mẹ của cháu sinh ra với tầm nhìn khác với những lần đi du lịch với gia đình. Lần này đi theo phái đoàn thiện nguyện, gặp gỡ những người xa lạ, kém may mắn hơn cháu vì nếu bố mẹ cháu không vượt biển ra đi thì ngày nay đoạn kết của cháu chắc cũng tương tự như những người cháu gặp ở bệnh viện dã chiến. Dạo mình về quê nội ở Sơn Tây thì mới cám ơn ông cụ mình đã bỏ quêtrốn vào nam, sau khi bị Việt Minh bao vây nhà vào ban đêm vì nếu không cuộc đời mình chỉ có tầm nhìn không quá cây tre đầu làng như mấy người em chú bác.

Mỗi ngày phải dậy sớm, ăn uống rồi chuẩn bị lên xe buýt, chở đi Vĩnh Long đến chiều mới trở lại khách sạn ở Sàigòn. Sau ăn tối lại phải chuẩn bị cho chương trình ngày hôm sau nên rất mệt. Cái hay là các sinh viên trẻ gặp nhau, chia sẻ những toan tính cho tương lai, giúp thằng con có cái nhìn rộng rãi hơn thay vì chỉ loay hoay trong môi trường kỹ sư.

Cháu nó học được lòng vị tha, giúp đỡ những người kém may mắn vì ở Hoa Kỳ, nói đúng ra thì cha mẹ sợ con hư, lêu lõng nên chỉ cho sinh hoạt vòng vòng trong một môi trường tương đối lành mạnh. Sinh hoạt hướng đạo, cũng đi làm việc từ thiện với đoàn hướng đạo, lên tới Đại Bàng Hướng Đạo Hoa Kỳ (eagle scout). 

Hàng năm thì gia đình mình đều tham gia đi tặng quà cho các gia đình nghèo vào lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh qua hội Lions quốc tế nhưng người vô gia cư ở Hoa Kỳ có điện thoại cầm tay kêu gọi người quen đến lãnh đồ ăn,.. Tập cho mấy đứa con "cho" thì cảm thấy vui hơn là "nhận", học có lòng nhâái với đồng loại. Cô con gái năm nay vào trường ÚC, cũng tham gia những hội thiện nguyện, giúp đỡ người vô gia cư vì ở Los Angeles có rất nhiều người nghèo, ngủ bờ ngủ bụi.

Tập cho các cháu hiểu là khi người Việt tỵ nạn, chân ướt chân ráo đến định cư tại Hoa Kỳ, sau cuộc hành trình vượt biển đầy sóng gió với tử thần kề cận thì các gia đình người Mỹ đã đưa tay đón chào và giúp đỡ những ngày đầu trên đất nước này. Nay mình khá khá một chút thì giúp lại người khác đang lâm cào tình trạng như người Việt mấy chục năm trước, tiếp tục truyền thống cứu giúp người như khi con tàu Mayflower cập bến bờ tự do, khởi đầu cho vùng đất hứa cho những ai bị bạc đãi tại chính ngay quêhương họ, được có cơ hội làm lại cuộc đời.

Nhs

Bạn thời New York

    Bạn thời New York

    Dạo đi làm ở New York, mình có quen một tên hơn mình đâu 4 tuổi nhưng mình vẫn xưng tao vàmày theo tinh thần dân chủ của Hoa Kỳ. Tên hắn là Hoàng, xin đổi tên cả bị chửi. Hắn làm thợ mộc, sửa nhà cho dân cư gốc việt tại vùng này. Hắn kêu mình vẽ lặt vặt xin phép dùm hắn nên cũng được hắn bồi dưỡng mỗi lần giúp hắn kiếm tiền.

    Important Mỗi lần như vậy hắn hay kêu mình đến nhà hắn ăn cơm. Hắn mua phá lấu ở Canal Street về, nấu nồi cơm điện rồi kéo bia ra uống như hủ chìm. Mình có tật uống bia một ngụm vào là đỏ mặt nên chỉ uống một ly bia là mệt rồi. Khi say thì hắn bắt đầu kể chuyện về đời hắn cũng thăng trầm theo mệnh nước, 3 down 7 up, sợ bị đưa sang Kampuchia thi hành nghĩa vụ quốc tế nên gia đình hắn cho hắn trốn ra nước ngoài. Bố hắn khi xưa là thợ mộc nên hắn nối nghiệp ông bố khi sang Hoa Kỳ.

    Hắn có cái tính là hay lý sự nên được bạn nhậu mến vì khi uống bia thì cần người để cãi từ chuyện bên tàu sang đến bên tây. Anh này không biết tìm đâu ra tin tức vì ở nhà hắn thấy có vài tờ báo biếu quảng cáo mà nói đến đề tài nào hắn cũng chõ mõm vào để cãi cho bằng được.

    Bạn nhậu nói con gà chọi gáy o ó o thì hắn kêu không phải gà chọi gáì ía ia nhưng rồi có hôm bạn nhậu kêu gà chọi kêì ía ia thì hắn kêu không phải, gà chọi kêu o ó o rồi kêu chúng mày không có óc thẩm âm để phân biệt tiếng gà gáy vì gà tồ gáy theo kiểu soprano còn gà chọi thì gáy theo tenor,... Có hôm hắn vỗ vai mình bảo nhậu là để tập thể dục trí óc, giúp mấy cái neuron làm việc nếu không thì đần dốt cả đám.

    Tên này thì uống rượu cũng bết như mình nhưng lại thích uống nên khi nào nhậu là hắn ói thấy mật xanh nên mỗi lần hắn nhậu thì con chó hàng xóm hay chạy qua, ngồi đực đợi hắn bồi dưỡng phá lấu từ trong mồm nôn thóc ra. Mồm ai, dạ ai non ai mềm con chó đều biết cả, lâu ngày con chó hàng xóm trở thành tri âm, tri kỷ của đám dân nhậu, nhậu mà không có để bồi dưỡng mấy xương gà cũng buồn.

    Hắn tính tình rất dễ thương, lâu lâu hắn mời mấy cô mấy bà ở Phố Tàu, Đường Canal đến chơi. Nhìn chung ai cũng quý hắn nhưng không ai thương hắn. Một hôm hắn say nên nói cả bàn nhậu là tao đây 35 tuổi đầu nhưng chưa bao giờ được con nào nắm tay, thấy hắn cực kỳ dễ thương như Bác Hồ cả đời chưa bao giờ lấy vợ. 

    Dạo ấy, ở vùng New York ít có người tỵ nạn thêm dân vượt biển thì đa số là con trai đàông còn phụ nữ thì gia đình chỉ lo cho mấy ông chồng hay con trai đi để khỏi đi quốc tế nghĩa vụ nên thị trường tình yêu, cưới nhau rất khan hiếm đàn bà phụ nữ do đó các cô chỉ nhìn thấy đức lang quân là bác sĩ hay nha sĩ chớ thợ mộc thợ nề, lao động thì chỉ biết ngậm ngùi cho thân phận mình.

    Important Một hôm khi bắt đầu say say có một tên bổng nhiên kêu ở đời nghèo hay thành hèn lắm, chẳng biết có ngụ ý gì hắn bổng nhiên hắn đứng dậy, tay cầm lon bia rồi dõng dạc kêu Hoàng này tuy nghèo, nếu đời không cho Hoàng nhìn lên thì quyết chỉ nhìn thẳng, không bao giờ nhìn xuống. Hắn vừa tuyên bố xong thì cả đám xúm lại cãi nhau như mổ bò như Tào Tháo luận anh hùng với Lưu Bị. Nào là Đơn Hùng Tín, nào là Quân Công, Tề Thiên Đại Thánh nhờ vậy mà mình mới học được thêm về văn hoá Việt Nam. 

    Cả đám hò hét ầm vang khiến con chó hàng xóm hoảng quá bỏ đi để lại bãi cứt. Một hồi lâu thìhết bia, hắn nói để vô ga ra lấy thêm bia. Hắn vừa đi vài bước thì cả bàn nghe hắn la lối ầm ỷ tiên sư con chó chơi khăm, ỉa vất nhà hắn khiến hắn dẫm phải. 

    Mình kêu tại mày tuyên bố chỉ muốn nhìn lên không muốn nhìn xuống nên con chó dạy mày một bài học công dân giáo dục về cách làm người tử tế.

    Nhs