“Ta Còn Sống Đây” Tết 1976 tại Paris

 Có người nhắn tin hỏi mình về tổng hội sinh viên Việt Nam tại Paris khiến mình ngọng. Lý do là mình chưa bao giờ tham gia hội đoàn sinh viên hay người Việt ở hải ngoại, tại những nơi mình từng sinh sống. Thêm nữa mình chỉ ở Paris có 8 năm, không quen người Việt nhiều nên không biết về sinh hoạt người Việt tại pháp. Tại Ý Đại Lợi thì có quen vài du học sinh, tại Thuỵ Sĩ và Luân đôn thì quen vài người ở chùa. Lý do mình đi làm được một năm hay vài tháng thì bị chuyển đi nơi khác.

Mình sang Paris vào cuối năm 1974 nên trễ niên học. Do đó mình ở lại Paris đi làm kiếm tiền thay vì lên Roubaix học ngành kỹ sư dệt như đơn xin đi du học. Tính hè 1975, lên Roubaix chuẩn bị vào năm học tới, ai ngờ 30/4/75 ụp xuống nên mình bỏ mộng trở thành kỹ sư, ở lại Paris, học trường cao đẳng quốc gia mỹ thuật Paris, đến khi tốt nghiệp thì sang Thuỵ Sĩ làm việc rồi cuộc đời đưa đẩy mình qua Luân Đôn rồi đến NEw York. Sau đó dọn qua Cali lập gia đình, xin chọn Hoa Kỳ làm quê hương thứ 3.


Học kiến trúc thì ít có sinh viên gốc Việt, mình chỉ quen trong trường hai người học trên mình vài năm, họ sang Tây từ bé thời ông Diệm. Tết năm 75, mình mới sang nên không ăn tết gì cả vì đi làm cũng không nhớ cho đến tết năm 1976 thì hai sinh viên quen, rủ đi hội chợ tết ở Maubert de Mutualité, khu La-tinh. Lúc đó mới hiểu người Việt ở Paris không đơn thuần. Người Việt tại đây được chia làm hai nhóm; một nhóm thân Hà Nội, được gọi là Việt kiều yêu nước, qua hội người Việt tại Pháp với tờ báo Đoàn Kết và một nhóm chống Hà Nội, đa số là sinh viên miền nam du học, không thân cộng qua một tổ chức gọi là Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris với tờ báo Nhân Bản, được thành lập năm 1964. Năm nay đánh dấu 60 năm tổng hội sinh viên Việt Nam được thành lập. Một chặng đường dài, trải qua bao thăng trầm của đất nước vẫn trụ được đến nay, cho thấy đường lối của tổng hội đưa ra khi mới thành lập, có hiệu lực đến bây giờ.


Năm ngoái mình đọc đâu đó tờ Đoàn Kết rên vì thiếu hội viên, không như xưa, dân đi từ miền nam tham gia đông như quân Việt, ăn cơm quốc gia thờ mà cộng sản. Thời đó ở Pháp có đến 25% người Pháp là đảng viên đảng Cộng Sản cho nên tinh thần người Pháp rất thiên cộng. Pháp là nước đù tiên lật đổ chế độ quân chủ, chém đầu vua, dần dần đưa đến Mặt Trận BÌnh Dân, tranh đấu quyền lợi cho nhân công thợ thuyền. Ngày nay, thiên hạ được đi nghĩ hè là nhờ Mặt Trận Bình Dân khởi đầu. Tương tự 35% người Ý Đại Lợi bầu cho đảng Cộng Sản. Ở đâu quen đó. Tương tự ngày này người Mỹ gốc Việt, chống đối và ủng hộ ông Trump, chửi bới nhau dù chả có lợi lộc gì cho cộng đồng người Việt.

Sinh viên Việt Nam biểu tình để tang cho Việt Nam Cộng Hoà ngày 27/4/1975 tại Paris, hình như tấm ảnh lịch sử này do một sinh viên kiến trúc, tên Trần Đình Thục chụp. 

Mình nhớ trước khi đi tây, có chương trình dân vận của ông Hoàng Đức Nhả, tổ chức các chuyến du lịch được gọi Trại Hè Nối Vòng Tay Lớn cho các sinh viên và kiều bào tại Pháp, âu châu và Hoa Kỳ về thăm Việt Nam. Lý do người Việt Hải ngoại bị ảnh hưởng truyền thông Ngoại quốc nên có một số thiếu thông tin, chống chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, bị Hà Nội dụ dỗ. Phái đoàn có lên Đà Lạt họp mặt với sinh viên đại học Đà Lạt, thấy có một sinh viên tên Trần Văn Bá, con một chính trị gia tại Sàigòn bị Việt Cộng sát hại, được phỏng vấn. Hình như họ có đi Huế và Cần Thơ thì phải. Mình chỉ nhớ dạo ấy xem truyền hình và báo chí nói về vụ này. Mình mơ du học rồi hè, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho về thăm quê nhà, ai ngờ 20 năm sau mới về lại Đà Lạt. 

Dạo ấy ông cụ kể có ông nào quen, con đi du học ở Hoa Kỳ về thăm, được đem một chiếc xe cũ về tặng bố mẹ không phải đóng thuế khiến ông cụ mơ ngày nào đó mình đi Tây về thăm nhà, mua chiếc xe Renault hay Citroen cho ông cụ. 


Dạo ấy, có người cậu bà con đi du học ở Pháp từ năm 1955, lấy vợ đầm, đưa vợ con về thăm gia đình tại Đà Lạt. Nhờ cậu mà mình được đi Tây vì có ông bố vợ người Tây bảo lãnh và một cậu ở Lille nạp đơn cho mình học đại học Roubaix, nay về hưu, sinh sống tại Đà Lạt, mình có liên lạc, hẹn lần sau về Đà Lạt, sẽ ghé thăm cậu. Cậu kể là chống Việt Nam Cộng Hoà nhưng vẫn được tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hoà cấp chiếu khán về thăm quê hương. 

Con gái Garage STT Đà Lạt sang Hoa Kỳ chơi, ghé nhà mình hát hò với đồng chí gái. Ca sĩ Lệ Thu học dưới mình một năm. Mình học với cô chị và ông anh .


Sau 1975, cậu có về lại Đà Lạt theo phái đoàn Hội người Việt Nam tại Pháp thì thất kinh. Lý do là khi xưa chống Sàigòn nhưng vẫn được về, ở nhà không ai tới làm khó dễ dù thân cộng, đi chơi khắp Việt Nam, không bị cấm đoán dù đấu tranh chống Sàigòn, nay về Đà Lạt theo phái đoàn Việt kiều yêu nước thì công an mỗi ngày đến nhà ngồi từ sáng đến tối. Có tiền mà cũng không có gì để mua. Thấy sự khác biệt của hai thể chế trong vòng 4 năm trời. Sau chuyến đi ấy cậu bị mất lập trường chính trị rồi qua đời. Nhờ chuyến đi này mình mới được biết gia đình còn ở Đà Lạt, và ông cụ mình ở trại cải tạo.


 Năm 1976, mình được gia đình hai tên quen độc nhất tại Paris, mời đến nhà ăn Tết rồi đi hội chợ Tết do hai hội người Việt tại París tổ chức. Cả hai đều được tổ chức tại rạp Maubert de Mutualité. Chỉ cách nhau 1 tuần. Đêm Đầu tiên do hội người Việt tại Pháp tổ chức khiến mình thất kinh khi thấy họ chào cờ Mặt trận Giải phóng và Hà Nội. Mình ớn da gà khi thấy hai lá cờ xuất hiện trên sân khấu rồi anh rể của tên quen lên sân khấu hát nhạc đỏ. Sau đó thì mọi người nhảy đầm như có bác hồ trong ngày vui đại thắng. Mình không biết nhảy đầm nên lấy métro về nhà ngủ. 


Tuần sau, lại được một tên khác rủ đi hội chợ Tết do tổng hội sinh viên tại Paris tổ chức. Mình cảm thấy rợn rợn trong lòng khi cùng mọi người trong rạp đứng lên hát quốc ca Việt Nam Cộng Hoà trong khi lá cờ vàng ba sọc đỏ được đưa lên cao. Lâu quá mình không nhớ rõ chỉ nhớ là từ từ lá cờ được thả ra do một sinh viên cầm. Câu nói khiến mình nhớ nhất đêm đó là khi mấy người đóng kịch, có người nói quê hương mình bị Việt Cộng chiếm đoạt thì có một chị nói giọng Bắc, kêu quê hương mình thì mình muốn về lúc nào ai cấm cản được thiên hạ vỗ tay nức nở. 


Đêm đó mình khóc nhiều vì chương trình đã nói lên tâm sự của mình từ ngày 30/4. Lo Âu vì mất liên lạc gia đình, không biết sống chết ra sao nhưng đem lại cho mình niềm tin vào tương lai cho quê hương và chính mình. 


Chương trình văn nghệ bắt đầu với hợp ca bài “nuôi chí vững bền”


Chị vẫn còn sống 
Anh vẫn còn sống 
Tôi vẫn còn sống
Mà chúng mình không lẽ lại ngồi yên
Ngàn lầm than sao không cùng lên tiếng
Vai chung vai ta nổi dậy ba miền (2)

ĐK. Còn đôi chân xin mời anh đứng dậy 
Với thân mình này chị hãy vùng lên
Lòng hăng say ngọn đuốc hồng sáng cháy
Vì quê này mà nuôi chí vững bền


Ngày nay, nhìn lại thì công nhận đêm văn nghệ của tổng hội sinh viên mang tựa đề “ta còn sống đây” với những bài hát lời ca như “vì ta là những người không biết quay lui….” làm mình nổi da gà khi họ cất tiếng hát nhưng đem lại niềm tin cho mọi người về tương lai. 


Mình không nhớ Tết năm nào nhưng khi nghe bài hát Ai trở về xứ Việt do ông Phan Văn Hưng phổ nhạc thơ của cô Minh Đức Hoài Trinh, dạy mình đàn tranh khi mình dọn qua Cali thì khóc như mưa bất, nhất là bài Tiễn em trại K18 khi nghĩ cảnh bà cụ đi thăm nuôi ông cụ rồi ông cụ kêu:


Em về đi, thôi đừng lên thăm trại K18.
Anh ngoài đây như chết thật rồi,
Đừng xót thương đời một tên tù K18
Nhắn mẹ rằng anh vẫn nhớ đến me.
Về đi em, đừng lên thăm nữa em ơi,
Còn thương nhau thì xin sống nuôi con,
Đừng đến nữa, van em đừng đến em ơi,
Đường gian lao, vùi mạng dốc Ô Ba.


(Cậu mình bị nhốt mấy năm ở trại K18.)


Sau 75, các sinh viên miền nam đều chới với, không biết tin tức gia đình, tiền bạc không có, tương lai mịt mờ nhưng khi nghe những ca từ như “chân trời trước mặt của quê hương ta sẽ nở hoa, .. những đôi mắt này còn nhìn nhau còn hẹn ngày về” đã giúp họ nuôi chí vững bền tại Pháp. Những bài hát này đã theo mình đến ngày nay, giúp mình tin vào tương lai tươi sáng của Việt Nam. Mỗi khi gặp khó khăn trong công việc mình vẫn nuôi chí vững bền cho một ngày mai tươi sáng.  


Về mặt cá nhân đã giúp mình phấn đấu một thân một mình tại quê người. Những lời ca như “Tự do như con đường soi sáng lối anh đi, tự do như hy vọng, tự do như niềm tin”. Các sinh viên làm nhạc không cổ võ chém giết, kêu gọi hận thù, họ chỉ kêu gọi giữ vững niềm tin, tin vào ngày mai tươi sáng, đất nước thanh bình. 


Đó là những gì mình nhớ về tổng hội sinh viên tại Paris trong thời gian đi học. Ra trường thì mình đi tứ xứ. Mình viết những lời này để cảm ơn các anh chị sinh viên dạo đó đã cố gắng gây dựng lại niềm tin cho cộng đồng người Việt sau khi Sàigòn đầu hàng. Tết năm 76 của tổng hội sinh viên tại Paris thực hiện đã giúp mình tìm lại niềm tin của kẻ vô tổ quốc sau khi đến pháp được vài tháng. Họ không gieo rắc hận thù, chỉ nêu cao tình người Việt Nam thương yêu nhau, cùng chung xây dựng lại Việt Nam tươi sáng. Từ đó mỗi năm dù ở xứ nào mình đều về Paris tham dự hội chợ Tết của tổng hội sinh viên tại Paris đến khi qua Hoa Kỳ làm việc. 


 Trên đỉnh Kilimanjaro, Tanzania, cao nhất phi châu năm 2022

Có cô em hỏi mình lý do sao đem theo cờ Việt Nam Cộng Hoà khi leo núi rất cao. Mình nói ông cụ mình bị du kích tìm giết ở quê, chạy trốn vào nam. Sau 75 thì bị đưa đi cải tạo 15 năm do đó lá cờ tượng trưng cho ý chí của ông cụ qua bài ca “cha tôi” của văn đoàn Lam Sơn. 


Cha tôi đã lớn lên trong niềm cay đắng

Tai tuổi thơ vang tiếng bom người Mỹ 

Nay bàn chân xích gông xiềng nga tàu

Lớn lớn lên trong tiếng bom người Mỹ 

Lớn lớn lên trong gông xiềng nga tàu…


Cha ơi đã có con lên đường theo cha

Con đường sáng với biết bao niềm tin

Con đường mới dắt ta về tình người 

Có có con đi tìm xây niềm tin 

Có có con đi xây tình người. 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Playboy bolsa

  

Có dạo, bà chị dâu của đồng chí gái thích đi nhảy đầm nên cứ hú mụ vợ mình đi theo vì nhà gần nhau để mình làm tài xế. Mình thì tuổi con gà nên chạng vạng đã lên giường nhưng mụ vợ cứ bắt đi nên phải uống cà phê cho tỉnh ngủ. Mình thì không thích mấy vụ múa đôi nhảy kép này nhưng vợ ra lệnh nên phải đi. Nay thì hết vì sau Covid mấy người lớn tuổi ngại đến đám đông, sợ chết sớm. Có mua đôi thì mới tập thể dục còn không thì chống gậy.

Đi mấy chỗ này thì mình phát hiện ra một anh chàng, đúng hơn một ông lão vì tóc bạc phơ lại thêm hói đầu. Bác nào khi xưa, hay đi múa đôi thì chắc nhớ ông này. Lý do mình để ý là vì mỗi lần gặp anh ta vào cuối tuần đều thấy ông ta cặp với một cô gái rất trẻ, với thân hình bốc lửa, có thể nói là cháu ngoại, thua mấy chục tuổi lại rất xinh. Mỗi lần lại một cô gái khác, khi thì tóc vàng, khi thì tóc đen khi thì tóc quăn. Buồn đời mình hỏi mấy người xung quanh thì được biết người ta gọi ông ta là Playboy Bôn Sa, một Hugh Hefner của người Việt tại Bôn Sa. Tên nào cũng khát khao được như ông ta, được gái bu như ruồi. Mình thì ngược lại, ruồi bu mình đông hơn quân nguyên vì làm vườn nên lấm phân bón. Chán Mớ Đời 


Ông ta hay giúp vui chương trình hát cho nhau nghe, ca nhạc pháp, hình như chỉ hát một bản nhạc độc nhất “si L’ amour existe encore “, bên cạnh cô gái trẻ trẻ, cầm tay ôm ông ta, nhất là khi nhảy xì lô, ôm hôn thắm thiết khiến bao nhiêu tên đàn ông thèm thuồng. Mình lâu lâu cũng phải liếc nhìn tránh đôi mắt rực lửa mặt trời cách mạng của đồng chí gái ngồi bên, ra hiệu không được nhìn, cấm đàn ông trên 6 bó. Chán Mớ Đời 

Si l’ amour existe encore

Ông ta hát xong là dẫn cô gái đi chào mọi người rồi kêu phải đi phải chạy show khác. Bạn thân mời nên không thể từ chối rồi chúc mọi người vui chơi trước khi về. Mình đoán ông ta cố tình đi chào mọi người tại mỗi bàn dù chả quen biết gì cả để khoe cô bồ thôi.


Một hôm đang ở vườn thì có anh bạn hú hỏi ở đâu, ra cà phê đấu láo. Mình hẹn 2 tiếng nữa rồi chuẩn bị lái xe về Bôn sa. Đến tiệm cà phê, thấy anh bạn đang ngồi với ông thần Playboy Bôn Sa, Hugh Hefner gốc Việt mà mình từng ngưỡng mộ. Sau màn giới thiệu thì mình hỏi sao đi có một mình, mấy cô kia đâu. Mình gọi ông ta bằng chú, anh bạn kêu chú cháu gì nó thua mày cả 1 giáp khiến mình thất kinh. Đầu tóc này thuộc dạng Tóc Gió Thôi Bay, không cần gội đầu, khỏi tốn tiền mua xà bông gội đầu.

Playboy Bôn sa chưa kịp trả lời thì anh bạn mình xung phong kêu hết thời rồi, hết dụ khị phụ nữ rồi, bị chúng kêu trai tẩn cho một trận nên tởn tới già. Mình như bò đội nón chả hiểu gì cả thì anh bạn kể tiếp.

Thằng này hay dùng chiêu mua nhẩn hột xoàn cho mấy em nên mấy em mê. Mình nhìn anh bạn như ngầm bảo kể tiếp. Anh bạn nâng cốc cà phê ngồi trên cái cốc, uống một ngụm rồi đặt cái cốc xuống, nhìn xa xa như tận hưởng sự cay đắng của cà phê giọt đắng rồi thong thả kể.


Anh bạn nói hắn cứ tán mấy cô trẻ, dẫn ra tiệm kim hoàn ở Phước Lộc Thọ nè. Nói với chủ tiệm muốn mua tặng cô gái chiếc nhẫn cầu hôn. Người ta đưa ra nhẫn 5, 6 ngàn thì hắn chê, kêu muốn loại đặc biệt hơn để cô gái lựa, sau đó cô gái thích loại mấy chục ngàn thì hắn kêu không đem theo thẻ tín dụng, bây giờ hắn ký tên ngân phiếu. Thứ hai, bà chủ đi cash ngân phiếu ở ngân hàng được thì thứ 3 cô gái đem biên lại đến lấy nữ trang. Thế là nguyên week End cô gái thương yêu, chìu chuộng hắn đến khi đem biên lai đi lấy nhẫn thì bị bà chủ tiệm chửi mất dép vì ngân phiếu không tiền bảo chứng. Thế là hắn có một week end tuyệt vời với mấy cô gái trẻ, làm Hugh Hefner playboy miễn phí trong 2 ngày cuối tuần.


Một lần có một cô gái căm tức bị hắn lừa nên kêu bạn trai khệnh cho một trận nên tởn tới già. Chán Mớ Đời 


Ngồi uống cà phê rồi mình hỏi anh ta, kiếm đâu mấy cô hay vậy, tài tán gái quá đỉnh. Anh ta chỉ cười nhẹ, đưa ly cà phê lên nhấp một ngụm, bỏ xuống rồi lấy điếu thuốc đốt lên mồi lửa rồi từ từ thả khói ra lỗ mũi như Huỳnh Thanh Trà trong Loan Mắt Nhung. Sau đó anh ta kể em đâu có tán tụi nó, tụi nó liên lạc với em khiến mình như bò đội nón. Gái tơ trẻ đi kiếm ông già lụ khụ như chuyện Bôn sa.

Anh bạn bổng nhiên nhảy vào kêu. Nó có nhiều người theo dõi nó trên Facebook nên cứ nhận được nhắn tin, liên lạc với nó thì nó trả lời rồi gặp nhau ngoài đời. Mấy con nhỏ kéo nó đi Phước Lộc Thọ, đòi mua nhẩn hột xoàn đủ trò mà nó đâu có tiền nên phải dùng kế Playboy mới hẹn được mấy em. Thì ra các em chài anh ta vì tưởng anh ta giàu có. Lương kỹ sư, ly dị, trả tiền trợ cấp cho con với vợ cũ hết phân nữa lương chỉ tạm tạm sống mà mấy em cứ tưởng anh ta giàu có lắm vì thấy chụp hình đăng trên mạng.


Câu chuyện Playboy Bolsa khiến mình nhớ đến một anh bạn quen khi còn ở New York. Có lần anh ta kể có quen mấy cô gái xinh lắm, từ Hà Nội, lấy chồng mỹ già, chắc là các ông cựu chiến binh. Mấy cô lấy mấy ông này, được đưa qua Mỹ rồi chán đời hay sao, họ lại chuyền vợ cho nhau hay mấy cô này ly dị mấy ông mỹ già và cứ tìm kiếm mấy ông mỹ già khác để được cung phụng no nê cuộc đời. Đó là cách sống Playgirl và Playboy ở xứ này.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 

Kiếm vợ hiền


Khi mình còn ở New York, ở chung với người Mỹ. Ông chủ nhà, gốc Do Thái cho mình share phòng. Phòng mình nhỏ nhất nhưng lại trả tiền nhiều nhất. Lý do là New York có nhiều chung cư bị luật ”rent control”, chủ nhà không được lên tiền mướn nhà nên thằng nào tới sau là bị trả nhiều hơn. Hắn bắt mình trả $500/ tháng thêm chia tiền điện thoại nước,… phòng rất nhỏ không thua gì cái phòng ô sin của mình ở Paris khi xưa. Cái giường nằm trên, ở dưới là chỗ mình vẽ hay đọc sách.
Một hôm, tên chủ căn hộ, kêu mình lại, nói là tuần sau có cô gái do người quen mai mối đến chơi. Hắn muốn mình, đổi phòng trong thời gian cô ta ở lại New York. Dạo ấy mình chưa hiểu đàn bà nên hỏi lý do.

Phòng mình thì nhỏ, không có truyền hình gì cả. Chỉ có cái radio cassette để nghe nhạc Việt Nam hay tin tức buổi sáng.

Đỉnh núi cao nhất của dẫy núi Caucasia

Tên chủ nhà này gốc do thái nên hắn hay hỏi mình, có muốn mua áo quần cũ hay không mỗi lần hắn về thăm mẹ hắn ở Cleveland. Hắn biết chỗ mua áo sơ-mi cũ giá $1/ cái. Ở với hắn mấy năm mình nhờ hắn mua đâu một chục áo sơ-mi. Mình vốn dòng keo kiệt nhưng ở với hắn thì mình bái hắn làm sư phụ, học thêm cái tính keo kiệt của người do thái. Mỗi lần, hắn rủ mình đi ăn tối, vị chi hắn lựa toàn các tiệm ăn có coupon mua một tặng một, xem như hai thằng ăn giá 50%. Sau này đi chơi với đồng chí gái mình bắt chước nghề thằng do thái này, kiếm mấy coupon mua 1 tặng 1, dẫn đồng chí gái đi ăn thoải mái. Dẫn đồng chí gái đi ăn Pollo Loco mua 6 miếng tặng 6 miếng thịt gà. Cho cô nàng ăn mệt thở, nay hết dám ăn gà.


Mình nghe hắn đề nghị thì như bò đội nón hỏi lý do thì hắn cười như đoá hoa hàm tiếu rồi giải thích cô bồ tao đến viếng thăm lần đầu tiên ở New YOrk nên tao không muốn cô ta có cảm tưởng là tao làm ăn được dù độc thân. Nếu cô ta biết tao là chủ căn hộ này thì nghĩ tao chắc có tiền. Cô ta có thể nhận lời lấy tao vì nghĩ tao có tiền. Mày biết đó, dân do thái tao rất yêu thích tiền. Do đó tao phải nhờ mày đóng vai là share phòng, còn chủ nhà thì không biết là ai. Để xem cô ta phản ứng ra sao.


Mình nói lỡ cô ta biết thì sao, sẽ giận mày thì lại hỏng việc. Hắn nói tao sẽ thông báo cho cô ta sau.

Tuần lễ sau, cô bồ đến, hình như người do thái có vụ mai mối giữa người do thái. họ không muốn lấy người ngoài chủng tộc.


Hắn nói chỉ làm công cho một công ty, không nói là hắn làm chủ. Cô ta nói không sao, miễn sao anh có nghề để tự nuôi bản thân là tốt rồi. Nếu chịu khó trong tương lai cuộc đời sẽ tốt hơn. Sau đó anh ta chỉ cô ta cái phòng của mình thì cô ta bổng nhiên hỏi chổi đâu và máy hút bụi rồi tự động. Đi dọn, chùi cái bàn của mình đổ xì dầu nước mắm vì mình đọc sách nên ăn ở đây khiến mình mừng hết lớn.

Cái vui là cô ta nói vạn sự khởi đầu nan, anh không nên mặc cảm về buổi ban đầu. Thượng đế vẫn chưa bỏ rơi anh, anh cố gắng thì một ngày nào đó anh sẽ thành công. Sau đó anh ta đã cô ta đi ăn uống. Đi mới được 1 phút thấy ông thần do thái trở lại hỏi mày còn coupon buy 1 get 1 free. Minh gật đầu chạy vào lấy một xấp sự ra đưa hắn để hắn lựa tiệm ăn nào, kêu tao tặng mày. Đây chỉ là buổi gặp mặt ban đầu của người do thái mai mối.


Tối đó, hắn về nhà đánh thức mình dậy, kêu qua phòng mình ngủ rồi hắn vui vẻ kêu là sau buổi ăn tối, hắn thú thật là chủ căn hộ và công ty của hắn và ngõ lời cầu hôn. Cô ta chấp nhận.


Sau đó thì mình dọn về Cali nên không đi dự đám cưới của hắn ở CLeveland được. Qua Cali, mình vốn dòng keo kiệt nên nhờ tên bạn học khi xưa ở Đà Lạt, dân bán xe hơi, mua dùm chiếc xe cũ riếu 10 năm tình cũ, chạy xe run run, có cái máy cassette, với cuốn băng cải lương Tình anh bán chiếu do Út Trà Ôn hát.


Khi đến nhà mời đồng chí gái đi chơi, cô ta nhìn cái xe mình thấy thảm nhưng vẫn leo lên đi, hỏi có nhạc thì mình mở Ghe chiếu Cà mAu đã cắm sào trên kinh ngã 7 nhưng không thấy cô gái năm xưa ra chào khiến cô nàng thất kinh nhất là mình hứng lên hát theo Út Trà Ôn khiến cô nàng kêu giọng ca của mình rất tồi. Mấy cô khác thấy xe mình thì không dám lên, chỉ có đồng chí gái là mình phải mở cửa xe từ phía trong, ở ngoài mở không được. Đồng chí gái kiên trì với chiếc xe của mình trong khi bạn bè, dòng họ chê bai. Chán Mớ Đời 

Lâu đài mà ông hoàng tử muốn xây để cho người hôn thê thấy từ đàng xa để bớt nhớ nhung trước khi lễ vu quy. Không ngờ hết tiền nên ông hoàng tử phải thân chinh đi đánh giặc để kiến tiền và chết ngoài mặt trận.


Đi Uzbekistan, thấy một tháp đài chưa làm xong. Lý do là ông hoàng tử muốn xây cái đài lớn đẹp để cho người yêu thấy ở xa nhưng hết tiền, ông ta phải đi đánh giặc cướp bóc xung quanh để có thêm tiền xây lâu đài tình ái nhưng bị giết chết. Cô hôn thê đi lấy thằng khác. Xong om. 


Do đó, không nên nổ với phụ nữ vì chỉ có mấy cô thích tiền mới bám và khi hết tiền thì họ sẽ bỏ không một lời từ biệt. Mình có quen vài cô khi xưa nhưng một khi họ gặp bác sĩ hay nha sĩ là kêu vì chữ Hiếu em đi lấy chồng. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn 





Dẫy núi Caucase phân chia âu châu và á châu

Dẫy núi Caucasia nằm dài phía trên kéo dài ra hai biển bên tây và Đông

Khi xưa, giờ địa lý lịch sử, ông Tây nói về dẫy núi Caucase ở xứ đâu đâu khiến mình tối tăm mặt mày khi nghe giảng. Từ Asiemineure đến Asie Centrale rồi ông ta chỉ trên bản đồ đến âu châu, á châu. Dẫy núi chia cắt Âu châu và Á châu. Phía Bắc là Âu châu còn phía nam là Á châu. Ông ta còn nói người gốc Caucasien rất đẹp, không chỉ là da trắng không mà còn các giống dân khác ở vùng này vì lai đủ trò. Sau này người ta dùng từ Caucasian ở Hoa Kỳ để chỉ định người da trắng, khác với định nghĩa khi xưa. Có lẻ vì Hitler khi xưa gọi giống Aryan mà mình có đi thăm ở Uzbekistan vùng Khiva, lại nói đến Noah tìm thấy giếng nước ngọt. Mà vùng Georgia này thiên hạ cũng tự xưng là nơi Noah đã đến nên mình ngọng từ khi xưa đến nay. Họ kêu cái tấm vải bọc thân hình của chúa Giê-su sau khi chết được đem về Georgia trong khi dân Ý Đại Lợi ở Torino để trong nhà thờ kêu là vải bọc thân chúa nên mình chả dám cãi. Mình đọc đâu đó thì tấm vãi ở Torino Cũng bựa luôn. Mình ở Torino khi xưa nên có viếng thăm cái này. Chán Mớ Đời 
Đỉnh núi cao nhất dẫy núi Caucasia từ phía Georgia.

Năm ngoái đi Thổ Nhĩ Kỳ, hỏi vớ vẫn thì dân ở đây kêu mấy nước như Armenia và Azerbaijan và Georgia kêu, họ thuộc Âu châu dù là con cháu Mông Cổ hay Attila. Khi xưa học ông Tây thì chỉ có liên sô nên mấy nước cộng hòa thuộc đế chế này thì mình ngọng nay thì càng ngọng hơn khi đi viếng vùng này.

 

Hôm nay hai vợ chồng đến vùng dẫy núi Caucase mà ông Tây kể nhưng nằm phía nam thuộc quốc gia Georgia. Bên kia dẫy núi là nước Nga. Đường lên núi rừng với đường xấu nên chạy hơi lâu. Cuối cùng đến một thị trấn nghỉ dưỡng nhất là trượt tuyết mùa đông. Điểm dừng để thăm viếng đỉnh núi cao vời vợi của khu vực phía Georgia. 

 Vùng đỏ bị Putin chiếm đóng xem như 20% xứ này


Giữa đường thấy nhà của nông dân hai bên đường khá to, hai tầng. Được giải thích thì nông dân ở lầu trệt còn lầu một để dành cho khách nhưng ít ai đến. Mình đoán một cách làm cách nhiệt khi mùa đông thì lầu 1 có thể chống lại cách giá lạnh từ mái nhà xuống lầu 1 còn mùa hè tương tự, cứ mở cửa sổ lầu 1 là gió thoáng sẽ giúp lầu trệt mát.

VỢ chồng mình, tài xế và anh hướng dẫn viên ngồi ăn ở đây nhìn xuống cái đập, ăn món cheese pie, khachapuri loại bánh mì có phô mát phái trong. Mình bắt đầu hiểu lý do dân họ to bụng vì thích ăn món này uống coca. Vì toàn là tinh bột. Xứ này thuộc đế chế Ottoman một thời nên có shih kebab

Xe chạy qua cái đập khó đánh vần, thời Sô Viết. Thấy rõ các sinh hoạt kinh tế thời sô viết. Thấy cái nhà máy to đùng với mấy dãy nhà chung cư thời sô viết bỏ hoang. Mình nghĩ kinh tế te tua từ khi anh Nga đánh chiếm 20% đất đai của họ nên ít ai đầu tư vào. Hy vọng cuộc chiến Ukraine khả quan thì ngoại quốc mới đầu tư vào còn không thì dân tình cứ uống rượu và hút thuốc cho qua ngày.


Vợ mình hơi ngọng khi thấy mình nói chuyện với hướng dẫn viên về cơ đốc giáo chính thống. Đồng chí gái thắc mắc nên mình phải giải thích là khi hoàng đế la mã Constantin, ra lệnh dời đô về Constantinople, nay được gọi là Istanbul vì là nơi có hai giới tuyến, một bên là á châu một bên là âu châu. Ông hoàng đế này bị bà vợ bắt phải theo đạo công giáo, rửa tội nếu không thì không cho động phòng nên ông ta theo, nhờ đó mà thiên chúa giáo được phát huy, không bị cấm như trước mà thiên hạ học tập chui lời thiên chúa Giê-su, trốn dưới địa đạo như ở Capadoccia mà mình viếng năm ngoái ở Thổ Nhĩ Kỳ.


Vấn đề là đế quốc la mã quá rộng lớn nên ông ta chia ra làm hai, phía đông mà người ta hay gọi là đế chế Byzantium và phía tây thường được gọi tây la mã. Sau này khi ông ta qua đời thì đế chế la mã lộn xộn, phân chia đưa đến đế chế la mã phía Tây xụp đỗ nhưng đế chế Byzantium vẫn tồn tại đến khi bị đế chế Ottoman chiếm đóng, mà mình thấy nhà thờ ở Istanbul được đổi thành nhà thờ hồi giáo. Do đó nhà thờ phía đông đế chế la mã vẫn giữ cách thờ phụng khởi xưa còn nhà thờ phía tây do Vatican dẫn đầu thì được cải cách. Thật ra nhà thờ phía tây cũng chia rẽ, có đức giáo hoàng ở Avignon và đức giáo hoàng ở Vatican. Không ông nào nghe ông nào đến sau này mới thống nhất. Đến tỉnh Avignon, ngày nay vẫn còn Palais des Papes.

Nhà thờ mà cũng phải làm tường thành để chống quân đội ngoại quốc đến chiếm phá
Nhà thờ cơ đốc chính thống với tường thành ở ngoài . Xứ này chó hoang rất nhiều, cứ thấy chúng nằm ngoài đường. Minh nói anh tài xế và hướng dẫn viên liên lạc với người đại hàn rồi xuất khẩu chó qua xứ Hàn

Thấy mụ vợ nhìn mình như bò đội nón, rồi hỏi đạo tin lành là sao. Mình nói có ông linh mục Luther, buồn đời, viết một tờ giấy kêu gọi toà thánh Vatican cải cách đâu trên 100 điều, rồi đóng trước cửa nhà thờ. Dạo ấy ông Guttenberg, mới mò mò ra cái máy in chữ nên dụ ông Luther cho ông ta in thử tấm giấy kêu gọi yêu sách đòi hỏi nhà thờ. Đó là tờ truyền đơn phản động đầu tiên trên thế giới.


Ông Luther và những người cùng chí hướng mới lấy tờ in của ông Guttenberg để gửi cho bạn bè khắp nơi tạo dựng một phong trào kêu gọi cải cách nhà thờ. Người Mỹ gọi Protestant,  hay reformist còn người Việt dịch là Tin Lành. Khi xưa, các cố đạo rao giảng bằng tiếng la tinh nên con chiên mặt ngỗng ị, phải đợi mấy ông cố đaọ giảng bằng tiếng tây, đúng hơn là thổ ngữ của họ vì dạo ấy người ta sử dụng tiếng la tinh khi viết và trao đổi.


Nhà thờ Tin LÀnh bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ, dịch phúc âm ra đức ngữ hay các tiếng khác để người dân có thể đọc kinh thánh được, không cần đợi cố đạo giảng vào cuối tuần rồi phải cúng dường. Ngoài ra còn khuyến khích con chiên làm ăn, cho vay buôn bán khác với thời công giáo, kêu con chiên không được tham tiền bạc, có bao nhiêu cúng cho nhà thờ xây cất nhà thờ to đùng.


Các tôn giáo như nhau, mấy ông cố đạo hồi giáo cũng dạy con chiên đạo hồi không được tham lam, cho vay ăn lời, có bao nhiều thiên cúng dường cho các Mollah, xây nhà thờ. Rồi nhà thờ Tin LÀnh từ từ có những nhóm khác, có tư duy muốn cải cách nhà thờ nên tạo ra những giáo phái khác. Giải thích đến đây thấy vợ mình ngáy khò khò nên mình ngừng.

Đường vào thị trấn Mestia thì thấy rất nhiều đài canh gác cổ xưa, sẽ đi thăm viếng trước khi về vì ngày mai lên núi. Chỗ này thấy có nhiều đường mòn cho dân dã ngoại. Thị trấn ở cao độ 1,500 mét tương tự như Đà Lạt. Thành phố nghèo sau bao nhiêu năm được liên sô cai trị. Bù lại tối nay hai vợ chồng ăn cơm rất thịnh soạn, cá chiên, trái cây đủ loại nhưng món cà tím trét Patê quá phê. Phòng ăn chỉ có hai vợ chồng, thấy đời lên hương mệt thở.

Mấy làng nhỏ có mấy đài quan sát cao. Để hôm nào mình kể thêm chi tiết

Mình chưa mạc Khải về các tôn giáo nói trên. Mình có đọc Koran, Tora, phúc âm,… chỉ nhận định theo ý của mình, không phản bác tôn giáo nào cả. Bác nào rành hơn thì làm ơn chỉ cho em chỗ sai chớ đừng có kêu em sai rồi chả hiểu lý sai sai chỗ nào. Khi nói đến tôn giáo thì phải có lòng tin nên khó mà tranh cãi với niềm tin. Qua chuyến đi này, mình thấy họ trùng tu lại các nhà thờ thiên chúa giáo cũng như hồi giáo để kinh doanh không phải để quảng bá lời dạy thiên chúa hay Allah. Tương tự ở Việt Nam, chùa mọc như nấm để kinh doanh.


Về địa lý người ta chia phía Âu châu và Á châu thêm văn hoá lịch sử nhưng người theo thiên chúa giáo dù ở phía Á châu, bị MÔng Cổ, Hun chiếm đóng cai trị lâu năm nhưng họ vẫn tin rằng họ thuộc về Âu châu. Ai cãi.


Ăn xong hai vợ chồng đi bộ, cứ gặp bò và chó hoang. Dân tình nuôi chó xong, thấy tốn tiền nên đem thả xa xa nhà, khiến chó chạy đầy đường. Phân bò đầy đường còn chó lâu lâu thấy xe chạy qua là rượt sủa. Hôm qua đồng chí gái kêu mình chụp hình, thì con chó chạy lại cắn áo. Chạy qua các cánh đồng thấy heo người ta nuôi thả chạy đầy đường, dê nằm ngủ giữa đường, xe bấm còi lia chia mới đứng dậy. (Còn tiếp)


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 

Nguyễn Hoàng Sơn