Showing posts with label Chốn cũ người xưa Đàlạt. Show all posts
Showing posts with label Chốn cũ người xưa Đàlạt. Show all posts

Hình ảnh Đà Lạt xưa

 Mấy hôm nay, thấy có ông Tây nào tải mấy tấm ảnh do ông ta chụp tại Đà Lạt trước năm 75 khiến mình chợt nhớ đến khung cảnh ngày xưa. Mình tính không kể về Đà Lạt xưa nữa vì cứ như múc nước từ ao ký ức rồi đổ sang vùng hoài niệm kia, tát qua tát lại đến khô kiệt. Lâu lâu thấy dân Đà Lạt tải một tấm ảnh mới thì bao kỷ niệm lại tuông về. Mình có đâu trên 800 tấm ảnh cũ của Đà Lạt, do một anh cựu học sinh Lasan Adran tặng.

Đặc biệt tuần này có một tấm bưu thiếp chụp con đường mòn, nối liền đường Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng, băng qua vườn trồng rau. Khi xưa, mình có đi bộ vài lần khúc này. Để hôm nào rảnh mình lục tất cả các tấm bưu thiếp về Đà Lạt ngày xưa bán cho du khách, rồi tải lên đây.

Đường Phan Đình Phùng nằm song song với đường Hai Bà Trưng, được nối liền bởi 3 chiếc cầu chính, xe có thể đi qua: phía Số 4 có cầu ở đường La Sơn Phu Tử, cầu Cẩm Đô, và cầu đường Hải Thượng, gần trường Việt Anh. Đường bộ, hẽm thì có phía sau trường Tân Sanh, cây xăng Ngọc Hiệp, ngay Chợ Nhỏ ở tiệm thuốc tiệm Tây Lâm Viên, một ở Ngã Ba Chùa, đi băng qua vườn ông Ba Đà, mướn đất của ông bà Võ Đình Dung, và con đường chỗ hãng cưa Xu Tiếng, ảnh của tấm bưu thiếp.

Nói chung từ MÃ Thánh đến trường Việt Anh, tất cả đất làm vườn trồng rau, dọc con suối thuộc về ông bà Võ Đình Dung. Ông Võ Đình Dung là người thầu xây nhà ga Đà Lạt ở đường Nguyễn Trãi và dãy phố khu Hoà Bình, chỗ tiệm bánh mì Vĩnh Chấn đến nhà trồng răng ông Phan gì Trình, bố của thằng Hy khi xưa học chung với mình. 

Chùa Linh Sơn và Linh Quang, cũng được ông bà tặng đất để xây. Ông ta có chân trong hội đồng thị xã Đà Lạt, gồm 3 ngươi Tây và 2 người Việt nên khi người Pháp quy hoạch thành phố, ông ta biết khu nào dành cho người Việt (indigènes) thì mua hết nên sau này được xem là người giàu nhất Đà Lạt. Mình có kể vụ này rồi.

Ảnh chụp in trên bưu thiếp nhìn từ phía đường Phan đình Phùng sang Hai Bà Trưng, thấy con đường đất để người dân đi ra phố.
Đây là phía sau tấm bưu thiếp, được in tại Hương Cảng, chỉ cần dán tem và viết địa chỉ bên phải và vài dòng cho người thân bên trái. Khi xưa, mỗi lần đi chơi đâu ở âu châu, mình mua vài tấm làm kỷ niệm vì không có máy hình, gửi vài tấm cho bạn bè, người thân ở Paris.

Xem hình này thì điểm đầu tiên nhận thấy là Domaine de Marie trên đồi bên kia, ngoài ra còn thấy trường tiểu học Đa Nghĩa mà khi xưa, mình có lên đây chơi vài lần. Khúc này ở đường Phan Đình Phùng gần hãng cưa Xu Tiếng và Ga ra Phan Xứng. Hai nhà này có người học chung với mình khi xưa; Nguyễn Văn Thảo, sau này mình có gặp tại Paris sau 75 và Phan Hiền Huy. Nghe nói anh chàng này ở hải ngoại nhưng chưa có dịp gặp lại.

Có người hỏi mình lý do khi xưa, dân Đà Lạt gọi ông ngoại của anh ta là “ông Xu Huệ”. Tại sao là “Xu”? Mình hiểu là khi xưa, thời tây mấy người Việt đi làm cho Tây, được làm đội trưởng, mà tây gọi là “surveillant”, người Việt gọi Nôm na là “cai” như ông Cai Thỏ. Nhiều khi đọc luôn tiếng tây khá dài vì tiếng Việt là đơn âm nên người Việt gọi “xu” cho tiện.

Ông xu Tiếng, khi xưa làm việc cho tây, học nghề xây cất, sau này làm nhà thầu xây cất. Chính ông ta đã thầu xây Nha Địa Dư, cạnh trường Grand Lycee. Ông ta là 1 trong hai nhà thầu khoán nổi tiếng Đà Lạt với ông Võ Đình Dung ở buổi giao thời của Đà Lạt.

Nha Địa Dư Đà Lạt, do thầu khoán Xu Tiếng xây cất. Ông này chết sớm, cô con gái kể là mới lên hai thì ông ta đã qua đời.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             
Phía trên đồi trước Domaine de Marie, thấy khói cháy cỏ, mình đoán là lúc họ chuẩn bị cày miếng đất nằm giữa đường Ngô Quyền và đường Thi Sách, sau này mình hay lên đây đá banh với dân Số 4. Tết đến thì người Huế ở Số 4 hay tụ tập đây chơi bài chòi thì phải.
Ảnh này cho thấy rõ trường tiểu học Đa nGhĩa và nguyên khu Domaine de Marie. Hình này cho thấy con đường mòn nối liền đường Ngô Quyền, Thi Sách, đi mép bên trường Đa Nghĩa, rồi xuống đường Hai Bà Trưng, nối liền với con đường mòn đất qua Phan Đình Phùng. (Hình của Bill Robie)

Nếu mình không lầm nhà thầy Hồ Thanh Tâm, dạy sử mình năm lớp 11, gần xóm trong khu vực này. 

Tấm không ảnh này chụp từ Domaine de Marie, có thấy đường Ngô Quyền, Thi Sách, Hai Bà Trưng và một đoạn đường mòn từ Phan Đình Phùng trước trường Đa Nghĩa. Không thấy khu nhà thầy Hồ Thanh Tâm ở.
Tấm ảnh này chụp trên cầu đi vào chợ Trên, từ khu Hoà BÌnh, tiệm chụp hình Hồng Châu. Thấy cuộn dây kẽm, nhớ là chiều tối, cảnh sát kéo lại để tránh nằm vùng vào đặt chất nổ trong chợ sau Mậu Thân.
Mình có một kỷ niệm bị ông cụ khệnh cho một trận trên chiếc cầu này. Dạo đó, đi vào vườn trong Suối Tía. Không hiểu lý do ông cụ chọn đi đường này, mình cầm cái bình thủy, đựng nước. Có tên nào đi ngược lại, đụng mình, làm rơi cái bình thủy bể. Ông cụ cho một tát nhớ đời về tội xớn xác. Chỗ này chắc là cuối tuần vì trong tuần ít người. Thiên hạ bán lén, lâu lâu cảnh sát rượt chạy mệt thở, chỉ sau này thì cảnh sát cho bán líp ba ga, không rượt nữa.

Mình hay thấy một bà hay ông người chàm, ngồi đây trên cầu, kêu thiên hạ dừng lại để nghe họ xem bói thì phải. Mấy bà ngoài chợ sợ họ lắm, kêu sợ bị họ thư. Kêu người hồi (hồi giáo).

Chỗ này, nơi mấy thang cấp, thường thấy mấy bà sơ của Domaine de Marie, đứng đây bán đồ cũ của người Mỹ viện trợ để nuôi trẻ mồ côi. Sau này mấy sơ bán thẳng cho mấy bà bán áo quần trong chợ, để bán lại cho dân Đà Lạt.

Đặc biệt chiếc cầu này được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ với cầu thang bên vũ trường La Tulipe Rouge. Chiếc cầu nổi dài, hình chữ K, rất đặc biệt thay vì thẳng. Ngoài ra còn thiết kế mấy dãy phố dưới cầu thang chợ, hai bên hông của Chợ Đà Lạt. Mình có mấy tấm ảnh bản vẽ cũ.

Tấm ảnh này đề ngày 12 tháng 2 1972 do Blaine Jessee chụp. Mình đoán là mùa chợ Tết vì thường họ mướn chỗ này để bán hàng. Hàng năm, thành phố có vẽ mấy cái ô để dân Đà Lạt mướn chỗ để bán mấy ngày Tết. Bà cụ mình hay mướn một chỗ để một chị người làm ra bán, sau này có hai gia đình hàng xóm, mướn chỗ rồi lấy hàng bà cụ bán, kiếm tiền ăn Tết.

Hình này ở khu Hoà Bình, chụp từ dãy phố nhà hàng Chic Shanghai chiếc xe màu xanh, nếu mình không lầm là của ông bà Võ Quang Tiềm, dùng để chở rượu. Mình hay thấy ông tài xế, hình như là cháu của ông Tiềm, hay lái chiếc xe này. Bà Tiềm là chị em bạn dì hay cô cậu với mệ ngoại mình.

Dạo bà cụ mình vào Đà Lạt, được bảo trợ bởi ông bà Phúng, em của bà Tiềm. Sau đó mẹ mình theo việt minh bị bắt chung với cô Minh, con ông bà Võ Quang Hàm, hình như cháu của ông Tiềm, tiệm thuốc tây Minh Tâm. Ông Tiềm là người bảo lãnh bà cụ ra tù. Khi ông cụ mình giải ngủ, học thi vào làm công chức cho ty công chánh, ông Tiềm kêu ra nhà ngủ lại, bắt học thi thay vì để ở nhà, ông cụ lại tính chuyện sản xuất.

Thấy chiếc xe Ladalat của hãng Citroen. Dạo ấy công ty này đầu tư vào Việt Nam, dàn xe hình như được sản xuất tại Việt Nam còn máy móc thì đem từ Pháp sang. Nếu không có vụ 30/4/75 thì ngày nay Việt Nam có lẻ đã sản xuất xe chiến đấu hơn xe của đại hàn.

Chiếc xe đò chạy Sàigòn - Đà Lạt mà khi xưa, mình có đi mấy lần. Bến xe ở gần Ấp Ánh Sáng, cạnh bên cây xăng Caltex. Khi đi thì đến bến xe để đi, còn khi về từ Sàigòn thì nhà Mệ Ngoại mình ở Hàng Xanh nên ra đường chính, kéo ghế ăn tô hủ tiếu rồi đứng đợi bên đường rồi quơ tay để xe Nam Sơn ngừng rồi chạy về Đà Lạt. Mình cũng hay đu lên xe kiểu này vì xe không dám đậu lâu, sợ bị cảnh sát phạt vì đón khách bên đường, xem như ăn gian chủ xe. Tài xế và lơ xe, bắt khách dọc đường thì bỏ túi tiền riêng nên rẻ hơn là mua vé.
Mình đoán là chụp xe chạy lên dốc đường Lê Đại Hành, vì ông ta cũng chụp  tấm ảnh từ rạp Ngọc LAn xuống hồ Xuân Hương, thấy cái mái nhà của cây xăng Caltex
Dạo ấy Đà Lạt ít xe, hoặc là vào giờ thiên hạ đi học hay đi làm hết. Chủ cây xăng Caltex này là ông chủ nhà hàng Chic Shanghai, được thị trưởng Trần Văn Phước cho đất, để ông ta bỏ tiền xây cây xăng. Ngoài ra ông ta cũng bỏ tiền ra để xây khu rạp xi nê Hoà Bình khi họ dời chợ Cũ xuống chợ mới. Phía trong chợ cũ, được thiết kế lại làm rạp chiếu bóng Hoà Bình, xung quanh thì có dãy tiệm bán đồ như mấy tiệm Tiến Đạt, Anh Lân,…
Đây là ảnh chụp từ dãy phố của ông Đội Có, người xây hồ Đội Có, mình có kể rồi, nhìn sang tiệm sách Hoà Bình, nơi hàng năm phải ra đây mua sách của mấy ông tây bà đầm bắt mua để đọc. Tiệm này cũng do mấy chú Ba làm chủ, bên cạnh có tiệm bánh Thanh Nhàn, của hai bác Bửu Ngự, hàng xóm. Nhìn xéo qua thì có tiệm sách Liên Thanh, cạnh bên tiệm giầy Bata. (Còn tiếp)

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Tài sản nào quý

 Hồi ra trường, không có gia đình bên cạnh nên không vướng bận, mình thích đi giang hồ, kiếm việc làm tà tà, nay thì làm việc ở Ý Đại Lợi, khi thì Thuỵ Sĩ, rồi lêu bêu qua Anh quốc, có dạo chạy về Paris rồi lang bang sang Hoa Kỳ. Tại đây bị tiếng sét ái tình nên hè năm sau, bò qua lại để xem kiếm việc được không. Trời thương nên sau 48 tiếng đến New York thì có 2 công ty nhận làm nên cuộc đời mình dính chốt tại Hoa Kỳ. Xin nhận nơi đây làm quê hương thứ 2.

Đến khi phát hiện ra mối tình hữu nghị của đồng chí gái, cô nàng kêu muốn đăng ký xin nhập hộ khẩu gia đình cô nàng thì không được vác ngà voi nữa. Mình không để ý đến tiền bạc, làm về thì giao lương cho vợ quản lý đến khi.

 Thằng con ra đời, mình mới để ý đến đồng lương. Mỗi lần nhận lương, cứ thấy nó không thay đổi. Buồn đời phải tìm cách kiếm thêm tiền để mua sữa cho con. Đúng lúc đó, có người quen nhờ xem ông thợ để làm xong căn nhà. Họ mướn thầu khoán, ông này làm 1 chút rồi ôm một mớ tiền chạy về Đông NAm Á, nghe nói đi làm kháng chiến chi đó. Lừa tiền thiên hạ, lại muốn làm kháng chiến thì ai theo. Chán Mớ Đời. Người quen mới nhờ mình chỉ ông thợ, không biết tiếng anh nên thành phố xuống thanh tra thì ông ta ngọng. Do đó có mình hỏi thanh tra mới nói ông ta phải làm cái gì cho đúng luật.


Cùng lúc có người quen từ Việt Nam mới sang, muốn mình giúp họ, học thi lấy bằng thầu khoán xây cất. Buồn đời mình cũng đi thi chung, ông ta rớt mình thì đậu nên bắt đầu có người kêu đi thầu. Trưa, không ăn cơm, mình chạy đi xem công trường. Dần dần, mình bỏ nghề kiến trúc luôn.

Lúc đó mình nghĩ chỉ làm ra tiền. Có tiền là tất cả nhưng một hôm đi học tối về trễ, mình thấy hai đứa con, nằm ngủ trước cửa phòng của mình, đợi bố về đọc truyện cổ tích. Từ đó, mình không bao giờ về sau 9 giờ đêm, trước khi các con đi ngủ. Khi xưa, mình không sống bên ông cụ nhiều nên mình rất chú tâm, ở nhà khi rảnh để xem con lớn. Trời xui khiến mình đi học mua nhà, đầu tư địa ốc. Gia nhập một hội đầu tư về địa ốc, họp mặt hàng tháng.

Có lần, có người kêu bán 5 mẫu đất ở Victorville, có thể xây 40 chục căn nhà. Xây mỗi căn thì lời độ $50,000, 40 căn là 2 triệu thời 20 năm về trước nhiều tiền lắm. Ngồi bàn với vợ thì nghĩ làm xong 40 căn nhà nhưng phải ở xa vợ con, mất 3-4 năm. Cuối tuần mới gặp, đến khi xong, về lại, con nó kêu bố nó là cái bóng Thiếu phụ Nam Xương là bỏ mạng đời. Hai vợ chồng quyết định là không thực hiện vụ này. Kêu có muối ăn muối, có rau ăn rau. Đó là một trong những quyết định mà hai vợ chồng làm rất đúng.

Có dạo, thiên hạ gọi vẽ và xây nhà cho họ đông như quân NGuyên nhưng mình chỉ nhận có hai khách hàng một lần. Có người đợi mình đến cả năm. Lý do là mình chỉ làm việc đến hai giờ chiều là đón con đi học về, chở chúng đi học đàn, bơi lội, các môn ngoại khoá. Nói chung thì ngày nay, chúng rất thân với mình, khi có vấn đề gì khó, chúng đều gọi hỏi mình.


Một hôm, có ông kêu tài sản quý nhất của chúng ta là gì? Ai cũng nói là có tiền nhiều. Ông ta kêu không, chúng ta cần có đến 5 loại tài sản, nếu thiếu 1 trong 5 thứ này thì chúng ta không thể nói thành công trong đời:

1/ tài chánh, 

2/ xã giao, 

3/ sức khoẻ, 

4/ tinh thần 

5/ thời gian.

Ông ta dặn phải cẩn thận vì nếu chúng ta chạy theo tài chánh, tiền bạc thì không có thì giờ để tích luỹ 4 tài sản khác. Thường khi nghe đến cụm từ tài sản, người ta có khuynh hướng nghĩ là tiền bạc, bất động sản. Khi nói về một người giàu, người ta thường đo lường những gì người đó sở hữu như tiền bạc, nhà cửa, xe, hột xoàn,…

Tỷ phú như ông Bill Gates, Bezos,…cũng ly dị ná thở. Hôm nay đọc tin bà người Anh quốc, tú bà, kiếm gái vị thanh niên dâng cho mấy ông giàu bị 20 năm tù. Mình chỉ thắc mắc là mấy tên kêu bà này kiếm gái vị thành niên cho họ, lại không bị tù. Cho thấy giàu có, tỷ Phú, hoàng tử, tổng thống đều đứng trên pháp luật. Chỉ có dân ngu khu đen là đi tù.

Chúng ta thường lầm về suy nghĩ này. Tiền bạc chỉ giúp chúng ta về mặt vật chất đến một mức nào, mật độ nào đó thôi. Mình có nghe một ông tỷ phú trả lời phỏng vấn, tôi chỉ cần tiền một khoản nào đó thôi vì tôi chỉ cần vài cái áo, vài cái quần, giầy để bận. Tôi chỉ cố gắng kiếm đủ tiền để có cuộc sống thoải mái, còn ra thì phải tìm cách nâng cao 4 loại tài sản kia để giúp cuộc sống được hạnh phúc.

Đọc cuốn sách của ông Paul Gerry, được xem là người giàu nhất một thời tại Hoa Kỳ, ông cho biết là có tiền nhưng gia đình tán loạn, có đến 4, 5 bà vợ. Không có thời gian cho vợ con nên không có hạnh phúc gia đình. Mà đúng thật, khi ông qua đời thì con cháu tranh dành gia tài, chửi mắng nhau, không nhìn mặt nhau.

Ông ta khuyên là khi có tiền, nó dẫn đến nhiều phiền toái. Phải cẩn thận nếu không sẽ mất thăng bằng trong cuộc sống.

Về mặt tài sản xã hội, có những bạn thân hữu, không cần nhiều nhưng tâm đầu ý hợp, có thể chia sẻ kinh nghiệm về gia đình, trí thức, … không cần phải lên mạng, tạo dáng câu like là một hạnh phúc, một tài sản vô giá.

Có lẻ khi về già chúng ta mới để ý đến tài sản sức khoẻ, mới hiểu người xưa hay nói sức khoẻ là vàng. Sức khoẻ hội tụ 3 điểm là thể dục, dinh dưỡng và ngủ, thiếu 1 trong 3 yếu tố này thì chúng ta không có sức khoẻ. Có một chú quen, kêu nay chú có 3 họ Cao. Uống thuốc mệt nghỉ.

Ít ai nói đến tài sản tinh thần vì nếu không có nó chúng ta sẽ khốn khổ trong cuộc sống, phải vật lộn với những vấn đề công việc, gia đình,.. tài sản tinh thần gồm sự hiểu biết, không ngoan, chánh niệm, niềm tin. Khoa học đã giúp chúng ta hiểu biết hơn về các hiện tượng, vật lý, toán học,…mà trước đây không có ai giải đoán được, dần dần chúng ta bị tha hoá, tự xưng mình là một Thiên Nhân (homo deus) vì đã giải thích được các hiện tượng vật lý, lịch sử,..

Hôm nay, đọc một tin ở thành phố nhỏ Valence, Pháp. Nhân dịp lễ thánh Phao-lồ, có một đức hồng y đến làm lễ tại ngôi nhà thờ này. Chỉ có vỏn vẹn 22 con chiên tham dự so với 20,000 người cách đây 50 năm.

Chúng ta kêu gào tự do sinh lý, tự do phá thai, tự do tuyến ái như các con thú, chỉ muốn thoả mãn dục vọng. Dần dần chúng ta mất thăng bằng về tâm linh, đưa đến bị stress, hoang mang, không biết cuộc đời đi về đâu nên cần phải dùng thuốc an thần. Có lần đọc một bài của một cô nào ở Việt Nam, kêu đã phá thai 19 lần khi còn trẻ nên khi lấy chồng, muốn có con nhưng không được. Mình có gặp 1 chị, kêu khi xưa phá thai nay cái vong cứ theo chị ta phá rối, kêu đi thầy cúng đủ trò.

Dạo này, tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã biểu quyết về luật phá thai. Nhường quyết định cho cấp tiểu bang lo. Họ cho rỉ rò cách đây cả tháng để chuẩn bị tinh thần dân chúng nên khi họ bỏ phiếu huỷ luật này, ít có lộn xộn. Mình thì không có ý kiến vụ này. Mình chỉ biết là ông Bill Gates, ông Steve Jobs là con nuôi, thậm chí bố ông Obama bỏ con chạy lấy người. Nếu dạo ấy có luật phá thai thì hôm nay chúng ta không có máy điện toán cá nhân hay ông tổng thống lai phi châu.

Khi con người tin vào tâm linh, họ suy nghĩ nhiều hơn về hậu quả, luật nhân quả trước khi khi giao hợp. Nay chỉ cần uống viên thuốc sáng hôm sau là xong om.

Cuối cùng là tài sản thời gian. Chúng ta cứ lo làm tiền nên không liên lạc, thăm hỏi gia đình, cha mẹ để rồi một ngày nào đó, cha mẹ qua đời, chúng ta ngẩn ngơ, kêu đổi thiên thu để lấy nụ cười của mẹ, của cha.

Thời con nít, chúng ta là tỷ phú về thời gian vì chả có gì làm nhưng thời gian thì vô số. Mình nhớ hè ở Đà Lạt, chả có gì làm ngoài nhìn mưa bay, nằm trên giường nghe mưa đỗ trên mái nhà. Chiều chiều, sau khi ăn cơm, mình hay qua nhà hàng xóm, ngồi với tên hàng xóm trước hiên nhà, chả nói gì cả, nhìn mưa rồi hết mưa rồi lại mưa đến giờ đi ngủ thì về. Sau này, đi tây mới tiếc về thời đó, thay vì ngồi không biết làm gì, phải chi đọc sách hay gì đó thì tuyệt vời.

Chúng ta cứ lao vào kiếm tiền vô hình trung quên vung trồng tình cảm với gia đình, thân hữu để rồi một ngày nhìn lại đời mình, thấy cô đơn. Tình cảm, tình bạn, tình yêu như cây cối, phải bỏ thời gian chăm sóc, tỉa mấy nhánh khổ, cỏ hoang,…

Có một nghiên cứu tại đại học Harvard từ 78 năm nay. Họ chọn 230 sinh viên năm thứ 2 của trường, và 650 giới trẻ khác cùng tuổi ở thành phố Boston để theo dõi hàng năm về học lực, sức khoẻ, đời sống cá nhân gia đình,… trong số đó có tổng thống JFK. Khi tham gia cuộc nghiên cứu này, nhóm người trẻ này, được hỏi thế nào là hạnh phúc. Có người trả lời là trở thành triệu phú, tổng thống, có nhà cao cửa rộng,…

45 năm sau, có 68 người còn sống. Người ta hỏi lại câu hỏi thế nào là hạnh phúc. Cho thấy thời gian đã giúp con người thay đổi nhiều về nhân sinh quan. 68 người còn lại đều nói hạnh phúc là sự liên hệ với người thân trong gia đình và thân hữu. Nay họ tiếp tục nghiên cứu đến thế hệ con cháu của số người này, để xem có gì thay đổi với di truyền, bằng cấp, tiền bạc cho con cháu,…

Khi còn trẻ, chúng ta như các con thiêu thân, lao vào cuộc chạy đua, kiếm tiền vì tưởng đó là đỉnh tối thượng của cuộc đời mà con người phải chạy đua. Để rồi một ngày nhận ra 1 điều là là đau khổ, cố gắng để đạt được mục đích của mình . Một khi đạt rồi thì lại thấy không có gì lạ, bình thường. Lại phán câu vô thưởng vô phạt “đời là vô thường”. 

Mình thì theo tiêu chí giàu và sung sướng còn hơn nghèo và đau khổ. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 


My Father, My Hero

 Hôm nay, tại hội Toastmasters, đến phiên mình làm toastmaster. Mình chọn đề tài “tình phụ-tử” (Fatherhood) vì cuối tuần này là ngày Từ Phụ, người Mỹ sẽ ghi nhớ công ơn dương dục người cha như tháng trước là ngày từ mẫu. Trong khi biên soạn chương trình, mình khám phá một điều là vai trò người cha rất quan trọng trong cuộc đời của những đứa bé. Thiếu vắng bóng người cha, những đứa trẻ lớn lên thường gặp vấn đề giao tiếp trong xã hội, bạo lực,…

Trước đây, ai cũng nghĩ tình mẫu tử mới quan trọng, nay các chuyên gia tâm lý, cho rằng sự hiện diện của người cha, quan trọng hơn cả vai trò của người mẹ. Kinh


Dạo mình ở New York, báo chí ca ngợi ông thị trưởng Giuliani tài ba, đã làm giảm chỉ số tội phạm theo chương trình giảm tội ác của ông ta và ông cảnh sát trưởng. Trên thực tế thì cách đó 20 năm, Hoa Kỳ cho phép phụ nữ được phá thai nên tình trạng thiếu niên phạm pháp giảm vì ít người mẹ đơn côi. 

Một cô bé vị thành niên, yêu đương bị dính bầu thì bỏ học, nuôi con, ăn trợ cấp xã hội. Cha đứa bé thường thì bỏ chạy mất hay vào tù. Người mẹ đơn côi phải đi làm những việc tay chân, nhiều khi hai ba job nên không có thì giờ dạy dỗ con thêm còn bé chưa trưởng thành thì khó dạy dỗ con. Thường ông bà nội, ông bà ngoại dạy cháu tốt hơn vì có kinh nghiệm, có thời gian để dạy cháu tốt hơn cha mẹ chúng, bận công việc, thiếu kinh nghiệm làm cha mẹ.

Có một anh hội viên, kỹ sư đọc diễn văn: “My Dad, my Hero“ trong vòng 7 phút. Anh ta cho biết là sinh tại Mễ Tây Cơ, khi bà mẹ dính cái bầu rồi gia đình di cư sang Hoa Kỳ. Mẹ anh ta, chị cả nuôi 8 người em vì bố mẹ qua đời. Lo cho các em, con mình, chồng khiến bà mẹ bị stress quá nên anh ta và bà mẹ hay cãi lộn. Anh ta hỏi ông bố, lý do nào mà bố chịu đựng mẹ, con chỉ đợi 18 tuổi là ra khỏi nhà, thoát khỏi sự nhiếc mắng của mẹ.

Ông bố cho biết vì con nên bố mới chịu đựng lối hành xử của mẹ. Chiều lái xe đi làm về, bố không biết sẽ gặp chuyện gì nữa đây nhưng vì thương con nên bố chịu đựng. Cuối cùng anh ta chiếu tấm ảnh của ông bố đã qua đời, và đứng khóc như trẻ thơ. Kêu rằng My Father, My Hero. Cha tôi, người anh hùng của tôi.

Cuối tuần rồi con gái mình nhắn tin, cho biết bố của cô bạn, bị tai biến, được đưa vào nhà thương, đang nằm Coma. Con gái mình chợt nhận ra cuộc đời rất mong manh, người thân của mình có thể ra đi bất kỳ lúc nào. Nó mong đến ngày gặp lại gia đình ở Dubai tháng tới.

Chúng ta thường không để ý hay trân trọng người thân, cha mẹ để rồi một ngày nào đó chưng hửng nhìn lại mình là kẻ mồ côi, phải gắn hoa hồng trắng vào ngày Vu LAn. Ước gì đổi thiên thu để tìm lại nụ cười của mẹ hay bố, người thân.

Sau phần diễn văn thì đến phần Tabletopic thì mọi người được hỏi 1 câu về sự liên hệ, kỷ niệm với cha. Mình rất ngạc nhiên vì ai cũng kể về những kỷ niệm đẹp với cha, nhiều khi có sự khắc khẩu. Ai cũng nghĩ bố mình làm gương cho mình đi theo.

Mình nhớ khi xưa, ông cụ làm công chức tại ty công chánh Đà Lạt, tối đi học thêm để thi bằng tiểu học để vô ngạch công chức kiếm thêm tiền nuôi con. Tối tối, mình hay đi đón ông cụ ở trường Hiếu Học, ở đường Hai Bà Trưng. Nhiều đêm thấy ông cụ ngồi học bài. Không ngờ, sau này lập gia đình, mình cũng nối gót ông cụ, đi học thêm lớp tối về nhà cửa, đầu tư để có khả năng mua thêm sữa cho con.

Có lần sau khi học lớp đêm, mình ngồi nán lại chém gió với mấy tên mỹ quen. Khi về đến nhà, mình thấy hai đứa con nằm ngủ dưới đất, trước cửa phòng của mình. Lý do là mỗi tối, trước khi đi ngủ, mình đều đọc truyện cho chúng nghe. Chúng không bao giờ chịu đi ngủ trước khi nghe mình kể chuyện đời xưa. Đồng chí gái đọc thì chúng kêu Chán Mớ Đời.

Từ dạo đó, đi học ban đêm, tan lớp là mình bò về, đọc truyện cho hai đứa trước khi đi ngủ. Nay lớn lên chúng kêu bố kể chuyện không tin được. Dạo đó mình kể chuyện Tam Quốc Chí, Thuỷ Hử, Anh Hùng Lĩnh Nam, bú xua la mua. Chán Mớ Đời 

Nhìn lại thì mình có ảnh hưởng khá lớn với mấy đứa. Có chuyện gì như tình yêu, tài chánh,…chúng đều hỏi mình.

Năm nay thanh long đỏ ra nhiều

Nhìn lại mình chỉ ở gần ông cụ có vài năm, khá lắm là 8 năm. Khi mình mới ra đời thì ông cụ còn trong quân đội, sau này giải ngủ thì làm công chức ở Ban Mê Thuật mấy năm. Sau này, được tướng Đổ Cao Trí can thiệp nên được thuyên chuyển về lại Đà Lạt. Mình cũng ít khi đi chơi với ông cụ, chỉ nhớ vài kỷ niệm. Ông cụ kỳ vọng vào mình nhưng mình học cực ngu. 

Chỉ có khi ông cụ ở trại cải tạo suốt 15 năm, mình mới nhớ đến ông cụ nhiều. Nhiều khi ăn ngon tiệc tùng, chợt nhớ đến ông cụ trong trại cải tạo. Về Việt Nam thăm nhà, mình mới khám phá ra mấy người em ở Việt Nam, cũng bù trớt vì ông cụ ở trại cải tạo khi còn bé. Lớn lên không có người cha bên cạnh, mẹ mình phải đóng vai trò người mẹ vừa người cha. Có cô em kể, thời bé đến nhà bạn, thấy họ có bố chăm sóc còn mình thì chả biết đâu mà rờ. Đi thăm nuôi thì xa xôi, tốn kém.

Sau này, mình có hỏi về thời gian trong trại, ông cụ có kể, mình có thu âm lại để sau này mấy đứa con nghe. Văn hoá người Việt không bầy tỏ tình cảm như người tây phương. Chỉ qua ánh mắt, chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho con cháu.

Mình lựa tựa đề buổi họp khiến nhiều người có cơ hội, nhớ lại những giây phút của người cha. Có lẻ trong chúng ta, ai cũng cũng có một người cha anh hùng. Xong om

Cuối tuần này, em xin chúc các bác một ngày vui vẻ, đoàn tụ bên người cha anh hùng của mình. Tuần sau em leo núi Whitney, cao nhất nội địa Hoa Kỳ. Đồng chí gái nghe em leo núi thì đã mua vé đi Gia-nã-đại chơi. Chán Mớ Đời 

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lãi kép giúp chúng ta thoát nghèo

 Cách đây mấy chục năm, mình được giới thiệu về “Lãi Kép”, đã thay đổi tư duy và cuộc đời mình. Trước đó, mình chỉ mơ mơ màng màng trên trời, tìm cách thiết kế nhà hay building  độc đáo về kiến trúc. Đến khi lập gia đình, vợ kêu bớt vác ngà voi, lo xây dựng gia đình nhưng mình chưa thâm nhập thực tế của đời sống lắm.

“Compound interest is the eighth wonder of the world. He who understands it, earns it; he who doesn’t — pays it.” — Albert Einstein

Đến khi thằng con ra đời. Tã và sữa cho con rất đắt nên phải đi làm thêm nghề khác để có thêm tiền mua tã cho con. Mình tình cờ đi học mua đấu giá, ai ngờ lại lọt vào lớp dạy mua nhà, đầu tư địa ốc. Ông đứng lớp giải thích về “Lãi Kép” khiến mình thất kinh. Từ đó mình bỏ kiến trúc, chạy theo nghề mua nhà đầu tư nghiệp dư. Bình dân học vụ Lãi Kép, cứ lấy số 72 chia cho tiền lời, để suy ra bao nhiêu năm dòng vốn của mình sẽ nhân gấp đôi.

Thí dụ: có $10,000 bỏ vào quỹ tiết kiệm. Hiện tại là 1%. Chúng ta lấy 72 chia cho 1% ra 72 năm để số tiền mình tăng lên $20,000. Ngân hàng lấy tiền của mình cho vay lại 6%. Lấy 72 chia cho 6 ra 12 năm thì có được $20,000 hay $120,000 sau 72 năm. Thật ra còn nhiều hơn nhưng chỉ làm tính trên giả thuyết.

Ngoài ra có một loại sát nhân vô hình mà mình không để ý: đó là Lạm Phát. Chính phủ in tiền vì đại dịch nên mọi thứ đều lên giá. Xăng ở Cali lên trên 6 đô/ Gallon. Mình bỏ ngân hàng được 1% tiền lời nhưng lạm phát lên 8% thì trong tương lại tiền của mình sẽ mất giá.

Lúc này, mình mới đột phá tư duy, hiểu lý do người ta không dạy mình về tài chánh ở trường. Toàn dạy mấy thứ vô bổ, chả làm ra tiền. Từ đó mình phải đi học đủ thứ. Đầu tư, thuế vụ,… ghi danh trường H&R Block để học làm thuế. Sử dụng Turbo Tax để làm thuế, học cách khấu trừ,…

Ông Rích Dad mình hỏi mày mất bao nhiêu năm mới xong tú tài? 12 năm. Mấy năm để lấy bằng thạc sĩ? 6 năm. Tổng cộng 18 năm, để có cái nghề kiếm tiền. Vậy muốn học cách giữ tiền, đầu tư thì cũng phải mất thời gian. Thế là đi học cuối tuần, vợ con đi ăn sinh nhật con cháu thiên hạ. Có lẻ vì vậy mình trở nên rụt rè, không thích đám đông vì không quen.

Sự khởi đầu của người nghèo và người giàu 

Khi mình sang Hoa Kỳ làm việc, khoảng cách của người giàu và người Mỹ trung lưu, đã gia tăng từ 3.7 lên đến 7 lần. Các công ty lớn như Sears, bắt đầu chới với vì phải trả hưu trí cho nhân viên đã về hưu,… thời ông Reagan, đã giúp người Mỹ giàu có càng giàu to, và người trung lưu có ít lợi tức hơn. Các nghiệp đoàn thợ thuyền bắt đầu mất quyền lực, đấu tranh đòi lương bổng cao.

Anh muốn lương cao thì tôi đem qua các nước khác như Mễ Tây Cơ để sản xuất, rẻ hơn, không có vụ đình công vớ vẩn. Thế là ngọng!

Khi xưa, người ta kêu giấc mơ Hoa Kỳ vì một ông công nhân đi làm, có thể nuôi cả gia đình, có thể mua nhà, có xe. Cả thế giới đều ngưỡng mộ. Nay thì hai vợ chồng đi làm, chưa chắc đã mua được nhà. Con mình ra tường, vừa đài làm là giấy báo nợ mượn tiền học đại học thay nhau gửi về đòi. Anh học bác sĩ xong thì nợ độ $500,000, trả cả đời chưa hết. Chị học dược khoa, ra tường, nay họ trả đâu $45/ giờ, phải làm 12 tiếng để trả nợ học phí đại học.

Đến thời ông Obama thì khoảng cách này gia tăng gấp 700 lần. Mình nhớ cuộc phỏng vấn của một ông thợ ống nước với tổng thống Obama. Ông Obama kêu là phải “share the wealth”. Khi cuộc khủng hoảng tài chính xẩy ra vì các tên tài phiệt lũng đoạn thị trường tài Chánh, mượn tiền chính phủ cho vay đủ trò. Người Mỹ trung lưu mất nhà trong khi chính phủ lại in tiền hổ trợ các ngân hàng, giúp họ giàu có hơn mấy lần sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Qua đại dịch 2019 thì các tài phiệt giàu gấp đôi trước đó vì được chính phủ hổ trợ. Chán Mớ Đời 

Tiền lời đang lên vì lạm phát khiến thị trường địa ốc bắt đầu đứng. Qua mùa hè, thiên hạ hết muốn đổi chỗ ở, đổi trường thì giá nhà sẽ xuống. Đáng lẻ nhà đã đứng từ lâu nhưng vì đại dịch nên chính phủ phải bơm tiền, giúp kinh tế không bị lộn xộn. Nay họ muốn tránh trường hợp thời ông Carter, lạm phát lên như điên. Tiền lời lên đến 17-18%.

Có lần đồng chí gái xem Zillow thì khám phá ra giá trị căn nhà mà hai vợ chồng mua trước khi làm đám cưới, nay cho thuê. Dạo ấy tụi này mua $180,000, đặt cọc 20% ($36,000), mượn $144,000, tiền lời 6.75%.  Mỗi tháng đóng $933. Nay cho thuê được $2,700/ tháng. Giá nhà theo Zillow độ $800,000. 

Đồng chí gái kêu mình lời. Mình nói không. Khi xưa, đi cua vợ, anh chỉ trả tiền xăng là $1/ Gallon, nay lên $6/ Gallon. Lý do đó mà thằng con không dám mời con gái đi chơi. Ăn phở trả chưa tới $4/ tô nay tô phở lên đến $15. Lấy $180,000 giá căn nhà khi xưa nhân cho 6 thì ra 1 triệu. Mình lỗ chớ đâu có lời. Đó là cách chính phủ ăn gian người dân, cho con số để đánh lừa.

Bây giờ nếu bán thì bị chính phủ đánh thuế 20% số tiền bán được. Đại loại là $160,000 bị thu thuế lời. Con ơi nhớ lây câu này; cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Họ có luật thuế 121, ai ở trong đó trên 2 năm thì có quyền khấu trừ được $250,000/ mỗi người. Hai vợ chồng được khấu trừ $500,000. Lấy $800,000 trừ $500,000, phải đóng thuế số tiền còn lại. Đáng lẻ chính phủ phải gia tăng số tiền này vì lạm phát từ 30 năm nay. Số $250,000 có từ lâu, mấy chục năm về trước, chưa có lạm phát.

Vừa ghi danh, đặt cọc leo núi Kilimanjaro vào tháng 10 này. Kinh

Mình thích nhất là đầu tư về địa ốc, mua nhà cũ, sửa chửa lại cho thuê. Có người kêu mua nhà cho thuê, người ta phá đủ trò. Không có cái nghề nào mà không có trở ngại. Ngay cả nghề gái lầu xanh, cũng phải lao động cực lực mới được trả tiền. Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Mình lúc đầu cũng bị lộn xộn với người thuê nhà nhưng rồi rút kinh nghiệm, sau 30 năm thì mình dễ thở hơn. (Còn tiếp)

Sáng nay đi sớm lên núi Boldy để tập cho chuyến leo núi Whitney 3 tuần nữa.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Lá cờ quê hương

 Trong chuyến đi 7 ngày 6 đêm, theo con đường mòn của nền văn minh Inca, leo núi xuống núi, vượt qua các dòng suối để lại cho mình nhiều kỷ niệm khó quên. Những hình ảnh dãy núi Andes cao vời vợi. Đi từ thấp lên núi rồi xuống đồng bằng, phong cảnh thay đổi, Lá hoa. Phong thổ khác biệt, chỉ không có thì giờ để xem, ngắm lâu hơn vì mỗi ngày leo tối thiểu 9 dậm đường hay 15 cây số. Ngày dài nhất là 13.2 dậm, leo lên tổng cộng 5,000 cao bộ, qua hai đỉnh đèo với độ cao 3,000 cao bộ và 2,000 cao bộ. 

Mình thuộc dạng già nhất trong nhóm, đi chậm hơn mấy người trẻ nên phải thức giấc sớm từ 3-4 giờ sáng để leo núi trước họ. Vì nếu khởi hành cùng lúc thì mình sẽ lên tới đỉnh sau họ độ 15-20 phút, bắt họ đợi thêm để mình nghỉ mệt, uống nước. Do đó, mình phải tự động viên, không ăn sáng, đi trước trong khi họ ăn sáng. Khi ngồi nghỉ mệt thì ăn sáng, lấy sức. Đi 10 ngày, dù ăn 3 bữa mỗi ngày nhưng vẫn xuống 5 kí lô. Kinh

Đem lá cờ ra mình bổng nhiên khóc oà như trẻ thơ. Trời lạnh, sương mù, gió thổi trên đỉnh đèo. Nhớ dạo còn bé, có lên núi Bà Đà Lạt một mình khi có phòng trào trừ Ma Quỷ (Mỹ Qua) lên Núi Bà để lấy nước về cúng do mấy chùa Đà Lạt xúi. Mình đi với Mệ Ngoại đến chân núi rồi mình đi trước lên tới đỉnh. Cảm giác tương tự khi đến đỉnh này. Chỉ có khác là ở Núi Bà, mình đói meo râu..
Máy định vị cho biết đã leo lên sau 2 tiếng đồng hồ đến 4,681 cao bộ. Sau khi nghỉ chân 15 phút lại đi xuống phía bên kia. Nếu mình không đi trước nhóm thì họ phải đợi thêm 30 phút, khá lạnh. Mỗi lần lên tới đỉnh, nghỉ xả hơi là phải bận áo ấm thêm để tránh lạnh.

Mỗi ngày, chính phủ chỉ cho phép đâu 200 người leo núi và 300 phu khuân vác. Do đó đến các trạm kiểm soát, họ hay xét sổ thông hành để xem có đúng người, hay không vì công ty du lịch có thể bỏ tên người khác vào. Trên đường mòn nhỏ xíu mà 500 người tranh nhau chen chúc đi cho sớm, rất nguy hiểm. Phía dưới là núi, nhất là các người phụ khuân vác, đeo ba lô hay đồ đạt sau lưng to cồng kềnh, chạy ngang mình.

Leo núi cũng khá nguy hiểm vì đường mòn nhỏ, các phu khuân vác cho các nhóm khiên nặng và phải có mặt sớm để chuẩn bị cơm nước cho các người đi leo núi. Nếu trễ thì nhóm đi bộ như mình không có thức ăn nên họ đi nhanh lắm để kịp thời gian. Thậm chí còn chạy khiến mình thất kinh, mới biết mình già như đồng chí gái kêu: bộ anh tưởng anh còn trẻ hỉ. 


Mình không cẩn thận nép qua bên, có thể bị các hàng do họ khuân vác sau lưng, to lớn đụng người mình, có thể lọt xuống núi. Do đó phải cẩn thận đi bên phía núi, để họ qua mặt bên sườn núi. Mình cứ đi sau cùng vì có anh chàng hướng dẫn viên phụ đi sau. Anh ta biết ai đi phía sau thì cho mình biết để nép bên núi. 

Đi xuống trời ấm nên cởi áo. Viếng mấy nông trại của người Inca khi xưa. Họ dùng đá ong để làm các thang cấp để trồng trọt. Lý do là khí hậu ban đêm rất lạnh nên đá ong trong ngày thâu giữ ánh sáng mặt trời, về đêm thì toả ra hơi nóng phía trong, nơi các khoai tây được trồng. Hình như họ gọi cách trồng trọt khoai tây là Chuno. Xứ này có trên 1,000 loại khoai Tây, họ ủ hay phơi khô để đành mấy năm để ăn vì trên cao lạnh nên không sợ hư thối. Mình có xem 1 phim tài liệu, nói ăn loại khoai tây này thì sống thọ và bổ dương lắm. Không cần uống thuốc bổ dâm của Mình Mạng.

Hôm trước có anh nói ở miền bắc, họ làm bậc thang tương tự để trồng lúa. Đây vì Peru nằm trong cái huyệt động đất nên phải xây tường bằng đá để không bị tàn phá. Xem nhà cửa đều làm theo mô hình hình than để chống động đất.


Có lẻ giây phút để lại kỷ niệm khó tả nhất là khi mình leo đến đỉnh đèo cao nhất của chuyến đi ở 16,800 cao bộ, độ 4.200 mét cao độ. Mình lên đầu tiên nên lấy lá cờ Việt Nam Cộng Hoà ra để chụp ảnh kỷ niệm vì có lẻ mình sẽ không bao giờ đi lại con đường này.  


Lá cờ này này mình tìm từ lâu, từ khi tham gia, tập luyện để leo đỉnh núi Whitney , hỏi bạn bè thì không ai có. Một hôm mình hỏi đài truyền hình Little Sàigòn thì họ cũng không có nhưng họ giới thiệu mình ông chủ tiệm mỹ phẩm Bảo Trâm ở Bolsa. Ông chủ nói ngày mai trở lại, ông ta sẽ tặng cho một lá cờ mới. Hỏi ông ta mua ở đâu thì không nói. 


Trước khi lên đường mình ra Bolsa để lấy lá cờ đem cất trong Vali. Mình thấy trên WeMe, một anh gốc Việt Nam, trẻ, chụp hình với lá cờ Việt Nam, khi leo lên đỉnh Whitney nhưng lá cờ nhỏ bằng bàn tay nên nghĩ kiếm lá cờ to to hơn đem lên chụp, làm kỷ niệm.


Nghe kể có người sẵn sàng trả cho chủ nhân của Phước Lộc Thọ $20,000 để được treo cờ Việt Nam Cộng Hoà trước khu thương mại này như ở khu Eden ở vùng đông Bắc nhưng bị từ khước.


Khi leo lên đỉnh đèo ở cao độ 16,800 cao bộ hay 4.200 mét độ cao. Mình lấy lá cờ Việt Nam Cộng Hoà ra để chụp hình. Bổng nhiên mình khóc oà lên như trẻ thơ. Mình không hiểu lý do. Trước đây khi có hội họp tưởng niệm 30/4 của cộng đồng thì mình chỉ đứng chào cờ như một thủ tục chào cờ Hoa Kỳ mỗi tuần khi tham gia các hoạt động xã hội với người Mỹ nên rất ngạc nhiên về cảm xúc dâng tràn từ đâu đến khi leo lên đỉnh đèo. 


Có lẻ sau bao nhiêu thời gian lê chân từng bước một nối tiếp trong không khí lạnh băng giá và không khí loãng ở độ cao. Cũng có thể gần 30/4, khiến mình nghĩ đến ông cụ phải trải qua 15 năm ở trại cải tạo. Lá cờ mà ông cụ chiến đấu từ thời 18 tuổi tại Sơn Tây. Suýt bị du kích tại làng giết, trốn vào nam, vào quân đội. Ông bà nội bị đấu tố trong cuộc cải cách ruộng đất. Ông bà nội được nâng lên hàng Phú nông, bị con nuôi từ năm ất Dậu, cha mẹ chết nên đem về nuôi, nay quay lại đấu tố suýt chết.

Đến đây nghỉ chân nên cởi giày ra cho nhẹ chân,nhìn xuống thung lũng là dòng sông uốn quanh. Thiên nhiên hùng vĩ.

Nói chung là những hệ luỵ mà gia đình mình gánh chịu trong mấy chụp năm qua, từ 30/4/75 hiện về trong giây phút khiến mình khóc.

Tại đỉnh cao thứ 2 của chuyến đi ở 16,200 cao bộ, 4.000 mét trong khi đỉnh cao nhất của Việt Nam là Fan-Sĩ-Pan chỉ có 2.000 cao độ và Đà Lạt thì 1.600 mét.

Mấy người Mỹ trong nhóm hỏi lá cờ của nước nào. Mình nói của Việt Nam Cộng Hoà khiến họ tò mò hỏi về Việt Nam và khi mỗi lần leo lên một đỉnh đèo là họ nhắc nhở mình lấy lá cờ ra chụp. 


Hôm nay 30/4, mình đang trên đường bay về thủ đô Lima nên viết vài dòng để tưởng nhớ ông cụ. Mình có làm giỗ ông cụ tuần trước, rằm tháng 3, trước lên đường bay đến Peru. Ông cụ với những năm tháng đầy khổ cực đã trải qua suốt 15 năm cải tạo. Mẹ mình và các em nhịn ăn để nuôi tù. Người tù chắc cũng xót xa khi ăn thịt chà bông của vợ con dành cho.

 

Lá cờ mà ông cụ chiến đấu suốt mấy chục năm và chịu đựng nhiều tủi nhục của kẻ thua cuộc. Lá cờ mà mỗi khi kể chuyện về giai đoạn sau 75, mẹ mình luôn luôn kêu: “giải phóng vô con ơi, u cha là khổ. Thời tây bắt bỏ tù, còn ăn sung mặc sướng, thời giải phóng chỉ có bo bo thôi mà phải sắp hàng” rồi chép miệng như nhớ đến bao nổi oan ức của kiếp người đã đi qua.


Mình may mắn không tham gia cuộc chiến; đánh cho Trung Cộng, giết cho Liên Xô hay cho Mỹ nhưng vẫn không quên những người đã nằm xuống cả hai bên, để cho mình có một cuộc sống tự do. Mình có hai ông chú ruột: 1 bị Tây bắn ngoài làng và một bị bom Mỹ dập chết trên đường vào nam trên đường mòn Hochiminh. Chưa kể họ hàng cũng đã hy sinh nhiều trên đường vào nam hay chống lại đạo quân từ miền Bắc vào.


Một ông cậu bà con đã tự tử vào ngày 30/4 tại Sàigòn sau khi khám phá ra bà vợ là nằm vùng.


Mình cảm ơn trời đất đã cho mình sức khỏe để thực hiện chuyến đi này. Bạn học xưa có hai người giã từ cuộc chơi trong tháng này vì bệnh tật. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Thầy Nguyễn Văn Thành

 Tuần này nhận tin từ mấy người bạn học Văn Học cũ, cho biết thầy Nguyễn Văn Thành, thường được dân thị xã Đà Lạt gọi “Thành Bắp-sú”, vừa mới qua đời tại Houston, Texas. Mình không có học với thầy Thành nên không có kỷ niệm về thầy. Chỉ gặp thầy lần đầu tiên trong buổi họp mặt các học sinh cũ của trường Văn Học, Văn Khoa Đà Lạt ở San Jose. Lần thứ 2 thì thầy vào giờ chót, thầy gọi điện thoại cho biết vì sức khoẻ nên không đến được. Dạo ấy, thầy ở San Diego, nay lại được tin thầy qua đời ở Houston, Texas.

Mình chỉ nhớ thầy có thời làm hiệu trưởng trường bán công Quang Trung, gần lữ quán Thanh Niên nhưng dân thị xã biết đến thầy nhiều nhất khi thầy ra tranh cử hội đồng thị xã Đà Lạt, lấy danh hiệu “Bắp-sú” nên từ đó ai cũng gọi thầy Thành Bắp-Sú. Hình như vào những năm 1973, sau Mùa Hè Đỏ Lửa. Có người cho biết học Quân Sự Học Đường vơi thầy trên Sân Cù, lúc ấy thầy mang lon Trung Uý.

Nếu mình không lầm nhà thầy ở đường Hai Bà Trưng, ngay gần dốc Hai BÀ Trưng, đối diện nhà ông tàu bán xắp xắp bên hông rạp Ngọc Hiệp. Kế bên nhà của gia đình Nam, học chung với mình khi xưa, cây xăng Esso, gần Thuỷ Tạ và nhà cậu Hồng, quen với bố mẹ mình. Nhà cậu Hồng, trước 75, có dạo mở quán trượt thiết hài (patin), có người em trai út, thua mình 1 hay 2 tuổi học Văn Học. Lần đầu tiên về Đà Lạt, mình có gặp sau này biệt tăm.

Dân Đà Lạt xưa thì chắc sẽ nhìn ra khu nhà của thầy Thành trên đường Hai Bà Trưng, gần dốc Cẩm Đô, ngược lại tấm ảnh này thấy rõ căn nhà của mình ở từ từ năm 1962 đến 1974. Bên cạnh con dốc “Tình tôi con dốc nhỏ” mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã nói. Có thấy nhà của anh Quang, căn thứ 2 bên tay phải sau tình tôi con dốc nhỏ ở trên đường Calmette.

Có người cho biết là thầy có dạy ở trường Trần Hưng Đạo, trường Hiếu Học (Thăng Long sau này), rồi trường Văn Học rồi đến Quang Trung. Mình lại thấy học sinh cũ của thầy ở Ban Mê Thuột, báo tin nên đoán, có dạo thầy đi dạy trên tỉnh này, trước khi về Đà Lạt, rồi sau 75, vượt biển, định cư tại Hoa Kỳ. Mình nghe người em trai kế, cho biết thầy bị bắn gãy tay khi đi vượt biển.

Điển hình là liên danh tranh cử tổng thống này, lấy danh hiệu “trâu Cày”. Mình nghĩ hai ông thần này, chưa bao giờ biết đi cày là gì nên rớt đài.

Theo mình hiểu, khi xưa mỗi lần ra tranh cử, các ứng cử viên đều lấy một danh hiệu cho mình. Mình nhớ có người lấy huy hiệu con trâu, con voi, không thấy ai lấy huy hiệu con bò. Có người lấy cây nến, cuốn sách, lưỡi cày,…đủ trò. Nói chung thì mình không để ý lắm mấy vụ bầu cử này vì còn nhỏ. Chỉ biết là bầu cử gian lận. Ông cụ mình đi kiểm phiếu ở trường học, chiều thấy xe nhà binh đến lấy mấy thùng phiếu. Trên xe nhà binh đã có sẵn các thùng phiếu khác, để đổi. Có lần ông Nguyễn Hợp Đoàn, kêu ông cụ mình ra ứng cử, bảo đảm đắc cử 95% như các ứng cử viên của đảng Dân Chủ, của ông Thiệu, ông cụ từ chối.

Có một ông dân biểu Đà Lạt, nằm vùng, gần kết thúc chiến tranh, ông này được gửi sang Hoa Kỳ để gặp các dân biểu Hoa Kỳ xin viện trợ. Ông này lại kêu đừng. Bao nhiêu tin tức quân sự, ông ta đều báo cho Hà Nội biết. (Theo lời ông ta kể trên báo Việt Cộng).

Mình có chị bạn cho biết là khi xưa, thầy Chử Bá Anh và cô Vi Khuê, có giúp thầy khi ra tranh cử, với huy hiệu “Bắp-Sú” nói lên một loại rau cải đặc biệt chỉ có Đà Lạt mới trồng được “Bắp-sú”. 

                    Vườn rau bắp sú no tròn 

                    Mong vào Quốc Hội đến ơn nước nhà

Bầu cho ứng cử viên Nguyễn Văn Thành

Nghe nói, thầy Thành là một luật sư tập sự, không biết đã thành luật sư thật thụ chưa. Nhân tiện mình muốn giới thiệu trang nhà Đà Lạt Dấu Yêu (dalatdauyeu.org) do luật sư Ngô Tằng Giao thực hiện và một giáo sư anh ngữ, tên Nguyễn Chính, khi xưa học trường Trần Hưng Đạo, thế hệ của nhạc sĩ Từ Công Phụng thì phải, viết khá nhiều về Đà Lạt. Ai rảnh thì lên đây đọc ký ức của người Đà Lạt, người yêu Đà Lạt về Đà Lạt xưa.

Xin kèm theo đây bài của anh Nguyễn Chính về thầy Thành:” Vĩnh biệt Người Thầy & Người Anh Đáng Kính!

Đã từ lâu tôi không biết tin tức gì về Thầy Nguyễn Văn Thành, cựu giáo sư trường Trung học Ban Mê Thuột. 

Về tuổi đời, Thầy Thành hơn tôi đúng 10 tuổi, với khoảng cách thời gian đó vẫn khiến cho hai chúng tôi gần gũi với nhau hơn vì ngoài tình Thầy Trò lại còn có thêm Tình Anh Em!

Tôi biết Anh Nguyễn Văn Thành từ khi anh còn học trên Đà Lạt, cùng lớp với ông anh tôi. 

Bạn của ông anh tôi lại còn có Anh Đặng Kim Quy và một sự trùng hợp thú vị, tôi được gặp lại Anh Thành và Anh Quy tại Ban Mê Thuột trong cương vị là những giáo sư. 

Đó là năm tôi chuyển trường từ Đà Lạt sang Ban Mê Thuột để học lớp Đệ Tứ vì lý do công vụ của bố. 

Tình Anh Em chuyển sang Tình Thầy Trò thời gian đầu có vẻ như bị lẫn lộn vì nhiều khi gọi bằng Thầy nhưng cũng có khi lại gọi bằng Anh!

Thập niên 60 tôi vào quân đội nhưng vẫn còn gặp Anh Thành tại Sài Gòn và Anh Quy tại San Francisco. 

Đến thập niên 90 tôi bước vào nghề báo và trong một lần gặp gỡ hiếm hoi tại Sài Gòn, Thầy Thành nhắn nhủ tôi dù viết báo tiếng Anh về kinh tế cho nước ngoài, tôi đừng quên mình vẫn là người Việt Nam!

Thế rồi bẵng đi một thời gian dài, qua bạn bè tôi nhận được tin Thầy Thành đã qua đời ngày 3/3/2022 tại Houston, Texas.  

Quãng thời gian sống tại nước ngoài, Thầy Thành trong cương vị của một cựu luật sư đã tham gia hoạt động của Câu lạc bộ Luật khoa, và đã có nhiều buổi nói chuyện về bản tuyên ngôn của các luật sư hải ngoại.

Hưởng thọ 85 tuổi, Giáo sư & Luật sư Nguyễn Văn Thành đã từ giã cõi trần với nhiều mộng ước dở dang cho đất nước Việt Nam.

Riêng đối với tôi, Anh Thành đã để lại trong lòng một đứa em thật nhiều kỷ niệm riêng tư.

Xin thắp một nén hương lòng để tưởng niệm Người Thầy và cũng là Người Anh đáng kính!

R.I.P. NGƯỜI THẦY & NGƯỜI ANH!

***

Mình gửi lên đây trang nhà của nhà quàn. Các bạn lên đây ghi tên hay ghi lại lời phân ưu với gia đình, những kỷ niệm với thầy Thành. 

https://www.winfordfunerals.com/memorials/giuse-nguyen--thanh/4872972/obituary.php

Các cựu học sinh Văn Học, thành kính phân ưu cùng gia đình. Nguyện cho linh hồn Thầy sớm về với đất Chúa.


Chấm dứt một cuộc tình Thái-Việt

 Dạo thằng con học tiểu học, có chơi thân với một tên gốc Mít và Thái. Bố nó là người Thái, mẹ nó cũng là người Thái nhưng gốc Việt. Nghe nói có một cộng đồng người Việt tại Vọng Các. Trong hồi ký của ông Trần Trọng Kim có đề cập đến vấn đề này. Mình có ông Dượng, gốc Bắc kỳ, năm 1945, chạy tản cư với gia đình, ông lạc sang Thái Lan, lấy vợ Thái bên đó, đến khi liên lạc được với bố mẹ, di cư vào nam, nên đem 4 đứa con về Việt Nam. Có lần ở Luân Đôn, mình vào tiệm ăn tàu, nổi tiếng món vịt quay ngon nhất thủ đô Anh quốc, gặp chị phục vụ viên, nói tiếng Việt giọng Bắc cực chuẩn, tự xưng sinh tại Thái Lan. Mình sinh tại Đà Lạt, mới qua Tây mấy năm đã quên lú tiếng Việt. Chán Mớ Đời 

Bạn thằng con họ Bạch như gia đình thầy Bạch Thái Hà, chắc có máu làm ăn của gia đình Bạch Thái Bưởi vì rất giàu. Kể sau. Bố mẹ nó đặt tên Johann, họ Bạch nên đi học, thầy cô gọi Johann Bach như nhạc sĩ nổi tiếng của Tây Âu, chỉ có điều là hắn chơi nhạc rất tồi. Hai đứa chơi thân nên có trò ngủ nhà bạn. Mỗi lần thằng con ôm áo quần qua nhà thằng bạn ngủ, về nhà là cứ u chau, u chau… 

Chúc các bác gái một ngày phụ nữ đòi quyền sống như mấy cô đại diện Corona

Được gia đình bạn cho ăn uống mệt thở, không hà tiện như ở nhà mình. Nhà lại to, 1 phòng ngủ to hơn cả cái nhà của mình. Nhà họ ở khu Orange Park Acres, nghĩa là lô đất nhà tối thiểu trên một mẫu Anh quốc. Vợ chồng mình được mời đến nhà chơi một lần thì thất kinh vì nhà to hơn cái đình. Dạo ấy mà nhà đã có màn ảnh ghép ở lại to trên tường để xem đá banh. Độ 9 cái màn ảnh 35 inches ghép lại, nhà mình có một cái 27 inches được xem là hạnh phúc rồi. Họ có riêng phòng tập tạ, máy chạy bộ đủ trò, to hơn cả căn nàh của mình. Viếng nhà người ta xong mình thấy thẹn quá, không biết làm sao mà có thể làm giàu như họ. Đành nói với đồng chí gái là kiếp sau, anh ráng làm giàu như người ta. Mụ vợ kêu kiếp sau, gặp anh là tui băng qua đường tránh đụng anh. Chán Mớ Đời 

Họ nhờ có quốc tịch Mỹ và Thái nên xuất cảng đồ về Việt Nam và Thái Lan từ lâu. Không hỏi rõ vụ này. Họ chỉ kể là làm xuất nhập cảnh thức ăn của xứ này qua Mỹ rồi mua đồ gì bên này bán lại cho hai xứ bên kia. Giàu nức nở. Sau này, lớn lên hai đứa học khác trường trung học. Mình cho con học trường trung học ở Villa Park còn họ thì cho con học trường ở Anaheim Hills, gần nhà họ hơn.

Hôm trước, buồn đời mình chạy ngang khu Orange Park Acres để xem nhà cửa xây cất tới đâu rồi. Khi xưa, mình mê mua nhà khu này nhưng mụ vợ chê khu này, kêu hàng xóm xa cách quá. Nay ở nhà hàng xóm bên cạnh, chả gặp ai cả. Lâu lâu gặp, hỏi mấy câu trời mưa nắng xong là chạy. Sau 15 năm thì nhà cửa được xây cất lại rất nhiều. Khu này đất rộng nên dân giàu, có nuôi ngựa để cởi vòng vòng sau nhà hay trước nhà. Xưa kia là nhà như nông trại nay thì toàn là biệt phủ hết.

Chạy qua nhà thằng Johann thì thấy bà mẹ nó đứng trước nhà nên dừng lại hỏi thăm. Bà cho biết thằng con nay đi làm kỹ sư, còn ông chồng thì ly dị rồi. Mình không muốn hỏi thêm, định cáo từ nhưng buồn đời hay sao bà ta kể. Ông chồng về Thái Lan, có em chân dài nào túm cổ nên ông ta đòi ly dị, để đem cô ta sang. Ra toà thì bà ta gốc Việt nên hơi keo kiệt, mướn luật sư rẻ nên bị luật sư của ông chồng cãi hay nên ông chồng giữ căn nhà to đùng, còn bà thì lấy căn nhỏ hơn cho thuê khi xưa.

Như hiểu được sự ngơ ngơ ngáo ngáo của mình, bà ta kể tiếp. Trước khi dọn ra, bà ta mua mấy ký tôm về ăn rồi còn dư thì bà ta lấy cái gậy bằng nhôm để móc màn cửa sổ của mỗi phòng. Mấy ống này tròn, làm bằng nhôm nên ở trong rỗng. Bà ta lấy cái đầu ra rồi nhét võ tôm và tôm còn dư và những tình cảm yêu thương sâu đậm cho kẻ nội thù vào mấy cái ống rồi đậy nắp lại. Nhà từ trên xuống dưới nhất là phòng khách có mấy cái màn đẹp tuyệt vời của bà mua đặt bên Thái Lan đem về, đều được thiết bị các con tôm Thái Lan. Sau đó bà ta ca bản Capri! C’ est Fini!

Bà ta giao chìa khoá cho luật sư rồi ông chồng và cô bồ mới dọn vào. Được vài hôm thì bốc mùi. Ông chồng kêu thợ diệt chuột đủ trò đến. Tốn mấy ngàn đồng mà mùi hôi không bay đi, xịt mấy lít nước hoa CoCo Channel đủ trò nhưng hôi vẫn hoàn hôi. Ông chồng quyết định bán nhưng khách thấy nhà đẹp nhưng vừa mở cửa vào là chạy mất dép. Để cả năm không bán được nên bà ta nhờ luật sư, hỏi có thể xét lại tiền bạc chia ra sao thì bà ta lấy lại căn nhà. Nhà trị gía đâu 5 triệu nhưng bà ta điều đình sao đó chỉ trả có $500,000. Kinh

Giấy tờ xong xuôi thì bà ta cho thợ lấy mấy cái màn đem quăn hết, cho sơn phết lại nên hết ngửi mùi tôm chết theo cuộc tình hữu nghị 30 năm.

Hôm nay là ngày 8 tháng 3, ngày phụ nữ thế giới. Em kể lại đây để mấy bác nào có chồng về Việt Nam, kiếm em chân dài, đòi lấy luôn căn nhà của mấy bác thì nên chơi đòn cô gái Thái Lan gốc Việt Nam. Kinh

Còn mấy bác trai thì sau 3 năm, vào quốc tịch các em chân dài đá mấy bác, thì dùng chiêu này để lấy lại căn nhà mà mấy bác đã bỏ công sức, lao động để mua.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Một ký ức Đà Lạt vừa bị xoá bỏ

 Mình định viết về tấm ảnh này từ lâu, về căn nhà đối diện hồ Xuân Hương của bà dược sĩ, kiêm dân biểu Nguyễn Thị Hai khi xưa. Không biết tác giả của tấm ảnh là ai, có thể chụp lén một cặp trai gái đang ngồi cạnh hồ Xuân Hương, nơi bệ xi-măng, xây tròn xung quanh những cây tùng, nhìn qua biệt thự của bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai, mang tên Trang Hai. 

Biệt thự, mình ước mơ một ngày được ở trong đó khi còn bé. Nay thì thất kinh vì họ đã cho dẹp bỏ, xoá hết tàn dư của chế độ cũ. Chắc để xây khách sạn cao cấp tại đây. Chắc sẽ dện cả chục tầng cao hơn mấy cây thông. Có người cho biết là để nới rộng đường Trần Quốc Toản vì giao thông Đà Lạt bị banh-ta-lông. Dần dần đồi núi Đà Lạt sẽ bị xén đất hết, trở thành đồng bằng. Chán Mớ Đời 

Khi xưa, đường Hai Bà Trưng, khúc lên đồi bệnh viện Nhi đồng, cư xá viện Pasteur là đồi. Nay về thấy họ xắn đất, để xây nhà nên mình hơi lo là một ngày nào đó, đất sẽ bị trùi vì nước mưa đọng lại, bao nhiêu đất trên đồi sẽ phủ hết phía dưới đường Hai Bà Trưng tương tự như khu vực mới bị lỡ đất ở xóm Bà Thái khi xưa. Đất Đà Lạt toàn là đất sét thêm hệ thống dẫn thoát nước mưa khá thô sơ. Lâu ngày, nước tụ sẽ đẩy đất ở dưới vì bị đọng nước.

Gần nhà mình ở Cali, cách đây độ 15 năm có một cái tường talus xây cao độ 3 tầng lầu để chống giữ đất đồi bị trùi. Một năm bị El Nino đến thăm, mưa liên tu ti mấy ngày khiến đất bị trùi, kéo theo bức tường xi-măng dầy độ 30 cm và nhà cửa trên cao.

Hồi nhỏ, mình mơ có một ngày sẽ làm chủ căn biệt thự của ông bác sĩ Sohier và căn nhà này. Không hiểu tại sao, dạo học Văn Học, mình hay chạy xe lòng vòng Đà Lạt, xem các biệt thự thay vì đi ngắm gái, đánh bi-da như xưa với mấy tên bạn. Bên cạnh biệt thự này, phía tay phải, ngay cầu Ông Đạo đi qua, có căn biệt thự của gia đình một cô bạn học chung năm xưa 11B tên Hà, và một cô khác tên Vy Thị Thu Thuỷ ở trọ. Mình có đến nhà vì muốn xem bên trong nhưng không được cho vô nhà, chắc họ sợ mình chôm đồ. Mặt mình rất là gian gian từ xưa đến nay. Ít ai mời vào nhà họ.

Theo mình, kiến trúc biệt thự này không đẹp như các căn khác tại Đà Lạt ở đường Trần Hưng Đạo, Hùng Vương hay Huỳnh Thúc Kháng,… chắc không phải do ông kiến trúc sư tây vẽ. Cũng có thể chỉ là nhà nghỉ mát cho gia đình ở Sàigòn, lâu lâu lên Đà Lạt chơi nên không xây cất to lớn. Hình như mình có kể về ông tây này, đã thiết kế những căn biệt thự tại Đà Lạt xưa, rất đẹp. 

Sau này, thời đệ nhất Cộng Hoà, bổng nhiên có một thế hệ kiến trúc sư trẻ Việt Nam xuất hiện, thiết kế các công trình ở Đà Lạt rất đẹp, khá tân tiến và hiện đại cho vùng Đông Nam-Á thời ấy như chợ Đà Lạt, Giáo Hoàng Học Viện, trường Võ Bị Quốc Gia, viện đại học Đà Lạt,…

Thường thì văn học và nghệ thuật nói lên tư duy của người dân, trí thức trong hoàn cảnh hiện tại và những viễn kiến cho tương lai. Việt Nam Cộng Hoà, thời ông Diệm như một thời đại khai phóng, mở đường cho một Việt Nam mới hiện đại, sau khi dành lại độc lập. Nhờ đó mà kiến trúc và nghệ thuật thời ấy khá mới mẻ, đầy sáng tạo. Cộng thêm các nhà trí thức và văn nghệ từ Bắc di cư vào nam, tạo ra một nguồn lửa văn học và nghệ thuật rất đặc biệt và còn ảnh hưởng đến ngày nay, vẫn tồn tại trong người Việt.

Mình thấy tấm ảnh rất đẹp. Chụp trên đường Nguyễn Thái Học, gần đường lên Nhà Lao, nơi mẹ mình bị nhốt tại đây gần 6 tháng thời Tây. Cặp trai gái Đà Lạt trong tấm ảnh, chắc đang bàn về tương lai, sở hữu một căn nhà như biệt thự của bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai, nằm trên đường Trần Quốc Toản mà khi xưa đi học, mỗi ngày đều chạy qua đây. Nhưng muốn đến căn nhà, phải làm sao qua hồ nước. Một thử thách của đời người. Bơi qua hồ hay đi vòng cầu Ông Đạo Trần Văn Lý. Có người cho biết là biệt thự mang tên “Trang Hai”, chắc mang tên tiệm dược khoa mang tên Trang Hai Dược Cuộc của bà Nguyễn Thị Hai.
Tấm ảnh này có lẻ khi mới được xây cất thời Tây, trước năm 1922, cùng thời với khách sạn Palace. Khi tây về nước, người Việt mua lại rồi làm vũ trường, nhà hàng. Mình nhớ hồi nhỏ có vào đây một lần với ông cụ khi có bạn ở đâu đến chơi, ngồi ngoài vườn, uống nước cam vàng dưới mấy cây thông khiến mình mê căn nhà này. Thấy tên tiệm là “Au Cabaret”. Sau này bà dược sĩ Nguyễn Thị Hai, ở Sàigòn mua lại rồi cho xây thêm một gian bên tay trái, tương đối đẹp hơn trước. Thấy lạ, mặt tiền này hướng về hướng Bắc của Đà Lạt, có lẻ vì vậy mà họ xây cửa sổ cao hơn mấy cánh cửa ra vào, vì cái mái nhà và veranda che khuất ánh sáng.

Hình này cho thấy sau khi được xây thêm một phần bên tay trái, cái lan-can trên lầu 2, được phá đi chỉ còn chỗ phòng ngủ chính đi ra veranda, để đứng ngắm hồ Xuân Hương. Dựa trên ảnh trên thì mình đoán căn nhà được nới rộng thêm về hướng BẮc, so với bức tường của nhà bếp. Do đó họ làm một dàn Pergola để nói hai phần mới và cũ. Hướng bắc thêm nhìn ra hồ nên họ làm cửa sổ sát trần nhà để có cái nhìn rộng hơn về hồ Xuân Hương. Phần bên trái được xây thêm, mình đoán là cửa ra ngoài, cũng là cầu thang lên lầu gần đó, có cửa sổ tròn, không biết có phải nhà tắm tại đây hay không.
Có lẻ không có đất, địa thế trên đồi nên phần cho người làm ở và nhà bếp được xây dính liền. Thường thì mấy biệt thự lớn ở Đà Lạt, có xây phần của gia nhân ở phía sau như nhà của bác sĩ Lương ở đường Phan Chu Trinh thì phải. Cầu thang đi xuống đường Trần Quốc Toản, có lẻ được xây khi còn thời làm nhà hàng “Au Cabaret” để khách có thể đến thay vì đi vòng lên con đường phía sau lên kho bạc, nơi mà có vụ cướp xe ngân hàng của ông Nguyễn Tấn Đời, năm mình học 3ème hay Seconde thì phải. Mỗi lần chạy ngang con đường này, là mình hay liếc vào cổng căn nhà mộng mơ của tuổi trẻ.

Họ cho phá xập hết căn nhà ít nhất cũng trên 90 năm vì năm 1932 có lũ lụt thì hình ảnh cho thấy chưa được xây. Đường Trần Quốc Toản chỉ là con đường nhỏ. Một di tích lịch sử của hồ Xuân Hương. Có người cho mình thấy tấm ảnh chụp trước năm 1932, thấy căn nhà hai tầng này. Xin cảm ơn. Mình viết theo ký ức nên nhiều lúc không chính xác, bác nào thấy sai thì cho biết để em cập nhật hoá.
Đây tấm ảnh của một người tại Đà Lạt, mới gửi cho mình. Mình có tấm ảnh này nhưng không để ý. Hình này chụp trước năm 1932 vì cái đập-đê ngay chỗ Thuỷ Tạ (chưa được xây), đã thấy căn biệt thự có chấm đỏ. Cảm ơn người Đà Lạt đã chỉ cho. Theo giải thích thì năm 1922, khách sạn Palace được xây xong thì đã thấy căn biệt thự này rồi. Có thể là nhà của quản lý khách sạn Palace vì rất sơ sài.
Theo chú thích của anh người Đà Lạt, tấm ảnh trên vào năm 1932, khi khách sạn Du Parc vừa được xây xong (chấm xanh đậm) còn chấm đỏ là biệt thư sau này mang tên Trang Hai, chỉ hai gian nhà như tấm ảnh nhà hàng “au Cabaret”. Xem tấm ảnh này thì hoá ra khu bị lũ lụt năm 1932, nằm phía bên kia cầu Ông Đạo. Mình lại đoán phía bên nhà hàng Thanh Thuỷ. Để hôm nào, mình rảnh sẽ sửa lại. Không nhớ bài nào. Chán Mớ Đời 

Nhìn từ bên kia hồ sang (đường Nguyễn Thái Học). Phía sau căn nhà này là đường chạy lên bưu điện. Vấn đề là nới rộng ra nhưng xe chạy vào chợ vẫn phải đi qua cầu Ông Đạo nhỏ bé, vẫn gây ùn tắc. Chán Mớ Đời 
Xong om

Năm 1971-1972 mình đi bộ từ khu Hòa Bình tới Adran mỗi ngày cũng đi ngang ngôi nhà này và vài nhà khác trước khi leo lên những bậc thang Dalat Palace rồi xuống dốc xuống Adran, cũng mơ ước và thắc mắc ai là chủ những ngôi nhà trong mơ này.

Nhờ Sony NguyenUsa - Hoàng Tử Bé Đà Lạt - Le Dalat Petit Prince'S Me, mới biết chủ ngôi nhà là dược sĩ Nguyễn Thị Hai, chủ nhân viện bào chế Trang Hai, bà Hai cũng là dân biểu Nguyễn Thị Hai. Dược sĩ Hai cũng dính dáng xa gần với cô trình dược viên Nguyễn Thị Mai Anh (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BB%8B_Mai_Anh) là phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước khi cô lấy chồng, nghĩa là bà Hai là big boss và giàu có từ hồi bà Thiệu còn là con gái, hồi còn Tây mà đã làm chủ viện bào chế dược phẩm. (Dũng Le)

Bùng binh hồ Xuân Hương ngày nay. Chắc chụp trước rạp xi-nê Ngọc Lan, chỗ quán phở ngày xưa, bãi đậu xe Honda cho khán giả xem xi-nê. Mình nhớ có leo lên đây với ông cụ một lần khi về thăm Đà Lạt. Đó là lần cuối mình đi chơi với ông cụ. Lần sau về thì ông cụ yếu. Xong om

Năm 1995, khi mình thiết kế một dự án du lịch của tập đoàn Tân Gia Ba, phát triển khu Dankia. Tập đoàn này mướn công ty mình thiết kế khách sạn Equatorial ở Sàigòn. Mình có nghĩ về sự phát triển Đà Lạt trong tương lai. Theo mình thì Đà Lạt nên dời hệ thống hành chánh và kinh tế về Bảo Lộc, cũng thuộc tỉnh Lâm Đồng, cận Sàigòn, Long Khánh hơn là phải chạy thêm 150 cây số. Long Khánh, khi về Sàigòn, mình có chạy qua khi lên Đà Lạt, xa Sàigòn một tị, nên xây phi trường quốc tế để không gây kẹt xe tại sân bay trong Sàigòn.

Du khách quốc tế hay nội địa từ phi trường ở Long Khánh, có thể lên Bảo Lộc nhanh. Phi trường Liên Khương nhiều khi bị mây mù nên khó đáp xuống, làm trễ nải du lịch. Trong khi đó, cho phát triển các trung tâm du lịch và khách sạn cho du khách đến Đà Lạt về phía Đức Trọng, Tùng NGhĩa hay Đơn Dương vì du khách có thể đi tắm biển ở Ninh Chữ, Cà Ná, Phan Thiết hay Nhà Trang. Sáng đi chiều về, hay ngược lại vẫn hưởng được cái lạnh của Đà Lạt. Rau cải trồng xung quanh Đà Lạt như ở Tùng Nghĩa,..

Du khách đến Đà Lạt bằng xe buýt điện từ Đức Trọng, Trại MÁt, Đơn Dương lên trong ngày rồi chiều về lại. Biến Đà Lạt thành một thành phố như ở Thuỵ Sĩ với những phong cảnh, kiến trúc như ở Thuỵ Sĩ, sẽ làm du khách mê và trở lại. Tha hồ mà cho mướn phong cảnh Đà Lạt để các hãng phim quốc tế ở Á Châu mướn, khỏi đi qua Thuỵ Sĩ. Mình làm việc hai năm tại Thuỵ Sĩ, thấy hao hao Đà Lạt nên nghĩ sau này, có về Đà Lạt, sẽ thiết kế theo khung cảnh Thuỵ Sĩ nhưng vẫn giữ tâm hồn của Đà Lạt.

Các khách sạn sẵn có tại Đà Lạt thì trùng tu lại, nâng cấp lên, giá cao hơn. Ở Hoa Kỳ, muốn ngủ qua đêm các trung tâm du lịch, người ta phải đặt phòng trước cả năm hay 2 năm vì giới hạn phòng và giá rất cao, ít tiện nghi.

Các trung tâm du lịch trên núi tại Hoa Kỳ hay âu châu, thường họ không cho xe cộ vào nhiều quá. Đậu phía ngoài rồi đi xe buýt chở vào. Chỉ có những người sinh sống ở trong thì có thể vào hay các khách sạn sang trọng, đắc tiền. Dùng tiền du khách để tu bổ lại Đà Lạt. Đà Lạt sẽ thu hút du khách ngoại quốc nhiều hơn như Hội An. Nếu mình không lầm, ngày nay chỉ có đường Minh Mạng là còn chút gì của Đà Lạt xưa, từ khúc Nguyễn Biểu đi xuống chỗ quẹo. Không gian vẫn còn chút gì của Đà Lạt khi xưa.

Mai mốt, họ đập phá khu dinh tỉnh trưởng xong thì sẽ làm thịt luôn các khu phố xung quanh. Mình không rõ dự án xây khách sạn trên đồi dinh tỉnh trưởng, có thiết kế thêm về chỗ đậu xe cho du khách hay không. Mình chỉ nhớ là có lần ở Sàigòn, một anh bạn học cũ với đồng chí gái, dẫn mình đi ăn cưới con của một người bạn học cũ. Đến một nơi có đến 10 sảnh để tổ chức một lúc 10 đám cưới thì không có bãi đậu xe dưới hầm hay đâu cả. Phải chạy qua khu nhà dân, nhờ họ coi xe, trả tiền họ. Dưới hầm thì khó vì nước. Mình đọc tài liệu thì nước sông Sàigòn dâng mỗi năm mấy cm.

Khi xưa, mỗi lần có chợ Tết, mình thấy kẹt xe hơi rất nhiều ở dưới chợ. Nay dân đông gấp 3, 4 lần và thêm xe cộ nhiều thì Chán Mớ Đời.

Thật ra, người tây phương cũng lầm lẫn rất nhiều khi kiến thiết lại đô thị của họ sau đệ nhị thế chiến. Sau này, họ khám phá ra những lỗi lầm của họ nên đã thay đổi. Mình đi khắp âu châu khi xưa, nên có dịp viếng các trung tâm đô thị bị bom, chiến tranh tàn phá để xem thành phố nào đã tái thiết lại. Có lẻ chúng ta nên rút kinh nghiệm của họ để phát triển Đà Lạt thay vì đọc mấy cuốn sách cũ mèm từ 100 năm qua về thiết kế đô thị, để áp dụng kiến trúc xã hội chủ nghĩa sai lầm của thế giới vào Đà Lạt. Chán Mớ Đời 

Mình nghe nói là họ sẽ đóng cửa đèo Prenn để nới rộng con đường lên Đà Lạt để khỏi bị kẹt xe. Con đường đèo này, được xem là đẹp nhất Việt Nam. Adieu Đà Lạt. 

Làm như vậy để không phát triển Đà Lạt quá tải sẽ hết thu hút du khách. Du khách ngoại quốc đến Việt Nam, họ thích biển hơn là núi rừng vì xứ họ đã lạnh rồi. Hè chỉ muốn ra biển tắm nắng. Do đó muốn thu hút du khách thì Đà Lạt phải có đặc trưng về nét gì đó tương tự Hội An được thế giới biết đến vì Phố Cổ. Du khách nội địa thì chỉ đến vào các dịp Tết,… sau đó thì dân cư Đà Lạt ngáp ruồi, hay bị nhiễm Covid như mấy tuần lễ sau Tết nên chặt chém, làm 3 tháng sống 1 năm như các trung tâm du lịch gần biển ở âu châu.

Các tỉnh ở Đức quốc, bị bom đạn trong thời đệ nhị thế chiến. Ngày nay, người đức họ cho xây lại như xưa với kỹ thuật ngày nay. Đi viếng mấy chỗ này rất đẹp. Ngay Luân Đôn bị Đức quốc Xã dội bom, mình làm việc ở Luân Đôn được hai năm, đi đến những nơi được xem bị bỏ bom thì thấy vẫn như xưa, không có gì thay đổi cả.

Đà Lạt chỉ có xe buýt chạy bằng điện hay đi bộ trong thành phố. Trồng thêm hoa Anh Đào như ở Nhật Bản. Mấy phố như đường Minh Mạng, Hàm Nghi, Tăng Bạt Hổ sẽ như các thành phố nhỏ của Thuỵ Sĩ trên núi. Du khách trả tiền trước ở khách sạn nên không cần bán vé hay soát vé gì cả. Nay thì xong om. Chán Mớ Đời 

Đây là một thí dụ: thành phố Dresden của Đức quốc, khi xưa, quân đội đồng minh, dội bom gần như nát bấy nhưng họ vẫn xây lại như xưa thay vì huỷ bỏ, xây cái mới, rẻ hơn. Phố xá cho đi bộ, không có xe hơi chạy qua.
Hình ảnh thành phố Dresden năm 1968 và sau khi thống nhất được Tây đức bơm tiền để sửa chửa lại hết để người đức trở về. Khi tường Bá Linh sụp đỗ thì người Đông đức bỏ chạy hết qua Tây đức. 
Hình ảnh năm 1983, đông Đức (cộng sản) đói không có tiền tu sửa lại đến khi thống nhất, Tây đức bỏ tiền kiến thiết lại. May là bọn tư bản không dãy chết nếu không thì những ngôi nhà cũ khi xưa của Đức quốc sẽ không bao giờ được xây sửa lại, làm viện bảo tàn tội ác tư bản.

Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo giang nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn