Showing posts with label Những mảnhnhớ. Show all posts
Showing posts with label Những mảnhnhớ. Show all posts

Tình yêu hay sự ích kỷ

 Đi chơi mấy xứ hồi giáo mình thấy đồng chí gái than cho phụ nữ địa phương là phải che mặt chỉ còn đôi mắt để thấy đường, thậm chí nhiều nơi cũng làm lưới che luôn cặp mắt vì có nhiều nơi, phụ nữ có cặp mắt rất đẹp như tấm ảnh nổi tiếng được đăng trên tạp chí National Geographic, đến 20 năm sau, ông phó nhòm đi tìm để chụp lại hình ảnh cô gái năm xưa.

Khi mình đọc tự truyện của ông Gandhi, có đoạn nói về người vợ như sau: “Tham vọng của tôi là làm cho nàng sống một cuộc đời trong sạch, học những gì tôi học được, và đồng hóa đời nàng, tư tưởng nàng với đời sống và tư tưởng của tôi.”“ý nghĩ ấy khiến tôi hay ghen tuông, bổn phận của nàng dễ dàng biến thành quyền của tôi ép buộc sự trung thành nơi nàng và nếu sự trung thành đã bị ép buộc, thì tôi luôn luôn tự cho mình đúng” ; “Nếu tôi có quyền cấm này, thí há nàng không có quyền tương tự đối với tôi sao? Tất cả điều này ngày nay với tôi rất rõ rệt. Nhưng thời ấy tôi phải củng cố uy quyền của một đức lang quân” , giúp mình giác ngộ cách mạng về cách hành xử với đồng chí gái và từ đó thay đổi cách nhìn về người vợ. Vấn đề là đồng chí gái không suy nghĩ như vợ ông Gandhi.

Đọc cuốn sách này mình mới hiểu lý do ông Gandhi, khi xưa hay có một bà người anh đi theo làm phụ tá thay vì người vợ. Ông ta không muốn ích kỷ, bắt bà vợ phải theo ông ta học tập về cuộc tranh đấu độc lập cho dân tộc ông ta. Sau này, mình thấy bà Penelope Faulkner (Ỷ Lan) hay đi theo ông Võ Văn Ái để tranh đấu cho quyền làm người Việt Nam như bà thư ký người Anh quốc của ông Gandhi. Hình như ông Võ Văn Ái đã qua đời tại Pháp năm nay. Thấy trên trang Quê Mẹ, nay là con trai của ông ta tiếp tục con đường của ông ta.

Có lẻ mình quen với văn hoá Việt Nam từ bé dù học trường Tây, khi học việt văn, cứ nghe “trai tài 5 thể 7 thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”,… những câu ca dao, vè này đã cấy trong đầu mình những hạt mầm gia trưởng phong kiến. Khi sang Pháp, mình bị khựng vì thấy đầm hút thuốc như cái ống khói thêm uống rượu mà ở Việt Nam, mình chưa bao giờ hiển thị, khác với hình ảnh mình được dạy dỗ về mẫu người phụ nữ đảm đang, công dung ngôn. Mình cần một thời gian dài mới hoà nhập, loại bỏ tư tưởng phản động ấy đi, giao tiếp với đầm rất được Tây hoá.

Đến khi sang Hoa Kỳ, quen mấy cô gốc Việt thì mình không biết phải xử sự ra sao? Theo Mỹ hay theo mít đến khi lấy vợ thì mới bắt đầu hiện ra những mâu thuẫn. Vợ mình có một cái nhìn thằng “Dôn” phải như thế này thế kia còn mình thì nghĩ theo kiểu Việt Nam vì lấy vợ việt nên vợ chồng hay giận lẫy đến khi mình đọc cuốn tự truyện của ông Ghandi kể về cuộc đời ông ta, nhất là trang 22. Từ đó, đời sống vợ chồng bớt căng thẳng, vui vẻ mà mấy tên bạn mình kêu là thằng sợ vợ.


Khi được nhận vào đại học USC về môn thương mại thế giới, con gái mình nhắn tin; cảm ơn bố mẹ đã không bắt nó học y khoa như bạn gốc Á châu của nó khiến mình thấy lạ. Hỏi ra thì đa số bạn bè của con mình đều được bố mẹ thúc dục học y khoa hay nha khoa, tệ lắm thì dược khoa. Nói chung đa số người Việt đều thích con mình thành một “ sĩ” thời đại.


Mình thì ngược lại, con muốn làm gì thì cứ làm vì chúng có mục đích của chúng, không nên ép buộc chúng vì khi không thích thì sẽ không làm gì hay. Học y khoa mà không thích thì sẽ nhàm chán, làm ra tiền nhưng chỉ biết nuôi bệnh nhân kiếm tiền thay vì lao đầu vào nghiên cứu khoa học để cứu trị bệnh nhân. Chúng ta sẽ vô tình làm mất đi một thiên tài vì người Mỹ dạy con cái mình ở học đường; hãy đeo đuổi giấc mơ của bạn. Cũng có thể vì chúng ta có những mộng ước nhưng không có khả năng thực hiện được nên mượn con cái thực hiện dùm mình.

Mấy năm về trước, có một sinh viên giết mẹ anh ta vì bà ta cứ ép buộc anh ta theo học y khoa. Mình nghe kể có một anh kia đậu y khoa xong thì đưa cái bằng y sĩ cho bố mẹ rồi đi làm về ngành công nghệ mà anh ta yêu thích. Tốn tiền bạc học hành trong vòng 3, 5 năm. Có một gia đình quen, cấm cản cô con gái học về Mỹ thuật, bắt học y khoa nhưng cô con gái thuộc loại phản động nên nhất quyết học ngành mình yêu thích, không cần đến sự trợ giúp của cha mẹ, nay bà mẹ kêu không ngờ lương về Mỹ thuật cũng hơn ngành y khoa. Hôm ở Boston, có anh bạn kể cô con gái học Harvard mới 24 tuổi được Google trả $300,000/ năm.

Mình quen nhiều triệu Phú Mỹ mà người ta gọi “millionaire next door”, ra đường họ ăn bận bình thường, đi xe bình thường nhưng họ lại mua mấy trăm mẫu đất trên núi rồi tặng cho hội Lions quốc tế để cho con nít nhà nghèo lên đó chơi, nghỉ hè hay trượt tuyết. Họ không cần bận đồ xịn, đi xe láng cóng để tạo ra hình dáng thành đạt.


Vấn đề là cha mẹ thường lầm lẫn về tình thương. Họ cho rằng ép buộc con mình học theo ngành y khoa, nha khoa,…làm theo những gì mình nghĩ là tốt thì đó mới là yêu thương. Trong buổi lễ trao giải thưởng cho nữ sinh được bầu làm hoàng hậu của niên học, con gái mình được bầu làm ”Công Chúa” cùng 4 nữ sinh khác, nhờ học tập, sinh hoạt ở trường, không phải kiểu thi hoa hậu, vì mấy cô rất to béo. Có hai vợ chồng gốc việt, có con gái học chung lớp với con mình và rất giỏi, đoạt huy chương, bằng khen về Science Fair. Mình chỉ mong con mình học được 1/2 con gái ông ta là mừng, đây ông ta lên tiếng chửi con gái ngu vì muốn theo học khoa học thay vì y khoa. Ông ta viện lý do là làm kỹ sư như ông ta thì về già sẽ bị sa thải. Mình không biết ông ta ngu sinh ra con gái ngu, đứng đầu trường khi tốt nghiệp trung học. Cô con gái thấp thấp người, béo béo vì ăn quá, không chơi thể thao trong khi con gái mình thì mỗi ngày đều bơi 2 tiếng đồng hồ. Khi xưa, nếu biết mình sẽ trở lại làm nghề nông dân thì khỏi đi học, mất công tốn thời gian.


Hồi nhỏ, nghe người lớn kêu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, mỗi lần có khách đến nhà vì tính hay hóng chuyện người lớn của mình, lâu lâu mình nghe cái gì không ổn thì hỏi là bị chửi, mi ăn cơm hớt hay răng, thậm chí bị ăn tát khi đặt những câu hỏi mà người lớn không trả lời được.


Ông cụ mình gốc Sơn Tây nên có dạo ông Nguyễn Cao kỳ lên làm thủ tướng hay chi đó, ông cụ nổi hứng kêu là NCK khi xưa học chung với cụ. Mình cảm thấy hãnh diện vì có bố là bạn học của ông chủ tịch ủy  ban hành pháp trung ương, thấy ngoài khu Hoà Bình, có treo biểu ngữ, chính phủ Nguyễn Cao Kỳ là chính phủ của người dân,…


Ra chợ, mình ghé hàng bà Phúng, tiệm Hiệp Thạnh, đường Duy Tân, khoe là bố cháu là bạn học ông Kỳ. Bà Phúng nói, mi về kêu ba mi nói Nguyễn Cao Kỳ cho bạn học cũ một tạ gạo. Thấy có lý, mình về nhà nói ông cụ, bị ông cụ tán cho mấy bạt tai nhớ đời. Từ đó hết dám khoe Nguyễn Cao kỳ là bạn học bố tao. Lớn lên mình nhất quyết sẽ không bao giờ thấy người sang bắt quàng làm họ.

Văn hoá việt với tư duy cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, phát khởi từ văn hoá tre làng, bị ảnh hưởng của nho giáo. Lý do là khi xưa, khái niệm là một người làm quan cả họ được nhờ, tương tự một người làm phản, cả họ bị tru di Tam tộc. Do đó người trưởng gia đình, trưởng tộc cần phải chăm sóc và bắt buộc con cháu nghe lời mình vì lạng quạng cả họ bị tru di Tam tộc như trường hợp Nguyễn Trãi hay Cao Bá Quát. Mình có quen một bác, là người con trai duy nhất của dòng họ sống sót nhờ có người che chở, đổi tên họ nuôi ở xa mới thoát cảnh bị tru di Tam tộc.


Với những quyền huynh thế phụ đủ trò, đưa đến sự áp đặt quan niệm hạnh phúc, là lý do chính đáng cho sự cường quyền trong gia đình. Mình về quê, gặp mấy ông chú họ, kêu bố mày mất, bọn tao thay thế bố mày để dạy mày,… nghe đến đây là chim dế mình bổng biến mất, mặt xanh như đít nhái. Bỏ chạy khỏi làng như ông cụ mình khi xưa bị du kích bao vây nhà để giết vì không theo họ.


Cha mẹ người Việt kêu là yêu thương con cái nên bắt chúng nghe lời, học y khoa, nha khoa,.., giúp họ tự trấn an mình, mình làm vậy vì yêu thương thật lòng như câu tục ngữ khi xưa học “thương cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho Bùi”. Ngày xưa, mình bị ông cụ khệnh lên khệnh xuống rồi được nghe câu này, khiến mình chỉ mong ông cụ ghét mình thôi.


Cha mẹ ép buộc con cái theo ý nguyện của mình không được thì phang ngay là “Đồ con bất Hiếu”, thiếu đạo Đức cách mạng, theo bạn xấu. Như ông Gandhi tự thuật, tự hỏi lòng yêu thương vợ hay lòng ích kỷ. Có lẻ những cha mẹ khi xưa vì thời cuộc hay khả năng không học được y khoa,..nên ngày nay bao nhiêu mộng ước của họ đều trút lên đầu con cái của mình, để con họ thực hiện dùm cho mình.

Dạo trước, mỗi lần đi đâu vợ chồng hay cãi nhau. Lý do là mình cứ thấy bộ đồ nào gần nhất trong tủ áo là lấy bận trong khi vợ mình thì có hình ảnh hai vợ chồng bận áo quần cho hợp màu mè. Cuối cùng là mụ vợ ủi quần áo sẵn cho mình, mình về là cứ bận vào cho hợp ý mụ vợ. Tư duy mình là tư duy nông dân nên rất bình dị, chả cần bận áo quần gì cho sang. Có bộ đồ vía, mua từ khi sang Hoa Kỳ đến giờ, 38 năm vẫn bận đi ăn tiệc, có chết thằng Tây nào đâu. Nông dân thì bận đồ smoking, tuxedo vẫn không dấu được cái cốt bần cố nông. 


Từ từ mình bớt ích kỷ nữa, cứ bận áo quần mà vợ thích cho khoẻ, khỏi tranh cãi nhức đầu. Trong vũ trụ, đời sống thường nhật, chúng ta tương tác với nhiều người, đi với bụt bận áo cà sa, đi với ma bận áo giấy nên cứ bận áo quần mà mụ vợ thích là khoẻ.


Vợ mình thuộc loại hoa khôi của Trưng Vương một thời, xúi quẩy lấy một tên da đen, xấu trai, bần cố nông nên khi ra đường như hai thái cực lưỡng nghi. Do đó nhiều khi mình cần lên đồ do vợ muốn để vợ mình bớt xấu hổ với bạn bè, lấy thằng xấu giai lại đen. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cứu mạng người khi leo núi

 Năm nay mình có ghi danh leo núi Whitney lại vào tháng 7 vừa qua nhưng tuyết còn nhiều nên mình trốn, hy vọng lần sau vì thấy không cần thiết, phải thử thách gì cả. Đầu năm nay, mưa rất nhiều nên có đến 18 bộ anh tuyết trên khu vực này nên đến mùa hè vẫn chưa tan phân nữa. Tháng 8 mà người ta còn đi trượt tuyết. Cuối tuần rồi bão ở Cali nên chắc nay tuyết phủ ngập lại. 

Muốn lên thì phải có sức mạnh và giỏi đi giày Đinh, cầm búa leo lên rồi xuống thì dễ vì có thể trượt tuyết xuống nhanh hơn. Hàng ngày mình theo dõi tin tức của mấy nhóm leo đỉnh núi Whitney, thấy họ nói về thời tiết và nhiều người chết hay kiểm lâm viên phải đi cứu mấy người tìm cách lên đỉnh núi. Họ tha thiết kêu gọi là nếu không có khả năng leo núi với tuyết phủ ngập thì không nên lấy tính mạng mình để đổi lấy những điều cần thiết.

Có dạo mình đọc một tường trình của một cô chuyên leo núi tên Pam Bales, cứu kịp thời một người leo núi khác khi trời bắt đầu đổ tuyết ở vùng New Hampshire trên đỉnh núi Washington. Cô Pamela này thích leo núi, dã ngoại nên khá rành về thời tiết bất thường khi leo núi.

Tháng 10 năm 2010, cô ta dự định leo núi theo đường mòn Jewell của núi Washington, đã phủ đầy tuyết. Cô ta chuẩn bị kỹ lưỡng cho trường hợp khẩn cấp vì các chuyến đi một mình rất nguy hiểm. Đỉnh núi thì không cao lắm nhưng trời vào mùa này lại có tuyết nên cẩn thận, không nên coi thường.


Cô ta để lại bản đồ với chi tiết trên cửa kính xe để lỡ có chuyện gì thì người ta biết cô ta đi đâu để có thể tổ chức đi cứu hộ. Cái này mình không biết nên không làm. Lần sau leo núi, mình sẽ để lại tờ giấy nói mình đi đường mòn nào. Nhớ có lần mình leo lên đỉnh Baldy nhưng thay vì đi lên từ bãi đậu xe, mình đi theo đường mòn từ cái làng, lên cao hơn 5,000-6000 cao bộ , mất 14 tiếng đi lên và xuống. Mình chỉ gặp có một người vì khó nên ít ai đi đường mòn này lên đỉnh. Hôm đó tối mà điện thoại không gọi được. Mình có máy định vị có thể liên lạc qua vệ tinh, dành cho trường hợp khẩn cấp vì vào vườn chỉ có một mình nhưng tốt nhất là bắt chước bà này viết tờ giấy để nơi xe để lỡ có chuyện gì người ta có thể biết, đi kiếm được.

Cô ta dự định leo lên và đi xuống 6 tiếng, đi từ phía nam lên rồi đi vòng xuống. Cô ta lên đường, bận áo nhẹ vì thời tiết tốt. Cô ta vui vẻ hát vang trời trong thiên nhiên. Rồi 1 thời gian sau, thời tiết bắt đầu thay đổi, tuyết bắt đầu rơi, gió 50 dậm một giờ, mặt trời bổng biến mất, mờ mờ ảo ảo. Cô ta bận thêm áo ấm vào. Quay lại đi xuống núi thay vì tiếp tục đi lên. Bổng nhiên cô ta thấy những dấu chân trên tuyết. Ở đây thì có nhiều người leo núi nên không để ý lắm nhưng cô ta nhận ra là dấu giày bata. Thường người ta lên núi, phải mang giày leo núi đây lại giày bata nên hơi ngạc nhiên. Cô ta chửi thề kêu ai mà ngu, leo núi lại mang giày bata trong thời tiết có tuyết như vậy. Hôm trước, mình đi leo núi Yosemite với mấy người bạn, có một cặp leo núi lần đầu tiên, không biết gì cả, không chuẩn bị gì cả, không gậy, không nước, lại bị vọt bẻ.


Gió vẫn thổi mạnh khiến cô ta phải chống cự, đi xuống núi chậm chậm. Bổng cô ta thấy dấu giày thay đổi hướng, thay vì đi xuống bãi đậu xe, đây lại đi lộn xộn chỗ khác, Great Gulf Wilderness, được xem là đường mòn khó nhất của ngọn núi này (xem bản đồ). Tuyết rơi làm mờ và gió lạnh càng ngày càng lên cao, cô ta tính đi cho lẹ xuống bãi đậu xe để về nhà sưởi ấm trước lò sưởi.

Dấu giầy bata đi ra khỏi đường mòn như đi tìm chỗ ẩn nấu.


Cô ta biết bóng tối sẽ bao trùm trong vài tiếng đồng hồ nữa, muốn khỏi bị lộn xộn thì chỉ đi xuống cho nhanh đến bãi đậu xe nhưng không hiểu lý do gì, khiến cô ta muốn đi tìm người đi lạc kia. Cô ta bắt đầu gọi để xem có ai trả lời hay không nhưng với tiếng gió trên 50 dậm một giờ thêm cái lạnh xem như vô vọng.


Cuối cùng cô ta gặp một người đàn ông nằm sóng soài trên tuyết, mang đôi giày bata không nhúc nhích, đôi mắt của ông ta, lờ đờ nhìn từ từ theo dõi cô ta. Cô ta hỏi người đàn ông nhưng ông ta không trả lời, mặt ông ta bắt đầu tái chín nạm như bê thui.

Gió bắt đầu thổi mạnh, lạnh buốt. Cô ta suy nghĩ có nên bỏ mặt ông ta ở đây, để tự cứu mạng mình, đi xuống núi cho nhanh nhưng có tiếng gọi nào, bảo cô ta phải cứu người đàn ông này.


Cô ta nắm bàn tay của ông ta và dùng mấy loại làm nóng người khi lên núi cao tuyết lạnh. Cái này mình có đem theo khi đi Antarctica, Nam Cực. Mùa đông, thiên hạ hay xem banh bầu dục ngoài trời, lạnh. Để sưởi ấm họ mua mấy loại này, bỏ vào găng tay hay giày để sưởi ấm trong vài tiếng đồng hồ. Không có là có thể bị cóng tay cóng chân là phải cưa. Rồi lấy áo và vớ mang theo để trùm lên người đàn ông. Cô ta bỏ túi ngủ dưới lưng người đàn ông để giá lạnh ngưng thấm vào người, rồi lấy thêm heat packs bỏ vào người ông ta. Cuối cùng người đàn ông tĩnh lại và cho biết ông ta cũng muốn đi theo đường mòn lên núi. Ông ta đi hoài nhưng rồi không hiểu tại sao lại lạc đường. Cô ta kêu không phải thời gian để nói chuyện, kéo ông ta đứng dậy rồi dìu ông ta xuống núi. Vừa đi vừa hát để giúp ông ta tỉnh táo, không chìm vào Coma lại.


Cô ta mất 4 tiếng để leo lên, nay phải mất 6 tiếng để đi xuống núi. Cuối cùng đến bãi đậu xe, mở máy để sưởi chạy hết độ giúp sưởi ấm ông ta. Cuối cùng ông ta lái xe đi mất tiêu. Không một lời giả từ hay nói tên họ.

Đâu 1 tháng sau, bà Pam nhận được một lá thư qua hội người leo núi địa phương, như sau:

"I became very embarrassed later on and never really thanked her properly. If she is an example of your organization, you must be the best group around. Please accept this small offer of appreciation for her effort to save me way beyond the limits of safety. NO did not seem to be in her mind." 


Ông ta cho biết ông ta bị trầm cảm, hôm ấy ông ta cố tình đi lên núi, xa đường mòn để tự kết liễu đời ông trên núi nhưng bà Pam đã, không quản ngại sự đe doạ của thời tiết, bất chấp sự an nguy của mình để cứu ông ta. Qua hành động của bà ta khiến ông ta giác ngộ trên đời này còn có nhiều người đáng được tin cậy, tìm cách cứu chữa bệnh tình của mình và tin vào con người nhiều hơn.

Sơn đen trên đỉnh Kilimanjaro 


Mình theo dõi các nhóm leo núi, thấy có đâu 3 người chết từ đầu năm nay khi leo lên đỉnh Whitney, còn người bị té hay gặp tai nạn thì vô số, các kiểm lâm viên than trời, kêu gọi những ai có giấy phép, suy nghĩ lại vì năm nay thời tiết rất khác mọi năm khiến lên núi khá châm. Nhiều khi đi những nơi có rất nhiều người nên có người thích đi một mình nhưng rất nguy hiểm. Đừng ỷ y vào sức mình vì biết đâu, gặp ngày xui, sức khỏe bị lộn xộn, có thể bị đột quỵ hay gì đó. Nên đi với bạn đồng hành cho chắc ăn vì trên núi khó di chuyển nhất là cứu hộ. Mình leo núi Yosemite lần đầu bị ngã, gãy chân, phải lết từ trên đỉnh xuống dưới mất gần 7 tiếng đồng hồ.

Nhóm leo núi Whitney gửi tấm ảnh này. Ai leo lên chắc mệt, cởi Balô rồi mất tiêu.


Leo núi điều quan trọng nhất không phải đến đỉnh mà trở về bình an.

Chiếc lá = nụ hôn bên đường.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Nụ cười của Mẹ

Hôm qua, trên vườn về thì được tin nhắn cô em, cho biết mới xuống phi trường Hà Nội với bà cụ. Cô em Viber để nói chuyện khi về đến quê. Khi xưa là phủ Quốc Oai, Sơn Tây mà ông Quang Dũng có nói đến qua bài thơ Mắt người Sơn Tây, nay họ cho nhập vào Hà Nội. Bây giờ phải nói quê mình là Hà Nội. Mất đi hình ảnh quê nội của mình từ bé khi nghe kể về quê nội. Chán Mớ Đời 


U châu đẹp quá con ơi ! Bà cụ mình khen căn nhà thờ tổ mới được trùng tu lại. Nhìn nụ cười của mẹ, quên cái mệt đi xa, cảm thấy ấm lòng. Mấy tháng nay, cô em một thân một mình lo xây lại nhà thờ tổ ở quê theo di nguyện của ông cụ. Mấy năm trước, mình về Đà Lạt, ông cụ làm di chúc có ngỏ ý muốn sau này con cháu ráng làm lại nhà thờ tổ. Đời bố, xa quê năm lên 18, bị tù đầy cải tạo 15 năm nên không còn sức để thực hiện.


Trong lần về Việt Nam, đi Sơn Đoòng, mình tranh thủ bay ra Hà Nội vài tiếng, gặp người thầu khoán, người em họ ở quê.



Cô em là truyền nhân của mẹ mình, biết thu xếp, xử lý mọi việc ở quê bên gia đình ông cụ rất hay. Trả lương cho cô em họ bồi dưỡng nhân công, nước nôi. Lâu lâu cô em đột xuất bay ra Hà Nội để xem thợ đang thi công giúp công trình không bị chậm trễ, đúng hẹn.


Cô em không nói với mẹ mình, chỉ muốn làm sự bất ngờ. Sáng ra, kêu đi Hà Nội mà mẹ hay hỏi mình, cho mẹ ra quê một chuyến. Vấn đề là nhà thờ tổ bị mục nát, cần sửa lại, trùng tu. Quê chồng nhưng mẹ mình vẫn lo lắng như quê của mẹ. Xây dựng lại nhà thờ tổ bên chồng, đối với mẹ là một trọng trách. Thật ra thì mấy ông chú họ có gọi điện thoại vào Đà Lạt báo cho mẹ mình nên bà cụ nóng lòng.


Có dịp mình sẽ hỏi mẹ mình, lý do lo cho bên chồng, nhà thờ vì bổn phận của người vợ truyền thống hay vì tình yêu dành cho bố. Khi ông cụ còn ở trong trại cải tạo, bà cụ, một thân một mình về quê, chăm sóc ông bà nội, đưa tiền để trả nợ, lấy đất gia đình về. Nghe kể mấy bà cô ruột kêu đợi con miền Nam ra đây, bà cho một trận. Hóa ra ông cụ mình đã có vợ theo luật tảo hôn trước khi vào nam. Khi xưa, không có tiền, bà nội có mượn hàng xóm mấy thúng thóc, cầm 1 lô đất. Hứa là khi trả lại tiền thì trả lại đất. Hai bà cô của mình nghe tiền, đến nhà lấy của bà nội nên nay xem như mất trắng đất cho hàng xóm. Hàng xóm nghe tin cô em xây nhà nên họ xây trước, nay hết đòi.

Nhà thờ tổ trước khi trùng tu. Trước kia còn te tua hơn nữa vì không có cửa sổ hay cửa để đóng lại.

Năm 1994, mình về Hà Nội lần đầu, có chạy về quê thì thất kinh. Nhà ông bà nội mình không có cửa sổ hay cửa. Chỉ có hai tấm phên, tối đóng lại ngủ. Nhà tranh vách đất mà họ tôn ông bà nội mình lên hàng phú nông để đấu tố. May sao họ giết đủ số nên tha mạng. Ngay con nuôi được đem về nuôi vào năm Ất Dậu, cũng đấu tố ông bà nội mình.


Cuộc đời ông cụ mình tương tự như bài ca “người anh Vĩnh Bình” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nên khi về quê, mình đứng xem hướng, hàng rào mà đêm hôm ấy, du kích bao vây nhà ông bà nội mình để bắt giết ông cụ, lý do là không theo Việt mInh. Ông cụ mình nhảy qua rào, chạy về Hà Nội rồi vào nam. Sau 75, họ vào nam và nhốt ông cụ 15 năm ở trại cải tạo.

……

Đêm nghe bơ vơ, tiếng súng xa đưa lại

Bên trong im hơi, cây nến xiêu mờ cháy

Tôi đang thiu thiu, nghe tiếng chân ai chạy

Xô mạnh cánh cửa lớn, tiếng người ngã ầm xuống.


Qua khe phên thưa, tôi thấy anh giữa nhà

Tay cong sau lưng, quỳ trước dăm người nữa

"Tên lưu manh kia, kêu hết cha mẹ già

Ra mà lấy đầu mi, chết vì chống chúng ta".


Mã tấu chớp loáng, anh rướn lên gục người

Máu bắn xuống dưới và tưới lên mặt tôi

Bên trong lao ra, chị thét lên rụng rời

Ngã chúi, hồn chới với.


Đêm bao âm u, trên vách hiu hiu mờ

Bên thây anh tôi, Mẹ ngất không dậy nữa

Con chơi ngây thơ, xoa tóc cha tung xoà

"Bố ơi, bố dậy bố bố ơi, má con kìa".


Trong balô anh, tôi thấy bao nhiêu quà

Đôi xăng-đan xinh, đôi guốc cao đẹp quá

Hai đôi bông tai anh tính mua cho mẹ

Tôi tìm trong một góc, có tờ giấy mờ chữ.

Run run đôi tay, tôi bóc xem tháng ngày

Thư anh xa xưa định viết cho vợ đấy

Riêng câu sau đây, theo ám tôi suốt ngày

"Mong được thấy đàn bé, sống hạnh phúc lâu dài. 


Đời thanh niên có nhiều ước mơ nhưng ông cụ không may theo bên thua cuộc, bị tù đầy 15 năm. Cô em và mình tính làm lại nhà thì covid xảy ra nên không làm gì được cả. Năm nay thấy nơi nới nên hai anh em xúc tiến thực hiện điều ông cụ muốn trước khi mất.


Khi xưa, mình có gửi tiền cho bà cụ làm lại nhà nhưng đã qua gần 30 năm nên xuống cấp. Đòn mái nhà bị mối ăn. Bà cụ có đóng góp xây cái cổng đình nên sau đó mới xin được đất để cải táng mồ mã ông bà về nghĩa trang của thôn. Mình ra đình, cứ tưởng tượng, nơi ông bà nội bị đem ra đây đấu tố. Về quê, mình nói muốn đi thăm mộ ông bà thì ai nấy lắc đầu, kêu ra ruộng giờ này mệt lắm. Hoá ra họ chôn thân nhân ở trong ruộng của họ. Sau này, bà cụ mua đất dời mộ ông bà về nghĩa trang của làng, để mỗi lần con cháu về quê, có thể thắp nén hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên.


Khi về quê nội lần đầu tiên cũng như ngày nay, mình có cảm xúc rất lạ kỳ như một con chim lạc đàn bay tận trời âu, trời mỹ. Quê nội chỉ được nghe qua lời kể của ông cụ, hay qua những bài thơ về Sông Đuống của Hoàng Cầm, hay thơ của ông Quang Dũng. Quê nội chỉ biết qua văn chương, lời kể của cha. Khi ghé thăm chùa Thầy, nghe lòng mình say say, tự nhủ quê nội tôi đây, quê nội tôi đây. Nhà nay được trùng tu nên chắc mình về thăm nhiều hơn và ở lại lâu hơn, chỉ tội là 5 giờ sáng cái loa phường hét bên tai. Nhớ lần đầu tiên ngủ ở quê. Sáng 5 giờ sáng cái lo phường oang oang gội tên các người trong làng đã chết tại điện biên phủ. Kinh Mình thích không khí ở quê hơn là Đà Lạt, nhất là ngày nay Đà Lạt bị nát tan như tương ớt.


Nay bà cụ về thăm quê chồng, thấy nhà cửa xây xong thì rất mừng. Nói chuyện rất vui, hỏi có mệt không thì nói không. Có nóng không nói không trong khi cô em la làng nóng thấy bà cố. Mẹ cười hoài kêu không mệt. Thấy dễ thương, làm được di nguyện của ông cụ là mẹ mừng.


Thế hệ bà cụ mình còn giữ trách nhiệm lo bên gia đình chồng, nay thì dâu rể gì chả để ý, ngay cúng giỗ hàng năm còn không thèm đến nói chi nhà tổ, nhà thờ tự.


Người Việt mình về mặt tâm linh, thờ cúng ông bà khá quan trọng. Nay ở Hải ngoại, con cháu chả để ý, cứ muốn bán nhà cửa ông bà để chia nhau, xem như xoá cội nguồn, cội rễ và anh em từ bỏ nhau vì tham, đòi nhiều hơn. 


Ông Lý Thừa Vãn, tổng thống Nam Hàn, hậu duệ của họ Lý Công Uẩn, sợ Trần Thủ Độ chu di tam tộc, chạy đến xứ Cao Ly rồi cũng trở về thăm quê cha đất tổ. Nếu bán đi, sau này con cháu tìm về thì sao. Người Mỹ mình quen, hay đi về Ái Nhỉ Lan để xem cái làng của ông tổ họ khi xưa, người Ý Đại Lợi cũng vậy. Nhớ có lần mình ghé một làng nhỏ ở Ý Đại Lợi mang tên Pretare, gần Roma, thấy người Mỹ gốc Ý gửi con cháu về đây vào mùa hè.


Mình có xem một phim mỹ kể một anh thanh niên, theo di nguyện, cũng như tò mò về xứ Ukraine đi tìm cái làng của ông nội mình, mới khám phá ra cuộc giết người tập thể, hiểu về lịch sử của dòng họ. Có lẻ còn trẻ chúng ta không nghĩ đến những các thế hệ sau sẽ trách móc chúng ta, chỉ vì tham chút tiền chia chát với nhau mà huỷ đi di sản văn hoá của gia đình. Chưa nói đến anh em xào xáo nhau vì chút tiền bán nhà thờ tự.


Nhà được trùng tu lại, làm một tầng, đủ cho mình về ở. Xong om

Cô em cho biết là có mời họ hàng chiều sang chơi, đặt mấy mâm để mời họ hàng ăn uống cho bà cụ vui.

Làng mình có phong tục lạ lắm. Chả biết ngày lễ gì hay lâu lâu hứng lên muốn ăn nhậu là họ hàng gọi bà cụ mình để báo tin rồi họ làm heo ăn uống, kêu bà cụ trả tiền. Nay cô em quản lý tài chánh, kêu không nên họ hàng hết gọi vào kêu gửi tiền để họ làm cổ ăn chi đó. Chán Mớ Đời 


Mấy ông chú họ hỏi mình có sợ vợ không. Mình nói có chớ, ai trên đời mà không sợ vợ không sợ vợ thì sợ ai. Mấy ông chú cho biết làng mình nổi tiếng vùng Sơn Tây là làng Sợ VỢ. Hoá ra cơ bản sợ vợ của mình là từ làng này. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Bồn nước Chợ Mới Đàlạt xưa



Nhìn mấy tấm ảnh này khiến mình nhớ đến khi xưa, dạo còn bé, cũng vào tháng chạp, nghe người lớn kêu là mùa cưới nên nhà nào có đám cưới, ra chợ mướn chén bát của bà cụ để đãi tiệc cưới ở nhà. Dạo ấy ít ai làm đám cưới tại nhà hàng như ngày nay. Họ tổ chức đám cưới, có họ hàng bạn bè đến nấu dùm tại nhà. Bà cụ cho mướn 20% giá vốn, sau đó rửa rồi gói lại để bán cho thiên hạ đâu ai biết. Nếu có xức mẻ gì thì người mướn đền tiền. Xong om

Sau đó, cô dâu chú rể bận đi hưởng tuần trăng mật nên không chịu rửa chén bát nên mình và cô em kế phải thầu công việc này. Thông thường, họ đem chén đĩa trả kiểu bỏ trong mấy cái thùng to tướng hay cần xé, để nơi gần bồn nước. Trước nhất là phải lấy đồ ăn bỏ thùng rác, rồi ngâm xà phòng rồi hai anh em rửa mệt thở. Người rửa người tráng nước sạch, để ráo nước rồi lấy giấy báo xếp lên bát đĩa, lấy dây lạt buộc lại để bán Tết và được bà cụ trả công cho 2 đồng, mua kẹo. Họ trả bà cụ khá bộn để rửa nhưng bà cụ chỉ đưa hai anh em 2 đồng. Chán Mớ Đời

Hình #1 chợ mới xây nên dãy phố tiệm hai bên đường chưa được xây cất

Hình này cho thấy hai cầu thang của chợ Mới. Mỗi cầu thang có một bồn nước. Phía tay phải là cạnh hàng của bà cụ mình. Còn cầu thang bên tay trái, ngay khu Chợ Cá nên khá hôi vì người ta rửa cá tôm, cạo vãy cá,... phía bên kia chợ, hình như cũng có một bồn nước, chỗ chợ rau. Mình ít khi ra phía đó nên không nhớ rõ. 55 năm rồi còn gì.

Đặc biệt là bồn nước lúc nào cũng đầy vì vòi nước bị hư từ thời Bảo đại nhưng thành phố không cho ai thay cái mới. Mỗi ngày cả trăm người đến mở vòi rồi tắt thì chỉ trong vòng 1 tháng là mòn. Nước chảy đầy bồn rồi lan ra ngoài nên khu vực này nước va bùn hơi nhiều. Xem hình thì nhớ bồn nước có hình Ellipse với chiều dài độ 3-4 thước và được trang bị hai cái vòi hai bên.

Ta thấy chiếc cầu bằng bê tông do kiến trúc sư thiết kế, nối khu Hoà BÌnh vào lầu 2 Chợ Mới. Dưới cái cầu, có cái đồn cảnh sát, khá đặc thù, hiện đại cho kiến trúc thời đó, treo tòn ten, có cửa sổ kính 4 bề, nối với cái cầu thang nhỏ đi lên.

Trước đồn cảnh sát, có 4 cái nhà dù là quán hàng ăn và bán đồ. Cứ mỗi cái dù như vậy che 4 quán hàng ăn hay quán bán. Căn thứ nhất, cạnh bên bồn nước (cầu thang) thì có cái kho hàng của bà cụ mình vì hàng của bà cụ nằm ngày đó dưới tấm Dalle bê tông, kế bên là hàng hủ tiếu của chú thím Lìn, người Tàu sau này chạy sang mỹ. Quán phía trước, ngay đường là hàng thiết, nơi ông Thạc, thợ thiếc làm mấy bình tưới nước cho nhà vườn Đàlạt.

Mình hay ra ngồi xem ông ta làm mấy cái này. Ông ta có cái kéo to đùng để cắt thiếc. Dạo ấy mình thấy ông ta cứ vẽ méo méo không giống vòng tròn nên thấy lạ. Sau này học hình học mới hiểu. Ông ta có cái lò như cây súng. Mỗi lần sắp gò hàn thì ông ta bật lên nghe lửa xèo xèo, để làm nóng cái đồ hàn. Sau đó ông ta lấy cuộn dây chì rồi cứ để lên chỗ nào muốn hàn thì chạm dây chì xuống rồi châm cái đồ hàn nóng đầu lên thế là chì bị chảy, hàn hai miếng nhôm thiếc lại. Hàn kiểu này khác với những người Hàn đồ sắt, phải đeo cái đồ che mặt để tránh ánh sáng, chói mắt.

Khách hàng của ông thợ hàn là những nhà làm vườn ở Đàlạt, mấy thùng gánh tưới nước bằng nhôm hay thiếc như hình trên. (Minh hoạ)


Hình này thấy cái súng nhưng chắc sau này vì xưa kia cũng chạy bằng ga nhưng khác một tị. Đại khái quang cảnh ngày xưa cũng tương tự như tấm ảnh này. (Minh hoạ)


Hình này chụp chỗ phía sau tiệm chụp hình Hồng Châu, thấy cái cầu mới được xây xong, nối khu Hoà BÌnh và lầu trên của CHợ Mới. Xa xa thấy cái cầu thang chợ đi lên đường Lê Đại HÀnh, lúc này khu vũ trường La Tulipe Rouge và dãy nhà mà mình kể trên chưa được xây cất.


Ảnh này chụp nơi đầu cầu thang từ khu Hoà BÌnh đi xuống chợ Mới. Dãy nhà 2 tầng bên hông chợ mới đã được xây, nhìn bên phải có nhà ông bà Nguyễn Văn Ngạch, bố mẹ của dì Huê, bán hàng cạnh hàng mẹ mình. Hình như họ bán gạo thì phải và chén bát nữa.

Bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, rể của ông bà Võ Quang Tiềm, mẹ mình gọi là Dượng Dì. Cho thấy chiếc cầu có một bên được thiết kế xéo. Mình có gặp Dượng Thụ trước khi đi Tây, có lẻ vì vậy học kiến trúc, sau này về có gặp lại dượng ở Sàigòn trước khi dượng qua đời.

Nếu nhìn kỷ thì cầu phía bên phải không thẳng mà có góc độ xéo giúp người ta không bị choáng ngợp khi vào chợ. Âu châu hay làm kiểu này nhất là ở Ý Đại Lợi, khôi nguyên giải La MÃ, Ngô Viết Thụ từng sinh sống tại La MÃ 3 năm sau khi đoạt giải này nên rất bị ảnh hưởng của thiết kế dô thị của Ý Đại Lợi. Cái cầu thang to lớn lên từ chợ dưới, ngay vũ trường La Tulipe, theo mình rất bị ảnh hưởng của cầu thang chỗ công trường Piazza Espagna ở LA MÃ.


HÌnh này chụp ngay cầu thang vào chợ Mới trên lầu, nhìn xuống thấy dãy nhà bên trái do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và bên phải là những nhà dù che các hàng quán ăn. Tết người ta không cho xe chạy vào khu vực này và để người dân buôn bán Chợ Tết ngoài đường.


Hình này cho thấy CHợ Mới và xung quanh được xây xong. 2 dãy nhà bên hông chợ, vũ trường La Tulipe và khách sạn Mộng Đẹp. Ông chủ của khách sạn xây thêm một tầng quá quy định, khiến mất quang cảnh nhìn từ Khu Hoà Bình xuống hồ Xuân Hương.


hình này chụp chỗ cầu thang trên lầu, bên tay phải là tiệm chụp hình Hồng Châu. Thấy dân tình ngồi bán lậu. Mình về Đàlạt, thấy dân vẫn tiếp tục bán ở , lâu lâu họ ôm đồ bỏ chạy khi công an đi tuần. Hình này theo mình là trước năm 1975, vì mấy bà đi chợ vẫn bận áo dài.


Hình cho thấy hình ảnh chợ Mới vào năm 1963 vì thấy cầu thang lên đường Lê Đại Hành nhưng chưa thấy vũ trường La Tulipe được xây dựng hay khu dãy nhà bên hông chợ mới.


Hình này cho thấy vũ trường La Tulipe được xây và dãy nhà bên hông chợ đã được xây cất. Căn đầu là tiệm Lộc Sơn, căn thứ 2 là tiệm Bình Lợi của cô BA Chỉ, bên cạnh là nhà của ông bà Nguyễn VĂn Ngạch.

Hình này cũng chụp gần gần góc hình #1 trên như sau này vì có dãy nhà 2 tầng thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ bên tay trái. Căn đầu tiên bên tay trái là tiệm Lộc Sơn, nhà của Võ Ngọc Sơn, học chung với mình khi xưa ở Yersin. Hồi nhỏ, mình với nó thân nhau lắm vì gặp nhau hàng ngày ở trường rồi chiều mình ra chợ phụ bà cụ lại gặp hắn. Sau này hắn đánh bi da hay cá độ. Nghe nói qua đời sau 75.

Nếu để ý thì thấy bên hàng thiếc của ông Thạc, có thêm một kiosque đó là hàng thiếc của em hay anh của ông Thạc, cư ngụ ở cư xá Nha địa Dư, đường Hai Bà Trưng. Sau này có thêm hàng có dì chi quên tên, có ông chồng tên Nghĩa, làm cảnh sát, ở trên đường Thi Sách, chỗ giếng ông Ba Tây, bán đồ hộp mỹ và đồ chơi cho con nít. Mình mua cái mũ nhựa của lính La MÃ ma ze Chợ Lớn tại đây, sau khi xem phim “La colère d’Achille” ở rạp Hoà Bình. Hết tiền rửa chén.

Phía bên tay phải chợ là khu hàng hoa, người ta bán hoa nhất là gần tết thấy hoa Anh Đào được bán nhiều ở khúc này. (Còn tiếp)

NHS