Showing posts with label Những mảnh nhớ. Show all posts
Showing posts with label Những mảnh nhớ. Show all posts

Chợ trời sách cũ tại Paris

 Hôm trước đọc báo chí Tây thì được biết chính phủ pháp ra thông cáo sẽ tháo gỡ mấy thùng sách cũ trên bờ sông Seine vì lý do an ninh cho cuộc lễ khai mạc thế vận hội sang năm trên sông Seine. Kỳ này họ sẽ không tổ chức trong vận động trường mà thực hiện trên sông Seine. Ai cũng được tham dự. Một cách kêu gọi du lịch Paris.

Mấy ông bà bán sách cũ chợ trời từ mấy trăm nay chới với, lên tiếng sẽ chống đến giọt máu cuối cùng. Tin tức này khiến mình nhớ về thời sinh viên ở Paris như Josephine Baker từng rêu rao: j’ai deux amours, mon pays et Paris. Về già con người có khuynh nhìn lại chặng đường đi qua, nghe nhạc Tây, nhạc ý, nhạc Tây Ban Nha còn nhạc việt thì không hiểu lý do nào mình ít nghe. Có lẻ thời sinh viên mình chỉ nghe nhạc pháp, Ý Đại Lợi và Tây Ban Nha.


Vào mùa hè hay khi rảnh, mình hay lang thang vẽ dọc sông Seine, thường thấy mấy dãy thùng sắt Sơn màu xanh lá cây, xem như chợ trời bán sách cũ, tranh vớ vẩn cho du khách và bưu thiếp cho du khách. Dạo ấy không có tiền để mua sách cũ, cần sách thì vào thư viện mượn hay bò vào FNAC đọc ké sách mới.


Nghe nói các chỗ bán sách này có từ đời xưa, thời họ làm mấy chợ trời bán dọc sông Seine, dần dần thì chỉ còn các chỗ bán sách vì nhờ mấy cái thùng nhỏ, dễ dọn. Nghe người Pháp kể có thời mấy người bán sách cũ bên dòng sông, được gọi là ăn cướp vì họ bán các sách báo của mấy nhóm đạo Tin Lành, trong thời gian có cuộc chiến tôn giáo, người Pháp đa số là theo công giáo. Sau này nhóm người theo Tin Lành, được gọi là Huguenots hay Calvinists, chạy qua Thuỵ Sĩ lánh nạn nên mình đoán bác sĩ Yersin gốc Tây, bố mẹ chạy qua Thuỵ Sĩ vì vậy sau này, ông ta đầu quân làm việc cho công ty hàng hải pháp, đi thám hiểm Đông Dương để xem có gì để khai thác ở thuộc địa và ông ta khám phá ra Đà Lạt.

Mấy hộp sắt được đặt trên bờ thành trước sông Seine, chỉ bán tranh vớ vẩn cho du khách chớ sách cũ thì du khách ít ai mua. Sách cũ thường dân parisien vào các tiệm sách bán sách cũ để mua. Có đâu thời xưa độ 10 tiệm như vậy. Vào đó hỏi sách đời nào đều có nhưng đắt.

Người Pháp gọi mấy người bán này là “bouquinistes”, đến từ từ “bouquin” (tiếng lóng). Có người giải thích là từ tiếng Hoà Lan “boeckin” (nghĩa là sách nhỏ), có thể họ bán các cuốn sách nhỏ đưa Tin Lành nên người Pháp gọi bouquinistes . Khi xưa, các người bán sách này dùng xe bò ếch để đẩy xe đến bờ sông để bán. Tiếng Đức thì buch là sách. Đạo Tin Lành khởi nguồn từ Đức quốc, được đưa sang Pháp nên họ đem sách báo từ Đức sang pháp nên có lẻ từ đó họ đọc trại ra sách báo là bouquin.

Toàn là bán đồ cho du khách, không thấy sách báo như khởi đầu. Mấy người bán tại đây, bắt buộc phải mở cửa 4 ngày một tuần. Lạng quẳng bị rút giấy phép trong khi mấy người ghi danh để được bán tại đây phải đợi 8 năm. Hình như tổng số mấy xập này có đâu trên 270 cái, dọc bờ sông Seine. Nay họ vác đến BAstille sẽ biến thành chợ trời, đâu có ai mua đồ đâu. Ít du khách. Đi dọc bờ sông Seine, thấy hữu tình, ghé mua một bức tranh để kỷ niệm, còn đến Bastille chỉ nghe chuyện cách mạng. 

Được biết là năm 1762, từ “bouquiniste” được Academie francaise cho vào viện hàm lâm pháp. Thời gian cách mạng thì các tiệm sách ít in sách nhưng in báo nhiều nói về các thời sự chống chế độ quân chủ. Sau cách mạng thì giới nhà thờ và quý tộc yêu thích các nhóm bán sách cũ này vì họ bán sách tịch thu của giới cầm quyền. Khi xưa, sách in rất ít và đắt tiền, chỉ có giới quý tộc có tiền để mua. Nghe kể mấy ông nhà văn như Hemingway hay đến bò lại đây kiếm sách. Đó là thời xưa, nay thì bán hàng theo thị Hiếu du khách. Khách hàng đa số là du khách.

Ông bán sách này đề “lire rend moins con », đọc sách khiến bớt ngu. Mua sách mình thì thấy càng đọc càng ngu. Chán Mớ Đời 


Sau cuộc cách mạng long trời 1789, thì các chợ sách cũ này mọc lên rất nhiều nơi nhờ họ tịch thu sách báo của đám quý tộc, bị đem lên máy chém, giúp người bình thường có thể mua sách để đọc, từ từ xoá nạn mù chữ một tí. Đến năm 1781, các tay bán sách này được phép để các sách lại tại bờ sông trong các thùng bằng sắt. Ngày nay, muốn bán sách cũ ở đây thì phải nộp đơn và phải đợi ít nhất 8 năm mới được phép. Lý do là họ chỉ cho phép có 250 quán bán sách tại mấy địa điểm mà UNESCO, cho rằng là di tích lịch sử văn hoá mấy khu phố gần nhà thờ Đức Bà. Mình nhớ khu Saint Michel có mấy nơi. Mình ít thấy bán sách lắm, đa số là bưu thiếp và mấy đồ lặt vặt cho du khách. Còn sách cũ thì thường người ta vào các tiệm bán sách cũ khá lâu ngày ở Paris.

Mùa thu hay mùa đông đi qua mấy khu vực này khá đẹp, có chút gì theo mộng của một thời. Bờ thành để ngăn bộ hành ngã xuống sông, được xây bằng giờ tường đá, các thùng sách màu. Xanh được đặt trên các bờ thành này, tối, chỉ cần hạ cửa xuống, lấy cái cây sắt xỏ qua mấy cái móc rồi khoá để thiên hạ không ăn cắp. Hôm trước ông KHiêm Đỗ, tải tấm ảnh các tiệm sách để ngoài trời không sợ ăn cắp vì người biết đọc không ăn cắp. Đây xứ Tây thì khác. Việt Nam thì lấy đem bán lạc xoong mua bằng tiến sĩ. Chán Mớ Đời  
Chợ sách truyền thống ở Baghdad đường al Mutannabi mới được phục hồi năm nay. Tại đây về đêm các cửa hàng không mang sách vào bên trong cất vì có câu  ngạn ngữ:

 "Người đọc sách không ăn cắp và kẻ ăn cắp thì không đọc sách"

Người Iraq rất thích đọc: 

"Cairo (Ai Cập) viết- Beirut (Lebanon) xuất bản-Baghdad (Iraq) đọc"!

Chính phủ pháp muốn dẹp bỏ mấy quán bán sách này đến khu Bastille khiến mấy bouquinistes chửi thề merde tùm lùm vì không có du khách bò đến đó. Họ muốn giải toả để 36,000 lực lượng an ninh có thể được đưa ra các vùng này để bảo vệ 600,000 khán giả của thế vận hội Paris năm 2024. Nghe nói một phòng Airbnb sẽ phải trả $1,000/ đêm tỏng thời gái thế vận hội sang năm. Thôi chắc phải trở lại pháp năm 2025.


Các người hành nghề bán sách cũ này được tồn tại dù trong quá khứ đã bị chính quyền tìm cách giải toả nhiều lần như dưới thời Napoleon đệ tam, ông bá tước Hausmann, người được đề cử tái phát triển Paris sau cuộc cách mạng, nhưng cuối cùng họ được phép đóng các thùng sắt và giữ sách bán của họ qua đêm, không phải đẩy xe bò ếch như xưa.


Mùa COVID nhóm bán sách cũ này bị te tua khá nhiều nay lại kêu phải dọn. Được cái là họ không phải trả tiền thuê chỗ. Mỗi người chỉ được phép có 4 thùng sắt, có mấy cây sắt chắn ngang với khoá.

Ngày nay có độ 270 quán như vậy dọc sông Seine nhưng địa điểm tốt nhất là gần nhà thờ Đức Bà, quai Voltaire,…


Thời sinh viên, ăn cơm trưa xong thì đám Tây đầm ghé tiệm bistrot Balto uống cà phê. Mình không có tiền nên vác giá vẽ ra bờ sông ngồi vẽ thì cũng hay vẽ mấy quán bán sách này.


Nay nghe tin họ sắp bị giải toả khiến mình buồn cũng như một hình ảnh nào đó trong cuộc đời bị xoá đi như khi về Đà Lạt, mình thấy biến mất. Có cái gì mất trong tâm khảm, để lại một vết thương, vết xẹo trong mùa xuân ký ức.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Nụ cười của Mẹ

Hôm qua, trên vườn về thì được tin nhắn cô em, cho biết mới xuống phi trường Hà Nội với bà cụ. Cô em Viber để nói chuyện khi về đến quê. Khi xưa là phủ Quốc Oai, Sơn Tây mà ông Quang Dũng có nói đến qua bài thơ Mắt người Sơn Tây, nay họ cho nhập vào Hà Nội. Bây giờ phải nói quê mình là Hà Nội. Mất đi hình ảnh quê nội của mình từ bé khi nghe kể về quê nội. Chán Mớ Đời 


U châu đẹp quá con ơi ! Bà cụ mình khen căn nhà thờ tổ mới được trùng tu lại. Nhìn nụ cười của mẹ, quên cái mệt đi xa, cảm thấy ấm lòng. Mấy tháng nay, cô em một thân một mình lo xây lại nhà thờ tổ ở quê theo di nguyện của ông cụ. Mấy năm trước, mình về Đà Lạt, ông cụ làm di chúc có ngỏ ý muốn sau này con cháu ráng làm lại nhà thờ tổ. Đời bố, xa quê năm lên 18, bị tù đầy cải tạo 15 năm nên không còn sức để thực hiện.


Trong lần về Việt Nam, đi Sơn Đoòng, mình tranh thủ bay ra Hà Nội vài tiếng, gặp người thầu khoán, người em họ ở quê.



Cô em là truyền nhân của mẹ mình, biết thu xếp, xử lý mọi việc ở quê bên gia đình ông cụ rất hay. Trả lương cho cô em họ bồi dưỡng nhân công, nước nôi. Lâu lâu cô em đột xuất bay ra Hà Nội để xem thợ đang thi công giúp công trình không bị chậm trễ, đúng hẹn.


Cô em không nói với mẹ mình, chỉ muốn làm sự bất ngờ. Sáng ra, kêu đi Hà Nội mà mẹ hay hỏi mình, cho mẹ ra quê một chuyến. Vấn đề là nhà thờ tổ bị mục nát, cần sửa lại, trùng tu. Quê chồng nhưng mẹ mình vẫn lo lắng như quê của mẹ. Xây dựng lại nhà thờ tổ bên chồng, đối với mẹ là một trọng trách. Thật ra thì mấy ông chú họ có gọi điện thoại vào Đà Lạt báo cho mẹ mình nên bà cụ nóng lòng.


Có dịp mình sẽ hỏi mẹ mình, lý do lo cho bên chồng, nhà thờ vì bổn phận của người vợ truyền thống hay vì tình yêu dành cho bố. Khi ông cụ còn ở trong trại cải tạo, bà cụ, một thân một mình về quê, chăm sóc ông bà nội, đưa tiền để trả nợ, lấy đất gia đình về. Nghe kể mấy bà cô ruột kêu đợi con miền Nam ra đây, bà cho một trận. Hóa ra ông cụ mình đã có vợ theo luật tảo hôn trước khi vào nam. Khi xưa, không có tiền, bà nội có mượn hàng xóm mấy thúng thóc, cầm 1 lô đất. Hứa là khi trả lại tiền thì trả lại đất. Hai bà cô của mình nghe tiền, đến nhà lấy của bà nội nên nay xem như mất trắng đất cho hàng xóm. Hàng xóm nghe tin cô em xây nhà nên họ xây trước, nay hết đòi.

Nhà thờ tổ trước khi trùng tu. Trước kia còn te tua hơn nữa vì không có cửa sổ hay cửa để đóng lại.

Năm 1994, mình về Hà Nội lần đầu, có chạy về quê thì thất kinh. Nhà ông bà nội mình không có cửa sổ hay cửa. Chỉ có hai tấm phên, tối đóng lại ngủ. Nhà tranh vách đất mà họ tôn ông bà nội mình lên hàng phú nông để đấu tố. May sao họ giết đủ số nên tha mạng. Ngay con nuôi được đem về nuôi vào năm Ất Dậu, cũng đấu tố ông bà nội mình.


Cuộc đời ông cụ mình tương tự như bài ca “người anh Vĩnh Bình” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nên khi về quê, mình đứng xem hướng, hàng rào mà đêm hôm ấy, du kích bao vây nhà ông bà nội mình để bắt giết ông cụ, lý do là không theo Việt mInh. Ông cụ mình nhảy qua rào, chạy về Hà Nội rồi vào nam. Sau 75, họ vào nam và nhốt ông cụ 15 năm ở trại cải tạo.

……

Đêm nghe bơ vơ, tiếng súng xa đưa lại

Bên trong im hơi, cây nến xiêu mờ cháy

Tôi đang thiu thiu, nghe tiếng chân ai chạy

Xô mạnh cánh cửa lớn, tiếng người ngã ầm xuống.


Qua khe phên thưa, tôi thấy anh giữa nhà

Tay cong sau lưng, quỳ trước dăm người nữa

"Tên lưu manh kia, kêu hết cha mẹ già

Ra mà lấy đầu mi, chết vì chống chúng ta".


Mã tấu chớp loáng, anh rướn lên gục người

Máu bắn xuống dưới và tưới lên mặt tôi

Bên trong lao ra, chị thét lên rụng rời

Ngã chúi, hồn chới với.


Đêm bao âm u, trên vách hiu hiu mờ

Bên thây anh tôi, Mẹ ngất không dậy nữa

Con chơi ngây thơ, xoa tóc cha tung xoà

"Bố ơi, bố dậy bố bố ơi, má con kìa".


Trong balô anh, tôi thấy bao nhiêu quà

Đôi xăng-đan xinh, đôi guốc cao đẹp quá

Hai đôi bông tai anh tính mua cho mẹ

Tôi tìm trong một góc, có tờ giấy mờ chữ.

Run run đôi tay, tôi bóc xem tháng ngày

Thư anh xa xưa định viết cho vợ đấy

Riêng câu sau đây, theo ám tôi suốt ngày

"Mong được thấy đàn bé, sống hạnh phúc lâu dài. 


Đời thanh niên có nhiều ước mơ nhưng ông cụ không may theo bên thua cuộc, bị tù đầy 15 năm. Cô em và mình tính làm lại nhà thì covid xảy ra nên không làm gì được cả. Năm nay thấy nơi nới nên hai anh em xúc tiến thực hiện điều ông cụ muốn trước khi mất.


Khi xưa, mình có gửi tiền cho bà cụ làm lại nhà nhưng đã qua gần 30 năm nên xuống cấp. Đòn mái nhà bị mối ăn. Bà cụ có đóng góp xây cái cổng đình nên sau đó mới xin được đất để cải táng mồ mã ông bà về nghĩa trang của thôn. Mình ra đình, cứ tưởng tượng, nơi ông bà nội bị đem ra đây đấu tố. Về quê, mình nói muốn đi thăm mộ ông bà thì ai nấy lắc đầu, kêu ra ruộng giờ này mệt lắm. Hoá ra họ chôn thân nhân ở trong ruộng của họ. Sau này, bà cụ mua đất dời mộ ông bà về nghĩa trang của làng, để mỗi lần con cháu về quê, có thể thắp nén hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên.


Khi về quê nội lần đầu tiên cũng như ngày nay, mình có cảm xúc rất lạ kỳ như một con chim lạc đàn bay tận trời âu, trời mỹ. Quê nội chỉ được nghe qua lời kể của ông cụ, hay qua những bài thơ về Sông Đuống của Hoàng Cầm, hay thơ của ông Quang Dũng. Quê nội chỉ biết qua văn chương, lời kể của cha. Khi ghé thăm chùa Thầy, nghe lòng mình say say, tự nhủ quê nội tôi đây, quê nội tôi đây. Nhà nay được trùng tu nên chắc mình về thăm nhiều hơn và ở lại lâu hơn, chỉ tội là 5 giờ sáng cái loa phường hét bên tai. Nhớ lần đầu tiên ngủ ở quê. Sáng 5 giờ sáng cái lo phường oang oang gội tên các người trong làng đã chết tại điện biên phủ. Kinh Mình thích không khí ở quê hơn là Đà Lạt, nhất là ngày nay Đà Lạt bị nát tan như tương ớt.


Nay bà cụ về thăm quê chồng, thấy nhà cửa xây xong thì rất mừng. Nói chuyện rất vui, hỏi có mệt không thì nói không. Có nóng không nói không trong khi cô em la làng nóng thấy bà cố. Mẹ cười hoài kêu không mệt. Thấy dễ thương, làm được di nguyện của ông cụ là mẹ mừng.


Thế hệ bà cụ mình còn giữ trách nhiệm lo bên gia đình chồng, nay thì dâu rể gì chả để ý, ngay cúng giỗ hàng năm còn không thèm đến nói chi nhà tổ, nhà thờ tự.


Người Việt mình về mặt tâm linh, thờ cúng ông bà khá quan trọng. Nay ở Hải ngoại, con cháu chả để ý, cứ muốn bán nhà cửa ông bà để chia nhau, xem như xoá cội nguồn, cội rễ và anh em từ bỏ nhau vì tham, đòi nhiều hơn. 


Ông Lý Thừa Vãn, tổng thống Nam Hàn, hậu duệ của họ Lý Công Uẩn, sợ Trần Thủ Độ chu di tam tộc, chạy đến xứ Cao Ly rồi cũng trở về thăm quê cha đất tổ. Nếu bán đi, sau này con cháu tìm về thì sao. Người Mỹ mình quen, hay đi về Ái Nhỉ Lan để xem cái làng của ông tổ họ khi xưa, người Ý Đại Lợi cũng vậy. Nhớ có lần mình ghé một làng nhỏ ở Ý Đại Lợi mang tên Pretare, gần Roma, thấy người Mỹ gốc Ý gửi con cháu về đây vào mùa hè.


Mình có xem một phim mỹ kể một anh thanh niên, theo di nguyện, cũng như tò mò về xứ Ukraine đi tìm cái làng của ông nội mình, mới khám phá ra cuộc giết người tập thể, hiểu về lịch sử của dòng họ. Có lẻ còn trẻ chúng ta không nghĩ đến những các thế hệ sau sẽ trách móc chúng ta, chỉ vì tham chút tiền chia chát với nhau mà huỷ đi di sản văn hoá của gia đình. Chưa nói đến anh em xào xáo nhau vì chút tiền bán nhà thờ tự.


Nhà được trùng tu lại, làm một tầng, đủ cho mình về ở. Xong om

Cô em cho biết là có mời họ hàng chiều sang chơi, đặt mấy mâm để mời họ hàng ăn uống cho bà cụ vui.

Làng mình có phong tục lạ lắm. Chả biết ngày lễ gì hay lâu lâu hứng lên muốn ăn nhậu là họ hàng gọi bà cụ mình để báo tin rồi họ làm heo ăn uống, kêu bà cụ trả tiền. Nay cô em quản lý tài chánh, kêu không nên họ hàng hết gọi vào kêu gửi tiền để họ làm cổ ăn chi đó. Chán Mớ Đời 


Mấy ông chú họ hỏi mình có sợ vợ không. Mình nói có chớ, ai trên đời mà không sợ vợ không sợ vợ thì sợ ai. Mấy ông chú cho biết làng mình nổi tiếng vùng Sơn Tây là làng Sợ VỢ. Hoá ra cơ bản sợ vợ của mình là từ làng này. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Chuyện cuối tuần


Tuần này tối cao pháp viện Hoa Kỳ bàn về vấn đề được chọn vào đại học với màu da. Vấn đề này rất quan trọng. Lý do là có bằng cấp đại học sẽ giúp thay đổi các thế hệ sau này. Sau năm 1945, khi các chiến binh mỹ trở về, chính phủ Hoa Kỳ có ra đạo luật G.I., (GI Bill) nhằm giúp đỡ các cựu chiến binh tiền bạc, đi học đại học hay mượn tiền mua nhà và đã thay đổi các thế hệ con cháu sau này.


Vấn đề là chỉ có chưa tới 5% người da màu được hưởng quyền lợi này và từ đó cộng đồng người Mỹ da trắng tiến nhanh, và lợi tức của họ cũng cách xa với người da màu tại Hoa Kỳ. Sau mấy chục năm, bao nhiêu thế hệ, ngày nay, lợi tức trung bình của người da trắng hơn 85% người da màu. Với đà này thì càng ngày càng cách biệt xa hơn.


Cách gầy dựng tài sản bình thường là mua một căn nhà. Mượn được tiền của ngân hàng và trả xong trong vòng 30 năm. Khi qua đời, chúng ta để lại cho con cháu, sẽ giúp chúng có một tài sản mà từ từ đi lên. Các ngân hàng dạo ấy, không cho người da màu mượn tiền, kiếm đủ cớ khiến họ bỏ cuộc. Họ hy sinh bao nhiêu năm trong quân đội nhưng không được đền bù trong khi người Mỹ da trắng được hưởng hết các quyền lợi này. Mình có kể vụ này rồi. Ai tò mò thì tìm trên mạng đọc còn không thì kiếm trên bờ lốc của mình.

Một căn nhà tại Cali giá trung bình là $36,000 năm 1945, nay là 1 triệu. Nếu một ngữ cựu chiến binh được mua căn nhà giá $36,000 với luật G.I. Bill thì không cần tiền đặt cọc, chính phủ Mỹ cho mượn $36,000 (100%) thì ngày nay con cháu họ có thể họ vẫn còn sống thì có tài sản một triệu đồng, chưa kể là sau năm 1975, họ không phải trả tiền nhà nữa, để dành được bao nhiêu tiền. Do đó có sự chênh lệch về tài sản giữa người Mỹ da trắng và da màu. Chưa kể là người Mỹ gốc Nhật Bản bị bỏ vào trong các trại tập trung suốt thời gian đánh nhau, khi về thì đất đai bị người Mỹ da trắng lấy gần hết. Điển hình là khu đất Pablo Verde ở Nam Cali. Kinh


Người mỹ gốc á châu như người Việt chỉ chiếm có 7% dân số Hoa Kỳ (22.4 triệu người Á châu), trong đó người Việt chiếm có 2.2 triệu chưa đến 1%. Vấn đề là người Mỹ gốc á châu là thiểu số nhưng khi con cháu họ nạp đơn vào đại học thì không được xem là thiểu số mà tương đương với người Mỹ da trắng. Đây là một thiệt thòi rất lớn mà chúng ta ít để ý. Họ viện lý do là học sinh á châu học giỏi, thậm chí còn hơn cả người Mỹ da trắng nên không được hưởng ưu đãi của thiểu số. Thậm chí người Mỹ da trắng được ưu tiên hơn vì không phải da vàng, học giỏi, lại chơi thể thao giỏi hơn vì cao to.

Thay vì chửi nhau là bò đỏ bò vàng, phe Trump phe Biden, chúng ta nên chung sức tranh đấu cho quyền lợi con cháu của chúng ta. 1 trong những quyền làm người là giáo dục, con cháu chúng ta bắt buộc phải học cho xong trung học miễn phí nhưng khi vào đại học mới là quan trọng. Nếu được vào các trường đại học danh tiếng thì có khả năng thành công nhiều hơn tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, các người Mỹ da trắng vào đại học được ưu tiên qua diện Legacy Admission, không biết tiếng Việt dịch làm sao. Đại học ưu tiên cho những thí sinh có cha mẹ hay ông bà đã từng là sinh viên của trường. Nói đúng hơn là người Mỹ da trắng thuộc thành phần này nhiều hơn vì họ đã sống tại đây từ lâu, trên 43% sinh viên được nhận vào đại học Harvard là thuộc hệ này. Xem như mỗi năm phân nữa sinh viên ưu tiên được nhận là da trắng, thêm 30% nữa, còn lại độ 20% thì chia đều cho người da màu.


Theo NPR sáng nay thì người có cha mẹ, ông bà là cựu sinh viên của trường thì có khả năng gấp 6 lần được nhận vào trường. (From 2010 to 2015, Harvard’s admission rate for legacies was 34%, while its admission rate for non-legacies was 6%. In other words, legacy applicants are nearly six times more likely to be admitted than applicants who do not have a Harvard-educated parent. The advantage is even greater for double legacies, or those with two parents who graduated from Harvard.) theo báo Los Angeles Times. Họ cho biết là đại học Harvard đang bị kiện vì các tiêu chuẩn nhận sinh viên, bất lợi cho người Mỹ gốc Á châu. Họ viện cớ, cho rằng sinh viên gốc Á châu rất giỏi về học vấn nhưng về cá nhân thì không, trong khi người da trắng chơi thể thao, tham gia các hoạt động xã hội.


Mình cho con gái mình chơi bóng rổ, mấy cô gái Mỹ cùng tuổi cao hơn mình thì làm sao nó chơi lại. Nó đứng chưa tới lỗ rốn của mấy cô gái Mỹ. Đa số người Mỹ gốc Á châu là cho con chơi dương cầm, vĩ cầm, rất là stereotype. Con gái mình khi được nhận vào trường đại học theo ngành nó thích, kêu cảm ơn bố mẹ đã không bắt nó học y khoa hay nha khoa như bạn học chung gốc á.  


Người Mỹ gốc á châu lại được xem là đa số dù ít hơn người Mỹ da trắng nên sẽ bị hạn chế. Người Mỹ gốc Việt chỉ có 2.2 triệu sinh sống tại Hoa Kỳ so với 368 triệu người Mỹ thì quá ít, chưa tới 1% dân số Hoa Kỳ, nhưng khi vào đại học chúng ta lại được xem là đa số.


Cách đây đâu 8 năm có vụ một sinh viên người Mỹ gốc Đại Hàn kiện đại học Princeton. Lý do là anh ta đạt điểm SAT 100% nhưng bị loại trong khi một sinh viên khác cùng trường da trắng, ít điểm hơn nhưng lại được nhận.


Ủng hộ Biden hay Trump không giúp con cháu chúng ta vào đại học danh tiếng hay được học bổng. Hôm trước mình xem một phim tài liệu về người Mỹ gốc da đen. Họ hỏi một bà, có tham dự cuộc tuần hành của nhóm đồng giới tính. Bà ta trả lời không ăn nhập gì đến người da màu chúng tôi cả và tôi hy vọng họ sẽ được cảnh sát cho ăn lựu đạn cay. Toàn là những vấn đề của người da trắng, không liên quan gì đến quyền lợi của người da đen. Bà ta hỏi võ sĩ Cassius Clay muốn đổi tên khi ông ta theo đạo hồi giáo, bị chính phủ làm khó dễ mặc dù ông ta đem về huy chương vàng cho Hoa Kỳ. Trong khi đó, ông thần nào đổi giới tính mang tên Caitlyn Jenner thay vì Bruce Jenner, được bầu là người đàn bà trong năm sau 1 năm trời được phép gọi mình là đàn bà. Ngày nay, các vụ tranh tài thể thao học đường, mấy cậu con trai đổi giới tính thắng hết, toàn là mỹ trắng. Chả thấy một người da màu nào đổi giới tính thắng cả.

Câu trả lời này khiến mình suy nghĩ khá nhiều. Chúng ta là người Mỹ gốc da màu mà cứ tưởng là da trắng nên cứ chạy theo văn hoá của người da trắng vô hình trung nhận bá vơ, xem đó là quyền lợi của mình. Chúng ta cần có 100 người như Ocean Vương, 1000 người như Nguyễn Việt Thanh, 10,000 như Ngô Bảo Châu,… bác sĩ, nha sĩ và dược sĩ thì đông như quân Nguyên, phải cần những chính trị gia bảo vệ quyền lợi của cộng đồng, giúp người Mỹ gốc Việt thăng tiến trong xã hội Hoa Kỳ. Lợi tức chung của người Việt không khá lắm nếu bỏ lợi tức của giới bác sĩ, kỹ sư ra.


Mình nhớ dạo con mình học trung học, học chết cha mới được toàn điểm A, mới được kêu lên để phát bảng danh dự hay chi đó. Trong khi một học sinh gốc Mễ, được 3 điểm C, được tuyên dương như là thánh. Sau này anh ta được vào đại học Stanford và được học bổng toàn phần. Vấn đề là người Mỹ gốc la-tinh nhiều hơn người á châu, trong tương lai họ sẽ qua mặt người Mỹ da trắng. Nếu người Mỹ gốc á châu hợp lực tranh đấu cho quyền lợi thì có nhiều con cháu gốc á châu được vào đại học danh tiếng và có học bổng như anh Mễ, chỉ được điểm C vì là người thiểu số. Hôm qua nói chuyện với một chị bạn, chị ta có cùng ý định như mình là đổi tên qua tên Mễ, có học bổng toàn phần và vào được trường danh tiếng. Chán Mớ Đời 


Mình đọc tài liệu về cộng đồng người Ấn Độ thì kinh hoàng. Họ giúp nhau, không chửi nhau dù có nhiều vấn đề. Không tự nhiên cộng đồng họ có người trở thành giám đốc Pepsi, hay Google,… mấy chục năm trước, người Anh quốc đô hộ người Ấn Độ, nay có một người gốc Ấn Độ làm thủ tướng xứ này. Họ giúp đỡ mấy người gốc ấn vào quốc hội Hoa Kỳ, Anh quốc để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng của họ.


Có lẻ nhờ các vụ kiện mà năm nay đại học Harvard cho biết sinh viên gốc á châu được thâu nhận gia tăng thêm 2.1% so với các năm trước. (Harvard revealed that 29.9% of admitted applicants are Asian American. It’s a 2.1% jump from last year’s number.) bù lại thì thiểu số da đen và gốc la-tinh lại giảm, còn da trắng vẫn mạnh như thường. (A 2019 study found that 43% of white students admitted into Harvard got in because they were legacy students, their parents had donated). 43% người Mỹ da trắng được nhận vào đại học Harvard vì có bố mẹ hay ông bà đã từng là sinh viên của trường hay tặng tiền cho đại học. 


Nếu muốn tạo một xã hội công bằng, phải bỏ chế độ chọn sinh viên qua tiêu chuẩn chủng tộc. Cộng đồng á châu chiếm 7% dân số Hoa Kỳ nhưng không được xem là tiêu chuẩn người thiểu số trong khi người da đen 12.1% và người Mỹ gốc la-tinh là 18.7% được xem là người thiểu số với những đặc ân và học bổng.


Giáo sư Nguyễn Việt Thanh, người mỹ gốc việt đầu tiên, đoạt giải Pulitzer kể khi đài truyền hình Pháp phỏng vấn, họ giới thiệu ông ta là nhà văn mỹ, trong khi truyền thông của mỹ giới thiệu ông ta là người Mỹ gốc việt. Người Mỹ da trắng định nghĩa người Mỹ da đỏ, là Native American, tổ tiên họ sống tại Hoa Kỳ trước khi người da trắng di cư đến. Người Mỹ khác như người Mỹ gốc Hispanic American là người gốc Mễ,… gốc da đen là afro-American, gốc á châu là Asian American, trong khi người Mỹ da trắng là American. Xong om


Chúng ta nên xem xét các quyền lợi của chúng ta mà tranh đấu thay vì cứ tự xem là người Mỹ da trắng, rồi chửi nhau bò đỏ bò vàng vì bò màu gì cũng là bò. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Đôi bàn tay của cha

 

Có một sinh viên vừa tốt nghiệp đi xin việc. Một hôm, sau khi qua vòng sơ khởi, anh ta được vị giám đốc công ty phỏng vấn. Viên giám đốc chậm rãi đọc Resume của anh sinh viên, rất tốt, điểm tốt. Cuối cùng hỏi: “anh có học bổng trong thời gian đi học?”.


Chàng thanh niên trẻ đáp dạ không. Bố mẹ anh trả tiền cho anh ăn học đại học? Dạ vâng, chàng thanh niên đáp. Vị giám đốc hỏi, bố anh làm nghề gì? Anh thanh niên kêu bố tôi làm thợ mộc. Vị giám đốc hỏi thanh niên cho ông ta xem đôi bàn tay. Thanh niên đưa cho ông ta xem đôi bàn tay mềm mại và móng tay được cắt sạch sẽ.


Vị giám đốc hỏi anh có bao giờ phụ giúp bố anh khi rảnh rỗi. Dạ thưa không, bố tôi chỉ muốn tôi học và đọc sách. Ngoài ra ông ta rành nghề này hơn mấy chục năm, cưa gỗ hay hơn tôi. Tôi không biết bào đục gỗ hay đóng Đinh.


Cuối cùng ông giám đốc nói; tôi có một đòi hỏi trước khi nhận anh vào làm. Tối này khi về nhà, anh rữa tay của cha anh khi ông ta trở về nhà. Ngày mai đến gặp tôi vào lúc 7 giờ sáng.


Chàng thanh niên cảm thấy vui vẻ vì điều kiện quá dễ. Anh ta về nhà, đợi bố về và nói vị giám đốc muốn con rữa tay cho bố trước khi ông ta nhận con vào làm.


Ông cha ngạc nhiên, không biết ông giám đốc vớ vẫn nào nhưng đồng ý để cho người con trai rữa tay mình lần đầu tiên trong đời.



Người con trai khi rữa tay bố mình thì mới phát giác lần đầu tiên đôi bàn tay của bố mình bị tàn phá sau bao nhiêu năm tháng làm thợ mộc để anh có thể đi học, tốt nghiệp đại học.


Những bàn tay chai cứng, nức nẻ này đã giúp anh ta có áo quần mới, chơi game, máy điện toán, xe hơi xịn hơn chiếc xe cà rịch cà tàng của Bố. Sau khi rữa tay của bố, anh ta ngồi lắng yên, suy nghĩ. Tối đó sau cơm tối, hai cha con nói chuyện nhiều như chưa bao giờ về cuộc đời. Sau đó, anh ta thay cha để quét dọn chỗ làm việc đóng bàn ghế của bố.


Sáng hôm sau, thanh niên trở lại gặp vị giám đốc. Vị giám đốc hỏi anh có thực hiện yêu cầu của tôi. Chàng thanh niên đáp dạ thưa có. Tôi rữa tay cho bố xong thì dọn dẹp cái shop của ông ấy. Bây giờ tôi hiểu nếu không có bố mẹ tôi thì tôi không có được ngày hôm nay.


Khi rữa tay và quét dọn cái shop của bố tôi thì tôi mới nhận ra rất khó tốt nghiệp đại học một mình, nếu không có sự giúp đỡ của cha mẹ. Tôi chợt nhận ra giá trị gia đình và sự giúp đỡ gia đình để tôi có ngày hôm nay.


Vị giám đốc đáp: tôi tìm kiếm cộng sự viên thấu hiểu nổi khó khăn của những người khác, hy sinh để giúp chúng ta thành công trên đời. Không quan chỉ quan tâm làm việc vì tiền thôi.


Người con từ bé, được cha mẹ bao bọc vì muốn con mình có cuộc đời, tương lai khá hơn mình, dần dà người con tưởng rằng đó là quyền của mình, cha mẹ phải hy sinh đời bố củng cố đời con vô hình trung chúng ta phá hại tương lai con mình khi chúng không biết nhận ra sự biết ơn về sự hy sinh của mình.


Chúng ta có thể cho con chúng ta tiền, thức ăn ngon, căn nhà to lớn, điện thoại loại xịn. Khi chúng ta sơn nhà, quét dọn nhà cửa, nên để chúng tham gia. Có thể các bác giàu có nhưng các bác muốn con mình hiểu được sự việc, đời là gì. Một ngày nào đó, tóc chúng ta sẽ trắng như bố của chàng thanh niên thì có lẻ đã quá trễ.


Điều quan trọng nhất là để đứa bé hiểu sự hy sinh, chúng có được một bữa ăn, một trò chơi, cái bánh sinh nhật là một sự hy sinh của người khác, học sự biết ơn cha mẹ và tha nhân đã giúp đỡ mình. Trên đời, không ai thành công một mình, phải cần sự phụ giúp của nhiều người, nhất là gia đình.


Mình nhớ ông cụ đã trải qua 15 năm tù cải tạo một cách vô lý vì không muốn theo Việt MInh. Du kích bao vây nhà ông bà nội tại quê, để giết những ai không theo họ. May ông cụ đã phòng bị, trốn vào nam được. Nhưng 25 năm sau, họ bò tận vào NAm để bỏ tù ông cụ đến 15 năm. Tuy không được đi học, ông bà cụ mình vẫn cố gắng cho mình học trường Tây rồi đi du học. Mình rất nhớ ơn ông bà cụ. Ngoài chợ Đà Lạt, mình dã thấy nhiều sự hy sinh sinh đời cha mẹ để củng cố đời con. Nay con mình trai hay gái đều cho vào vườn, hái bơ làm vườn vào ngày nghỉ.

Về Việt Nam thăm ông cụ, mình xem đôi bàn tay gầy khô của ông cụ mình sau 15 năm cải tạo khiến mình nhớ đến họa sĩ người Bỉ tên Albrecht Dürer, anh ông ta cũng có khiếu vẽ nhưng gia đình nghèo nên ông anh nói với em, anh sẽ làm phu mõ than, để kiếm tiền cho em ăn học. Khi nào em học xong thì em có thể nuôi anh đi học lại. 


Sau khi tốt nghiệp, người em trở về nhà, báo tin cho anh biết và nói nay anh có thể đi học để đạt giấc mộng của anh. Nhưng khi người em nhìn đôi bàn tay của anh thì bật khóc. Sau bao nhiêu năm làm phu mõ, đôi bàn tay nghệ sĩ đã trở thành chai đá và ông ta đã vẽ đôi bàn tay hy sinh của anh mình.


Cuối tuần này người Mỹ làm lễ ngày từ phụ. Chúc các bác một ngày vui bên gia đình. Nếu ai còn cha thì xin rữa tay cho cha một lần để cảm ơn sự hy sinh của cha mình. Hy sinh đời bố củng cố đời con.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn