Showing posts with label Hướng nghiệp. Show all posts
Showing posts with label Hướng nghiệp. Show all posts

Ông đạo Bơ Hass Cali

 Cứ tới mùa bơ, mình bắt chước ông Đạo Dừa ăn bơ để thành lập một cách tu khác, ăn bơ trừ cơm thay vì uống nước dừa. Khi xưa ở Đà Lạt, ông ngoại chỉ mình lấy hột bơ rồi cấy trồng một cây bơ sau nhà trước khi đi Tây. Sau này cây ra trái nhà mình ăn mệt thở và hàng xóm ăn cắp làm bể mái nhà. Họ dùng đá quăng bơ rớt để lượm. Đá không trúng bay lên mái tôn nhà mình kêu rầm rầm ban đêm.

Ai ngờ về già mình lại dính vào đạo bơ. 10 năm trước có người kêu bán cái vườn 20 mẫu để xây nhà. Ai ngờ mua xong thì thấy thương hơn ngàn cây bơ, không muốn chặt nên làm ông đạo bơ bất đắc dĩ. 


Hôm trước có ông thần nào, đoán ở Việt Nam, hỏi bơ của mình cân được bao nhiêu. Mình cho biết loại bơ trung bình thì 6 quả độ một ký lô. Loại này người Mỹ gọi size 60 thường dễ bán hơn. Loại to hơn thì khó bán vì trung bình người Mỹ ăn một trái loại khổ 60. Còn to hơn họ ăn không hết thì bỏ vì mau chuyển màu đen. 

Anh ta kêu là bơ mình trồng chưa đạt vì bơ Việt Nam to hơn khiến mình thất kinh. Lý do mà ông thần nói là bơ trồng ở Việt Nam thì ở Hoa Kỳ không ai ăn. Để rụng cho sóc ăn. Sau này mình tìm được người mua nên bán được cùng giá tiền với bơ hass.


Loại bơ ở Việt Nam rất to như loại zutano ở Cali. To lắm như trái soài cát, nặng cả nữa kí. Loại này thì các vườn đều có trồng để lấy phấn hoa giúp các cây Hass sai trái nhưng không bán vì người Mỹ không mua vì Lạt và nước nhiều thay vì săn chắt như các loại bơ khác. Do đó người Việt hay bỏ sữa đường để ăn. Cứ theo địa hình thì họ trồng 8 cây bơ Hass thì có trồng một cây Zutano ở giữa để có phấn hoa. Mình có bán cho mấy nhà hàng Mễ để họ trộn với bơ Hass làm guacamole. Loại này ít chất béo và có nước nhiều. Chị dâu mình kêu bơ Hass ăn béo quá nên cứ hỏi mình hái bơ zutano cho chị ta ăn. Bơ Hass vào cuối mùa ăn rất ngon vì cơm cứng như sáp. Sáng thức giấc ăn 3,4 trái là no cả ngày. Xem link của trung tâm y tế quốc gia Hoa Kỳ về bơ.


https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3664913/


Thật ra có nhiều loại bơ ngon hơn cả bơ Hass như loại Bacon, Duarte,… nhưng bơ Hass được ưa chuộng nhiều nhất. Không to lắm nhất là để lâu được. Theo mình đọc thì họ cho biết có trên 400 loại bơ ở Cali. 90% bơ người Mỹ tiêu dùng đều được trồng tại Nam Cali. Bắc Cali thì hay bị đông lạnh về mùa đông. Nếu nhiệt độ xuống độ 30 độ F thì cây bị đông đá và hư. Fallbrook một khu vực gần San Diego, được xem là thủ đô của bơ Cali. 


Lâu lâu mùa đông vùng Fallbrook cũng hay bị đông lạnh. Vườn mình thì may ở trong khu vực không bị đông lạnh vì ở trên cao nên gió thoáng. Cách vườn mình 10 cây số thì hay bị đông lạnh nên họ trang bị các quạt gió, họ mở lửa chạy bằng ga rồi mở quạt gió cho thổi hơi nóng giúp không bị đông lạnh. Các loại bơ khác da rất mỏng, dễ bị trầy khi di chuyển nên các chợ không mua. Bơ Hass thì da sần sùi dầy, để lâu không bị bầm dập như các loại khác. Bơ hass trước kia được gọi bơ da cá sấu.

Bơ được xem là xuất hiện đầu tiên tại vùng Trung Mỹ và Mễ Tây Cơ. Tên địa phương là “Ahuacatl” vì hình thù khá giống chim dế của người đàn ông vì thường hai trái đi đôi. Sau này người Tây Ban Nha sang xâm chiếm mấy vùng này thì họ gọi “aguacate” rồi người Mỹ chuyển tên thành “avocado”. 95% Bơ mà người Mỹ ăn nhất là trong năm là 3 ngày: chung kết của giải bóng bầu dục (Superbowl) và ngày lễ độc lập 4 tháng 7 và quan trọng nhất là ngày lễ độc lập Mễ Tây Cơ, 5 tháng 5 (Cinco de mayo) nhất là ở Cali, thiên hạ ăn guacamole. Đồng chí gái làm món này cực đỉnh. Thường mình bán một ít 2 tuần trước khi trận chung kết bóng bầu dục và đến cuối tháng 4 là bán để họ chuẩn bị cho lễ độc lập Mễ Tây cơ. Xem như sau tháng 5 là hết bơ, hết mùa. Nhưng còn sót trái kéo đến tháng 7 để nhà ăn nhưng không bán vì vào tháng đó ăn rất ngon cực chất. 


Theo hiệp hội các nhà trồng bơ tại Cali mà mình là thành viên, họ cho biết loại bơ Hass mang tên người đã tạo ra giống này. Ông Rudolph Hass làm việc ở bưu điện, mua hạt bơ tại một vườn bán trái cây. Dạo ấy Cali có nhiều loại bơ. Buồn đời ông Hass trồng bơ rồi ghép với loại bơ Fuerte. Vườn mình có cây vừa có trái bacon vừa Hass hay Hass và zutano. Có một loại bơ đen tím ăn rất ngon trái nhỏ nhưng chỉ để dành cho đồng chí gái ăn. 


Trong suốt hai năm liền thì nhánh ghép không lên được nên ông Hass định chặt bỏ nhưng bà vợ kêu không cứ để xem. Sau đó trái ra và có màu da hơi đen và da sần sùi. Khi ăn thì thấy có nhiều chất béo hơn nhất là khi trái có sáp dầy. Sau đó ông ta bán giống cho vườn trồng cây bơ Brokaw. Mình có mua bơ mấy loại khác ở nhà vườn nổi tiếng này. Không nên mua ở home Depot vì loại dỗm.

Ông đạo bơ cali 

Thông thường họ trồng loại bơ như Zutano. Đợi khi cây cao mạnh thì họ ghép nhánh Hass. Vườn mình có 1,000 cây bơ Hass và số còn lại thì đủ loại. Hai năm vừa qua, mình có chặt các cây hass già đâu 40 năm, rất cao. Lý do chặt là vì cây cao quá thì khi gió Santa Ana thổi đến thì gió làm cây lắc lư khiến rụng quả còn nhỏ nên cuối mùa ít trái. Ngoài ra chất dinh dưỡng nuôi thân cây to lớn nên trái ít và nhỏ. Mình học nghề ông mỹ trong nghề 60 năm nên chặt từ từ mấy cây to lớn để cành mới ra lại và cho quả nhiều hơn xưa. 


Nhất là trái to hơn. Trước đây quả trung bình là 6 quả cân độ 1 kí lô, nay thì 4 quả một ký. Mình khám phá ra mấy cành mọc từ thân thấp thì lại cho quả Zutano. Cành nào mọc ra từ thân cao hơn 1 thước thì mọc ra cành cho trái Hass.


Các nước khác thích bơ Hass Cali. Một trái bơ Hass Cali bán bên Nhật Bản đến $8/ quả. Ngày nay, các vườn bơ Hass bên Mễ Tây Cơ, trồng bơ Hass rồi chở qua bán khiến các chủ vườn bơ mỹ te tua vì giá thấp hơn nên chỉ có mùa bơ mà bán được giá là vào mùa hè vì hết mùa bơ ở Cali. Dân Cali ăn bơ nhập cảng từ Mễ còn bơ Cali thì họ dùng để xuất cảng qua Nhật Bản, Trung Cộng và các nơi khác.


Vấn đề là bơ trồng bên Mễ thì họ sử dụng nhiều chất hóa học bị cấm tại Hoa Kỳ. Họ có thể xịt thuốc sâu đủ trò và ngâm thuốc bảo quản giúp vỏ bơ xanh như gái 18 nên khi mua về thì đa số khi cắt ra ăn thì thường bị đen ở trong.


Lý do đó mà thiên hạ thích mua bơ vườn mình ăn vì hái từ cây xuống đem về nhà không có ngâm thuốc bảo quản.

Vài hàng để giải thích sự khác biệt giữa bơ mỹ và bơ Việt Nam. Nếu không thì họ đã nhập cảng bơ từ Việt Nam rồi như cà phê. Ai trồng bơ tại Việt Nam thì nên tìm giống Hass để trồng thì sẽ giúp kinh tế Việt Nam. Có thể bán cho Nhật Bản hay Trung Cộng mỗi trái từ $8-$10 hay một ký giá $60.


Để mỗi ngày mình tải tấm ảnh ăn 4 trái bơ hass lên mạng cho mấy bác nhớ ăn bơ. Theo NIH, xem link trên thì bơ hass có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng với điều kiện ăn loại không bị chất bảo quản. Đặc biệt là trái cây có nhiều chất đạm nhất. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Baguette văn hoá Tây tạo dựng?

 

Dân Đà Lạt trước 75 đều nhớ đến lò bánh mì Vĩnh Chấn ở khu HOà BÌnh, đầu đường Duy Tân. Sau Mậu Thân, họ có mua một lò điện làm bánh mì to đùng mà tây gọi bánh mì “baguette” khiến họ giàu có gần như lấy hết khách hàng của các lò bánh mì khác như đường phan Đình Phùng, cạnh tiệm bán gạo Sơn Hà, mà họ bỏ mối nhà mình mỗi ngày 5 ổ để mấy anh em ăn sáng. Nay ở Bolsa thấy mấy lò điện nhỏ xíu, tự làm luôn. Thượng chỉ việc kéo ra bán cho khách hàng. Hôm qua đi ăn thịt vịt quay ngon nhất miền nam Cali thì thấy cái lò nướng vịt của họ bé tí tí, treo 10 con vịt. Quay vịt rất nhanh mà khi ăn miếng da. Tuyệt vời.


Dân Đà Lạt đứng xếp hàng nhiều khi dưới mưa để đợi bánh mì ra lò, mua nóng, vừa đi vừa thổi vừa ăn. Ngon cực. Kỷ niệm lớn nhất về thực phẩm ở Đà Lạt là món này. Nếu chịu khó bỏ trong áo blouson, chạy về đến nhà, lấy bơ trét lên bánh mì, cho chảy ra hết nhai. Mình có anh bạn, khi gặp lại ở Gia-nã-đại, anh ta chỉ nhớ đến vụ ăn bánh mì Vĩnh Chấn nóng với bơ ở nhà mình. Mình thì nhớ ăn bún thang của mẹ anh ta làm. Hình như dạo mình ghé thăm gia đình anh ta ở Gia-nã-đại, bà mẹ có làm món bún thang cho mình ăn lại. Đời chỉ đẹp khi ăn bánh mì Vĩnh Chấn. 

Cuối phố là tiệm bánh mì Vĩnh Chấn, cạnh tiệm thuốc tây Nguyễn Văn An, con rể của ông Phạm Quỳnh. Bà An quen mẹ mình từ ngoài Huế.

Sang tây ở Paris thì mình thấy dân tình mua baguette mỗi ngày ăn mệt thở, còn dư thì bỏ trong các “boîte à pain” nhưng khi có dịp đi chơi ở vùng quê như Normandie hay Bretagne thì vào các lò bánh mì thì họ bán bánh mì tròn tròn, to như cái mâm mà tây gọi “pain de campagne”. Thế này là thế nào. Đi mấy xứ bên cạnh như Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha,…thì họ ăn bánh mì nhưng khác lạ, không có baguette. Mấy xứ Bắc Âu thì ăn bánh mì đen thùi. Xem như baguette là đặc sản của Pháp quốc. Hình ảnh một ông tây đội cái mũ béret và ổ bánh mì baguette kẹp nách về đến nhà thơm nồng mùi hôi nách nhất là dân tây ít tắm. Ngoài ra họ có làm bánh mì kiểu baguette nhưng nhỏ và ngắn hơn, gọi là “Ficelle”.

Bánh mì baguette cũng nuôi mình biết bao nhiêu năm thời sinh viên. Cuối tuần các tiệm ăn đại học đóng cửa, lười đi xa nên mua ổ baguette và lon cá hộp Sumaco nhập cảng từ Maroc, ăn thôi. Cùng giá tiền ăn ở đại học xá. Khi nào sang thì mua saucisson với Cornichon ăn cho đời giống tây. Ổ baguette giá 1 quan gần trường mình, có chỗ bán 1.2 quan như ở khu mình ở, thêm hộp cá mòi giá 0.5 quan. Mua thêm bình sữa tươi là xong bữa ăn.

Ông này thắng giải bánh mì ngon nhất Paris năm nay 2023, xem mặt thì không phải tây chính cống. Mỗi năm có đâu gần 200 tiệm bánh mì Paris dự thi. Xem lò bánh mì nhỏ xíu không như cái lò của tiệm Vĩnh Chấn Đà Lạt xưa, mua của tây về

Gần đây, UNesco đã tuyên dương “baguette” là văn hoá phi vật thể gì đó của thế giới dù bánh mì baguette chỉ mới xuất hiện rất gần đây độ 100 năm từ thế kỷ 20. Hàng năm có giải thi đua xem lò bánh mì nào ở Paris làm baguette ngon nhất để giao bánh mì cho điện Elysees, nơi tổng thống pháp ở trong vòng một năm. Đa số là do các chủ lò bánh mì gốc di dân thắng. Mấy năm trước có ông gốc Tunisia thắng. Dân tây da trắng không muốn làm nghề chân tay nữa. Dân di dân sang tây, đói đi làm thợ vịn rồi nghề dạy nghề, khi chủ tiệm về hưu, con cái không theo nghề nên bán lại cho người làm. Vài năm nữa ở Bolsa, các tiệm ăn Việt Nam toàn do người Mễ làm chủ. Nem cuốn sẽ được gọi burito Vietnamita.

Có 2 người Pháp buồn đời nghiên cứu về lịch sử baguette qua tựa đề “pain et liberté” dầy cộm, bán đến 45 Euro. Kinh. Dịch ra tiếng Việt là “bánh mì và tự do” khiến mình tò mò gửi mua từ bên tây. Sách bên tây đắt mà thiên hạ đọc nhiều trong khi ở Hoa Kỳ sách rẻ nhưng ít ai đọc. Tây hết gọi Liberté, Égalité et Fraternité. Giờ đói rồi nên chỉ cần bánh mì và tự do chửi nhau.


Có ông thần nào tự xưng là sử gia về bánh mì kêu: “C’est un pain qui est plus facile à faire que des miches rustiques, un pain qui est fascinant justement par sa forme phallique.” Đại khái là dễ làm hơn bánh mì ở quê mà tây gọi là miche de pain. Một loại bánh mì được làm từ xưa, tròn tròn, như ổ bánh tây nhất là ông này nói đến từ “phallique”, tính từ của dương vật. Thế là mấy bà nội trợ pháp khi xưa thích mua baguette vì hình ảnh của dương vật. Kinh

Người Pháp hay có cái này để đựng bánh mì gọi là boîte de pain

Dạo mình ở Pháp, họ cho ra đời hai loại nước uống: Perrier và Orangina. Họ nói công ty sản xuất cố tình làm chai tròn tròn như dương vật, điển hình các chai dầu gội đầu, kem xoa mặt,…tạo ra một hình ảnh vô hình trung khiến phụ nữ yêu thích như cầm, sờ mó dương vật. Ngày nay thì chắc phải nhắc đến các ông đồng tính. Ngày nào, xem truyền hình, đi xi-nê đều thấy quảng cáo suốt mấy năm liền và ngày nay thiên hạ khắp thế giới mua uống đầy. Phụ nữ là người mua sắm tất cả thứ tiêu dùng nên họ cố ý vẽ các đồ gia dụng với hình thể dương vật để khiến phụ nữ, trong tiềm thức yêu mến và mua. 


Mình có theo học một lớp về quảng cáo, họ giải thích trong các rạp xi-nê, có nơi xịt một loại hoá chất khiến thiên hạ yêu thích trở lại cũng như trong các tiệm lớn. Nhất là tại các sòng bài, họ xịt một loại hóa chất để người ngồi đánh bài không bỏ đi đâu hết đến khi hết tiền thôi. Lần sau các bác đi Las Vegas, để ý mấy người hút bụi, họ xịt một loại hoá chất nơi ghế trống. Bác nào không muốn chồng đi cà phê lú thì cứ xịt loại này trên giường là các bác trai sẽ ở nhà.


Nếu nói về packaging thì nếu họ làm hình bằng hình ống thì đỡ mất chỗ thay vì làm cái đầu chai nhỏ lại. Nghe mấy ông bác sĩ ở bệnh viện cấp cứu kêu hay thấy mấy bà, giận đời vì thấy mình quên, đút cái chai vào âm vật rồi bị bể nên kêu xe cứu thương lại để bác sĩ rút ra. Kinh


Người ta kêu có 3 huyền thoại nói về sự cấu thành, ra đời bánh mì baguette. Một là xuất phát từ thời Napoleon ở thế kỷ 19, khi ông ta đem quân đi đánh đông dẹp tây để rồi bị nhốt, hát karaoke Người yêu cô đơn với Tuấn Vũ, ở đảo Saint Helene. Mình có kể về thời gian này, quân đội của ông ta ra giải thưởng cho ai có thể giúp cách để bảo quản thức ăn, giúp quân đội ăn thường ngày, lâu hư. Bánh mì baguette dễ mang theo, bính sĩ có thể bỏ trong túi của họ thay vì ổ bánh mì “miche” to tròn.


Một huyền thoại khác cho biết là ông thợ làm bánh người Áo tên August Zang, mở một lò bánh tại Paris và bán các loại bánh mì có hình ở là, tương tự ở Áo quốc. Đúng hơn là ông này đã chế ra bánh croissant (bánh sừng trâu) nổi tiếng. Đi Áo quốc thì mình có đọc tài liệu về vụ này. Cái này thì sử gia tây cũng công nhận.


Huyền thoại thứ 3 là baguette được cấu tạo tại các công trường xây dựng của cuộc đấu xảo năm 1900, như xây dựng các tuyến đường thầm xe điện ngầm mà mình đã kể. Dạo ấy Paris cần thợ nên dân các vùng bò về Paris để làm việc. Các cuộc ẩu đả xẩy ra như cơm bữa giữa đám thợ thuyền nhất là các người Bretagne và Auvergne như người Việt hay nói Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co,… thường được kết thúc bởi đâm nhau. Do đó các chủ công trường xây dựng yêu cầu các lò bánh mì bán bánh mì loại nào dễ bẻ thay vì cần đến con dao.


Để giải thích cho ai chưa bao giờ sống ở Pháp, khi xưa thợ thuyền, nông dân đi làm đều đem theo bánh mì tròn, thường họ đem theo saucisson để ăn trưa nên họ đều có con dao nhỏ đeo bên người. Khi ăn thì lấy con dao ra để cắt các lác saucisson và bánh mì nên khi giận đời hay rút dao để đâm tên nào dám cãi hay co. Hồi ở tây mình hay có trong người con dao Thụy sĩ, để cắt saucisson, mở chai rượu,… đến khi 9/11 đến đi máy bay, họ bắt bỏ lại nên hết sử dụng.

Nói đúng hơn thì mấy huyền thoại này bú xua la mua cho vui khi dân tây uống rượu vào rồi nói phét. Đúng hơn là dân thành thị cần ăn bánh mì ra lò hàng ngày vì bánh mì tròn kia rất cứng. Mình nhớ mỗi lần đi săn với gia đình anh bạn ở Normandie. Trước khi đến nhà trong rừng, là chạy đến lò bánh mì rồi mua miche de pain to đùng, dành cho ăn mấy ngày. Cứ đến giờ ăn thì lấy con dao cắt ra từng miếng. Loại bánh mì này to đùng và nặng cả 1, 2 kí lô. Nhất là thiên hạ thích ăn lớp bánh mì cháy dòn bên ngoài hơn là “mie”, ruột bánh mì. Ở Bolsa bánh mì Việt Nam nhỏ nhỏ, phía trong toàn là ruột, mua hai tặng một là vậy còn baguette thì chả có tặng vì ăn ít ruột. Tốn nhiều bột hơn.


Ngày nay, người ta khám phá ra loại bánh mì xưa này tốt cho sức khoẻ hơn là baguette khiến bị tiểu đường. Họ dày công làm lại loại bánh mì khi xưa của tổ tiên gaulois để lại. Họ gọi là Whole wheat. Bột bị xay nát thành bột mì trắng, hết chất bổ kiểu gạo trắng thay vì gạo lức. Mình có xem một phim tài liệu của Ý Đại Lợi. Mấy người nuôi cừu đem mấy con này lên núi mấy tháng để ăn cỏ, mấy bà vợ làm bánh mì ăn 6 tháng, cứng như đá, đen đủi. Họ đem theo để ăn mấy tháng. Loại này cứng lắm nhưng họ cho rằng rất tốt cho sức khoẻ. Mình có ăn một lần, nay không nhớ mua ở đâu. Bánh mì đen, cứng như đá. Bác nào biết ở vùng Quận Cam này có chỗ bán htif cho em xin. Cảm ơn trước.


Từ thời dân tây biết làm bánh mì thì nghề làm bánh mì rất cực vì bánh mì được làm với men để dậy bột, tốn nhiều thời gian. Phải thức khuya để làm để sáng sớm ra lò nóng hổi người Pháp đến mua. Nhớ năm ngoái mình làm thử bánh mì, men lên chậm, bánh mì cứng như cục đá khiến mụ vợ cười nức nở, kêu mình là tây đui, đến khi bà Mễ giúp việc đến. Bà ta chỉ cách làm vì ông bố khi xưa nghề làm bánh mì chỉ mình cách làm ra sao thì bột mới phồng lên. Cách thức khi xưa để làm bánh mì rất châm tương tự các công nhân làm trong các hầm mỏ. Đâu có đèn đuốc như ngày nay.

Năm 1919, chính phủ pháp ra luật bảo vệ nhân công, cấm các người ở lò bánh mì làm đêm. Mấy ông thần làm bánh mì phải tìm cách làm sao để bột nổi phồng nhanh hơn. Họ tư duy đột phá, thay vì dùng “levain”, mất thời gian để bột dậy, dùng “levure” giúp bánh mì dậy nhanh độ 20 phút toàn là ruột. Bánh mì làm với “levain” thường chua chua, hình như người Mỹ gọi là “sourdough”. Nghe nói bánh mì loại này ăn tốt cho sức khoẻ hơn. 


Khởi đầu dân giàu có mới mua ăn nhưng nhanh chóng trở thành phổ thông sau đệ nhị thế chiến và từ từ các loại bánh mì được làm theo cách cổ truyền không được làm nữa. Chỉ khi về nơi xa thành phố, người Pháp ngại đi mua bánh mì hàng ngày mới có bánh mì cổ mà người Pháp gọi là “pain de campagne”. Baguette cũ thì người Pháp họ thái nhỏ ra gọi là crouton để nướng ăn hay bỏ trong súp ăn. Dạo ở Ý Đại Lợi, viếng thăm nhà anh bạn ở làng quê, bà mẹ cho ăn bánh mì cũ trét dầu olive gọi là bruschetta.


Khi người ta toàn cầu hoá về thực phẩm, các nước tây phương muốn chiếm lãnh vụ buôn bán thực phẩm cho thế giới thì chúng ta thấy xuất hiện hamburger, đi kèm với coca cola quần Bò và nhạc xi-nê,… của Mỹ khắp thế giới. Người Pháp cũng sử dụng một chiến lược tương tự để quảng bá hàng xuất cảng của họ như thời trang, rượu,..và bánh mì baguette được sử dụng làm công cụ quảng bá văn hoá pháp để khuyến khích người dân sở tại mua hàng hóa của họ. Khi anh chị thích bánh mì tây, dần dần sẽ muốn mua thời trang, hàng nhập cảng của Pháp. Họ cho các người Pháp ra hải ngoại để mở các tiệm bánh mì trong khi dân tây lại chen lấn ở đại lộ Champs Elysees để mua MAcDonalds. Chán Mớ Đời

Mình có kể tuần trước về các viện nghiên cứu tại các xứ tây phương, độc lập với chính phủ để tìm cách nghiên cứu về kinh tế, khoa học, giáo dục, giúp xứ họ cạnh tranh với thế giới. Điển hình hình ảnh bánh mì baguette cho là văn hoá của Pháp quốc rất phổ biến khắp thế giới nhằm trong mục đích bán các sản phẩm của Pháp như thời trang, rượu, phô mát,….giúp ông chủ Louis Vuiton và mấy tập đoàn khác trở thành tỷ phú. Việt Nam thì NADA.


Điển hình là sau 75, Hà Nội bán rẻ nước mắm Phú Quốc cho Thái Lan rồi xứ này đóng chai đem bán cho thế giới với nhãn hiệu Made in Thailand, đến nay cứ mua nước mắm của Thái Lan. Lý do là nước mắm Việt Nam toàn là muối và háo chất, không có cá vì không amino acid. Amino acid là protein, chất đạm. Nếu không có các thì không có chất đạm. Nghe một ông trùm hải quan Sàigòn kể là các công ty làm nước mắm, nhập cảng toàn là hoá chất để làm nước mắm. Gạo Việt Nam ST25 mới được công bố là sản phẩm ngon nhất một năm tại Rick Traders thì 2 tuần sau đó có bán gạo nhái loại này rồi họ lại đem gạo này đi dự thi vào mấy năm sau lại rớt đài thì ai dám mua sản phẩm Việt Nam. Hình như năm này tôn vinh dưới dạng tên khác. Gạo Việt Nam bán rẻ mấy lần so với gạo Thái Lan và Cao miên vì chất lượng xấu, nhiều thạch tín.


Trước đại dịch covid có đến trên 90 triệu du khách viếng thăm Pháp quốc hàng năm trong khi đó dân số của Pháp quốc chưa đến 70 triệu. Biết bao nhiêu tiền được người Pháp thu vào. Nội mỗi ngày mấy du khách đi tiểu, phải vào quán cà phê uống hay ăn cái gì đó để tè là đủ giàu. Năm nay thì nghe nói đâu gần 50 triệu và sang năm có thế vận hội tại Paris chắc con số du khách sẽ nhảy vọt. 

Ngược lại Việt Nam có 18 triệu du khách trước Covid mà phân nữa là người Tàu nhưng nay chỉ có 3.8 triệu, giảm 400%, không biết trong số này bao nhiêu Việt kiều. Cho là 50%. Du khách người Tàu thì chỉ có 1.1 triệu. Lý do họ chê Việt Nam, thích đi Thái Lan dù đắt tiền hơn. Chỉ nhìn con số là chúng ta biết dù Việt Nam rẻ nhưng không thu hút được du khách ngoại quốc. Lý do? Văn hóa Việt Nam không được quảng bá trên thế giới. Muốn được thế giới biết đến, cần phải quảng bá tiếp thị văn hoá cho thế giới biết.


Năm nay, mình đi chơi với đồng chí gái tại mấy nước mà Liên Xô cũ, thân hữu đa số không biết hay chưa bao giờ nghe tên thì làm sao có du khách đến viếng mấy xứ này. Có vịnh Hạ lOng, thì chỉ thấy du khách tây phương đi về đăng hình ảnh, rác nổi lênh bênh trên biển. Gần đây có ông thần nào, bắt chước Trung Cộng, xây dựng đảo nhỏ để làm biệt phủ. Nay không thấy nói đến nữa. Đi Georgia, thấy mấy tu viện được UNESCO đánh giá là văn hoá của thế giới. Mấy ông thần xứ này với tư duy đột phá học của Liên Xô khi xưa nên cho xây thêm, sửa chửa cho hoàng tráng hơn như Marx đã dạy. Thế lại bị UNESCO tước danh hiệu. Đi viếng 10 chỗ thì 6 cái bị tước danh hiệu. Chán Mớ Đời 


Thí dụ; người Việt muốn bán đồ làm tại Việt Nam. Cứ cho các đoàn hát múa rối nước đi khắp nơi trình diễn như ballet của Nga, Shi-Jun của Đài Loan. Sau khi xem xong người ngoại quốc thấy hay nên tò mò đi tìm về văn hóa Việt Nam, du lịch để tìm hiểu thêm, ăn phở, uống cà phê cái nồi ngồi trên cái cốc, ăn bánh mì thịt như ngày nay, mấy món này nổi tiếng rồi từ từ bán áo dài, quần lãnh, nón cối từ từ đến xe Vìnfast chớ nay người ta không biết gì về Việt Nam, lại tọng cho họ xe điện Vin-chậm là ngọng. Nếu có một hay vài viện nghiên cứu độc lập với Hà Nội, sẽ giúp ý làm sao để phổ biến văn hoá Việt Nam, để bán sản phẩm maze in Việt Nam cho thế giới. Người tây phương làm cái gì cũng có chiến lược lâu dài. Không đột xuất tư duy vẽ biểu ngữ treo trên đường phố.

Thời chiến tranh Việt Nam, có nhiều Việt kiều yêu nước giúp Hà Nội thắng mặt trận chính trị tại hải ngoại. Mình có đọc bờ lốc của một ông giáo sư của đại học Paris V về thời này cũng như giáo sư NGuyễn Đăng Hưng. Nay thì Chán Mớ Đời. Xem trên mạng tại các xứ Á châu như Nhật Bản, Thái Lan, Nam Hàn yêu cầu người Việt không bỏ mứa đồ ăn hay ăn cắp đồ đủ trò. 


Du khách sang Việt Nam thì bị chặt chém không ngon không ăn tiền. Đọc trên mạng, ngoại quốc chửi du lịch Việt Nam quá cỡ vậy ai dám viếng thăm Việt Nam. Thậm chí trên báo Hà Nội cũng những đăng tin này cho nên không thể nói xuyên tạc. Kêu người Tàu chê Việt Nam dù rẻ. Đi du lịch người ta muốn trải nghiệm tích cực thay vì bị chặt chém một cách dã man. Mình nhớ ăn con tôm hùm ở Đà Nẵng, chưa tới 1 ký giá 100 đô cách đây 20 năm về trước trong khi ở Cali, giá $10/ cân hay 1 ký lô giá $20.


Ở New York, mình thấy các tiệm như Paris Baguette, đủ loại nằm nhiều nơi góc phố. Thậm chí ở Cali có mấy tiệm bánh do người đại hàn làm chủ. Có lẻ dân đại hàn thích baguette, bánh tây nên có mấy tiệm mọc ở các khu đông người đại hàn như Garden Grove, Irvine, Fullerton, nên bị văn hoá tây thu hút. Việt Nam mình thì bị đô hộ nên đã có trong máu rồi qua cà phê bánh mì và các món ăn pháp. Ở Costco họ làm baguette ruột dầy hơn là các tiệm bánh mì Việt Nam. Mình thích mua ở Costco hơn dù đắt hơn bolsa nhưng có chất lượng. Bolsa chỉ toàn là ruột. Croissant của Costco cũng ngon và to đùng.


Có ông thần nào mua Mực Tím Sơn Đen rồi làm ướt hay sao bỏ lò vi-sóng cháy luôn. Chiến dịch đốt sách văn hóa đồi trụy phản động. Chán Mớ Đời 

Cuốn sách Pain et Liberté giải thích rõ ràng chiến lược của người Pháp để bán đồ của pháp qua mặt trận văn hóa trên toàn cầu. Mình có xem một phim do người Pháp làm nói về các công ty như Louis Vuiton, mướn các trẻ em đuối vị thành niên làm việc, trong những điều kiện rất độc hại, đủ trò ở xứ khác rồi họ quảng cáo bán giá trên trời. Những người mua lại cảm nhận mình sang trọng, mua đồ tây nhưng làm tại các xứ nghèo khác. Cho thấy người tây phương rất khôn và thông minh, họ bán một sản phẩm vô hình, văn hoá của họ quà hình ảnh baguette, hamburger, pizza….


Rượu tây chưa chắc ngon hơn rượu của Ý Đại Lợi hay Tây Ban Nha nhưng thiên hạ bu lại để mua ví Louis Vuiton, nên phải ăn thực phẩm, nhà hàng Pháp, mua rượu của pháp, mua áo quần của Pháp, cảm thấy sang trọng hơn... tại sao phải mua chai rượu giá $100 trong khi có chai rượu bán ở Traders’ Joe có $2.5. Uống chả khác gì nhau. Chúng ta bị điều kiện hoá, bởi hình ảnh và quảng cáo về hình ảnh của thời trang, thức ăn pháp,…tương tự các chai nước hay bình đầu gội đầu. Chúng ta có bánh mì baguette và tự do để mua những gì họ quảng cáo. Chán Mớ Đời 


Khi xưa, người tây phương chiếm thuộc địa, nay chỉ cần bán văn háo của họ, vô hình trung chúng ta trở thành nô lệ của họ. Nô lệ văn háo thì không bao giờ thoát khỏi. Vì chúng ta tự nguyện, không bị bắt buộc.  người Tàu đô hộ chúng ta đêm cái văn háo của họ áp đặt lên chúng ta. Có mấy ông tây mũi lò làm được chữ quốc ngữ, cho chúng ta một cách thâu nhập kiến thức nhanh chóng thay vì học Tứ Thư Ngũ KInh của tàu từ 2000 năm qua. Nay lại quay về với tiếng tàu, khổng tử cỏn khổng tử viết. Chán Mớ Đời 

Bán hàng như một cô gái được trét son phấn lên khuông mặt, thấy đẹp lộng lẫy nhưng không ai biết dưới vết son phấn, có những gì. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Con dòng cháu giống


Hôm trước, một chị bạn cùng niên học Yersin khi xưa, du học bên Pháp cùng thời với mình, báo tin là em trai mới qua đời tại Việt Nam. Sau đó, thấy trên mạng xã hội, nhiều người viết về anh ta, rất thành công trong môi trường truyền thông tại Hoa Kỳ. Thông thường người Việt tỵ nạn sang đây, đa số đi học bác sĩ, kỹ sư nhưng anh ta lại làm việc trong môi trường truyền thông mỹ, rất khó cho người da màu xen vào khiến mình nể phục. Sau này anh ta về Hà Nội mở quán. Mình hay xem TED thì có lần thấy anh ta được mời nói chuyện của chương trình tại Hà Nội. Anh ta nói anh ngữ bằng giọng ăng le.

Mình có quen một cô người Việt, muốn theo học ngành truyền thông nhưng bố mẹ bắt đi học nha khoa. Khi mình sang Hoa Kỳ, có một bà gốc đại hàn tên Connie Chung rất nổi tiếng trên truyền hình. Ông Andrew Lâm, con trai của tướng Lâm Quang Thi, cũng cựu hoc sinh Yersin, kể khi bỏ ý định học y khoa khiến bố mẹ không bằng lòng nhưng về sau, thành công trong ngành viết lách, xuất bản nhiều sách bằng anh ngữ. Mình có mua mấy cuốn sách của anh ta.


Có người viết trên mạng, mình đoán là thân với gia đình người quá cố, nói anh ta là cháu ngoại của thượng thư Nguyễn Văn Tường nên mình có chia sẻ trên trang của một anh bạn thì cô bạn đính chính: “Sony NguyenUsa Đức là cháu ngoại của cụ Nguyễn khoa Toàn. Ông Nguyễn văn Tường là ông cố nội của Nguyễn quí Đức”.


Có anh bạn học Đà Lạt khi xưa kể là trong gia phả dòng tộc anh ta, có ghi tên hai người đậu tiến sĩ nhưng không đề tên. Lại dặn con cháu sau này dù gặp trường hợp nào, cũng ráng cho con cháu đi học. Sau 75, anh ta được xem là con gia đình ngụy quân ngụy quyền vì có anh trai lái A-37. Không được Hà Nội cho đi học tiếp đại học, đi làm công nhân ở Sàigòn. 

Anh ta có học chung Hội Việt Mỹ với mình khi xưa, kể là sau 75, nghe lén đài BBC và đài VOA để học thêm anh ngữ đến khi Đổi Mới, Hà Nội cần người biết anh ngữ nên được thâu dụng. Nay là đại gia tại Đà Lạt. Khi anh ta về Hà Nội thăm quê nôi thì khám phá ra hai vị tiến sĩ của gia tộc là Ngô Thời Nhiệm và Ngô Thời Sỹ. 


Ông Đào Duy Từ, người Thanh Hoá, có bố là nghệ nhân hát xướng. Học giỏi nhưng vì lý lịch “xướng ca vô loại” nên không được đi thi. Khi xưa đi thi, cần được lý trưởng hay ai có chức quyền trong làng phê chuẩn mới được nộp đơn đi thi. Bà mẹ của ông mới thương lượng với Lý trưởng của làng là chịu làm bé để ông ta nhận con trai mình làm con nuôi, để được đi thi. Buồn đời, ông Đào Duy Từ lại trúng tuyển đậu. Bà mẹ trở mặt không chịu làm đám cưới với lý trưởng thế là ông thần này báo cáo gian lận và ông Đào Duy Từ bị lột áo quan, đuổi về quê chăn vịt.


Buồn đời, ông này vượt biên xuống miền Nam, lân la tiếp cận với Chúa Sãi. Ông ta giúp Chúa Sãi có 8 năm trời mà đã giúp CHúa Sãi dựng lên một triều đại gần 400 năm. Ông ta lại là tổ của ngành “Hát Bộ”, xây lũy Thầy, giúp Chúa Sãi bình định miền Nam lâu dài. Có thể nói triều đình Nguyễn tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam như nhà Hán bên tàu. Có lẻ nhờ dòng họ này biết dùng người tài dù có đến từ miền Bắc.

Trong cuốn phim của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, có nói đến một anh kia ở nông thôn, học giỏi nhưng không được đi học tiếp đại học, đành ở nhà chăn vịt. Lý do là bị một cán bộ ở quê, phê hạnh kiểm anh ta xấu vì có lần anh ngủ quên ngoài đồng, khiến mấy con vịt anh đang chăn, chạy vào nhà người khác. Một cán bộ ở làng có thể học thức không cao, có thể chấm dứt, định đoạt số mệnh của một người có khả năng học cao. Khi đoàn phim đi ngang làng thì anh ta xin đi theo học nghề qua phim thay vì chăn vịt cả đời.


Mình có anh bạn, đậu thủ khoa ở Huế sau 75, có tên trong danh sách du học ở Nga Sô. Về Sàigòn học trường Võ VĂn Tần 1 năm, chuẩn bị đi Liên Xô. Gần ngày đi thì mấy ông ngoài bắc vào, nói sao đó bị gạch tên để con mấy ông ngoài bắc đi thay. Cuối cùng anh ta vượt biển, nay được xem là King of Start-up ở Silicon Valley. Anh ta kể cùng thời anh có một anh chàng đậu thủ khoa Sàigòn nhưng cuối cùng bị hất khỏi danh sách du học ở Liên Xô nên tự tử. 

Trong cuốn Kẻ Thắng Cuộc, ông Huy Đức có kể chuyện một anh nào đậu mấy lần thủ khoa dù đổi nơi ở mấy lần vẫn không được vào đại học. Hình như sau này anh ta được ai can thiệp nên được đi hoc đại học. Mình có mấy người em đậu dư điểm vào đại học nhưng vì lý lịch con phản động đành ở nhà đi đan len hay học may. Trong khi đó con của cán bộ lại được vớt điểm dù không đậu. Câu chuyện của anh chăn vịt mà ông Trần Văn Thuỷ kể trong phim đã đoạt giải quốc tế, không ngờ học tài thi lý lịch đã được đại trà hoá tại miền nam sau 75. Bao nhiêu nhân tài bị bỏ vào thùng rác.


Tây muốn bắt kịp xứ Anh quốc trong cuộc chay đua về kỹ thuật trong cuộc canh tân nước Pháp, đã cho thành lập các trường đại học lớn như Bách Khoa, Quốc Gia Hành chánh,…nhằm đào tạo các nhân tài cho Pháp quốc. Bất cứ người Pháp thuộc vùng nào, đậu qua cuộc thi toàn quốc tuyển lựa rất khó khăn đã giúp xứ Pháp trở thành một cường quốc trong vài chục năm và tiếp tục đến nay. Nghe kể con gái ông NGô Đình Nhu , thiếu vài điểm để được đậu vào trường y khoa Sàigòn nhưng ông ta không dám can thiệp để con được vào học. Đó là đạo đức con người. Con ông ta sẽ mang cái nhục cả đời vì được đậu vớt, lấy chỗ của người tài giỏi hơn.

Hồi đầu năm, mình có gặp cô cháu đang học ở Sàigòn. Cô cháu giới thiệu cậu bạn trai. Mình hỏi anh ta là nên điều nghiên kỹ lưỡng vì lấy cháu của phản động thì khó mà có cuộc sống và tương lai tốt. Mình nghe kể một anh quen, con cháu 3 đời hồng chuyên nhưng lấy con gái phản động nên con đường quan lộ tắt giữa đường. 


Có lần mình xem phỏng vấn nhạc sĩ Phú Quang, ông ta kể là khi còn trẻ đâu 13 tuổi, được duyệt đi học trường chuyên nhưng bị cả lớp đấu tố này nọ vì anh ta thích học thay vì vui chơi với các bạn đồng lớp. Ông ta khám phá ra sự tàn ác của đồng loại. Sau này cũng được duyệt xét nhiều lần cho đi du học ở Liên Xô nhưng gặp nhiều sự ganh tỵ đã không cho phép ông ta đi. Sau phải vào Sàigòn sinh sống, mới làm được nhiều bản nhạc để đời về Hà Nội.


Cứ xem trường hợp Đặng Thái Sơn, nếu không được ông thầy người nga can thiệp thì thế giới đã mất Đặng Thái Sơn. Người ngoại quốc, bất chấp chủng tộc, khi thấy một tìm năng thì họ tìm cách giúp đỡ trong khi người Việt thì thấy ai giỏi hơn mình thì tìm kiếm diệt cho bằng được. 2 triệu người Việt ở hải ngoại đã được ngoại quốc đào tạo nhiều người giỏi giúp nhân loại trong môi trường văn hoá, khoa học…


Cứ nhìn Việt Nam Cộng Hoà sau 1954, biết bao nhiêu người di cư từ miền bắc vào, tạo dựng một nền văn hoá, giáo dục rất tốt. Cứ tưởng tượng chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, cấm không cho người di cư từ miền bắc tham gia các hoạt động văn hoá, giáo dục thì ngày nay không ai biết đến Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Đinh HÙng,… hay Bolero. Văn Cao ở lại, không còn làm nhạc hay nhạc sĩ Tô Đình Hải đã kể trong cuốn hồi ký thằng hèn. Người ta đang chơi nhạc của ông ở nhà hát Hà Nội nhưng không được mời tham dự, 


Nếu không có vấn nạn học tài thi lý lịch thì ông Đào Duy Từ đã giúp chúa Trịnh cai trị miền bắc thì có thể đã thống nhất Việt Nam từ lâu. Có thể Chúa Sãi cũng có nhiều nhân tài giúp ông ta cùng lúc với với ông Đào Duy Từ. Chúa Sãi lập ra nhà Nguyễn thâu dụng tất cả người tài. Mình đoán trước hay sau khi ông Đào Duy Từ xuôi Nam thì đã có những nhân vật khác tài giỏi của miền bắc xuôi về Nam để phò chúa Sãi.


Có lần mình nói chuyện với một du học sinh ở Nhật Bản, anh ta kêu về Việt Nam sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, không biết có việc làm hay được đãi ngộ. Mấy năm sau, anh ta ở lại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp.

Dưới triều đình Nguyễn, có nhiều người làm quan, học giỏi, đến nay vẫn được xem là những gia đình trâm anh thế phiệt như các họ Nguyễn Khoa, Hồ Đắc, Hà Thúc,… Đồng chí gái thuộc dòng Tôn Thất nên mình tò mò vì xét họ hàng dâu rể đa số đều thuộc các gia tộc này. Đặc biệt là con cháu của những gia tộc này đều học giỏi và thành công trên đất Mỹ, được xem là cạnh tranh với nhiều chủng tộc khác ở xứ Hoa Kỳ. Phải có cái gì đó mới tạo ra con cháu học giỏi thông minh, con nhà nòi. Nông dân như mình chỉ biết cuốc đất trồng bơ.


Dòng họ Thân Trọng, gốc người Tày, tên họ do vua nhà Lý đặt vì có công với triều đình. Nghe nói ngày nay họ Thân có mặt tại Triều Tiên. Mình đoán khi nhà Lý bỏ chạy, sợ Trần Thủ Độ giết. Vượt biên sang đến xứ Cao Ly thì có họ Thân đi theo. Họ Lý từ Việt Nam sang xứ Cao Ly, nay thường được gọi là Lee, và họ Thân là Shin. 


Chị bạn học cho biết ông Nguyễn Văn Tường, một đại thần của nhà Nguyễn, là cố nội của chị ta khiến mình thất kinh. Hèn chi chị ta học giỏi. Ở New York, mình có quen một chị, vợ của một đồng nghiệp, cháu ngoại của ông Tùng Thiện Vương, con gái của chủ rạp Rex khi xưa ở Sàigòn. Chị ta không theo nghề y khoa mà theo nghề Public Relations. Mình có quen một gia đình, cháu của ông Hoàng Xuân Hãn, anh em đều học cực giỏi, toàn là xuất thân đại học Harvard, MIT, Yale, Cornell, Stanford…nay đến thế hệ con của họ cũng tốt nghiệp các đại học lớn của Hoa Kỳ. Có một cô mới 25 tuổi, xuất thân đại học Harvard, được Google nhận làm với lương $300,000/ năm.


Nếu xét về khoa học thì có thể là do di truyền của ông bà để lại. Người Việt khi xưa hay nói lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống. Mấy người tài giỏi vì gen di truyền từ ông bà truyền lại rồi từ họ tạo dựng tốt, hoàn thiện hơn. Bố mà làm ăn cướp thì con cháu có khả năng trở thành tướng cướp hơn là đậu tiến sĩ.


Khi mình về Đà Lạt lần đầu, ông cụ có đưa một gia phả bằng chữ Hán nhờ mình đánh vào máy điện toán, in lại. Mình có nhờ một chị bạn ở Hội An, quen một ông chuyên làm về gia phả, dịch thuật. Ông ta cho biết là tên tiến sĩ của dòng họ ghi trong gia phả thì không có trong danh sách tiến sĩ của Văn Miếu Việt Nam. Có thể là đậu sơ sơ nhưng dòng họ ghi đại là tiến sĩ hay có chuyện gì đó, phải dấu tên hoặc sửa tên. 

Nhìn chung thì bên nội mình không có ai học giỏi cả. Có người làm lớn một tí là ông Nguyễn Mạnh Cầm, đến chức ngoại trưởng của Hà Nội. Theo gia phả, ông tổ mình, gốc Nghệ An, có nhiệm vụ giữ cái đình, chắc làm bảo vệ. Làm sao đó bị mất cái Lư đồng. Chắc xỉn. Sợ bị tù hay không có tiền đền nên bỏ trốn ra Bắc, đến vùng Sơn Tây lập nghiệp. Theo gia phả dòng chính thì mình là người đầu tiên có bằng thạc sĩ của Tây chớ không phải bằng lô cang, bằng thuộc địa thời tây. Thời Tây thì có bằng thuộc địa, dễ hơn cho dân thuộc địa.


Mình xoay qua tìm hiểu về bên ngoại thì thất kinh. Mẹ mình chưa bao giờ đến trường học, học đánh vần khi ở tù khi bị mật thám tây bắt nên được mấy người trong tù dạy học. Khi mình đi chơi với mẹ mình ở Nhật Bản thì nghe mẹ mình đọc thơ Lục Vân Tiên của ông Nguyễn Đình Chiểu từ câu đầu đến câu cuối. Mẹ mình nói khi ông Phúng, tiệm Hiệp Thạnh cho mượn đọc mà nhớ đến ngày nay. Mình kiếm gia phả đọc thì thất kinh.


Hoá ra mình là hậu duệ của dòng họ Mạc Đăng Dung, Mạc Đỉnh Chi. Khi bị tru di tam tộc thì có một số chạy thoát xuống miền nam, lấy họ Nguyễn và chữ lót là “Đăng” để nhắc nhở hậu duệ là thuộc dòng họ Mạc Đăng nên thấy ai có họ “Nguyễn Đăng” là mình hay hỏi gia thế để xem có bà con bên ngoại hay không. Bên ngoại thì có nhiều người làm quan cho nhà Nguyễn, người cuối cùng là chú ruột của bà cụ mình tên Nguyễn Đăng Dụ. Ông cậu ruột của đồng chí gái đi theo cách mạng nên đổi họ Tôn Thất qua họ Nguyễn, nay con cháu lại đổi Nguyễn Phúc để nhắc nhở con cháu. Mấy người con đều học cao, đậu tiến sĩ Harvard, hay Bên Úc Đại Lợi từ 30 năm trước. Cho thấy con dòng cháu giống là đúng. Nhổ cây phải nhổ tận gốc vì nếu không rể sẽ mọc lại cây tốt hơn xưa. Còn cỏ xấu thì suốt đời vẫn là cỏ, khó mà trở thành cây cổ thụ. Hên lắm là háy bản nhạc Bông Cỏ Mây, những ngày chưa vượt biển tôi hay dắt em về vùng …


Khi có một cây tốt cho trái ngọt thì người ta tiếp tục chăm sóc và tìm cách cấy giống, chiết cành để trồng thêm. Tương tự các loại chim, người ta cấy giống để DNA biến chúng thành những con có màu đỏ tím tuỳ theo DNA của chúng.

Ngày nay, thấy Việt Nam có mấy chục ngàn tiến sĩ. Có người là hậu duệ của Thánh Gióng, chưa học xong lớp 3 nhưng lại đậu tiến sĩ. Đọc trên báo Hà Nội, có hiệu trưởng đại học lại mù chữ. Gần đây có ông quan lớn nào tuyên bố Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới ngành Thông minh nhân tạo khiến mình thất kinh. Chắc ăn nhiều đặc sản Quảng Trị.


Anh có thể mua bằng tiến sĩ nhưng DNA của anh không thể mua bằng để giúp DNA của gia tộc anh trở thành tốt hơn, hoàn hảo, thông minh hơn, tiến hoá cao hơn theo luật tiến hoá. Làm sao anh có thể dạy con nhất là con cháu của anh nể phục khi chúng biết anh mua bằng cấp giả. Mình nhớ năm 1995, được mời về Hà Nội tham dự khoá hội thảo phát triển Việt Nam sau Đổi Mới thì thất kinh khi nói chuyện với mấy bộ trưởng và thứ trưởng của Hà Nội. Như một anh bạn nói mấy chục năm trước chủ tịch nước Võ CHí Công đọc diễn văn Một răng, một rắc (I-răn và I-rắc) thì mấy chục năm sau thủ tướng Hà Nội đọc Cờ Lờ Mờ Vờ. Mấy chục năm rồi không thay đổi. 100 năm năm sau vẫn vậy. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn