Showing posts with label Người thân. Show all posts
Showing posts with label Người thân. Show all posts

Mua tranh Nhị-Trạng-Nguyên Nguyễn Quỳnh

 Hồi mình mới dọn nhà, nhớ đến một anh bạn thời đi làm tại New York, tên Nguyễn Quỳnh. Dạo ấy anh đang giảng dạy tại đại học Columbia. Mình không nhớ ai giới thiệu mình cho anh ta. Hình như ông Võ Văn Ái của tờ báo Quê Mẹ, ở Pháp. Ông Ái và bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, sang Hoa Kỳ, mình có gặp nói chuyện thì họ rủ đi viếng một hoạ sĩ nổi tiếng người Việt tại New York.

Anh Nguyễn Quỳnh là hoạ sĩ đầu tiên, độc nhất, gốc Việt, được người mỹ mua tranh trong cuộc triển lãm tại New York năm 1984 và tặng cho bộ sưu tập thường trực của viện bảo tàng Guggenheim, Nữu Ước mà mình có xem khi sinh sống ở thành phố này. Ước ao gặp người tài hoa này. Các hoạ sĩ người Việt tại Hoa Kỳ, có dịp là nhờ anh ta xem tranh và phê bình. Lần trước anh ta sang Cali, có ngụ lại nhà mình nên được anh ta giới thiệu vài hoạ sĩ gốc Việt, được biết đến trong cộng đồng người Việt tại vùng này.

Mình thích nhất tấm này. Anh Quỳnh vẽ cô học trò, chị vợ cũng mê nên mình mua luôn
Lá thư mời gia đình anh Quỳnh được viếng miễn phí trọn đời

Mình có đọc đâu đó, nhà thơ Đổ Trung Quân, kể anh bạn nào di dân sang Hoa Kỳ, có để lại hai bức tranh của Nguyễn Quỳnh vẽ trước 75. Anh ta từng là hội viên của hội hoạ sĩ trẻ tại Sàigòn trước 75. Anh ta được học bổng của chính phủ Ý Đại Lợi, đi Roma để học thêm về hội hoạ nhưng bộ quốc phòng Việt Nam Cộng Hoà cuối cùng cấm xuất ngoại, có lẻ vì lệnh tổng động viên. Số anh ta là đi Hoa Kỳ.

Theo lời anh kể thì khi xưa anh đậu vào trường kiến trúc Sàigòn, làm đồ án thì thầy khen nhưng hỏi về cấu trúc thì anh ngọng nên cuối cùng thi vào trường mỹ thuật Sàigòn. Anh có khiếu bẩm sinh về hội hoạ. Tranh của anh thường xuất hiện các kiến trúc, toà nhà. Anh nghiên cứu ánh sáng của hoạ sĩ Gustave Courbet rất cẩn thận nên tranh của anh chịu nhiều ảnh hưởng của ông Courbet này. Có thể loại Cuntology rất độc đáo nhưng đồng chí gái không cho mình treo. Chán Mớ Đời 

1 trong những tấm tranh mình mua, treo ở phòng làm việc của mình. Cuối cùng thì anh Quỳnh đồng ý bán hết bộ tranh của anh cho mình.

Nói cho ngay, tâm hồn nghệ sĩ của mình đã tắt lửa lòng từ khi thằng con ra đời, phải kiếm tiền thêm mua sữa và tả cho nó. Mình không liên lạc với mấy nghệ nhân tại đây, vì không còn muốn vẽ víu gì nữa, chỉ thích làm vườn, làm đầy tớ nhân dân cho mụ vợ sai bảo.

Tấm tranh này của anh Nguyễn Quỳnh là tranh sưu tập thường trực tại viện bảo tàng Guggenheim, New York. Ai đến New York, thích hội hoạ thì ghé xem bức tranh của người Việt đầu tiên tại đây. Khá trừu tượng nhưng phảng phất các motif về Việt Nam. Mình có một tấm tương tự, cũng được vẽ vào thời đó.

Mình nhớ lần đầu tiên, viếng nhà anh Quỳnh ở vùng Harlem phía Tây, gần cầu gì nối qua tiểu bang New Jersey. Được anh ta cho xem tranh. Có loại rất tây phương và có những đề tài về Việt Nam như Thuý Kiều nhưng ánh sáng rất lạ. Các motif rất Việt Nam nhưng ánh sáng rất lạ. Anh ta có cho xem một bức ảnh về Thuý Kiều với 15 năm làm gái lầu xanh. Thuý Kiều ngồi đánh đàn trăng (Nguyệt), mà anh Quỳnh có dịp được giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu khi anh sang Pháp tham dự hội thảo về triết học. Có 15 bình rượu, lấy màu của bình rượu Việt Nam, toả ra ánh sáng, tượng trưng cho 15 năm đời lận đận của Thuý Kiều, vỡ bay xuống dòng sông Tiền Đường, sóng cuồng cuộng. Người mẫu là chị Bích, vợ anh ta, rất đẹp. Hình như ông Võ Văn Ái mua tấm tranh này. Nghe đâu ông ta chưa trả hết tiền mua tranh. Lờ luôn. Ai quen ông ái nhắn tin dùm. Cho mình mua lại, để trả tiền cho anh Quỳnh. Chán Mớ Đời 

Tấm tranh Kiều với 15 bình rượu tượng trưng cho 15 năm ở lầu xanh. Bình thứ 15 bị vỡ bay xuống sông Tiền Đường , hết kiếp làm gái lầu xanh. Ánh sáng từ các bình rượu toả ra người của Kiều. Tấm này ông Võ Văn Ái mua nhưng chưa trả hết tiền thiếu. Nếu được mình sẽ mua lại và trả tiền cho anh Quỳnh. Mình có mặt hôm ông ta hỏi mua và đem về Paris. Bình rượu là theo mẫu của bình rựou Việt Nam. Ánh sáng được sử dụng theo lối “Rais” của Gustave Courbet.

Tấm 1 trong 4 tấm (khổ 28 inch x 80 inch) tại nhà mình

Sau đó, mình gặp anh ta thường xuyên đi ăn phở, nói chuyện về nghệ thuật. Viết về nghệ thuật Việt Nam. Có lẻ từ anh mình mới bắt đầu về nguồn, tìm sách báo việt ngữ để đọc, học hỏi thêm về Việt Nam. Dạo ấy tiếng Việt mình rất yếu, không bú xua la mua như ngày nay. Khi mình được gia đình phật tử ở Connecticut nhờ vẽ chùa thì anh ta có cho ý kiến về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, vào ngôi chùa.

Học rất nhiều từ anh. Anh ta là giáo sư về lịch sử mỹ thuật tại Columbia. Anh ta có hai bằng tiến sĩ: một về giáo dục và một về triết học. Học một cái bằng tiến sĩ là đã khó ở Hoa Kỳ nay anh ta chơi luôn hai cái, mình hay gọi anh ta là Nhị-Trạng-Nguyên. Mình có quen một anh khác, cũng có hai bằng tiến sĩ; một bên tây và một bên Hoa Kỳ. Đề tài luận án tiến sĩ của anh về triết học tại Columbia University năm 1982 là (Ludwig Wittgenstein: The Relationship Between Modern Logic and Art). Anh ta có dịch Tractatus của ông này nhưng khó đọc lắm.

Anh ta có một trí nhớ siêu việt. Mỗi lần gặp nhau, anh ta kể đủ chuyện ngày xưa bên tây bên tàu, chuyện nào anh cũng biết chứng tỏ anh đọc sách rất nhiều, không chụp hình tạo dáng câu Like. Anh kể khi xưa, sinh viên, anh ta mê một cô gái nhà giàu, đẹp lắm nhưng bị cô ta chê, bảo ngoài học vấn và hội hoạ, anh ta chết tiệt. 40 năm sau, anh gặp lại cô nàng, thì cô ta khóc, bảo anh đã thành danh, không chết tiệt như cô ta ngĩ. Anh ta có vẽ bức tranh của cô ta. Rất đẹp. Không biết anh ta còn bức này hay không. Chắc không vì anh ta đã tặng cô ấy.

Đây là bức tranh mà anh ta nghĩ đạt nhất, vẽ chị Bích, vợ anh ta. Đây chỉ 1 phần của tấm tranh, nay được treo tại nhà mình. Tấm đầu tiên mình hỏi mua là tấm này. Anh rất tâm đắc với tấm này, vẽ thuỷ mạc sử dụng chấm chấm như trường phái pointillisme. Cực đỉnh

Ở anh, mình học được cái tính học để tự trau dồi thêm, không phải bằng cấp. Anh ta nghiên cứu thêm về Emmanuel Kant nên ghi danh đi học thêm về Vật Lý tại trường đại học Columbia để hiểu rõ, có cái nhìn từ nhà vật lý học. Mình dính cái bệnh của anh ta nên hay đi học vớ vẩn để khỏi ở nhà bị vợ sai.

Tấm 2 trong 4 tấm

Theo mình hiểu khi gặp các hoạ sĩ được anh ta giới thiệu; anh ta khi xưa ở Sàigòn rất được giới trí thức trọng nể dù trẻ tuổi. Anh ta học đức ngữ nên hay lui tới toà đại sứ đức để thực tập đức ngữ và nói chuyện về văn hoá. Hình như anh ta có chân trong viện Goethe tại Sàigòn hay một hội văn hoá đức. Lâu ngày quá không nhớ.

Anh ta gốc Hải Dương, di cư vào nam. Là con một nên không muốn đi lính nên anh ta trốn quân dịch, ở nhờ nhà bạn bè. Bức tượng Trần Hưng Đạo ở Sàigòn là do anh ta vẽ. Một người bạn, em ông Chung Tấn Cang, hải quân được chỉ định vẽ bức tượng để đưa cho mấy ông lớn duyệt nhưng bí, nên tìm đến nhờ anh đang trốn lính. Buồn đời, anh vẽ giúp cho anh bạn kiếm được việc đúc tượng Thánh Trần cho hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Hôm ở nhà mình, anh ta thấy cái cốc in hình bức tượng của Trần Hưng Đạo ngoài bolsa nên kể cho mình câu chuyện này.

Anh kể có lần anh đi quân dịch, ra quân trường Dục Mỹ. Thượng sĩ già hỏi ai biết vẽ sơn, anh đưa tay lên. Thế là khỏi đi quân trường, anh ta vẽ sân khấu để tiếp đón tướng nào đến thăm. Đang vẽ thì ông tướng chỉ huy trưởng hình như Bùi Đình Đạm thì phải, lâu quá không nhớ tên, đi xe Jeep ngừng lại, kêu vô văn phòng. Kêu anh ta làm một “bas relief “ để mấy câu thơ cho quân trường. Cũng khắc tên đủ trò, được khen đủ trò.

Tấm 3 trong 4 tấm

Chỉ huy trưởng kêu anh ta không thích quân đội, anh trả lời vâng. Ông ký cho giấy đi phép mấy ngày thăm bố mẹ rồi anh ta trốn luôn, không trở lại trình diện. Anh ta học hàm thụ từ Sàigòn với một đại học tại Gia-nã-đại, tốt nghiệp B.A trước 75. Đến tháng 4/75, cả gia đình di tản sang mỹ. Nhờ có bằng B.A của Gia-nã-đại nên khi qua Hoa Kỳ, anh ta đi học lại lấy tiến sĩ. Chị vợ như vợ của ông Tú Xương, đi làm để nuôi anh đi học lại. Buồn đời anh ta học hai cái tiến sĩ. Chỉ có độc nhất một thằng con trai như bố mẹ anh ta.

Từ anh ta mình mới quen bác Huỳnh Sanh Thông ở Yale. Có lần tổ chức Á Châu nào mời chị Kiều Chinh đến nói chuyện với các nghệ sĩ lưu vong khác tại New York. Sau đó thì có đi ăn chung. Chị Kiều Chinh có lẻ biết anh ta từ Việt Nam. Vợ anh ta mê chị Kiều Chinh nên kêu anh ta vẽ chị Kiều Chinh. Mình có xem tấm tranh đó, rất đẹp. Anh ta có vẽ nháp đồng chí gái nhưng không đạt lắm vì ít thời gian. Lần sau gặp lại, hy vọng anh ta sẽ vẽ lại.

Tấm 4

Khi dọn nhà mới, có phòng khách rộng, tường cao. Nhớ đến anh ta nên hỏi có tấm tranh nào, bán cho em một tấm. Anh ta nói mình chụp hình cái bức tường muốn treo tranh, rồi gửi cho mình một tấm. Đồng chí gái nhìn vô chả hiểu gì cả, hỏi bao nhiêu. Mình nói giá làm mụ vợ muốn té xỉu, mặt xanh như đít nhái, kêu với số tiền đó, tui mua cả ngàn tấm. Mình mua là để sưu tầm còn mụ vợ mua tranh treo tường như quần áo. Không thích thì quăn, mua cái khác. Tranh mụ vợ mua giờ để chật ga-ra. Bán lạc-xoong không ai mua.

Tấm đầu tiên mình mua của anh treo ở nhà nhưng chả thấy ai hỏi khi đến nhà mình. Cách đây mấy năm, anh sang nhà mình chơi, có đem tấm tranh nhỏ, bảo là gắn thêm vào tấm trước. Anh ta nói phải mất 20 năm mới tìm được ý tưởng, cách kết thúc tấm tranh. Mình phải đem đi thay cái khung mới. Anh ta có mấy tấm vẽ thời New York, về 9/11 nhưng chưa xong. Mình mua mấy tấm đó, nói anh cứ tiếp tục vẽ. Khi nào xong em lấy như tấm đầu tiên.

Tấm tranh mình mua treo trên tường, chỉ có mình nhìn. Thú thật bạn đồng chí gái đến nhà, chưa có ai hỏi mình về tấm tranh cả. Họ chỉ khen mấy tấm tranh mụ vợ mua. Độc nhất hôm trước, có anh bạn ghé lại nhà lần đầu tiên, nhìn tấm tranh rất kinh ngạc. Anh ta sưu tầm một số tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng miền Bắc mà sau này tây sang mua rất nhiều. Anh ta nói có tấm nay người ta trả anh đến $500,000 nhưng không bán. Đấy là một cách đầu tư cho mai sau. Anh ta có một số tranh của một hoạ sĩ hiện đang ở Hà Nội, bị tai biến nhưng gia đình chưa dám báo tin. Đang lùng săn mua lại tranh của ông ta để đợi, khi ông ta ra đi.

Mình ngồi nói chuyện với anh ta về sưu tầm tranh, thấy có lý nên gọi cho anh Quỳnh, hỏi bán cho em thêm mấy tấm mà mình có dịp xem khi viếng thăm anh ở San Antonio. Anh Quỳnh mới bán nhà vì chị vợ qua đời, dọn về căn hộ nhỏ ở để khỏi phải chăm sóc nhà cửa như trước đây. Tranh đầy nhà, nay có người quen muốn sưu tầm nên đồng ý với điều kiện là khi Gallery ở New York triển lãm tranh của anh ta thì mình cho họ mượn để triển lãm về tranh của anh ta từ trước đến nay.

4 tấm ráp chung vào toàn bộ, treo trên tường ở phòng khách  96 inches x 82 inches. Mình chưa dám làm khung vì đợi sau triển lãm tránh của anh ở New York rồi làm.

Trước đại dịch, anh ta có sang Cali ở nhà mình mấy ngày thì đem theo một bức hoạ. Anh ta nói là tấm tranh anh bán cho em còn thiếu cái này. 10 năm qua anh mới có được ý tưởng để kết thúc bức tranh. Khiến mình phải đem ra cho thợ làm lại cái khung, khá lạ so với tranh thường.

Mình nghe lời anh bạn đề nghị, mua luôn một số tranh mình đã xem, làm Collector luôn. Anh ta vẽ thuỷ mạc rất chi tiết. Mất thời gian lắm, anh ta nghiên cứu về ánh sáng của Gustave Courbet nên bị ảnh hưởng khá nhiều của ông này.

Dạo anh ta ở New York, thì vài năm gallery-arts tổ chức triển lãm tranh của anh ta nhưng từ khi anh dọn về Texas thì không. Nay họ gọi anh ta để tổ chức triển lãm tranh của anh ta lại để xem anh đang vẽ loại nào. Khi nào họ tổ chức thì có dịp trở lại New York, luôn tiện thăm con gái luôn.

Tấm này vẽ về 9/11 tại New York,( Collection SƠn Đen)
Collection Sơn Đen
Collection Sơn Đen
Đây là 2 tấm tranh mà anh ta khởi đầu cách đây 15 năm nhưng chưa xong nhưng mình đã mua. Mình nói anh cứ tiếp tục vẽ. Khi xong thì mình sẽ lấy. Tranh nói về 9/11 tại Nữu Ước. Collection Sơn Đen

Gửi Sơn xem chi-tiết chưa vẽ xong của tấm trang 9-11 (9 feet by 40 inhces). Sẽ gửi Sơn xem mỗi ngày. Sang năm mình đi xe lửa với nhau. Và có lẽ sang năm xong tấm thứ hai cùng đề tài 9-ii

Mình dự định sẽ đi xe lửa với anh ta xuyên bang vùng tây Hoa Kỳ. Hy vọng năm tới vì anh ta nay sức khỏe cũng yếu rồi.

Mình viết lâu rồi, nay cập nhật hoá. Cuối cùng thì anh Quỳnh đồng ý bán hết bộ tranh còn lại của anh cho mình. Tổng cộng là 36 tấm. Với điều kiện là mình cho Gallery Art mượn để họ triển lãm tranh anh ta. Mình nhất trí. Mấy hôm nay, tranh gửi về nhận mệt nghỉ. Xem như mình có tranh nhiều nhất của nhị nguyên Nguyễn Quỳnh. Xong om

Đọc tin tức, có thể bị mưa, nghĩa là tuyết. Phải đeo cái ba lô nặng chưa kể 4 lít nước Chán Mớ Đời 
Bỏ vụ tranh ảnh, mình chuẩn bị leo núi Whitney ngày mai.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lễ nhập môn trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris

 Hôm qua, có hai anh bạn ghé nhà chơi. Một anh du học tại Liên Xô và một anh thì hụt đi Liên Xô. Anh thứ nhất đi Liên Xô năm 1975 (24.5 điểm). Bố mẹ là cán bộ tập kết còn anh thứ 2 đậu thủ khoa vào đại học Huế (29.5 điểm), sau đó thì được tuyển chọn đi du học bên Liên Xô, với một số sinh viên thủ khoa miền Nam, tỏng số đó có một MC nổi tiếng ngày nay tại Việt Nam. Được cho đi học tiếng Nga tại Võ Văn Tần trong vòng 1 năm. Cuối cùng mấy ông ngoài Bắc vào tìm cách loại để con họ đi thế, theo quy trình đào tạo các hạt giống đỏ. Xong om

Có một thủ khoa miền nam, bị loại, tự tử sau đó vì bao nhiêu giấc mơ tuổi trẻ đi Liên Xô bị phá huỷ còn anh thủ khoa đại học Huế thì tìm đường vượt biển. Sang Hoa Kỳ học Berkeley đi làm được mệnh danh là King of Start-up, làm cho các công ty công nghệ mới khởi đầu và rất thành công. Nghe họ kể về những giấc mơ du học, của tuổi trẻ sau 75, những ngày tháng ở Mạc Tư Khoa, kêu bọn Nga gian ác lắm. Chúng đánh người Việt như kẻ thù. Học xong thì chạy qua Ukraine làm ăn, rất thành công.

3 người Việt đi học ở hải ngoại; người đi Nga, người đi mỹ và người đi Tây rồi cuối cùng gặp lại tại Hoa Kỳ và kêu Hoa Kỳ là số một, dù dân chủ chưa được hoàn hảo lắm. Xong om

Tối qua đi ngủ bổng nhiên nhớ đến thời sinh viên. Mình có 2 đứa cháu ở Việt Nam, theo học trường kiến trúc Sàigòn. Không biết chúng có trải nghiệm như mình hay không vì trường kiến trúc Sàigòn, khi xưa bị ảnh hưởng của trường kiến trúc pháp. Đà Lạt có thời có trường kiến trúc tại Grand Lycee. Ông Ngô Viết Thụ tốt nghiệp tường này trước khi đi Tây.

Trường mình học thường được gọi école nationale supérieure des beaux-arts (ENSBA), dịch nôm na là Trường Cao Đẳng Quốc Gia Mỹ-Thuật. Trường tọa lạc tại đường Bonaparte, gần sông Seine, Quai Malaquais, gần đó có nhà ga Orsay, nay họ sử dụng làm viện bảo tàng và hàn lâm viện của Pháp.

Khuôn viên của trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật. Lớp lịch sử mỹ thuật phía bên tay trái

Mình ở Neuilly/ seine nên lấy métro xuống trạm Louvre, đi bộ qua cầu “nghệ kiều” (passerelle des arts ) mà sau này, về lại Paris, thấy du khách có trò mua ổ khoá rồi còng vào chỗ lang cang, để cho mọi người biết mối tình của họ sông liền sông, núi liền núi. Mình nhắc vụ này vì phong cảnh quá đẹp của Paris, mình thường thấy mỗi khi đi học.

Cứ như bài văn của ông Thanh Tịnh về buổi đi học lần đầu tiên. Lúc mình đi qua cầu, vào mùa thu, lúc nhập học, thấy sương mù rồi ánh mặt trời loé lên phía Cầu Mới (pont neuf), rồi đến đảo phố (île de la cité) rồi nhà thờ đức bà, đẹp không kể nổi. Lần sau về Paris, chắc sẽ kiếm khách sạn gần đấy, để sáng thức giấc, cố lội đi qua chiếc cầu này để tìm lại hình ảnh của một thời. Vấn đề là đồng chí gái không thích Tây. Mới đến thì không thích nhưng nếu ở lâu thì mới cảm nhận được thủ đô ánh sáng này.

Đây là quang cảnh tương tự mình thấy mỗi khi đi học, đẹp nhất là buổi sáng khi ánh nắng bình mình vừa ló dạng trong sương mù.

Trường ÉNSBA được thành lập năm 1648, mang tên académie royale de peinture at de sculpture, đến năm  1793 thì ngôi trường huấn nghệ nhân cho triều đình bị dẹp bỏ sau cuộc cách mạng, để xoá hết dấu tích tàn dư của chế độ cũ. Đến năm 1817, thì được thiết lập lại và có thêm môn kiến trúc.

Khi xưa, vua chúa đều tuyển chọn các nghệ nhân tốt nghiệp trường này để vẽ tranh hay điêu khắc cho họ. Nhiều nghệ nhân nổi tiếng được đào tạo tại đây như Degas, Delacroix, Ingrosso, Seurat, Rodin,… ông hoạ sĩ Paul Cezanne nộp đơn hai lần nhưng bị từ chối. 

Bức tranh nói về Bal Des Quat’z’Arts của trường quốc gia cao đẳng mỹ thuật Paris khiến mấy cô đầm nghe mình học ở Beaux-Arts, cứ réo áo mình khi đến mùa lễ hội này để được mời tham dự.

Hàng năm trường này tổ chức một cuộc thi khuyết danh để tránh xì-căn-đang, bao che. Các thí sinh không được công bố danh tánh trên bản vẽ của mình. Mỗi bộ môn có một khôi nguyên, sẽ được chính phủ pháp đài thọ  trong 3 năm, nghiên cứu sinh tại thủ đô La-Mã, tại Villa Medici mà người pháp gọi. Những người này sẽ được cho đề tài để nghiên cứu trong thời gian lưu lại đây. Khi xưa, mấy người được đến đây, thường đi sang các xứ như Hy Lạp, Thổ NHĩ Kỳ, để nghiên cứu về lịch sử của các nền văn mình cổ.

Một người Việt xuất thân từ trường này và là khôi nguyên của giải Grand Prix de Rome về môn kiến trúc là ông Ngô Viết Thụ, mình kêu bằng dượng, bà con bên mẹ mình. Có lẻ mình học kiến trúc cũng vì dượng. Trước khi đi tây, mình có gặp dượng ở nhà ông Phúng. Dượng kêu, qua tây, kiếm con đầm nào nuôi ăn học rồi về. Chán Mớ Đời 

Lần đầu tiên về Việt Nam, mình có gặp dượng. Dượng có một người em vợ, trai út của ông bà Võ Quang Tiềm, cũng tốt nghiệp trường này.

Học các môn như lịch sử, toán, vật lý,.. thì học chung cả trường còn các bộ môn về kiến trúc, hội hoạ và điêu khắc thì học theo các tổ, lò. Các sinh viên được chia thành các atelier, tạm gọi là “lò”, sinh viên có quyền chọn lò nào để được huấn nghệ bởi một kiến trúc sư khá nổi tiếng. Mình thì chả biết ai là ai nên chọn đại atelier của ông Xavier Arsène Henry, ông này á quân của giải Grand Prix de Rome. Kiến trúc sư trưởng của thành phố Bordeaux về phát triển sau đệ nhị thế chiến, cánh tay phải của ông tỉnh trưởng Bordeaux, có thời làm đến thủ tướng của pháp. Ông này có 2 phụ giáo về kiến trúc và một phụ giáo về vẽ. Vẽ thì thường vẽ khoả thân và nature morte.

Mình nhớ lần đầu tiên học vẽ, thấy đầm ở truồng, ngồi, nằm trên bục cho mình tập vẽ, chim cò gì bị rối loạn. Đó lần đầu tiên thấy đàn bà cởi trần, râu ria rất là lạ. Kinh

Mỗi năm atelier có hai lễ chính đó là lễ nhập môn và Pince-fesses, tên của lễ tại trường có khiêu vũ, rất nổi tiếng của Paris. Mình có mấy cô đầm làm quen để được mời tham dự các buổi dạ vũ truyền thống này. Sẽ kể sau.

Năm đầu tiên, các sinh viên ma mới đều phải làm lễ nhập môn, truyền thống của trường. Hôm họp mặt đầu tiên của niên khoá, đám đàn anh sai tụi ma mới như mình đi mua rượu, đồ ăn mang về. Đến khi họp thì mình hỏi không có nước. Chúng phá lên cười, kêu xứ Tây không có trò uống nước, vì nước đắt hơn rượu. Mình thấy hai thùng tonneau để chình ình, khát quá, đành lấy một ly uống. Tối đó mình không biết làm sao bò về nhà, leo lên 7 tầng lầu, để vào ngủ ở phòng ô-sin. Sáng dậy, đầu đau như búa bổ nên tởn đến già. Sau này được giao trách nhiệm đi mua thức uống thì mình lén mua thêm nước ngọt.

Một hôm, vừa bò vào lớp thì nghe bọn đàn anh ra lệnh, đi mua bao nylon nhỏ, về chúng khuấy sơn vẽ và nước rồi bỏ vào bịch, cột lại. Sau đó, chúng mở cửa sổ rồi cứ tự nhiên như người Parisien, ném mấy bịch sơn xuống đường trúng người bộ hành và mui xe hơi, gây kẹt xe. Cảnh sát bò đến, chỉ đứng nhìn lên vì khuôn viên đại học, không được vào. Chán Mớ Đời 

Trong buổi họp, đám đàn anh bàn chuyện tổ chức lễ nhập môn và Pince-fesses của năm. Nghe đám đàn anh nói đến lễ nhập môn khiến mình và đám học chung niên khoá lo âu vì được nghe về các huyền thoại của trường cao đẳng mỹ thuật này. Đám đàn anh lại bú xua thêm la mua nên càng lo ngại.

Một hôm, độ 3 giờ chiều, mình nghe tiếng kèn trống của đội kèn đồng thì bọn đàn anh kêu lễ nhập môn của atelier nào đó. Mọi người chạy xuống đường, mình thấy mấy cô đầm và thằng Tây ở truồng, mình đầy sơn, chạy lêu thêu trong cái lạnh của mùa thu Paris, ra Saint Germain des Pré trong khi đó thì đội kèn đồng thổi tò te, chơi mấy bản nhạc khá lạ.

Mình ngơ ngác lo sợ đến cái ngày lễ nhập môn của mình, cũng phải bị cởi truồng, chạy lòng vòng ngoài phố. Bố mẹ, mất tin tức từ ngày Đà Lạt di tản, chắc không biết thằng con này, khi không đổi nghề, thay vì học kỹ sư nay lại bò đi học kiến trúc. Chán Mớ Đời 

Rồi ngày lễ nhập môn cũng tới. Cả tuần đám ma mới như mình chả học hành gì cả, phải đi mua cây, mua vải màn về làm sân khấu, đủ trò, kết hoa trang hoàng thời kỳ La-Mã vì đề tài năm nay là hoàng đế Carigula, một tên bạo chúa khét tiếng của thời La MÃ.

Đến ngày thì phải ra chợ Les Halles, dạo ấy chưa dời về Rungis, xin cá thối, đuôi cá mà người ta quăn. Đem về treo ngoài cửa sổ vì hôi. Có đám mua rượu đủ trò, còn ban nhạc kèn đồng thì tập dợt.

Đến giờ thì đám ma mới như mình bị dồn vào một phòng, để hoá trang thành nô lệ. Có thằng Jeff, bận đồ như các tay giác đấu, nói là hoá trang thành Spartacus. Mình nghe phía tường bên kia, tiếng la hét của đám đàn anh, kêu gào, đem bọn nô lệ ra đây.

Rồi một hồi chuông te te như phim la mã rống lên. Tên đàn anh hướng dẫn tụi này, kêu bò qua cái lỗ thế là bọn trai gái gì cũng theo thứ tự vần ABC, bò ra cái lỗ nhỏ trong tiếng la ó của đám đàn anh bên kia thế giới. 

Mình vừa bò ra khỏi cái lỗ thì phựt phựt, bao nhiêu cá hồi chiều mình đi xin  bị bọn đàn anh ném vào người vào đầu. Mình cất kính rồi nên chỉ thấy lờ mờ. Mấy tên đàn anh và mấy chị, bận đồ như các thượng nghị sĩ đời xưa, La hét, quăn rượu vào mặt mình và đám ma mới. Áo quần gì đều ướt phải rượu. Thằng Jeff vừa bò, hiên ngang đứng kêu “je suis Spartacus” thì bị ngay cái đầu cá thối ngay mặt nên hết muốn làm cách mạng, lo che đầu, chạy vòng vòng trong tiếng nhạc fanfare.

Sau đó đến màn thi đua xem ai có vú đẹp nhất và chim to nhất. Họ bắt đám ma mới con trai như mình đi lên mezzanine rồi cởi quần xì, ra chúng chiêm ngưỡng con chim. Thằng Jean đoạt giải nhất nên tối đó được bà mẹ ma mới (mère des nouveaux ) dẫn về nhà khai phóng, dạy hò giã gạo. Sau đó thì đám con gái đi lên Mezzanine, cũng phơi ngực như mấy bà nữ quyền ở Ukraine bây giờ. Hình như con Alba đoạt giải nhất vì ngực to như trái dưa hấu. Kinh

Có một atelier tên Lamache, không bao giờ nhận nữ giới vào học. Atelier này toàn con trai nên hay ăn hiếp các atelier khác. Chúng hay đổ bộ, tấn công, đem mấy bịch sơn vào atelier khác, quăng đầy nơi, phá tung hết, khiến ma mới phải đi dọn dẹp mệt. Có lần chúng tấn công atelier mình. Mình là ma mới nên ngồi hành lang, chúng chạy vào, quăng bịch sơn trên Bàn vẽ của mình mới vẽ xong đợi ngày mai nộp. Nổi điên, mình kéo thằng tây quăng bịch và khệnh cho nó một trận. Từ đó, lớp atelier mình không còn bị phá thối nữa.

Sau đó thì cha con nhảy đầm cứ như Esmeralda trong thằng gù notre dame. Tiếng nhạc tiếng trống, bà con uống rượu như điên, mình ngồi như bò đội nón, có thằng đàn anh đến hỏi “ça vas toi?” Mình chỉ biết u chau u chau ngồi xem đám tây đầm vui đùa. Hôm ấy, mình nhịn khát, không uống rượu, về tới nhà mới uống nước. Kinh

Đại loại, hàng năm sinh viên hoá trang kiểu hình này. Mấy cô học mỹ thuật rất chịu chơi

Sau đó thì chúng bàn đến tổ chức Bal des Quat’z’Arts nổi tiếng một thời mà chúng gọi là Pince-fesses, béo mông rất thú. Sẽ kể sau. Mình nhảy đầm với đám sinh viên trường này, quá vui. Nay ở Cali mình Chán Mớ Đời khi thấy mấy hội hè người Việt tổ chức khiêu vũ chán như con dán. Nay phải lên vườn.

Lần sau mình sẽ kể chuyện nhảy đầm ở trường này. Có 1 không 2, nếu đã tham dự một lần thì không muốn nhảy đầm mấy chỗ khác nhất là ở Bolsa.

Con gái mình qua Tây, có ghé đến trường này, chụp hình gửi cho mình. Nó nói bây giờ mới hiểu lý do bố cứ điên điên, không bình thường như bố mẹ bạn gốc việt của nó. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 



Du hành với mẹ tại Nhật Bản

 Hôm nay, Facebook nhắc đến chuyến viếng thăm Nhật Bản với mẹ 3 năm về trước. Chuyến đi nhớ đời. Mình nghe lóm mẹ nói chuyện với cô em qua điện thoại; anh cho mạ đi nhiều nơi rồi, ni cho đi thêm Nhật Bản nữa là mạ mãn nguyện, không đòi hỏi chi nữa. Người ta có tiền chưa chắc là đi được, vì không có sức khỏe, người có sức khoẻ lại không có khả năng đi. Mạ nhứ rứa, không tiền không bạc mà đi được là vui. Xong om

Mọi lần khi mẹ viếng thăm Cali xong thì mình đưa mẹ ra phi trường dặn dò hãng máy bay để họ lo cho mẹ trên chuyến bay về Sàigòn. Kỳ này, mình đưa mẹ về Việt Nam, luôn tiện giỗ ông cụ. Máy bay sẽ ghé phi trường Nhật Bản nên mình tư duy đột phá sao không đưa mẹ quá cảnh thêm vài ngày tại Nhật Bản. Mỗi lần về Việt Nam, gia đình mình đều quá cảnh mấy ngày tại Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Cộng,… Nghe đi chơi ở Nhật Bản khiến mẹ mình sung sướng và nói chuyện với mấy cô em.


Khi đi xin chiếu khán cho mẹ tại toà lãnh sự Nhật Bản ở Los Angeles rất nhiêu khê vì phải lên đó đến 4 lần mới được vì mẹ có thẻ xanh cư trú tại Hoa Kỳ nhưng vẫn sử dụng sổ thông hành của Hà Nội. Bị toà lãnh sự hành nhưng mình đành ngậm câm, nụ cười hàm ếch với họ.


Mỗi lần gặp mẹ, đều có đi chơi ở Hoa Kỳ, ở Cam Bốt, Việt Nam nhưng phải công nhận chuyến đi đột xuất tại Nhật Bản để lại cho mình đầy ấp kỷ niệm với mẹ nhất là được mẹ kể chuyện đời xưa, từ bé đến khi vào Đà Lạt, làm ô sin cho người bà con, sau đó ra riêng, lấy chồng, lo cho em ăn học, cho ông bà ngoại. Nghe kể là có những chuyến du hành từ 20 năm về trước, mẹ vẫn nhắc đến với bạn ở Đà Lạt hay Sàigòn.


Nói chung cuộc đời mẹ rất đặc biệt. Là một cuốn sử qua các thời đại của thế kỷ 20. Sinh ra trong thời Pháp thuộc, trải qua những năm tháng việt minh, rồi Nhật Bản chiếm đóng, đến thời Việt Nam Cộng Hoà, khổ nhất là thời Việt Cộng vào Nam sau 75. Chồng học tập cải tạo 15 năm thăm nuôi, một mình lo cho 10 đứa con. Nay tuổi xế chiều mới có chút nghỉ ngơi. Ở tù vì theo Việt Minh, rồi bị Việt Nam Cộng Hoà bắt, rồi bị đồng chí khi xưa, tập kết, về lại đì chết bỏ vì lấy chồng ngụy quyền.


Đi Nhật Bản với mẹ, chỉ có hai mẹ con, mình nhận ra những điều rất thường đối với mình nhưng lại xa lạ với mẹ. Nhìn mẹ đi máy bay hạng thương gia lần đầu khiến mình thương. Cứ hỏi bao nhiêu rứa con, đi hạng thường, để tiền xài. Cả đời mẹ tảo tần nuôi con ăn học, rồi nuôi 10 đứa con, nuôi chồng cải tạo 15 năm nên không bao giờ dám xa xỉ tiêu xài như bao người khác ở cùng xóm. Đó là tấm gương hy sinh đời mẹ củng cố đời con, không bao giờ nghĩ đến mình, chỉ buôn bán, cần kiệm để dành cho những bất trách cuộc đời dành cho mẹ từ bé.


Ra phi trường, không phải đợi lâu để làm thủ tục lên máy bay vì đi hạng thương gia nên thủ tục nhanh chóng, có người đẩy xe mẹ vào phòng đời, có thức ăn, champagne,… mẹ nhìn thức ăn nhất là thấy thiên hạ trong phòng đợi riêng uống bia, champagne, mẹ hỏi có phải trả tiền không. Mình nói đã trả hết trọn gói rồi, cứ tự nhiên. Nghe thế, mẹ bảo “răn mình không làm một ly Champagne hè?” mình đi lấy champagne cho mẹ. Mẹ ngồi nhấp nhép ly champagne nhìn về xa xăm, không biết mẹ nhớ tới kỷ niệm nào.


Mẹ hỏi hoài về giá tiền hạng thương gia nên cuối cùng mình phải trả lời để mẹ khỏi hỏi nữa, ai ngờ khiến mình thất kinh. Mẹ như bị trúng gió, mặt xanh như tàu lá, lấy chai dầu xanh trong ví ra xoa xoa. Mình phải giải thích khi có công ty riêng thì khi đi máy bay hạng sang, giá tiền tương tự như hạng thường của người đi làm công cho thiên hạ.


Điển hình một người đi làm như vợ con, mỗi tháng lãnh $10,000, đóng thuế và an sinh xã hội, bảo hiểm,…mất 48%, còn $5,200 để mua cái vé đi Việt Nam, đại loại $1,000, phải cộng thêm 48% tiền đóng thuế, xem như $2,000. Con làm thương mại trả gấp đôi cũng $2,000, được khấu trừ trước khi đóng thuế, nhiều khi lại rẻ hơn là người đi làm công. Nói như vậy nhưng mẹ mình chắc không hiểu vì quen lối sống tại Việt Nam.


Lên máy bay, được chiêu đãi viên đến lấy áo ngoài đem đi cất, sau đó đến hỏi uống gì. Champagne hay nước ngọt. Mẹ hỏi có phải trả tiền không mình nói không thế là mẹ reo lên Ờ cho mạ ly champagne để nhớ trước 75, mỗi lần sinh con đều mua một chai champagne uống ăn mừng.


Uống xong Champagne, mạ kêu răn mà ghế bự rứa hè, dành riêng cho mình thôi. Mẹ tự động mở truyền hình xem phim Việt Nam, đeo headphones khiến mình vui.


Có lẻ hôm mẹ vui nhất là mình mướn bộ đồ kimono cho mẹ đi dạo phố và chụp hình ở Studio. Mẹ tung tăng như đứa bé được quà. Thường là mẹ lo tốn tiền nên lúc nào cũng hỏi giá tiền rồi tính nhẩm trong đầu. Mẹ mình tuy chưa bao giờ cắp sách đến trường nhưng làm tính nhẩm nhanh như chớp sau bao nhiêu năm buôn bán. Nhất là ở tuổi 86.

Mẹ bận trang phục Nhật Bản, không thua gì người Nhật Bản.

Hôm ấy, mẹ thay vì chụp 3 kiểu như mọi người, mẹ thấy người ta chụp thêm kiểu cầm dù nên đòi thêm 2 kiểu nữa. Dẫn mẹ ra đường, bận Kimono như bà nhật, đeo dép xúm xính rất dễ thương.


Có hôm ở Đông Kinh, mình có dắt mẹ đến toà nhà International Forum, mà mình có dịp thiết kế khi làm việc cho kiến trúc sư Rafael Vignoly ở New York. Thấy nụ cười của mẹ trên môi, kêu con vẽ cái ni. Mình nói vẽ chung một nhóm lận. Mẹ kêu chụp cho cái bóng.

Mẹ trước tiệm cho thuê áo Kimono

Mẹ lên Facebook 


Khi đi viếng hoàng cung Nhật Bản, trời mưa, thấy mẹ cầm cái dù thấy thương, miệng cứ kêu đẹp hơn Thành nỘi mình.


Đi đến viếng Hiroshima, nơi Hoa Kỳ bỏ trái bom nguyên tử, mẹ thấy người ta lấy cái chuỳ đánh cái chuông. Cũng cuốc bộ với mình được 9 cây số trong ngày.

Mẹ leo núi một mình, không cần mình vịn

Thăm viếng Tokyo International Forum, do mình và một nhóm kiến trúc sư khác thiết kế khi xưa tại New York, năm 1990-1991. Mình hy vọng công ty gửi mình sang Nhật Bản nhưng cuối cùng thì một tên đồng nghiệp người nhật, được gửi đi để lo phần xây cất. Dự án này được thắng qua concour.
Mẹ dống cái chuông để cầu nguyện cho các linh hồn đã chết trong vụ nổ bom nguyên tử

Hôm đi Kyoto chơi, đi suốt một con đường cạnh bờ sông, đầy hoa đào, mẹ cứ đứng bên hoa kêu mình chụp đủ kiểu. Có lần leo núi có mấy cái cột đỏ đầy lối, mẹ ngồi nghỉ bên ghế đá, bổng mẹ kêu hai vợ chồng người Úc, ngồi bên cạnh rồi chỉ mình rồi chỉ ngực kêu “maman”. Hai vợ chồng người Úc kêu chúc mừng đi chơi với con. Mẹ cứ cười cười dù chả hiểu gì.

Cặp vợ chồng từ Úc 


Mình nghĩ có diễm phúc để đi chơi với mẹ. Sau này có giàu có mà mẹ không đi được hay trả nhớ về không thì cũng trễ. Thật ra, không cần đi nơi sang trọng. Một cô em mình, đột xuất, xin nghỉ rồi đưa mẹ ra Nha Trang chơi, tắm biển, mua cua cá về nhà, nấu ăn, cũng có những giây phút bên nhau rất trân trọng. Những giây phút này rất chậm, tạo thành những kỷ niệm riêng tư, khó quên.

Một ngày nào đó, chúng ta sẽ chứng kiến cảnh trả nhớ về không như người bạn của ông Đổ Trung Quân.


Mình đang lo đi Dubai, làm cuộc họp mặt các anh em và các cháu hè này. Mình sẽ chi hết cho mọi người để mẹ có một tuần lễ thấy con cháu xum vầy bên mẹ. 


Còn nhiều chuyện nữa mà mình đã kể, sẽ tải lên đây lại trong tuần này. Tuần sau mình sẽ leo núi Machu Pichu nên sẽ không có bài trong vòng 10 ngày.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

 

Nụ Hôn Lịch Sử

 Nhớ dạo mới sang Tây, đi đến nhà ai, thấy đàn ông thì bắt tay mình, còn mấy bà mấy cô thì lại hôn má mình nên tưởng mấy bà mấy cô thích mình. Sau này, ở lâu mới khám phá ra đó là phong tục truyền thống của người Pháp vì đi các nước lân cận, ít có vụ bisou bisou kiểu Phú Lăng Sa. Sau vụ đại dịch COVID-19 có lẻ phong tục này sẽ thay đổi, người Pháp sẽ bớt hôn má nhau.

Coi xi-nê, mấy phim như bố già xã hội đen, Mafia thì thấy mấy tên đàn ông ôm nhau hôn nhau để tỏ lòng tin tưởng nhau trước khi giết nhau thì nghĩ là xi-nê, ai ngờ có lần thấy bức ảnh của chủ tịch đảng cộng sản Liên Xô ôm hôn thắm thiết chủ tịch đảng cộng sản Đông Đức Hoenecker càng khiến mình nghĩ người cộng sản có phong tục rất nhân văn này. Cũng có thể tấm ảnh này đã làm rạn nức chế độ Liên Xô vì người ta ái ngại.

Sau này lại thấy hình ảnh ông Hồ ôm hôn ông Mao Sến Sáng để tỏ lòng trung thành tuyệt đối anh em xã hội chủ nghĩa. Mình đoán là ở các xứ xã hội chủ nghĩa, cộng sản là ôm hôn thắm thiết, răng hở môi lạnh,… của một thiên đường của thế giới đại đồng mà nhân loại đang tìm cách đi đến như ở San Francisco. Lá cờ ngủ sắc đã được giới đồng tính khắp ở năm châu bốn bể sử dụng để nhận ra nhau.

Nụ hôn lịch sử nói lên tình anh em thắm thiết xã hội chủ nghĩa. Sau này có nhiều nghệ sĩ vẽ lại cảnh này bán đấu giá kiếm tiền rất nhiều. Mình không biết người đồng tính nghĩ ra sao về nụ hôn lịch sử này nhưng mình thì thấy rờn rợn.
Nụ hôn anh em răng hở môi lạnh, được vẽ lại với nụ hôn hữu nghị tình anh em

Buồn đời, mình kiếm tài liệu đọc thì khám phá ra nụ hôn của đàn ông với đàn ông đã có từ lâu trong lịch sử người tây phương. Hoá ra bức ảnh này đã khiến ông Putin ra lệnh cấm từ năm 2013; đàn ông không được hôn đàn ông nơi công cộng tương tự nữ giới cũng không được hôn nhau, cho dù là nụ hôn thắm thiết đầy thương yêu.

Đoạn phim ngắn ông hỒ ôm hôn Mao chủ tịch. Mình tìm không ra bức ảnh hai người anh em xã hội chủ nghĩa Sông liên sông núi liền núi ôm hôn thắm thiết như Breznev và Hoenecker. Có xem khi xưa nhưng không lưu lại. Ai có thì cho em xin
Không biết ông Hồ hôn ai đây
Mình không biết ảnh này có thật hay không

Tại các quốc gia như Ấn Độ và Trung Cộng, xem như phân nữa dân số thế giới, không có vụ hôn nhau giữa chốn đông người. Dạo này có lẻ mới thay đổi nhưng mình nghe nói trong phim Ấn Độ, có luật cấm chiếu cảnh nóng, hai người hôn nhau, môi hôn thắm thiết. Những phim gần đây mình thấy có vẻ thay đổi, các tài tử có hôn nhau rất nhanh còn cảnh nóng làm tình thì không có. Đàn ông Ấn Độ nổi tiếng hiếp dâm công cộng mà cho họ xem cảnh nóng này thì chắc nhiều phụ nữ ấn độ lâm nạn và bị giết.

Các bộ lạc phi châu cũng không có màn ôm hôn thắm thiết khi chào nhau. Tại Hoa Kỳ thì mình thấy họ ôm nhau thay vì hôn má như người Pháp. Người Pháp thì gặp nhau hôn má mà họ gọi “les bises”, tiếng lóng là “bisou”. Nhưng tuỳ vùng, có nơi thì 3 cái, nơi thì 4 cái hay ở Paris thì đâu 2 cái. Mỗi lần gặp nhau, nội đợi nhau làm bisou không là mất 5-10 phút. Nghe kể mấy vùng như Bretagne thì chỉ muốn làm một cái hôn má khi gặp nhau thay vì 2 như người sinh sống tại Paris, để tự khẳng định văn hoá của họ khác dân Parisien.

Nghe nói dần dần cái văn hoá mi má nhau đang được giới trẻ loại bỏ, có lẻ bị ảnh hưởng của thế giới khi các phim ngoại quốc được trình chiếu nhất là từ vụ Covid. Ngay tại Hoa Kỳ, mấy hội đoàn mình tham gia, người Mỹ họ đưa cùi chỏ để cụng nhau hay cái chân hoặc nắm đấm.

Mình ngạc nhiên là văn hoá hôn má tại Pháp quốc chỉ mới được xuất hiện từ thế kỷ 19, do các bà khởi xướng. Đàn ông và đàn bà không cùng gia đình hôn má nhau chỉ mới được xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20, có thể từ các phong trào ảnh hưởng của xã hội chủ nghĩa, thế giới đại đồng.

Nụ hôn má thường được sử dụng trong các của nghi lễ, nghi thức ngoại giao khi người ta tặng huy chương cho cấp dưới, để nói lên lòng trân trọng,… xuất hiện từ thời La MÃ, Do thái,…

Họ cho biết khi xưa ở xứ Ba-Tư, khi 2 người đàn ông, cùng đẳng cấp gặp nhau thì họ hôn môi còn nếu khác giai cấp thì hôn má. Trong kinh thánh, có nói đến đàn ông hôn nhau như ông Giê-Su hôn các tông đồ, ngay ông Giu-Đa phản bội Chúa, cũng ra hiệu cho lính lA MÃ biết, người nào mình hôn, chính là ông Giê-Su. Sau này, người ta gọi nụ hôn của thần chết.

Thời Trung Cổ, thì chủ tớ hôn môi nhau để nói lên lòng trung thành tuyệt đối của họ nhưng đã mất dần phong tục này vào thời Phục Hưng, chỉ còn thấy trong các người thân gia đình, cha mẹ con cái.

Mình đang tìm tài liệu để xem đại dịch năm 1918, đã giết mấy chục triệu người trên thế giới, có ảnh hưởng gì đến văn hoá của đại chúng. Chắc chắn covid đã thay đổi cách chào hỏi, ngoại giao.

Trước đây, mình thấy giới trẻ gặp nhau thì hay đưa bàn tay đánh vào nhau, hay nhảy lên đưa cái bụng in vào nhau, nay thì đưa cái chân ra đá đá nhau qua lại. Có người đưa cùi chỏ ra đụng nhau như khi xưa mình và đám trẻ trong xóm hay kêu cái cùi loi tao.

Tương tự trong kiến trúc, người ta xây các cầu thang tròn, đi lên cầu thang phía bên trái, để khi có bọn phản loạn tấn công thì trên thành, người ta dễ đánh hơn vì thuận tay phải còn đối phương thì bị kẹt bởi cái tường bên tay phải, khó sử dụng kiếm. Điển hình, khi xưa, các hiệp sĩ như Samurai hay người tây phương đều đeo kiếm bên trái, và đi bên trái. Lý do là họ thuận tay phải nên đeo bên trái để tay phải có thể rút kiếm ra dễ dàng. 

Họ cửi ngựa cũng bên tay trái, đến thời Napoleon thì họ đổi qua bên phải vì ông này lùn, thuận tay trái nên hay tấn công địch quân từ hướng phải. Ông ta ra lệnh quân đội đi bên tay phải để dễ thấy khi quân đội ông ta đi duyệt binh. Từ đó người Pháp lái xe bên phải trong khi người Anh quốc vẫn tiếp tục chạy xe bên trái. Đa số các thuộc địa cũ của Anh quốc vẫn chạy xe bên trái, ngoại trừ các nước như Hoa Kỳ, Gia-nã-đại đã được độc lập từ xưa. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Cha truyền con có nối không?

Mấy năm trước, có một chị quen, gọi cho biết là ông chồng bị ung thư, hỏi mình thể thức làm di chúc. Mình có cho số điện thoại của ông luật sư của mình. Năm ngoái, ông chồng qua đời thì chị có gọi hỏi thủ tục làm thừa kế. Cái này thì mình ngọng vì chưa bao giờ làm. Chị rên là người luật sư của chị tại nơi chị ta sinh sống, vì không ở tiểu bang Cali, nên không dùng ông luật sư của mình được. Luật sư không trả lời khi chị ta gọi để hỏi lo vụ này. Mình nói, gọi mấy luật sư khác, không nhất thiết phải dùng người luật sư làm living trust cho mình.

Tuần rồi, chị ta gọi lại kêu là công ty bảo hiểm bắt phải làm lại mái nhà cửa tiệm cho thuê vì cũ. Mình ngạc nhiên vì thường các cơ sở thương mại thì được cho thuê dưới dạng Triple Net (NNN), nghĩa là người mướn sẽ chịu mọi chi phí, sửa chửa, trả tiền thuế điền trạch và tiền bảo hiểm. Double Net (NN) là chỉ trả thuế và bảo hiểm, còn Simple Net (N) thì thuế không thôi.

Mình nói gửi cho mình cái hợp đồng thuê cửa tiệm. Xem ra thì khám phá tên địa ốc, dùng hợp đồng cho mướn nhà ở nên chủ nhà phải trả hết. Chán Mớ Đời 

Mình lo vụ này, dù đã làm di chúc thừa kế đủ trò về mặt pháp lý nhưng khi mình đi tây htif đồng chí gái sẽ chới với và sẽ làm theo một người bình thường, bán hết, đóng thuế rồi vài năm sau không còn gì. Đồng chí gái, ai mượn tiền chúng cho rồi ngại không đòi lại. Do đó, mình cần dạy nghề cho mấy đứa con.

Mình đang tính bán nhà cho thuê để mua mấy cơ sở thương mại, để sau này lỡ mình có đi trước đồng chí gái, thì cũng khoẻ cho vợ con. Cả đời không biết buôn bán, thương lượng với người ta. Cứ tới tháng thì nhận ngân phiếu trả tiền thuê tiệm của họ. Nếu họ lộn xộn thì có công ty mẹ bảo kê. Chuyên gia địa ốc gửi hàng ngày cho mình các tiệm ăn như MacDonalds, Carl Jr., để bán. Mình chỉ mua, rồi cho các franchisee của họ mướn.

Một hôm, thằng con nói với đồng chí gái rất lo âu, không biết làm gì với mấy căn nhà cho thuê khi bố mẹ không may qua đời. Đồng chí gái nói mình, nên dạy nó từ từ nghề cho mướn nhà. Dạo này, có công ty mua miếng đất của mình dự tính xây 150 căn hộ nên mình đang lo tìm mấy căn hộ khác ở quận Cam để mua. Mình nhờ thằng con đi tìm, ra thành phố, hỏi về các căn hộ rao bán. Họ mới xin gia hạn thêm ngày chồng tiền vì bà thị trưởng hay ai đó trong hội đồng thành phố, lăn đùng ra chết. Họ sợ mấy người khác không bầu phiếu cho họ nên xin tăng thêm 500 ngàn, mình nói chờ được thêm 4 tháng.

Lần đầu, mình đi với nó, để giải thích căn nào được căn nào không. Sau đó thì mình nói nó tự đi xem rồi cái nào nó nghĩ nên mua thì hai cha con đi xem. Dạo thời ông Obama mới lên thì địa ốc xuống, mình có mua mấy căn ở các thành phố xa, giá $50,000/ căn, nay lên như điên nên có một tên đầu tư trả mua 4 căn ở xa, chồng tiền trong vòng 10 ngày nên mình bán rẻ, để mua vài căn ở quận Cam, đứng tên thằng con và con gái. Để nó quản lý với sự hổ trợ của mình. Rồi từ từ để nó lo hết, để mình và đồng chí gái đi chơi như Hoàng Dung và Quách Tỉnh ở tuổi già. Khoẻ đời.

Mình dẫn nó đến gặp người thuê nhà, nó kêu Bố con mình như Mafia, xã hội đen đi đòi nợ. Mình lên tiền nhà, thương lượng với người thuê nhà, móc điện thoại gọi cho đồng chí gái hỏi chuyện, sau đó quay lại kêu chủ nhà đồng ý với giá họ muốn trả. Nó kêu bố cần đóng kịch giỏi hơn, phải đợi mẹ trả lời lâu lâu một chút. Cũng vui.

Hè năm thi bằng Brevet xong, bố mẹ mình muốn xây nhà vì bà cụ mình sản xuất năm một. Mình được giao trách nhiệm với ông thợ cuốc đất cái đồi phía sau nhà, đẩy xe bò ệch, lấy đất ra phía trước nhà. Ông ta có nói với mình: “để lại cho con ruộng nương không bằng để lại cho con một cái nghề”.

Ông thợ cuốc đất truyền nghề lại cho con ông ta nghề cuốc đất, mình bắt đầu dạy nghề mua nhà cho thuê cho thằng con. 

Mình có tên bạn học xưa, nói đời cha dạy học đời con đốt sách. Bố anh ta chụp hình cho du khách ở cầu Ông Đạo Đà Lạt khi xưa, không thấy anh ta chụp ảnh gì cả. Chỉ thích mua xe cũ, bị tai nạn về sửa lại bán.

Người Việt mình hay nói “cha truyền con nối” nhưng ngày nay, có nhiều nghề để học, để làm nên chưa chắc con mình sẽ nối nghiệp của mình. Khi xưa, hai đứa con hỏi mẹ chúng, tại sao không thấy bố đi làm như bố của bạn chúng. Cứ thấy mình chạy vòng vòng đi kiếm nhà mua cho thuê. Nay chúng đi làm, bắt đầu rên vì bị đánh thuế nên bắt đầu thấy bố có lý. Chịu khó hỏi mình về thuế vụ,…

Mình dự định bán nhà ở vùng xa để mua nhà ở Quận Cam cho hai đứa con để chúng trừ thuế. Từ từ dạy chúng mua nhà cho thuê. Mình có dạy một tên đại hàn từ mấy năm nay, mua được 5 căn nhà. Hắn làm cho Amazon, vợ chồng lương khá nhưng bị đánh thuế tơi bời hoa lá cành. Nay khấu trừ thuế nên chúng ít đóng thuế nên mừng lắm. Mình hy vọng sẽ dạy được nghề cho thằng con. 

Vấn đề là không biết làm sao upload vào đầu của nó tất cả những kinh nghiệm của mình. Chỉ biết phải từ từ, kiên nhẩn. Thiên hạ gọi nó về căn nhà cho thuê, có người sắp ra, cứ hỏi bố phải trả lời ra sao thấy cũng tội. Nó hiền từ như mẹ nó nên nói nhỏ nhẹ với người hỏi thuê. Mình nói đừng gốc trả lời, cứ nhắn tin. Khi nào họ nộp đơn xong xuôi thì mình nói chuyện vì mất thì giờ.

Đồng chí gái cứ rên là thằng con khờ. Mình thì không nghĩ như vậy. Bằng tuổi nó mình chả biết gì về tài chánh trong khi nó đã hiểu một chút, đầu tư vào quỹ hưu trí,…mua cổ phiếu thị trường chứng khoán trong khi mình bằng tuổi nó chỉ biết bỏ vào trương mục tiết kiệm. Đồng chí gái so sánh một người trên 60 tuổi và thằng bé 26 tuổi đầu.

Hôm trước, hai cha con đi đến mấy căn nhà cho thuê để cho người mua vào xem. Có một căn thì cô con gái không cho vào, kêu bị Covid. Mình có báo trước hai ngày. Khi về, chạy trên đường thì bà mẹ gọi điện thoại, chửi bới mình đủ trò, kêu mình không nể nan gì bà ta. Bà ta kêu là gọi ông chồng. Ông chồng thường làm việc ở nhà. Mình cần cho người mua nhà vào xem vì họ nộp tiền trong vòng 10 ngày, sau khi viếng thăm mấy căn nhà. Mình đưa giấy lấy nhà lại thì họ chưa kiếm được nhà nên trả thêm mỗi tuần gấp 2 lần số tiền thuê tuổi ức đây đến khi giấy tờ hoàn tất, tuần vừa rồi mà mình đã kể, mất $100,000 đóng cho tên bán nhà cho mình.

Mình chả trả lời, cứ lái xe đến khi bà ta câm mồm. Mình nói với thằng con, khi người ta đang giận thì không nên trả lời. Khi con chó điên nhảy tưng tưng thì tránh đi. Thằng con hỏi ban đêm, người mướn nhà có gọi không. Mình nói là mình tắt điện thoại sau 7 giờ chiều, không trả lời điện thoại. Người mướn nhà lúc nào, có vấn đề là họ cứ gọi điện thoại cho chủ nhà. Mình không trả lời thì họ tự động đi làm. Sáng hôm sau, gọi họ thì thường thường mọi việc đều đã được họ sửa xong. Tư duy của người mướn nhà khác với người có nhà.

Hôm sau, bà ta gọi điện thoại xin lỗi bú xua la mua. Mình nói không sao cứ trả tiền mướn nhà, giá gấp đôi. Thường bà ta trả có $1,300/ tháng vì ông chồng là cựu quân nhân nên mình lấy rẻ, nay bà ta chửi mình thì trả $2,800/ tháng. Xong om

Mình đang bán 4 căn nhà, để mua lại mấy căn khác gần nhà hơn nên kêu thằng con đi theo. Mình thấy nó bắt đầu lục các sách về tài chánh của mình ra đọc. Hỏi cái này, cái kia. Nó nói bố hay sử dụng chiêu này trong sách A, sách B khi thương lượng,…

Mình sẽ giới thiệu nó thêm mấy tên bạn mình để họ dạy nghề cho nó vì con thường không nghe lời bố mẹ.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Một ký ức Đà Lạt vừa bị xoá bỏ

 Mình định viết về tấm ảnh này từ lâu, về căn nhà đối diện hồ Xuân Hương của bà dược sĩ, kiêm dân biểu Nguyễn Thị Hai khi xưa. Không biết tác giả của tấm ảnh là ai, có thể chụp lén một cặp trai gái đang ngồi cạnh hồ Xuân Hương, nơi bệ xi-măng, xây tròn xung quanh những cây tùng, nhìn qua biệt thự của bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai, mang tên Trang Hai. 

Biệt thự, mình ước mơ một ngày được ở trong đó khi còn bé. Nay thì thất kinh vì họ đã cho dẹp bỏ, xoá hết tàn dư của chế độ cũ. Chắc để xây khách sạn cao cấp tại đây. Chắc sẽ dện cả chục tầng cao hơn mấy cây thông. Có người cho biết là để nới rộng đường Trần Quốc Toản vì giao thông Đà Lạt bị banh-ta-lông. Dần dần đồi núi Đà Lạt sẽ bị xén đất hết, trở thành đồng bằng. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, đường Hai Bà Trưng, khúc lên đồi bệnh viện Nhi đồng, cư xá viện Pasteur là đồi. Nay về thấy họ xắn đất, để xây nhà nên mình hơi lo là một ngày nào đó, đất sẽ bị trùi vì nước mưa đọng lại, bao nhiêu đất trên đồi sẽ phủ hết phía dưới đường Hai Bà Trưng tương tự như khu vực mới bị lỡ đất ở xóm Bà Thái khi xưa. Đất Đà Lạt toàn là đất sét thêm hệ thống dẫn thoát nước mưa khá thô sơ. Lâu ngày, nước tụ sẽ đẩy đất ở dưới vì bị đọng nước.

Gần nhà mình ở Cali, cách đây độ 15 năm có một cái tường talus xây cao độ 3 tầng lầu để chống giữ đất đồi bị trùi. Một năm bị El Nino đến thăm, mưa liên tu ti mấy ngày khiến đất bị trùi, kéo theo bức tường xi-măng dầy độ 30 cm và nhà cửa trên cao.

Hồi nhỏ, mình mơ có một ngày sẽ làm chủ căn biệt thự của ông bác sĩ Sohier và căn nhà này. Không hiểu tại sao, dạo học Văn Học, mình hay chạy xe lòng vòng Đà Lạt, xem các biệt thự thay vì đi ngắm gái, đánh bi-da như xưa với mấy tên bạn. Bên cạnh biệt thự này, phía tay phải, ngay cầu Ông Đạo đi qua, có căn biệt thự của gia đình một cô bạn học chung năm xưa 11B tên Hà, và một cô khác tên Vy Thị Thu Thuỷ ở trọ. Mình có đến nhà vì muốn xem bên trong nhưng không được cho vô nhà, chắc họ sợ mình chôm đồ. Mặt mình rất là gian gian từ xưa đến nay. Ít ai mời vào nhà họ.

Theo mình, kiến trúc biệt thự này không đẹp như các căn khác tại Đà Lạt ở đường Trần Hưng Đạo, Hùng Vương hay Huỳnh Thúc Kháng,… chắc không phải do ông kiến trúc sư tây vẽ. Cũng có thể chỉ là nhà nghỉ mát cho gia đình ở Sàigòn, lâu lâu lên Đà Lạt chơi nên không xây cất to lớn. Hình như mình có kể về ông tây này, đã thiết kế những căn biệt thự tại Đà Lạt xưa, rất đẹp. 

Sau này, thời đệ nhất Cộng Hoà, bổng nhiên có một thế hệ kiến trúc sư trẻ Việt Nam xuất hiện, thiết kế các công trình ở Đà Lạt rất đẹp, khá tân tiến và hiện đại cho vùng Đông Nam-Á thời ấy như chợ Đà Lạt, Giáo Hoàng Học Viện, trường Võ Bị Quốc Gia, viện đại học Đà Lạt,…

Thường thì văn học và nghệ thuật nói lên tư duy của người dân, trí thức trong hoàn cảnh hiện tại và những viễn kiến cho tương lai. Việt Nam Cộng Hoà, thời ông Diệm như một thời đại khai phóng, mở đường cho một Việt Nam mới hiện đại, sau khi dành lại độc lập. Nhờ đó mà kiến trúc và nghệ thuật thời ấy khá mới mẻ, đầy sáng tạo. Cộng thêm các nhà trí thức và văn nghệ từ Bắc di cư vào nam, tạo ra một nguồn lửa văn học và nghệ thuật rất đặc biệt và còn ảnh hưởng đến ngày nay, vẫn tồn tại trong người Việt.

Mình thấy tấm ảnh rất đẹp. Chụp trên đường Nguyễn Thái Học, gần đường lên Nhà Lao, nơi mẹ mình bị nhốt tại đây gần 6 tháng thời Tây. Cặp trai gái Đà Lạt trong tấm ảnh, chắc đang bàn về tương lai, sở hữu một căn nhà như biệt thự của bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai, nằm trên đường Trần Quốc Toản mà khi xưa đi học, mỗi ngày đều chạy qua đây. Nhưng muốn đến căn nhà, phải làm sao qua hồ nước. Một thử thách của đời người. Bơi qua hồ hay đi vòng cầu Ông Đạo Trần Văn Lý. Có người cho biết là biệt thự mang tên “Trang Hai”, chắc mang tên tiệm dược khoa mang tên Trang Hai Dược Cuộc của bà Nguyễn Thị Hai.
Tấm ảnh này có lẻ khi mới được xây cất thời Tây, trước năm 1922, cùng thời với khách sạn Palace. Khi tây về nước, người Việt mua lại rồi làm vũ trường, nhà hàng. Mình nhớ hồi nhỏ có vào đây một lần với ông cụ khi có bạn ở đâu đến chơi, ngồi ngoài vườn, uống nước cam vàng dưới mấy cây thông khiến mình mê căn nhà này. Thấy tên tiệm là “Au Cabaret”. Sau này bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai, ở Sàigòn mua lại rồi cho xây thêm một gian bên tay trái, tương đối đẹp hơn trước. Thấy lạ, mặt tiền này hướng về hướng Bắc của Đà Lạt, có lẻ vì vậy mà họ xây cửa sổ cao hơn mấy cánh cửa ra vào, vì cái mái nhà và veranda che khuất ánh sáng.

Hình này cho thấy sau khi được xây thêm một phần bên tay trái, cái lan-can trên lầu 2, được phá đi chỉ còn chỗ phòng ngủ chính đi ra veranda, để đứng ngắm hồ Xuân Hương. Dựa trên ảnh trên thì mình đoán căn nhà được nới rộng thêm về hướng BẮc, so với bức tường của nhà bếp. Do đó họ làm một dàn Pergola để nói hai phần mới và cũ. Hướng bắc thêm nhìn ra hồ nên họ làm cửa sổ sát trần nhà để có cái nhìn rộng hơn về hồ Xuân Hương. Phần bên trái được xây thêm, mình đoán là cửa ra ngoài, cũng là cầu thang lên lầu gần đó, có cửa sổ tròn, không biết có phải nhà tắm tại đây hay không.
Có lẻ không có đất, địa thế trên đồi nên phần cho người làm ở và nhà bếp được xây dính liền. Thường thì mấy biệt thự lớn ở Đà Lạt, có xây phần của gia nhân ở phía sau như nhà của bác sĩ Lương ở đường Phan Chu Trinh thì phải. Cầu thang đi xuống đường Trần Quốc Toản, có lẻ được xây khi còn thời làm nhà hàng “Au Cabaret” để khách có thể đến thay vì đi vòng lên con đường phía sau lên kho bạc, nơi mà có vụ cướp xe ngân hàng của ông Nguyễn Tấn Đời, năm mình học 3ème hay Seconde thì phải. Mỗi lần chạy ngang con đường này, là mình hay liếc vào cổng căn nhà mộng mơ của tuổi trẻ.

Họ cho phá xập hết căn nhà ít nhất cũng trên 90 năm vì năm 1932 có lũ lụt thì hình ảnh cho thấy chưa được xây. Đường Trần Quốc Toản chỉ là con đường nhỏ. Một di tích lịch sử của hồ Xuân Hương. Có người cho mình thấy tấm ảnh chụp trước năm 1932, thấy căn nhà hai tầng này. Xin cảm ơn. Mình viết theo ký ức nên nhiều lúc không chính xác, bác nào thấy sai thì cho biết để em cập nhật hoá.
Đây tấm ảnh của một người tại Đà Lạt, mới gửi cho mình. Mình có tấm ảnh này nhưng không để ý. Hình này chụp trước năm 1932 vì cái đập-đê ngay chỗ Thuỷ Tạ (chưa được xây), đã thấy căn biệt thự có chấm đỏ. Cảm ơn người Đà Lạt đã chỉ cho. Theo giải thích thì năm 1922, khách sạn Palace được xây xong thì đã thấy căn biệt thự này rồi. Có thể là nhà của quản lý khách sạn Palace vì rất sơ sài.
Theo chú thích của anh người Đà Lạt, tấm ảnh trên vào năm 1932, khi khách sạn Du Parc vừa được xây xong (chấm xanh đậm) còn chấm đỏ là biệt thư sau này mang tên Trang Hai, chỉ hai gian nhà như tấm ảnh nhà hàng “au Cabaret”. Xem tấm ảnh này thì hoá ra khu bị lũ lụt năm 1932, nằm phía bên kia cầu Ông Đạo. Mình lại đoán phía bên nhà hàng Thanh Thuỷ. Để hôm nào, mình rảnh sẽ sửa lại. Không nhớ bài nào. Chán Mớ Đời 

Nhìn từ bên kia hồ sang (đường Nguyễn Thái Học). Phía sau căn nhà này là đường chạy lên bưu điện. Vấn đề là nới rộng ra nhưng xe chạy vào chợ vẫn phải đi qua cầu Ông Đạo nhỏ bé, vẫn gây ùn tắc. Chán Mớ Đời 
Xong om

Năm 1971-1972 mình đi bộ từ khu Hòa Bình tới Adran mỗi ngày cũng đi ngang ngôi nhà này và vài nhà khác trước khi leo lên những bậc thang Dalat Palace rồi xuống dốc xuống Adran, cũng mơ ước và thắc mắc ai là chủ những ngôi nhà trong mơ này.

Nhờ Sony NguyenUsa - Hoàng Tử Bé Đà Lạt - Le Dalat Petit Prince'S Me, mới biết chủ ngôi nhà là dược sĩ Nguyễn Thị Hai, chủ nhân viện bào chế Trang Hai, bà Hai cũng là dân biểu Nguyễn Thị Hai. Dược sĩ Hai cũng dính dáng xa gần với cô trình dược viên Nguyễn Thị Mai Anh (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BB%8B_Mai_Anh) là phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước khi cô lấy chồng, nghĩa là bà Hai là big boss và giàu có từ hồi bà Thiệu còn là con gái, hồi còn Tây mà đã làm chủ viện bào chế dược phẩm. (Dũng Le)

Bùng binh hồ Xuân Hương ngày nay. Chắc chụp trước rạp xi-nê Ngọc Lan, chỗ quán phở ngày xưa, bãi đậu xe Honda cho khán giả xem xi-nê. Mình nhớ có leo lên đây với ông cụ một lần khi về thăm Đà Lạt. Đó là lần cuối mình đi chơi với ông cụ. Lần sau về thì ông cụ yếu. Xong om

Năm 1995, khi mình thiết kế một dự án du lịch của tập đoàn Tân Gia Ba, phát triển khu Dankia. Tập đoàn này mướn công ty mình thiết kế khách sạn Equatorial ở Sàigòn. Mình có nghĩ về sự phát triển Đà Lạt trong tương lai. Theo mình thì Đà Lạt nên dời hệ thống hành chánh và kinh tế về Bảo Lộc, cũng thuộc tỉnh Lâm Đồng, cận Sàigòn, Long Khánh hơn là phải chạy thêm 150 cây số. Long Khánh, khi về Sàigòn, mình có chạy qua khi lên Đà Lạt, xa Sàigòn một tị, nên xây phi trường quốc tế để không gây kẹt xe tại sân bay trong Sàigòn.

Du khách quốc tế hay nội địa từ phi trường ở Long Khánh, có thể lên Bảo Lộc nhanh. Phi trường Liên Khương nhiều khi bị mây mù nên khó đáp xuống, làm trễ nải du lịch. Trong khi đó, cho phát triển các trung tâm du lịch và khách sạn cho du khách đến Đà Lạt về phía Đức Trọng, Tùng NGhĩa hay Đơn Dương vì du khách có thể đi tắm biển ở Ninh Chữ, Cà Ná, Phan Thiết hay Nhà Trang. Sáng đi chiều về, hay ngược lại vẫn hưởng được cái lạnh của Đà Lạt. Rau cải trồng xung quanh Đà Lạt như ở Tùng Nghĩa,..

Du khách đến Đà Lạt bằng xe buýt điện từ Đức Trọng, Trại MÁt, Đơn Dương lên trong ngày rồi chiều về lại. Biến Đà Lạt thành một thành phố như ở Thuỵ Sĩ với những phong cảnh, kiến trúc như ở Thuỵ Sĩ, sẽ làm du khách mê và trở lại. Tha hồ mà cho mướn phong cảnh Đà Lạt để các hãng phim quốc tế ở Á Châu mướn, khỏi đi qua Thuỵ Sĩ. Mình làm việc hai năm tại Thuỵ Sĩ, thấy hao hao Đà Lạt nên nghĩ sau này, có về Đà Lạt, sẽ thiết kế theo khung cảnh Thuỵ Sĩ nhưng vẫn giữ tâm hồn của Đà Lạt.

Các khách sạn sẵn có tại Đà Lạt thì trùng tu lại, nâng cấp lên, giá cao hơn. Ở Hoa Kỳ, muốn ngủ qua đêm các trung tâm du lịch, người ta phải đặt phòng trước cả năm hay 2 năm vì giới hạn phòng và giá rất cao, ít tiện nghi.

Các trung tâm du lịch trên núi tại Hoa Kỳ hay âu châu, thường họ không cho xe cộ vào nhiều quá. Đậu phía ngoài rồi đi xe buýt chở vào. Chỉ có những người sinh sống ở trong thì có thể vào hay các khách sạn sang trọng, đắc tiền. Dùng tiền du khách để tu bổ lại Đà Lạt. Đà Lạt sẽ thu hút du khách ngoại quốc nhiều hơn như Hội An. Nếu mình không lầm, ngày nay chỉ có đường Minh Mạng là còn chút gì của Đà Lạt xưa, từ khúc Nguyễn Biểu đi xuống chỗ quẹo. Không gian vẫn còn chút gì của Đà Lạt khi xưa.

Mai mốt, họ đập phá khu dinh tỉnh trưởng xong thì sẽ làm thịt luôn các khu phố xung quanh. Mình không rõ dự án xây khách sạn trên đồi dinh tỉnh trưởng, có thiết kế thêm về chỗ đậu xe cho du khách hay không. Mình chỉ nhớ là có lần ở Sàigòn, một anh bạn học cũ với đồng chí gái, dẫn mình đi ăn cưới con của một người bạn học cũ. Đến một nơi có đến 10 sảnh để tổ chức một lúc 10 đám cưới thì không có bãi đậu xe dưới hầm hay đâu cả. Phải chạy qua khu nhà dân, nhờ họ coi xe, trả tiền họ. Dưới hầm thì khó vì nước. Mình đọc tài liệu thì nước sông Sàigòn dâng mỗi năm mấy cm.

Khi xưa, mỗi lần có chợ Tết, mình thấy kẹt xe hơi rất nhiều ở dưới chợ. Nay dân đông gấp 3, 4 lần và thêm xe cộ nhiều thì Chán Mớ Đời.

Thật ra, người tây phương cũng lầm lẫn rất nhiều khi kiến thiết lại đô thị của họ sau đệ nhị thế chiến. Sau này, họ khám phá ra những lỗi lầm của họ nên đã thay đổi. Mình đi khắp âu châu khi xưa, nên có dịp viếng các trung tâm đô thị bị bom, chiến tranh tàn phá để xem thành phố nào đã tái thiết lại. Có lẻ chúng ta nên rút kinh nghiệm của họ để phát triển Đà Lạt thay vì đọc mấy cuốn sách cũ mèm từ 100 năm qua về thiết kế đô thị, để áp dụng kiến trúc xã hội chủ nghĩa sai lầm của thế giới vào Đà Lạt. Chán Mớ Đời 

Mình nghe nói là họ sẽ đóng cửa đèo Prenn để nới rộng con đường lên Đà Lạt để khỏi bị kẹt xe. Con đường đèo này, được xem là đẹp nhất Việt Nam. Adieu Đà Lạt. 

Làm như vậy để không phát triển Đà Lạt quá tải sẽ hết thu hút du khách. Du khách ngoại quốc đến Việt Nam, họ thích biển hơn là núi rừng vì xứ họ đã lạnh rồi. Hè chỉ muốn ra biển tắm nắng. Do đó muốn thu hút du khách thì Đà Lạt phải có đặc trưng về nét gì đó tương tự Hội An được thế giới biết đến vì Phố Cổ. Du khách nội địa thì chỉ đến vào các dịp Tết,… sau đó thì dân cư Đà Lạt ngáp ruồi, hay bị nhiễm Covid như mấy tuần lễ sau Tết nên chặt chém, làm 3 tháng sống 1 năm như các trung tâm du lịch gần biển ở âu châu.

Các tỉnh ở Đức quốc, bị bom đạn trong thời đệ nhị thế chiến. Ngày nay, người đức họ cho xây lại như xưa với kỹ thuật ngày nay. Đi viếng mấy chỗ này rất đẹp. Ngay Luân Đôn bị Đức quốc Xã dội bom, mình làm việc ở Luân Đôn được hai năm, đi đến những nơi được xem bị bỏ bom thì thấy vẫn như xưa, không có gì thay đổi cả.

Đà Lạt chỉ có xe buýt chạy bằng điện hay đi bộ trong thành phố. Trồng thêm hoa Anh Đào như ở Nhật Bản. Mấy phố như đường Minh Mạng, Hàm Nghi, Tăng Bạt Hổ sẽ như các thành phố nhỏ của Thuỵ Sĩ trên núi. Du khách trả tiền trước ở khách sạn nên không cần bán vé hay soát vé gì cả. Nay thì xong om. Chán Mớ Đời 

Đây là một thí dụ: thành phố Dresden của Đức quốc, khi xưa, quân đội đồng minh, dội bom gần như nát bấy nhưng họ vẫn xây lại như xưa thay vì huỷ bỏ, xây cái mới, rẻ hơn. Phố xá cho đi bộ, không có xe hơi chạy qua.
Hình ảnh thành phố Dresden năm 1968 và sau khi thống nhất được Tây đức bơm tiền để sửa chửa lại hết để người đức trở về. Khi tường Bá Linh sụp đỗ thì người Đông đức bỏ chạy hết qua Tây đức. 
Hình ảnh năm 1983, đông Đức (cộng sản) đói không có tiền tu sửa lại đến khi thống nhất, Tây đức bỏ tiền kiến thiết lại. May là bọn tư bản không dãy chết nếu không thì những ngôi nhà cũ khi xưa của Đức quốc sẽ không bao giờ được xây sửa lại, làm viện bảo tàn tội ác tư bản.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn