Tại sao tham gia Toastmasters International

 Có anh bạn học xưa ở Việt Nam thắc mắc Toastmasters là gì. Mình đoán ở Việt Nam không có loại hội này nên viết lên đây để giải thích. Mình có nhiệm vụ phó chủ tịch của hội toastmasters nên phải chụp ảnh và tải hình ảnh sinh hoạt của hội lên facebook và trang nhà. Mất công chuyển tài khoản nên mình tải lên trang cá nhân rồi chia sẻ với trang Toastmasters của thành phố Orange. Do đó có vài người bạn trên facebook thắc mắc.

Hội quốc tế này được thành lập bởi ông Ralph C. Smedley vào năm 1924 tại YMCA của thành phố Santa Ana, Quận Cam, California. Mục đích ban đầu giúp các giới trẻ tập luyện kỷ năng về truyền thông. Hiện nay hội này có trên 364,000 hội viên trên 145 quốc gia, độ 16,200 câu lạc bộ.

Mình gia nhập hội toastmaster cách đây 25 năm. Khi mấy đứa con đến tuổi đi học thì ngưng, chỉ tham gia lại từ 3 năm nay. Hội này thường được thành lập tại các thành phố trên đất Mỹ. Thành phố có nhiều hội, sinh hoạt khác nhau và thời gian trong tuần. Hội được quản trị theo đường lối trung ương nhưng hội có thể làm việc, tổ chức theo quy định riêng của mỗi hội.

Muốn làm hội viên thì chỉ làm đơn xin gia nhập và đóng niên liễm cho trung ương và nguyệt liễm cho hội để có thể mướn chỗ sinh hoạt. Hội của mình mướn một chỗ sinh hoạt của một nhà thờ trong thành phố để sinh hoạt từ 7:00 sáng đến 8:30 sáng.

Dạo còn đi làm, ông chủ nói mình gia nhập hội toastmasters để tập nói chuyện, hầu có thể trình bày các dự án trước khách hàng. Lý do mình nói rất tồi khi trình bày ý tưởng. Mấy hội này thường họp mặt vào buổi sáng. Dạo ấy mình ở Bolsa nên tham gia hội ở nhà thờ Kính đến khi dọn nhà đi thành phố khác thì kẹt xe vào buổi sáng nên bỏ luôn.

Hội viên toastmasters tại Doha

Khi xưa, đi học thì hàng tháng nộp đồ án, mình phải trình bày ý tưởng và trả lời mấy câu hỏi của mấy ông thầy trong ban giám khảo. Lúc đầu, thì khá run nhưng dần dần cũng quen vì có chuẩn bị ý tưởng để giải thích về đồ án.

Mình thấy khó nhất là khi đi làm ở Ý Đại Lợi và Thuỵ Sĩ vì phải trình bày cho khách hàng hay chủ bằng tiếng ý hay tiếng đức mà mình không thạo bằng tiếng tây. Qua Anh quốc làm việc thì cũng bị lộn xộn vì anh ngữ nhất là giọng phát âm khiến người anh cứ nhìn mình như bò đội nón. Đến khi sang Hoa Kỳ thì tên sếp mới đề nghị mình tham gia hội này ở Cali.

Khi giao tiếp, có một cản lực làm sao nói ngắn và gọn để đối tác hiểu ý của mình. Đa số chúng ta hay có khuynh hướng lập lại những gì đã nói trước đó 15 giây. Mình nhớ có xem video cảnh hội ngộ học sinh Văn Học cũ Đà Lạt. Có một anh lên cầm micro, phát biểu cảm tưởng, nói dài cả nữa tiếng, và lập lại “không biết nói gì hơn” đến 12 lần.

Đi các buổi sinh hoạt cộng đồng người Việt, nghe mấy ông chủ tịch đọc diễn văn bú xua la mua, không hiểu họ muốn gì. Kiểu như mình viết, cứ nghĩ đến cái gì viết cái đó, không sắp đặt thứ tự gì cả. Dài dòng mất thì giờ thiên hạ. Thiên hạ hay chửi mình viết tùm lum. Mình chỉ viết để cho cái đầu mình bớt lộn xộn chớ không phải để câu like nên thông cảm dùm.

Lý do mà người Mỹ tham gia hội Toastmasters là khi họ được bạn bè nhờ nói vài câu trong bữa tiệc hay đám cưới. Người Mỹ gọi “make a toast”. Điển hình đám cưới người cháu vừa qua, người phụ rể chính, kêu gọi mọi người nâng ly chúc mừng cô dâu chú rể. Trước đó thì anh ta phải nói vài lời về chú rể,…. Rồi kêu mọi người nâng ly. Có lẻ vì vậy mà cụm từ Toastmaster đến từ sự việc này.

Cách đây mấy năm trước Covid, có một bà tham gia, kêu được giải gì đó của công ty, phải nói vài lời cảm ơn trước đồng nghiệp ở Hoa Thịnh Đốn. Đùng một cái Covid xây ra thế là bà ta nghỉ luôn. Trong thời gian Covid, hội mình sinh hoạt qua Zoom, GoMeeting. Nếu không sinh hoạt như vậy thì có lẻ hội đã tan rã. Trên thực tế thì đến phòng họp, mới học được cách nói chuyện trước công chúng. Nhìn mấy cặp mắt của thiên hạ như lột trần quần áo của mình thì mới quen nói chuyện trước công chúng.

Mấy hội viên tham gia hội từ bao nhiêu năm thì họ nói hay lắm, giúp mình học hỏi thêm. Ngoài ra trên trang nhà của Toastmaters Quốc tế cũng có những video để mình xem. Thường niên họ có tổ chức giải đấu tài hùng biện từng trình độ, từ địa phương lên đến quốc gia.

Ngoài học cách nói chuyện trước công chúng, hội còn giúp chúng ta về tài lãnh đạo, tổ chức,… mình thích nhất là phần phê bình. Khi nói chuyện, các hội viên khác sẽ nghe và để ý đến các khuyết điểm, ưu điểm của mình trước đám đông và viết những ý kiến đóng góp vô danh để không gây thù hận.

Mỗi tuần đều có thời khoá biểu, phân công các hội viên. Điển hình, hôm qua ông Mark làm Toastmaster. Ông ta gửi điện thư tuần trước cho mọi người, báo chủ đề ông chọn “những thông lệ của Giáng sinh” và mọi người hồi âm cho biết có tham dự hay không để kiếm người khác thay thế vai trò của họ.

Mình được chỉ định làm TableTopic Master nên phải dựa theo đề tài của ông Mark chọn để hỏi các hội viên khác theo chủ đề do ông Mark đưa ra.

Buổi họp thường được xẩy ra như sau: mọi người đến độ 6:45 sáng để giúp đem bàn ghế, trải khăn bàn cho lịch sự, đem cờ và cái bục đứng nói. Cà phê cà pháo trước khi sinh hoạt.


Khởi đầu, người chủ tịch lên tiếng khai mạc buổi sinh hoạt, mời người được chỉ định Invocation & Pledge, đọc “pledge of allegiance”, tuyên thệ trung thành với toor quốc, nói vài câu xin Chúa ban phép lành rồi mọi người đi một vòng chào hỏi. Đến Joke Master lên kể chuyện tếu giúp không khí vui vẻ lên. Kể chuyện tếu cũng phải tập cách diễn đạt để thiên hạ cười. Đồng chí gái thích kể chuyện tếu lắm nhưng nữa chừng thì quên, phải hỏi mình. Chán Mớ Đời 

Kể chuyện tếu lâm như đóng kịch, phải kể sao cho thiên hạ theo dõi mình,…

Sau đó thì vị chủ tịch toastmaster của buổi sinh hoạt là ông Mark. Ông Mark tuần tự mời các người nói về nhiệm vụ của họ. Ai cũng có phần cả.

Trước tiên là người giữ vai trò Ah Counter/ Grammarian, đứng lên nói về nhiệm vụ của mình. Đếm những từ thừa của người nói. Khi chúng ta phát biểu, khi tìm kiếm ý tưởng hay chữ thì có tật hay đệm vào khoảng trống như a, ờ, you know, you know what i mean, and, but,…. Người có nhiệm vụ này phải ghi lại và có cái bấm nghe cái tách để diễn giã biết. Khi chưa tìm ra chữ thì cứ giữ im lặng để tìm chữ, lúc mình im lặng thì khiến người ta chú ý hơn thay vì cứ nói ào ào, sử dụng các cụm từ thừa. Đến cuối buổi sinh hoạt thì sẽ cho mọi người biết nhất là ai không sử dụng từ trong ngày (word of the day) thì sẽ bị loại. Anh nói say sưa mà không sử dụng cụm từ này thì bù trớt.

Vấn đề khi đã là hội viên của Toastmasters thì mình hay nhận xét thiên hạ phát biểu nhất là trên truyền hình,…

Sau đó người Timer, nói nhiệm vụ của mình là đo thời gian của diễn giả. Họ có cái đèn bên cạnh, có 3 màu, xanh, vàng và đỏ. Khi đèn được bật trên màu đỏ thì chỉ có 30 giây để kết thúc diễn văn của mình. Nếu ai nói quá thời gian hạn định sẽ bị loại.

Đến người đếm phiếu Vote Counter. Sau khi diễn giả nói xong thì mọi người có tờ giấy nhỏ để phê bình hay góp ý kiến. Thường thì người ta góp ý kiến rất nhẹ nhàng nhưng rất hay. Bầu ai là diễn giả số một rồi đưa qua cho người này cộng sổ để tuyên bố diễn giả số 1 của buổi sinh hoạt. Từ 3 năm nay, mình chỉ đoạt giải nhất đâu 3 lần. Chán Mớ Đời 

Cuối cùng là người cho cụm từ trong ngày và giải thích định nghĩa của từ và cho thí dụ để người ta hiểu rõ hơn để sử dụng.

Sau đó thì người toastmaster giới thiệu bình luận gia của diễn giả thứ nhất, giới thiệu về đề tài, mục đích và thời gian bao nhiêu phút. Mình đa phần là tìm cách khôi hài một tí. Diển giả #1 lên bục nói rồi đến diễn giả thứ 2. Sau đó trong khi chờ đợi hai nhà phê bình của bài diễn văn thứ 1, 2 thì đến phiên mình lên lo phần đặt câu hỏi trong chương trình tabletopic.

Mình phải nghiên cứu, tìm tòi những câu hỏi về thông lệ, truyền thống giáng sinh, đặt câu hỏi rồi gọi những người trong hội phát biểu. Mỗi người chỉ có 2 phút để trả lời. Mình phải xem giờ để có thể câu giờ hay rút ngắn thời gian, kể thêm chuyện vớ vẩn. Đến giờ thì mình nhường lại cho ông toastmaster, kêu các nhà phê bình các diễn giả lần lượt nói về cảm nghĩ của họ về bài phát biểu. Thường họ sử dụng cách phê bình kiểu sandwich, khởi đầu họ khen rồi phê bình và kết luận khen lại nên diễn giả cảm thấy ấm lòng, không bị tổn thương.

Gặp người Việt thì kêu nói như cứt. Bò đỏ, bò vàng cũng là bò. Người Việt mình sống theo cảm tính nhiều hơn duy lý nên thích chửi thay vì phê bình có xây dựng. Xong om

Phần kết luận cho biết ai được bầu làm diễn giả số một và giải an ủi. Sau đó, nhường lại cái bục cho toastmasters rồi toastmaster mời chủ tịch hội lên để bàn thêm cho buổi sinh hoạt tuần sau rồi dọn dẹp ra về. Họ dạy mình cách chuyển giao diễn đàn cho nhau cũng hay lắm. Đứng ra sao, bắt tay bú xua la mua.

Mình làm vườn, quanh năm chỉ thấy sóc, chim, rắn và coyote nên bò đi sinh hoạt mấy vụ này, giúp nói anh ngữ chuẩn hơn vì có người sửa văn phạm. Nói ít lại, bớt dùng các từ đệm ừ à ồ, nhưng hay,… trước đám đông mình không ngại phát biểu cũng như khi lên đài truyền hình, thiên hạ hỏi mình thì trả lời bình thản không run run như đứng trước mặt đồng chí gái. Chán Mớ Đời 

Ở Cali trên 30 năm, có lẻ mình nói tiếng Mễ hàng ngày nhiều hơn là anh ngữ.

Mình học khá nhiều điều ở các hội viên khác về lịch sử, về xã hội,.. mình không sinh ra tại đây nên có nhiều văn hoá Mỹ mình không biết hay trải nghiệm. Đa số đều đến từ các ngành khác nhau nên có trải nghiệm, hiểu biết khác với mình nên thích đi họp hàng tuần. Điểm hay nhất là mình học hỏi cách phê bình nhẹ nhàng, giúp các hội viên biết điểm họ cần sửa cho lần sau mà không mất lòng. Vấn đề là không áp dụng được với vợ vì đồng chí gái là đấng tối cao. Chỉ có vấn đề dạo này mình đi chơi hơi nhiều nên bớt sinh hoạt.

Hôm qua, mình dẫn đồng chí gái đi ăn giáng sinh ở hội Lions INternational mà mình tham gia từ 25 năm qua. Đồng chí gái muốn tham dự với mấy bà bạn, treo đèn kết hoa cho 3 chiếc xe hoa cho buổi diễn hành thường niên tại Pasadena. Họ cần đâu 100 thiện nguyện viên. Bác nào ở vùng nam Cali, muốn tham dự thì cho em hay, để báo cho họ biết. Mỗi buổi làm việc là 8 tiếng chớ không phải bò tới chơi chơi vài phút rồi chạy.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Một năm tiễn những người bạn ra đi

Năm nay, mình đi chơi cũng nhiều mà đi đám tang, tiễn những người bạn già ra đi về đất Chúa cũng khá nhiều. Cảm tưởng như đã mất một thời thanh xuân nào đó. Những người bạn này, lớn tuổi hơn mình, vào hàng cha chú của mình. Cái hay là người Mỹ họ không quan tâm đến chơi với nhỏ tuổi hơn tương tự nay mình có vài người trẻ học nghề, kinh nghiệm của mình cũng như đang truyền nghề cho thằng con trai.

Cách đây 25 năm, mình tham gia một nhóm đầu tư về địa ốc, mỗi sáng thứ 6 họ đều gặp nhau, ăn sáng ở tiệm Coco hay Denny. Nhà hàng dành riêng 1 căn phòng để cả đám ăn sáng, chia sẻ những tin tức và kinh nghiệm của họ. Chỉ cần cho tiền boa hậu hĩnh là các phục viên vui vẻ. Ai có vấn đề gì thì đem ra bàn cãi để cùng nhau học tập, rút kinh nghiệm. 

Mình là ma mới nên chỉ ngồi nghe và ăn. Sau này mình không ăn sáng nên chỉ uống trà, bàn với họ về các tin tức liên quan để địa ốc tại Cali. Có quen vài nhóm khác, cũng gặp nhau sáng thứ 4 để ăn sáng. Qua những buổi ăn sáng từ mấy chục năm qua, mình học rất nhiều từ những người này nhất là những sai lầm của họ, phải trả giá cao, giúp mình tránh những lỗi lầm này.

Vấn đề là nhóm toàn là dân già nên từ từ nghe người này qua đời hay đau ốm, từ từ giã từ cuộc chơi. Thằng con mình quen với một nhóm trẻ khác, đi học về đầu tư nên cuối tuần, đi theo đám đó đến văn phòng ai, ngồi chơi Cash Flow, để tập như đang mua thật nhà cửa, thương lượng ra sao,… có lẻ lần sau mình sẽ theo nó chơi cho vui luôn tiện có thể cho ý kiến.

Năm nay, mình đi đám ma nhiều người trong nhóm khiến 1 nhóm giải tán. Khởi đầu là ông Mic, đến bà vợ rồi đến ông Jack rồi ông Larry và cuối tháng vừa rồi, mình gọi điện thoại cho bà Inge để chúc mừng sinh nhật thì vài ngày sau, bà không nhận ra mình, gọi người con trai. Hỏi thăm tình hình sức khoẻ của bà. Vài ngày sau, con trai bà ta cho biết bà đã qua đời.

Từ từ mình học được những trải nghiệm cuộc đời của họ như ông Jack Fullerton. Một huấn luyện viên thuỷ cầu, lương bổng không khá nên bà vợ bỏ. Buồn đời ông ta xuống San Diego đi câu cá như gặp biển động nên buồn đời không biết làm gì, có bạn rủ đi dự một seminar về đầu tư địa ốc. Từ đó chăm chỉ tiết kiệm tiền để mua nhà, nay qua đời để lại 15 căn nhà cho mấy người con.

Ông Jack Fullerton, người đã dẫn dắt mình trên con đường đầu tư, mới qua đời

Đến ông Mic, một thời du đảng, ăn welfare với vợ. Bị cán bộ xã hội hành lên hành xuống nên hai vợ chồng Chán Mớ Đời nên đi làm. Họ xài một đồng lương và để dành lương kia, được 2 năm thì mua được căn nhà. Sau đó thì mua nhà sửa lại bán rồi cho thuê. Chết để lại trên 50 căn nhà cho hai cô con gái.

Có chuyện vui do họ kể. Họ chỉ làm việc có 1 tuần lễ. Có lần họ bay lên Seattle chơi, gặp bạn bè rũ đi Alaska. Ông ta nói vợ ở lại chơi, ông ta bay về Cali, vì gần cuối tháng. Đến đầu tháng, ông ta lãnh tiền thuê nhà, rồi bay lên Seattle lại, rồi đi Cruise 2 tuần rồi bay về Cali, thâu tiền thuê nhà vào đâu tháng.

Ông Larry thì 19 tuổi đã xây nhà để bán. Sau học được 2 năm đại học rồi thi vào làm cai ngục nhà tù. Có ông bố thích nuôi gà, không thích làm gì cả còn bà mẹ thì mua nhà cho thuê. Khi bà mẹ chết, để lại 1 số tiền, ông ta cho vay rồi nhà xuống, người mượn nợ không trả tiền nhà, phải xiết nhà và bắt đầu nghề cho thuê nhà nghiệp dư. Lấy vợ được 2 năm, rồi ly dị, ở vậy đến cuối đời. Chết để lại 12 căn nhà cho cô cháu dâu, gốc Mường. Ông cháu tự tử nhưng cô cháu dâu vẫn tử tế, mời ăn cơm ở nhà vào dịp Tạ Ơn nên ông ta để lại gia tài cho cô này.

Ông Jerry, gốc Tiệp. Sau 1945, nước ông ta bị cộng sản xâm chiếm, ông chán làm nông dân nên trốn qua biên giới Áo quốc. Buồn đời nhớ cô bồ nông dân, đêm ông ta leo rào, vượt biên giới lại, nhảy về quê, vào nhà cô bạn gái, kêu thoát ly, không theo cách mạng, mà chạy theo bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Bố mẹ vợ nhất trí, cho cô con gái thoát ly đi theo bơ thừa sữa cặn.

Đến Đức quốc, hai vợ chồng đợi giấy tờ đi Úc Đại Lợi. Lên tàu đi Úc thì ông thần Nasser, buồn đời, quốc hữu hoá con kênh Suez. Thế là tàu không đi đâu được. Hoa Kỳ hỏi muốn đi Mỹ nên ông bà nhất trí. Sang đây chịu khó làm việc trong tiệm làm bánh mì, để dành tiền, mua được 8 căn hộ cho thuê. Về già con gái nói để cô ta quản lý mấy căn hộ. Thế là cô ta vớt hết tiền đi chơi mệt thở. Chán Mớ Đời 

Bà Inge sang Hoa Kỳ năm 19 tuổi, bỏ lại quê hương, trước kia là nước đức, sau thế chiến thứ 2 thì Ba Lan chiếm. Làm ô sin cho bà dì rồi mua một nhà nghỉ cho người ta thuê tháng tuần để nuôi ong chồng tốt nghiệp tiến sĩ rồi một ngày đẹp trời ông chồng theo cô thư ký xinh đẹp. Bà ở vậy, bán nhà nghỉ để mua 20 căn nhà, lợi tức $50,000/ tháng trong khi ông chồng tiến sĩ, về hưu đói, xin tiền mấy đứa con để sống.

Có một điều mình thấy đa số những người về già, không vui về con cái lắm. Họ cố gắng làm việc nhiều để tạo nên của cải, tài sản vô hình trung đánh mất sự liên hệ với con cái. Con cái thì thấy bố mẹ làm việc nhiều, quên cả chúng nên không muốn theo đường của bố mẹ. Bố mẹ con cái không hoà thuận lắm.

Về đời sống lứa đôi, cũng te tua, ly dị, có lẻ vì làm việc quá độ. Vừa làm việc ở sở vừa theo nghiệp dư mua nhà sửa nhà cho thuê. Họ thành công nên nhìn con cái khác xa, so sánh với những gì họ đã trải nghiệm nên rất khắc nghiệt với con cái.

Làm quen với mấy người này, cuộc đời họ như những cuốn sách để mình học hỏi. Ông Jack nói mình nên bỏ thêm thời gian, chăm sóc gia đình. Thằng con có lần nói muốn học nghề mình nên từ đó mình bắt đầu dạy nó, cho nó quản lý từ từ nhà cho thuê. Có lẻ nó thấy mình đi làm ít giờ, bỏ thời gian lo cho mấy đứa con khi còn đi học ở trung học. Cứ đi làm nhưng 2 giờ chiều là mình ngưng, đi đón con, nấu ăn cho chúng rồi chở đi bơi, thể thao hay học đàn. Cuối tuần thì chở đi họp hướng đạo, bơi đua,… lúc nào cũng có mặt bên con. Có lẻ vì vậy mà nó muốn theo gót mình để vào con đường mua nhà cho thuê. Sang năm nhà xuống xuống nhiều mình sẽ giúp nó mua nhà.

Dạo này mình kêu nó xem các nhà mà chủ không ở, nghĩa là nhà cho thuê, không có nợ trong vùng Opportunity Zone, để liên lạc để mua. Nếu nó mua được nhiều nhà rẻ vào hai năm tới như mình năm 2009-2010 thì cuộc đời nó khoẻ, có thể về hưu non.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 






Phố Tàu cũ Đà Lạt và người Hoa

 Xem mấy tấm ảnh cũ của Đà Lạt, mình có thể định xét là thời Tây hay thời Việt Nam Cộng Hoà qua bảng quảng cáo cửa tiệm. Lý do là trước 1955, người Tàu không bị bắt buộc đổi quốc tịch Việt Nam, cứ sống như người Hoa Kiều trong lãnh thổ của pháp chiếm đóng. Họ tha hồ làm mưa làm gió thị trường lúa gạo tại Việt Nam. Hình như thời đó, ngoại kiều không phải đóng thuế nhiều, để các người Pháp sinh sống tại Việt Nam, không phải đóng thuế, giúp mấy ông ba tàu được miễn thuế theo.

Họ dạy ông cha chúng ta Sĩ Nông Công Thương nên mấy anh học trò lười, chả làm gì để chạm đến móng tay, thậm chí còn để móng tay dài mà mình có thấy ảnh của người Pháp chụp tại Việt Nam. Trong khi đó người Tàu họ thao túng, buôn bán kinh tế tại Việt Nam. Mình nghe thầy Bạch Thái Hà kể ông Bạch Thái Bưởi, ngoài Bắc là một nhà làm kinh tế người Việt rất thành công. Không hiểu họ Bạch có dính dáng gì với người Tàu hay không. Làm ăn giỏi là không có máu người Việt tại Việt Nam. Du khách đến Việt Nam kêu bị chặt chém quá, không bao giờ trở lại.

Hồi nhỏ nghe kể ông Nguyễn Cao Kỳ đem Tạ Vinh, một tay xì thẩu của Chợ Lớn ra bắn, giúp giá cả thị trường lúa gạo đường xuống lại bình thường. Nghe bà Kỳ kể là các tay chợ lớn đến nhà biếu tiền để cứu Tạ Vinh nhưng ông Kỳ không chịu, ra lệnh bắn. Bên hông khu Hoà Bình, chỗ họ bán lan, mình nhớ có dạo họ dựng một pháp trường hình chữ U, làm bằng các bao cát để doạ xử bắn các gian thương của Đà Lạt. Mỗi lần đi ngang là cứ hình dung Tạ Vinh. Chắc mấy ông gian thương Đà Lạt cũng lo sợ.

Phố Tàu đầu tiên tại Đà Lạt, sau năm 1932, nước lũ cuốn đi và người Pháp đã dời lên khu Hoà BÌnh ngày nay.
Phố Tàu đầu tiên tại Đà Lạt, bị nước lũ cuốn đi năm 1932.

Khi mình học sử với thầy Hà Mai Phương năm 11B, thầy có nhắc đến Sắc lệnh 143/VN của Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ngày 22-10-1956, bắt người Tàu sinh sống tại Việt Nam vào quốc tịch Việt Nam nếu không thì cho 400 đồng hồi hương, dạo ấy Đài loan lãnh thầu, bảo vệ mấy người này. Nghe nói có đến 40,000 người Tàu hồi hương vào dạo ấy về xứ Đài Loan. Không biết có phải vì vậy mà bản nhạc Nắng Chiều của Lưu Trọng Nguyễn được dịch ra và rất được ưa chuộng tại Đài Loan. Mình lên taxi ở Đài Bắc, nghe đúng bản nhạc này bằng tiếng Quan Thoại.

Mình có đọc đâu đó, khi ông Bảo Đại ở Hongkong thì mấy người Tàu ở Chợ Lớn, ông chủ của Kim Chung Đại Thế giới, cúng tiền cho ông ta ăn chơi ở Hương Cảng, để đợi khi ông ta về nước là sẽ nhận được nhiều đặc ân để làm ăn. Mình không nhớ rõ lý do, thay vì về Việt Nam, ông Bảo Đại ở lại, cử ông Ngô Đình Diệm, do Tây đề nghị, về làm thủ tướng. Ông Ngô Đình Nhu thấy rõ vấn đề Hoa Kiều nên nhờ pháp can thiệp, cho Bảy Viễn qua tây, một mặt đưa ông Dương văn Minh vào Rừng Sát, PR cho chế độ. Sau này ông Minh lại phản, giết luôn hai anh em họ Ngô. Ông Nhu muốn trừ khử nạn người Tàu Chợ Lớn nên mới ra sắc lệnh 143/VN.

Ông thầy Phương rất bài người Tàu, kêu tao chỉ mua hàng ở tiệm người Việt dù họ bán giá cao hơn để giúp người Việt giàu thay vì để người Tàu cai trị chúng ta về mặt kinh tế tại chính quê hương chúng ta.

Có tên hàng xóm, học thầy Phương, rất ghét tàu. Đi đường mà nghe ai nói tiếng tàu là ngừng lại kêu người Việt mà tiếng gì lạ vậy. Hắn không dám xuống khu Tân Sanh ở đường Phan Đình Phùng.

Mình có bạn gốc tàu tại Hoa Kỳ, còn ở Việt Nam thì khi xưa có học chung với Hùng Con Cua, Mã Kiến Hậu nhưng không thân lắm vì gia cảnh chớ không vì sắc tộc. Có gặp lại nhau 1 lần tại nhà mình. 

Mình có chị bạn thân, đi từ miền Bắc. Bố là người Tàu, mẹ là người Việt như trường hợp ông Hồ Dzếnh. Gia đình bị đánh tư sản sau 1954 rồi đến 1979, phải trốn lên tàu đi về Hồng Kong. Đến bờ của Trung Cộng, họ cũng đuổi đi, sau khi vớt hết tiền để bán gạo muối, xăng dầu,..

Bà mẹ gốc Việt cho biết là sau 1954 thì người Tàu ở miền Bắc bị đồng hoá rất nhanh, không có những đặc ân như tại miền nam để cộng đồng người Tàu tự do phát triển. Mấy anh ba tàu Chợ Lớn, đi lính kiểng nên tạo ra một lối tham nhũng khác trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà.

Chị ta lấy chồng đài loan nên tiếng Việt nay cũng không rành lắm. Qua chị ta, mình hiểu thêm về người Việt sống tại miền Bắc trong thời gian chiến tranh, hầm hố núp bom ra sao. Có lẻ người Mỹ sợ dân lành chết nhiều nên bắn trái phá để báo hiệu cho dân Hà Nội đi núp bom trước khi B 52 rãi bom. Kinh

Năm 1979, khi Đặng Tiểu bÌnh xua quân qua biên giới để đánh cho Việt Nam một bài học thì Hà Nội không tin tưởng cộng đồng người Tàu tại Việt Nam, nên họ cho vượt biển hay đuổi về qua biên giới hết mà người ta gọi là đi bán chính thức. Mình có đọc một hồi ký của ông nào giáo sư, gốc tàu ở ngoài bắc, kể lại sự vụ năm 1979, phải trốn đi tàu ra sao. Mình đoán ông ta đi chung chiếc tầu của chị bạn sinh tại miền bắc vi chị ta kể tương tự chuyến hải hành, rời bỏ quê hương vì Hà Nội không tin tưởng. Khiến ông Lý Quang Diệu lên tiếng, viết thư cho bà Thatcher để nêu lên vụ này. Hà Nội vừa nhận được vàng lại tống khứ được giới họ không tin tưởng. Đạo diễn Ang Lee có làm một phim về đề tài này.

Hôm qua, mình xem phim của Nga về người bắn tỉa Tây Bá Lợi Á (Siberian sniper). Cái hay ở Hoa Kỳ, mình có thể xem phim đủ loại. Phim Đức, phim Nga, Ba Lan, Hoa Kỳ, Anh quốc, Pháp quốc,..nói về cuộc chiến thế giới, để tự tìm kết luận, sự thật về cuộc chiến thay vì nghe tuyền truyền của phe thắng cuộc. Phải xem nhiều phía để tự tìm ra đáp án cho mình thay vì bị tuyên truyền một phía rồi xem đó là sự thật.

Ta thấy các bảng hiệu của Đức Xương Long, Lưu Hiệu Ký bằng tiếng tàu, cho biết là trước 1955

Trước 1955, các bảng hiệu của người Tàu tại khu Hoà Bình đều viết bằng chữ Tàu, sau 1956 thì đều dịch ra tiếng Việt như Đức Xương Long, Lưu Hội Ký, Vĩnh Chấn,… Đà Lạt có trường Tân Sanh to lớn, dạy chương trình tiếng Quan Thoại cho học sinh.

Phố tàu cũ đã bị lũ cuốn đi

Dạo sau Mậu Thân, ông Kỳ có ra lệnh cấm trường Tây, khoá mình là khoá chót của chương trình pháp tại Việt Nam. Không cho sinh viên du học bên Tây, chữ nghĩa gì cũng cấm không được sử dụng tiếng Tây ngoại trừ mấy cái bar dành cho lính Mỹ. Tương tự bộ trưởng văn hoá Pháp Jacques Lang khi xưa lên tiếng chống chữ nghĩa đế quốc tư bản.

Ca sĩ Elvis Phương, mê Elvis Presley nên lấy tên Elvis Phương, sau thời ông Kỳ phải đổi tên khác thì phải tương tự ca sĩ Carrol Kim,… dạo bên Tây mình có đọc một bài báo Tây phỏng vấn ca sĩ Elvis Phương, nói di tản rồi đói qua nên chạy qua Mỹ. ở Việt Nam mình chưa biết đến ông vua nhạc Elvis Presley. Đến khi ông ta qua đời thì báo chí truyền thông nói đến, lúc đó mới nghe nhạc của ông này lần đầu tiên. Thằng Picard khi xưa học chung rất mê ông này nên vào atelier là nó mở nhạc ông này nghe, bồi dưỡng thêm cho mình chút gì nhạc nhiếc.

Hình này cho thấy các bảng hiệu được thay thế bằng chữ Việt

Đọc tài liệu Tây thì dạo thực dân Tây chiếm đóng Việt Nam thì hơn 50% người Việt nghiện thuốc phiện, mà mấy ông gốc MInh hương, mà người ta gọi là Hảo Hớn, người Hán tốt. Họ không phục nhà Thanh vì dân Mông Cổ, chiếm đóng, đánh đuổi nhà Minh ra khỏi Bắc kinh. Có một số bỏ chạy về miền nam, tá túc ở Việt Nam, và các nước láng giềng như Mã Lai, Nam Dương, Thái lan. Từ đó người ta gọi các người này là Minh Hương, người theo nhà Minh, đại ý là người Tàu. người Tàu cũng có rất nhiều loại chủng tộc, nói chung thì người gốc Hán là đa số và họ tìm cách Hán hoá các bộ tộc khác. Ngày nay ở Tây Tạng, người Tàu gốc Hán đông hơn người Tây tạng.

Đám người Minh hương này, muốn phản Thanh phục Minh nên phải làm kinh tế để có tiền mua vũ khí, đánh đuổi quân Thanh. Cách tốt nhất là bán rượu và thuốc phiện. Người Mình Hương hợp tác rất chặc chẻ giúp cộng đồng họ phát triển nhanh nên dần dần họ chiếm hết thị trường kinh tế ở vùng Đông NAm Á, đưa đến sự kỳ thị đã thể hiện sau khi Suharto xuống. Trong mấy ngày người Nam Dương sát hại không biết bao nhiều người gốc tàu.

Mấy nhà lãnh đạo ở Á châu có gốc tàu là Hun Sen, Duarte, Suharto, Thaksin,… dù anh nói tiếng bản xứ rành như người sở tại nhưng vẫn được xem xét qua tông tích, gốc gác ông bà của anh. 

Tình cờ mình đọc trên mạng, có bài của ông Lê Vĩnh Huy, về chính sách của chính phủ Ngô Đình Diệm, nhằm ép buộc cộng đồng người Hoa nhập tịch. Ông này, chịu khó cố gắng nghiên cứu tài liệu để cho chúng ta biết rõ thêm về sự hình thành của cộng đồng tại Việt Nam.

Mình đoán trong thời chiến tranh, người Tàu CHợ Lớn làm giàu bằng cách bán lúa gạo cho cả hai bên. Nghe kể bộ đội vào nam chỉ đem theo đô la để mua gạo muối,… chỉ có dân miền nam mới bán cho bộ đội. Mình có đọc bài viết của báo Hà Nội, kể về mấy tay nằm vùng, móc nối với người Tàu CHợ Lớn để đổi Đô la. Họ kể phải qua Hông Kông hay Pháp,…để đổi tiền. Hình như mình có kể vụ này rồi.

Thiếu tá Lê Xuân Phong, của đại đội trinh sát 302 kể, đi hành quân ở Núi Voi, có lần lượm được một số tiền 500,000 đô la của Việt Cộng, đem chia cho mấy anh em. Các tay tư sản dân tộc tại Đà Lạt, đã mua giúp Việt Cộng gạo dầu, được vinh danh sau 75 rồi cũng cuốn gói chạy ra ngoại quốc hết.

Xin trích một đoạn của ông Lê Vĩnh Huy: “ Hoa kiều đã được hưởng lợi lộc khổng lổ ở Việt Nam nhưng lại không phải thực thi nghĩa vụ gì đối với quốc gia. Quy chế ngoại kiều ở trong Nam đã giúp họ không phải đóng thuế kinh doanh; thể chế bang hội tự trị khiến họ trở thành những tiểu quốc gia trong một quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Không chịu sự tài phán của tòa án Việt Nam, chẳng cần sự bảo vệ và giúp đỡ của cảnh sát, tự họ giải quyết với nhau theo phán quyết của các Bang trưởng. Sự khép kín của cộng đồng Hoa kiều là hành vi ích kỷ và bội bạc với đất nước đã cưu mang mình.”

Những người Tàu ở Miền Nam lên đến 800,000 người trong khi dân số miền nam, dạo đó 10 triệu người.

Ngày (6-9-1956), Thủ tướng Diệm lại ra Dụ số 53, hạ đòn quyết định, đánh thẳng vào nồi cơm của người Tàu. Dụ 53 chỉ định những nghề nghiệp mà các ngoại kiều, hay các hội xã, công ty ngoại quốc không được hoạt động, đó là:

1) Buôn bán cá thịt

2) Buôn bán tạp hóa

3) Buôn bán than, củi

4) Buôn bán xăng, dầu lửa và dầu nhớt

5) Cầm đồ bình dân

6) Buôn bán vải, tơ lụa, chỉ sợi,

7) Buôn bán sắt, đồng, thau vụn

8) Nhà máy xay lúa

9) Buôn bán ngũ cốc

10) Chuyên chở hàng hóa, hành khách bằng xe hơi, hay tàu thuyền

11) Trung gian ăn huê hồng.

Những ngoại kiều đang hoạt động những nghề trên phải thôi các nghề đó trong vòng 6 tháng đối với các nghề từ số 1 đến số 7, và một năm đối với các nghề từ số 8 đến số 11. Những ai vi phạm Dụ này sẽ bị phạt tiền từ 50.000 cho đến 5 triệu đồng, và có thể bị trục xuất. Người Việt Nam nào thông đồng với ngoại kiều vi phạm thì bị phạt 6 tháng đến 3 năm tù ở, và bị phạt tiền giống mức ngoại kiều vi phạm. (Hết trích)

Có lẻ vì đạo luật này mà mấy ông tây bà đầm đang làm ăn lâu đời ở Đà Lạt như mấy ga ra, phải hồi hương. Còn mấy ông ấn độ ở khu Hoà Bình chắc vào dân việt hay Ấn kiều được quy chế khác. Đến thời ông Kỳ thì ông bác sĩ Sohier cũng bán rẻ nhà của ông ta để về tây.

Dạo ấy ra phố, chỉ thấy người gốc tàu làm chủ như tiệm Vĩnh Chấn, nhà hàng Shanghai, là chủ rạp xi nê Hoà Bình, cây xăng Caltex. Mình độ đâu 30% các tiệm buôn do người Tàu làm chủ ở khu Hoà BÌnh, xung quanh rạp Ngọc HIệp, và Tân Sanh.

Khu nhà hàng Mekong và tiệm vàng Bùi Thị Hiếu, cũng thấy toàn là chữ tàu khi chưa được ông Võ Đình Dung xây lại

Mình lớn lên, đã có nhiều thay đổi, có học chung với mấy người gốc tàu, mẹ mình buôn bán với mấy người tàu trên khu Hoà Bình. Ngày nay, sống ở Hoa Kỳ, mình thấy không có vấn đề gì cả. Ai cũng là người Mỹ hết, không phân biệt chủng tộc.

Năm 1995, mình về Việt Nam, ngồi trên máy bay, có gặp một anh gốc tàu, kể khi xưa đi vượt biển, nay về Việt Nam, làm ăn. Mình hỏi không sợ họ lấy nữa à. Anh kêu có Trung Cộng bảo kê rồi, không sợ. Có anh bạn đài loan kêu mình tìm mối bán máy móc cũ của đài loan bán cho Trung Cộng rồi nay Trung Cộng mua đồ mới, bán lại cho Việt Nam. Thấy mệt quá, không biết nói tiếng tàu nên thôi. Làm nông dân khoẻ hơn. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Đội tuyển tây đen bất đắc dĩ

 Vậy là xong. Không phải xem đá banh nữa. Trận chung kết năm nay quá đỉnh. Tưởng là xong khi Á Căn Đình dẫn 2-0, ai ngờ đội tuyển Pháp mà mình là cổ động viên, gỡ huề như Hoà Lan, rồi đưa đến đá luân lưu. Vẫn giữ sổ thông hành Pháp.

Đội tuyển pháp trong hiệp 2, thấy toàn là mấy ông tây đen, ngoại trừ thủ môn khiến thiên hạ kêu đội tây đen. Nhiều người kêu toàn là tây đen đá cho nước pháp nhưng ít ai hiểu lý do.

Cầu thủ Mbappe sinh tại Paris, bố là gốc Cameroon và mẹ là Algérie, đá cho đội tuyển pháp

Cầu thủ Kylian Mbappe, sinh tại Paris, đoạt giải chân vàng có ông bố gốc xứ Cameroon và bà mẹ gốc Algerie. Ông bố tuyên bố đâu 4 năm trước khi con ông ta đoạt chức vô địch thế giới với đội tuyển Pháp. Ổng ta muốn con trai đá cho đội tuyển Cameroon, quê hương nơi ông ta sinh ra nhưng khi liên lạc với tổng hội túc cầu xứ Cameroon, họ đòi tiền lại quả nhưng ông ta không có nên khi đội tuyển Pháp gọi, không đòi tiền thì ông chấp nhận.

Nay xứ này kêu gọi khúc ruột ngàn dậm nhưng ông Mbappe con từ chối, kêu “Je suis Français”. Thế là mình dân Cameroon ném đá kêu mất gốc. Chán Mớ Đời 

Tương tự cầu thủ Breel Embolo của đội tuyển Thuỵ Sĩ, cũng gốc Cameroon, bằng một đường phản động đã tung lưới đội Cameroon, quê hương nơi ông ta sinh ra nhưng thay vì chạy như điên, ông ta chỉ dơ tay lên (xem hình) trong khi các cầu thủ Thuỵ Sĩ reo mừng chạy như điên khùng, chạy lại ôm cổ ông ta. Bàn đá lọt lưới phản động, phản quốc khiến người dân Cameroon, muốn đến nhà gia đình của ông ta ở Cameroon để đốt. 

Bà mẹ của ông ta lên tiếng, để con tôi yên, Thuỵ Sĩ huấn luyện con tôi, còn muốn đá cho đội tuyển Cameroon, phải chi tiền cho mấy cán bộ điều hành. Cameroon chỉ muốn đòi tiền mãi lộ để được đá cho xứ này. Cứ như được ban phát một đặc ân để đá cho đội tuyển nên phải chạy tiền. Không biết bao nhiêu cầu thủ của đội tuyển xứ này phải trả tiền cho mấy cán bộ bóng đá.

Cầu thủ Embolo, gốc Cameroon nhưng lại đá cho đội tuyển Thuỵ Sĩ, không dám reo mừng theo phép lịch sự của đá banh, không reo mừng khi đá lọt lưới đội mà mình từng đầu quân.

Tham nhũng lan tràn tại các đội tuyển phi châu. Nhớ mấy năm trước, các giới thẩm quyền của đội tuyển phi châu, không trả tiền cho cầu thủ khiến họ phải làm reo khiến bộ trưởng phải bay đến với Vali tiền để trả cho họ, nếu không cầu thủ không tập dợt hay ra sân cỏ. Nếu họ thắng thì các quan lớn bỏ túi hết tiền thưởng. Năm nay các đội phi châu đá Chán Mớ Đời, chỉ có đội Ma-rốc là làm nên cháo, nhờ rất nhiều cầu thủ sinh tại Âu châu, đá cho các câu lạc bộ nổi tiếng.

Cũng nên nhắc sự thành công của đội Ma-rốc không phải bà rá mà do sự đầu tư lâu ngày của xứ này vào túc cầu. Năm 2007, nghĩa là 15 năm về trước, vua Mohammed VI, chi đâu 15 triệu đô la để thành lập một trung tâm huấn luyện, đào tạo cầu thủ túc cầu xứ này với sự trợ giúp kỹ thuật của câu lạc bộ Lyon, Pháp quốc. Mục đích để đào tạo một thế hệ tương lai túc cầu cho Ma-rốc. Các cầu thủ trẻ xuất thân từ các trường huấn luyện của xứ này, được các đội tuyển Âu châu chú ý, mua. Năm nay, Xứ Ma-rốc này đã có tết vì đã vào bán kết, là quốc gia phi châu đầu tiên đứng thứ 4 trên thế giới, có rất nhiều người hâm mộ, ủng hộ.

Mình nhớ ông Guillou, cựu cầu thủ của đội tuyển pháp và huấn luyện viên của đội tuyển Nice, đã đề nghị tổng hội túc cầu pháp, cho ông ta mở các trung tâm huấn luyện túc cầu ở phi châu nhằm đào tạo các cầu thủ vùng này để đá cho câu lạc bộ tại pháp, để câu khán giả phi châu. Không ngờ 40 năm sau, Phi châu sản xuất các cầu thủ rất giỏi, đá cho câu lạc bộ Âu châu.

Cầu thủ Timothy Leah, đá lọt lưới cho đội Hoa Kỳ tỏng trận tranh với đội tuyển Wales, là con trai của tổn thống xứ Liberia. Bố cậu ta từng là cầu thủ nổi tiếng của xứ Liberia, đá cho đội Milan ngày xưa. Sau nhường tiếng tăm của đời cầu thủ, ông ta đắc cử tổng thống nhưng người con trai sinh và lớn lên tại Hoa Kỳ nên muốn đá cho hội tuyển của Hoa Kỳ.

Trước đây, dưới thời huấn luyện viên Klinsman, túc cầu của Hoa Kỳ còn yếu vì mới được thương mại hoá sau giải túc cầu năm 1994 nên Hoa Kỳ đi tìm các cầu thủ bên Đức quốc, có bố mẹ là người Mỹ. Các cầu thủ này hạng B, khó có khả năng đá cho đội tuyển Đức quốc nên đầu quân cho đội tuyển Hoa Kỳ, nhiều người chả biết tiếng Mỹ. Nay nhờ các trung tâm huấn luyện toàn quốc nhất là trung tâm ở Florida của nhà quảng cáo nên Hoa Kỳ sản xuất cầu thủ đá cho các đội bóng Âu châu.

Người Mỹ lấy chất xám trí tuệ của thế giới còn Âu châu thích lấy chất đen của Phi Châu để đá banh cho họ xem như đế chế la mã khi xưa, tìm kiếm, huấn luyện các tay giác đấu để mua vui cho nhân dân quên đi sự đóng thuế.

Ma-rốc có tầm nhìn xa, không cầu mong các Thánh Gióng túc cầu, xuất hiện để giúp quốc gia họ đoạt giải vô địch túc cầu. Còn tham nhũng tại các quốc gia phi châu thì đừng mong thành vô địch dù họ có thể có nhiều cầu thủ giỏi tương tự các chế độ có chế độ xét lý lịch thì không bao giờ có hiền tài để giúp đất nước phát triển cho kịp thế giới.

Mình nhớ có đọc bài phỏng vấn một cầu thủ trẻ đang lên của Lỗ Ma Ni, có ông bố người Việt và bà mẹ người lỗ ma ni. Ông ta kêu sẽ đá cho Lỗ Ma ni, còn Việt Nam thì không. Trong đội tuyển Nhật Bản, có câu thủ họ Doan khiến mình tưởng sau đọc tên theo chữ Nhật thì Chán Mớ Đời 

Nếu các nước phi châu không bỏ tính cách tham nhũng, chú tâm đến sự ích lợi quốc gia, thay vì quyền lợi cá nhân thì sẽ không bao giờ đoạt giải túc cầu thế giới hay bất cứ điều gì khác. Kỳ này, không có đội tuyển Côte d’Ivoire nên không thấy vụ cầu thủ làm reo, đòi trả tiền. 

Nghe nói năm nay vô địch thế giới sẽ được lãnh đâu trên 400 triệu đô la chưa kể tiền quảng cáo sau này. Chưa kể là thường sau khi đoạt giải vô địch thì GDP lên vì các nước khác mua đồ của nước vô địch. Mình nhớ năm 1982, Ý Đại Lợi vô địch, mình đi chơi ở xứ này cả 3 tháng, có bản nhạc nổi tiếng, nghe suốt mùa hè L’italiano. 2 tuần nữa mình sẽ viếng thăm Chí Lợi và Á Căn Đình, tha hồ nghe thiên hạ ca tụng Messi dù lạm phát lên trên 100%.

4 năm tới giải vô địch sẽ được 3 nước bắc Mỹ tổ chức chung, mình sẽ cố nhớ, mua vé xem trận chung kết. Hy vọng ở Los Angeles.

Sau đây là danh sách các cầu thủ gốc phi châu đá cho đội tuyển Âu châu. 

ANGOLA
William Carvalho (Portugal),
Blaise Matuidi (France)
CAMEROUN
Breel Embolo (Switzerland),
François Moubandje (Switzerland),
Samuel Umtiti (France)
CAPE VERDE
Eliseu (Portugal),
Gelson Fernandez (Switzerland),
João Mário (Portugal),
Nani (Portugal),
Renato Sanches (Portugal)
IVORY COAST
Johan Djourou (Switzerland),
Jonathan Tah (Germany)
EGYPT
Stephan El Shaarawy (Italy)
ETHIOPIA
Theodor Gebre Selassie (Czech Rep)
GHANA
Jérôme Boateng (Germany)
GUINEA
Paul Pogba (France)
GUINEA BISSAU
Danilo Pereira (Portugal),
Eder (Portugal)
KENYA
Martin Olsson (Sweden),
Divock Origi (Belgium)
MALI
Moussa Dembélé (Belgium),
Ngolo Kanté (France),
Moussa Sissoko (France)
MORROCCO
Marouane Fellaini (Belgium),
Adil Rami (France)
NIGERIA
David Alaba (Austria),
Dele Alli (England),
Angelo Ogbonna (Italy),
Rubin Okotie (Austria),
Hal Robson-Kanu (Wales)
Ross Barkley(England) *Ross Barkley's great grand parents had ancestral roots from Nigeria*
DR CONGO
Michy Batshuayi (Belgium),
Christian Benteke (Belgium),
Jason Denayer (Belgium),
Christian Kabasele (Belgium),
Jordan Lukaku (Belgium),
Romelu Lukaku (Belgium),
Steve Mandanda (France),
Eliaquim Mangala (France),
Denis Zakaria (Switzerland)
SENEGAL 
Patrice Evra (France),
Bacary Sagna (France),
Leroy Sané (Germany)
TUNISIA
Sami Khedira (Germany)
TANZANIA
Marcus Rashford (England).

Nguyễn Hoàng Sơn 



Fentanyl thảm hoạ tại Cali

 Mình thấy xe buýt Cali dạo này quảng cáo về nạn Fentanyl, thấy đề California more 4,000 killed by Fentanyl. Vấn đề ma tuý rất trầm trọng, có thể dự đoán cho tương lai Hoa Kỳ. Ai cũng biết là ma tuý đều được đưa qua biên giới Mexico và nguồn cung cấp là từ Trung Cộng. Mình đọc qua cuộc báo cáo tại quốc hội Hoa Kỳ cập nhật hoá ngày 8 tháng 12 năm 2022.

Theo mình đoán thì Trung Cộng muốn trả thù tây phương đã bán thuốc phiện, làm giàu trên xương máu của cha ông họ. Ngược lại thì người Tàu, nhóm người hảo hớn, phản Thanh phục Mình, gây quỹ cách mạng bằng cách bán thuốc phiện cho người Việt tại Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp, khi họ đánh chiếm Việt Nam thì 50% người đàn ông Việt Nam bị nghiện thuốc phiện do người Tàu, hoả hớn cung cấp. Hồi nhỏ mình thấy mấy người lớn, cứ kêu mình là tay hảo hớn, hãnh diện vì đầu độc người Việt. Chán Mớ Đời 

Hình như ở vùng Tam Giác Sắt, có một ông tướng tàu, bị quân Mao Trạch Đông đánh chạy, qua đến Miến Điện. Ông ta trồng thuốc phiện để gây quỹ chống tàu cộng rồi dầu dần giàu có nên chả mong chống cộng như các tay hảo hớn Phản Thanh Phục Minh và được Mao thị bỏ quên, không đánh phá.

Từ đó, người Pháp mới chiếm thị trường thuốc phiện và rượu để bán cho người Việt, làm giàu. Hút thuốc phiện thì sẽ mất đi ý chí chống ngoại xâm. Mình nghe mấy ông như Nguyễn Hải Thần, chống pháp ở bên biên giới Việt hoa, ngày ngày đi ngã bàn đèn thì còn đánh đấm gì nữa. Ông Văn Cao kể trong hồi ký cua rông ta là được lệnh đi ám sát mấy tên không theo đảng Cộng Sản. Cứ mò vào các nơi có ả phù du là tìm ra và giết chết mấy người này.

Fentanyl la một loại thuốc được xem như một loại thuốc an thần, giảm đau được bào chế bởi các tố chất thuốc phiện năm 1959. Sau này vì người ta sử dụng bừa bải nên Liên Hiệp Quốc nhờ các cơ quan an ninh kiểm soát. Được biết tại Hoa Kỳ có đến 73,000 chết vì overdose từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 6 năm nay 2022. 

Khi con mình đi học trung học, mình có đi họp phụ huynh thì được biết là 1/3 học sinh đều chơi sì ke ma tuý. Chúng chỉ cần nhắn tin để mua rồi các tay bán, đem lại nhà. Khi hết tiền học sinh ăn cắp tiền của bố mẹ, ngủ với khách để có tiền hay ăn cắp xe cộ,…

Trước năm 2019, Trung Cộng được xem nơi sản xuất và cung cấp nhiều nhất loại thuốc này. Được biết loại thuốc này có rất nhiều giả mạo nghe nói đến 60%, gây nên tai hại, chết vì overdose. Trung Cộng sản xuất và cộng tác với nhóm buôn bán ma tuý Mexico, nơi đưa ma tuý vào Hoa Kỳ. Từ ngày ông Biden lên , biên giới được mở cửa. Có ông thợ mình quen, bảo là tốn $50,000 để trả cho bọn này đem vợ và mấy đứa con sang Hoa Kỳ. Nay được chính phủ Cali cấp nhà, cho đi học đủ trò. Một ông thợ khác, có giấy tờ nhưng bà vợ nghe lời nên đem con về Mễ, làm giấy tờ đàng hoàng mà nay đã trên 10 năm chưa xong. Tốn mấy chục ngàn cho luật sư.

Nước Ấn Độ được xem là nước cung cấp sản xuất thuốc tây nhiều nhất trên thế giới. Không biết vụ đấm đá giữa người Ấn và người Tàu tại biên giới có liên quan gì đến vụ buôn bán thuốc hay không.

Hoa Kỳ đàm phán với Trung Cộng đẻ yêu cầu họ ngăn chận sự sản xuất fentanyl qua Hoa Kỳ nhưng khi bà Pelosi bay qua thăm bà tổng thống Đài Loan thì Trung Cộng tuyên bố không hợp tác vụ chống phòng ngừa vào Hoa Kỳ.

Ai tò mò thì đọc thêm trên trang nhà của DEA, cơ quan bài trừ ma tuý của Hoa Kỳ. https://www.dea.gov/onepill

Hoa Kỳ và các nước tây phương được xem là nơi tiêu thụ nhiều nhất ma tuý, sì ke. Họ bỏ không biết bao nhiêu tiền để phòng chống ma tuý. Đời sống hôm nay khiến con người bị áp lực nhiều và để giảm bớp áp lực, họ cần đến thuốc an thần.

Những người nổi tiếng như tài tử, cầu thủ đá banh,…tưởng họ hạnh phúc vì lúc nào hình chụp cũng nở nụ cười tươi như hoa nhưng phía sau các hình ảnh ấy la những sự tàn phá khủng khiếp đến nổi họ phải quyên sinh hay sử dụng thuốc quá độ.

Hôm kia, đọc bài báo đức ngữ cho thấy ông cựu thủ môn của Đức quốc , Oliver Kahn, cho hay bị trầm cảm nên đã để thua chức vô địch thế giới vì quá nhiều áp lực của các công ty quảng cáo, khán giả, câu lạc bộ chưa nói đến vợ con.

Có lần mình nói chuyện với một anh quen. Mình hỏi lý do anh ta uống rượu nhiều. Anh kêu là nghiện rượu. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 







Sử dụng máy rữa chén gây ung thư?

 Mình chuyên rữa chén bát bằng tay và úp trong máy rữa chén nhưng gần đây đọc một bài nghiên cứu thì được biết rữa chén bằng máy ít tốn nước hơn là rữa bằng tay nên mình bắt đầu dùng máy. Vấn đề dùng máy là phải dùng bột giặt. Ly tách lại phải bỏ thêm loại xà bông rinse aid làm cho sạch tưng.

Khi xưa, ở Đà Lạt mỗi năm cứ đến mùa cưới là phải rữa chén mệt thở ngoài chợ. Lý do là người ta mướn chén bát của bà cụ để đãi khách, sau đó đem trả lại, mình phải rữa để xếp lại từng lố để bán cho khách vào mùa tết. Nay nghĩ lại có lẻ vì dính xà bông nhiều nên mình hơi tàng tàng, ăn nói bú xua la mua. Chán Mớ Đời 

Gần đây mình có đọc một nghiên cứu của viện nghiên cứu Swiss Institute of Allergy and Asthma Research hợp tác với đại học Zurich đưa đến những kết quả khá nguy hiểm khi sử dụng máy rữa chén. Lý do là xà bông toàn là chất hoá học, còn dính lại trên chén bát sẽ làm hư hại đường ruột của mình khi sử dụng.

Chúng ta biết đồ chén bát nhập cảng từ Trung Cộng, được sơn phết với loại sơn có chất chì mà Hoa Kỳ cấm. Đồ chơi cũng vậy khiến trẻ em mút ăn sơn có thể đưa đến nguy hiểm của não bộ. Khi thuê nhà hay bán nhà, chủ nhà đều đưa cái giấy báo cáo là nhà nào xây tước năm 1978, có thể có asbestos hay chất chì, để lỡ con của người ta bị lộn xộn trí não thì đâm đường kiện thì mình có báo trước cho họ hay.

Nhiều khi họ ở đâu trước đó, nhà có asbestos hay chất chì, con họ ăn mấy thứ này rồi khi dọn đến nhà mình mới được nhà trườn phát hiện là mệt cho mình. Do đó, khi mua một căn nhà, việc đầu tiên là mình thay hệ thống sưởi, máy lạnh và hệ thống ống nước cũ nếu làm bằng ống gan. Thứ nhất là muốn gia đình mướn nhà ở bình yên, hai là tránh thảm hoạ về sau.

Ngày nay, tiệm ăn, trường học đều dùng máy rữa chén để làm khô nhanh chóng. Trung bình máy rữa chén rữa 60 giây chuyển nước nóng và xà bông với áp suất cao, sau đó lại làm thêm một vụ này rồi đến tráng chén bát trong máy.

Vấn đề là không có thêm một chu kỳ khác để làm sạch các chất hoá học còn sót lại, tạo thêm chất độc còn sót lại trên chén bát và được máy làm khô. Cộng thêm vụ sown có chất chì, khi nóng có thể bị tan ra. Khi chúng ta sử dụng lại các loại chén bát này để ăn vô hình trung các chất hoá học theo thức ăn vào đường ruột của chúng ta. Họ tìm thêm các nguy hại đưa đến dị ứng thức ăn, béo phì, gan bị sơ cứng, nhức mỏi, trầm cảm đủ trò,…

Họ dẫn chứng cả đống độc tố mà ai không học hoá học thì sẽ như bò đội nón nên mình chỉ bình dân học vụ lại đây. Họ giải thích là da của chúng ta hay phổi bị các chất hoá học từ từ làm hư đi. Ngày nay có đến trên 2,000 chất hoá học được sử dụng mà người ta không biết sự tàn phá, ảnh hưởng của chúng ra sao. Phụ nữ thích làm đẹp, son phấn hàng ngày, đàn ông ngu như mình cứ ôm hôn môi son thắm thiết là chỉ có chết dần chết mòn. Ôi đàn bà! Ôi Đàn Bà. Từ ngày ông covid ra đời, đi đâu cũng thấy thiên hạ xịt chất hoá học để khử trùng. Cứ tưởng tượng sau đó cầm cái hamburger lên ăn rồi bao nhiều chất hoá học dính vào bánh đưa vào mồm, theo đường ruột sẽ huỷ hoại từ từ hệ thống miễn nhiễm.

Thử nghiệm của viện nghiên cứu này cho biết các chất hoá học như alcohol ethoxylates dùng để rữa chén tiêu huỷ các tế bào trong ruột, khiến bị viêm đủ trò. Ai tò mò thì đọc thêm. Mình đọc đến đây là ngọng rồi.

 The Journal of Allergy and Clinical Immunology.


Buồn đời, mình đọc thêm tài liệu nghiên cứu thì thất kinh vì xà bông có thể đem lại bệnh ung thư. Họ tìm thấy đến 25 chất như acetaldehyde và benzene. Mấy loại thuốc tẩy cho sạch màu trắng trinh nguyên, có mùi cực độc.


Da của chúng ta như miếng mousse nên có thể thấm các loại gì đụng tới và khi các hoá chất này thấm vào sẽ đưa đến các hiệu chứng như ngứa, khô da,…và đưa đến ung thư da.


Có loại hoá chất Phthalates được sử dụng trong xà bông giặt mà các nghiên cứu cho thấy sẽ làm giảm tinh trùng cũng như biến dạng hòn dế. Cái bào thai có thể bị ảnh hưởng khi người mẹ mang thai giao cấu, và mấy loại này chạy tuốt vào âm hộ phụ nữ. Do đó khi giặt máy thì nên xả thêm một lần nước (rinse). Chán Mớ Đời 


Các độc tố này có thể làm chúng ta bị nhức đầu hay các hoá chất Nonylphenol Ethoxylate sẽ làm hormone biến thái, gây khó khăn cho phụ nữ.


Ngoài ra họ khuyên chúng ta nên để ý đến các loại mùi giả tạo khiến chúng ta thích. Mình gửi dầu xanh về cho bà cụ, do Tân Gia Ba sản xuất vì tin tưởng hơn. Bà cụ không bằng lòng, hỏi sao không mua dầu của Trung Cộng. Mình nói họ bỏ toàn là hoá chất làm mùi khiến người ta thích nhưng rất độc. Bà cụ vẫn thích mùi dầu của Trung Cộng làm. Chán Mớ Đời Phụ nữ thích bỏ nước hoa lên người, chồng ngửi hàng ngày nên đi tây phương cực lạc sớm.


Như chúng ta biết là các hoá chất đa số là từ các chất dầu hoả mà ra nên có thể gây độc hại cho phổi của chúng ta hay phá huỷ các mạch máu và hệ thống thần kinh. Con nít hay thích mua keo để ngửi vì không có tiền chơi ma tuý.


Các loại thuốc tẩy hay sodium hypochlorite rất cực độc tương tự Dioxane cũng cực độc, được sử dụng để làm xà bông. 


Mình nhớ mấy đứa con khi xưa đi bơi hàng ngày, từ từ tóc chúng trở nên vàng nâu vì chất hoá học khử trùng được bỏ vào nước.


Mình có kể vụ dầu ăn được làm bằng các chất hoá học lấy từng dầu hoả. Các tay tài phiệt dầu hoả biến các chất dư thừa này thành dầu ăn rồi làm màn PR kêu dầu dừa, dầu đậu phộng là dỗm nay họ khám phá ra nguyên hồ sơ của mấy công ty này nên dạo này không thấy báo chí chửi dầu dừa,..


Thôi ngừng ở đây, phải đi rữa chén bằng giấy, đeo găng tay cả mụ vợ thức dậy lại la. Chán Mớ Đời


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 


Tại sao làm Family Limited Partnership để con cháu thừa kế?

 Tuần này, trên đài truyền hình Little Sàigòn, mình sẽ nói chuyện về đề tài thừa kế tài sản tại Hoa Kỳ với luật bắt đầu năm 2017 “Tax Cuts and Jobs Act”, tài sản thừa kế được miễn thuế cho con cháu khi qua đời là 11.06 triệu/ người, hai vợ chồng thì được 22.12 triệu nhưng đạo luật này sẽ hết hạn vào năm 2025, để trở lại luật trước 2017 là 5.49 triệu/ người hay 10.98 triệu cho hai vợ chồng.

Con số này không ảnh hưởng đến 90% người Mỹ, nhưng số còn lại cần phải xem lại di chúc, cách thức quản lý tài sản của mình vì trong 9 tháng con cháu phải tìm ra số tiền để đóng thuế thừa kế tài sản.

Nếu trên số tiền được miễn thuế thì phải đóng lên tới 40% số tiền. Số tiền được miễn thuế đến năm 2025 là 12.06 triệu/ người. Sau đó thì trở lại 5.49 triệu/ người 

   Ông Jack Fullerton dạy mình mua nhà đầu tư vừa mới qua đời tháng 7 vừa rồi. Hai người con trai hưởng gia tài, thừa kế mấy căn nhà của ông ta nhưng họ cần 2 triệu để đóng thuế. Mình đang thương lượng với hai người con để mua vài căn nhà để họ có tiền trả thuế. Mình hơi ngạc nhiên là ông ta dạy mình nhưng khi qua đời vẫn bị sở thuế hành con ông ta. Có lẻ về già, đau ốm nên không có đủ sức để làm giấy tờ chuyển sang cho hai người con. Mình nhớ ông ta hay than với mình là ngủ không được. Về già mà ngủ không được thì hại não đêm dài.

Mình biết có nhiều người, về già cứ lo sợ, không dám viết di chúc. Họ cứ đọc bài viết trên mạng, kêu gọi đừng giao hay chuyển tài sản qua cho con họ, sợ con dâu hay rể cho ra đường ở. Mấy người viết nói thêm, nói quá để câu like. Ở Hoa Kỳ, khi có giấy tờ thì không ngại vụ này.

Hôm qua mình đi chơi với ông nuôi ong trong vườn, sau đó ông ta mời đi ăn sáng. Mình hỏi ông ta đã làm Living trust chưa, vì có dạo ông ta hỏi mình và có đưa số điện thoại của luật sư đã làm LT cho mình. Ông ta kêu sợ chết nên chần chừ. Từ từ ông ta giải thích ở với bà vợ này là bà thứ 3. Mỗi lần ly dị là tốn tiền nên nhà và tiền bạc của ông, không có đứng tên bà vợ hiện nay. Trong khi đó, bà vợ đương thời, lo ngay ngáy, nói với mình là ông ta có di chúc cũ với bà vợ trước, nay đã chết sau khi bỏ ông ta. Ông ta chưa làm lại di chúc còn Living trust thì thua non.

Mình giải thích cho ông là bà Betty, bán nhà cho mình cho vay lại. Khi chết, con bà ta không có tiền trả luật sư để làm giấy tờ, xoá cái trust của bà Betty để mình có thể trả tiền hết cho họ. Ông cứ lo ngại thì khi ông bị coma hay chi đó, vợ ông không thể quyết định, không thể rút tiền để chi tiêu, lo cho ông.

Ông cho biết là khi qua đời, ông ta muốn những gì của ông thuộc về bà vợ thứ 3. Vấn đề là ông không muốn tiền của ông lọt vào tay con riêng của bà vợ hiện nay vì chúng ghét ông ta. Ông ta muốn khi bà vợ chết thì tiền của ông để lại, sẽ được chuyển cho con trai của ông ta. Ông ta do dự làm di chúc là nguyên cớ này.

Mình nói như vậy, ông có thể ghi trong di chúc, là sau khi ông qua đời, căn nhà của ông sẽ bán lại cho tôi, và cho vay lại. Hàng tháng, tôi trả tiền lời cho vợ ông vì bà ta sẽ về Philadelphia để sống với con cháu. Bà ta có an sinh xã hội của bà và của ông thêm số tiền tôi trả hàng tháng sẽ có một cuộc sống vui vẻ. Sau khi bà ta qua đời thì tôi sẽ trả tiền cho con trai ông ở Colorado.

Một vụ khác mình gặp. Hôm trước, đi học văn hoá bổ túc, mình ghé nhà anh bạn học cũ Đà Lạt chơi vài ngày, anh ta kể về gia cảnh nhất là ông bố của anh ta. Bà mẹ thì chết lâu rồi. Ông bố có căn nhà ở Cali, hè ông ta bay về chơi với con cháu, rồi mùa đông thì bay về miền đông bắc. Căn nhà ở Cali thì bỏ trống. Ông bố không biết là nhà bỏ trống hơn 30 ngày thì bảo hiểm sẽ không đền nếu có hư hao gì (nếu họ khám phá ra).

Con cháu nói ông ta về Cali ở để lỡ có chuyện gì thì con cháu còn chạy qua chạy về chớ ở miền đông bắc thì ngọng. Anh bạn kêu ông bố không muốn làm living trust vì sợ chết. Khi ông ta qua đời thì con cháu phải mất thì giờ bay qua vùng Đông bắc để lo hậu sự, tốn tiền con cháu. Ngoài ra phải ra toà thừa kế ở hai tiểu bang, tốn tiền gấp hai. Tiền bạc ông ta để lại sẽ bị bán tháo rẻ tiền để trả tiền luật sư. Chưa kể đến con cháu tranh dành gia tài, chia của. Bây giờ thì ai cũng nói ngon lắm, không cần nhưng khi đụng trận là giông bão nổi lên trong gia đình. Do đó phải làm giấy tờ sớm chừng nào hay ngày ấy. 

Ông bố người bạn ở tiểu bang khác, lại có nhà ở Cali. Khi qua đời thì con cháu phải lo hai cái Probate; một ở tiểu bang ông ta ở và một ở Cali vì tài sản nằm ở đây. Tiểu bang Cali không đánh thuế thừa kế nên tốt nhất là dọn về Cali ở, bán căn nhà ở tiểu bang mưa tuyết.

Đi chơi gặp nhà cửa ở Á Căn Đình rẻ, muốn mua nhưng lại ngại vì sau này, khi mình đi xuống địa ngục thì vợ con phải bay qua bên đó làm thủ tục bán nhà, đóng thuế đủ trò. Gặp hai ông cựu giám đốc ngân hàng Citi, kêu nên mua nhà ở Salt Lake City hay Park City vì sẽ tổ chức thế vận hội trong vài năm tới. Thấy thì ham thiệt nhưng nghĩ lại nên dạy mấy đứa con nghề của mình thì tốt nhất và đi chơi với đồng chí gái đến khi hết còn lết được.

Hôm qua, vừa xuống phi trường, được tin ông Rich Dad của mình vừa qua đời. Ông ta dạy mình rất nhiều trong cách mua bán, cho thuê nhà cửa. Con gái mới báo tin là một ông Mỹ quen, khi mấy đứa con còn đi bơi ở trung học. Ông ta nói vơi mình là khi về hưu, sẽ bán căn nhà ở Cali rồi dọn về một nơi nào đó rẻ sống hưởng tuổi già. Năm ngoái, ông ta gọi hỏi thăm tin tức con mình và cho biết tình hình con của ông ta, rủ đi ăn thì ông kêu bận đi làm. Cho thấy đời rất ngắn và cũng rất dài. Chỉ có vấn đề là không biết ngày giờ bị gọi.

Anh bạn còn kể là ông bố hay lên mạng đọc mấy bài báo viết từ Việt Nam, kêu con cái bất hiếu, đừng chuyển gia tài sản cho chúng, sẽ bị đuổi ra khỏi nhà,.. khiến ông ta đâm nghi ngờ con cháu. Thế là từ 10 năm nay, con cháu kêu ông bố làm di chúc nhưng chả nhúc nhích. Ông bố biết mình, nói anh bạn cứ nói ông bố liên lạc với mình rồi mình giải thích vấn đề cho ông bố. Mình thích hóng chuyện thiên hạ từ bé.

Nguy hiểm khi đọc tin tức trên mạng. Đừng có dại nghe vớ vẩn rồi tiền mất tật mang như trường hợp ông Mễ, chuyển tên nhà cho con trai rồi thằng con lăn đùng ra chết, cô con dâu bán nhà cho mình. Mình có 1 ông thuê nhà người Việt, để con gái đứng tên để ăn trợ cấp. Một ngày đẹp trời, bị ra đường, phải mướn ga ra cho rẻ vì vợ chồng cô con gái đánh bài thua ở Las Vegas, mượn nợ thế chấp căn nhà và không trả bị ngân hàng tịch thu.

Nếu ông bố, mua nhà rồi chuyển tên qua cho con gái, bắt hai vợ chồng ký giấy nợ giá trị giá tiền của căn nhà, chỉ được xoá khi ông ta qua đời thì cô con gái sẽ không được mượn nợ, không mất nhà nếu ly dị. Ông  Jeffrey, nha sĩ mà mình quen, cho con gái tiền để mua nhà như giúp đỡ, không bất hai vợ chồng cô con gái ký giấy nợ. Một ngày đẹp trời, mây đen kéo đến, thằng rể đâm đơn ly dị, chia gia tài thế là ông ta ngọng. Tiền nhổ răng mấy ngàn người theo mây khói.

Trở lại vấn đề của ông bố người bạn. Khi ông bố nằm xuống, con cháu phải lo vụ ra toà thừa kế vì ông bố không chịu làm living trust, tốn tiền rồi anh em cãi nhau vì phải ứng tiền ra trước để lo luật sư toà án đủ trò. Sau khi toà tuyến bố thì mới có thể lấy tiền, tài sản của ông bố để lại với các chi phí. Cuối cùng thì con cháu hưởng chút đỉnh còn vào tay luật sư hết. Nên nhớ có tài sản hai nơi thì phải ra toà thừa kế hai nơi. Cho nên ai có nhà cửa ở nhiều tiểu bang thì nên gộp lại một nơi cho con cháu dễ thở sau này.

Cho thấy càng về già, chúng ta không có chủ lực để làm những việc rất đơn giản như ông Jack. Ông ta dạy mình đủ thứ nhưng vẫn không làm quyết định cuối cùng, nay 2 người con phải bán nhà để trả thuế thừa kế.  2 triệu đô la, giúp cháu ông ta ăn học trường cao cấp. Nay mình học được cái gì thì áp dụng ngay nếu đợi vài năm nữa, con đến thăm, hỏi Ai rứa? Chán Mớ Đời. 2 triệu đô la khá nhiều, nếu giữ được 2 triệu đô la thì con cháu ông ta hưởng, có thể cho cháu đi học trường tư,…đại học đủ trò.

Hai người con nhận được mấy căn nhà cũng điên đầu vì di chúc để lại là không được bán nhà. Chán Mớ Đời 

Lý do là luật thừa kế cho miễn 11.18 triệu đô la (2022) và còn lại thì phải đóng thuế tài sản thừa kế, lên đến 40% thuế Liên Bang và Cali thì bắt đóng mệt thở. Ông ta có trên 15 căn nhà cho thuê nên tài sản chắc chắn là trên 11.18 triệu. Dạo mình mới sang Hoa Kỳ, luật thừa kế tài sản chỉ được trừ 1 triệu đôla còn lại phải đóng thuế. Khi ông Bush con lên thì ký sắc luật đến trên 10 triệu rồi lên từ từ. Có một năm miễn thuế thì tự nhiên có nhiều người Mỹ giàu có, ngay cả tỷ phú, lăn đùng ra chết, con cháu không phải đóng thuế. Tưởng tượng, con cháu đóng thuế 40% trên 1 tỷ đô la. Đến khi Obama lên thì giảm xuống 11.18 triệu và từ từ đi xuống đến 5.2 triệu vào năm 2025.

Vấn đề là khi Covid xẩy ra, chính phủ Hoa Kỳ mượn tiền để cho thiên hạ khi bị cấm cung nên trong tương lai, có thể chính phủ Hoa Kỳ sẽ giảm nữa, và bắt đóng thuế đủ trò để có tiền trả nợ. Năm nào, ngân sách chính phủ đều thâm thụt cả, phải mượn thêm tiền. Họ sẽ ra luật đánh thuế tiếp, có thể giảm xuống 1 triệu như xưa. Nhà ở Cali trung bình đã 1 triệu với lạm phát thì vài năm nữa có thể lên 2 triệu.

Nếu ông Jack chết vào năm 2025 thì hai người con đóng thuế mệt thở, thêm 3, 4 triệu nữa. Xem như gia tài bay theo cánh chim biền biệt 50%.

Hai lô đất mình mới mua ở vùng Opportunity Zone, sẽ xây 2 căn nhà trên 2 lô để cho thuê. Nếu khá khá thì sẽ làm thêm ADU, thành phố cho phép thêm 2 ADU hoặc 3. Một căn tốn $120,000, cho thuê được $1,200/ tháng xem như 10% tiền lời. Có điện và nước, chỉ cần làm hầm phốp là xong.

Theo đạo luật ban hành năm 2018 Tax Cuts and Job Act thì khi hai vợ chồng qua đời thì tài sản được miễn thuế 11.18 triệu cho mỗi người, hai vợ chồng thì xem như trừ được $22.36 triệu đô la. Ông Jack ly dị vợ nên bao nhiêu nhà ông ta để lại thì hai người con chỉ được miễn 11.18 triệu, và còn lại thì đóng thuế đến 2 triệu đô la. Họ phải tìm ra 2 triệu đô la để đóng thuế trong vòng 9 tháng sau khi ông bố qua đời. Nay nhà xuống nên chắc phải bán nhiều nhà hơn dự định.

Nếu ai có một căn nhà thì không ngại lắm, vấn đề là lạm phát. 30 năm về trước khi mình đi cua đồng chí gái thì một gallon xăng chưa đến 1 đô la, nay là 5 đô, xem như nhân gấp 5 lần. Thí dụ ai có căn nhà hiện tại giá 1 triệu ở Cali thì 30 năm nữa khi lăn ra, đi Tây thì có thể căn nhà lên đến 5 triệu, chưa kể mấy loại tiền hưu trí, xe cộ, đủ thứ,…

Mình đi học văn hoá bổ túc, trùng tu cho nông dân tại chức ở Puerto Rico vừa qua thì mấy ông thần luật sư, cho biết là nên sử dụng Family Limited Partnership để hoạt động, sẽ giúp con cháu sau này không bị vụ 5.2 triệu lộn xộn. Mình có thể cho con mình vào partner trong tổ hợp gia đình nhưng không có quyền bầu bán gì cả. Mỗi năm có thể cho mỗi đứa $16,000, hai vợ chồng cho 2 đứa con mỗi đứa $32,000 không phải đóng thuế qua giấy tờ. Năm 2023 thì lên đến $17,000/ đứa con, xem như hai vợ chồng cho mỗi đứa con được $34,000, hai đứa thì $68,000. Khi xưa, mình có làm pháp nhân này để xây nhà cửa nhưng không rành về kế toán lắm, mấy đứa con còn nhỏ nên chuyển qua dạng S Corporation. Nay thừoi cơ chins muồi nên phải đổi lại.

Vợ mình về hưu nên có thể được công ty trả lương và dùng đó để trả lương giúp chuyển 401(k) của đồng chí gái qua Roth 401(k), để khỏi phải đóng thuế.

Làm như vậy thì có thể làm solo 401(k) cho mỗi đứa để có thể bỏ vào để được phép trừ thuế lên đến năm 2023 là $330,000. Sau này mình đi Tây thì tự động mấy đứa con có thể thay thế điều hành công ty của gia đình, không phải thuế má, lo sợ thuế thừa kế gì cả. Cách đây mấy năm, báo chí có đăng vợ chồng ông chủ Facebook đã thành lập vụ này để chuyển tài sản dài dài vĩnh cửu.

Trong trường hợp mấy đứa con cà chớn, không biết điều hành thì mình có thể ghi lại di chúc là trả tiền cho một pháp nhân nào đó mình tin tưởng để điều hành, còn mấy đứa con thì cứ lãnh tiền hàng tháng mà xài, nuôi cháu mình. Một trong 3 ông dạy mình, có nói là ông nội để lại di chúc qua cái trust mà đến nay, con trai tức là chắt của ông ta vẫn còn lãnh tiền hàng tháng từ Trust ông này thành lập.

Hôm nay, mình có nói chuyện với ông cố vấn tài chánh mà mình đi học, có thằng con ngồi cạnh để nghe. Cuối cùng thì mình nhờ ông ta thành lập Family Limited Partnership để mình chuyển tài sản sang, có hai đứa con trong ban quản trị nhưng không có quyền bầu bán gì cả. Chỉ có đồng chí gái và mình có quyền quyết định.

Thật ra khi xưa, khi khởi đầu, mình đã làm FLP nhưng vợ còn đi làm, mấy đứa con nhỏ nên thấy hơi lộn xộn nên chuyển qua S Corporation. Nay thì vợ về hưu và mấy đứa con lớn, hiểu chuyện một chút. Thằng con mình chịu khó đi học thêm nên cũng bắt đầu hiểu thêm nên hy vọng sẽ để nó quản lý sau này.

Người bán miếng đất để lại mấy chiếc này. Mình kêu một tên quen, biết sửa xe, lên kéo về để sửa lại, công hắn một chiếc và mình mình một chiếc. Họ đã đến dọn sạch hết

Hôm trước mình có nhờ ông luật sư CPA, bạn ông này làm Opportunity Zone funds, thật ra là trả cho ông ta luôn, để chuyển số tiền lời mình mới bán lô đất hồi tháng 9 vừa qua, để có thêm thời gian lựa chọn mua nhà cửa, sửa chửa để 10 năm sau bán không phải đóng thuế. Trên nguyên tắc tháng 3 năm tới là chết hạn cho mình mua nhà khác để thay thế theo luật 1031 exchange. Nay có opportunity zone funds thì mình có thêm 18 tháng để thực hiện. Nhà sang năm sẽ xuống nhiều hơn, sẽ có cơ hội mua được giá tốt.

Mình có mua được 3 căn còn bao nhiêu tiền lời thì chuyển qua O.Z.F.

Cuối cùng đồng chí gái nghỉ hưu, có 401(k) của sở, phải chuyển qua Solo Roth 401(k) từ từ để khỏi phải đóng thuế nhất là vào năm 70.5 tuổi, không phải lấy ra nếu không sẽ bị phạt.

Hôm qua, mình chạy lên vùng 29 Palms để gặp tên làm nhà tiền chế. Sáng nay mình chạy lên city với thằng con để hỏi chuyện xây hai căn nhà tiền chế, cho thuê rồi 10 năm sau bán không phải đóng thuế vì thuộc vùng Opportunity Zone. Thằng con chịu khó học nên chắc sau này nó khá hơn mình, thoát cảnh làm nông dân khu đen như bố.

Nếu ông Jack thành lập Family Limited Partnership, bỏ tên hai người con trong thì nay chúng không phải bán nhà để kiếm 2 triệu đóng thuế. Không phải lộn xộn với toà án thừa kế bú xua la mua. Ai không có nhà cửa, tài sản nhiều thì làm living trust là xong. Còn nếu tài sản nhiều thì nên sử dụng FLP.  Lấy vợ lấy chồng, ly dị cũng không sợ bị mất tiền trong FLP vì dâu rể sẽ không có tên trong sổ phong thần của công ty.

Bà Betty bán cho mình nhà cửa, cho vay lại. Có làm living trust nhưng không hiểu sao con bà ta chưa làm xong vụ thừa kế. Nghe hắn kể là chưa có tiền trả luật sư. Chắc là hắn tiêu xài nhiều, nay mới mỗ tim xong nên chả thiết làm gì. Mình muốn trả hết số tiền nợ bà ta nhưng chưa được vì hắn chưa thuê luật sư để làm vụ này. Cho thấy làm living trust cũng phải chi tiền cho luật sư mà nếu con mình xài bố nó hết tiền để lại thì cũng mệt.

Hôm kia nói chuyện với anh bạn quen. Anh ta than là thằng con độc nhất, kêu nó không thành công tại Hoa Kỳ là vì nó sinh ra tại Hoa Kỳ. Nay nó chỉ bám vào bên vợ. Vợ anh ta qua đời lâu rồi. Anh ta về Việt Nam gặp cô nào lấy, bảo lãnh nhưng không biết chừng nào sang. Anh ta mới bán căn nhà, mua cho cô vợ ở Hà Nội 1 căn hộ mấy trăm ngàn. Thằng con chả được gì nên chửi thể, từ bố luôn. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn