Showing posts with label Kinh tếđịa. Show all posts
Showing posts with label Kinh tếđịa. Show all posts

Trợ giúp người Ukraine bảo vệ tự do

 Tuần trước, Bút Nhóm Lửa Việt, qua chương trình Mục Vụ Không Biên Giới (Ministry Without Borders)  nhờ mình gửi $2,000 qua Ukraine cho một người Ukraine, được giới thiệu qua vài người Việt, từng du học tại Ukraine, nay định cư tại Hoa Kỳ. Và $3,000 cho linh mục Trí Phạm, lên đường qua Âu Châu để giúp các người Ukraine tỵ nạn. Sau đó, mình đi chơi với đồng chí gái nên chưa có cập nhật hoá tin tức từ Ukraine.

Linh mục Trí đã đến Âu châu và làm lễ cho người tỵ nạn Ukraine.
Đây là hình ảnh từ Ukraine và thư cảm ơn của họ, kêu gọi chúng ta đừng bỏ rơi họ trong công cuộc chống xâm lăng của ngoại bang.

Sau đây là những hình ảnh và thư cảm ơn của người Ukraine

Rất cảm động khi thấy họ chụp hình với logo của Mục Vụ Không Biên giới




Lá thư của họ được dịch sang việt-ngữ:


Cảm ơn các bạn đã và đang cùng chiến tuyến và ở bên cạnh chúng tôi.

 

Cảm ơn Mục Vụ Không Biên Giới với những giúp đỡ rất thiết thực và nhanh chóng của tất cả quí bạn. Ngân khoản mà anh Hoàng Sơn gởi đến rất hiệu quả. Vợ chồng chúng tôi đã quyết định ở lại Thủ Đô Kyiv. Nơi mà tiếng nổ của hỏa tiễn, đạn pháo kích nỗ liên tục và chung quang chúng tôi. Quân đội Nga đang tìm cách tàn sát và phá vỡ tất cả những gì chúng tôi Yêu Thương và kính trọng nhất Trong thời gian qua, anh chị Tiến – Quỳnh Hoa (người bạn ngày xưa đã sống tại thành phố này) – đã giới thiệu linh mục Hoài Chương, anh Hoàng Son và Mục Vụ Không Biên Giới. Chúng tôi đã nhận được từ các bạn $2,000 và hứa sẽ tiếp tục trợ giúp chúng tôi. Trong tuyệt vọng của chúng tôi và của dân tộc Ukraina, thì quí ví và Cộng Đoàn Thế Giới đã và đang là niền Hỵ Vọng và Yêu Thương bằng lời nguyện và hiện kim.

 

Trong nhiều ngày qua, thủ đô Kyiv đã giới nghiêm vì hỏa tiễn và đạn pháo kích của quân đội Nga, nên chúng tôi không ra ngoài được. Ngày hôm nay chúng tôi đã tìm và mua những thực phẩm cần thiết. Mang tới cho cảnh sát quận Golosievskoe. Họ đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh và tiêu diệt các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích của Nga đang tìm mọi cách để đột nhập và thành phố. Thêm vào đó chúng tôi phân phát cho những gia đình có con nhỏ và người già yếu... đang sống trong các nguyện đường, nhà Hát, các đường hầm của xe lửa và bãi đậu xe. Xin nhận nơi đây lời cảm tạ và thành kính biết ơn.

 

Quân đội Nga mang xe tăng, tàu chiến, tên lửa, đạn pháo... đến quê hương và dân tộc chúng tôi. Họ loan truyền giải phóng nhưng thực sự họ tạo nên Ly Tán, tàn phá, chết và bi thương không kể hết được. Cộng Đồng Thế Giới và Mục Vụ Không Biên Giới đã và đang giúp chúng tôi chiến đấu cho Yêu Thương, sống và sẵn sàng Chết trong Yêu Thương và Tương Lai của dân tộc Ucraine và Hoà Bình của Thế Giới. Xin đừng bỏ chúng tôi

            Ps. Cha hoài chương, anh hoàng sơn, AC – Tiến Hoa, khi ngồi viết đến các bạn các giòng chữ này – thì tiến nỗ của đán pháo và tên lửa rơi không xa hầm trú này. Xin Cha một lời nguyên nhé. 

-- 



Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Mục vụ không biên giới!  

Hôm nay, chúng tôi một lần nữa tiếp tục sứ mệnh cung cấp những thứ cần thiết nhất cho những người cần nó nhất.  Chúng tôi đã đến thăm sở cứu hỏa của quận Obolonskyi của Kyiv và mua xúc xích, patê , cá hộp, thịt hộp, bánh quy,  bánh kẹo và đồ dùng một lần để những người cứu hộ , những người hiện đang dập lửa suốt ngày đêm, cảm thấy rằng chúng ta đang ở bên họ.

Logo của Mục Vụ Không Biên Giới mà người nhận tiền đã chụp hình để cảm ơn.

 Đội trưởng lực lượng cứu hộ-cứu hỏa Dmitry rất cảm kích vì sự giúp đỡ này, ông chỉ yêu cầu thêm một chiếc tủ lạnh khác, vì những gì chúng tôi cho sẽ đủ dùng trong vài ngày. 

Chà, chúng tôi không quên về những kỳ công của họ.

 Cũng trong ngày hôm nay, chúng tôi đã mua được một số loại thuốc cho tim, chống stress, hiện đang thiếu hụt.  Chúng tôi bắt đầu phân phối những loại thuốc này với số lượng nhỏ để mọi người có đủ.  Những người được phát thuốc vô cùng cảm kích và gửi lời cảm ơn to lớn đến Mục vụ không biên giới.  Điều quan trọng nhất là việc giúp Ukraine như vậy được đánh giá là một bước nhảy vọt để tiến tới hòa bình.  

Cảm ơn Cha !  Chúc Cha được nhiều may mắn!  ông Tiến ơi xin ông chuyển tới Đức Thánh Cha từ tất cả người dân Ukraine những lời tri ân và lời cầu nguyện bình an cho cuộc sống con người.


Đó là những gì mình nhận được tuần này. Nếu nhà chị muốn đóng góp để giúp người dân Ukraine tỏng biến cố này thì liên lạc với:

Welcome to Lua Viet
Enter 

How to contact Lua Viet

E-mail:luaviet@luaviet.org 
Snail Mail:Lua Viet Youth Association 
P.O. Box 349 
Marlboro, NJ 07746-0349
Make a donation with 

paypal.me/luaviet

Donate through PayPal Giving with NO FEEs to Lua Viet

PayPal Giving

Chấm dứt một cuộc tình Thái-Việt

 Dạo thằng con học tiểu học, có chơi thân với một tên gốc Mít và Thái. Bố nó là người Thái, mẹ nó cũng là người Thái nhưng gốc Việt. Nghe nói có một cộng đồng người Việt tại Vọng Các. Trong hồi ký của ông Trần Trọng Kim có đề cập đến vấn đề này. Mình có ông Dượng, gốc Bắc kỳ, năm 1945, chạy tản cư với gia đình, ông lạc sang Thái Lan, lấy vợ Thái bên đó, đến khi liên lạc được với bố mẹ, di cư vào nam, nên đem 4 đứa con về Việt Nam. Có lần ở Luân Đôn, mình vào tiệm ăn tàu, nổi tiếng món vịt quay ngon nhất thủ đô Anh quốc, gặp chị phục vụ viên, nói tiếng Việt giọng Bắc cực chuẩn, tự xưng sinh tại Thái Lan. Mình sinh tại Đà Lạt, mới qua Tây mấy năm đã quên lú tiếng Việt. Chán Mớ Đời 

Bạn thằng con họ Bạch như gia đình thầy Bạch Thái Hà, chắc có máu làm ăn của gia đình Bạch Thái Bưởi vì rất giàu. Kể sau. Bố mẹ nó đặt tên Johann, họ Bạch nên đi học, thầy cô gọi Johann Bach như nhạc sĩ nổi tiếng của Tây Âu, chỉ có điều là hắn chơi nhạc rất tồi. Hai đứa chơi thân nên có trò ngủ nhà bạn. Mỗi lần thằng con ôm áo quần qua nhà thằng bạn ngủ, về nhà là cứ u chau, u chau… 

Chúc các bác gái một ngày phụ nữ đòi quyền sống như mấy cô đại diện Corona

Được gia đình bạn cho ăn uống mệt thở, không hà tiện như ở nhà mình. Nhà lại to, 1 phòng ngủ to hơn cả cái nhà của mình. Nhà họ ở khu Orange Park Acres, nghĩa là lô đất nhà tối thiểu trên một mẫu Anh quốc. Vợ chồng mình được mời đến nhà chơi một lần thì thất kinh vì nhà to hơn cái đình. Dạo ấy mà nhà đã có màn ảnh ghép ở lại to trên tường để xem đá banh. Độ 9 cái màn ảnh 35 inches ghép lại, nhà mình có một cái 27 inches được xem là hạnh phúc rồi. Họ có riêng phòng tập tạ, máy chạy bộ đủ trò, to hơn cả căn nàh của mình. Viếng nhà người ta xong mình thấy thẹn quá, không biết làm sao mà có thể làm giàu như họ. Đành nói với đồng chí gái là kiếp sau, anh ráng làm giàu như người ta. Mụ vợ kêu kiếp sau, gặp anh là tui băng qua đường tránh đụng anh. Chán Mớ Đời 

Họ nhờ có quốc tịch Mỹ và Thái nên xuất cảng đồ về Việt Nam và Thái Lan từ lâu. Không hỏi rõ vụ này. Họ chỉ kể là làm xuất nhập cảnh thức ăn của xứ này qua Mỹ rồi mua đồ gì bên này bán lại cho hai xứ bên kia. Giàu nức nở. Sau này, lớn lên hai đứa học khác trường trung học. Mình cho con học trường trung học ở Villa Park còn họ thì cho con học trường ở Anaheim Hills, gần nhà họ hơn.

Hôm trước, buồn đời mình chạy ngang khu Orange Park Acres để xem nhà cửa xây cất tới đâu rồi. Khi xưa, mình mê mua nhà khu này nhưng mụ vợ chê khu này, kêu hàng xóm xa cách quá. Nay ở nhà hàng xóm bên cạnh, chả gặp ai cả. Lâu lâu gặp, hỏi mấy câu trời mưa nắng xong là chạy. Sau 15 năm thì nhà cửa được xây cất lại rất nhiều. Khu này đất rộng nên dân giàu, có nuôi ngựa để cởi vòng vòng sau nhà hay trước nhà. Xưa kia là nhà như nông trại nay thì toàn là biệt phủ hết.

Chạy qua nhà thằng Johann thì thấy bà mẹ nó đứng trước nhà nên dừng lại hỏi thăm. Bà cho biết thằng con nay đi làm kỹ sư, còn ông chồng thì ly dị rồi. Mình không muốn hỏi thêm, định cáo từ nhưng buồn đời hay sao bà ta kể. Ông chồng về Thái Lan, có em chân dài nào túm cổ nên ông ta đòi ly dị, để đem cô ta sang. Ra toà thì bà ta gốc Việt nên hơi keo kiệt, mướn luật sư rẻ nên bị luật sư của ông chồng cãi hay nên ông chồng giữ căn nhà to đùng, còn bà thì lấy căn nhỏ hơn cho thuê khi xưa.

Như hiểu được sự ngơ ngơ ngáo ngáo của mình, bà ta kể tiếp. Trước khi dọn ra, bà ta mua mấy ký tôm về ăn rồi còn dư thì bà ta lấy cái gậy bằng nhôm để móc màn cửa sổ của mỗi phòng. Mấy ống này tròn, làm bằng nhôm nên ở trong rỗng. Bà ta lấy cái đầu ra rồi nhét võ tôm và tôm còn dư và những tình cảm yêu thương sâu đậm cho kẻ nội thù vào mấy cái ống rồi đậy nắp lại. Nhà từ trên xuống dưới nhất là phòng khách có mấy cái màn đẹp tuyệt vời của bà mua đặt bên Thái Lan đem về, đều được thiết bị các con tôm Thái Lan. Sau đó bà ta ca bản Capri! C’ est Fini!

Bà ta giao chìa khoá cho luật sư rồi ông chồng và cô bồ mới dọn vào. Được vài hôm thì bốc mùi. Ông chồng kêu thợ diệt chuột đủ trò đến. Tốn mấy ngàn đồng mà mùi hôi không bay đi, xịt mấy lít nước hoa CoCo Channel đủ trò nhưng hôi vẫn hoàn hôi. Ông chồng quyết định bán nhưng khách thấy nhà đẹp nhưng vừa mở cửa vào là chạy mất dép. Để cả năm không bán được nên bà ta nhờ luật sư, hỏi có thể xét lại tiền bạc chia ra sao thì bà ta lấy lại căn nhà. Nhà trị gía đâu 5 triệu nhưng bà ta điều đình sao đó chỉ trả có $500,000. Kinh

Giấy tờ xong xuôi thì bà ta cho thợ lấy mấy cái màn đem quăn hết, cho sơn phết lại nên hết ngửi mùi tôm chết theo cuộc tình hữu nghị 30 năm.

Hôm nay là ngày 8 tháng 3, ngày phụ nữ thế giới. Em kể lại đây để mấy bác nào có chồng về Việt Nam, kiếm em chân dài, đòi lấy luôn căn nhà của mấy bác thì nên chơi đòn cô gái Thái Lan gốc Việt Nam. Kinh

Còn mấy bác trai thì sau 3 năm, vào quốc tịch các em chân dài đá mấy bác, thì dùng chiêu này để lấy lại căn nhà mà mấy bác đã bỏ công sức, lao động để mua.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Gặp gỡ 2 phụ nữ trong tuần

 Tuần này, chạy xuống gần Temecula để xem một cái vườn bơ mà chủ muốn bán. Mình có quen một bà chuyên viên địa ốc, tên Angela. Cứ lâu lâu gọi mình hỏi mua cái này cái nọ. Mình thì nghe ai bán nhà bán cửa thì chạy di xem liền dù không có tiền. Mụ vợ mình cứ la, không tiền mà cứ đòi đi mua nhà.

Càng già càng ít đòi hỏi. Khi xưa ra đường cái gì cũng muốn nhìn hết, nhất là mấy cô nay thì chỉ nghe đến nhà đất thì mình mới hồ hởi chạy đi. Hoá ra vườn bơ nằm cạnh cái làng phật tử ông thầy Nhất Hạnh tu. Đứng trên đồi, thấy bên kia thung lũng là làng tu. Thấy họ làm rất đẹp, có đường cho xe chạy lên đồi,…vài cái nhà nhỏ dưới các bóng cây lớn.

Mình gặp chủ vườn thì hỏi chuyện thêm về cách ông ta trồng trọt, chăm sóc vườn ra sao. Hoá ra ông ta còn theo cách xưa, chưa cập nhật hoá kỹ thuật mới như mình vừa xin tiền chính phủ thực hiện năm ngoái. Nhìn các vườn xung quanh thì họ đã bỏ trồng bơ (nước đắt tiền) và đa số trồng ổi, it tốn nước hơn. Nước vùng này đắt lắm. Vườn mình còn độ 4 mẫu chưa được khai thác, mình tính trồng thêm cây ăn trái khác, ít tốn nước nhưng nay có người muốn mua để xây 80 căn nhà.

Mình hỏi ông ta tiền nước bao nhiêu một năm, ông ta kêu $60,000, mình đoán là $70,000/ năm. Ông ta chỉ có 11 acres, xem như 55% của vườn mình. Lúc mình mới mua thì tốn nước độ $40,000-$50,000/ năm. Sau mình thay đổi hệ thống tưới, làm lại hoàn toàn với tiền của chính phủ nên bớt 40% tiền nước nên dễ thở hơn. Nay chỉ trả độ $25,000-$30,000 cho mỗi năm. Vấn đề chính là áp suất của nước hơi lộn xộn, thay đổi theo độ cao. Xung quanh có nhiều nhà vườn nên khi họ tưới vườn của họ sẽ khiến giảm áp suất nước. Chỉ có 90 PSI khi không có các vườn bên cạnh tưới nên khi trời nóng vào mùa hè là mệt, không tưới được hết vườn là chết cây, trái rụng.

Mình xem lời lỗ của ông ta ra sao thì thấy ông ta thua non nên phải bán. Ông ta thú thật là mua cái vườn này rẻ từ 3 năm nay nhưng phải chặt cây ngắn lại như mình đang làm nên thu nhập không nhiều. Ông ta nói có người đã trả giá ông ta muốn bán. Mình hỏi sao không ký thì ông ta kể là còn đợi mình và một người khác. Thật ra, họ trả giá mà phải đợi mượn tiền ngân hàng thì khó mà bán. Ngân hàng ít khi cho mượn tiền để mua đất nhất là khi họ xem Financial statement.

Mình mời bà chuyên viên đi ăn. Khu này thì có mấy sòng bài của người da đỏ nên mời bà ta vào sòng bài gần đó tên Pala ăn cho chắc ăn. Mỹ da trắng làm ăn chung với các bộ lạc người da đỏ, họ mua đất thì xem như tự trị, không phải đóng thuế lợi tức, mở sòng bài, giàu to. Bác nào ở Cali, lập gia đình với một người da đỏ là giàu. Mua nhà mua đất, làm ăn đứng tên người phối ngẫu, khỏi đóng thuế nhà đất, lợi tức gì cả.

Ngồi ăn, bà ta kể đang gặp khó khăn, đang mua một Mobile home ở San MArcos. Giá đâu $320,000, làm chủ đất luôn chớ không trả tiền đất mỗi tháng. Mình nói nếu bà không mua thì mình mua cho thuê, trả tiền huê hồng cho bà ta. Tiền thuê nghe bà ta nói độ $2,300/ tháng. Để xem có duyên hay không. Nghĩ lại nhà cửa sắp banh-ta-lông nên thôi. Mình nghe ông chủ trên 80 tuổi, gần đất xa trời, nên tính sẽ thương lượng trả 10% còn 90% ông ta cho vay. Khỏi mượn tiền ngân hàng gì cả. Mình không hiểu tại sao bà ANgela, không chịu đi đường này. Bà ta tham nên cộng thêm tiền Huê Hồng vào cái nợ nên gặp khó khăn vì giả định sẽ sai lệch rất nhiều. Khi tham người ta chỉ nghĩ đến số tiền nhận được mà không nghĩ cách binh khác.

Hôm kia, đi ăn cơm trưa, mình nghe tên bạn làm thẩm định giá cả nhà cửa thì hắn cho biết là ngân hàng kêu hắn xem trị giá của mấy nhà mà người chủ nhà không trả tiền vì Covid-19, dân tình không trả tiền nên chủ nhà không có tiền để trả nên ngân hàng định kéo. Có lẻ mình sẽ bán nốt căn nhà ở xa, rồi rồi giữ tiền đợi nhà xuống rồi tính. Có tên bạn nói bỏ vào I-bonds.

Từ hai tuần nay, có một cô gốc Việt đến dự họp Toastmasters. Cô ta cho biết lý do muốn gia nhập vì sắp sửa đi phỏng vấn công việc. Cô ta kể là học về Sinh Vật Kỹ NGhệ nhưng rồi thích làm trong gánh xiếc nên bỏ nghề kỹ sư đi theo đoàn xiếc trình diễn. Lấy ông chồng người Mỹ, làm công nghệ thông tin nhưng muốn viết phần mềm để dạy trẻ con học.

 Cô gốc Việt này chắc bị bố mẹ la nhiều vì không theo học làm kỹ sư hay bác sĩ như bố mẹ mong muốn, lại đi làm xiếc. Đại dịch xẩy ra nên không làm ăn gì được. Cô ta mới làm YouTube rồi lên tiếng tại sao người á đông rất khó được chọn các vai. Cô ấy nêu lên sự kỳ thị đối với các nghệ nhân da màu, không ngờ các nghệ sĩ của các cộng đồng khác cũng lên tiếng, khiến cô ta được mời tham dự các buổi nói chuyện và có công ty muốn mướn cô ta nên cần tập nói trước công chúng. Mình phục cô này vì dám đi ngược lại trào lưu của người Mỹ gốc việt tại Hoa Kỳ. Xong om

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Sông Cờ Đỏ, giúp Trung Cộng làm bá chủ Á Châu

 Mình xin giới thiệu một bài viết của bác sĩ Ngô Thế Vinh của Liên Đoàn Biệt Cách Nhảy Dù khi xưa, một chuyên gia về Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mình quen anh ta, trước đại dịch, hay gặp mỗi tháng với mấy anh bạn khác để bàn về vấn đề cứu nguy đồng bằng sông Cửu Long. Anh ta nghiên cứu rất lâu về vấn đề này, có đi xem địa thế của con sông này từ bên tàu.

VIỄN CẢNH 2022: TUNG HOÀNH VỚI SÔNG CỜ ĐỎ: TRUNG QUỐC ĐANG VẮT KIỆT NGUỒN NƯỚC CỦA CHÂU Á

Dẫn Nhập _Các dân tộc sống trên lục địa Châu Á ở hạ lưu các dòng sông từ Tây Tạng và Trung Quốc chảy xuống, trên 1,6 tỉ người này đã phải gánh chịu hết cả thiệt hại kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp và môi trường các hạ vực đã bị thoái hóa dần dần suốt nhiều thập niên qua trong khi Trung Quốc hưởng hết ích lợi nhờ thủy điện vì trên thượng nguồn họ xây hàng trăm con đập, tàng trữ hàng trăm tỉ mét khối nước, giam hãm 90% phù sa và thay đổi toàn diện dòng chảy môi sinh trên toàn lưu vực. Nhưng tham vọng Trung Quốc chưa dừng lại, Trung Quốc đã bắt đầu xây một đại công trình mang tên Sông Cờ Đỏ, dài trên 6.180 km để hàng năm chuyển dòng lấy 60 tỉ mét khối nước ngay từ nguồn không cho xuống hạ lưu sông Mekong, Salween và Brahmaputra. Sông Cờ Đỏ của Trung Quốc là một mối đe doạ tiềm tàng to lớn, với khả năng gây ra tội ác cho nhân loại – imminent threat to humanity. Trung Quốc tránh không ký bất cứ một hiệp ước hợp tác sông ngòi quốc tế nào, để họ đơn phương thực hiện những tham vọng của mình. Không một siêu cường nào trên thế giới ngạo mạn khai thác dòng nước bất chấp cuộc sống của bao nhiêu triệu cư dân hạ lưu như thế.  Việt Ecology Foundation

Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù,  đối với các quốc gia hạ nguồn. [1]

Hình 1: Quốc gia Tây Tạng, nơi phát xuất những con sông lớn của Châu Á: (1) Dương Tử, (2) Hoàng Hà, (3) Indus, (4) Sutlej, (5) Yarlung Tsangpo – Brahmaputra, (6) Irrawaddy, (7) Salween, (8) Mekong. [nguồn: Bản đồ cập nhật của Michael Buckley, Meltdown in Tibet,Palgrave MacMillan 2014] [3]

CƠ THỂ HỌC CÁC CON SÔNG LỚN CHÂU Á

Các con sông lớn như mạch sống của toàn Châu Á đều bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng, còn được mệnh danh là Cực Thứ Ba của Trái Đất. 

_ Đông Tây Tạng: phía đông là khởi nguồn của hai con sông lớn hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Trung Quốc: (1) sông Dương Tử6.500 km dài nhất Châu Á chảy về hướng đông theo suốt chiều ngang lãnh thổ Trung Hoa tới Thượng Hải – Shanghai, (2) sôngHoàng Hà thì chảy về hướng bắc rồi chuyển sang hướng đông tới Thiên Tân – Tianjin, và cả hai cùng đổ ra biển Trung Hoa.

_ Tây Tây Tạng: phía tây bắc, là (3) sông Indus và (4) sông Sutlej chảy về hướng tây nam và giao thoa với ba con sông khác để hình thành vùng châu thổ Punjab giữa hai nước Ấn và Hồi. Phía tây nam là (5) sông Yarlung Tsangpo là “con sông cao nhất thế giới”, với các ghềnh thác xuyên dãy Hy Mã Lạp Sơn, rồi chảy qua Ấn độ, Bhutan và Bangladesh, con sông đổi tên là sôngBrahmaputra trước khi đổ vào Vịnh Bengal, Ấn Độ Dương. 

_ Nam Tây Tạng: phía nam là ba con sông (6) sông Irrawaddy và (7) sông Salween chảy xuống Miến Điện theo hướng bắc nam trước khi đổ vào Biển Andaman. Riêng con (8) sông Mekong chảy qua nhiều quốc gia  với nhiều tên khác nhau, từ Tây Tạng: có tên Dza-Chu có nghĩa “nguồn nước của đá”, tiếp tục chảy về hướng nam băng qua những hẻm núi sâu của tỉnh Vân Nam với tên Trung Hoa là Lan Thương Giang / Lancang Jiang “con sông xanh cuộn sóng”qua đến biên giới Lào Thái mang một tên khác Mae Nam Khong “con sông mẹ”, xuống Cam Bốt lại mang một tên khác nữa Tonle Thom “con sông lớn”, cuối cùng chảy qua Việt Nam mang tên Cửu Long với hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu đổ ra Biển Đông trước kia bằng chín cửa sông, nhưng nay chỉ còn bảy. [Hình 1] 

TÂY TẠNG KHÔ HẠN CHÂU Á CHẾT

Và cũng dễ hiểu tại sao, bằng mọi giá Trung Quốc phải chiếm cho bằng được Tây Tạng – vùng cao nguyên chiến lược vô cùng quan trọng, giàu có về nguồn nước, phong phú về tài nguyên thiên nhiên – đó cũng là “định mệnh sinh học – biological destiny”của Tây Tạng, một quốc gia nhỏ bé với chưa tới 1,5 triệu dân bản địa (thống kê 1965, dân số gốc Tây Tạng 1,321,500; Leo A. Orleans, The China Quarterly Jul-Sep, 1966) và đang bị Hán hoá, người Tây Tạng nay đã trở thành thiểu số ngay trên đất nước mình. 

Phải chứng kiến tốc độ tàn phá sinh cảnh Tây Tạng, ngay nơi đầu nguồn,  các con sông lớn Châu Á đang bị Trung Quốc khai thác một cách triệt để với những đập thuỷ điện, cùng với nạn phá rừng tự sát / suicidal deforestation, tới các kế hoạch khai thác hầm mỏ đại quy mô, gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện tượng biến đổi khí hậu với khí thải từ các nhà máy đốt nhiên liệu hoá thạch đang gây hiệu ứng nhà kính khiến khối băng tuyết tưởng như vô tận nơi cực thứ ba trái đất đang nhanh chóng bị đẩy lùi và tan rã.

Cũng để thấy rằng, những con sông Châu Á từng nguyên sinh trong thế kỷ trước thì nay đã biến dạng suy thoái và không còn như xưa nữa.

Cảnh tượng ấy khiến Đức Dalai Lama đang lưu vong phải thốt lên lời kêu cứu và ông đã chọn ưu tiên bảo vệ môi sinh thay vì những vấn đề chính trị nóng bỏng. Trong một lần gặp gỡ với Đại sứ Hoa Kỳ Timothy Roemer ở New Delhi, thủ đô Ấn Độ vào tháng 8/2009, Đức Dalai Lama nói rằng:   

"Lịch trình chính trị có thể hoãn lại 5-10 năm nhưng cộng đồng quốc tế cần tập trung quan tâm tới biến đổi khí hậu trên Cao nguyên Tây Tạng: khối băng tuyết đang tan rã, nạn phá rừng, và ô nhiễm nguồn nước do những dự án khai thác hầm mỏ, là những vấn đề cấp thiết, không thể chờ đợi."[nguồn: Wikileaks Cables, the Guardian 10 Aug. 2009]

Bắc Kinh xác nhận là sẽ xây thêm các con đập thuỷ điện lớn trên thượng nguồn sông Yarlung Tsangpo – Brahmaputra, trước khi con sông xuyên quốc gia ấy chảy sang Ấn Độ, Bhutan và Bangladesh. Brahmaputra là dòng sông huyết mạch của ba quốc gia này.  

Khi các công trình hoàn tất, tổng công suất / total capacity của những con đập thủy điện trên Cao nguyên Tây Tạng sẽ “nhiều lần lớn hơn” công suất con đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam): 22.500 megawatts, lớn nhất thế giới trên sông Dương Tử.

Hình 2: Bích chương của Hội Phụ nữ Tây Tạng:Hâm Nóng Toàn Cầu trên Cao nguyên Tây Tạng; Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết. [3]

Cho dù đang có những mối lo âu về sự tồn vong của quê hương Tây Tạng nhưng Đức Dalai Lama rất quan tâm tới những vấn đề chung của nhân loại. Ông nói tới vấn đề môi sinh rất sớm với tầm nhìn xa và trong mối tương quan toàn cầu và “phải làm sao giữ xanh hành tinh này, qua thông điệp nhân Ngày Môi Sinh Thế Giới / World Environment Day [ngày 05.06.1986]:

“Hòa bình và sự sống trên trái đất đang bị đe dọa bởi những hoạt động của con người thiếu quan tâm tới những giá trị nhân bản. Hủy hoại thiên nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là do hậu quả của lòng tham lam và thiếu tôn kính đối với sự sống trên hành tinh này... Chúng ta dễ dàng tha thứ cho những gì đã xảy ra trong quá khứ do bởi u minh. Nhưng ngày nay do hiểu biết hơn, chúng ta phải duyệt xét lại với tiêu chuẩn đạo đức là phần gia tài nào mà chúng ta thừa hưởng, phần nào chúng ta có trách nhiệm sẽ truyền lại cho thế hệ mai sau."[3]

SÔNG CỜ ĐỎ / HỒNG KỲ HÀ 红旗河 
MỘT KHỦNG LONG CỦA BẮC KINH

Từ mấy thập niên qua, ai cũng đã biết Trung Quốc đã và đang xây thêmhàng trăm đập thủy điện trên khắp các dòng sông với những hồ chứa nước khổng lồ, ngăn chặn phù sa làm đảo lộn toàn hệ sinh thái, tác động đến sinh kế của bao nhiêu triệucư dân dưới nguồn. 

Nay tiến thêm một bước đột phá nữa, Trung Quốc đang có thêm một kế hoạch vĩ mô / mega project, vô cùng táo bạo – khai mở một con sông nhân tạo: Sông Cờ Đỏ / Red Flag River, lớn nhất thế giới xuyên lưu vực, kết nối với mạng lưới sông thiên nhiên của Châu Á, nhằm chuyển nước về hướng Bắc củng cố nền an ninh nguồn nước – cũng là nguồn an ninh lương thực của Trung Quốc. Với dự án Sông Cờ Đỏ dài 6.180 km này, Trung Quốc hàng năm sẽ giành thêm được 60 tỉ mét khối nước – có nghĩa là các quốc gia khác sẽ mất đi lượng nước sinh hoạt thiết yếu này.

Không tham khảo với các quốc gia láng giềng,có thể nói Trung Quốc với hơn 1.4 tỉ dân đã đơn phương khai mào một trận chiếnmôi sinh không tiếng súng và sẽ gieo hoạ cho 1,6 tỉ người thuộc các dân tộc lân bang chung sống với họ trên lục địa Châu Á.

Sông Cờ Đỏ có tham vọng chuyển 60 tỉ mét khối nước hàng năm tương đương với 21% lượng nước đầu nguồn hàng năm tại ba con sông xuyên quốc gia / transnational rivers: Mekong, Salween và Brahmaputra. Lượng nước quý giá này chính là nguồn sống, sinh kế của các dân tộc Nam Á, và Đông Nam Á vẫn phải dựa vào số nước ấy sẽ được chuyển tới vùng Tân Cương – Xinjiang phía bắc và tây bắc Trung Quốc.

Dự án Sông Cờ Đỏ xuyên lưu vực này sẽ gây chấn động dư luận nơi các quốc gia lân bang – đặc biệt là Ấn Độ, quốc gia có dân số đông thứ hai chỉ sau Trung Quốc. 

Những nước dưới hạ nguồn sẽ phải rất quan tâm trước một viễn tượng có thể khó lường. Do Tây Tạng có nước chảy xuống là nhờ mưa và tuyết tan khi trời ấm, mức nước và lưu lượng sẽ cao nhất từ tháng hai cho đến tháng bảy, cho 70% tổng số nước cả năm, khi đó là thời gian tối ưu cho con Sông Cờ Đỏ dựa vào thế năng và động năng cao để chuyển dòng và chiếm đoạt nhiều nước nhất. Các nước hạ lưu cùng lúc đó lại đang vào mùa khô, vì thế sau khi Sông Cờ Đỏ hoạt động, hạn hán giáng xuống hạ lưu chắc chắn sẽ khắc nghiệt hơn nữa. Lúc đó họ chỉ còn biết dựa vào lòng tử tế của Trung Quốc, điều mà người Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, Việt Nam đã từng được nếm trải. 

Vì thế Sông Cờ Đỏ của Trung Quốc đã tiềm tàng một mối đe doạ to lớn, gần như tội ác cho nhân loại – imminent threat to humanity. Trung Quốc đã tránh không ký bất cứ một hiệp ước hợp tác sông ngòi quốc tế nào, để họ không bị ràng buộc có thể đơn phương thực hiện những tham vọng của mình. Không một siêu cường nào trên thế giới ngạo mạn khai thác dòng nước bất chấp cuộc sống của bao nhiêu triệu cư dân hạ lưu như thế.  

Riêng Việt Nam thì sao?  Vẫn là sự im ắng “truyền thống” cho dù Sông Cờ Đỏ sẽ lấy nước sông Mekong từ ngay nơi đầu nguồn.

Trung Quốc “vĩ đại” theo nhiều ý nghĩa, thể hiện cho tinh thần Đại Hán ấy trong quá khứ đã có Vạn Lý Trường Thành, là một trong bảy kỳ quan của thế giới. Nay với tiến bộ khoa học kỹ thuật, Trung Quốc còn thực hiện thêm những công trình mới có tầm vóc thế giới: đập thuỷ điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử lớn nhất thế giới, và nay Sông Cờ Đỏ sẽ là con sông nhân tạo chuyển dòng lấy nước cũng lớn nhất thế giới với chi phí tốn kém nhất thế giới. Đây là một đại công trình làm thay đổi cả diện mạo của lục địa Châu Á. Với sẵn nguồn nhân lực, với quyết tâm và có khả năng kỹ thuật cao, Bắc Kinh có thể dư sức thực hiện Dự án Sông Cờ Đỏ này. Nhưng với cái giá nào phải trả của các quốc gia lân bang thì không được Bắc Kinh quan tâm tới.

Hình 3a: Sông Cờ Đỏ với Dự án chuyển nước vĩ mô “tam tung, tứ hoành / ba dọc, bốn ngang”; (a) đường đen mỏng: các dòng sông lớn; (b) đường đen đậm: Sông Cờ Đỏ và hai nhánh chính nối với các con sông thiên nhiên trong dự án chuyển nước nối lưu vực nam-bắc của Trung Quốc; (c) đường đen đậm đứt quãng gần: đường dẫn nước nam-bắc trong Dự án Chuyển Nước Nam-Bắc / SNWTP / South-North Water Transfer Project; (d) đường đen đậm đứt quãng xa: trong kế hoạch thực hiện. [nguồn: Bản đồ của Genevieve Donnellon-May và Mark Wang trên The Diplomat Oct. 7, 2021, với thêm ghi chú tiếng Việt của người viết] 


Hình 3b: GS Vương Hạo (Wang Hao), Chủ tịch Nhóm Chuyên gia trong cuộc Hội thoại về “Sông Cờ Đỏ” – một dự án vĩ đại của Trung Quốc – đã ngạo mạn phát biểu: “Ít nhất trên quy mô ngàn năm / thiên niên kỷ, Dự án Sông Cờ Đỏ sẽ đem lại những lợi ích vượt xa hơn là những tác hại.” 

LỊCH SỬ SÔNG CỜ ĐỎ VỚI “TAM TUNG TỨ HOÀNH”

Dự án này được soạn thảo bởi “nhóm nghiên cứu S4679” của Đại học Thanh Hoa / Tsinghua ở Bắc Kinh – được so sánh như một Harvard của Đông phương; do giáo sư Vương Hạo / Wang Hao là kỹ sư trưởng của Viện Nghiên Cứu Tài nguyên Nước và Thuỷ điện của Trung Quốc.

Sông Cờ Đỏ là một hệ thống thuỷ lợi với dòng chảy trọng lực / gravity flow water diversion system, lấy nước từ các con sông trên cao nguyên Tây Tạng [được mệnh danh là “nóc của thế giới” với độ cao trung bình 4.500 m trên mặt biển], dẫn vào một đường kênh chính / main channel đưa nước tới vùng Tân Cương / Xinjiang khô cằn – có khả năng “biến Tân Cương thành một California Made in China xanh tươi trù phú”, đồng thời cũng dùng con sông nhánh Chunfeng dẫn một lượng nước khổng lồ vào lưu vực Turpan tới vùng bắc Tân Cương. [Hình 3a,b] 

Công trình thuỷ lợi Sông Cờ Đỏ còn đem nước tới Tân Cương và các tỉnh phía tây bắc như Cam Túc / Gansu, Ninh Hạ / Ningxia. Các tỉnh này nếu có nguồn nước sẽ trở thành một vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước. Ước tính là lượng nước cung cấp cho các tỉnh tây bắc sẽ nhiều hơn lưu lượng nước hàng năm của con sông Hoàng Hà / Yellow River đổ ra biển. Dự án này sẽ tạo thêm được 13,3 triệu hectares diện tích canh tác ở Tân Cương và thêm 130.000 km2 các ốc đảo / oasis xanh tươi ở vùng tây bắc Trung Quốc. 

Ngoài những lợi ích về canh nông kể trên, Sông Cờ Đỏ còn bảo đảm an toàn nguồn nước cho Trung Quốc. Với Kế hoạch Dự án Chuyển Nước Nam-Bắc / SNWTP / South-North Water Transfer Project, Trung Quốc tạo được một mạng lưới nước / water grid system có tên là “tam tung tứ hoành / 三纵四横 / ba dọc bốn ngang”:

Tam tung / sanzhong / ba dọc: là 3 tuyến dẫn nước từ nam lên bắc; 2 tuyến trung và đông đã hoàn thành, tuyến tây đang triển khai. Khi tuyến phía tây này hoàn tất, sẽ có 17 tỉ mét khối nước được chuyển từ thượng nguồn sông Dương Tử sang sông Hoàng Hà ngay từ trên cao nguyên Tây Tạng, có khả năng phục sinh con sông Hoàng (Hà) đang bị cạn kiệt.  

Tứ hoành / siheng / bốn ngang: là 4 dòng sông chảy từ tây sang đông là: Hoàng Hà (Yellow river), Hoài Hà (Huai river), Dương Tử (Yangtze river) và Hải Hà (Haihe river) 
Hệ thống “Tam Tung Tứ Hoành” này sẽ bảo đảm cung cấp nguồn nước cho thủ đô Bắc Kinh và các thị trấn lớn vùng bình nguyên phía bắc Trung Quốc. 

Ngoài ra, Sông Cờ Đỏ còn có thêm hai kênh sông Hồng Duyên / Hongyan Hà dẫn nước đến Diên An / Yan’an phía bắc tỉnh Thiểm Tây / Shaanxi, và sông Mạc Bắc / Mobei dẫn nước vào Nội Mông và cả Bắc Kinh. Cũng qua kênh sông Mạc Bắc, Sông Cờ Đỏ cung cấp nguồn nước cho vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, và qua nhánh sông Hồng Duyên cung cấp nước cho lưu vực Tứ Xuyên / Sichuan Basin. [Hình 3a,b]

Đây là một bức tranh quy hoạch thuỷ lợi cực lớn –không chỉ tạo ra một hệ thống cấp nước mới cho vùng tây bắc Trung Quốc mà còn kết nối với hệ thống mạng lưới nước quốc gia để có "bảo đảm kép" về mặt chiến lược cung cấp nguồn nước cho Bắc Kinh và vùng bắc Trung Quốc[1]

VẪN BIỆN HỘ CHO TRUNG QUỐC

Rồi ra, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu vẫn có một số vị tiến sĩ hay trí thức khoa bảng trong và cả ngoài nước – sẽ hành xử như những luật sư tự nguyện bào chữa cho Bắc Kinh rằng: Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc. Họ vẫn chỉ biết dựa vào một con số đơn giản, cho rằng chỉ có 16% số lưu lượng sông Mekong đổ xuống từ Trung Quốc. Và nay, Sông Cờ Đỏ có lấy thêm đi mấy phần trăm % của con số 16% ấy thì nạn hạn hán nếu có xảy ra cũng không phải lỗi Trung Quốc.

Thực tế vào mùa khô khi nước khan hiếm nhất, lượng nước từ Trung Quốc xuống Mekong lên tới 40% và 70%, gấp hai tới bốn lần hơn con số họ cố ý trích dẫn. [nguồn: https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/china-eyes-its-next-prize-mekong]

Và người ta vẫn có thể tự ru ngủ mà bảo rằng: tranh chấp nước “trên nguồn – dưới nguồn / upstream – downstream” bấy lâu vẫn là chuyện bình thường, ngay cả giữa các địa phương trong cùng một quốc gia. 

Có cần nhắc với họ không là năm 2016, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã phải lên tiếng cầu cứu xin Trung Quốc xả nước từ con đập Cảnh Hồng / Jinhong để cứu đại hạn nơi ĐBSCL lúc đó, và cuối cùng cũng không đạt hiệu quả nào! 


Hình 4: trên, Hạn hán khắc nghiệt nơi ĐBSCL năm 2016, khiến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó phải lên tiếng cầu cứu Trung Quốc cho xả nước từ hồ chứa đập thuỷ điện Cảnh Hồng nhưng không đạt hiệu quả nào; dưới, Cái bắt tay “hữu nghị” của Tập Cận Bình – lúc đó là Phó Chủ tịch TQ và TT  Nguyễn Tấn Dũng tháng 12/2011. [nguồn: trái, VN Express 3/11/2016] 

SÔNG CỜ ĐỎ VỚI TRÁI TIM BIỂN HỒ VÀ ĐBSCL

Tuy dự án Sông Cờ Đỏ S4678 không được công bố chính thức nhưng chắc chắn sẽ gây ra sự quan tâm rộng rãi. Cao nguyên Tây Tạng vốn được coi là một vùng sinh thái trù phú nhưng cũng rất mong manh và dễ bị tổn thương. 

Sông Cờ Đỏ chắc chắn làm giảm thêm nguồn nước của các con sông xuyên quốc gia – trong đó có sông Mekong. 

Rõ ràng, Sông Cờ Đỏ sẽ đem lại cho Trung Quốc một thứ “siêu quyền lực” bá chủ về nguồn nước  / hydro-hegemony trên toàn Châu Á, với “quyền sinh sát tắt mở vòi nước” theo ý mình – nhất là khi Bắc Kinh muốn cho các nước nhỏ “một bài học” – vẫn nói theo ngôn từ của Đặng Tiểu Bình. 

Ngoài nước lớn là Ấn Độ, có đủ sức đối trọng với Trung Quốc, hầu như chưa có các quốc gia hạ nguồn nào khác chính thức lên tiếng – Riêng với Uỷ Ban Mekong Việt Nam – 23 phố Hàng Tre Hà Nội, cách ĐBSCL hơn 1.600 km, thì vẫn là sự im lặng hay hoàn toàn bị động. 

Vẫn với một khuôn mẫu hành xử bấy lâu, chưa bao giờ Bắc Kinh muốn chia sẻ thông tin / hay muốn thực lòng tham khảo với các quốc gia hạ nguồn về dự án Sông Cờ Đỏ S4679, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng huỷ hoại lâu dài đối các dòng sông xuyên quốc gia này. 

Theo ước tính của hai tác giả Genevieve Donnellon-May / Đại Học  Singapore và Mark Wang / Đại học Melbourne, thì Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù,  đối với các quốc gia hạ nguồn. [1]

_ Tình trạng “đói lũ” ở ĐBSCL đã xảy ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Lũ – mùa nước nổi xuống ĐBSCL, phụ thuộc chính vào lượng nước mưa từ thượng nguồn sông Mekong. Nếu mưa ít ở lưu vực trên / upper basin, kéo theo nạn thiếu nước trong hàng trăm các hồ chứa thuỷ điện, thì khi tới mùa mưa nước sẽ bị chặn lại trong các hồ chứa – thay vì lượng nước mưa ấy ồ ạt theo dòng sông xuôi chảy xuống hạ lưu. Hậu quả là sông Mekong sẽ thiếu nước, gây tình trạng hạn hán trên toàn hệ thống sông rạch. 

_ Do đó sẽ rất ngây thơ để bảo rằng 16% lưu lượng nước từ Trung Quốc là không đáng kể, và cho rằng các hồ thuỷ điện không tiêu thụ nước. Nhưng khi các hồ thuỷ điện thiếu nước, phải cần thời gian lâu để tích trữ lại lượng nước thiếu vào chuỗi các hồ chứa, những hồ chứa đập thuỷ điện đã “phá vỡ cả một chu kỳ điều hợp thiên nhiên kỳ diệu” của con sông Mekong. Không còn lũ cao / hay đỉnh lũ trong mùa mưa để con sông Tonle Sap có thể chảy ngược dòng vào Biển Hồ, tăng diện tích Biển Hồ lên gấp 5 lần (từ 2.700 km2 mùa khô tới 16.000 km2 mùa mưa). Biển Hồ được ví như một biển dự trữ nước ngọt thiên nhiên khổng lồ tiếp nước cho cả hai vùng châu thổ Tonle Sap / Cam Bốt và ĐBSCL / Việt Nam trong cả hai mùa mưa nắng.  

Một con sông sinh thái / river ecosystem không đơn giản chỉ có nước mà phải là một dòng chảy bao gồm các sinh vật / biotic (như cây cỏ, rong tảo, sò ốc tôm cá), những vi sinh vật / microorganisms cùng với những vật thể phi sinh khác / abiotic (như cát sỏi phù sa), tất cả cùng tương tác với nhau như một cơ thể sống.   

Tác hại của chuỗi đập thủy điện và nay với thêm Con Sông Cờ Đỏ không chỉ cướp nguồn nước mà còn huỷ hoại hệ sinh thái của con sông: chặn nguồn phù sa trong các hồ chứa – mà phù sa là yếu tố bấy lâu bồi đắp tạo dựng nên vùng đồng bằng châu thổ từ hàng bao ngàn năm. Nay cũng nguồn nước ấy khi xuống tới ĐBSCL do “bị đói phù sa”, đã dẫn tới một tiến trình đảo nghịch: thay vì bồi đắp, thì nay lại “ăn đất” gây sạt lở không chỉ các bờ sông mà cả suốt chiều dài 800km vùng ven biển.  

_ Rồi còn phải kể tới nạn đất lún do lạm dụng khai thác tầng nước ngầm, cùng với ảnh hưởng của “biến đổi khí hậu” hâm nóng toàn cầu, nước biển dâng, với các hiện tượng El Niño và La Niña khiến các vùng châu thổ là dễ bị tổn thương nhất – trong đó có ĐBSCL, và tất cả đã làm đảo lộn mọi dự đoán về thời tiết thuỷ văn để có thể kịp thời đối phó! 

TRUNG QUỐC VẪN LỐI HÀNH XỬ CÔN ĐỒ

Tháng 2 năm 1972, khi TT Nixon viếng thăm Bắc Kinh, bắt tay với Mao Trạch Đông dọn đường cho một Trung Quốc mở cửa; rồi tiếp theo đó với chính sách “Đổi Mới” của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng vươn lên như một siêu cường, theo cái nghĩa “nước lớn bá quyền”, và chính Đặng Tiểu Bình đã từng giáng cho Việt Nam một bài học bằng trận chiến tranh đẫm máu nơi biên giới phía bắc (1979). 

Và rồi như một chính sách nhất quán, Bắc Kinh đã có một lối hành xử rất côn đồ từ Biển Đông (với Hoàng Sa Trường Sa và với Đường Lưỡi Bò), vào tới đất liền chiếm đoạt nguồn nước, luôn luôn hăm doạ và bắt nạt các “tiểu quốc / nước bé”, bất chấp mọi trật tự và luật pháp quốc tế.

Bằng chứng là mới đây vào tháng 10/2021 Trung Quốc đã ngang nhiên từ chối ký một “hiệp ước chia sẻ nước / water sharing treaty” với các quốc gia hạ nguồn. [1]

Chia sẻ thông tin, chấp nhận đối thoại chân thành, điều mà các chuyên gia thuỷ học Trung Quốc có thể dễ dàng làm nhưng đối lại vẫn là sự vô cảm.  Không đối thoại, không có tham khảo, trên mọi dự án lớn liên quan tới toàn vùng, cho dù Bắc Kinh biết rằng cách hành xử ấy sẽ tạo nên những mối quan hệ căng thẳng nhưng họ vẫn bất chấp. Với Trung Quốc ngày nay, chỉ có một tiếng nói của sức mạnh. Cuộc đấu tranh để sinh tồn có thể dẫn tới cuộc chiến tranh vì nước ngay trong thế kỷ 21 này

NGÔ THẾ VINH 
Mekong Delta 1995 – 2022

 

THAM KHẢO:

  1. _ What’s Behind China’s Latest Mega Hydro-Engineering Project. Genevieve Donnellon-May, Mark Wang. The Diplomat Oct 07, 2021. 
    _ Red Flag River and China Downstream Neighbors. Genevieve Donnellon-May, Mark Wang. The Diplomat Oct 23, 2021.

  2. Đồng Bằng Sông Cửu Long và Những Bước Phát Triển Tự Huỷ Hoại. Ngô Thế Vinh. Việt Ecology Foundation May 01, 2018 vietecology.org/article/article/299

  3. Mùa Xuân Tây Tạng và Câu Chuyện Những Dòng Sông. Ngô Thế Vinh. Việt Ecology Foundation. Jan 20, 2017 vietecology.org/article/article/197

  4. Thoi Thóp Trái Tim Biển Hồ, Miền Tây Đau Thắt Ngực. Ngô Thế Vinh. Việt Ecology Foundation. Nov 7, 2015 vietecology.org/article/article/122



Sự thật về y khoa và dinh dưỡng đương đại

 Năm 2014, bác sĩ Gary Fettke, Úc Đại Lợi, bị hội đồng y khoa National AHPRA (Australian Health Practitioner's Regulation Agency) Medical Board, lên án: cho rằng ông ta không có thẩm quyền, khuyên bệnh nhân của ông ta về dinh dưỡng. Mình xét lại thì đúng vì có hỏi mấy người bạn bác sĩ thì được biết, họ chỉ học đâu mấy tiếng đồng hồ trong giáo trình y khoa ở đại học.

Cuộc tranh cãi này, đòi rút bằng kéo dài đến 4.5 năm, đưa nhau ra quốc hội Úc để điều trần, điều tra. Cuối cùng thì hội đồng này, ngưng chỉ trích hay kiện cáo ông bác sĩ Fettke. Nhất là họ xin lỗi bác sĩ này vì đã sai. Có lẻ vụ tai tiếng, kiện cáo này đã gây ảnh hưởng thị trường cho các công ty thực phẩm rất nhiều.

Bác sĩ Fettke chuyên giải phẫu chỉnh hình cho các bệnh nhân, đa số bị tiểu đường loại II, phải cưa chân,…. Ông ta bị ung thư khi còn rất trẻ phải qua các cuộc chữa bệnh này. Thông thường bị ung thư, không biết có sống lại sau cuộc giải phẫu. Ở Úc đại Lợi chỉ số người bị ung thư được lành bệnh cao nhất thế giới 2.3% còn Hoa Kỳ thì chỉ có 2.1%.

Năm 2012, bác sĩ Fettke lành bệnh ung thư nhờ theo chế độ đình dưỡng: ăn ít đường và tinh bột. Cuối cùng ông ta ngưng uống 10 thuốc chữa trị ung thư. Từ đó, ông ta tư duy đột phá, tin chắc là đã tìm ra vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường và ung thư. Ông cho rằng dinh dưỡng là điều tối quan trọng cho sự sống còn của con người như người xưa hay gọi: “bệnh tòng khẩu nhập , hoạ tòng khẩu xuất”.

Theo kinh nghiệm cá nhân, ông ta khuyên bệnh nhân nên theo cách dinh dưỡng mà ông ta đang theo: tiêu thụ ít đường và tinh bột. Ngày nay, người ta gọi Low Carb Healthy Fat (LCHF). Ông ta cứ lên tiếng hỏi bệnh viện, sao cứ tiếp tục cho bệnh nhân ăn tinh bột và đường khiến một người dinh dưỡng viên của bệnh viện, tố cáo ông ta lên hội đồng y khoa. Sự việc của bác sĩ Fettke, dám chống lại tập đoàn các công ty thực phẩm và các tín đồ tôn giáo cấm không ăn thịt,… khiến các khoa học gia nhảy vào và tìm ra nhiều nguyên do đưa đến bệnh béo phì và ung thư.

Đầu thế kỷ 20, tại Hoa Kỳ, bác sĩ Kellogg, một người ăn chay và theo giáo phái gì mình quên tên, Advantist thì phải, kêu gọi người Mỹ ngưng ăn thịt vì đưa đến tội lỗi về sinh lý như thủ dâm. Ông ta kêu gọi ăn chay, và thiên hạ đến trung tâm điều dưỡng của ông ta để trị bệnh. Em ông ta chế ra loại cereal mà khi xưa mình hay cho con ăn sáng nổi tiếng Kellogg, có chữ K màu đỏ to đùng. Đến đệ nhị thế chiến thì cereal được chế thêm đường.

Ông ta nhờ bà Abigail Carroll, cùng giáo phái Adventist với ông ta viết cuốn sách: “three square meals“, cho rằng nông dân bỏ vùng quê, ra thành thị làm việc, không có thì giờ nên ăn những món như điểm tâm đã làm sẵn, khỏi tốn thì giờ. Từ đó người Mỹ bắt đầu ăn các thức ăn đã được công nghệ hoá, biến chế. Xem các quảng cáo xưa thấy như ngày nay chúng quảng cáo cho con nít trong các chương trình thiếu nhi.

Khi ra điều trần, người ta khám phá ra một chuyên gia làm nhân chứng cho hội đồng y khoa APHRA, rất thân cận với Sanitarium Health Food Company. Giáo sư Mark Wahlqvist có chân trong hội đồng của Sanctuary Sanitarium dựa trên các nguyên lý cải thiện về sức khoẻ nhận được từ Thượng đế của nhà thờ Seventh-day Adventist do Ellen G White sáng lập. Bà này cho rằng trong vườn địa đàng có trái cây, đậu và hạt, những thức ăn tìm thấy trong vườn Eden, do Thượng Đế chỉ định thực phẩm cho con người bồi dưỡng.

Mình không phải công giáo nhưng nếu mình không lầm thì trên vườn địa đàng, con rắn đã quảng cáo cho ông Adam và bà Eva là ăn trái cây khiến hội bị đày xuống trần gian. Ngày nay, người ta vẫn tiếp tục sứ mệnh của con rắn, quảng cáo ăn trái cây dù là đã được ngâm thuốc để giữ cho vỏ bên ngoài tươi tốt đến cả năm trời.

Tết vừa qua, mình được dịp trải nghiệm vụ trái cây có thuốc và không có thuốc. Bà chị dâu buôn bán ở Phước Lộc Thọ, ghé nhà ăn Tết, thấy quýt của vườn mình ngon vì mọi người ép ra uống. Bà chị nói để chị ta đi rao hàng cho một ông nào bán quýt cho thiên hạ mua về cúng 3 ngày Tết. Hôm sau, chị ta đem về quýt của ông thần trong Phước Lộc Thọ. Quýt này rất to, chắc được nhập cảng từ Trung Cộng. Mình thấy hình như họ bỏ phẩm và chất sáp để cho vỏ quýt bóng láng.

Chị dâu giả thích ông ta không nhận bán vì vỏ quýt vườn mình không được bóng. Phải bóng láng thì thiên hạ mới mua cúng cho ông bà. Mình bóc ra một ăn không được vì có vị đắng. Để 6 ngày sau thì thất kinh vì cái vỏ trở lại màu xanh như mình đoán.  Kinh. Mình có kể trong bài “vỏ quýt dầy có món tay nhọn”.

Đây là kim tự tháp về dinh dưỡng. Các công ty thực phẩm lobby quốc hội Hoa Kỳ để ra chương trình dinh dưỡng như trên. Khuyến khích người Mỹ tiêu thụ tinh bột rất nhiều, sau đó là trái cây. Khi xưa, người ta ăn trái cây theo mùa, nay họ để giữ lạnh, đông lạnh để bán cả năm nên trái cây được hái rất sớm, không có chất dinh dưỡng thêm ăn khác mùa, không tốt. Sợ nhất là họ bỏ chất hoá học để trái tươi lâu ngày. Mình đã chứng thị được cảnh này khi viếng công ty mua bơ của vườn mình. Phải phải ngâm thuốc cho da bóng và để lâu ngày. Bơ là loại quả không chín cây, chỉ chín sau khi hái được 5 ngày.

Mình xin mở ngoặc ở đây. Lý do tại sao người ta quảng bá phải ăn trái cây vì hội đồng ẩm thực và các công ty thực phẩm họp nhau lại bàn cách để bán trái cây. Họ lobby quốc hội để đưa ra chương trình dinh dưỡng người Mỹ phải theo là mỗi ngày phải ăn trái cây. Thường ông bà mình ăn trái cây theo mùa. Mùa hè thường có trái cây, theo thiên nhiên ăn trái cây có fructose, là đường, tạo ra chất béo để cơ thể có thể trữ tỏng người để sống qua mùa đông giá lạnh.

Mình đã kể về bệnh ung thư, cần sử dụng sinh tố C để diệt tế bào ung thư. Công thức hoá học của Sinh Tố C hơi tương tự Đường nên khi tế bào ung thư tưởng lầm, nên hấp thụ và sẽ bị diệt. Bên Đức quốc, họ chữa bệnh ung thư bằng cách cho nhịn đói và truyền sinh tố C. Ở bệnh viện USC , họ cũng chữa bằng cách cho nhịn đói các tế bào ung thư.

Chúng ta cứ nghe ăn trái cây, có kháng ô-xây-hoá, đủ trò nên cứ mua. Khi xưa, mình cũng nghe như vậy nên ăn trái cây ná thở đến khi mua cái vườn, đi học nghề làm nông dân thì thất kinh. Mùa đông như dạo này, chỉ ăn trái cam hay quýt và bơ. Nhất là ăn bơ, ít đường nhiều HDL. Khi một giáo sư cầm trên tay, nói cho cả lớp biết là quả táo đã được hái từ 9 tháng 18 ngày trước đây mà vẫn còn tươi. Họ lại nghĩ ra câu: “mỗi ngày ăn một trái táo, sẽ xa lánh bác sĩ” để bán táo. Nếu xem táo và chuối được quảng cáo rất nhiều thì có rất nhiều đường. Đừng tin những gì bọn con buôn nói, hãy đọc kỹ những gì sơn đen kể. Chán Mớ Đời 

Hôm tết, mình được thử nghiệm, quýt mua từ Phước Lộc Thọ, to đùng, của Trung Cộng. Được ngâm thuốc màu vàng. Sau mấy ngày thì mình thấy vỏ trở màu xanh lại, ăn không được vì đắng. Thiên hạ lại chê quýt của mình, hữu cơ. Chán Mớ Đời 

Bà Ellen G White thành lập công ty thực phẩm Sanitarium Health Food Company và cuối thế kỷ 19; cho rằng:  "The Health Food Business is to supply the people with food which will take the place of flesh meat, milk and butter." Giáo sư Wahlqvist, từng là chủ tịch hội đồng của Australasian Nutrition Advisory Council (ANAC), hổ trợ bởi công ty Sanitarium Health Food Company,..

Bác sĩ Fettke, bị tố cáo bởi Australian Breakfast Cereal Manufacturers Forum (ABCMF), dưới cái ô của Australian Food and Grocery Council (AFG), #cereal4brekkie.

Lý do là số lượng bán cereal giảm rất nhiều. Nhóm #cereal4brekkie gồm Nestle, Kellogg’s, Freedom Foods and Sanitarium, cộng tác với Dietitians Association of Australia (DAA).

Mình có xem một phim tài liệu, kể các công ty thực phẩm, mướn các khoa học gia, tham dự các buổi thuyết trình về thức phẩm trong đại học hay ở ngoài. Mình hay xem các lớp giảng của đại học y khoa San Francisco. Họ chỉ cần đặt vào câu hỏi rất khéo sẽ định hướng dư luận có cái nhìn sai ngay. Họ phỏng vấn một ông về hưu. Ông ta giải thích đủ trò. Cho thấy các quốc gia hiện nay, được các công ty đa quốc gia điều khiển từ trong bóng tối.

Sau khi ông ta điều trần tại quốc hội thì hiệp hội y sĩ Úc, cấm không cho ông ta nói với bệnh nhân về dinh dưỡng. Lý do là ông ta không có bằng về dinh dưỡng.

Bác sĩ ngày nay, phải theo thủ tục đưa ra bởi hội đồng y sĩ cho nên chúng ta không nên tin hoàn toàn vào những gì bác sĩ nói. Có một ông bác sĩ bên Anh quốc, kể là trong vòng 20 năm, ông ta phải nói với bệnh nhân những gì không muốn. Lý do là ông ta cũng bị bệnh như vậy. Cuối cùng ông ta khám phá ra là ngưng ăn đường và tinh bột giúp ông ta chữa được bệnh tiểu đường. Từ đó, ông khuyên bệnh nhân ngưng ăn tinh bột và đường.

Ở Nam Phi, giáo sư Timothy Noakes, cũng lâm vào chung trường hợp. Chỉ khác là ông ta bị đưa ra toà. Ở Hoa Kỳ, có một ông bác sĩ chữa bệnh ung thư, bị cảnh sát sách nhiễu, hội đồng y khoa đòi rút bằng ông ta vì không chữa theo 3 phương pháp của hội y sĩ Hoa Kỳ cho phép. Một bệnh nhân ung thư sẽ đem lại cho nhà thương và bác sĩ trung bình $500,000/ người. Do đó, người Mỹ bệnh ung thư phải chạy qua Mễ để chữa trị hay bên Âu châu.

Người ta hỏi các bác sĩ chữa bệnh ung thư nếu họ hay người thân, bị ung thư, họ có khuyên hay tự uống thuốc ung thư ngày nay. Chỉ có 28% trả lời là có. Chán Mớ Đời 

Cách người ta theo phương pháp dinh dưỡng Keto, họ kêu gọi đừng ăn đường, khoai tây, bánh mì, cơm,..

Kim tự tháp về dinh dưỡng của Hoa Kỳ đã khiến người Mỹ bị bệnh béo phì vì ăn tinh bột và đường quá nhiều. Ngày nay, có phòng trào ăn thịt và không ăn tinh bột mà họ gọi dinh dưỡng Keto.

Ngày nay, mình chỉ ăn mỗi ngày một bữa “One Meal a Day” (OMAD) theo một ông bác sĩ nhật cho khoẻ. Khỏi lo vụ ăn uống. Thường mình ăn trưa nhưng khi có bạn mời thì mình không ăn trưa, để bụng ăn tối. Chỉ buồn là không ăn bánh tây nữa. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


Ai giàu ba họ, ai khó ba đời

Dạo mình học lớp 11B có môn lịch sử Hoa Kỳ, nói đến dòng họ Van Der Bilt, giàu có nhất một thời ở Hoa Kỳ nhờ vào đầu tư ngành vận tải hàng hải và khuếch trương hệ thống xe lửa xuyên bang. Như người ta hay an ủi kêu ai giàu 3 họ ai khó 3 đời. Đến đời cháu của ông ta thì không còn gì cả, bao nhiêu tài sản của ông ta để lại đều bay hết vì con cháu, đóng thuế tài sản, chia chác rồi tiêu hết trong khi dòng họ Rockerfeller, cùng thời, tuy giàu ít hơn dòng họ Vanderbilt thì ngày nay gia tài kết xù của ông ta để lại, đến nay là đời thứ 6 lại gia tăng gấp mấy lần lúc ông ta qua đời.

Tại sao hai dòng họ nói trên, có kết cục khác nhau: một gia đình sau 3 đời thì sạch hết tiền và một gia đình thì sau 6 đời lại tiếp tục giàu hơn? Lý do là Hoa Kỳ có luật thừa kế mà chính phủ đánh thuế 55% hay nhiều hơn. Trong vòng 9 tháng, hậu duệ phải kiếm tiền để trả cho sở thuế. Điển hình con của ông Fullerton và bà Inge, phải bán tháo nhà trong thời gain nhà đang xuống để có tiền đóng thuế.

Khi không có tiền mặt trên 55% trị giá tài sản thì phải bán nhà cửa, và tài sản công ty làm ăn để đóng thuế trong vòng 9 tháng sau khi người ấy qua đời. Đó là chưa kể con cháu tranh dành tài sản, kiện tụng làm bay hết. Do đó người giàu ở Mỹ phải mua bảo hiểm nhân thọ, để khi họ nằm xuống thì con cháu có thể lấy tiền bảo hiểm để đóng thuế, tránh trường hợp, con cháu phải bán nhà cửa, công ty để trả thuế thừa kế.

Đó là thời trước khi ông Bush con lên làm tổng thống. Dạo ấy, chính phủ chỉ cho khấu trừ tài sản của cha mẹ để lại là 1 triệu đô. Tài sản nhà cửa kiêm luôn cơ sở làm ăn mà trên 1 triệu đồng thì sẽ bị đánh thuế. Thí dụ: ông bà A qua đời để lại một căn nhà trị giá $300,000 và một tiệm sửa xe, có hai người con làm để nối nghiệp. Ông A tính là sau khi chết thì hai đứa con được lãnh mỗi người 50% của cái tiệm, còn con gái thì được căn nhà. Họ đã làm di chúc hết.

Vấn đề là cửa tiệm được đánh giá 1.5 triệu, xem như họ để lại tài sản 1.8 triệu. Dạo ấy, chính phủ miễn 1 triệu, họ phải đóng thuế 55% trên số tiền còn lại 800,000 (1.800,000 -1,000,000). Xem ra họ phải đóng 55% x 800,000 = $440,000. Vấn đề là con họ không có tiền nên phải bán. Nếu bán căn nhà thì còn thiếu $140,000 mà bán căn tiệm sửa xe thì sẽ mất cơ sở làm ăn của hai người con trai. Do đó ai có cơ sở làm ăn, phải cẩn thận. Tốt nhất là mượn tiền trên cửa tiệm và căn nhà để khi chết thì họ trừ tiền nợ vào tài sản, sẽ làm tài sản giảm và con cháu không đóng thuế.

Trước ông Bush lên làm tổng thống, ai chết để lại gia tài trên 1 triệu đô sẽ bị đóng thuế vì luật thừa kế có hiệu lực từ lâu, mà chính phủ quên lạm phát vì 1 triệu đô năm 1900, có giá trị nhiều gấp mấy lần năm 2000. Ông ta có ký một đạo luật cho phép năm 2023, người Mỹ được khấu trừ 11.2 triệu đô cho mỗi người, hai vợ chồng được 22.5 triệu. Ai có dưới 11.2 triệu thì không lo.

Vấn đề là vào năm 2025, thì luật nào bị loại bỏ và chính phủ đang cần tiền vì đã in quá nhiều trong vụ covid nên chắc chắn sẽ đánh thuế nhất là đảng Dân Chủ thắng vừa tổng thống, vừa quốc hội vào năm tới. Người giàu thì sẽ không đóng thuế vì họ có chiêu cua họ, được luật phấp do chính họ thành lập. Chỉ có người Mỹ bình thường là cong lưng ra đóng.

Thí dụ: một cặp vợ chồng có một công ty nhỏ, khi qua đời, con họ sẽ hưởng nhưng nếu người appraiser về thương mại và địa ốc đến tính giá trị của gia tài họ để lại có trị giá hơn 1 triệu thì phải đóng thuế thừa kế. Trong vòng 9 tháng, con cháu phải vay mượn tiền để trả, gấp gáp nhiều khi không mượn được thì phải bán tháo công ty mà nhiều khi mấy người con làm ở đó, bổng nhiên mất việc. Nếu bán thì lại bán rẻ vì cần tiền gấp. Do đó người nào khôn thì họ mua tiền bảo hiểm để khi họ qua đời thì con cháu lãnh tiền nhận của bảo hiểm, không bị đánh thuế, để trả, công ty vẫn được con cháu tiếp tục. Vấn đề là khi về già tiền đóng bảo hiểm lên rất cao. Tố nhất là bố mẹ mượn tiền ngân hàng trước để tránh cho thuế lên cao.

Khi ông Bush con lên thì cho phép lên đến 5 triệu, nay ông Trump thì cho đến 11.2 triệu, vợ chồng thì được 22.5 triệu. Hy vọng là đến năm 2025, quốc hội sẽ tiếp tục đạo luật này vì luật này trên nguyên tắc sẽ bị huỷ bỏ vào cuối năm ấy. Hoa Kỳ nợ ngập đầu nên lúc đó mà kinh tế èo uột thì chính phủ đánh thuế chết.

Xứ mỹ này lạ lắm, đi làm thì bị đóng thuế, nên người ta nói thôi để dành, tiết kiệm thì cũng bị đánh thuế, vì chính phủ muốn người dân tiêu dùng để kinh tế mới chạy được, tức quá họ đi mua sắm như đồng chí gái thì cũng bị đánh thuế tiêu xài, vì mua sắm, ăn uống. Tức quá chết cũng bị đánh thuế.

Ai có gia sản trên 22.5 triệu thì mới sợ bị đánh thuế nhưng người giàu có, đại phú thì họ đều làm theo kiểu dòng họ Rockerfeller mà ông Nelson rockerfeller có tuyên bố một câu: "The secret to success is to own nothing, but control everything."

Các tay nhà giàu tại Hoa Kỳ đều dùng Foundation để tránh thuế thừa kế. Gần đây ông Zuckenberg của Facebook chuyễn hết gia tài kết xù vào Foundation của dòng họ ông ta, để tránh gia tài kết xù bị tiêu tùng trong trường hợp vợ chồng ông ta qua đời mặc dù còn trẻ, để khỏi phải đóng thuế nhiều. Ta thấy gia đình Bill Gates cũng tương tự thành lập Foundation, thông thường thì phải phân phát 10% mỗi năm lợi nhuận của Foundation của họ cho các công việc từ thiện, bù lại thì họ tránh đóng thuế cao.

Với luật mới thì họ đóng thuế đâu 37%, thêm nhiều trò khác tuỳ theo lợi tức thì bị đóng thêm do đó họ bắt chước ông Rockerfeller, chỉ muốn kiểm soát nhưng không sở hữu nên cho vào Foundation từ thiện của họ, khỏi đóng thuế 37%, chỉ đóng 10% cho các hoạt động từ thiện, tương tự như hai vợ chồng Clinton, có foundation của họ trên 2 tỷ mà không đóng thuế bao nhiêu.
Lâu rồi mình có đọc một bài viết của ai, kêu người giàu ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam khác nhau. Cho rằng người Mỹ nhân văn hơn người Việt giàu có tại Việt Nam. Đơn cử mấy ông đại xì thẩu mỹ, đem tiền giúp xã hội trong khi người giàu ở Việt Nam, cứ đem tiền ra nổ, để người đời nể phục,…. Người viết bài không hiểu rõ về thuế vụ của Hoa Kỳ nên ca tụng, nhưng cũng nhờ vậy mà Hoa Kỳ giàu mạnh.

Các tay nhà giàu cho tiền các đại học, xây các hí viện, thư viện,.. Như Andrew Carnegie, MacCarthur, Ford, Rockerfeller,..để lại tên tuổi cho hậu thế thêm con cháu vẫn tiếp tục thừa hưởng gia tài của họ để lại. Tuần rồi mình đi xem Opera, vở tuồng “Quán Âm Thị Kính” bằng anh ngữ, mỹ mít hát opera ở đại học Chapman, thấy toàn là tên người giàu của thành phố đóng góp xây cái hí viện rất đẹp. Con cháu làm trong foundation, được cấp nhà ở, con cháu học trường tư,… rồi lấy đám con cháu có môn đăng hộ đối, cùng giai cấp thì cứ như giới quý tộc khi xưa.

Mình có hỏi luật sư về vụ bán cái vườn thì sẽ tặng cho foundation, làm từ thiện để khỏi đóng thuế, dùng tiền đó làm thư viện thuyền nhân,… khi nào gần bán thì sẽ thực hiện. Như ông Rockerfeller tuyên bố sau một vụ làm ăn, ông ta bị đóng thuế 90% (dạo ấy khi chính phủ mỹ cần tiền để đánh trận ở Âu châu) nên từ đó ông ta chỉ muốn kiểm soát hơn là làm chủ.

Việt Nam có câu “ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời”, người Mỹ tương tự cũng nói: “Shirtsleeves to shirtsleeves in three generations.”. Ở Tô Cách Lan, người ta nói ” người cha mua đất, con xây nhà, cháu nội bán và chắt ăn mày”.

Ơ Hoa Kỳ, người ta nhận thấy trong số 483 tỷ phú thì 2/3 là thế hệ thứ nhất, 20% là thế hệ thứ 2, dưới 8% là thế hệ thứ 3, 13 gia đình đến thế hệ thứ 4, 7 gia đình đến đời thứ 5 và chỉ có 2 gia đình là củng cố được gia tài đến thế hệ thứ 6.

Thật ra những người mỹ giàu, để lại gia tài cho con cháu, chỉ mong con cháu muốn làm gì thì làm, yêu nghề thay vì cơm áo, không sợ phải lo trả tiền mướn nhà hay lo sợ thiếu thốn tiền bạc,… Hỏi thiên hạ thì đa số, đi làm, kiếm tiền để trả tiền nhà, ăn uống, tiêu xài,… chớ số đi làm vì yêu thích nghề thì rất ít. Mình có gặp bên tây, bố cô bạn đánh đàn rất hay, ước mơ ông ta là đàn cho Conservatoire của Tây nhưng vì tiền bạc, đành bỏ chuyện đánh đàn, làm kỹ sư giàu có.

Lấy trường hợp ông Vanderbilt, khi qua đời, đóng thuế xong, gia tài của ông được chia ra cho con cháu. Việc đầu tiên con cháu ông ta xây các dinh thự nguy nga tráng lệ, không lo làm ăn, cứ ăn chơi trác táng đến đời cháu của ông ta thì đói cả lủ.

Điển hình là người chủ cái vườn bơ của mình, ông ta giàu có, sở hữu cả ngàn căn hộ, ông ta trồng bơ cho vui, không vì lợi nhuận nên không rào, làm cổng, để cho người mướn nhà của ông có nơi, dẫn chó đi bộ. Khi ông ta qua đời, mấy đứa con của ông dành nhau gia tài, kêu luật sư tùm lum thưa kiện. Cuối cùng người con trai ở Cali, biết rõ về nhà cửa, vườn tược bị cô con gái, ở New York, thưa luật sư kiện tụng ra sao (xem tin tức trên mạng), không được làm trustee nữa. Cô con gái thấy tiền nước tưới bơ đắt quá mà lợi nhuận không nhiều nên bán cho tên làm vườn với giá $60,000. Tên này, kêu người hái bơ, bán trả tiền cho cô con gái rồi xoay qua bán lại cho mình lời được 200 ngàn, không biết là giá trị của miếng đất này, được phép xây cất nhà cửa, có giá trị khủng. Nếu anh em trong nhà không chém giết nhau thì tài sản của gia đình vẫn còn và giá trị, nội miếng đất không là mấy chục lần số tiền $60,000.

17 năm về trước, mình đọc cuốn sách của một luật sư chuyên việc thừa kế cho người giàu. Ông ta kể người giàu họ tìm cách để lại gia tài cho đời sau như dòng họ Rothschild. Họ thành lập một hiến pháp của gia đình như một quốc gia nhỏ rồi có hội đồng,… mỗi năm họ tụ tập để họ hàng con cháu biết nhau thêm họ bàn đến tương lai.

Có dạo đọc bài phỏng vấn của ông Rockerfeller, cháu của ông đầu tiên, cho rằng gia đình họ may mắn là không làm thương mại, dù rằng khởi đầu gia tài của họ đến từ dầu hoả nhưng chính phủ đánh vì tội Anti-Trust, phải chia nhỏ ra nhưng nhờ đó họ đầu tư và sống đến thế hệ thứ 6, hiện hậu duệ còn sống 160 mạng.

Ông ta kể dòng họ không làm thương mại nên không có tranh chấp trong các anh em, xem ai là người có khả năng làm giám đốc,… dòng họ của họ rất gắn bó với nhau nhờ giá trị của gia đình, làm việc thiện. Mỗi cá nhân có thể lo về vấn đề gì họ thích nên tạo lập khá nhiều Foundation trong dòng họ. Hàng năm họ tụ họp 2 lần, ai trên 21 tuổi đều được tham dự vào các buổi họp để bàn về hành chánh, tài chánh của dòng họ.

Họ gìn giữ rất kỷ các căn nhà của tiền nhân để con cháu có thể trở lại để biết nơi ông bà đã sinh sống vì nếu bán đi thì sẽ xoá ký ức của dòng họ, do đó bằng mọi cách dòng họ vẫn giữ những căn nhà của tổ tiên.

Trong đám con cháu đứa nào giỏi thì họ giúp cho học lên cao, đứa nào dốt thì lo chuyện khác. Tên trưởng nam dốt thì để cho đứa em nào thông minh lãnh trách nhiệm, chớ để cho thằng dốt thì sớm muộn cả gia tài của dòng họ tiêu bay hết. Dòng họ Kennedy dự định từ lâu, ông bố của tổng thống Kennedy,..đã tính trước sẽ có con làm tổng thống,..

Đọc về dòng họ Rothschild thì được biết những người quản lý tài sản của dòng họ rất khôn. Dòng họ Bush cũng tương tự, làm chính trị, làm kinh tế nên con cháu họ không vất vả, đến đời thứ 4 rồi mà vẫn sống thoải mái.

Luật thừa kế của Hoa Kỳ sử dụng luật thừa kế của Anh quốc. Khởi đầu một gia đình có đất để trồng trọt, khi ông bố qua đời thì gia tài để lại cho trưởng nam, và các người con trai khác vẫn tiếp tục làm nông cho gia đình và được phân chia thóc, lợi tức sau mùa gặt. Lý do là nếu chia 5 xẻ 7 đất đai thì đến 2 , 3 đời sau, bị chia nên diện tích của ruộng quá nhỏ không đủ trồng trọt nuôi cả đại gia đình, phải bán đi thì gia sản của dòng họ sẽ mất. Con cháu sẽ làm tá điền cho các địa chủ khác và cả đời sẽ không ngóc đầu lên được.

Con gái lấy chồng lấy họ nhà chồng nên không được hưởng gia tài. Lý do đó mà khi tài phiệt Andrew Carnegie qua đời, chỉ có một cô con gái nên ông ta để lại cho con gái một tài sản đủ nuôi cô ta mãn đời, còn bao nhiêu thì ông ta đem làm việc thiện, xây trên 3 ngàn cái thư viện và hí viện. Nếu ông ta dùng mánh của Rockerfeller thì có lẻ ngày nay gia tài vẫn còn tồn tại và có thể xây nhiều thư viện và rạp hát hơn trên thế giới như nguyện vọng của ông ta.

Anh em thì như 5 ngón tay, ngón ngắn ngón dài, đứa khôn đứa ngu. Cuộc đời, người ngu lâu dốt sớm như mình thì không biết mình ngu, cứ tưởng là thông minh xuất chúng, kiểu lãnh đạo Hà Nội, cứ cho mình là trí tuệ đỉnh cao. Nếu ông bà cụ mình có gia tài để lại, trưởng nam thì mình lãnh hết theo kiểu truyền thống, ngu ngu, mình đi đánh bài, chơi bời bay hết tiền, con cái chả được cái gì, em út cũng vậy. Bù trớt. Chưa kể trưởng nam mà ly dị, bán nhà chia với vợ cũ thì mấy người em ngọng. Cho thấy luật lệ nhà đất cần được cập nhật hoá với thời đại hiện tại.

Đó là trường hợp Ông cố ngoại mình, nhà ở quê có ruộng nhiều nhất làng, tá điền mướn làm, trả lúa hàng năm. Gia đình sống sung túc mấy đời. Ông cố ngoại mình thừa hưởng gia tài bao nhiêu ruộng nương, đi hát ả đào, đánh bài thua bán ruộng hết, bán mệ ngoại mình cho một ông lái buôn người Xiêm như người ta bán con gái làm dâu xứ Hàn, ngày nay. Sang bên đó mệ ngoại khám phá ra ông chồng người xiêm đã có vợ con, nên trở về Việt Nam. Anh em của mệ cũng đi tứ xứ làm ăn. Cho thấy cái nguy hiểm của truyền thống, đưa đến vấn đề ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời. Gặp con trai đầu ngu lâu dốt sớm như mình là cha mẹ, em út không nhờ. Có thể làm tran gia bại sản hết.

Năm ngoái mình đột xuất về quê nội, nhìn cái ao, căn nhà nơi ông cụ mình lớn lên, gặp họ hàng thì mình muốn xây lại căn nhà ấy, xem như nhà thờ tổ cho dòng họ mình. Mấy người em mình kêu bà cụ bán đi chia cho mấy em, được vài ngàn rồi ăn cũng hết. Mình quyết định sẽ xây lại căn nhà ấy, để dòng họ ở quê hay con cháu ở phương xa, có nơi để tìm về. Họ có nơi để hàng năm, giỗ chạp, họ hàng có nơi để tụ họp. Con cháu sau này, ở xa sẽ có dịp trở lại quê để tìm ký ức của dòng họ. Nhà Lý bị Trần Thủ Độ tiêu diệt nên có người hoàng tộc lên thuyền làm Boat People, chạy đến Đài Loan và Triều Tiên. Mấy đời sau, hậu duệ của dòng họ này trở lại Việt Nam để viếng làng của tổ tiên họ.

Con mình đã về quê nội nhưng con của chúng sẽ không có cơ hội tìm lại ký ức nếu mấy anh em bán căn nhà còn lại của ông bà ở quê. Nếu xây được lại căn nhà của ông bà, nơi ông cụ mình đã lớn lên thì xem như mình sẽ hoàn thành ước nguyện của ông cụ khi xưa có nói với mình. Làm vậy thì sau này, con cháu của mình mới hiểu và tiếp tục truyền thống.

Xong om

Nguyễn Hoàng Sơn