Showing posts with label Giáo dục. Show all posts
Showing posts with label Giáo dục. Show all posts

Thầy Chử Bá Anh

 Có lẻ những người sinh sống tại Đà Lạt khi xưa, thầy Chử Bá Anh có rất nhiều ảnh hưởng trong cuộc đời mình. Thầy cho mình học miễn phí hai năm, đỡ biết bao nhiêu tiền cho bà cụ mình. Để trả ơn, mình phải làm trưởng lớp hai năm, học cách tổ chức văn nghệ, lạc quyên, trại hè,..với nhóm cùng tuổi, giúp mình có kinh nghiệm làm hành trang trên đường đời sau này.

Mình biết đến thầy trước khi vào học trường Văn Học. Thầy và vợ thầy quen biết ông bà cụ mình lâu lắm, khi mới vào Đà Lạt lập nghiệp. Ông cụ mình, gốc Bắc như thầy, mẹ mình thì gốc Huế như cô Vi Khuê, vào Đà Lạt năm 1948 nên có lẻ vì vậy thân nhau từ xưa. Cô mua gạo của bà cụ mình. Cuộc đời đưa đẩy sau này mình sang Văn Học, ra hải ngoại gặp lại gia đình thầy ở Hoa Kỳ.

Chính thầy viết thư hỏi thăm mình sau 75, khi thấy mình đăng tin tìm người thân trên báo chí việt ngữ. Mình đang học tại Paris, sau 75 thì mất tin tức gia đình, không biết sống chết ra sao nên thấy có tờ báo việt ngữ hỏi thăm tin tức nhau. Thư từ qua lại đến 10 năm sau mới có dịp sang Hoa Kỳ thăm gia đình thầy. Nhớ lần chót gặp thầy. Thầy đưa ra phi trường để bay về New York, thầy buồn kêu chia tay chiều phi trường. Không ngờ đó là lần chót gặp lại thầy.

Thầy Chử Bá Anh, hình đăng trên trang nhà cựu học sinh Văn Học Đà Lạt.
Khi ông cụ mình giải ngủ, theo học lớp đêm tại trường Thăng Long hay trường Hiếu Học ở đường Hai Bà Trưng, do thầy làm hiệu trưởng, trước khi sang Hoàng Diệu, mở trường Văn Học. Đêm đêm mình hay đi đón ông cụ tan lớp ra. Thường người ta đi đón con tan trường, mình thì đi đón bố đi học về. Cuộc đời có nhiều cái lạ. Nhìn lại thì mình chịu ảnh hưởng rất nhiều của ông cụ. Có gia đình rồi mới chịu học. Học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm.

Mình nghe Chử Nhất Anh kể, khi xưa thầy phát hiện ra mối tình hữu nghị với cô Vi Khuê ở Huế. Ngày nào, cũng mang một đóa hoa hồng đến tặng cô, đang làm phát ngôn viên cho đài phát thanh Huế. Mẹ mình tên Thương, nhưng khi đi làm ô sin cho nhà ông cậu họ, em của bà Võ Quang Tiềm, có người con gái tên Thương nên phải đổi tên mẹ thành Thuận, để tránh lộn tên trong nhà. Do đó, ngoài chợ Đà Lạt gọi mẹ mình là Bà Thuận, còn trong xóm gọi Bà Đoài, tên ông cụ mình. Có sự trùng hợp vì tên cô Vi Khuê cũng là Thuận. Chỉ tiếc khi mẹ mình sang Hoa Kỳ, mình đưa xuống Virginia đến thăm cô, trên đường đi, Chử Nhất Anh báo tin cô qua đời. Chỉ gặp lại Đinh Anh quốc và gia đình.

Mấy thang cấp lên trường Văn Học Đà Lạt xưa. Nay về thì không thấy gì nữa, ngoài nhà và nhà.

Cuộc đời đưa đẩy thầy cô vào Đà Lạt, lập nghiệp, mở trường dạy học đến 75, di tản sang Hoa Kỳ. Mình phục cô Vi Khuê, có 4 người con và vẫn tiếp tục học đại học, tốt nghiệp cử nhân văn chương. Sau này, làm hiệu trưởng trường Văn Khoa, dưới Chi Lăng. Mình có con xong thì chữ nghĩa đều trả hết về người, về thầy cô ngày xưa. 

Mình nhớ lần đầu tiên, gặp thầy ở nhà mình. Dạo ấy, mình chưa qua học Văn Học. Thầy gõ cửa nhà mình, hỏi ông cụ mình đâu. Mình nói đi làm, chưa về. Thầy hỏi mình biết lái xe không, nói biết. Thầy nhờ kéo xe của thầy bị dính xình trên đường Thi Sách, chỗ nhà ông Ba Tây, đúng hơn là trước nhà ông Hành, bố thằng Nhân. 

Chiếc xe Jeep cua rông cụ mình ngày xưa

Dạo ấy, ông cụ mình được ty công quản nước cấp cho một công xa Chevolet, xe bán tải và bà cụ có mua một chiếc xe Jeep. Chiếc xe Jeep mình đoán là của ai thua bài, bán rẻ nên bà cụ mua và sơn màu xanh da trời, cho biết là xe dân sự vì sơn màu quân xe, sợ Việt Cộng cho ăn b40. Xe Jeep màu xanh này chỉ có một chiếc tại Đà Lạt. Hôm ấy ông cụ dùng công xa chở thợ đi làm ở đâu nên có chiếc xe Jeep ở nhà. Mình lấy xe Jeep, chạy lên đường Thi Sách. Hoá ra ông thần Chử Nhị Anh, lái chiếc xe Mercedes trắng của thầy, chạy ngang đây dính xình nên kẹt.

Thiên hạ gốc Đà Lạt không nên gặp lại mình vì nhiều khi mình đột suất nhớ vớ vẩn chi tiết gì đến họ ngày xưa lại khiến họ điên đầu. Sáng nay mới thức giấc, có ông thần nào bên tây, gửi cho hình ảnh Đà Lạt rất nhiều. Có vài tấm mình chưa có. Tự nhủ sẽ không kể chuyện Đà Lạt nữa, thiên hạ cứ gửi hình ảnh xưa cho mình nên chắc phải làm con tằm nhả tơ Đà Lạt xưa. Chán Mớ Đời 

Mình lấy xe Jeep, cột dây xích phía sau, kéo xe Mercedes ra khỏi đường xình. Sau này, gặp ông thần Chử Nhị Anh, kể lại thì hắn như người về từ đỉnh gió hú, ngơ ngác, ú ớ như nghe chuyện kinh dị. Mình có kể vụ tổ chức văn nghệ, nấu chè bán kiếm tiền đi picnic ở thác Datanla, hôm ấy hắn và Chử Tam Anh đánh đàn cho ban nhạc của lớp. Hùng Con Của đánh trống, Hắn tuyệt nhiên không nhớ, nhìn mình như bò đội nón. Chán Mớ Đời 

Mình kể thêm thầy Nguyễn Minh Diễm được học trò mời lên giúp vui văn nghệ, thầy đứng tại chỗ kể chuyện ngày xưa, thầy có xung phong hát trong lớp. Hát vừa xong, thầy chủ nhiệm nói với cả lớp, anh Diễm sợ các em không hiểu bài hát nên cố ý đọc trước khi hát khiến bà con cười như cái chợ. Hắn lại nhìn mình như người về từ cỏi âm. Buồn đời mình kể tiếp.

Mình kể Đinh Anh quốc, nhà đường Phan Đình Phùng gần bên tiệm giày Hồ Út, người Quảng, đánh guitar cổ điển khiến mấy cô mê như chết đuối. Sau được thầy Nguyễn Thạc chỉ thêm vài đường thì tên này nhớ cực. Sau này gặp bạn học cũ, tên nào ngơ ngơ ngác ngác về quá khứ thì mình không gợi chuyện Đà Lạt xưa, còn gặp những tên như Đinh Anh quốc thì kể chuyện Đà Lạt xưa sướng mồm. Hắn được dịp kể về 5 năm đi kinh tế mới, dạy học sinh CHu-ru, học tiếng CHu Ru. Tên này thuộc dạng nhớ dai, chưa trả nhớ về không. Có lẻ hắn hay đi chùa. 

Ông thần Nhị Anh, một hôm, hỏi mình có tấm ảnh nào ngày xưa ở Đà Lạt, gửi cho hắn. Một tuần sau hắn gửi cho bản thảo kỷ yếu Văn Học #2, mang tựa đề “mực tím Sơn đen”. Anh chàng này ra kỷ yếu số 1 cho lần hội ngộ đầu tiên của học sinh và giáo sư tại San Jose. Có nhiều người viết lắm, đến cuốn thứ 2 thì các ngòi viết của trường Văn Học tịt ngòi, chỉ còn mình viết. Sau này có hai ông thần đọc bài mình trên mạng, kêu khó tìm bài cũ của mình, nên họ thành lập một Bờ-lốc mang danh mực tím sơn đen, rồi tải bao nhiêu bài của mình viết và quên. Ai buồn đời nhớ Đà Lạt, vào đó đọc.  

Chử Nhị Anh, người lựa 100 bài tiêu biểu về Đà Lạt, và những năm tháng sau 75 của mình, in thành cuốn Mực Tím Sơn Đen, bán trên Amazon. Biên tập, sửa chính tả nên đọc dễ hiểu hơn. Có mấy người bạn học của đồng chí gái ở Việt Nam, gửi mua từ Amazon về.

Năm sau, ông cụ nói mình sang học Văn Học vì thầy Chử Bá Anh cho học bổng. Thế là mình bò qua Văn Học, khỏi đóng tiền. Có lẻ sợ cúp học bổng nên mình bắt đầu chịu khó học rồi cuộc đời đưa đẩy mình gặp bạn học Ngô Văn Thuỷ, dẫn đến nhà thầy Lưu Văn Nguyên chơi, khuyên mình ráng học đi Tây,…từ đó cuộc đời mình bước sang một trang sử mới, không đánh bi-da, ngắm gái vớ vẩn, chỉ mơ đến Paris có gì lạ không em.

Thầy Chử Bá Anh phong mình làm trưởng lớp mà dạo ấy, chương trình quân sự hóa học đường kêu cái tên rất oai: Liên Đoàn Trưởng, còn tên phó là Vũ Văn Tùng, nay mất tích, không ai nhớ hắn cả. Mình hỏi mấy ông thần học chung khi xưa thì họ đều ú ớ. Về Việt Nam, gặp lại bạn bè, tưởng họ nhớ, giúp tìm lại bạn học khi xưa. Hoá ra trí óc họ trả nhớ về không khá nhiều nên sau này mình cũng không hỏi thêm về những người học chung khi xưa. Chỉ cần Cái Bớt Một Thời nhớ mình là vui rồi.

Có lần mình đến ăn nhà hàng với mấy người học trò cũ của Văn Học, được một cô lịch sự ra phết, bận quần không đáy, bắt tay như đầm, tự giới thiệu: “mình là Kim Anh” khiến mình chới với, đứng hình như ngỗng ị, không nhớ trong lớp có cô nào tên Kim Anh cả. Đang chơi vơi thì ca sĩ ngân hàng kêu, Phạm Thị Gái ngày xưa đó khiến mình như người mất trí. Gặp lại nhau sau 45 năm đã không nhận ra, còn đổi tên thì bố thằng tây nào biết. Chán Mớ Đời  

Lúc này mình mới nhận ra cô gái có nước da bánh mật khi xưa trong lớp, đám con trai hay gọi Gái Đen, tên cúng cơm là Phạm Thị Gái. Có lẻ sau 75, cô ta đột phá tư duy, tên cúng cơm không phải là mỹ từ, tương xứng với nét đẹp của mình nên chọn cho mình một cái tên đầy truyền thống cách mạng hơn. Mình nhớ cô này nên kể chuyện ngày xưa, năm lớp 11 đi Nha Trang, Phan Rang cắm trại với trường thì có cô này và Trần Văn Tiến đi chung. Cô nàng nhìn mình như bò đội nón về quê, không nhớ gì cả. Chán Mớ Đời 

Mình nhắc đến Võ Hoàng Đa, vì nghe tên này kể là sau 75, có thời đưa cô này đi về dưới mưa, nhà ở đâu  ở gần Mả Thánh, sau đó chạy mất dép về lại đường Phan đình Phùng vì sợ ma. Cô nàng lại lắc đầu nên mình đành quay sang nói chuyện với thầy Phạm Văn An cho chắc ăn.

