Đàn ông là nô lệ của Phụ nữ

 

Đi chơi, buồn đời mình đọc lại cuốn sách bằng anh ngữ mà khi xưa ở bên tây đọc bằng pháp ngữ. Dạo đó mới sang tây, có cuốn sách của một bà người đức tên Esther Villar với cái tựa khá xôi nổi "The Manipulated Man", người đàn ông bị thao túng. Đài truyền hình Pháp, với chương trình của ông Bernard Pivot mời mấy bà nữ quyền lên đài chửi bới bú xua la mua. Mình đã nhát gái từ Việt Nam, gặp mấy cô e lệ là run như bị trúng gió mà qua Pháp gặp mấy bà đầm chửi bới, phanh ngực đủ trò nên sợ đàn bà từ đó.
Cuốn sách này đã gây ra sự phẫn nộ và chỉ trích thù địch từ giới phụ nữ, cho là phản động, tay sai của tư bản nhất là bán đứng cho đàn ông. Bà Villar giải thích việc phụ nữ từ thời xa xưa đã thao túng đàn ông và biến họ thành nô lệ của họ, họ giả vờ là giới tính bị áp bức trong khi thực chất họ là những kẻ áp bức tinh tế hơn. Họ tạo dựng một hình ảnh “masculinity” cho đàn ông để rồi thao túng kẻ nô lệ của họ. Tương tự các công ty bán đồ mỹ phẩm ca tụng họ là phái đẹp để bán mỹ Phẩm cho họ. Đọc lại mới thấy thấm, rốt cuộc mình cũng bị lừa bởi phụ nữ từ ngày biết mê đàn bà. Như George Moustaki kêu Ma Liberté je t’ai trahi pour une prison d’amour et sa belle geôlière.

Mình không biết xã hội ngày nay với nữ quyền lên cao, đã khiến cho giới đồng tính gia tăng khủng khiếp. Không biết có cuộc nghiên cứu nào về vấn đề này. Lúc mình rời Việt Nam thì ít thấy vụ này ở Pháp. Có gặp vài người đồng tính nhưng độ 10 năm sau là họ công khai hoá đời tư của họ. Nay thì họ rước xe hoa đủ trò. Khi một đứa con trai ra đời, không được giáo dục theo một khuông khổ để trở thành một người đàn ông nghiêm nghị như mấy trường học xưa của nhà dòng, hay các trường tư nổi tiếng. Đụng chạm con gái từ bé sẽ bị khủng hoảng bản thể. 

Mình nhớ khi xưa ở xóm có 7 gia đình, 4 hộ là mấy ông bà sắp về hưu, con cháu ở xa, chỉ còn 3 hộ, nhà mình có mình và cô em kế, còn 2 hộ kia toàn con gái. Nhớ có một lần, chơi 5-10 với đám con gái trong xóm, con Thuý kéo mình vô nhà ông Khoa, có cánh cửa VoLTE, sau này nhà ông Tước dọn đến thì cho tháo mất mấy cánh volet. Hồi nhỏ thiếu ăn nên chui vào khe kẹt được. Con Thuý kêu mình cho nó xem chim của mình, mình kêu nó phải cho xem chim của nó. Nó nhất trí. Khi mình thấy chim của nó thì thất kinh, không hiểu sao nó không có chim như mình. Câu hỏi cứ khắc khoải đến khi mình học Vạn Vật năm 11B mới hiểu.

Bà ta giải thích cách một người phụ nữ thao túng người đàn ông một cách khéo léo bằng các bước như *tán tỉnh* và cuối cùng là *kết hôn* , do đó có câu nói “ *một người đàn ông đuổi theo một người phụ nữ cho đến khi cô bắt được anh ta”* . 
Khi xưa, đàn ông ra đường được vợ hay mẹ chăm sóc, nay phụ nữ bận công việc ngoài xã hội nên đàn ông con trai xuống cấp

Xin trích ChatDCG nói về cuộc tình của Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen: “Tiền gì nữa? Anh biết tại sao em lấy anh không? Không. Tại anh mượn tiền em mà không trả. Là sao. Mình lấy nhau mắc mớ gì không trả tiền. 

Anh quên hả. Để em kể lại cho nghe. Hồi quen nhau anh dẫn em đều ăn phở Nguyễn Huệ, chỗ đó có phở gà ngon. Đúng rồi. Ăn xong anh kêu để quên cái ví ở nhà nhớ không. Nhớ. Đó em mới cho anh mượn $20 trả tiền phở rồi đổ xăng chạy về Los Angeles. Rồi anh kêu zelle cho em nè nhớ không. Nhớ. Rồi không thấy anh chuyển tiền. Sao không đòi. Dị òm. Ốt dột đi chơi với trai cho mượn tiền mà đòi tiền lại. Rồi sao? Thì anh mượn em $20 thì em lấy anh, mỗi tháng anh lãnh lương, em lấy hết từ mấy chục năm nay. Anh thường nói đầu tư mà. Em đầu tư $20 lấy biết bao nhiêu tiền từ 33 năm qua. Kiếp sau có mượn tiền gái thì nhớ trả nghe. Nếu không như ông thầy chùa quốc doanh kêu cũng nhà cúng đất ra nghĩa địa làm cái chòi ở.”


Trong cuốn sách, bà Villar giải thích cách người đàn ông bị *lừa* để chăm sóc người phụ nữ suốt đời và con cái của cô ấy. Bà ta ví đàn ông từ thời xưa như người đàn ông lăn hòn đá giống như *Sisyphus* và đến lượt mình được thưởng một vài phút khoái cảm tình dục. Tây hay gọi “chevalier” khiến con trai phải học ga-lăng với phụ nữ này nọ. Ngày nay chúng ta thấy xi nê, người ta đưa súng cho phụ nữ đấm đá đàn ông như điên. Cho thấy xã hội ngày nay, tạo dựng hình ảnh phụ nữ như đàn ông. Rốt cuộc không biết ai là trai và ai là gái. Các cô lên võ đài tỷ thí, xâm hình, máu me đầy như muốn xoá bỏ hình ảnh một người phụ nữ từ mấy ngàn năm qua. Dần dần chúng ta khỏi cần dùng giống đực giống cái khi làm bài tập. 
Ai buồn đời nên đọc lại cuốn này để thấy 50 năm qua, xã hội thay đổi

Chúng ta có thể quan sát những khẳng định của Esther Villar rằng đàn ông là nô lệ cho ham muốn của họ và người phụ nữ đã sử dụng nó trong hàng nghìn năm qua như một cây gậy và củ cà rốt để khiến người đàn ông theo đuổi sự phù phiếm và cam kết cả đời mình để phục vụ cô ấy. Đàn bà sử dụng sự thèm muốn của đàn ông để điều khiển họ. Nói như Duyên Anh, họ mà cắm cờ đỏ là ngọng. Nhớ dạo bên tây có xem một phim rất vui. Lúc anh chàng tây đi cua cô đầm thì chìu chuộng đủ trò, sau thả gà ra đá thì anh tây bổng nhiên trở mặt hết ga-lăn ga bò gì nữa. Khi đã đạt được mục đích, thì cô gái không còn là trái cấm nữa.

Bà Villar giải thích về *sự ganh đua của phụ nữ*, mỗi người phụ nữ cảm thấy sự thôi thúc mạnh mẽ và nhu cầu sở hữu một người đàn ông cho riêng mình như thế nào. Giống như một *chủ nô lệ*, cô gái ghét bất kỳ động thái nào mà người đàn ông thực hiện để cung cấp sự ân cần của mình cho một người phụ nữ khác. Cô dùng mọi cách để giữ người đàn ông đó cho riêng mình và con cái. Ông Nguyễn Bính ăn phải ớt nên làm thơ Ghen Chán Mớ Đời.
Mình rất thích đọc sách của ông này, có cái nhìn về quê hương, các nước nghèo bị người da trắng đô hộ. Muốn giàu mạnh, cần phải đọc để hiểu lý do mình bị thua người da trắng. Đi chơi Việt Nam và Phi Luật Tân, mình thấy dân á châu chuộng đồ thời trang của người da trắng. Họ muốn thành người da trắng. Với tư tưởng đó khó mà thoát khỏi tinh thần nô lệ của người da trắng. Chúng ta sẽ lao động để mua thời trang của người da trắng sáng tạo và làm tại các nước nghèo. Nhất là luôn luôn nghĩ người da trắng giỏi, thôgn mình hơn chúng ta.

Sự giải thích của bà Esther Villar được bổ túc thêm bởi Nhà thơ, nhà phê bình và nhà văn người Nigeria, Chinweizu Ibekwe trong cuốn sách “Giải phẫu sức mạnh phụ nữ” (AFP) và cuốn “Người phụ nữ săn mồi” của Will Farrel. Mình có đọc cuốn sách của ông Chinweizu về người da trắng và thế giới bị họ đô hộ từ 500 năm qua. Có lẻ ông ta bị ảnh hưởng của chủ nghĩa Mát Xít nhưng rất hay để đọc.


Tất cả họ đều đưa ra lý thuyết rằng tất cả các xã hội đều theo chế độ mẫu hệ chứ không phải phụ hệ như chúng ta bị buộc phải tin tưởng. *Chế độ mẫu hệ cai trị không phải bằng cơ bắp mà bằng trí thông minh và thủ đoạn;* phụ nữ giả vờ yếu đuối để được bảo vệ v.v. Vì vậy, nam giới trở thành đối tượng bị bóc lột nhiều nhất trong lịch sử loài người, (trong chiến tranh, đàn ông luôn sẵn sàng chết vì phụ nữ; anh ta đã từng bị bóc lột, được đào tạo để làm điều đó). Trong lịch sử chúng ta nghe đến Từ Hi Thái Hậu,..
Cuốn này khá hay, giải thích rõ ràng về huyền thoại quyền lực của đàn ông. Lấy vợ rồi mình thấy Chán Mớ Đời như bài hát: “khi xưa à mình thật chì, quyền uy trời là nhì, giờ thì đấm lưng em, giờ thì bóp chân em, BUỒN”

Ông Chinweizu gọi ý tưởng *hẹn hò* và *tán tỉnh* , *huấn luyện* , giống như ý tưởng của một con ngựa. Con ngựa hoang được bắt đem về và người huấn luyện viên từ từ giáo huấn con ngựa cho thuần thục. Dạy con từ thủa còn thơ, dạy chồng từ thủa bơ vơ mới gặp. Chính trong thời gian này, một người phụ nữ đã trói buộc người đàn ông bằng cách từ chối anh ta quan hệ tình dục và khiến anh ta nghiện cô ấy bằng sự quyến rũ giả tạo, huấn luyện và phá vỡ anh ta theo bất cứ điều gì cô ấy muốn anh ta trở thành.

Thấy cũng có lý vì trong lịch sử loài người, người ta luôn luôn khuyên phụ nữ giữ gìn sự trinh nguyên cho người chồng của mình. Dành cho tên Ô sin của mình. Ngày nay với nữ quyền lên cao, trai gái có thể ngủ với nhau trước khi lấy nhau vô hình trung khiến giới phụ nữ mất đi cái quyền lực, sức mạnh của mình. Đó là ban tình dục cho đàn ông vài giây. Thuý Kiều được Tú Bà dạy lấy hột lựu để làm đỏ người khi gặp khách lầu xanh, cứ kêu là còn trinh. Đàn ông ngu cứ bị lừa tiền cho những việc chính phụ nữ bựa ra.

Lễ kỷ niệm hôn nhân trở thành lễ kỷ niệm cho *người phụ nữ và bạn bè của cô ấy*, và tất cả họ đều chúc mừng cô ấy vì đã thành công trong việc kiếm cho mình một *nô lệ*. Một người đàn ông trong ngày *đám cưới* đó vẫy tay tạm biệt nền độc lập và liên minh nam giới của mình và cam kết với một cuộc sống *Sisyphean*, lăn hòn đá, một hành động mà anh ta không thể từ bỏ khi có *xã hội* và *chính phủ* kiểm tra anh ta và luôn sẵn sàng *bỏ tù*, *xấu hổ* hoặc *đuổi* anh ta vì đã trốn tránh nghĩa vụ nô lệ.


Mỗi lần đi ăn cưới người Mỹ thì thấy cô dâu, cầm bó hoa, quay đầu lại để quăng cho người bạn nào đó như giao lại cái quyền đi kiếm kẻ ô sin của mình. Còn tên chú rể thì phải bò dưới đất, lấy răng cắn cái gì cột nơi chân cô dâu. Đó là hình ảnh của tên nô lệ bị sai khiến.

Vì vậy, chính phủ và xã hội giúp người phụ nữ kiểm soát *nô lệ*(đàn ông) của mình.

Chinweizu kể lại việc phụ nữ được các mẫu hệ lớn tuổi huấn luyện như thế nào để *thuần hóa* đàn ông. Ông ấy giải thích cách một người đàn ông được chính mẹ của mình huấn luyện để dựa vào phụ nữ. Ông Chinweizu này tốt nghiệp MIT, có viết một cuốn sách về người da trắng và thế giới, bị họ đô hộ. Khá hay, rất mới và những thập niên 70 khi mình sang Pháp. Có thể nói ông ta rất có nhiều ảnh hưởng trong vụ đòi quyền dân sự tại Hoa Kỳ. Mình có cái may mắn, khi xưa, bà cụ đi bán buôn ngoài chợ nên không bị ảnh hưởng nhiều của mẹ. Mình cảm thấy thoải mái khi đồng chí gái đi làm, không biết nấu ăn.


Mình chỉ nhớ người lớn dặn không được đi dưới dây máng phơi áo quần đàn bà nên mỗi lần mình đi phái sau xóm, họ hay phơi đồ quần áo phụ nữ là mình lấy cái cây khều áo quần xuống đất để đi. Người lớn kêu đi dưới quần áo phụ nữ học dốt. Mình đã học ngu rồi nên không muốn dốt thêm nữa.


Một người đàn ông *xấu hổ vì nấu nướng* cho bản thân và các công việc nhà khác bởi *mẹ ruột* của anh ta, người là tác nhân của chế độ mẫu hệ toàn cầu. Bằng cách khiến người đàn ông ghét công việc *gia đình* và buộc nó phải được thực thi bởi nền văn hóa cảnh báo đàn ông không được vào bếp, *giặt giũ*, v.v. Người mẹ huấn luyện con trai mình cho người phụ nữ sẽ quyến rũ anh ta và khi thời điểm đến, bà nắm lấy bụng của người đàn ông và bằng cách khiến người đàn ông nghiện cơ thể mình, bà giữ anh ta bên cạnh cả hai, trên *giường* và trong *nhà bếp* . Khi xưa ở nhà có người làm nhưng mình cũng biết nấu cơm, chiên cơm cho em út ăn, vớ vẩn nên khi đi tây ở một mình cũng tự nấu. Lấy vợ thì cũng nấu cho vợ con.

Với hai vũ khí đó, phụ nữ thao túng người đàn ông và biến thành đồ chơi của mình. Trong “Huyền thoại về quyền lực nam giới”, “Quyền của đàn ông có phụ nữ khác” của Esther Villar; “Giới tính đa thê”, tác giả của những cuốn sách đó thách thức câu chuyện kể rằng đàn ông áp bức phụ nữ, và bằng nghiên cứu chi tiết về Châu Phi, phương Tây và phương Đông cả trong xã hội cổ đại và hiện đại, các tác giả đã làm sáng tỏ sức mạnh tiềm ẩn của quyền lực mẫu hệ tàn nhẫn cai trị thế giới. Muốn thoát cảnh đó thì chỉ cần giàu có, người đàn ông có thể có vợ bé hay nhân tình để tìm lại tự do của chính bản thân. Hình ảnh này được lên án bởi phụ nữ. Tại Hoa Kỳ chúng ta thấy rõ qua hình ảnh của bà Clinton và Obama, bà Reagan. Đọc hồi ký của họ, sẽ thấy bà Nancy Reagan giúp chồng ra sao phía sau hậu trường chớ ông này ngơ ngơ, chỉ biết đóng kịch khi đọc diễn văn.
Helen E. Fisher, nhà nghiên cứu nhân chủng học về xã hội loài người cổ đại và viết cuốn sách "Hợp đồng tình dục, Sự tiến hóa của hành vi con người" năm 1982. Bà cũng đi đến kết luận rằng Hôn nhân là sự sáng tạo ích kỷ của Người phụ nữ, sử dụng tình dục để thao túng một người đàn ông để chăm sóc họ và con cái của họ. Những động vật đực khác không mang gánh nặng và trách nhiệm tương tự. Ai buồn đời, xem link của trang nhà của bà Fisher https://www.helenfisher.com/books.html

Từ xưa, khi con người sống bầy đàn thì phụ nữ giao hợp với mọi đàn ông trong bầy vì nghĩ có nhiều tinh trùng của đàn ông, giúp đứa bé khoẻ mạnh. Đàn ông, thì nuôi đứa bé vì nghĩ là con mình cũng như đào tạo một người lớn lên giúp bầy đàn săn bắn. Các Tổng thống, Hoàng đế và Các vị vua đều là những con rối của các thế lực mẫu hệ thống trị Thế giới bằng cách giật dây từ phía sau tấm màn.

Có thể mẹ chồng nàng dâu, là cách trao quyền cho người con dâu một khi bà ta qua đời. Đó là quyền sinh sát trong gia đình. Từ đó đưa ra xã hội. Muốn hối lộ, người ta đều đi cửa sau, gặp bà vợ vì vợ nói gì đều phải làm, thực hiện.

Từ khi bà Villar xuất bản nghiên cứu của mình nói lên vai trò lịch sử của phụ nữ trong xã hội. Có sự thay đổi rất rõ ràng trong tất cả xã hội. Phụ nữ được gọi là giải phóng, họ được tham gia vào chính trị, lao động ngoài ngôi nhà của họ khiến họ mang gánh nặng nhiều hơn. Vừa đi làm vừa nuôi con, nấu ăn cho chồng, đủ thứ. Điểm hay là phụ nữ được gia nhập vào giới lao động, có thể học hành, làm những gì họ mong muốn thực hiện trong đời như người đàn ông. Từ đó gây đến sự xáo trộn trật tự của xã hội có từ mấy ngàn năm qua. Vấn đề là chúng ta có quyền lực ngầm hay phải chống chọi với đàn ông ngoài đời. Chịu nhiều áp lực khiến bị stress, đưa đến hôn nhân đổ vỡ, trầm cảm. Đó là cái giá mà đàn ông cũng như phụ nữ ngày nay phải trả khi chúng ta muốn thay đổi trật tự xã hội từ ngàn năm qua. Các cuộc hôn nhân tại Hoa Kỳ được đem ra toà trên 50%. Không phải vợ chồng không thương nhau nhưng vì áp lực công việc ngoài xã hội và trong gia đình nhiều quá, khiến họ không kham nổi, đưa đến cãi vã.
Chồng nuôi vợ như biển hồ lai láng, vợ nuôi chồng, chửi từ sáng đến chiều

Đọc lại cuốn sách mình bắt đầu hiểu sự thay đổi về mặt cá nhân cũng như xã hội ngày nay, rối như canh hẹ. Ra đường không biết đối xử với phụ nữ ra sao. Khi mình đến Hoa Kỳ lần đầu tiên, đi xe buýt, quen thói bên tây, mình đứng dậy khi thấy một cô mỹ đi lên, nhường chỗ cho cô ta. Mình bị cô ta chửi như tát vào mặt, nào là sô-vi-nít bú xua la mua, nên phải xuống xe ở trạm tới. Ngày nay ở Cali, đi vệ sinh công cộng, không biết vô cửa nào.

Đi métro ở Ubezkistan, khi lên xe, mấy người trẻ thấy mình già bước lên, họ đồng loạt đứng dậy khiến mình thấy lạ vì không quen cảnh này ở Hoa Kỳ. Còn phụ nữ thì miễn bàn vì mụ vợ sẽ giết mình. Chán Mớ Đời 
Cách đây 70 năm, một nhóm trí thức tại Liên Xô đã làm cuộc cách mạng, tạo dựng một xã hội mới dựa theo chủ nghĩa Mát Xít, mọi người đều bình đẳng nhưng đã thất bại. Nếu nhìn lại lịch sử các nền văn mình cổ xưa như Hy Lạp, La Mã cho thấy trước khi bị tàn lụi, xã hội của họ đều có những hiện tượng như ngày nay tại các quốc gia tây phương, đồng tính luyến ái, đòi hỏi bình đẳng đủ trò. Điển hình như hoàng đế Caligula hay các thần của Hy Lạp. Có thể chúng ta đang sống trong thời đại cáo chung của nền văn minh tây phương đã thống trị thế giới từ 5 thế kỷ qua. Ai sẽ là nền văn minh sẽ được thế giới chạy theo.

Chúng ta bắt đầu đặt lại giá trị của mọi thứ được cha ông để lại. Chúng ta đập đỗ mọi giá trị lịch sử, lên án cha ông trong quá khứ. Con cháu chúng ta không muốn sinh con đẻ cái nữa, chỉ muốn hưởng thụ để rồi một ngày nhận ra khi về già ai sẽ lo cho mình. Trong vòng 30 năm tới Trung Cộng hay các nước sinh đẻ thấp sẽ mất độ 1/3 dân số của họ. Khi chúng ta đi ngược lại với thiên nhiên thì sẽ gánh những hậu quả không lường. Chỉ tiếc là mình sẽ không còn sống để thấy sự việc trong vài chục năm tới.  Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 




Đến Palawan để khóc Phú quốc

Mình nghe Phi luật Tân có nhiều đảo đẹp nên đi viếng cho biết. Xứ này có nhiều đảo nhưng vì ít thời gian nên chọn Palawan để nhớ đến trại tỵ nạn mới người Việt tạm cư để được hướng dẫn về đời sống tại Hoa Kỳ trước khi đi định cư tại Hoa Kỳ.

Hòn đảo này, mình đi xe từ phía nam của thủ phủ cảng Công Chúa (Puerto Princesa) suốt 300 cây số lên miền Bắc đến thành phố El Nido. Nên có thể xem cách khai thác du lịch của họ ra sao. 

Biển tại Việt Nam hình như ở Nam Định. Với rác như vậy thì các công ty du lịch chắc chắn sẽ không giới thiệu khách hàng

Đảo Palawan rộng: 14,896 km² so với Phú Quốc: 574 km² xem như rộng gần gấp 3 đảo Ngọc của Việt Nam. Cái hay của người Phi là họ có lẻ tiếp cận được nền văn hóa Mỹ nên họ không khai thác du lịch một cách màn rợ như ở Phú Quốc. Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng điều được xây cất không quá 2 tầng lầu. Họ giữ cây ngay gần bờ biển và xây các khu lịch phía sau và rải rác nên khi đứng trên tàu ngoài bãi biển chúng ta không thấy nhà cửa gì cả. Có mấy đảo nhỏ như Hòn Tré ở Nha Trang nhưng các biệt thự được xây cất theo du lịch sinh thái rất đơn sơ nhưng đắt tiền như ở MArriotts Vin Pearl. Đi vào thấy như ở thiên nhiên. Cho thấy các nhà đầu tư có tư duy về hái tiền du khách ngoại quốc. Du lịch sinh thái, sang trọng lịch sự nhưng không tàn phá thiên nhiên.


Nói về sự phát triển Phú Quốc xem như tiêu tùng. Ở Việt Nam hay xứ nào đi nữa. Chỉ có người trung lưu trở lên mới có khả năng đi nghỉ dưỡng do đó họ chỉ trang bị, đầu tư cho tầng lớp này. Số lượng du khách đến là người Tây phương vì rẻ hơn đi hè ở xứ họ, nhất là khám phá văn hóa cứ khác. Đây Phú Quốc được các nhà đầu tư xây các khách sạn hay phố xá như kiểu LasVegas mà tệ hơn khiến người Tây phương lắc đầu. Thấy phỏng vấn một cô đầm tại Phú quốc. Cô ta kêu người Việt điên rồ, bắt chước Tây phương mà còn tệ hơn là Disneyland. 


Mình xin tải một bài báo của báo Hà Nội để không mang tiếng:

Thấy họ cày nát ra rồi để ôm hận về sau

NHÀ ĐẦU TƯ ÔM ĐẤT PHÚ QUỐC CHẮC CÒN Ở ĐẢO NHIỀU NĂM CHƯA BIẾT KHI NÀO VỀ BỜ...

Năm 2016, một đàn em nhờ tôi tư vấn đầu tư chuỗi Homestay ở Phú Quốc. Cô có một miếng đất dự tính cất homestay, ngoài ra cô dự tính thuê thêm khoản 3 căn shophouse đang cho thuê giá rẻ để quản lý chuỗi....Tôi bay ra khảo sát 2 ngày; đứng ở Bãi Trường nhìn mênh mông dự án nối dự án, shophouse kéo dài hơn SG; rồi đi Nam đảo resort kề nhau, cao ốc mọc lên vài ngàn Condotel…

Tối hôm đó, ngồi uống beer ở Dương Đông và các món hải sản nghe thì hấp dẫn, nhưng không tươi ngon như danh tiếng Hải sản nơi đây, mà giá thì chát. Tôi nhận xét Phú Quốc không chuyển mình như Bali, nơi có phong cách du lịch gần gũi đời sống văn hóa địa phương hay Pattaya với dịch vụ vui chơi chuyên nghiệp mà PQ biến dần thành nơi xô bồ chặt chém kiểu Vũng Tàu trước đây. Sự hồn nhiên gần gũi của dân kinh doanh địa phương trước đây mà năm 2007 tôi từng khảo sát đã dần biến mất, thay vào đó người địa phương đã học được cách kinh doanh chụp giật.....Tôi nói với người đàn em "không nên triển khai, không có đường dài" và cô đã nghe tôi, vì biết tôi sẽ mất số tiền tư vấn, nên chắc tôi đã phân tích kỹ....

Gần đây, có thể những người kinh doanh PQ cho rằng do giá máy bay cao nên du khách né, nhưng bản chất là PQ chưa đủ hấp dẫn để nhiều người bay tới khi những vẻ đẹp của đảo loãng đi, hải sản và dịch vụ địa phương giá quá cao. Trong khi thay bằng các vui chơi phồn hoa như Sài gòn, Vũng Tàu thì khó thuyết phục du khách đi nữa, nhất là giờ đây Nha Trang chỉ mất 5h xe chạy từ SG càng khiến PQ thêm mệt....

Với giá đất PQ hiện nay, với shophouse, condotel đang có thì nhà đầu tư ôm đất PQ chắc còn ở đảo nhiều năm chưa biết khi nào về bờ...

-------------------------------------

Nguồn: Vietnam business insider


Đây là do chính người Việt tại Việt Nam cho biết. 

Thậm chí mình thấy các villa của MArriotts ở VinPearl với giá 22 tỷ đồng vẫn không tạo nên một khung cảnh đẹp như ở các khu nghỉ dưỡng ở Palawan. Đến là muốn trở lại vì cảnh thiên nhiên hài hòa khiến con người cảm thấy tự do, không bị các khối bê tông đè bẹp. Các kiến trúc được xây rất thoáng, hòa vào thiên nhiên. Mình thấy khu nghỉ dưỡng ở Lăng Cô, phá nát khu vực với mái ngói màu đỏ thè lè.


Mình nghe kể là giá vé máy bay tại Việt Nam lên khủng trong 5 ngày nghỉ nên người ta bay qua Thái Lan chơi còn rẻ hơn mua vé máy bay ra Phú quốc. Kiểu này người Việt là tự giết mình. Anh làm lợi cho công ty hàng không nhưng vô hình trung giết các trung tâm du lịch tại Phú Quốc.

Tiêu biểu của biển mình thấy ở Palawan, có mấy cây to đùng, che bóng mát để dân không muốn phơi nắng có thể ngồi chơi. Hình mình chụp từ tiệm ăn nhìn ra.

Đây là một người Việt tại Việt Nam giải thích cách đầu tư bất động sản tại Việt Nam mà mình thấy ở vùng ngoại ô Sàigòn, nhà cửa xây chưa xong hay vùng Phan Thiết, xây rồi bỏ đó không ai đến.


Phải nói là đội môi giới bán được các Shop-house đúng là quá giỏi. Khi vẽ ra 1 cái viễn tưởng tuyệt đẹp để bán với giá trên trời. Một cái SH còn đang trong quá trình xây dựng luôn được rao bán với giá thấp nhất cũng phải 50-60tr/m² trong khi một cái mặt đường chính của khu phố tương ứng khu đông dân cư ở đó cũng chỉ tầm 60tr/m2. Và khi SH xây xong cũng ko thể đưa vào sử dụng vì ko có người nên chẳng buôn bán, kinh doanh gì được, cho thuê cũng chẳng ai thèm. Sai lầm lớn nhất của hầu hết những người Việt Nam chơi bất động sản là không hiểu rõ về sản phẩm của mình cũng như không biết cách kiếm tiền từ bất động sản. Họ bỏ một khoản tiền rất lớn để mua một cái giá trị của tương lai, nhưng là tương lai không biết bao giờ đến. Trong khi cùng khoản tiền đó họ có thể mua một căn nhà mặt đường khu dân cư và ngay lập tức có thể cho thuê để có dòng tiền. Tốc độ lên giá ở những chỗ này rất ổn định và tính thanh khoản cao

Khách sạn sòng bài ở Côn đảo   Họ cày hết rồi trồng vài câu dừa con cho thiên hạ đến xin cô Vĩ Thị 6 được đốt lò. 


Đà Lạt thì xem như phá nát như tương, không còn chút gì phố núi cao phố núi đầy sương. Họ làm một bãi trên sân cù rồi bỏ dỡ công trình. Chắc ông lớn nào làm rồi nghỉ hưu nên không ai dám tiếp tục hay dẹp bỏ vì tốn tiền. Họ cho phá biệt thự Trang Hai được xây cất gần 100 năm, một hình ảnh lịch  sử của Đà Lạt để làm bãi đậu xe buýt Chán Mớ Đời. Nghe nói xe tãi có lần bị lọt xuống. Mình đi bộ thấy cá chết nổi lình bình trên hồ Xuân Hương. Đi ngang hồ thấy mùi hôi thối khôgn thể tả, lại thấy có ngừoi ngồi uống cà phê. Xong om

THÁNG TƯ - LỜI MUỘN PHIỀN CỦA NGƯỜI 69TUỔI

Đỗ Trung Quân 

….

ta mang tuổi hai mười vào rừng 8 năm

4 năm những vùng kinh tế mới

3 năm lòng hồ dầu tiếng – chiến khu Dương Minh Châu …

1 năm chiến trường biên giới K 

máu và không chắc còn nước mắt

trả xong món nợ lý lịch dù không con sĩ quan

dù không nhà địa chủ

thân thế ngay trên vai , mái tóc dài

hippie choai choai

ta trả nợ xong một phần “ tiểu tư sản thị thành ”

ba lô về , cuộc đời làm lại

căn cước mới

lý lịch thêm dòng “ thanh niên xung phong “

xong !

….

mất đến 20 năm

ta mới nhận ra mình thành kẻ nợ

nợ cả một đời ..


ta nợ những đêm xuống tàu định mệnh

cuộc đào thoát bi thảm

không internet

không một dòng thông tin

ta bình yên kiếm sống

vênh váo hư danh

hãnh tiến “ trong hào quang bóng tối “


ta nợ bạn bè học tài thi phận

thi bao nhiêu lần cũng rớt

học bao nhiêu cũng ra vỉa hè chanh ớt

bán dạo – chợ trời ..

lý lịch xét 3 đời

oan khuất


ta nợ  bạn ta xó chợ đầu đường

bán từng cái quần , cái áo

ta chễm chệ trên ghế ngồi giám khảo

nhét túi phong bì

những lễ hội phù hoa

dìm ta tận đáy ..


ta nợ như kẻ vô tâm

mắt mù

ta nợ những con thuyền vỡ nát

phận người chìm đáy biển sâu

ta như kẻ nợ

dù không vay

….

tháng tư hoa phượng cháy

nám cơn mưa sầm đen

ta biết ta còn nợ

những bình minh chưa lên ..

….

* tháng tư 2024 – Phú Nhuận - Gia Định thành - Sài Gòn


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 
Nguyễn Hoàng Sơn 


Kỷ niệm chuyến đi Phi Luật Tân

 

Khi xưa mình mê phim của ông Lino  Brocka, đạo diễn phi luật Tân. Xem phim ông ta thấy toàn ăn cướp xã hội đen tại Manila nên sợ sợ không dám đến xứ này. Kỳ này trên đường về ghé lại xứ này thì rất ngạc nhiên về dân tình rất dễ mến. Có phép tắc, họ không chặt chém kiểu Việt Nam hay vài xứ khác mình có dịp thăm viếng như Mễ Tây cơ, Trung Mỹ. Đi ngoài đường mình cảm thấy an toàn, không lo sợ bị móc túi như ở Paris hay các thành phố khác tại Âu châu. Da mình đen như cột nhà cháy nên dân tình tưởng mình người phi đi lao động quốc tế nên rất thân thiện, hỏi bằng tiếng Tagalog. Mình biết vài câu rồi họ nói một tràn dài là mình câm như hến. Đây là xứ mình rất thích người địa phương như tại Cao Miên và Thái Lan. Rất thân thiện.

Điểm vui nhất là ngày đầu đến Manila, thủ đô của xứ này. Trước khi đi mình dặn công ty du lịch cho người đón tại phi trường. Đắt hơn taxi hay grab nhưng cho khỏe đời, cả hà tiện một tí thì mụ vợ chửi banh xác cả ngày. Phải kéo Vali đi kêu taxi đủ trò. Thường mình đặt công ty Viator mỗi lần đi chơi ở Hải ngoại. Công ty này của Anh quốc. Họ móc nối các công ty du lịch trên thế giới, cho người ra đón tại phi trường, lấy hoa Hồng 10% nên không lo ngại vì mình dùng họ từ bên Âu châu. Tin tưởng được không sợ bị cảnh đem con bỏ chợ. Tốn tiền rồi bơ ngơ ở xứ lạ quê người với mụ vợ gầm bên cạnh.


Kỳ này mình kêu công ty du lịch phi đưa xe đón cho họ làm khỏi mất công mình đặt qua viator. Đến phi trường Aquino, mang tên ông thần bị Marcos bắn chết khi mới xuống phi trường Manila. Ông Marcos không muốn thêm một ayatollah khomeini đã xảy ra tại Ba Tư nên cho bắn. Ai ngờ họ quay được phim trực tiếp truyền hình nên ông ta phải bị Mỹ cho đi hạ uy di nghỉ mát để lại mấy ngàn đôi giày của vợ. Nay con trai ông ta từ Hoa Kỳ về làm tổng thống. 


Lấy hành lý xong đồng chí gái lọt tọt theo mình ra cửa phi trường. Người điều động chuyến đi của mình nhắn tin cho biết tài xế đang đợi ở cửa ra. Mình thấy một ông thần bận veston cầm cái bảng đề tên Ms Nguyen nên mình tưởng họ đợi mình nên bò lại chào, tự giới mình là mít tờ Nguyen. Anh chàng này nói mình đợi một tí để anh ta kêu xe. Quay đầu quay lại để xem kiến trúc phi trường hơi cũ nhưng vẫn khá hơn Nội Bài. Xe đến mình nhảy lên xe, nhìn tài xế cũng bận đồ vét khiến mình cảm thấy sang sang dù tour lấy không đắt. Tài xế ăn bận còn sang hơn nông dân.


 Cứ nhìn đồng chí gái gật đầu Uchâu Uchâu không ngờ chuyến đi này rẻ mà có tài xế sang cực đỉnh. Vừa xong MArriotts ở Nha Trang nay có loại này. Mình hỏi tài xế đi viếng thăm Manila có thể mướn một xe với tài xế riêng chở đi cả ngày được không. Tài xế kêu chuyện nhỏ, cứ nói với tiếp Tân là cần một chiếc xe, mai tôi chở đi. Tên tôi là Ariel. Nếu thương lượng xe Grab, tài xế không gắn lên mạng thì một ngày họ lấy 3,000 pesos, khoảng 50 đô cho một xe. Họ chở mình đi viếng mấy chỗ khu du lịch, lịch sử của Manila. Còn ở Palawan, mướn xe thồ một ngày, họ chở đi viếng các nơi, bãi. biển thì 1,500 pesos độ 30 đô vì có niêm giá của chính phủ hết. Xe Grab thì tư nên mình đặt họ trước thì họ không phải trả 30% tiền cho công ty Grab. Về Sàigòn cũng vậy. Nếu mình cần xe đi cả ngày, kêu và thương lượng xe Grab, chở cả ngày chạy lòng vòng cũng được.

Lần đầu tiên thấy lại dã tràng se cát biển đông 
Thuyền đánh cá của người địa phương. Mình muốn theo ông đánh cá ra khơi nhưng mụ vợ không chịu 

Co điều hợp viên của chuyến đi cho vợ chồng mình của công ty du lịch gọi qua WhatsApp. Hỏi mình đang ở đâu. Mình nói đang trên xe. Cô ta hốt hoảng kêu xe nào. Kêu có tài xế với đại diện khách sạn khiến cô ta lại hoảng tiểu. Mình có đọc tin tức thì được biết là ở phi luật Tân có màn bắt cóc du khách ngoại quốc để chuộc tiền bởi các nhóm kháng chiến hồi giáo. Thời ông tổng thống duerte, ông ta giết thả dàn đám buôn ma túy và kháng chiến hồi giáo nên nay tình hình có vẻ đỡ. Khách sạn thì an ninh rà soát trước khi vô cửa cũng như các khu thương mại. Hình như đám hồi giáo quá khích của ả rập cũng nương nấu, trốn trên mấy cái đảo tại pHi luật Tân nên ra phi trường, họ kiểm soát rất nghiêm ngặt, 3 lần như tại Thổ Nhĩ Kỳ.


Về tới khách sạn thì thất kinh vì không phải holidays inn mình đặt. Mà solaire resort chi đó lại thấy để casino. Xuống xe thì nghe cô đại diện của văn phòng du lịch gọi nhưng nữa nghe nữa ngoài vòng phủ sóng. Mình hỏi ông thần ở cửa WiFi thì hắn nhấn cạch cạch rồi mình lên sóng gọi lại. Mình kêu đang ở khách sạn solaire cô ta kêu ủa chớ không phải ông đặt khách sạn holidays inn. Mình nói đúng nhưng chả hiểu sao họ chở lại khách sạn này. Cô ta kêu chúng tôi đặt tài xế đón ông bà đang đợi ở phi trường. Mình thuộc dạng ngu lâu dốt sớm nên chả hiểu gì cả. Nhưng được ở khách sạn sang thì cứ vô tư như người hà lội. 


Đúng lúc đó tên của khách sạn đưa mình thẻ chìa khóa dẫn lên thang máy kêu lầu 6 phòng 6116. Chúc ông bà vui vẻ tại Manila, chúng tôi sẽ đem hành lý lên sau. Hai vợ chồng cứ bị cuốn theo dòng xoáy nên cứ đi theo dòng đời bèo dạt mây trôi trong khi đó bà ở công ty du lịch cứ gọi hoài. Vô phòng thì thấy trên máy truyền hình để welcome ms nguyen khiến mình đã ngu lại càng ngu thêm. Mình đoán là họ chuyển mình qua sòng bài để dụ mình chơi bài nên cho phòng miễn phí như ở las vegas. Mình mở ứng dụng của holidays inn để hủy đặt phòng để khỏi tốn tiền. 


Đồng chí gái nằm trên ghế phòng khách để cảm nhận thằng chồng nông dân, keo kiệt chơi sang cho đi ở khách sạn sang trọng. Cái buồn là bà du lịch cứ kêu réo nên mình bắt đầu định thần lại. Nhớ là khi xuống xe tại khách sạn mình có thấy trên bảng cầm tay của ông đại diện khách sạn có tên ai là Nguyễn thị thiên hương nên chợt giác ngộ cách mạng là họ lầm mình với cô này. Mình thấy ms nguyen nên nghĩ họ galant nên đề tên mụ vợ thay vì mình. Mình gọi lại bà du lịch nói chắc họ đón lộn ai cùng họ với mình. Kêu tài xế đến đón mình ở khách sạn. Kêu vợ đi lộn khách sạn. Mụ thấy khách sạn đẹp và sang nên cứ chụp hình trong khi mình bò lại tiếp Tân kêu lộn người đòi lại Vali. 

Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao khi thân thể phì ra như là con cóc, dù cho bước đi vô cùng khó nhọc nhưng ta vẫn thường hái hoa tặng nhau
Từ bờ biển không thấy khách sạn sau các hàng cây 

Cuối cùng xe đến đón hai vợ chồng về holidays inn. Xe cà rich cà tàng, bánh xe bị xì nên phải ghé lại trạm xăng bơm hơi rồi mới chạy về khách sạn. Khách sạn holidays inn ở Hoa Kỳ thuộc loại rẻ tiền nhưng ở Á châu lại 5 sao. Nhớ năm ngoái dẫn bà cụ đi Thái Lan ngụ tại khách sạn này, thức ăn ngon sang trọng lắm. 

Khi xưa mình thấy mấy cặp già đi chơi nắm tay. Mình thấy họ tình tứ nay đến phiên mình già thì mới hiểu lý do đàn ông nắm tay vợ. Để mụ vợ không chạy đi shopping. Đi ngoại quốc mụ vợ rất sợ hải. Mình lo từ a đến z nên mụ chả biết lịch Trình đi đâu. Mình gửi cho mụ lịch trình qua TripIt nhưng mụ không đọc cứ hỏi mình. Mình mà kêu đọc TripIt thì xem như bị chửi từ sáng đến chiều. Đặc biệt là khi thấy shopping là mụ không sợ lạc gì cả bỏ chạy mất dép Làm Vườn nên mình phải nắm tay mụ lại. Mụ không biết tiền nong hối đoái ra sao cứ lấy tiền mình đưa, rồi cho người này cho người kia. Kêu họ nghèo. Chán Mớ Đời 


Hôm sau bay đến đảo Palawan. Lần này rút kinh nghiệm, ra cửa phi trường là phải đọc tên Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen mới dám lên xe. Phải công nhận công ty du lịch này rất chu đáo. Họ lo từng li từng tí. Nhắn tin cho biết tài xế đứng đâu hay đã đến khách sạn đủ trò nên không ngại gì cả. Ở Ai Cập thì họ cho hướng dẫn viên đi theo lo từng li từng tí cho mình. Đây vậy quá tốt. Nếu có dịp đi lại mình sẽ dùng họ lại. 


Ở Palawan, đi lại xe thồ của họ rất vui. Phải khom người vì chỗ ngồi thấp lại nhỏ. Họ độ xe gắn máy khác với xe tuk tuk bên Kampuchia. Họ dùng chiếc xe Honda 155 phân khối rồi gắn cái dàn sắt làm chiếc xe có mùi Trần và hai chỗ ngồi. Mỗi khi chạy lên đồi thì xe gầm rú lên bò lên dốc như rùa. Mình cứ sợ xe tuột dốc. Khiến mình nhớ khi xưa, đi xe Lam ít ai dám chạy lên dốc Duy Tân tại Đà Lạt.

Xe thồ và jeepney hai loại xe giao thông phổ thông cho dân Phi tại Manila. Không được vào khu Makati. Ở mấy ngày mình thấy xe Jeepney bị hư nằm đường rất nhiều.

Bóng dừa lã lơi trên bãi cát 


Mụ vợ kêu năm nay có số lặn nước vì hồi đầu năm đi Mễ và Honduras có mướn tàu chở đi lặn. Đẹp nhưng không bằng ở phi luật Tân. Nếu trở lại mình sẽ mướn tàu riêng đi mấy đảo mình thích và có thể đậu ngoài khơi để tắm biển vui hơn. 


Cảnh tượng phong cảnh hùng vĩ đẹp, lại có hướng dẫn viên đi theo, chỉ chỗ nào bơi lặn có san hô và cá rùa, chụp hình cho mụ vợ khiến mình rảnh nhìn trời nhìn biển, thấy đời không có gì vui bằng khi vợ không sai làm cái này cái kia, chụp hình chụp ảnh. Chưa bao giờ lặn xem cá nhiều như vậy, cả ngày. Ở mấy chỗ kia khi đi du thuyền xuống thì họ cho đi lặn độ 30 phút mỗi nơi. Đây từ sáng đến chiều. Sau hai ngày thì mình bắt đầu cảm nhận mặt trời đánh lên lưng tả tơi nên không đi lặn nữa, ở khách sạn đi vòng vòng.


Hai vợ chồng đi vòng vòng, ăn mỗi ngày một ly ha lô ha lô to đùng. Cái lạ hôm nay ăn ha lô ngon nên hôm sau quay lại, thì họ kêu không có vì không mua được gia liệu để làm. Hoá ra họ làm mỗi ngày, mà khi không đủ các loại tươi thì họ không bán, sợ mất tiếng. Mình đi mấy tiệm như vậy. Thấy họ không tham tiền, sợ mang tiếng. Ngày nay với các ứng dụng du lịch, có ai lên mạng khệnh một cái là rồi đời.


Đi lặn với vợ, nói cho ngay vợ thích mình nắm tay vợ nên kỳ này mình nắm tay thay vì bơi lòng vòng xem cá một mình. đồng chí gái có vẻ vui lắm. Chiều hoàng hôn đi trên bãi biển. Cái đẹp ở đây là họ kiến thiết các khách sạn theo diện sinh thái nên giữ các cây to đùng và cây dừa, xây khu nghỉ dưỡng phía sau, chỉ có 2 tầng nên từ biển nhìn vào không thấy nhà cửa, bị che khuất bởi cây cối. Thấy đảo rất hoang sơ. Ban ngày nắng thì du khách ngồi ghế dưới các lùm cây, có bóng dừa lả lơi, thay vì dưới mấy cây dù to đùng. Nước thì rất ấm, ít sóng vì nằm trong cái vịnh nên các núi ngoài khơi chận sóng biển rất nhiều.


Ngày cuối thì đi lang thang chụp hình thay vì đi tàu nữa rồi hai vợ chồng bò vào mát xa cho qua giờ, rồi xe đón tại khách sạn đưa ra phi trường bay về Manila. Hôm sau ra phi trường sớm, lên phi cơ chào tạm biệt xứ này. Không biết có trở lại đây hay không nhưng phải công nhận đẹp. Nếu sau này mình bán cái vườn, chắc sẽ cho bà cụ và em út, cháu đến đây chơi một tuần.


Phải làm lại sổ thông hành vì còn có mấy mấy tháng mà 6 tháng trước khi hiệu lực thì sẽ không được lên máy bay. Có anh quen, mua vé cho hai vợ chồng đi chơi bên âu châu. Ra phi trường, sổ thông hành chỉ còn hiệu lực đâu 4 tháng nên họ không cho lên máy bay. Từ phi trường về bà vợ chửi banh xác. Con gái mình kêu sổ thông hành hết giấy để đóng dấu. Cả nhà phải đi làm lại sổ thông hành mới. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo dang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn