Bà Tôn-lò

 Sau Tết Mậu Thân, xóm Thi Sách bổng có đông người đến ở. Phía gần đầu dốc nhà mình thì có bà Hành, giận ông chồng, có vợ bé nên cắm dùi miếng đất hoang bên đường, phác mấy bụi hoa quỳ, xây cái nhà gỗ, mở quán bán tạp hoá, kiếm sống nuôi con. Sau 75, nghe kể Xuân, con gái đầu bà Hành về Sàigòn, làm ăn giàu lắm. Con trai đầu tên Nhân, học Văn Học, đi lính tử trận ở Cai Lậy. Cạnh đó là gia đình ông bà Phúc, lính thổi kèn trumpet của đội kèn đồng Võ Bị, cắm dùi một căn nhà gỗ với một lố con. Ngày ngày cứ nghe ông ta tập thổi kèn tò tí te khiến dân trong xóm Chán Mớ Đời 

Thằng con đầu tên Khánh Ù, chơi thân với mình, đi ăn cắp buồng chuối của bà bắc kỳ, dú không chín, đem trả lại, bị chửi hai lần. Lần đầu ăn cắp rồi trả lại vẫn bị chửi. Con đông nên mượn tiền bà Vinh, đi bán bún bò, bị bà này hoạch hoẹ, thấy thương. Sáng là gánh ngang nhà bà Vinh cho gia đình bà này làm một chầu trừ tiền lời 2 phân, rồi gánh qua Chợ Nhỏ ở đường Phan Đình Phùng, ngồi bán trước tiệm của bà Phú, chị của bà, cạnh tiệm thuốc Tây Lâm Viên. Gia đình bà Phú khi xưa ở cạnh nhà mình, rồi dọn qua bên đường Phan đình Phùng, nay ở Seattle. 

Kế đó là bà Thới cắm dùi, mẹ của Minh Tây lai, học Thái Cực Đạo với mình, học Văn Học trên mình 2 lớp. Nghe kể bà Thới sau 75, dựa hơi bà Thủ, mẹ thằng Vui, theo Việt Cộng, bị nhốt ở trung tâm thẩm vấn, làm CM30, hành gia đình mình như điên, khi con chó nhà mình, thuộc loại chó phản động, ngửi thấy mùi CM30 là cắn. Chán Mớ Đời 

Đi xuống một chút, phía hướng xóm ông Ba Tây, ở cuối xóm mình thì anh Bình, sau khi trả nhà lại cho gia đình ông Tước đến ở, cắm dùi mảnh đất sau cầu tiêu của xóm, làm nhà ngay sát bên chuồng heo của nhà bà làm vườn bắc kỳ, chửi mình và thằng Khánh Ù, ăn cắp buồng chuối La-ba của bà. Sau này có chút tiền, khi bố mẹ bà Bình chết, xây cái nhà bằng gạch, nay vẫn ở đó với con Thu-em. Gia đình ông V cũng cắm dùi xây căn nhà hai tầng thêm cái nhà xe, để cái bàn bóng bàn cho cả xóm đến chơi. Sau này, có tiền chạy xuống Chi Lăng xây căn nhà to đùng rồi đi tù vì bị tố tham những. Chán Mớ Đời 

Dạo ấy, Đàlạt thêm dân cư, sau Mậu Thân chạy loạn Việt Cộng vào thị xã, cắm dùi, xây nhà, khắp nơi. Ngay đường Hai Bà Trưng, đối diện cư xá Pasteur, có vạc đất của ai, cày lên để xây nhà chi đó, bị thiên hạ cắm dùi chiếm đất, không biết chính quyền có đền chi không. Như báo hiệu Việt Cộng vào sẽ mất hết của cải. Mình có tên bạn, sau hiệp định Paris, ông bố bỏ tiền đi mua mấy chục mẫu đất ở Cam Ly, hy vọng thắng lớn khi Hoà Bình đến. Ai ngờ 75, Việt Cộng vô, không dám hé miệng tự xưng là chủ. Hát bài đừng nhìn đất nữa anh ơi, đất kia đã đi thay người.

Vào những năm 1972, bà Tư, chị dâu của Mệ Ngoại mình, ở Sàigòn. Hình như bà ta nằm vùng nên bán nhà hết ở Sàigòn và căn ở Đà Lạt, cho tiệm giày Mỹ Hưng mướn. Dạo ấy, ký hiệp định Paris xong, ai nấy hồ hởi mua nhà, mua đất để chào đón tương lai, còn bà ta thì bán hết. Bán xong thì bà ta chết. Mình chưa bao giờ biết mặt bà ta.

Mình hay xuống sân này đá banh với đám con nít của xóm Địa Dư, mà mình có kể về thằng Hùng, anh của đối tượng một thời của Huỳnh Kim Sang. Trước Mậu Thân, Đàlạt chỉ có độ 40,000 người mà 6 năm sau khi mình đi tây thì dân số thị xã lên đến 100,000 người.

Xuống khúc nhà ông Ba Tây thì có một gia đình bà Tôn, người Huế, không biết từ đâu đến. Con đông lóc nhóc, lúc nhúc, không có quần áo, năm đứa. Thấy tội lắm. Họ xây tạm cái nhà bằng gỗ nhỏ rồi cả gia đình chung sống trong một cái phòng, có cái phảng, vừa làm chỗ ngủ chỗ ăn. Họ có nuôi con gà mái mệ và con gà trống, thấy chúng vào nhà, nhảy lên cái phảng, cứt gà đầy nhà. Chán Mớ Đời 

Nhờ nghèo mà sau 75, ông Tôn Lò được Việt Cộng trọng dụng, nghe nói nay lãnh hưu của nhà nước, có công với cách mạng. Nghe nói chạy chọt với các đồng chí nên lãnh được lương cách mạng.

Một hôm, đang ngồi ở phòng, đọc truyện vớ vẩn, mướn từ tiệm sách Minh Thu, đường Phan Đình Phùng. Phòng mình có cửa sổ mở ra đường Thi Sách nên hóng chuyện hay xem thiên hạ đi qua phòng mình. Bổng nhiên mình nghe tiếng la ó xa xa nên tò mò, chạy lên đường Thi Sách. Gặp thằng Khánh Ù, kêu đi, đi, bà Tôn Lò đang chửi ai. Xóm mình khi xưa, ít người lắm, yên tỉnh không như ngày nay là khu phố Văn Hoá, với mấy biểu ngữ “cương quyết xây dựng khu phố Văn Hoá,...”. Khi nào mà có chuyện là con nít chạy đi xem như ngày hội. Người lớn kêu con nít chạy đi xem chuyện gì, về báo cáo.

Đài truyền hình, ít nhà ai có mà chỉ mở vào buổi chiều. Trong xóm chỉ có độc nhất nhà ông Vinh là có máy truyền hình. Do đó các chuyện xe cán chó bên đường là trọng tâm của xóm Thi Sách. Đánh ghen, hàng xóm chửi lộn là chương trình thực tế, mục thị, hiển thị của dân trong xóm.

Mình và thằng Khánh vừa chạy đến khúc nhà Đinh Gia LÀnh, là đã thấy xa xa, bà Tôn Lò đang cầm cái chổi, quơ quơ, chửi đổng:

Vơ....kỳ thằng ăn trộm, ăn cượp

Vơ....mấy kỳ đứa rình đớp của tau

Mi nghe được thì đến trả đây mau

Không tau xưởi cho trúc mồ, trúc mả.


Mình nghe tới đây là quýnh lên liền vì bà này chửi giọng Trung khá nặng, nhất là tâm lý đang hừng hực nổi máu cách mạng nên cố vểnh tai ra nghe. Mà lạ, khi người ta chửi, họ đều chờ tới giờ ăn trưa mới đem cái loa cá nhân ra đường để báo cáo cho láng giềng, tình hình chiến sự và tin tức thời tiết của nhà họ. Có lẻ đó là thời gian linh thiêng nhất, khi cha con, vợ chồng xum họp, quây quần bên mâm cơm, để chào đón, tiếp thu những lời vuông vàng của bà Tôn Lò. Giọng bà chửi vi vu như tiếng dương cầm trong các tiệm ăn cực sang mà mình có dịp thấy trong xi-nê ở âu châu.


Bà Tôn lò, tên này do đám con nít trong xóm đặt. Họ kêu mồm bà này to nên thêm chữ lò sau chữ Tôn cho hợp tính nhân văn của bà ấy. Bà Tôn lò bận áo dài, đi chân đất, cầm cái nón lá bài thơ, quạt quạt, miệng ngậm điếu thuốc Cẩm Lệ, được ông Võ Quang Tiềm, khởi xướng khi xưa, mua sĩ về Đàlạt để bán lại cho dân Huế di cư vào Đà Lạt. Các người cháu của ông như cậu Liễu, dì Tân, phụ giúp rồi sau ra chợ bán, lấy hàng từ ông Tiềm, kiểu franchise như ngày nay. Bà ta vừa chửi vừa nhai trầu, lâu lâu quay qua bên trái, nhổ phẹt một bãi trầu xuống bụi cỏ, lấy cái tay áo, quẹt một đường để chùi vết máu nhỏ ra cái loa cá nhân, rồi tiếp tục cất tiếng chửi độ 120 Decibel.

 

Hồi nhỏ, mình không rành mấy vụ nói lái, đến khi chơi với anh Toàn, con ông Tô và Đinh Gia LÀnh thì mới nghe hai ông thần này, nói lái trước mặt bố mẹ chúng để mấy ông bà không hiểu. Từ đó, mình nhận thằng Bi, con đại uý Hải làm thầy, dạy nói lái. Nay hắn ở tiểu bang Washington, cách Seattle đâu 3 tiếng lái xe. Mình có gặp hắn lại hai lần ở Cali.


Bà Tôn Lò đang rống mấy tiếng để chửi tên nào trộm gà nhà bà ta thì thằng Rị, chạy ra nói gì với bà Tôn-lò nên bà ta phải ngưng bắn đơn phương, hỏi thằng Rị chi rựa, rồi đuổi thằng con và mấy đứa em vào nhà, một mình bà ta ở lại ngoài đường như Quan Công, trấn giữ cầu. Bà tiếp tục khúc Dạ Hành.


Bà con ơi rựa cò tức khung nạ

Lo dịn ăn nuôi được mấy con ga

Túi bựa qua đạ dốt vô troong già

Rứa mà hần lẻn vô bắt chò được.


Bà quơ quơ cái nón lá bài thơ trước đám con nít như phân trần, kể nổi khổ của bà, dành dụm, lo nuôi con gà, bắt thằng Rị, đi bắt giun về cho gà ăn hàng ngày để có protein mà tên nào ghé nhà vớt mất. Gà nhà mình cũng hay bị một tên trong xóm, nghiện thuốc phiện, hay ghé lại ăn cắp, đồ phơi trước nhà phải canh chừng vì hắn đi ngang là chôm ngay. Rồi bà Tôn Lò tiếp tục

Nhà bà Tôn Lò (căn thứ 3 từ bên trái, trên đường Thi Sách), đi lên chút xíu thì có nhà Cao Quốc Tuấn, anh hùng địa đạo Củ Chi. Để ai không định vị được đường Thi Sách, đáp án là đường cong queo đầu tiên. Đường Hai Bà Trưng bị che khuất phía trước. Thấy trường tiểu học Đa Nghĩa, bên phải, lãnh địa Đức Bà to nhất. Nhà mình bên phía trái của tấm hình, có bức ảnh khác to hơn. Mình có kể và đăng tấm ảnh đó rồi. Xem bờ-lốc. Mình đổi tên bà này để tránh bị con gái bà ta chửi sau 50 năm. Hai ông bà Tôn Lò chết hết rồi. Mình đoán con gái bà ta đã tiếp thu được cái cách chửi cực đỉnh của gia đình nên không dám đụng tới.


Có lần hắn vớt cái áo blouson của ông cụ khiến ông cụ chửi mình quá cở thợ mộc, kêu chơi ngoài sân mà không xem chừng. Sau này, cứ thấy tên này là mình đem đồ vào nhà ngay. Mình trả thù bằng cách dụ chim Bồ câu của hắn lại chuồng chim Bồ câu nhà mình, bắt chúng đem ra tiệm Chic Shanghai bán kiếm tiền.


Bà đưa cái chổi lên trời như để mắng vốn ông trời không có mắt, khiến thằng nào chôm con gà của bà.

 

Vơ....mấy kỳ thằng đầu trộm đuôi cướp

Ăn ga tau bây mắc cổ cho coi

Cố tổ, cao tằng mi răng đẻ ra kỳ nòi

Dác mần, siêng ăn vô già tau ăn trộm.

 

Hu...ba hồn bảy vía mấy kỳ thằng mặt heo

Nỏ chộ đàng...đi ăn cắp của mệ tra

Bây dem lả....lả hần cháy mất già

Bây ra đàng xe hần tôông lọi cẳng.


Chửi đến đây thì thằng cu Rị, con bà ta bế đứa em đang khóc vì đang ngủ, bà mẹ tiếc của, ngứa mồm lại lên cơn chửi, khiến nó thức giấc, khóc đòi sữa hay sợ quá tè trong tả chi đó. Bà Tôn Lò đưa cái nón lá cho thằng Cu Tị cầm, rồi bế đứa con đang khóc, rồi vạch áo ra, cho con bé bú. Rồi bà tiếp tục ru con với những câu chửi qua dòng sữa tươi của người mẹ kinh thiên động địa.

 

Vơ.......mấy thằng trộm, chừ tau mì nói thẳng

Bây ở mô ? xóm đưới hay xóm trên

Trộm ga tau bây mần thịt ăn liền

Hay đang dốt thì mau đem trả lại.

 

Có lẻ hăng tiết lên bà Tôn lò múa tay múa chân khiến cái vòi sữa bật ra, đứa bé lại ré lên khóc, bà lấy cái vòi vú mớm cho con bé bú rồi tiếp tục đọc diễn văn của người mất gà.


Bây khung trả thì tau đây xưởi mại

Đến khi mô bây cảy cổ thì thôi

Tau xưởi cho già mi tiệt hết kỳ nòi

Dác mần ăn chỉ đi rình trộm cắp.


Bà bắc kỳ Nam Định chửi thì mình nghe được, còn mệ Tôn lò thì khó nghe, không biết giọng xứ nào. Dân vùng Xịa thì phải. Xóm mình có nhà ông Hoà, hình như dân xứ Nghệ hay Hà Tỉnh chi đó, nói cũng khó nghe lắm. Không biết sao bà ta biết là thằng nào ăn trộm, mà kêu 3 hồn 7 vía của hắn ra để trù ẻo. Con gái thì họ réo 9 vía. Kinh


Hu...ba hồn bảy vía kỳ thằng chết rấp

Đêm bựa qua bắt trộm ga của tau

Lo liệu hồn đem mà trả chò mau...

 

Hình như chửi nhiều quá nên bà ta mất sức hay con bé đói quá, bú hết sữa nên ré lên, bà đưa tay thổ thổ con bé nhưng có lẻ có giọng chửi của bà hơi cao, hơi trật hợp âm La, biến thành âm Ré trưởng nên con bé càng ré to hơn tiếng mụ chửi. Hổ cái sinh hổ tử. Mình không biết mấy đứa con bà ta sau này có tiếp tục nghề gia truyền, gia phong hay không.


Xưởi mệt rồi bựa chừ nghỉ cấy đạ.


Nói xong bà ta bế con bé vào nhà, khiến cuốn phim đang đến độ gây cấn, vì đám con nít như mình muốn biết thằng nào ăn trộm gà của bà ta vì bà réo 7 vía, bị đứt dây giữa chừng, khiến đám con nít hàng xóm đang tụ năm tụ 7 như mình bàn tán, ai hè ai hè, rồi từ từ rả đám. Chán Mớ Đời , không ai nói, tự động rã đám, đi về. Thằng Khánh Ù kêu chắc thằng Bi, con bà Chi ăn cắp. 


Bà này cũng thuộc loại còn sân si, còn cay đắng vì mất gà, tiếp tục chửi đến cả tuần nên trưa nào ăn cơm xong, đám con nít không ngủ, được đi xem xi-nê miễn phí, vừa trau dồi, bồi dưỡng văn hoá bình dân, nhân bản chửi nhưng không thấy ai đem trả con gà nên bà Tôn-lò tự đình chiến. Rồi mọi chuyện cũng nguôi đi.


Phải chi bà ta học chửi như mẹ tên nào đoạt giải thi chửi, mong gà bị ăn cắp to béo, giúp dòng họ của chúng giàu có lên, biểu thị tính nhân văn của giới lao động với tinh thần cách mạng. Sau 75, bà Tôn-lò nhờ kinh nghiệm chửi nên được làm lớn trong tổ dân phố, đi từng nhà khuyến khích toàn dân, xây dựng một tổ dân phố văn hoá phường 6, bật nhất Đàlạt. 


Mình về đi thăm hàng sớm, đều thấy ghi bằng khen thưởng là gia đình văn hoá do chồng bà ta ký. Nghe nói phải chung tiền mới được bằng khen. Nhà nào không có bằng khen thì họ đến bồi dưỡng tinh thần, củng cố tư tưởng, bắt phải học tập tư tưởng bác Hồ, bú xua la mua nên cúng tiền cho khoẻ. Kinh 


Có lần điện thoại về nhà, nói chuyện với ông cụ. Ông cụ rên là con gà trống nuôi để làm giỗ, bị thằng nào ăn cắp mất. Mình nói sao không nhờ bà Tôn lò xử lý. Bố mình kêu “ con mẹ đó”.


Chán Mớ Đời 


Nguyễn Hoàng Sơn 

 


Du ký Nhật Bản #1

 Cách đây 2 năm, mình đưa mẹ mình về lại Đàlạt vì mẹ không thích cuộc sống tại Hoa Kỳ, dù có thẻ xanh, thẻ an sinh xã hội, thẻ y tế,... trên đường về, mình có đưa mẹ thăm viếng Nhật Bản 1 tuần, thủ đô Đông Kinh, các thành phố Kyoto, Hiroshima,.. nhìn lại thì có lẻ thời gian ở Nhật Bản với mẹ tuy ngắn ngủi nhưng để lại cho mình nhiều dấu ấn rất tuyệt vời. Mình khuyến khích mấy người em, nếu có thời gian, nên đi chơi với mẹ vì một mai kia, sẽ không còn cơ hội dù lúc đó trở thành triệu Phú, chỉ còn lại nhiều luyến tiếc thậm chí ân-hận.

Hai mẹ con, dắt nhau đi thăm viếng các nơi, xem hoa Anh-đào nở rộ khắp nơi ở Nhật Bản. Ngoài ra mình được mẹ kể lại thời thơ ấu, tại Huế, rồi vào Đàlạt, làm ô-sin để kiếm tiền giúp mệ ngoại nuôi mấy người em ăn học tại Huế. Rồi lấy chồng, có con, khổ vì con, vì chồng, rồi Việt Cộng vào thì khổ với thiên đường mù, nuôi chồng học tập 15 năm và đàn con dại. Nay mới thoải mái khi con cái đều lớn hết, không còn bận lo nữa.

Mẹ và hoa Anh Đào tại Đông Kinh

Nếu không có chuyến đi này thì có lẻ mình không hiểu mẹ nhiều. Mình hy vọng trong tương lại sẽ có dịp đưa mẹ đi chơi nhiều nơi khác, sẽ tạo nhiều kỷ niệm với mẹ. Mình có kể vụ này nhưng dạo ấy không tải hình ảnh của mẹ được. Nay Facebook nhắc đến nên mình tải lại trên bờ lốc với hình ảnh để được nhìn lại nụ cười của mẹ. Như bài hát Gánh Mẹ

Cho con gánh mẹ một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan....

Mẹ mình thời con gái xứ Huế, còn mơ mộng, khi vào Đàlạt. Con gái mình cũng tựa tựa bà nội nó. Ăn nói rất hay, có khiếu buôn bán.

Nhật Bản  2019

 

Chuyến đi về Việt Nam kỳ này để lại cho mình nhiều kỷ niệm rất đẹp. Quá cảnh tại Nhật Bản 6 ngày nên mình bốc đồng mua vé hạng thương gia cho hai mẹ con đi. Về tăng tiền thuê nhà trả nợ sau. 

 

Đi hạng thương gia làm mình nhớ lần đầu tiên đi Tây bằng máy bay. Gốc nông dân đi máy bay lần đầu như mấy anh nông dân ý trong phim “Made in Italy” mà mình đã xem ở rạp Ngọc Lan. Cứ nhìn xung quanh, xem Tây đầm họ làm ra sao để bắt chước. 

 

Cứ xem thiên hạ làm sao thì làm theo đó như bài học anh ngữ vỡ lòng “ you đu sao ai đu theo”.

 

Cái ngạc nhiên thứ nhất là có phòng đợi riêng sau khi check in, không phải đợi chờ lâu rồi qua khám an ninh nhanh chóng với chữ to đùng “Priority”, ít phải đợi chờ lâu. Mấy chỗ bình dân thì thiên hạ chiếm dành, giả bộ ngủ dài trên mấy cái ghế.

 

Vào đây ăn mệt nghỉ, không phải đi vòng vòng như mọi lần để xem hàng nào ngon và rẻ. Cứ xuýt xoa, so với giá ngoài thành phố. Ở phi trường quên sân bay thì chả có cái nào rẻ cả còn ở trong phòng đợi của thương gia thì thấy cái gì cũng ngon. Họ cho ăn muỗng nĩa, dao kéo đều bằng inox cả, không như ở ngoài bằng nhựa. 

Mẹ được ăn ngon trong phòng chờ đợi lên máy bay, muốn gì thì lấy, lại thêm uống Champagne.

Ngồi nhìn xung quanh, các hành khách khác ăn rất từ tốn, không như mình được huấn luyện ở nhà 11 anh em, phải tranh thủ ăn cho nhanh cả mấy đứa em ăn hết như bộ đội bác hồ thi đua ăn bo bo. Ăn theo quy trình tập thể dân chủ, nghĩa là ăn chậm thì đói, ăn nhanh thì ít đói. Mình chợt giác ngộ cách mạng hình ảnh con Hương, con bà Duy, hàng xóm ngày xưa và đám bạn. Chúng ăn từ tốn trong khi mình và mấy tên trong xóm đứng coi cọp, ngoài cửa sổ xem chúng ăn bánh Tây rồi bị bà Duy ra, cầm cái chổi xua đuổi cả đám như ăn mày dù chỉ xem lén thôi. 

 

Bà cụ mình tường như cũng thắc mắc như đứa bé lạc vào mê cung, không trả tiền hay phải trả tiền vì thèm mấy thứ bên bàn này, rồi hỏi bên ni có trả tiền hay không con. Khi nghe nói không trả tiền thì kêu “răn mình không làm một chút xâm banh hè”.

 

Nhìn mẹ uống champagne, nhai ào ào mấy món ăn Tây, miệng u chau u chau không ngớt, như tầm nói ngon ngon. 

 

Được lên tàu bay trước thiên hạ, không phải xếp hàng đợi chờ. Lên máy bay lại được chào mừng bởi các tiếp viên rồi họ dẫn tới tận ghế của mình, lấy áo của mình đem đi máng chỗ nào. 

Mẹ xem phim ở hàng ghế thương gia.

 Mỗi lần hỏi mình là cứ kêu “ mít tờ Nguyễn”, sau đó họ đem lại cái khay có cái khăn mát để mình lau mặt rồi đem chai nước đến. Mình thấy bên cạnh có cặp mỹ già, gốc Do Thái nhưng ông chồng có vẻ yếu, để mấy chai nước phía trước, có cái hộc nên cứ you đu sao ai đu theo, bỏ chai nước vào đấy. Hoá ra chúng đã bố trí hết, mình là nông dân nên I tờ về mấy thiết bị này. 

 

Chưa kịp cài dây ăn toàn thì cô tiếp viên đem lại cái áo len cho mình bận vì đang bận áo cánh. Áo rất nhẹ lại rất ấm để tránh bị lạnh hai cánh tay vì máy điều hoà. 

 

Nhìn qua cửa sổ thì không thấy cái nắp đậy lên đậy xuống như hạng “thương huyền” (thường). Hạng “thương gia” thì chúng có cái nút vặn qua để tăng giảm ánh sáng vào, từ từ ra màu xanh để dễ ngủ. 

 

Vừa lau mặt xong thì tiếp viên trưởng đến chào mít tờ Nguyễn, nhân danh hãng hàng không Nhật Bản, cảm ơn đã chọn du hành cùng công ty chúng tôi, xin kính chúc ông và bà cụ một chuyến bay vui vẻ. Mình thì cứ hai arigato á ri gà béo mút mùa lệ thủy. Lịch sự ra phết. 1 năm Nhật ngữ tại trường Việt Anh, giờ chỉ nhớ như rứa.

 

Sau đó, cô tiếp viên đặc trách phục vụ mình, bà cụ và cặp vợ chồng mỹ già đến hỏi muốn ăn loại nào: thực đơn Nhật Bản hay Tây phương. Mình chơi Nhật Bản cho đúng không gian và khửu gian. 

Phần ăn trên máy bay. Họ kêu muốn ăn gì thêm thì cứ báo cho họ biết. Cứ vô tư kêu họ nhưng thật ra ăn một phần là mệt rồi.
Con chim tượng trưng cho công ty hàng không Japan Airline để đôi đũa.

 Họ hỏi uống gì thì mình kêu nước còn bà cụ nghe đến Champagne thì kêu rượu rồi phán uống cho nó sướng đời. Mẹ kể khi xưa sinh con ra mạ đều để dành một chai sâm banh để uống đến khi Việt Cộng vào thì khổ ơi là khổ. Thời quốc gia thì đánh vần Khổ là Ca Hát Ô Khô Hỏi Khổ còn thời cách mạng thì Khờ Ô Hỏi Khổ thời mô cũng khổ nhưng thời quốc gia thì còn ca còn hát được thời cách mạng thì khổ quá thành khờ luôn. Chán Mớ Đời 

 

Sau đó họ lại đem đến cái khăn ấm để lau tay rồi trải khăn bàn để chuẩn bị dọn đồ ăn. Trong thực đơn thì họ có nói là có những món khác thì cứ hỏi lúc nào cũng được như phô mát…thịt nguội, bánh Tây….

 

Họ đem đồ khai vị đến rồi món ăn chính rồi tráng miệng, tráng mồm. Ăn mệt nghỉ. Sướng hơn là lần đầu tiên đi Tây. Vừa uống hết trà xanh là họ châm thêm liền. Không như mấy tiệm ăn Việt hay tàu ở bôn sa, cứ phải dơ tay lên chúng chả thèm lại dù thấy mình gọi. 

Lại ăn tiếp, ăn đến căng cái bụng.

 Mình thấy họ in tên tuổi các hành khách trên tờ biểu đồ các ghế nên tiếp viên biết tên mọi người. 

 

Mình thấy mẹ mình cứ u châu u châu nhiều rứa hỉ. Ăn chặp hồi no quá, mẹ lại kêu con ăn dùm mạ đi con, cả bỏ uổng. Nhà mình không có vụ bỏ cơm mứa từ mấy đời nay, lúc nào cũng tận cùng bằng số không, thậm chí còn liếm qua liếm lại, mình nói ăn không hết thì thôi, đừng có ráng. Chán Mớ Đời 

 

Ăn xong thì họ lại đưa khăn ấm để lau mồm lau tay, tường như 30 phút trước đây tay và mặt mình đã lấm bụi trần gian.

 

Mình vào phòng vệ sinh thì đã thấy họ để bàn chải đánh răng và Lísterine thôi thì đánh răng cho vợ vui. Về lại chỗ thì họ đã xếp mền của mình lại cho gọn. Lại phải tháo ra đắp lại. Sướng thật. 

 

Về Việt Nam có ông vua cà phê tuyên bố khi bị bà vợ đâm đơn ly dị: “có tiền nhiều để làm gì?”. Ông này giàu có nên hỏi vớ vẩn, nông dân như mình thì dễ trả lời. Giống nhà giàu chúng hay đặt những câu hỏi vớ vẩn, như để khẳng định mình là nhà trí thức thuộc trường phái hậu vớ vẩn. 

 

Nhớ trong lúc đợi người ta đem xe Lăn lại, đẩy bà cụ đi. Mẹ mình hỏi chớ đi chi hạng sang tốn tiền con. Rồi hỏi tốn bao nhiêu con. Mình nói đừng có lo, để người thuê nhà lo. Rồi cuối cùng mẹ hỏi hoài đành nói sự thật thì mẹ mình, mặt tái nhợt xanh như đít nhái rồi thò tay vào cái xách tay, lấy chai dầu con ó ra, quẹt quẹt để lấy lại bình tỉnh. Cả đời mẹ mình không bao giờ Mơ đến một ngày tốn một số tiền mà mẹ có thể tiêu xài cả mấy năm trời. 

 

Mình thì cũng thuộc dạng trùm sò nhưng chơi ngon chuyến này nên vô tư. Tiếp viên không bao giờ đem ra hai thứ để phục vụ hai người một lúc. Cứ xong người này rồi hỏi có cần chi thêm không mới đi lấy đồ cho hành khách khác.  

 

Cao điểm vẫn là mấy ngày ở Nhật Bản với mẹ. Mới khám phá mình vô tình không để ý những thèm khát của mẹ rất bình thường như được chụp hình với hoa, với cảnh. Mọi lần đi với gia đình mình thì cứ kêu đứng vào chụp hình chung. Không có cái nào cá nhân cả. 

 

Mẹ cứ u chau u chau trên xe lửa, quan sát ngoại cảnh rồi kêu xứ họ đẹp quá. Nhà ở quê, thành phố nhỏ đều được xây một màu, không sơn đủ loại màu như ở Việt Nam hoặc nhà cao 3-5 tầng hoành tráng bên cạnh căn nhà mái tôn lụp xụp. 

 

Ngạc nhiên thứ 2. Đến nay, ngồi trên phi cơ bay về mỹ, mình cũng không ngờ mẹ đi được 11.1 dậm đường trong một ngày với mình. Mấy ngày kia thì trung bình 7-8 dậm. Hy vọng mình có thể đưa mẹ đi chơi ở Ý Đại Lợi một ngày nào đó. La Mã và Venezia. Mấy chỗ này hơi mệt vì quốc tịch Việt Nam phải xin chiếu khán đủ trò. Xin chiếu khán cho mẹ Đi Nhật Bản không đã Trần ai. 

 

Mẹ nói đi chơi vui, nhìn cảnh đẹp nên quên mệt chỉ có hôm leo núi Inari thì hơi oải. Đi tới phân nữa thì kêu trên nớ chắc cũng như ri đây. Gặp mình thì lại nói trên nớ mới đẹp, rứa là phải leo thêm. Không biết trong bụng mẹ có chửi thằng con không. Gặp một cặp Úc đang ngồi nghỉ, mẹ chỉ mình rồi nói với họ maman. Tường như hãnh diện làm mẹ Sơn Đen. Cũng ba xí ba tú tiếng Tây. Vui như bà đầm a na mít. 

 

Rồi được mẹ kể về ngày xưa, thời con gái được nhiều người theo. Hãnh diện lắm để rồi mỗi năm mỗi sản xuất con đông con đàn, rồi quên hẳn những đòi hỏi riêng tư của mình để buôn bán kiếm tiền nuôi con. Cho mình đi du học còn mình thì học chả giỏi, trời lại ị trúng đầu, đậu đúng tiêu chuẩn đi du học nên được đi Tây mà khi xưa, là giấc mộng trầm kha như đi lên trời. 

 

Hôm đưa mẹ lại studio chụp hình kimono thì mới phát hiện là mẹ quên không hỏi tốn bao nhiêu rứa con. Lại còn đòi chụp thêm kiểu khác. Nụ cười mẹ quá đẹp trong cái áo kimono. Mẹ cứ ngắm hoài từ trên taxi đến khi ngủ. Cứ kêu dễ thương hỉ. Nhìn mẹ vui thấy Đời không gì hạnh phúc hơn như ai đã từng nói: “đổi thiên thu để thấy nụ cười của mẹ”. Chỉ tiếc là mẹ mệt sau 8 dậm đường lết theo thằng con nên để mẹ ngủ nên khi ra studio thì quá trễ để họ làm tóc và make up cho mẹ như người Nhật Bản.

Mẹ làm cô gái Phù tang
 

Có anh bạn ở Sàigòn, nói em còn nợ mẹ em chớ anh không còn mắc nợ vì má anh quên, không đòi nữa. Mẹ anh ta đã trả nhớ về không. Còn nợ mẹ cha cũng là một diễm phúc của đời người. Mình chỉ mong được trả nợ cho mẹ hoài vì là một diễm phúc của đời người.

 

Kỳ này đến Nhật Bản thì thấy khá nhiều thay đổi. Nhật Bản đang ráo riết lo tổ chức thế vận hội 2020 nên tương đối khá hơn trước. Họ có mấy quầy Thông tin, các nhà ga xe lửa đều có những chỗ này nên dễ hỏi thăm. Họ nói được tiếng anh nên cũng mừng. Kinh nghiệm lần sau là dành chỗ xe lửa sớm rồi có thể đổi giờ giấc sau. Kỳ này mình mất khá nhiều thì giờ đợi chờ ở nhà ga. Sợ mẹ đi không được nên phải lo thêm thời gian di chuyển. 

 

Mình tính tháng 9-10 này cho mẹ đi Hàn quốc để xem mùa thu rồi sang năm đi Ý Đại Lợi và Pháp quốc lại. Chắc đi hạng cá kèo cho nó lành. 


Năm ngoái, mình có cho mẹ và cô em đi chơi xứ HÀn trước khi bệnh dịch phát sinh mạnh khắp thế giới.

 

Xong om

 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nhật Bản #10

 Răn mình không làm 1 tí xâm banh?

Hôm nay lấy xe lửa từ Kyoto đi Tokyo rồi xe lửa ra phi trường về Sàigòn. Xe chạy qua núi Phú Sĩ, thấy tuyết lơi bơi trên núi nhưng không thấy đỉnh vì mây. Xe đến phi trường, chỉ có 20 phút để đổi chuyến từ lầu 1 xuống lầu 5 dưới hầm. Hai mẹ con chạy không kịp thở. Chán Mớ Đời


Hú vía, vừa đến nơi thì xe sắp sửa chạy. Trễ 1 phút. Kinh. Lần đầu tiên xe lửa nhật bị trễ, cha con họ xin lỗi mệt thở. Xe lửa ra phi trường thì họ nói 3 thứ tiếng và ghi trên bảng 3 thứ tiếng Nhật ngữ, Anh Ngữ và tiếng tàu. Họ cho biết là xe đến trễ 1 phút nên mình đoán là tuyến đường chạy đều được tự động hoá, không có trò chạy bắt kịp.


Đến phi trường Narita thì lấy hành lý gửi 6 ngày, 2 cái vali trả 12 đô, 1 đô một ngày, rẻ chán. Lần sau mà đi lại thì mình sẽ về từ phi trường Osaka vì mất xem như cả 4-5 tiếng, đi xe lửa. Họ có hệ thống giao va li tại khách sạn khắp nới trên Nhật Bản. Mình chỉ trả tiền rồi muốn ngày giờ có mặt tại khách sạn nơi Mình sẽ ngụ lại, khỏi mất công, kéo vali. Lần trước về với mấy mẹ con, mình đi taxi mất $120 nay chắc 200 đô.

Mình mua cái pass xe lửa cho một tuần, muốn đi tỉnh nào cũng được, hạng nhất cho bà cụ vui. Bảng chỉ dẫn chuyến xe lửa, một bên bằng anh ngữ và một bên bằng nhật ngữ


Đến quầy Check-in thì cô nàng ở quầy, bổng biến mất rồi đem cái ghế nhỏ lại để bà cụ ngồi. Kinh thật, họ chu đáo với người già. Mẹ mình vui lắm thấy được tiếp đón tử tế. Mình nói là xứ người ta, mình trả tiền thì họ phải phục vụ tốt, nếu không thì mình đi máy bay của hãng khác nên họ làm mọi cách để mình tiếp tục đi với họ. Xong xuôi họ kêu người đẫy xe lăn đến, đưa qua an ninh, rồi đến phòng khách đợi. Hai mạ con ăn như điên kiểu con cháu Lý Thông, thấy nồi cơm của Thạch Sanh.


Khi vơi đói bớt bớt, vì ăn sáng ở khách sạn lúc 7:00 sáng, nay đã 2:30 chiều. Mạ hỏi bên mình lấy đồ ăn là không trả tiền, còn bên ni phải trả tiền. Mình nói không, chỗ mô muốn ăn thì đến lấy, bên ni là quán rượu, mạ muốn uống chi thì con đi lấy cho, rượu bia,…Champagne,…


Mạ bổng nhiên nói: “Răn mình không làm một tí xâm banh hè?” Thế là mình đi lấy rượu về cho mạ nếm. Họ có cái máy bia hơi hay. Mình thấy thằng nhật đặt cái ly bia trên máy rồi nhấn nút thì có cái tay kẹp cái chân ly bia rồi kéo vòng 45 độ rồi cái vòi bắt đầu bơm bia hơi vào, đầy thì hạ xuống lại, tên nhật lấy cái ly bia hơi đi. Mình chỉ uống bia ôm nên không dám đụng tới.

Mẹ ăn no nê rồi ngồi thở, đợi lên máy bay


Uống xâm banh xong thì mặt mẹ bắt đầu hồng hồng, hỏi ăn nữa không mạ kêu no rồi. Ngồi ngay cửa nhìn ra phi đạo, thấy máy bay lên xuống, bổng mạ kể chuyện khi xưa, thời còn ở Huế. 


Mình nói mạ đi bộ mấy ngày ni với con trung bình là mỗi ngày 12 cây số. Mình nói bà già lọt tọt theo thằng con đi mô cũng tới hỉ. Mạ kêu:


Lăn xăn cũng đến bến đò

Lò thò cũng đến chợ Dinh


Rồi nhìn máy bay mạ kêu:


Ngó lên trên trời chiếc tàu bay bay yến liền liệt

Ngó xuống dưới đất chiếc xe điện chạy luyên thuyền thuyên

Ơn tình ơi nợ ơi duyên

Mấy lâu này giặc giã chưa Yên

thư từ vắng gởi Gái thuyền quyên đổi dời


Mạ nói là giặc giã nên con gái đi lấy chồng, quên câu thề hẹn ước. Rồi mạ tiếp tục:


Ngó lên trời không biết mấy cây sao

Ngó xuống dưới ao không biết mấy con cá

ngó vô nhà mẹ giá con mồ côi

Hương tàn khói lạnh thảm lắm trời ơi hỡi trời


Rồi mạ kể ngày xưa gặp ông cụ mình ra sao, buồn buồn nhìn xa xa:


Đứng xa xa cách ba cây số

Nghe giọng ai hò ôm áo ra đi

Sông hồ ngô đạo dứt nghĩa quán tri

Ai xui thiếp đến chốn ni gặp chàng


Rồi mạ kể khi xưa về thăm quê chồng lần đầu tiên, lúc ông cụ còn ở trại cải tạo, mẹ làm bài thơ, đọc khi họ hàng xúm lại để xem mặt con dâu trưởng. Quê ông cụ là Làng Yên Nội, phủ Quốc Oai mà trong bài thờ của Quang Dũng, sau này Phạm Đình Chương có làm bài hát Đôi mắt người Sơn Tây. Khi xưa nghe phủ Quốc, mình không hiểu đến khi mẹ giải thích mới hiểu phủ Quốc là phủ Quốc Oai. 


Gió đưa 18 dặm đường dài

Lấy chồng Hà Nội cho dài đường đi

Ai về Yên Nội Quốc Oai

Cho tôi về với thăm quê bên chồng

Quê chồng có giếng Bồ Đề

Có đê Yên Nội chạy về Quốc Oai

Loanh quanh chợ phủ mãi hoài 

Trở về Yên Nội ông Đoài đón tôi


Dạo ấy bà nội mình mất, sau khi ông cụ được thả nên ra bắc. Trong nam bà cụ mình lo đám tang một cô em mới mất nên phải đợi 49 ngày xong mới về thì gặp ông cụ.


Rồi như Champagne lên nên mẹ đọc bài thơ mẹ làm khi mới liên lạc được với gia đình chồng nên có gửi về quê. 


Hoa đào đã nở em ơi

Làm cho lòng chị càng thêm nổi sầu

Xuân đi xuân lại mấy lần

Làm cho lòng chị vô tần đớn đau

Quê chồng chưa được về thăm

Trước là thầy mẹ sau là các em

Thương cho cái số Long đong

Ngày đêm tần tảo nuôi đàn con thơ

Thương cha nhớ mẹ không lường

Thương đàn em dại chưa từng gặp nhau


Mẹ kể khi xưa, ở Huế người ta mua trách để nấu ăn, ngày này thì xoong chảo chớ xưa chỉ có đồ đồng cho người giàu còn nghèo thì mua trách làm bằng đất để nấu ăn.


Buổi mai chạy ra chợ nọ

Mua 9 cái trách về bắt lên lò

Cái kho ngò hai cái kho cãi

3 cái kho bãi chuối xanh

4 cái nấu canh rau má

5 cái kho cá chìm chim

6 cái kho rum thịt vịt

7 cái là thịt con gà 

8 cái kho cà thù đủ

9 cái kho củ môn Tây

Tai nghe anh học trường này

Bâng khuâng nhớ mẹ 

9 trách này không ra chi


Rồi mẹ kể về bố đi đánh bài, thua mượn nợ, mẹ phải trả nợ cả cuộc đời, có bài thơ dân gian như sau:


Tháng giêng tháng 2 anh còn tam của yêu lượng

Tháng 7 tháng 8 anh còn sĩ tượng pháo xe

Cơ chi thiếp nói chàng nghe

Đến đổi làm ri tay bưng nón gạo

Tay xách bó cũi nè thảm chưa


Ngày xưa nghèo thì đi kiếm mấy cây tre làm cũi mà họ gọi là cũi nè


Núi Ngự Bình trước tròn sau méo

Sông An Cựu nắng đục mưa trong

Bởi hắn vì thầy với mẹ bên anh

Nên chi duyên chàng nợ thiếp

Long đong mãi hoài


Rồi mẹ kể về Huế khi xưa:


Chợ Đông Ba phá ra làm lại

Cầu Tràng Tiền đúc lại xi măng

Ơi người lỡ hội chồng con

Đến nơi đây có kết nghĩa vuông tròn được không

Rồi thêm những người đi đánh giặc

Nổi tương ly lòng chàng như thiếp

Dương đây tái hiệp dạ thiếp cũng như chàng

Mau mau trống đánh Khải hoàn

Vai mang mề đây đỏ lớn vàng về quê


Đàn ông đi ve con gái Huế như ri:


Nước mới ranh chạy quanh Vỹ Dạ

Nước Vỹ Dạ chảy về Tây hồ

Kể từ ngày thầy với mẹ bán gã em mô

Cho anh chuộc lại cả ruột héo gan khô nhớ nàng


Cô gái Huế thưa rằng:


Anh thương em cho em thương trả lại

Biết thầy với mẹ bán gã em chưa

Em xin anh chớ đón đừng đưa

Công ơn thầy mẹ em chưa trả đền


Tên trai Huế lại đáp lại:


Núi Lâm Sơn nuôi Nhơn đào tạng

Biển Tây Hồ trợ kẻ lâm nguy

Thiếp có thương chàng cứ vá việc thương đi

Công ơn thầy mẹ lo chi trả đền 


Rồi mẹ kể thời Tây đổ bộ năm 45, người ta chạy giặc rồi con gái đi làm ở hUế thay vì chạy vô chiến khu như anh chàng người Huế:


Đứng trên cầu Trường Tiền

Ngó xuống dưới cầu Trường Tiền

Nước xanh như tàu lá

Ngó về Đập Đá phố xá nghênh ngang

Kể từ ngày Tây đổ bộ sang đây

Em tham nơi chỗ đồng xu bát giác

Bỏ mình chàng bơ ngơ


Đang hứng kể mấy câu hò, câu đối của người xưa, mạ bổng ngưng, hỏi “ đi tiểu ở mô con”.


Chán Mớ Đời

 Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Bài thơ Chửi mất vợ

 Dạo này, trên mạng thiên hạ nức nở vì có một bài thơ chửi mất gà, đoạt giải nhất. Tác giả bài thơ nói mẹ ông ta, quán triệt lập từ trường cách mạng nên mỗi lần mất gà là cầu nguyện cho gà của bà bị làng xóm cưỡng chế, sinh đẻ cho nhiều gà, giúp gia đình ăn cắp gà của bà giàu có, hạnh phúc hơn,....nhờ vậy mà con gái của bà có đến 4 gia đình muốn cưới về làm dâu vì tính nết nhân văn, con người mới của xác hội chủ nghĩa, chia sẻ với tha nhân của bà mẹ.

Cos nhiều người nhại theo bài theo đoạt giải nhất như một loại văn mẫu mà ngày nay, thầy cô khuyến khích học sinh mua về để chép lại khi làm tiểu luận. Có một bài mình rất là thích, xin phép tác giả tải về đây:

ĐỨA NÀO TRỘM VỢ TAO

(Thơ dự thi)

 

Đứa nào trộm vợ tao

Tao cảm ơn rất nhiều

Ơn cả sáng cả chiều

Cả đêm khuya gà gáy

Xin tạ mày ngàn lạy

Biếu thêm một cặp bò

Hai bồ thóc trong kho

Một cặp heo nái, nọc

...!

Giờ đây tao nằm khóc

Thương cảm cái thân mày

Bởi lẽ kể từ đây

Nhà mày là địa ngục!

NÁT BÀN THƠ 


Cho nên mình hiểu và thông cảm ông Phạm đình Chương bị thiên hạ cưỡng chế mất bà vợ, làm bản nhạc, rên rỉ, cảm ơn họ đã cướp vợ mình, bỏ túi cả triệu bạc. Ông cưỡng chế vợ của ông Chương này, cũng làm bài hát, cũng bán chạy, kiếm khối tiền.


Ông Nguyễn Công Hoan, nhà văn mà mình thích nhất, có viết về vụ trộm gà rất nhân văn, và từ đó thiên hạ dựa vào bài của ông để chế lại những câu chuyện mất gà. Mình khi xưa và thằng Khánh Ù, con ông Phúc, trên đường Thi Sách, nhỏ hơn mình một tuổi, rủ nhau đi ăn cắp buồng chuối La-Ba của bà làm vườn mà gần đây có ông thần nào, cho biết là ở số nhà 49C Hai Bà Trưng khiến mình thất kinh, vì ngay chỗ vườn của bà bắc kỳ, làm vườn nuôi heo gần xóm mình.


Nhờ bà ta mà mình hiểu được heo nọc, heo nái hủ hoá thế nào theo tinh thần, đạo đức cách mạng nông dân vì lâu lâu thấy ông Ba Nọc, dẫn con heo nọc của ông đến nhà bà bắc kỳ làm vườn để cho heo nó lẹo nhau. Không ngờ hồi nhỏ, đám con nít trong xóm được xem phim con heo, hủ hoá, mất lập trường cách mạng, không bị kiểm duyệt gì cả. Cứ đứng ngoài đường ngay hàng rào, nhìn vào trong chuồng heo. Mình có kể vụ này rồi. Kinh


Bài chửi mất gà, mình có chế lại thành bài chửi mất chuối của bà Nam Định. Viết đã lâu, nay tải lại cho các bác đọc.


Hồi bé, trưa mình không ngủ, cứ đi vòng vòng, cà lê hết xóm trên rồi đến xóm dưới, hay mò mẫm ra chợ để hóng sự chuyện Thiên Hạ. Chuyện kiến cắn chim hay mèo cãi lộn với chó, mình đều quan sát để Ý ngay cả chó dính lẹo nhau, hủ hoá, mất căn bản lập trường cách mạng, tư tưởng Uncle Lake. u chầu u chầu đến mờ cả mắt, mắt bị mụt lẹo, khiến mình bị cận thị cả chục độ. Con chó trong xóm thường ngày thấy mình từ xa là đã sủa vì có ăn thịt chó hai lần khi xưa mà khi gặp chó cái là mặt nó cứ đực ra, không sủa không rống chi cả ngay cả con nít ném đá nó cũng đờ cái mặt ngu lâu như chó. Sau này,  lớn lên mình gặp gái cũng đứng chết trân như Từ Hải, mặt đực ra như chó tháng 6.

 

Có lẻ dầm mưa dãi nắng đi hóng sự nên da mặt mình đen đen như Kampuchia mà cô giáo dạy việt văn hay nói. Sau này lớn lên thì có mua một cuốn sổ để ghi chép chuyện xe cán chó nhất là khi mấy bà ngoài chợ chửi nhau như nói lên, đại diện cho nền văn hoá miệt chợ qua văn chương bình dân truyền khẩu. 

 

Cái hay là nền văn hoá chửi đồng, chửi chợ rất hoành tráng vì mấy bà này theo sự hiểu biết của mình thì ít có học nhưng họ chửi rất hay, chửi có duyên, chửi rất tinh tế, có tính nhân văn của hoa đồng cỏ nội, chửi thâm thuý, giàu chất thơ văn chỉn chu, và vững lập trường nhất sĩ nhì nông tam công tứ cổ... trong khi những thằng như mình, học trường tây chỉ biết chửi hai tiếng Đờ Mờ là xong. Uổng phí tiền bố mẹ cho đi học.

 

Ở đây nếu bàn về sự sáng tạo của phụ nữ Việt Nam trong văn chửi thì mình biết không có khả năng như các nhà ngôn ngữ học của làng Phây Búc này nên chỉ ghi chép lại để không mang tội về làm mất đi, mai một di sản văn hoá cổ truyền Việt Nam của thời thơ ấu. 

 

Trong xóm thì hay xẩy ra chuyện vợ lớn đánh ghen vợ nhỏ ở chung nhà hay bà làm vườn hay có trò gà mái xổ chuồng, hàng rào đi kiếm đồng chí trống như Thuý Kiều đi tìm Kim Trọng nên hay nghe bà ấy, gốc Nam Định chửi rất hay, có vần có điệu mà sau này mới biết là bà chửi bài "chửi mất gà" của dân gian mà cả ba miền Nam Bắc Trung đều có bản riêng của mỗi địa phương. 

 

Bà làm vườn gốc Nam Định hay đứng trên đường Thi Sách, gần nhà ĐGL. Đầu đeo cái khăn mõ quạ, hàm răng đen, mồm nhai nhoàm nhoàm trầu cau, lâu lâu nhổ cái toẹt bãi trầu xuống đường như bị tức hộc máu, lấy tay quẹt cái mõm. Tay xăng hai cái ống quần, đứng chống nạnh rồi bắt đầu chửi khai vị.


Có lẻ bà ta sinh ra vào thời tây nên biết cách chửi khai vị rồi đến món chính, sau đó mới đến Phoo-mát , món tráng miệng.

 

Không biết bà có đi học hay không nhưng văn bà chửi soạn theo thể biền ngẫu, nghĩa là đối nhau từng cặp. Kiểu như "mày ăn gà nhà bà thì con cháu mày hộc máu toi, mày vặc lông gà nhà bà thì tổ tiên nhà mày nghẹn họng mà chết...." Cứ mỗi lần nghe bà chửi đổng lên là dù đang ăn cơm, mình cũng cầm bát cơm chạy ra đường, vừa ăn vừa theo dõi màn lai chim, trực tiếp truyền hình, để nghe như sợ mất đi bài chửi dân gian.

 

Hình như bà ta cố ý, đợi thiên hạ ăn cơm trưa mới chửi. Người ta nói “trời đánh tránh bữa ăn” nhưng không thấy ai nói “bà chửi tránh bữa ăn”. Có lẻ cả buổi sáng làm việc ngoài vườn, thái bắp chuối nấu cám cho heo ăn nên trưa mới rảnh, mới mở cái loa phường, làm đài phát thanh nhân dân, báo cáo tình hình trong xóm, tin tức chiến sự và khí tượng.


Bà ta chửi khai vị tại nhà cho ấm giọng. Sau đó mới vào món chính, đi vòng vòng khắp xóm, vác theo cái xoong và cái ống thổi lửa dùng khi nấu cám heo.

 

Bà ta cầm theo cái nồi với cái ống thổi lửa vì hay nấu cám cho heo ăn, vừa đi vừa khỏ cái nồi boong boong, như Giuletta Masina  trong phim La Strada. Bà đi từ xóm trên, khúc nhà mình xuống xóm dưới chỗ nhà ông Ba Tây để chửi mà không có lắp. 


Cô giáo mình khi xưa, dạy ca dao tục ngữ, bắt học trò làm câu ca dao tục ngữ hay thơ đường luật Trắc Trắc bằng bằng chi đó mà mình ngồi hàng giờ không rặn ra được một câu, một chữ trong khi bà này cứ khỏ nồi nấu cám heo mà làm khối câu lúc đó mới hiểu nấu sử sôi kinh cho heo ăn, giúp con người xuất khẩu thành thơ. 

 

Chỉ có một lần duy nhất khi bà chửi, mình không dám hó hé ra đường. Dạo ấy, thấy buồng chuôi nhà bà to lớn rất hấp dẫn. Mình sai thằng Khánh Ù, nhảy qua hàng rào nhà bà ta chặt trộm buồng chuối vào ban đêm. Đem về nhà dú mà quên nguyên tắc chính là phải phơi nắng trước.


Trưa hôm đó nghe bà ta cầm cái nồi đi từ đầu đường Thi Sách, vừa gõ vừa chửi. Mình ngồi trong nhà, nuốt không nổi miếng cơm vì biết bà ta đang chửi mình và thằng Khánh Ù. Tên này, nhờ ăn cắp buồng chuối, sau này làm đến chức hiệu trưởng trường trung học nào ở Đàlạt.

 

Bà ta chửi xong ca của mình thì ngưng để con Yến, con gái của bà ta, lớn hơn mình một tuổi, học trường Bùi Thị Xuân, chửi tăng ca, tiếp nối con đường cách mạng chửi đổng. Con này thuộc loại gái mồm mép, lại học ban toán nên nó đưa phân tích, lũy thừa vào văn chương truyền khẩu, môn “chửi-học” do mẹ nó truyền lại. Dạo ấy còn học trường tây nên mình chả hiểu nên phải ghi lại. Con này thừa kế cái mồm của mẹ nó nên cũng khá chanh chua. Hình ảnh con Yến khiến mình rất sợ muôn thở gái Bắc.

 

"Tiên sư đứa nào ăn cắp buồng chuối nhà bà”. Con này hơn mình có một tuổi mà dám tự xưng là bà. Chuối ở nhà bà là trái tiên, quả Phật. Chuối về nhà mày thành con rắn, con sâu. Bà... bà... bà... Mẹ cho con xin ly nước để con chửi tiếp... nó ngừng lại để lấy cái ly nước từ bà mẹ, tu một cái ực rồi tiếp tục làm toán đại số bằng mồm. Trong khi con này chửi tăng ca thì mẹ nó chạy vào bỏ thêm củi cho nồi cám lợn.

Hình ảnh này tương tự nơi gần chuồng heo ngày xưa của bà bắc kỳ nấu cám heo.

Nó cầm cái nồi cám heo, gõ 3 cái boong boong boong rồi cất giọng lại “Bà chửi theo kiểu toán học cho mày nghe nhá... Bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ngoặc, bà khai căn cả họ nhà mày... Bà rủa tiên sư nhà mày ăn miếng rau, tiền sư nhà mày ói ra miếng thịt, bố mày tắm trong ao, bố mày chết chìm trong chậu.... Con này có học nên lối chửi của nó rất khoa học, có vè có đối, tuy bị nó chửi vì tội ăn cắp buồng chuối của nhà nó nhưng mình phải phục tài năng của nó nên lấy sổ chép lại.

 

Con Yến tiếp tục “ Bà khai căn cả họ nhà mày, xong rồi bà tích phân n bậc, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ, ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà đạo hàm n lần.” Con này mất dạy, nó đem cả tổ tiên mình và thằng Khánh Ù ra chửi đạo hàm khiến mình nhớ đến thằng Biểu, con tiệm vàng Kim Thịnh, ở đầu đường Minh Mạng, cũng hay chửi nhưng bằng giọng Huế rặc khi xưa. Có dịp sẽ kể về tên này khi xưa có dạo học chung. Mình mới liên lạc lại được với hắn. Em hắn kêu về Đà Lạt, sẽ nấu bún bò cho mình ăn, và nghe thằng anh nói chửi. Để hôm nào mình kể chuyện nó chửi bằng giọng Huế.

 

Ái chà chà....mày tưởng à. Mày tưởng nuốt được trái chuối nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò "cộng trừ âm dương" hủ hoá trên giường với nhau à.... Bà cho trị tuyệt đối hết cả họ chín đời nhà mày. Cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi... 


May mồm con Yến không gặp giờ linh nên sau này mình vẫn có con, chắc nó không giỏi toán nên khai căn đáp án không đúng. Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cực, sẽ gặp tai ương đến dương vô cùng. Cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến vô cực của sự vô hạn tối tăm... "....... nhờ ông thần ở căn nhà 49 C Hai Bà Trưng, có còn liên lạc với gia đình này không, để em xin lời tạ tội.

 

Mình với thằng Khánh Ù chỉ biết ngậm cay nuốt đắng, không nói với nhau lời nào nhưng hai thằng giác ngộ cách mạng tuy hơi trể, biết thế thà đừng ăn cắp buồng chuối thì khỏe hơn. Cái khốn là buồng chuối bỏ vào lu gạo để dú cho chín. Một tháng sau vẫn không chín lại teo lại rồi hai thằng hè nhau, đem buồng chuối quăn lại trong vườn của bà làm vườn Nam Định. Lại nghe chửi một lần nữa nhưng mình sợ quá nên không còn thong dong lấy bút ra ghi lại.

 

Con CÒ Đào mới cho số điện thoại của tên Khánh ù này. Hôm nào về Đàlạt, gọi hắn thử xem còn nhớ mấy trận chửi này không. Mình chỉ biết là sau này, gặp gái bắc kỳ là chạy làng trước nhất là dân học ban Toán. Kinh

 

Viết đến đây thì mình thấu hiểu thêm về cơ căn của mình, sinh và sống lên tại ngoại ô của Đà Lạt, tuy không phải là chốn ít người qua lại như Thái Phiên, Đơn Dương, Đức Trọng,... Nghĩ lại thì mình đã sống 18 năm trong không gian nữa tỉnh nữa quê, nên bị ảnh hưởng rất nhiều. Không ngờ Văn hoá này vẫn đeo theo mình suốt gần 50 năm qua. 


Ai thích nghe chửi nữa thì cho em biết. Phạm Duy có làm con đường cái quan nên em tính sẽ sưu tầm thêm về cách chửi của mấy miền khác như Quảng Nam để viết lại. Hôm nào sẽ kể về bà Sở, bạn hàng của bà cụ, gốc Quảng chửi cũng thuộc loại cực đỉnh ở chợ Đà Lạt.

 

Em có tìm ra bài chửi mất gà giọng HUế. Để hôm nào hết hái bơ bán, em sẽ kể lại. Xin đón xem.


Nguyễn Hoàng Sơn 

Ngày ấy nơi sân trường

 Hôm trước kể chuyện xem xi-nê với trường cùng đám bạn học chung hàng tháng khiến mình nhớ vài kỷ niệm thời học sinh, 2 năm cuối trung học. Mình sang học chương trình việt tại trường Văn Học, học 2 năm lớp 11B và 12B cuối cùng của trung học. Mới đầu, lạ cảnh lạ quê nên mình thu gọn người trong góc đến khi nhận ra Huỳnh Kim Sang, ở xóm Nữ Công Gia Chánh, quen khi xưa. Hắn kêu mình ngồi gần hắn vào cuối lớp.

Tên này khi xưa, hay chơi bắn bi với mình khi hắn học các lớp tiểu học với anh Bình, cạnh nhà. Anh Bình khi xưa, đi Côn Đảo về, mở trường dạy học thi vào trường công Trần Hưng Đạo và Bùi Thị Xuân. Hình như anh ta dạy cực hay vì không ai đậu cả. Mình nhớ thằng Dư và thằng Sửu hàng xóm, học với anh ta, đều thi rớt. Mấy học trò anh ta sau này đều thấy học trường tư hết. Có một tên, nay làm rể Yersin ở Gia-nã-đại. Mình có gặp lại tại Cali.

Sau này, Huỳnh Kim Sang lên trung học nên không thấy qua lại nhà nên mất liên lạc. Gặp lại tên này thì bổng nhiên thấy hắn lớn, tuy thấp hơn mình, khôn lanh hơn mình quá nhiều, tương tự thằng Bình, em bà con chi của hắn. Xóm này có 3 nhà họ hàng với nhau; nhà thằng Sang, thằng Bình và thằng Tuấn. Trong xóm này có một gia đình cực kỳ nổi tiếng, có hai anh em tên Thái và Lai, cựu tay anh chị ở Đàlạt, đàn anh của Xí Rổ, người đã dám chém Đại Ca Thay trước vũ trường La Tulipe Rouge. Sau này, mình thấy anh chàng đi tuần cảnh, hay đậu xe trước rạp Ngọc Hiệp.

Hôm trước, có ông thần nào hỏi tin tức một anh chàng ở gần nhà mình. Ông thần này, cũng quen Lai và Thái, nghe kể đâm ai trong tiệm hớt tóc trước rạp Ngọc Hiệp. Bị đưa đi Côn Đảo mấy năm rồi về lại. Mình có thấy bóng dáng anh chàng nhưng không có dịp nói chuyện. Nay cô em cho biết đã chết khá lâu.

Dạo ấy, trong xóm này có một anh chàng tên Hoà, đào binh, hay đi đánh lộn dùm cho đám học sinh Việt ANh. Anh chàng hay bận cái áo Blouson, đeo cái ống nước độ 30 cm. Lúc đánh lộn là anh chàng rút cái ống nước bằng sắt ra, khệnh thiên hạ bể đầu. Có lần anh chàng đánh lộn trước trường Việt ANh, bị tuần cảnh còng đầu rồi mất tích luôn.

Hai tên Sang và BÌnh ăn bận chải chuốc, kêu là may áo quần ở nhà hai anh chàng thợ may Sơn và Tánh, xóm Cò Đào. Tên Sang này viết thư cho gái trong lớp nên thích ngồi cuối lớp, rồi nhờ mình, ngồi ngoài đưa thư cho mấy cô này. Đó là lần đầu nghe tên đến hai ông thần thợ may ở xóm Cò Đào. Cũng không hiểu hai ông thần này, làm gì mà không đi quân dịch, ở nhà may áo quần. 

Có thể đi lính kiểng rồi bao nhiêu lương tháng đều đưa cho đại đội trưởng để được ở nhà. Có một tên đại đội trưởng địa phương quân, đánh bài rồi đem bán gạo của lính cho bà cụ mình, để lấy tiền gở. Sau đó, hắn kêu có mấy chục bao gạo, kêu bà cụ đưa tiền trước rồi xù luôn.

Mình thì theo đường lối gia đình đông con, cha truyền con nối. Ông cụ mình bận xong rồi thì truyền lại cái quần, cái khố cho mình. Quần rộng thì lấy sợi dây thừng làm dây lưng nịt lại. Còn mấy đứa em thì tiếp thu quần áo cũ của mình để bận. Khi sắp đi tây mới được ông cụ đem ra tiệm bazar của ông chà-và ở khu Hoà Bình, mua cái nịt da đi tây cho Tây đầm lác mắt. Có đến hai anh chàng thợ may ở xóm CÒ Đào, may Bộ đồ vía, bận lên máy bay đi Tây, sau đó hết dám bận bên Tây. Cực quê! Khi thấy tây bận đồ vía.

Một hôm, sau khi ăn trưa, Huỳnh Kim Sang ghé lại nhà mình, kêu đi đến nhà mấy cô học trong lớp khiến mình giật mình, hồi hộp nhưng cũng lết theo hắn. Nhà của mấy cô này ở đường Thủ Khoa Huân, ngay dốc Duy Tân. Hoá ra là nhà cô Nguyễn Thị Ri, người Chàm, gốc Phan Rang hay Phan Thiết gì đó, lên Đàlạt học, ở trọ nhà này. Có Nguyễn Thị Đức, mà tên Trần Văn Hiệp, học 11A, bắt gôn cho Văn Học, hay đưa mình thư trong giờ ra chơi để trao lại cho cô nàng.

Hình này cho thấy đường Thủ Khoa Huân, trên đồi, cạnh đường Duy Tân, chỗ mấy lùm cây thông. Để cuối tuần này, mình kể về những nơi trên tấm không ảnh này. Bây giờ thì được bê-tông-hoá nên khó nhận ra. Tấm ảnh này có thể định vị trường Việt ANh, Văn Học, Couvent des oiseaux, Yersin, Đoàn Thị Điểm, Mình Trí, Trí Đức.

Hoá ra tên Sang thích cô nàng tên Ri, tên Hiệp thì thích cô nàng tên Đức, 2 cô nàng ngồi cùng bàn. Mình để hai cặp đả thông tư tưởng trong nhà, bò ra sân xem cảnh hướng Ấp Ánh Sáng, hồ Xuân Hương như ông nào khi xưa học “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn tìm đến nơi có gái” . 

Một lát sau, hai cặp thủ thỉ đã rồi, đi ra vườn. Cô nàng tên Đức hỏi mình là trong lớp ghét nhóm cô nàng lắm phải không. Mình tình thật gật đầu. Đám này chuyên ăn vụng trong lớp rồi cười ré như bị thọc lét nên mình không ưa lắm. Cô nàng hái cho trái mận, đưa cho mình rồi hỏi còn ghét nữa không. Mình được bạn bè kêu ngu lâu dốt sớm, miệng vừa nhai mận vừa gật đầu nên sau đó hai tên này đi thăm hai cô, không rủ mình theo nữa. Chán Mớ Đời 

Đó là lần đầu đến nhà mấy cô, lần thứ nhì thì tên Tài, hàng xóm với mình, học Văn Học, kết cô nào cùng lớp, ở ngay góc Cẩm Đô và Hai BÀ Trưng. Miếng đất rất to mà chỉ có căn nhà bằng gỗ nhỏ, sơn màu huyết dụ. Tên tài này, rủ mình lại nhà đối tượng của hắn, kêu xem tao tán gái để học nghề. Đến nhà, thấy hắn năn nỉ cô nàng đi xi-nê chi đó mà cô ta cứ ẹo lên ẹo xuống nên mình nản quá, không muốn học tán gái kiểu này nên bò về.

Nếu mình không lầm cô nàng tên Ánh, có cô em tên Vân, học Bùi Thị Xuân. Nghe kể sau 75, tên Tài này đã gá nghĩa tào khang với cô này nhưng sau đó nhờ ăn bo bo của Liên Xô nên chết. Nay hắn ở Sàigòn. Mình chỉ đi theo bạn đến nhà con gái được hai lần rồi đi tây.

Mình không biết ăn nói nên bạn bè hay trách quở. Đồng chí gái hay la mình lắm, kêu mình ăn nói không hay ho, ba láp ba sàm. Ra đường mình ít nói là vậy. Vợ dặn khi nào vợ cho nói mới được nói mà nói không hay thì không nên nói. Đồng chí gái kêu đàn bà miệng rộng thì sang, đàn ông miệng rộng là ngu như bò. Thiên hạ cứ kêu mình là thằng dỡ hơi vì ít khi nói trong đám đông.

Một hôm, sau ăn trưa tên Sang, ghé nhà mình, rủ đi thăm cô Thuỷ. Mình nghe khoái quá vì tưởng đi thăm cô nào tên Thuỷ. Từ ngày được hắn dẫn lên nhà Ri Thị, mình bắt đầu tò mò, để ý đến con gái trong lớp và trong trường thêm mấy cô láng giềng, chấm tọa độ, định hướng ai là đối tượng. Thật ra gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Đi chơi với tên Sang này, riết mình bị nhiễm cái vi-rút thích gái của hắn. Hắn hay bình luận, bồi dưỡng văn hoá cho mình về phụ nữ, đít mông lồng bàn ra sao, ngực vú, kinh Nguyệt, bú xua la mua. Mình thì ngây ngô lắng nghe hắn giảng môn phụ nữ học như bộ đội vào Sàigòn.

Hắn kêu mình chạy lên ấp Hà Đông, đường Nguyễn Công Trứ, cạnh am Mệ Cai Thỏ mà bà cụ mình đã bán vía mình cho ông cậu nào trong am này khi xưa. Nghe Cô Thuỷ, tưởng là cô nào hoá ra là anh chàng học chung lớp tên Ngô Văn Thuỷ, khiến mình mừng hụt. Anh chàng này là cháu mấy đời của tiến sĩ Ngô Thời Nhậm. Anh ta kể trong gia phả của gia đình, có ghi tên 2 người đậu tiến sĩ nhưng lại không ghi tên. Chỉ ghi là sau này có gì xảy ra, vẫn khuyên con cháu học hành. Sau 75, anh ta về Hà Nội, mới khám phá ra là ông tổ là Ngô Thời Nhậm. Nhà Nguyễn thắng nên con cháu không dám nhìn nhận. Chán Mớ Đời 

Được cái là anh ta nghe lời tổ phụ nên sau 75, dù không được đi học, anh ta vẫn nghe lén đài BBC để học thêm anh ngữ. Anh chàng có học Hội Việt-Mỹ với mình khi xưa. Sau này, Đổi Mới, Việt Cộng cần người biết anh-ngữ, đành mướn anh chàng vào làm dù lý-lịch không trong sạch lắm. Có anh là phi công, giặc lái A-37, ở trại cải tạo, rồi đi định cư ở Hoa Kỳ.

Ông cậu ruột của đồng chí gái, họ Tôn Thất nhưng lỡ đi theo cách mạng nên phải đổi họ thành Nguyễn. Nay con cháu được đặt tên là Nguyễn Phúc để nhớ lại gốc gác của mình. Ông ngoại mình họ Nguyễn Đăng, trong gia phả ghi để nhớ đến ông tổ Mạc Đăng Dung.

Hai tên Sang và Thủy này gặp nhau thì nói chuyện gái gú và thi ca khiến mình ngồi nghe như vịt nghe sấm. Từ trường tây sang thì ngọng khi nghe chúng nói về Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử,...nào là Huy Cận, nào là Thế Lữ, nào là Chế Lan Viên,... ôi thổi đủ loại tên nhớ không hết. Mình thấy chúng cao siêu quá. Cùng thế hệ mà sao chúng giỏi tài quá. Chúng đọc mấy bài thơ hay không thể tả. Chúng lại nói và viết được chữ Hán. Bái phục.

Từ đó, hai anh chàng này có nhiệm vụ bồi dưỡng thi ca ái tình cho mình. Nói cho ngay, mình đọc thơ ái tình của Nguyễn Bính, Hàn MẠc Tử nhưng chả hiểu gì cả. Chỉ sau này, bị tiếng sét ái tình khi đi du lịch ở Hoa Kỳ, thì mình giác ngộ ái tình, đọc cuốn thi ca Việt Nam của Hoài Thanh, mới ngấm được ái tình là cái chi chi.

Một hôm, chiều, tên Sang ghé nhà mình rủ đi chơi lúc học sinh đi học về. Hắn kêu mình chạy về đường Hai Bà Trưng. Đang chạy, hắn bổng kêu mình chạy chậm lại, rồi chỉ lưng một cô nữ sinh đang đi, hỏi xem mặt đẹp không. Cô nữ sinh, tóc thề, bận áo dài, áo len nâu, tay ôm tập vỡ, đi chậm chạp, như bài hát “ngày xưa Hoàng Thị” mặt nhìn phía trước như con ngựa đang chạy đua, không nhìn ngang nhìn dọc. 

Mình thì chưa quen ngắm gái nhưng chạy qua mặt cô này thì cũng cố quay lại, lén xem dung nhan đối tượng của thằng Sang. Không thấy rõ lắm nhưng kêu “Duyệt”. Tên Sang ngồi phía sau, kêu đẹp há. Mình gục gặt như gà mái mắc dây thung, kêu đẹp đẹp nhưng trong lòng sợ vãi luôn. Khi xưa, đâu dám nhìn thẳng con gái, chỉ dám lén lén nhìn từ xa. Lại cận thị nữa. Mình đeo kính cận thị sau khi thằng Sang đi lính.

Đây là đường HẢi Thượng, góc trước trường Việt-Anh, rất đông học sinh vào giờ ra chơi vì học sinh hai trường Việt Anh và Văn Học đều đổ ra đây. Đám con trai hay đứng chỗ này để trồng cây-si, ngắm các cô đi qua lại. Chính chỗ này, xe vợ thầy Viêm, lái từ trong trường Việt ANh ra, đụng xe mình. Chán Mớ Đời 

Chạy đến nhà bà Duy thì hắn kêu quay xe lại để ngắm cô nàng 1 lần nữa như ông thiền sư Phạm Thiên Thư nức nở “em tan trường về, trường tan em về..” đi ngược lại thì thấy cô nàng bước vào cái cầu chỗ nhà ông Lào, làm nha Địa Dư, anh của ông Mai, bố của thằng Banh, hay dích hình với mình khi xưa. Mình biết căn nhà này vì có thằng HÙng hay đá banh với mình khi xưa. Giữa nhà ông Lào và nhà thằng Hùng là nhà chú Be, bạn của ông cụ mình, khi xưa đi lính chung tiểu đoàn. Thằng Sang kêu cô nàng tên Mai. Mình cũng quên vụ cô này vì dạo ấy có nhiều đối tượng quá.

25 năm sau, thiên hạ trả tiền cho mình về Hà Nội tham dự hội thảo phát triển Việt Nam chi đó. Gặp một cô, đoàn thanh niên cộng sản gì đó, kêu là dân Đàlạt, lại nói biết bố mẹ mình và em gái mình, và nói tên cúng cơm của ông bà cụ ra khiến mình thất kinh. Mình hỏi thì được biết ở cạnh nhà ông Lào, mình hỏi có biết thằng Hùng hay không. Cô nàng kêu là anh cô nàng, và đã chết sau 75. Mình hỏi tên Hùng có một cô em gái tên Mai. Cô này kêu “em đây” khiến mình muốn rụng rời tay chân, muốn xỉu luôn tại chỗ. Kinh

Ngày xưa, chưa đeo kính sao thấy cô nàng xinh đẹp. Sau 75, cô nàng theo cách mạng, sắt luyện tôi thế đấy khiến cô nàng te tua. Nghe nói nay làm đến chức phó chủ tịch quốc hội Việt Nam. Kinh. Mình mất liên lạc tên Sang nếu không thì sẽ cho hắn biết, đã gặp đối tượng một thời của hắn nay te tua lắm. Ai biết tin tức gì Huỳnh Kim Sang thì cho mình biết. Nghe nói hắn ở tiểu bang Texas. Cô Thuỷ có cho mình số điện thoại cũ của hắn nhưng gọi thì ngoài vùng phủ sóng. Gặp cô này khiến mình hết dám đi tìm gặp lại đối tượng một thời của mình khi về Đàlạt thăm gia đình. Cuối cùng thì mình cũng có gặp lại cô nàng. Vẫn đẹp như thủa nào. Tên nào may mắn lấy được cô nàng. Vừa lanh lợi, vừa đẹp.

Trở lại hai ông thần đã định hướng mình vào thi ca ái tình, Sang và Thuỷ. Sau mùa hè đỏ lửa, tên Sang, sinh năm 1955, bị đôn quân. Hắn và tên em bà con Tuấn, đi quân dịch nên từ đó không lại nhau. Tên Tuấn này, sau 75 lấy Nguyễn Thị Đức còn tên Hiệp thì mình không biết tin tức. Lần trước, mình về Đàlạt, đang đi với Cô Thuỷ thì gặp tên này, nhưng hắn không nhận ra mình. Rất nhiều người học chung khi xưa không nhận ra mình. Lần trước về, đi ăn với nhóm bạn cũ Văn Học xưa. Có một cô đến bắt tay mình rồi tự giới thiệu mình là Kim Anh, khiến mình như bò đội nón vì khi xưa trong lớp ban B ít con gái, chỉ đếm trên đầu ngón tay mà sao không nhớ có cô nào tên Kim Anh.

Ca sĩ Ngân Hàng như đoán được sự ngu lâu dốt bền của mình, đang mò tình ca người mất trí, kêu là Phạm Thị Gái ngày xưa, mà đám học sinh gọi tên cúng cơm là Gái Đen, khiến mình thất kinh, hỏi sao đổi tên cúng cơm mà không báo cho thiên hạ thì làm sao nhận ra nhau. Chán Mớ Đời 

Mình có hỏi cô nàng còn nhớ Trần Văn Tiến, ở gần MÃ Thánh, nhà có xe hàng, có đi Ninh Chữ và Nhà Trang với trường cuối năm 11B. Cô nàng nhìn mình như bò đội nón, lắc đầu không nhớ. Hè năm 11B, trường có tổ chức đi hè, cắm trại ở biển NInh CHữ, và ghé Nha Trang 1 ngày. Trong lớp 11B có mình và Tiến và cô nàng nhưng sau 50 năm thì cô nàng như người tình không chân dung, chả nhớ gì cả. Chán Mớ Đời 

Dạo ấy, trong lớp 11B mình nghĩ có hai cô là xinh. Một cô tên Vy thị Thu Thuỷ, mà đám con trai hay gọi VT3 (vê tê tam thừa, ngày nay chắc gọi vờ tờ 3 thừa) và Phạm Thị Gái. Thu Thuỷ thì xinh hơn nhưng Gái Đen thì điện nước đầy đủ, trông rất bắt mắt. Sau này có một cô tên Khúc thị Xuân Dung, từ Song Pha lên học. Cô này mình có gặp lại ở Sàigòn với ca sĩ Ngân Hàng, và đối tượng của tên Thanh sỏi. Vì cô này mà Nguyễn Đình Tài bị ăn đòn của lính 302. Hai tên nào trong lớp kết cô này rồi đánh lộn, Tài nhảy ra can nên bị tên C, nay ở Úc, kêu 302 đánh. Chán Mớ Đời 

Cô Thủy có một đối tượng tên Phi Liên-Sô. Hắn hỏi mình cô nàng có đẹp không khiến mình ngơ ngơ ngáo ngớ vì không có học chung với cô này nên chịu. Một hôm ra chơi, đang đứng trong sân trường Cô Thuỷ kêu mình Phi Liên Sô đó đó. Mình hỏi cô nào ngơ ngác nhìn xung quanh sân trường. Trong sân thì có cả trăm học sinh vừa nam vừa nữ mà anh ta không chỉ thì sao mình biết là ai. Anh chàng ngại chỉ nên cứ kêu đó đó khiến mình bị cận thị nên dáo dát tìm kiếm đối tượng của anh chàng. Cuối cùng lên lớp 12 mới học chung giờ sinh ngữ với cô nàng. Mình có gặp lại cô nàng ở Cali, nay có chồng, vừa về hưu, khi thì ở Sàigòn khi thì ở Atlanta. Có đến nhà mình chơi với chồng và đối tượng một thời.

Mình muốn kể chuyện sân trường thời đó mà phải đi lòng vòng khá dài. Kệ chịu khó nhé. Mình thì nhớ cái gì kể cái đó chớ chả biết viết đầu viết đuôi ra sao. Khi xưa, luận văn mình lúc nào cũng dưới điểm trung bình. Hỏi cô Liên nhé.

Ra chơi thì đám con trai, đi lên đường Hải Thượng, có một con đường chạy vào một căn nhà phía sau trường rồi cả đám đứng đó, hàng ngang làm một bản “mưa rừng ơi, mưa rừng”. Xong xuôi thì về trường, lên sân trường chơi. Khi thì ngồi ngay cửa lớp nhìn ra sân trường, xem mấy cô đi lên đi xuống cầu thang hay đứng tụ năm tụ 7 một góc sân trường.

Sân trường như một cái chuồng gà, có gà trống gáy và gà mái tục tác làm náo động cả sân trường. Đám con trai cũng tụ đám lại, đá kiện hay tán gẫu chi đó. Lâu lâu có thằng ré lên như gà mới ra cựa, để lên tiếng cho mấy cô để ý đến giọng gáy vịt tồ của hắn.

Mấy cô thì hay rũ nhau đi vòng vòng, cười khúc khích. Sau này lớn lên thì mình hiểu đàn bà đi đâu như vệ sinh cũng phải rũ nhau đi cho có bạn có bè.

Dưới préau thì có hai bàn bóng bàn, có Chử Nhị Anh và tên Thanh Dũng, người Huế, đánh biểu diễn như gáy với mấy cô nữ sinh trong trường. Ông thần Thanh Dũng, mình có gặp lại tại Sàigòn. Anh chàng kể là đang học y-khoa đại học Huế năm 75, thì công an vào lớp, đuổi cổ ra khỏi trường vì ông bố là ngụy quân ngụy quyền gì đó. Có lẻ hình ảnh anh bạn học ngày xưa, để lại cho mình nổi buồn vẫn kéo dài đến ngày nay. Học giỏi nhưng không được chế độ Việt Cộng cho đi học, làm vớ vẩn sống qua ngày. Nay về già, ngồi trông cháu ngoại cho con đi làm.

Mỗi sáng đến trường, ngồi ngay cửa lớp để xem mấy cô. Tên học chung Võ Hoàng Đa, làm cô mụ, hay đặt tên mấy cô để cho dễ nhớ. Trong chuồng gà, bầy gà mái đông quá nên cần phải định loại và đặt tên cho dễ nhớ. Có cô mà mấy chục năm sau, gặp lại, hắn mới nhắc mình khiến mình thất kinh. Ủa đây là T. Dâm ngày xưa. Cô này hỏi tại sao, đặt tên tui là T.Dâm. Hắn kể ngày xưa, con nít biết chó gì. Nghe người lớn kêu cô nào có lông tay là dâm nên hắn đặt tên cô nàng là T. Dâm. Chán Mớ Đời 

Cô thì hắn kêu con lưng khòm, người đẹp phao câu, cống bà thứ... phải để mình nhớ lại sẽ bổ túc sau về mấy cô có ấn tượng với đám tụi này ngày xưa.

Trường Văn Học có vụ chào cờ vào sáng thứ 2 trước khi vào lớp. Khi chuông reo, thì mọi người tụ tập trong sân trường. Mình nhớ có một cô học lớp 10 thì phải, hay đi ngang mình rồi húc mình một cái rồi kêu con trai gì mà đi xớn xác, không coi chừng ai cả rồi cười khúc khích với mấy cô bạn. Mình thì chả hiểu gì cả, đứng như Từ Hải. Cô ta húc mình rồi lại chửi mình, con gái trường việt dữ thật.

Mình đang lớ ngớ kiếm chỗ xếp hàng sau khi bị gái chửi, thầy CBA kêu tên mình, bảo lên làm lễ chào cờ. Thường lễ chào cờ thì có một tên đứng hô; nghiêm nghỉ thượng kỳ và hai tên kéo dây thừng đưa cờ lên trong khi loa trường mở nhạc quốc ca. Lần đầu tiên bị kêu lên đứng trước đám đông khiến mình run chân run cẳng. Cũng cố hét Nghỉ, Nghiêm, Thượng Kỳ. Quýnh quá nên mình hét hơi to như đang tập Thái Cực Đạo. Chán Mớ Đời 

Vào lớp bị thầy Nguyên, kêu thiên hạ Nghiêm thôi vì họ đang đứng tư thế nghỉ rồi. Thế là lần sau bị kêu lên thì cứ kêu Chú Ý, Nghiêm, thượng kỳ. Dần dần cũng quen, bớt run. (Còn tiếp)

Nguyễn Hoàng Sơn