Làm trưởng lớp, mình được thầy giao phó nhiệm vụ thành lập ban nhạc để tham gia đại hội nhạc trẻ ở trường Trí Đức sau Tết. Mình giác ngộ cách mạng là muốn mấy tên con trai trong lớp nghe mình thì đi kiếm mấy cô, nhờ họ kêu gọi mấy tên tham gia tổ chức văn nghệ hát cho nhau nghe, để tập dợt văn nghệ, tuyển lựa tài năng thêm bán chè gây quỹ. Kiếm mấy tên chơi đàn, chơi trống và ca sĩ ở các lớp khác, tập dợt rồi tuyển lựa để đi thi đấu.

Mình nhát gái nên nhờ Vũ Văn Tùng hỏi mấy cô lớp khác, làm ca sĩ cho chương trình. Cứ nhờ mấy cô kêu gọi mấy tên và mấy tên kêu gọi mấy cô. Không cãi vã gì cả, ai nấy đều vui như tết, hăng say tham gia, đóng góp công sức vào chương trình.

Mình thì không rành văn nghệ lắm nhưng bán chè thấy có lời khá nhiều thì rất thích, phụ giúp mấy cô phần này. Cuối cùng cả lớp đồng ý dùng tiền ấy để mua thức ăn cho picnic ở Datanla.

Mỗi tuần phải xuống nhà Thầy ở đường Nguyễn Du để ban nhạc dợt đàn với hai ông thần Nhị Anh và Tam Anh. Nhà mấy ông thần này có đủ máy móc, đàn để dợt. Sau đó, mấy ca sĩ hát để thâu âm và băng nhựa, ra chơi thầy bỏ cho thiên hạ nghe. 

Đến ngày hát hò ở trường Trí Đức thì bị bể. Lý do Trần Thiện Tân, chơi Bass. Khi tập thì nó chơi đàn 6 dây nhưng đến nơi thì ban tổ chức đưa đàn 4 dây mà hắn không biết chơi loại 4 dây thế là ngọng. Mình không nhớ cái bớt một thời hát bản gì hôm ấy, chỉ nhớ chi Hường hát bản tủ Tóc mai sợi vắn sợ dài chi đó. Mình đứng dưới sân trường, nghe thiên hạ bàn tán về trường Văn Học khi mấy ông thần chơi bài Mustafa. Chán Mớ Đời 

Sau này, sang New York làm việc, thầy có nhờ mình mua sách báo ngoại quốc ở New York. Có tin tức gì về Việt Nam thì gửi cho thầy. Dạo ấy thầy đi làm cho công ty nhưng có đam mê làm báo nên có làm CBA News. Dạo ấy được xem là tin tức đàng hoàng nhất tại hải ngoại, tin tức lúc nào cũng được kiểm chứng kỹ lưỡng, không tung tin giật gân, câu Like. Thầy gửi báo Phụ Nữ diễn Đàn cho mình hàng tháng để học tiếng Việt. Từ ngày đi tây, mình đâu có đọc báo việt ngữ, ít gặp người Việt nên nói tiếng Việt khá lọng ngọng. Nhờ báo Phụ nữ Diễn Đàn, giúp mình học tiếng Việt lại.

Nhớ dạo thầy mới làm báo tại Đà Lạt. Thầy hay vào lớp, trong khi mấy thầy dạy trường Trần Hưng Đạo chạy xe đến, đọc những bài thầy viết kể về tin tức Đà Lạt. Có lần thầy đọc bài về chuyện cặp trai gái nào đi xuống thác Prenn, chơi rồi bị cướp. Thầy kể như đang chứng kiến, hiển thị mọi việc khiến mấy tên trong lớp há mồm kêu u chau, u châu hay hè. Không nhớ tờ báo nào thầy cộng tác, hình như Đông Phương. 

Cũng dạo ấy, ông cụ mình với mấy người bạn như ông Việt Quang ở khu Hoà Bình, bên cạnh tiệm kính Anh Lân, cũng làm đặc phái viên cho tờ báo nào ở Sàigòn. Hình như tờ Sóng Thần, lâu lâu thấy ông cụ đem tờ báo về, kêu đọc tin tức về Đà Lạt. Có vài tin xe cán chó ở Đà Lạt. Chán Mớ Đời 

Cuối tháng là có màn phát bảng danh dự và học bạ. Sau đó, những học sinh tiên tiến, hậu lùi được phong trong sổ phong thần, nghĩa là ăn số không, trứng vịt tháng đó, lần lượt xếp hàng vào văn phòng, để được trao quà lưu niệm, mấy roi mây vào mông để khắc ghi lại tuổi học trò. Có lần tên Đa bị ăn roi mây, chạy về kêu người đẹp mày bị ăn mấy roi. Chán Mớ Đời 

Gặp lại học trò cũ Văn Học, ai nấy đều nhớ đến món roi mây của thầy. Mình thì nhớ mấy hôm chào cờ. Cứ sáng thứ 2, trước khi vào học, có màn chào cờ. Năm đầu tiên, không biết vụ này nên đứng sớ rớ trên sân trường trong khi thiên hạ trốn, núp phía sau bạn học. Thầy kêu tên mình lên, lớ ngớ đi lên bục xi măng, thầy kêu mình hô chào cờ. Thế là mình ngọng.

Quay lại thì thấy hàng nghìn con mắt như viên đạn đồng AK, khiến mình muốn trốn, độn thổ. Cuối cùng thì cũng thu hết can đảm, hô hét thượng kỳ như ở võ đường khiến tên Nguyễn Mơ, nhà ở dưới Cô Giang, vào lớp hỏi thằng nào hô chào cờ. Tên Mơ này, và vài tên khác, không thích chào cờ, đứng ở dưới đường, chỗ quán bà Cai, không biết hắn có phải nằm vùng hay không, không thích chào cờ Việt Nam Cộng Hoà. Hắn có người anh tên Nguyễn Ước, lớn tuổi hơn nhưng học chung với mình rồi mất tích, không biết đi lính hay vào bưng.

Về Đà Lạt, Ngô Văn Thuỷ lấy điện thoại gọi hắn, bảo có mình về thì hắn lại mắc cái bệnh trả nhớ về không của dân Đà Lạt, lắc đầu không nhớ. Mình nhắc những buổi chiều đá banh với nhau ở sân vận động Đà Lạt với đám kho bạc lại làm hắn tịt nữa. Được biết anh chàng, làm hướng dẫn viên du lịch, dẫn Tây ba lô đi phược.

Nhớ có lần đi lạc quyên, cứu trợ miền trung. Mình, trưởng lớp, bàn với đám bạn, rủ mấy cô đi chung. Có thời gian để đả thông tư tưởng. Mình mượn xe ông cụ chạy xuống Tùng Nghĩa. Mình lý giải là ai cũng đi khắp Đà Lạt hôm ấy, nếu mình ra ngoại ô thì độc quyền ở vùng đó, một mình một cỏi, tha hồ xin tiền của bá tánh. Thiên hạ chắc không quỳ cúng tiền cho đồng bào miền trung.

Thất bại hoàn toàn vì trên thực tế dân Tùng nghĩa đói hơn dân Đà Lạt nên đi xin ở chợ Đức Trọng, chả ai cho. Cả đám, ai nấy như người mất sổ gạo, bao nhiêu nhiệt huyết của thanh niên, đi xin tiền giúp đồng bào nạn nhân lũ lụt miền trung đều tiêu tan. Thêm chiếc xe của ông cụ bị cục đá bắn trên đường làm một lỗ nơi cái bình nước, làm hạ nhiệt.

May thay nhà Trần Thiện Tân ở Tùng Nghĩa nên chạy lại nhà nó, kêu ông bố cầu cứu. Bố nó có nhà thuốc tây, không biết có bị mấy ông kẹ ra thăm hỏi, kêu đóng góp cho Cách mạng hay không. Bố nó kêu ngồi đây ăn cơm rồi từ từ ông ta kiếm chỗ hàn cái bình nước lại. Đi khắp Tùng Nghĩa mới có một chỗ chịu hàn hay đúng hơn là biết hàn. 

Hàn xong thì chạy về Đà Lạt, trời đã về chiều. Mình sợ quá giờ người ta không cho lên Đà Lạt vì khúc đèo Prenn, có một lô cốt. Đến chiều là họ đóng không cho ai lên Đà Lạt nữa. May quá, kịp giờ, chạy về nhà thầy Chử Bá Anh ở Nguyễn Du. Gặp tụi này về, thầy mừng mệt thở luôn vì các thầy cô đóng đô, bố mẹ mấy cô đi kiếm con. Trong lớp 12 B có một cô gái độc nhất, tên Song Kim, đi một mình quyên được nhiều tiền nhất toàn trường. Nhóm mình tốn tiền xăng, tiền sửa xe, xin đâu có mấy trăm bạc. Vụ này giúp mình sau này phải điều nghiên kỹ lưỡng trước khi làm việc gì, không theo ý mình mà hỏi rõ mọi việc.

Nhớ lần đầu tiên gặp lại gia đình thầy cô ở vùng đông Bắc khá vui, được cô cho ăn cá kho với trà nhớ đời. Cô giải thích trà làm giảm mùi tanh của cá. Cô Vi Khuê tặng mình cuốn tập thơ Cát Vàng, có nhiều bài thơ rất hay. Có mấy bài được Phan Ni Tấn, Chử Tam Anh phổ nhạc rất hay.

Mấy chị em họ Chử chụp hình kỷ niệm tại Đà Lạt trước khi đi du học. Mình có gặp lại hai chị em Mai Thanh và Phi Nga. Hai chị em cô này được thầy cô Chử Bá Anh chấm để làm dâu sau này nhưng 75 đến nên tan hàng.

Năm ấy Văn Học có mình đi du học đầu tiên, sau đó thì đến Hùng Con Cua, thằng Nguyên, đi Gia-nã-đại, rồi đến 4 chị em họ Chử đi Hoa Kỳ. Cả đám đều có nghị định được chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho đi du học cùn một lúc nhưng mình thì giấy tờ đi Pháp nhanh hơn. Sau này, mình đều gặp lại mấy người này tại Hoa Kỳ và Gia-nã-đại.

Gặp bạn học cũ, ai cũng kể là rất sợ thầy Chử Bá Anh nhưng lại thương thầy, dù khi xưa hay bị ăn roi mây nhớ đời. Có người kể, cúp cua, đi đánh bi da, thầy lái xe, chạy vòng vòng phố, kiếm được rồi chở về trường, kêu ráng học, khiến nhiều người đậu Tú tài, có người đậu Bình và ưu, đã thay đổi cuộc đời họ.

Khi tin thầy qua đời, Chử Tam Anh viết cho mình, cho rằng ba tôi sống một cuộc đời Mỹ mãn. Sau này Tam Anh qua đời, Nhất Anh kêu đừng qua Virginia đi đám tang, sau đó mấy ngày thì một anh bạn thân khác ở Văn Học cũng qua đời vì ung thư. Hai người bạn học cũ thân nhất thời Văn Học, ở Hải ngoại giả từ cuộc chơi sớm.

Mình định không kể về Đà Lạt nữa nhưng thiên hạ cứ gửi thêm hình ảnh xưa Đà Lạt. Bao nhiêu kỷ niệm một thời trẻ trâu lại từ đâu kéo về, phải viết xuống để đầu óc bớt lùng bùng như cảm ơn những người quen, bạn, thầy cô, đã đi qua đời mình, để lại một chút gì đó trên con đường đời của mình đã đi qua.

Có lẻ hai năm học Văn Học, để lại cho mình nhiều dấu ấn hơn 10 năm tình cũ với Yersin. Mình ít nhớ về về bạn học Yersin hơn là Văn Học. Có lẻ Văn Học là khoảng thời gian mình lớn hơn, để ý đến gái gú cũng có thể mình được cử làm trưởng lớp nên có tham gia các sinh hoạt của trường nên bắt buộc phải nhớ.

Hai năm Văn Học có lẻ là hai năm hạnh phúc nhất thời gian ở Đà Lạt, có nhiều kỷ niệm của một thời thanh mai trúc mã. Mình đã gặp những người thầy, đã cấy vào đầu mình những hạt mầm, giúp mình vững niềm tin hơn trên đường đời sau này. Mình học được từ thầy Chử Bá Anh lối sống đam mê. Thầy thích làm báo vì đam mê, dù không tiền. Sau này sang Cali lập nghiệp thì mới hiểu nghề làm báo của thầy có trách nhiệm, khác với báo biếu, báo chửi mà người Việt lượm ở cửa ra vào các chợ. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Capadoccia, vùng ngựa đẹp

 Mình biết đến địa danh Capadoccia, Thổ Nhĩ Kỳ khi còn đi học. Vào thư viện, thấy cuốn sách bằng tiếng nhật nên mượn về đọc. Hoá ra có một hay 2 ông kiến trúc sư nhật nào được trả tiền qua xứ này để vẽ lại vùng này, với nhà cửa mà người dân địa phương ở trong mấy hang đá từ hơn ngàn năm qua. Từ đó mình tò mò, muốn đặt chân lên vùng này một lần trong đời. Năm nay, may mắn, trời cho phép tới đây.

Người Nhật Bản cũng như đa số các nước tây phương, họ hay gửi người của họ đi khắp nơi trên thế giới để truy tìm, nghiên cứu văn hoá của xứ người ta để dựa vào giúp các chính trị gia có viễn kiến về tương lai và dân tộc họ. Ta thấy chính người Pháp đã tìm ra các di tích lịch sử của thuộc địa như đền Angkor ở Cao Miên, Đình Bảng ở Việt Nam… mình có một tập tài liệu của ông Besacier, người Pháp, vẽ lại cái Đình Bảng to đùng.

Vùng này thấy nhiều hang đá kiểu này, người dân đào hang để ở. Đá calcaire nên dễ đào. Có vùng nuôi chim bồ câu để người dân lấy phân để bón cây cối. Nay thì có phân hoá học nên chim bồ câu hết xuất hiện.

Đến đây mới hiểu vì sao người dân khi xưa, đào mấy hang trong này để ở. Lý do là mua hè quá nóng và mùa đông quá lạnh, nghe nói xuống đến 20 độ âm. Ở trong hang đá thì mát và mùa đông thì ấm hơn ở ngoài. Nay thì chính phủ đã dời người dân trong hang đá ra các chung cư và các khách sạn bắt đầu chui vào để làm tiền du khách trải nghiệm. Vợ chồng mình cũng ở trong một phòng xây cất bằng đá Calcaire mà khi xưa, ông tây bà đầm cứ giải thích lên giải thích xuống mà mình chả hiểu gì cả. Độ ngu bền vững.


Phòng hai vợ chồng ngụ lại, được xây bằng đá calcaire, không biết tiếng Việt gọi là gì. Đá vôi? Khi xưa, ông tây bà đầm dạy thì nhớ vậy thôi. Khách sạn được đào trong hang. Ở ngoài để tránh nước thấm vào nên họ quét một lớp chống ẩm.

Sau 2 tiếng trễ, máy bay đáp xuống Kerdesi, cách Capadoccia đâu 1 tiếng lái xe. Mình đã oải vì dậy sớm ra phi trường, lại đợi 2 tiếng trễ nên Chán Mớ Đời. Tưởng xe chở về khách sạn rồi đi ăn, ai ngờ, họ ngừng bên đường để đón hướng dẫn viên, dẫn đi thăm viếng vùng này, đặc biệt là viện bảo tàng, nơi khi xưa có tu viện thiên chúa giáo, lúc sơ khai, sợ quân lính, công an, nằm vùng của quân la mã tìm thấy nên mấy ông linh mục đi tu, trốn tránh ở vùng này.

Hình vẽ trên tường chữ thập do chữ viết hy lạp, chúa giết su. Dạo ấy có 4 nhà thờ thiên chúa giáo (Antalya, Istanbul, Izmir và Thierya) nên họ ghi dấu hiệu chúa giê su bằng chữ Hy Lạp tượng trưng cho 4 nhà thờ này. Sau này biến thành thập tự giá ngày nay, mà người ta gọi tượng trưng cho chúa giê su bị đóng Đinh trên thánh giá. Theo mình hiểu thì thập tự giá của thiên chúa giáo chính thống vẫn còn giữ cách này, còn Vatican thì dùng thánh giá loại kia.

Nhà thờ lúc đầu còn trong vòng bí mật, sợ mật thám của quân la mã truy lùng nên họ ghi dấu hiệu 4 nhà thờ để con chiên biết mà lần đến. Có lẻ sau này toà thánh Vatican giải thích cây thánh giá khác với lúc ban đầu.

Đi viếng tu viện thì mình mới hiểu lịch sử sự hình thành thập tự giá. Khi xưa, người ta bị kẻ mạnh cướp bóc, bắt làm nô lệ, không có được sự giải thoát cuộc đời họ, ngoại trừ vài người tài ba xuất chúng có thể mua được tự do của họ. Khi chúa Giê Su ra đời và đưa đến một một tư tưởng mới về nhân sinh quan, ai cũng bình đẳng trước chúa, khiến đế chế la mã quan ngại và lùng bắt. Tương tự ngày nay các chế độ độc tài rất lo sợ các tư tưởng về dân chủ, tự do con người,..nên bắt bỏ tù tất cả những ai kêu gọi bình đẳng.

Thấy trong ảnh, cái cửa thông qua các khu vực khác, có cục đá tròn to đùng như cái bánh xe, được lăn qua nếu có quân la mã đến để chắn cái cửa lại. Có hệ thống lấy dưỡng khí nhưng quá chuyên môn, mình có ghi và vẽ lại sơ đồ, để làm tài liệu cho mình.
Đường hầm cao hơn Củ Chi nhưng cũng phải cúi người để đi qua. Phải bỏ hình đồng chí gái để thấy không gian ra sao.

Hôm nay, viếng thăm các địa đạo mà người theo thiên chúa giáo núp khi quân la mã đi lùng thì họ chạy xuống dưới này. To hơn địa đạo Củ Chi nhiều và cách thiết kế rất hay. Làm sao lấy nước, nấu ăn và các bánh xe đá lăn để đóng cửa các đường hầm nếu quân la mã bò vào. Mình được giới thiệu một ông imam đã tìm thấy chốn này. Nghe nói vùng này có đến hơn 200 địa đạo nhưng người ta chỉ khai quật đâu trên 30 địa đạo.

Ông Imam kể là lúc 25 tuổi, ông ta tưới nước cho rau cỏ thì thấy nước không đọng lại mà tụt đi đâu nên tò mò kiếm ra địa đạo này. Chính phủ bò lại kêu là của quốc gia, cưỡng chế đất vườn của ông ta. Chán Mớ Đời 

Cưỡng chế đất làm nông của ông. Nay cho miếng đất để làm cái tiệm cho con ông ta bán đồ lưu niệm cho du khách. Ông ta kêu mình mua một cuốn sách nói về địa đạo, để ông ta ký tên nhưng mình cảm ơn. Đợi đồng chí gái mua ba thứ lặt vặt xong thì lên xe đi viếng mấy chỗ khác, vào xem hợp tác xã tranh lụa và thảm để trong lúc hướng dẫn viên và tài xế đi ăn trưa. Đi chơi thì chế độ dinh dưỡng của hai vợ chồng bị đảo lộn. Thường mình không ăn sáng, nhưng đây khách sạn cho ăn sáng nên phải ăn rồi đợi chiều đi ăn tối luôn, trưa không ăn nên phải để hướng dẫn viên và tài xế đi ăn trưa. Có hướng dẫn viên chịu khó đợi thì độ 2, 3 giờ thì mình mời đi ăn luôn rồi về khách sạn.

Cách lấy tơ từ trong mấy kén của con tằm. Họ móc tơ lên mấy cái ròng rọc rồi ấn nút máy chạy tự quấn. Bên tay trái, treo trên tường, các bó tơ màu trắng, có phần được nhuộm màu dùng màu hạt lựu thành đỏ,… màu này chắc là màu áo lụa Hà Đông của ông Nguyên Sa, không có trắng như ông Hàn Mạc tử điển tả.

Lần đầu tiên mới thấy được cách lấy tơ của mấy con tằm. Chỉ đọc sách kể chớ chả hiểu gì cả. Vùng này các cô gái đều được mẹ dạy cách thuê cả. Nếu không biết thì khó mà lấy chồng. Đến tuổi cặp kê thì mấy bà có con trai đang kiếm dâu đều xem các cô gái được giới thiệu để xem kỹ thuật của họ thêu có đẹp hay không. Lý do là khi thêu phải có một sự nhẫn nại, bền tâm mới có thể làm được việc này. Mấy cô mà không biết thêu thùa thì xem như ế chồng, không có sự cẩn mẫn, chịu đựng bị mẹ chồng làm khó.

Họ vẫn có màn làm mai làm mối nhưng trai gái đi học ở trường nhất là đại học thì có thể phát hiện ra đối tượng để nhập hộ khẩu chung. Vấn đề là đám cưới tốn tiền. Mình hỏi anh chàng thông dịch viên, anh ta kể gặp cô vợ ở đại học nhưng phải tốn 20 ngàn đô la để cưới cô nàng vì đã mất 10,000 đô để mua nữ trang cho cô nàng. Đàng gái thì phải cho của hồi môn như xoong quánh, giường chiếu đủ trò,… mình nói may quá, lấy đồng chí gái không tốn đồng nào. Tiền nhà hàng thì đã có khách đến cho tiền nhà hàng nên huề vốn.

Mình ở Thổ Nhĩ Kỳ chắc muôn đời ế vợ. Chán Mớ Đời 

Mình mua được bức tranh lụa thêu, giá 30% giá họ rao. Kệ để có chút gì để nhớ về Thổ Nhĩ Kỳ. Mình mua bức tranh thêu rất có ý nghĩa trong văn hoá hồi giáo. Sẽ đóng khung để trung tâm nhà để tự nhắc nhở mình. Họ kể bà nào mất 18 tháng mới thêu xong tấm trang độ 40 cm chiều ngang và 60 cm chiều dài. 140 mũi cho một cm vuông.

Mình ở Hoa Kỳ nên may mắn, năm nay đi chơi ở đây, lạm phát lên 72% nên giá rẻ so với những nơi khác. Ai muốn đi chơi thì nên đi mấy xứ như Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Capadoccia được các thương buôn ba tư gọi là vùng ngựa đẹp nhưng chả thấy ngựa đâu hết. Chỉ có mấy bức tượng ngựa làm bằng sắt, để rãi rác ngoài thành phố để du khách chụp hình. Ngày cuối thì mình có thấy mấy con ngựa dùng cho du khách cởi chụp hình, dáng ngựa khá đẹp.

Hôm nay mình sẽ đi viếng vài nơi rồi ra phi trường bay về Istanbul, viếng phần đất ở eo biển rồi thứ tư bay về mỹ. Chuẩn bị cho chuyến đi leo núi Kilimanjaro với một anh cựu sinh viên Đà Lạt rồi sẽ đi chơi ở Ai Cập và Jordan với đồng chí gái. Xong om

Hôm qua ăn bữa cơm tối ở đây. Đẹp không tả . Chỗ này khi xưa dân tình đào khoét bên trong hang đá để ở. Mát mùa hè, ấm mùa đông. Nay thì chính phủ dời họ vào các chung cư nóng chết bỏ, gắn 3 tấm năng lượng mặt trời đẻ có nước nóng. Chán Mớ Đời 
Đi viếng một cái động, người ta đang làm lại khách sạn. Gặp ông thợ đẽo khắc quá đẹp. Ông ta đòi $2,000 để tạc tượng nào mình muốn. Nghe giá là hoảng. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn  


Bửa ăn tối lạ thường

 Hôm qua đến Capadoccia, mình xem gú gồ thì thiên hạ đề nghị đi ăn ở tiệm khá độc đáo. Phải kêu taxi đi vì cách khoảng 10 dậm đường mà đồng chí gái thì oải rồi. Tiệm ăn nằm trong khu nghỉ dưỡng cực đỉnh nhất vùng này, không biết là nơi trồng nho hay có sân cù. Đánh cù ở đây chỉ có chết và bị thương. Nóng kinh hoàng nhưng được là vào buổi chiều mát không như ở các vùng ven biển nóng cả ngày.

Mình nhờ lễ tân đặt bàn cho hai người, khiến anh chàng buồn như mất sổ gạo, hỏi sao không ăn nhà hàng của khách sạn. Mình kêu mụ vợ muốn ăn chỗ kia. Từ ngày lấy vợ, mình có tật đổ lỗi cho mụ vợ mọi chuyện khi ra đường. Mình thương mụ vợ ở chỗ là cứ hứng bao nhiêu đạn bom dùm mình mà không hay biết.

Đi học về thương lượng, họ nói luôn luôn tìm người thứ 3 để đỗ lỗi, vẫn giữ được hoà khí đẻ tiếp tục thương lượng. Ngược lại đồng chí gái cũng cứ đỗ tội cho mình.

Lễ Tân gọi taxi cho mình. rồi xe chạy vèo vèo, qua các đồng quê. Nói chung thì cảnh đồng quê xứ Thổ Nhĩ Kỳ, không có gì đẹp. Những nơi mình đã đi qua thì có lẻ cảnh đồng quê đẹp nhất là vùng Toscana của Ý Đại Lợi. Xe đến cổng, có bảo vệ, hỏi đi đâu, mình nói đi ăn. Thấy mình, dáng nông dân chân chất nên hỏi vớ vẩn rồi cho vào.

Phải công nhận kiến trúc mới xây khá đặc thù, hình lục giác, khiến mình nhớ khi xưa có vẽ một đồ án ở bên Thụy Sĩ nhưng đó là chuyện thời xưa, kiếp trước của mình. Từ nhà hàng có cô lễ Tân chạy ra đón, đầy nổi Hân hoan. Hoá ra mình là thực khách đầu tiên của buổi cơm chiều. Vắng du khách vì ông thần Putin, đem quân đánh Ukraine để dạy một bài học, phụ Nga theo Âu châu nên 4 triệu du khách nga không đến được như hàng năm. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ dựa vào đám du khách Nga nhiều nên họ trung lập không dám cấm vận bú xua la mua anh Putin. Chỉ bán các Drone để bắn giết lính nga thôi.

Trước khi ăn, họ rãi mấy loại hoa cỏ như là Lavender,…thấy thơm như tạo ra cái đói
Sau đó họ đem ra hai ly nước hơi ngọt của lavender và mint . Có lẻ để kích thích bao tử, khai vị

Vào nơi đây chắc còn sớm nên chỉ có hai vợ chồng mình. Họ đưa thực đơn thì khám phá ra có món ăn của Azarbejan nên mình kêu món thịt của xứ này để ăn. Có đến 5 tiếp viên phục vụ cho hai vợ chồng. Mình nói dân Việt Nam, họ kêu nhân dân anh hùng đánh mỹ cút ngụy nhào. Chán Mớ Đời 

Phần meze thì họ trộn 3 loại chung với tỏi bằm, cho ăn với khoai tây chiên rất mỏng và dầu olive, trộn tỏi như hình trên. Anh phụ bếp làm trước mặt mình khiến đồng chí gái kêu xem đó mà bắt chước, về nhà làm cho vợ ăn, mình gật đầu nhất trí. Cái này thì ngon hơn sấm của Mễ và bổ cho cơ thể.

Món này là artichaut nấu chín, lấy trái tim trộn với kem gì không biết, để trên củ cải đỏ, được đánh nhuyễn , thêm chút phô mát và sữa đánh nhuyễn để ăn khai vị với bánh mì Pita
Bổng nhiên nghe tiếng ngựa hí, hoá ra có một cô kéo chiếc xe chở rau cải đến bàn. Mình chọn loại nào thì cô ta bốc bỏ vào cái thố rồi mình kêu dầu olive, đem xà lách đến cho mình ăn. Ngon
Cái patio hình lục giác để sáng khách ở đây bò ra ăn, thấy có xe điện chở thiên hạ chạy vòng.
Xà lách tự chọn để họ trộn cho mình. Ước gì cả đời được ăn như vậy chắc sống thọ.
Món thịt nướng Azerbaijan được để trên cái thớt to và dầy, có lót miếng bánh Nam của Ấn Độ. Xứ này họ ăn cà tím rất nhiều, thấy nướng cả ớt nhưng ớt to thì không cay lắm
Món cá nướng của đồng chí gái 
Món thịt nướng để trên cái thớt, có lót một tấm bánh tráng mỏng. Ở giữa có cái chén đựng nước sốt làm với quả lựu. Có thể nói món thịt này ngon nhất trong chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ. Mình tính đi lại tối hôm sau nhưng anh chàng hướng dẫn viên đề nghị đến một tiệm ăn lãng mạn hơn để đồng chí gái nhớ đời.
Cuối cùng là món tráng miệng, họ đem ra một đĩa trái cây, trưng bày bắt mắt và cái bánh pistachio 

Tới đây bụng đầy nên hai vợ chồng nhờ họ kêu taxi, chở về lại khách sạn ở thành phố khác, rồi đi bộ cho tiêu cơm. Hai vợ chồng ăn tiệm cực đỉnh ở vùng này, ngon, chỉ bằng giá 1 tô phở ở bolsa cho mỗi người. Chán Mớ Đời 

Mình thích trải nghiệm thức ăn lạ còn đồng chí gái thì thích ăn ngoài phố đông người. Chiều này chắc bò ra phố để ăn để làm vừa lòng vợ. Xong om

Ăn cơm ở đây khiến mình nhớ đến bữa cơm xã hội tại Sicily. Dạo ấy, sau khi làm việc ở Torino, hè mình lấy xe buýt mà người ý gọi là Pullman, lý do là các xe buýt đều mang hiệu Pullman. Tương tự Đà Lạt khi xưa kêu xe đò Minh Trung, Mình Tâm. Ngồi xe buýt, buồn đời, mình vẽ hí họa ông tài xế, anh chàng lơ xe thấy nên xin, mình kêu miễn tiền xe. Họ nhất trí. Thế là mình có thể tuyên bố, tôi vẽ để đi xe buýt.

Xe đến một nơi nào, làng nào mình quên tên rồi, không có lữ quán thanh niên. Chỗ này là nơi họ bảo là cái làng của  ông thần trong vai chúa xã hội đen Corleone Miền nam Ý Đại Lợi, ít có lữ quán thanh niên vì ít dân hippie già nhưng các nhà nghỉ thì nhiều và rẻ. Mình lấy phòng xong thì theo Guide des  routards, thành phố này có 2 tiệm ăn. Tiệm rẻ nhất thì như cố ý không muốn tiếp mình, hôm đó đóng cửa. 

Khi xưa, đi Ý Đại Lợi, mình thích ăn mấy tiệm đề tên “Casalinga”, kiểu quán cơm gia đình, bình dân. Thực đơn có mấy món, rẻ, họ cho mình xin thêm bánh mì.

Mình đành bò lại tiệm mở cửa duy nhất hôm đó. Nhìn thực đơn thì thấy hấp dẫn nhưng không có thấy đề giá tiền. Mấy tiệm ăn sang thường họ không đề giá tiền. Có lẻ dân giàu có không bao giờ xem giá tiền khi ăn. Nghèo như mình thì quen nhìn giá tiền của thực đơn, tăn những món nào có khả năng trả thay vì ăn nhưng món gì mình thích. Mình đói vì từ sáng giờ ngồi xe buýt, không có miếng bánh mì trong bụng.

Mình tự nhũ, vào ăn một đĩa spaghetti xin thêm nhiều bánh mì. Vừa đẩy cửa vào thì ông bồi hỏi mình là sinh viên, mình gật đầu, nghĩ trong đầu có giá hữu nghị cho sinh viên. Ông ta chỉ chỗ cho mình ngồi. Mình nhìn thực đơn nhưng trong bụng hơi lo lo vì không thấy giá tiền như để ngoài cửa. Mình như ông hề Charlot, trong túi có mấy xu mà vào tiệm ăn không có giá tiền nên hỏi ông tiếp viên.

Ông này kêu đừng lo, nhà trường trả khiến mình càng cảm động, hơi lo lo. Mình là sinh viên bên Tây mà sao nhà trường bên Ý Đại Lợi lại trả nhưng nếu không trả tiền thì kêu món khai vị, đến món spaghetti, đặc sản của vùng này rồi chơi thêm món thịt, contorno rồi cuối cùng món bánh đặc sản vùng này.

Hôm sau ghé lại tiệm này, ăn ngon nhưng không bằng tiệm hôm qua, nhưng ngồi ngoài trời, cảnh đẹp khiến đồng chí gái thích, kêu chụp hình lia lịa. Từ từ hoàng hôn đỗ xuống, ánh sáng thay đổi rất đẹp.

Ăn ngon miệng vì đói nhưng cũng lo lo, nhà trường nào trả tiền cho mình. Từ từ mình đột phá tư duy, khi thấy đám học sinh Mỹ kéo vô đông lắm. Chúng không ngồi chung bàn với mình nhưng bu xung quanh mấy bàn khác, xì lì xì la.

Hoá ra là có một nhóm sinh viên, đúng hơn là học sinh Mỹ, đi viếng Ý Đại Lợi, có đặt sẵn cho nhóm họ ăn tối ở đây. Học sinh trung học ở Hoa Kỳ, thường vào năm lớp 11, họ hay tổ chức cho học sinh đi chơi, viếng Hoa Thịnh Đốn hay các nước ở Âu châu để chúng biết chút chút về những gì ngoài Hoa Kỳ, thêm có kỹ niệm với nhóm bạn trước khi rời trường. Con trai mình thì đi Hoa Thịnh Đốn, được đại biểu của vùng cali tiếp đón, giải thích về ngành lập pháp của Hoa Kỳ. Con gái mình thì đi Pháp hay Ý Đại Lợi, không nhớ.

 Do đó khi mình bò vào, tên bồi hỏi có phải sinh viên. Khi đã giác ngộ cách mạng, mình ăn lẹ lẹ rồi chuồng, khôgn thằng mỹ hay con mỹ nào ngồi chung bàn mình, sợ nhà hàng biết mánh. Tên tiếp viên, đem tờ giấy lại để mình ghi tên trong danh sách để đám sinh viên Mỹ trả tiền hộ cho mình. Sau này, mình đi viếng thăm mấy tên sinh viên ý quen ở ký túc xá, kể cho chúng nghe. Rồi chúng đồn với nhau nên khi trở về ký túc xá, cả đám cứ bu lại hỏi mình kể chuyện ăn cơm sinh viên Mỹ. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen (dạo này đen như phi châu)

Nguyễn Hoàng Sơn 

Istanbul 2022

 Chào tạm biệt cả đại gia đình tại Dubai. Trong khi mọi người bay về mỹ, pháp hay Việt Nam thì tiểu gia đình mình, đáp máy bay đi Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Istanbul là thành phố ai cũng đến nhưng không phải thủ đô của xứ này. Khi Anh quốc và đồng minh đánh bại đế chế Ottoman, người Thổ Nhĩ Kỳ phế bỏ ông vua và thành lập một nền cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ tương tự vua Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm truất phế. Ankara, trước đây được gọi là Angora của Hy Lạp, được làm thủ đô của nước Cộng Hoà Thổ Nhĩ Kỳ. Mình sẽ không đi đến đây vì khá xa và không có gì quan trọng.

Nước này khi xưa bị người Hy Lạp chiếm đóng nhưng sau này người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng thì đoàn quân của họ chiếm đóng xứ Hy Lạp mấy trăm năm nên khi đi Hy Lạp, mình nghe người Hy Lạp chửi người Thổ Nhĩ Kỳ như Triều Tiên, Trung Cộng chửi Nhật Bản. 

Sultan Mustafa Sony, trời nóng mà vợ bắt bận đồ để chụp hình Chán Mớ Đời 

Xui của nước này thì hên cho nước khác. Khi quân đội của đế chế Ottoman chiếm đóng Hy Lạp thì dân trí thức của Hy Lạp chạy di tản qua Ý Đại Lợi và được các ông thương buôn ở vùng Toscana Ý Đại Lợi, yêu chuộng. Kiến thức và tư tưởng của các nhà hiền triết Hy Lạp đã giúp họ thành lập một nền văn minh La Mã-Hy Lạp mà ngày nay người ta gọi thời đại Phục Hưng. Xứ Toscana này bổng nhiên sản xuất ra một thế hệ nghệ nhân và trí thức như Michelangelo, Leonardo da Vinci.,… đã giúp Âu châu thoát khỏi sự u mê của thời Trung Cổ. Ngày nay, người ta gọi là chất xám của ngoại quốc rất quan trọng.

Người ta thấy sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, một số trí thức ở âu châu chạy qua Hoa Kỳ, giúp nền văn hoá Hoa Kỳ lên mau và phát triển về nghệ thuật, kỹ thuật như chế tạo bom nguyên tử,… sau vụ Thiên An Môn, Hoa Kỳ đưa tay vớt tất cả tiến sĩ từ Trung Cộng, muốn ở lại hay gần đây, Hoa Kỳ ra luật đặc biệt để chiêu dụ các kỹ sư nga la tư từng làm trong các chương trình nghiên cứu khoa học của nga la tư. Họ có cả danh sách những người được chấp thuận vào Hoa Kỳ nhanh nhất. 

Mình có quen một ông tiến sĩ người Đài Loan, sang Hoa Kỳ học tiến sĩ rồi ở lại, nói bạn bè ông ta, ai có tiến sĩ đề được Hoa Kỳ cho phép ỏ lại. Ông vua semi-conductor của Đài Loan, từng ở lại làm việc cho Hoa Kỳ. Sau đó được Đài Loan cũng cấp tiền bạc để giúp Đài Loan trở thành một cường quốc về seminar-conductor. Nay Hoa Kỳ cho phép công ty này thành lập một chi nhánh sản xuất seminar-conductor tại San Antonio, Texas.

Thời sinh viên mình bị bắt phải nghiên cứu mấy cái Passage bán đồ ở Paris, nay mới biết là kiến trúc sư pháp bị ảnh hưởng bởi các chợ (bazar) của Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đây đẹp hơn vì khí hậu nên xây cất vơi mấy chòm cao và đẹp.

Đến Istanbul vì địa điểm này rất có nhiều di tích lịch sử của thế giới. Thành phố này được chia làm hai bởi một cái eo biển, mang tên Bosphorous. Một bên thuộc về Châu Âu và một bên thuộc về Châu Á. Đó là về địa chính trị và kinh tế, buôn bán từ mấy ngàn năm qua. Các cuộc thập tự chinh đều đi qua vùng này để đến thánh địa Jerusalem.

Mấy cửa hàng bán đồ gia vị và kẹo mức cua họ rất nổi tiếng. Mình đang cử ăn đồ ngọt nên không dám thử.

Lúc đầu được người Hy Lạp chiếm đóng, sau đó thuộc về đế chế La Mã. Một ngày đẹp trời, hoàng đế la mã tên Constantin, dời thủ đô từ La Mã đến đây, và đặt tên thủ đô mới của đế chế là Constaninopolis (thành phố constantin). Ông hoàng đế này có công rất lớn với Thiên CHúa Giáo. Lý do ông ta trở về đạo Thiên CHúa, và cho xây ngôi thánh đường ở đây, được xem là thánh đường Thiên CHúa Giáo đầu tiền lớn nhất của Thiên CHúa giáo. Từ đó dân chúng của đế chế theo đạo này rất đông và đến nay. Hình như vợ ông ta theo đạo này và bắt ông ta trở về đạo.

Sau này Thiên Chúa Giáo có sự bất đồng nên được chia thành hai giáo phái, một ở Vatican và một được xem là thiên chúa giáo chính thống. Có nhiều nguyên nhân lắm như đế chế La MÃ rộng lớn nên bị chia cắt tùm lum.

Đến thời hoàng đế Justinian I thì thủ đô này được đưa đến điểm cao nhất, được xem là một trong những thành phố đông dân cư nhất thời ấy, nghe nói đâu 700,000 người. Ngày nay thì dân số ở đây lên đến 20 triệu người. Lái xe trong thành phố là một ác mộng. Hôm từ phi trường đến khách sạn, nóng nực mà xe kẹt như điên, đường xá nhỏ, nên cuối cùng đành bỏ xe, kéo hành lý đến khách sạn cho nhanh.

 Đến thế kỷ 15 thì thành phố này bị người Thổ Nhĩ Kỳ tấn công và chiếm đóng. Netflix có chiếu bộ phim kể về ông Mehmet the conqueror này. Hôm qua đi thuyền vòng vòng ở vùng này, mình có xem cứ điểm này, nơi mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phá vỡ vòng tuyến của người thiên chúa giáo, khởi đầu cho đế chế Ottoman.

Hôm kia đi viếng thánh đường Hagia Sophia, được xây cất bởi người thiên chúa giáo nhưng khi người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, họ không cho phá vỡ, chỉ trét thạch cao lên mấy tác phẩm ca ngợi Chúa Giê Su,.. và gắn lên đó các ghi khắc, điều răng của đạo Hồi Giáo. Người Thổ Nhĩ Kỳ trước kia là một nhóm người du mục ở Tây Á, rồi đến vùng này theo đạo Hồi Giáo. Người ta tìm thấy tiếng Thổ Nhĩ Kỳ gần gần giống tiếng của xứ Phần Lan. Rảnh mình sẽ kể vụ này, khá lạ.

Thế kỷ 20 khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, cho tu bổ lại thánh đường mới khám phá ra sau lớp thạch cao nhưng hình ảnh ca người CHúa Giê Su khi xưa bởi các con chiên Thiên Chúa Giáo. Cho thấy cái khôn ngoan của người lãnh tụ có viễn kiến. Thường kẻ thắng cuộc đều đập phá bỏ những tàn tích của chế độ cũ, rồi không biết xây lại cái gì để ca ngợi những tượng anh hừng vớ vẩn, tốn tiền thuế của dân. Lính Taliban đã cho phá vỡ các tượng Phật được khắc trong vách núi khiến cả thế giới lên án, ghê tởm cho sự ngu muội của kẻ thắng cuộc, cuồng tín, say mê chiến thắng.

Mình có đi viếng một thánh đường hồi giáo mang tên Giáo đường Xanh vì trang trí bên trong khá đậm màu xanh da trời. Chỉ tiếc là họ đang tu bổ lại nên chỉ thấy cái chòm còn ngoài ra chả có gì. Nghe kể là ông vua nào, quên tên, muốn xây một thánh đường mang tên ông ta để có chân trong lịch sử nhưng người dân không đến đây cầu nguyện nên để câu Like, ông ta kiếm mấy di tích lịch sử về hồi giáo đem để trong đó khiến dân tò mò đến cầu nguyện. Sau đó ông ta bị ép phải trả lại mấy di tích lịch sử đã đánh cắp.

Tương tự, ông Erdogan lãnh tụ, cầm quyền ngày nay cũng làm một ngôi thánh đường hồi giáo trên đồi hoành tráng lắm bên phía Châu Á thì không có thằng thổ nào đến đi lễ, cầu nguyện ở đây. Chán Mớ Đời 

Trong khách sạn thấy họ làm cái hồ nước, với những giọt mưa và nhiều con mắt khiến mình tò mò. Ra chợ cũng thấy bán đầy thêm thằng con không biết ai nói, đòi đi mua cho bằng được. Nó có thằng bạn quen, khi đi viếng Đức quốc, kể cho nó nghe. Tò mò hỏi thì mới biết, con mắt này được người dân Hy Lạp, tin là các hung thần, ác quỷ nhìn chúng ta sẽ hại chúng ta nên họ hay đeo con mắt Ác Quỷ, để khi ác quỷ nhìn thấy con mắt này thì sợ tránh xa. Có lẻ theo truyền thuyết về Medusa. Cái này hình như mình đã kể vụ này khi kể về Hy Lạp.

Con mắt ác quỷ, như cái hình bát quái được treo trước cửa nhà người Việt hay người Tàu được bán cho du khách như điên.

Có cô tài tử Mỹ đen, lấy con trai của công nương Diana, đeo con mắt này nên mọi người đều bắt chước đeo như điên. Đi đâu cũng thấy bán dù không phải ở Hy Lạp. Chán Mớ Đời   

(Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Tấm ảnh kỷ niệm về Paris một thời

 Hôm nay, thấy trang nhà của Pháp, đăng 2 không ảnh khiến mình nhớ lại thời sinh viên, đã đi nát khu vực này. Tấm không ảnh đầu cho thấy sự thiết kế của kiến trúc Pháp theo tinh thần cartesien, như điện Versailles đã ảnh hưởng đến sự thiết kế thủ đô của Hoa Kỳ. 

Pháp quốc giúp người Mỹ đánh bại quân đội Anh quốc, với sự tham gia cuộc chiến của tướng La Fayette, khiến người Anh quốc tống cổ 60,000 người Pháp sinh sống tại Gia-nã-đại, 1 số di cư về vùng Louisiana. Có lẻ vì vậy, người Mỹ muốn đoạn tuyệt với văn hoá Anh quốc, nên mời các kiến trúc sư pháp sang thiết kế thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Khi xưa, Pháp quốc và Anh quốc là hai nước hùng mạnh nhất âu châu nên tìm cách hạ nhau. Thấy người di dân ở thuộc địa của Anh quốc, nổi lên chống lại vua Anh quốc, bị bị sưu thuế cao, nên triều đình pháp tăng viện như ngày nay Hoa Kỳ giúp Ukraine. Cuối cùng tốn tiền quá nên đánh thuế dân pháp, gây bạo loạn đưa đến cuộc cách mạng 1789. Sau này lại giúp ông Mễ đánh Hoa Kỳ, kêu vô ơn nên te tua, banh ta lông. Lại mất Louisiana, bán rẻ lại.

Hình này cho thấy cái trục thẳng từ vườn Tuileries, nơi nhà vua và giới quý tộc ra đây chơi khi họ còn sống tại Paris, ở Port Royal, bên tay phải, sau đại lộ Rivoli. Sau nhà vua cho xây điện Versailles và dời đô về đấy, nên vua chúa không biết đời sống dân chúng ra sao, gây nên cuộc cách mạng long trời lỡ đất.

Nói chung địa ốc của Paris ở phía tây thì đắt tiền hơn phía bên đông Paris. Lý do là gió thổi từ phía tây qua hướng đông nên đa số các nhà máy xưa đều nằm phía đông. Mấy tháng đầu khi mới sang Paris thì mình ở thành phố Pantin, phía đông, thấy nhà cửa bị khói bám đầy. Sau này mình mướn được phòng ô sin ở Neuilly Sur Seine thì thiên hạ tưởng mình giàu. Cả đời anh gặp mình cũng tưởng mình giàu. Chán Mớ Đời 

Phòng ô sin 2 thuốc bề ngang, 3 thước bề dọc, không có sưởi vào mùa đông. Lúc đó chưa học được cách nung cục gạch như ai từng ở Pháp kể, để sưởi ấm mùa đông. Mà nếu biết thì không biết làm sao để nung cục gạch vì trong phòng nhỏ bé không có lò nấu. Mình có mua cái lò ga căm trại để nấu cơm khi thèm. Còn nung gạch thì chắc khôgn được. Chán Mớ Đời 

Dạo còn sinh viên, mình hay ra đây vào cuối tuần để tập vẽ, đẹp lắm. Mình thích hơn là vườn Lục Xâm Bảo mà ông Cung Trầm Tưởng đã nói đến. Khi mới qua Tây, phải bò ra vườn Luxembourg, ngay ngày đầu tiên để viếng vườn này. Rồi đi qua khu vực La tinh. Khu vực này khi xưa, chỉ toàn là đại học, sinh viên khắp nơi về Paris học, dạo ấy toàn là dạy bằng tiếng la tinh vì Pháp quốc hay các nước lân cận đều nói thổ ngữ. Do đó người ta ra đây nghe sinh viên trò chuyện bằng tiếng la tinh nên người dân sở tại mới gọi khau La-tinh (quartier latin).

Trong tấm ảnh, bên trái là dòng sông Seine, đục ngầu, dơ không ai dám tắm. Khi xưa, chỗ cái đảo La Cité thì các tay mỗ lợn, ngựa, bò xong thì quăng đồ dơ, xương xẩu máu me xuống sông Seine. Đọc mấy sách vở kể về thời đó kinh hoàng lắm. 

Hồi nhỏ, mình nghe mấy ông Cũng Trầm Tưởng, Phạm Duy nói về Paris khiến mình mê, muốn đi tây để rồi khi sang đó, thấy sự thật và từ đó mình không đọc thơ nữa vì biết thi sĩ là những tên vớ vẩn, viết bú xua la mua để chim gái.

Chỗ bùng binh ở dưới cho thấy một đường thẳng kéo dài lên đến khu vực La Défense, trung tâm hành chánh, thương mại mới ngoài Paris. Đi thêm nữa sẽ về phía Saint Germain des Pres, Versailles. Dạo ấy mình ở Neuilly sur Seine, nằm giữa Paris và La Défense.

Công viên Les Tuileries rất rộng, được xây cất cho vua chúa du ngoạn nằm giữa sông Seine và đại lộ Rivoli với những Arcades đẹp tuyệt vời. Mình thăm viếng tất cả thủ đô của Châu Âu nhưng không có đại lộ nào đẹp như đại lộ này. Ở Bologna bên Ý Đại Lợi thì có nhưng rất ngắn ngủi, không hoành tráng như ở Paris.

Gần cổng vào của công viên có hồ nước với 8 cạnh. Có cây cối lạ và viện bảo tàng Orangerie, hình như chỗ này người ta trưng bày tranh của thế kỷ 20 nhất là mấy tấm tranh của Claude Monet. Lâu quá nên không chắc.

Ngoài cổng có một Khải hoàn môn nhỏ hơn Khải hoàn môn trên đại lộ Champs Elysees, được gọi là arc de triomphe Austerlitz, được xây để tưởng nhớ chiến thắng lừng lẩy của hoàng đế Napoleon. Đặc điểm là vào ngày 2 tháng 12 mỗi năm, vào lúc 5 giờ chiều nếu đứng ngay góc này, nhìn về phía Tây, qua trục đại lộ Champs Elysees thì thấy mặt trời lặn trong khung vòng tròn của Khải hoàn môn này. Mình có ra đây một lần ngày 2 tháng 12 để xem thì đúng thật. Rất lạnh vào mùa đông, đứng đợi.

Thật sự kiến thiết đô thị của Pháp sau cách mạng 1789, có rất nhiều ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng long trời lỡ đất. Có ông bá tước tên Hausmann được Napoleon giao cho công việc thiết kế lại thủ đô. Đi chiếm tài nguyên các nước trên thế giới nên có tiền, muốn xây dựng lại Paris. Trước đó, các đường phố của Paris rất chật hẹp, quanh co nên khi bạo loạn nổi dậy thì lính nhà vua không trấn áp được. Dân tình bỏ chạy vào các xóm núp. Nếu đọc cuốn Les Miserables của ông Victor Hugo sẽ thấy, không có cầu tiêu, nhà tắm, cống rãnh.

Khi Napoleon kêu ông bá tước này thiết kế lại đô thị, ông ta cho phá tan hết mấy khu quanh co và làm các đại lộ thẳng bong. Lý do là khi có biểu tình, quân đội của Napoleon, có thể đem súng đại bác ra đặt giữa đường để bắn vào đám biểu tình. Dân không thoát nên không còn bạo loạn. Dạo ấy, người Pháp có tinh thần như Tận cập Bình, lộn xộn là đem bắn, mà phải dùng đại bác. Không thằng tây con đầm nào dám lộn xộn gì nữa.

Đến thời De Gaulle, sinh viên, bị ảnh hưởng của cuộc cách mạng văn hoá bên tàu do Mao sến sán tổ chức nên sinh viên xuống đường biểu tình, họ nạy mấy cục đá làm đường lên, chọi cảnh sát nên sau đó chính phủ De Gaulle cho làm lại đường xá hết để tránh sinh viên ném đá bể đầu cảnh sát cơ động.

Đi viếng Tiệp Khắc, thấy họ lại làm các con đường với đá ong nhỏ lại như xưa, tạo dựng lại khung cảnh xưa. Chán Mớ Đời 

Qua Khải hoàn môn Austerlitz thì sẽ thấy công trường Concorde, ở giữa họ cho dựng cái bút tháp (obelisk) của Ai Cập, mà quân đội Napoleon, sang bên đó đánh chiếm rồi vác về, làm của họ. Nếu đứng đây nhìn qua dòng sông sẽ thấy chiếc cầu Hoà Hợp (concorde), đến quốc hội của người Pháp, còn gọi là Palais Bourbon. Khi xưa, học lịch sử tây, mấy ông tây nói về mấy địa điểm này khiến mình bò đội nón nên ai cũng kêu mình ngu như bò.

Nếu mình không lầm là sau cuộc cách mạng, họ cãi nhau ở quốc hội sau đó bắt mấy dân biểu phản động, chống lại cách mạng đem ra công trường Hoà Hợp (concorde), đem lên máy chém đầu để hoà hợp hoà giải dân tộc. Chán Mớ Đời 

Đi lên một chút là vườn Champs Elysees, mà bên tay phải là toà đại sứ Hoa Kỳ. Lâu lâu đi ngang đây mình thấy người ta xếp hàng để vào toà đại sứ xin chiếu khán. Đi lên chút nữa bên tay phải đường gì quên là điện Elysees của tổng thống Pháp, gần đó là hôtel Matigon của thủ tướng pháp,..

Bên tay trái là Grand Palais de la découverte, mình hay đến đây xem triển lãm tranh. Thời sinh viên đi viếng viện bảo tàng miễn phí nên mùa đông, cuối tuần, trời lạnh, mình bò vào viện bảo tàng để trốn lạnh và xem tranh,…

Sau đó đi theo đại lộ Champs Elysees tới Khải Hoàn Môn chính. Mình hay đi bộ từ trường về nhà. Vào mùa đá bóng, cứ thứ tư là mình bò lại đây, có một tiệm cho thuê máy truyền hình, hình như tên Locatel, đứng xem đội Saint Étienne của Pháp đá. Dạo đó có Rocheteau, Herve,…đá. Trời lạnh, toàn dân da màu, nghèo không có máy truyền hình, đứng xem. Sau này mình quen mấy thằng tây thích đá banh nên đến nhà xem ké.

Đại lộ này dài lắm, mấy cây số, mình nhớ có một góc đường, có siêu thị Monoprix, mình hay vào đây mua đồ. Có lần, một bà đầm hỏi mình có phải người Thuỵ Điển khiến mình thất kinh. Không biết bà ta chửi xéo mình hay chưa bao giờ gặp một người Tàu. Trong khu này, bên trong có một tiệm ăn MacDonalds, đông khách nhất nước Pháp.

Chỗ này có hai tiệm ăn nổi tiếng là Lido và Le Fouquet. Mình có ăn ở tiệm Lido rồi và Au Fouquet, lần chót về Paris có ghé lại đây. Mình tính ngủ lại khách sạn này luôn để sáng đi bộ ở Champs Elysees nhưng không có phòng.

Qua Khải Hoàn Môn mà ngày nay người ta gọi công trường Charles De Gaulle, để nhớ đến ông tổng thống đã anh dũng kháng chiến chống lại Hitler từ bên Anh quốc, thì đến một khu hí viện, được gọi là Palais gì đó quên tên, hình như Palais de congrès thì phải. Mình có vào xem một lần khi đi nghe Khánh Ly từ bên Mỹ qua hát. Cảm động. Bao nhiêu năm nghe lại tiếng Việt nhất là bài “bên đời hiểu quạnh” một lần chợt nghe quê quán tôi xưa, giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì. Lòng thật bình yên mà sao buồn thế,… dạo ấy nghe mấy bài này xong là chỉ có khóc nên từ đo mình không nghe nhạc việt đến giờ vì buồn, làm mất ý chí.

Ông Pierre, thuộc lính hải quân pháp, từng chiến đấu tại Việt Nam, mà sau này có cuốn phim “Le crabe tambour”, kể về cuộc đời của ông ta từ Việt Nam đến Algérie rồi vào tù vì theo OAS, muốn lật đổ De Gaulle vì ông này giao trả đọc lập lại cho người dân Algerie. Mình có ghé thăm ở Nimes, ông ta nói mình muốn thành công thì phải bỏ đám bạn Việt Nam của mày. Lý do là như các nhóm mất quê hương, hay tụ nhau lại, than khóc như các nhóm tỵ nạn khác như Nga, Đông âu nên mình ít giao thiệp với người Việt ở âu châu.

Sau đó là đến Porte de Maillot, thành phố Neuilly sur Seine nơi mình ở 8 năm trời. Thành phố này có bệnh viện Hoa Kỳ, nổi tiếng, dân giàu có là đến đây nằm.

Xem trong ảnh, bên tay trái, có vùng xanh, đó là Bois de Boulogne, là khu rừng gần nhất ở phía tây của Paris. Khi mình ở Neuilly Sur Seine, mỗi sáng mưa, tuyết, hè , mình đều chạy bộ trong rừng này. Từ nhà, đi bộ xuống trạm métro Les Sablons, băng qua vườn Jardin d’acclimatation , là đến. Cuối tuần thì mò đi kiếm mấy thằng Tây để đá banh.

Có lần mình đang chạy bộ, thấy một tên tây chạy rồi một bà đầm rượt theo chửi rủa, tùm lum. Hỏi ra mới biết là ngôi rừng ngày là nơi các chị em ta tụ họp đi khách ban đêm. Không hiểu 6 giờ sáng, bà đầm này vẫn còn làm tăng ca bị tây chơi chạy. Chán Mớ Đời  

Hình này thì cho thấy đại lộ Rivoli, dài từ quảng trường Concorde tới cuối viện bảo tàng Louvre. Bên tay trái là vườn Tuileries, đã kể trên còn bên phải là viện bảo tàng Louvre.

Khi đi học, mỗi sáng mình đi xe métro đến trạm Louvre, leo ra khỏi trạm ngay góc Rivoli và Rue Du Louvre, chỗ này là nhà của hai vợ chồng quen Cecile và Lionel. Cecilia là cháu ông bà Cayla, nên từ đó mình quen mướn căn phòng ô sin ở Neuilly của họ. Sau đó họ cho ở không lấy tiền. Lionel chết rất trẻ, đi đám ở nhà thờ trước Louvre, hình như tên nhà thờ là Saint-Germain-l’Auxerrois.

Từ métro, mình đi bộ xuống phía sông Seine, rồi quẹo phải leo lên Passerelle des Arts. Trong hình thấy cái cầu nhỏ nhất bên tay phải, có tàu bên cạnh và cái mõm của đảo ngay Pont Neuf (cầu Mới), nơi có tượng của vua Henri 8, nổi tiếng bắt mấy cô bồ, không được tắm 3 tháng trước khi thả gà ra đá với ông ta.

Đối diện với cầu Passerelle des Arts là viện hàn lâm của pháp (institut de france). Mình vẽ ná thở chỗ này, mỗi ngày sau khi ăn trưa. Không có tiền đi uống cà phê với tụi học chung, bò ra đây ngồi vẽ. Nhờ đó mà sau này mình vẽ khá lên.

Có lẻ chỗ này là điểm gây ấn tượng nhất cho mình tại Paris. Sáng đi bộ qua cầu xem mặt trời mọc ở phía sau nhà thờ Notre Dames de Paris tỏng sương mù. Đẹp nức nở. Chiều về thì hay thấy mấy người cầm đàn đánh trên cầu, thiên hạ ngừng lại nghe và cho tiền. Có khi hứng họ ôm nhau nhảy. Sau này mình về thì thấy thiên hạ mua ổ khoá, khoá nơi lang cang để thể hiện mối tình baguette và saucisson.

Lò mò lại đường Rue de Seine, rồi đến trường. Hôm trước, gặp con trai của anh bạn, sắp sang Paris học tiến sĩ về thông minh nhân tạo, mình nói là cơm đại học bên đó dỡ lắm. Nó nói học đại học Paris 11 ở vùng Orsay. Khi xưa, 6 năm trời mình ăn ở đại học, ớn luôn, thức ăn tây do người ả rập nấu, ngược lại bên Ý Đại Lợi thì cơm đại học xá ngon cực. Năm mình đi làm bên Ý Đại Lợi, ăn ở đại học xá thì được xem là năm thần tiên nhất của đời sinh viên. Anh bạn kêu, không bằng bên Nga la tư, ông thần này đi học bên Nga nên nói thức ăn của xã hội chủ nghĩa còn cực tồi lắm. Được cái là nhà nước liên Xô bao cấp hết.

Nhớ mấy tháng đầu đến Pháp, trễ niên học nên mình phải đi làm, trưa đi ăn, ghé đại học Jussieu để ăn ở cơm đại học. Chưa phải sinh viên nên phải kiếm mấy tên sinh viên Việt Nam, nhờ mua phiếu ăn, đâu 2.3 quan một bữa. Sau này, tây biết tẩy nên xét thẻ sinh viên. Sau này, cứ mua baguette với một thỏi sô cô la, bẻ ra nhét sô cô la trong bánh mì, ăn uống nước cầm hơi. Khi đi học thì hay ăn ở đường Saint Andre des Arts, không nhớ là thuộc đại học nào. Dạo đó thì có thẻ sinh viên thì có thể vào ăn bất cứ đại học xá nào. Có lẻ tiệm ăn cho sinh viên có chất lượng nhất là ở Cité Universitaire. Hơi xa cho mình vì phải lấy xe điện ngầm và đổi mấy lần. Thường thì xuống đây cuối tuần. Chán Mớ Đời 

Phía bên trái, gần trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật, gần sông Seine, là nhà ga xe lửa Orsay. Sau này họ đổi thành một viện bảo tàng. 

Có lẻ kỷ niệm khó quên nhất là khi mình đi làm bồi cho một tiệm ăn nhỏ Việt Nam vào buổi tối cuối tuần. Được trả công lại được ăn cơm Việt Nam. Bà chủ này tội lắm, người làm cho gia đình ông tướng Dương Văn Minh. Không biết lý do nào bà ta lại chạy sang Paris, có một thằng con trai, đâu bằng tuổi mình học lớn hơn. Anh chàng này trong tuần phụ mẹ nhưng cuối tuần thì đi nhảy đầm, đánh bài, chả học hành gì cả.

Có lần, mình ghé lại ăn thì không thấy ông con, hỏi đâu rồi, kêu nó đi đánh bạc, báo cô rồi. Khách vào đông, thật sự tiệm nhỏ, chứa tối đa 16 thực khách. Thấy bà ta vừa nấu ăn vừa chạy bàn, thực khách đợi nên mình nhảy vào phụ bà ta, bưng đồ cho thực khách. Cuối bữa, bà ta cho mình ăn bún thịt nướng sau đó tặng cho một ít tiền tươi. Mừng quá. Bà ta kêu mỗi thứ 7, chủ Nhật lại phụ bà ta vì thằng con đi chơi.

Thế là mình đến phụ bà ta hàng tuần, được trả 100 quan, lại cho xơi hai tô bún thịt nướng. Một hôm, khách đông quá nên khi đóng cửa thì métro đóng cửa. Mình kêu taxi về thì trả 120 quan, lỗ 20 quan cho buổi tối đi làm. Từ đó mình đi bộ về nhà sau 12 giờ đêm. Đi bộ 10 cây số, leo lên 8 tầng lầu thì sáng hôm sau hết bò dậy chạy bộ. Chán Mớ Đời 

Nhiều hôm trời mùa đông lạnh kinh hoàng, vẫn phải lết trong sương gió. Không muốn làm lãng tử như mấy ông nhà thơ kể, lạnh buốt mà lết sau 6 tiếng chạy bàn. Kinh

(Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tài sản nào quý

 Hồi ra trường, không có gia đình bên cạnh nên không vướng bận, mình thích đi giang hồ, kiếm việc làm tà tà, nay thì làm việc ở Ý Đại Lợi, khi thì Thuỵ Sĩ, rồi lêu bêu qua Anh quốc, có dạo chạy về Paris rồi lang bang sang Hoa Kỳ. Tại đây bị tiếng sét ái tình nên hè năm sau, bò qua lại để xem kiếm việc được không. Trời thương nên sau 48 tiếng đến New York thì có 2 công ty nhận làm nên cuộc đời mình dính chốt tại Hoa Kỳ. Xin nhận nơi đây làm quê hương thứ 2.

Đến khi phát hiện ra mối tình hữu nghị của đồng chí gái, cô nàng kêu muốn đăng ký xin nhập hộ khẩu gia đình cô nàng thì không được vác ngà voi nữa. Mình không để ý đến tiền bạc, làm về thì giao lương cho vợ quản lý đến khi.

 Thằng con ra đời, mình mới để ý đến đồng lương. Mỗi lần nhận lương, cứ thấy nó không thay đổi. Buồn đời phải tìm cách kiếm thêm tiền để mua sữa cho con. Đúng lúc đó, có người quen nhờ xem ông thợ để làm xong căn nhà. Họ mướn thầu khoán, ông này làm 1 chút rồi ôm một mớ tiền chạy về Đông NAm Á, nghe nói đi làm kháng chiến chi đó. Lừa tiền thiên hạ, lại muốn làm kháng chiến thì ai theo. Chán Mớ Đời. Người quen mới nhờ mình chỉ ông thợ, không biết tiếng anh nên thành phố xuống thanh tra thì ông ta ngọng. Do đó có mình hỏi thanh tra mới nói ông ta phải làm cái gì cho đúng luật.


Cùng lúc có người quen từ Việt Nam mới sang, muốn mình giúp họ, học thi lấy bằng thầu khoán xây cất. Buồn đời mình cũng đi thi chung, ông ta rớt mình thì đậu nên bắt đầu có người kêu đi thầu. Trưa, không ăn cơm, mình chạy đi xem công trường. Dần dần, mình bỏ nghề kiến trúc luôn.

Lúc đó mình nghĩ chỉ làm ra tiền. Có tiền là tất cả nhưng một hôm đi học tối về trễ, mình thấy hai đứa con, nằm ngủ trước cửa phòng của mình, đợi bố về đọc truyện cổ tích. Từ đó, mình không bao giờ về sau 9 giờ đêm, trước khi các con đi ngủ. Khi xưa, mình không sống bên ông cụ nhiều nên mình rất chú tâm, ở nhà khi rảnh để xem con lớn. Trời xui khiến mình đi học mua nhà, đầu tư địa ốc. Gia nhập một hội đầu tư về địa ốc, họp mặt hàng tháng.

Có lần, có người kêu bán 5 mẫu đất ở Victorville, có thể xây 40 chục căn nhà. Xây mỗi căn thì lời độ $50,000, 40 căn là 2 triệu thời 20 năm về trước nhiều tiền lắm. Ngồi bàn với vợ thì nghĩ làm xong 40 căn nhà nhưng phải ở xa vợ con, mất 3-4 năm. Cuối tuần mới gặp, đến khi xong, về lại, con nó kêu bố nó là cái bóng Thiếu phụ Nam Xương là bỏ mạng đời. Hai vợ chồng quyết định là không thực hiện vụ này. Kêu có muối ăn muối, có rau ăn rau. Đó là một trong những quyết định mà hai vợ chồng làm rất đúng.

Có dạo, thiên hạ gọi vẽ và xây nhà cho họ đông như quân NGuyên nhưng mình chỉ nhận có hai khách hàng một lần. Có người đợi mình đến cả năm. Lý do là mình chỉ làm việc đến hai giờ chiều là đón con đi học về, chở chúng đi học đàn, bơi lội, các môn ngoại khoá. Nói chung thì ngày nay, chúng rất thân với mình, khi có vấn đề gì khó, chúng đều gọi hỏi mình.


Một hôm, có ông kêu tài sản quý nhất của chúng ta là gì? Ai cũng nói là có tiền nhiều. Ông ta kêu không, chúng ta cần có đến 5 loại tài sản, nếu thiếu 1 trong 5 thứ này thì chúng ta không thể nói thành công trong đời:

1/ tài chánh, 

2/ xã giao, 

3/ sức khoẻ, 

4/ tinh thần 

5/ thời gian.

Ông ta dặn phải cẩn thận vì nếu chúng ta chạy theo tài chánh, tiền bạc thì không có thì giờ để tích luỹ 4 tài sản khác. Thường khi nghe đến cụm từ tài sản, người ta có khuynh hướng nghĩ là tiền bạc, bất động sản. Khi nói về một người giàu, người ta thường đo lường những gì người đó sở hữu như tiền bạc, nhà cửa, xe, hột xoàn,…

Tỷ phú như ông Bill Gates, Bezos,…cũng ly dị ná thở. Hôm nay đọc tin bà người Anh quốc, tú bà, kiếm gái vị thanh niên dâng cho mấy ông giàu bị 20 năm tù. Mình chỉ thắc mắc là mấy tên kêu bà này kiếm gái vị thành niên cho họ, lại không bị tù. Cho thấy giàu có, tỷ Phú, hoàng tử, tổng thống đều đứng trên pháp luật. Chỉ có dân ngu khu đen là đi tù.

Chúng ta thường lầm về suy nghĩ này. Tiền bạc chỉ giúp chúng ta về mặt vật chất đến một mức nào, mật độ nào đó thôi. Mình có nghe một ông tỷ phú trả lời phỏng vấn, tôi chỉ cần tiền một khoản nào đó thôi vì tôi chỉ cần vài cái áo, vài cái quần, giầy để bận. Tôi chỉ cố gắng kiếm đủ tiền để có cuộc sống thoải mái, còn ra thì phải tìm cách nâng cao 4 loại tài sản kia để giúp cuộc sống được hạnh phúc.

Đọc cuốn sách của ông Paul Gerry, được xem là người giàu nhất một thời tại Hoa Kỳ, ông cho biết là có tiền nhưng gia đình tán loạn, có đến 4, 5 bà vợ. Không có thời gian cho vợ con nên không có hạnh phúc gia đình. Mà đúng thật, khi ông qua đời thì con cháu tranh dành gia tài, chửi mắng nhau, không nhìn mặt nhau.

Ông ta khuyên là khi có tiền, nó dẫn đến nhiều phiền toái. Phải cẩn thận nếu không sẽ mất thăng bằng trong cuộc sống.

Về mặt tài sản xã hội, có những bạn thân hữu, không cần nhiều nhưng tâm đầu ý hợp, có thể chia sẻ kinh nghiệm về gia đình, trí thức, … không cần phải lên mạng, tạo dáng câu like là một hạnh phúc, một tài sản vô giá.

Có lẻ khi về già chúng ta mới để ý đến tài sản sức khoẻ, mới hiểu người xưa hay nói sức khoẻ là vàng. Sức khoẻ hội tụ 3 điểm là thể dục, dinh dưỡng và ngủ, thiếu 1 trong 3 yếu tố này thì chúng ta không có sức khoẻ. Có một chú quen, kêu nay chú có 3 họ Cao. Uống thuốc mệt nghỉ.

Ít ai nói đến tài sản tinh thần vì nếu không có nó chúng ta sẽ khốn khổ trong cuộc sống, phải vật lộn với những vấn đề công việc, gia đình,.. tài sản tinh thần gồm sự hiểu biết, không ngoan, chánh niệm, niềm tin. Khoa học đã giúp chúng ta hiểu biết hơn về các hiện tượng, vật lý, toán học,…mà trước đây không có ai giải đoán được, dần dần chúng ta bị tha hoá, tự xưng mình là một Thiên Nhân (homo deus) vì đã giải thích được các hiện tượng vật lý, lịch sử,..

Hôm nay, đọc một tin ở thành phố nhỏ Valence, Pháp. Nhân dịp lễ thánh Phao-lồ, có một đức hồng y đến làm lễ tại ngôi nhà thờ này. Chỉ có vỏn vẹn 22 con chiên tham dự so với 20,000 người cách đây 50 năm.

Chúng ta kêu gào tự do sinh lý, tự do phá thai, tự do tuyến ái như các con thú, chỉ muốn thoả mãn dục vọng. Dần dần chúng ta mất thăng bằng về tâm linh, đưa đến bị stress, hoang mang, không biết cuộc đời đi về đâu nên cần phải dùng thuốc an thần. Có lần đọc một bài của một cô nào ở Việt Nam, kêu đã phá thai 19 lần khi còn trẻ nên khi lấy chồng, muốn có con nhưng không được. Mình có gặp 1 chị, kêu khi xưa phá thai nay cái vong cứ theo chị ta phá rối, kêu đi thầy cúng đủ trò.

Dạo này, tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã biểu quyết về luật phá thai. Nhường quyết định cho cấp tiểu bang lo. Họ cho rỉ rò cách đây cả tháng để chuẩn bị tinh thần dân chúng nên khi họ bỏ phiếu huỷ luật này, ít có lộn xộn. Mình thì không có ý kiến vụ này. Mình chỉ biết là ông Bill Gates, ông Steve Jobs là con nuôi, thậm chí bố ông Obama bỏ con chạy lấy người. Nếu dạo ấy có luật phá thai thì hôm nay chúng ta không có máy điện toán cá nhân hay ông tổng thống lai phi châu.

Khi con người tin vào tâm linh, họ suy nghĩ nhiều hơn về hậu quả, luật nhân quả trước khi khi giao hợp. Nay chỉ cần uống viên thuốc sáng hôm sau là xong om.

Cuối cùng là tài sản thời gian. Chúng ta cứ lo làm tiền nên không liên lạc, thăm hỏi gia đình, cha mẹ để rồi một ngày nào đó, cha mẹ qua đời, chúng ta ngẩn ngơ, kêu đổi thiên thu để lấy nụ cười của mẹ, của cha.

Thời con nít, chúng ta là tỷ phú về thời gian vì chả có gì làm nhưng thời gian thì vô số. Mình nhớ hè ở Đà Lạt, chả có gì làm ngoài nhìn mưa bay, nằm trên giường nghe mưa đỗ trên mái nhà. Chiều chiều, sau khi ăn cơm, mình hay qua nhà hàng xóm, ngồi với tên hàng xóm trước hiên nhà, chả nói gì cả, nhìn mưa rồi hết mưa rồi lại mưa đến giờ đi ngủ thì về. Sau này, đi tây mới tiếc về thời đó, thay vì ngồi không biết làm gì, phải chi đọc sách hay gì đó thì tuyệt vời.

Chúng ta cứ lao vào kiếm tiền vô hình trung quên vung trồng tình cảm với gia đình, thân hữu để rồi một ngày nhìn lại đời mình, thấy cô đơn. Tình cảm, tình bạn, tình yêu như cây cối, phải bỏ thời gian chăm sóc, tỉa mấy nhánh khổ, cỏ hoang,…

Có một nghiên cứu tại đại học Harvard từ 78 năm nay. Họ chọn 230 sinh viên năm thứ 2 của trường, và 650 giới trẻ khác cùng tuổi ở thành phố Boston để theo dõi hàng năm về học lực, sức khoẻ, đời sống cá nhân gia đình,… trong số đó có tổng thống JFK. Khi tham gia cuộc nghiên cứu này, nhóm người trẻ này, được hỏi thế nào là hạnh phúc. Có người trả lời là trở thành triệu phú, tổng thống, có nhà cao cửa rộng,…

45 năm sau, có 68 người còn sống. Người ta hỏi lại câu hỏi thế nào là hạnh phúc. Cho thấy thời gian đã giúp con người thay đổi nhiều về nhân sinh quan. 68 người còn lại đều nói hạnh phúc là sự liên hệ với người thân trong gia đình và thân hữu. Nay họ tiếp tục nghiên cứu đến thế hệ con cháu của số người này, để xem có gì thay đổi với di truyền, bằng cấp, tiền bạc cho con cháu,…

Khi còn trẻ, chúng ta như các con thiêu thân, lao vào cuộc chạy đua, kiếm tiền vì tưởng đó là đỉnh tối thượng của cuộc đời mà con người phải chạy đua. Để rồi một ngày nhận ra 1 điều là là đau khổ, cố gắng để đạt được mục đích của mình . Một khi đạt rồi thì lại thấy không có gì lạ, bình thường. Lại phán câu vô thưởng vô phạt “đời là vô thường”. 

Mình thì theo tiêu chí giàu và sung sướng còn hơn nghèo và đau khổ. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Tiền thiên hạ OPM

 Báo chí cho biết ông Elon Musk đề nghị mua công ty Twitter với giá 44 tỷ đôla. Mình đoán là ông ta dùng tiền của người khác để mua mà người Mỹ gọi là Other People’s Money, gọi tắt là OPM. Mình không biết ông ta sẽ làm cách nào để mượn tiền của người khác để mua nhưng trong đầu tư, thị trường chứng khoán, nhất là ngành địa ốc, sử dụng OPM là cách có hiệu quả nhất.

Khi người Mỹ mua hay xây nhà, thường họ mượn một số tiền từ ngân hàng. Ít khi họ mua bằng tiền tươi ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ như làm 1031 Exchange,… lý do là càng bỏ tiền nhiều thì vốn của họ ít lại, sẽ không có khả năng mua những căn nhà khác. Điển hình, ai đó có 1,000,000 tiền tươi. Nếu họ mua nhà ở cali thì chỉ mua được một căn. Nếu họ chỉ đặt cọc 25% và mượn 75% còn lại từ ngân hàng thì họ có thể mua được 4 căn nhà với trị giá là 4 triệu thay vì một triệu nếu mua tiền tươi. Chưa nói đến việc khấu hao, khấu trừ thuế. Nếu mua tiền tươi thì không có gì để khấu hao tài sản.

Người mua thế chân căn nhà cho ngân hàng, bỏ ra $250,000 để sở hữu chủ 1 căn nhà trị giá $1,000,000. Có người cho rằng trên thực tế mình chỉ có $250,000 vốn chủ sở hữu. Đồng chí gái có lần hỏi mình là căn nhà hai vợ chồng 15 ngày trước khi lên xe bông, nay giá bao nhiêu rồi. Mình nói độ $300,000 dạo ấy. Cô nàng làm tính, kêu mình lời, chỉ bỏ $36,000 đặt cọc nay nếu bán sẽ được $156,000. Cô nàng nói khiến mình thất kinh.

Ở Hoa Kỳ, chỉ có dân ngu khu đen như mình mới đóng thuế còn đám giàu thì có luật giúp họ đóng thuế rất ít. Tương tự khi xưa giới quý tộc đâu có đóng thuế, chỉ có dân đen là đóng thuế cho vua xài, xây cung điện Versailles để ăn chơi,…

Hai vợ chồng mua căn nhà giá $180,000, đặt cọc $36,000, mượn ngân hàng $144,000. Ở được 6 tháng thì phải dọn về nhà bố mẹ vợ để chăm sóc ông bà nhạc. Nhà xuống dạo đó, nếu bán thì lỗ nên cho thuê, đủ trả tiền ngân hàng. Do đó không tính tiền lời trả ngân hàng.

Dạo ấy nhà lên độ $300,000, nếu bán thì lấy $300,000 - $144,000 = $156,000. Đó là chưa kể các thứ như khấu hao được $10,000/ năm,… xem như lời 28.5%/ mỗi năm. Người Mỹ gọi là Internal Return, không biết tiếng Việt gọi là gì, ai biết cho em xin.

Nếu cộng thêm khấu hao $10,000/ năm thì tỷ lệ lời lên đến 55%. Dạo ấy trả tiền nhà và thuế má là $1,100/ tháng nay cho thuê được $2,750/ tháng. Gọi là External Return

Có nhiều người không muốn mắc nợ như đồng chí gái. Khổ cái là mụ vợ đã lấy mình nên đành chịu. Sau này mụ cấm mình mua thêm nhà cho thuê nên mình xài Land Trust để mua, khỏi cần chữ ký của mụ, khỏi cãi cọ gì cả. Mua xong rồi thì hỏi có muốn đi xem nhà mới mua. Hôm trước mụ đi xem 6 căn hộ mình mới mua, mụ hỏi sao anh mượn tiền ngân hàng được vì khi xưa, mụ phải ký giấy nợ.

Ngoài địa ốc ra, còn các chương trình khác dùng tiền thiên hạ như bảo hiểm, nhồi tiền đầu tư rồi mượn ra không phải đóng thuế. Khi qua đời, thì bảo hiểm trừ số tiền mình đã mượn ra để trả số tiền bảo hiểm còn lại.

Mình gặp người cháu rể, khoe là mới tái tài trợ lại căn nhà vì dạo ấy tiền lời xuống thấp. Mình hỏi thì anh chàng kể là đi 20 năm, để trả hết nợ cho xong nên cộng thêm $250 mỗi tháng. Mình nghe tới đó là thất kinh, hồn vía lên mây. Lạ 1 diều! Mấy đứa cháu nha sĩ, kỹ sư,…hay hỏi mình về tài chánh khi mượn tiền ngân hàng, đầu tư, ngược lại cô cháu mình thì chả bao giờ hỏi.

Tiền trả ngân hàng 12 năm đầu là chỉ trả tiền lời không. Ngân hàng khôn lắm, họ cho huê hồng nhiều để mấy người làm giấy nợ vay mượn từ ngân hàng, xúi khách hàng đi chiêu 20 năm cộng thêm $250/ tháng.

Để làm tính, vợ chồng cô cháu không có cash out nên mình chỉ đoán là số nợ là $360,000 dựa theo giá nhà mua cách đây mấy năm. Nếu tái tài trợ với 4% tiền lời cho 240 tháng (20 năm), số tiền phải đóng hàng tháng là -2,181.53. Cô cháu lại đóng thêm $250. Xem như -$2,181.53 - $250 = -$2,431,53/ tháng. Xem hình dưới.

Đây là số tiền lời trả cho ngân hàng bình thường 20 năm (240), năm đầu tiên sẽ trả $7,150.71. Đáng lẻ nhiều hơn xem năm 2023. Mình dùng ngày hôm nay nên chỉ có mấy tháng.

Tiền lời trả ngân hàng khi cô cháu trả thêm $250/ tháng thì năm đầu tiên sẽ trả $7,138.15, xem như ít hơn $12/ năm. Đóng nhiều tiền nhưng không được khấu trừ thuế bao nhiêu có $12/ năm hay $1 / tháng. Chán Mớ Đời 

 Được cái là sẽ chỉ trả ít hơn 36 tháng hay là 3 năm. Thay vì 20 năm , chỉ còn lại 17 năm. Đó là lý do ngân hàng xúi thiên hạ mượn nợ kiểu này, kêu không muốn nợ nần vì lạm phát. Ngân hàng muốn lấy lại tiền cho nhiều rồi vài năm sau là bán cái nợ mình cho ngân hàng khác.

Nếu cô cháu hỏi thì mình sẽ kêu cứ mượn nợ 30 năm, rồi lấy số tiền $250, đầu tư vào quỹ giáo dục, được khấu trừ thuế để sau này con vào đại học. Làm tính xem sao:

Mượn $360,000, 4% tiền lời, cho 360 tháng, sẽ trả -1,718.70/ tháng thay vì $2,431.53 như hiện nay. Xem như ít hơn $712/ tháng. Bây giờ lấy $712/ tháng bỏ vào quỹ giáo dục. Cô ta có 3 đứa con thì mình nghĩ có thể sử dụng hết số tiền này.

Tiền đi 30 năm, trả ít hơn

Thứ nhất là được khấu hao thuế mỗi năm $712/ tháng x 12 = $8,544/ năm. Bỏ vào mutual funds hay Stocks thì trung bình là 12% từ 30 năm qua. Sau 20 năm, cô cháu sẽ có $704,349.82 cho vụ đầu tư cổ phiếu và còn nợ ngân hàng có đâu $20,624.40. Cô cháu có thể lấy $20,624.40 từ quỹ để trả đứt số nợ còn lại của ngân hàng, vẫn còn $670,000. Trả tiền cho 3 đứa con đi học. Xong om

Đó là chưa kể cô ta sử dụng Equity Line Of Credit để cho vay 12%. Cô cháu có người thím dâu chuyên làm thủ tục mượn nợ. Người thím hay gọi mình vì khách hàng cần tiền gấp trả 12%. Cho thấy hiểu về tài chánh rất quan trọng vì nếu không mình sẽ bị lỗ khi nghe mấy bọn con buôn nói khéo để họ ăn huê hồng nhiều.

Thôi em ngừng ở đây. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn