Chuyện tử tế ngày nay

Mình nghe gia đình và bạn bè kể về chế độ lý lịch khiến bao nhiêu người con cháu của thành phần chế độ cũ, không được tiếp tục học hay làm việc dù họ có khả năng. Vạn người vui, triệu người buồn. Ngược lại họ nói học tài thi lý lịch, con em của những người có công với cách mạng thì được nâng điểm, lại tạo bất công cho xã hội. Khi xưa, con của nằm vùng bị bắt, đều được Việt Nam Cộng Hoà cho ăn học đàng hoàng tử tế vì con cháu không có tội. Không dùng luật đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

Có ông giáo sư ở Louvain, Bỉ, Việt kiều yêu nước kể, về Việt Nam hồi mới được Việt Cộng chiếm, đi đường thì khám phá anh chàng đạp xích lô, là kỹ sư miền nam, chuyên lo máy điện toán IBM của bộ Tổng Tham Mưu cũ, trong khi các kỹ sư miền Bắc, du học Liên Xô chưa bao giờ thấy cái máy điện toán, đứng ngơ ngơ trước cái máy điện toán. Sau này, ông ta về Việt Nam, lấy quốc tịch Việt Nam, ra ứng cử đại biểu quốc hội, nghĩ có công với cách mạng từ thời chiến tranh, sẽ được bầu nhưng không được đảng đồng ý, cho ra tranh cử nên Chán Mớ Đời. Dạo này thấy ông ta viết có vẻ mất lập trường cách mạng, khác xa ngày xưa.

Mình đọc trên báo Hà Nội, đăng tin có một thiên tài bị khiển trách. Chưa học hết lớp 7, đã tốt nghiệp tiến sĩ. Khi xưa, thời mình đi học, ai nhảy một lớp, được xem là thần đồng giỏi. Nay nhảy cái vèo qua tú tài, cử nhân, thạc sĩ. Đúng là Thánh Gióng hay anh hùng Lê Văn 8 ngày nay. Kinh
Chế độ lý lịch giúp những người chưa học xong lớp 7, được bằng tiến sĩ tại Việt Nam. Cực giỏi! Việt Nam có quá nhiều thiên tài. Dạo mình đi dạy ở đại học Bách Khoa Lausanne, Thụy Sĩ, bà thư ký cho biết là trường rất cẩn thận khi có các sinh viên ghi danh học cao học, với bằng cấp do Liên Xô cấp. Bà ta cho biết toàn là bằng hữu nghị, cứ có tên du học, ghi danh là được phát bằng. Cũng có người học được nhưng ít . Nghe nói bà tỷ phú Việt Nam, khi xưa đi du học, chỉ lo đóng hàng gửi về Việt Nam buôn bán kiếm tiền. Cũng được bằng hữu nghị.

Đạo diễn Trần Văn Thuỷ, trong một buổi nói chuyện về 30 năm thực hiện cuốn phim “chuyện Tử Tế”, cho biết không ngờ ngày nay, người Việt còn dã man hơn 30 năm về trước. Chuyện tử tế đối với xã hội Việt Nam ngày nay vẫn mang tính thời sự. 30 năm trước, ông ta làm phim tài liệu về xã hội Việt Nam thì bị đì, lo sợ bị bắt vì bị buộc tội âm mưu chống phá chế độ.


Trong phim có đoạn nói đến anh chàng quay phim. Kể là anh ta chăn vịt rồi một hôm mệt quá, vào nằm trong lều ngủ thì đàn vịt chạy vào ruộng của hợp tác xã, thế là bị 4 cán bộ trong làng xã ghi trong hồ sơ lý lịch nên sau này, xin đi học lên cao thì bị bác vì lý do nào không ai biết vì hồ sơ, có đóng chữ Tối Mật. Mình đoán là khi đi thi hay ghi danh vào đại học, chắc phải lên phường, xin giấy chứng nhận có lý lịch trong sạch 3 đời.

Thế là bỏ mộng đi học, tiếp tục cuộc đời chăn vịt cho đến khi có đoàn phim về quê quay phim. Anh ta tò mò lại hỏi và đi theo đoàn làm phim để học quay phim. Cho thấy nghề chăn vịt và làm phim có một biên giới rất sơ sài như học lực lớp 7 tương đương tiến sĩ. Nghe học cao và làm cán bộ chỉ được dành cho một giai cấp riêng. Dốt thì chạy tiền như con của lãnh đạo nào, thi được 3 điểm, chạy 1 tỷ để được đậu thủ khoa, lên mặt dạy giới trẻ Việt Nam, cách học giỏi.


Có đoạn nói về một người mẹ bị phong cùi, đi làm ở đâu, tối về làm gạch để xây nhà cho thằng con trước khi chết. Rất cảm động. Hay những bà sơ, bỏ cả đời mình để chăm sóc những bệnh nhân phong cùi, bị xã hội ruồng bỏ. Có một vị linh mục kể cho mình nghe, lý do ông ta đi tu sau khi gặp các vị sơ ở trại phong cùi.

Đoạn đạo diễn, cảm động kể khi ông Phạm Văn Đồng và Nguyễn Văn Linh chết thì ông ta để tang hai ông này 3 năm. Lý do là nếu không có sự can thiệp của hai ông này thì chắc chắn ông ta bị bắt ở tù. Và chúng ta sẽ không bao giờ xem được mấy cuốn phim ông ta làm. Thật ra ông ta đã bị bắt nhưng được thả ra. Thấy thương cho nghệ sĩ tại Việt Nam, không có tự do sáng tạo, lúc nào cũng phải theo định hướng.


Ông ta kể làm xong phim “Hà Nội trong mắt ai” mà mình có xem tại New York, sau khi phim này đoạt giải chi bên đông Đức. Ông cho biết; phim ông ta làm xong, nhưng không được trình chiếu. Lý do là ông nói về nền văn hoá, xã hội phong kiến, không đề cao, tuyên truyền cho chế độ. Đi ngoài đường, người quen gặp, ngạc nhiên kêu mày chưa bị bắt à. May thay ông Phạm Văn Đồng nghe đến và kêu chiếu phim cho ông ta xem. Xem xong ông Đồng kêu cho trình chiếu nhưng ít ai dám chiếu cho nhân dân xem. Ông này chỉ làm đến chức thủ tướng.


Ông ta lén gửi cuốn phim đi dự giải điện ảnh ở Leipzig, Đông Đức, và chuẩn bị vượt tuyến. May thay ông được Karl Marx độ, phim ông ta được trúng giải nên Hà Nội không bắt ông ta, và về lại Việt Nam. Nếu mình không lầm, ông Đặng Thái Sơn, đi thi ở Ba Lan, nhờ ông thầy người Nga giúp đỡ, sứ quán Việt Nam không giúp gì cả vì ông bố có vấn đề. Ông Trần Văn Thuỷ đi học ở Liên Xô và tốt nghiệp môn điện ảnh, nghe nói với ông thầy nào nổi tiếng trong khối Liên Xô nên mình không biết. Dạo ở âu châu, mình có xem được vài phim nga sô. Nay thì xem trên mạng đầy. Nói chung các phim về thế chiến, toàn là tuyên truyền cho chế độ, còn ngày nay thì không đặc sắc lắm. Mình hay mở Netflix để xem phim thế giới, ít xem phim mỹ lắm.


Ông ta kể cuốn phim của ông mang lợi tức về cho Hà Nội nhiều tiền nhất từ xưa đến nay. Cái nghịch lý là phim bị cấm chiếu cho người việt trong nước xem. Có trên 10 đài truyền hình quốc tế mua bản quyền, cứ mỗi lần trình chiếu cho công chúng của xứ họ, trả cho Hà Nội $30,000 nhưng vẫn bị kiểm duyệt, cấm chiếu tại Việt Nam. Cho thấy tác phẩm văn hoá nào của Việt Nam bị cấm là thuộc loại hay, có giá trị quốc tế. Văn hoá mà có chút tư duy, sáng tạo là bị cấm. Không theo định hướng của bộ máy tuyên truyền.


Sau này, đài truyền hình Nhật Bản mướn ông ta quay một phim về một làng nào ở Bắc Việt, khiến khán giả Nhật Bản rất cảm động. Bác nào có link của phim này thì cho em xin. Cảm ơn trước. Kêu dân tộc họ đã đánh mất sự tử tế của cái nghèo khi xưa. Khi còn nghèo, họ đều giúp đỡ nhau, chỉ có khi giàu lên sau 1945, thì nhà nào ở nhà nấy, sợ bị mất trộm. 


Về Đà Lạt mình cũng thấy hàng xóm nhà nào đều có cái cổng to đùng, 3, 4 cái ổ khoá. Thậm chí về quê, mình thấy cổng nhà ông chú có khóa, vào đến cửa chính thì có cửa sắt, có khoá, rồi vào cửa nhà cũng có khoá. Muốn đi ra hay đi vào nhà, phải mở 3 cái khoá. Cháy nhà mà khoá nhà là hơi mệt. Khi xưa, thiếu chút dầu ăn thì chạy qua hàng xóm mượn,… nay thì cổng to đùng, không dám gọi.


Ông ta kể đến khi ông NGuyễn Văn Linh, kêu cho ông ta xem cuốn phim. Xem xong, nói chỉ có thế thôi mà cấm, hay là trình độ của ông ta kém, không hiểu và nói trước mọi người là đạo diễn cần làm thêm tập 2. Thế là cuốn phim “chuyện tử tế” mà ông đã làm xong từ lâu nhưng đâu dám trình duyệt và đặt tên “Hà Nội trong mắt ai tập 2”. Không ai phê bình, kiểm duyệt cả vì Nguyễn Văn Linh đã kêu làm. Kinh


Dạo này thấy mấy người ở hải ngoại kêu văn hoá Việt Nam Cộng Hoà, được người dân ở Việt Nam ưa chuộng thậm chí ngoài Bắc. Điển hình là Bolero được hát khắp nơi thay vì nhạc đỏ. Mình nghĩ chưa chắc. Lý do là Khánh Ly hát bản nhạc “Gia Tài Của Mẹ” bị lên án hay ca sĩ Chế Linh bị cấm hát,…cái gì bị cấm là có giá trị, còn được cho phép thì cần được xét lại.


Hà Nội có thể ra chỉ thị để nhạc Bolero, tình yêu ướt át để ru ngủ người Việt tại Việt Nam, thậm chí hải ngoại. Người cộng sản rất khôn, họ không làm gì không chủ đích. Họ rất giỏi về tuyên truyền.


Trước 75, nhạc Bolero, tình cảm ủy mị, ướt át được nổi rầm rộ trong chiến tranh. Lính đang đóng quân ở biên thùy mà đêm nghe nhạc uỷ mị chắc cũng hết muốn đánh giặc. Trong khi ngoài bắc, họ cho hát Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây hay cô gái tải đạn,…


Sau này, được biết các nhạc sĩ như Phạm Thế Mỹ là Việt Cộng nằm vùng, được chỉ thị làm nhạc phản chiến khiến mình nhớ đến bài gì của ông ta, …một ngày tôi đi qua trại lính gần nhà, thấy một lá cờ,..đại khái lá cờ phủ lên quan tài của một người lính mới tử trận và MIên Đức Thắng mà mình rất thích khi xưa, hát những bài khá phản chiến, nghe xong hết muốn đánh giặc như trên đỉnh đèo hoang vu, có nghe tiếng me gọi, mẹ ơi con sẽ về dù chân què, chân cụt gì đó,… lâu quá mấy chục năm không nhớ hết.


Có ông nhà văn quân đội Việt Nam Cộng Hoà, nằm vùng kể vào Bưng, nhận được chỉ thị của Trần Văn Trà, viết sách theo đề tài, định hướng đấu tranh cho Hà Nội.


Có lần mình tò mò đọc về tiểu sử ông Văn Cao, thấy nhạc ông này khác với ông Phạm Duy thì khám phá ra ông ta bị cấm sáng tác suốt mấy chục năm vì mất lập trưởng. Đến năm 1976, có tờ báo nào ở Sàigòn, trả tiền nhờ ông ta làm một bản nhạc đề cao mùa xuân đầu tiên của dân tộc, được thống nhất. 


Ông ta gửi  bài “mùa Xuân đầu tiên”, bị giới văn nghệ kêu có vấn đề vì gà mà gáy vào buổi trưa, một con én không làm được mùa xuân mà ông ta kêu mùa xuân theo én về, thêm ông cho giảm cường độ, thường người ta sử dụng khi làm nhạc đám ma thế là tịt ngòi nữa. Không thấy có sáng tác mới nào sau 1976.


Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về 

Người mẹ nhìn đàn con nay đã về 

Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên 

Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh (hình như bản gốc là nước mắt trên mi anh, họ đổi lại sau này)

Niềm vui phút giây như đang long lanh. 

ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên. 

ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm. 

Từ đây người biết quê người 

Từ đây người biết thương người 

Từ đây người biết yêu người . 


Đặc biệt là đài phát thanh Mạc Tư KHoa, lại dịch ra Nga ngữ, cho hát, và trả Ông ta tác quyền 100 rubles. Cô con gái du học ở đây, lấy tiền mua màu gửi cho ông tha hồ vẽ. Người Nga đàng hoàng trả tiền tác quyền chớ gặp Việt Nam, tỏng nước hay ngoài nước thì lấy hát, kiếm tiền không đưa một đồng xu.


Có một ông nhạc sĩ miền nam nhưng chạy theo Việt Cộng, tên Trần Long Ẩn. Ông ta có làm bài “đi qua vùng cỏ non” khiến bị nghi ngờ mất lập trường với những câu như:


Những dòng sông đã lâu không ra được biển rộng 
Là những dòng sông lạc loài muộn phiền quanh vách núi 


Thế là ông này bị đì từ mấy chục năm nay, buồn đời năm ngoái ông ta rống lên là văn hoá miền nam đồi trụy phải dẹp bỏ hết, bị thiên hạ quăng đá mệt thở. Nghe ông ta kể là tổ chức kêu ông ta trốn, bỏ Sàigòn vì cảnh sát đặc biệt tìm kiếm, bỏ vào bưng rồi được đưa ra Hà Nội, cho học nhạc viện gì đó theo lời yêu cầu của ông ta. Chắc ông ta khá ngạc nhiên khi so sánh Sàigòn và Hà Nội. Mình về Hà Nội năm 1994 thì bao nhiêu câu chuyện Hà Nội 36 phố phường, khi xưa học khiến mình mơ một ngày viếng thăm quê nội. Ai ngờ, chới với khi so sánh Sàigòn đã te tua mà Hà Nội thì gấp vạn lần.


Làm nhạc hay viết tương tự như xưa, người ta hay nói “kỵ huý”. Muốn sống thì phải tránh kỵ huý mà sáng tạo thì cần được tự do tư duy. Do đó các người việt tài giỏi phải ra khỏi nước mới được người đời nhìn nhận ra tài của họ như bà Dương Thu Dương, hay ông Nguyễn Việt Thanh, người gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer mà mình có đọc lâu rồi và theo giỏi ông ta từ khi con mình học USC, nơi ông ta làm giáo sư. 


Ông này có nói một câu khiến mình suy nghĩ về con người tại Hoa Kỳ. Khi được đài truyền hình pháp phỏng vấn, người Pháp giới thiệu ông ta là một nhà văn người Mỹ, còn khi đài truyền hình Mỹ giới thiệu ông ta thì kêu nhà văn gốc Việt.


Nước Tàu có lịch sử lâu đời nhất nhưng vì mấy tục lệ như kỵ huý, ảnh hưởng Nho Giáo khiến nền văn minh của họ chưa đạt được tuyệt đỉnh được. Nếu họ không thay đổi thì khó bắt kịp hay qua mặt tây phương.


Có ông bác sĩ nào học bên tây về, bị bắt vì bán thuốc giả cho bệnh nhân với tiêu chí “lương y như ác mẫu”. Thiên hạ kêu uổng nhân tài. Nhân tài mà giết người để làm tiền thì không thể nào gọi là nhân tài được, phải gọi Quỷ Tài. Ông này đã không thực hiện lời nguyền của Hippocrates.


Sáng nay, đọc tin thấy có một gia đình gốc Việt, anh em chị em dính vào vụ gian lận gói cứu trợ COvid vừa qua. Một người em làm bác sĩ, cả họ được nhờ, khai man ra sao hơn 150 triệu đô la, nay vào tù, bà chị thì đang bị truy nã. Chán Mớ Đời 


Nói chung thì người Việt muốn giỏi thật sự thì phải ra hải ngoại sinh sống. Chỉ có xương rồng mới sống nổi ở sa mạc còn ai muốn ra trái, hoa đẹp thì phải về vùng đất lành. Chán Mớ Đời  

Sau 48 năm, người Việt vẫn tiếp tục ra đi, chính thức và lậu


48 năm sau ngày đất nước thống nhất, người Việt vẫn tiếp tục ra, ngay cả đảng viên và con cháu. Mình gặp rất nhiều ở vùng này. Tuần vừa qua, có nghe tin 14 người Việt vượt biển bằng tàu, đi Đài Loan bị chìm tàu chết. Nhiều người Việt đi lậu qua Âu Châu kiếm việc làm. Hà Nội ra chỉ thị tăng gia lao động quốc tế, cung cấp thêm 500,000 nhân công cho các nước ngoài năm 2023. Mình thấy tại phi tường Sàigòn tháng 2 vừa qua, độ 2 toán người Việt xuất khẩu lao động.


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen 


Nguyễn Hoàng Sơn 

Gia tài tạo nghiệp chướng cho con cháu


Hồi trưa, mình và thằng con đi gặp chuyên gia địa ốc và chủ nhà, muốn bán 5 căn hộ thuộc vùng Opportunity Zone, gần biển ở Quận Cam. Lý do là họ rao bán từ hơn 6 tháng nay, từ giá 2.1 triệu nay xuống 1.9 triệu mà người bán cứ khăng khăng không muốn thay đổi ý định.


Mình hỏi chuyên gia địa ốc tại sao họ không muốn carry-back trong vòng 1 năm, để mình sửa chửa, tăng tiền nhà rồi tái tài trợ, trả cho họ. Chuyên gia địa ốc kêu người bán có 4 người nên khó thương lượng. Mình nói liên lạc với chủ bán, kêu mình muốn gặp họ. Biết đâu người Việt với nhau dễ nói chuyện. Lúc đầu họ không chịu gặp nhưng cuối cùng, chấp nhận gặp mình. Mình kêu thằng con đi theo để học nghề.

Gặp một cô người Việt, gọi mình là chú. Xong thì nói tiếng anh để chuyên gia địa ốc người Mỹ hiểu. Mình được biết là mấy căn hộ do bố mẹ để lại, 9 anh em kêu bán, thay vì mỗi tháng nhận $1,000/ người, tiền mướn nhà. Năm ngoái có người làm 1031 exchange, đồng ý mua với giá 2.1 triệu nhưng họ đòi, sửa chửa chút chút độ $50,000 thì người anh không chịu bán. Nay nhà xuống nên giảm giá xuống 1.9 triệu xem như 10%. Cuối năm thì sẽ xuống thêm 10%.


Mình nói với cô con gái, được cha mẹ tin tưởng nên chỉ định làm trustee của living trust của họ. Nay bán hoài không ai chịu mua với giá họ muốn. Địa ốc ở Cali đang xuống. Lại nghe cô gái kêu mấy người anh muốn thưa cô ta ra toà, tốn tiền luật sư phí đủ trò. Vụ này xẩy ra hoài, các người con hay thưa người làm trustee, để họ thay thế, cho rằng người làm trustee không có khả năng. Con của chủ vườn bơ bán cho mình là một trong trường hợp này. Người con trai, biết việc, được bố mẹ cho làm trustee nhưng cô con gái không chịu, thưa kiện và dành quyền làm trustee rồi bán rẻ chợ trời.


Mình giải thích cho cô ta là mấy căn hộ hiện tại hư hao khá nhiều, không có ngân hàng nào cho mượn tiền cả. Nhất là nhà đang xuống. Nếu tôi mua như vậy thì phải mượn tiền của private lender, giá rất cao nên tôi chỉ mua với giá $1.6 triệu. Còn cô và anh cô muốn bán với giá 1.9 triệu thì tôi sẵn sàng mua với điều kiện tôi đặt cọc 30%, rồi cô cho tôi vay số tiền còn lại trong vòng 1 năm. Lúc đó tôi đã sửa chửa nhà cửa lại hết, cho người mướn giá cao hơn bây giờ. Tôi sẽ tái tài trợ, ngân hàng sẽ cho tôi vay và sẽ trả số tiền còn lại.


Nay tôi đưa trước 30%, cô dùng số tiền này, đưa cho mấy người anh muốn thưa cô để tống họ ra khỏi cái gia sản của bố mẹ cô. Số còn lại, mỗi tháng sẽ nhận tiền lời của tôi, khỏi phải nhức đầu với nạn anh em chém nhau, đòi chia chác gia tài ngay. Cô ta nghe và bắt đầu hiểu nên hẹn sẽ gặp lại với mấy người anh kia.


Mình nói anh em thì có thể nhường nhịn nhau nhưng nay đã lập gia đình thì  vợ chồng của anh em xía vào nên banh ta lông. Cô gái nói đúng rồi. Cái thằng nó lấy Mễ nên hư bột hư đường. Mấy bà chị dâu tham lắm nên xúi chồng kiện ra toà để dành quyền quyết định, chia gia tài. Tạo nghiệp.


Bố mẹ cô này, mình có gặp khi xưa khi muốn mua mấy miếng đất của họ ở Quận Cam nhưng họ không hiểu cách cho vay lại nên hy vọng đến đời con họ, sẽ mua được 5 căn hộ của họ. Sau vụ này, mình sẽ hỏi mua luôn căn nhà khác. Khi họ nhận được tiền hàng tháng, sẽ vui vẻ bán nốt căn kia. Nghe cô ta kêu có 1 căn đất rộng, có thể xây 3 căn nhà.

Tình trạng gia đình này, cho thấy người Việt hay người Mỹ đều như nhau. Khi chia gia tài là con cháu đâm chém nhau. Do đó chúng ta muốn ở yên dưới đáy mồ khi chết, không bị mấy đứa con réo, kêu mình thức dậy, về là chứng lỗi lầm mình đã để lại thì nên chuẩn bị hậu sự rất kỹ càng. Cô gái kể là ông bố chỉ tin có mình cô ta nên giao cho cô làm Trustee, viết rõ ràng hết nhưng khi bố mẹ đi tây phương, chưa thấy cực lạc là con cháu cãi nhau nhưng mấy ông anh rất kiên định, anh mà không được làm Trustee nên cứ làm khó dễ như vụ bán giá 2.1 triệu, không chịu bớt 1 ít. Địa ốc Cali có thể xuống nữa.


Nhiều khi đi làm cả đời, nói để lại cho con có cuộc sống khá sung túc hơn mình, thay vì tạo đức, lại tạo cái nghiệp cho con cháu sau này. Do đó chúng ta phải cẩn thận. Mình biết nhiều người, có con cháu đông mà chưa làm gì, viết gì về chia tài sản cho con cháu và nhiều gia đình, bố mẹ còn sống nhưng bị mất trí nhớ, con cháu đưa nhau ra toà, dành quyền cai quản an sinh cua bố mẹ, đúng hơn là tài sản.


Thử làm tính xem:

Giá 1,900,000, đặt cọc $600,000, vay chủ bán $1,300,000 với 5% tiền lời. $65,000/ năm hay $5,416.67/ tháng.

Tiền cho thuê rất rẻ so với thị trường, đâu $1,700/ tháng, đâu $8,500-$9,000/ tháng. Mình sẽ lấy nhà mỗi tháng để sửa chửa và tăng giá tiền thuê lên $2,500-$2,800/ tháng. Mình xem xung quanh, họ trả trên $2,300/ tháng.


Sau khi sửa chửa mình sẽ có tiền thuê  $12,500-$14,000/tháng cho năm đầu tiên. Sau đó mỗi năm tăng thêm 10%. Lúc đó giá nhà với $12,500-$14,000/ tháng sẽ lên hơn 2.5 triệu, 10 năm nữa sẽ lên độ $3.5 triệu. Vì nằm trong vùng Opportunity Zone, mình sẽ bán, không phải đóng thuế lời, lấy tiền dẫn vợ con đi chơi vòng quanh thế giới. Xong om.


Điểm mình muốn nói ở đây, chúng ta nên nghĩ đến hậu sự vì cuộc đời, không ai biết ngày mai. Nên làm giấy tờ, di chúc, living trust, giấy uỷ quyền về tài sản cũng như về y tế để lỡ bị coma thì con cháu biết đường mà đỡ. Nếu trời thương thì sẽ khiến 9 anh em gia đình này nhất trí bán cho mình. Lấy tiền của mình đặt cọc, chia cho những người tham trước, mấy người kia đợi một năm sau, mình sửa chửa xong nhà cửa, tái tài trợ, trả hết số nợ còn lại. Còn không thì nhà càng xuống, anh em càng tốn tiền luật sư phí, ra toà, chém giết nhau, anh em họ hàng sẽ không còn nhau.


Để lại gia tài cho con cháu hay để lại cái nghiệp. Chúng ta nên quyết định càng sớm càng tốt. Chán Mớ Đời 


Em ngừng ở đây, đi nấu cơm cho đồng chí gái về ăn nếu không mụ vợ đi tập hát về đói, lại la thằng chồng nhân dân, cứ ngồi mơ. Nếu họ chấp thuận bán, em sẽ báo cáo cho mấy bác sau. Chán Mớ Đời 


Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn 

Phụ nữ Mỹ bị phạt vì bận quần tây

Mình đọc trên mạng, có ông giáo sư bên Úc, đăng tấm ảnh ở Việt Nam cho thấy mấy bà, mấy cô đứng xếp hàng để đi xin gạo còn đàn ông việt hình như trốn ở đâu, không thấy ra đứng xếp hàng. Có lẻ họ mắc cở nên đùn đẩy vợ ra đường đứng xin gạo. Khiến mình nhớ khi xưa, ở chợ Đà Lạt, cũng ít bóng dáng đàn ông hay đi xách nước chỉ thấy mấy bà, mấy cô đi gánh nước cho mấy ông chồng ở nhà dùng. Mình đi xách nước rất châm. Hồi nhỏ chỉ xách được hai thùng nước, làm bằng thùng dầu ăn của nhân dân Hoa Kỳ thân tặng rồi mấy ông lớn, đem ra bán cho dân. Dần dần tăng thêm lên nữa thùng thiết,… không dám lấy đầy vì đi đường, nước xóc bay ra ngoài.


Ngược lại tại Hoa Kỳ thì phụ nữ ở nhà, đàn ông lo hết chuyện ngoài đường. Thậm chí ngày nay, giặt áo quần, rữa chén bát, đàn ông cũng phải làm. Lý do là khi rữa chén, mấy bà cứ thảy đồ vào bồn nước rồi mở máy xay nghiền rác, làm nghẹt cái máy xay rác. Thà mất công 15 phút rữa chén còn hơn mất mấy tiếng đồng hồ, tháo máy xay rác ra.

Em như một người chồng, ăn rồi lại nằm

Anh như người vợ hiền, tề gia và tùng quyền

Nấu cơm với rữa chén, giặt quần áo cho em

Rồi bọc tã cho con

Buồn


 Do đó sự đấu tranh của phụ nữ để được quyền tham gia các hoạt động ngoài xã hội, hay có quyền bầu cử rất châm, mới gần 100 năm nay. Hôm trước, con gái mình đang làm việc tại New York, gọi điện thoại than. Lý do là còn trẻ nhưng được cất nhất lên làm trưởng toán nên mấy đồng nghiệp nam, nhất là Mỹ trắng không phục, gây khó dễ. Mình trả lời, ở xứ này, nếu con là người da màu thì phải làm việc gấp 2 người Mỹ trắng, còn là thiểu số và phụ nữ thì phải làm việc gấp 3 lần người Mỹ trắng để được chấp thuận.

Hai chị em Van Buren trên đường xuyên bang với thiết mã năm 1916

Bên Anh quốc, có bà nào, không nhớ tên, chạy bộ đua lần đầu tiên với đàn ông, bị phát giác khiến mấy ông ăng lê, chạy theo xô đẩy khá phủ phàng. Xem phim tài liệu thấy kinh. Khiến mình nhớ có chạy bộ đua khi ở Luân Đôn. Mấy tên đồng nghiệp rủ mình ghi danh chạy với đội của sở làm. Tụi nó chạy một bước mình phải chạy 3 bước. Chúng nó về sớm cả tiếng, đứng cổ vũ mình Chán Mớ Đời. Ở Nữu Ước tương tự, chạy oải người hay Torino, Ý Đại Lợi, có Stratorino. Nay già nên hết chạy, chỉ dám đi bộ.


Hôm qua nghe đài France Culture, cho biết, ở Ba Tư, phụ nữ ngày nay, ra đường không đội khăn, che mặt khiến đàn ông ca tụng, cảm ơn rối rít. Kêu đời nhìn em che mặt thì như nhìn mặt Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen. Chán Mớ Đời  Đi Dubai, phụ nữ che mặt hết đâu có thấy gì, khiến đời chả còn gì dễ thương nên họ tuyên truyền đặt mìn tự cho nổ banh xác, sẽ lên thiên đàng gặp 72 trinh nữ, không bận quần áo khiến thanh niên ghi danh rất nhiều.


Bên Hoa Kỳ, có câu chuyện về hai chị em dòng họ Van Buren, hậu duệ của tổng thống Martin Van Buren. Hai chị em này làm chuyến du hành bằng xe mô tô xuyên bang Hoa Kỳ. Từ Nữu Ước đến Cali.


Mình cũng muốn lái xe xuyên bang Hoa Kỳ nhưng mụ vợ không muốn nên đành chỉ là giấc mơ thôi. Hai chị em Augusta 32 tuổi, và Adeline 26 tuổi muốn tham gia chiến trường đệ nhất thế chiến, với đội mô tô của quân đội Hoa Kỳ nhưng bị từ chối. Cả hai bèn muốn chứng tỏ 100 đàn ông không bằng 1 cái lông đàn bà, họ có thể đảm nhận chức vụ lái mô tô cho quân đội nên lên xe phóng mô tô chạy xuyên bang Hoa Kỳ.


Họ khởi đầu tại Time squares, ngày 4/7/1916, nhân ngày lễ độc lập Hoa Kỳ với điểm đến San Francisco. Họ sử dụng xe mô tô hiệu Indian Power, giá $275 thời đó. Nhiều nơi không có đường hay bản đồ như phía tây của Mississippi. Mưa làm đường trơn trợt khiến họ bị té xe, không có mũ bảo hiểm, chỉ có kính mắt và cái Mũ, che gió không bay tóc làm dơ tóc.

Hai chị em bị bắt và bị phạt về tội bận quần tây không như ngày nay, bận quần mà còn phải cắt từng lỗ để làm như mình nghèo. Xứng danh con cháu xã hội chủ nghĩa


Ngày nay, mình leo núi, có bản đồ các đường mòn, đi tới đâu là chỉ trên bản đồ. Đi ra khỏi lộ trình lập tức đồng hồ đeo tay báo ngay. Họ kể đến Chicago, bị cảnh sát chận và phạt vì bận quần, thay vì bận váy. Thời ấy, phụ nữ không được bận quần tây như đàn ông. Hình như mình có kể vụ này rồi. Hai chị em bà này lại bận đồ lính và áo da như easy rider nên bị bắt, phạt tiền. Hai chị em Van Buren rất giỏi, bản đồ không có mà tìm được đường để đi trong khi ngày nay, máy định vị chỉ quẹo trái, mụ vợ mình ngồi bên cạnh, kêu quẹo phải. Nội chiến từng ngày tỏng khói lửa. Chán Mớ Đời 


Khi đến vùng Colorado thì rất khó khăn vì đồi núi, trời lạnh, mưa bão nên họ tính bỏ cuộc nhưng nhờ các thợ làm hầm mỏ, giúp đỡ nên tiếp tục. Khi chạy đến vùng Utah thì hai chị em thiếu nước uống nhưng may mắn, gặp người chạy đến giúp họ, tiếp tục. Ngày 2 tháng 9 năm 1916, hai chị em đến San Francisco sau khi chạy 5,500 dậm và 8 tháng 9 chạy đến đích cuối cùng là Lós Angeles. Rồi chạy qua biên giới Mexico-Hoa Kỳ.


Báo chí chả ai nói đến thành tích của hai chị em, báo mô tô thì nói đến xe, có nhiều nhà báo lên án hai chị em, không chịu ở nhà, bỏ đi nghỉ hè. Đau buồn nhất là chính phủ Hoa Kỳ từ chối tuyển lựa hai chị em vào quân đội. Họ bị từ chối vào quân đội nên muốn đi chuyến xuyên bang để cho quân đội biết đàn ông làm gì thì họ vẫn có thể làm được.


Hai chị em vẫn không nản chí. Một người tiếp tục học để thành luật sư còn cô kia thì trở thành phi công lái máy bay. Kinh


Cho thấy xã hội khi xưa, phụ nữ xây tổ ấm còn đàn ông xây nhà. Ngày nay, vợ chồng phải đi làm hết. Trước kia một người đi làm có thể nuôi cả gia đình. Nay thì khó lắm, ngoài trừ những ai làm chức vụ, lương cao. Đưa đến 50% hôn nhân tại Hoa Kỳ đều kết thúc sớm hơn lời thề trước quan viên hai họ.

Đi Nam Cực mới khám phá ra có một phụ nữ, cải trang như Hoa Mộc Lan để lên tàu đi Nam Cực. Cho thấy nam nữ bình đẳng như ngày nay, là hệ quả của sự đấu tranh của nhiều thế hệ đi trước, giúp phụ nữ đi học đại học, có thể làm hay thực hiện những ước mơ của họ thay vì chỉ học nấu ăn, lấy chồng đẻ con rồi.


Hậu quả là ngày nay, thiên hạ ít đẻ vì không có thì giờ chăm sóc con cái, hay tập trung vào nghề nghiệp nhiều hơn. Cần thì nuôi chó mèo. Mình cũng không biết là điều này hay dỡ. Chỉ biết không sinh con đẻ cái, nuôi chó thì tương lại Hoa Kỳ sẽ có ít người và nhiều chó. Theo thống kê thì 90.5 triệu gia đình Mỹ có nuôi chó và 45 triệu nuôi mèo. Có nhiều nhà nuôi đến 2, 3 con chó hay 2, 3 con mèo. Xem chó mèo tính trung bình bằng 35% hay hơn dân số Hoa Kỳ. Một ngày nào đó 50% rồi lên nữa. Ra đường đạp kít chó như ở Paris. Đám trẻ ngày nay, thích nuôi chó nhưng không thích lượm cứt chó. Hôm trước, đến nhà chị bạn, hôi mùi mèo kinh hoàng của con chị ta nuôi. Mình chỉ muốn bỏ chạy về nhưng đồng chí gái bắt ở lại. May quá chỉ một đêm. Từ ngày làm vườn đến nay, khứu giác mình trở lại bình thường, phụ nữ với ba đồ kem thoa mặt, nước hoa nên khứu giác của họ có vấn đề. Mình có thể nghĩ được mùi mấy con thú như Scunt ở xa, đầu ngọn gió, mùi thơm của hoa bưởi xa từ 100 thước.

Thế hệ người Mỹ xưa thì họ chú trọng, dẫn chó đi ỉa thì họ hốt kít chó trong khi thế hệ trẻ ngày nay, thì dắt chó đi ỉa rồi sợ dơ tay nên cứ để mìn Claymore đó. Hôm trước, đi lên núi ở Oregon, thấy bảng cấm chó nhưng đám trẻ cứ dắt lên, thậm chí không cột dây. Trên đường cứ thấy cứt chó, phải báo cho đồng chí gái đi sau. Đường núi thì hẹp, lỡ con chó đòi táp mình vì khi xưa có ăn thịt chó. Bằng chứng là khi về Việt Nam, chạy xe gắn máy, vừa ra khỏi nhà nghỉ là chó hai bên dường rượt theo, phải dơ chân lên cao. kinh


Dạo này hết nhưng có lần, sáng ra trước sân là thấy bãi cứt chó. Trên vườn thì thôi đầy, dạo này bớt. Hồi chiều, thợ đánh chết con rắn nên bỏ trên đường để dân đi lậu vào vườn mình cho chó ỉa, sợ một tí. Chán Mớ Đời 



Sơn đen nhưng tâm hồn Sơn trong trắng, nhà Sơn nghèo phơi nắng Sơn đen

Nguyễn Hoàng Sơn